Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 71 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23100
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Nov/2010 lúc 5:08am
 
Nước chẩy xuôi giòng .
 
 
Mỗi lần vào nhà dưỡng lão để thăm bạn bè, tôi thường có những suy nghĩ và ám ảnh, sau này lúc già yếu, bệnh hoạn, tôi có phải vào nằm ở đây không,

hoặc ví như cha mẹ tôi còn sống, tôi chăm sóc cha mẹ tôi ở nhà không hay lại phải đưa quý cụ vào đây?

Thành ngữ Việt Nam có câu “Nước mắt chảy xuôi” để nói tình thương chỉ có thể từ cha mẹ dành cho con cái, từ cao xuống thấp để khuyên chúng ta đừng đòi hỏi một sự báo đáp từ con cái. Nhưng sự thật, các bậc cha mẹ cũng buồn lòng khi cảm thấy bị bỏ quên khi đến tuổi già, bệnh tật….

Trong một số bài viết về nỗi niềm của cha mẹ già bị bỏ quên trong xã hội hôm nay, có đoạn:

“Ở Florida có một bà Việt Nam ở riêng, mỗi tuần có cậu con trai mang đồ ăn tới. Hôm đó cậu ta kêu cửa, nhưng không ai ra mở. Cậu ta tưởng bà cụ đi vắng bèn treo gói đồ ăn vào hàng rào cổng. Mấy ngày sau trở lại, thấy gói đồ ăn vẫn còn, mới khám phá ra bà mẹ đã chết. Thật là thảm!”

Chắc chắn chuyện này có thể tránh được, nhưng sao cậu con hờ hửng đến thế! Câu chuyện như trên có thể xẩy ra bất cứ ở đâu. 

Trái tim của người mẹ có nhiều chỗ dành cho con, như đôi cánh của một con gà mẹ có thể dang ra che kín các con bé dại, nhưng người mẹ có chỗ nào trong trái tim của con. Ngày xưa, mẹ chưa bao giờ biết nói tiếng “bận” với con. Khi đang ăn mà con “tháo dạ” cũng phải buông đũa đứng dậy. Nửa đêm dù mỏi mệt, nghe tiếng con khóc cũng phải mở mắt, và vỗ về. Sao các con bây giờ vẫn thường nói tiếng “bận” với cha mẹ. Vì bận nên các con đưa cha mẹ già lú lẫn vào nursing home; theo lời một cô y tá cho biết, nhiều gia đình bỏ cha mẹ vào đây rồi không bao giờ lui tới thăm viếng.

Trước ngày Giáng Sinh tôi có dịp vào viếng thăm một người bạn sắp qua đời trong một nursing home. Trên hành lang dẫn vào phòng người bạn, và ngay trước chỗ làm việc của nhân viên ở đây, tôi thấy nhiều ông bà cụ ngồi trên những chiếc xe lăn, nhìn những người qua lại.. Nhưng các cụ nhìn sự vật một cách dửng dưng, đôi mắt đờ đẫn, có người đã gục đầu xuống ngủ. Giá mà có người đẩy xe lăn đưa các cụ đi dạo một vòng ngoài trời nắng ấm kia, chắc hẳn các cụ vui hơn và biết đâu cuộc sống sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa.

 Giờ này trong công viên hay trên những con đường trong thành phố nhiều người mẹ đang đẩy chiếc xe đưa con đi dạo, nhưng vài mươi năm nữa ai sẽ đẩy chiếc lăn cho bà. Phải chăng định luật của cuộc sống và tình thương là “nước mắt chảy xuôi”.

Người Âu Mỹ thường thèm địa vị của các bậc cha mẹ người Á Ðông lúc về già vẫn còn được con cái lui tới săn sóc, nhưng họ cũng nên nhớ lại, họ chỉ nuôi con cho đến năm 18 tuổi là hết bổn phận, trên pháp lý, không ai trừng phạt gì họ được, mà trên mặt tình cảm cũng không có gì phải cắn rứt lương tâm.

Ngân khoản của Liên Bang cấp để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng có đến 90% dành cho việc ngăn ngừa lạm dụng trẻ con, 7% để ngăn ngừa bạo hành trong gia đình nhưng chỉ có 2% sử dụng trong việc ngăn ngừa ngược đãi người già. Không biết có bao nhiêu đạo luật và ngân khoản dành cho việc chống lại việc ngược đãi súc vật?

 Cứ vào “Pet-Abuse.com” chúng ta sẽ tìm thấy hàng nghìn trường hợp công dân Mỹ, bị tù tội, phạt tiền vì bạc đãi hoặc giết những con vật thân yêu trong nhà. Bỏ quên một bà mẹ già trong nhà dưỡng lão nhiều năm có phải là một trường hợp ngược đãi không?

Theo người xưa, tuổi thọ là một ơn Trời và là một phúc đức lớn cho gia đình nào có cha mẹ tuổi thọ cao, trước nhất là của chính người cao tuổi nhưng đồng thời cũng là cho con cháu, bởi vì cha mẹ có sống lâu, con cháu mới có cơ hội được thể hiện lòng hiếu thảo.

 Có ba điều người ta thường mong ước ở đời là Phước, Lộc và Thọ. Phước có chỗ đứng cao hơn hết, Lộc thì phù du mà Thọ chưa hẳn đã là may mắn.

st.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Nov/2010 lúc 5:10am
IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 29/Nov/2010 lúc 9:15am

                     

                        
                         cham%20nguoi%20cao%20tuoi
             

TÂM LÝ NGƯỜI GIÀ

Tuổi già lạ lắm ai ơi
Nhiều chuyện buồn cười nghe thật khó tin
Tuổi già lẩm cẩm hay quên
Kính đeo trên mắt, đi tìm khắp nơi
Tuổi già vẫn thích đi chơi
Thăm bạn cùng tuổi, thăm người thân quen
Tuổi già thèm bát canh ngon
Thích lời nói ngọt, muốn con cháu chiều
Tuổi già cần được thương yêu
Con cháu hiếu thảo, là liều thuốc tiên
Tuổi già vẫn thích làm duyên
Thích được khen trẻ, thích quên mình già
Tuổi già vẫn hát tình ca
Vẫn thích nhảy múa, vẫn son, đố, mỳ
Tuổi già vẫn thích vân vi
Vẫn thích tình cảm, vẫn ta với mình
Muốn được mọi người quan tâm
Thích được trò chuyện, thích gần cháu con
Tuổi già ngồi khóc nỉ non
Chạm lòng tự aí, chẳng còn thích chi
Ai ơi chớ có nghĩ suy
Tuổi già như vậy đôi khi thất thường .

Hữu – Diệu ( sưu tầm và cải biên )

 
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 29/Nov/2010 lúc 5:49pm
 
Cry
 
 
 
 

VIỆN DƯỞNG LÃO !

Trịnh Gia Mỹ  )


   Sáng Thứ Tư , Ngọc thường tháp tùng theo mấy Sư Cô vào Viện Dưỡng Lão thăm những người Việt Nam ở đó. Lâu ngày, sự tháp tùng này trở thành một thói quen không thể thiếu trong sinh hoạt hàng tuần của Ngọc. Khu nhà lạnh lẽo, có dãy hành lang dài sơn màu trắng, lạnh lẽo như bệnh viện chẳng có gì hấp dẫn mà sao nó mời gọi Ngọc đến thế? Khu nhà có những căn phòng nhỏ vuông vức thoang thoảng mùi ngay ngáy, khai nồng của nước tiểu đôi khi xen lẫn phân vương vãi trên những tấm nệm mỏng sao mà nó làm cho Ngọc thiết tha đến thế ? Khu nhà vô tri mà có lúc Ngọc nghĩ nó như một nấm nhà mồ vĩ đại chôn dần những Cụ già đang bị đời sống quên lãng, chờ giờ để lên đường. Vậy mà sao nó vẫn làm cho Ngọc cảm thấy ray rứt, cảm thấy khó chịu nếu tuần lễ nào bận việc không đến được. Các Cụ đã trở thành một phần trong đời sống của Ngọc.
  Đến thăm viếng các Cụ thường xuyên, Ngọc quen và biết rành cá tính từng người. Cụ Cơ hiền lành, ít nói nhưng hay tủi thân. Đụng gì Cụ cũng khóc, làm gì Cụ cũng lẫy hờn. Nhiều khi Cụ bỏ cả bữa cơm chiều chỉ vì một lời nói bâng quơ. Bác Tám nóng nảy, hay la hét mỗi khi có điều gì không vừa ý, Bác thù VC đến tận xương tủy. Bác nói tại tụi VC  nó chiếm Miền Nam,  nếu không thì giờ này Bác đã làm đến cái chức gì rồi đó chứ! Mấy đứa khó ưa ở đây làm gì có được cái diễm phúc sờ vào chân của Bác, nói chi là chúng nó dám la mắng Bác như bây giờ! Cụ Điền thì chỉ thích nói tiếng Mỹ nhưng lại có cái tật pha tiếng Tây nên chẳng ai hiểu, hoặc nếu có ráng hiểu thì cũng phải đoán lờ mờ. Khổ nỗi là Cụ chẳng bao giờ chịu nói tiếng Việt. Cụ bảo phải tập nói tiếng Mỹ cho nó quen, để còn nói chuyện với đám cháu của Cụ khi chúng vào thăm, nhưng chưa lần nào Ngọc gặp con cháu của Cụ vào thăm cả !
   Ngọc thân với Cụ Lũy và Bác Nga hơn hết. Phòng của Cụ Lũy ở giữa khu Buiding và phòng của Bác Nga thì ở cuối tòa Buiding. Cuộc sống của hai người hoàn toàn đối lập cho Ngọc một cái nhìn trung dung về cuộc đời. Cụ Lũy âm thầm trong khi Bác Nga thì ồn ào. Cụ Lũy lúc nào cũng sống trong sự chờ đợi, mong mỏi trong khi Bác Nga thì có vẻ chẳng mong mà lại có được đầy đủ. Cụ Lũy chịu đựng còn Bác Nga thì thỏa mãn. Hai cuộc đời khác biệt như hai mặt của sự sống và sự chết. Lần đầu tiên gặp Cụ Lũy, Ngọc để ý đến Cụ ngay. Nhìn Cụ bây giờ, không dễ gì người ta hình dung ra được một vị quan quyền oai phong lẫm liệt ngày nào.
   Cụ tiều tụy đến thảm hại. Thân hình Cụ mỏng dính, dán sát xuống mặt nệm nhàu nát và mỏng manh như chính thân hình Cụ ! Qua cái chăn phủ trên người, Ngọc có cảm tưởng tấm thân còm cỏi của Cụ Lũy chỉ còn toàn xương. Cụ nằm im như pho tượng. Khuôn mặt không lộ một chút cảm giác nào. Nếu không có cặp mắt còn đưa qua, liếc lại một cách chậm chạp thì chắc người ta không thể nhận biết Cụ còn sống! Cụ Lũy rất ít nói, họa hoằng lắm mới nghe Cụ nói một vài tiếng. Có thể vì ít nói quá cho nên mỗi khi muốn nói, Cụ Lũy phải cố gắng uốn cái lưỡi khá lâu rồi mới rặn ra được một câu, thường là câu ngọng nghịu, khó nghe! Phải để ý lắm mới hiểu Cụ muốn nói gì. Đôi lúc đến thăm, Ngọc ở với Cụ Lũy lâu hơn và thường đem những chuyện vui trong Sở kể cho Cụ nghe.
  Thỉnh thoảng Ngọc cũng làm cho Cụ cười nhưng Ngọc thấy nụ cười hiếm hoi của Cụ Lũy sao mà nó héo hon! Sao mà nó tội nghiệp! Mỗi khi Ngọc ngừng kể, Cụ đưa mắt nhìn Ngọc, Cụ giơ cánh tay khẳng khiu của Cụ lên, như muốn đòi Ngọc kể tiếp. Ngọc luôn lợi dụng những cơ hội như vậy để bắt bí Cụ, để dỗ cho Cụ ăn. Lâu dần, Ngọc khám phá ra một điều là chẳng có phương pháp nào khuyến khích Cụ Lũy hay cho bằng phương pháp nói với Cụ là : Cụ hãy chịu khó ăn uống, hãy chịu khó tập đi rồi các con của Cụ sẽ vui và sẽ tới đón Cụ.   Những lúc nghe nhắc đến con, đôi mắt của Cụ Lũy sáng lên, người của Cụ như được truyền thêm nghị lực, Cụ ráng đứng dậy, gập người trên chiếc máy tập đi mà lê từng bước. Cụ cũng ráng ngồi, vừa thở hổn hển vừa cố tựa lưng vào thành giường mà múc từng muỗng soup lạnh tanh đưa lên miệng, trệu trạo nuốt. Cánh tay Cụ yếu ớt, run run có lúc làm đổ cả soup ra giường.
  Cụ Lũy âm thầm vậy, nhưng ngược lại, Bác Nga thì đầy sinh động. Lúc nào Bác cũng là người cuối cùng Ngọc ghé thăm. So với Cụ Lũy thì Bác Nga tương đối còn trẻ. Ngọc đoán chắc là Bác độ chừng hơn sáu mươi hoặc xấp xỉ bảy mươi. Lần nào đến, Ngọc cũng thấy Bác ngồi trên chiếc xe lăn ở ngay ngoài cửa phòng. Môi Bác thường nở nụ cười và đầu tóc Bác tươm tất. Bác Nga thích nói, nhất là về những người con của Bác. Bác Nga có hai hay ba người con gì đó, Ngọc không nhớ rõ lắm. Người nào nghe nói cũng ăn học thành tài và có hiếu với Mẹ. Bác khoe là hai người con của Bác thường gọi điện thoại thăm Bác, nói chuyện cho Bác vui. Họ cũng thay phiên nhau vào săn sóc cũng như giúp Bác tắm rửa, vệ sinh.
   Nghe Bác Nga nói, đôi khi Ngọc có hơi thắc mắc là sao những người con của Bác không để Bác ở nhà khi Bác cũng chưa già lắm để phải trải những chuỗi ngày còn lại của Bác ở nơi này?  Nhưng Ngọc vội xua đuổi ý tưởng đó ngay. Ngọc đoán hai người con của Bác Nga chắc là thường vào thăm Bác vào những lúc cuối tuần hoặc đầu ngày, vì từ khi biết Bác, Ngọc chưa lần nào được gặp họ. Bác Nga luôn hãnh diện về những người con của Bác. Có lần Bác chỉ cái hình chụp một tòa nhà cao ngất dán bên tường, bảo là do con trai của Bác xây khiến Ngọc phục quá. Quả là một công trình xây dựng lớn. Lâu lâu cao hứng, Bác ngâm những đoạn thơ tình rất mùi do con gái Bác sáng tác làm Ngọc càng phục hơn. Nhìn gương mặt rạng rỡ của Bác Nga khi nhắc đến những người con, Ngọc cũng vui lây. 
  Nhưng có một lần, Bác Nga bảo Ngọc đẩy Bác vào phòng, buồn bã nói hôm nay là Ngày Sinh Nhật Bác mà chẳng thấy đứa con, đứa cháu nào đến thăm hoặc gọi điện thoại. Bác bảo chẳng đứa nào còn nhớ tới Bác ! Nghe Bác Nga nói mà Ngọc thấy tim mình se thắt. Ngọc liên tưởng thật nhanh đến những tháng ngày sắp đến của Bác trong căn phòng này, Bác còn ngồi trong chiếc xe lăn đó bao lần nữa để nhìn ngày Sinh Nhật của Bác âm thầm đến trong sự chờ đợi và cô đơn?  Ngọc nghiêng xuống sát tai Bác, buông một câu khách sáo không ngờ:
           “ Happy Birthday Bác ”.
Ngọc nghe tiếng mình lạ hoắc, như tiếng ngói gạch vụn vỡ, chập chờn. Bác Nga quơ tay ra đằng sau, tìm tay Ngọc. Bác ríu rít nói những lời cám ơn Ngọc xen lẫn trong tiếng cười dòn mà Ngọc nghe không rõ. Nhưng Ngọc biết là Bác vui, và đôi mắt Bác chắc là đang ánh lên một niềm hạnh phúc….
  Ngày Tết, Ngọc cũng theo mấy Sư Cô vào thăm. Cụ Lũy ăn mặc chỉnh tề. Trên đầu còn thêm cái nón nỉ nên trông Cụ có vẻ mạnh khỏe, khác hẳn mọi ngày. Cụ nhìn Ngọc, cười, uốn cái lưỡi rồi nói:  “Về” , và ngó mong ra cửa. Ngọc thấy ánh mắt Cụ Lũy y hệt ánh mắt của một đứa trẻ thơ mong Mẹ về chợ.
“Thời thơ trẻ thứ hai”
   Ai đó đã nói chắc không sai. Ngồi với Cụ Lũy một chút, định tiễn Cụ ra xe khi các con Cụ đến đón mà mãi vẫn chưa thấy nên Ngọc đành phải từ giã Cụ để sang thăm Bác Nga, trong lòng cứ sợ trễ, cứ sợ là Bác đã về. Đúng như Ngọc đoán, phòng Bác Nga trống trơn, cái xe lăn Bác thường ngồi nằm chõng chơ ở một góc phòng. Chắc là Bác đã về ăn Tết với các con của Bác rồi! Vừa lúc Ngọc quay gót thì Cô Y Tá đi ngang, nhìn thấy Ngọc Cô dừng lại:
-  Bà Nga đổi sang phòng 109 từ hôm qua rồi !
Ngọc ngạc nhiên:
-   Ô, sao vậy ?
-   Bà bị Stroke, giờ đang nằm mê man chẳng biết gì hết, chúng tôi liên lạc với gia đình mà chưa được !   
  Ngọc cám ơn người Y Tá rồi đi ngược lại phòng 109. Bác Nga nằm một mình với những ống dây chằng chịt nối vào người. Mắt Bác nhắm nghiền còn miệng Bác thì há to, thở những hơi thở nặng nhọc nghe như tiếng ngáy của một người đang trong cơn ác mộng. Một tấm khăn trải giường mỏng phủ dài từ ngực đến chân. Bên cạnh giường Bác Nga, cái biểu đồ vô nghĩa đang chạy những lằn lên xuống như những đợt sóng nhấp nhô ngoài khơi. Những lằn vẽ chậm chạp đang thu nhỏ dần khoảng cách giữa sự sống và chết của một kiếp người! Thỉnh thoảng Bác Nga cựa mình, ú ớ những tràng âm thanh vô nghĩa.
  Ngọc đứng sát vào mép giường, cảm thấy đời sống Bác Nga cũng mấp mé ở đâu đó, đang dần trôi. Một hồi lâu thì Bác Nga mở mắt, dường như có một đóm lửa nào đó leo lét vừa lóe lên trong đôi mắt đã lờ đờ:
-   Con… tới rồi đó à ?
Ngọc dạ nhỏ, tiếng dạ nghe mơ hồ như từ một cõi xa xăm nào đó vọng về.
-  Con cho Mẹ về… đón Ông Bà… ăn Tết hả con ?
Ngọc dạ lớn hơn. Những giọt nước mắt lăn dài trên đôi gò má Bác Nga. Bác cựa mình, cố gắng giằng sợi dây đang cột chặt đôi tay Bác vào những thanh sắt. Ngọc luồn tay xuống giường, nắm lấy tay Bác, siết chặt, như muốn truyền cho Bác thêm nghị lực.
  Bỗng nhiên Ngọc rùng mình vì bàn tay của Bác Nga lạnh ngắt! Một hồi lâu, Bác lại mở mắt, thều thào:
- Con cho Mẹ ở nhà… đừng bỏ Mẹ ở đây nữa… Mẹ sợ…
- Vâng, vâng, thưa Mẹ…
Ngọc cảm thấy đôi mắt mình cay cay. Có một cái gì đó như vừa đổ ập xuống, gãy vụn.
À, thì ra đây mới là giây phút sống thật của Bác. Hóa ra bấy lâu nay Bác Nga sống bằng ảo tưởng. Bác sống bằng mộng mơ. Bác sống bằng những vở kịch mà Bác vừa là Đạo Diễn, vừa là Diễn Viên và cũng vừa là Khán Giả. Bác leo lên sân khấu rồi Bác lại chạy xuống ghế ngồi. Bác vỗ tay, Bác cười, Bác khóc bâng quơ một mình, cô đơn một mình !  
Ngọc thầm ước phải chi con gái Bác có mặt ở đây, giờ này, để nghe những lời ao ước của Mẹ.
  Bác Nga cố gắng thều thào một cách khó khăn:
-  Con… cho Mẹ về… thật hả con?
-  Vâng, thật, về bây giờ, về ngay !
Ngọc siết chặt tay Bác Nga, cảm thấy hai hàng nước mắt nóng hổi của mình đang trào ra, lăn xuống đôi môi, mặn chát.
- Con … cho Mẹ ở nhà… thật hả con?
Ngọc gật gật, nghe tiếng lòng mình nức nở:
-  Vâng, vâng …. ở nhà. Con không để Mẹ ở đây nữa đâu, Mẹ yên tâm!
Bác Nga cười, nhắm nghiền đôi mắt. Bác nói những câu gì đó mà Ngọc không nghe được nữa. Tiếng Bác nhỏ dần…, nhỏ dần…im bặt…rồi Bác thở hắt ra một cái, đầu Bác nghẻo sang một bên !
  Qua làn nước mắt nhòe nhoẹt, Ngọc cảm thấy nụ cười của Bác Nga lung linh…, lung linh….
Ngọc đỡ đầu Bác lên, đặt ngay ngắn trên gối, nói nhỏ: -  
 Lần này thì Bác đã về nhà luôn rồi, Bác không còn phải ở đây nữa, Bác ơi …. Bác ơi … !
 ....

Trịnh Gia Mỹ
 
 
mk
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23100
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Nov/2010 lúc 9:08pm
Câu chuyện thật 100% của một Việt Kiều về quê hương cưới vợ...
 
 
                    " Tình già "                    
 
Bây giờ là gần bảy giờ tối, tiếng mõ vang đều cùng tiếng tụng kinh của bà Hiền như một nhịp điệu ăn khớp, hòa hợp với nhau.  Đó là tiếng động quen thuộc xảy ra trong ngôi nhà vắng lặng và buồn tẻ của vợ chồng bà suốt gần mười năm nay.  Sau một cơn stroke nặng, cách đây mấy tháng, kết quả đã để lại cho bà Hiền mắt trái nhìn một thành hai.  Và nó đã được che bởi một miếng vải đen, làm bà luôn có cảm giác buồn phiền, mặc cảm vì chỉ có một mắt để nhìn đời.
Đêm nay mưa nhiều, ngồi trong nhà mà nghe tiếng gió rít lên từng hồi, hạt mưa rơi nhanh và mạnh trên mái nhà. Cây cối lao xao, chao đảo, có cảm giác tất cả sắp đổ theo chiều gió.  Bà Hiền chậm chạp ra cửa sổ để kéo màn cửa xuống.  Dạo này trời vào thu nên mau tối quá, đúng là “tháng mười chưa cười đã tối”.  Lẩm bẩm như vậy rồi bà vào bếp lấy 1 ly nước lạnh uống. Uống gần hết ly, như chợt nhớ ra điều gì bà vội để ly xuống, cầm phone lên gọi:
Yến hở?  Mẹ đây, cuối tuần nay con có đem bé An về chơi với mẹ không? Nhưng chủ nhật thì mẹ phải lên chùa sớm con ạ.  Tuần này có thày về giảng và mẹ có tu bát quan trai, nên sáng chủ nhật con đón cháu về sớm nhá.
Hai mẹ con nói chuyện một hồi, gác phone, bà lại lặng lẽ sửa soạn đi ngủ.  Yến là cô con gái út, gần bà nhất vừa về tình cảm lẫn khoảng cách.  Yến rất thương Mẹ, việc lớn nhỏ gì hai mẹ con cũng tâm sự với nhau.  Bao lần phải đổi việc làm, nàng cũng tìm cách ở lại gần mẹ, không như người anh lớn: vì công việc đã dọn đi Washington DC, một nơi nhộn nhịp, bon chen của những người mang nhiều hoài bão trong cuộc sống.  Chỉ có nàng vừa thương mẹ, vừa tính an phận, nên cảm thấy sống trong một thành phố nhỏ của Oregon cũng có nhiều thú vị lắm.  Hơn nữa, nàng muốn bé An có được tình yêu thương của Ông bà ngoại như nàng ngày xưa vậy.
Hôm nay, vậy là ông Hoà đã về VN được mười ngày rồi.  Hôm đến nơi, ông có gọi phone báo tin ông đến nơi bình an để bà khỏi lo lắng.  Ba ngày sau, ông cũng gọi về kể một vài chuyện bên VN cho bà biết và rồi cho đến hôm nay là ngày thứ mười, mà chưa thấy ông gọi lại. Chắc là được lũ cháu đưa đi chơi nên không tiện gọi lại cho bà? Nghĩ vậy, bà lên giường đi ngủ mà không hề bận tâm.
***
Rồi đến ngày trở về của ông Hoà, sau ba tuần lễ đi chơi VN.  Đón ông ở phi trường, bà thấy ông hình như gày và đen hơn thì phải?  Ai đi VN cũng như vậy, không biết là tại khí hậu hay vì đi chơi nhiều quá mà như vậy?  Bà hỏi ông nhiều nhưng ông chỉ trả lời lấy lệ, bà cũng chẳng thắc mắc vì nghĩ đường xa ông còn mệt.
 
Mấy ngày sau, như đã khoẻ lại, một hôm ông ngập ngừng nhiều lần, rồi như thu hết can đảm, ông nói với bà như sau:
Bà à, vợ chồng mình ăn ở với nhau đã được hơn 40 năm rồi nhỉ?  Tôi đối với bà như thế nào, thì bà rõ hơn ai hết. Bây giờ, bên Việt Nam có một con bé, cháu nội ông bà Thành, bà biết đấy! Năm nay nó hai mươi sáu  tuổi. Nó năn nỉ tôi giúp nó qua Mỹ theo diện phu –thê.  Thật là chuyện  ...…làm sao ấy….. phải không bà?
Bà Hiền có cảm giác không ổn, bèn cắt ngang lời ông:
Ông cũng biết là…..”làm sao ấy….”, thì có gì phải nói đến? Thế ông trả lời sao với nó?  Mục đích ông muốn nói gì thì cứ nói ra đi.  Tôi sẵn sàng nghe ông đây.
Ông Hoà tiếp:
Nó nói: nếu được qua Mỹ nó sẽ ở riêng, không phiền vợ chồng mình đâu, chỉ trên giấy tờ một thời gian thôi bà ạ.  Nó năn nỉ vợ chồng mình ….làm phước, nó sẽ mang ơn suốt đời.  Tôi nghĩ bà ăn chay, niệm Phật bao nhiêu năm, thôi thì….. làm phước cho nó, bà……thấy sao?
Ở với nhau 43 năm rồi, ông Hoà thật sự là người chồng tốt, bà rất yêu quí và tin tưởng.  Tính ông trầm lặng, ít nói, biết lắng nghe, sử xự đúng mực, nên được mọi người yêu mến và quí trọng.  Không nói ra, nhưng bà vẫn thường hãnh diện về điều đó, ít ra hạnh phúc của bà đã được vuông tròn suốt từng đó năm chung sống. Vậy mà giờ đây , ông 71 tuổi, bà 68 tuổi, mới đi chơi ViệtNam về lần đầu mà hai ông bà đã  phải đối diện với vấn đề ly dị, chia tay.  Niềm đau xót cho tình nghiã vợ chồng, một thoáng như không còn ý nghĩa nào.  Bà chết lặng trong giây lát rồi nói:
- Ông cho tôi vài ngày suy nghĩ
Nói rồi bà vào phòng, đóng cửa, nằm im trên giường để suy nghĩ. Nhưng nào biết phải nghĩ gì bây giờ? Chỉ biết lòng quặn đau và nước mắt cứ trào dâng ướt gối.  Bà cố nén tiếng khóc và tiếng nấc nghẹn, nhưng hình như càng muốn che dấu thì nó lại càng muốn bộc phát.  Nỗi tủi thân và niềm tự ái bị va chạm.  Dù sao bây giờ bà vẫn chỉ là một người chưa bỏ được hoàn toàn những phiền lụy của cuộc sống.  Những hỉ, nộ, ái, ố vẫn chưa hoàn toàn rũ sạch, thì làm sao bà không cảm thấy đau đớn cho được?
Nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng qua những năm tháng chung sống, với từng đó đứa con, đứa cháu, bà vừa đau xót cho mình, vừa ngán ngẩm cho tình người bội bạc.  Sao ông lại có thể quên đi những ngày bà cực khổ: quên cả bản thân mình để lo cho các con và nuôi ông trong ngục tù cộng sản hơn mười năm?  Qua Mỹ, may mắn vào mùa hè, nên những ngày đầu bà đã theo chân mấy người Việt trong chung cư đi hái dâu từ bốn giờ sáng cho đến một giờ trưa thì xong. Việc này thường dành cho học sinh làm hè, bọn nhỏ vừa làm vừa nói chuyện, đùa giỡn, như đi picnic ngoài trời vậy.  Còn người Việt mình thì đua nhau đi làm rất chăm chỉ.  Bà nhớ có hôm bà không ăn trưa, chỉ ngừng để uống nước và cứ làm mãi cho đến lúc về.
Bao nhiêu tâm huyết lo cho chồng con đã làm người bà cằn cỗi, già nua hơn số tuổi.  Bây giờ con cái đã lớn, bà chỉ còn chăm sóc cho ông và tìm vui trong câu kinh kệ.  Mãi nghĩ từ chuyện này sang chuyện kia ….bà đã chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay…..
RING…RING…
Tiếng phone không biết ai gọi, nhưng đã đánh thức bà Hiền. Mệt mỏi, nhấc phone lên mà không cần nhìn caller ID, giọng uể oải bà nói:
-A lô, tôi: Hiền đây!
Đầu dây bên kia có tiếng:
-  Mẹ ơi, con: Yến đây!  Sao hôm nay mẹ dạy trễ vậy? Mẹ có bị cảm không mà giọng mẹ khàn vậy?  Đưa bé An đi học xong, con ghé Saigon market, con có mua cho bố mẹ bánh cuốn, còn nóng và ngon lắm.  Con về mẹ liền bây giờ nhé. Con gặp mẹ sau. Bye mẹ!
Gác phone, nhìn đồng hồ, bà thầm nhủ:
Ờ nhỉ, bây giờ đã hơn chín giờ rồi à? Và tự hỏi: “Không hiểu hôm qua mình đã ngủ được lúc mấy giờ?
Ra đến bếp, thấy ông Hoà ngồi chăm chú đọc báo, bà cố giữ giọng bình thản và nói:
Ông đã ăn gì chưa?  Yến nó nói sẽ đem bánh cuốn về đấy.
Ông Hoà trả lời:
Tôi dạy sớm, đã ăn đỡ miếng bánh mì nướng rồi.  Bà không khoẻ thì cứ nghỉ ngơi đi.  Tôi chạy ra chợ mua mấy tờ báo Việt Nam về đọc.  Hai mẹ con cứ ăn trước đi, không phải đợi tôi đâu.
Nói rồi ông ra xe đi, khoảng mười lăm phút sau thì Yến đến. Lăng xăng nói chuyện vớ vẩn một hồi với mẹ, Yến mới để ý: hình như hôm nay mẹ không tập trung trong những câu chuyện nàng nói?  Một lúc, bà Hiền kể câu chuyện mà ông Hoà đã nói với bà hôm qua.  Nghe xong, Yến nói:
Con biết mẹ thương bố lắm.  Thế mẹ đã có giải pháp nào chưa? Tụi con lúc nào cũng support mẹ hết.
Bà Hiền nói:
Mày biết đấy, đến tuổi này mẹ còn mong ước gì hơn?  Cả cuộc đời chỉ biết sống cho Bố và chúng mày…
Nói đến đây, không cầm được sự xúc động, bà nấc lên, rồi gục đầu lên thành ghế sofa mà khóc nức nở.  Yến phải ôm, xoa lưng bà, nàng cố an ủi, vỗ về mẹ với giọng thật nghẹn ngào:
-  Mẹ ơi, con biết mẹ buồn lắm.  Mẹ có muốn con ngăn bố đừng làm chuyện này hay không?
Bà Hiền từ từ ngước lên, mặt đầy nước mắt nói:
-Đừng ngăn ông ấy con ạ.  Mẹ đã nghĩ suốt đêm qua rồi.  Một khi ông ấy thốt lên được những lời ấy với mẹ tức là người ta đã quên hết tình nghĩa.  Vậy thì còn gì để ràng buộc nhau?  Nếu có tiếp tục sống với nhau thì cũng chỉ là những ngày chịu đựng mà thôi.  Mày nghĩ có phải thế không hở Yến?
Yến thật sự không biết phải trả lời mẹ như thế nào.  Nàng nói:
-Nếu Mẹ đã định như vậy thì mình cứ cho là….…làm phước như bố nói đi mẹ.  Bố năm nay cũng hơn bảy mươi tuổi rồi, đâu có….làm ăn gì nữa hở mẹ? Con biết bố thương mẹ lắm, chắc bố cũng chỉ muốn ….làm phước thôi.  Mình cứ nghĩ như vậy cho tâm hồn đựơc thảnh thơi, phải không mẹ?
-Ừ thì có làm được gì hơn đâu con?  Mày lo thủ tục bán nhà này cho Mẹ đi.  Mẹ nghe nói ly dị là phải chia đôi hết hở con?
Nghe bà đòi bán nhà, Yến mới thật sự thấy mọi chuyện như không còn cứu vãn.  Dù rằng cô gái kia nói sẽ ở riêng, không phiền đến bố mẹ, nhưng sao cảm giác gia đình tan vỡ đang lớn mạnh trong nàng…
***
Ông Hòa cầm trên tay cái check hơn bảy mươi ngàn đô la, là số tiền bà Hiền đã xin văn phòng escrow chia đôi và đưa thẳng cho ông sau khi bán căn nhà.  Cả đời ông chưa bao giờ nghĩ sẽ có số tiền lớn đến như vậy.  Bao nhiêu năm trước, vợ chồng con cái gom góp tất cả tiền bạc để mua căn nhà cũ này, tưởng rằng sẽ sống chết với nó, nhưng đâu ngờ có ngày phải rời xa nó sớm như hôm nay?   Một chút luyến lưu…. nhưng thôi, ông không muốn nghĩ gì hơn, chỉ còn hơn ba tháng nữa là đến ngày “nàng” qua với ông rồi……
***
Dạo này ông Hòa bận nhưng vui vẻ hẳn lên.  Này nhé, ông suốt ngày phải đi mua sắm, nào là quần áo, giày dép mới, nào là khăn trải giường, khăn bông tắm mới, nước hoa vài lọ thật đắt tiền cho ông và cả cho “nàng” nữa. Thôi thì …đủ thứ phải mua.  Hôm qua ông mới gửi về cho Hồng năm ngàn đồng. Thế là tổng cộng ông gửi cho nàng cũng gần hai mươi lăm ngàn rồi còn gì.  Ông không thể từ chối mỗi khi nghe lời nói ngọt ngào của Hồng qua phone: “Anh gửi về cho em năm ngàn đi, để em thanh toán những chuyện lặt vặt trước khi em qua với anh, anh nhé!”  Lời nói nhỏ nhẹ, dịu dàng của Hồng luôn ám ảnh trong đầu óc, làm ông cảm thấy cuộc đời thật hạnh phúc, đãi ngộ ông quá khi tuổi đã về chiều.
Từ ngày ly dị bà Hiền, ông và Hồng đã đổi cách xưng hô với nhau.  Bây giờ hai tiếng “Anh, Em” ngọt ngào làm cho ông như sống lại tuổi thanh niên, khi mới yêu lần đầu.  Tốn bao nhiêu tiền đi đi về về giữa Mỹ & Việt Nam. Tiền cho Hồng & gia đình nàng, tiền sắm sửa tổ ấm…ông đều không tiếc, vì nghĩ sau khi mọi chuyện được ổn định rồi thì đâu cũng vào đấy.  Ông sẽ có một mái ấm, một hạnh phúc tuyệt vời với người vợ trẻ…
***
Hôm nay là ngày ông Hoà ra phi trường đón Hồng từ Việt Nam sang.  Hồng đến phi trường Los Angeles, California của hãng China airlines vào khoảng năm giờ chiều, chờ gần bốn tiếng thì lên máy bay đi đến phi trường Portland, Oregon. Thể là ông sắp được gặp “người vợ bé bỏng” của mình khoảng hơn mười một giờ tối hôm nay.  Tuy chờ đợi hơi khuya, nhưng nghĩ miên man đến hạnh phúc sắp được hưởng, thời gian chờ đợi như ngừng lại đối với ông…..
Ông Hoà thấy sốt ruột lắm, bây giờ đã gần mười hai giờ đêm mà sao vẫn chưa thấy bóng dáng Hồng đi ra? Rõ ràng chuyến bay của Hồng đã arrived như trên computer đã báo mà.  Chờ thêm mười phút nữa, vẫn không thấy Hồng, ông Hòa bèn ra quày vé hỏi thăm thì được biết không có ai tên Hồng trên chuyến bay đó.  Thật ngỡ ngàng, ông lôi tờ giấy đã ghi chi tiết về chuyến bay rời Việt Nam của Hồng ra xem, rồi nhờ người ở quày vé hỏi thăm dùm.  Một lúc sau, cô nhân viên hãng máy bay cho biết: Hồng thật sự có rời Việt Nam trên chuyến bay của hãng hàng không China và đến phi trường Los Angeles đúng giờ , nhưng họ không có boarding p*** của Hồng trên chuyến phi cơ của hãng Alaska đến Portland.  Thế này là thế nào nhỉ? Ông Hòa thật sự là không thể hiểu được.  Hai ngày trước, Hồng còn nói qua phone với ông: “ Anh nhớ đón em đúng giờ nhé!”  Vậy mà…..thật là bực mình! Ông Hoà lẩm bẩm như vậy. Thôi thì về nhà, rồi gọi về ViệtNam xem có tin tức gì không ?
Vừa quay số phone, ông Hoà vừa bực mình, vừa lo lắng…Có chuyện gì thì cũng phải gọi phone cho ông chứ. Ông đã dặn đi, dặn lại nàng cách gọi phone cho ông rồi kia mà. Bên kia đầu dây, tiếng Mẹ của Hồng, sau khi nghe ông xưng tên, bà nói:
-Hồng nó qua đó với ông rồi mà.  Tôi chưa nghe nó gọi về.  Có tin gì thì ông báo cho tôi biết nhé!
Nghe giọng bà Thành cũng có vẻ hốt hoảng lắm. Thôi thì đành chờ Hồng liên lạc chứ còn biết làm gì hơn? Chẳng lẽ ông đi khai Hồng mất tích khi chưa đầy 24 giờ?
***
Ba ngày trôi qua như ba thế kỷ đối với ông Hoà.  Nỗi lo lắng đã trở thành tức giận. Ông không buồn ra khỏi nhà, ngay cả việc ăn uống ông cũng không màng.  Nhìn cái phone, chờ đợi tiếng reo của nó, rồi nhìn những thứ ông mua sắm cho Hồng, bất giác ông thở dài và thốt: “Mình phải làm gì bây giờ?”…Thời gian cứ thế trôi đi…ông Hoà sống với sự thất vọng lớn dần. Ông nhất quyết vì tự ái không hỏi thăm tin tức về Hồng  nữa, dù rằng ông rất nhớ đến tiếng nói nhẹ nhàng , ngọt ngào của nàng…Trong lúc không còn hy vọng gì thì tiếng phone reng , bên kia đầu giây, giọng Hồng vui vẻ nói:
-Thưa ông, em rất cám ơn ông đã giúp em qua được bên đây.  Trước đây, em đã nói nếu qua được Mỹ em sẽ ở riêng và không phiền đến Ông Bà.  Hôm em đến phi trường ở Los Angeles thì người bạn trai ngày xưa của em đã đón em về nhà anh ấy.  Em biết ông đợi em, nhưng vì mới đến, em còn chưa quen nhiều việc, nên hôm nay em mới gọi cho ông được.
Chỉ mới nghe như vậy, lòng ông Hoà đã như tan nát.  Đầu giây bên kia, Hồng vẫn tiếp tục nói, nhưng ông Hoà đã cúp phone, không còn muốn nghe nữa.  Ông thật sự không còn kìm hãm được sự tức giận và tất cả những vật trên bàn ăn đã trở thành “nạn nhân”, bị văng tung toé trên sàn nhà…..
***
Suốt mấy tháng qua, ông Hoà sống mà như đã chết, nhìn ông thật tiều tụy. Nghĩ đến Hồng, nghĩ đến bà Hiền, ông cảm thấy buồn và hối hận vô tả.  Cầm phone gọi cho Yến, sau vài câu thăm hỏi  con và cháu, ông ngập ngừng nói:
-Yến à, lần này con cố gắng xin Mẹ cho Bố gặp mặt được không?
Từ ngày chính thức ly dị, cầm số tiền đã chia đôi với ông Hoà, bà Hiền đã cúng hết vào chùa.  Ngôi chùa nhỏ này thỉnh thoảng mới có thày hay sư cô ở xa về giảng, còn bình thường thì ban quản trị của chùa cũng cần có người ở lại để chăm sóc vườn tược, thắp cây nến, nén nhang trên bàn thờ Phật…… Bà Hiền đã được mọi người vừa tín nhiệm, vừa thông cảm cho hoàn cảnh của bà, nên họ đã bằng lòng để bà ở lại săn sóc ngôi chùa.
Bà Hiền thật sự muốn rũ bỏ chuyện đời, nên dù không còn hờn giận gì ông Hoà, bà cũng quyết định không bao giờ muốn gặp lại hay muốn nghe tin tức gì về ông nữa.  Bà chỉ chú tâm tụng kinh, niệm Phật, siêng năng làm việc: từ trong ra đến ngoài chùa, không để phí phạm giờ phút nào.  Bà đã thấu hiểu được nguyên nhân gây nên những ràng buộc, những đưa đẩy dẫn con người đến sự nô lệ vật chất và những khổ luỵ tinh thần. Đọc Kinh Pháp Hoa, một bộ Kinh Đại Thừa dạy chúng sinh thức tỉnh, tìm về với tánh Phật sẵn có nơi mỗi con người để tu hành mà giác ngộ.  Bà thật sự thấy thế gian này chỉ là một huyển hiện nhất thời, như Đức Phật đã nói: “Giáo Pháp của ta thuần một vị, đó là vị giải thoát “. Và có lẽ tâm hồn bà, giờ đây đang thật sự được giải thoát……….
 
Phan Tuyết Anh


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Nov/2010 lúc 9:08pm
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 04/Dec/2010 lúc 9:40am
 
 

Lại một mùa Xuân nữa đã qua đi trên quê hương tỵ nạn, đã 34 mùa Xuân nơi đất khách quê người, mái tóc chằng còn đen như thủa nào, nên ngẫm lại chuyện đời để thấy rằng:


Xưa nay chúng ta  đều có một quan niệm mỗi người khi đến 60 tuổi là đã được gọi là  thọ rồi…Mỗi ngày tiếp nối là mỗi Bonus Trời dành cho ta ...


Thời gian cứ mãi dần trôi, để sự sống cứ tiếp nối được sinh sôi nảy nở, để con trẻ sẽ đến tuổi trưởng thành, để người lớn sẽ trở thành người già, và để người già từ từ đi vào lòng đất mẹ một ngày, một giờ, một phút, một giây nào đó!…


Mỗi buổi bình minh ló rạng, ta sẽ lại vui vì đã được sống thêm một ngày, và nhận thức được ta đã già đi hai mươi bốn tiếng đồng hồ rồi, thời gian ấy qua đi, ta đã sống như thế nào? Và đã làm  được gì cho mình? Cho đời?  Lòng hỏi lòng: Đã có bao giây phút ta đã được thanh thản an vui?


Hiểu được và đặt được những câu hỏi như vậy vô hình chung đã tạo cho ta có một lối sống :


 Trải lòng mình với tất cả mọi người mà ta được giao tiếp, để chân thành với cuộc đời, và để mong những việc ta đã làm sẽ là những vốn quý của bản thân, là những gì đẹp nhất trong đời ta hầu chuyển trao cho thế hệ tiếp nối …


Đó chính là một phương cách giúp cho ta chiến thắng được thời gian và an bình bước vào cuộc sống nơi chốn vĩnh hằng…


Khi tuổi già đến, cái tuổi mà chẳng ai đợi mong ấy, reo vào lòng người biết bao nhiêu điều cần suy nghĩ… Nhưng muốn gì thì muốn… Cái quan niệm sống vui, sống hạnh phúc vẫn là ước nguyện trước khi xuôi tay nhắm mắt, có điều khi đã già rồi (mà lại lưu lạc nơi xứ người) nếu có được một trong hai trường hợp sau đây thì thật là vạn phúc:


Trường hợp thứ nhất:


1/ Có sức khỏe tốt


2/ Có bạn tốt


3/ Có đủ tiền bạc để cuộc đời còn lại tương đối được  độc lập, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai (đặc biệt là với người thân)


4/ Có được quyền lựa chọn một môi trường sống theo ý thích riêng của mình 


Trường hợp thứ hai:


1/ Gia đình thuận hòa, trên dưới một lòng, và còn giữ được những phong tục tập quán của người Việt được chừng nào hay chừng ấy! mà càng nhiều càng tốt.


2/ Con cái hiếu thảo với cha mẹ già (đừng đẩy cha mẹ vào viện dưỡng lão, khi còn có thể hy sinh cuộc sống riêng tư để lo cho bậc sinh thành, vui sống nốt quãng đường đời còn lại)


Cuộc sống của người già Việt Nam ở Quê nhà và ở Hải ngoại quả thật có nhiều khác biệt, bởi vai trò của họ trong cuộc sống trước khi đến tuổi già chẳng giống nhau,


 Ở Việt Nam vai trò của bậc cha mẹ thật vĩ đại, vì họ chính là người đã tạo ra những cơ sở vật chất để nuôi nấng con cái và thật sự đã giúp cho sự tồn tại của gia đình trong xuốt cả một đời làm lụng của họ, có những gia đình khi con cái lập gia thất rồi vẫn sống chung cùng cha mẹ dưới một mái nhà, vừa tiết kiệm được ngân sách gia đình, vừa thắt chặt thêm tình ruột thịt, thật khác xa với cuộc sống của người Việt Nam nơi Hải ngoại,


Vì ở Hải ngoại, chỉ sau một thời gian tương đối, cha mẹ bao bọc con cái, đến năm 18 tuổi hoặc 21 tuổi con cái đã phải tự lo cho mình, xã hội tiên tiến ở các nước văn minh đã tạo cho tuổi trẻ nhiều dịp để vươn lên và tự lập, con trẻ có thể đã ra khỏi vòng kiềm tỏa của cha mẹ khi ở lứa tuổi nói trên, nên những ý kiến, những quyết định của cha mẹ trở thành như một sự cố vấn đối với chúng mà thôi.


 Thông thường thì các bậc cha mẹ ở Việt Nam khi đã già đa phần đều được trọng vọng nể vì, được có những ưu tiên mà các con các cháu lo lắng cho, đến khi nằm xuống vẫn có sự chăm sóc và tiếc thương ngập tràn của các con các cháu, và được coi đó như là một sự báo hiếu “đương nhiên”,


 Nhưng người già ở Hải ngoại, nếu không còn tự lo cho mình thì Viện dưỡng lão chính là điạ chỉ cuối cùng mà những người già phải biết đến, và người già phải hiểu như vậy, để còn cảm thấy vui sống trên đời! Cuộc sống hối hả theo nhịp quay nhanh không ngừng của xã hội văn minh , khiến cho dù thương cha kính mẹ đến bao nhiêu cũng do chữ hiếu mà con cháu phải đành đoạn đưa cha mẹ, ông bà  vào Viện dưỡng lão sống cho nốt tuổi già!  Thực tế là các con các cháu hàng ngày cũng bù đầu vào công việc gia đình và xã hội, nên có muốn chăm lo cho cha mẹ cũng vô phương, do vậy Viện dưỡng lão vì là nơi có người lo, có phương tiện giúp người già đỡ cô đơn mà vui sống….nên hành động “đẩy” cha mẹ vào Viện dưỡng lão là một việc làm “đương nhiên” xảy ra!


Hiểu theo chiều hướng suy nghĩ của con cái nơi Hải ngoại, thì đó lại chính là “nhân đạo” và hợp tình hợp lý!


Theo như phát biểu của một nhà tâm lý phương Tây, thì cho rằng:


Trẻ thơ sống cho hiện tại, thanh niên sống cho tương lai và tuổi già sống cho quá khứ.


 Nhờ có những lúc nhớ về quá khứ mà người già  đã chiêm nghiệm được cái hay cái dở trong cuộc sống mà mình đã đi qua, để rồi nhận ra được rằng:


Khi còn trẻ, ham mê công việc hàng ngày, ít có thời giờ để suy tư, để phân tích, để so sánh hay dở tốt xấu một cách tròn nét, và hơn nữa là để biết được những nhiệm màu của sự sống.


Chỉ khi đã già, mới có cơ hội nhìn lại quá khứ và thấy được tất cả những màu nhiệm của sự sống quanh ta và trong con người của mình, đến lúc này, nhìn những người trẻ thấy họ cũng giống như mình khi xưa, sống hối hả, sống vội vàng, nhiều tham vọng muốn làm cái này, muốn làm cái nọ…Nên chi, họ không có khả năng thấy được sự sống nhiệm màu! Do vậy mà người già đã kết luận được một cách đời thường là :


Mình bây giờ  mới thật sự được sung sướng! Vì quãng thời gian còn lại này câu nói “số hưởng” mới đúng thấm thía cõi lòng già?


Hóa cho nên, đã có người phát biểu:


Tuổi trẻ là đóa hoa đẹp nhất trong các đóa hoa, và tuổi già là trái cây ngon ngọt nhất trong tất cả loại trái cây…


Câu nói đó nếu chiêm nghiệm một cách khách quan và tổng quát, mới thấy quả thật là chí lý, mặt khác các bậc tiền bối đã từng đồng quan điểm:


Hạnh phúc là sự cân bằng giữa vật chất và tinh thần,


 Ai biết ứng dụng tốt câu này vào cuộc sống, thì sẽ được hạnh phúc thôi, vẫn biết tuổi trẻ quan niệm một cách cảm tính, còn những người già lại quan niệm một cách kinh điển…


Khi về già, tự nhiên ta không còn nông nổi, hấp tấp , mà nhìn và làm bằng cái tâm tĩnh lặng hơn…


Nên những khen chê nhận được chỉ giúp ta biết rõ mình hơn, dù được khen hay bị chê thì ta vẫn vui vì thấy được còn có người quan tâm đến ta.


Cuộc đời có sanh có tử,  chưa chắc tử đã là tận cùng, biết đâu đó lại là khởi điểm của một nối tiếp hoan lạc, an lành hơn?


Theo phong tục tập quán của người Á Đông, thì khi người thân mất đi, tang lễ phải làm thật to lớn và tốn kém, khóc lóc thảm thiết, kể lể nguồn cơn, vì như vậy mới chứng tỏ là tròn chữ hiếu…. Trái lại ở những nước văn minh, ta thấy cái không khí của tang lễ rất im lặng và mọi việc diễn ra trong sự trang trọng và lặng lẽ…Họ hành động như vậy để thể hiện sự kính trọng và chân quý sự ra đi của người thân…


Xem ra Đông Tây tuy có nhiều khác biệt, nhưng thật ra phương cách thứ hai vừa văn minh lại vừa thực tế, thực tình chưa biết chừng?…


Trở lại hoạt cảnh của người già, không còn làm việc để kiếm sống nữa, nên thời gian nghỉ hưu thật là thoáng đãng,  lúc này thật sự là dễ chịu, vì ta muốn làm gì thì làm, nhu cầu vật chất không còn là mối ưu tư hàng đầu, ăn uống chẳng bao nhiêu, chi tiêu cũng phiên phiến , thậm chí các thú vui chơi thì cũng tùy lúc tùy nơi và tùy vào sức khỏe nữa, nên chi, thời gian lúc này thực sự là của mình, bởi muốn làm gì thì làm nên luôn cảm thấy hạnh phúc trong lòng…


Nghĩ cho cùng, con người ai cũng mong sao sớm tới ngày được nghỉ hưu, vì đó chính là cái mốc quan trọng nhất của đời người, và đó cũng chính là phần thưởng của đời người mà tạo hóa và xã hội đã cho ta… Để ta được nghỉ ngơi, làm những việc nên làm và thong dong bước đến mộ phần.


Ở tuổi già thì ai mà chẳng có bệnh, không có bệnh mới là chuyện lạ, do đó cứ quẳng gánh lo đi mà vui sống là điều chi lý nhất!


Tuổi già rất sợ cô độc, bạn bè chính là mối giao tình chân quý trong lúc này, nói với nhau vài câu, uống với nhau hớp trà, một ly cà phê,  vui với nhau trong chốc lát cũng làm cho tuổi già thêm thi vị yêu mình yêu đời thêm!…


Hồi còn nhỏ, ta thấy người nào già mà còn dõi mắt nhìn con gái khi đi ngang qua thì  cho là già không nên nết, già dịch v.v.. Nhưng khi đến tuổi già, ta mới khám phá ra được nỗi oan ức này..Chẳng phải vậy, trái tim đâu có biết già, chỉ có tuổi mới già mà thôi, họ nhìn những người con gái chỉ như là nhìn một bức tranh mỹ thuật trong cuộc sống đời thường, thưởng lãm vẻ đẹp này mà tạo hóa tạo nên cho loài người hầu cân bằng âm dương trần thế …Điều này chẳng có gì đáng phê phán  cả.  ( chuyện thường tình thế thôi ! )


Tuy nhiên, chỉ khi nào nhìn mà lòng già nổi tà tâm, có ý nghĩ đen tối thì mới đáng trách!


Hãy nhìn bức tranh vệ nữ, cả nhân loại thưởng lãm đều khen đẹp và thẩm mỹ v.v..Cả trẻ lẫn già có ai bị chê trách khi chiêm ngưỡng đâu?…


Ồ thế ra, tục hay không còn tùy vào cảm tính cá nhân không chừng?


Để kết luận bài viết này, xin được gom ý như sau:


 Tuổi già có cái hay của tuổi già, cái thú của tuổi già, người già tuy không còn phải làm lụng để mưu sinh, nhưng nếu ta biết gom những điều hay lạ, ích lợi v.v..Mà ta đã nhận biết được trong những thời gian đã qua, trao lại kinh nghiệm sống này cho lớp hậu duệ, sự việc đó quả là tuyệt vời, bởi ít nhiều ta đã làm được một số vụ việc nên làm…


Và điều này chính là hạnh phúc mà ta có được khi còn tồn tại trên trần gian… 


Cám ơn Trời, cám ơn đời đã cho ta tuổi già …Sung sướng biết bao!



IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 04/Dec/2010 lúc 11:35am
 
 


Tâm sự tuổi già

                                     (Ðộc vận A & OA)

                                                                         Nguyên Hà

 

                                    Ngỡ đã yên vui với tuổi già

                                    Hay đâu cớ sự lại bày ra

                                    Hai bầy con dại, đành cam chịu (*)

                                    Nhưng được vui thêm với cửa nhà.

 

                                    Ðể tạo cảnh vui với tuổi già

                                    Cũng hòn non bộ, cũng vườn hoa

                                    Ðôi ba khóm trúc màu xanh biếc

                                    Ðể tưởng nhớ về đất Mẹ Cha.

 

                                    Bao thu lận đận chốn trời xa

                                    Nay tạm yên vui hưởng tuổi già

                                    Con đã lớn khôn, tròn hiếu thảo

                                    Không còn vướng bận chuyện gần xa.

 

                                    Hãy tạo niềm vui đến với ta

                                    Thơ ca xướng họa để quên già

                                    Ngồi đây ta ngắm trời, mây, nước

                                    Thánh thót chim lồng cất tiếng ca.

 

                                    Ta xây mộng đẹp giữa ngàn hoa

                                    Cũng tạm yên vui với cảnh già

                                    Cá lượn tung tăng ta lặng ngắm

                                    Sương mai ngát tỏa đượm chung trà.

 

                                    Quên cả thời gian, lấp tuổi già

                                    Ta vui họp mặt để cùng ca

                                    Quên đi bao chuyện tình ngang trái

                                    Tâm sự nhau nghe nghĩa đậm đà./         

                                                 

                                                (*) Một bầy chim, một bầy cá.

IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 04/Dec/2010 lúc 11:51am
 
Anh Van Phan nói: ".... Nhưng có người nói Paris est belle sans Parisienne....."
 
Tôi lại nghe người khác nói:
" Paris est belle avec les Parisiennes et sans les Parisiens!!! "
 
Sans rancune
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 04/Dec/2010 lúc 11:52am
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 06/Dec/2010 lúc 6:03am
 
Anh Locong đi Paris về chắc không quên hình ảnh nầy...
 décembre 2010

Photographies :  décembre 2010 - Paris

IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 06/Dec/2010 lúc 10:46am
 

Gần gũi người già

 
Ở công ty ông thường hay tổ chức đi thăm chổ này chỗ nọ, tặng quà cáp cho người này người kia, phát biểu những lời hay ý đẹp, thế nhưng người già ở nhà sao mà khó… “tiếp cận” quá. Ông thắc mắc sao lúc này quanh ta thấy nhiều người già quá vậy. Già thì mắt kém, tai lãng, đi lại khó khăn, mọi thứ lệ thuộc… nên dễ phiền lòng. Chút thì giận hờn. Chút thì trách cứ. Con cháu hiếu thảo cũng ba điều bốn chuyện rồi vội vã… lỉnh ngay! Người già cô độc càng cô độc.

Lúc nào cũng đang như “Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt”… Lẩm cẩm, lặp đi lặp lại mãi một chuyện. Mới bắt đầu nói thì con cháu đã biết tỏng chuyện gì, có thể kể tiếp vanh vách không sai. Chuyện mới thì quên. Chuyện xưa thì nhớ. Lúc nào cũng nhắc lại quá khứ “hào hùng”. Lúc nào cũng chịu không nổi đám trẻ. Ông muốn có được nghệ thuật để "tiếp cận" với những người cao tuổi. Người ta đã khuyên doanh nhân trên làm những điều dưới đây:

Khi “tiếp cận” các cụ, đừng xuất hiện đột ngột đầu giường dễ làm họ giật mình. Phải lên tiếng, hỉ hả hịch hạc đôi ba câu để đánh động, tạo sự chú ý trước khi xuất hiện. Trí não các cụ không bắt nhịp nhanh như hồi còn trẻ được, phải có thời gian để “định thần”, tập trung chú ý rồi mới khởi sự giao tiếp được.

Khi đứng hoặc ngồi thì chọn khoảng cách đủ gần để có thể nắm tay, ôm vai. Truyền thông không lời có thể nói lên nhiều điều hơn ta tưởng. Mắt kém, nên cảm nhận qua tiếp xúc sẽ rất tốt. Nhớ luôn đứng phía đối diện, ngang tầm mắt. Như vậy, các cụ có thể nhìn vào môi mấp máy mà biết ta đang “nói hành nói tỏi” gì, có thể nhìn vào mắt mà biết ta đang nghĩ gì, định “dở trò gì”. Do vậy, khi tiếp xúc nên giữ nét mặt vui tươi, ân cần, thực sự quan tâm chớ không phải quấy quá cho xong!

Môi trường tiếp xúc cần yên tĩnh, các cụ mới dễ tập trung, dễ nhìn, dễ nghe. Nơi đông đúc ồn ào, nhộn nhạo, dễ gây hoang mang, mất tập trung. Lúc nói chỉ nên một người nói. Không nên tay xách nách mang, quơ tay múa chân lúc nói dễ gây rối trí.

Ánh sáng phải vừa đủ để có thể nhìn mắt, nhìn môi người nói. Tránh đứng trong bóng tối. Giảm bớt ánh sáng nếu thấy quá chói. Mắt các cụ yếu, chói quá thì đồng tử sẽ co nhỏ, không nhìn thấy gì, nhất là ở người có bệnh cườm già.

Tránh nói to tiếng. Tránh hét vào tai các cụ. Nếu có mang máy nghe, phải đảm bảo máy đã mở, còn pin, đang hoạt động tốt. Nên nói chậm rãi và rõ ràng. Lúc nói phải nhìn vào trong mắt. Nói vừa đủ lớn nhưng không được hét to. Không được quát.

Dùng những từ đơn giản, cụ thể, những câu ngắn gọn. Lặp lại đôi ba lần nếu cần. Khi cảm thấy các cụ chưa hiểu thì phải nói cách khác, dùng từ khác, cấu trúc câu khác cho dễ hiểu, dễ nghe hơn.

Mỗi lần chỉ nói một ý, một việc. Các cụ không thể cùng lúc nắm nhiều ý, nhiều thông tin, sẽ bị “nhiễu”. Mỗi lần hỏi một việc. Hỏi xong phải đợi một lúc để các cụ có thì giờ tập trung, ngẫm nghĩ và tìm từ diễn đạt. Thỉnh thoảng nên nhắc lại các ý chính. Tóm tắt cho dễ nhớ. Thường các cụ không tiện hỏi lại, sợ “quê”! Cần dặn dò gì thì ghi ra giấy. Chữ phải rõ, to, chân phương, dễ đọc.

Sẵn sàng chấp nhận sự nhầm lẫn, sai sót, quên trước quên sau của các cụ. Sẵn sàng chấp nhận những cơn nóng giận, bực dọc bất thường của các cụ! Cuộc tiếp xúc nhiều khi rơi vào thất bại. Sẵn sàng… đợi một dịp khác, lúc khác, thuận lợi hơn! Bởi vì có lúc các cụ rất dễ thương!

Cách ta đối xử với các cụ thế nào thì con cháu sẽ đối xử với ta như thế.



Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 06/Dec/2010 lúc 11:00am
 
 Người Gò Công định cư ở Paris ít quá . Mong năm sau gặp lại anh LoCong vào mùa  nắng ấm ở Paris....
                                                     Van Phan
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 71 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.336 seconds.