Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Hệ thống TiềnTệ-N.Hàng-K.Tế-ChínhTrị Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 01/Nov/2011 lúc 5:20pm

Tám ngân hàng ôm 750 triệu đô nợ khó đòi
Monday, October 31, 2011 5:30:30 PM


 

VIỆT NAM (TH) - Phúc trình của Ban Tài Chính-Ngân Sách Quốc Hội Việt Nam cho biết, hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện đang “ôm” món nợ “khó đòi” lên tới 75,000 tỉ đồng, tương đương với 3.8 tỉ đô trong đó đến đến 50%, tức gần 2 tỉ đô có thể mất trắng.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/139295-VN_vono_103111_VNE_400.jpg


Vỡ nợ hàng loạt vì thị trường địa ốc ngưng đọng. (Hình: VNExpress)

Phúc trình này được ông Nguyễn Bá Thanh, ủy viên Ủy Ban Tài Chính-Ngân Sách Quốc Hội Việt Nam trình bày tại phiên họp sáng 27 tháng 10.

Ðây là con Mặt khác, báo VNExpress cũng cho hay, chỉ riêng 8 ngân hàng lớn tại Việt Nam cũng đã có 15,000 tỉ đồng nợ khó đòi, tương đương 750 triệu đô. số tăng dần từng tháng trong năm 2011 và tăng vọt đến mức báo động hồi tháng 9 qua.

Tám ngân hàng lớn tại Sài Gòn và Hà Nội đó là ngân hàng Á Châu (ACB), ngân hàng Công thương (Vietinbank), ngân hàng Cổ Phần Xuất Nhập Cảng (Eximbank), ngân hàng Nam Việt, ngân hàng Hubabank, ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và ngân hàng Ngoại Thương (Vietcombank).

Trong số các ngân hàng nêu trên, Vietcombank có số dư nợ khó đòi lên tới 7,380 tỉ đồng tương đương 369 triệu đô, chiếm 3.9% tổng số dư nợ gần 188,500 tỉ đồng tương đương gần 9 tỉ rưỡi đô.Phúc trình này cũng cho biết, số nợ khó đòi có thể bị mất trắng, tức là không đòi được lên tới 8,293 tỉ đồng tương đương 414.6 triệu đô.

Trong khi đó báo Tiền Phong cũng đã dẫn phúc trình của Ngân Hàng Thế Giới (WB) cho hay dư nợ tín dụng trong khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện chiếm 125% GDP. Trước đó, WB đã cảnh cáo tỉ lệ nợ vay trong khu vực tư nhân ở Việt Nam đã tăng nhanh dần đều, từ 35% GDP hồi năm 2000 leo lên 90.2% vào 8 năm sau và lên tới 125% GDP trong năm 2010.

Theo phân tích của các chuyên viên kinh tế thì tỉ lệ dư nợ khó đòi tăng vọt vì bong bóng bất động sản bị vỡ.

Phúc trình này cũng được một chuyên gia của Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Kinh Tế-Xã Hội tại Hà Nội cho đó là lời báo động về tình trạng hết sức nguy hiểm đồng thời với sự sụp đổ của tín dụng đen đang diễn ra đồng loạt tại nhiều vùng trong nước.

Một chuyên viên khác thúc giục nhà nước Việt Nam cần phải thanh lý ngay các ngân hàng đang ôm nhiều món nợ khó đòi để ngăn chận từ đầu tình hình bất ổn tại Việt Nam có thể xảy ra như tại các quốc gia vùng Euro hiện nay. (PL)

 

http://lytuongnguoiviet.com/index.php?option=com_content&view=article&id=10906:tam-ngan-hang-om-750-triu-o-n-kho-oi&catid=34:thi-s-vit-nam-&Itemid=121




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 03/Nov/2011 lúc 7:16am



VÀI SUY NGHĨ CHUNG QUANH QUYỂN SÁCH
CỦA GS
YOSHIHARU TSUBOI





http://gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=7400






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 03/Nov/2011 lúc 7:17am
mk
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 07/Nov/2011 lúc 10:51am

Những ĐỒNG TIỀN xa xưa...
Giá trị cũ...và một thời để nhớ!

























click vào để xem với kích thước thật







click vào để xem với kích thước thật


click vào để xem với kích thước thật



click vào để xem với kích thước thật


click vào để xem với kích thước thật


click vào để xem với kích thước thật


click vào để xem với kích thước thật


click vào để xem với kích thước thật

click vào để xem với kích thước thật



click vào để xem với kích thước thật

click vào để xem với kích thước thật


click vào để xem với kích thước thật



click vào để xem với kích thước thật

click vào để xem với kích thước thật



click vào để xem với kích thước thật


St :hoa:
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/Nov/2011 lúc 8:50am

FDA cấm Hàng Kém Phẩm Chất VN
nguy hại đến sức khỏe.


Những thực phẩm có phẩm chất (có thể nguy hại đến sức khỏe) nhập cảng từ Việt Nam mà FDA đang cấm.
Mới đây Cơ Quan An Toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã từ chối, không cho nhập cảng vào Hoa Kỳ, 27 lô hàng mà phần lớn là thực phẩm đã chế biến, sản xuất từ Việt Nam vì lý do thiếu an toàn cho sức khỏe.

Những loại thực phẩm này không chỉ nhập cảng vào Bắc Mỹ ( Hoa Kỳ và Canada ) mà còn được nhập cảng vào tất cả những quốc gia nơi có người Việt Tị Nạn sinh sống như những nước tại Âu châu, Nhật, Úc, v.v...

Dưới đây là danh sách các công ty và địa chỉ, các loại thực phẩm bị FDA từ chối nhập cảng vào Hoa Kỳ, lý do vi phạm các điều khoản quy định về an toàn dược-thực phẩm.

1- Aquatic Products Trading Company, Tôm đông lạnh cỡ lớn có đầu, trộn lẫn các chất dơ bẩn và độc tố có hại cho sức khỏe (FILTHY, SALMONELLA), vi phạm các điều khoản 601(b), 801(a)(3), 402(a)(3), 402(a)(1)

2- Mai Linh Private Enterprise, Vũng Tàu, Thịt cua đông lạnh, có hóa chất phụ gia chloramphenicol (CHLORAMP) không an toàn cho sức khỏe, điều khoản 402(a)(2)(c) (i), 801(a)(3), theo định nghĩa của điều 21 U.S...C. 348;

3- Batri Seafood Factory, Bến Tre, Chả cua đông lạnh, có hóa chất phụ gia chloramphenicol không an toàn cho sức khỏe, điều khoản 402(a)(2)(c) (i), 801(a)(3), theo định nghĩa của điều 21 U.S.C. 348;

4- Nam Hai Company Ltd, có 2 sản phẩm vi phạm:
a) Thịt cua nấu chín đông lạnh, có trộn lẫn độc tố gây ngộ độc, độc chất salmonella và hóa chất phụ gia chloramphenol (POISONOUS, CHLORAMP, SALMONELLA,) gây tai hại cho sức khỏe, vi phạm các điều khoản 402 (a) (1), 801(a)(3), 601(a), 402(a)(2)(c) (i), 402(a)(1) theo định nghĩa của luật 21 U.S.C. 348;

b) Lươn đông lạnh, có độc chất salmonella, và nhãn ghi giả mạo (FALSE, SALMONELLA,) một loại sản phẩm khác gây hiểu lầm cho người tiêu thụ, vi phạm các điều khoản 403(a)(3), 801(a)(3), 502 (a), 402 (a) (1);

5- ACECOOK VIETNAM CO...., LTD, Mì lẩu Thái có hương vị hải sản, chế biến có lẫn lộn các chất dơ bẩn và không ghi các thành phần cấu tạo nên sản phẩm (LIST INGRE, FILTHY,) vi phạm các điều khoản 403 (i) ( 2), 801 (a) (3), 601 (b) 402 (a) (3) ;

6- Olam Vietnam Ltd, thị xã Gia Nghĩa, có 7 lô hàng bị ngăn chặn gồm Tiêu đen nguyên hạt và Tiêu đen xay đều có chứa độc chất Salmonella, vi phạm các điều khoản 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;

7- Don Nguyen, 3 sản phẩm thô là Đậu khấu (Cardamon), Cam thảo (Licorice) và Quế (Cinnamon) ghi sai nhãn về hình thức và nội dung được quy định theo các điều khoản 4(a), 801(a)(3);

8- Van Nhu Seafoods Limited Company (VN Seafoods Co.), Nha Trang, Cá sòng ngân (Mackerel) cắt khúc đông lạnh, chế biến dơ bẩn, lẫn lộn các chất hỗn tạp, điều khoản vi phạm 601(b), 801(a), 402(a)(3);

9- Nam Phong Trading Co, Tiêu bột chứa độc chất Salmonella, theo điều khoản 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;

10- Lucky Shing Enterprise Co Ltd, Bột ngũ cốc ăn liền vi phạm rất nhiều điều khoản bị nghiêm cấm gồm có: Thiếu thông tin đầy đủ (NOT LISTED) về sản phẩm theo đòi hỏi của các điều 502 (o), 801 (a) (3), 510 (j), 510 (k);

Không ghi thành tố gây rủi ro bệnh tật hiện diện trong sản phẩm dưỡng sinh (UNSFDIETLB) , theo các điều 402 (f) (1) (A);

Thực phẩm dưỡng sinh nầy (được coi) là một loại dược phẩm mới nhưng CHƯA có đơn xin thử nghiệm để được chấp thuận (UNAPPROVED, ) theo điều 505 (a);

11- Nhan Hoa Co., Ltd, Cá đông lạnh, chứa độc tố Salmonella, vi phạm điều 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;

12- United Seafood Packer Co. Ltd, Thịt (Fillet) cá lưỡi kiếm đông lạnh, chứa độc chất gây ngộ độc (poisonous), vi phạm điều khoản 402 (a) (1), 801 (a) (3), 601 (a);

13- Seapimex Vietnam, có 7 lô hàng về Chả cua đông lạnh, có hóa chất phụ gia Chloramphenol không an toàn sức khỏe theo định nghĩa của điều luật 21 U.S.C. 348, vi phạm các điều khoản 402 (a) (2) (c) (i), 801 (a) (3) ;

14- MY THANH CO., LTD, có 5 lô hàng gồm 4 sản phẩm:
Cá hồng snapper (?) đông lạnh bị từ chối nhập cảng, vi phạm các điều:

Nhãn sai (LABELING) về vị trí, hình thức và nội dung theo điều 4 (a), 801 (a) (3);

Dưa muối và Nước chấm chay (nước tương: Vegetarian dipping sause) có các vi phạm:

Không đăng ký là loại sản phẩm đóng hộp có độ acid thấp (NEEDS FCE) theo đòi hỏi của điều luật 21 CFR 801.25 (c) (1) hoặc 801.35 (c) (1), vi phạm điều 402 (a) (4), 801 (a) (3);

Không ghi chú thông tin về tiến trình sản xuất (NO PROCESS,) theo đòi hỏi của điều luật 21 CFR 801.25 (c) (2) hoặc 801.35 (c) (2), vi phạm điều 402 (a) (4), 801 (a) (3);

Cá sòng ngâm muối (mắm cá sòng) vi phạm:

Độc chất Histamine vượt quá liều lượng chấp nhận, gây hại cho sức khỏe theo các điều 402 (a) (1), 801 (a) (3);

Sản phẩm dơ bẩn, có chứa các chất dơ bẩn hỗn tạp (FILTHY) theo các điều 601 (b), 801 (a) (3), 402 (a) (3);

15- Kien Giang Ltd, t/p HCM, có 2 sản phẩm là Cá nhồng (barracuda) và cá mang giổ (?, Perch,) đông lạnh, dơ bẩn, trong sản phẩm có tạp chất vi phạm các điều 601 (b), 801 (a) (3), 402 (a) (3) ;

16- Vinh Sam Private Trade Trade Enterprise, Tuy Hòa, Cá lưỡi kiếm tươi, có độc tố gây ngộ độc, vi phạm các điều 402 (a) (1), 801 (a) (3), 601 (a) ;

17- Tu Hung Trading Company aka Doanh Nghiep Tntm Tu Hung, có 3 sản phẩm:

a) Bánh hạnh nhân, nhãn không ghi các thành phần nguyên liệu tạo nên sản phẩm (LIST INGRE,) vi phạm các điều 403 (i) (2), 801 (a) (3);

b) Bánh chay: Không đủ phẩm chất (STD QUALITY,) như được ghi trên nhãn, vi phạm điều 403 (h) (1), 801 (a) (3)

Nhãn hiệu giả mạo (FALSE,) không ghi đúng nguyên liệu hay ghi sai lạc gây nhầm lẫn cho người tiêu thụ, vi phạm điều 502 (a), 801 (a) (3);

c) Bánh tráng mè: Không ghi đúng tên theo định nghĩa, tính chất và tiêu chuẩn của sản phẩm (STD IDENT,) theo điều 401, do đó vi phạm các điều 403 (g) (1), 801 (a) (3) ;
Nhãn hiệu không ghi các tố chất chính yếu gây dị ứng (ALLERGEN,) hiện diện trong sản phẩm theo đòi hỏi của các điều 403 (w), 403 (w) (1), 801 (a) (3) ;

18- Trung Nguyen Coffee Enterprise (Cà phê Trung Nguyên), Cà phê bột uống liền "3 in 1" (túi có 20 gói), đã vi phạm các điều:

Không ghi thành phần nguyên liệu tạo ra sản phẩm (LIST INGRE,) 403 (i) (2) ;

Nhãn hiệu giả mạo hay ghi chú sai lạc (FALSE,) vi phạm các điều 403 (a) (1), 801 (a) (3), 502 (a) ;

Sản phẩm không cung cấp đầy đủ thông tin về các thành phần dinh dưỡng và chất béo (TRANSFAT,) có trong sản phẩm theo đòi hỏi của điều 21 CRF 101.9 (c), vi phạm điều 403 (q), 801 (a) (3) ;

19- Dragon Waves Frozen Food Factory Co. Ltd, Nha Trang, Cá ngừ (cắt thành từng miếng) đông lạnh, sản phẩm dơ bẩn, nhiều tạp chất gây ngộ độc, cùng với độc chất Histamine vượt quá liều lượng chấp nhận, vi phạm các điều 402 (a) (1), 402 (a) (3), 601 (b), và 801 (a) (3);

20- Thang Loi Frozen Food Enterprise, Tôm đông lạnh, có độc chất Salmonella, vi phạm điều 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;

21- Hai Dang International Trading Services Co. Ltd, t/p HCM, hóa chất hay dược liệu Lidocaine (dùng trong thực phẩm [?], có thành phần hóa học là C14H22N2O,) đã vi phạm 2 điều:

Không liệt kê thông tin đầy đủ về sản phẩm (NOT LISTED,) theo đòi hỏi của các điều 502 (o), 801 (a) (3), 510 (j), hoặc 510 (k);

Dược liệu mới chưa xin phép kiểm nghiệm để được chấp thuận xử dụng (UNAPPROVED, ) vi phạm điều 505 (a), 801 (a) (3);

22- Chinh Dat Co., Ltd, Bao tử cá sấy khô, sản phẩm dơ bẩn, nhiều tạp chất, vi phạm các điều 402 (a) (3),601 (b), và 801 (a) (3) ;

23- Vinh Hiep Co., Ltd, t/p HCM, có 2 sản phẩm:
Thịt hào (ngêu, sò) hấp chín đông lạnh, và Mực đông lạnh, là các sản phẩm dơ bẩn, nhiều tạp chất, vi phạm các điều 402(a)(3), 601(b), và 801(a)(3);

24- Vifaco Nong Hai San-Xay, thịt ốc hấp chín đông lạnh, chứa độc chất Salmonella, vi phạm điều 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;

25- Vuong Kim Long Co. Ltd, có 3 sản phẩm về bún khô, loại đặc biệt, sợi lớn, sợi nhỏ, sản phẩm dơ bẩn và loại phẩm màu không an toàn, vi phạm các điều 601(b), 801(a)(3), 402(a)(3), 402(c), 501(a)(4)(B) .

Trên đây chỉ liệt kê điển hình một số công ty, một số sản thực phẩm bị từ chối nhập cảng vào Hoa Kỳ nội trong năm mà thôi. Còn bao nhiêu công ty khác, bao nhiêu sản phẩm khác đã "lọt sàng" trước đó và sau nầy? Còn bao nhiêu sản phẩm từ Việt Nam đã vượt ra ''biển lớn" vào Canada , Âu châu, Nhật, Úc v.v... và v.v...? Bao nhiêu triệu tấn thực phẩm có các chất độc hại đã "nằm vùng" (và hoành hành) trong bao tử người Việt sống ở nước ngoài và tất nhiên cả và người dân trong nước?

Thỉnh thoảng trong nước, báo chí có loan tin học sinh, công nhân hay người dân bình thường, thấp cổ bé miệng bị ngộ độc thức ăn, nhưng không thấy thống kê số người ngộ độc hay tử vong. Tình trạng thông tin hay thống kê nầy đối người Việt sống ở nước ngoài trên toàn thế giới lại càng hiếm hoi, có thể nói là hầu như chưa nghe thấy (vì không ai thông báo hay loan tin chứ không hẳn là không có).


http://us.mg1.mail.yahoo.com/neo/launch?.rand=55asid6bktrve




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 13/Nov/2011 lúc 6:43pm


"Hai Lúa" làm máy nông nghiệp xuất khẩu

NNVN   -Chủ Nhật, 13/11/2011, 19:20 (GMT+7)

Chỉ mới học hết lớp 8 nhưng anh nông dân “chân đất” Nguyễn Hồng Chương (36 tuổi, xã Lạc Lâm, Đơn Dương, Lâm Đồng) đã sáng chế thành công nhiều loại máy phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Đặc biệt, xưởng sản xuất của anh không chỉ bán ra thị trường trong nước nhiều loại máy mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.


Anh Chương nghỉ học từ lớp 8, rồi đi làm thuê, hoặc phụ việc trồng rau của gia đình. Do thích nghiên cứu các loại máy móc nên anh thường nhận sửa máy để tìm hiểu nguyên lý hoạt động, cấu tạo các loại máy, nhất là các loại máy dùng trong sản xuất nông nghiệp.

Nguyễn Hồng Chương bên chiếc máy đóng đất vào chậu do anh sáng chế

Chiếc máy đầu tiên mà cơ sở của anh Chương bán ra thị trường là máy gieo hạt tự động. Đây là sản phẩm anh đã hoàn thành sau hai năm ấp ủ, mày mò lắp ráp. Anh Chương chia sẻ: “Ban đầu mình chỉ sử dụng các bộ phận của máy cắt, máy khoan, máy hàn… để lắp ráp, chế tạo. Sau này được sự góp ý của mọi người nên chiếc máy đã được cải tiến lại và hoàn thiện hơn.”

Ưu điểm của loại máy này là năng suất hoạt động cao, ngang với 8 – 12 lao động/ngày. Đồng thời máy có thể gieo được tất cả các loại hạt vào vỉ xốp, giá thành rẻ (từ 56 – 58 triệu đồng/máy) và tiết kiệm năng lượng. Năm 2008, chiếc máy gieo hạt của anh Chương đã được Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam công nhân Thương hiệu Việt và cấp chứng nhận Điển hình sáng tạo Việt Nam.


Sau khi chế tạo thành công với chiếc máy đầu tiên, giữa năm 2008 anh Chương còn tìm hiểu và chế tạo được máy dồn đất vào vỉ xốp sử dụng trong vườn ươm. Loại máy này cũng có ưu điểm là dễ sử dụng, tự động sàng đất và lấy vỉ, công suất hoạt động đạt 840 vỉ xốp/giờ và có giá khá rẻ (từ 28-29 triệu đồng/chiếc). Anh Chương so sánh: “Nếu tính trong thời gian một ngày lao động 8 tiếng thì năng suất của chiếc máy này tương đương với 6 đến 8 người lao động thủ công”.


Mới đây nhất, cơ sở của anh Chương đã cho “ra lò” chiếc máy đóng đất vô chậu tự động (còn gọi là máy đóng bầu đất). Cũng tương tự như máy dồn đất, máy đóng đất vô chậu có thể tự động đưa đất vào các chậu để trồng hoa nên rất phù hợp với các cơ sở, công ty chuyên trồng hoa, cây cảnh. Nhờ có nhiều ưu điểm nên sản phẩm này của anh đã đoạt giải nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng lần thứ V (2010 - 2011).


Không chỉ sản xuất các loại máy do mình tự sáng tạo, anh Chương còn cải tiến nhiều loại máy nông nghiệp khác như máy xay trộn giá thể không băng tải, máy trộn giá thể có băng tải, máy vắt nước cho rau… Hiện tại các loại máy này cơ sở của anh chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng còn máy gieo hạt và máy đóng đất vô chậu được sản xuất hàng loạt để bán ra thị trường.

Chiếc máy đóng chậu của Nguyễn Hồng Chương đã được một công ty Đài Loan đặt mua

Mới đây, cơ sở Hồng Chương đã mở thêm một nhà xưởng rộng hơn 600m2 (thuộc thôn Lạc Thạch, xã Lạc Lâm) để mở rộng nhu cầu sản xuất. Hiện cơ sở của anh có gần 10 lao động với mức lương từ 4 - 4,5 triệu/tháng. Tính đến nay, cơ sở máy nông nghiệp Hồng Chương của anh đã bán ra thị trường hàng trăm loại máy. Thị trường chủ yếu là ở Lâm Đồng, một số tỉnh phía Bắc và miền Trung. Anh Chương cho biết: “Do các máy này được thiết kế có bánh xe nên di chuyển dễ dàng trên mọi địa hình nên được thị trường rất ưa chuộng”.

Cách đây vài ngày, cơ sở Hồng Chương đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang Malaysia. Lô hàng gồm 5 máy gieo hạt, 5 máy dồn đất vào vỉ xốp có tổng trị giá 25.900 USD (trên 500 triệu đồng). Trước đó, vào tháng 4/2011, cơ sở của anh Chương đã gửi 2 chiếc máy mẫu sang Malaysia để đại lý thử nghiệm và sau đó họ đã đặt mua lô hàng đầu tiên này.


Theo tính toán của anh Chương, trong thời gian tiếp theo sẽ mở rộng nhà xưởng sản xuất và đào tạo thêm lao động là thanh niên trong vùng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng lớn.

Theo Vietnam+


http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/2/2/86250/-Hai-Lu%CC%81a-lam-may-nong-nghiep-xuat-khau.aspx






mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/Nov/2011 lúc 7:55pm

Phát thanh/cập nhật: 14/11/2011

Chúng ta đang xẻ thịt Tổ Quốc mình để sống
  • Ngô Minh
Nghe bằng Flash


Cách đây vài ba năm, báo chí đưa tin làm tôi giật mình: Đến năm 2012, Việt Nam phải nhập than đá ! Thế mà đến năm 2011, nước ta đã phải nhập hàng nghìn tấn than đá từ nước ngoài. Ai cũng lo, ai cũng bức xúc. Ôi thuở ấu thơ tôi được các thầy dạy :” Việt Nam ta rừng vàng biển bạc”. Bây giờ thì sắp cạn rồi sao ? Nhìn lại đối mới từ năm 1986 đến nay, một thực trạng đau lòng đang diễn ra khắp nơi : Chúng ta đã khai thác, buôn bán tài nguyên quốc gia một cách ồ ạt, vô tội vạ. Dường như thu nhập GDP đất nước đều do buôn bán tài nguyên mà có, còn hàng hoá sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao chiếm tỷ lệ không đáng kể. Nghĩa là từ “đổi mới” đến nay, chúng ta đang sống nhờ bán tài nguyên, chứ chẳng làm được thương hiệu gì bền vững có tầm cỡ thế giới cả. Nhìn qua Hồng Kông, Ma Cao,Singapore , Nhật Bản… mà thương cho đất nước mình. Người ta chẳng có nhiều tài nguyên khoáng sản, sao người ta giàu thế . Còn mình bán tài nguyên mà ăn, rồi con cháu vài thế hệ sau ăn không khí à ?

Tài nguyên quốc gia do mồ hôi xướng máu bao đời giành được gồm : trời, đất , núi, nước, rừng, biển, khoáng sản và môi trường. Trong hoà bình xây dựng 30 năm nay, do ấu trĩ trong nhận thức và non kém về quản lý, chúng ta tiếp tục tàn phá tài nguyên dữ dội hơn, nặng nề hơn . Hình thế núi sông Việt Nam đang thấy đổi từng ngày, đang bị cày xới nham nhở !

20 năm qua có rất nhiều “phong trào” bán tài nguyên để “làm ngân sách” xảy ra rầm rộ. Như khai thác gỗ rừng để xuất khẩu ồ ạt. Quốc doanh khai thác xuất khẩu, “hợp tác xã” khác thác xuất khẩu, tư nhân núp bóng nhà nước khai thác, xuất khẩu…Gỗ cứ kìn kìn từ rừng miền Trung, rừng Tây Nguyên đổ về các cảng biển. Các đầu nậu gỗ, những người cấp phép khai thác gỗ, cấp quota xuất khẩu gỗ giàu lên từng ngày một. Đến khi “ngộ ra”, ban hành lệnh cấm, thì rừng đã bị “ “bán ăn” gần hết. Thế là lại phải “làm dự án” trồng 5 triệu hec-ta rừng gần chục năm nay vẫn không thành .

Hết rừng rồi thì bán đất rừng. Hơn 300.000 héc ta rừng đầu nguồn đã bị các tỉnh bán cho doanh nhân Trung Quốc khai thác 50 năm. Nghĩa là 50 năm năm , chúng muốn biến mảnh đất rừng đó thành căn cứ quân sự, lô cốt, hầm ngầm.v.v… là quyền của họ. Hết nước rồi non nước ơi !

Bán hết rừng đến bán khoáng sản dầu thô, than đá, cát, quặng ti-tan, quang a-pa-tít, quặng vàng…Nghe thông tin báo chí về việc xuất khẩu than lậu ở Quảng Ninh mà choáng váng . Trữ lượng than của ta ở Quảng Ninh có được bao lăm mà hô hào thành tích “ khai thác và xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước”?; rồi quản lý yếu kém để cho hàng trăm công ty “ma” xuất khẩu than lậu một lúc hàng trăm tàu. Sao coi tài nguyên quốc gia “như vỏ hến” vậy ?

Người bán gỗ, bán than, thì có kẻ lại bán núi, bán đất ruộng làm giàu. Xem ra bán núi bán đất dễ giàu có hơn. Trong những chuyến đi thực tế ở vùng Đông Bác hay Thanh Hóa, Ninh Bình…, tôi thấy nhiều ngọn núi bị san bằng trơ trọi, để khai thác đá sản xuất xi măng, đá xây dựng. Bây gìờ tỉnh nào cũng hai ba nhà máy xi măng, hàng chục công trường khái thác đá hàng ngày ra sức san phá núi. Có tỉnh bán luôn cả ngọn núi cho nước ngoài làm xi măng, không chỉ bán phần dương mà còn bán cả phần âm tới 30 mét sâu, nghĩa là 50 năm sau, núi thành hồ ! Hình sông thế núi Việt Nam ngàn đời hũng vĩ , bây giờ đang bị xẻ thịt nham nhở. Liệu con cháu tương lai sẽ sống như thế nào, có còn hình dung ra nước non Việt tươi đẹp xưa nữa không, khi mà quanh chúng núi non bị gậm nhấm, thân thể Tổ Quốc ghẻ lở, xác xơ ?. Tài nguyên của mình, nước ngoài đến khai thác rồi chế biến thành sản phẩm xuất khẩu của họ, trong lúc hình hài non sông bị xâm hại. “Bán núi” để ăn như thế có đau núi quá không?

“Bán đất” mới là cuộc tỉ thí với tương lai khủng khiếp nhất. Tỉnh nào cũng có vài ba Khu công nghiêp, nhưng chẳng làm ra sản phẩm xuất khẩu nào có thương hiệu cả vì máy móc lạc hậu, bán trong nước cũng chẳng ai mua . Tỉnh nào cũng có ba bốm sân golf. Rồi dự án mở rộng đô thị lên gấp đôi gấp ba, dự án khu biệt thư, …đang làm cho đất nông nghiệp, đất trồng lúa trong cả nước, đất trồng cây ăn trái ở Nam Bộ đang thu hẹp với tốc độ chóng mặt. mỗi năm có từ 73.000- 120.000 ha đất nông nghiệp bị thu hồi, bịu chuyển đổi. Mở rộng đô thị thì đất ruộng thành đất thành phố, bán với giá cao hơn. Đua nhau mà ăn chia, lấn chiếm, đẩy nông dân ra khởi mảnh đất ngàn đời sinh sống của họ. Thế là khẩu hiệu của Cộng Sản “dân cày có ruộng” thành trò đùa lịch sử.

Vì mục tiêu tăng GDP, tăng thu ngân sách , các tỉnh đang thi nhau bán đất nông nghiệp một cách vô tội vạ . Mất đất, chỉ nông dân và nhà nước là thua thiệt. Ruộng mình đó, đất mình đó, bỗng nhiên bị mất trắng tay . Tiền đền bù giá bèo không đủ mua đất mới để xây nhà, nói chi đến làm ăn sinh sống

Hết bán rừng, than, ti-tan, đá, người ta con bán cả bo-xit Tây Nguyên, thứ mà cách đây mấy chục năm, khối Comicom ( Khối kinh tế các nước XHCN) đã ngăn không cho khai thác, họ sợ làm hư hỏng môi trường và văn hóa Tây Nguyên. Nhưng bây giờ thì bất cần tương lai Tây Nguyên , bất cần hàng ngàn trí thức tâm huyết với đất nước kịch liệt phản đối, họ vẫn khai thác. Nhưng, bọn người được quyền đầu tư khai thác ấy lại là bọn giặc truyền kiếp phương Bắc ngàn đời của Dân tộc ta mới đau, mới lo chứ.Chúng thâm hiểm lắm, người ơi. Chúng mang hàng ngàn người ( dân binh ?) vào Tây Nguyên, với kế hoạch làm chủ tây Nguyên của Việt nam. Các nhà chiến lược quân sự thường nói :” Ai làm chủ Tây Nguyên sẽ làm chủ Đông Dương”. Chao ôi, từ việc bán tài nguyên đến “bán nước” chỉ còn một khoảng cách mong manh như sợi chỉ !

Nước là loại tài nguyên quý giá cũng đang bị xâm hại nghiêm trọng. Hiện nay tất cả các con sông đều “đang chết dần” vì ô nhiễm do chất thải công nghiệp, bệnh viện chưa qua xử lý đều thải trực tiếp ra sông. Mạch nước ngầm đang xuống thấp chưa từng có do khai vô tội vạ. Rồi “phong trào” phát triển thuỷ điện tùm lum làm cho mực nước ở đồng bằng giảm xuống. Đến cả sông Hồng cũng cạn trơ đi bộ qua được. Có tỉnh làm đến hàng chục nhà máy thuỷ điện. Được điện thì mất lúa vì đất đai khô cằn không có nước tưới, bị sa mạc hoá không trồng lúa, trồng màu được. Muốn phát điện thì mực nước tích ở hồ phải cao hơn mực nước chết. Ví dụ Hồ thuỷ điện Hoà Bình bình thường mực nước cao 115 mét. Mực nước chết cao 80 mét. Nghĩa là để có điện, phải tích nước cao hơn 80 mét. Cái lượng “nước chết” cao 80 mét ấy chứa hàng tỷ mét khối không thể đổ về những cánh đồng lúa được, thì ruộng khô hạn là phải ! Mùa lũ, nhà máy điện xả lũ để bảo vệ đập, thế là không chỉ xóm làng mà cả xá cũng ngập chìm trong nước. Làm thủy điện vô tội vạ cũng là một cách “ăn tài nguyên nước” qua dự án đầu tư. Không “ăn” dự án thì các quan huyện, quan tỉnh, quan trung ương tiền đâu mà làm nhà lầu, mua xe hơi, sống cuộc sống giàu sang phú quý, cho con đi học các trường nổi tiêngs thế giới như Ha-vớt, Sóc-bon ?

Chúng tôi khẩn thiết đề nghị Chính phủ và chính quyền các địa phương phải có một chiến lược khai thác tài nguyên lâu dài và chỉ đạo thực hiện thật quyết liệt mới mong không bắn đại bác vào tương lai. Chúng tôi đề nghị :

• Kiểm kê lại tài nguyên đất nước để có kế hoạch bảo vệ. Quy hoạch chi tiết ngay các vùng đất nông nghiệp lâu dài, vùng núi non hung vĩ, và cấm tiệt việc khai thác bừa bãi.

• Phải dừng ngay các dự án khai thác Bo-xít Tây Nguyên vì với sự án này, người Trung Quốc không cần bo-xít , cái mà họ cần là địa bàn Tây Nguyên, đó là điều mà nhiều trí thức lớn đã phân tích, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã có thư cảnh báo. Phải thu hồi các diện tích đất rừng bị bán cho nước ngoài, dù phải bồi thường hợp đồng , vì chúng đang đe dọa đến vận mạng, sự sống còn của đất nước.

• Hạn chế tối đa, kiểm tra chặt chẽ các dự án đầu tư FDI vào lĩnh vực khai thác tài nguyên ( như xi măng, quặng ti tan, và các loại khoáng vật khác ) , khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao như công nghệ thông tin, sản xuất hàng tiêu dùng. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài để làm giàu cho đất nước. Chúng ta phải hướng nền kinh tế theo cách làm của Nhật Bản, Singapor , Hồng Kong, những nước ít tài nguyên nhưng biết cách làm giàu bằng trí tuệ.

Ôi, giá mà tiếng kêu của tôi đến được tai những người đang cầm vận mệnh đất nước trong tay .

N.M

Nguồn : http://ngominhblog.wordpress.com/2011/11/10/chung-ta-dang-x%E1%BA%BB-th%E1%BB%8Bt-t%E1%BB%95-qu%E1%BB%91c-minh-d%E1%BB%83-s%E1%BB%91ng/


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 19/Nov/2011 lúc 5:35pm


138 triệu phú Mỹ xuống đường đòi đóng thêm thuế


138 triệu phú Mỹ đã kéo đến Đồi Capitol để đòi quốc hội đánh thêm thuế thu nhập của họ... “vì lợi ích quốc gia”.


http://www.tienphong.vn/Cache/607/134607_400.jpg
Các triệu phú tập trung ở Đồi Capitol để
 yêu cầu Quốc hội Mỹ đánh thêm thuế đối với giới nhà giàu - Ảnh: Getty Images.

“Hãy hành động đúng”, “Hãy tăng thuế của chúng tôi”, đó là thông điệp mà những triệu phú Mỹ này gửi đến Tổng thống Barack Obama và các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ vào ngày 16-11 (theo giờ Mỹ). Các triệu phú này nhấn mạnh họ đã được hưởng lợi quá lâu từ luật thuế “quá ưu ái” mà nước Mỹ dành cho họ lâu nay, giờ đây muốn các triệu phú khác cũng cần làm như họ là nộp thêm thuế cho ngân khố quốc gia.

“Chúng tôi muốn đóng thêm thuế. Nếu may mắn bạn kiếm được hơn 1 triệu USD một năm, bạn phải đóng thêm thuế” - tỉ phú California Doug Edwards, cựu giám đốc marketing của Google, kêu gọi.

Theo CNN, các triệu phú này muốn quốc hội bãi bỏ luật cắt giảm thuế đối với người giàu vốn đã tồn tại từ thời tổng thống George W. Bush, một luật thuế mà dân chúng Mỹ đã quá bức xúc khi mô tả nó là “đã quá nuông chiều” tầng lớp giàu có ở Mỹ. Họ cũng kêu gọi các nghị sĩ từ chối bất cứ yêu cầu không tăng thuế nào mà siêu ủy ban 12 thành viên của lưỡng viện sẽ đưa ra. Theo New York Times, siêu ủy ban này còn thời gian từ nay đến trước ngày 23-11 để xem xét và quyết định: hoặc cắt giảm thâm hụt ngân sách 1.200 tỉ USD trong 10 năm tới hoặc chính phủ sẽ có nguy cơ rơi vào khủng hoảng khi mất khả năng chi trả.

“Nếu đạo luật của siêu ủy ban là không tăng thuế đối với chúng tôi thì chúng tôi sẽ yêu cầu những người dân Mỹ quanh chúng tôi tẩy chay đạo luật này” - Eric Schoenberg, phó giáo sư của Trường kinh doanh Columbia ở New Jersey, cảnh báo.

Hội các triệu phú yêu nước được hình thành từ năm 2010 với mục tiêu thúc đẩy Quốc hội Mỹ bãi bỏ luật cắt giảm thuế đối với nhà giàu Mỹ đã tồn tại từ thời tổng thống George W. Bush. 138 triệu phú tham gia hội đã gửi thư thỉnh nguyện đến siêu ủy ban và Quốc hội Mỹ. Song thư của họ đã vấp phải sự im lặng đáng sợ của phe Cộng hòa, vốn đang kiểm soát hạ viện và chưa bao giờ đồng ý đánh thuế cao hơn đối với giới nhà giàu Mỹ, vì cho rằng việc tăng thuế lên người giàu sẽ thủ tiêu kế hoạch tạo việc làm của nước Mỹ, một sự ngụy biện đã bị Hội các triệu phú yêu nước phản ứng gay gắt.

Tháng 10-2011, tỉ phú Mỹ Warren Buffett đã khơi mào cho việc đánh thêm thuế đối với giới nhà giàu Mỹ khi ông công khai nguồn thu nhập và mức thuế của mình để chứng minh giới nhà giàu hiện đang nộp thuế rất ít. AFP cho biết trong thư gửi cho một thành viên Quốc hội Mỹ, ông W. Buffet cho biết thu nhập năm 2010 của mình là 62,8 triệu USD, trong đó thu nhập chịu thuế 39,8 triệu USD sau khi đã giảm trừ. Mức thuế mà nhà tỉ phú này đã nộp tổng cộng 6,9 triệu USD, tức 17,3%.

Ông cho rằng mức thuế này rất thấp, thậm chí còn thấp hơn so với một nhân viên thư ký của ông! “Rất hữu ích cho việc đối thoại về việc cải cách chính sách thuế, nếu có nhiều người cực giàu cũng công khai mức thuế của họ. Rõ ràng có rất nhiều tỉ phú ở Mỹ nộp thuế còn thấp hơn cả mức thuế của tôi, việc có được hóa đơn thuế của họ có thể hữu dụng trong vấn đề hoạch định chính sách thuế công bằng - ông W.Buffett nhấn mạnh.

Năm 2008, nước Mỹ có 400 tỉ phú nhưng họ chỉ nộp 21,4% thuế thu nhập với tổng số tiền 227 triệu USD. Ông W.Buffett cho rằng người Mỹ có thu nhập cao hơn 1 triệu USD cần phải đóng thuế cao hơn. “Các bạn tôi và tôi đã được một quốc hội nâng niu chiều chuộng đủ lâu rồi. Giờ đã đến lúc chính phủ cần kêu gọi các tầng lớp giàu có hi sinh một cách công bằng” - ông Buffet nhấn mạnh.

Theo Mỹ Loan
Tuổi trẻ

http://www.tienphong.vn/Quoc-Te/558559/138-trieu-phu-My-xuong-duong-doi-dong-them-thue-tpol.html






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 19/Nov/2011 lúc 5:38pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 05/Jan/2012 lúc 6:19pm


12:00:am 04/01/12 | Tác giả: Phong Uyên

Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, hàng rào hữu hiệu nhất ngăn chặn bành trướng Trung Quốc và bảo vệ Việt Nam

Trước ngày bế mạc Hội nghị APEC 2010 họp ở Nhật Bản cách đây một năm, tổng thống Mỹ Obama đề nghị với lãnh đạo 4 nước: Brunei, Singapore, Chili, New-Zealand đã ký năm 2005 Hiệp ước Pacific four closer Economic Parneship (P4) là sau Hội nghị APEC năm 2011 họp ở Honolulu (Hawaii), Mỹ sẽ mời thêm 5 nước nữa là Malaysia,Việt Nam, Úc, Peru, Nhật Bản cùng Mỹ mở các cuộc đàm phán để thay thế P4 bằng một hiệp định thương mại tự do đa phương toàn diện gọi là Tha ước Đi tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Parnership Agrement), viết tắt là TPP. Đề nghị của Obama được lãnh đạo 9 nước tán thành.

Như ước định, Thỏa ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được Mỹ và 9 nước kể trên ký ngày 12-11-2011. Trong tương lai sẽ có thêm chữ ký của Canada và Mexique. Đại Hàn, Đài Loan, Philippin cũng ngỏ ý muốn tham gia. Hiện tại 9 nước thành viên và Mỹ vẫn tiếp  tục những cuộc đàm phán để hoàn tất TPP trong một thời gian càng sớm càng hay.

Trong những cuộc đàm phán trước khi ký TPP, các đối tác đều thỏa thuận mục tiêu của TPP là tập hợp kinh tế các quốc gia thành viên – phát triển cũng như đang phát triển – thành một cộng đồng thương mại tự do duy nhất không còn hàng rào quan thuế. Cộng đồng này sẽ gồm 800 triệu người, nắm 40% kinh tế thế giới với 2 nước chủ chốt là Mỹ và Nhật, siêu cường thứ nhất và thứ 3 trên thế giới.

Nhưng Mỹ cũng đặt điều kiện là các đối tác trong TPP phải tuân theo những quy định về mậu dịch, về xuất xứ hàng  hóa, về rào cản kỹ thuật và về trao đổi dịch vụ. Những đối tác nằm trong TPP phải tôn trọng những luật lệ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ các sáng kiến và phải minh bạch trong chính sách cạnh tranh.

Cũng trong khuôn khổ TPP, những khế ước ký với các chính phủ phải có những điều khoản bảo vệ công nhân, bảo vệ môi trường và công việc làm phải phù hợp với nhân phẩm. Dòng giao lưu tự do của công nghệ thông tin (báo chí, truyền thông) cũng phải được khuyến khích.

Khó mà không thấy là TPP, tuy được coi là hậu thân của P4, nhưng thật ra chỉ là sáng tác  của Mỹ. TPP còn có mục đích ngăn chặn bành trướng Trung Quốc về kinh tế và quân sự ở Tây Thái Bình Dương :

Ngăn chn bành trướng Trung Quc v kinh tế :

Cần nhắc lại là cho tới khi xẩy ra khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, giới tư bản tài phiệt Mỹ đã cấu kết với tư bản cộng sản Tàu để cùng thực hiện ý tưởng Mỹ – Trung Quốc đồng ngự trị (condominium) kinh tế thế giới mà Zoellick, chủ tịch Ngân hàng thế giới gọi là G2 (đối chọi với G20). Sự hợp tác và phân công giữa 2 tư bản – tư bản CSTQ cung ứng nhân công rẻ tiền, tư bản tài phiệt Mỹ  góp tiền tài, trí óc, kỹ thuật – đã biến cả Trung Quốc thành một công xưởng thế giới chế tạo hàng hóa với giá thành hạ lũng đoạn thị trường kinh tế toàn cầu. Nhờ sự cộng tác  “nước với lửa” này, tư bản Mỹ và Cộng sản Tàu đã thâu được rất nhiều lợi nhuận.

Khi xẩy ra khủng hoảng tài chính – kinh tế từ Mỹ lan tràn khắp thế giới, Tư bản Mỹ mới vỡ  lẽ ra rằng chỉ vì hám lợi đã tự đưa thòng lọng cho Tư bản cộng sản Tàu thắt cổ mình :  công kỹ nghệ Mỹ bị đình đốn, thất nghiệp tăng cao, chênh lệch xuất – nhập khẩu mỗi ngày một lớn tạo ra khủng hoảng tài chính. Để dân Mỹ – vốn dĩ là dân tiêu thụ bậc nhất thế giới (70% GDP) -  tiếp tục có tiền mua hàng Tàu, Trung Quốc lấy đô la thâu được từ xuất khẩu đưa lại cho Mỹ vay khiến Mỹ trở thành con nợ lớn nhất của Trung Quốc. Trái lại để hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu, CSTQ thẳng tay bóc lột sức lao động của 200 triệu min gông (dân công, di dân). Chính sách “định hướng kinh tế” của ĐCSTQ là : chỉ dành cho 1300 triệu dân Tàu 30% Tổng sản lượng nội địa (GDP) còn 70% GDP được phân chia cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh (thật ra là Đảng doanh) và cho giới tư sản mại bản liên kết với Đảng để tiếp tục đầu tư kinh doanh xuất khẩu, mua công khố phiếu nước ngoài, cho nước ngoài vay hay giữ tiền mặt (đô la, euro) để các vai vế trong Đảng và giới đại gia mặc sức tiêu sài ở nước ngoài hay để mua chuộc, đút lót chính quyền những nước  độc tài thối nát có nhiều tài nguyên, nguyên liệu cần thiết cho công kỹ nghệ xuất khẩu của Trung Quốc. Tất nhiên là người dân Tàu bị bóc lột sức lao động phải trả một giá rất mắc cho cái chính sách định hướng kinh tế kiểu cộng sản Trung Quốc này. Nhưng cũng nhờ vậy mà kinh tế Trung quốc (nếu chỉ căn cứ vào GDP) giữ được sức tăng trưởng cao nhất thế giới.

Đã vậy Trung Quốc còn là một đối tác gian lận: Ăn cắp trí tuệ, bằng sáng chế và các phát minh để làm đồ nhái lại những sản phẩm cao cấp Mỹ rồi tung ra thị trường quốc tế bán phá giá khiến hàng cao cấp của Mỹ không xuất khẩu được. Dìm giá đồng yuan và gắn chặt yuan với USD để dân Mỹ có thể mua đồ Trung Quốc với giá rẻ mạt, trái lại người dân Trung Quốc không thể mua đồ nhập khẩu của Mỹ được vì giá quá mắc khi chỉ có đồng yuan để sài. Kết quả là trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Mỹ nhập siêu Trung Quốc  gần 4 lần nhiều hơn xuất : Nội trong năm 2010 thâm thủng mậu dịch Mỹ với Trung Quốc đã lên đến 270 tỷ USD!

Muốn cắt đứt cái tròng gian lận này, Mỹ chỉ có cách đem những quy định của TPP về bảo vệ sở hữu trí tuệ, về môi trường, về an sinh xã hội, về chế độ lương bổng… làm hàng rào ngăn cản hàng rẻ tiền Trung Quốc tràn ngập vào thị trường các nước trong khối TPP, đồng thời di chuyển những công xưởng sản xuất của Mỹ và của các nước trong khối TPP ở Trung Quốc  qua những nước đang tiến triển đông nhân công cùng trong khối như Việt Nam, Mexique…  Không còn chỉ phụ thuộc  vào thị trường Trung Quốc, và nhờ có một thị trường TPP rộng lớn và đa dạng, cán cân xuất nhập khẩu của Mỹ sẽ cân bằng hơn.

Ngăn chn bành trướng quân s Trung Quc:

Trung Quốc luôn luôn nuôi tham vọng làm bá chủ 2 mặt biển Tây Thái Bình Dương tiếp giáp với Trung Quốc là Đông Hải mà Trung Quốc gọi là biển Đông Trung Hoa (Hoa Đông) và biển Đông mà Trung Quốc đặt tên là biển Nam Trung Hoa (Hoa Nam), để từ đó tiến xuống phía Nam Thái Bình Dương và xâm nhập Ấn Độ Dương.

Trong những thập niên đầu của hậu bán thế kỷ thứ 20, Trung Quốc tăng cường lực lượng hải không quân trên mặt biển Đông Hải với mục đích duy nhất là sử dụng cường lực quân sự thâu hồi Đài Loan. Lực lượng hùng hậu của quân đội Mỹ đóng ở Đại Hàn, Nhật Bản và nhất  là sự có mặt của hạm đội 7 Mỹ trấn giữ eo biển Đài Loan đã làm tiêu tan hi vọng hải lục không quân Trung Quốc có thể làm chủ  Đông Hải, qua mặt được hạm đội 7, vượt biển “giải phóng” Đài Loan.

Sau Giải phóng miền Nam 75, Trung Quốc thấy cơ hội làm bá chủ biển Đông đã đến: Mỹ rút khỏi Việt Nam, căn cứ Mỹ ở Philippines bị đòi lại, Mỹ không còn có mặt ở biển Đông. Người “anh em” Việt Nam, bắt buộc phải nhường mọi biển đảo Hoàng  Sa – Trường Sa cho Trung Quốc để trả ơn Trung Quốc đã viện trợ chống Mỹ, sẽ không ra mặt chống đối, chỉ phản kháng lấy lệ.

Quần đảo Hoàng Sa với thời gian đã trở thành một căn cứ tổng hợp của các binh chủng Trung Quốc không quân, bộ binh, thủy quân lục chiến, pháo binh, bộ đội  tên lửa.  Nhiều  hòn đảo được trang bị để trở thành sân bay cho máy bay chiến đấu và bến đậu cho tàu chiến, tàu ngầm. Những hòn đảo trong quần đảo Hoàng  Sa – Trường Sa mà Trung Quốc chiếm đóng sẽ trở thành những pháo đài, những tàu sân bay, bảo vệ đường Lưỡi Bò Trung Quốc vẽ và sẽ là những cứ điểm xuất phát những cuộc hành quân xâm chiếm Đông Nam Á, Ấn Độ Dương, để một ngày kia bành trướng Trung Quốc đi đến tận Úc châu.

Khống chế biển Đông, Trung Quốc có triển vọng nắm trong tay nguồn tài nguyên dầu khí vô cùng phong phú cần thiết cho công kỹ nghệ Trung Quốc đồng thời cũng chi phối được con đường  thương mại quan trọng nhất hoàn cầu: mỗi năm số lượng hàng hóa đi ngang qua  eo biển Malacca vào biển Đông trị giá 5000 tỷ USD (bằng GDP Trung Quốc) trong đó 1/4 là trị giá hàng hóa mậu dịch giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á.

Để ngăn chặn bành trướng Trung Quốc độc chiếm biển Đông, có những thỏa thuận song phương giữa Mỹ và những nước bị Trung Quốc đe dọa :

Malaysia và Singapore thỏa thuận cung cấp căn cứ cho tàu chiến duyên hải Mỹ bảo vệ eo Malacca và Sunda.

Với Philippin có ký hiệp ước phòng thủ lẫn nhau với Mỹ cách đây 60 năm, Mỹ cung cấp tàu khu trục thứ hai. Với Indonesia, Mỹ cung cấp máy bay F16C/D.

Thỏa thuận quan trọng hơn hết là giữa Mỹ và Úc: Úc để cho Mỹ đóng quân ở Darwin (cực Bắc Úc) với đợt đầu là 2500 lính thủy đánh bộ. Mỹ sẽ tăng cường máy bay chiến đấu, đem tàu sân bay tới Úc. Nhờ địa thế Darwin ngó ra vùng biển Đông Nam Á – Nam Thái Bình Dương bao gồm Indonesia, Brunei, 2 eo biển chiến lược Sunda, Malacca,  Singapore, quần đảo Trường Sa, Philippin, Darwin là căn cứ tốt nhất từ đó có thể xuất phát các cuộc hành quân trong trường hợp cần bảo vệ những nước này và những cứ điểm chiến lược trong vùng.

Nhưng Mỹ dự kiến Trung Quốc sẽ không trực tiếp đương đầu với Mỹ ở biển Đông mà sẽ xâm nhập Đông Nam Á qua ngả Lào – Việt :

Các chuyên gia quân sự Mỹ thấy sự có mặt của hàng ngàn người Trung Quốc trong dự án khai thác Bauxite tại Tây nguyên, một vị trí chiến lược chủ chốt nằm giữa 3 nước Lào, Campuchia, Việt Nam, rất đáng quan ngại. Những đơn vị “dân công” khai thác bauxite  có thể chỉ là những đơn vị xung phong của quân đội nhân dân Trung Quốc trá hình “nằm vùng”. Khi được lệnh xuất quân sẽ : Một mặt tiến xuống phía Đông cắt đôi Việt Nam, làm chủ  bờ biển chiến lược Việt Nam từ Đà Nẵng tới Cam Ranh. Một mặt tiến xuống phía Tây hợp với những binh chủng đã nằm sẵn ở những cơ sở “dân sự”, ở những công trường làm cầu cống đường xá nối liền với miền Nam Trung Quốc tại Lào, tràn qua Campuchia, băng qua Thái Lan, chiếm Malaysia, làm chủ eo Malacca. Những căn cứ của hải quân Mỹ ở Singapore, Malaysia sẽ bị vô hiệu hóa nhanh chóng.

Mun ngăn chn Trung Quc, phi bt kín l hng Tây Nguyên. Đó là lí do M cn Vit Nam tham gia TPP mc du Vit Nam là mt nước cng sn thân Trung Quc :

Một khi đã là thành viên TPP, Việt Nam lấy cớ phải tôn trọng những  quy định bảo vệ môi trường, đòi Trung Quốc phải hủy bỏ hợp đồng khai thác Bauxite. Trung Quốc sẽ không còn  lí do  ở lại Tây Nguyên.

Ngoài lí do quân s còn lí do kinh tế:

Sách lược Trung Quốc là tràn ngập Việt Nam sản phẩm tiêu thụ và nguyên liệu cần thiết  cho công nghệ xuất khẩu, gây nhập siêu khiến kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Trung  Quốc về nhập cũng như xuất : Riêng năm 2010, không kể hàng lậu, Việt Nam đã nhập khẩu từ Trung Quốc 20 tỷ USD trong đó nhập siêu lên đến gần 13 tỷ. Khó mà giảm được nhập siêu  vì:

- Các công ty Trung Quốc luôn luôn thắng các hợp đồng thiết kế, mua sắm và xây dựng vì có sự đồng lõa của các tập đoàn kinh tế nhà nước. Thắng thầu họ nhập máy móc, thiết bị, vật liệu thậm chí cả nhân công và dịch vụ. Những công ty này không những phá hoại môi trường, giành công việc của công nhân Việt Nam mà còn cài gián điệp khắp cùng mọi chỗ có công trình của họ đồng thời cũng kéo theo thương nhân của họ đến mở quán mở tiệm.

- Trung Quốc xuất khẩu qua Việt Nam đủ mọi mặt hàng từ một cây đinh đến những vật thông dụng trong gia đình với giá cực rẻ khiến hàng nội địa không thể nào cạnh tranh nổi, công nghệ sản xuất hàng tiêu thụ trong nước đều bị phá sản. Thậm chí rau quả thịt thà và hàng ngàn loại thực phẩm khác cũng đến từ Trung Quốc ! Hệ quả là thị trường tiêu thụ, cuộc sống thường ngày của nhân dân Việt Nam, đều hoàn toàn dưới sự chi phối của Trung Quốc.

- Công nghệ xuất khẩu Việt Nam, chủ yếu là những ngành dệt may, giày dép…  phải  nhập  từ Trung Quốc  tới 60 – 85% vật liệu, nguyên liệu đã chế tác (vải, sợi, da giày…) rồi chỉ gia công chế biến, lắp ráp.  Trung Quốc nắm quyền sinh sát: chỉ cần Trung Quốc tăng giá nguyên liệu lên 10-15% là công nhân Việt Nam hết đường sống, các khu công nghiệp phải tự đóng cửa. Ngành sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam vì vậy có giá trị gia tăng rất thấp.

Trong chuyến thăm Việt Nam vừa rồi của Tập Cận Bình, chính quyền CSVN còn cam kết “n lc thc hin mc tiêu đt kim ngch thương mi Trung quc – Vit Nam 60 t USD vào năm 2015… ra sc đy mnh hp tác 2 hành lang 1 vành đai kinh tế xây dng khu hp tác xuyên biên gii“. 60 tỷ USD là hơn một nửa GDP Việt Nam hiện giờ. Nhập siêu Việt Nam sẽ nhân  gấp 3 lần ! Khó mà không thấy là trong tương lai rất gần, kinh tế Việt Nam sẽ hoàn toàn dưới sự thống trị của kinh tế Trung Quốc.

Đó cũng là nỗi lo ngại của Mỹ vì khi thực chất hàng xuất khẩu Việt Nam chỉ là hàng Tàu “made in Việt Nam” và xuất khẩu Việt Nam chỉ là xuất khẩu hộ Tàu thì thị trường tiêu thụ Mỹ sẽ lâm vào cảnh tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Việt Nam nằm trong TPP là phương cách hay nhất để ngăn ngừa kinh tế Việt Nam trở thành một chi nhánh của kinh tế Trung Quốc.

Một khi đã nằm trong TPP, Việt Nam phải tuân thủ những qui định về xuất xứ hàng hóa, về bảo vệ môi trường, về bảo vệ tai nạn lao động, về an sinh xã hội, chế độ lương bổng…  Tại Việt Nam, những công ty Trung Quốc không tôn trọng những điều kiện trên sẽ bị loại khỏi những cuộc đấu thầu và hàng hóa Trung Quốc không đủ tiêu chuẩn cũng bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam để Trung Quốc gian lận dán nhãn hiệu Made in Việt Nam rồi xuất khẩu lại qua các nước trong TPP. Các doanh nghiệp sản xuất hàng thường dùng trong nước hay hàng  xuất khẩu cũng  nhờ vậy lấy lại được thị trường tiêu thụ trong nước và sản phẩm xuất khẩu Việt Nam sẽ có một chất lượng tốt hơn và sẽ được yêu chuộng trong một thị trường vô  cùng rộng lớn là khối TPP.

Việt Nam là nước đang phát triển đông dân cư nhất trong những nước ĐNÁ thuộc khối TPP. Các tập đoàn hàng công nghệ cao, hàng điện tử chất lượng tốt, sẽ không sợ thiếu nhân công có trình độ khi bỏ Trung Quốc tới Việt Nam mở công xưởng, mở trung tâm kỹ thuật cao và cũng không lo sợ bị ăn cắp sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế. Việt Nam sẽ trở thành công xưởng kỹ thuật cao và Việt Nam với 9O triệu dân, cũng tạo một thị trường  tiêu thụ đáng  kể cho ngành xuất khẩu các nước trong TPP, nhất là Mỹ, Nhật …

M cũng mun thông qua TPP khc phc chính quyn CSVN ni rng nhân quyn, dân  ch và t do báo  chí :

Cho tới nay có những phần tử trong ĐCSVN lí luận là đi với Mỹ sẽ mất Đảng. Chấp nhận Việt Nam trong khối TPP,  Mỹ đã gián tiếp công nhận ĐCSVN là đảng cầm quyền duy nhất và chứng minh là đi với Mỹ sẽ không mất đảng, trái lại nếu tiếp tục bám vào Tàu sẽ mất hết. Vả lại giới kinh doanh tư bản Mỹ hay bất cứ nước nào đầu tư vào Việt Nam, cũng không đòi  hỏi gì hơn là có ổn định chính trị để dễ làm ăn. Những lobby quân sự và kỹ nghệ làm súng ống  Mỹ còn cho là dễ làm giầu với những chế độ độc tài hơn là với những nước dân chủ hiếu hòa. Tất nhiên là những tổ chức đòi hỏi dân chủ, đòi hỏi dân quyền Mỹ, Úc, Canada, Nhật… sẽ không chịu ngồi yên và sẽ làm áp lực với chính phủ nước mình để đòi hỏi chính quyền CSVN phải tôn trọng nhân quyền và tự do ngôn luận. Chính quyền CSVN cũng khó mà  từ chối quyền tư nhân được tự do xuất bản báo chí và tự do truyền thông vì những quyền này nằm trong quy chế  tự do kinh doanh mà các thành viên TPP đều đã chấp thuận. Quan trọng hơn hết là một khi kinh tế Việt Nam phải vận hành theo những quy định, những luật lệ rõ ràng và phải có  sự minh bạch trong sổ sách, trong kế toán, thì sẽ bớt được tham nhũng và nền tư pháp cũng sẽ độc lập hơn.

Kết lun

Có nhiều giải thích khác nhau về sự kiện Việt Nam gia nhập khối TPP:

Có nhiều người hoài nghi cho rằng quyết định gia nhập TPP chỉ là kết quả của một sự thỏa thuận giữa 2 phái cố hữu trong ĐCSVN là phái “Đảng Lãnh đạo”  mà người cầm đầu là Tổng bí thư Đảng và phái “Quản lí”  mà người cầm đầu là Thủ tướng chính phủ. Hai phái đều thỏa thuận với nhau đi nước đôi : lệ thuộc Tàu về đường lối chính trị, lợi dụng Mỹ về kinh tế. Nói chung, cả 2 phái đều cùng một chí hướng là bảo vệ sự độc tôn của Đảng và tình trạng giậm chân tại chỗ về chính trị cũng sẽ vẫn trường tồn.

Những người lạc quan hơn cho rằng phái Lãnh đạo đã bị cô lập, chỉ còn biểu lộ sự trung thành vì quyền lợi với Trung Quốc bằng một vài lời tuyên bố và bằng một vài phản ứng như huy động công an bắt cóc người này người kia. Những người này còn đưa ra nhận xét trong Đảng hiện nay có thêm một phái mới nổi là phái Trương Tấn Sang. Việt Nam gia nhập TPP phần lớn là công của Trương Tấn Sang. Xu hướng ngả về Mỹ có vẻ đang lên dù với Trương Tấn Sang hay với Nguyễn Tấn Dũng. Hai nhân vật này đang tranh đua nhau, sẽ làm thay đổi cơ chế chính  trị Việt Nam theo  chiều hướng  của ĐCSTQ với một lãnh đạo duy nhất như Hồ Cẩm Đào và ĐCSVN sẽ không còn là nơi tụ tập của một tập thể vô hình vô thể, vô trách nhiệm chia nhau quyền hành mà sẽ trở thành công cụ cầm quyền của một người lãnh đạo duy nhất.

Dù sao gia nhập khối TPP cũng tạo cho Việt Nam cơ hội tốt nhất để tạo dựng được một nền kinh tế vững bền, có nhiều triển vọng, thoát khỏi được sự khống chế của Trung Quốc. Những  người Marxistes chân chính còn dựa vào biện chứng pháp của Marx khẳng định  kinh tế  là hạ tầng cơ sở, chính trị chỉ là thượng tầng kiến trúc, để tin tưởng là một khi nền kinh tế Việt Nam đạt được trình độ tiến triển để hòa nhập với nền kinh tế chung của các nước trong khối TPP thì chính trị Việt Nam cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng dân chủ của các nước này.

© Phong Uyên



http://www.danchimviet.info/archives/49418







Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 05/Jan/2012 lúc 6:23pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 17/Mar/2012 lúc 10:01am



Thứ Sáu, 16 tháng 3 2012

Mỹ ban hành luật chống trợ giá đối với hàng Việt Nam

 

Tổng%20thống%20Hoa%20Kỳ%20Barack%20Obama
Hình: Casa Blanca


Tổng thống Obama đã ký ban hành luật áp dụng các loại thuế chống trợ giá đối với các mặt hàng nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam và Trung Quốc

Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama, ngày 13/3 ký ban hành luật cho phép Mỹ áp dụng các loại thuế chống trợ giá đối với các mặt hàng nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam và Trung Quốc.

Luật có tên gọi ‘Áp dụng các điều khoản thuế chống trợ giá đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường’ mang ký hiệu H.R 4105 được cả Thượng và Hạ viện Hoa Kỳ thông qua trong tuần trước tạo điều kiện cho công ty và công nhân Mỹ tiếp tục chống lại hình thức trợ giá từ chính phủ Việt Nam và Trung Quốc gây thiệt hại vật chất cho một ngành công nghiệp hay người lao động ở Mỹ.

Luật áp dụng cho tất cả các thủ tục hành chính và pháp lý liên quan phát sinh từ ngày 20/11/2006.

Cuối năm ngoái, Tòa Phúc thẩm Liên bang Mỹ phán quyết rằng quy định về thuế chống trợ giá hiện hành không áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Mỹ từ các nền kinh tế phi thị trường chủ yếu là Việt Nam và Trung Quốc.

Luật vừa được Tổng thống ký ban hành đảo ngược hẳn phán quyết của tòa, vô hiệu hóa hơn 20 quyết định về thuế chống trợ giá và các cuộc điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc.

Ngoài ra, luật cũng giúp giải quyết những quan ngại rằng việc áp dụng cùng lúc thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ giá lên cùng các các mặt hàng nhập khẩu của hai nước vừa kể là đánh thuế hai lần không công bằng.

Việt Nam chưa lên tiếng phản hồi chính thức về luật chống trợ giá mà Mỹ mới ban hành.


Nguồn: www.lexology.com, americanmanufacturing.org, www.stewartlaw.com


http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/obama-signs-anti-subsidy-bill-on-vietnam-china-3-16-12-142919155.html




Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 17/Mar/2012 lúc 10:03am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 19/Mar/2012 lúc 10:57pm

Đại hạ giá thế này mà không biết có người mua không ??
mk




Chi phí 46 triệu USD, siêu biệt thự chào bán 10,3 triệu USD

17/03/2012 | 10:34

5 năm xây dựng với chi phí 46 triệu USD, nay tòa biệt thự được đấu giá với mức khởi điểm chỉ 10,3 triệu USD.

Biệt thự lộng lẫy Champ d'Or cách thành phố Dallas, Mỹ 40 phút đi xe. Với diện tích 4.450m2, Champ d'Or khiến chủ nhân của nó mất 5 năm để lên kế hoạch, xây dựng và hoàn thiện. Chủ sở hữu đầu tiên của căn biệt thự là vợ chồng ông chủ của tập đoàn CellStar.

Bên trong tòa biệt thự được xây theo phong cách baroque Pháp này có một khoảng sân rộng bao la đủ đón tiếp 450 khách, được trang bị cả phòng xông hơi, bể bơi, sân quần vợt, khu chơi blowling trong nhà, 15 garage, 2 thang máy... Với mức giá 46 triệu USD mà chủ đầu tư bỏ ra ban đầu, bất kỳ ai cũng bị mê mẩn trước vẻ sang trọng của Champ d'Or.


Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chủ nhân của căn biệt thự này đồng ý phát mức giá khởi điểm 10,3 triệu USD. Một mức giá quá "hời" so với một Champ d'Or đẳng cấp.


Cận cảnh siêu biệt thự Champ d'Or


Tấm thảm trải với hoa văn độc đáo, màu sắc hài hòa phong cách thiết kế của ngôi nhà làm cho không gian nơi này trở nên quyến rũ và độc đáo.
Ánh sáng từ "cổng trời" mang lại không khí thông thoáng, trong lành
Tiền sành rộng để tiếp đón khách
Thiết kế nội thất theo phong cách Pháp đặc trưng sang trọng, quyến rũ.
Phòng chiếu phim.
Phòng gia đình có sân khấu riêng dành cho các buổi độc tấu piano của các thành viên.
Nhà bếp khá đơn giản so với các phòng còn lại.


Thiết kế sang trọng và tiện ích của Champ d'Or


Phòng chơi Bowling.
Nơi tập đàn giành riêng cho thành viên trong gia đình.
Phòng ngủ lớn với cách bày trí tỉ mỉ.
Phòng tắm.
Đến thảm trải nhà cũng là đồ hiệu.
Bể bơi trong nhà được thiết kế giống với khách sạn Hilton.
Khu vực giành cho việc tổ chức bữa tiệc ngoài trời.
Tầng thượng tuyệt đẹp.
Không gian xanh trong nhà.
Phòng Spa chuyên nghiệp.
Sân quần vợt.

(Theo NDHMoney)


http://taichinh.vnexpress.net/tin-tuc/tien-cua-toi/hang-hieu/2012/03/chi-phi-46-trieu-usd-sieu-biet-thu-chao-ban-10-3-trieu-usd-6712/






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 19/Mar/2012 lúc 10:57pm
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.191 seconds.