Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 191 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22274
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Dec/2015 lúc 5:07pm
Những bức thư tình mùa Noel
Thư gởi Ông Già Noel và thư gởi nàng Juliette của Roméo ở Ý
                                                                  
131210_HOL_SantaMakeover
Noel đã bao lần qua nhưng những bức thư của trẻ con viết và gởi cho Ông Già Noel mỗi năm từ tháng 11 và tất cả đều lần lược được hồi âm cho tới đầu thàng giêng năm sau trong số đó có không ít những bức thư vẫn thật sự làm rung động lòng người . Vì những ý nghĩ ngây thơ, trong sáng của tuổi trẻ . Cho tới gần đây, riêng ở Pháp, số thư trẻ con mỗi năm viết tay gởi cho Ông Già Noel vẫn còn chiếm con số rất lớn . Dĩ nhiên có nhìều cô cậu được cha mẹ hướng dẩn viết bằng computer . Thời đại tin học mà!

 
 

Cô bé Virginia O'Hanlon.
Riêng bức thư của cô bé Virginia O'Hanlon, 8 tuổi, ở Manhattan, NY, viết năm 1897 gởi cho báo The New York Sun hỏi "Ông Già Noel có thật không ? " bất ngờ trở thành nổi tiếng và vượt thời gian nhờ bức thư trả lời của báo . Giai thoại này từ hơn 100 năm qua được kể lại mỗi mùa Noel .
Mùa Noel năm nay, câu chuyện lại được nhắc lại trên mạng thông tin . Và bức thư trả lời của ký giả Francis Pharcellus lại thêm một lần nữa đánh động lòng người :
" …. Virginia, ông già Noel có thật . Ông có thật cũng như tình yêu và lòng quảng đại luôn hiện diện quanh ta, nhờ đó mà cuộc sống của chúng ta được vui tươi và hạnh phúc. Nếu không có ông già Noel thì thế giới của chúng ta ảm đạm biết bao. Nếu không có những em bé như cháu thì thế giới của chúng ta sẽ như thế nào ? Khi đó cuộc sống sẽ chẳng có những tâm hồn trẻ thơ, chẳng có thi ca, chẳng có lãng mạn . Con người chỉ là những cỗ máy khô khan . Ánh sáng niềm tin và hy vọng của trẻ em trên khắp thế giới cũng sẽ tiêu tan .
vn2-9139-1419396948.jpg
Bức thư của biên tập viên Francis Pharcellus Church là hành trang theo suốt cuộc đời Virginia. Trọn đời bà đã cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục và trẻ em tật nguyền.
…, Ông Già Noelvẫn sống và sẽ sống mãi. Hàng nghìn năm sau Virginia à, mà không phải, hàng trăm nghìn năm sau, ông vẫn sẽ tiếp tục mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những tâm hồn trẻ thơ trên khắp hành tinh này. Chúc cháu Giáng sinh hạnh phúc ".
Bức thư của biên tập viên Francis Pharcellus Church là hành trang theo suốt cuộc đời Virginia. Trọn đời bà đã cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục và trẻ em tật nguyền .
Bà mất năm 1971, ở tuổi 81 và đã mang lá thư phúc đáp của ông Church suốt cuộc đời mình .
Cỏ May nhắc lại chuyện Ông Già Noel nhơn mùa Noel vì nó đã làm cho Cỏ May súc động không ít hôm tối 24 vừa qua . Trẻ con vui chơi vì mới 10 giờ tối . Người lớn sửa soạn bửa ăn tối . Năm nay, ở Paris, trời không lạnh . Tây có câu " Hể Noel đứng được ở bao-lơn thì Phục-sinh phải ngồi trước lò sưởi " . Tuy không lạnh nhưng cửa sổ vẫn đóng . Thằng bé 7 tuổi tên Lenny, học lớp 1, cứ đòi mở ít nhứt một cửa sổ . Để cho Ông Già Noel tới . Trước khi nghỉ học cuối năm, ở trường, cô giáo nói chuyện cho học sinh trong lớp nghe về Ông Già Noel . Và bảo học trò hảy viết thư cho Ông Già Noel xin quà . Học trò viết như một bài tập . Cậu bé Lenny chăm chỉ viết và gởi cả niềm tin vào trang giấy . Các bạn của nó phần đông không có đứa nào tin . Riêng nó tin có Ông Già Noel .
Tối hôm ấy, bất ngờ, cha của nó làm ngã cây thông . Nó òa lên khóc vừa đau khổ " Ông Già Noel không tới …". Nó hiểu như một điềm không lành .
Nó bỏ chạy vào phòng khóc tức tưởi . Và ngủ thiếp đi .
Sau đó, mẹ của nó lấy quà ra bày lên những đôi giày của trẻ con để sáng ra, chúng nó nhận quà .
Ngủ dậy, Lenny thấy có nhiều quà, reo lên mừng rở . Quên những chuyện buồn của tối hôm trước .
Đúng là cái đẹp vẫn ở niềm tin . Và niềm tin của trẻ con đẹp hơn cả !
Viết thư gởi Ông Già Noel
02-12-6-4176-1417491054.jpg
Trẻ con Pháp viết thư gởi Ông Già Noel hoàn toàn miển phí . Ban thư ký của ông là Bưu điện và địa chỉ gởi thư là :
Ông Già Noel
14, đường sao xẹt trên Trời
33 500 Libourne – France (Miền Tây-Nam Pháp – Gần Bordeaux)
Theo tin mới nhứt, cập nhựt ngày 28 tháng 12 năm 2014, Ban Thư ký của Ông Gìà Noel đã được mở cửa làm việc trở lại . Đó là tin mừng cho tất cả trẻ con ngoan, học giỏi, vì có thể viết thư gởi miển phí cho Ông Già Noel, xin ông quà . Ông sẽ mang tới đặt dưới chân cây thông vào ngày Noel năm tới .
Hằng năm, vào tháng 11, Bưu điện mở Văn phòng truyền thống tọa lạc ở Thành phố Libourne thuộc Tỉnh Gironde . Năm 2012, Văn phòng nhận được 1, 7 triêu bức thư và ăn mừng năm thứ 52 . Năm rồi, Văn phòng nhận được 1, 2 triêu bức thư viết tay và cả 200 000 e-mails của trẻ con trong đó có những hình vẻ và sự mong ước nhận được những món quà và đồ chơi . Những bức thư này gởi tới từ 126 quốc gia trên thế giới . Năm 1962, Văn phòng mới thành lập chỉ nhận được có 5000 thư . Ngày nay, Văn phòng có 60 nhơn viên trả lời thư .
Ngày hằng năm, trẻ con bắt đầu viết thư gởi Ông Già Noel, là ngày 6 tháng 11 . Với danh sách kèm theo liệt kê những món quà mong đợi . Tất cả thư nhận được đều được Ban Thư ký đọc kỷ và trả lời liền . Điều đặc biệt là thư không đề địa chỉ đầy đủ, như chỉ ghi « Ông Già Noel », dán lại, bỏ vào thùng thư cũng tới tận Văn phòng của Ông Già Noel và được hồi âm kịp lúc .
Chánh Văn phòng của Ông Già Noel là Bà Teulières . Bà rất súc động khi đọc qua những bức thư của tác giả từ 3 tới 9 tuổi vì đó là những dòng chữ, những hình vẻ ngoằn ngoèo bộc lộ đầy sự ngây ngô trong sáng, vô cùng dễ thương, gởi cho người sẽ đem tới những niềm vui vào ngày cuối năm .
Qua hơn năm mươi năm hoạt động, Ban Thư ký của Ông Già Noel đã có tên tuổi khắp thế giới .
Những bức thư tình

Chuyện tình ngang trái của Juliette và Roméo đã đi vào lịch sử tình yêu được nhà văn Anh Shakespeare  đưa vào kịch nghệ nay trở thành bất hủ .
Juliette vẫn trả lời hằng năm 4000 bức thư gởi tới nhà ở Vérona, Ý, nay trở thành bảo tàng viện lịch sử .
Juliette và Roméo là hai người yêu nhau nhưng cả hai trở thành nạn nhơn của sự xung đột của hai gia đình . Gia đình Capulet của Juliette và Montaigu của Roméo cùng ở thị trấn Vérona, miền Đông-Bắc Ý, vào thời Phục Hưng . Những bức thư tình từ trên khắp thế giới gởi tới để tâm sự với Juliette vì cũng đồng cảnh ngộ .
 

Phần nhiều người viết thư cho Juliette không biết rỏ địa chỉ, chỉ ghi ngoài bao thư « Juliette, Vérona ( Vérone), Italie » . Nhưng Bưu điện ý vẫn đưa thư tới vì biết thư gởi cho Juliette là những lời tâm sự .
Tại ngôi nhà xưa của Juliette nay là bảo tàng viện, có 10 phụ nữ làm việc tự nguyện để trả lời thư từ . Một bà cho biết những thư tâm sự đó phần lớn gởi từ Pháp, Đức và Huê kỳ. Tác giả những bức thư này là phụ nữ . Có cả những cô gái vị thành niên .
Họ viết thư để bày tỏ tâm sự trong tinh yêu và hỏi Juliette cho những lời khuyên bảo để ứng xử . Nhiều người không biết làm thế nào để tỏ tình, để bảo vệ tình yêu, …kẻ khác tỏ bày niềm hạnh phúc, sự đau khổ, … Đôi khi thư kèm theo một bức tranh, tấm hình của hai người yêu nhau, hoặc một bài thơ tình .
Văn phòng của Juliette trả lời tất cả thư nhận được . Bằng tiếng pháp, tiếng ý, tiếng anh, tiếng nhựt, tiếng nga . Những thứ tiếng mà mười phụ nữ tự nguyện ở đây có khả năng .
Những bức thư trả lời được viết tay, sát theo từng trường hợp của người gởi . Không hề có thứ trả lời chung, một cách kiểu mẫu . Người trả lời viết theo cảm hứng của mình, theo nhịp tim của mình sau khi đọc thư .
Trong năm, có hai mùa, Văn phòng Juliette nhận nhiều thư hơn hết : mùa Lễ Tình Yêu và Noel .
Cỏ May ghi ra đây địa chỉ Văn phòng Juliette để bạn đọc (Các Bà trong các Hội Cao niên) có thể viết thư không lo thư bị thất lạc :
Via Galilée
37133 Verona - Italia
Bao-lơn lịch sử Juliette
Image
Ban công ngôi nhà - nơi chàng Romeo tỏ tình cùng nàng Juliet
Du khách tới Verona không thể không đưa mắt ngước nhìn bao-lơn nơi Juliette đứng nhận lời tỏ tình của Roméo . Verona là một thành phố nhỏ đầy chất lảng mạn nhứt của nước Ý . Nhờ chuyện tình b'ất diệt  của cặp tình nhơn Roméo và Juliette . Thật ra chuyện tình này chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng thế kỷ thứ XIX, vào năm 1930, biến thành câu chuyện tình hấp dẩn du khách thế giới .
Từ đó, bao-lơn trước ngôi nhà của Juliette được mọi người tới Verona không thể bỏ qua . Nó trông ra cái sân nhỏ, hằng ngày đông đầy du khách tứ phương . Họ chụp hình nhau với « phong » là bao-lơn . Hoặc chụp với pho tượng Juliette trong vườn .
Theo truyền thuyết, mỗi ngưới tới đây, trước khi ra đi, phải gởi lại Juliette một cái gì . Vì vậy, ngôi nhà của Juliette như được gói bằng những tờ giấy lớn, nhỏ, ghi vội những lời yêu đương nồng nàng, hay những lời đầy nước mắt của những ngưòi yêu nhau trong cảnh ngang trái . Hoặc những món nữ trang nho nhỏ . Cả miếng chewing-gum nắn thành trái tim dán lên tường …
Nếu du khách muốn viếng bảo tàng tình yêu của Juliette, đứng trên bao-lơn,  thì phải đóng góp 6e cho chi phí quản lý cơ sở lịch sử này.
Do ảnh hưởng lịch sử chuyện tình bao trùm ngôi nhà của Juliette mà những người tới đây, sau chốc lác nhìn ngắm khung cảnh xong, khó mà không ôm nhau hun người đi bên cạnh mình .
Cũng theo lời kể lại . Các bà, các cô vào đây, nên rờ vú mặt của pho tượng Juliette để lấy hên như giử tình yêu bền vững, có đông con .
Còn rờ cả hai vú thì sẽ gặp được người trong mộng . Các ông ế vợ mà rờ cả hai vú của Juliette sẽ có vợ sớm . Chẳng những có một vợ mà tới hai vợ .
Không biết thật sự chuyện này ứng nghìệm như thế nào . Chớ nhiều cặp yêu nhau và thường cải nhau, tới đây, rờ vú Juliette, họ được cơm lành canh ngọt suốt ba năm !
Nếu không tin, xin mời bạn đọc nào, hai người thường cải nhau, tới đây, rờ cả hai vú Juliette thử để biết chuyện sẽ ứng nghiệm tới đâu . Cả những anh chàng ế vợ …
Nguyễn thị Cỏ May
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Dec/2015 lúc 11:58am

EM LÀ OSHIN

midu-1-9367-1401846310.jpg


Em là một con ô sin, ô sin thứ thiệt.

Mẹ dắt em đến nhà dì Hai bảo cho em phụ dì việc nhà. Dì hất mặt nhìn em, thú thật là em ước gì có cái hố mà chui xuống để trốn cái ánh nhìn đó. Dì gật đầu bảo chị cứ yên tâm mà về, để con bé đấy em nuôi. Lúc đó em mới mười lăm. Dì ngọt ngào kêu cứ xem đây như nhà mình, đừng ngại gì nghen cưng. Ngọt ngào nhưng em cứ thấy nó sắc nhọn kiểu gì ấy. Em thấy sờ sợ. Mà em ghét cái từ “cưng” kinh khủng. Ai gọi là em là “cưng” em cũng ghét, không biết tại sao.

Công việc của em là giặt đồ, lau nhà, rửa chén và nấu ăn. Dì không cho em đi chợ vì sợ em không quen đường. Là dì nói vậy. Khi mẹ em đến thăm, em kể lại, mẹ cau mặt: A cái con này gớm thiệt. Nó sợ mày ăn bớt tiền nó nên không dám để mày đi chợ đây mà. Mẹ hỏi em thế dì có cho tiền tiêu vặt không. Em cười cười, cả đời con có đi đâu ra khỏi nhà đâu mà cần tiêu vặt, mẹ. Là em nói cho mẹ an lòng thôi. Chứ em cũng cần một ít tiền chứ, con gái mà. Mặt em nhiều mụn lắm, nên em cũng muốn mua một lọ kem bôi cho nó đỡ. Đôi khi đến ngày ấy mà dì không có nhà, em không biết làm sao cả. Em hoang mang, sợ lắm. Chẳng lẽ cứ để máu chảy ròng như thế dưới mỗi bước chân mình đi. Rồi thì dượng đập em chết ấy chứ. Nên em cứ phải lấy cái áo cũ, cắt ra nhiều mảnh và thấm cho nó đỡ. Mà cái ấy của em nó thất thường lắm. Khi thì một tháng tròn, khi thì nửa tháng. Có khi hơn một tháng rồi vẫn không thấy. Nên nhiều khi em chẳng biết đường nào mà lần. Tự nhiên thấy máu chảy, thế là em lại cuống lên. Phải mất một lúc em mới bình tĩnh trở lại và tìm cách giải quyết. Có dì ở nhà thì đỡ hơn. Nhưng mà nhiều khi em cũng ngại lắm. Cứ rón rén bên tấm cửa, chờ cho dượng đi ra, mà dượng toàn không mặc cái gì trên người, đến là phát ngại. Em vào phòng, lí nhí, ấp a ấp úng một hồi mới nói được. Mà dì cũng cáu, dì bảo em con này miệng mày bị chó ăn rồi hả, sao vào phòng không chịu gõ cửa. Thì em có nhớ đâu, tại em quên mất. Mà con gái với nhau cả, dì cứ mặc đồ tự nhiên, em đâu có nhìn đâu. Dì mở tủ, lấy ra cả gói và ném lại phía em: cho mày cả đấy, tao mới mua hôm qua, có cánh và siêu mỏng hẳn hoi đấy. Khôn hồn thì đừng có làm phiền tao nữa, nghe không? Mắt dì trợn ngược, em thấy lòng trắng nhiều hơn lòng đen, đến phát sợ.


Ở nhà dì được gần hai năm thì…em bị đuổi. Không phải em lười nhác hay làm không tốt việc nhà mà bị đuổi đâu. Cũng không phải em ăn cắp ăn trộm gì cả. Chuyện là thế này…

Một hôm em lau chùi nhà tắm, đang kỳ cọ cái gương thì thấy một gương mặt cũng tương đối xinh trong gương. Em quay bật ra đằng sau xem là ai, nhưng mà không thấy ai cả. Em nghĩ không lẽ là mình thật sao? Em nhìn đi nhìn lại, rồi em thử làm những động tác khác nhau và quan sát trong gương xem sao, thì em thấy nó cũng làm những động tác y hệt như em. Ôi, em không tin được người trong gương kia lại chính là mình. Vì em thấy lạ quá. Gương mặt em không còn mụn gớm ghiếc như trước. Sau này dì em bảo mày đã qua thời kỳ dậy thì thì nó hết chứ sao. Dì còn đế thêm một câu: người đâu mà ngu dễ sợ. Thì em cũng công nhận là em ngu, ngu vì em chưa biết. Từ bé đến giờ có nghe ai nói về dậy thì đâu. Em cũng có biết cái dậy thì là cái gì? Em làm gì được đi học mà biết. Mấy chữ cái bập bẹ nhờ anh Ti nhà hàng xóm dạy em đánh vần. May mà em còn biết đọc chút ít và biết viết được tên mình. Anh Ti dạy em từ thời còn nhỏ xíu. Lúc đó anh Ti còn hay dẫn em đi thả diều. Anh Ti còn bảo sau này lớn lên nhất định anh sẽ lấy bé Lọ làm vợ. Bé Lọ là tên anh Ti gọi em. Còn mẹ và dì thì cứ gọi em là con Tẹt. Giờ anh Ti đi du học rồi. Nhà anh Ti giàu lắm. Anh Ti lại học giỏi nữa. Lúc em mới đến nhà dì ở, anh Ti có viết thư cho em, tổng cộng là năm lá. Từ khi anh Ti nói mai anh đi du học ở Úc, thế là không có bức thư nào nữa. Mới đầu em cũng buồn lắm chứ. Nhưng rồi dần dần cũng quen. Là em nghĩ ra một cách thế này. Buổi sáng đi đổ rác, em cầm theo bức thư của anh Ti, bỏ vào hộp thư trước cổng nhà dì. Tối đến, em vờ như ra kiểm tra thư và lấy vào chiếc phong bì màu xanh lam có hai con chim bồ câu chụm đầu vào nhau. Lần nào anh Ti cũng gửi bằng chiếc phong bì ấy. Anh Ti bảo anh thích màu xanh, vì nó bình yên như cảm giác mỗi lần anh được bên em. Và cái tên em cũng bình yên nữa. Em mới chợt nhớ ra tên mình là Thanh Bình. Ừ, cũng đẹp. Mà cũng có chữ bình nữa nên anh Ti nói là bình yên. Mà hình như thanh cũng là màu xanh hay sao ấy. Tự nhiên em lại thấy thinh thích khi nghĩ về cái tên và cái phong bì của anh Ti. Em lại ngồi mân mê ở góc bếp, là chỗ ngủ của em, và đánh vần từng chữ. Bức thư của anh Ti dài ghê. Em phải đọc gần cả buổi tối mới xong đấy. Em phải chờ cho dì dượng đi ngủ rồi mới dám đọc. Mà em đọc bằng chiếc đèn pin, em trùm kín mền rồi bật đèn pin đọc. Chứ em mà bật điện ấy à, dì dượng mà thấy, la em chết. Nhưng mà có lần em cũng hú hồn. Tại tối nào em cũng đọc. Có năm lá thư thôi, nhưng em cứ đọc đi đọc lại. Có hôm dượng lấy đèn ra vườn làm gì ấy, thấy nó mờ mờ, tối thui, dượng càu nhàu tao để cái đèn đây, không ai làm gì sao nó lại hết điện, tối thui thế này, khốn kiếp. Lúc đó, trống ngực em đập thình thịch, cứ cúi gầm, không dám nhìn dượng. May mà dượng không phát hiện ra. Đúng là hú hồn.

À quên, để em kể tiếp…Khi không tin mình chính là cô gái cũng xinh đẹp trong gương, em cứ nhìn mãi, rồi em cười, mà khi cười em lại thấy đẹp hơn trong gương. Rồi em thử sờ tay lên mặt, em xoa xoa hai má, thấy nó trơn tru, mịn màng, chứ không còn lỗ chỗ, toàn mụn như trước nữa. Mà thú thật là em thấy em trắng lắm, đâu có đen thùi lùi như dì và mẹ nói đâu. Ngày trước mới đến, dì nhìn em, lè lưỡi: trời, sao cháu tui đen vậy cà. Mẹ em cười cười, nó ngày nào cũng đầu trần ngoài nắng, đen là thường, không đen mới là sợ ấy. Vậy mà bây giờ em trắng lắm. Em có thấy mình đen đâu.



Nhìn mình đẹp, em cũng thấy vui vui. Em chạy đi khoe với con bé hàng xóm, cũng làm người giúp việc. Vừa ra tới cửa thì thấy dượng đi làm về, em khoe luôn: dượng, dượng có thấy nay con đẹp hơn không, dượng? Lúc nãy con lau nhà tắm, con thấy mình trong gương, nó trắng trẻo mà đẹp. Dượng nhìn em cũng lâu lâu. Rồi dượng bảo em xoay một vòng dượng xem. Dượng gật đầu. Rồi dượng véo má em. Dượng sờ ngực em, dượng kêu chỗ này cũng đẹp hơn nữa. Dượng cười, mà cái điệu cười kiểu gì ấy, em chẳng thích.

Tối hôm đó, lúc em đang ngủ thì dượng xuống. Dượng chui vào mền em. Em sắp la lên thì dượng bịt miệng em lại: suỵt, dượng đây, đừng la. Em chưa kịp nói gì thì dượng đã cắn vào môi em. Dượng còn cắn tai em nữa. Dượng cứ làm nhồn nhột nơi cổ em. Rồi dượng cởi hết đồ em ra. Nói chung là em không kịp làm gì. Thôi thì em cứ để kệ dượng. Dượng mân mê ngực em, và ngậm nó như đứa trẻ bú mẹ. Dượng ghé vào tai em, bảo hãy ôm chặt lấy dượng. Em làm theo, rồi không biết dượng làm cái gì mà bỗng nhiên em thấy đau như người mình bị xé đôi. Dượng ngậm môi em làm em không hét được. Em thấy dượng cứ nhún nhún làm em cũng nhún theo. Dượng hỏi em có thích không. Em gật đầu. Mà em cũng không biết sao lại gật đầu. Em cứ thấy lâng lâng, buồn cười lắm. Nhưng rồi em cũng thấy mệt, em ngủ lúc nào chẳng biết. Rồi em giật mình, dượng kêu Tẹt, dậy mặc đồ vào mau. Dượng vớ lấy bộ đồ rồi đi lên gác. Em dậy, bật chiếc đèn pin để mặc đồ. Thấy người mình đau ê ẩm. Đến sáng em gấp mùng mền thì thấy có máu dưới tấm ga trải nệm. Em không biết máu của em hay của dượng, nhỡ dượng mà bị thương, em chết chắc. Ngồi ăn sáng, em cứ để ý xem người dượng có bị xây xước gì không. Em thấy dượng gườm mặt, sợ quá em không dám nhìn nữa.

Từ đó, thỉnh thoảng dượng lại xuống và lại lặp lại chuyện ấy. Nhưng mà sáng ra em không thấy máu ở trên ga nệm như lần ấy nữa. Dượng dặn em không được nói gì với dì, nghe chưa. Em gật đầu. Nhưng mà rồi dì cũng biết, mặc dù em không hề nói. Chuyện là tối hôm đó, tự nhiên hai dượng cháu đang ngủ thì thấy chói mắt quá. Em bật dậy, dượng cũng bật dậy. Em thấy dì đang đứng chống nạnh: Á à, dượng cháu nhà mày làm cái trò lăng loàn này hả. May mà hôm nay tao khát, xuống uống nước mới bắt quả tang nhé. Cái con ranh này, mày được lắm. Dì chỉ tay vào mặt em. Em còn đang ngơ ngác. Rồi dì quay sang dượng. Dì chưa kịp nói gì, dượng đang rối rít mặc đồ, em thấy dượng mặc đồ trái, nghĩ buồn cười. Nhưng em chưa kịp cười thì dượng đã chạy lại bên dì. Em, cái con Tẹt nó dụ dỗ anh. Nó rủ rê anh đấy, chứ anh đâu…Ranh con còn không mau mặc đồ vào. Em nhìn xuống mình thì thấy đang trần truồng. Em khua tạm cái mền phủ lên người. Dì cầm tóc em lôi, em thấy râm ran trên đầu, rồi thì không biết gì nữa. Khi tỉnh lại, em thấy mình đang nằm ngoài bậc cửa. Dì vứt túi của em cái ịch xuống đất rồi hét: cút, cút khỏi cái nhà này. Em nhặt cái túi, rồi em đi vào bếp, lấy trong góc tủ ra mấy lá thư của anh Ti. Em cúi chào dì dượng rồi đi. Em biết là mình phải cút khỏi cái nhà này, chứ chưa biết sẽ cút đi đâu. Em sang chào con bạn hàng xóm, kể qua loa cho nó nghe. Nó hơn em ba tuổi, nhưng nheo nhóc, còi cọc, còn nhỏ hơn em, nên em không gọi nó bằng chị. Nó chảy nước mắt, móc trong túi ra mấy tờ tiền đưa cho em. Nó bảo thôi bà ra bắt xe về quê với mẹ. Khi nào đó quay lại đây tìm tui, hai đứa mình đi mần ăn. Em gật đầu, thấy nó khóc nên cũng khóc theo.

Thế là em bị đuổi…

Em ra ga bắt xe về quê. Thằng lơ xe đuổi em xuống, nó kêu không có tiền cũng bày đặt đi xe. Xe đi rồi em mới sực nhớ, nó cầm của em mấy tờ tiền, chưa trả lại. Em chạy theo, cố gọi, nhưng chiếc xe phóng nhanh quá, nó đi mất rồi. Em đứng thở một lúc rồi ngồi nghỉ bên lề đường. Tự nhiên nước mắt em chảy, chứ em cũng chẳng khóc làm gì. Em không biết nên làm gì bây giờ. Bụng em kêu ộc ộc. Em đói. Nước mắt em cứ chảy mãi. Em ngồi thêm một lúc rồi đứng dậy đi. Qua một quán phở, mùi thơm nức lên tận mũi. Cái bụng em lại sôi ùng ục. Rồi em nhìn thấy một tấm bảng treo bên góc. Em đánh vần. Chữ cũng đẹp nên không khó đọc lắm. Trên bảng viết cần người rửa bát. Em đánh bạo vào hỏi. Bà chủ nhìn em. Mặt bà chủ hồng hào, môi đỏ. Bà gật đầu rồi bảo con bé, cũng gần bằng em, đang lau bàn ngoài kia, mang cho em bát phở. Bà bảo em ăn đi rồi cất đồ, ra phụ cô kia rửa bát. Em dạ và ngồi vào bàn ăn. Phở ở đây ngon thật, ngon nhất trong những lần em từng được ăn. Mà em đã từng được ăn đâu, nay là lần đầu tiên em được ăn phở. Nó ngon đến không quên được.

Công việc rửa bát em làm quen rồi nên rất dễ dàng và làm nhanh nữa. Em được bà chủ khen là khéo léo. Làm ở đây được khoảng một tuần, vì em không có chỗ ở nên bà chủ cho ngủ nhờ ở kho để thức ăn dự trữ. Một buổi trưa em đang rửa bát thì có một chị, em không biết nên gọi là gì, vì thấy còn trẻ quá, lại xinh đẹp nên em gọi bằng chị, ra giếng rửa tay. Chị nhìn em một lúc rồi bắt chuyện với em. Chị hỏi em trước đây đã làm ở đâu chưa. Em kêu em giúp việc cho dì nhưng giờ không làm nữa, xin làm ở đây. Chị ấy hỏi em cũng nhiều, về công việc em từng làm ở nhà dì, về chỗ ở của em hiện nay…nhiều lắm, em không nhớ hết. Rồi chị bảo chị cũng đang cần một người giúp việc nhà, tại chị bận quá, đi cả ngày nên nhà cửa không có ai chăm sóc. Chị hỏi em có muốn về ở với chị không, giúp chị nép dọn, làm mấy công việc vặt. Em được ở lại đó luôn, và một tháng chị trả em triệu rưỡi. Em mừng quá, gật đầu. Có tiền, em gửi về quê cho mẹ, rồi em tìm con bạn trả lại nữa. Nghĩ lại thấy vui.

Chị dắt em ra nói chuyện với bà chủ rồi đưa em về.

Thế là em có công việc mới. Có chỗ ở mới. Em có một căn phòng riêng. Nó rộng và đẹp. Ở đây em có thể nhìn ra vườn. Có những hôm không ngủ được, em mở cửa sổ và nhìn mông lung. Trăng như cái bánh đa tròn vành vạnh. Hái nó xuống ăn chắc cũng ngon. Em ngồi đếm sao, nhiều lắm. Em cứ đếm rồi lại quên. Có khi đếm đến một nghìn, em phải dừng lại vì không biết con số tiếp theo. Ngày xưa anh Ti chỉ dạy em đếm đến một nghìn thôi. Rồi bỗng dưng em nhớ đến anh Ti. Nhớ lắm. Em lôi mấy bức thư của anh Ti ra đọc lại. Ở đây em được đọc thoải mái bằng đèn điện chứ không phải trùm mền và đọc bằng đèn pin như ở nhà dì.

Bé Lọ nhớ chờ anh nhé. Nhất định sau này anh sẽ lấy em làm vợ. Bây giờ anh qua bên kia học tiếp, sau này trở về gây dựng sự nghiệp và sẽ lo cho bé Lọ có cuộc sống đủ đầy. Bé Lọ phải ngoan và nhớ chờ anh Ti nhé. À, mà quên, sau này không được gọi anh là anh Ti nữa nhé. Anh là Thanh Minh, còn em là Thanh Bình, tên chúng mình ghép lại là Bình Minh Xanh đó. Tương lai của chúng mình cũng sẽ tươi sáng và đầy hi vọng như màu xanh của bình minh đó, bé Lọ biết không? Những điều anh nói chắc bé Lọ khó hiểu lắm nhỉ? Mà thôi, bé Lọ chỉ cần ngoan ngoãn và nhớ chờ anh về là được…

Đúng là khó hiểu. Em đọc đi đọc lại mãi mà vẫn thấy khó hiểu. Nhưng mà anh Ti nói chỉ cần em ngoan ngoãn và chờ anh Ti về. Thì từ trước giờ em vẫn luôn ngoan ngoãn mà. Em có cãi lời ai đâu, có mảng chơi đâu.


Chị hài lòng về em lắm. Chị khen em chăm chỉ và ngoan ngoãn. Chị còn khen em khéo chăm trẻ nữa. Ấy là vì thằng cu Bin nhà chị rất quý em. Suốt ngày hai cô cháu chơi với nhau. Cu Bin ngoan lắm. Có nhiều đêm cu Bin khóc, đòi ngủ cùng em, thế là chị kêu em sang ngủ cùng chị và cu Bin luôn. Ở đây em thích lắm. Em được tự do, thoải mái, chứ không như ở nhà dì. Chị còn cho em tiền tiêu vặt. Thi thoảng chị lại mua cho em cái áo, đôi dép. Nói chung là chị tốt lắm. Chị bảo chị xem em như em gái chứ không phải như một đứa ô sin. Sao mà em cứ có cảm giác ấm áp, vui vui.

Nhưng mà…nhưng mà em lại bị đuổi. Mà không, không phải bị đuổi, mà là em bỏ đi.

Về nhà chị được gần một tháng. Em cũng không hỏi chị sao không thấy ba của cu Bin đâu cả. Em vốn là người ít tò mò. Rồi một hôm, chị đi làm chưa về, em và cu Bin đang chơi trò cưỡi ngựa thì nghe tiếng chuông cửa kêu. Em chạy ra mở cửa, là một người đàn ông cao to. Em chưa kịp nhìn kỹ, vừa mở cánh cửa thì cu Bin trong nhà chạy ù ra, miệng toe toét gọi ba, ba. Rồi cu Bin xoay tròn trên không, hai cánh tay ôm chặt lấy người vừa gọi là ba. Người đàn ông lạ thơm má, thơm trán rồi bế cu Bin vào nhà. Anh ấy lôi ra nhiều đồ chơi bày lên bàn bảo quà của con trai ba đây. Mãi đến giờ anh ấy mới nhìn thấy và chú ý đến em. Anh ấy nhìn em, ánh nhìn quen quen và sờ sợ. Giống ánh nhìn của dượng khi em hỏi dượng có thấy nay con đẹp hơn không. Tự nhiên em sởn gai ốc. Cảm giác ớn lạnh chạy dài sống lưng. Thấy ba nhìn em lâu, cu Bin rối rít: chị Bình đó ba. Chị Bình của Bin đấy. Em cúi đầu chào. Anh ấy vẫn nhìn em…

Buổi tối chị về. Chị gọi em cùng ra ăn cơm như mọi lần. Chị nói đây là nhỏ Bình, em mới mướn. Con nhỏ chăm chỉ và ngoan lắm. Thằng Bin nhà mình quý nhỏ lắm. Cứ suốt ngày quấn lấy cô. Em đang định… Chị bỏ lửng câu nói khi nhìn sang anh. Lúc đó anh vẫn đang nhìn em. Vẫn là cái nhìn sờ sợ ấy. Rồi em thấy chị cúi mặt. Hình như là chị buồn. Tự nhiên em thấy bất an. Em cũng không biết nữa, cứ thấy thế nào ấy. Xong rồi em cũng thấy buồn. Cái đêm đầu tiên dượng xuống ngủ với em, rồi những đêm tiếp theo nữa, tự dưng cứ hiện lên trong đầu em. Rồi những câu nói của dì, bàn tay dì nắm lấy tóc em mà lôi cũng hiện lên trong đầu em nữa. Em sợ…

Rửa chén xong, em xin chị đi ra ngoài một lúc. Chị đồng ý. Thú thật là em không biết tại sao mình lại xin như thế. Trước giờ em chưa ra khỏi nhà vào ban đêm. Em vào phòng, cầm mấy bức thư của anh Ti rồi đi. Em cũng không biết mình cầm theo mấy bức thư ấy làm gì. Sau này ngồi nghĩ lại, em thấy hình như đó là linh tính. Em cứ có cảm giác mình sẽ không quay trở về nhà chị nữa. Điều em không biết là tại sao mình không mang theo áo đồ mà lại chỉ mang theo mấy bức thư của anh Ti. Bây giờ thì em biết vì đó là tài sản quý giá nhất của em lúc đó. Và em biết tại sao mình lại đi. Là vì em sợ. Em sợ những gì xẩy ra trước đây ở nhà dì sẽ lặp lại. Em sợ lắm. Thế là em đi. Em cứ lang thang, chưa biết sẽ dừng ở đâu. Nhưng em sẽ không quay về nhà chị nữa, dù em biết chắc chị sẽ buồn và sẽ lo cho em. Cu Bin cũng sẽ buồn. Em cũng sẽ buồn, sẽ nhớ chị và nhớ cu Bin nhiều nhiều. Nhưng em không quay về đâu. Không quay về.


Em trở lại quán phở ngày xưa xem bà chủ có cần người rửa bát nữa không xin làm tiếp. Bà chủ bảo đã đủ người rồi. Em chào bà rồi đi ra. Nhưng vừa đến cửa thì bà gọi lại. Bà bảo bà thương mày hiền lành, lại chăm chỉ, làm được việc. Để bà giới thiệu mày cho thầy Toan. Thế là bà dắt em đi. Bà kể thầy Toan là phó giáo sư, tiến sĩ chuyên nghiên cứu văn học. Thầy giàu lắm, nhưng cũng khổ. Hết lần này đến lần khác bị tai biến, có con vợ đẹp thì nó bỏ nhà đi theo trai, dắt cả đứa con gái đi nữa. Thầy đã gần năm mươi rồi. Hôm bữa bà sang chơi, trời, thấy nhà như cái ổ chuột. Thầy nhờ bà tìm cho thầy một người giúp việc. Bà thấy mày là hợp nhất, vừa chăm chỉ, lại hiền lành, tốt tính. Chịu khó con ạ, thầy không để cho mày thiệt đâu.

Thế là em lại trở thành ô sin. Nhà thầy đúng là cái ổ chuột. Nhìn đến phát gớm. Em phải nép dọn, lau chùi mãi mới nhìn được. Thầy nói khó nghe lắm. Em cứ tròn mắt nhìn. Thầy phải nói đến lần thứ ba em mới dịch được. Thầy viết lên tờ giấy bảo rằng vì bị tai biến nên giờ thầy mới nói khó thế, và đi cũng khó nữa. Thầy cứ bập bẹ như con nít tập nói. Cái điệu đi của thầy cũng như con nít chập chững từng bước. Buổi sáng em cứ phải dìu thầy đi vòng quanh sân tập thể dục. Nhà thầy rộng và nhiều sách lắm. Tầng nào cũng thấy sách. Công việc của em cũng là nấu ăn, giặt đồ, lau dọn nhà cửa và dìu thầy tập thể dục mỗi sáng nữa. Thi thoảng em có đút cơm cho thầy, vì nhìn thầy ăn thấy tội tội. Tay thầy run nên cơm cứ vung vãi ra ngoài, đổ cả lên áo quần. Lúc nào trong túi áo của thầy cũng có một cái khăn. Vì mỗi lần thầy nói, nước dãi lại rơi, cứ như con nít thèm ăn ấy. Thầy lại lấy chiếc khăn chấm chấm lên miệng. Cử chỉ đó làm thầy trông đáng yêu thế nào ấy.

Lạ lắm. Hơn tháng nay rồi, mà ngày ấy của em vẫn chưa đến. Em cũng không thấy đau bụng hay gì cả. Ừ thôi kệ. Càng thích. Đỡ phải lo. Cứ mỗi lần đến ngày ấy là em lại ghét. Mấy ngày đó, em uể oải lắm. Lúc nào cũng thèm ngủ, không muốn làm gì cả. Lại cứ đau lích ích cả ngày ở vùng dưới rốn. Ngực em cứ cương lên, nhưng nhức khó chịu. Nó cứ như thế khoảng bốn ngày, có khi thì năm ngày.

Tính đến nay, em đã ở nhà thầy được một tháng hai mươi ngày. Thầy trả em tháng lương đầu hai triệu. Em gói gém bốn tờ tiền polime thẳng tắp để dưới gối. Em ngồi đếm xem mười ngày nữa là vào thứ mấy, để được nhận lương nữa. Xong em leo lên giường ngủ luôn. Rồi em giật mình, thấy nhồn nhột như ai đang đụng vào người. Em mở mắt, thấy thầy không mặc gì cả, đang lùa tay và bóp mạnh ngực em. Em định hét, nhưng cũng như dượng, thầy cắn môi em. Rồi thầy xé tung áo của em. Thầy nằm lên người em. Thầy làm những động tác như dượng làm. Mà động tác của thầy còn mạnh mẽ hơn dượng. Thầy thở mạnh. Nước dãi của thầy rớt trên người em. Một lúc sau thầy lăn ra ngủ bên cạnh em như cún con. Tự nhiên em cứ thấy như chưng hửng. Nhưng rồi em cũng nhắm mắt ngủ lúc nào không biết. Sáng dậy lại thấy mình mệt lả.

Lâu lâu thầy lại vào phòng em và lặp lại chuyện ấy.

Tháng này thầy tăng lương cho em lên ba triệu. Em lại cẩn thận bỏ vào dưới gối. Nhẩm tính đã được năm triệu. Em muốn mở một tiệm cho thuê áo cưới. Lúc nhỏ, cứ thấy có đám cưới là em lại chạy đi xem cô dâu mặc váy. Rồi em cũng ao ước sau này mình cũng sẽ được mặc nó. Em mà mở tiệm thì tha hồ được mặc. Hôm bữa em hỏi, thầy kêu chắc tầm mười lăm triệu là có thể mở được. Thầy bảo thầy sẽ mở tiệm cho em, lo mần ăn rồi ở lại bên thầy. Thầy bảo tiền thầy không thiếu, mở tiệm cho em, không quanh quẩn làm mỗi việc nhà cũng chán. Thầy tâm lý lắm. Nghe thầy nói em cũng thấy vui vui. Em nghĩ nhiều đến cái tiệm áo cưới của mình. Em sẽ tự tay may những chiếc áo theo sở thích của mình. Em ấy à, em may giỏi lắm. Vì là ngày xưa ở quê, em toàn đi may thuê cho họ. Khi em mười lăm tuổi, mỗi lần về nhà em thường khó chịu vì mẹ hay dắt bạn về. Mới đầu em không biết gì nên cứ xông thẳng vào nhà. Có khi em thấy mẹ và bạn mẹ đang trần truồng quấn vào nhau trên chõng tre ở góc tường. Rồi mẹ mắng em, kêu về thì phải gọi hay gõ cửa chứ. Từ đó hễ về là em lại gọi mẹ từ đầu ngõ. Rồi em đụng đầu với bạn mẹ ở cửa, đang vừa đi vừa cài khuy áo, đâm sầm vào em rồi lại còn lườm em. Tối ngủ em thấy lưng mẹ có những vết xước, máu râm ran, đọng từng hột nhỏ trên vết xước. Môi mẹ cũng bị bầm dập và máu cũng tù đọng trên đó. Em tưởng mẹ làm sao nên khóc. Mẹ kéo em vào lòng, ôm chặt em, vuốt tóc em. Mẹ bảo em là con ngốc, mẹ thích như thế mà. Tự nhiên em nghĩ, sao máu chảy, đau thế mà mẹ lại bảo là thích. Rồi em ngủ quên lúc nào không biết. Khi tỉnh dậy lại không thấy mẹ đâu nữa. Rồi mẹ kêu con lớn rồi, phải đi đây đó ra ngoài cho nó khôn, chứ ở nhà mãi ngu người đi. Thế là mẹ dắt em lên nhà dì Hai, cho biết thành phố, cho khôn người.




    %20Nghệ%20thuật%20NUDE%20đỉnh%20cao%20%20-%2010

    Dạo này em cứ thấy thế nào ấy. Không muốn ăn và ăn không có cảm giác ngon. Em lại hay buồn ói nữa. Thầy thấy em hay bỏ bữa, lại có lần thấy em ói trong bếp. Thầy bảo em bị bệnh rồi. Thầy đọc số điện thoại và bảo em bấm giùm. Thầy nói đó là bác sĩ tư của thầy. Tại tháng nào thầy cũng phải khám định kỳ nên thầy có hẳn một bác sĩ riêng. Ông bác sĩ này chắc cũng gần bằng tuổi thầy, em thấy hai người na ná nhau. Thầy bảo ông khám cho em. Xong rồi ông vào phòng thầy, mặt cười hớn hở. Em vào theo. Ông nói xin chúc mừng thầy, con trai hẳn hoi nhé. Thầy ngơ ngác. Em cũng ngơ ngác. Ông bác sĩ bảo, sao, thầy bất ngờ lắm phải không? Một cậu bé kháu khỉnh đấy, được ba tháng tuổi rồi. Thinh lặng một lúc rồi như chợt nhớ ra, thầy gật đầu, cười cười rồi tiễn bác sĩ ra cổng. Em bất giác sờ bụng mình như vô thức. Tự nhiên em lại thấy như hoang mang. Thầy vào. Em không thấy thầy cười. Rồi thầy chỉ tay vào mặt em, nói rặn từng tiếng một như con nít đang tập nói: cút, cút khỏi nhà tôi.

    Em cút, chưa kịp lấy tiền cất dưới gối lâu nay. Cũng không kịp mang theo cái gì bên mình. Mấy lá thư của anh Ti cũng không kịp mang theo. Nước mắt em lại chảy ròng, mặc dù em biết là em không khóc. Em đã nói mà, em không biết khóc. Bây giờ biết đi về đâu? Em không dám quay về quán phở. Tự nhiên em thấy sợ. Em…em không biết. Em cứ đi thế. Rồi em thấy mình đứng trên một chiếc cầu. Chiếc cầu cao lắm. Em không biết là mình làm gì ở đây. Tay em vịn thành cầu, em định leo lên ngồi thì nghe tiếng quen quen: chị ơi mua gì không chị. Em quay phắt người lại, một con bé nheo nhóc đang vác cả mớ hàng rong gắn trên tấm ván lớn gấp đôi người. Nó hét lên. Em cũng hét. Nó hất cái tấm ván trên người xuống rồi ôm chầm lấy em. Hai đứa ôm nhau nhảy vòng trên cầu. Là con bạn em. Ôi, gặp lại nó em mừng quá. Hai đứa ngồi bên mép cầu. Em nhìn nó. Thắc mắc sao tui lại ở đây chứ gì? Thì hôm bữa đó, đưa cho bà mấy chục bảo bà ra bắt xe về quê. Đó là tiền bà chủ đưa cho tui đi chợ. Trưa bà chủ về, tui nói dối là đi giữa đường làm rơi nên không mua được gì cả. Bà chửi tui đồ mất dạy, quân ăn quỵt rồi đuổi tui. Thế là tui lên đây bán hàng thuê cho lão Ưng. Nhưng mà cũng khổ, ngày nào lão cũng dọa sẽ cắt cổ tui nếu không bán được hàng cho lão. Thế nên gặp ai tui cũng chào, cứ thấy trên đường là tui chào. Vậy nên mới gặp được bà đó. Nghe xong em lại ứa nước mắt. Là tại em mà con bạn em khốn khổ. Em kể cho nó nghe chuyện từ khi rời khỏi nhà dì đến giờ. Nó cũng khóc. Mắt ướt nhẹp. Rồi nó sờ bụng em. Nó kêu hay bây giờ về nhà. Mà bây giờ tháng mấy rồi? Hình như tháng tám. Đi, về. Chắc giờ anh Ti nhà bà cũng về rồi. Mình về đó đi. Về tìm anh Ti. Ừ nhỉ. Anh Ti nói cuối tháng bảy anh về. Em và con bạn vứt luôn cái mớ hàng rong đó, nắm tay nhau đi. Nó móc hết trong túi ra đếm, được trăm hai. Em cũng sờ vào túi. Rồi em mừng quá. Có bốn tờ polime cứng đờ trong túi. Hôm đó thầy đưa cho em bảo đi siêu thị mua ít đồ, tủ lạnh trống không rồi. Vị chi là có hai triệu. Hai đứa mừng rỡ dắt nhau vào quán ăn hai tô bún. Xong rồi bọn em chạy ra bến mua vé xe về quê.

    Gần về tới nhà thì cứ thấy xôn xao. Tiếng cười nói rộn ràng. Em gọi mẹ từ ngoài cổng theo thói quen ngày xưa. Cửa đóng. Em chạy ra cổng hỏi bà Tư quán nước thì bà bảo mẹ con đi lâu lắm rồi. Nghe bảo là lên dì Hai thăm con cơ mà, thế hai mẹ con không gặp nhau à. Ôi trời, hôm nay ế ẩm, chẳng ma nào ghé uống nước cả. Tại cái ông Ba hỏi vợ cho thằng Minh vừa bên nước ngoài về. Nghe đâu tháng sau cưới rồi hai đứa nó sang Mỹ ở luôn. Nhà con nhỏ ở bên Mỹ, giàu lắm. Hôm nay mở tiệc đãi cả làng. Sao mà cái số sướng vậy cà. Em nghe tai mình ù ù. Anh Ti…Bé Lọ nhớ phải ngoan ngoãn và chờ anh Ti về đấy nhé. Sau này anh Ti sẽ lấy bé Lọ làm vợ. Sao anh lại cứ gọi em là bé Lọ? Thì bình không phải là lọ thì là gì, ngốc này. Sau này anh Ti sẽ là hoàng tử, và bé Lọ sẽ là Lọ Lem như trong truyện cổ tích ấy, chịu hông? Bé Lọ chịu, nhưng giờ hoàng tử quên Lọ Lem mất rồi. Hoàng tử cưới công chúa, còn bé Lọ thì mãi mãi vẫn chỉ là Lọ Lem. Mà cũng đúng thôi. Rốt cục thì bé Lọ cũng chỉ là một con ô sin thôi mà. Anh Ti không gọi em là Bình, mà gọi là Lọ. Còn mọi người không gọi em là người giúp việc, mà gọi em là ô sin. Nghe tên Lọ cũng thảm, mà tên ô sin cũng thảm. Ừ. Em là một con ô sin, ô sin thứ thiệt. Trời! Sao tự nhiên lại mưa vậy cà? Trời với chả đất. Giọng bà Tư thoang thoảng như gió. Á, đau. Sao bà bóp tay tui đau dữ. Trời mưa thế này đi đâu giờ? Em không muốn nói hay không nói được cũng chẳng biết nữa. Em cứ thinh lặng và kéo tay con bạn lôi đi. Biết mẹ ở đâu bây giờ? Đi đâu đây? Cái bà này…giọng con bạn vẫn lanh lảnh trong tiếng mưa ì ào…


    ngo-thuy-nga

    Ngô Thuý Nga





    Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 28/Dec/2015 lúc 1:26pm
    Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
    IP IP Logged
    Lan Huynh
    Senior Member
    Senior Member


    Tham gia ngày: 05/Aug/2009
    Đến từ: United States
    Thành viên: OffLine
    Số bài: 22274
    Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Dec/2015 lúc 9:02am

    CHUYẾN XE LỬA CUỐI NĂM

    .


    Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên Ðán.  Năm nay tết đến sớm, chỉ mới ba tuần sau tết tây là đã đến tết ta. Ðứng co ro trên thềm ga, tôi bỗng nhớ đến không khí se se lạnh của Sài Gòn trong những ngày cận Tết. Tôi thấy tôi, con bé nhỏ xiú, chạy chơi quanh cột đèn trước sân trường vắng lặng, đợi nhà đến đón trễ hôm đó vì mẹ tôi phải đi chợ Tết.

    Bước lên xe lửa, tôi tìm một chỗ vắng người để yên tĩnh ngồi hoạch định trong đầu những điều phải làm cho việc chuẩn bị tết. Hình như xe lửa chiều nay vắng hơn mọi hôm, hay là người ta đã bắt đầu nghỉ làm để chuẩn bị tết? Nghĩ xong tôi mới biết mình lẩn thẩn, sắp đến tết ta chứ có phải tết tây đâu mà bảo tây nó nghỉ làm để chuẩn bị. Mình đang ở Hòa Lan chứ có phải ở VN đâu, tôi tự nhủ. Trên cả toa xe lửa 62 chỗ ngồi này, chắc gì có ai khác ngoài mình ra biết được sắp đến ngày Tết Nguyên Ðán Việt Nam?

    Cởi áo choàng ra, tôi theo thói quen vừa ngồi xuống là nhắm mắt lại ngay, buổi sáng là để tiếp tục giấc ngủ đang ngon mà phải thức dậy đi làm, buổi chiều là để lấy lại sức chút đỉnh trước khi về đến nhà cơm nước cho chồng con. Hôm nay thì khác, nhắm mắt lại là để tính chuyện tết. Tôi nghe loáng thoáng tiếng mấy người khách Hòa Lan bước lên xe lửa, trò chuyện với nhau và lục đục ngồi xuống mấy băng ghế chung quanh. Chuyến xe lửa cuối ngày này thường chỉ toàn Hòa Lan người thì đi làm về kẻ thì đi học về. Phần lớn họ cũng như tôi đều làm việc trong thành phố Amsterdam nhưng nhà ở ngoại ô hay ở các tỉnh kế cận Amsterdam. Ðể tránh nạn kẹt xe trầm trọng trên khắp các nẻo đường dẫn đến Amsterdam vào buổi sáng và rời khỏi thành phố vào buổi chiều, phần đông chọn giải pháp xe lửa, đỡ bị stress và đến sở cũng như về đến nhà đúng giờ giấc.

    Ðang lơ mơ sắp xếp nào là thứ Tư đặt thịt, lỗ tai heo, lưỡi heo (chắc ông hàng thịt Hòa Lan lại tròn mắt nhìn tôi kinh dị tự hỏi không biết cô này mua mấy thứ phế thải này để làm gì, cho ai ăn hay cho con gì ăn đây), thứ Sáu lấy thịt, thứ Bảy làm giò thủ, Chủ nhật  gói bánh tét, thứ Hai làm dưa món, dưa giá, thứ Ba đi tiệm Tàu ở Amsterdam mua mứt, mua hột dưa, thứ Tư kho thịt, hầm giò heo, xào miến, cúng ông bà ... bỗng nhiên tôi nghe có ai nói tiếng Việt Nam loáng thoáng bên tai. Tôi mở bừng mắt ra, vừa ngạc nhiên vừa mừng thầm trong bụng. Tiếng Hòa Lan thì ngày nào tôi cũng nghe ra rả bên tai từ sáng tới chiều, chứ tiếng Việt Nam thì ngoại trừ ở nhà với ông xã và hai thằng con trai còn ra ngoài đường hầu như không bao giờ tôi được nghe hết.

    Thì ra có ba cô gái Việt Nam vừa đến ngồi đối diện với tôi. Người nào cũng kệ nệ mấy cái túi xách đầy ắp đồ ăn, đồ hộp mua ở mấy cái tiệm tàu Amsterdam. Không biết ba cô này ở đâu, chắc chắn không phải ở chỗ tôi rồi, vì trông ba cô lạ lắm. Hai cô dáng người đầy đặn, vẻ mặt nghiêm chỉnh và có vẻ lớn tuổi hơn. Còn lại một cô trông còn trẻ, dáng người thon thả xinh xắn, vẻ mặt sáng sủa và đặc biệt đôi mắt tinh nghịch vô cùng. Ba người ngồi phịch xuống ghế, mấy túi đồ ăn ngổn ngang chung quanh, chưa kịp cởi áo choàng ra thì xe lửa đã kéo còi rời ga và bắt đầu xình xịch chuyển bánh.

    Bụng tôi tự nhiên thấy vui vui. Gần ngày cuối năm, chiều đi làm về mệt, trên một chuyến xe lửa toàn người bản xứ, gặp được người đồng hương, đồng ngôn ngữ, đồng phong tục, thử hỏi còn gì hơn? Tôi nhỏe miệng cười làm quen, vừa định hỏi “Mấy cô đi chợ mua đồ ăn Tết hả?” thì tôi nghe cô trẻ tuổi cất tiếng hỏi hai người bạn:

    - “ Mấy bà có mệt không?”

    Một trong hai người kia chầm chậm trả lời:

    - “ Mệt thấy mồ. Thấy cái gì cũng ham, mua nhiều quá xách mệt muốn chết!”

    Cô gái trẻ nhanh nhẩu đối đáp liền:

    - “Mệt thì lấy thạch dừa ra ăn cho đở mệt!”.

    Nói xong không đợi ai trả lời, cô ta liền moi trong giỏ xách ra một keo thạch dừa và một cái muỗng nhỏ không biết đem theo từ lúc nào. Bằng một cử động gọn gàng thuần thục cô ta vặn nắp kéo bật mở một cách dễ dàng. Rồi một tay cầm keo thạch dừa, một tay cầm muỗng, cô ta múc thạch ăn một cách ngon lành, bất kể mấy người Hòa Lan ngồi gần đó nhìn cô một cách lạ lùng ngộ nghĩnh. Hai người bạn cũng theo gương cô gái trẻ mỗi người một keo thạch dừa, múc ăn ngon lành, vừa ăn vừa trò chuyện với nhau bằng tiếng Việt Nam thật tự nhiên, không đếm xỉa gì đến mọi người chung quanh. Xe lửa đã qua mấy trạm rồi mà ba cô vẫn còn ăn uống và chuyện trò như pháo nổ.

    Thấy mấy cô ăn uống say sưa thoải mái quá, tôi không muốn phá vỡ không khí riêng tư của các cô bằng cách chen vào câu chuyện, vả lại cũng không biết phải mở đầu như thế nào, cho nên tôi ngồi yên nhìn ra cửa sổ theo đuổi những ý nghĩ của mình. Bỗng tôi nghe cô gái trẻ cất giọng thật chua:

    - “ Tôi đố mấy bà vậy chứ bà này người gì?”

    Không cần nhìn không cần suy nghĩ, tôi cũng biết cô ta đang nói về tôi. Trong toa xe lửa, ngoại trừ tôi và ba cô gái ra không có ai khác là người Á đông cả.

    Không chờ hai người bạn phản ứng, cô gái trẻ trả lời tiếp luôn:

    - “ Tôi dám cá bà này là người Nhật Bổn đó. Không đúng tôi cho mấy bà đánh tôi đó. Mấy bà nghĩ bả là người gì?”.

    Một trong hai cô thận trọng trả lời:

    - “Ai mà biết. Chắc là người Á Ðông thôi”.

    Lại giọng nhí nhảnh của cô gái trẻ:

    - “ Tôi nói là người Nhật Bổn đó. Tướng của bả sang như vậy chắc chắn là người Nhật thôi”.

    - “ Nhỏ này nhiều chuyện thật” tôi nghĩ, vừa bất ngờ trước sự bạo dạn quá lố của cô gái trẻ, vừa tức cười hết sức trước tình cảnh khôi hài và đột ngột mà tôi bị đặt vào. Bây giờ thì tôi không thể mở miệng được nữa rồi. Chẳng lẽ mở miệng nói “ Không, tôi không phải là người Nhật. Tôi là người Việt Nam” thấy nó vô duyên làm sao ấy. Tôi thấy tốt nhất là mình ngồi yên luôn, làm bộ như không hiểu không biết gì hết, thử coi cô bé này còn dở trò gì nữa đây.

    Thế là tôi tỉnh bơ tiếp tục nhìn ra cửa sổ, xe lửa chạy băng băng qua mấy cánh đồng vắng chỉ thấy bò và nông trại ở xa xa. Cho đến lúc người soát vé bước vô, cất tiếng chào và kêu mọi người xuất trình vé, tôi trình cạt xe lửa nguyên năm của tôi cho ông gìa soát vé xem, và khi ông ta nói “Cám ơn” thì tôi tự động phát ra câu trả lời “Alstublieft” (You’re welcome).  Tức thì bên kia hàng ghế tôi nghe giọng nói chanh chua của cô gái trẻ cất lên, lại cái cô gái trẻ này:

    - “Ðó mấy bà thấy chưa. Tôi nói có sai đâu. Bả là người Nhật mà, nói tiếng Hòa lan hay dễ sợ”.

    Phải cố gắng hết sức tôi mới nín cười được. Thật tình cái cô gái xí xọn này làm tôi khó xử hết sức. Gặp người đồng hương, trong một buổi chiều cuối năm cận Tết, nhớ nhà, nhớ quê mà cứ mỗi lần muốn bắt chuyện lại bị chận miệng một cách vô duyên như thế này thì thật là trớ trêu hết sức. Thôi thì nhắm mắt lại, tập trung tinh thần lo chuyện Tết của mình đi là hơn, đừng thắc mắc xía vô chuyện của người khác nữa. Nghĩ là làm, tôi ngồi yên nhắm mắt được một lúc, cảm thấy hơi thở bắt đầu đều đặn và thoải mái.

    Tôi giật mình khi nghe giọng nói của cô gái trẻ lại cất lên:

    - “ Mặt bà này khó chịu thiệt”.

    Trời ơi nhỏ này xí xọn quá đi thôi. Tôi cứng họng không biết phải nói gì bây giờ. Nãy giờ mình không nói gì hết, bây giờ người ta nói mình như vậy mình mới mở miệng thì quê quá. Tôi loay hoay với những ý tưởng trong đầu, tự hỏi không biết phải phản ứng như thế nào đây, nói hay không nói và nói cái gì bây giờ. Thật chưa bao giờ tôi bị đặt trong một tình cảnh  khôi hài như vậy. Ðể che dấu sự bối rối của mình và cũng để nín cười, tôi mở bóp lấy cai kẹo bỏ vô miệng nhai.

    Tức thì bên kia hàng ghế lại cất lên giọng nói chua thật là chua của cô bé:

    - “ Xấu thiệt, ăn một mình hổng mời ai hết”.

    Ðến nước này thì không thể nhịn được nữa rồi. Ðây chính là lúc mà tôi chờ đợi.

    Tôi chìa phong kẹo ra trước mặt cô gái trẻ. Nheo mắt, nở nụ cười thật tươi, tôi cất tiếng mời cô một cách rất lịch sự: - “Ăn không?” bằng tiếng Việt Nam thật ngọt ngào và thật rõ ràng.

    Cô bé mở to đôi mắt kinh hoàng, ôm mặt rú lên một tiếng “Ồ” thảng thốt. Rồi cứ thế cô ta ôm mặt trong hai bàn tay che kín, không thốt ra được một lời nào nữa mặc dù miệng mở tròn vo. Hai người bạn gái thì rú lên cười nắc nẻ, vừa cười vừa xiả sói cô gái trẻ:

    -  “Chết mày chưa, cho mày chết luôn, cái tật nhiều chuyện”.

    Vừa lúc đó xe lửa đỗ lại ở ga Purmerend. Ba cô gái Việt Nam vơ vội mấy cái túi xách đồ ăn rồi vừa cười vừa xô nhau chạy nhanh ra khỏi xe lửa. Tôi còn thấy dáng cong cong của ba cô gập người vừa chạy vừa cười trên thềm ga nhỏ.

    Xe lửa xình xịch chuyển bánh. Còn hai trạm nữa là đến ga tôi xuống. Tôi nghĩ bụng: “Tết này sẽ có chuyện vui để làm quà đầu năm cho chồng con và bạn hữu”.
     

    Hà Bạch Trúc



    Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Dec/2015 lúc 9:15am
    Tình yêu thương hay nhịn nhục
    tình yêu thương hay nhơn từ
    tình yêu thương chẳng ghen tị
    chẳng khoe mình, chẳng lên mình
    kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
    IP IP Logged
    Lan Huynh
    Senior Member
    Senior Member


    Tham gia ngày: 05/Aug/2009
    Đến từ: United States
    Thành viên: OffLine
    Số bài: 22274
    Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Jan/2016 lúc 10:02am

    Món Qùa Đầu Năm 


    Ai trong chúng ta lại chẳng từng đọc những chuyện thần tiên của văn hào Đan Mạch Andersen. Ông được toàn thế giới biết đến như một người đầy lòng nhân ái và một tài năng vĩ đại. Tài năng ấy đã hiến tặng cho đời những câu chuyện tuyệt vời không chỉ làm mê say hàng triệu trẻ em mà còn làm rung động trái tim bao nhiêu người lớn tuổi. Trong những truyện nổi tiếng nhất của ông phải kể đến  “Cô bé bán diêm”. Chuyện ấy ra đời trong trường hợp nào? Cô bé bán diêm đến với chúng ta hoàn toàn do trí tưởng tượng của Andersen hay đó là một nhân vật có thực? Hẳn các bạn cho đấy chỉ là một nhân vật tưởng tượng của văn hào Đan Mạch. Nhưng không, cô bé ấy đã thực sự có mặt trên đời này và đã từng đi qua cuộc đời Andersen...
    *
    *      *
    Một buổi tối mùa thu, tại một khu phố thuộc thành phố Copenhague, Đan Mạch.

    Sau khi  đi dạo, Andersen lững thững quay về theo con đường lớn. Các nhà hai bên đã lên đèn từ lâu. Vài cửa hiệu sắp đóng cửa. Những cơn gió thu lạnh lẽo thỉnh thoảng lại kéo nhau đùa chạy vào đây, làm giật mình những cây thiêm thiếp ngủ và rắc xuống đường những chiếc lá héo khô. Gió lùa lá rụng chạy lao xao trên đường. Trong bầu trời đen thăm thẳm, vài vì sao lẻ loi run rẩy như hỗ thẹn cho cái ánh sáng yếu ớt của mình.

    Vào giờ này, phố xá chỉ còn ít người qua lại. Với Andersen, điều ấy chẳng hề chi. Ngược lại càng khiến chàng thêm thú vị, bởi những nơi yên ả, những tối thanh  vắng với chàng bao giờ cũng là người bạn thân yêu. Chúng khêu gợi hồi tưởng cho chàng những ý nghĩ diệu kỳ. Chính những lúc ấy chàng sáng tác rất dễ dàng. Nhiều chuyện cổ tích của chàng đã ra đời thế đó.
            
    Tối nay là tối cuối cùng Andersen còn ở khu phố này. Đây là nơi cư trú của một người bạn thân xưa cùng học một trường, người mời chàng tới thăm hơn tuần nay. Đó là một khu phố khá đẹp với phần lớn là những con đường rộng rãi chạy qua những dãy nhà tiện nghi, những hiệu buôn giàu có bán đủ loại hàng xa hoa. Nhiều nhà giàu đi đâu đã có sẵn cổ xe song mã. Thỉnh thoảng mới thấy vài căn nhà cũ kỹ nằm khép nép bên cạnh những ngôi nhà lộng lẫy kiêu kỳ. Cao vút lên giữa phố là tháp chuông của giáo đường cổ kính mỗi sớm tinh mơ lại buông vào khoảng không tĩnh mịch những hồi chuông ngân nga.
    - Chú ơi, mua hộ cháu bao diêm!
    Một tiếng nói khàn khàn, mệt mỏi chợt vọng tới tai Andersen. 

    Đằng kia, trước mặt chàng hơn mười bước là một người đang ngồi co ra trên thềm cửa một ngôi nhà cao ráo. Ánh sáng đèn từ trong nhà chiếu ra cho chàng thấy đó chỉ là một đứa bé con. Hẳn nó đã nói ra những lời vừa rồi.
    - Tối lắm rồi, sao cháu chưa về nhà ngủ? Andersen bước đến, ái ngại. Đấy là một cô bé chừng hơn mười tuổi, run rẩy trong bộ quần áo vá víu, bẩn thỉu. Vai áo rách để lộ ra  chiếc vai gầy  còm. Nhìn gương mặt hốc hác của em, có thể đoán em phải chịu cảnh thiếu ăn thiếu uống từ lâu.
    - Xin chú, mua hộ cháu bao diêm! Tay cầm bao diêm, cô bé chỉ vào chiếc túi con căng bên cạnh, khẩn nài. Cả ngày cháu chẳng bán được gì. Cũng chẳng ai bố thí cho cháu  đồng nào.
    Cô bé rơm rớm nước mắt. Thân hình tiều tụy, ốm yếu của em run lên khi gió lạnh thổi qua.
    - Thế sao? Andersen chạnh lòng. Chàng khẽ vuốt mái tóc dài xõa thành búp trên lưng cô bé. Gia đình cháu đâu cả? Không ai lo cho cháu sao?
    Cô bé buồn bã lắc đầu. Em bùi ngùi kể lại những năm xưa khi còn sống trong ngôi nhà xinh đẹp với những dây trường xuân leo quanh. Từ khi bà em qua đời, gia sản lụn bại, gia đình em phải lìa bỏ mái  nhà thân yêu đó để chui rúc trong một xó xỉnh lụp xụp, tối tăm.
    - Không có tiền, cháu không dám về nhà vì bố sẽ đánh cháu mất thôi. Cô bé nhìn Andersen, ánh mắt cầu khẩn. Thực vậy , em có một người cha ác nghiệt. Hơn nữa về nhà cũng chẳng hơn gì. Hai cha con chen chúc nhau trên một gác xép tồi tàn, gió rét vẫn lùa được vào dù đã bịt kín những chỗ thủng trên vách.
    Lúc này, đôi chân cô bé đã lạnh cóng. Chân em mang đôi giày vải cũ mòn, rộng thình do mẹ em để lại.
    - Cháu đừng lo. Andersen cho tay vào túi lấy ra một số tiền đặt vào bàn tay bé bỏng của em. Còn bấy nhiêu, chú cho cháu cả. Cháu mau về nhà kẻo chết cóng mất thôi.
    - Ôi lạy chúa. Vẻ đầy mừng rỡ, cô bé hôn tíu tít lên tay chàng. Từ ngày bà cháu mất đi, chú là người thương cháu nhất trên đời. Với món tiền này, bố con cháu sẽ được nhiều bữa no.
            Chàng mỉm cười, nụ cười đầy hiền dịu:
    - Chú sẽ còn cho cháu nhiều thứ nữa. Chú sắp đi xa, đầu năm tới mới trở lại. Khi ấy, chú sẽ tặng cháu một món quà đặc biệt.
    - Ồ  thích quá. Còn cháu, cháu cũng sẽ tặng chú một món quà. Mà chú tên gì nhỉ?
    - Chú là Andersen. Chàng âu yếm nắm đôi vai gầy của cô bé. Cháu có bao giờ nghe cái tên ấy chưa?
    - Tên chú nghe quen lắm. Cô bé nhìn đăm đăm gương mặt trầm tư có chiếc mũi khoằm của chàng. Chú có phải là thợ mộc không?
    - Không phải. Andersen mỉm cười lắc đầu.
    - Thợ may?
    - Cũng không
    - Hay chú là thầy thuốc?
    - Ồ , không phải đâu.Thế này này...
    Chàng đưa ngón tay trỏ viết viết vào không khí, vẻ  đùa cợt.
    - A, Cô bé reo lên. Cháu hiểu rồi, chú làm nghề bán bút !

    Andersen chỉ tủm tỉm cười. Chàng yêu cô bé quá. Em khiến chàng nhớ đến thời thơ ấu của mình và thành phố Odense cổ kính, nơi tuổi thơ của chàng êm ả trôi qua. Là con một trong gia đình nên dù cha chỉ là bác thợ giày nghèo, cậu bé Andersen hầu như chẳng phải mó tay vào bất cứ việc gì ngoài mỗi việc là mơ mông liên miên. Cậu bé ấy lắm khi chỉ thích bầu bạn với chiếc cối xay già nua đứng run rẩy bên bờ con sông hiền lành của thành phố quê hương.
    *
    *      *
    Thế là chuyến đi đã qua. Một cuộc du lịch kỳ thú và đáng nhớ. Không kỳ thú sao được khi được chiêm ngưỡng những cung điện tráng lệ của Paris, được tận mắt nhìn thấy những đền đài hùng vĩ của Roma do chính bàn tay con người tạo dựng nên hàng ngàn năm trước. Không đáng nhớ sao được khi được bơi thuyền trong kinh thành Venise, được hít thở bầu không khí tuyệt diệu của bờ biển Địa Trung Hải luôn mịn màng cát trắng và lộng gió bốn phương...

    Nhưng thôi, xa rồi Paris, xa rồi Roma..., giờ đây chàng lại về thăm khu phố hôm nào. Khu phố vẫn thế, có gì khác trước đâu. Có khác chăng là phố phường giờ này đang run lên cầm cập vì những cơn mưa tuyết và những luồng gió lạnh cắt da. Trời đã sang đông. Bông tuyết bay vần vũ khắp nơi. Tuyết ôm ấp cây cối bên đường, tuyết phủ trên các mái nhà, tuyết đậu lên vai lên cổ mấy chú xà ích gà gật. Đông này có phần lạnh hơn đông trước. Mưa tuyết khoác lên khu phố một tấm áo choàng trắng muốt như bông.

    Ô kìa ... Sao Andersen bỗng đăm chiêu thế? Có chuyện gì chăng?
    Thôi  rồi, chàng đã quên ... phải, chàng đã quên lời hứa với cô bé bán diêm rồi. Chàng vẫn định bụng tặng em một món quà đặc biệt. Để cho cô bé một bất ngờ, chàng không hề nói trước. Đây chính là câu chuyện cổ tích mới nhất của chàng với lời đề tặng của chính tác giả dành cho một em bé bán diêm. Ở tuổi này, có lẽ em chưa thể hiểu hết ý nghĩa của món quà. Nhưng khi lớn lên, khi đã là một thiếu nữ mơn mởn yêu đời, em sẽ hiểu ra giá trị của nó, sẽ ghi nhớ  suốt đời những phút giây hạnh phúc được trò chuyện với văn hào Andersen mà tên tuổi đã vang lừng khắp châu Âu. Em sẽ thấy ngay một người như Andersen cũng không bỏ rơi em. Và cuộc đời dù gì vẫn còn tươi đẹp lắm.

    Có thế cũng quên mất. Tệ quá, chàng tự  trách mình đã quá mải mê với chuyến viễn du đến nỗi quên khuấy  lời hứa với cô bé bất hạnh mà giờ này hẳn đang lang thang đâu đó với chiếc túi  đầy diêm.

    Nhưng thôi, chắc gì cô bé còn nhớ lời hứa ấy. Việc trước tiên là phải mua ngay cho em một chiếc áo len. Phải, một chiếc bằng lông cừu thật dày, thật ấm để em qua được cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông...
    - Thế cháu cỡ bao nhiêu, thưa ông? Ông chủ tiệm quần áo ở đầu đường lớn hỏi Andersen khi chàng tỏ ý muốn mua một chiếc áo lông loại nhỏ.
    - Tôi  muốn mua cho cô bé bán diêm.
    - Cô bé bán diêm...cô bé bán diêm nào nhỉ? Ông chủ tiệm ngẫm nghỉ vài giây. Có phải con bé lôi thôi lếch thếch ngày ngày đi rong với chiếc túi đầy diêm đấy không?
    Thế rồi, vẻ mặt áy náy, ông khẽ vỗ vai Andersen:
    - Con bé chết rồi còn đâu. Ngày đầu năm mới người ta nhìn thấy nó chết cóng từ lúc nào ở một góc tường giữa hai ngôi nhà. Cái xác cứng đờ của nó ngồi giữa những bao diêm, trong đó một bao đã đốt hết nhẵn. Có lẽ nó muốn sưởi ấm. Có điều lạ là hai má nó vẫn hồng và đôi môi giống như đang mỉm cười.
    - À, này...ông ta lại tiếp trước khuôn mặt chết lặng của  Andersen. - Khi mang xác nó đi, người ta thấy trong túi nó rơi ra vật gì giống như một chiếc quản bút  làm bằng những que diêm. Hẳn nó dành sẵn để  tặng ai vì kèm theo  chiếc quản bút là mảnh giấy có ghi mấy chữ:  Tặng chú Andersen.
    *
    *      *
    Andersen quên khuấy món quà ông định tặng cô bé bán diêm. Nhưng cô bé, cô bé vẫn nhớ đến lời hứa của mình với vị khách tốt bụng buổi tối mùa thu. Hàng thế kỷ qua, hàng triệu con người trên trái đất đã nghe tim mình thổn thức mỗi khi đọc câu chuyện về cô bé đáng thương của văn hào Đan Mạch. Phải chăng Andersen đã viết câu chuyện ấy như một món quà tặng hương hồn cô bé bán diêm?

    Trần Thế Kỷ
    Tình yêu thương hay nhịn nhục
    tình yêu thương hay nhơn từ
    tình yêu thương chẳng ghen tị
    chẳng khoe mình, chẳng lên mình
    kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
    IP IP Logged
    Lan Huynh
    Senior Member
    Senior Member


    Tham gia ngày: 05/Aug/2009
    Đến từ: United States
    Thành viên: OffLine
    Số bài: 22274
    Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jan/2016 lúc 8:21pm


    Những Ngày Ta Biết Yêu Em    <<<<<

     Phù Du



    Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Jan/2016 lúc 8:24pm
    Tình yêu thương hay nhịn nhục
    tình yêu thương hay nhơn từ
    tình yêu thương chẳng ghen tị
    chẳng khoe mình, chẳng lên mình
    kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
    IP IP Logged
    Nhom12yeuthuong
    Senior Member
    Senior Member
    Avatar

    Tham gia ngày: 13/Sep/2009
    Đến từ: Vietnam
    Thành viên: OffLine
    Số bài: 7120
    Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 07/Jan/2016 lúc 7:17am
    Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
    IP IP Logged
    Nhom12yeuthuong
    Senior Member
    Senior Member
    Avatar

    Tham gia ngày: 13/Sep/2009
    Đến từ: Vietnam
    Thành viên: OffLine
    Số bài: 7120
    Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 08/Jan/2016 lúc 8:25am

    1. Dòng Nhớ      <<<<<



    Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 08/Jan/2016 lúc 8:31am
    Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
    IP IP Logged
    Lan Huynh
    Senior Member
    Senior Member


    Tham gia ngày: 05/Aug/2009
    Đến từ: United States
    Thành viên: OffLine
    Số bài: 22274
    Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Jan/2016 lúc 6:43am

    Chuyến Xe Đò Cuối Năm   <<<<<<<




    Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Jan/2016 lúc 6:45am
    Tình yêu thương hay nhịn nhục
    tình yêu thương hay nhơn từ
    tình yêu thương chẳng ghen tị
    chẳng khoe mình, chẳng lên mình
    kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
    IP IP Logged
    Nhom12yeuthuong
    Senior Member
    Senior Member
    Avatar

    Tham gia ngày: 13/Sep/2009
    Đến từ: Vietnam
    Thành viên: OffLine
    Số bài: 7120
    Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 11/Jan/2016 lúc 10:42pm
    Hai Buổi Tối Đêm Mồng Một Tết   <<<<<<<

    Phong%20phú%20các%20mặt%20hàng%20được%20bày%20bán%20tại%20Hội%20chợ%20Xuân%20Hải%20Phòng%20năm%202012.%20Ảnh:%20Duy%20Lân


    Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 11/Jan/2016 lúc 10:49pm
    Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
    IP IP Logged
    Nhom12yeuthuong
    Senior Member
    Senior Member
    Avatar

    Tham gia ngày: 13/Sep/2009
    Đến từ: Vietnam
    Thành viên: OffLine
    Số bài: 7120
    Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/Jan/2016 lúc 8:10am
    Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
    IP IP Logged
    << phần trước Trang  of 191 phần sau >>
    Gởi trả lời Gởi bài mới
    Bản in ra Bản in ra

    Chuyển nhanh đến
    Bạn không được quyền gởi bài mới
    Bạn không được quyền gởi bài trả lời
    Bạn không được quyền xoá bài gởi
    Bạn không được quyền sửa lại bài
    Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
    Bạn không được quyền cho điểm đề tài

    Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
    Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

    This page was generated in 0.469 seconds.