Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Thơ Văn | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn |
Chủ đề: ĐaLatSươngMù.hoadudeVườnThơVăn | |
<< phần trước Trang of 5 |
Người gởi | Nội dung | |||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 02/Sep/2013 lúc 6:47pm | |||
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 02/Sep/2013 lúc 6:51pm |
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 26/Sep/2013 lúc 10:13pm | |||
(Tấm hình trước cổng vào VĐHĐaLat trước 75 - "Ngày Xưa Hoàng Thị đây"- ... ) Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 26/Sep/2013 lúc 10:14pm |
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 29/Sep/2013 lúc 9:42pm | |||
Bóng Dáng Đà Lạt
Trong Thơ Nhất Tuấn (Ngô Tằng Giao - Thơ-Tạp Ghi). BÓNG DÁNG ĐÀ LẠT TRONG THƠ NHẤT TUẤN Ngô Tằng Giao Nhà thơ NHẤT TUẤN tên thật là PHẠM HẬU. Sinh trưởng tại Nam Định. Quê ngoại quê nội ở Ninh Bình. Di
cư vào Nam năm 1954. Gia
nhập trường Võ Bị Quốc Gia Đà
Lạt, năm 1955, Khóa XII. Rồi từ 1966 từng làm Quản Đốc Đài Phát Thanh,
Giám đốc Nha Nghiên Cứu Kế Hoạch Bộ Thông Tin, Giám Đốc Nha Vô Tuyến
Truyền Thanh và Tổng Giám Đốc VN Thông Tấn Xã v.v… Trên vai nhà thơ là hai hoa mai trắng: Trung Tá. Nhà
thơ được biết đến nhiều qua những tập thơ “Truyện Chúng Mình” (xuất bản
trong khoảng từ 1959-1964) và những tập truyện “Đời Lính” (xuất bản
1965). Trên 50 bài thơ trong “Truyện Chúng Mình” đã được phổ nhạc bởi
nhiều nhạc sĩ trong khoảng từ 1959-2008.
Từng sống ở Đà Lạt nên thành phố đầy sương mù và mưa bay này vẫn luôn
mãi tiềm ẩn ở một góc nào đó trong trái tim nhà thơ. Có lẽ cũng vì thế
mà trong những vần thơ “Truyện Chúng Mình”
NHẤT TUẤN đã ghi lại một số những dòng hồi tưởng với hình ảnh Đà Lạt mà
một
phần đời của mình còn gửi lại nơi chốn ấy. Và có lẽ để tưởng vọng về Đà
Lạt mà trong chuỗi ngày sống ly hương, khi mái tóc đổi màu, nhà thơ đã
chọn một thành phố cũng đầy mưa rơi giữa miền đồi núi chập chùng với
ngàn thông xanh hoài ngàn năm ở vùng trời tây bắc Hoa Kỳ để định cư, đó
là Seattle (Washington State). Trong thơ NHẤT TUẤN, thoạt tiên tình yêu thấp thoáng trong bài “Truyện Chúng Mình”, chỉ gợi lên nỗi nhớ mong của người ở Đà Lạt vì bị xa cách với người ở Sài Gòn: “Còn nhớ những thư
người trước gửi Sàigòn - Đàlạt mới năm nào Từng chiều thứ bảy anh mong đợi Màu chữ xanh, yêu đến ngọt ngào Hồn có nguyên trinh màu trắng cũ Môi hồng vẫn thắm thuở ban đầu Không dưng lòng rộn niềm ao-ước Nhưng biết ai còn nhớ đến nhau.”
Trong đời lính, khi phải rời xa Đà Lạt, từ nơi tiền đồn biên giới nhà
thơ gửi lòng nhung nhớ về thành phố này nhân mùa Giáng sinh khi viết bài
“Niềm Tin”, cũng đầy mong
nhớ: “Lại một Noël nữa Mấy mùa Giáng sinh rồi Anh ở đồn biên giới Thương về một khung trời. Chắc Đàlạt vui lắm Mimosa… nở vàng Anh đào khoe sắc thắm Hương ngào ngạt không gian Mấy mùa Giáng sinh trước Chỗ hẹn anh chờ hoài Lần này không về được Hồi hộp đợi tin ai.” Một ngôi giáo đường nhỏ bé của Đà Lạt cũng
lưu lại kỷ niệm một mùa Giáng Sinh với hoa anh đào khoe sắc thắm trong
lòng NHẤT TUẤN. Nhà thơ viết bài “Nhà Thờ Đường Cô Giang”: “Thêm xuân nữa lại về Giữa một trời tuyết lạnh Nhiều đêm dài xa quê Tìm hoài trong ảo ảnh Những kỷ niệm thần tiên Bây giờ anh vẫn nhớ Nhà thờ đường Cô Giang Chúa nhật… mình đến đó Đàlạt vào Giáng Sinh Anh Đào reo mở hội Tan lễ em và anh Đường hoa về chung lối Họ thấy… em hôn anh Vội làm dấu Thánh Giá Mấy sơ và… sư huynh… Muốn là thiên thần cả!! Em hỏi: -Họ có yêu ? Anh đáp: -Khi khấn hứa Họ xin yêu rất nhiều Yêu hết con cái Chúa Anh cố giữ niềm tin Của tuổi trẻ mơ mộng Nơi quê hương ngàn trùng Xin em đừng tuyệt vọng Vì sẽ có một ngày… Giáo đường xưa… lại đến Quỳ dưới trời tuyết bay Thiết tha anh cầu nguyện.” Sau khi tình yêu nơi giáo đường xuất hiện, trong hồi
tưởng nhà thơ chỉ mong “thấy” được người yêu nơi bài “Cầu nguyện” (chứ không mong “lấy” như bản nhạc
đã đổi lời) với hai câu cuối thật buồn bã: “Con quỳ lạy chúa
trên trời Để cho con thấy được người con yêu Đời con đau khổ đã nhiều Kể từ thơ dại đủ điều đắng cay Số nghèo hai chục năm nay Xây bao nhiêu mộng trắng tay vẫn nghèo Mối tình đầu trót bọt bèo Vì người ta thích chạy theo bạc tiền Âm thầm trong mối tình điên Cầm bằng Chúa định nhân duyên bẽ bàng Bây giờ con đã gặp nàng Không giàu, không đẹp, không màng lợi danh. Chúng con hai mái đầu xanh Chấp tay khấn nguyện trung thành với nhau. Thề rằng sóng gió biển dâu, Đã yêu… trước cũng như sau… giữ lời Người ta lại bỏ con rồi, Con quỳ lạy Chúa trên trời thương con.”
Giáng sinh thường là thời điểm kỳ diệu nhất trong suốt cả năm với tiếng
chuông ngân nga trong đêm vắng, với ánh nến lung linh huyền ảo và thánh
ca trầm bổng gợi lên những cảm xúc thanh thoát, êm đềm và thánh thiện.
Bên giáo đường hoa mimosa Đà Lạt khoe sắc vàng tươi thắm, nhưng trong
lòng nhà thơ lại chỉ nổi lên kỷ niệm buồn bã với bài “Mimosa Thôi Nở”: “Noël xưa anh nhớ Khi hãy còn yêu nhau Nhà thờ nơi cuối phố Thấp thoáng sau ngàn dâu Anh chờ em đi lễ Chung dâng lời nguyện cầu Mimosa bừng nở Đẹp như tình ban đầu Đàlạt mờ trăng lạnh Đường về ta bước mau. Rồi anh hỏi khẽ em Đã xin gì với Chúa Trong đêm lễ Noël Em lắc đầu chả nhớ Nhưng hồng lên đôi má Nắm tay anh đợi chờ Trông em sao xinh quá Và ngoan như nàng thơ Mới bốn mùa thu qua Mimosa vẫn nở Sao mối tình đôi ta Ai làm cho dang dở Đêm nay Noël đây Chuông nhà thờ khắc khoải Gió đồi lang thang bay Mưa buồn giăng ngõ tối Anh quỳ bên tượng Chúa Cúi đầu chắp hai tay Lạy Chúa con chờ đợi Người ngày xưa về đây Nhưng em không về nữa Đường khuya mưa bay bay Mimosa thôi nở Trong hồn anh đêm nay.” Trong bài thơ “Truyện Cây Hoa Mimosa” (1964), lại cũng vẫn thoáng vẻ giận hờn, trách móc: “Một đi vĩnh biệt cao nguyên Mimosa trả… cho miền núi non Làm gì có chuyện sắt son Thì thôi đừng dại mỏi mòn mắt trông” Đà
Lạt là thành phố với núi đồi và rừng thông. Núi vươn cao cùng thông xanh reo suốt bốn mùa như cùng hát
vang lên khúc tình ca gửi vào năm tháng mà nếu vắng bóng thời thành phố sẽ như một cơ thể mất linh hồn. Hình ảnh ngọn núi cao Lap Be Bắc (Lapbe Nord) và cảnh Đà Lạt về đêm đã được nhà thơ NHẤT TUẤN nhắc tới trong bài “Đêm Cuối Cùng Đàlạt”, cũng kể lại một chuyện tình dang dở: “Rồi kỷ niệm về dần trong trí nhớ Đêm cuối cùng hai đứa đi ciné Những con đường Đàlạt lúc vào khuya Hoa lả tả rơi vàng đôi mái tóc Gió buốt từ "Lap Be Nord" xa tắp Anh vội vàng cởi áo khoác cho em Tiếng thở dài chen tiếng bước đi êm Mình yên lặng dìu nhau cho đến sáng. Và anh nhớ em hát bài Hoài Cảm Giọng ngân buồn, môi gọi cố nhân ơi Đêm hôm qua trong tiệc cưới đông người Lời hát cũ làm anh xao xuyến mãi. Ôi ngày xưa sao giờ không trở
lại? Để em là riêng của một mình anh Để anh nghe hoài giọng hát thanh thanh Nhưng câu chuyện chúng mình không kết cuộc Vì hai đứa… tại vì… ai biết được?! Nên giờ này anh phải sống xa em Rồi tình cờ nghe giọng hát quen quen Bài Hoài Cảm, đêm cuối cùng Đàlạt!” Trước từng cùng “người xưa dịu hiền” kề vai nhau tình tự ngồi bên hồ Than Thở. Nay sao lại đã xa nhau, chỉ còn lại lời thở than tiếc nhớ dĩ vãng kỷ niệm trong “Bài Hát Đồi Sim”: “Đàlạt đầy sương
khói Một mình anh lặng yên Nghe hồn mình nức nở Nghe buồn len trong tim Nếu mình đừng gặp nhau Trên núi đồi Đàlạt Vì tình yêu ban đầu Đã tan theo sóng nhạc Người xưa… người xưa đâu? Để… lòng anh tan nát Đời bãi bể nương dâu Cũng buồn như tiếng hát.” Cũng
vẫn hồ Than Thở Đà Lạt thuở nào là nơi đôi lứa vui chơi với hoa “bất
tử” từng là sứ giả của tình yêu. Nhưng nay sao chỉ còn là một kỷ niệm
buồn đến “tàn nhẫn” trong bài thơ “Cánh Immortel
Cuối Cùng”
(1964): “Hôm xưa đi chơi hồ Than Thở Em ngắt bên đường một đóa hoa Rồi chạy đến anh cười hớn hở Đây hoa bất tử như tình ta Hoa ấy màu vàng chen sắc máu (Màu vàng tâm sự kẻ yêu nhau Là âu yếm với tình đôn hậu) Êm đẹp bao nhiêu giấc mộng đầu Quả thực cũng như tên bất tử Bông hoa nho nhỏ của người thơ Anh đem về để trong phòng ngủ Tươi mãi không tàn, có lạ chưa Từ dạo sân nhà em đỏ pháo Em cùng người ấy sống yên bình Đêm đêm úp mặt vào tay bảo Nào có ra chi... truyện chúng mình Trái với tên hoa là bất tử Hoa dần héo rũ sắc tàn phai Cánh rơi tan nát như tâm sự Như tiếng lòng anh khẽ thở dài Rồi đến chiều nay cánh cuối cùng Trời dâng lệ xuống khóc rưng-rưng Hoa ơi đừng giống tình ta nhé Ta vẫn cầu mong được thủy-chung Anh quên màu đỏ trong hoa đó Màu đỏ là màu của biệt-ly Và của bao nhiêu sầu hận tủi Giờ đây còn biết nói năng chi Cánh hoa bất tử rơi lần chót Tàn nhẫn như người rũ áo đi.” Mưa Đà Lạt giăng mắc trên thành phố cũng khiến cho nhà thơ ngậm ngùi nhớ lại biết bao hình ảnh cũ chất chồng, đầy ngang trái và nát tan. Trong cảnh Xuân về với cái Tết tha hương, NHẤT TUẤN viết bài “Mưa trong kỷ niệm”: “Chiều mưa đó tưởng không còn gặp lại Lần cuối cùng hai đứa lặng nhìn nhau Có bao giờ em hiểu được anh đâu Tình ngang trái và những lời gian dối Trong tay nhau nhiều
lần anh tự hỏi - Ái Khanh ơi ! Em còn nhớ chăng em Bình minh hồng... và những buổi chiều êm Truyện Chúng Mình... với bao nhiêu kỷ niệm Hoa không đợi mà tình cờ bướm đến Mình yêu như chưa từng có bao giờ Em về rồi anh ở lại bơ vơ Và bỗng thấy muốn giận hờn mãi mãi Chiều mưa đó tưởng không còn gặp lại Nào ngờ đâu trên thành phố Cao Nguyên Đang âm thầm đếm bước dưới trời đêm Anh bỗng thấy dáng người xưa thấp thoáng Mái tóc đó bồng bềnh che vầng trán Nét môi cười và cặp mắt nai tơ Anh tưởng mình như đang sống trong mơ Và thầm hỏi hay chỉ là hư ảnh Ai thoạt gặp đã vội vàng lẩn tránh Trong mưa bay anh thờ thẫn ra về Mimosa tràn ngập lối anh đi Hoa hay chính mình đang tan nát...? Tết tha hương... nhớ mùa xuân Đàlạt Lòng bâng khuâng nhớ người cũ năm nào Tình tưởng phai theo ngàn cánh anh đào Bỗng giây phút lại thắm hồng nỗi nhớ Tiếng mưa như giọng ai... hoài nức nở Lần cuối cùng... rồi mãi mãi... Và mãi mãi... chia xa... Cho hồn anh nổi bão táp phong ba Thương từng hạt mưa buồn trong kỷ niệm.”
Một ngày nào đó khi hồi tưởng về thành phố cao nguyên với tình yêu đẹp
đẽ tràn đầy mộng ước lúc mình còn là sinh viên võ bị, NHẤT TUẤN viết
bài “Nhớ Về Đàlạt” (1964). Thời gian trôi qua. Cảnh vẫn còn đó. Người
xưa đã cách xa. Để rồi lại cũng vẫn đầy hình ảnh của buồn bã, của dang
dở
chia ly vào giai đoạn
cuối của khúc nhạc tình: “Nhớ tám năm về trước Khi còn là sinh viên Học trong trường Võ bị Nơi núi rừng cao nguyên Dạo ấy em mười tám Xinh đẹp hơn tiên nga Tóc mây bồng vương trán Môi cười tươi như hoa Còn nhớ không ngày xưa Đàlạt buồn trăng mờ Gió vàng trên nước biếc Chim chiều bay bơ vơ Chúng mình sát vai nhau Tay đan tay chậm bước Cùng đếm từng vì sao Rồi xây bao mộng-ước Rừng ái ân vẫn đó Hồ Than thở còn đây Thông im buồn đợi gió Mây đồi xa còn bay Cũng vẫn một khung trời Còn nguyên hình ảnh cũ Em bây giờ xa rồi Tìm đâu người viễn xứ Tình nào không dang dở Màu nào mà không phai Cho nên anh không nỡ Làm thơ để trách ai Riêng chiều nay nhớ lại Truyện chúng mình ngày xưa Nhìn khung trời Đàlạt Mà tưởng mình đang mơ.” Trong cuộc sống
tại ngước ngoài, với tiêu đề “Truyện chúng mình hải ngoại” NHẤT TUẤN viết: “Thôi trang đời đã khép”: “Và những chiều Đà Lạt Một mình trên đồi thông Mưa nhạt nhoà trong mắt Gửi sầu... vào mênh mông” Bài “Ảo
ảnh”: “Xin giữ mãi kỷ niệm buồn Đà Lạt Giữa đồi thông rừng cỏ non xanh ngắt Nhớ điên cuồng trong một phút bâng khuâng” Bài “Lại một xuân buồn” (1985): “Nhớ Bích Câu Đà lạt thoáng mưa bay Hồ Than Thở cùng lòng ai hòa nhịp Rừng Ái Ân với ngàn thông xanh biếc Thác Gougah, cây gọi gió than van Đồi 15 đâu đó cụm mai vàng Giáng Sinh tới Anh đào khoe sắc thắm Mimosa sương long lanh đọng nắng Chiều Lâm Viên, bản Thượng khói dâng cao Những kỷ niệm xưa thân ái biết bao… Ghi lại thuở bên nhau nơi Trường Mẹ!”
Mới chỉ trích dẫn một số ít vần thơ trong “Truyện Chúng Mình” của NHẤT
TUẤN người đọc đã thấy bóng dáng thành phố sương mù Đà Lạt chập chờn ẩn
hiện. Bóng dáng Đà Lạt một trời thương nhớ quả thật rất thích hợp để
được chọn làm bối cảnh cho những truyện tình.
Tình yêu nam nữ đã có từ vạn kiếp và luôn là một đề tài bất diệt trong
vườn hoa văn học nghệ thuật của bất cứ quốc gia nào. Riêng trong lãnh
vực thi ca thì từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, tình yêu luôn gợi hứng
cho các nhà thơ. Hình như tình yêu không có tuổi tác, chừng nào trái tim
con người còn đập thì con người còn yêu. Hơn nữa một số văn sĩ, thi sĩ
đã từng nói rằng: “Thơ trữ tình có thể coi như tổng hợp, như tuyệt đỉnh
của thơ, mà chính thơ là tuyệt đỉnh của tiếng nói loài
người!” Họ còn mạnh miệng nói thêm nữa:
“Thi ca sẽ là tôn giáo cuối cùng trên mặt địa cầu này khi mà tất cả
nhân loại không còn giữ lại được cho họ một niềm tin nào ở nơi tôn giáo
mà chúng ta đang có”.
Thật ra nhà thơ không phải là kẻ vì phạm tội mà bị “phát vãng” từ thiên
cung xuống dưới trần như có người thường nói. Nhà thơ cũng chỉ là một
con người bình thường và đối tượng của thơ, chất liệu tạo ra thơ chính
là cuộc sống
trên cõi nhân gian mà
thôi. Cũng vẫn có yêu có ghét, có vui có buồn, có quên có nhớ, có xum
họp và có chia ly… Có lẽ phải quan niệm rằng: “Thơ là một lối sống, một
lối nhận thức, một lối dùng ngôn ngữ, âm điệu để diễn tả tâm tư tình cảm
riêng. Cái nền của thơ là cảm xúc, một cảm xúc thành thật. Thơ không
phải là một cách độc thoại mà phải là một cách truyền đạt kinh nghiệm
cho tha nhân. Thơ cần có sự thông cảm và thưởng thức của người đọc.” Người yêu thơ có lẽ phải nhận ra rằng NHẤT
TUẤN, với những vần thơ lai láng trữ tình trong “Truyện Chúng Mình”
không phải chỉ là truyện riêng tư “thì thầm bên gối” giữa hai người nữa
mà đã hóa thành “truyện chúng mình” của bao nhiêu là đôi tình nhân thanh
niên nam nữ khác. Nhà thơ đã viết xuống hộ những trang nhật ký về tình
yêu của những người trẻ tuổi. Khi thì đằm thắm thiết tha. Nhiều lúc lại
dang dở não sầu, phải cần đến thời gian như là một loại linh dược để dần
dần hàn gắn các vết thương lòng trong quá khứ. Có thể coi đây là tâm sự
chung của một thế hệ thanh niên thời đó, đồng một lứa tuổi với tác giả.
Nhưng có một điều quan trọng cần phải nói thêm là sau những tháng ngày quằn quại với “Truyện Chúng Mình”, NHẤT TUẤN đã vươn khỏi những hình ảnh buồn chán thương đau, những nhớ nhung rất thế nhân thường tình của thời trai trẻ đó. Nhà thơ đã chuyển hướng về một chân trời thi ca với tầm cao của những hình ảnh đẹp đẽ hơn như những lời tâm sự chân thành của nhà thơ NHẤT TUẤN mấy chục năm sau khi viết những “Truyện Chúng Mình”: “Ngày còn là
cậu học trò Trung Học Trong tình yêu bé nhỏ, cá nhân Tôi đã từng than thở biết bao lần Và làm thơ Trách những ngườì mau phụ bạc... ... Giờ đây, theo đời sống quân đội lớn lên Sau những tháng năm tranh đấu Tôi bỗng thấy rằng Mình chỉ toàn là thương hờ nhớ hão Tôi bỗng thấy rằng Còn rất nhiều tâm sự khác để làm thơ...” Ngô Tằng Giao (VIRGINIA, USA, Mùa Thu Vàng 2010) |
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 12/Feb/2014 lúc 7:55pm | |||
Đà Lạt một sớm mai ***
Đến
Đà Lạt vào một ngày đông, trời rất lạnh, nhưng tôi vẫn quyết tâm dậy
thật sớm để ngắm nhìn thành phố mộng mơ vào sớm mai trông như thế nào. VIDEO Hình Thu Nhỏ http://ihay.thanhnien.com.vn/pages/20140120/da-lat-mot-som-mai.aspx Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 12/Feb/2014 lúc 7:58pm |
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 02/Apr/2014 lúc 8:37am | |||
ĐÀ LẠT, VÀNG PHAI KỶ NIỆM
kim thanh
Đầu năm 1975, tôi đổi về trường
Đại Học CTCT Đà Lạt, sau thời gian dài lặn lội hành quân gian khổ theo các đon
vị Bộ Binh Vùng 2 Chiến Thuật. Và từ tháng 4 năm ấy, tôi được Nguyễn Hồng Giáp,
người bạn học cũ từ thời Nha Trang,
đang là Phó Khoa trưởng Văn Khoa Viện Đại Học mời đến dạy Pháp văn như một giáo
sư thỉnh giảng (visiting professor). Trái với dự đoán của tôi, Đại tá Chỉ huy
trưởng Nguyễn Quốc Quỳnh vui vẻ cho phép ngay, theo chủ trương “giao lưu văn
hóa”,
Viện Đại Học Đà Lạt (1973-75)
Hồi ấy, Viện Đại Học Đà Lạt bắt đầu áp dụng chế độ tín chỉ (credit) như
Với lớp cử nhân Pháp, Giáp đề nghị tôi dạy một credit Ví dụ về ảnh hưởng của Baudelaire: Những
câu thơ như "Là thi sĩ
nghĩa là ru với gió / Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây",
Chiếc Peugeot 203 bụi đời
Giáo sư Phạm Thị Tự
Đồng nghiệp Alain Bichet
- Cháng gướm!
Hiểu gì không ý nghĩa của trời thơ? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Và uyên ương bởi đâu không đoàn tụ? Và tình yêu sao lại dở dang chi?
Và vì đâu, gió gọi giật lời đi?
Để rồi từ đó, những lúc phiền muộn, thất vọng về thói đời đảo điên, vàng thau lẫn lộn, tôi tìm về kỷ niệm của Viện Đại Học Đà Lạt cũ, vô cùng dễ thương, biết trọng đạo lý, khi trường chưa rơi vào tay giặc Cộng, khi đám sinh viên Thụ Nhân hải ngoại trở cờ, bỏ cờ chưa lòi đuôi chồn cáo, và khi tình yêu còn xanh biếc như màu mây trên đỉnh trời...
Xa Đà Lạt, tôi chưa hề về thăm. Chỉ một lần, tháng 6 năm 2010, nhân dịp Tổng Hội cựu SVSQ Đại Học CTCT tổ chức đại hội ở Nam Cali, tôi đã đến tham dự, để tìm gặp lại Đà Lạt, nhưng chỉ trong cơn mộng. Đêm cuối tại Quận Cam, lần đó, tôi đến ở nhà cô em họ, Thalia, cựu nữ sinh trường Oiseaux, cũng biết nhiều về Ðà Lạt. Nói chuyện cho mãi đến khuya. Thalia rót rượu cho tôi, và hai anh em bắt đầu kể cho nhau những kỷ niệm Ðà Lạt. Những kỷ niệm đã úa tàn theo năm tháng. Có yêu thương, gắn bó. Có chia lìa, tan tác. Có nuối tiếc, ngậm ngùi. Ðà Lạt của một thời để yêu và một thời để chết. Un temps d’aimer et un temps de mourir, Thalia nhắc. Ðà Lạt, đêm ấy, chúng tôi đã trở về trên những lối mòn của ký ức, trên từng nhịp đập của con tim, trên những bước chân lạc loài của đời lữ thứ, trên từng kỷ niệm dấu yêu chưa mờ phai. Khu Chi Lăng, Hồ Than Thở, nơi tôi cư ngụ và phục vụ trường ĐH/CTCT. Chợ Hòa Bình rực rỡ màu áo, tấp nập người qua lại. Những quán nhỏ phía dưới rạp hát Ngọc Lan, đối diện bờ Hồ, với ly kem dừa mát rợi cổ họng, đĩa gỏi đu đủ trộn với nước mắm cay xé óc, và những cuốn bò bía chấm tương đen ngọt. Đường Phan Đình Phùng dài hun hút với tiếng gõ lóc cóc trong đêm lạnh của anh Tàu đẩy xe hủ tiếu mì khói bay nghi ngút. Những con phố vắng lặng, đìu hiu, có bậc cấp lên xuống. Tiệm ăn Pháp L’Eau Vive của các bà sơ Domaine de Marie với món cá thập cẩm bouillabaisse bất hủ của miền Provence nấu với vang trắng, ly rượu Bordeaux sóng sánh ngọt chát môi hôn, và tiếng dương cầm dìu dặt. Nhà thờ Con Gà cổ kính mỗi sáng Chúa nhật tôi đến xem lễ, nguyện cầu cho quê hương sớm thanh bình và tình yêu được mãi bền lâu. Và thác Prenn, suối Cam Ly mà dòng nước chưa cuốn đi những lời thề đã lỡ. Tôi nhớ quá, nhớ hết, nhớ ray rứt về một Đà Lạt chưa hề thấy lại, bây giờ chỉ còn là kỷ niệm xa khuất. Ðà Lạt yêu kiều, đầy thơ, đầy mộng, đầy tiếng ái ân, ngọt ngào như hơi thở, ngất ngây như nỗi nhớ, nay còn gì đâu trong tay bọn bạo tàn sau hơn một phần tư thế kỷ. Em đã một lần, Thalia nói, trở lại thăm Ðà Lạt, và không có nỗi thất vọng nào hơn. Tan nát, thê lương. Thà như anh, không bao giờ trở về, để mãi mãi thấy Ðà Lạt vẫn đẹp như một mỹ nhân không muốn cho đời thấy tóc xanh đổi màu. Hay, tôi nói thêm, vẫn đẹp như một mối tình dang dở.
Portland, 15/3/2014 Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 02/Apr/2014 lúc 8:39am |
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 02/Apr/2014 lúc 9:36am | |||
KÝ ỨC DALAT “Đến là nghi tâm, đi là diệu tưởng” (Mạnh Đang)
Khoảng những năm đầu thập kỷ bảy mươi của thế kỷ trước, mẹ tôi, nguyên là công chức của chính quyền Sài Gòn cũ chuyển về Dalat làm việc, nơi đến của bà ở thành phố cao nguyên này là Chi Lăng, Dalat …
Tôi theo mẹ về Dalat từ khi ấy.
Tôi còn nhớ về thanh âm làm thức giấc hai mẹ con chúng tôi trong buổi sáng sớm đầu tiên ở Dalat, đó là tiếng mưa rì rào, tiếng mưa lúc khoan lúc nhặt, lúc như kể lể hờn giận, lúc như lặng thầm xa vắng … Sợ cơn mưa, ngại cái lạnh đất cao nguyên, mẹ tôi người vừa rời nơi sống ở vùng đồng bằng ấm áp đã không dám mở tung cánh cửa sổ như thường nhật …
Khi tiếng mưa có vẻ đã ngớt, mẹ tôi mở cửa sổ trông ra ngoài thì hóa ra lại không thấy một giọt mưa nào cả, ngoài những giọt sương mai long lanh còn vương vấn trên hoa lá, thì lối đi trên vườn vẫn còn nguyên khô ráo, nhưng tiếng mưa lại vẫn từ đâu đó vọng về chưa dứt …
Sau đó, nhìn những ngọn thông chao nghiêng, ngả ngớn vào nhau theo từng cơn gió thì mẹ tôi mới chợt đoán hiểu về nguồn gốc của âm thanh nghe như tiếng mưa này và rồi theo người Dalat, chúng tôi gọi nó là : “tiếng thông reo” … Hình như tiếng thông reo nghe rào rạt nhất vào giấc sáng sớm thì phải, hay có lẽ là do đây là khoảng khắc tĩnh lặng nhất trong ngày, nên tiếng thông reo nghe càng rõ nét hơn ? Rồi thỉnh thoảng đâu đó trong ngày, mọi người lại nghe tiếng thông reo như nhắc nhớ về sự hiện diện của niềm hoan lạc giữa đất trời Dalat … Thế nên, tiếng thông reo ở Dalat có lẽ đã trở thành một tài sản phi vật thể mà mỗi người dân Dalat xa xứ phải nhớ nhung, phải luyến tiếc … Là một trải nghiệm lạ lẫm cho du khách đến Dalat, để khi họ về nhà họ có món quà là câu chuyện kỳ thú kể cho người thân.
Không chỉ âm thanh của thông, mà chính mùi hương tự nhiên tỏa ra từ những vệt nhựa thông óng ánh vàng tươm trên thân cây thông mới là mùi hương vương vấn suốt một phần tuổi ấu thơ của tôi ở Dalat.
Ngày ấy, tôi và vài đứa bạn cùng trang lứa tha thẩn dùng gậy chọc lấy nhựa thông quệt vào đầu gậy làm đuốc … trò chơi tinh nghịch của trẻ con khi ấy may đã không gây hậu quả xấu gì !? ngoại trừ hậu quả làm tôi vương vấn mùi hương ấy mỗi khi nhớ về Dalat.
Thế nên, tuy Dalat được mệnh danh là thành phố hoa, thành phố ngàn hoa, nhưng tôi lại không nhớ lắm về sắc hoa hay hương hoa, mà chỉ nhớ mùi hương nhựa thông của tuổi ấu thơ mà thôi …
Sau này, khi có dịp trở lại Dalat thì hầu như tôi không còn nghe dư âm của tiếng thông reo nữa, có lẽ vì thông phải nhường đất sống của mình cho những cư dân Dalat mới … nhưng rất may, dư hương của hương nhựa thông thì thỉnh thoảng vẫn còn phảng phất ở những vùng ngoại ô Dalat …
Thật tiếc khi một phần Dalat trong lòng tôi đã mất … |
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 09/Dec/2014 lúc 8:28pm | |||
Đà Lạt Trời Mưa Phạm Tín An Ninh
|
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 10/Jan/2015 lúc 12:17am | |||
Cà phê Tùng Ðà Lạt và
hoài niệm hơn nửa thế kỷ
Luke Bùi/Người Việt
Ngày nay, nhiều du khách ghé vào quán cũng là để tìm lại chút dư vị tại nơi mà nhà văn Nguyễn Tuân, thi sĩ Bùi Giáng, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Từ Công Phụng, ca sĩ Khánh Ly... đã từng lưu luyến một thuở.
Quán của cha, nghiệp của con Nằm cách chợ Ðà Lạt vài bước chân, quán cà phê Tùng thường là một trong vài điểm phải ghé qua của du khách và những người muốn níu giữ kỷ niệm trên phố núi mù sương. Ðã quá giờ trưa, tôi đẩy cửa bước vào, khung cảnh bên trong quán vẫn gần như không có gì thay đổi so với mươi năm trước, khi tôi lần đầu tiên đến đây. Những bức tranh có phần cũ kỹ treo trên tường, cùng tông màu nâu sẫm của cà phê rang với lớp da bọc nệm ghế ngồi, kệ tủ và những mảnh gỗ ốp trên tường. Những chiếc loa trong quán đang phát một giai điệu du dương của thập niên 1960 càng khiến không gian đậm màu hoài niệm. Quán cà phê Tùng Theo thói quen, tôi gọi một ly cà phê đen pha phin và một ly yogurt. Một phin đen cho vị đắng và một yogurt cho vị ngọt như một cách cân bằng. Sẽ thật chủ quan và hồ đồ nếu tôi tự kết luận, hương vị của ly cà phê tại quán Tùng vẫn nguyên vẹn như ngày xưa. Bởi tôi biết, chẳng có gì bất biến cùng thời gian cả, nhất là khi thời gian kéo theo biến cố làm đảo lộn mọi giá trị nhân văn. Trong những lúc ngơi tay do khách vắng vào giờ trưa, chủ nhân của quán Tùng bây giờ, ông Trần Ðình Thông, 62 tuổi, thuật lại cho tôi nghe chuyện của người cha - Trần Ðình Tùng.
Là người Gia Lâm, Hà Nội, ông Tùng di cư vào Ðà Lạt từ năm 13 tuổi và mưu sinh bằng nhiều nghề nghiệp: nha địa dư (vẽ bản đồ), thợ hớt tóc, bán báo, bán bánh kẹo... trước khi mở quán cà phê mang tên mình vào năm 1955. Trong thuở vàng son của Ðà Lạt, quán Tùng được nhiều văn nhân, nghệ sĩ nổi tiếng, sĩ quan trường Võ Bị Ðà Lạt chọn làm điểm hàn huyên nhờ bí quyết rang xay, pha cà phê đúng kiểu truyền thống của chủ nhân. Nghe kể thuở ấy, để có được ly cà phê ngon và hương thơm đánh thức khứu giác của người uống, ông Tùng cho hạt cà phê phơi đúng một năm trước khi rang cùng bơ và rượu rhum theo một tỷ lệ giữ kín. Do vậy mà ông Thông thẳng thắn thừa nhận, vì nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, ly cà phê tại quán Tùng bây giờ không thể nào sánh được hương vị với thời của cha ông. Tuy vậy, khi kế thừa nghiệp làm quán của cha, ông Thông vẫn trung thành với những nguyên tắc từ thuở ban đầu: bán đúng gu uống cà phê theo kiểu xưa; giữ gìn không gian êm đềm với nhạc cổ điển hoặc hòa tấu, tiền chiến; trân trọng mỗi thực khách đặt chân vào quán... Nhờ vậy mà ly cà phê tại quán Tùng bây giờ có một giá trị cộng thêm của sự hoài niệm mà không một quán tân thời nào có được, dù sang trọng đến đâu. Về đâu, quán của ngày sau? Trong cuộc trò chuyện với tôi, ông Thông nói với giọng rất tự hào rằng nhờ sở hữu quán Tùng mà cha mẹ ông nuôi được đàn con 11 đứa ăn học thành tài. Ông Thông nhận trách nhiệm kế nghiệp, duy trì quán cũng như chăm lo hương hỏa cho nhà từ đường. Thỉnh thoảng, ông Thông lại bất ngờ tiếp đón các vị khách cũ của quán Tùng từ những thập niên trước, trong số đó có những người sau nhiều năm xa xứ mới quay về tìm lại hương vị ly cà phê không quên thời trai trẻ.
Họ dẫn theo những đứa con, cháu và rưng rưng thuật lại cho chúng nghe rằng ngày xưa, bố/ông đã từng uống cà phê ở đây, cũng trong không gian nguyên vẹn thế này... Vậy mà thời gian quả thật khắc nghiệt, quán cũ có thể còn nhưng người xưa nay đã vắng bóng. 13 năm trước, ông Tùng qua đời sau một vụ tai nạn giao thông. Hai năm trước, người vợ của ông cũng mất. Nhân đề cập về những thay đổi của thời cuộc, ông Thông chia sẻ: “Cùng làm chủ quán cà phê, nhưng có lẽ thời của cha tôi không phức tạp như bây giờ. Hồi xưa, cha tôi chỉ phải đóng thuế môn bài và không lo bị cơ quan thuế vụ dòm ngó, làm khó như bây giờ. Anh xem, quán nhỏ, giá thức uống phải chăng, chỉ có hai hàng ghế hai bên mà mỗi tháng đóng hơn 4 triệu đồng tiền thuế, tức $200, hơn cả những hàng quán bề thế khác ở Ðà Lạt này.” Ông Thông quan niệm, với nghiệp chủ quán cà phê theo kiểu cũ, mình biết đủ là đủ. Không phải vì tận dụng danh tiếng hơn nửa thế kỷ mà gia đình ông khuếch trương, mở rộng hoặc cho người khác kinh doanh thương hiệu. Mỗi ngày, cần mẫn phục vụ khách từ sáng đến chiều, ông vẫn sắp xếp thời gian đưa đón con đi học. Với ông, việc quán Tùng mở cửa quanh năm suốt tháng, đón nhận nhiều lượt khách đến ôn lại kỷ niệm là điều đáng quý hơn bất kỳ gia sản nào. Dù có vẻ mãn nguyện với một quán cà phê được nhiều thế hệ yêu Ðà Lạt biết đến, nhưng trong ông còn chút nỗi niềm lấn cấn. Tuy tự hào về thương hiệu cà phê Tùng nhưng các em, con và cháu của ông Thông không muốn nối nghiệp trong tương lai. Ông giải thích, những thế hệ sau có nhiều chọn lựa về nghề nghiệp hấp dẫn hơn là việc nhẫn nại, chịu cực bưng nước, rót trà cho người khác từ năm này sang năm khác.
Nhấp một ngụm cà phê đắng, bất giác, tôi ngước nhìn bức tranh vẽ một người đàn guitar treo trên tường của quán. Bức tranh có mầu tối sẩm, người đàn guitar một mình một bóng vươn dài rồi gãy gục. Ðầu người và đầu phím đàn chúc xuống bục gỗ màu nâu khô. Trong đầu tôi dấy lên một câu hỏi mơ hồ: Liệu mươi năm nữa, nếu có dịp ghé lại địa điểm này, biết có còn tồn tại quán cà phê Tùng trong căn nhà một lầu hai mái ấm áp khiêm nhường như hiện tại? Nghe bảo ngày xưa, cũng tại không gian đơn sơ, tĩnh lặng này, trong một ngày nhìn bầu trời Ðà Lạt âm u qua cửa kính, thi sĩ Bùi Giáng đã viết hai câu thơ lục bát phá cách trên miếng giấy bạc trong bao thuốc lá: “Quán ngồi mỏi. Nắng chưa lên. Chợt vui tràn. Thấy còn nguyên sơ đầu.” Thú thật, tôi thích đọc lại những vần thơ này dù không cảm được hết những điều thi sĩ muốn chuyển tải. Ở góc độ của một kẻ hậu bối, đơn giản là tôi yêu quán Tùng cũng như yêu nhạc xưa, muốn trân trọng những giá trị của ngày cũ và các thế hệ đi trước. Nhiều người bảo Ðà Lạt bây giờ không còn tốt đẹp, lãng mạn như ngày xưa vì nhịp sống quá xô bồ, những cư dân gốc của thành phố hoa dường như đã vắng bóng, nhường chỗ cho người nhập cư nhộn nhạo. Cho nên, bây giờ, dù có ngồi ở bàn đầu tiên của quán cà phê Tùng nhìn ra cửa sổ, tôi cũng khó lòng tìm thấy sự thư thái hay nảy ra ý thơ vì trước mắt mình là những dòng người vội vã đua chen cuộc mưu sinh. Chốn xưa hãy còn đây mà sao tao nhân mặc khách của những ngày tháng cũ đâu rồi?...
|
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 12/Jan/2015 lúc 7:48pm | |||
1:12:46Tuyển Chọn Những Ca Khúc Hay Nhất Về Đà Lạt - Những Tình Khúc Vượt Thời Gian 1:34:52 Những Ca Khúc Hay Nhất Về Đà Lạt Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 12/Jan/2015 lúc 7:48pm |
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
<< phần trước Trang of 5 |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |