Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn  
Message Icon Chủ đề: SÀI GÒN NGÀY XA XƯA Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 12 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 30/Jun/2017 lúc 7:33am

VÌ SAO NGƯỜI SAIGON GỌI BỆNH VIỆN LÀ NHÀ THƯƠNG?

Dân miền SAIGON chắc hẳn còn nhớ các tên nhà thương như nhà thương Chợ Rẩy, nhà thương Chợ Quán, Bình Dân, Nguyễn Văn Học, Từ Dũ, Hùng Vương hay nhà thương Hồng Bàng…

Trên bảng hiệu thường dùng từ “bệnh viện” nhưng người dân miền Nam ít khi gọi nhà thương là bệnh viện. Ở Sài Gòn đôi lúc cũng có nghe người ta gọi nhà thương là bệnh viện nhưng những người đó không phải là dân gốc cố cựu miền Nam, thường là dân di cư năm 54.
Tiếng “nhà thương” bắt nguồn từ ý nghĩa nhà chữa trị cho người thương tật bịnh hoạn. Nhưng dân miền Nam gắn liền nhà thương với tình thương và chánh phủ đã giúp vun bồi ý nghĩa, niềm tin đó.
Ở những nhà thương công bệnh nhân đi khám bịnh, điều trị thì miễn phí, không tốn đồng xu nào. Vì vậy nó còn được gọi là nhà thương thí, (bố thí) cho người nghèo. Ở Sài gòn lúc trước người có tiền thì người ta đi nhà thương Đồn Đất, hay mấy nhà thương của bang hội người Hoa như Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Sùng Chính…
Đương nhiên nhà thương công thì chật chội, không thoải mái tiện nghi, nhưng bù lại các ca bệnh nặng ngặt nghèo thì phải vô nhà thương công, sanh con so thì phải vô Từ Dũ hay Hùng Vương, vì đó là mấy nhà thương thực tập của trường y Saì Gòn, tập trung các thầy, các cô, giáo sư, bác sĩ ưu tú của miền Nam. Thỉnh thoảng có người thân bịnh nhân la bài hải lên “đây là nhà thương chớ đâu phải nhà ghét” khi họ thấy y tá hằn hằn học nặng tay.
Ngày nay tiếng “nhà thương” không còn thích hợp nữa.
Một số “nhà thương” của SAIGON xưa.
Đồn Đất Hospital – Sài Gòn 1940 – 1950 (nay Bệnh viện Nhi đồng 2, 14 Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1)
Bệnh viện Chợ Quán 1974 Lễ khánh thành Trung Tâm Y Khoa Hàn-Việt ngày 2-3-1974 do Hàn Quốc giúp xây dựng.
Bệnh viện SAIGON – 1900s
Bệnh viện Từ Dũ mặt đường Hồng Thập Tự ( Nay là Nguyễn Thị Minh Khai )
Chợ Rẫy Hospital – Chợ Lớn / Sài Gòn 1965 – Photo by Michael Mittelmann
Bệnh viện Cơ Đốc, Ngã Tư Phú Nhuận góc Võ Tánh-Võ Di Nguy – Photo by Darryl Henley
Saigon 1966 : Station Hospital – Bệnh viện Hải Quân Mỹ trên đường Trần Hưng Đạo, đối diện KS Metropole
Lễ khánh thành Bệnh Viện Vì Dân Bệnh viện Thống Nhất là một bệnh viện được thành lập vào ngày 04/09/1971 với tên gọi ban đầu là Bệnh viện Vì Dân
Saigon 1965 – Bệnh viện Grall, nay là Nhi Đồng 2 Robert Gauthier’s Gallery


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 30/Jun/2017 lúc 7:38am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23148
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Oct/2017 lúc 3:59pm

NGƯỜI SAIGON… XƯA !!










Dù bạn sinh quán ỏ đâu, trước 1975 đã sống lâu tại Sài Gòn, bạn vẫn là: NGƯỜI SÀI GÒN.



Lần đầu tiên lên Sài Gòn là để đi thi đại học.

Tôi và một thằng bạn thi chung trường nên đi chung với nhau. Ở thì không lo vì đã có nhà người quen ở bên kia cầu chữ Y.

Chỉ lo cái chuyện ăn uống giữa hai buổi thi. Ngay sau khi thi xong môn đầu tiên, hai đứa kéo nhau ra quán cạnh trường kêu hai dĩa cơm sườn. Cầm cái muỗng, cái nĩa để ăn cơm dĩa mà cứ lọng cọng. Ăn hết dĩa cơm, uống cạn mấy ly trà đá tự múc ở trong cái xô để ở góc quán, mà bụng vẫn trống không.

Nhỏ lớn ở quê khi nào đi đâu xa thì cơm đùm, cơm bới mang đi theo chứ có khi nào ăn cơm tiệm để mà biết kêu cơm thêm. Kêu thêm dĩa nữa thì không dám, vì sợ không đủ tiền ăn cho ngày mai, ngày kia… Ngó quanh ngó quất, thấy bàn nào cũng để một nải chuối, mọi người ăn xong cứ thuận tay bẻ, người một trái, người hai trái. Thế là hai đứa sáng mắt, chuối này chắc người ta cũng cho không như trà đá. Vậy là, chỉ một loáng nguyên cả nải chuối để trên bàn chỉ còn đống vỏ. Khi tính tiền, thấy phụ quán cứ đếm đi đếm lại mấy cái vỏ chuối để trên bàn rồi nhìn chằm chằm, thỉnh thoảng lại liếc qua bà chủ quán đang đứng gần đó cười mím chi thì đâm lo. Không biết tiền mang theo có đủ để trả không.

Nhìn hai đứa gom từng đồng bạc để bỏ lên bàn, bỗng nhiên chủ quán bước lại. Thôi, tính hai dĩa cơm thôi. Phần chuối chắc là không biết có tính tiền nên lỡ ăn, chị không tính. Ngày mai ăn có thiếu thì cứ kêu cơm thêm mà ăn, để bụng đói không làm bài được đâu.

Chỉ có nải chuối, cho thấy tính cách người Sài Gòn.

Cuộc sống không thẳng tắp. Bon chen lên Sài Gòn không phải lúc nào cũng dễ kiếm tiền. Cũng trong những năm thập niên 1980, có lần, tôi thử sức mình với nghề đạp xích lô. Mượn chiếc xe của ông chú vào buổi sáng, lúc ấy chú cho xe ở nhà để ngủ sau một đêm chạy mối chở hàng. Lần đầu tiên chạy xích lô chỉ có chạy xe không từ bên này sang bên kia cầu chữ Y đã muốn hụt hơi. Thế nhưng vẫn rán vì trong túi không còn tiền. Chạy lòng vòng Sài Gòn cả tiếng đồng hồ, ngang qua rạp Quốc Thanh (đường Nguyễn Trãi), thấy một đôi nam nữ đi ra, tay ngoắt, miệng kêu: “Xích lô !”. Luồn tay kéo thắng ngừng xe lại hỏi: “Anh chị đi đâu ?”.

– Cho ra bến xe Miền Tây. Nhiêu ?

Dân miền Đông mới lên Sài Gòn tập tành chạy xe kiếm sống, biết bến xe Miền Tây đâu mà cho giá. Thôi đành chơi trò may rủi: “Dạ, em mới chạy xe chưa rành đường, anh chị chỉ đường em chở. Tới đó cho nhiêu thì cho”.

Tưởng không biết đường thì người ta không đi, ai dè cả hai thản nhiên leo lên. Người con trai nói: “Mười lăm đồng mọi khi vẫn đi. Cứ chạy đi tui chỉ đường”.

Sức trẻ, thế mà vẫn không chịu nổi đường xa, đạp xe chở hai người từ rạp Quốc Thanh đến chân cầu Phú Lâm thì đuối, liệu sức không thể nào qua khỏi dốc cầu đành tính chước bỏ của chạy lấy người. Xuống giọng: “Em mới chạy xe, đi xa không nổi. Anh chị thông cảm đi xe khác giùm”.

Ai ngờ người con trai ngoái đầu lại: “Tui biết ông đuối từ hồi nãy rồi. Thôi leo lên đằng trước ngồi với bà xã tui. Đưa xe đây tui đạp cho. Tui cũng từng đạp xích lô mà !”. Thế là, vừa được khách chở, lại vừa được lấy tiền. Không phải 15 đồng mà tới 20 đồng.

Chắc cũng chỉ có người Sài Gòn mới khoáng đạt như vậy !

Người Sài Gòn tốt bụng, chia sẻ không từ những chuyện cá biệt, người nơi khác vào Sài Gòn hỏi đường thật dễ chịu. Già trẻ, lớn bé, gặp ai hỏi người ta cũng chỉ dẫn tận tình. Có nhiều người còn bỏ cả công việc để dẫn kẻ lạc đường đi đến đúng địa chỉ cần tìm. Có những địa chỉ nhiều người hỏi quá, thế là người Sài Gòn nghĩ cách viết hoặc bỏ tiền ra đặt làm một cái bảng đặt bên lề đường, gắn vào gốc cây. Đôi khi, kèm theo một câu đùa, câu trách rất Sài Gòn ở cái bảng này khiến ai đọc cũng phì cười. Như cái bảng viết trên nắp thùng mốp trên đường Sư Vạn Hạnh mới đây: “Bà con nào đi photo thì qua bưu điện bên đường. Hỏi hoài mệt quá !”.

Đi xe ôm, taxi, gặp đúng dân Sài Gòn thì mười người hết chín không lo bị chặt chém, vẽ vời. Đôi khi, kêu giá là vậy, nhưng khách không có tiền lẻ hoặc hết tiền người ta còn bớt, thậm chí cho thiếu mà không cần biết khách ở đâu, có trả hay không. Với người Sài Gòn, đó là chuyện nhỏ.

Ở Sài Gòn, cho tới bây giờ vẫn còn nhiều nhà để một bình nước suối trước nhà, kèm thêm một cái ly, một cái bảng nước uống miễn phí.

Và bình nước này không bao giờ cạn, như lòng tốt của người Sài Gòn. Sẽ có nhiều người bảo cái ly nhiều người uống, bẩn chết đi được, nhưng không biết họ có cách nào hay hơn ? (mua ly giấy, uống xong vứt…. mời các người ấy về Sài Gòn mua ly giấy cho khách thập phương dùng).

Có người đã phát giác, khi bạn chạy xe trên đường phố Sài Gòn, nếu có ai đó chạy theo nhắc bạn gạt cái chân chống, hay nhét lại cái ví sâu vào túi quần thì đích thị đó là người Sài Gòn !.

Bi giờ còn vậy nữa không ? Cũng còn, nhưng mà nếu bạn không gặp người như vậy ở Sài Gòn là vì những người mà bạn gặp đó không phải là người SàiGòn !

Tui hỏi anh cyclo “Đạp từ rạp Rex về cầu Chông (nhà tui) giá bao nhiêu ?”. Anh nói “20 ngàn”. Tui nói “30 ngàn thì tui mới đi”. Anh cyclo lập lại “20 ngàn”. Tui cũng nói như cũ. Anh cyclo tưởng tui là thằng này khùng và nói “Thôi lên xe đi”. Đến nhà, tui đưa anh 30 ngàn và cám ơn. Năm 1978 khi ra tù tại ga xe lửa đường Lê Lai, một anh cyclo đến hỏi tui “Về đâu ?”, nhưng khi nhì n thấy bộ đồ tù tui mặc nên anh nói câu mà tui nhớ đời “Lên đi thằng ông nội, tui chở về…Không có tính tiền đâu“. Làm sao tui quên được câu nói đó.

Người Sài Gòn là như vậy bạn ơi !


*** Đó là “Người Sài Gòn Xưa”, còn “Người Sài Gòn Nay” thì chẳng biết
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23148
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/May/2018 lúc 7:44am

Tôi và Saigon 

Kinh Nhiêu Lộc xưa.

Tôi vốn không phải là dân Sài Gòn. Tôi là thằng con trai miền Trung vô Sài Gòn kiếm cái chữ từ những năm cuối của thập niên sáu mươi, đầu bảy mươi của thế kỷ trước. Là thằng sinh viên nghèo tự lập chẳng ai nuôi nên tôi chỉ quanh quẩn ở những xóm lao động của Sài Gòn hoa lệ thời ấy. Để tiện việc học hành, và vì lúc đấy cũng chẳng có phương tiện di chuyển, tôi bám trụ khu Trương Minh Giảng suốt quãng đời đi học. Cho đến khi đi làm mua nhà, tôi vẫn quanh quẩn khu vực ấy. Thế nên Sài Gòn trong tôi là những xóm nghèo, Sài Gòn với tôi là những người lao động nghèo, những căn nhà nho nhỏ, lụp xụp bên bờ kinh Nhiêu Lộc mà bây giờ không còn nữa. Ngay đống rác ngay chân cầu Trương Minh Giảng thuở xưa cũng là nơi ghi dấu nhiều ký ức cùa tôi một thời đã đi qua không trở lại.

Lúc mới vào Sài Gòn, tôi mê những hàng cây. Những cây me đường Nguyễn Du với những quán cà phê ven vỉa hè. Tôi và bè bạn rong chơi ở đấy suốt đời sinh viên để ngắm những hàng me, để đón những lá me nhỏ xíu rớt trên vai mình, để nhìn những hạt mưa bay bay trên những vòm lá xanh biếc màu ngọc bích và để yêu một thành phố. Tôi cũng mê những buổi chiều đi lang thang sau giờ học ở Đại Học Văn Khoa, đến cuối đường Gia Long, ở gần nhà thương Grall để ngắm hai hàng cây giao nhau và cuối con đường là chủng viện Công Giáo với tường màu gạch đỏ. Cảnh đó giống như một tác phẩm nghệ thuật và lúc đó tôi nghĩ đây là con đường đẹp nhất Sài Gòn. Đi thêm một đoạn nữa, ta ngỡ ngàng với hàng cây cổ thụ vươn cao từ khu Ba Son chạy ra Đinh Tiên Hoàng, những hàng cây thẳng tắp luôn khiến con đường nhiều bóng mát điểm những bóng nắng loang lổ như một bức ảnh đẹp được chụp bởi một tay máy nghệ sĩ.

Tôi cũng thích bách bộ lang thang đến đường Đoàn Thị Điểm (bây giờ là Trương Định) để ngắm những ngôi nhà sang trọng nhưng rất thanh lịch thấp thoáng sau hàng rào đầy hoa và con đường nhiều bóng râm.
Nhiều lần đi kiếm cơm ăn ké bạn bè ở đại học xá Minh Mạng, tôi cũng ngắm nhìn những hàng cây cao vút cạnh ngôi nhà thờ màu đỏ như gợi nhớ một bức tranh nào đó đầy màu sắc của hoạ sĩ Đinh Cường.

Có nhiều đêm, đi qua ngôi nhà lớn ở đầu đường Trương Minh Giảng tôi nghe tiếng dế gáy ở bụi cỏ và hương ngọc lan thơm ngát từ ngững cây ngọc lan cổ thụ trong sân tòa nhà dưới ánh đèn đường mờ đục. Tiếng dế và hương thơm ngọc lan vẫn nằm trong ký ức của tôi đến tận bây giờ bởi con đường đó gắn với tôi biết bao kỷ niệm không thể quên.
Kể nhiều vòm cây khóm lá để thấy ấn tượng đầu tiên của một chàng học trò tỉnh lẻ đến Sài Gòn chính là những con đường với những hàng cây rợp bóng.

Đến bây giờ, tôi đã ở Sài Gòn được gần nửa thế kỷ. Chưa bao giờ có ai hỏi tôi là người gốc Sài Gòn hay là dân Sài Gòn xịn, dù đã ở lâu xứ này, tôi vẫn nói giọng Quảng dù đã nhẹ hơn người chánh gồc Quảng. Ở đất này, ai đã đến và sinh sống ở đây đều là người Sài Gòn. Sài Gòn có nhiều người Bắc di cư năm 1954. Sài Gòn cũng có nhiều người miền Trung từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy nhơn, Bình Định. Sài Gòn còn có rất nhiều người miền Tây lên, từ miền Đông Nam Bộ đến.Nhưng dù họ đến từ đâu, họ ở đây đã là dân Sài Gòn, chẳng có ai phân biệt, chẳng có ai thắc mắc. Và đó cũng là đặc điểm đặc biệt của người Sài Gòn khác với Hà Nội.

Đêm đầu tiên khi đặt chân đến Sài Gòn, tôi ngủ trên ghế đá chỗ vườn hoa Tao Đàn. Nửa đêm tôi bị đánh thức bởi hai người cảnh sát. Bởi thời đó thiết quân luật từ nửa đêm, không ai được ra đường. Sau khi đưa giấy tờ và kể lể hoàn cảnh vừa mới từ miền Trung vào đi học, chưa kiếm được người quen. Một anh cảnh sát bảo: “Miền Trung à? Ái chà chà, mấy ông sinh viên quê ngoài ấy khoái theo Việt Cộng lắm.” Tui chẳng biết nói sao đành chịu bị giải về cái bót cảnh sát ở ngay góc chợ Bến Thành. Tui nằm ở đó một đêm, sáng ra có một ông sĩ quan cảnh sát đến, bảo tôi đi học thì gắng mà học hành, đừng nghe lời mấy tay Việt Cộng mà tiêu đời. Ông ta móc bóp, cho tôi tiền ăn sáng và uống cà phê. Đó là cái tình của ngưởi Sài Gòn đầu tiên trong đời tôi và gây cho tôi ấn tượng về con người ở xứ này.

Trong những ngày đói rách, khó khăn của cuộc đời, những người Sài Gòn, những người nghèo Sài Gòn đã bảo bọc, giúp đỡ tôi qua cơn khốn khó. Tôi không quên được cô gái bán cơm ở chợ Trương Minh Giảng. Thuở đó, tôi thất nghiệp, chẳng kiếm ra tiền, chắt bóp, vơ vét túi chỉ đủ gọi dĩa cơm trắng rồi xin miếng xì dầu ăn qua bữa. Ăn được ba hôm như thế thì cô bán cơm hỏi sao không thấy anh ăn thức ăn, đành nói dối tôi ăn chay. Cô ấy chỉ cười, không nói. Nhưng mấy hôm sau, dĩa cơm xì dầu của tôi luôn có dưới lớp cơm trắng khi thì miếng đậu hủ, lúc thì miếng thịt hoặc cái hột vịt kho. Được mấy hôm, tôi mắc cỡ, không dám ra ăn nữa. Sau đó lại kiếm được việc bán báo ở tận đường Phạm Ngũ Lão, tôi không ăn cơm ở đó. Thời gian sau tìm lại thì quán đã đổi chủ rồi, tôi chẳng tìm được lại cô gái bán cơm có nụ cười rất tươi và tấm lòng nhân hậu.

Ăn uống thiếu thốn lại tạng người không khoẻ, tôi hay bệnh vặt. Chính những người hàng xóm rất nghèo của tôi đã giúp tôi qua được những cơn bệnh, giúp tôi có chén cháo, viên thuốc. Cái tình đó tôi làm sao quên. Sau này ở lâu, tôi mới hiểu ra đó là bản chất của người Sài Gòn. Là cái tính ưa giúp người hoạn nạn, giúp kẻ sa cơ, tính ưa làm việc thiện của người Sài Gòn.

Mỗi lần rời xa Sài Gòn lâu, nhớ về Sài Gòn tôi chỉ nhớ những hàng cây và những người Sài Gòn tôi đã gặp, đã sống chung với họ một quãng đời. Người ta hay khen Sài Gòn với những cao ốc, những dinh thự, những khu ăn chơi bốc trời, những hàng quán xa hoa, những chiếc xe đắt tiền, những thú vui hoan lạc. Riêng tôi, trong tôi, Sài Gòn là vòm cây xanh lá, là những ngôi nhà bên dòng nước đen và ở đó tôi tìm thấy tình người.

Bây giờ, Sài Gòn đã đổi tên. Thế nhưng tôi vẫn gọi là Sài Gòn như một thói quen, cái tên của ký ức không thể nhạt phai. Người ta đang tìm đủ cách để thành phố này không còn ký ức của Sài Gòn. Nhưng với người Sài Gòn, Sài Gòn mãi mãi là Sài Gòn mà không có một cái tên nào khác có thể thay thế được.

15.4.2018
Đỗ Duy Ngọc
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23148
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/May/2018 lúc 8:17am

                    HÌNH ẢNH SÀI GÒN XƯA

alt
Đường Lê Lợi.

alt
Đường Trần Hưng Đạo.
alt
Đường phố Sài Gòn.
alt
Bãi để xe của rạp chiếu phim Đại Nam trên đường Trần Hưng Đạo
alt

Nhà thờ Đức Bà.
alt
Tòa Đô chính.
alt
Xích lô Sài Gòn xưa.
alt
Kênh Nước Đen.
alt
Hàng chục chiếc xô tập trung tại một vòi nước máy công cộng.
alt
Quảng cáo cho một bộ phim Ấn Độ chiếu tại rạp Thành Chung.
alt
Khu vực bán gà vịt.
alt
Quầy bán nước mía..
alt
Các bà bán rau..
alt
Cửa hàng đồ sứ.
alt
Trò ảo thuật của gánh thuốc Sơn Đông.
alt
Quầy thuốc lá trên vỉa hè.
alt
Một góc phố mùa hạ.
alt
Chùa Ngọc Hoàng ở Đa Kao.
alt
Những vòng hương trong chùa.
alt
Bên trong Lăng Ông / Bà Chiểu
                  alt
                   Một thầy đồ chuyên đoán mệnh, giải quẻ.
alt
Kênh rạch ở Sài Gòn.
alt
Sông Sài Gòn.
               alt
                Bến Bạch Đằng.

Khu vực quận 5 nhìn từ máy bayaltKhu vực quận 5 nhìn từ máy bay./.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23148
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jul/2018 lúc 1:29pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23148
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Jul/2018 lúc 9:44am
2496%20TT%20TraLaiTenEmTTQH%20Sthy
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23148
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Aug/2018 lúc 10:44am

Sài Gòn Xưa: Chuyện Thành Ngữ “Bỏ Qua Đi Tám!”


Người Sài Gòn xưa có cách xưng hô thứ bậc thú vị: công chức, người có học là thầy Hai, người Hoa buôn bán là chú Ba, đại ca giang hồ là anh Tư, lưu manh là anh Năm… người lao động nghèo xếp thứ Tám. Sao lại xưng hô vậy?

Chiều muộn hôm qua có cậu bạn đi công việc ghé ngang nhà rủ làm ly cà phê tán dóc. Nói chuyện lan man một hồi, tự nhiên anh chàng kể công ty em có ông già gác cửa rất hay nói câu “bỏ qua đi Tám”
“Em không hiểu, có lần hỏi thì ổng nói đại khái là dùng khi can ngăn ai bỏ qua chuyện gì đó, nhưng sao không phải là Sáu hay Chín mà lại là Tám thì ổng cũng không biết”, cậu bạn thắc mắc.
Dựa vào những câu chuyện xưa cũ, những giai thoại, nên kể ra đây chút nguyên cớ của câu thành ngữ có lẽ sắp “thất truyền” này…
Trước hết, phải biết là câu này phát sinh ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn từ thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỷ 20. Thời đó, cách xưng hô thứ bậc trong xã hội rất phổ biến và phần nào phản ánh vị trí xã hội, giai cấp… một cách khá suồng sã và dễ chấp nhận.


Thứ Nhất: Đứng trên hết là các “Quan Lớn” người Pháp hoặc các quan triều nhà Nguyễn, thành phần này thì không “được” xếp thứ bậc vì giới bình dân hầu như không có cơ hội tiếp xúc đặng xưng hô hay bàn luận thường xuyên.

Thứ Hai: Kế đến là các công chức làm việc cho chính quyền, họ ít nhiều là dân có học và dân thường hay có dịp tiếp xúc ngoài đời, là cầu nối giữa họ với các thủ tục với chính quyền, hoặc đó là thành phần trí thức, đó là các “thầy Hai thông ngôn”, hay “thầy Hai thơ ký”…

Thứ Ba: Là các thương gia Hoa Kiều, với tiềm lực tài chính hùng hậu và truyền thống “bang hội” tương trợ, liên kết chặt chẽ trong kinh doanh, các “chú Ba Tàu” nghiễm nhiên là thế lực đáng vị nể trong mắt xã hội bình dân Sài Gòn – Chợ Lớn thời đó.

Thứ Tư: Là các “đại ca” giang hồ, những tay chuyên sống bằng nghề đâm chém và hành xử theo luật riêng, tuy tàn khốc và “vô thiên vô pháp” nhưng khá “tôn ti trật tự (riêng)” và “có đạo nghĩa” chứ không tạp nhạp và thiếu nghĩa khí như các băng nhóm “trẻ trâu” hiện đại. Các “anh Tư dao búa” vừa là hung thần, vừa ít nhiều lấy được sự ngưỡng mộ của giới bình dân (và cũng không ít tiểu thư khuê các) thời đó.


Thứ Năm: Là vị trí của giới lưu manh hạ cấp hơn: các anh Năm đá cá lăn dưa, móc túi giật giỏ, hay làm cò mồi mại dâm…

Thứ Sáu: Bị giới bình dân ghét hơn đám lưu manh côn đồ là các “thầy Sáu phú-lít (police)”, “thầy Sáu mã tà”, “thầy Sáu lèo”. Chức trách là giữ an ninh trật tự, chuyên thổi còi đánh đuổi giới buôn gánh bán bưng bình dân, nhưng các “thầy Sáu” này cũng không từ cơ hội vơ vét ít tiền mọn “hối lộ” của họ để “nhẩm xà” (uống trà).

Thứ Bảy: Và trong giới buôn bán thì không thể thiếu chuyện vay vốn làm ăn, mặc dù Tàu hay Việt cũng đều có tổ chức cho vay. Nhưng phổ biến và “quy củ” nhất ở cấp độ trung – cao khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn thời đó là các “anh Bảy Chà và”, các anh này là các nhà tài phiệt người Ấn, vừa giàu vừa ít bị “ghét”, vừa ít nhiều có quan hệ qua lại với giới chức người Pháp, lại làm ăn đúng luật lệ, ít thừa cơ bắt chẹt lãi suất nên khá được giới kinh doanh tín nhiệm.

Thứ Tám: Xếp thứ Tám chính là lực lượng đông đảo nhất xã hội bình dân bấy giờ: họ là giới lao động nghèo chỉ có sức lực làm vốn nuôi miệng, từ bốc vác, gánh nước bồng em, đến “sang” hơn chút xíu là phu xe kéo…

Tuy đông nhưng lại yếu thế nhất vì thất học, không có tiền như thầy Hai, anh Ba, cũng hiền lành chứ không bặm trợn phản kháng bạt mạng như các anh Tư anh Năm nên họ thường xuyên chịu sự áp bức, bắt nạt từ mọi phía. Cách để yên thân khả dĩ nhất với họ là khuyên nhau cắn răng nhẫn nhịn, quên đi để sống: “Bỏ qua đi Tám”, bây giờ chắc là đã dễ hiểu rồi.


Thứ Chín: Không còn liên quan nữa, nhưng nhân tiện sẵn nói luôn về thứ bậc chót cùng trong xã hội thời đó: các cô, các chị Chín xóm Bình Khang chuyên “kinh doanh” bằng “vốn tự có”.
Dài dòng tí để trình bày chút kiến giải về một câu thành ngữ đang dần bị quên lãng dùng để bày tỏ thái độ khuyên người hoặc tự an ủi mình hãy đừng để ý những chuyện không vui, hay bị ai đó “chơi không đẹp”. Nếu lỡ đọc thấy không có gì thú vị thì thôi, “bỏ qua đi Tám”.
“Anh Hai Sài Gòn” thì là cách gọi vui, thân mật, nhưng cũng thể hiện tính cách phóng khoáng, dám làm dám chịu của dân Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung. Vì sao lại là “Anh Hai” chứ không là “Anh Cả”?

Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, bắt đầu gây dựng chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đây là cái mốc quan trọng của quá trình “Nam tiến” trong lịch sử Việt Nam, cũng là quá trình hình thành văn hóa vùng đất phía Nam trong xu thế mang theo và gìn giữ văn hóa cội nguồn, đồng thời tiếp nhận những yếu tố văn hóa của cư dân vùng đất mới.

Đến năm 1698, Phủ Gia Định được thành lập, Sài Gòn – Gia Định hình thành từ đó. Chỉ hơn 300 năm nhưng người Sài Gòn đã kịp định hình một bản sắc riêng dễ nhận biết giữa những người của vùng miền khác. Điều này hình thành từ nguồn gốc lưu dân và hoàn cảnh lịch sử xã hội của miền Nam /Sài Gòn.

Lưu dân người Việt vào Nam trước hết và đông nhất là những người “Tha phương cầu thực” vì không có đất đai, không có phương kế sinh sống ở quê hương. Thành phần thứ hai là những người chống đối triều đình, quan lại địa phương bị truy bức nên phải tìm đường trốn tránh. Thứ ba là những tội đồ bị buộc phải ly hương (một hình phạt nặng của thời phong kiến). Ngoài ra, còn có số ít người tương đối giàu có, muốn mở rộng và phát triển việc làm ăn trên vùng đất mới nên nhập vào hàng ngũ lưu dân tới miền Nam…

Khi Sài Gòn được hình thành như một trung tâm của vùng đất phía Nam thời chúa Nguyễn, một đô thị lớn thời thuộc Pháp thì nơi đây cũng là nơi dân tứ xứ tiếp tục đổ về. Người nhập cư là thành phần hữu cơ của bất cứ đô thị nào, Sài Gòn vốn hình thành từ những lớp “người nhập cư” rồi trở thành “người Sài Gòn”, rồi lại tiếp tục thu nhận và chia sẻ cho những lớp người nhập cư mới.
Sống trong những điều kiện lịch sử luôn biến động, người dân miền Nam /Sài Gòn đã tạo dựng một nếp sống tinh thần ấm áp, bình đẳng, lấy tình nghĩa, nghĩa khí làm trọng…
Người Sài Gòn không phân biệt “quê”, “tỉnh”, “đồng hương” hay không…
Có thể nói, tính cách người Sài Gòn bắt nguồn từ yếu tố, điều kiện thực tế nhất ở Sài Gòn là “Làm”: “Làm ăn”, “Làm chơi ăn thiệt”, “Làm đại”, “Dám làm dám chịu”… được thể hiện một cách giản dị, thiết thực, “liều lĩnh” nhưng cũng đầy trách nhiệm

Ở Sài Gòn, “dư luận xã hội” không nặng nề khe khắt với những cái khác, cái mới. Người Nam khá dân chủ trong các mối quan hệ xã hội và cả trong gia đình, từ cách xưng hô (người Nam thường xưng “tui”) đến việc cá nhân ít lệ thuộc, phụ thuộc vào cộng đồng.

Chỉ vậy thôi, bất kể người tỉnh nào vùng miền nào, miễn là sống ở Sài Gòn, rồi có tính cách như vậy, thì đó là Người Sài Gòn… Có lẽ vì vậy mà người ta thường gọi người Sài Gòn một cách trìu mến là “Anh Hai Sài Gòn”.
Ở miền Bắc con trai trưởng trong nhà gọi là Anh Cả nhưng miền Nam lại gọi Anh Hai. Vì sao là Anh Hai mà không phải là Anh Cả? Có thể từ vài giả thuyết sau: Chúa Nguyễn Hoàng là người con trai thứ hai của Nguyễn Kim, mở đường vào Nam khai phá nên để tôn trọng ông, người dân gọi người con lớn của mình, trai hay gái, cũng chỉ là (thứ) Hai.

Hoặc, có ý kiến cho rằng, khi có phong trào lưu dân vào Nam khai khẩn, trong gia đình thường để con trai thứ ra đi vì người con trai trưởng có vai trò ở lại quê nhà phụng dưỡng cha mẹ và thờ cúng tổ tiên. Cũng có người cho rằng, trong làng quê miền Nam xưa có ông Cả (Hương Cả) là người đứng đầu, vì vậy trong các gia đình chỉ có người thứ Hai…

Tuy khác nhau về nguồn gốc “thứ Hai” của “anh Hai Sài Gòn” hay “anh Hai Nam Kỳ” nhưng có thể nhận thấy có chung một điểm: Đó là người con thứ không bị ràng buộc trách nhiệm nặng nề “giữ hương hỏa, nền nếp” như người con trưởng nên có thể “rộng chân” ra đi, tự do hơn khi tiếp nhận cái mới, thay đổi cái cũ lạc hậu, dễ thích nghi, có khi thử, liều. Nhưng vì không có gia đình họ hàng bên cạnh để mà dựa dẫm “tại, vì, bởi…” nên phải có trách nhiệm “dám chịu” nếu lỡ sai lầm.

Nguyễn Thị Hậu
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23148
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Aug/2018 lúc 6:55am

Nhớ Xích Lô Máy Sài Gòn Xưa


Ngày xưa mỗi lần tôi theo má đi về Bến Tre thăm ngoại và trở lên Sài Gòn, má luôn dùng xe xích lô máy đi ra bến xe Miền Tây và bận trở về nhà cũng vậy. Tôi rất thích ngồi xe xích lô máy, lúc nào cũng ngồi dưới sàn xe. Má và hai em nhỏ ngồi trên nệm xe. Má tôi đem lên Sài Gòn rất nhiều đồ ăn như: gạo, trái cây đủ loại và bánh đủ loại, vậy nên chỉ có xe xích lô máy mới chở được.

Đối với tôi và các ông bạn già, xe xích lô máy có rất nhiều kỷ niệm ngày xưa. Một người bạn trung niên của tôi kể:
“Tôi nhớ lúc nhỏ từ Chợ Lớn đi Sài Gòn, mỗi lần đi không ham taxi, không ham xe bus… mà chỉ đòi cha mẹ ngoắc tay kêu xích lô máy. Gia đình đông bốn năm người, con nít thì ngồi dưới sàn xe, người lớn ngồi trên nệm như ghế salon, xe chạy ù ù, qua mặt xe khác vù vù, cả nhà đưa mặt ra hứng gió, tai nghe máy mô tô, tiếng pô xe nổ phình – phịch – bình – bình oai phong hết sẩy.”
Một người bạn già khác lại nói:
“Tài tình nhất là cảnh xe xích lô máy đút đít xe phía trước. Má ơi, cứ tưởng là cái cản xe thế nào cũng đụng vào xe hơi, xe gắn máy, nhưng hổng sao hết bởi dân lái xích lô máy thiện nghệ vô cùng.”
Một người lớn tuổi hơn kể, trước năm 1975, người Mỹ cả dân sự lẫn quân sự đều thích đi xe xích lô máy, một phần vì lạ, phần nữa là ngồi xe xích lô máy có chút mạo hiểm:
“Tôi nhớ hoài cái cảnh mấy ông Mỹ hứng thú la hét khi xe xích lô máy chạy nhanh chồm tới thiếu điều muốn đụng đít xe hàng.”

Trong dòng thời gian một ngày của Sài Gòn trước đây, tiếng xe xích lô máy thức giấc sớm nhất. Từ các ngả đường của đô thị, xích lô máy chở những người bạn hàng tỏa đi khắp các chợ với đủ loại thực phẩm, hàng hóa hoặc khách tỉnh lên Sài Gòn, tấp vào tiệm nước làm ly cà phê xây – chừng, cái bánh bao, tô hủ tíu… Tiếng xích lô máy vang lên giữa cảnh phố khuya thanh vắng.
Sáng, hành khách đủ loại lên xe: một bà bầu nào đó, một đứa trẻ hoặc người già trở bệnh, một kỹ nữ hay một người lính Việt Nam Cộng hòa nào đó say mèm… Tất cả đều đang trên đường với xe xích lô máy.

Tiếng xe xích lô máy nổ như tiếng ồn ồn của một người đàn ông thân thiện. Người ta nhớ rằng thời đó, mỗi góc chúng cư, mỗi ngõ hẻm, bệnh viện, bến xe đều có những bác ba, chú tư, anh hai xích lô máy túc trực. Người ta cũng không quên rằng những bác tài xích lô máy đáng được tôn trọng như một biểu tượng về sự an toàn và sự kịp thời trong những tình huống cần kíp của người Sài Gòn.

Xích lô máy xuất hiện ở Sài Gòn vào những năm 1940-1950. Xe do hãng xe Peugeot của Pháp chế tạo. Xích lô máy ngày xưa mang nhiều màu sơn sặc sỡ, có thể chở với trọng lượng vài trăm ký lô là bình thường. Người chạy xe xích lô máy thời đó rất cao bồi và tất nhiên được trọng nể hơn người chạy xe xích lô đạp, bởi vì sở hữu được một chiếc xe xích lô máy khoảng gần chục lượng vàng là coi như có một gia tài khấm khá. Thành ra bác tài chạy xe xích lô máy đội nón nỉ, nón cối, đeo kính mát, trông lúc nào cũng phong độ. Ngày xưa xe xích lô máy có bến riêng hẳn hoi. Người người còn nhớ ở cầu Hậu Giang, ở khu Bà Chiểu… có những hãng chuyên cho thuê xe xích lô máy.

Thế rồi xuất hiện chủ trương cấm lưu thông xe cũ, xe ba-gác Trung Quốc vào chiếm lĩnh thị trường, xe xích lô máy coi như đã chết hẳn. Lúc chúng tôi phát hiện mấy chiếc xe xích lô máy tan nát còn đậu chở hàng ở bến chợ Kim Biên, thiệt tình mà nói trong lòng thấy ngậm ngùi quá. Chúng tôi nhớ đến một người bạn thi sĩ nghèo, ông này tâm sự:
“Tôi ngày nào cũng mua vé số, cầu cho trúng, chỉ cần trúng đủ mua một chiếc xe xích lô máy còn zin là được. Cha ơi! Chiều chiều cuối tuần mình chạy xích lô máy chở bạn bè làm vài vòng Sài Gòn để thiên hạ ngày nay biết dân Sài Gòn xưa bảnh như thế nào, sướng phải biết!”
Tất nhiên, nhiều người chia sẻ cái sự sướng với anh thi sĩ về chiếc xe đặc biệt – đặc trưng của một thời Sài Gòn hoa lệ này. Trước những giá trị sống của dân tộc và đất nước đang trên đà thay đổi hiện nay, thôi thì níu kéo làm sao được cuộc mưu sinh và vẻ đẹp trên đường phố của xe xích lô máy.

Nhưng đã là người Sài Gòn thì sao không nhớ xe xích lô máy cho được, sao không nghe tiếng xe xích lô máy vang lên trong ký ức thao thức mỗi đêm?
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23148
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Sep/2018 lúc 12:29pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23148
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Nov/2018 lúc 8:28am

Nhớ Bánh Tây Của Thời Sài Gòn Xưa

Một sạp bán bánh Tây cũ còn cố gắng tồn tại lại trong chợ Bến Thành, Sài Gòn. (Hình: Trần Tiến Dũng)

Ngày nay, dù Sài Gòn đã trở thành đô thị quốc tế với các món ngon vật lạ, nhưng đôi khi, thế hệ người miền Nam sinh trước biến cố năm 1975 vẫn nhớ đến các món ăn, đồ uống, thứ bánh một thời gắn bó với tuổi thơ.
Trong nỗi thèm nhớ không gian ẩm thực một thời hạnh phúc, no ấm của các thị dân miền Nam, kỳ diệu thay các món bánh Tây ngoài hệ truyền thống bánh Việt vẫn luôn là một phần ký ức văn minh ẩm thực của từng người.

Tôi ngồi nghe nhà văn nữ, chị Ngọc Tuyết, ở Cần Thơ, kể về các món bánh Tây từng hiện hữu trong đời sống của các gia đình công chức trung lưu Nam Kỳ Lục Tỉnh.
Chị kể, má chị học trường Nữ Trung Học Gia Long, học đủ các môn nữ công gia chánh, trong đó có dạy nấu nướng các món Tây, mà đặc biệt là các loại bánh Tây. Khi về Cần Thơ sinh sống, mỗi Chủ Nhật bà vừa làm bánh cho cả nhà ăn, vừa dạy con cháu làm các loại bánh Tây mà bà đã học.

Chị không thể quên mùi vị thơm ngon của bánh cake đúng kiểu Pháp với mứt có vị trái thơm, vị rượu rhum hòa quyện với bơ, sữa thơm ngon kể sao cho xiết. Rồi lại có bánh quy (biscuit) đổ trong khuôn có hình các con thú như thỏ, mèo, gà… khiến đám con nít rất thích.

Hẳn nhiên, thế hệ học sinh các trường danh tiếng ở Sài Gòn ngày xưa đưa nhau vô khu trung tâm, vào các hiệu bánh nổi tiếng như Givral, Brodard… để ăn bánh Tây là chuyện bình thường. Giữa không khí sang trọng của nhà phố kiến trúc Pháp, giữa nhịp sống thượng lưu, trung lưu, các cô cậu học trò dù chọn ăn cái bánh sừng bò (croissant) rẻ tiền ướt bơ thơm, vẫn cảm thấy phảng phất hương vị quý phái.


Ngày nay, vẫn có thể tìm thấy bánh sừng bò, bánh quy bán ở tiệm lớn, tiệm nhỏ hay siêu thị, nhưng chắc chắn không ai có thể tìm lại được phong vị ẩm thực một thời làm nên gu ẩm thực chuẩn mực mà người dân miền Nam ai cũng biết là, đi Sài Gòn ăn đồ Tây, vô Chợ Lớn ăn đồ Tàu.

Tous Les Jours, một trong các thương hiệu bán bánh Tây nhưng của Nam Hàn, mới du nhập vào Sài Gòn. (Hình: Trần Tiến Dũng)

Thật ra bánh Tây đối với người xứ Nam Kỳ vốn quen thuộc và không phân biệt dân sang hay dân nghèo. Ai cũng biết là mỗi khi mình cảm sốt hay phải nằm nhà thương vì bệnh tật, thì lời khuyên của bác sĩ hay thân nhân là nên tạm thời bỏ qua các món mắm muối thịt cá vào buổi sáng, buổi khuya, mà ăn vài cái bánh Tây lạt chấm sữa nước sôi cho nhẹ bụng, dễ tiêu hóa.
Bánh Tây ngày trước đâu có khó kiếm, dù ở thị trấn nhỏ, các tiệm tạp hóa cũng có bán. Bánh Tây có loại bánh lạt, bánh Tây phủ lớp đường cát trắng và có cả bánh Tây mặn áo một chút muối. Có thời đám con nít tỉnh lẻ giả đò bệnh cảm hoặc bệnh ít xít ra nhiều để được cha mẹ mua cho bánh Tây và chai nước ngọt xá xị.

Không có gì quá đáng khi cho rằng bánh mì cứng mà người Pháp đem vô xứ Việt là vua của các loại bánh làm bằng bột mì. Nhưng nếu bỏ qua các thứ bánh Tây khác đã từng làm khoái khẩu người Việt thì đúng là thiếu sót lắm.

Thật thà mà nói, đâu ai có thể chê được bánh pâté chaud nhưn thịt heo, bánh su kem, và nhứt là bánh bông lan, bánh Tây, bánh flan,…
Người miền Nam thưởng thức các loại bánh Tây, có một điểm thú vị là nếu không được ai đó rành lịch sử các loại bánh Tây nhắc nhớ, thì họ cứ đinh ninh là bánh của người Việt mình chế ra. Thí dụ như với nhiều người, cái bánh mà các ông Tàu đẩy xe đi bán, bánh được đổ bằng cái khuôn giống tàn ong, vậy là người ta quen miệng gọi là bánh kẹp tàn ong; thực ra nó là thứ bánh có tên Tây hẳn hoi nhưng lâu ngày không còn ai nhớ nữa.

Các biến thể mới bánh Tây đúng là khó kể hết, thí dụ như bánh bông lan đã có cả chục loại biến thể bánh bông lan khác nhau như kiểu bánh bông lan gồm cả vị Tây, Tàu, Việt với nhưn phô mai, thịt chà bông, hột vịt muối…

Người Sài Gòn nhớ các loại bánh Tây xưa là nhớ cả không gian đô thị mang phong cách Pháp đã thấm đẫm vào nếp ăn, nếp sống văn minh của từng thị dân, từng gia đình. Và điều đó là thứ mà ngày nay người Sài Gòn không còn tìm thấy nữa, dù đô thị này tràn ngập các thương hiệu ẩm thực danh tiếng hay tầm thường của nước ngoài.


Ngày nay, ai đó dù ăn một miếng bánh Tây với nguyên liệu thượng hạng nhập cảng, chắc rằng sẽ không bao giờ còn được thấy trên nguồn khẩu vị tinh tế của mình cả một không gian Sài Gòn, một Paris của phương Đông từng một thời sang trọng danh giá. 

Trần Tiến Dũng
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 12 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.188 seconds.