Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: Những sự kiện liên quan đến TrungCộng Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 12 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Jun/2011 lúc 11:26am
 
Thứ sáu, 10/6/2011, 15:51 GMT+7
 

'Việt Nam cần tỉnh táo trước khiêu khích của Trung Quốc'

"Trung Quốc đang thử thách, khiêu khích và chờ đợi sự mất bình tĩnh của chúng ta. Thời gian tới Trung Quốc không dừng lại mà sẽ còn tiếp tục có những hoạt động mạnh", nguyên trưởng ban biên giới Chính phủ đánh giá.
>
'Trung Quốc đang sử dụng vỏ bọc bán quân sự trên biển Đông'

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ trao đổi với VnExpress sau sự kiện Trung Quốc tiếp tục phá cáp trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

- Tại Đối thoại an ninh khu vực Shangri La vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc liên tục nhắc đến "hòa bình". Vậy tại sao, vừa trở về, họ đã tiếp tục có hành động phá hoại tàu thăm dò Viking 2 của Việt Nam?

- Dư luận trong nước và quốc tế vừa qua đã có tiếng nói khá mạnh mẽ. Riêng tiếng nói chính thức Việt Nam rất cương quyết. Các nước Philippines, Malaysia cũng thế. Về mặt nguyên tắc, Mỹ vẫn thể hiện thái độ của mình, không từ bỏ lợi ích của mình ở Biển Đông. Nhưng về mức độ, so với tuyên bố năm ngoái của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gate không mạnh mẽ bằng.

Trong khi đó, trước khi xảy ra vụ cắt cáp của tàu Bình Minh 2 cũng như trước hội nghị Shangri La, các quan chức cấp cao Trung Quốc đã có hàng loạt chuyến công du lobby ngoại giao để tạo thuận lợi cho những hành động trên thực địa. Và với tuyên bố không đủ mạnh của các bên dẫn đến việc Trung Quốc mạnh dạn phớt lờ dư luận.

* Clip tàu Viking II bị tàu Trung Quốc uy hiếp

- Với việc liên tiếp uy hiếp các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, Trung Quốc đang muốn gì, thưa ông?

- Sự kiện tàu Trung Quốc phá cáp của Viking II ngày 9/6 là một bước trong loạt hành động của Trung Quốc trong việc tìm cách cản phá việc thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Điều này tôi có thể hình dung và phán đoán khi xâu chuỗi các hành động đối với các nước trong khu vực. Chỉ trong vòng nửa tháng, các tàu Trung Quốc từ hải giám, ngư chính đến tàu cá đã hai lần ngang ngược xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam để tấn công, phá hoại cáp thăm dò trên các tàu thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Bên cạnh đó, tàu Trung Quốc còn dùng súng uy hiếp ngư dân Việt Nam và nhiều lần xâm phạm chủ quyền của Philippines.

Mục đích của họ không thay đổi về chiến lược đó là là hành động để hiện thực hóa tham vọng đường lưỡi bò. Tuy nhiên, với hành động cụ thể lần này, Trung Quốc tiếp tục thử thách phản ứng của Việt Nam, thử thách các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.

Với các hành động cụ thể vừa rồi với Bình Minh 02 và Viking II, ý đồ trước mắt của họ là đánh vào kinh tế, quan hệ kinh tế và sự hợp tác làm ăn giữa các công ty Việt Nam và các công ty nước ngoài, phát lời cảnh báo với các đối tác đang, hoặc có ý định làm ăn với Việt Nam. Họ đánh vào quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước. Đây là hành động tính toán cực kỳ kỹ lưỡng.

Trong thời gian tới Trung Quốc không dừng lại mà sẽ còn tiếp tục có những hoạt động mạnh hơn như tiến tới khoan thăm dò sau khi đã phân lô trên Biển Đông, đặt giàn khoan trên biển. Tất cả là nhằm hợp thức hóa yêu sách về chủ quyền trên biển.

Ảnh:%20PetroTimes.
Tàu Viking 2 của Việt Nam. Ảnh: PetroTimes.

- Trung Quốc biết rõ tàu thăm dò Viking 2 của Việt Nam có tàu bảo vệ, vì sao họ vẫn phá rối?

- Có nhiều lý do, nhưng dưới góc độ thực tế họ tính toán tới lực lượng sức mạnh tại chỗ trong thời điểm đó. Khi hành động, đối đầu trực diện thì họ tính tới sự bảo vệ của mình với tàu thăm dò. Nếu sự bảo vệ không đủ, họ sẽ mạnh dạn quấy phá. Thứ hai là thời điểm tiến hành, họ tính toán lúc thuận lợi nhất để cho tàu cá chạy vào khu vực ta đang thăm dò.

Việc dẫn theo 2 tàu kiểm ngư, trong đó có tàu 311 có trọng tải tới hơn 4.000 tấn chứng tỏ không hề ngẫu nhiên. Họ tính rất kỹ, nấp dưới danh nghĩa dân sự nhưng tôi cho rằng đó là lực lượng quân sự nấp dưới vỏ bọc dân sự, hành chính. Trung Quốc có sức mạnh, nhưng về lý, về lẽ phải họ không có.

- Theo ông, Việt Nam cần có hành động và thái độ như thế nào sau tàu Viking 2 và tàu Bình Minh liên tiếp bị uy hiếp?

- Trung Quốc đang quấy phá, tạo ra sự tranh chấp, dựng lên tranh chấp để cố chứng tỏ với thế giới rằng họ có lợi ích ở đây và cần đàm phán với họ. Đấy là điểm cốt yếu chí tử của họ khi áp đặt ý chí chủ quan nhưng không có cơ sở gì về đường lưỡi bò.

Trước những hành động cụ thể như trong vụ tàu Viking II thì chúng ta nên biến tuyên bố về nguyên tắc - những gì mình nói với thế giới - thành những việc làm cụ thể. Ví dụ như yêu cầu Trung Quốc bồi thường; lập thủ tục hồ sơ để đưa ra cơ quan tài phán quốc tế và có tiếng nói chính thức lên Liên Hợp quốc.

Chúng ta cũng cần nói rõ với các nước trong khu vực, nói với các nước lớn có lợi ích trên Biển Đông. Tức là mình phải tiến thêm một bước cụ thể hơn nữa chứ không chỉ có tuyên bố về nguyên tắc.

Ngư%20chính%20311,%20một%20trong%20các%20tàu%20vào%20giải%20cứu%20cho%20tàu%20cá%20Trung%20Quốc%20trong%20vụ%20Viking%20II%20hôm%20qua.%20Đây%20là%20tàu%20lớn%20nhất%20trong%20đội%20ngư%20chính%20của%20Trung%20Quốc,%20được%20hoán%20cải%20từ%20một%20tàu%20chiến.%20Ảnh:%20China%20Daily
Ngư chính 311, một trong các tàu yểm trợ cho tàu cá Trung Quốc trong vụ Viking II. Đây là tàu lớn nhất trong đội ngư chính của Trung Quốc, được hoán cải từ một tàu chiến. Ảnh: China Daily

- Có ý kiến cho rằng, các nước ASEAN đang tự làm suy yếu mình vì không đưa ra tuyên bố chung trước những hành động gây hấn của Trung Quốc. Ông nghĩ sao?

- Từ trước tới nay Trung Quốc vẫn dùng chiêu bài "song phương" đối với các nước ASEAN để đánh lẻ, bẻ từng chiếc đũa. Họ nhằm vào từng nước để lôi kéo hoặc phá rối mối liên kết nội khối. Rõ ràng, họ vẫn tiếp tục, không muốn đàm phán đa phương, quốc tế hóa. Nếu các quốc gia ASEAN sơ hở, Trung Quốc sẽ lợi dụng.

Tôi cho rằng, sau hành động lần này của Trung Quốc, với tư cách là một bên ký tuyên bố DOC, khối ASEAN cần có chung tiếng nói đủ rắn mà không phải chờ tới cuộc họp thường kỳ nào. Một tuyên bố chung là rất có ý nghĩa vào lúc này để nói lên ý chí, sự thống nhất của khối. Chỉ với sự thống nhất, các nước lớn có mối quan tâm về an ninh khu vực như Mỹ, Nga, Ấn Độ... mới có cách tiếp cận chính thức với những bất ổn trên biển Đông.

- Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam cần có hành động cứng rắn hơn nữa trước sự xâm phạm chủ quyền của phía Trung Quốc. Quan điểm của ông thế nào?

- Hành động của Trung Quốc là sự thử thách, khiêu khích. Họ chờ đợi sự mất bình tĩnh của chúng ta. Thậm chí, có thể họ đã tính đến việc mình không kiềm chế được và nổ súng trước vào các lực lượng mang vỏ bọc dân sự của họ.

Trong lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước chúng ta đã có những thời điểm tương tự như hiện nay. Trung Quốc đang thử thách lòng kiên nhẫn, sự chịu đựng từ phía các lực lượng của Việt Nam. Chỉ cần mình mất tỉnh táo, bình tĩnh, sử dụng vũ lực thì họ sẽ lấy cái cớ đó để tiến hành các hoạt động ở mức độ quân sự.

Cái quan trọng nhất là chúng ta phải bình tĩnh, kiềm chế, tiếp tục hành xử theo đúng quy định, thủ tục pháp lý. Nếu mình làm đúng như vậy thì lẽ phải thuộc về mình, không có gì phải sợ.

Ảnh:%20Nguyễn%20Hưng.
"Tuyệt đối không dùng vũ lực. Tránh rơi vào cạm bẫy khiêu khích của họ". Ảnh: Nguyễn Hưng.

- Nếu các lực lượng mang vỏ bọc dân sự của họ tiếp tục phá hoại, chúng ta cần chuẩn bị cho tình huống tiếp theo như thế nào?

- Điều cần khẳng định đầu tiên là chúng ta nhất định không được vì sự quấy phá, xâm phạm của Trung Quốc mà ngừng các hoạt động bình thường trong vùng biển chủ quyền của mình. Nếu dừng lại, chúng ta sẽ rơi vào thế yếu, tạo cớ cho Trung Quốc rêu rao trên các diễn đàn thế giới cũng như với dư luận Trung Quốc về thứ chủ quyền mà họ vẽ ra.

Còn nếu họ tiếp tục phá, ta phải có cách ngăn cản theo đúng thủ tục pháp lý. Ví dụ trong trường hợp Viking II thì các lực lượng của Việt Nam hoàn toàn có quyền bắt giữ tàu cá, dẫn độ vào bờ, làm đúng thủ tục và đưa ra xét xử tại tòa án. Công ước Luật biển 1982 đã nói rõ điều đó, có điều phải tuyệt đối không dùng vũ lực. Tránh rơi vào cạm bẫy khiêu khích của họ.

Nguyễn Hưng thực hiện

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 12/Jun/2011 lúc 12:11pm
mk
IP IP Logged
Hoàng Dũng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 08/Nov/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 592
Quote Hoàng Dũng Replybullet Gởi ngày: 12/Jun/2011 lúc 9:37pm

Trung Quốc xâm lấn Biển Đông – Người Việt ở nước ngoài có thể làm gì?

Posted on Tháng Sáu 13, 2011 

Trần Vinh Dự – VOA – Tham vọng thôn tính hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và độc quyền kiểm soát, khai thác Biển Đông của Trung Quốc đã có từ lâu. Quyết tâm thực hiện tham vọng này của họ ngày càng lớn. Đã qua rồi giai đoạn Trung Quốc chỉ nói bằng mồm. Bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu hiện nay và nội lực tự thân cho họ cơ hội tốt để biến quyết tâm thành hành động. Và họ đang từng bước thực hiện. Cách hành xử của họ trên Biển Đông ngày càng quyết liệt và ngông cuồng.

Các láng giềng phía nam của Trung Quốc đang ở thế yếu, đặc biệt là Việt Nam. Các nước này ít có cơ may giành được lợi thế nếu xảy ra đối đầu trực tiếp. Tuy nhiên, điều may mắn là Trung Quốc cũng chưa sẵn sàng cho những cuộc đối đầu trực tiếp. Vì gây ra một cuộc chiến tranh phi nghĩa với các nước phía nam cũng đồng nghĩa với việc biến Trung Quốc thành kẻ thù đáng sợ nhất trong thế kỷ XXI của hòa bình thế giới, đặc biệt là của các nước láng giềng phía Đông, phía Tây, và Tây Nam của nước này. Trung Quốc đang mạnh lên, và hiện đã có sức mạnh đáng kể về kinh tế và quân sự, nhưng Trung Quốc chưa thể thực hiện cái việc mà Đức Quốc Xã làm hồi giữa thế kỷ XX (và ngay cả Đức Quốc Xã thì cuối cùng cũng thất bại).

Điều không may là có lẽ Trung Quốc cũng không cần phải viện đến một cuộc đối đầu trực tiếp và toàn diện, vì họ cũng không cần phải thôn tính Hoàng Sa và Trường Sa trong lúc này. Điều họ nôn nóng thực hiện hơn là khai thác tài nguyên dưới lòng Biển Đông và xua đuổi các nước láng giềng yếu thế khỏi cuộc cạnh tranh. Để thực hiện được mục tiêu này Trung Quốc chỉ cần làm mạnh hơn những gì họ đang làm, tức là dọa nạt, gây gổ, phá hoại, và tiến tới chủ động tạo ra các xung đột vũ trang cục bộ có thể kiểm soát được trên biển.


Quốc kỳ Trung Quốc và một đĩa vệ tinh tại một khu nhà do Trung Quốc xây dựng trên quần đảo Trường Sa-Hình: Reuters

Đối phó lại với chiêu bài này là việc làm rất khó khăn, và đòi hỏi nhiều nỗ lực từ nhiều phía khác nhau. Chính phủ các nước như Việt Nam hay Phillipines là các players quan trọng nhất, nhưng không phải duy nhất.

Trong bài viết này tôi muốn đặt ra câu hỏi: người Việt ở nước ngoài làm được gì?

Chắc chắn mỗi người sẽ có cách trả lời khác nhau dựa trên các đặc điểm và điều kiện riêng.Vấn đề Biển Đông là vấn đề đa phương liên quan đến nhiều nước khác nhau (không chỉ các nước trong khu vực mà còn với các cường quốc hàng hải và với hầu hết các nền kinh tế theo con đường mậu dịch). Lợi ích của Việt Nam hay Phillipines nằm ở chỗ phải quốc tế hóa được cuộc xung đột này thay vì rơi vào bẫy phải đơn phương đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc chơi bất đối xứng. Người Việt Nam ở nước ngoài có một vị trí quan trọng trong mục tiêu quốc tế hóa này.

Có nhiều việc mà người Việt ở nước ngoài có thể làm để quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Những việc đầu tiên như đọc nhiều hơn để hiểu về bản chất sự việc, lập trường của các bên, các thủ đoạn mà phía Trung Quốc hay sử dụng, và các lợi ích cũng như thiệt hại của các nước trong cuộc xung đột này, đặc biệt là lợi ích quốc gia của nước mà người Việt đang sinh sống.

Nói về cuộc xung đột này với bạn bè, đặc biệt là người nước ngoài và người Trung Quốc là một công việc hết sức quan trọng và cần tới sức mạnh đám đông của người Việt ở nước ngoài. Dĩ nhiên để tuyên truyền có hiệu quả thì cũng cần đến sự hiểu biết về bản chất của cuộc xung đột và các vấn đề liên quan, vì thế cũng cần phải đọc và theo dõi vấn đề thường xuyên. Đổi lại, việc tuyên truyền qua bạn bè và người quen lại mang đến hiệu quả cao hơn so với các phương tiện thông tin đại chúng.


***OCIATED PRESS Biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles, ngày 4/6/2011

Việc lên tiếng bằng các hình thức đấu tranh bất bạo động như biểu tình, tuần hành, viết kháng thư, hay các phong trào tẩy chay cũng hết sức có ý nghĩa. Điều khó khăn đối với Việt Nam là do đặc thù lịch sử và sự chia cắt về ý thức hệ, các phong trào phản kháng này dễ rơi vào tình trạng người Việt biểu tình chống đối lẫn nhau. Và vì thế không tạo được hình ảnh về một cộng đồng người Việt Nam khắp thế giới đoàn kết bảo vệ lợi ích dân tộc.

Việc nghiên cứu và phổ biến trên các tạp trí khoa học, viết và phát biểu trên các phương tiện truyền thông quốc tế cũng là một việc đặc biệt quan trọng và rất thích hợp với giới trí thức Việt Nam ở nước ngoài do điều kiện tiếp cận và nguồn lực tốt hơn so với người Việt Nam ở trong nước. Hiện nay Việt Nam cũng như Phillipines và các nước Đông Nam Á khác trong cuộc xung đột với Trung Quốc đang bị lép vế rất nhiều trên phương diện này do nguồn lực trong nước để phục vụ công tác nghiên cứu và tuyên truyền ở nước ngoài còn rất hạn chế so với đối thủ.

Đóng góp để tài trợ các nghiên cứu về Biển Đông và xung đột ở Biển Đông cho các học giả khắp nơi trên thế giới cũng là một việc đặc biệt có ý nghĩa vì đây là cách nhanh nhất vãn hồi lại sự mất cân bằng nguy hiểm trong nghiên cứu và tuyên truyền. Tất nhiên khó có thể “mua” được các sử gia và luật gia nước ngoài viết theo lập trường của Việt Nam hay Phillipines nhưng ít ra thì họ cũng có cách nhìn cân bằng hơn so với các học giả Trung Quốc khi nói về Biển Đông.

Đóng góp tài trợ cho các ngư dân bám biển, đặc biệt là những người bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu thuyền bè và ngư cụ cũng là một việc rất quan trọng. Trước đây do không có thiết bị định vị, ngư dân Việt Nam ra khơi không nhiều khi xác định được mình đang ở vùng biển nào. Những người bị đe dọa hoặc bị tước mất thuyền bè ngư cụ cũng không có điều kiện quay lại nghề đánh bắt cá ở các vùng biển nguy hiểm nếu không được sự giúp đỡ về tài chính. Điều này rất nguy hiểm về lâu dài vì nếu Trung Quốc thành công trong việc xóa bỏ sự hiện diện của người Việt trên các ngư trường của Việt Nam hay trong vùng tranh chấp thì đó là cách để họ xác lập trên thực tế chủ quyền của họ tại các ngư trường này. Việc dựa vào các lực lượng hải quân bảo vệ ngư dân là việc không thể thực hiện rốt ráo được vì năng lực hải quân của Việt Nam hiện nay có hạn và số lượng thuyền bè của ngư dân quá lớn và họat động trên diện rộng.

Tiếp theo, ở mức cao hơn nữa là vận động chính giới của các nước bản địa ủng hộ việc tìm giải pháp cho cuộc xung đột này bằng con đường hòa bình và công bằng. Mặc dù trên thực tế cuộc xung đột vũ trang trên Biển Đông dẫn tới việc Trung Quốc hoàn toàn kiểm soát vùng biển này sẽ đem lại những bất lợi to lớn cho tự do hàng hải, tự do mậu dịch, và các lợi ích chiến lược khác của nhiều nước, nhưng những tổn thất này còn chưa thành hình. Vì thế, trong điều kiện các quốc gia còn rất nhiều các quan tâm ngắn hạn cần phải giải quyết, thì việc bỏ quên các vấn đề chiến lược trong dài hạn là việc dễ xảy ra. Và như vậy cần có những thúc ép về chính trị từ bên dưới thì các chính phủ các nước này mới nhìn nhận sự việc theo đúng tầm quan trọng của nó.

* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.



Chỉnh sửa lại bởi Hoàng Dũng - 12/Jun/2011 lúc 9:38pm
IP IP Logged
Hoàng Dũng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 08/Nov/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 592
Quote Hoàng Dũng Replybullet Gởi ngày: 13/Jun/2011 lúc 10:27pm

Ngày biểu tình 5/6 và chuyện của Tạ Phong Tần

     LTS: Như đã đưa tin, vào ngày biểu tình chống Trung Quốc, từ Bắc tới Nam hàng loạt những người bất đồng chính kiến có tên tuổi, các blogger hay nhà báo tự do ‘lề trái’ đều bị phong tỏa, cách ly để họ không thể có mặt trong đoàn biểu tình.Hôm qua chúng tôi đã phỏng vấn và đưa tin về trường hợp của Người Buôn Gió và Bùi Chát. Dưới đây là câu chuyện của chị Tạ Phong Tần do chị tự tường thuật.——————————————-

http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2011/06/TPT2.jpg

Tạ Phong Tần sau khi "chiến đấu" với công an

Như thường lệ, 7 giờ 30 phút sáng chúa nhật (5/6/2011) tôi mặc bộ áo dài màu hồng phấn đi lễ nhà thờ. Vừa mở cửa ra khỏi nhà thì thấy trước cửa đã có sẵn 4 người đàn ông mặc đồng phục bảo vệ dân phố, trong đó có 2 người là Đỗ Minh Thành và Hùng mập (thuộc CAP8 Q3) là những kẻ đã từng tiếp tay cho đám Công an (an ninh thành phố HCM) nhiều lần hành hung, bắt giữ tôi trái pháp luật. Tên Đỗ Minh Thành nói: “Chị không được ra khỏi nhà. Cấp trên ra lệnh cho chúng tôi cấm chị ra khỏi nhà”. Tôi hỏi: “Cấp trên là ai? Lệnh đâu? Tôi đi lễ nhà thờ là quyền của tôi, không ai có quyền cấm hết”. Tôi xô hắn qua một bên để đi ra thì cả 4 tên xúm lại đứa túm tay, đứa giật cái ổ khóa và chùm chìa khóa cửa nhà tôi đang cầm trên tay, đứa xô đẩy tôi trở vô trong nhà rồi chúng kéo cửa sắt cuốn sập xuống nhốt tôi bên trong. Tôi cố sức đẩy cửa sắt lên, tôi thò chân ra ngoài cửa làm chúng không thể nào khóa cửa bên ngoài nên bọn chúng bèn gọi một chiếc xe 4 bánh (113) đến, xe do 2 người mặc sắc phục Công an phường.Chúng kéo cửa lên, 4 tên dân phòng và 2 tên mặc đồ Công an phường, 1 tên cỡ 50 tuổi mắt thâm mặt tròn như đít thớt mặc thường phục chỉ huy số dân phòng lẫn Công an phường (không biết tên nhưng biết mặt nó là nhóm an ninh PA35 nhiều lần cùng đồng bọn xông vào nhà tôi cướp tài sản) xông vào túm tay túm chân tôi. Một tên trẻ (cũng cùng bọn với nhóm PA35 thường xông vào cướp tài sản tôi) chuyên cầm camera chĩa vào ghi hình tôi. Tôi chống cự lại đồng thời la lớn tiếng cho hàng xóm và người qua đường nghe: Tôi đi lễ nhà thờ mà cái bọn công an này chúng ngăn cản tôi. Nhà nước cộng sản hèn hạ bất nhân này nó không có quân lính chống Trung Quốc bảo vệ ngư dân nhưng nó thừa lính để hành hung dân, cản trở quyền tự do tôn giáo của dân. Nhiều người dân đi đường dừng xe lại xem thì bọn chúng chạy ra đuổi họ đi. Cuối cùng, nhờ số đông chúng cũng quẳng được tôi lên phía sau xe. Một thằng dân phòng thấy tôi đang cầm điện thoại liền la lên: “Anh Nhân, bả gọi điện thọai kìa”. Tên Công an ngồi ghế trước liền nói: “Lấy đưa cho tao”. Hai tên dân phòng liền bẻ tay tôi giật lấy điện thoại. Tôi la lên: “Thằng Nhân, mày cướp điện thọai của tao mày nhớ nghe. Mày còn thiếu tao một món nợ. Lần trước mày xông vô nhà tao lôi tao lên phường, mày bảo đảm với tao tài sản của tao có chính quyền địa phương, tổ dân phố giữ, tao về mất máy tính, mất đủ thứ không thằng nào chịu trách nhiệm. Mày là thằng ăn cướp, thằng nói láo trơ tráo, mày đền máy tính cho tao”. Tên Nhân ngồi làm thinh.Xe chạy về CAP8 Q3, cũng tên mặc thuờng phục này ra lệnh cho CAP và dân phòng lôi tôi lên lầu 2: “Tụi bây lôi nó vô trong, đừng cho ra ngoài”. Bọn chúng liền xúm lại lôi tôi vô trong. Tôi gào lên: “Tao phạm tội gì mà chúng mày bắt tao đến đây? Tao đi lễ nhà thờ mắc mớ mồ tổ cha chúng mày sao chúng mày ngăn cản. Tao không vào. Tao đâu phải tù mà chúng mày nhốt tao. Thằng ăn cướp già, mày ngon ra chống Trung Quốc kìa, mày hung hăng với tao hay ho gì, nhục nhã cả họ nhà mày”. Thằng an ninh già này vội vàng cầm cái camera chạy mất. Bọn chúng để cho 2 CAP chừng hơn 20 tuổi, 1 thằng an ninh (cầm camera) và 6 tên dân phòng canh giữ tôi.Chúng xô tôi vào phòng và đóng cửa lại, tôi giật cánh cửa ra đập rầm rầm, tôi đi ra hành lang. Thằng an ninh (mặt đít thớt) lại xuất hiện đứng phía dưới nói xỏ lên: “Quay phim, quay phim nó chống người thi hành công vụ”. Tôi quát lên: “Quay ông nội cha mày, thằng chó đẻ mặt dày. Mày quay đi, tao cho chúng mày quay xả láng, chúng mày từ trước tới giờ quay phim, chụp hình tao chất đầy bàn thờ tổ tiên chúng mày có ngày mối mọt ăn đổ sập xuống đè chúng mày chết mẹ hết. Mày quay thì làm gì được tao”. Hắn bỏ đi. Tôi xỉ vô mặt thằng an ninh cầm camera: “Mày quay đi, chĩa thẳng vào tao nè, đem về cho mấy thằng lãnh đạo hèn hạ súc sinh của chúng mày xem. Cái nhà nước cộng sản này là một bọn hèn hạ, lưu manh, buôn dân bán nước. Giặc đánh đến  đít không lo, lo bâu vô tao như ruồi bâu đít trâu. Mày về nói lại với thằng mặt đít thớt chỉ huy mày hồi nãy, nói tao nói nó dốt quá thì về đi học lại. Chúng mày có dám công khai phim này ra không? Chúng mày có dám đưa ra Tòa cho phóng viên các nước xem không? Bằng chứng chúng mày đang chà đạp nhân quyền, bắt người trái pháp luật đó. Khi nào tao vi phạm 1 trong các điều được quy định trong bộ luật hình sự bị bắt quả tang, hoặc chúng mày có lệnh bắt, lập biên bản bắt đúng thủ tục mà tao chống lại thì tao vi phạm. Còn bây giờ chúng mày đang vi phạm pháp luật với tao, thằng chó đó nó dọa ai chớ đừng hòng dọa tao. Chúng mày ỷ đông tao không đủ sức, nếu không tao đánh chết mẹ thằng mặt đít thớt đó luôn coi nó làm gì được tao”. Hai thằng CA phường mặc sắc phục nhưng không đeo bảng tên. Tôi bèn chỉ vào mặt hai thằng này quát: “Hai thằng mày, tại sao mặc sắc phục mà không đeo bảng tên? Biết như vậy là vi phạm điều lệnh không? Chúng mày cũng biết xấu hổ hay sao? Chúng mày cũng biết là đang làm chuyện vi phạm pháp luật, làm chuyện hèn hạ, lưu manh với tao nên sợ tao biết tên chúng mày sao? Thằng này (thằng mập đeo lon Thiếu úy) mày là Nguyễn Trường Thành, mặt mày tao quen quá khỏi cần giấu tên. Bọn chúng áp nhau lại xô tôi trở vô phòng, vừa xô vừa nói: “Đi vô trong ngồi”. Tôi quát lại: “Tao không vô, tao không phải là tù. Nếu tao là tù thì có giám thị quản lý tao, đâu đến lượt cái thứ tụi mày”.Lúc này khỏang 8 giờ 30, tôi nghe một thằng dân phòng nói điện thọai: “Kéo cửa xuống đi”. Tôi biết là chúng đang nói cửa nhà tôi, vì lúc chúng giật ổ khóa, chìa khóa cửa và bắt tôi đi cửa nhà vẫn còn mở toang tóac. Tôi bèn chạy ra hành lang gào lên: “Chúng mày là đồ công an ăn cướp chớ công an nhân dân cái gì. Chúng mày giật chìa khóa nhà tao, từ sáng đến giờ chúng mày vô nhà tao lục sóat, cướp phá tanh banh hết rồi phải không? Món gì có giá trị thì chúng mày cướp, chổi cùn rế rách không có giá trị chúng máy lấy bán ve chai, trong nhà tao mà có thêm bớt món gì là do bọn công an chó chúng mày gây ra hết”.Tôi nhìn qua, thấy tên Đại úy Ngô Thành Nhân đi lên lầu lấy đồ, hắn vừa quay ra tôi liền túm ngực áo hắn la lên: “Ông Nhân, lần trước ông cam kết với tôi là ông giữ tôi ở phường tài sản của tôi có chính quyền địa phương, tổ dân phố bảio quản, tôi về thấy mất máy tính, mất đủ thứ, nhà cửa lục sóat tang hoang. Bây giờ ông đền máy tính cho tôi, đền tài sản cho tôi. Tên Nhân ấp úng: “Còn nguyên đó, không ai lấy tài sản gì của chị đâu”. Tôi vẫn túm ngực áo hắn mà gào lên: “mày nói láo, mày là thằng nào láo, máy tính của tao bị chúng mày cướp mất, không thằng nào chịu trách nhiệm mà mày nói là không mất hả?”. Hắn vội giật áo ra bỏ chạy xuống tầng trệt đi mất.Tôi đứng chống nạnh ngòai lành lang gào lớn lên: “Cái nhà nước cộng sản Việt nam này là cái nhà nước lư manh, côn đồ. Nhà nước lưu manh côn đồ nó lấy tiền xương máu mồ hôi nước mắt của dân nuôi một lũ công an côn đồ. Một bầy mười mấy thằng tụi bây dùng sức mạnh bắt 1 mình tao thì hay ho gì, tụi bây ngon ra bắt vài thằng Trung Quốc đem về đây chỉ vào mặt nó mà nói rằng “Mày về nói cấm thằng Hồ Cẩm Đào bành trước qua VN nghe chưa”. Làm thử như vậy tao mới phục chúng mày là anh hùng. Giỏi ra oai với tao, còn với TQ thì quỳ mọp xuống lạy nó. Nửa tháng nay, tàu TQ qua vây hết vùng biển Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên rồi. Cá nó bắt hết rồi. Mỗi ngày 150 đến 200 chiếc tàu TQ có hải quân TQ yểm trợ qua biển VN vơ vét, con số này không phải do Hải quân VN đếm, mà là ngư dân VN đếm, hải quân VN trốn trong bờ hết rồi. Làm sao mà ra được, thằng cấp trên nó không cho ra lấy gì ra? Chúng mày nhìn qua Nam Hàn mà coi, Bắc Hàn lú qua thì Tổng thống Nam Hàn ra lệnh: “bắn trước, báo cáo sau”. Vậy là tụi Bắc Hàn hết dám hó hé. Còn Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn “phản ứng chậm chạp” thì phải từ chức, nhường chổ cho người khác làm. Phó Thủ tướng Campuchia thì sang Hà Lan kiện Thái Lan ra Tòa án quốc tế, đề nghị Tòa án quốc tế buộc Thái Lan không được dùng vũ lực lấn chiếm ngôi đền Campuchia. Ngang cơ chơi theo kiểu ngang cơ, yếu hơn thì dùng luật pháp quốc tế bảo vệ chủ quyền. Còn nhà nhà nước này thì sao? Nửa tháng nay, tao trông chờ hòai coi có thằng Thủ tướng, thằng Chủ tịch nước, thằng Bộ trưởng Quốc phòng nào lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ chủ quyền biển Đông mà không thấy thằng nào hết. Tòan thấy xua ngư dân, nhà khoa học, cán bộ hưu, vận dộng viên… tức là những người không có chút quyền lực giì hết ra “kiên quyết bám biển”, “khẳng định chủ quyền”. Cứ xúi ngư dân cứ ra biển,tàu TQbằng sắt to đùng mà còn có súng, còn tàu ngư dânVN nhỏ như bụm tay mà bằng câymà không có súng. Ra đó nó bắn đùng một cái Là lủng tàu, chạy trối chết còn không kịp nữa, ngư dân làm sao bảo vệ chủ quyền, rõ ràng là xua dê ra trước miệng sói. Cái nhà nước cộng sản này nhờ có TQ xâm lăng mới lòi ra bộ mặt hèn hạ, bưng bô cho giặc. Tưởng đâu chúng nó bận công lên chuyện xuống gì không ra mặt được, hóa ra là chúng bận ra lệnh cho chúng mày bâu theo tao như ruồi bâu đít trâu. Tao đâu có giành trâu cướp ruộng, giựt vợ giựt chồng của ai mà chúng mày bâu theo tao. Chúng mày lo mất nước đến kìa, những thằng chúng mày vài hôm nữa ra miền Trung muốn thò chân xuống biển rửa cũng phải làm đơn xin phép TQ, mà làm đơn bằng tiếng Tàu, viết tiếng Việt chúng nó đếch đọc. Lúc đó chúng mày đừng năn nỉ tao viết đơn dùm nghen.Quốc gia lâm nguy, lòng dân bất ổn, chúng nó không lo bảo vệ đất nướ mà lo làm chuyện bợ đít Tàu. Thằng Hòang Trung Hải mới ký một cái văn bản thúc xây dựng cho nhanh cung hữu nghị Việt Trung. TQ nó cướp phá, bắn giết, lấn chiếm đùng đùng như vậy mà còn lo “hữu nghị” bà nội nó. Chúng mày ra Hà Nội mà coi, nhà dân mỗi nhà bề ngang có mét rưỡi, ở như trong ổ chuột. Đất Hà Nội tấc đất vàng, chúng nó giành khu đất trung tâm bự chà bá xây cung rồi chúng nó rước mấy thằng TQ sang vui chơi ở đó. Cái đám tay sai như những thằng chúng mày không một thằng nào được đặt chân vô đó. Tao mà nói sai cho chúng mày chặt tao xuống làm ghế ngồi nè.Tôi chỉ thằng Nguyễn Trường Thành: “Mày có đọc Đại Việt sử ký tòan thư không? Chưa đọc thì về kiếm mà đọc. Nước VN từ thời nhà Lý mới mở mang ra đến vùng Tháp Chàm, Phan Rang Phan Rí. Thời chúa Nguyễn Hòang  mới mở thêm xuống phía Nam. Đất Sài Gòn này mới 300 năm lịch sử thôi mày. Nói 4 ngàn năm là nói khu vực phiá Bắc chớ không phải cả nước bây giờ đâu. Các triều đại vua chúa phong kiến đất Việt chỉ thêm chớ không bớt, không mất một tấc đất. Bây giờ cái nhà nước cộng sản này này nó bán lẻ từ từ, ải Nam quan giờ bên tàu rồi, thác Bản Giốc bên Tàu rồi. Tây Nguyên co 1”khu tự trị” người Tàu rồi. Giờ biển miền Trung VN sắp thành của Tàu rồi. Hạng chúng mày làm gì có quyền đặt chân vô “khu tự trị” Tàu.Thằng Thành nó nói: “Bà đi vô phòng ngồi dùm tui. Tui mệt lắm rồi. Bà cứ ở ngoài này la chỉ huy rầy tui”. Tôi nói: “lúc nào tao mệt tao tự động biết kiếm chổ ngồi. Còn tao muốn ngủ tao sẽ leo lên cái bàn đó tao ngủ, đuổi mày ra ngòai. Bây giờ tao chưa mệt. Thằng chỉ huy mày là thằng nào, biểu nó ngon tới gặp ngay tao ra lệnh nè”.Nó nói: “Thôi đứng mệt lắm rồi. Bà vô trong đi, tui cũng vô nữa”. Tôi nói: “Mày vô ngồi đây, kêu thằng áo đen (an ninh) kia vô, kêu thêm mấy thằng dân phòng vô luôn. Một đám tụi bây phải ngòi đây nghe tao nói. Không thì tao cứ đi ra ngòai nói”. Nó nói: “Con tui đang nằm bệnh viện mà giờ này tui phải ngồi đây với bà, tui muốn vô bệnh viện cũng không được”. Tôi nói: “Vậy thì mày nguyền rủa thằng nào ra lệnh cho mày phải giữ tao ở đây chớ đâu phải tại tao. Sáng nay tao đi lễ mà, ai biểu tụi bây lôi tao vô đây. Nó nói: “Tụi an ninh kêu tui phải giữ bà, nói bà là phản động”. Nó bèn kêu hết vô ngồi một đám.Tôi nói tiếp: “Tụi an ninh nó nới với mày tao là phản động à? Nó còn nói gì nữa không?”. Thành trà lời: “Không”. Tôi nói: “Vậy mày biết phản động là gì không? Trong Bộ luật hình sự không có tội phản động. Mấy năm trước tao có viết 1 bài để nghị Quốc hội bổ sung thêm từ “phản động” vô luật kẻo cán bộ ta đem ra dùng hòai bị quê độ quá mà tới bây giờ Quốc hội vẫn chưa chịu bổ sung. Tao giải thích cho nghe: Phản động là cản trở sự vận động tiến lên phía trước, nếu ai cản trở sự phát triển của dất nước này là phản động. Về tra từ điển coi tao nói đúng không. Mày thấy tao cản trở, làm thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của ai chưa? Dĩ nhiên là chưa, nếu có thì tao bị bắt ở tù lâu rồi, đâu phải ngồi đây nói điều hơn lẽ thiệt cho mày nghe. Mày muốn biết phản động ở đâu tao chỉ cho coi. Mày phải dân Sài Gòn gốc không, về hỏi cha mẹ, họ hàng người lớn tuổi coi Sài Gòn trước năm 1975 đời sống người dân sung sướng như thế nào. Sài Gòn được thế giới gọi là “hòn ngọc Viễn Đông” đó. Còn sau 1975 dân đói cơm không có ăn, quần áo không có đủ mặc. Ai làm cho đất nước này tụt hậu vậy? Không phải tao, củng không phải mày, chính là cái nhà nước cộng sản này nè.  Thời nhà Nguyễn, Thái lan tức là Xiêm La đó, Campuchia kêu là Campốt đó, năm nào cũng sang triều cống nhà Nguyễn, đều ghé qua Gia Định thành chào Tả quân Lê Văn Duyệt. Biết Tả quân không? Lăng Ông Bà Chiểu đó, ra đó coi. Bây giờ thì VN thua Singapore cả 100 năm, thua Thái Lan cả 80 năm. Thấy có nhục không? Ai làm cho tụt hậu vậy? Chính cái nhà nước cộng sản này nè. Cho nên nhà nước cộng sản này là đại phản động, là trùm phản động, là cực kỳ phản động đó. “Trăm năm bia đá thì mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Nhà nước cộng sản này là tội nhân thiên cổ, tội với đất nước với nhân dân VN muôn đời tiếng dơ không rửa sạch.Tụi an ninh nó không nói cho mày biết là nó tự tiện xông vào nhà ăn cướp của tao 2.700 USD không? Có nói chúng nó ăn cướp của tao 2 cái máy chụp hình kỹ thuật số hiệu Canon không? Nó có nói là nói cướp của tao giấy tờ, bằng cấp, học vị, thư từ cá nhân không?”. Tôi chỉ sang thằng an ninh áo đen: “Thằng này nè, nó cũng có “dây máu ăn phần”, nó và những thằng đồng bọn của nó đã làm những việc bẩn thỉu, đê tiện như vậy với tao đó. Thằng Trần Tiến Tùng, thằng Nguyễn Minh Hải, thằng Nguyễn Minh Thắng, thằng Trương Văn Hổ… Mày hỏi nó coi tao nói có đúng không?’. Tôi lại quay qua chỉ vào thằng an ninh đang cúi gằm mặt: “E mậy! Tao nói có đúng không? Mày trả lời cho nó nghe coi”. Thằng an ninh cúi mặt làm thinh. Tôi quay sang nói với thằng Thành: “Mày thấy chưa? Bọn an ninh này là những đứa chuyên nói dóc nói láo không biết ngượng mồm, chuyện không thì nói có, chuyện có thì nói không. Đổi trắng thành đen, đổi đen thành trắng. Trên đời này, chuyện gì bẩn thỉu, dơ dáy, hèn hạ nhất thiên hạ không ai dám làm thì bọn an ninh này chúng nó làm tuốt. Hổng chứng sếp nó ra lệnh thì cha mẹ nó nó cũng không từ nữa.Tôi lại nói tiếp: “Tao từng kinh qua nhiều đơn vị, cái lon Thiếu úy của mày tao đã đeo cách đây gần 20 chục năm. Làm CSKV là đồ bỏ, phường này đừng hòng thằng nào lên mặt dạy đời tao. Tao thấy mày còn trẻ người non dạ,mới làm việc ở phường mấy năm thì biết con mẹ gì. Mày chưa có gây tội ác với nhân dân nhiều, còn cải tạo được. Con mày còn nhỏ, đang đau bệnh, nên tao không nguyền  rủa mày, mày muốn  nghe tao kể lại tao nguyền rủa mấy thằng chó an ninh thế nào không?”. Thằng Thành nói: “Tui nghe kể lại rồi, đừng nhắc lại nữa, kinh khủng lắm”. Tôi nói: “Mày còn trẻ khỏe thì kiếm công việc gì lương khác mà làm ăn. Cả nước này hơn 80 triệu người, còn công an bao nhiêu triệu? Những người khác người ta không làm công an cũng sống được như thường. ”Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” mày ở đây bám theo mấy thằng lưu manh côn đồ công an này thì riết rồi mày cũng lưu manh côn đồ, hèn hạ, bẩn thỉu giống chúng nó”. Thằng Thành hỏi: “Vậy ở đây ai là đèn, ai là mực?”. Tôi chỉ ngay thằng an ninh đang đứng cúi gằm mặt: “Nó là mực nè, và những thằng đồng bọn với nó đều là mực hết. Ở đây không thằng nào là đèn hết. Người tử tế có lương tâm, biết suy nghĩ phân biệt phải trái thì không ai thèm làm công an phục vụ cho cái nhà nước cộng sản hèn với giặc ác với dân này. Mày bu theo chúng nó thì mày cũng trở thành mực luôn, “đời xưa quả báo thì chầy/ đời nay quả báo một giây nhãn tiền”. Quả báo ngay trước mắt đó mày, mày không không trả thì con mày nó trả, liệu thần hồn mà làm việc tử tế đàng hòang, đừng đu theo cái lũ bất lương bán nước hại dân này làm trò lưu manh côn đồ, ăn cướp giữa ban ngày”.Cả thằng Thành lẫn thằng an ninh áo đen năn nỉ tôi đi ngủ để chúng nó ngủ, chúng nó than “buồn ngủ quá rồi”. Tôi nói: “Tao chưa mệt, lúc nào tao buồn ngủ tao sẽ ngủ. Tao còn thức là không thằng nào được quyền ngủ, chúng mày phải ngồi đây nghe tao nói. Cái nhà nước cộng sản VN này là lũ nói láo quen mồm, nói dối không biết ngượng, thằng nào cũng mặt trơ như đít thớt, đạn bắn không thủng. Chúng luôn mồm nói VN tôn trọng nhân quyền, VN có đầy đủ quyền tự do tôn giáo bla… bla mà tao đi lễ nhà thờ chúng ngăn cản. Trong nhà thờ có mồ ông mả cha chúng nó hay sao mà chúng sợ tao vô đó rồi tao giẫm lên. Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Phương Nga chúng mày cho quân đầu trâu mặt ngựa, cái đám công an lưu manh súc sinh của chúng mày lôi tao đến đây lần này là nhiều lần rồi, chúng mày đừng nói rằng không biết, chúng mày đừng chối rằng vô tình bắt được tao nghen. Nhà nước cộng sản mị dân, dối trá của chúng mày thằng nào con nào đến đây trả lời cho tao rõ: Nhân quyền  của chúng mày đây sao, tự do tôn giáo, nhà nước pháp quyền của chúng mày đây sao?. Tòan là một lũ bịp bợm dối trá, lưu manh côn đồ, cùng hung cực ác”.Đến khỏang 3 giờ rưỡi chiều, một thằng CAP đeo hàm Thượng sĩ cầm chùm chìa khóa của tôi đưa ra hỏi “Chìa khóa này có phải của chị không?”. Tôi hỏi nó: “Phải, từ sáng đến giờ thằng nào giữ chìa khóa của tao? Giữ để làm gì? Mày trả lời rõ ràng cho tao biết? Đồ đạc của tao trong nhà mất ai chịu trách nhiệm?”. Thằng Thượng sĩ còn đang ấp úng thì một tên mặc đồ CAP tóc muối tiêu xấn xổ đi lên xỏ mỏ vô: “Không lấy thì vứt bỏ”. Tôi xô ghế cái rột đứng phắt dậy xấn đến hắn, tay chỉ thẳng vào mặt hắn hét lớn: “Thằng chó già lưu manh này, chúng mày cướp giật chìa khóa nhà trong tay tao. Từ sáng đến giờ chúng mày mới đem trả tao, chúng mày đã cướp phá gì trong nhà tao rồi, chúng mày vứt cái gì vào đó rồi. Giờ mày muốn vứt chìa khóa của tao để phi tang à? Đồ quân lưu manh, quân ăn cướp. Mày vứt đi, mày ngon vứt cả tao xuống dưới đất nữa mới oai”. Thằng Thành lôi tôi lại. Hắn cũng im re đi xuống lầu, tôi còn hét lên gọi “thằng chó già công an ăn cướp” chửi đến 10 phút nữa mới thôi.Xế chiều, chúng biến đi đâu mất hết chỉ còn lại mỗi thằng Thành mập uể oai đi tới đi lui. Nó nói: “Chị vô trong ngồi đi, tui mệt quá rồi, từ sáng đến giờ chưa tắm rửa gì hết”. Tôi chỉ cái ghế: “Mày vô đó ngồi”. Nó hỏi: “Rồi chị ngồi đâu?”. Tôi chỉ cài ghế ngoài cửa phòng: “Tao ngồi đây”. Nó nói: “Ủa, vậy là bà canh tui hả?”. Tôi nói: “Ừ, mày mà đi ra là tao cũng đi ra đó”. Nó nói: “Thôi để tui vô trong cũng được”. Tôi mới hỏi nó: “Từ sáng đến giờ, thằng nào nó kêu mày giữ tao ở đây nó có đưa tiền cơm sáng, cơm trưa, cơm chiều, cơm tối của tao cho mày không? Ở tù còn có chế độ mỗi tháng bao nhiêu gạo, bao nhiêu thịt, bao nhiêu quần áo, chăn màn, xà bông tắm nghe mậy. Tao đâu phải tù. Nó kêu mày bắt giữ tao ở đây thì nó có trách nhiệm cung cấp thức ăn nước uống, chổ nghỉ ngơi cho tao đàng hòang. Còn tao ăn hay quăng cho chó ăn là quyền của tao, tao tính rẻ cho mày tiền chế độ cơm nước của tao ngày hôm nay 150 ngàn thôi. Tao hỏi mày phải trả lời cho chính xác nè: Nó có đưa tiền không? Có đưa thì tao cho mày đó, lấy xài đi. Còn không đưa là trách nhiệm của nó, mày vô can. Nếu có đưa mà mày ém lên, thì mai mốt tao viết bài đăng lên mạng nói rằng Thiếu úy Nguyễn Trường Thành ăn chặn của bà Tạ Phong Tần 150 ngàn tiền chế độ cơm tù. Cả thế giới sẽ phỉ nhổ vào mặt mày. Chịu không?”. Nó ngồi cười cười. Tôi nói tiếp: “Tao hỏi mày cho vui vậy thôi. Chớ tao biết tụi chó an ninh đó chúng nó chuyên bóp cổ CAP chớ đời nào nó đưa tiền cho mấy thằng lính quèn như mày. Mày thấy cái sự bất nhân, bẩn thỉu của chúng nó không? Tao đâu có tội gì đâu, chúng ỷ mạnh bắt tao vô đây cho mày giữ, bỏ đói bỏ khát tao từ sáng đến chiều. Mày thấy chúng nó lưu manh hèn hạ không? Tao đặt vấn đề cho mày thấy rõ cái bản chất thật của chúng nó, cho mày sáng mắt ra thôi. Chế độ cộng sản này là chế độ gian ác, bất nhân. Truyền thống người Việt từ xưa là “kính già yêu trẻ”, “tôn sư trọng đạo”, con cái hiếu để với ông bà cha mẹ. Chúng nó cướp chính quyền, một trận cải cách ruộng đất xui nguyên giục bị, làm cho con tố cáo cha, cha tố ngược lại con, vợ chồng, anh em, ông bà, cháu chắt, họ hàng, bạn bè tố cáo lẫn nhau. Luân thường đạo lý đảo ngược, đạo đức tiêu vong, con người trở thành con vật. Có đứa nào đọc báo Tuổi Trẻ cười số ngày  1/6 chưa? Chưa đọc thì về mua đọc. Trong số đó có ông Lê Minh Quốc giới thiệu một cuốn sách mới của ông Nguyễn Hải Tùng- Nguyên Giám đốc sở văn hóa- thông tin tỉnh Minh Hải cũ. Ông Nguyễn Hải Tùng là nhân chứng sống, ghi lại những câu chuyện mà ông gọi là “vui” thời kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam. Trong đó có chuyện “đồng chí cha” họp chi bộ chung với “đồng chí con”. “Đồng chí con” phê bình “đồng chí cha” là “lo chuyện gia đình nhiều quá lơ là công  tác tổ chức”. “Đồng chí cha” tức quá không dám trả lời, xong họp ra ngòai mới chửi thề: “Đụ mẹ mày đừng có về nhà tao”. Những người cộng sản coi đó là chuyện bình thường, chuyện vui cười, mà tao đọc tao thấy cười không nổi, cười ra nước mắt. Cha lo cho gia đình thì lo cho con chớ lo cho ai? Vậy mà thằng con dám “ăn cháo đái bát” mắng cha, cha lại không có quyền và không dám dạy cho thằng con hỗn xược một bài học. Thiệt là chuyện “lộn cứt lên đầu”. Cộng sản tạo ra một cái xã hội đảo lộn luân thường đạo lý làm người, cha không ra cha, con không ra con, một cái trại súc vật chớ đâu phải con người”.Quý vị khi đọc đến đây phải tự hiểu rằng thỉnh thỏang tôi có “nghỉ giải lao giữa hiệp” chớ không phải liên tục phát thanh suốt một lèo như vậy bố ai mà nói nổi.Tôi ngồi đếm lại thấy mất 18 hột pha lê trắng đính trên áo dài (cái áo này mắc tiền là do mấy cái hột pha lê ấy đó nghen), mất cái thánh giá bằng đồng  mặt sau có chạm nổi ảnh “Mẹ Hằng Cứu Giúp” và chữ CSSR, chỉ còn cọng dây đeo màu nâu tòn teng trên cổ. Tôi nói: “Thằng Thành mày làm chứng nghen mậy, mất 18 hột pha lê trên áo tao, mất cây thánh giá của tao. Cái này là món nợ nhà nước cộng sản súc vật này nó thiếu tao. Thằng nào, con nào gây nợ với tao thì tao đều ghi lại để đó, tao sẽ đòi đủ không thiếu món nào. Cây thánh giá này là thằng Thành già, Đỗ Minh Thành đó. Nó khoe với tao nó là giáo dân, giáo dân mà chúa nhật không lo đi lễ nhà thờ, không lo nghỉ ở nhà. Nó lo hùa với quỷ sa tăng gây tội ác. Mày nhắn với nó là tao nói nó chết xuống hỏa ngục đời đời. Không bao giờ được siêu sinh.Đến 8 giờ tối, thằng Thành bảo tôi “Thôi về đi”. Tôi nói: “Ê! Tao không phải tự đến đây xin xỏ chúng mày nhe. Tao không phải cái lọai muốn lôi đến thì lôi muốn đuổi về thì đuổi nghe”. Thằng Thành nói: “Thôi tui trân trọng mời chị về. Chị có muốn chửi tiếp thì xuống chửi mấy thằng ở dưới. Chớ cả ngày nay tui mệt lắm rồi”. Tôi đi xuống tầng trệt, thấy trống hoang, phòng trực chỉ có 1 thằng Thượng sĩ nhỏ xíu và 2 dân phòng. Tôi hỏi nó: “Ê! Chỉ huy mày đâu hết rồi? Thằng nào trả lời cho tao biết: Tụi bây giật chìa khóa nhà tao, tao về thấy mất đồ hay tụi chó an ninh nó quăng thêm đồ quốc`cấm vào ai chịu trách nhiệm”. Nó nói: “Bà về đi. Tui không biết”. Tôi quát nó: “Mày phải biết thằng chỉ huy mày ở đâu, mày tưởng tao không biết làm việc đó hả? Cơ quan công an lục nào cũng phải có 1 trực chỉ huy, 1 trực ban, 1 trực chiến. Chúng mày bỏ trống lỏng như vầy là chỉ huy mày nó trốn tao phải không? Ai chịu trách nhiệm về thất thóat tài sản trong nhà tao”. Nó đứng dậy bỏ đi, vừa đi vừa nói: “Tui mệt bà quá, bà về đi”. Tôi quát nó: “Tao đẻ được mày đó nghe mày, mày đừng có thái độ láo với tao chết mẹ mày bây giờ. Chúng mày cướp chìa khóa nhà tao thì phải có thằng chịu trách nhiệm chớ. Mày gọi thằng chỉ huy mày đến đây”. Thằng này cũng lủi ra ngòai, coi như lúc 20 giờ 10 phút ngày 5/6/2011 bà Tạ Phong Tần đã “làm chủ hoàn tòan trụ sở CAP8 Q3”.Tôi còn đứng trong sân CAP gào lên chửi tiếp một lúc, ra trước cổng thêm một lúc nữa rời mới leo lên taxi đi về.Tổng kết lại, trong ngày 05/6/2011 nhà nước cộng sản VN (thông qua công cụ “chỉ biết còn đảng còn mình”) đã “thành công tốt đẹp” khi chứng minh được (bằng hành động cụ thể) cho người dân P8 Q3, ngư dân đau khổ miền Trung, nhân dân cả nước và cả thế giới biết rằng: Nhà nước rất oai hùng và rất có thừa quân lính để trấn áp người dân VN đi lễ nhà thờ; nhưng luôn núp sau lưng ngư dân để bảo vệ chủ quyền lãnh hải.

 

Blog Tạ Phong Tần. Đàn Chim Việt tựa đề

 

IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 14/Jun/2011 lúc 5:08pm
 
 
Thứ ba, ngày 14 tháng sáu năm 2011

Thuật Trị Rồng


- Thuật Trị Rồng Nguyễn Xuân Nghĩa - Người Việt ngày 2011 06 13 
Trong mục "Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"
 
 
 

Hoa Kỳ ứng xử ra sao với sự hung hăng của Trung Quốc ngoài Đông hải? Hoa Kỳ nghĩ gì về Trung Quốc?

 

 

Tâm lý của con người thường dễ chú ý đến biến cố gần hơn là chuyện ở xa về không gian lẫn thời gian.

 

Gần nhất, Hoa Kỳ bị suy trầm kéo dài với thất nghiệp và tài sản gia cư mất giá nên dân Mỹ quan tâm nhất đến kinh tế. Giữa chu kỳ tranh cử - hai năm một lần - mối ưu lo của họ chi phối luận cứ của chính trường. Giữa không khí u ám, xã hội Mỹ lại đầy nhiễu âm về lẽ thịnh suy: nghe nói xu hướng lụn bại của Hoa Kỳ đã bắt đầu....

 

Như vậy, dường như chân trời lý luận của dân Mỹ chỉ thu hẹp vào điểm mốc ở gần là vụ sụp đổ tài chánh 2008 và nạn Tổng suy trầm 2008-2009 rồi tranh luận kéo dài về tương lai mờ mịt.

 

Nhìn ra khỏi chân trời Hoa Kỳ, tình hình lại chẳng khá hơn: sự tàn lụi không là đặc sản Mỹ.

 

Toàn khối Âu Châu chưa ra khỏi khủng hoảng 2008 với hậu quả đe dọa đồng Euro lẫn hệ thống chính trị Liên Âu. Nhật Bản thì suy sụp từ năm 1990, cơn địa chấn Tháng Ba chỉ khiến vấn đề thêm trầm trọng và phơi bày những bất toàn của chính quyền trong cách ứng phó.

 

Như vậy, quả là kinh tế thị trường và dân chủ chính trị của cả ba khối kinh tế dẫn đầu thế giới đang chậm rãi sụp đổ. Đấy là lúc nhiều người ngợi ca ưu thế của "Giải pháp Bắc Kinh"! Nào có ngẫu nhiên: 2010 cũng là khi kinh tế Trung Quốc chính thức vượt Nhật và ai ai cũng nói đến chân trời 2015, khi Trung Quốc sẽ vượt Mỹ...

 

Đúng thời điểm ấy, Bắc Kinh lại quậy sóng Đông hải và uy hiếp Đông Nam Á. Biết đâu chừng, "Giải pháp Bắc Kinh" chẳng là tai họa cho thiên hạ mà các nước dân chủ đang lụi bại chẳng ngăn nổi?

 

Đó là cách nhìn gần.

 

***

 

Mà "Giải pháp Bắc Kinh" ấy là gì? Chúng ta cần lui về thời điểm xa hơn để nhìn ra nhiều mâu thuẫn khác từ Hoa Kỳ bất nhất.

 

Năm 1989, Đông Âu rung chuyển dẫn tới sự tan rã của Liên bang Xô viết. Năm 1989, Bắc Kinh cũng rúng động vì vụ biểu tình tại Thiên an môn nhân tang lễ của cựu Tổng bí thư Hồ Diệu Bang, mất ngày 15 Tháng Tư. Nhưng khi lãnh đạo Liên Xô thoái lui tại Đông Âu thì lãnh đạo Trung Quốc lại ra tay đàn áp tại Bắc Kinh. Từ đó, người ta nhất thời nhìn ra hai hướng ứng phó, lùi hay tiến. Với hai hậu quả tương phản!

 

Thật ra, từ vụ Liên Xô sụp đổ năm 1991, hậu quả đáng kể chính là nhận thức về tương quan giữa kinh tế và chính trị.

 

Từ 1991 - bất chấp vụ thảm sát Thiên an môn - cảc Chính quyền Dân Chủ và Cộng Hoà tại Mỹ đều có chánh sách nhất quán xuất phát từ một nhận thức được doanh gia, học giả và dư luận cùng chia sẻ: Chủ nghĩa tư bản kinh tế và dân chủ chính trị là chân lý toàn cầu. Thời "Lịch sử Cáo chung" bắt đầu!

 

Chánh sách nhất quán lưỡng đảng dẫn tới đối sách chung với Trung Quốc - và cả Việt Nam: gia tăng hợp tác kinh tế để thị trường sẽ chuyển hóa chính trị. Một mô thức rất hợp ý Marx! Bao tử căng hơn sẽ làm cái đầu thông thoáng hơn.

 

Sau khi đả kích Chính quyền Cộng Hoà của George H. W. Bush (Bush 41) là không trừng phạt Bắc Kinh tội đàn áp dân chủ, năm 2000, Tổng thống Bill Clinton bên Dân Chủ mở cửa WTO cho Trung Quốc hội nhập vào kinh tế toàn cầu, "vì quyền lợi và lý tưởng Hoa Kỳ". Kế nhiệm là Tổng thống George W. Bush (Bush 43) cũng cổ võ việc đó và tin vào giá trị luân lý của thị trường. Cũng là "lấy đại nghĩa thắng hung tàn"! Từ năm 2005, Chính quyền Bush 43 còn mong Trung Quốc sẽ cùng gánh vác thiên hạ sự với tinh thần trách nhiệm - "responsible stakeholder".

 

Về Việt Nam, sau khi Clinton thiết lập bang giao - theo lộ trình của Bush 41 - Bush 43 cũng mở cửa cho Việt Nam gia nhập Tổ chức WTO theo cùng ước vọng. Phú quý rồi thì sẽ biết lễ nghĩa!

 

Bây giờ, cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều tăng trưởng kinh tế và đạt xuất siêu với Hoa Kỳ. Mà vẫn mạnh tay đàn áp dân chủ. Và, lạ chưa, hai nước lại chĩa súng vào nhau ở ngoài Đông hải và ngó vào "quốc tế", vào Hoa Kỳ!

 

Viet nam thì mong "quốc tế" lên tiếng can thiệp sau khi cấm Mỹ xía vào nội bộ Việt Nam về nhân quyền. Ngược lại, Bắc Kinh đòi "quốc tế" đừng can thiệp vào nội tình Đông hải, là chuyện nội bộ mà Trung Quốc sẽ giải quyết theo phương pháp song phương với từng nước!

 

Còn về "thiên hạ sự" của thế giới, quốc gia chẳng biết điều này đang thách đố vị trí siêu cường của Mỹ....

 

 

***

 

 

Kết hợp "ký ức 1989" và "ký ức 2009" - những biến cố chi phối cách suy nghĩ gần xa của dân Mỹ - ta thấy ra nhiều mâu thuẫn quái dị. Hình như là Mỹ hố!

 

Sau hơn 60 năm mở thị trường cho các nước dễ xuất cảng để tranh thủ đồng minh, nay Hoa Kỳ bị nhập siêu và cần xuất cảng, một bước ngoặt rất lạ. Sau khi tin vào sức mạnh của thị trường, Hoa Kỳ thấy kinh tế không chuyển hóa chính trị. Ngược lại, chính là nền dân chủ và quyền tự do của kinh tế lại gây vấn đề! Sau khi lạc quan chờ đợi kinh tế sẽ diễn biến hoà bình, người ta thấy ra chân lý khác: các chế độ độc tài có khả năng quản lý kinh tế hữu hiệu hơn.

 

Và "Giải pháp Bắc Kinh" lại có giá trị hơn giải pháp tư bản: dùng hệ thống chính trị độc đoán để phát triển kinh tế lên hàng cường quốc với tiềm năng bành trướng khó ngừa.

 

Chuyện "Lịch sử Cáo chung" đã cáo chung! Đó là về lý luận: Bắc Kinh "tổng hợp quốc lực" - chữ của họ - để chủ nghĩa tư bản nhà nước vượt chủ nghĩa tư bản của xã hội đa nguyên.

 

Về đối sách, ngày nay khi đại cường tân hưng này đe dọa thế giới thì siêu cường Mỹ lại tuột dốc lịch sử. Ngoài những lúng túng với cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo, Mỹ chưa biết xử trí thế nào với một con rồng có hai sừng: Trung Quốc vừa là chủ nợ, đối tác kinh tế, lại vừa là đối thủ đang đòi leo qua đầu Mỹ! Kết luận có vẻ hợp lý là sự lớn mạnh tất yếu của Trung Quốc khiến Hoa Kỳ muốn ngăn cũng khó.

 

Đâm ra cả hai ngả cương nhu đều bất toàn: chẳng đẩy Trung Quốc thành đối tác chiến lược cùng với mình giải quyết thiên hạ sự mà chỉ khiến xứ này thành đối thủ chiến lược. Và chủ nợ số một.

 

Kết luận chìm bên dưới là độc tài lại có ưu thế! Các nước độc tài thân Mỹ đều bị phản ứng dân chủ của dân Mỹ đánh gục. Chứ các nước độc tài chống Mỹ đều có vẻ vững mạnh hơn, từ Bắc Hàn tới Sudan, từ Venezuela tới Iran... 

 

Tức là Hoa Kỳ bị tréo giò lạc quẻ vì nhận thức sai từ 1989 đến 2009, và ngày nay thì hết khả năng trị rồng .... Hậu quả bất ngờ của lý luận lạc quan!

 

Nhưng đấy là nhìn từ bên ngoài, chứ chẳng lẽ lãnh đạo Mỹ lại khờ đến vậy?

 

 

***

 

 

Hoa Kỳ có nét tạp chủng và là trường tranh luận bất tận về mọi chuyện gần xa.

 

Xứ này cũng quy tụ tinh hoa mọi mặt của thế giới vì đón nhận di dân đã vượt nhiều đợt sàng lọc và đào thải. Lãnh đạo thì đổi thay rất nhanh nhờ khả năng thực dụng cao độ, nếu không, chính họ bị cử tri đào thải. Trên diễn đàn đa nguyên có năm sáu trường phái đều hùng hồn cãi nhau về cách nhìn Trung Quốc: phải chống, phải đối thoại hơn đối đầu, phải kết hợp hơn là ly gián. Hoặc là phải thu dọn gia cang trước khi nói chuyện trói rồng. Đó là trên sân khấu rất ồn.

 

Bên dưới, người nào việc nấy trong công quyền vẫn mẫn cán chuẩn bị mọi loại giải pháp cho lãnh đạo. Kể cả thuật trị rồng, chỉ thi thố khi quyền lợi bị đe dọa.

 

Cột báo này viết đến hóa nhàm về nền kinh tế đi xe đạp của Trung Quốc. Đạp chậm là đổ! Mà càng đắc chí đạp nhanh - với thành tích tưởng là làm Mỹ xanh mặt - thì càng sớm xuống hố. Dịch theo Mỹ, "kháng long hữu hối" nghĩa là lên quá thì hóa dại....

 

Về tốc độ, đà tăng trưởng rồng cọp mà thiếu phẩm chất của xứ này chỉ đào sâu bất công xã hội, gây nguy cơ phân hóa chính trị và khuếch tán thảm họa môi sinh - đập Tam Hiệp Đại Bá là đại họa còn độc hơn bom nguyên tử. Hoa Kỳ ở vào vị trí thấy rõ những điều ấy nhất. Thấy mà không phun ra. Còn lên sân khấu cãi cọ như Đào cốc Lục tiên, hoặc ra vẻ e sợ thế mạnh của Thiên triều chủ nợ! Dân Mỹ cãi thật trên diễn đàn và bán sách như tôm tươi, vì quả là thế mạnh ấy đang thể hiện về quân sự với chiến pháp bất cân xứng bằng siêu kỹ thuật để hóa giải ưu thế Hoa Kỳ.

 

Nhưng sự thật là khi Bắc Kinh lập xâu chuỗi các căn cứ hải quân từ Thanh Đảo qua Đông hải tới Vịnh Bengal và Biển Á Rập, thì Hoa Kỳ đã sẵn dao bén, mài dũa từ thời lập quốc khi tách khỏi Đế quốc hải dương là nước Anh. Nay có nút chặn ở mọi nơi: hai Eo biển Malacca và Hormuz trên hải lộ sinh tử của Trung Quốc vẫn do các hạm đội Mỹ kiểm soát với kỹ thuật của khoa học giả tưởng. Dư luận Mỹ cứ thất thanh về con rồng đỏ, có khi chỉ để vận động ngân sách và sợi dây trói rồng! Nhiều giới chức ngoại giao cũng hùa vào báo động, để tác động đồng minh. Chung một mối lo thì mới đứng cùng chiến tuyến.

 

Và chính Bắc Kinh đang gây ra mối lo đó, với tám nước đang có tranh chấp về chủ quyền.

 

Cho nên, Viet Nam chờ Mỹ phản ứng mà biết đâu Hoa Kỳ lại chờ xem Việt Nam hành xử ra sao.

 

 
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 14/Jun/2011 lúc 5:12pm
 
 

Cuộc đối đầu Mỹ – Trung tại biển Đông

11:53 sáng | Tháng Sáu 5, 2011

(Petrotimes) - Với thái độ hung hăng coi thiên hạ chẳng ra cái "đinh" gì của Trung Quốc tại biển Đông, Mỹ đã thấy ngứa mắt và bắt đầu đối đầu trực diện Bắc Kinh sau một thập niên gần như vắng bóng ở châu Á - Thái Bình Dương…

Tàu sân bay của Mỹ

Có thể hiểu là gì với tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton rằng “chúng tôi đã trở lại” (tại Bangkok ngày 21-7-2010) và tiếp đó là khẳng định Mỹ có “quyền lợi quốc gia” tại biển Đông cũng như việc “Hoa Kỳ ủng hộ Tuyên bố ứng xử về biển Đông của ASEAN – Trung Quốc 2002″ (tại Hà Nội ngày 23-7-2010)? Còn gì nữa, nếu đó không phải là thái độ tiếp cận mới của Mỹ tại châu Á đối với chính sách bành trướng của Trung Quốc? Với thái độ hung hăng coi thiên hạ chẳng ra cái “đinh” gì của Trung Quốc tại biển Đông, Mỹ đã thấy ngứa mắt và bắt đầu đối đầu trực diện Bắc Kinh sau một thập niên gần như vắng bóng ở châu Á – Thái Bình Dương…

Xin cho một chữ “hài hòa”!

Một tuần sau tuyên bố “gây hấn” đầy tính “tấn công trực tiếp Trung Quốc” với “mục đích quốc tế hóa” vấn đề biển Đông của Hillary Clinton tại Hà Nội, người phát ngôn Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), Đại tá Cảnh Nhạn Sanh đã giận dữ tái khẳng định rằng Trung Quốc có “chủ quyền không thể tranh cãi” tại biển Đông với diện tích 3.367.000km2, cùng “đầy đủ tài liệu lịch sử và pháp lý hỗ trợ” và rằng, Mỹ đừng có mà lý này cớ nọ “can thiệp nội bộ” Đông Nam Á, cũng như đừng có dựng đứng chuyện Trung Quốc muốn thao túng biển Đông để mà kích động gây chia rẽ tình đoàn kết các nước láng giềng. Nói cách khác, Mỹ khôn hồn đừng dây vào các cuộc tranh chấp pháp lý về chủ quyền biển đảo khu vực biển Đông với Trung Quốc, kẻo mang họa chứ chẳng đùa. Mỹ không thấy PLA lớn mạnh từng ngày hay sao? Mỹ thiển cận đến mức cứ nghĩ hải quân Trung Quốc của thế kỷ XXI, dù vẫn chưa tự đóng nổi một hàng không mẫu hạm để có dịp so với những chiếc mẫu hạm của Nhật thời thập niên 30 của thế kỷ trước, vẫn còn chèo thuyền chiến ra trận như thời Tam Quốc hay sao? Mỹ ấu trĩ ngộ nhận rằng, Trung Quốc không đủ sức chế tạo chiến đấu cơ tàng hình (dù động cơ máy bay phải mua của Nga) à? Thế thì nghe này…

Hải quân Trung Quốc

Trong 8 năm tính đến 2002, Trung Quốc đã mua 12 tàu ngầm Kilo của Nga đồng thời liên tiếp nâng cấp thiết kế để dàn tàu ngầm hải quân PLA có khả năng chiến đấu xa bờ cũng như mang đầu đạn hạt nhân. Hải quân PLA hiện có 66 tàu ngầm, nhiều nhất thế giới, chỉ sau Mỹ; và đến năm 2030, theo Tổ chức Kokoda (cơ quan nghiên cứu độc lập của Australia), Trung Quốc có thể có đến 85-100 tàu ngầm (so với 71 hiện nay của Mỹ). Năm 2007, một tên lửa đạn đạo phóng từ Trung tâm không gian Tây Xương (Tứ Xuyên) đã làm nổ tung một vệ tinh thời tiết như ngọn pháo hoa hân hoan chào đón một cột mốc thăng thiên của kỹ thuật quân sự Trung Quốc. Và theo Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược (một viện nghiên cứu Mỹ), hỏa lực Trung Quốc hoàn toàn có thể đe dọa các căn cứ quân sự Mỹ tại châu Á. Quân đoàn Hai pháo binh (“Đệ nhị pháo binh bộ đội”), nơi kiểm soát các đơn vị tên lửa chiến lược Trung Quốc, có thể dạy cho Mỹ một bài học đích đáng bằng khả năng dập tơi tả toàn bộ hệ thống phòng không, đường băng cũng như dàn chiến đấu cơ và tàu chiến của Mỹ tại khu vực. Nhật đang nằm gọn trong tầm bắn tên lửa Trung Quốc và không lâu sau nữa sẽ là Guam. Còn về năng lực hải chiến? Hệ thống tên lửa hành trình chống tàu ngầm của hải quân PLA bây giờ đã đủ khả năng đe dọa hàng không mẫu hạm Mỹ, có thể bắn hạ mẫu hạm địch từ khoảng cách 1.600km (dù cho đến nay trên thế giới chưa có kỹ thuật quân sự tiên tiến nào được biết có thể làm được điều này)… (1). Tất cả thành tích trên có được nhờ sự quan tâm đúng mực của đảng và nhà nước Trung Quốc, với hầu bao cho ngân sách quốc phòng tăng dần (tăng 12,7% năm 2011, lên 601 tỉ tệ, tức 91,5 tỉ USD – Tân Hoa Xã 4-3-2011).

Năm 2009, một báo cáo của RAND (Research and Development – Tổ chức nghiên cứu độc lập uy tín nhất nhì Mỹ) cho biết, vào trước năm 2020, Mỹ sẽ không còn có thể bảo vệ nổi Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công (chết chửa!). Nghiên cứu viết rằng, Trung Quốc thời điểm đó, hoàn toàn có thể đánh gục Mỹ trong một cuộc chiến tại eo biển Đài Loan, ngay cả khi Mỹ có chiến đấu cơ F-22, hai hàng không mẫu hạm và vẫn có thể được viện binh từ căn cứ không quân Kadena (Okinawa) ào ạt đến ứng cứu! Trung Quốc có lợi điểm là chỉ cách Đài Loan 160km trong khi nguồn cung cấp hỏa lực Mỹ cách xa họ đến nửa vòng trái đất… Tóm lại, Trung Quốc bây giờ không chỉ là cường quốc kinh tế (hạng hai thế giới chứ ít gì!) mà còn là siêu cường về quân sự, với những khả năng và tiềm lực không thể ngờ có thể gây khiếp đảm kể cả đối với “đế quốc Mỹ”. Và như vậy, nếu muốn rắn, Trung Quốc sẵn sàng chơi rắn và đến lúc đó đừng trách là không báo trước! Dù thế trong chính sách ngoại giao thế kỷ XXI, Trung Quốc luôn thể hiện họ là một quốc gia chủ trương “hài hòa thế giới”, lấy tiêu chí tinh thần hòa khí với bàn tay giang rộng “tứ hải giai huynh đệ” làm đường lối chủ đạo, xuyên suốt và nhất quán, như được thể hiện trong nhiều diễn văn đó đây của giới lãnh đạo Bắc Kinh. Chỉ kẻ hạ lưu mới cần đến nắm đấm. Trung Quốc thì chẳng cần! Và Trung Quốc cũng không vì sự lớn mạnh “vượt trội” mà ngạo mạn nói rằng mình có thể đối đầu Mỹ về quân sự – như phát biểu đầy nhún nhường của Tổng tham mưu trưởng PLA Trần Bỉnh Đức trong chuyến công du Mỹ trung tuần tháng 5 vừa qua.

Thế nhưng chú Sam vẫn trở lại…

Vấn đề ở chỗ, thái độ “ngôn hành bất nhất” khiến mức độ khả tín của Trung Quốc đối với giới ngoại giao thế giới đã và tiếp tục bị đặt dấu hỏi. Người ta nghi ngờ. Người ta lo ngại. Và người ta hành động. Chưa bao giờ mà khu vực châu A Ù- Thái Bình Dương trở nên sôi sùng sục cuộc chiến chạy đua vũ trang bằng lúc này, với cường độ mạnh nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh, trong nỗ lực cân bằng quyền lực quân sự. Súng ống bắt đầu khua động. Với Mỹ, họ đã thay đổi quan điểm 180o, bằng một chính sách tiếp cận mới đối với châu Á – Thái Bình Dương, trái với tuyên bố ban đầu khi mới nhậm chức tổng thống của Barack Obama rằng, Mỹ tôn trọng quyền “tự xử” của các nước châu Á và không can thiệp các cuộc tranh chấp chủ quyền. Mỹ bắt đầu thiết kế chương trình cho “phiên bản châu Á kiểu Obama”, như một cách khẳng định lại lời nhắc nhở của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu tại cuộc hội đàm Nhà Trắng cuối năm 2009, rằng: “Nếu không đặt chân vào Thái Bình Dương, các anh không thể được xem là lãnh đạo thế giới” (2).

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg bắt đầu lên tiếng: “Chúng tôi đã thật sự nhận thấy điều này – vai trò chúng tôi tại Đông Á – sẽ là tối quan trọng đối với tương lai chúng tôi”. Vậy là chuyến kinh lý đầu tiên của Hillary Clinton với tư cách ngoại trưởng là đến Đông Nam Á. Sự trở lại của Mỹ có thể thấy rất rõ ở sân khấu ngoại giao. Tại cuộc họp thượng đỉnh ASEAN (ngày 7 và 8-5-2011) ở Jakarta, Mỹ đã lần đầu tiên cho “chào sân” vị đại sứ ASEAN Hoa Kỳ, David Lee Carden (Tổng thống Obama thành lập Văn phòng đại sứ ASEAN Hoa Kỳ vào tháng 11-2010). Trước đó, sau cuộc họp giữa Ngoại trưởng Hillary Clinton với đồng cấp các nước hạ Mekong (Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam) tổ chức tại Phuket ngày 23-7-2009, Washington cũng giúp thành lập Sáng kiến hạ Mekong – động thái mà báo chí Trung Quốc diễn giải là một phương án tiếp cận của Mỹ nhằm mục đích can thiệp sâu nội bộ khu vực để Đông Nam Á giảm bớt ảnh hưởng Trung Quốc…

Các động thái mới của Mỹ tại châu Á khiến quan hệ Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng

Viết trên Wall Street Journal (3), Daniel Blumenthal (nguyên viên chức Phòng An ninh quốc tế thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ) nói thẳng rằng, Trung Quốc không hề chơi đúng luật đối với vấn đề biển Đông, bằng thái độ “bắt nạt” nước nhỏ và “Washington đang đặt dấu chấm hết cho chiến lược chia cắt – chinh phục của Trung Quốc tại Đông Nam Á”; khi “Mỹ không thể nói Trung Quốc hành xử có trách nhiệm khi để những vụ quấy nhiễu Việt Nam xảy ra mà không lên tiếng”. Rõ ràng, chuyển động phản ngược với tinh thần “hài hòa thế giới” của Trung Quốc đã một phần gián tiếp mở cửa đưa Mỹ trở lại khu vực, sau một thập niên chính sách ngoại giao bỏ ngỏ châu Á của George W. Bush bởi chiến lược sai lầm trong việc nhận dạng bạn – thù trong cuộc chiến chống khủng bố. Nước Mỹ của Obama bắt đầu nói nhiều đến vai trò Trung Quốc hơn, có khi chẳng bằng ngôn ngữ đẩy đưa mà huỵch toẹt rằng, Trung Quốc đã là cường quốc thì cần phải hành xử cho đàng hoàng, rằng vấn đề biển Đông cần phải được giải quyết trên tinh thần đàm phán chứ không phải đe nẹt, rằng Mỹ cực lực phản đối sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực tại biển Đông – như tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 31-5-2011, trước câu trả lời của phóng viên TTXVN tại Mỹ về sự kiện tàu Hải giám Trung Quốc đột nhập hải phận Việt Nam và làm “nhiệm vụ” cắt cáp tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.

Song song hiện diện ngoại giao, Mỹ cũng bắt đầu tăng cường quân sự tại Thái Bình Dương. Các cuộc tập trận giữa Mỹ với Hàn Quốc, Nhật, Malaysia… rộn rịp tiến hành vài năm gần đây (có khi vài tháng một vụ) hẳn nhiên không phải là những cuộc lau chùi để súng ống khỏi han gỉ. Vài cuộc tập trận còn được bắn đạn thật để anh em binh sĩ lên tinh thần! Dấu hiệu tăng cường khả năng tác chiến của lực lượng Hạm đội 7 Hoa Kỳ ngày một đậm đặc. Tướng tư lệnh trưởng Hạm đội 7 Scott Van Buskirk thậm chí có lúc đã “tế nhị” gửi một “tin nhắn” đến Bắc Kinh qua “tổng đài” (hãng tin) AP, khi “tiết lộ” kế hoạch trang bị dàn máy bay không người lái chuyên dụng cho mẫu hạm hoạt động ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (4). Cần biết, Hạm đội 7, với “siêu hàng không mẫu hạm” (super carrier) USS George Washington (từng cập gần cảng Đà Nẵng và đón phái đoàn viên chức Việt Nam tham quan tháng 8-2010), là hạm đội mạnh nhất hải quân Mỹ. Luôn đi cùng USS George Washington là khoảng 60 tàu chiến, 80 chiến đấu cơ và lực lượng thủy thủ – binh sĩ chừng 4.000 người…

PLA đã đủ mạnh để quét sạch Mỹ khỏi biển Đông?

“Với chiến thuật hải quân đang thay đổi, chúng ta sẽ đi từ việc bảo vệ bờ biển (“duyên hải phòng ngự”) chuyển sang bảo vệ vùng biển xa (“viễn dương phòng ngự”)” – Tướng Trương Hoa Thần, Hạm đội phó Hạm đội Đông Hải, nói với Tân Hoa Xã vào năm 2010 (5). Tháng 4-2010, Hạm đội Đông Hải – binh đoàn hải quân chịu trách nhiệm bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc tại biển Đông – đã tổ chức tập trận rầm rộ, với tổng cộng 10 tàu chiến và tàu ngầm trong đó có khu trục hạm được trang bị tên lửa Sovremenny. Hạm đội Đông Hải đã làm dậy sóng biển Đông với màn tập trận trên diện rộng từ khu vực Nam Trung Quốc đến quần đảo Okinawa và eo Miyako rồi ra ngoài khơi quần đảo Okinotori (điểm cực Nam của Nhật). Cuộc diễu võ của Hạm đội Đông Hải là một sự cụ thể hóa chiến lược ba bước của hải quân PLA, như được nêu trong Sách trắng 2008 (“Trung Quốc quốc phòng bạch bì thư”). Đó là: 1/ Phát triển lực lượng hải quân hiện đại có khả năng hoạt động trong phạm vi “đệ nhất đảo liên”, tức dãy đảo kéo dài từ bán đảo Triều Tiên, quần đảo Kuril (Nga), Nhật đến Đài Loan rồi Philippines; 2/ Phát triển lực lượng hải quân ở tầm khu vực có thể hoạt động vượt khỏi chuỗi đảo thứ nhất để vào hải phận “đệ nhị đảo liên” gồm Guam, Indonesia và Australia; 3/ Phát triển lực lượng hải quân rộng khắp toàn cầu vào giữa thế kỷ XXI.

Tuy nhiên, cái gọi là bức tường “đệ nhất đảo liên” của Trung Quốc, theo cách nói của James Holmes và Toshi Yoshihara thuộc Đại học Chiến tranh hải quân Hoa Kỳ, thật ra chẳng khác gì một “Vạn Lý Trường Thành lộn ngược”, bởi chuỗi dài các nước đồng minh Mỹ trong khu vực (Nhật, Hàn Quốc, Australia, Philippines…) đã trở thành một thứ tháp canh giám sát và khi cần có thể chặn đứng ngõ vào Thái Bình Dương của Trung Quốc (6). Và một trong những điểm canh chắc chắn nhất của Mỹ không thể không đề cập là Đài Loan, như tướng Mỹ Douglas MacArthur từng nhận định: “Đài Loan là một hàng không mẫu hạm không thể bị đánh chìm”. Ngoài ra, “chốt biên phòng” cực kỳ quan trọng đối với Mỹ còn là Guam, nơi cách Bắc Triều Tiên bốn giờ bay và cách Đài Loan hai ngày hải hành. Căn cứ không quân Andersen của Mỹ tại Guam hiện là đồn tiền trạm chỉ huy quan trọng bậc nhất đối với tất cả chiến dịch động binh của Mỹ tại bất kỳ nơi nào trên thế giới. Với 100.000 quả bom và tên lửa cùng kho xăng 249,8 triệu lít nhiên liệu phản lực, Guam là trạm tiếp nhiên liệu chiến lược lớn nhất của không quân Mỹ. Những hàng dài vận tải cơ C-17 Globemaster và chiến đấu cơ F/A-18 Hornet luôn đậu kín các đường băng Guam. Guam cũng là nơi đồn trú của hạm đội tàu ngầm Mỹ và đang được mở rộng để thành một căn cứ hải quân. Tính toàn cầu, Mỹ hiện có hơn 1.000 căn cứ quân sự đặt tại hơn 46 quốc gia, từ châu Âu, châu Phi đến châu Á (7), từ đất liền đến biển xa…

Giới tình báo quân sự Trung Quốc hẳn còn biết nhiều hơn về sức mạnh quân sự Hoa Kỳ so với những gì báo chí biết được (*). Việc có thể hạ gục Mỹ hay không, ít nhất ở thời điểm này, trong bất kỳ cuộc chiến qui ước nào, từ hải chiến, không chiến đến địa chiến, họ hẳn hiểu rõ hơn ai hết, nếu không kể các “chiến lược gia” diều hâu quá khích mắc phải chứng hoang tưởng đặc biệt trầm trọng!

Mạnh Kim

(*) Để biết thêm về nội lực thật sự của quân đội Trung Quốc, xin xem lại hồ sơ Thực lực sức mạnh quân sự Trung Quốc dài 4 kỳ, khởi đăng trên Năng lượng Mới từ ngày 21-3-2011.

(1) A special report on China’s place in the world, The Economist (2-12-2010).

(2) U.S. is reaching out to East Asia’s powerful nations, John Pomfret, Washington Post (7-11-2009).

(3) The U.S. Stands Up to China’s Bullying, Daniel Blumenthal, Wall Street Journal (27-7-2010).

(4) US Navy drones: Coming to a carrier near China?, Eric Talmadge, AP (16-5-2011).

(5) PLAN East Sea Fleet Moves Beyond First Island Chain, Russell Hsiao, China Brief (29-4-2010).

(6) The Geography of Chinese Power, Robert Kaplan, Foreign Affairs (May/June 2010).

(7) Bring War Dollars Home by Closing Down Bases, Christine Ahn và Sukjong Hong, Foreign Policy In Focus (31-3-2011).

 
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 14/Jun/2011 lúc 7:02pm
 
Thứ ba, 14/6/2011, 11:49 GMT+7
 
 
Nghị sĩ kêu gọi Mỹ tham gia giải quyết tranh chấp Biển Đông
 

Nghị sĩ Jim Webb hôm qua trình lên Thượng viện Mỹ dự thảo nghị quyết lên án thái độ của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời kêu gọi Mỹ có hành động trong các diễn đàn đa phương để giải quyết tranh chấp.


>
Nghị sĩ Mỹ phản đối dùng vũ lực ở Biển Đông

 

Bản nghị quyết của ông Webb có tên "Kêu gọi một giải pháp đa phương và hòa bình đối với các tranh chấp lãnh hải tại Đông Nam Á". Nghị sĩ dành phần đầu của bản dự thảo nghị quyết để nhắc lại các diễn biến căng thẳng mới đây tại Biển Đông, với một loạt các va chạm giữa tàu của Trung Quốc và các tàu của Việt Nam, Philippines.

Đặc biệt, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ nhấn mạnh rằng các vụ việc tàu Trung Quốc cắt cáp và cản trở hoạt động của các tàu Việt Nam xảy ra trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế trên thềm lục địa của Việt Nam.

Ông Webb cũng nhắc lại các hành động trước đây của Trung Quốc tại Biển Đông có ảnh hưởng tới việc lưu thông của các tàu hải quân và quân sự Mỹ qua các vùng biển và không phận quốc tế. Trong đó, có vụ tàu USNS Impeccable của Mỹ va chạm với tàu đánh cá của Trung Quốc tại Biển Đông tháng 3/2009, và vụ một tàu ngầm của Trung Quốc va chạm với tàu khu trục USS John McCain tháng 6/2009.

Nghị sĩ Webb cũng viện dẫn các tuyên bố được cam kết bởi các bên liên quan tới các tranh chấp tại Biển Đông, về việc tái xác nhận sự tôn trọng và cam kết đối với việc tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông theo các nguyên tắc luật pháp quốc tế được cả thế giới công nhận. Vì vậy, các bên cần phải giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các phương pháp hòa bình, mà không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.

Nghị%20sĩ%20Jim%20Webb.%20Ảnh:%20Readthehook
Nghị sĩ Jim Webb. Ảnh: Readthehook

Webb, một người có bề dày kinh nghệm về châu Á, còn cho rằng Mỹ dù không phải là một bên trong các tranh chấp, nhưng lại có lợi ích an ninh và kinh tế quốc gia để đảm bảo rằng không bên nào đơn phương sử dụng vũ lực nhằm xác lập tuyên bố lãnh hải ở Đông Á. Ông Webb nhắc lại tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại diễn đàn an ninh khu vực ASEAN lần thứ 17 tại Hà Nội tháng 7/2010, cho rằng Mỹ, giống như mọi quốc gia khác, có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo quyền tự do hàng hải, quyền tiếp cận hàng hải ở châu Á, và sự tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông.

Ông Webb cho rằng Mỹ chưa thể hiện quan điểm đủ mạnh mẽ trong tranh chấp này.

"Tôi cho rằng chính phủ của chúng ta chưa giữ một vị trí cần thiết trong tranh chấp tại Biển Đông", Webb nói.

Ông không kêu gọi Mỹ cần phải tham gia trong các tranh chấp lãnh thổ, nhưng nên tham gia vào một diễn đàn đa phương để giải quyết vấn đề.

"Chúng ta nên tham gia vào một cơ chế đa phương để giải quyết các vấn đề như thế này", ông nói.

Nghị sĩ đảng Dân chủ cũng không quên dẫn lại tuyên bố mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates tại Đối thoại Shangri-La 2011 ở Singapore, cho rằng an ninh hàng hải là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bởi các tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ và việc sử dụng các vùng nước sao cho thích hợp đang đặt ra những thách thức hàng ngày cho an ninh và thịnh vượng của khu vực.

Với những lập luận và viện dẫn như vậy, nghị sĩ Webb kêu gọi Thượng viện Mỹ tái xác nhận sự ủng hộ mạnh mẽ đối với giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông, đồng thời cam kết duy trì các nỗ lực liên tục để tạo điều kiện thuận lợi cho một quá trình đa phương và hòa bình nhằm giải quyết các tranh chấp này, theo phương pháp phù hợp với thông lệ của luật pháp quốc tế.

Ông Webb yêu cầu Thượng viện Mỹ ủng hộ việc tiếp tục các chiến dịch của quân đội nước này, nhằm khẳng định và bảo vệ quyền tự do hàng hải và không phận quốc tế tại Biển Đông. Mỹ mới đây tuyên bố điều tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Chung-hoon tới Tây Thái bình dương tập trận chung với hải quân Philippines.

Căng thẳng tại Biển Đông gần đây đột ngột gia tăng sau khi các tàu của Trung Quốc liên tục có hành vi cắt cáp và cản trở hoạt động của các tàu khảo sát địa chấn thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, trước phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam sau các sự việc này, phía Trung Quốc lại khẳng định đó là việc làm bình thường trong hải phận của họ, một động thái được cho là nhằm biến khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp. Trung Quốc cũng bị Philippines nhiều lần tố cáo xâm phạm vùng nước mà Manila tuyên bố chủ quyền.

Một loạt tuyên bố về tập trận hoặc điều động quân binh được đưa ra tại khu vực này trong thời gian gần đây, khiến tình hình Biển Đông thêm nóng.

Phan Lê

 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 14/Jun/2011 lúc 7:06pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 14/Jun/2011 lúc 11:36pm
 
 
 

Trung Quốc yêu cầu Mỹ tránh xa tranh chấp Biển Đông

VnExpress – Thứ ba, ngày 14 tháng sáu năm 2011
 
Trung%20Quốc%20yêu%20cầu%20Mỹ%20tránh%20xa%20tranh%20chấp%20Biển%20Đông
Trung Quốc yêu cầu Mỹ tránh xa tranh chấp Biển Đông
 
 
 
Ngày 14/6, Bắc Kinh đáp lại lời kêu gọi của một nghị sĩ Mỹ về xây dựng cơ chế đa phương để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, rằng các nước không liên quan thì không nên tham gia.

Hãng tin AP dẫn lời phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trong họp báo hôm nay nói rằng chỉ những quốc gia có tuyên bố chủ quyền trong vùng biển tranh chấp mới nên tham gia vào việc thảo luận để giải quyết tranh chấp.

"Chúng tôi hy vọng các nước không liên quan đến tranh chấp... sẽ tôn trọng nỗ lực của các nước có liên quan trực tiếp trong việc giải quyết vấn đề thông qua đối thoại trực tiếp", ông Hồng nói.

"Tuyên bố của ông Hồng đưa ra chỉ một ngày sau khi thượng nghị sĩ danh tiếng của Mỹ, Jim Webb, chủ tịch tiểu ban châu Á Thái bình dương của Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, công bố dự thảo nghị quyết lên án thái độ của Trung Quốc trên Biển Đông.

Ông Webb cũng đề nghị Mỹ có sự tham gia trong một cơ chế đa phương nhằm giải quyết tranh chấp ở khu vực biển giàu tài nguyên và có vị trí chiến lược này.

Cũng hôm nay Tổng thống Philippines Bengino Aquino nói rằng Manila cần sự giúp đỡ của Mỹ trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Hải quân hai nước đồng minh lâu năm này chuẩn bị tập trận vào cuối tháng 6, dự đoán tại vùng biển phía tây Philippines.

Biển Đông trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế kể từ năm ngoái, khi mà tại Diễn đàn an ninh khu vực ARF tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo tự do và an ninh hàng hải trên Biển Đông.

Trong cuộc họp báo hôm nay ông Hồng cho biết Trung Quốc sẽ khẳng định tuyên bố với toàn bộ vùng biển tranh chấp và các nhóm đảo trên đó, nhưng sẽ không sử dụng vũ lực hay ngăn chặn tự do hàng hải.

Ông Hồng cũng "lên án những hành động làm mở rộng và phức tạp thêm tình hình", AP cho biết.

Cùng ngày, xã luận của tờ nhật báo Quân giải phóng Trung Quốc nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh rằng các nước "không liên quan" nên tránh xa tình trạng căng thẳng hiện nay.

"Chuyện tranh chấp phải được giải quyết hòa bình thông qua tham vấn hữu nghị giữa hai bên liên quan", Reuters dẫn lại bài viết của tờ báo quân đội nói trên. Bài báo cũng khẳng định rằng Trung Quốc "phản đối việc quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông.

Giữa ASEAN - mà một số thành viên có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông - và Trung Quốc hiện có một cơ chế giải quyết xung đột Biển Đông, đó là Tuyên bố về cách ứng xử của các bên (DOC) ký năm 2002. Trung Quốc được cho là muốn giải quyết tranh chấp thông qua các đối thoại tay đôi. Tuy nhiên, trong những cuộc họp gần đây của ASEAN, nhiều vị lãnh đạo tỏ ý muốn nhanh chóng có một bản quy chế chặt chẽ hơn, quy định việc thực hiện DOC. Quy chế tương lai này thường được đề cập đến là COC.

Thanh Mai

 
 
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Jun/2011 lúc 6:50pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ mykieu

 
 
Bình Dương sắp có ‘China Town’
BÌNH DƯƠNG (NLÐ) - Không nói chừng nào sẽ hoàn thành nhưng công trình xây dựng một ‘China Town’ đầu tiên của Việt Nam đã được khởi công sáng 22 tháng 5 tại tỉnh Bình Dương.



Phác thảo thiết kế Chinatown tại tỉnh Bình Dương. (Hình: tài liệu của Becamex)


Báo Người Lao Ðộng cho biết công trình này là một trung tâm thương mại có tên Ðông Ðô được xây dựng tại thành phố Bình Dương trên một diện tích hơn 8,000 m2, cao 3 tầng, “mang đậm nét kiến trúc truyền thống của người Hoa”.

Cũng theo báo Người Lao Ðộng, Trung Tâm Thương Mại Ðông Ðô là trung tâm điểm của dự án “Ðông Ðô Ðại Phố” - khu thương mại đầu tiên dành cho người Hoa tại Bình Dương, rộng 26 ha với tổng vốn đầu tư lên hơn 6,000 tỉ đồng, tương đương 300 triệu đô la Mỹ.

Gần đây, người Hoa từ Trung Cọng tràn xuống Việt Nam làm ăn sinh sống ngày một đông dần. Người ta ước tính tại tỉnh Bình Dương hiện có khoảng 120,000 “người Hoa mới” đến làm ăn sinh sống, đông nhất là vùng Lái Thiêu, thị xã Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một, Tân Uyên...


Người Việt Online, Monday, May 23, 2011 116 PM

_______________________________

[Ghi chú của hqvnch-btl]: Trang báo điện tử của tỉnh Bình Dương (quê hương của Nguyễn Minh Triết) là website duy nhứt có cả ấn bản bằng tiếng Tàu!
 
 
 
 
 
 
 
 
TRUNG CỘNG NGANG NGƯỢC, BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG, CĂNG THẲNG NGÀY GIA TĂNG.
LÒNG DÂN SÔI SỤC VỚI NHỮNG CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG CỘNG (SAIGON , HÀ NỘI). 
TT CHÍNH PHỦ BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH 4/2011/NDCP (MANG Ý NGHĨA "VN chuẩn bị ‘tổng động viên’, nếu cần ")
......
 
 
THẾ MÀ.....
 
HÌNH ẢNH NGHỊCH LÝ (BÊN DƯỚI) ĐANG DIỄN TIẾN THUẬN LỢI...
 
120.000 DÂN TRUNG CỘNG SẼ AN CƯ , TRONG TƯƠNG LAI CÓ BAO NHIÊU "PHU NHÂN- HẦU THIẾP" NGƯỜI VN VÀ BAO NHIÊU BABY TÀU CỘNG HIỆN HỮU !?!?
CHINATOWN ĐÂU PHẢI CHỈ CÓ HAY CHỈ DỪNG TẠI BÌNH DƯƠNG !
 
 
UnhappyCry
 
 
 
Quảng cáo khu thương mại Đông Đô Đại Phố

ĐẶC KHU CHINA TOWN (TRUNG CỘNG) SẦM UẤT NHẤT BÌNH DƯƠNG

TỌA LẠC NGAY TRUNG TÂM TP MỚI BÌNH DƯƠNG
 
 
 

Sáng ngày 22.05, Công ty Cổ Phần Phát Triển Hạ Tầng Kỹ Thuật (Becamex IJC) đã khởi công xây dựng trung tâm thương mại Đông Đô Đại Phố tại Thành Phố mới Bình Dương. Được xây dựng trên diện tích hơn 8,000m2, trung tâm thương mại Đông Đô gồm 3 tầng, có 3 mặt tiền giáp với các tuyến đường rộng 35m.

Đây là một phần trong dự án Đông Đô Đại Phố - dự án khu phố thương mại đầu tiên dành cho người Hoa tại Thành Phố mới Bình Dương, nằm trên khu đất có diện tích hơn 26 ha, với tổng vốn đầu tư hơn 6,500 tỷ đồng.

Dự kiến trung tâm thương mại Đông Đô Đại Phố sẽ đi vào hoạt động vào năm 2012

 
 
 
 
 
 
 
 

ĐÔNG ĐÔ ĐẠI PHỐ "CHINATOWN" VIỆT NAM

Nếu Chinatown nổi tiếng là khu phố thương mại tấp nập và sầm uất của cộng đồng người Hoa ở Singapore, hay Phước Lộc Thọ tại bang California, Hoa Kỳ, nơi mà bạn có thể vừa tham quan tìm hiểu nét văn hóa truyền thống, thỏa sức mua sắm đủ các loại hàng hóa đặc trưng và trải nghiệm thích thú với các món ăn Trung Hoa thì sắp tới, tại thành phố mới BD cũng sẽ có một trung tâm thương mại tương tự dành cho cộng đồng Hoa Kiều tại Việt Nam.

Dự án Khu thương mại Đông Đô Đại Phố của Becamex IJC, tọa lạc bên cạnh Chùa Bà Thiên Hậu, sẽ là nơi mua bán tấp nập, nhộn nhịp của bà con người Hoa tại Bình Dương cũng như thu hút đầu tư của người Hoa từ khắp nơi, là điểm gắn kết và hình thành cộng đồng Hoa kiều sung túc, thịnh vượng.

Sinh sống và kinh doanh tại Đông Đô Đại Phố đồng nghĩa với việc tận hưởng toàn bộ tiện ích xã hội của thành phố mới Bình Dương mà không phải di chuyển đâu xa như trung tâm hành chính chính trị tập trung, trường đại học quốc tế Miền Đông, bệnh viện quốc tế, khu phức hợp thể thao, trung tâm hội nghị-tiệc cưới, sân golf và các trung tâm thương mại, giải trí…phần lớn đã được khởi công xây dựng và một số đã được đưa vào sử dụng, đặc biệt lễ động thổ xây dựng Chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu diễn ra vào ngày 11/2/2011 là một trong những tiêu điểm nổi bật giúp định hình nên một khu vực mang đặc trưng của cộng đồng người Hoa.

TIỆN ÍCH:

 

 

Tất cả tạo nên quần thể kiến trúc tôn giáo bề thế, quy mô. Nơi đây sẽ là một địa điểm sinh hoạt tâm linh, thưởng ngoạn đầy ý nghĩa của cư dân thành phố và các quận, huyện xung quanh. Hình bóng của những ngôi chùa thể hiện sự an lành, hạnh phúc trong quá trình phát triển của một thành phố tương lai.

VĂN HÓA ẨM THỰC, LỄ HỘI:

Chùa Bà được xây dựng gần trung tâm văn hóa Thành Phố Mới Bình Dương, có diện tích gấp 3 lần chùa Bà ở tại Thị Xã Thủ Dầu Một.
Chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu sẽ đáp ứng được nhu cầu văn hóa tín ngưỡng ngày càng cao của nhân dân, xứng đáng với tầm vóc hiện đại của Thành Phố Mới Bình Dương.
Sau lễ động thổ xây dựng trung tâm Hành Chính - Chính Trị cuối năm ngoái, lễ động thổ xây dựng chùa Bà vào dịp đầu xuân năm 2011 làm cho đất dự án nóng lên. Sự kiện này tạo ra sức mua mới, nhà đầu tư tin tưởng vào một thành phố hiện đại bậc nhất sớm được hoàn thiện

SÂN KHẤU NHẠC NƯỚC




MỘT GÓC CÔNG VIÊN TRUNG TÂM THÀNH PHỐ

KHU CÔNG NGHIỆP VSIP II

CÔNG VIÊN TRUNG TÂM THÀNH PHỐ RỘNG 120ha ĐÃ HOÀN THÀNH 100%



TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ MIỀN ĐÔNG ĐÃ HOÀN THÀNH


TRUNG TÂM VĂN HÓA

BỆNH VIỆN QUỐC TẾ VỚI QUY MÔ 1000 GIƯỜNG
 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 15/Jun/2011 lúc 7:06pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/Jun/2011 lúc 5:36pm
 
 

Trung Quốc đưa tàu tuần tra lớn nhất qua Biển Đông

VnExpress – Thứ năm, ngày 16 tháng sáu năm 2011
 
 
Haixun 31 là tàu tuần tra hiện đại nhất của Trung Quốc.
 Ảnh: Xinhua. 

Con%20tàu%20được%20mong%20đợi%20là%20sẽ%20tang%20cường%20sự%20hợp%20tác%20giữa%20hai%20nước%20trong%20các%20vấn%20đề%20hàng%20hải%20cũng%20như%20về%20kinh%20tế%20và%20môi%20trường.

Tàu tuần tra hiện đại nhất và lớn nhất của Trung Quốc, trước khi thăm Singapore, sẽ vào Biển Đông và đi qua các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc cho hay con tàu Haixun 31, tải trọng 3.000 tấn, xuất phát sáng hôm qua từ cảng Chu Hải, tỉnh Quảng Đông. Dự kiến hải trình của nó dài 1.400 hải lý, qua các đảo trên vùng biển này, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đài CRI nói rằng thủy thủ đoàn của tàu tuần tra này sẽ kiểm tra những tàu mang cờ nước khác trên vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc chủ quyền của họ.

Bắc Kinh đã tuyên bố yêu sách đường chín đoạn, hay còn gọi là đường lưỡi bò hoặc chữ U, ôm gần như trọn cả vùng Biển Đông. Yêu sách này là hoàn toàn vô lý, không có cơ sở về luật pháp cũng như lịch sử, bị các nước, trong đó có Việt Nam, phản đối.

Haixun 31 là tàu tuần tra lớn nhất và hiện đại nhất từ trước tới nay tại Trung Quốc, được trang bị bãi đáp cho trực thăng, kho chứa máy bay và một tháp điều khiển không lưu. Con tàu có khả năng di chuyển 6.000 hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu.

Đây là chuyến đi ra nước ngoài đầu tiên của Haixun 31. Nó sẽ ở Singapore trong 6 ngày. Phái đoàn Trung Quốc sẽ hội đàm với các quan chức hải quân Singapore về các vấn đề an ninh hàng hải, quản lý hải cảng và chống hải tặc.

Trung Quốc đang cho đóng một tàu tuần tra lớn hơn, mang tên Haixun 01. Tàu mới sẽ hoàn thành vào tháng 7 năm tới, với chiều dài 128 méttải trọng 5.400 tấn.

Song Minh (Ảnh: Xinhua)

 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 16/Jun/2011 lúc 5:50pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/Jun/2011 lúc 6:07pm
 
 
Thơ ĐỖ TRUNG QUÂN

Tôi

 Gã đàn ông gần sáu mươi tuổi.


Đi qua cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử đất nước.
Tưởng mình thoát được chiến tranh
Vẫn phải đập nhau một trận ra trò với thằng diệt chủng.
Chuyện cũ rồi
Không chết thì về
Về thì làm thơ trời – trăng – mây -  gió…
Thơ trẻ con – thơ tình – thơ ấm ớ.
Như mọi nhà thơ mây gió của xứ sở này,
Hôm nay
Tôi tọt xuống đường biểu tình , tuần hành ở tuổi vị thành…mây
Đi cùng thanh niên mà thấy mình phát chán.
Hét thì hết hơi
Đi tuần hành thì nhức đầu gối.
Thôi thì
Ai có sức dùng sức
Ai có hơi dùng hơi
Hết hơi hết sức thì lết đi trong im lặng.
Tại sao tôi đi ?
Đơn giản rằng phụ nữ còn đi
Bà bán cá còn đi
Anh sinh viên còn đi
Cô thiếu nữ còn đi
Để Thị uy
Với bọn cướp nước
Bọn ngoại xâm
Bọn giả nhân
Và cả với đứa nào rắp ranh bán nước.
Các anh an ninh này
Ta biết thừa chuyện ai nấy làm.
Nhưng gì thì gì đừng đánh đồng bào mình
Đừng bẻ tay , vặn cổ đồng bào mình
Hãy vặn cổ bẻ tay bọn xâm lược.
Thuế đồng bào nuôi các anh bấy nay
Làm thế coi không được.
Nay mai kẻ cướp vào tận nhà.
Nó trói cổ cả anh lẫn tôi
Tù nhân một giuộc
Nói thế thôi chứ dân mình yêu nước.
Phụ nữ đánh tới cái lai quần
Nói chi dân
Cởi truồng cũng giữ nước.
Tôi thấy anh trấn áp dân mình
Coi không được

(ĐỖ TRUNG QUÂN)

 
 
 
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 12 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.199 seconds.