Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 120 phần sau >>
Người gởi Nội dung
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 01/Jun/2009 lúc 4:35pm
 
Dạ, xin chào cô PT!
 
      ranvuive đã dò hỏi khắp nơi nhưng vẫn không tìm ra nơi nào ở Sài Gòn có món "cá thính". Xin cô PT thông cảm nhe vì ranvuive không tìm được thông tin nào khác về món "cá thính" nữa.  
 
      ranvuive có một người bạn quê ở Huế, nhưng đang sống tại SG, cô ấy nói là món đó làm rất công phu nên bây giờ ít có người làm lắm. Ở Sài Gòn lại còn khó tìm ra món này lắm.
 
    ranvuive phúc đáp lại cho cô PT rõ.
 
    Chúc cô PT 1 chuyến về VN vui vẻ.
 
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 02/Jun/2009 lúc 3:02pm
 
 
Lịch sử các loại chữ viết Việt Nam
 
 
Trong lịch sử hình thành và phát triển, chữ Việt cũng chịu nhiều ảnh hưởng của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt.
 
Chữ Hán
 
Chữ Hán vào Việt Nam theo con đường giao lưu văn hóa bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Hiện nay, ở Việt Nam còn lưu giữ được số hiện vật như đỉnh cổ có khắc chữ tượng hình (chữ Hán cổ). Điều này là một phần chứng minh được rằng chữ Hán cổ xuất hiện ở Việt Nam khá sớm và thực sự trở thành phương tiện ghi chép và truyền thông trong người Việt kể từ những thế kỷ đầu Công nguyên trở đi.
 
Đến thế kỷ VII - XI chữ Hán và tiếng Hán được sử dụng ngày càng rộng rãi ở Việt Nam. Thời kỳ này tiếng Hán được sử dụng như một phương tiện giao tiếp, giao lưu kinh tế thương mại với Trung Quốc. Do Việt Nam bị ách đô hộ của phong kiến phương Bắc trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, vì vậy hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng chữ Hán có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với nền văn hóa của nước Việt Nam xưa. Từ sau thế kỷ thứ X, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ, thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, nhưng chữ Hán và tiếng Hán vẫn tiếp tục là một phương tiện quan trọng để phát triển văn hóa dân tộc.

Chữ Nôm


Dù chữ Hán có sức sống mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, một văn tự ngoại lai không thể nào đáp ứng, thậm chí bất lực trước đòi hỏi, yêu cầu của việc trực tiếp ghi chép hoặc diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của bản thân người Việt. Chính vì vậy chữ Nôm đã ra đời để bù đắp vào chỗ mà chữ Hán không đáp ứng nổi.

Chữ Nôm là một loại văn tự xây dựng trên cơ sở đường nét, thành tố và phương thức cấu tạo của chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng Việt. Quá trình hình thành chữ Nôm có thể chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn đầu, tạm gọi là giai đoạn "đồng hóa chữ Hán", tức là dùng chữ Hán để phiên âm các từ Việt thường là tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ chim muông, đồ vật... xuất hiện lẻ tẻ trong văn bản Hán. Những từ chữ Nôm này xuất hiện vào thế kỷ đầu sau Công nguyên (đặc biệt rõ nét nhất vào thế kỷ thứ VI).

Giai đoạn sau: Ở giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp tục dùng chữ Hán để phiên âm từ tiếng Việt, đã xuất hiện những chữ Nôm tự tạo theo một số nguyên tắc nhất định. Loại chữ Nôm tự tạo này, sau phát triển theo hướng ghi âm, nhằm ghi chép ngày một sát hơn, đúng hơn với tiếng Việt. Từ thời Lý thế kỷ thứ XI đến đời Trần thế kỷ XIV thì hệ thống chữ Nôm mới thực sự hoàn chỉnh. Theo sử sách đến nay còn ghi lại được một số tác phẩm đã được viết bằng chữ Nôm như đời Trần có cuốn "Thiền Tông Bản Hạnh". Đến thế kỷ XVIII - XIX chữ Nôm đã phát triển tới mức cao, át cả địa vị chữ Hán. Các tác phẩm như hịch Tây Sơn, Khoa thi hương dưới thời Quang Trung (1789) đã có bài thi làm bằng chữ Nôm. Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng được viết bằng chữ Nôm là những ví dụ.

Như vậy, có thể thấy chữ Hán và chữ Nôm có những khác nhau cơ bản về lịch sử ra đời, mục đích sử dụng và mỗi chữ có bản sắc riêng về văn hóa.

Chữ Quốc ngữ hiện nay

Việc chế tác chữ Quốc ngữ là một công việc tập thể của nhiều linh mục dòng tên người châu Âu, trong đó nổi bật lên vai trò của Francesco de Pina, Gaspar d'Amaral, Antonio Barbosa và Alexandre De Rhodes. Trong công việc này có sự hợp tác tích cực và hiệu quả của nhiều người Việt Nam, trước hết là các thầy giảng Việt Nam (giúp việc cho các linh mục người Âu). Alexandre De Rhodes đã có công lớn trong việc góp phần sửa sang và hoàn chỉnh bộ chữ Quốc ngữ. Đặc biệt là ông đã dùng bộ chữ ấy để biên soạn và tổ chức in ấn lần đầu tiên cuốn từ điển Việt - Bồ - La (trong đó có phần về ngữ pháp tiếng Việt) và cuốn Phép giảng tám ngày. Xét về góc độ ngôn ngữ thì cuốn diễn giảng vắn tắt về tiếng An Nam hay tiếng đàng ngoài (in chung trong từ điển) có thể được xem như công trình đầu tiên khảo cứu về ngữ pháp. Còn cuốn Phép giảng tám ngày có thể được coi như tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ, sử dụng lời văn tiếng nói bình dân hàng ngày của người Việt Nam thế kỷ XVII.

Tuy chữ Quốc ngữ của Alexandre De Rhodes năm 1651 trong cuốn từ điển Việt - Bồ - La đã khá hoàn chỉnh nhưng cũng phải chờ đến từ điển Việt - Bồ - La (1772), tức là 121 năm sau, với những cải cách quan trọng của Pigneau de Behaine thì chữ Quốc ngữ mới có diện mạo giống như hệ thống chữ Việt mà chúng ta đang dùng hiện nay.

Theo e-cadao.com




Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 02/Jun/2009 lúc 3:04pm
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 02/Jun/2009 lúc 3:08pm
 
Cổ Loa - Giải mã huyền thoại
 

Có lẽ không người dân nước Việt nào không một lần nghe đến hai tiếng “Cổ Loa”. ở nơi đó, biết bao sự tích, bao huyền thoại kể về một thời dựng nước của tổ tiên chúng ta. Chuyện vui có, buồn có, bi hùng có, tạo nên một sức hấp dẫn kỳ lạ cho một miền đất, một địa danh mà mới chỉ nghe đã một lần muốn đến. Ở nơi đó huyền thoại và sự thật đan xen, trộn lẫn vào nhau đến mức tạo nên những huyền bí lịch sử mà không phải ở nơi nào cũng có được.

Đi tìm chứng tích

Trong những thập kỷ từ 60 đến 90 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã nghiên cứu, khai quật khảo cổ học ở nhiều nơi trên đất Cổ Loa và phụ cận như Bãi Mèn, Đồng Vông, Đường Mây, xóm Mít, Gò Mả Tre (nơi phát hiện trống đồng Cổ Loa cùng những lưỡi cày đồng nổi tiếng), Tiên Hội, Đình Chàng… và đã thu thập, phát hiện vô số những hiện vật đồ gốm, đồ đồng, đặc biệt là kho mũi tên đồng hàng vạn cái ở Cầu Vực (trên đường vào Cổ Loa, bên sông Thiếp) mang những thông tin thuyết phục về sự hiện diện của nhân vật An Dương Vương và thời kỳ An Dương Vương trên vùng đất này.

Tuy nhiên, bấy nhiêu là chưa đủ, đặc biệt là việc phải chứng minh rằng những mũi tên đồng đã phát hiện và cũng đã được kể trong truyền thuyết xưa là được sản xuất tại chỗ chứ không phải mang từ nơi khác đến. Phải tìm ra những chứng cứ có thật của việc cư trú của cư dân bản địa, những người đã làm ra những đồ gốm, những đồ đồng ấy, trên đúng mảnh đất Cổ Loa lịch sử.

Để làm được việc ấy, trong mấy năm gần đây, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học đã tiến hành nhiều cuộc khai quật tại Cổ Loa, đặc biệt là chính tại nơi có ngôi đền Cổ Loa đang ngự và tiến hành cắt một đoạn thành Trung ở phía Bắc nhằm nghiên cứu kỹ thuật đắp thành trong lịch sử, đồng thời phần nào giải ảo hiện thực việc truyền thuyết kể rằng xưa kia thành cứ đắp lại đổ vì bạch kê tinh phá hoại.

Về kết quả khai quật khảo cổ học khu vực Đền Thượng. Tại khu vực này trong các đợt khai quật cuối năm 2004 đầu 2005 và cuộc khai quật tháng 11-2006, đặc biệt là cuộc khai quật mới đây nhất tại khu vực này đã làm xuất lộ hàng loạt dấu tích cư trú của người xưa thuộc giai đoạn Cổ Loa-An Dương Vương, (khoảng 2.300 năm cách ngày nay).

Những lò luyện kim nhỏ được phát hiện cùng vô số những khuôn đúc mũi tên đồng đã làm tan biến mọi nghi ngờ về những mũi tên đồng Cổ Loa trong truyền thuyết được sản xuất tại chỗ hay mang từ nơi khác đến. Những dấu tích xác thực về tầng văn hoá cư trú của cư dân bản địa trên địa hình của những gò đồi cổ tại khu vực này đã đánh tan những hoài nghi về tính ngoại lai của những hiện vật khảo cổ như gốm Cổ Loa, đầu ngói ống Cổ Loa…

Những hiện vật kiến trúc như gốm hoa nâu thời Trần, ngói, đầu đao kiến trúc, vật trang trí bờ nóc kiến trúc thời Lê và những viên gạch, lò nung ngói thời Nguyễn của các tầng văn hoá kế tiếp đã cho thấy trên mảnh đất này người Việt đã liên tục cư trú và phát triển ngày một mạnh mẽ trong suốt chiều dài lịch sử.

Giải mã sự thật lịch sử

Việc cắt một đoạn thành Trung tại khu vực phía Bắc Cổ Loa cũng cho nhiều thông tin quý giá về việc đắp thành ngày xưa. Theo kết quả ban đầu cho thấy việc đào đất đắp thành cũng qua nhiều gian nan, không phải vô cớ mà truyền thuyết kể rằng cứ gần sáng khi có tiếng gà gáy thành vừa đắp lại đổ, An Dương Vương phải viện đến Thần Kim Quy mới có kế sách chống Bạch Kê Tinh để xây được Loa Thành.

Trên lát cắt của việc cắt thành, người ta có thể dễ nhận thấy rất nhiều lớp đất được đắp lên và đầm chặt, trong đó còn có dấu vết rõ ràng của những viên đất lớn, có lẽ được cắt bằng kỹ thuật cắt kéo của thợ đấu mà chúng ta vẫn còn thấy hiện nay. Tại chân thành người ta còn thấy kỹ thuật kê đá làm cho thành vững chắc, đây đó trên những vệt thành cổ chúng ta vẫn thấy những dấu tích của những vệt gốm kè thành chống trôi trượt của đất đắp thành…

Tất cả những yếu tố kỹ thuật ấy cho phép chúng ta giải ảo một hiện thực về việc thành xây cứ đổ là: có thể ban đầu khi chưa có kinh nghiệm, và chưa có những hiểu biết nhất định về địa chất nên chỉ có kỹ thuật đào đất đắp thành mà không có những vật kiệu, chất liệu làm móng (đá), làm chống trôi trượt (kè gốm, gạch, ngói …) nên thành bị sạt lở nhiều.

Qua quá trình thi công người ta nhận ra điều đó và đã có những biện pháp hiệu quả khắc phục nhược điểm này, có thể cũng có những người tài giỏi giúp cho An Dương Vương khắc phục được điểm yếu đó và trong truyền thuyết đã có sự xuất hiện của thần Kim Quy và vị tướng Cao Lỗ chế nỏ thần? Điều ấy chứng minh rằng chỉ một nhân vật như An Dương Vương thôi cũng chưa đủ làm nên lịch sử mà bên cạnh đó còn phải có sự trợ giúp của những bậc cao nhân, của cộng đồng.

Trở lại việc phát hiện hàng loạt những lò đúc kim loại và những khuôn đúc cùng mũi tên đồng chúng ta thấy việc sự thật lịch sử đã được huyền thoại hoá lãng mạn và tài tình như thế nào. Đồng thời những huyền thoại ấy, ngày nay đã được khoa học chứng minh và soi sáng để khẳng định những sự thật lịch sử mà con dân đất Việt đã tạo nên nhưng qua thời gian bị phủ mờ và hoài nghi vì những điều mà chúng ta quen gọi là huyền thoại.

Huyền thoại và sự thật có lẽ, ở đâu đó cũng chỉ cách nhau trong gang tấc. Chỉ có điều là chúng ta có giải mã và làm sáng tỏ được nó không mà thôi.

Nguyễn Tiến Đông
(Viện Khảo cổ



Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 02/Jun/2009 lúc 3:11pm
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 02/Jun/2009 lúc 3:34pm
 
MỘC CHÂU- NHỮNG MÙA HOA
 
 
Cách Hà Nội 200km, cao nguyên Mộc Châu không còn là cái tên xa lạ với những người bạn đường khi mùa hoa về.

(Ảnh: du lịch cùng chudu24)


Bốn mùa thời tiết mát mẻ đã tạo cho cao nguyên này một vẻ đẹp riêng. Người ta vẫn nhớ về Mộc Châu với những đồi chè mướt xanh, những trảng cỏ voi xanh mởn nhũng nhẵng đàn bò sữa gặm cỏ, một Mộc Châu mộc mạc yên bình và những cành đào ngày Tết. Ít ai ghé thăm Mộc Châu mùa này, có gì đâu mà đến.
Con đường 6 dẫn ta đến với cao nguyên xanh đã đẹp hơn trước kia rất nhiều. Đường quốc lộ chạy gần 200km vòng qua thành phố Hòa Bình, dừng chân nghỉ lại một chút ngắm thung lũng Mai Châu xa xa trước khi tiếp tục con đường đến với Châu Mộc.

Châu Mộc những mùa hoa.


Cách nông trường bò sữa vài cây số là những cánh đồng hoa cải trắng, trải rộng đến tận chân trời tít tắp, bò lan trên những sườn đồi thoai thoải. Từ đường lớn nhìn sang, những cánh đồng như một mảng sơn vẽ những ô màu trắng bên khoảng xanh của cỏ cây và đỏ của đất. Thêm chút nữa sâu vào mảnh đất tốt tươi là rừng hoa hướng dương. Những đóa hoa cao quá đầu người, vươn mình trong nắng cuối thu đã nhạt màu.

Vạt hoa dã quỳ bên đường hôm nay đứng xen lẫn cùng hoa trạng nguyên, nở rực rỡ suốt dọc con đường. Những hàng rào hoa tự nhiên đan xen vàng cam và đỏ khiến con đường bồng bềnh trôi. Trong áng chiều đã dần ngả tím, cảnh chiều hôm ở Mộc Châu khiến bạn lâng lâng một niềm riêng. Không khí trong lành mát lạnh với hương hoa cải ngai ngái, sương lãng đãng cuối chân trời xa.

Tiếng chó sủa đâu đây trong ánh đèn điện le lói xa xa. Thung lũng sáng ánh trăng vằng vặc, soi tỏ những đồi chè mênh mang.
Không khí tại Mộc Châu là một trong những của hiếm có và quý giá nhất của vùng đất này. Khu cao nguyên mát mẻ vào mùa hè, se se lạnh mùa thu, lạnh cóng vào mùa đông và ấm áp khi xuân về. Mùa xuân, cả đất trời Châu Mộc rực rỡ những sắc hoa mận hoa đào.


 

Thác Dải Yếm, cách nông trường 3km
(Ảnh: du lịch cùng chudu24)


 

Hang Kia Pà Kò(Ảnh: du lịch cùng chudu24)



 


Cánh đồng hoa cải trắng bên đường
(Ảnh: du lịch cùng chudu24)



(Ảnh: du lịch cùng chudu24)

Hoa Dã quỳ lộng lẫy suốt dọc con đường

Người ta đến với Mộc Châu để nghỉ ngơi sau mỗi dịp cuối tuần. Lang thang trên những đồi chè cũng đang nở hoa, ngắm bầu trời xanh trong lồng lộng từ trên cao, nhón chân bước qua những phiến đá rêu phong của thác Dải Yếm, tò mò với Hang Dơi, hay đơn giản chỉ là nhấm nháp chút hương vị mát lạnh mỗi sớm sương chưa tan vẫn giăng mắc khắp các hang cùng ngõ hẻm của mảnh đất này.
Nhiều đôi bạn ghé đến đây chụp ảnh cưới, có người chỉ để thư giãn cuối tuần, tự thưởng cho mình một bữa sáng nhẹ nhàng với ly sữa tươi nóng hổi nguyên chất và chiếc bánh sừng bò thơm thơm giá rẻ. Chụp cho nhau những tấm ảnh đẹp trong khung trời đầy sắc hoa trong những vườn cải trắng, vườn hoa hướng dương, vườn lan, bên cây hồng lúc lỉu quả chín mọng hay trên đồi chè cao tít tắp xanh mướt xa xa.
 
Bữa tối ở Mộc Châu, đừng quên ghé vào vài bản làng, làm một nồi lẩu gà chân đen đặc sản, nóng hổi và ấm cúng bên bạn bè. Và đêm về, trong màn sương nhè nhẹ, một vầng trăng, một tách trà nóng, vài ba câu chuyện tầm phào xua tan mệt mỏi dặm trường.
Một chú bé người dân tộc Mông

Một chú bé người dân tộc Mông
(Ảnh: du lịch cùng chudu24)


 


 



Lúc lỉu hồng
(Ảnh: du lịch cùng chudu24)


Sắc đỏ giữa trời xanh

(Ảnh: du lịch cùng chudu24)



 
Hoa cải với hương thơm ngai ngái
(Ảnh: du lịch cùng chudu24)
 
 
Mách bạn: Một chuyến đi du lịch Mộc Châu trong 2 ngày hoặc 2,5 ngày

Mộc Châu thuộc địa phận tỉnh Sơn La. Để đến với nơi này, bạn cứ theo đường quốc lộ 6 mà thẳng tới
 
Vé xe ô tô tuyến Hà Nội - Sơn la: 60.000 đ
Giá phòng tại khách sạn Công Đoàn - nông trường Mộc Châu: 150.000 đ/phòng hai giường
 
Các điểm du lịch : Nông trường chè Mộc Châu, trại nuôi bò sữa, thác Dải Yếm, Hang Dơi, cửa khẩu Pa Háng (thông với nước bạn Lào), đèo Hua Tạt (con đèo trên đường 6 cũ, cảnh sắc rất đẹp)

Quà mang về: Bánh sữa Mộc Châu
Đặc sản: sữa tươi, gà đồi, bánh sữa, chè Mộc Châu
Chi phí: 400.000 đ - 600.000 đ/người/2 ngày
 

 


Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 02/Jun/2009 lúc 3:38pm
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 03/Jun/2009 lúc 2:36am
 
 
 
Khám phá vẻ đẹp
động Ngườm Ngao - Cao Bằng
 
Nguồn: vnexpress
 
Các hang động với vẻ đẹp nổi tiếng như động ở Phong Nha, ở vịnh Hạ Long, còn có nhiều hang động đẹp chưa được khám phá. Hang động Ngườm Ngao - Cao Bằng mà nét đẹp lỗng lẫy, hoành tráng đang thu hút nhiều du khách tới thăm. 

 

 
Động Ngườm Ngao là một động lớn được hình thành từ sự phong hoá lâu đời của đá vôi.
Bước vào động, du khách như bước vào một thế giới kỳ ảo, choáng ngợp trước những dải thạch nhũ muôn màu.
Những tượng đá quyến rũ với nhiều kiểu dáng khác nhau mang dáng dấp hình người, cây rừng, súc vật…
Nhũ đá thả từ trên xuống…
…hay mọc từ dưới đất lên.
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 03/Jun/2009 lúc 2:46am
 
Khám phá điều thú vị
trên đèo Hải Vân
 
Nguồn: VnExpress
 

"Đến Hải Vân được uống trà, ngồi chõng tre, ở lều tranh, nghe hò Huế, hò Quảng và được tham dự các buổi ngâm thơ, bình văn thì còn gì bằng. Ở đây có gió mát của biển Đông, một ít vị mặn của biển và rất nhiều hơi ấm tình người". Trên con đường xuyên Việt qua dải đất miền Trung đầy nắng gió, đèo Hải Vân lâu nay đã trở thành nơi thưởng ngoạn lý tưởng của lữ khách vào Nam, ra Bắc.

 

Bạn sẽ cảm thấy rất sảng khoái khi được hít thở không khí trong lành, được nghe tiếng chim hót và điều đặc biệt nữa là được khám phá những cảnh đẹp của đèo Hải Vân
Lê Thánh Tôn là vị vua đầu tiên đặt chân đến Hải Vân năm Canh Dần (1741). Từ trên đỉnh cao nhìn xuôi về phương Nam với đồng ruộng phì nhiêu, non sông ngời sáng, vị minh quân này lúc đó đã tiên liệu được tương lai nên xúc cảm phong cho nơi này là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Đời Nguyễn - vua Minh Mạng đã cho khắc 6 chữ vàng đó lên đá trên Hải Vân quan.
Ngọn đèo luôn có cả một biển mây vờn này được ca tụng bởi muôn vàn vẻ đẹp khác nhau. Từ bên phía bắc qua phía nam đèo và ngược lại dài chừng 20km có hàng trăm khúc cua tay áo, thật kỳ vĩ mà cũng muôn phần nguy hiểm...
Bãi biển Lăng Cô là một danh thắng thiên nhiên của Thừa Thiên Huế, là nơi lý tưởng cho những ai đam mê tắm biển. Từ lâu đã nổi tiếng là một bãi biển có điều kiện tự nhiên và phong cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bãi cát trắng dài tới 10km bên cạnh làn nước trong xanh bao la tuyệt đẹp.
Ngày 27/8/2000 đã mở ra một trang sử mới của Đệ nhất hùng quan - hầm đường bộ qua đèo Hải Vân chính thức được khởi công. Đã chấm dứt những chuyến xe đầy lo âu, những tai nạn thương tâm, những ngày tắc đèo dài đằng đẵng. Đà Nẵng - vùng kinh tế năng động nhất miền Trung - đã nối liền với Huế, hình thành một huyết mạch di sản nối liền quần thể di tích cố đô với phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn.
Khen ai đã khéo đặt tên cho nơi này: Hải Vân (Mây biển). Có những lúc mây nhiều che phủ cả khúc đèo. Mây quấn quýt như níu lấy chân du khách. Ở độ cao gần 500m so với mặt nước biển, đèo Hải Vân là nơi ngừng nghỉ tuyệt vời. Du khách cảm thấy ngất ngây trước trời mây non nước, tận hưởng hết vẻ đẹp vô cùng ngoạn mục của cảnh núi cao, biển rộng có một không hai này.
Tạo hóa đã ưu đãi cho tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng đèo Hải Vân nổi tiếng. Ngọn đèo khá hiểm trở này có thể không lợi lắm về mặt giao thông nhưng về mặt du lịch lại là đoạn trời đất giao thoa và cực kỳ giàu chất thơ.
Đèo Hải Vân đã được vua Lê Thánh Tôn phong 4 chữ "Đệ nhất hùng quan" cùng thời với "Nam thiên đệ nhất động" ( Hương Tích ) thật không ngoa, du khách một lần qua đây không khỏi mê mẩn tâm hồn cho vẻ đẹp của cảnh trời mây nước, một bên là biển xanh thăm thẳm một bên là núi cao mây trắng bay.
Rong rêu đã mọc đầy trên chiếc lô cốt - được gọi là Đồn Nhất - do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1826 để bảo vệ con đèo chiến lược này. Nó bền bỉ bám trên sườn núi hàng chục năm nay và từ đây có thể kiểm soát được suốt dọc con đèo từ cả hai phía. Đồn Nhất đã chứng kiến biết bao cuộc nổi dậy của nhân dân Việt Nam trong suốt thời kì đấu tranh chống thực dân Pháp đô hộ.
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 05/Jun/2009 lúc 10:54am
 
Bánh Gừng
 
Bánh gừng luôn có mặt trong các lễ hội quan trọng như ngày tết, ngày cúng ông bà tổ tiên Prôn-chung-bân (thường gọi Dolta) của người Khmer. Cả người Chăm cũng xem bánh gừng là bánh truyền thống như người Khmer.

Bánh gừng nói theo tiếng Chăm là Hargìnònya, còn người Khmer ở Sóc Trăng thì gọi Num-khơ-nhây. Bánh được gọi tên vậy vì bánh có hình dạng củ gừng.

alt

Muốn có những chiếc bánh thơm ngon béo giòn và tan dần trên mặt lưỡi người ta thường chọn loại nếp lớn, trắng đục, đem vo thật sạch, để ráo nước rồi xay hoặc quết nhuyễn. Khi làm, cứ một ký bột nếp cho khoảng 25 – 30 quả trứng gà và một muỗng canh bột nang mực. Trước hết, cho bột nang mực, cho nước chanh tươi vào rồi mới đập trứng gà và đánh thật đều tay cho trứng dậy lên (nổi rễ tre) thì cho bột nếp vào.

Trộn hỗn hợp này thật nhuyễn, đến khi nào nắn bột thành những chiếc bánh có hình thù giống củ gừng. Sau đó chiên bánh bằng nồi chứ không chiên bằng chảo và phải thắng đường cát cho vào vịm; bánh chiên chín vàng nhúng vào vịm đường cát đã thắng để tạo một lớp áo mỏng bên ngoài rồi đem phơi nắng thì chiếc bánh mới trơn, láng bóng không bị cong.

Trong phong tục Chăm, bánh gừng có mặt trong các lễ hội quan trọng, nhất là tết Katê, lễ hội, lễ cưới. Bánh gừng lúc nào cũng được đặt lên trên hết cùng với bánh tét (paynung) và bánh gang tay (gakiya). Bánh tét (dương) tương trưng cho người chồng. Bánh gang tay (âm) tượng trưng cho người vợ. Bánh gừng (âm dương) hoà hợp, tượng trưng cho sự thuỷ chung của vợ chồng.

alt

Khi thưởng thức bánh gừng, người Chăm cho rằng mình đã nhớ đến hình ảnh thuỷ chung của nàng Nai Chrao Cho Phò (truyền thuyết của người Chăm giống như chuyện hòn vọng phu của người Kinh).

 Sài Gòn Tiếp Thị

 

 

 
 
 
 
 

 


Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 05/Jun/2009 lúc 10:55am
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 05/Jun/2009 lúc 10:58am
 
Về U Minh xem dâu vàng rực rỡ
 
 
Trung tuần tháng 5, khi vài đám mưa bắt đầu nặng hạt cũng là lúc dâu chín vàng cây. Đây là thời điểm thật lý tưởng để du khách về chơi với U Minh xem dâu vàng rực rỡ.

alt

Vùng đất Cái Tàu, Nguyễn Phích (U Minh) từ lâu được mệnh danh là “vương quốc” của dâu vàng ở ĐBSCL, năm nay lại trúng mùa. Chủ một vườn dâu ở Cái Tàu nói rằng năm này dâu trĩu quả bất ngờ và vườn nào, nhà nào cũng vậy. Cứ cách vài trăm mét là thấy từng chùm dâu vàng, dâu xanh treo lủng lẳng, thay cho lời mời gọi du khách.

alt

Đến Cái Tàu mùa này bạn sẽ cảm nhận vẻ đẹp mộc mạc của những xóm làng ven sông rạch với địa danh rất thân thuộc như Rạch Ông Sâu, Rạch Tắc, Rạch Đền, Rạch Chệt... uốn lượn ngoằn ngoèo sâu hút, đôi bờ cây trái xanh tươi.

Có một điều thú vị đó là nhà nào cũng có cửa sổ lớn để đón gió hoặc treo những sản phẩm làng nghề đan đát để chào hàng. Còn mùa này là dâu, mít và xoài tha hồ cho khách lựa chọn. Dâu Cái Tàu đã có hàng trăm năm nay và đã trở thành thương hiệu trái cây đặc sản nổi tiếng của địa phương.

alt

Du lịch vườn dâu thời gian này là thích hợp nhất vì dâu đã chín vàng cây, thỏa sức để bạn thưởng thức và khám phá...

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 05/Jun/2009 lúc 11:01am
 
Sức mạnh lan tỏa của...Trà đá
 
 
Lịch sử nghệ thuật uống trà Việt Nam liệt kê khá nhiều loại trà: Trà sen, trà ngâu, trà lài, trà lý, trà mộc... Duy chỉ không thấy liệt kê một loại mà giờ đây dù không nằm trong “danh mục” nào của nghệ thuật uống trà Việt Nam nhưng nó có mặt từ nhà hàng 5 sao đến quán cóc vỉa hè: trà đá!

Sức mạnh lan toả của... trà đá!

alt

Lịch sử nghệ thuật uống trà Việt Nam liệt kê khá nhiều loại trà: Trà sen, trà ngâu, trà lài, trà lý, trà mộc... Duy chỉ không thấy liệt kê một loại mà giờ đây dù không nằm trong “danh mục” nào của nghệ thuật uống trà Việt Nam nhưng nó có mặt từ nhà hàng 5 sao đến quán cóc vỉa hè: trà đá!

Có thể nói trà đá là món có xuất xứ Sài Gòn. Cũng không rõ nó ra đời từ năm nào, nhưng hơn 50 năm qua trà đá có mặt ở những bến xe, sân vận động trong những trận banh chang chang nắng, những bến cảng, khu lao động, quán bình dân, trên hè phố... Một chú bé, cô bé, một chị hàng rong với chiếc ly nhựa, cái ấm nhôm len lỏi qua hàng rừng người trong sân đá banh chào mời. Món giải khát rẻ tiền nhất, bình dân nhất, “đã” nhất giữa cái nắng Sài Gòn: “Ai trà đá! Trà đá đây”. Trà đá dần được cải tiến đựng bằng bịch ni lông thay cho ly, ấm cồng kềnh. Người uống hoặc dùng ống hút, hoặc cắn lủng bịch ni lông cứ thế mà “đã”.

alt

Món giải khát “bình dân Nam bộ” kia giờ đây đã lan đi khắp nước, chỗ nào cũng có “trà đá”. Trà đá có thể không cần hương nhưng vẫn cứ phải có vị trà. Giờ đây, dù bạn ăn trưa nhà hàng, cơm văn phòng máy lạnh hay quán cóc vỉa hè thì món trà đá là thứ không thể thiếu được. Thiếu trà đá, quán cơm có khi... vắng khách, sập tiệm!

Trà đá “Nam tiến” ra tận thủ đô Hà Nội, nơi vốn chỉ có “chè chén”, cái chén nhỏ xíu, trà đậm đắng chát, chỉ uống nóng. Nay, thói quen uống nóng cũng bị cạnh tranh vì “trà đá”.

alt

Theo chúng tôi, không chỉ lấn sân trà nội địa, chẳng mấy ai ngờ cái thứ uống bình dân, chỉ có màu vàng nhạt và cục nước đá kia lại có sức mạnh làm biến chuyển cả một thương hiệu quốc tế danh tiếng tận xứ Ănglê: trà Lipton! Đến Việt Nam, Lipton cũng phải... “Ice Tea” (trà đá) như thường.

alt

Trà đá tiếp tục “tiến chiếm” các nhà hàng sang trọng. Và dù mãi mãi không có tên trong danh mục danh trà thì trà đá đã bền vững như một nét ẩm thực bình dân, đại chúng nhất mà giờ đây không chỉ ở Sài Gòn mới có.

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 05/Jun/2009 lúc 11:06am
 
 
 
 
Chè ba màu
 
Quán chè với những tô thủy tinh to tướng để lộ màu sắc của món chè ba màu hay sương sa hột lựu đủ màu sắc kéo chân khách gần xa ghé vào làm một ly giải khát để xua tan cái nóng...

Có lẽ không món ngon đường phố nào phổ biến và được các chị em nội trợ, các cô cậu học sinh, sinh viên... yêu thích bằng ly chè đá mát lạnh, ngọt ngào. Thưởng thức chè này cũng là một cái thú khi ngồi túm tụm ở một góc đường trên những cái ghế nhỏ lúp xúp, vừa ăn vừa chuyện trò rôm rả. Sang hơn một chút thì có các quán, cũng nhỏ thôi, nhưng có đủ bàn đủ ghế, thêm cái menu... trên vách tường để khách nhướng mắt lên nhìn (chủ yếu là nhìn giá bán).

alt
Ảnh:maiyeuem

Góc phố Trần Quang Khải có một nơi bán chè 3 màu, hiện diện từ rất lâu, mà với nhiều người đôi khi đến đây ngoài thưởng thức một ly chè lạnh còn như muốn tìm lại cả một trời kỷ niệm ngày xưa. Quán chè là một cái xe lưu động với những chi tiết trang trí đơn giản, cạnh xe được gọt cho cong, bo tròn góc để khách cảm thấy nhẹ nhàng. Nhưng quan trọng là những tô thủy tinh to tướng để lộ màu sắc của món chè ba màu hay sương sa hột lựu đủ màu sắc kéo chân khách gần xa ghé vào làm một ly giải khát để xua tan cái nóng.

Khi ghé vào gọi một ly chè, 3 lớp màu sắc khiến người hảo ngọt không thể cầm lòng. Đầu tiên là những hột đậu trắng được luộc còn nguyên, không bị vỡ nát. Cái khó là đậu phải mềm, nếu chai sượng thì coi như hỏng cả ly chè. Kế đến là lớp đậu đỏ, phần này thì đơn giản hơn, thậm chí nát chút xíu càng tốt để tan cùng ly chè. Cuối cùng là lớp đậu xanh cà hấp chín tán nhuyễn vàng tươi, được múc nguyên mảng vào ly chè. Chỉ có người bán vụng về mới bỏ đậu xanh vào ly chè trước tiên. Đơn giản, khi đậu xanh nằm ở cuối ly, người ăn khó lòng mà đánh cho đậu tan ra.

alt
Ảnh:motibee

Một ly chè ba màu được nói có vẻ đơn giản nhưng không dễ gì thực hiện bởi sự canh chừng củi lửa cho đậu vừa phải và nêm đường thế nào không bị ngọt gắt. Các loại đậu phải được nấu sao cho thật mềm, thật bùi mà vẫn nguyên hạt tròn trịa không bể nát, đó là cả một nghệ thuật.

Chè ba màu còn được ăn kèm với sương sa hạt lựu màu đỏ giòn giòn sựt sựt rất thú vị. Hạt lựu thường làm bằng cách xắt nhỏ củ năng rồi lăn qua lớp bột năng màu đỏ, xong thả vào nước sôi nấu chín. Khi lớp bột bên ngoài chuyển sang trong suốt là chỉ việc vớt ra thả vào nước lạnh rồi để ráo. Những hạt lựu được rắc lên trên cùng tạo thêm một lớp màu thú vị nữa cho ly "chè 3 màu" cổ điển.

alt
 

Có nơi lại bán chè ba màu ăn với những cọng rau câu cắt sợi. Rau câu không đường đổ trong khuôn, có thể chỉ là màu trắng hay pha màu đỏ xanh tùy ý, xong dùng dao răng cưa xắt sợi, hoặc dùng loại dao nạo đặc biệt cào thành những sợi nhuyễn li ti, trắng trong như tuyết, trông rất vui mắt.

Ngoài ra, nước dừa cũng là điểm quyết định ly chè ngon hay không. Thông thường người ta chỉ nấu nước dừa theo dạng lỏng, nhưng điểm đặc biệt của các quán chè nổi tiếng là nước dừa quánh đặc và béo ngậy, khi quậy chung với đá bào, nước đá tan ra thì vừa, ly chè không đến nỗi quá lỏng bỏng chỉ toàn nước. Chỉ cần cầm ly chè đá mát lạnh, khuấy nhẹ thấy màu nước dừa trắng đục hòa với những hạt đậu mềm bùi như tươm mật, pha lẫn sắc màu đỏ, trắng, vàng... thì chưa ăn đã thấy thèm.

alt
Ảnh:matnauhoctro

Thưởng thức chè ba màu mà ăn trong nhà hàng sang trọng bàn ghế đầy đủ đôi khi mất ngon. Phải là quán đông đúc, ghế thấp lè tè hoặc cứ tấp xe vào lề, gọi một ly và ngồi trên yên xe mà chén thì mới thú. Các cô cậu học trò hoặc các chị công nhân vừa ùa ra từ trường học hoặc công xưởng nào đó, cứ đứng vòng trong vòng ngoài vừa ăn vừa trò chuyện râm ran, bên cạnh cô bán hàng nhanh tay thoăn thoắt múc đậu, múc nước dừa phục vụ người ăn. Thùng nước đá bào nhuyễn cũng đã sẵn sàng, múc một muôi đá nhận thật chặt vào ly chè, người ăn dùng đến đâu quậy tan đến đó.

Có một quán chè ba màu nhỏ trong con hẻm trên đường Võ Văn Tần, quen thuộc bao năm nay với hình ảnh bà bán chè miệng móm mém nhưng luôn vui cười. Những chiếc ghế gỗ được bà mời khách bằng câu “Mời ngồi sa-lon” hay cách tính tiền “Một ngàn mốt nhưng lấy một ngàn thôi”. Giữa trưa Sài Gòn nắng gắt, chen chúc dưới tấm nylông bé tí rách tươm của bà ăn chè mà vui. Để rồi khi lớn lên, lũ bạn rong ruổi muôn phương nhưng khi gặp nhau lại rủ về quán bà ngồi túm nụm nói cười huyên thuyên. Và bà đã bắt đầu than “Già rồi, không biết bán được bao lâu nữa”. Bỗng thấy sợ một ngày không còn quán chè, không còn gì để níu chân bạn bè xưa cũ...

Monngonvietnam
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 120 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.336 seconds.