Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: ĐaLatSươngMù.hoadudeVườnThơVăn Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 5
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 02/Sep/2013 lúc 6:47pm


Vài hình ảnh của
ĐÀLẠT NGÀY NAY
Nói về Đà Lạt, như đã nói là TP Pháp nhất Việt Nam dưới thời VNCH, hơn cả Nha Trang mà BS Yersin từng lưu luyến. Vài di tích của xứ Lăng Sa vẫn còn đó với Thung Lũng Tình Yêu (Vallée d'Amour) và Đồi Thông Hai Mộ, Hồ Than Thở... rất lãng mạng từ Romantisme của Pháp. 








TRƯỜNG THPT BÁN CÔNG NGUYỄN DU
Ngày xưa hình như là trường Bồ Đề,trong khu vực chùa Linh Sơn thì phải ?





Vài đường phố ĐALAT











Đồi Cù
Grand Lycée Yersin, Trường Cao Đẳng Sư Phạm, Đà Lạt


Ngôi nhà xưa, kiến trúc kiểu Pháp



Ga Đà Lạt được mệnh danh là ga đẹp nhất khu vực Á Châu theo phong cách art-deco, nằm dưới thung lũng gần trung tâm thành phố, ngày nay thì đóng cửa chẳng làm gì



Hôm nay trời mưa nhớ Đà Lạt




Chợ Đà Lạt xây bởi KTS nổi tiếng Ngô Viết Thụ,


Đà Lạt 2009


Dalat không phải chỉ là khu nghĩ dưỡng mà là thành phố đại học, vì nó nhỏ mà có rất nhiều đại học, thời VNCH nơi đây được quy họach rất đàng hoàng với nhiều loại đại học. Từ công tới tư, công giáo tới phật giáo. Ngày nay thì tan nát, be bét hết. Trường học bị cán bộ lấn chiếm xây nhà, xây chung cư, xây các khu hành chánh, cho nên mới nói người vớ vẩn làm toàn chuyện vớ vẩn.




Phượng tím Đà Lạt




Hồ Xuân Hương (lúc này đang được nạo vét lòng hồ nên nước đã được rút hết)





Thành phố Đà Lạt

Chợ Đà Lạt về đêm


Nhà thờ "Con Gà "



Khách sạn Mercure

Một con đường thanh vắng, có nhà hàng
Le Café de la poste



Khuôn viên Toà Giám Mục Dalat

Nhà hàng nổi (đã cạn nước)

Nhà thờ và tu viện Domaine de Marie





Bến xe Đà Lạt Phương Trang

Thành phố nhìn từ trên cao


Một con đường yên tĩnh


.
(Internet)





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 02/Sep/2013 lúc 6:51pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 26/Sep/2013 lúc 10:13pm



tuts.jpg

(Tấm hình trước cổng vào VĐHĐaLat trước 75
 - "Ngày Xưa Hoàng Thị đây"- ... )







Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 26/Sep/2013 lúc 10:14pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 29/Sep/2013 lúc 9:42pm

Bóng Dáng Đà Lạt Trong Thơ Nhất Tuấn 
(Ngô Tằng Giao - Thơ-Tạp Ghi).
                                                                                      
BÓNG DÁNG ĐÀ LẠT 
                                      74fb.jpg


TRONG THƠ NHẤT TUẤN  
Ngô Tằng Giao

 
Nhà thơ NHẤT TUẤN tên thật là PHẠM HẬU. Sinh trưởng tại Nam Định. Quê ngoại quê nội ở Ninh Bình.
Di cư vào Nam năm 1954. Gia nhập trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, năm 1955, Khóa XII. Rồi từ 1966 từng làm Quản Đốc Đài Phát Thanh, Giám đốc Nha Nghiên Cứu Kế Hoạch Bộ Thông Tin, Giám Đốc Nha Vô Tuyến Truyền Thanh và Tổng Giám Đốc VN Thông Tấn Xã v.v… Trên vai nhà thơ là hai hoa mai trắng: Trung Tá.
    
 Nhà thơ được biết đến nhiều qua những tập thơ “Truyện Chúng Mình” (xuất bản trong khoảng từ 1959-1964) và những tập truyện “Đời Lính” (xuất bản 1965). Trên 50 bài thơ trong “Truyện Chúng Mình” đã được phổ nhạc bởi nhiều nhạc sĩ trong khoảng từ 1959-2008.
 
     Từng sống ở Đà Lạt nên thành phố đầy sương mù và mưa bay này vẫn luôn mãi tiềm ẩn ở một góc nào đó trong trái tim nhà thơ. Có lẽ cũng vì thế mà trong những vần thơ “Truyện Chúng Mình” NHẤT TUẤN đã ghi lại một số những dòng hồi tưởng với hình ảnh Đà Lạt mà một phần đời của mình còn gửi lại nơi chốn ấy. Và có lẽ để tưởng vọng về Đà Lạt mà trong chuỗi ngày sống ly hương, khi mái tóc đổi màu, nhà thơ đã chọn một thành phố cũng đầy mưa rơi giữa miền đồi núi chập chùng với ngàn thông xanh hoài ngàn năm ở vùng trời tây bắc Hoa Kỳ để định cư, đó là Seattle (Washington State).
 
Trong thơ NHẤT TUẤN, thoạt tiên tình yêu thấp thoáng trong bài “Truyện Chúng Mình”, chỉ gợi lên nỗi nhớ mong của người ở Đà Lạt vì
bị xa cách với người ở Sài Gòn:
“Còn nhớ những thư người trước gửi
Sàigòn - Đàlạt mới năm nào
Từng chiều thứ bảy anh mong đợi
Màu chữ xanh, yêu đến ngọt ngào
Hồn có nguyên trinh màu trắng cũ
Môi hồng vẫn thắm thuở ban đầu
Không dưng lòng rộn niềm ao-ước
Nhưng biết ai còn nhớ đến nhau.”
 
     Trong đời lính, khi phải rời xa Đà Lạt, từ nơi tiền đồn biên giới nhà thơ gửi lòng nhung nhớ về thành phố này nhân mùa Giáng sinh khi viết bài “Niềm Tin”, cũng đầy mong nhớ:
 
“Lại một Noël nữa
Mấy mùa Giáng sinh rồi
Anh ở đồn biên giới
Thương về một khung trời.
Chắc Đàlạt vui lắm
Mimosa… nở vàng
Anh đào khoe sắc thắm
Hương ngào ngạt không gian
Mấy mùa Giáng sinh trước
Chỗ hẹn anh chờ hoài
Lần này không về được
Hồi hộp đợi tin ai.”
 
     Một ngôi giáo đường nhỏ bé của Đà Lạt cũng lưu lại kỷ niệm một mùa Giáng Sinh với hoa anh đào khoe sắc thắm trong lòng NHẤT TUẤN. Nhà thơ viết bài “Nhà Thờ Đường Cô Giang”:
 
“Thêm xuân nữa lại về
Giữa một trời tuyết lạnh
Nhiều đêm dài xa quê
Tìm hoài trong ảo ảnh
Những kỷ niệm thần tiên
Bây giờ anh vẫn nhớ
Nhà thờ đường Cô Giang
Chúa nhật… mình đến đó
Đàlạt vào Giáng Sinh
Anh Đào reo mở hội
Tan lễ em và anh
Đường hoa về chung lối
Họ thấy… em hôn anh
Vội làm dấu Thánh Giá
Mấy sơ và… sư huynh…
Muốn là thiên thần cả!!
Em hỏi:
-Họ có yêu ?
Anh đáp:
-Khi khấn hứa
Họ xin yêu rất nhiều
Yêu hết con cái Chúa
Anh cố giữ niềm tin
Của tuổi trẻ mơ mộng
Nơi quê hương ngàn trùng
Xin em đừng tuyệt vọng
Vì sẽ có một ngày…
Giáo đường xưa… lại đến
Quỳ dưới trời tuyết bay
Thiết tha anh cầu nguyện.”
 
     Sau khi tình yêu nơi giáo đường xuất hiện, trong hồi tưởng nhà thơ chỉ mong “thấy” được người yêu nơi bài “Cầu nguyện” (chứ không mong “lấy” như bản nhạc đã đổi lời) với hai câu cuối thật buồn bã:
 
“Con quỳ lạy chúa trên trời
Để cho con thấy được người con yêu
Đời con đau khổ đã nhiều
Kể từ thơ dại đủ điều đắng cay
Số nghèo hai chục năm nay
Xây bao nhiêu mộng trắng tay vẫn nghèo
Mối tình đầu trót bọt bèo
Vì người ta thích chạy theo bạc tiền
Âm thầm trong mối tình điên
Cầm bằng Chúa định nhân duyên bẽ bàng
Bây giờ con đã gặp nàng
Không giàu, không đẹp, không màng lợi danh.
Chúng con hai mái đầu xanh
Chấp tay khấn nguyện trung thành với nhau.
Thề rằng sóng gió biển dâu,
Đã yêu… trước cũng như sau… giữ lời
Người ta lại bỏ con rồi,
Con quỳ lạy Chúa trên trời thương con.”
 
     Giáng sinh thường là thời điểm kỳ diệu nhất trong suốt cả năm với tiếng chuông ngân nga trong đêm vắng, với ánh nến lung linh huyền ảo và thánh ca trầm bổng gợi lên những cảm xúc thanh thoát, êm đềm và thánh thiện. Bên giáo đường hoa mimosa Đà Lạt khoe sắc vàng tươi thắm, nhưng trong lòng nhà thơ lại chỉ nổi lên kỷ niệm buồn bã với bài “Mimosa Thôi Nở”:
“Noël xưa anh nhớ
Khi hãy còn yêu nhau
Nhà thờ nơi cuối phố
Thấp thoáng sau ngàn dâu
Anh chờ em đi lễ
Chung dâng lời nguyện cầu
Mimosa bừng nở
Đẹp như tình ban đầu
Đàlạt mờ trăng lạnh
Đường về ta bước mau.
Rồi anh hỏi khẽ em
Đã xin gì với Chúa
Trong đêm lễ Noël
Em lắc đầu chả nhớ
Nhưng hồng lên đôi má
Nắm tay anh đợi chờ
Trông em sao xinh quá
Và ngoan như nàng thơ
Mới bốn mùa thu qua
Mimosa vẫn nở
Sao mối tình đôi ta
Ai làm cho dang dở
Đêm nay Noël đây
Chuông nhà thờ khắc khoải
Gió đồi lang thang bay
Mưa buồn giăng ngõ tối
Anh quỳ bên tượng Chúa
Cúi đầu chắp hai tay
Lạy Chúa con chờ đợi
Người ngày xưa về đây
Nhưng em không về nữa
Đường khuya mưa bay bay
Mimosa thôi nở
Trong hồn anh đêm nay.”
74fb.jpg
     Trong bài thơ “Truyện Cây Hoa Mimosa” (1964), lại cũng vẫn thoáng vẻ giận hờn, trách móc:
“Một đi vĩnh biệt cao nguyên
Mimosa trả… cho miền núi non
Làm gì có chuyện sắt son
Thì thôi đừng dại mỏi mòn mắt trông”
     Đà Lạt là thành phố với núi đồi và rừng thông. Núi vươn cao cùng thông xanh reo suốt bốn mùa như cùng hát vang lên khúc tình ca gửi vào năm tháng mà nếu vắng bóng thời thành phố sẽ như một cơ thể mất linh hồn.
Hình ảnh ngọn núi cao Lap Be Bắc (Lapbe Nord) và cảnh Đà Lạt về đêm đã được nhà thơ NHẤT TUẤN nhắc tới trong bài
Đêm Cuối Cùng Đàlạt”, cũng kể lại một chuyện tình dang dở:
“Rồi kỷ niệm về dần trong trí nhớ
Đêm cuối cùng hai đứa đi ciné
Những con đường Đàlạt lúc vào khuya
Hoa lả tả rơi vàng đôi mái tóc
Gió buốt từ "Lap Be Nord" xa tắp
Anh vội vàng cởi áo khoác cho em
Tiếng thở dài chen tiếng bước đi êm
Mình yên lặng dìu nhau cho đến sáng.
Và anh nhớ em hát bài Hoài Cảm
Giọng ngân buồn, môi gọi cố nhân ơi
Đêm hôm qua trong tiệc cưới đông người
Lời hát cũ làm anh xao xuyến mãi.
Ôi ngày xưa sao giờ không trở lại?
Để em là riêng của một mình anh
Để anh nghe hoài giọng hát thanh thanh
Nhưng câu chuyện chúng mình không kết cuộc
Vì hai đứa… tại vì… ai biết được?!
Nên giờ này anh phải sống xa em
Rồi tình cờ nghe giọng hát quen quen
Bài Hoài Cảm, đêm cuối cùng Đàlạt!”
Trước từng cùng “người xưa dịu hiền” kề vai nhau tình tự ngồi bên hồ Than Thở. Nay sao lại đã xa nhau,
chỉ còn lại lời thở than tiếc nhớ dĩ vãng kỷ niệm trong “Bài Hát Đồi Sim”:
“Đàlạt đầy sương khói
Một mình anh lặng yên
Nghe hồn mình nức nở
Nghe buồn len trong tim
Nếu mình đừng gặp nhau
Trên núi đồi Đàlạt
Vì tình yêu ban đầu
Đã tan theo sóng nhạc
Người xưa… người xưa đâu?
Để… lòng anh tan nát
Đời bãi bể nương dâu
Cũng buồn như tiếng hát.”
 Cũng vẫn hồ Than Thở Đà Lạt thuở nào là nơi đôi lứa vui chơi với hoa “bất tử” từng là sứ giả của tình yêu. Nhưng nay sao chỉ còn là một kỷ niệm buồn đến “tàn nhẫn” trong bài thơ “Cánh Immortel Cuối Cùng” (1964):
“Hôm xưa đi chơi hồ Than Thở
Em ngắt bên đường một đóa hoa
Rồi chạy đến anh cười hớn hở
Đây hoa bất tử như tình ta
Hoa ấy màu vàng chen sắc máu
(Màu vàng tâm sự kẻ yêu nhau
Là âu yếm với tình đôn hậu)
Êm đẹp bao nhiêu giấc mộng đầu
Quả thực cũng như tên bất tử
Bông hoa nho nhỏ của người thơ
Anh đem về để trong phòng ngủ
Tươi mãi không tàn, có lạ chưa
Từ dạo sân nhà em đỏ pháo
Em cùng người ấy sống yên bình
Đêm đêm úp mặt vào tay bảo
Nào có ra chi... truyện chúng mình
Trái với tên hoa là bất tử
Hoa dần héo rũ sắc tàn phai
Cánh rơi tan nát như tâm sự
Như tiếng lòng anh khẽ thở dài
Rồi đến chiều nay cánh cuối cùng
Trời dâng lệ xuống khóc rưng-rưng
Hoa ơi đừng giống tình ta nhé
Ta vẫn cầu mong được thủy-chung
Anh quên màu đỏ trong hoa đó
Màu đỏ là màu của biệt-ly
Và của bao nhiêu sầu hận tủi
Giờ đây còn biết nói năng chi
Cánh hoa bất tử rơi lần chót
Tàn nhẫn như người rũ áo đi.”

Mưa Đà Lạt giăng mắc trên thành phố cũng khiến cho nhà thơ ngậm ngùi nhớ lại biết bao hình ảnh cũ
chất chồng, đầy ngang trái và nát tan. Trong cảnh Xuân về với cái Tết tha hương, NHẤT TUẤN viết bài
“Mưa trong kỷ niệm”:
“Chiều mưa đó tưởng không còn gặp lại
Lần cuối cùng hai đứa lặng nhìn nhau
Có bao giờ em hiểu được anh đâu
Tình ngang trái và những lời gian dối
Trong tay nhau nhiều lần anh tự hỏi
- Ái Khanh ơi ! Em còn nhớ chăng em
Bình minh hồng... và những buổi chiều êm
Truyện Chúng Mình... với bao nhiêu kỷ niệm
Hoa không đợi mà tình cờ bướm đến
Mình yêu như chưa từng có bao giờ
Em về rồi anh ở lại bơ vơ
Và bỗng thấy muốn giận hờn mãi mãi
Chiều mưa đó tưởng không còn gặp lại
Nào ngờ đâu trên thành phố Cao Nguyên
Đang âm thầm đếm bước dưới trời đêm
Anh bỗng thấy dáng người xưa thấp thoáng
Mái tóc đó bồng bềnh che vầng trán
Nét môi cười và cặp mắt nai tơ
Anh tưởng mình như đang sống trong mơ
Và thầm hỏi hay chỉ là hư ảnh
Ai thoạt gặp đã vội vàng lẩn tránh
Trong mưa bay anh thờ thẫn ra về
Mimosa tràn ngập lối anh đi
Hoa hay chính mình đang tan nát...?
Tết tha hương... nhớ mùa xuân Đàlạt
Lòng bâng khuâng nhớ người cũ năm nào
Tình tưởng phai theo ngàn cánh anh đào
Bỗng giây phút lại thắm hồng nỗi nhớ
Tiếng mưa như giọng ai... hoài nức nở
Lần cuối cùng... rồi mãi mãi...
Và mãi mãi... chia xa...
Cho hồn anh nổi bão táp phong ba
Thương từng hạt mưa buồn trong kỷ niệm.”
     Một ngày nào đó khi hồi tưởng về thành phố cao nguyên với tình yêu đẹp đẽ tràn đầy mộng ước lúc mình còn là sinh viên võ bị, NHẤT TUẤN viết bài “Nhớ Về Đàlạt” (1964). Thời gian trôi qua. Cảnh vẫn còn đó. Người xưa đã cách xa. Để rồi lại cũng vẫn đầy hình ảnh của buồn bã, của dang dở chia ly vào giai đoạn cuối của khúc nhạc tình:

“Nhớ tám năm về trước
Khi còn là sinh viên
Học trong trường Võ bị
Nơi núi rừng cao nguyên
Dạo ấy em mười tám
Xinh đẹp hơn tiên nga
Tóc mây bồng vương trán
Môi cười tươi như hoa
Còn nhớ không ngày xưa
Đàlạt buồn trăng mờ
Gió vàng trên nước biếc
Chim chiều bay bơ vơ
Chúng mình sát vai nhau
Tay đan tay chậm bước
Cùng đếm từng vì sao
Rồi xây bao mộng-ước
Rừng ái ân vẫn đó
Hồ Than thở còn đây
Thông im buồn đợi gió
Mây đồi xa còn bay
Cũng vẫn một khung trời
Còn nguyên hình ảnh cũ
Em bây giờ xa rồi
Tìm đâu người viễn xứ
Tình nào không dang dở
Màu nào mà không phai
Cho nên anh không nỡ
Làm thơ để trách ai
Riêng chiều nay nhớ lại
Truyện chúng mình ngày xưa
Nhìn khung trời Đàlạt
Mà tưởng mình đang mơ.”
   Trong cuộc sống tại ngước ngoài, với tiêu đề “Truyện chúng mình hải ngoại” NHẤT TUẤN viết:
   “Thôi trang đời đã khép”:
“Và những chiều Đà Lạt
Một mình trên đồi thông
Mưa nhạt nhoà trong mắt
Gửi sầu... vào mênh mông”
      Bài “Ảo ảnh”:
“Xin giữ mãi kỷ niệm buồn Đà Lạt
Giữa đồi thông rừng cỏ non xanh ngắt
Nhớ điên cuồng trong một phút bâng khuâng”
     Bài “Lại một xuân buồn” (1985):
“Nhớ Bích Câu Đà lạt thoáng mưa bay
Hồ Than Thở cùng lòng ai hòa nhịp
Rừng Ái Ân với ngàn thông xanh biếc
Thác Gougah, cây gọi gió than van
Đồi 15 đâu đó cụm mai vàng
Giáng Sinh tới Anh đào khoe sắc thắm
Mimosa sương long lanh đọng nắng
Chiều Lâm Viên, bản Thượng khói dâng cao
Những kỷ niệm xưa thân ái biết bao…
Ghi lại thuở bên nhau nơi Trường Mẹ!”
     Mới chỉ trích dẫn một số ít vần thơ trong “Truyện Chúng Mình” của NHẤT TUẤN người đọc đã thấy bóng dáng thành phố sương mù Đà Lạt chập chờn ẩn hiện. Bóng dáng Đà Lạt một trời thương nhớ quả thật rất thích hợp để được chọn làm bối cảnh cho những truyện tình.
     Tình yêu nam nữ đã có từ vạn kiếp và luôn là một đề tài bất diệt trong vườn hoa văn học nghệ thuật của bất cứ quốc gia nào. Riêng trong lãnh vực thi ca thì từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, tình yêu luôn gợi hứng cho các nhà thơ. Hình như tình yêu không có tuổi tác, chừng nào trái tim con người còn đập thì con người còn yêu. Hơn nữa một số văn sĩ, thi sĩ đã từng nói rằng: “Thơ trữ tình có thể coi như tổng hợp, như tuyệt đỉnh của thơ, mà chính thơ là tuyệt đỉnh của tiếng nói loài người!” Họ còn mạnh miệng nói thêm nữa: “Thi ca sẽ là tôn giáo cuối cùng trên mặt địa cầu này khi mà tất cả nhân loại không còn giữ lại được cho họ một niềm tin nào ở nơi tôn giáo mà chúng ta đang có”.
     Thật ra nhà thơ không phải là kẻ vì phạm tội mà bị “phát vãng” từ thiên cung xuống dưới trần như có người thường nói. Nhà thơ cũng chỉ là một con người bình thường và đối tượng của thơ, chất liệu tạo ra thơ chính là cuộc sống trên cõi nhân gian mà thôi. Cũng vẫn có yêu có ghét, có vui có buồn, có quên có nhớ, có xum họp và có chia ly… Có lẽ phải quan niệm rằng: “Thơ là một lối sống, một lối nhận thức, một lối dùng ngôn ngữ, âm điệu để diễn tả tâm tư tình cảm riêng. Cái nền của thơ là cảm xúc, một cảm xúc thành thật. Thơ không phải là một cách độc thoại mà phải là một cách truyền đạt kinh nghiệm cho tha nhân. Thơ cần có sự thông cảm và thưởng thức của người đọc.”
     Người yêu thơ có lẽ phải nhận ra rằng NHẤT TUẤN, với những vần thơ lai láng trữ tình trong “Truyện Chúng Mình” không phải chỉ là truyện riêng tư “thì thầm bên gối” giữa hai người nữa mà đã hóa thành “truyện chúng mình” của bao nhiêu là đôi tình nhân thanh niên nam nữ khác. Nhà thơ đã viết xuống hộ những trang nhật ký về tình yêu của những người trẻ tuổi. Khi thì đằm thắm thiết tha. Nhiều lúc lại dang dở não sầu, phải cần đến thời gian như là một loại linh dược để dần dần hàn gắn các vết thương lòng trong quá khứ. Có thể coi đây là tâm sự chung của một thế hệ thanh niên thời đó, đồng một lứa tuổi với tác giả.

     Nhưng có một điều quan trọng cần phải nói thêm là sau những tháng ngày quằn quại với “Truyện Chúng Mình”, NHẤT TUẤN đã vươn khỏi những hình ảnh buồn chán thương đau, những nhớ nhung rất thế nhân thường tình của thời trai trẻ đó. Nhà thơ đã chuyển hướng về một chân trời thi ca với tầm cao của những hình ảnh đẹp đẽ hơn như những lời tâm sự chân thành của nhà thơ NHẤT TUẤN mấy chục năm sau khi viết những “Truyện Chúng Mình”:
“Ngày còn là cậu học trò Trung Học
Trong tình yêu bé nhỏ, cá nhân
Tôi đã từng than thở biết bao lần
Và làm thơ
Trách những ngườì mau phụ bạc...
...
Giờ đây, theo đời sống quân đội lớn lên
Sau những tháng năm tranh đấu
Tôi bỗng thấy rằng
Mình chỉ toàn là thương hờ nhớ hão
Tôi bỗng thấy rằng
Còn rất nhiều tâm sự khác để làm thơ...”
Ngô Tằng Giao
(VIRGINIA, USA, Mùa Thu Vàng 2010)
 
 
 
 


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Feb/2014 lúc 7:55pm



Đà Lạt một sớm mai

***

Đến Đà Lạt vào một ngày đông, trời rất lạnh, nhưng tôi vẫn quyết tâm dậy thật sớm để ngắm nhìn thành phố mộng mơ vào sớm mai trông như thế nào.


VIDEO
Hình%20thu%20nhỏ



Hình%20thu%20nhỏ



Hình Thu Nhỏ





alt





alt





alt





alt





alt





alt





alt





alt





alt





alt





alt



http://ihay.thanhnien.com.vn/pages/20140120/da-lat-mot-som-mai.aspx








Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 12/Feb/2014 lúc 7:58pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 02/Apr/2014 lúc 8:37am

ĐÀ LẠT, VÀNG PHAI KỶ NIỆM

 

kim thanh

 

       Đầu năm 1975, tôi đổi về trường Đại Học CTCT Đà Lạt, sau thời gian dài lặn lội hành quân gian khổ theo các đon vị Bộ Binh Vùng 2 Chiến Thuật. Và từ tháng 4 năm ấy, tôi được Nguyễn Hồng Giáp, người bạn học cũ từ thời Nha Trang, đang là Phó Khoa trưởng Văn Khoa Viện Đại Học mời đến dạy Pháp văn như một giáo sư thỉnh giảng (visiting professor). Trái với dự đoán của tôi, Đại tá Chỉ huy trưởng Nguyễn Quốc Quỳnh vui vẻ cho phép ngay, theo chủ trương “giao lưu văn hóa”, trao đổi giáo sư giữa hai trường, nghĩa là ông cũng mời các giáo sư VĐH qua dạy tại trường ĐH/CTCT, như Trần Long, khoa trưởng Chính Trị Kinh Doanh, Hoàng Cơ Long, Nguyễn Hồng Giáp, và Phương Thu, hiệu trưởng trường Bùi Thị Xuân.

 

Viện Đại Học Đà Lạt (1973-75)

 

     Hồi ấy, Viện Đại Học Đà Lạt bắt đầu áp dụng chế độ tín chỉ (credit) như của Mỹ, theo đề nghị của các giáo sư du học Mỹ trở về, như ba ông Tam Long: Phó Bá Long, Trần Long (hiện ở Hillsboro), và Ngô Đình Long –điều mà Tiến sĩ Nguyễn Hồng Giáp, tốt nghiệp bên Tây, hoàn toàn đồng ý và cổ võ. Ví dụ, sinh viên các khoa (Sư phạm, Việt Hán, Anh văn, Khoa học, Chính Trị Kinh Doanh, v.v...), nếu chọn Pháp văn làm sinh ngữ chính hay phụ, đều phải đến học chung với nhau các giờ Pháp ng. Còn những sinh viên theo ban Văn Khoa Cử nhân Pháp thuần túy ngồi vào lớp riêng, khó hơn, chuyên môn hơn, giảng bằng tiếng Pháp do các giáo sư người Pháp, như linh mục Jean Maïs, hay Alain Bichet, bạn tôi, phụ trách.

      Tôi được chỉ định –cùng với Nguyễn Hồng Giáp, Đậu Quang Luận, (và, nếu không muốn bị mang tiếng thấy người sang bắt quàng làm họ, tôi nhớ còn có cha Nguyễn Văn Nhơn, nay là Tổng Giám Mục Hà Nội)– dạy các lớp "học chung" như vậy, đóng đô thường trực tại giảng đường Spellman, từ trình độ năm thứ 2 đến năm thứ 3.

      Với lớp cử nhân Pháp, Giáp đề nghị tôi dạy một credit bắt buộc về văn chương đối chiếu (littérature comparée) giữa Pháp và Việt. Tôi chọn đề tài: “Baudelaire et les poètes et écrivains Vietnamiens de l’avant-guerre” (Baudelaire và các thi văn sĩ tiền chiến Việt Nam). Quả vậy, trong văn chương Pháp, Baudelaire có ảnh hưởng lớn trên thế hệ thi văn sĩ lãng mạn Việt Nam, nhất là Xuân Diệu, hay Hàn Mặc Tử (ông này lên án Baudelaire đã thiếu đạo đức, khinh miệt gọi ông là "va" (cf Chơi giữa mùa trăng, y hệt Tòa án Pháp năm 1861 kết tội ông vì tập thơ Les Fleurs du Mal), nhiều hơn cả Lamartine, một thi sĩ tôi cho là ủy mị, than mây khóc gió nhất, mà học sinh và thi sĩ Việt Nam nào cũng biết. 

      Ví dụ về ảnh hưởng của Baudelaire: Những câu thơ như  "Là thi sĩ nghĩa là ru với gió / Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây", Xuân Diệu lấy dịch gần nguyên con bài “Bénédiction” của ông thi sĩ Pháp. Hay bài "Huyền Diệu", mở đầu với câu “Này lắng nghe em khúc nhạc thơm…” lấy ý từ bài "Correspondances" trong đó những màu sắc (couleurs), âm thanh (sons) và hương thơm (parfums) được kết hợp mật thiết với nhau. Vân vân... Bên cạnh Baudelaire, Xuân Diệu còn chịu ảnh hưởng nặng nề của Ronsard, thế kỷ Phục Hưng (XVI), và một chút của Lamartine, một chút của Verlaine (như bài Il pleure dans mon cœur, chẳng hạn, Xuân Diệu, trong “Yêu mến”, cũng viết: “mưa lơ phơ như dạ khóc âm thầm”) và qua các nhà thơ Pháp này, ảnh hưởng gián tiếp của thi sĩ Latin Horace (Carpe diem, Hãy hái ngày đi), trong bài "Giục giã":  Mau với chứ vội vàng lên với chứ / Em, em ơi tình non đã già rồi  v.v...

      Ngoài Xuân Diệu, trong “Hồn bướm mơ tiên”, đoạn tả cảnh lá rụng, Khái Hưng viết giống như, nếu không nói gần như phỏng dịch, nhà văn François Coppée trong một đoạn của Toute une jeunesse. Cũng như Thanh Tịnh bắt chước đoạn văn La rentrée của Anatole France trong “Ngày tựu trường”. Những bài thơ đạo của Hàn Mặc Tử phảng phất hơi hướng của Paul Claudel, một tín đồ Công giáo thuần thành, trong L’annonce faite à MarieLe soulier de satin. Còn nhiều ví dụ khác nữa. Ấy là chưa kể Bích Khê với cố gắng đưa thơ tiền chiến Việt vào dòng thơ tượng trưng Pháp.

      Tín chỉ này muốn dạy phải kéo dài ít nhất ba tháng, đâu ít ỏi gì, nên tôi phải bỏ nhiều thời gian, lục lọi trí nhớ và đọc lại kỹ những bài thơ, bài văn Pháp nào mà tôi nghi có dính líu tới các ông thi văn sĩ Việt Nam, và ngược lại. Thời đó chưa có Internet và Wikipedia, nên sự hiểu biết chỉ dựa trên kiến thức học từ trường ốc và sách vở. Xong, in ra thành tập, phát cho sinh viên. Bây giờ thì cả thầy lẫn trò đều mất nó. Tiếc quá! Nếu được trẻ hơn chừng ba bó, có lẽ tôi sẽ “tắt đèn làm lại”, vì thấy đề tài này khá hữu ích cho văn chương Việt Nam, không chỉ thời tiền chiến mà còn cả về sau này, với Nhóm Sáng Tạo hay những nhà văn chạy theo chủ nghĩa Hiện Sinh của Sartre, Camus, hay những nhà thơ chịu ảnh hưởng phong trào Siêu Thực Pháp, Bùi Giáng chẳng hạn...

      Sinh viên của lớp chứng chỉ này có tám người, bảy cô và một cậu. Giờ này tôi chỉ nhớ hai người, một là em của bà chủ tiệm ăn Bắc Hương trong khu chợ Hòa Bình, tức em vợ của Trung úy Nguyễn Bảo Hưng, bạn tôi, thuộc trường ĐH/CTCT. Khoảng giữa năm 1988, tôi đã gặp lại cả gia đình anh bạn cũ ở ngoại ô Paris (Cergy-Pontoise). Cô sinh viên thùy mị, nhút nhát ngày đó giờ đã có chồng con, tay bồng tay bế. Người thứ hai có tên Hoàng Hôn Thắm, hồ sơ ghi "sinh tại Paris". Tôi nhớ đến cô vì cái tên quá đặc biệt, khó quên và không lẫn với ai được. Sau này qua Mỹ đọc báo mới biết cô (đang ở Texas) là ái nữ của cố thi sĩ tài hoa Hoàng Anh Tuấn. 

 

Chiếc Peugeot 203 bụi đời

 

      Lúc ấy tôi đi làm bằng chiếc xe Peugeot 203 đen, cũ kỹ, sang số tay, thời Bảo Đại còn mặc tã, rất bụi theo hai nghĩa, mượn dài hạn của ba mẹ tôi, lái từ Nha Trang lên, không bao giờ được lau rửa trong ngoài, sách báo đầy ngập sàn xe.  

      Nói chung, xe chạy cũng OK, vừa phải. Chỉ có vài trục trặc lẻ tẻ, như tiếng máy nổ quá to, có lẽ ống pot bị nứt, không thua tiếng xe nhà binh GMC, khiến không có người đẹp nào muốn quá giang, vì mắc cỡ, nhưng khách bộ hành nghe từ xa đã phải vội né vô lề, đỡ gây tai nạn. Còn thêm cái thắng không được ăn lắm, muốn ngừng phải nhắp nhắp trước mười thước từ xa, không ai dám ngồi vào, nói chi mượn lái. Khá nguy hiểm trên những con dốc Đà Lạt. Lúc đầu tôi cũng ớn chứ, nhưng riết rồi quen. Không đem sửa vì lười và vì thợ bày vẽ đủ chuyện, chặt đẹp. Một anh bạn, nghe tôi cảnh cáo, ngờ tôi xấu bụng, một lần vẫn nằng nặc đòi mượn đi có việc. Mười phút sau, anh đem trả lại, mặt mày tái nhợt. Lại còn, lâu lâu máy nổi cơn ho khục khặc, phun khói mịt trời.

      Một đêm sương mù, ham nói chuyện với một khách quá giang, Đại úy Phạm Văn Tải (hiện ở Portland), tôi quên nhắp nhắp thắng, suýt lao xuống hồ Xuân Hương. Lần khác, nhắp nhắp không kịp, tôi đã tông vào cửa xe Peugeot 403 trắng mới tinh, đang quẹo phải, của ông Trưởng ty Công Chánh Đà Lạt, tôi nhớ người Huế, dòng họ Tôn Thất, bị ông này bước xuống la lối ầm ĩ, vung tay vung chân, đòi xem và đòi rút bằng lái. Nhưng lúc ấy ông cũng vừa kịp thấy tôi (đi công tác về) mặc quân phục, đeo lon, mang súng Colt, mở cửa sấn tới, mặt hầm hầm vì bị chửi... oan, nên ông cũng ngán, dịu giọng, chỉ đòi "đại úy trả tiền gò lại cửa xe", tốn hết một tháng lương nhà binh của tôi. Nhờ thế, sẵn dịp, tôi mới chịu sửa sơ sơ cái thắng xe. Vậy mà trước đó có người không biết bệnh trạng của xe vẫn “vô tư” ngồi vào, như Giám mục Đà Lạt Nguyễn Sơn Lâm, vài bà sơ người Pháp, hoặc các giáo sư trường CTCT. 


 Thiếu tá Lê Ân, Văn Hóa Vụ trưởng ĐH/CTCT

      Vài sĩ quan Văn Hóa Vụ biết chuyện tông xe này, nhưng Th/T Ân, xếp trực tiếp của tôi, lại không. Chuẩn bị đi Sài Gòn mời các giáo sư cho mùa văn hoá, ông đã đề nghị với Đại tá Quỳnh cho ông và tôi đi xuống Sài Gòn bằng chiếc Peugeot không giống ai của tôi, và nhà trường đài thọ xăng. Đó là một trong vài lần hiếm hoi tôi rửa xe, nhưng vẫn ỷ y, hoặc lười biếng, hoặc tiếc tiền, không cho kiểm lại máy móc. Gần đến Phan Thiết, gió mát từ biển thổi vào, hai thầy trò đang ngon trớn, Thiếu tá Ân đang khen nức nở "xe chạy êm quá", thì bỗng nó bị panne ngang xương, xịt khói mờ mịt, giật liên hồi mấy cái, giống như con heo bị thọc huyết, rồi chết máy. Dù ốm yếu, ông thiếu tá cũng phải xuống đường phụ tôi đẩy xe, mồ hôi nhễ nhại, thở phì phì, luôn miệng than: Cháng gướm! Cháng gướm (Chán gớm)! Hóa ra bộ phận bơm xăng bị bể. Vào một tiệm sửa xe bên đường, nhờ thay, rồi xe chạy phom phom trở lại, đủ sức đổ bến Sài Gòn và an toàn đến nhà các giáo sư. Như GS Nguyễn Mạnh Hùng, lúc ấy đang ở với vợ và bà mẹ vợ, Bắc kỳ chính cống, nghe nói bây giờ trở cờ, sống tại Virginia. Như GS Nguyễn Ngọc Huy, người Nam, rất niềm nở, lịch sự, cười lộ cái răng vàng sáng chói và bàn tay bắt mềm nhũn. Như GS Nguyễn Thị Huệ, đon đả, bộc trực. Còn GS Phạm Thị Tự đã nhận lời qua thư từ với Đại tá Quỳnh, không cần đến gặp. Trở về trường, Thiếu tá Ân đi máy bay cho chắc ăn. Sau chuyến đó, ông chỉ dám ngồi vào xe của tôi một lần nữa thôi, khi chiếc jeep của ông bị hư giữa đường.

       Rất ít người còn nhớ, nói chi nhắc, đến vị Văn Hoá Vụ trưởng cuối cùng của trường ĐH/CTCT. Có lẽ vì bản tính ông kín đáo, khiêm cung, có lẽ vì trong chức vụ VHV trưởng ông ít xuất hiện, không tiếp xúc nhiều với anh em SVSQ, khác với chúng tôi, những sĩ quan phụ khảo. Ông về Đại học CTCT, từ trường Võ Bị (trưởng phòng Tâm lý chiến), cùng một thời gian với tôi, tháng giêng 1973, nghĩa là từ khoá 4. Ông có bằng Cử nhân Việt-Hán. Rất hiền lành, ít nói, vóc dáng ốm nhỏ, mặt luôn tái xanh, và sau này tôi được ông cho biết ông bị bệnh bao tử kinh niên. Ông sống khép kín cùng với gia đình, một vợ ba con nhỏ, tại bến xe Chi Lăng, gần căn nhà thuê của tôi. Vợ ông người Huế, cháu ruột của Linh mục nổi tiếng Phan Phát Huồn, dòng Chúa Cứu Thế. Còn ông nói tiếng Quảng, lai Huế, em họ của Linh mục Lê Thiên Ân, tu viện trưởng tu viện dòng Chúa Cứu Thế Nha Trang. Khi Khối Khóa sinh và Văn hóa vụ dời về trường Chỉ Huy Tham Mưu cũ, chúng tôi chỉ cần thả bộ bốn phút là đến nơi làm việc. Rất tiện lợi.

      Văn hóa vụ lúc ấy có bốn khoa và bốn trưởng khoa. Đại úy Võ Lê Tuấn, cử nhân Luật, người hiền hòa, ăn nói nhỏ nhẹ, lịch sự, là trưởng khoa Chính Trị Học kiêm phụ khảo môn Nhân chủng học (GS Nghiêm Thẩm), Trung úy Trần Kiêm Nguyện, cử nhân Văn khoa, trưởng khoa Hành Chánh Công Quyền kiêm phụ khảo môn Bang giao quốc tế (GS Nguyễn Thị Huệ), Trung úy Phạm Hữu Tạo, du học Mỹ về, trưởng khoa Sinh ngữ, và tôi, trưởng khoa Nhân Văn Xã Hội kiêm phụ khảo môn Xã hội học (GS Phạm Thị Tự). Ngoài ra, mỗi lần Bà Tự dạy đều có Thiếu tướng Bùi Đình Đạm, Giám đốc Nha động viên, mặc veste dân sự, đến hội trường nghe, vì lúc đó ông đang soạn Cao Học Xã Hội Học dưới sự bảo trợ của bà. Những lần ấy, tôi ngồi cạnh ông, cuối phòng, và thì thầm nói chuyện. Mỗi trưởng khoa có văn phòng riêng trong dãy building, được dùng làm nơi thi vấn đáp, kế cận đại giảng đường. Sau này, khi hai GS Nghiêm Thẩm và Phạm Thị Tự bận không lên Đà Lạt dạy được nữa, vào năm cuối của khóa 4, Đại tá Chỉ huy trưởng bổ nhiệm Đ/U Tuấn dạy môn Nhân chủng học và tôi dạy môn Xã hội học. Chúng tôi "lên lớp" được hai lần (cuối khóa 4, đầu khóa 5) thì tan hàng, "di tản chiến đấu" xuống Sài Gòn. Tôi không chắc là các anh em SVSQ có lời bình phẩm nào, khen hay chê, về cách dạy của hai chúng tôi, vì đa số, đi bãi về, mệt quá, đã ngủ trong lớp, có anh mê man không biết tôi xuống bục đứng bên cạnh lúc nào, có anh ngáy "vô tư", có anh còn mớ nói lảm nhảm, có anh nghiến răng ken két. Tôi thông cảm hết. Có một điều duy nhất mà tôi không bao giờ thông cảm là "quay phim" trong giờ thi.

      Trở lại Th/Tá Lê Ân. Ông cho các sĩ quan VHV thì giờ rộng rãi để soạn bài vở, tài liệu, không bắt buộc có mặt ở đơn vị 100%, trừ khi trực trại, ứng chiến, và họp tham mưu có ĐT/CHT chủ tọa. Còn ông tình nguyện lãnh phần "trực văn phòng" mỗi ngày, mà ông và chúng tôi gọi đùa là "giữ chùa", thay cho tất cả. Cần sĩ quan nào, ông cho người đi lùng gọi, thường thường tại gia. Vài lần, bận việc, không lên văn phòng được, ông cho cô con gái lớn, 14 tuổi, tên Bích Vân, đến tìm tôi tận nhà, gõ cửa, nói bằng giọng Huế đặc: "Ba chạu nọi, nhờ chụ lên giự chùa giùm cho ba". Nghĩa là, vì tôi là láng giềng gần gũi, nên luôn luôn được ông ưu tiên "chiếu cố", hơn ba ông trưởng khoa kia. Suốt hai năm làm việc dưới quyền ông, tôi chưa bao giờ thấy ông giận dữ, lớn tiếng, hoặc rầy la bất cứ ai. Cho nên chúng tôi rất thương ông. Có chuyện gì không vừa ý, ông chỉ lắc lắc đầu, buông nhẹ một lời than độc nhất, rất trademark:

     - Cháng gướm! 

 

 Giáo sư Phạm Thị T

      Cũng với chiếc xe ấy, trong mùa văn hoá đầu tiên của tôi, vì tài xế xe jeep dân sự của trường bận đón đưa ai, hình như bà Trung tướng Trần Văn Trung, Th/tá Lê Ân nhờ tôi một mình, mặc civil, đến phi trường Liên Khương đón giáo sư Xã Hội Học Phạm Thị Tự  –mà cả ông và tôi chưa biết mặt. Máy bay đáp, tôi chờ mãi, vẫn không thấy bà đâu, vì trong đầu tôi mường tượng bà phải như một "mệnh phụ phu nhân", ăn mặc sang trọng cho đúng với tước vị giáo sư du học ở Mỹ về v.v... Cuối cùng, không còn ai, ngoài một bà cao lớn mặc áo dài rất bình dị, đi guốc gỗ thường, đứng đó đợi đã lâu, bước tới hỏi với giọng Bắc thanh tao, trong vắt:  "Có phải ông thuộc trường Đại học CTCT đi đón ai?". Tôi trả lời: "Vâng, tôi là Trưởng khoa Xã Hội Học, có nhiệm vụ đón giáo sư Phạm Thị Tự, nhưng không thấy bà đâu cả". Bà mừng rỡ, nói lớn: "Tôi là giáo sư Tự đây mà!". Cũng may, xe chạy về thành phố bình an vô sự, sau mấy lần phải nhắp nhắp thắng mỏi chân.

      Sáng nay, 15/3/2014, khi đang viết bài này, tôi nhận được email của anh em cựu SVSQ khóa 4 trường Đại Học CTCT, báo tin bà giáo sư Maria Phạm Thị Tự đã từ trần 9 giờ sáng hôm qua, 14/3, tại Sài Gòn, thọ 91 tuổi, làm tôi không khỏi bàng hoàng, nhớ những buổi dạy rất linh động của bà và nhất là  lần đưa xe đón bà tại phi trường Liên Khương. Bà Phạm Thị Tự, ai cũng công nhận, là một giáo sư giỏi, cởi mở, có kiến thức rộng, óc khôi hài cao, rất duyên dáng. Đại tá Chỉ Huy Trưởng dường như quý mến bà một cách đặc biệt. Mỗi lần ông mời bà và Th/T Lê Ân đến dùng cơm tại tư thất, tôi cũng được mời đến "ăn ké".

 

Đồng nghiệp Alain Bichet                                 

       Alain là giáo sư tại Lycée Yersin, có bằng Cao Học Sử, Đại Học Nanterre, còn trẻ, độc thân, đẹp trai, dân chơi thứ thiệt. Anh được mời dạy một lớp Pháp văn cho sinh viên Cử nhân Pháp tại Viện Đại Học. Một buổi chiều cả hai dạy xong thì trời vừa tối. Anh đi bộ ra cổng. Tôi chạy xe rề rề theo, hỏi anh có muốn quá giang về không. Anh OK. Hỏi ở đâu, anh đáp, đường Võ Tánh, gần bến xe Chi Lăng. Tôi reo lên, tưởng đâu, chứ mình là láng giềng đấy. Vào xe, mấy phút sau, Alain quay sang tôi, lo lắng hỏi, với cặp mắt chuyên nghiệp: "Thắng xe có ăn không đó?" Tôi đáp: "Không ăn lắm. Nhưng cứ yên trí, “Ne t’inquiète pas trop”, có gì, tôi thắng bằng hộp số. Chưa bao giờ xe lao xuống hồ". Câu khôi hài vô duyên không làm Alain cười, trái lại, tôi liếc thấy, nét mặt anh đăm đăm pha chút lo âu.. Đến nơi an toàn, mình mẩy tay chân còn lành lặn, anh mừng lắm, mời tôi vô nhà, uống cognac, chuyện trò rất tương đắc cho đến khuya. Từ đó, Alain trở thành một trong những người bạn thân thiết nhất của tôi. Tôi còn giới thiệu Alain cho Đại tá Nguyễn Quốc Quỳnh –người đã tham dự Hòa đàm Paris và nói tiếng Pháp rất lưu loát. Thỉnh thoảng anh mời Đại tá Quỳnh đến nhà dùng cơm, và ngược lại, Alain cũng được mời tham dự những buổi lễ lớn của Trường CTCT. Một lần, đầu tháng 4, 1975, anh cao hứng, mời cả Thiếu tướng Lâm Quang Thơ, chỉ huy trưởng trường Võ Bị, Đại tá Tỉnh trưởng Tuyên Đức Nguyễn Hợp Đoàn, Đại tá Tham Mưu trưởng Võ Bị tên Vân, Đại tá Quỳnh và tôi đến tư gia uống rượu và ăn cơm tối. Ba ông đại tá nói ít, mặc dù giỏi tiếng Pháp, còn Thiếu tướng Thơ, vốn xuất thân trường Thiết giáp Saumur, nói nhiều, gần như độc thoại, rổn rảng, giọng điệu, phát âm rất đúng, y như dân Tây thứ thiệt.

      Trước ngày Đà Lạt di tản, Alain quyết định ở lại, nói chờ máy bay của tòa đại sứ Pháp tại Bangkok hứa hẹn đến rước. Còn rủ tôi cùng chờ, rồi “dông qua Pháp tỵ nạn luôn”. Dĩ nhiên, tôi từ chối, vì còn ba mẹ và bao nhiêu người thân thiết. Chờ mãi, vài ngày sau 30/4, khi thành phố Đà Lạt bỏ ngỏ, quân dân di tản hết, Alain mới thấy mấy thằng du kích nằm vùng nhóc con kéo đến, không thèm gõ cửa, cầm súng bước vào còng tay dẫn đi... cải tạo, bắt ăn khoai mì luộc, uống nước lã thay rượu một tuần lễ, về tội làm "gián điệp" cho Phòng Nhì Pháp hay CIA Mỹ. Alain, có lẽ vì thế, căm thù Việt Cộng còn hơn chính tôi căm thù. Đang vui mà ai nhắc đến VC, mặt anh sa sầm, đanh lại, mắng mỏ không tiếc lời. Trên bàn làm việc tại nhà, ở Đà Lạt hay Nanterre, luôn có một lá cờ vàng nhỏ, như một kỷ niệm. Năm 1984, tôi vượt biên và tắp đảo Palawan (Phi). Nhân chuyến công tác tại Manila, anh đã tạt qua trại thăm, cho tôi một số tiền franc dằn túi trống rỗng, và một vài quyển tiểu thuyết Pháp mới xuất bản. Mỗi lần qua Paris tôi đều đi gặp Alain –sống ở Nanterre, đường Gambetta, cùng với ông bà cụ thân sinh mà tôi đã quen biết trước 1975 khi họ sang thăm con tại Đà Lạt. Anh là con một, vẫn độc thân, già đi nhiều, râu quai nón úa trắng. Bà mẹ than phiền, "nó không chịu lấy vợ cho bác có cháu bồng". Alain hiện làm trong bộ Giáo Dục với chức Tổng thanh tra các trường Pháp trên thế giới, đi nhiều nước. Hàng năm đến Mỹ, anh đều gọi điện thoại cho tôi.  

      Không hiểu sao, lúc ấy, Alain Bichet (và cả Linh mục Maïs) không ưa Nguyễn Hồng Giáp, và ngược lại. Tôi đứng giữa, khổ tâm lắm, vì phải bênh cả hai bên. 

   

       Tôi dạy được hai năm tại Viện Đại Học Đà Lạt và trường Đại Học CTCT, từ tháng 1, 1973 đến tháng 4, 1975, thì tan hàng. Đêm Đà Lạt di tản, tôi phải bỏ lại chiếc Peugeot Bảo Đại trước nhà, vì không có xăng. Thằng cán ngố nào vớ được chắc cũng sẽ khổ vì nó. Tôi quá giang xe jeep của Văn Hóa Vụ trưởng Lê Ân, cùng với một thiếu úy thuộc khoa Nhân văn Xã hội, và bác sĩ Đặng Phùng Hậu, trưởng bệnh xá trường ĐH/CTCT cũng từ khóa 4. Gia đình Th/T Ân đã về Sài Gòn trước. Cuộc di tản vô cùng gian truân, nguy hiểm, nhiều người đã kể.

     Đến Bình Tuy, tôi và Th/T Lê Ân và các bạn đồng hành chia tay nhau, đường ai nấy đi. Cho đến khoảng hạ tuần tháng 6/1975. Bị nhốt tại trại tù cải tạo Long Giao (cùng với Bác sĩ Đặng Phùng Hậu, hiện ở Texas), một buổi trưa, tôi lần mò qua khu giam giữ sĩ quan cấp tá, và được gặp lại Th/T Lê Ân. Cả hai mừng rỡ, chạy lại bên nhau, và qua lớp hàng rào kẽm cao hơn đầu người, hỏi thăm sức khỏe của nhau. Ông có vẻ ốm yếu hơn, mặt tái xanh hơn. Nhưng như thường lệ, ông vẫn lắc lắc đầu, nói với giọng Quảng lai Huế:

      - Cháng gướm!

     Từ đó không bao giờ tôi còn gặp ông nữa, không nghe ai nói về ông, không biết ông ở đâu mà tìm. Ở các trại ngoài Bắc, tôi gặp một số sĩ quan cơ hữu và cựu SVSQ của Trường, chứng kiến tận mắt cái chết của Trung tá Nguyễn Văn Năm, cựu Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến, và Trung tá Tham Mưu Trưởng Nguyễn Quang Hưng của trường ĐH/CTCT. Còn ông, thì biệt vô âm tín. Tôi không bao giờ quên được ông, vẫn cố tìm gặp, trong vô vọng.

      Rồi một hôm, tôi nghe ai nói ông đã chết, vì bệnh. Mặc dù người đưa tin, tôi không nhớ ai, cam đoan là đúng sự thật, nhưng vì thiếu chứng cớ và vì thương ông tôi vẫn bán tín bán nghi, hy vọng tin đó sai. Tôi vẫn tưởng ông còn sống ở đâu đó tại Việt Nam, tại Mỹ, tại Pháp, tại Úc. Cho đến một ngày bà Lê Ân và cháu Bích Vân bất ngờ email cho tôi, qua trung gian Tổng Hội Ái Hữu Cựu SVSQ/ĐH/CTCT/ĐL, báo ông đã mất thật rồi, sau khi cải tạo về, vì bạo bệnh. Tôi buồn đứt ruột. Nhưng hy vọng rằng ở bên kia thế giới, ông đã tìm được sự giải thoát, không còn thở than "cháng gướm" nữa, không còn "giữ chùa" cho đứa nào nữa, và tất cả mọi sự được tốt đẹp cho ông hơn trong cuộc đời này. 

 

 Đà Lạt ơi, vĩnh biệt

 

       Giã từ Đà Lạt trong đêm và theo trường Đại Học CTCT chạy về Sài Gòn, qua ngõ Phan Thiết, tôi chưa một lần trở lại. Thời gian trôi như nước chảy dưới chân cầu mà nỗi nhớ không buông rời. Để những chiều sương mờ vây phủ Portland, lái xe ngang thung lũng ngợp gió có rặng thông già rung mình vẩy những hạt mưa nặng trĩu lá cành, tôi thấy hồn chơi vơi biết bao kỷ niệm của Đà Lạt ngày nào từng hàng, từng lũ kéo về. Những kỷ niệm vàng phai, như mùa thu lá úa, như bóng trăng lẻ loi. Thương hoài dáng em qua đồi xưa, mái tóc đầy hương sõa bay theo gió, và vòng tay quanh bờ vai run rẩy dưới sương chiều lạnh giá. Những chiều mưa bay lất phất nghe cây lá đong đưa lời hoa tình tự và tiếng em hát, gợi nhắc Dalida, bài “Le jour où la pluie viendra... Nous serons toi et moi les plus riches du monde... Ngày mà mưa sẽ đến... chúng ta anh và em sẽ là những người giàu nhất trần gian...”. Những buổi sáng nhìn qua khung cửa sổ chờ mặt trời lười biếng thức dậy trên đỉnh núi xa mờ. Những bước chân em về với đêm xanh và mộng xôn xao ngoài hiên vắng. Nhớ hoài một thuở tình yêu vừa đến, chưa kịp nói lời biệt ly, chưa thấy những vết chân chim trên đuôi mắt, chưa học tiếng dối gian, phản trắc, và chưa một lần biết hỏi, như Hàn Mặc Tử:                      

                               

                                  Hiểu gì không ý nghĩa của trời thơ?

                                   . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

                                  Và uyên ương bởi đâu không đoàn tụ?

                                  Và tình yêu sao lại dở dang chi?

                                  Và vì đâu, gió gọi giật lời đi?

                                                      

      Để rồi từ đó, những lúc phiền muộn, thất vọng về thói đời đảo điên, vàng thau lẫn lộn, tôi tìm về kỷ niệm của Viện Đại Học Đà Lạt cũ, vô cùng dễ thương, biết trọng đạo lý, khi trường chưa rơi vào tay giặc Cộng, khi đám sinh viên Thụ Nhân hải ngoại trở cờ, bỏ cờ chưa lòi đuôi chồn cáo, và khi tình yêu còn xanh biếc như màu mây trên đỉnh trời...  

 

      Xa Đà Lạt, tôi chưa hề về thăm. Chỉ một lần, tháng 6 năm 2010, nhân dịp Tổng Hội cựu SVSQ Đại Học CTCT tổ chức đại hội ở Nam Cali, tôi đã đến tham dự, để tìm gặp lại Đà Lạt, nhưng chỉ trong cơn mộng. Đêm cuối tại Quận Cam, lần đó, tôi đến ở nhà cô em họ, Thalia, cựu nữ sinh trường Oiseaux, cũng biết nhiều về Ðà Lạt. Nói chuyện cho mãi đến khuya.

       Thalia rót rượu cho tôi, và hai anh em bắt đầu kể cho nhau những kỷ niệm Ðà Lạt. Những kỷ niệm đã úa tàn theo năm tháng. Có yêu thương, gắn bó. Có chia lìa, tan tác. Có nuối tiếc, ngậm ngùi. Ðà Lạt của một thời để yêu và một thời để chết. Un temps d’aimer et un temps de mourir, Thalia nhắc. Ðà Lạt, đêm ấy, chúng tôi đã trở về trên những lối mòn của ký ức, trên từng nhịp đập của con tim, trên những bước chân lạc loài của đời lữ thứ, trên từng kỷ niệm dấu yêu chưa mờ phai. Khu Chi Lăng, Hồ Than Thở, nơi tôi cư ngụ và phục vụ trường ĐH/CTCT. Chợ Hòa Bình rực rỡ màu áo, tấp nập người qua lại. Những quán nhỏ phía dưới rạp hát Ngọc Lan, đối diện bờ Hồ, với ly kem dừa mát rợi cổ họng, đĩa gỏi đu đủ trộn với nước mắm cay xé óc, và những cuốn bò bía chấm tương đen ngọt. Đường Phan Đình Phùng dài hun hút với tiếng gõ lóc cóc trong đêm lạnh của anh Tàu đẩy xe hủ tiếu mì khói bay nghi ngút. Những con phố vắng lặng, đìu hiu, có bậc cấp lên xuống. Tiệm ăn Pháp L’Eau Vive của các bà sơ Domaine de Marie với món cá thập cẩm bouillabaisse bất hủ của miền Provence nấu với vang trắng, ly rượu Bordeaux sóng sánh ngọt chát môi hôn, và tiếng dương cầm dìu dặt. Nhà thờ Con Gà cổ kính mỗi sáng Chúa nhật tôi đến xem lễ, nguyện cầu cho quê hương sớm thanh bình và tình yêu được mãi bền lâu. Và thác Prenn, suối Cam Ly mà dòng nước chưa cuốn đi những lời thề đã lỡ. Tôi nhớ quá, nhớ hết, nhớ ray rứt về một Đà Lạt chưa hề thấy lại, bây giờ chỉ còn là kỷ niệm xa khuất. Ðà Lạt yêu kiều, đầy thơ, đầy mộng, đầy tiếng ái ân, ngọt ngào như hơi thở, ngất ngây như nỗi nhớ, nay còn gì đâu trong tay bọn bạo tàn sau hơn một phần tư thế kỷ.         

      Em đã một lần, Thalia nói, trở lại thăm Ðà Lạt, và không có nỗi thất vọng nào hơn. Tan nát, thê lương. Thà như anh, không bao giờ trở về, để mãi mãi thấy Ðà Lạt vẫn đẹp như một mỹ nhân không muốn cho đời thấy tóc xanh đổi màu.

      Hay, tôi nói thêm, vẫn đẹp như một mối tình dang dở.

 


Kim Thanh

Portland, 15/3/2014     




Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 02/Apr/2014 lúc 8:39am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 02/Apr/2014 lúc 9:36am

KÝ ỨC DALAT
- DƯ ÂM & DƯ HƯƠNG –

Đến là nghi tâm, đi là diệu tưởng


(Mạnh Đang)

 

 

Khoảng những năm đầu thập kỷ bảy mươi của thế kỷ trước, mẹ tôi, nguyên là công chức của chính quyền Sài Gòn cũ chuyển về Dalat làm việc, nơi đến của bà ở thành phố cao nguyên này là Chi Lăng, Dalat …

 

Tôi theo mẹ về Dalat từ khi ấy.


 

Tôi còn nhớ về thanh âm làm thức giấc hai mẹ con chúng tôi trong buổi sáng sớm đầu tiên ở Dalat, đó là tiếng mưa rì rào, tiếng mưa lúc khoan lúc nhặt, lúc như kể lể hờn giận, lúc như lặng thầm xa vắng  …  Sợ cơn mưa, ngại cái lạnh đất cao nguyên, mẹ tôi người vừa rời nơi sống ở vùng đồng bằng ấm áp đã không dám mở tung cánh cửa sổ như thường nhật …

 

Khi tiếng mưa có vẻ đã ngớt, mẹ tôi mở cửa sổ trông ra ngoài thì hóa ra lại không thấy một giọt mưa nào cả, ngoài những giọt sương mai long lanh còn vương vấn trên hoa lá, thì lối đi trên vườn vẫn còn nguyên khô ráo, nhưng tiếng mưa lại vẫn từ đâu đó vọng về chưa dứt …

 

Sau đó, nhìn những ngọn thông chao nghiêng, ngả ngớn vào nhau theo từng cơn gió thì mẹ tôi mới chợt đoán hiểu về nguồn gốc của âm thanh nghe như tiếng mưa này và rồi theo người Dalat, chúng tôi gọi nó là : “tiếng thông reo” …

Hình như tiếng thông reo nghe rào rạt nhất vào giấc sáng sớm thì phải, hay có lẽ là do đây là khoảng khắc tĩnh lặng nhất trong ngày, nên tiếng thông reo nghe càng rõ nét hơn ? Rồi thỉnh thoảng đâu đó trong ngày, mọi người lại nghe tiếng thông reo như nhắc nhớ về sự hiện diện của niềm hoan lạc giữa đất trời Dalat … 

Thế nên, tiếng thông reo ở Dalat có lẽ đã trở thành một tài sản phi vật thể mà mỗi người dân Dalat xa xứ phải nhớ nhung, phải luyến tiếc … Là một trải nghiệm lạ lẫm cho du khách đến Dalat, để khi họ về nhà họ có món quà là câu chuyện kỳ thú kể cho người thân.

 

Không chỉ âm thanh của thông, mà chính mùi hương tự nhiên tỏa ra từ những vệt nhựa thông óng ánh vàng tươm trên thân cây thông mới là mùi hương vương vấn suốt một phần tuổi ấu thơ của tôi ở Dalat.

 

Ngày ấy, tôi và vài đứa bạn cùng trang lứa tha thẩn dùng gậy chọc lấy nhựa thông quệt vào đầu gậy làm đuốc … trò chơi tinh nghịch của trẻ con khi ấy may đã không gây hậu quả xấu gì !? ngoại trừ hậu quả làm tôi vương vấn mùi hương ấy mỗi khi nhớ về Dalat.

 

Thế nên, tuy Dalat được mệnh danh là thành phố hoa, thành phố ngàn hoa, nhưng tôi lại không nhớ lắm về sắc hoa hay hương hoa, mà chỉ nhớ mùi hương nhựa thông của tuổi ấu thơ mà thôi …

 

Sau này, khi có dịp trở lại Dalat thì hầu như tôi không còn nghe dư âm của tiếng thông reo nữa, có lẽ vì thông phải nhường đất sống của mình cho những cư dân Dalat mới … nhưng rất may, dư hương của hương nhựa thông thì thỉnh thoảng vẫn còn phảng phất ở những vùng ngoại ô Dalat  …

 

Thật tiếc khi một phần Dalat trong lòng tôi đã mất …




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/Dec/2014 lúc 8:28pm


Đà Lạt Trời Mưa

Phạm Tín An Ninh

Đà Lạt Trời Mưa


Tôi đến Đà Lạt đúng vào một ngày mưa. Mưa tầm tã. Ngồi trong nhà Thủy Tạ, nhìn những hạt mưa bay giăng kín rừng thông, phủ mờ khu phố Hoà Bình , và rơi lả tả xuống mặt hồ Xuân Hương, tôi mơ hồ như những giọt nước mắt của người góa phụ đã từng một thời nhan sắc.

Người con gái vừa đến gặp tôi làm cho tôi mỉm cười với sự so sánh lạ lùng này. Bởi cô ta cũng xinh đẹp, và dù có nở nụ cười tỏ ra mừng rỡ khi chào tôi, vẫn không giấu được nét buồn trong đôi mắt. Một nỗi buồn có cái gì xót xa sâu lắng lắm.

Tôi đã đến thành phố này nhiều lần. Lần cuối cùng vào mùa Giáng Sinh năm 1970, khi đơn vị tôi may mắn được lệnh về đây phối họp hành quân giữ an ninh cho một khóa Võ Bị làm lễ ra trường. Bao nhiêu năm trong rừng núi tây nguyên gió lạnh mưa mùa, rồi xuống bờ biển Phan Thiết với những động cát trơ trọi nóng như lửa đốt, bất ngờ được về Đà lạt, cho dù chỉ sau một ngày ở thành phố, đơn vị tôi lại được đổ xuống những rừng thông xa tít, nhưng đám lính tráng bọn tôi vẫn có cái cảm giác như được đi nghỉ mát. Người ta nói đúng, Đà Lạt dễ thương như những cô gái với gò má trắng hồng và đôi môi mộng đỏ để ai một lần lên xứ Hoa Đào mà lòng không vấn vương. Đà lạt cũng là nơi có nhiều huyền thoại về những mối tình đẹp và buồn của các cô sinh viên với những chàng trai mang alpha đỏ theo nghiệp kiếm cung, mà tôi đã đọc được trong những bài thơ thật buồn của Lệ Khánh từng vang tiếng một thời.

Nhưng đó là Đà Lạt của ngày xưa. Còn hôm nay tôi đến Đà Lạt, với ngổn ngang những nỗi buồn nặng trĩu trong lòng, và Đà Lạt bây giờ chỉ là một thành phố chết.

Tôi ra tù, trong thời gian còn bị quản chế, trong túi không có bất cứ một tờ giấy nào. Ngay tấm “Giấy Ra Trại” cũng đã bị công an xã giữ. Nhờ thằng em cùng đơn vị cũ, có lò bánh mì ở Tháp Chàm, gởi tôi theo một chiếc xe bộ đội nhận mối chở bánh mì với tiền thù lao khá, tôi mới có mặt ở đây. Anh tài xế sau khi giao mấy thùng bánh mì, còn gởi tôi cho cô “chủ nhiệm” quán Thủy Tạ (bây giờ là của nhà nước), bảo là ông anh họ, để tôi yên lòng không bị hỏi giấy tờ. Quán vắng tanh.Tôi chọn cái bàn nhỏ xa phía trước và gọi hai tách trà nóng. Tôi cũng chỉ đủ tiền để trà hai tách trà này.


- Anh chờ em có lâu không ?

Tôi giật mình khi nghe cô gái hỏi.

- Không sao, tôi chờ cũng đã khá lâu, nhưng được gặp chị hôm nay là tôi mừng lắm rồi.

Điều mà ai cũng ái ngại khi phải mang tin buồn đến cho một người. Đặc biệt người đó lại lại là một cô con gái đẹp, như cô gái đang ngồi trước mặt tôi đây. Tôi dè dặt :

- Chắc chị đã biết, như trong lá thư tôi gởi. Tôi là bạn tù của Thống, và hôm nay muốn gặp chị là để nhắn lại những điều Thống đã nhờ tôi.

- Em biết là anh Thống đã chết từ năm 1978, nhưng mãi đến năm ngoái , em mới được phường đưa “Giấy Báo Tin”. Em không biết làm sao báo cho mẹ anh ấy biết. Bà ở bên Mỹ nhưng em không liên lạc được.

Tôi bất ngờ, nhưng chợt thấy một chút yên lòng khi nghĩ là cô sẽ không còn đột ngột nhận một tin buồn từ chính miệng của tôi .

- Chị đã biết tin buồn về Thống. Như vậy cũng là may, chứ không phải người tù nào chết mà người nhà cũng được báo tin. Hôm nay, dù hoàn cảnh khó khăn, tôi cũng phải tìm gặp chị đề nói lại cùng chị những lời trăn trối cuối cùng, và trao cho chị những kỷ vật mà anh Thống nhờ tôi trao lại chị.

- Cả tuần nay lòng em rất bồn chồn, mong sớm được gặp anh. Vì em không biết anh Thống chết ở đâu và mồ mả ra sao. Nhiều lần nằm mơ, em thấy anh Thống, nhưng chưa bao giờ nghe anh ấy bảo là anh đã chết.
Tôi lấy trong túi ra để trên bàn một sợi dây đeo một tấm ảnh nhỏ được lồng vào trong cái khung có hình trái tim đẽo bằng gỗ mun -loại gỗ quý mà chúng tôi thường tìm được ở khu rừng Việt Bắc- , một chiếc vòng nhỏ làm bằng nhôm xinh xắn, có khắc đậm sáu chữ Lê Minh Thống & Hà Nhất Anh, và trịnh trọng đứng lên đưa cho cô.

Nhất Anh chính là cô gái, và Minh Thống là tên một người bạn tù của tôi. Anh đã chết sau gần hai năm bị chuyển ra ngoài bắc.

Tôi gặp Thống ở trại Lào Cai, khi hai thằng vừa trong Nam mới chuyển ra. Sau hơn một năm cả hai cùng chuyển về trại Hang Dơi thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn và may mắn được “biên chế” về cùng một tổ. Thống tốt nghiệp từ trường Võ Bị Đà Lạt, được chuyển sang không quân, lái phản lực. Trong thời gian học trường Võ Bị, Thống quen Nhất Anh , khi ấy đang là sinh viên của trường Chính trị Kinh Doanh. Thống chỉ còn bà mẹ già và cô em gái ở Sài Gòn. Cuộc tình của cô sinh viên Đà Lạt và chàng cựu sinh viên sĩ quan alpha đỏ kéo dài khá lâu. Hai người đã làm lễ hỏi. Nếu Thống không sang Mỹ học phi hành và nếu không có ngày 30 tháng tư, thì hai người đã làm đám cưới .

Những ngày cuối cùng khi Sài gòn hấp hối, Thống được bạn bè thu xếp hai chỗ trên trực thăng để bay ra hạm đội Mỹ, nhưng Thống lại dành cho mẹ và cô em gái. Gởi mẹ và em cho thằng bạn thân, Thống nói dối với mẹ là anh sẽ đi sau.

Thống liều lĩnh tìm mọi cách chạy về Đà lạt. Chưa kịp đón Nhất Anh, thì Sài Gòn mất. Thống nằm ở nhà Nhất Anh một tuần rồi ra trình diện “uỷ ban quân quản”, nhưng người ta chỉ cấp giấy chứng nhận và ghi là phải về Sài Gòn trình diện chính quyền địa phương ngay. Trở lại Sài Gòn, nhà bị tịch thu, Thống phải ở ké nhà một người bà con trước khi vào trại cải tạo.

Mấy năm trong tù, Thống có liên lạc được với Nhất Anh . Nhưng vài tháng mới nhận được một lá thư ngắn, chỉ hỏi thăm vài câu và khuyên “học tập tốt để sớm được khoan hồng về với nhân dân”. Bao nhiêu nhung nhớ yêu thương đều phải dấu kín ở trong lòng. Trong tờ khai lý lịch, Thống ghi Hà Nhất Anh là vợ, cũng là người thân duy nhất, và địa chỉ của Nhất Anh cũng là nơi anh xin cư trú sau này .

Thống to con đẹp trai, nhưng dường như tình yêu dễ làm cho Thống yếu lòng. Có những ngày đi chặt nứa trong rừng, Thống chỉ ngồi khóc và thì thầm gọi tên người yêu. Mấy lần không mang về đủ nứa, bị phạt cắt bớt một nửa phần ăn vốn đã ít oi, nhưng vẫn không ngăn được nước mắt của Thống. Dường như khi lòng đang thương nhớ ai, thì cái đầu không còn điều khiển đôi tay được nữa. Nhiều hôm tôi phải vận động anh em nhường bớt một chút phần ăn cho Thống, và chia nhau đi lấy thêm nứa cho Thống có đủ chỉ tiêu để không bị phạt.

Thống còn trẻ, nhưng cũng như hầu hết sĩ quan xuất thân từ Đà Lạt, dù ở binh chủng nào cũng kiêu hùng và thăng tiến rất nhanh. Thống nhỏ hơn tôi sáu tuổi, nên xem tôi như người anh. Có điều gì vui buồn, Thống tìm tôi chia sẻ. Tôi luôn an ủi và khuyến khích để anh có thêm nghị lực. Thống có gì khó khăn tôi sẳn sàng hết lòng giúp Thống.

Sau này, đội tù của tôi được phân công đi lấy gỗ về xây dựng hội trường. Họ bắt chúng tôi phải tìm những cây gỗ lớn và thẳng. Có những thân cây lớn đến hai vòng tay ôm không hết. Trời mùa đông với những cơn mưa phùn không dứt, nên những con đường mòn trơn như mỡ, chúng tôi chia từng nhóm hai mươi người vừa kéo vừa bẩy cho từng thân cây lăn theo những con đường mòn ấy từ trên núi cao lao xuống suối để cho nó trôi về bên hông trại.

Ăn uống quá thiếu thốn, đám tù chúng tôi triền miên trong cơn đói. Sức ngày càng yếu mà phải lao động quá nặng nhọc, nên chỉ sau một tuần lấy cây, người nào cũng mệt lả. Một hôm đang lấy sức bật một thân cây xuống bờ suối, Thống mệt quá nên lảo đảo rồi ngã sấp trên thân cây, đúng lúc cây này lăn xuống suối, bật luôn theo Thống. Chúng tôi chỉ còn nghe tiếng hét của Thống trước khi anh bị văng xuống lòng suối nằm sâu dưới vực.

Trời nhá nhem tối, cả hơn bốn mươi thằng tù chia nhau trèo xuống suối đi tìm Thống. Gần nửa giờ sau chính tổ của tôi tìm được Thống. Anh nằm bất động bên bờ suối. Rất may là ở một nơi không có đá. Thống thoi thóp thở, nhưng không còn cử động được.

Chúng tôi nhanh chóng kết một cái bè gỗ, rồi theo dòng suối, cùng nhau đẩy anh về trại. Sau hơn một tiếng đồng hồ trong trạm xá, Thống tỉnh lại, mở hé mắt nhìn mọi người. Khi nhận ra tôi, Thống thì thào :

- Nếu sau này anh còn sống mà về được, nhớ tìm giùm Hà Nhất Anh và nói là em xin lỗi nàng. Mong nàng hãy sớm lấy chồng và quên em đi.

Tôi nắm chặt đôi vai lạnh lẽo của Thống :

- Thống yên chí, tôi sẽ làm bất cứ điều gì mà Thống dặn dò.

Thống cố gắng mở lớn mắt nhìn tôi như cầu khẩn :

- Nhờ anh giữ lại cái vòng nhôm trong balô và tấm ảnh em đang mang trong cổ này, trao lại cho Nhất Anh. Nhớ nói giùm là em xin lỗi cô ta.. xin lỗi cô ta .

Ngày hôm sau, một buổi chiều mưa buồn ảm đạm, dưới sự kiềm soát của hai vệ binh, tôi cùng ba người bạn tù đẩy xác Thống trên một chiếc xe “cải tiến” ra chôn dưới triền núi, bên một hốc đá . Chúng tôi đào huyệt đúng vào lúc cơn mưa trút xuống. Huyệt đào tới đâu thì nước ngập theo tới ấy. Tôi năn nỉ xin hai vệ binh cho chúng tôi tìm một nơi khác cao hơn, và chờ cơn mưa tạnh bớt, nhưng không được đồng ý, mà còn bị quát tháo, bảo phải “chôn khẩn trương lên mà về ngay”.

Tôi phải ngồi đè trên xác Thống, lềnh bềnh trên nước, để cho ba người bạn tù kia lấp đất.
Chuyện xảy ra đã hơn sáu năm rồi. Thời gian có biết bao sự đổi thay. Tôi cũng đã nghe và chứng kiến không ít những điều phản trắc. Không biết bây giờ Nhất Anh đã có chồng chưa và trong cảnh đổi đời kéo theo bao cay đắng, liệu trong lòng cô có còn lưu luyến chút tình xưa.

Đắn đo giây lát rồi tôi cũng quyết định phải nói hết những gì tôi biết và nhất là những điều mà Thống, trước khi trút hơi thở cuối cùng, đã nhờ tôi nếu còn có dịp trở về, hãy nói lại cùng nàng.

Nghe tôi kể xong mọi điều, Nhất Anh vẫn ngồi yên bất động. Im lặng một lúc tôi nghe tiếng nàng khóc. Hai tay nắm chặt các kỷ vật mà tôi vừa trao lại cho nàng. Ngoài trời những cơn mưa càng vần vũ. Tiếng mưa như thấu hiểu được nỗi niềm, từng đợt trút xuống mái nhà Thủy Tạ làm át đi tiếng sụt sùi, để cho nàng khóc. Tôi cũng đã không cầm được nước mắt.

- Em cám ơn anh, và xin lỗi .. em đã không nén được xúc động.

Tôi cũng kịp lấy lại bình tĩnh và tìm lời an ủi nàng :

- Dù sao mọi việc cũng đã qua rồi. Sau cái ngày nước mất nhà tan, biết có bao cảnh chia lìa tang tóc. Thôi thì tôi cầu mong Nhất Anh sớm nguôi được nỗi buồn này và có thêm nhiều nghị lực để mà bước tới, như lời trối trăn của Thống. Nhất Anh còn trẻ mà, còn cả một con đường thật dài trước mặt. Còn tôi, trong hoàn cảnh này, cũng chẳng biết rồi đời sẽ ra sao. Thôi đành phó cho trời đất đẩy đưa.

Nhất Anh vẫn ngồi bất động, không nói lời nào. Nhìn đồng hồ treo trên vách, nhớ tới lời hẹn của anh tài xế, tôi khẽ gọi nàng :

- Chị Nhất Anh ! Chỉ còn 15 phút nữa là anh tài xế sẽ quay lại đón tôi. Sau này nếu chị có cần gì ở tôi, cứ liên lạc với tôi nghe !

Tôi nói cốt chỉ để an ủi thôi. Chứ tôi thì còn khả năng gì mà giúp nàng. Hơn nữa thời buổi nhiễu nhương này, dễ gì mà liên lạc được với nhau.

Nhất Anh lấy tay lau nước mắt, ngước lên nhìn tôi, ngần ngừ vài giây rồi lên tiếng :

- Nhờ anh vẽ lại và hướng dẫn cho em nơi chôn cất anh Thống. Sau này biết đâu có dịp may, em sẽ tìm ra thăm anh ấy.

Tôi đứng lên đến quày trả tiền hai tách trà, và xin một tờ giấy trắng. Tôi ngồi vẽ khá tỷ mỷ và hướng dẫn cho Nhất Anh con đường đến trại tù, và mộ của Thống nằm bên hốc đá trên triền núi, phía sau trại tù chừng một cây số. Cũng may là có cái hốc đá lớn duy nhất, để có thể định hướng được ngôi mộ nằm ở nơi nào giữa vùng rừng núi bao la.

Nhất Anh đứng dậy mặc lại áo mưa, xúc động nói lời chia tay, rồi đạp xe đi. Tôi nhìn theo bóng dáng nhỏ nhắn của nàng lảo đảo xiêu vẹo dưới cơn mưa tầm tã mà ngậm ngùi lo âu cho số phận của nàng. Tôi nghĩ có lẽ không bao giờ tôi còn có dịp gặp lại Nhất Anh.

Mùa hè năm rồi, vợ chồng tôi sang Cali thăm mấy cô con gái, nhân tiện chúng tôi đến thăm gia đình ông anh họ ở thành phố biển San Diego. Giáng Sinh năm 1970, nhân cuộc hành quân bất ngờ ở Đà Lạt, tôi có ghé thăm anh chị,. Khi ấy anh làm ở trung tâm điện lực Đa Nhim và vợ anh là giáo sư dạy trường Bùi thị Xuân Đà Lạt. Anh chị rời Việt Nam từ những ngày Sài Gòn hấp hối, nên cũng đã hơn ba mươi năm rồi bây giờ anh em mới gặp lại nhau. Anh lớn hơn tôi gần mười tuổi, vừa bà con lại vừa là học trò cưng của ba tôi lúc anh còn học ở trường Pháp Việt, nên anh chị rất quý chúng tôi, nhất quyết bắt vợ chồng tôi phải ở lại nhà anh chị một tuần để cùng đi chơi với anh chị. Sau một ngày đi khắp nơi ở San Diego, chúng tôi đi một vòng sang khu nghỉ mát Cancun bên Mexcico. Đến ngày thứ bảy cuối tuần anh chị rủ chúng tôi đi tham dự buổi họp mặt của Hội Đồng Hương Đà Lạt, tổ chức tại Anaheim, gần khu Little Saigon, nhân tiện sau đó anh chị đưa tôi về lại nhà cô con gái ở Fullerton, cũng rất gần nơi ấy. Gia đình anh được giấy mời với bốn chỗ ngồi. Vợ chồng đứa con trai lớn không đi, nhường chỗ cho chúng tôi. Bảo là chú thím ở tận bắc Âu, lâu lắm mới có dịp gặp nhiều đồng hương.


Không ngờ đã rời khỏi quê hương khá lâu, nhưng những người Đà Lạt còn giữ cái tình đồng hương đậm đà như thế. Hội trường không còn một chỗ ngồi. Nghe bà chị nói là họ đã đến từ khắp nơi trên nước Mỹ và Canada, một số từ Úc và Âu châu. Chưa tới giờ khai mạc, mọi người ngồi nói chuyện líu lo với những tiếng cười nghe như dư âm của một thời trai trẻ. Những cô gái với đồng phục áo dài trắng trong ban tổ chức đang chuẩn bị cho bài quốc ca, vẫn còn dáng dấp của Đà Lạt ngày xưa: môi đỏ má trắng hồng .

Chúng tôi ngồi ở dãy bàn đầu dành cho quan khách, cùng với gia đình của hai vị cựu giáo sư Bùi Thị Xuân khác. Trên sân khấu, một cái phông lớn là hình ảnh của khu chợ Hòa Bình và một mảng của hồ Xuân Hương trong sương mù. Tôi thầm phục người họa sĩ Đà Lạt nào đã vẽ bức tranh thật sống động. Tôi có cảm giác như mình đang ở một nơi nào đó trên thành phố thơ mộng một thời này. Ai đó đã nói đúng “người Việt nào ra đi cũng mang theo quê hương”.

Khi nghe cô MC giới thiệu thành phần ban tổ chức cuộc họp mặt hôm nay, tôi hơi ngạc nhiên khi thấy toàn là phái nữ. Tôi chợt nhớ tới một bài viết nào đó mà tôi đã đọc đươc: Người Việt đến Mỹ, nữ giới thành công hơn là nam giới, và số lượng phụ nữ tham gia vào những hoạt động chính trị, cộng đồng ngày một nhiều hơn. Tôi nghĩ tới Dương Nguyệt Ánh, Lê Duy Loan, những người phụ nữ đã mang đến cho người Việt bao điều hãnh diện. Nhưng đến khi chị trưởng ban tổ chức có đôi lời cùng đồng hương, tôi mới hiểu thêm: Buổi họp mặt này là do các cựu nữ sinh trường Bùi Thị Xuân đảm trách.

Đang vui tôi bỗng ngậm ngùi khi một chị trong Ban Tổ Chức lên trình bày về hoàn cảnh thương tâm của nhà thơ Lệ Khánh. Bây giờ tôi mới biết Lệ Khánh là con gái của phó trưởng ty cảnh sát Đà Lạt và có cuộc hôn nhân thật buồn với một nhà thơ quân đội, lại là sĩ quan cấp tá trong ngành Tâm Lý Chiến. Bao nhiêu điều ấy đã đưa nhà thơ nổi danh một thời của xứ sương mù vào bước đường cùng, phải đi bán hàng rong, bán từng trái cà trái ớt trong cơn bệnh hoạn, và đứa con trai duy nhất phải đi ở mướn cho người ta. Ban tổ chức kêu gọi tình thương của những cựu Bùi Thị Xuân, của những người Đà Lạt cũ. Tôi thầm cám ơn tấm lòng của những người Đà Lạt và nghĩ đây là một việc rất nên làm.

Đến phần văn nghệ, cô MC giới thiệu “nhạc phẩm Ai Lên Xứ Hoa Đào với một giọng hát truyền cảm của một Bùi Thị Xuân ngày trước, đã từng làm điêu đứng bao trái tim học sinh, sinh viên Đà Lạt”.

Lời giới thiệu đó không có một chút cường điệu nào. Giọng hát cất lên cao vút làm cả hội trường im lặng trong khi lòng tôi lắng xuống thẫn thờ. Không phải vì giọng hát truyền cảm, mà vì người hát ấy chính là Hà Nhất Anh, người con gái có một mối tình buồn với người bạn tù của tôi ngày trước. Gần hai mươi năm rồi, khuôn mặt có đôi chút đổi thay, nhưng tôi vẫn nhận ra. Cũng với nhan sắc ấy, nhưng với nụ cười rạng rỡ, không còn nét buồn nào đọng trên đôi mắt.

Thấy tôi nhìn đăm đăm lên sân khấu, bà chị đập vai tôi :

- Bộ có quen hay sao mà nhìn dữ vậy ? Hay lại là một người xưa ?

Tôi quay lại, đúng vào lúc bài hát vừa chấm dứt. Chờ cho những tràng pháo tay, cùng những tiếng la hét lắng xuống, tôi ôm vai bà chị :

- Đúng là có quen, nhưng không phài người xưa của em, mà là hôn thê của một thằng bạn tù của em, đã chết ngoài Bắc ! Chính em là người đã trao lại cho cô ấy những kỷ vật của anh ta, khi em vừa mới ra tù.

- Cô ấy là học trò cũ của chị, để chị gọi cô ấy lại nghe .

Tôi chưa kịp trả lời, thì bà chị đã vẫy tay gọi một cô trong ban tiếp tân nhờ đi mời “ca sĩ Hà Anh”.

Cô đến nhoẻn miệng cười, cúi đầu chào anh chị tôi và các thầy cô giáo cùng bàn, rồi khựng lại khi nhìn vợ chồng tôi, gật đầu nhưng không nói lời nào. Thấy tôi ngồi gần bà chị, nên cô nhìn bà chị như muốn hỏi chúng tôi là ai. Bà chị cười chỉ vào tôi :

- Đã gặp nhau rồi mà không còn nhận ra sao?

Cô nhìn tôi, rồi lắc đầu :

- Xin lỗi, em không nhớ ra .

Tôi có một chút khó chịu trong lòng. Hóa ra người đàn bà cũng dễ quên, ngay cả những kỷ niệm đáng ra phải nhớ trong đời. Giữ lịch sự, tôi nhìn cô :

- Có phải chị là hôn thê của anh Lê Minh Thống ? – Tôi là người đã trao cho chị những kỷ vật của anh ấy ở nhà Thủy Tạ, khi tôi vừa mới ra tù. Chị không còn nhớ ?

Cô ta khựng lại giây lát, nhưng rồi lắc đầu :

- Xin lỗi , em không nhớ. Có lẽ anh nhầm em với … ai đó !

Cô chào tất cả mọi người rồi vội vã quay về phía sau sân khấu.

Tôi nhìn sang ông anh bà chị nói cho đỡ ngượng:

- Chắc bây giờ chị ta đang hạnh phúc, nên không muốn nhắc lại chuyện tình xưa.

Trên sân khấu chương trình văn nghệ nối tiếp bằng một hài kịch. Thiên hạ cười ầm ĩ, trong lúc lòng tôi dửng dưng với một chút bẽ bàng .

Buổi họp mặt chấm dứt, tôi theo ông anh bà chị bước ra khỏi hội trường. Trong lòng không còn cái háo hức của lúc mới bước vào đây. Trống rỗng và một chút bực dọc.

Tôi đang đứng chờ ông anh bà chị đi lấy xe, thì một bàn tay đâp trên vai tôi . Quay lại, tôi ngạc nhiên khi nhận ra Hà Nhất Anh. Cô đưa cho tôi mảnh giấy, rồi bảo nhỏ, trước khi chạy nhanh về phía hội trường :

- Em xin lỗi, nhưng Anh nhớ phải đến nghe !

Tôi mở vội tấm giấy ra đọc. Chỉ có số điện thoại và địa chỉ, cùng với một dòng ngắn ngủi: “Suốt ngày mai, chủ nhật, em sẽ chờ anh ở nhà ”

Tôi cảm giác có điều gì lạ lắm. Và dường như cô ta muốn dấu mọi người . Nghĩ như vậy nên tôi không nói lại với ông anh bà chị và ngay cả vợ tôi. Ông anh bà chị đưa vợ chồng tôi về Fullerton, rồi hẹn quay lại sáng thứ bảy tới đưa chúng tôi đi thăm mấy người đồng hương và cũng là học trò cũ của cha tôi ngày trước.

Tôi nhờ cô con gái lớn gọi phôn, hẹn đến gặp vào lúc hai giờ chiều chủ nhật. Cô con gái chở vợ chồng tôi tới trước cổng nhà, sau khi xem đúng địa chỉ, bấm chuông, rồi lái xe đi, bảo khi nào cần gọi cellphone, sẽ quay lại đón.

Một ngôi nhà nhỏ, khá xinh, có trồng nhiều loại hoa Đà Lạt, nằm trong khu Fountain Valley yên tĩnh. Người ra mở cổng là một người đàn ông trẻ, khá bảnh trai với hàng ria mép. Anh gật đầu chào, nở nụ cười rất tươi bắt tay chúng tôi, giới thiệu tên, nói năng lễ phép bặt thiệp :

- Cám ơn anh chị đến thăm. Bà xã em mừng lắm, đợi mong từ sáng tới giờ . Tôi bước vào sân nhà, với một ý nghĩ vừa thoáng trong đầu: Được một người chồng như thế, hèn gì cô ta chóng quên mối tình xưa.

Nhất Anh mang nước ra mời chúng tôi, vui vẻ, thân tình, khác hẳn với Nhất Anh trong hội trường ngày hôm qua. Tôi im lặng, bởi không biết phải nói điều gì, ngồi chờ cô ta lên tiếng trước. Một lúc im lặng, tôi bất ngờ nhìn thấy cô ta khóc. Anh chồng đưa giấy cho cô lau nước mắt .

- Mong anh chị tha lỗi cho em. Ngày hôm qua khi gặp anh, nghe anh nhắc tới anh Thống em xúc động lắm, lại biết chính anh là người đã mang về những kỷ vật của anh Thống nữa. Nhưng hôm qua đông người quá, em không tiện nói.

Tôi đỡ lời :

- Tôi hiểu. Làm sao mà chị có thể quên được mối tình đầu, vừa đẹp lại vừa buồn, nhất là anh Thống đã ở lại và bị chết oan ức cũng vì quá yêu chị. Phải không ?

Rồi quay sang anh chồng, tôi lên giọng như một nhà tâm lý học:

- Ai lại chẳng có mối tình đầu. Và người chồng nào lại không tôn trọng cái kỷ niệm đẹp đó của vợ mình, phải không anh ?

Anh ta không trả lời, chỉ cúi xuống với một chút bối rối.

- Xin lỗi anh. Em không phải là chị Nhất Anh, và cũng không phải là người yêu của anh Thống!

Tôi bất ngờ, vừa ngượng ngùng vừa hụt hẩng khi nghe câu nói của người con gái, mà tôi đã chắc nịch là Hà Nhất Anh. Bây giờ người bối rối lại chính là tôi .

Cô gái hạ giọng :

- Em là em kế của chị ấy và cũng là đứa em duy nhất. Ba má em chỉ sinh có hai đứa con gái. Chị em giống nhau lắm, nên có nhiều người cũng lầm.

Tôi nhìn cô ngờ vực :

- Tôi nhớ ngày hôm qua khi MC giới thiệu chị lên hát, cũng với tên là Hà- Anh mà ? Tôi nghĩ Hà Nhất Anh, nhưng khi qua Mỹ người ta thường bỏ đi chữ lót .

- Đúng ra tên em là Hà Nhị Anh, nhưng bây giờ trong giấy tờ, em mang tên chị em: Hà Nhất Anh , mà Nhất Anh hay Nhị Anh gì sang đây, như anh nói, cũng đều gọi Hà Anh như nhau mà anh. .


Đến lúc này thì tôi không còn hiểu gì nữa. Cô ta đứng lên nhoẻn miệng cười và mời vợ chồng tôi theo cô lên từng trên, cô bảo :

- Anh chị cứ theo em lên trên này thì hiểu nhiều hơn .

Ba tấm ảnh để trên bàn thờ nhỏ. Tôi nhận ra Thống và Nhất Anh, mặc dù lúc chụp những tấm ảnh này hai người còn rất trẻ. Còn tấm ảnh thứ ba, một người con gái khác, tôi không nhận ra ai. Tôi chưa kịp hỏi thì cô gái lại sụt sùi:

- Chị Nhất Anh đã chết khá lâu rồi anh ạ. Vào một ngày mùa đông mưa tầm tã, chị ấy đạp xe đi đâu không biết, cả nhà chờ cơm tới tối vẫn chưa thấy về. Từ trước chị không bao giờ đi đâu một mình vào buổi tối. Cả nhà em và mấy người bạn hàng xóm chia nhau đi tìm. Em đạp xe đi khắp nơi. Trời mưa lớn quá nên em lạnh cóng. Đường xá vắng tanh không một bóng người. Cuối cùng thì chính em tìm ra chị ấy. Chị nằm bất động bên bờ hồ Xuân Hương, không xa nhà Thủy Tạ bao xa.

Tôi giật mình hoảng hốt :

- Ở gần nhà Thủy Tạ, bên bờ hồ Xuân Hương ? Rồi có tìm được chiếc xe đạp và cái gì nữa không ?

- Chiếc xe đạp rớt xuống hồ, ngày hôm sau người ta mới tìm thấy.

- Và chị đã chết ? Tôi hỏi

- Không, khi ấy thì chị còn sống, nhưng bất tỉnh và mình mẩy thì lạnh cóng. Vào bệnh viện, nửa giờ sau chị tỉnh lại, nhưng rất yếu chưa nói được. Khi thay áo cho chị, em thấy trong túi áo có một sợi dây đeo cổ có tấm ảnh của chị và một chiếc vòng nhôm có khắc tên chị và tên anh Thống

- Không có tờ bản đồ vẽ trại tù và nơi mộ anh Thống ?

- Có chứ ! Chính nhờ tấm bản đồ đó mà vợ chồng em, cách nay ba năm về Việt Nam, ra tận nơi tìm được, rồi thuê người lấy hài cốt của anh Thống mang về chôn trên Đà Lạt . Cám ơn anh đã vẽ cái bản đồ khá chi tiết và chính xác.

- Còn chị Hà Nhất Anh ?

- Hai tuần sau, chị khá hơn nhiều, nói năng tỉnh táo, bệnh viện cho xuất viện bảo về nhà điều trị, bồi dưỡng là chị sẽ khỏe thôi. Nhưng không ngờ về nhà mấy hôm thì lên cơn sốt nặng rồi hôn mê trở lại. Đưa vào bệnh viện thì chị mất. Người ta bảo là chị bị sưng phổi cấp tính. Mà thời ấy có thuốc men gì đâu mà chửa. Trong mấy ngày tinh táo, chị thường nhắc tới anh Thống, năn nỉ ba má em tìm mọi cách đem anh Thống về Đà Lạt, và báo cho mẹ anh ấy biết. Lúc trước bà thương quí chị lắm, nên chị cũng rất thương và lo lắng cho bà, khi em gái anh Thống vừa quá trẻ lại vừa yếu đuối. Không ngờ đó lại là những lời trăn trối của chị.

Tôi thầm nghĩ, chính vì đi gặp tôi hôm ấy mà Nhất Anh chết. Chắc cô đã xúc động nhiều lắm. Lòng tôi chùng xuống. Tôi có cái cảm giác đau đớn như vừa có những nhát chém vô hình nào đó trong lòng mình. Tôi lấy lại bình tĩnh :

- Như vậy là bây giờ mộ của Thống nằm trên Đà lạt .

- Dạ . Anh nằm bên cạnh chị Nhất Anh. Vợ chồng em mua lại mảnh đất tư gần khu rừng Ái Ân. Từ đó anh Thống có thể nhìn thấy Trường Võ Bị của anh lúc xưa và đỉnh núi Lâm Viên mà anh đã từng chinh phục.

- Đồi thông hai mộ . Tự dưng tôi buột miệng.

Đến lúc này tôi mới thấy cô nhoẻn miệng cười :

- Sau ngày 30 tháng 4/75, ở Đà lạt có khá nhiều “đồi thông hai mộ”. Có dịp anh chị về Đà Lạt, ghé lại Rừng Ái Ân hỏi thăm, là người ta biết hai ngôi mộ của anh chị Thống-Anh.

- Thế rồi, cô có liên lạc được mẹ và em gái của anh Thống ?

Cô không trả lời, mà lại mời vợ chồng tôi bước sang phòng bên cạnh. Căn phòng rộng, thoáng mát, có cửa kính lớn nhìn ra công viên phía trước. Một bà cụ tóc bạc trắng, nhưng da dẻ hồng hào, đôi mắt sáng, ngồi trên chiếc xe lăn. Khi tôi cúi đầu chào bà , cô gái giới thiệu:

- Anh này là bạn tù của anh Thống ở ngoài Bắc.

Rồi quay sang tôi :

- Chắc anh ngạc nhiên lắm, đây chính là mẹ của anh Thống.

Bà cụ ôm lấy tôi, nước mắt trào ra trên đôi gò má. Bà hỏi tôi về Thống trong những ngày ở tù và vì sao mà Thống chết. Nhưng tôi chỉ kể vài kỷ niệm về Thống trong những lúc vui vẻ, và không dám nói cho bà nghe về cái chết thảm thương của Thống. Tôi nói dối là Thống chết vì bệnh kiết lỵ nặng mà nhà tù không có thuốc. Tôi tưởng nói dối như vậy cho cụ yên lòng, không ngờ cụ đã khóc ngất lên. Tôi chỉ còn biết ôm vai bà cụ mà im lặng.

Một lúc sau, bà cụ mới tỉnh táo và kể lại tai nạn xe hơi đã làm chết cô con gái, em Thống và làm tê liệt đôi chân của bà. Nhìn sang cô gái, bà cụ thỏ thẻ :

-
Cũng nhờ vợ chồng cháu nó đây mà bác còn sống đến bây giờ.

Nhị Anh nắm tay bà cụ :

- Má coi vợ chồng em không khác gì con ruột của má. Em sang đây sau khi em gái anh Thống chết. Tấm ảnh trên bàn thờ lúc nãy là của cô ấy. Cô nhỏ hơn em tới sáu tuồi. Lúc ấy má đang làm chủ mấy sạp may, đã lo lắng tiền bạc cho em sang đây và cho em tiếp tục học xong đại học nữa. Ngôi nhà này là của má cho vợ chồng em đó chứ.

Vợ chồng tôi chào bà cụ, chúc bà sức khỏe và hứa bất cứ lúc nào có dịp sang Cali, sẽ ghé lại thăm bà.

Khi bắt tay từ biệt vợ chồng Hà Nhị Anh, chợt nhớ tới một điều, nên tôi hỏi cô :

- Khi nãy tôi có nghe chị nói là bây giờ tên tuổi của chị trong giấy tờ lại là tên tuổi chị Nhất Anh. Sao vậy ?

Cô gái vẫn còn nắm chặt bàn tay tôi, kéo tôi ra xa, nhìn quanh rồi hạ giọng :

- Chính nhờ cái giấy của trại tù báo tin anh Thống chết, trong đó có ghi tên chị Nhất Anh là vợ, nên em đã thay chị ấy mà sang đây theo diện dành cho vợ tù nhân cải tạo bị chết trong tù. Em thấy xấu hổ lắm khi phải làm điều gian dối ấy, tội lớn lắm đối với luật pháp Hoa Kỳ, nhưng đó lại là ước mong của mẹ anh Thống, và của cả chị Nhất Anh trước khi chết nữa. Em săn sóc cho má bao nhiêu năm nay, nên má thương em như con gái má. Biết đâu đây là sự sắp xếp nhiệm màu từ chị Nhất Anh – anh Thống? Hơn nữa nhìn em cũng giống chị em lắm, và tên em với tên chị ấy cũng như nhau mà. Nhưng anh nhớ phải tuyệt đối giữ hộ cho em điều bí mật này nghe .
Vâng! Chính vì tôi đã giữ cho cô cái điều bí mật đó, nên hai cái tên Hà Nhất Anh , Hà Nhị Anh mà các bạn vừa đọc được trong truyện, đều không phải là tên thật của hai chị em nàng.

Phạm Tín An Ninh





Cơn mưa chiều


Mưa chiều nay buồn quá phải không em ?
Đường phố đông vui bỗng chốc thành hoang vắng
Giọt nước mắt trong chợt hồng lên vị đắng
Một người đi, người đứng lại bên thềm...

Mưa chiều nay buồn quá phải không em ?
Hai nỗi nhớ phải đi về hai ngả
Ta muốn hóa rong rêu suốt đời bên phiến đá
Làm ngọn lau xanh bên dòng nước êm đềm

Mưa chiều nay buồn quá phải không em?
Người bỏ đi rồi ,ta đâu còn chi nữa
Một cánh hoa đỏ ngời như lửa
Cơn gió đi qua thổi tắt mất bên thềm

Mưa chiều nay buồn quá phải không em ?
Bốn mươi tuổi đi qua, bốn mươi mùa lá rụng
Ai có nên khôn, ta cả đời thô vụng
Đánh mất trăng rồi chỉ còn lại màn đêm...
Mưa chiều nay buồn quá phải không em ?



Chào Mưa

Chào mưa quen chừng như bỗng lạ
Bầy sẻ ngoan về dưới hiên nhà
Tặng em chuỗi hót xanh mùa hạ
Thơm mơ gần và cả mộng xa

Chào mưa những hàng mi chớp vội
Rụng rất thầm kỷ niệm ngày qua
Vẫn còn mảnh gương con giữ lại
Để dành soi nỗi nhớ phôi pha

Chào mưa chiều lang thang quên lối
Con sáo buồn đứng trú gốc me
Mơ áo trắng ngày xưa quay lại
Chắp cánh bay qua phố ngàn hoa

Chào mưa, chào mưa, chào mưa bay
Qua sông bịn rịn nào ai hay
Em về một nửa mưa bên ấy
Buồn tôi chợt nắng phía bên này .

Mường Mán




Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 09/Dec/2014 lúc 8:30pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 10/Jan/2015 lúc 12:17am


Cà phê Tùng Ðà Lt và hoài nim hơn na thế k 
Wednesday, January 07, 2015 5:30:38 PM 


 


Luke Bùi/Người Việt


Luke Bùi/Người Việt

ÐÀ LẠT (NV) - Với gần 60 năm hiện diện, quán cà phê Tùng được cho là một trong vài nơi còn lưu giữ nét văn hóa và cái thú uống cà phê của người Ðà Lạt.

Ngày nay, nhiều du khách ghé vào quán cũng là để tìm lại chút dư vị tại nơi mà nhà văn Nguyễn Tuân, thi sĩ Bùi Giáng, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Từ Công Phụng, ca sĩ Khánh Ly... đã từng lưu luyến một thuở.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/201110-CaPhe-Tung-01-4.jpg

Nét sơn mới nhưng thương hiệu tồn tại từ năm 1955. (Hình: Luke Bùi/Người Việt)

Quán của cha, nghiệp của con

Nằm cách chợ Ðà Lạt vài bước chân, quán cà phê Tùng thường là một trong vài điểm phải ghé qua của du khách và những người muốn níu giữ kỷ niệm trên phố núi mù sương.

Ðã quá giờ trưa, tôi đẩy cửa bước vào, khung cảnh bên trong quán vẫn gần như không có gì thay đổi so với mươi năm trước, khi tôi lần đầu tiên đến đây.

Những bức tranh có phần cũ kỹ treo trên tường, cùng tông màu nâu sẫm của cà phê rang với lớp da bọc nệm ghế ngồi, kệ tủ và những mảnh gỗ ốp trên tường. Những chiếc loa trong quán đang phát một giai điệu du dương của thập niên 1960 càng khiến không gian đậm màu hoài niệm.


Quán cà phê Tùng

Ðịa chỉ: 6 khu Hòa Bình, thành phố Ðà Lạt

Mở cửa từ 6:30AM - 9:30PM

Giá cà phê đen nóng, cà phê sữa nóng từ 18,000 - 20,000 đồng/ly, tức xấp xỉ $1.


Theo thói quen, tôi gọi một ly cà phê đen pha phin và một ly yogurt. Một phin đen cho vị đắng và một yogurt cho vị ngọt như một cách cân bằng. Sẽ thật chủ quan và hồ đồ nếu tôi tự kết luận, hương vị của ly cà phê tại quán Tùng vẫn nguyên vẹn như ngày xưa. Bởi tôi biết, chẳng có gì bất biến cùng thời gian cả, nhất là khi thời gian kéo theo biến cố làm đảo lộn mọi giá trị nhân văn.

Trong những lúc ngơi tay do khách vắng vào giờ trưa, chủ nhân của quán Tùng bây giờ, ông Trần Ðình Thông, 62 tuổi, thuật lại cho tôi nghe chuyện của người cha - Trần Ðình Tùng.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/201110-CaPhe-Tung-02-4.jpg

Ông Trần Ðình Thông, con của ông Tùng, chủ quán ngày xưa. (Hình: Luke Bùi/Người Việt)

Là người Gia Lâm, Hà Nội, ông Tùng di cư vào Ðà Lạt từ năm 13 tuổi và mưu sinh bằng nhiều nghề nghiệp: nha địa dư (vẽ bản đồ), thợ hớt tóc, bán báo, bán bánh kẹo... trước khi mở quán cà phê mang tên mình vào năm 1955.

Trong thuở vàng son của Ðà Lạt, quán Tùng được nhiều văn nhân, nghệ sĩ nổi tiếng, sĩ quan trường Võ Bị Ðà Lạt chọn làm điểm hàn huyên nhờ bí quyết rang xay, pha cà phê đúng kiểu truyền thống của chủ nhân. Nghe kể thuở ấy, để có được ly cà phê ngon và hương thơm đánh thức khứu giác của người uống, ông Tùng cho hạt cà phê phơi đúng một năm trước khi rang cùng bơ và rượu rhum theo một tỷ lệ giữ kín.

Do vậy mà ông Thông thẳng thắn thừa nhận, vì nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, ly cà phê tại quán Tùng bây giờ không thể nào sánh được hương vị với thời của cha ông. Tuy vậy, khi kế thừa nghiệp làm quán của cha, ông Thông vẫn trung thành với những nguyên tắc từ thuở ban đầu: bán đúng gu uống cà phê theo kiểu xưa; giữ gìn không gian êm đềm với nhạc cổ điển hoặc hòa tấu, tiền chiến; trân trọng mỗi thực khách đặt chân vào quán...

Nhờ vậy mà ly cà phê tại quán Tùng bây giờ có một giá trị cộng thêm của sự hoài niệm mà không một quán tân thời nào có được, dù sang trọng đến đâu.

Về đâu, quán của ngày sau?

Trong cuộc trò chuyện với tôi, ông Thông nói với giọng rất tự hào rằng nhờ sở hữu quán Tùng mà cha mẹ ông nuôi được đàn con 11 đứa ăn học thành tài. Ông Thông nhận trách nhiệm kế nghiệp, duy trì quán cũng như chăm lo hương hỏa cho nhà từ đường.

Thỉnh thoảng, ông Thông lại bất ngờ tiếp đón các vị khách cũ của quán Tùng từ những thập niên trước, trong số đó có những người sau nhiều năm xa xứ mới quay về tìm lại hương vị ly cà phê không quên thời trai trẻ.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/201110-Caphe-Tung-03-4.jpg

Khách đến quán tìm lại hương vị ngày xưa. (Hình: Luke Bùi/Người Việt)

Họ dẫn theo những đứa con, cháu và rưng rưng thuật lại cho chúng nghe rằng ngày xưa, bố/ông đã từng uống cà phê ở đây, cũng trong không gian nguyên vẹn thế này...

Vậy mà thời gian quả thật khắc nghiệt, quán cũ có thể còn nhưng người xưa nay đã vắng bóng. 13 năm trước, ông Tùng qua đời sau một vụ tai nạn giao thông. Hai năm trước, người vợ của ông cũng mất.

Nhân đề cập về những thay đổi của thời cuộc, ông Thông chia sẻ: “Cùng làm chủ quán cà phê, nhưng có lẽ thời của cha tôi không phức tạp như bây giờ. Hồi xưa, cha tôi chỉ phải đóng thuế môn bài và không lo bị cơ quan thuế vụ dòm ngó, làm khó như bây giờ. Anh xem, quán nhỏ, giá thức uống phải chăng, chỉ có hai hàng ghế hai bên mà mỗi tháng đóng hơn 4 triệu đồng tiền thuế, tức $200, hơn cả những hàng quán bề thế khác ở Ðà Lạt này.”

Ông Thông quan niệm, với nghiệp chủ quán cà phê theo kiểu cũ, mình biết đủ là đủ. Không phải vì tận dụng danh tiếng hơn nửa thế kỷ mà gia đình ông khuếch trương, mở rộng hoặc cho người khác kinh doanh thương hiệu. Mỗi ngày, cần mẫn phục vụ khách từ sáng đến chiều, ông vẫn sắp xếp thời gian đưa đón con đi học. Với ông, việc quán Tùng mở cửa quanh năm suốt tháng, đón nhận nhiều lượt khách đến ôn lại kỷ niệm là điều đáng quý hơn bất kỳ gia sản nào.

Dù có vẻ mãn nguyện với một quán cà phê được nhiều thế hệ yêu Ðà Lạt biết đến, nhưng trong ông còn chút nỗi niềm lấn cấn. Tuy tự hào về thương hiệu cà phê Tùng nhưng các em, con và cháu của ông Thông không muốn nối nghiệp trong tương lai.

Ông giải thích, những thế hệ sau có nhiều chọn lựa về nghề nghiệp hấp dẫn hơn là việc nhẫn nại, chịu cực bưng nước, rót trà cho người khác từ năm này sang năm khác.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/201110-CaPhe-Tung-04-4.jpg

Quán Tùng nhìn từ bên ngoài. (Hình: Luke Bùi/Người Việt)

Nhấp một ngụm cà phê đắng, bất giác, tôi ngước nhìn bức tranh vẽ một người đàn guitar treo trên tường của quán. Bức tranh có mầu tối sẩm, người đàn guitar một mình một bóng vươn dài rồi gãy gục. Ðầu người và đầu phím đàn chúc xuống bục gỗ màu nâu khô.

Trong đầu tôi dấy lên một câu hỏi mơ hồ: Liệu mươi năm nữa, nếu có dịp ghé lại địa điểm này, biết có còn tồn tại quán cà phê Tùng trong căn nhà một lầu hai mái ấm áp khiêm nhường như hiện tại?

Nghe bảo ngày xưa, cũng tại không gian đơn sơ, tĩnh lặng này, trong một ngày nhìn bầu trời Ðà Lạt âm u qua cửa kính, thi sĩ Bùi Giáng đã viết hai câu thơ lục bát phá cách trên miếng giấy bạc trong bao thuốc lá: “Quán ngồi mỏi. Nắng chưa lên. Chợt vui tràn. Thấy còn nguyên sơ đầu.”

Thú thật, tôi thích đọc lại những vần thơ này dù không cảm được hết những điều thi sĩ muốn chuyển tải. Ở góc độ của một kẻ hậu bối, đơn giản là tôi yêu quán Tùng cũng như yêu nhạc xưa, muốn trân trọng những giá trị của ngày cũ và các thế hệ đi trước.

Nhiều người bảo Ðà Lạt bây giờ không còn tốt đẹp, lãng mạn như ngày xưa vì nhịp sống quá xô bồ, những cư dân gốc của thành phố hoa dường như đã vắng bóng, nhường chỗ cho người nhập cư nhộn nhạo.

Cho nên, bây giờ, dù có ngồi ở bàn đầu tiên của quán cà phê Tùng nhìn ra cửa sổ, tôi cũng khó lòng tìm thấy sự thư thái hay nảy ra ý thơ vì trước mắt mình là những dòng người vội vã đua chen cuộc mưu sinh.

Chốn xưa hãy còn đây mà sao tao nhân mặc khách của những ngày tháng cũ đâu rồi?...

 

 


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Jan/2015 lúc 7:48pm

NHỮNG BẢN NHẠC VIẾT VỀ ĐÀ LẠT ĐỂ NHỚ VỀ THÀNH PHỐ MỘNG MƠ !



1:12:46Tuyển Chọn Những Ca Khúc Hay Nhất Về Đà Lạt - Những Tình Khúc Vượt Thời Gian          


           1:34:52 Những Ca Khúc Hay Nhất Về Đà Lạt
 
          

           
25 video Da Lat Mong Mo




Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 12/Jan/2015 lúc 7:48pm
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 5
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.220 seconds.