Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: VUI TẾT Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 17/Jan/2020 lúc 10:15am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23194
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Jan/2020 lúc 10:51am


Image%20result%20for%20anh%20dong%20chuc%20mung%20nam%20moi


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Jan/2020 lúc 10:52am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23194
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jan/2022 lúc 4:36pm

Phong tục ngày Tết của người Phương Nam  <<<<<

Những%20phong%20tục%20trong%20ngày%20Tết%20cổ%20truyền%20|%20Tạp%20chí%20Quản%20lý%20nhà%20nước



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Jan/2022 lúc 4:41pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23194
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Jan/2022 lúc 4:52pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23194
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jan/2022 lúc 3:28pm

[ENG SUB] Cách làm Nem Chua ăn Tết dai giòn không bị bỡ, bất bại luôn các bạn ơi | Fermented Beef     <<<<<


Fine%20dining%20LINGO%20CONNECTOR


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Jan/2022 lúc 3:29pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23194
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Jan/2022 lúc 1:30pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23194
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Jan/2022 lúc 9:11pm

Tục cúng Táo Quân của 3 miền

BM

Phong tục cúng ông Công ông Táo là thể hiện tấm lòng thành kính của con người đối với các vị Táo quân. Tuy nhiên, tùy thuộc theo từng vùng miền mà phong tục cúng ông táo lại có những sự khác biệt lý thú.


Ở miền Bắc, người dân thường cúng Táo quân vào khoảng từ 20 đến 23 tháng Chạp, nhưng không quá 12 giờ trưa ngày 23. Bởi người Bắc quan niệm rằng sau giờ đó ba vị Táo quân đã về trời.


BM


Về cơ bản, lễ cúng sẽ có các món ăn truyền thống đặc trưng như gà luộc, xôi, canh miến nấu măng, giò … một số gia đình còn nấu thêm các món chè như chè kho, chè con ong… Lễ vật sẽ gồm có 3 mũ Táo quân bằng giấy, 1 mũ bà và 2 mũ ông.


BM


Nét đặc trưng nhất của đại đa số các gia đình miền Bắc là sẽ dùng cá chép để làm đồ cúng lễ. Trong ngày này các gia đình cũng dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, lau chùi bát nhang, đốt bỏ các chân nhang cũ, ở một số nơi còn dựng cây nêu trước nhà hay sân đình, để chuẩn bị đón năm mới.


BM


Ở miền Nam, người dân thường cúng Táo quân vào buổi tối, trong khoảng từ 20h đến 23h. Người miền Nam tin rằng, lễ cúng ông Táo nên được thực hiện vào thời điểm cuối ngày, sau khi cả gia đình đã nấu cơm tối xong, không còn phải dùng đến bếp nữa, sẽ không gây phiền hà đến các Táo nữa, thì mới có thể làm lễ tiễn Táo về trời được.


BM


Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của người miền Nam khá đơn giản, chỉ gồm có bình hoa tươi, đĩa kẹo, nhang đèn, 3 ly nước nhỏ, nhưng nhất định phải có bộ “cò bay, ngựa chạy”, với mong muốn ông Táo sẽ về trời nhanh hơn. Ngày nay, nhiều gia đình phóng sinh cá chép, chim sau khi làm lễ tiễn Táo quân.


BM


So với hai miền Bắc và Nam, phong tục cúng Táo quân ở miền Trung là cầu kỳ nhất. Bởi ông Táo trong quan niệm người miền Trung có vị trí rất quan trọng. Người dân vừa thờ Táo quân trên Trang Ông, vừa thờ dưới bếp, và dâng hương hoa vào ba ngày mùng 1, 15 và 30 hàng tháng, tới ngày 23 tháng chạp thì làm lễ trọng thể hơn. Lễ cúng sẽ gồm một con ngựa bằng giấy có yên cương đầy đủ, cùng rất nhiều lễ vật khác cho các Táo.


BM


Sau khi cúng xong, ông Táo cũ sẽ được tiễn khỏi bàn thờ bếp và đặt bên cạnh các am miếu hoặc gốc cây cổ thụ ở ngã ba đường, sau đó gia chủ sẽ làm lễ rước ông Táo mới về nhà. Đây là thể hiện cho sự bàn giao của năm cũ qua năm mới. Ở một số nơi người dân còn dựng cây nêu trước sân đình như ngoài Bắc.

 

Tục lệ thả cá chép vàng


BM


Trong lễ cúng ngày 23 tháng Chạp, nhiều gia đình, nhất là các gia đình miền Bắc, thường chuẩn bị hai hoặc ba con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem “phóng sinh” ở sông, hồ, với ý niệm để ông Táo cưỡi về trời. Sở dĩ cá chép được chọn, là dựa theo sự tích cá chép vượt vũ môn.


BM


Tích kể rằng, có một năm vì khí hậu quá khô hạn vì không đủ Rồng để phun mưa. Cho nên, Thiên đình đã mở cuộc thi để tìm một con vật dưới nước có thể lên làm rồng. Trong tất cả các loài vật dưới nước, duy chỉ có cá chép là có thể vượt qua vũ môn và hóa thành rồng được.


Ở miền Nam, người dân thường cúng Táo quân vào buổi tối, trong khoảng từ 20h đến 23h. Người miền Nam tin rằng, lễ cúng ông Táo nên được thực hiện vào thời điểm cuối ngày, sau khi cả gia đình đã nấu cơm tối xong, không còn phải dùng đến bếp nữa, sẽ không gây phiền hà đến các Táo nữa, thì mới có thể làm lễ tiễn Táo về trời được.


BM


Hình ảnh “cá chép vượt vũ môn” mang ý nghĩa là sự thăng tiến, biểu trưng cho tinh thần vượt khó, sự kiên trì bền chí trong cuộc sống. Ngoài ra, trong Kinh dịch, cá chép thuộc hành thủy tượng là quẻ khảm (☵), ông Táo thuộc hành hỏa tượng là quẻ ly (☲).

 

Có phong thủy gia cho rằng, “hình tượng Táo quân cưỡi cá chép, chính là biểu tượng của quẻ Hỏa thủy vị tế trong Kinh dịch. Đây là quẻ cuối cùng kết thúc một chu kỳ 64 tư quẻ dịch. Biểu tượng cho chu kỳ tuần hoàn của tạo hoá trong một năm đã kết thúc và chuyển sang một chu kỳ mới” (1).


BM


Cũng theo đó, sở dĩ cúng ông Táo vào ngày 23 là bởi ‘Đây là phép Huyền không đại lý trong Phong thủy. Ngày của sao ngũ hoàng nhập trung cung theo chu kỳ cửu cung (9 ngày). “Vạn vật quy ư thổ”. Nói theo thuyết âm dương ngũ hành thì đây chính là ngày kết thúc chu kỳ của ngũ hành vào tháng cuối cùng trong hăm, đồng thời cũng là kết thúc chu kỳ của 64 quẻ dịch.

 

Ý nghĩa của phong tục cúng Táo Quân


BM


Căn bếp trong văn hóa truyền thống người Việt được coi là nơi giữ lửa, nơi cung cấp năng lượng sống và là nơi gắn kết các thành viên trong gia đình. Ông bà xưa quan niệm rằng căn bếp có ấm thì gia đạo mới hưng thịnh. Vì vậy mà việc cúng Táo quân (Vua bếp) có một ý nghĩa rất quan trọng.

 

Táo quân được dân gian nhìn nhận là vị thần theo sát cuộc sống gia đình, đảm trách vai trò cầu nối giữa Ngọc Hoàng với hạ giới. Hằng ngày, ông Táo ghi lại những công tội, tốt xấu của mọi người để báo với Ngọc Hoàng mà thưởng phạt. Ngoài ra các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho mọi người trong gia đình. Vì vậy tục cúng ông Táo không chỉ mang ý nghĩa thành kính mà còn là cầu mong cho sự bình an, ấm no, sung túc trong gia đình.


BM

(1): Trích trong bài viết “Minh triết Việt trong sự tích Ông Táo”, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

 

 


Lâm Mộc



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23194
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Jan/2022 lúc 9:13pm

Tục lệ Tết Táo Quân

 Sự%20tích%20về%20phong%20tục%20cúng%20Táo%20Quân%20ở%20Việt%20Nam%20và%20Trung%20Quốc

Ngày ông Công ông Táo thường được các gia đình Việt Nam lưu tâm chuẩn bị chu đáo như tục lệ đầu tiên của dịp Tết Nguyên Đán. Cho dù bận rộn đến mấy, nhà nhà đều quét dọn bàn thờ, sắm sanh lễ vật tiễn đưa ông Táo về Trời, tâu báo với Ngọc Hoàng thượng đế những chuyện đã xảy ra trong suốt một năm qua ở nhân gian.

 

Người Việt thường gọi ông Công ông Táo là Táo Quân, Táo Thần, hay là Vương Táo. Trong các bài sớ cúng, Táo Thần có tên gọi đầy đủ là Đông Trù Tư Mệnh Cửu Linh Nguyên Vương Định Phước Thần Quân. Theo tiếng Hán, Đông trù là chỉ chung cho tất cả các nhà bếp. Người Trung cộng cũng rất xem trọng Vương Táo. Còn người ở Đài Loan thì tôn Ngài là một trong ba “Ân chủ”, là vị thần của nhà bếp.


BM


Phong tục thờ phụng các vị thần này đã có từ rất lâu trong dân gian. Theo một số tài liệu, từ thời nhà Thương, tức là cách đây gần 4,000 năm, người Trung cộng đã có tập quán thờ Táo thần. Đời Đông Hán (năm 20-206 SCN), ông Khổng An Quốc trong cuốn Cháu mười ba đời Khổng Tử, có viết: “Táo Thần có chức trách ghi chép công và tội của người trong nhà để tâu lên thiên đình, thờ phụng Ngài để có phước lành”. Như vậy, nhiệm vụ của Táo Thần rất quan trọng, ngoài việc quản lý về bếp núc tức là sự sung túc no đủ của con người, còn có thêm nhiệm vụ theo dõi việc thiện ác trong mỗi nhà nữa.


BM


Ở Việt Nam, từ xa xưa, người dân đã thờ cúng ông Táo với hy vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ gìn bếp lửa, để gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc. Ông Táo quanh năm ở trong bếp nên biết hết tất cả mọi chuyện tốt xấu của mọi người, vậy nên để cho Vua Bếp phù hộ cho gia đình sang năm mới gặp được nhiều điều may mắn, người Việt đã làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng.


Nghi lễ thờ cúng Táo Quân mỗi nơi mỗi khác

 

BM

Việt Nam, từ xa xưa, người dân đã thờ cúng ông Táo với hy vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ gìn bếp lửa, để gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

 

Theo truyền thống, người Trung cộng thờ Táo Quân trong mỗi gia đình trừ khi họ chuyển đến nhà mới. Sau đó, nếu gia chủ quyết định không thờ thần Bếp nữa, họ sẽ làm lễ tiễn ông đi. Tuy nhiên, hiếm có gia đình nào ngừng phong tục này nếu tổ tiên họ luôn thờ Táo Quân.


BM


Người Trung cộng tin rằng ông Táo khi về Trời sẽ cưỡi ngựa. Vì vậy trong lễ cúng Táo Quân, người ta thường đốt ngựa giấy, còn bày biện thêm đồ cúng là nước uống và cỏ khô để ngựa ăn uống trên đường. Cũng có nơi dùng những thức vừa ngọt vừa dẻo như là dưa hấu, kẹo mạch nha, kẹo kéo, bánh da lợn… trong cúng tế Táo Thần. Ngụ ý là để cho thức ăn còn dính vào miệng của ông Táo, khi Táo Thần về trời chỉ tâu những điều tốt lành “ngọt ngào” của người nhà thôi! Thế nên có câu: “Ngật điềm điềm – Thuyết hảo thoại”, ý là ăn ngọt ngọt, nói việc tốt.


BM


Ngày lễ của người Hoa cũng có chút khác biệt. Vẫn có câu nói rằng: “Quan tam, dân tứ, đặng gia ngũ”. Ý là những nhà quan lại quyền quý cúng tiễn ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp theo Hoàng lịch (nay gọi là lịch Âm), bá tánh bình thường cúng tiễn ngày 24, còn “Đặng gia” là chỉ cho giới thượng lưu, cúng tiễn ông Táo vào ngày 25. Tuy nhiên ngày nay, đa phần lễ tiễn ông Táo được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp.


BM

Một bức tranh vẽ Táo Quân trong quan niệm của người Trung Hoa.


Tiệc tiễn ông Táo về Trời của người Việt cũng rất phong phú, nhưng điểm nhấn thú vị nhất nằm ở nghi lễ cúng cá chép. Tục thả cá chép được cho rằng xuất phát từ một số tỉnh thuộc miền Bắc nhưng nay đã thành phổ biến rộng rãi. Người xưa rất kỹ trong việc chọn cá để tiễn Táo Quân. Cá chép thường là cá chép sông, lựa con khoẻ mạnh, râu đỏ, kích thước cỡ vài đầu ngón. Khi làm lễ, cá chép sống được thả trong chậu nước để gần sát mâm lễ vật để Táo Quân “chứng giám”, sau đó mang thả vào ao hồ nào sạch sẽ ở gần đấy.


BM


Người Việt quan niệm rằng, đúng vào 23 tháng Chạp là Táo Công sẽ cưỡi cá chép lên chầu Trời, và cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (tức là 12h trưa ngày 23 tháng Chạp) mới kịp về thiên đình.

 

Ngày nay vì không sẵn cá chép sông, nên đa phần người dân mua cá chép vàng về cúng rồi thả. Bởi vì nhiều ao hồ đã bị lấp hoặc ô nhiễm nặng, nên việc tìm được nơi thả sao cho cá có thể sống sót sau đó là một vấn đề.

 

Từ sự hời hợt đến biến dị


BM


Nhiều người hiện đại không hiểu được ngọn nguồn ý nghĩa tâm linh trong việc thờ Táo Quân, do vậy nghi thức thả cá chép dần trở thành hình thức. Nhà nào cũng phải mua bằng được cá, để sau đó, vội vàng cúng bái rồi thả cho xong. Có người quăng cá, ném cả túi nilon có cá xuống nước, không biết Táo Quân về Trời bằng cách nào trong những túi nilon, không chỉ làm chết cá mà còn gây ô nhiễm môi trường. Ở thành phố lớn còn có thể gặp cảnh người thả cá xuống sông quá đông, cá mới thả còn mệt lờ đờ, tập trung lại thành đàn. Đầu này sông người thả cá, đầu kia đã có một nhóm khác chích điện bắt cá mang đi bán tiếp để quay vòng.

 

Không chỉ hời hợt hình thức trong tập tục thả cá chép, từ nhiều năm nay, ý tưởng ông Táo về Trời tâu báo chuyện thiện ác ghi chép tại nhân gian với Ngọc Hoàng thượng đế đã được đưa vào trong chương trình hài kịch Gặp nhau cuối năm hay còn gọi là Táo Quân, được phát sóng trên truyền hình vào tối ngày Tất niên. Trong chương trình Táo Quân, một số vấn đề xã hội mà công chúng quan tâm được đưa ra “mổ xẻ” với điệu bộ và ngôn ngữ hài kịch, châm biếm, cốt để mang lại tiếng cười cho khán giả. Các “ông Táo” phụ trách giao thông, giáo dục, y tế, điện nước, v.v. lần lượt vào chầu và báo cáo cho “Ngọc Hoàng”. Nếu lĩnh vực phụ do mình quản càng có nhiều vấn đề, các “Táo” xem ra càng lo lắng và khúm núm trên thiên đình.


BM


Điều đáng nói là, truyền thống của người Việt đa phần đều có niềm tin vào nhân quả và kính ngưỡng Thần linh. Tuy nhiên, trong Táo Quân, các vị Thần tiên tại thiên giới lại được xây dựng theo hướng phàm trần hóa, dung tục và đầy dục vọng. Các “vị Thần”, do các nghệ sĩ nổi tiếng sắm vai, ăn nói theo phong cách “thời thượng”, tóc nhuộm xanh nhuộm đỏ, cũng mạt sát, thóa mạ nhau, tranh giành, xu nịnh đút lót, bụng dạ hẹp hòi, nhỏ nhen. “Ngọc Hoàng” vốn tôn nghiêm nhưng lại tít mắt cười khi thấy các cô gái ăn mặc hở hang.

 

Đành rằng, đây là một cách hình tượng hóa để châm biếm, chỉ trích những thói hư tật xấu trong đời thực, tuy nhiên việc đem Thần linh ra để làm phương tiện gây cười thì lại là một sự mạo phạm, báng bổ Thần thánh, hoàn toàn trái với ý tứ của người xưa.


BM


Cổ nhân đối với lễ là trọng về tinh thần. Lễ là cốt lấy sự Kính làm gốc. Nếu Lễ mà không Kính, dẫu bề ngoài có giữ được đủ các lề lối, cho dù có thờ cúng mâm cao cỗ đầy thế nào đi nữa, thì ý nghĩa linh thiêng đã mất đi rồi. Chưa kể lại đem Thần linh ra làm trò tấu hài, thì hẳn nhiên phạm tội bất kính với Thần, vô cùng tạo nghiệp.

 

Nhìn lại nội hàm sâu sắc trong một tục lệ thiêng liêng của người xưa, để nhìn lại những sai trái của mình, từ bỏ những hành vi biến dị cải biến tập tục, sa đà vào hình thức mà quên đi tinh thần, cũng là tránh phạm phải tội nghiệp thêm nữa, ấy chính là cách tốt nhất để Táo Quân báo cáo lên Thượng hoàng về những sự thay đổi ở nhân gian.




Đình Vũ



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Jan/2022 lúc 9:15pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23194
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jan/2022 lúc 8:33am



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Jan/2022 lúc 8:35am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23194
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Jan/2022 lúc 3:48am

Phong tục Tết cổ truyền Việt Nam

 BM

Tết đối với người Việt, không chỉ là dịp để quây quần sum họp bên gia đình, mà còn là thời điểm để giữ gìn, trân quý truyền thống văn hóa dân tộc qua việc duy trì những phong tục cổ truyền. 

 

Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất của người Việt, đây là lúc nhiều phong tục truyền thống có ý nghĩa sâu sắc được diễn ra với nguyện ước mong một năm mới an lành, may mắn, thịnh vượng.

 

Tiễn ông Công ông Táo về Trời

 

BM

Cúng tiễn ông Công ông Táo về trời (23 tháng Chạp) là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm.

 

Đây cũng là ngày đánh dấu thời điểm bắt đầu vào Tết. Theo truyền thống, đây là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng về mọi việc trong nhà của gia chủ. Chính vì vậy, tới ngày này các gia đình Việt Nam sẽ dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, mua cá chép vàng về cúng để tiễn ông Công, ông Táo về trời.


Dọn dẹp nhà cửa


BM


Công việc dọn dẹp ngày Tết có ý nghĩa là để chuẩn bị “tiễn năm cũ, đón năm mới”. Trong ngày này, tất cả đồ đạc trong nhà sẽ được đem ra chùi rửa thật sạch sẽ, chén bát mới sẽ được chuẩn bị sẵn cho mâm cỗ ngày tết, các vật dụng trưng bày cũng được đem ra bày biện trang hoàng cho nhà cửa trông mới mẻ hơn. Ngoài ra đây cũng là lúc chúng ta xem lại các món nợ cần phải trả, người ta sẽ cố gắng hoàn thành món nợ trước Tết, không nên để qua năm mới.

 

Bày mâm ngũ quả


BM


Bày mâm ngũ quả cũng là một phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của các gia đình Việt. Mâm ngũ quả tượng trưng cho Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, 5 yếu tố tạo nên vũ trụ theo quan niệm của Nho giáo. Mâm ngũ quả thì tùy thuộc vào từng miền mà có các loại quả khác nhau. Tất cả đều mang ý nghĩa: vạn sự như ý, an khang thịnh vượng, phúc lộc tràn đầy. 


BM


Ngoài ra, các loài hoa ưa chuộng không thể thiếu ngày Tết đó là hoa đào, hoa mai, hoa hải đường, lay ơn, thược dược, … Đi chơi chợ hoa ngày Tết đã trở thành một điều không thể thiếu trong những tập tục ngày Tết. Chụp hình cùng gia đình, bạn bè giữa vô số bông hoa đang khoe sắc; hoặc mua về vài chậu hoa, cành mai, cành đào, giò phong lan chưng cho nhà cửa tươi vui, hay đơn giản là đi để đắm mình trong hương sắc của đất trời ngày xuân.

 

Thăm viếng mộ tổ tiên


BM


Con cháu thường đi thăm viếng mộ tổ tiên từ khoảng 23 đến 30 Tháng Chạp, sửa sang, dọn dẹp mộ phần để bày tỏ lòng hiếu thảo, tưởng nhớ đến gia tiên. Mỗi gia đình đều đem theo hương đèn, trái cây để cúng, cầu ước những điều tốt lành cho năm mới sắp đến, họ cũng mời linh hồn tổ tiên về ăn Tết với con cháu.

 

Gói bánh chưng, bánh tét


BM


Gói bánh chưng: Bánh chưng là món ăn truyền thống có từ thời vua Hùng và không thể thiếu trong những ngày Tết của người Việt cho tới ngày nay. Các gia đình thường gói bánh chưng từ ngày 27- 29 Tết, đây cũng là một món quà biếu ý nghĩa, tình cảm cho họ hàng và bạn bè trong dịp này. Xuôi vào Nam thì hình thức chiếc bánh truyền thống ấy có thay đổi chút ít, đó là đòn bánh tét, thể hiện tất cả sự dung dị, mộc mạc và đầm ấm trong không khí gia đình sum họp đón Xuân.


BM


Vua Hùng từng ví hạt gạo, nguyên liệu chính tạo nên món bánh truyền thống này, như hạt ngọc của trời đất ban cho con người. Hạt gạo tinh khiết và an lành hơn bất kỳ sơn hào hải vị nào.

 

Đón giao thừa


BM


Đón giao thừa được diễn ra vào thời khắc cuối cùng của năm cũ, bởi vậy phong tục này còn mang ý nghĩa bỏ hết những điều xấu của năm cũ, đón những điều tốt đẹp của năm mới. Lễ cúng giao thừa phải được thực hiện ở ngoài trời. Sở dĩ người Việt Nam làm lễ cúng giao thừa vì niềm tin rằng: Một năm bắt đầu, ắt phải có kết thúc. Ý nghĩa của buổi lễ cũng là: bỏ hết đi những ân oán năm cũ, nghênh đón năm mới đến với tài lộc và những điều tốt đẹp. Tại một số nơi thì lễ cúng ngoài trời còn có ý nghĩa cung kính đón vị Thần cai quản năm mới đến nhà.

 

Hái lộc, xin chữ


BM

Sau khi cúng giao thừa, mọi người sẽ chọn giờ tốt để xuất hành và đi hái lộc, với mong ước một năm mới luôn may mắn và viên mãn, rước lộc về nhà.


BM


Đầu xuân năm mới mọi người rủ nhau đi xin chữ đầu xuân về treo trong nhà với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình, người thân của mình. Mỗi người xin một chữ khác nhau nhưng tất cả đều mong một năm mới vạn điều mới, mọi sự tốt lành. Chữ được yêu thích nhất thường là chữ Tâm, Phúc, Đức, An, Lộc, …


Đi lễ chùa đầu năm


BM


Cung kính Thần Phật đã đi sâu vào tinh thần và tâm hồn người dân Việt. Đầu năm đi chùa với mong muốn cầu cho một năm mới may mắn, hạnh phúc cho gia đình và thân quyến, đồng thời tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với Thần Phật trong thời khắc trọng đại của tân niên. Đi lễ chùa đầu năm không đơn giản để ước nguyện mà đó còn là thời gian để mọi người tìm về với chốn tâm linh sau những ngày tháng vất vả mưu sinh, mong tìm được sự bình an, gạt bỏ đi những muộn phiền, lo âu của năm cũ.

 

Xông đất


BM


Người Việt quan niệm rằng, người xông đất sẽ quyết định cả một năm vui vẻ, phát đạt hay không may mắn của mình. Vì thế, họ thường mời những người có vận may, có tuổi hợp với chủ nhà đến xông đất. Người xông đất phải ăn mặc chỉnh tề, sau đó phải đi hết một vòng quanh nhà với hy vọng may mắn sẽ luôn tràn ngập khắp nhà gia chủ.

 

Chúc Tết 


BM


Có thể nói, chúc Tết là nét văn hóa vô cùng độc đáo và không thể thiếu trong ngày Tết. Khi đi chúc tết, ai nấy đều mặc đồ đẹp, thường là chọn màu đỏ mang ý nghĩa may mắn, và mang theo quà cáp, để mừng cho gia chủ. Vào ngày Tết của người Việt còn có câu: “Mồng một lễ cha, mồng hai lễ mẹ, mồng ba lễ thầy”. Cha tượng trưng cho bên nội, mẹ là bên ngoại, còn thầy đại diện cho những người đã giúp cho ta có trí tuệ.

 

Mừng tuổi


BM


Ngày Tết, người Việt Nam có phong tục lì xì cho trẻ em với mong ước các em vui vẻ, hạnh phúc và chăm ngoan học giỏi. Phong bao lì xì màu đỏ cũng tượng trưng cho sự may mắn, phúc lộc an khang. 

 

Dù đi xa mấy nhưng cứ đến ngày này, người người đều cố gắng trở về quê hương đoàn viên cùng với gia đình. Những phong tục ngày Tết đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn người Việt với sự trân quý truyền thống, ghi nhớ về cội nguồn dân tộc Việt.


BM

 

 

An Nam

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.145 seconds.