Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 146 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 25/Feb/2017 lúc 5:57am
Mối tình xuyên 2 thế kỷ : cặp vợ chồng cao tuổi nhất Châu Á
 
 
84 năm vẹn nghĩa vợ chồng, đã có 130 con, cháu, chắt, dâu, rể, hai cụ vẫn rất hạnh phúc.
 
   Hơn 80 năm trọn nghĩa vợ chồng, đến bây giờ khi những thời khắc cuối cùng của năm cũ sắp trôi qua, “cặp tình nhân” lại cùng nhau bước sang một tuổi mới. Ước mong ai trong chúng ta cũng được may mắn như cặp vợ chông này .
   Hơn 80 năm trọn nghĩa vợ chồng, đến bây giờ khi những thời khắc cuối cùng của năm cũ sắp trôi qua, “cặp tình nhân” lại cùng nhau bước sang một tuổi mới. Cụ ông đã 107 lần đón xuân, còn cụ bà đã bước sang tuổi 101.
   Hai cụ được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là “cặp vợ chồng cao tuổi nhất châu Á”.Những ngày cuối cùng của năm sắp trôi qua, chúng tôi tìm về làng Phượng Lịch, thuộc xóm 2, xã Diễn Hoa (huyện Diễn Châu, Nghệ An) để được diện kiến cặp vợ chồng được tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là “Cặp vợ chồng cao tuổi nhất châu Á”. Đó là vợ chồng cụ ông Cao Viễn (107 tuổi) và cụ bà Vũ Thị Hai (101 tuổi).
   Kể về cuộc đời và “mối tình” của vợ chồng mình cụ Cao Viễn chia sẻ: “Vợ chồng tôi đến với nhau là do cái duyên mà chắc ông trời đã định sẵn rồi. Năm ấy tôi 23 tuổi bà ấy vừa tròn 17 cùng cảnh nghèo khổ với nhau nên hai gia đình qua dạm hỏi rồi cứ thế về chung sống vợ chồng chứ cũng chẳng được cưới xin linh đình gì. Vậy mà lại hợp duyên hợp số đến là lạ. Tính đến giờ chúng tôi làm vợ chồng đã được 84 năm rồi, một lần giao thừa năm nay nữa là được 85 năm”.
   Cùng nhau bước qua 2 thế kỷ chứng kiến những sự kiện lớn của dân tộc từ thời khắc sục sôi phong trào cách mạng Xô Viết - Nghệ Tĩnh đến ngày đất nước vùng lên giành độc lập. Rồi nạn đói hoành hành cướp đi sinh mạng của hàng triệu đồng bào, trong đó có những người là hàng xóm anh em họ hàng thân thích của mình. Nhớ đến những giây phút có lẽ là đau khổ nhất của hơn trăm năm sống trên cuộc đời, cụ Cao Viễn rưng rưng nước mắt. Rồi những tháng năm cả dân tộc oai hùng trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến chống đế quốc xâm lược. Ký ức của cụ ông vẫn vẹn nguyên như những thời khắc mới diễn ra ngày hôm qua.
   Có với nhau tất thảy 8 mặt con, nhưng cuộc sống của hai cụ lúc nào cũng ấm êm và rất hạnh phúc, dù những lúc nghèo khó hay sung túc chưa một lần cụ ông giơ tay để đánh vợ, hay dạy bảo con cái bằng đòn roi. “Ông ấy rất thương các con, chưa bao giờ đánh chúng. Nhưng đứa nào cũng sợ và nghe lời ông ấy. Có những lúc gia đình nghèo khó đến củ chuối, cám cũng không có mà ăn. Nhưng chúng tôi lại cùng nhau cố gắng chứ không vì vậy mà cãi cọ hay bất hòa. Lúc nào cũng vậy thôi, ông già này chỉ nói nhưng con cái, cháu chắt ai cũng hiểu cả và không giám làm sai lời”, cụ bà Vũ Thị Hai vui vẻ chia sẻ.
Mong cùng nhau đón thêm nhiều mùa xuân mới
 
 
 
84 năm vẹn nghĩa vợ chồng, đã có 130 con, cháu, chắt, dâu, rể, hai cụ vẫn rất hạnh phúc.
 
   Hơn 80 năm trọn nghĩa vợ chồng, đến bây giờ khi những thời khắc cuối cùng của năm cũ sắp trôi qua, “cặp tình nhân” lại cùng nhau bước sang một tuổi mới. Ước mong ai trong chúng ta cũng được may mắn như cặp vợ chông này .
   Hơn 80 năm trọn nghĩa vợ chồng, đến bây giờ khi những thời khắc cuối cùng của năm cũ sắp trôi qua, “cặp tình nhân” lại cùng nhau bước sang một tuổi mới. Cụ ông đã 107 lần đón xuân, còn cụ bà đã bước sang tuổi 101.
   Hai cụ được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là “cặp vợ chồng cao tuổi nhất châu Á”.Những ngày cuối cùng của năm sắp trôi qua, chúng tôi tìm về làng Phượng Lịch, thuộc xóm 2, xã Diễn Hoa (huyện Diễn Châu, Nghệ An) để được diện kiến cặp vợ chồng được tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là “Cặp vợ chồng cao tuổi nhất châu Á”. Đó là vợ chồng cụ ông Cao Viễn (107 tuổi) và cụ bà Vũ Thị Hai (101 tuổi).
   Kể về cuộc đời và “mối tình” của vợ chồng mình cụ Cao Viễn chia sẻ: “Vợ chồng tôi đến với nhau là do cái duyên mà chắc ông trời đã định sẵn rồi. Năm ấy tôi 23 tuổi bà ấy vừa tròn 17 cùng cảnh nghèo khổ với nhau nên hai gia đình qua dạm hỏi rồi cứ thế về chung sống vợ chồng chứ cũng chẳng được cưới xin linh đình gì. Vậy mà lại hợp duyên hợp số đến là lạ. Tính đến giờ chúng tôi làm vợ chồng đã được 84 năm rồi, một lần giao thừa năm nay nữa là được 85 năm”.
   Cùng nhau bước qua 2 thế kỷ chứng kiến những sự kiện lớn của dân tộc từ thời khắc sục sôi phong trào cách mạng Xô Viết - Nghệ Tĩnh đến ngày đất nước vùng lên giành độc lập. Rồi nạn đói hoành hành cướp đi sinh mạng của hàng triệu đồng bào, trong đó có những người là hàng xóm anh em họ hàng thân thích của mình. Nhớ đến những giây phút có lẽ là đau khổ nhất của hơn trăm năm sống trên cuộc đời, cụ Cao Viễn rưng rưng nước mắt. Rồi những tháng năm cả dân tộc oai hùng trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến chống đế quốc xâm lược. Ký ức của cụ ông vẫn vẹn nguyên như những thời khắc mới diễn ra ngày hôm qua.
   Có với nhau tất thảy 8 mặt con, nhưng cuộc sống của hai cụ lúc nào cũng ấm êm và rất hạnh phúc, dù những lúc nghèo khó hay sung túc chưa một lần cụ ông giơ tay để đánh vợ, hay dạy bảo con cái bằng đòn roi. “Ông ấy rất thương các con, chưa bao giờ đánh chúng. Nhưng đứa nào cũng sợ và nghe lời ông ấy. Có những lúc gia đình nghèo khó đến củ chuối, cám cũng không có mà ăn. Nhưng chúng tôi lại cùng nhau cố gắng chứ không vì vậy mà cãi cọ hay bất hòa. Lúc nào cũng vậy thôi, ông già này chỉ nói nhưng con cái, cháu chắt ai cũng hiểu cả và không giám làm sai lời”, cụ bà Vũ Thị Hai vui vẻ chia sẻ.
Mong cùng nhau đón thêm nhiều mùa xuân mới
st.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Feb/2017 lúc 11:07am
Bạn Không Phải Yêu Nước Mỹ




Song Châu

A / Bạn đến nước Mỹ vì bất cứ một lý do nào đó. Tỵ nạn CS. Vượt biên. HO. Đoàn tụ gia đình. Anh chị em bảo lãnh vv... và vv... và ngay cả giả chồng giả vợ nữa, bạn đều được nước Mỹ đối xử nhân đạo và hào phóng với bạn. Đúng không? Nhưng bạn không phải yêu nước Mỹ.

B / Sống ở nước Mỹ, bạn được giúp đỡ theo nhu cầu: Cần nhà, bạn có housing. Đau ốm, sinh nở bạn được nhà thương trị liệu. Cần thức ăn bạn có foodstamp. Nếu bạn có con nhỏ mà không đi làm được thì mỗi tháng, ngoài food stamps, bạn còn được nhận một số tiền gọi là Welfare. (nhiều người gọi là tiền phước thiện.) Tiền này tuy không nhiều nhưng cộng với housing và những sự trợ giúp quan trọng khác, giúp bạn đủ sống trong giai đoạn cần thiết để vượt qua những khó khăn (ở đây, người viết không nói đến trường hợp những người không bao giờ đi làm, hay đi làm thì chỉ lấy tiền mặt và nhiều chục năm dài sống bằng welfare.) Nếu nhà bạn có cha mẹ già đau yếu hay chẳng may có người tàn tật, chính phủ sẽ trả tiền cho người đến săn sóc, tắm rửa nấu ăn, mỗi ngày ít nhất là 4 giờ hay nhiều hơn, tùy tình trạng. Mỗi tháng nếu bạn không có tiền trả tiền điện, tiền heat, bạn sẽ được giúp trả. Bạn hay con cái bạn cần học thì được đến trường, không có tiền đóng học phí, nước Mỹ đóng cho bạn và còn cho thêm tiền bạn mua sách vở, tiêu xài từng học kỳ. Và ngay cả khi chết, nếu không có tiền lo hậu sự, chính phủ Mỹ cũng giúp bạn chu toàn. Đúng không? Nhưng bạn không phải yêu nước Mỹ.

C / Bạn ở nhà với cha mẹ, lúc còn bé và nếu cha mẹ bạn khá giả, bạn mới được học hành, chu cấp đầy đủ. Nếu cha mẹ nghèo, bạn không được đi học mà còn phải đi làm để góp vào với gia đình mà sống. Đúng không? Nhưng khi bạn vào nước Mỹ rồi thì dù bạn chưa đóng góp được chút gì cho sự hưng thịnh của nước Mỹ, bạn cũng vẫn được hưởng mọi dịch vụ và phúc lợi, công bằng như mọi người công dân Mỹ đã từng đóng góp mà người viết đã nói ở phần trên. Đúng không? Nhưng bạn không phải yêu nước Mỹ.

D / Bạn có biết những khoản tiền đó từ đâu mà có không? Là từ những người đến đây trước bạn, họ ý thức được lòng nhân đạo và sự hào phóng của những người đến trước họ, đã giúp họ cơ hội để họ được là họ hôm nay và họ tri ân bằng cách làm việc không lãnh lương chui, họ sẵn sàng và vui vẻ đóng thuế để góp công xây dựng nước Mỹ được giàu mạnh, cho nước Mỹ có đủ ngân khoản mà tiếp tục giữ được truyền thống tốt đẹp này để lúc bạn đến, chính phủ Mỹ sẽ chu cấp cho bạn và cho gia đình bạn. Đúng không? Nhưng bạn không phải yêu nước Mỹ.

E / Khi bạn đi làm, dù bất cứ hãng xưởng nào và bất cứ tiểu bang nào trên toàn quốc, tùy theo khả năng, chuyên môn và nhu cầu công việc, không kể màu da, tiếng nói, bạn được lãnh lương như đồng nghiệp và được đối xử công bằng như đồng nghiệp. Nếu bạn bị bức hiếp, bạn được pháp luật che chở để lấy lại công bằng cho bạn. Không có tiền trả luật sư, bạn được quan toà chỉ định luật sư bào chữa miễn phí. Và ngay cả những tội phạm đang bị giam cầm cũng được luật pháp Mỹ che chở. Như thế, nước Mỹ tốt đẹp và tình người cao cả quá. Đúng không? Nhưng bạn không phải yêu nước Mỹ.

G / Còn nhiều chuyện khác nữa cho lợi ích của bạn nhưng người viết chỉ kể ra đây những điều căn bản cần thiết. Qua những điều vừa kể ra, bạn có đồng ý với tôi là không nhiều nơi trên thế giới, chính quyền lại đối xử với người nhập cư tốt như nước Mỹ và bạn đã may mắn được nhập cư vào Mỹ và sống trên nước Mỹ. Đúng không? Nhưng bạn không phải yêu nước Mỹ.

H / Người viết nhắc nhiều lần câu: "Nhưng bạn không phải yêu nước Mỹ." bởi vì, dù sai hay đúng, tốt hay xấu, tình cảm của con người là những cảm nghĩ rất riêng, rất độc lập, bất khả xâm phạm và xuất phát tự trái tim của họ. Nhất là với tình yêu thiêng liêng mỗi người dành cho nơi họ sanh hay nơi họ sống. Đó là MỘT TÌNH YÊU TỰ HIẾN VÀ TỰ NGUYỆN DO BẢN CHẤT, DO Ý THỨC, DO SỰ TRƯỞNG THÀNH, DO LÒNG BIẾT ƠN, DO LƯƠNG TÂM, DO ĐẠO ĐỨC, GIÁO DỤC VÀ LIÊM SỈ CỦA MỖI CON NGƯỜI, KHÔNG AI CÓ THỂ YÊU NƯỚC GIÚP AI HAY BẮT BUỘC AI YÊU NƯỚC CẢ. Vì thế, dù bạn sống ở Mỹ, hưởng mọi phúc lợi của công dân Mỹ, Nhưng bạn không phải yêu nước Mỹ, TRỪ KHI BẠN TỰ NGUYỆN VÀ TỰ HIẾN.

Tình Yêu là gì? Không ai nhìn thấy TÌNH YÊU nó hình thể gì, màu sắc gì nhưng người ta lại dễ dàng nhận ra Tình Yêu khi nó được thể hiện bằng hành động. Người mẹ nuôi nấng, dạy dỗ, săn sóc con cái chu đáo, hy sinh cả đời mình cho con vì bà YÊU CON bà. Người Lính can đảm xông lên trước mũi súng quân thù, dù biết rằng đó là phút giây sinh tử nhưng để bảo vệ từng tấc đất quê hương, người lính ấy đã không ngần ngại vì Người Lính đó YÊU QUÊ HƯƠNG. Lại có những người hy sinh mạng sống mình trên đất nước của dân tộc khác để ngăn chặn những tai họa, những chết chóc, bất công cho người không cùng chủng tộc. Vì một mục đích nhân bản hay lý tưởng tốt đẹp, họ đã làm thế và gọi chung là TÌNH YÊU NHÂN LOẠI. Như Mẹ TERESA, Mẹ đã đem TÌNH YÊU THIÊN CHÚA VÀ TÌNH YÊU GIỮA CON NGƯỜI VÀ CON NGƯỜI đến những căn nhà ổ chuột, những nơi nghèo hèn dơ dáy, đã dùng bàn tay bác ái của Mẹ an ủi, thương yêu săn sóc bao nhiêu người ốm đau thương tật, thân thể đã bốc mùi hôi thúi mà ai cũng sợ nhìn vào. Những TÌNH YÊU ấy không ai bắt buộc hay xin xỏ mà chỉ được thể hiện bằng TÌNH YÊU TỰ NGUYỆN VÀ TỰ HIẾN.

Ở đây, mục đích của bài viết này, người viết chỉ mong rằng, bạn không cần phải yêu nước Mỹ nhưng xin bạn đừng vô tình hay cố ý làm tổn thương nước Mỹ, một đất nước đã cưu mang bạn, giúp cho bạn mọi phương tiện, mọi cơ hội để bạn vươn lên sống cuộc đời tươi đẹp mà nhiều người trong nhiều quốc gia trên thế giới ước ao.

Thế nào là làm nước Mỹ tổn thương. Ví dụ vài trường hợp điển hình:

1 / Đi làm lấy tiền mặt, trốn thuế. Chỉ cách cho những người khác cách làm giống bạn, kể cả việc bắt chước người khác khai gian các chương trình phúc lợi của chính phủ để nhận những giúp đỡ mà bạn chưa thực sự cần hay không cần đến.

2 / Móc nối, tiếp tay đưa những ca sĩ gốc VC từ VN qua mở "phòng trà" tại nhà bạn, xong, giới thiệu ca sĩ này với bạn bè của bạn để cứ như dây chuyền, cả hơn chục năm nay, những ca sĩ đỏ đó lần lượt chui từ nhà này đến nhà khác, từ tiểu bang này đến tiểu bang kia nơi có người việt cư ngụ để hát hò. Các ca sĩ đỏ này đã gom nhiều ngàn dollars xanh của Mỹ ngon ơ, không đóng thuế. Về VN, những ca sĩ này tiếp tục hát Mừng Ngày Giải Phóng. (Mai Khôi là một trường hợp...)

3 / Môi giới, tiếp tay che đậy cho những việc làm trái luật pháp quy định như du lịch rồi trốn ở lại, lấy chồng lấy vợ giả, du học giả (chạy xin giấy du học nhưng sang Mỹ đi làm nail, bồi bàn tại các tiệm, các nhà hàng ăn chủ là người Việt) . Chuyển tiền chui nhiều chục ngàn về VN (người ở đây đưa tiền cho người sang du lịch và gia đình người du lịch ở VN giao tiền cho người nhà của người ở đây tại VN với hoa hồng đáng kể....) Một hai người làm như vậy, tưởng chẳng can hệ nhiều nhưng chục người, trăm người và nhiều trăm người làm như vậy thì sự thiệt hại của nước Mỹ sẽ ra sao? Ấy là chưa nói đến việc làm thế là lợi cho VC.

4 / Nếu bạn có căn nhà đẹp, có khoảng sân cỏ mướt khang trang, một ngày có một nhóm người từ nơi khác đến, bất chấp luật lệ, tài sản của ai, họ nhảy qua hàng rào vào trong sân nhà bạn. Quậy phá đã, đám người đó lại phá cửa nhà bạn, tràn vào trong nhà, đập phá bàn thờ, đồ đạc của bạn, hành hung người nhà của bạn. Bạn sẽ phản ứng thế nào? Hãy thành thật mà trả lời rằng bạn sẽ làm tiệc hoan hỉ đãi họ, mời họ ở lại trong nhà để họ tiếp tục đập phá và hành hung cha mẹ vợ con bạn và ngay cả bạn nữa hay bạn đuổi họ ra, để bảo vệ an ninh cho bản thân và gia đình bạn ?

5 / Nếu bạn nói rằng bạn vì tình nhân loại, vì lòng nhân ái mà bạn mời nhóm người này ở lại trong nhà bạn để họ tiếp tục hành hung người của gia đình bạn và đập phá mọi thứ trong nhà bạn thì một là bạn nói dối, hai là đầu óc bạn có vấn đề, không biết phân biệt tốt, xấu, đúng sai. Nếu thế, nơi bạn cần đến ở là bịnh viện tâm thần, không phải là căn nhà bình thường với một gia đình bình thường như thế nữa.

6 / Còn nếu bạn nhất quyết phải đuổi những kẻ dữ tợn vô kỷ luật và hung ác này ra khỏi nhà bạn để bảo vệ an ninh cho gia đình bạn được sống bình yên thì Tổng Thống Donald Trump, người đã vào tòa Bạch Ốc bằng những phiếu bầu theo đúng hiến pháp và luật pháp Hoa Kỳ và sự chọn lựa của dân chúng, đang làm nhiệm vụ cao cả ấy để giữ an ninh cho mọi người công dân nước Mỹ, trong đó có bạn và tôi. Bạn không cần phải yêu nước Mỹ nhưng bạn nên yêu chính bạn và gia đình bạn bằng cách là không a tòng với kẻ bịnh hoạn, ích kỷ, thiếu tự chế, tự trọng mà làm loạn thêm nữa. Hãy để yên cho ông Trump làm nhiệm vụ, làm bổn phận MỘT NGƯỜI CHỦ NHÀ BIẾT BẢO VỆ GIA ĐÌNH, CHÒM XÓM. MỘT TỔNG THỐNG BIẾT BẢO VỆ NỀN AN NINH QUỐC GIA, BIẾT YÊU NƯỚC MỸ, YÊU NHÂN DÂN MỸ của ông.

7/ Bạn không cần phải yêu nước Mỹ nhưng bạn chỉ cần yêu gia đình bạn, yêu bản thân bạn như người viết đã trình bày. Được thế, những người Mỹ Yêu Nước Mỹ và người viết, sẽ cảm ơn bạn vô cùng.


Song Châu
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 26/Feb/2017 lúc 6:28am

Ăn Cơm Chưa ? (食飯未 ?)


Tôi là người gốc Triều Châu nhưng từ nhỏ đến lớn chỉ học tiếng Việt và chỉ giao du với bạn VN và ngay cả cái nhà tôi ở cũng ngay trung tâm thành phố (ngay trước Hội Đồng Xã Tân An - Cần Thơ) và xung quanh là nhà của các công chức VN. Vốn liếng tiếng Tiều của tôi lúc đó rất ít nhưng lớn lên, cho đến giờ tôi vẫn có một suy nghĩ: tại sao người ta gặp nhau hay hỏi "Anh khỏe không?", "How are you?" "你好嗎?" nhưng duy nhất thời đó người Triều Châu ở VN găp nhau lại hỏi "食飯未?" (chẹ bừng quề) có nghĩa là "Ăn cơm chưa?"

Nghe bà nội tôi kể: hồi đó bên Tàu nghèo lắm, nhất là ở quê hương của bà, không đủ cơm ăn, một nắm gạo nấu nước, người lớn uống nước cháo, gạn xác cháo cho con ăn đỡ dạ. Có lẽ đó là lý do tại sao rất nhiều người Triều Châu bỏ nước ra đi làm cu-li hay bất cứ công việc vất vả nặng nhọc vì chỉ mong tìm chút tiền để gởi về giúp đỡ gia đình và cho đến bây giờ trên thế giới, doanh gia người Hoa thành công lớn và giàu có trong thương nghiệp, đa số đều gốc gác Triều Châu.

Sau tháng 4 năm 1975, thời gian đầu, không đủ gạo, gia đình tôphải ăn cơm độn. Với anh em tôi thì không thấy gì, không để ý mà còn thấy lạ, còn thích nữa là đằng khác (có lẽ vì chưa đói qua) nhưng tôi thấy bà nội tôi khóc. Bà nói không muốn trở lại thời kỳ đói khổ bên Tàu, nhưng cũng chỉ tạm có mấy tháng rồi thôi, không bao giờ có màn cơm độn lần nữa.
Tôi cho tới giờ vẫn còn bâng khuâng đó nên vẫn muốn tìm hiểu tại sao người Tiều ở VN gặp nhau hay hỏi "Ăn cơm chưa?" mà không bao giờ hỏi "Khỏe không?", vẫn không thấy gì giải thích đặc biệt trên mạng nhưng lại tìm được một truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc. Đọc hết câu chuyện trong bài viết, tôi cảm thấy nghẹn ngào, rưng rưng có lẽ nó bây giờ đã giải đáp dù cho chưa thỏa mãn nhưng cũng đáp ứng phần nào cho chút suy tư của tôi. Mời các bạn:

 Lưu Khâm Hưng

ĂN CƠM CHƯA ? (食飯未 ?) - Bình Nguyên Lộc
Bà sơ rút nhiệt kế ra khỏi nách tôi, chăm chú đọc nhiệt độ,mặt lộ vẻ ngạc nhiên như không tin ở điều mà bà đọc thấy. Bà dòm mặt tôi, đoạn đọc lại một lần nữa. 

Tôi đang hồi hộp vì đoán rằng có chuyện không hay thì bà đã nhảy ra khỏi phòng, làm cho tôi hốt hoảng đến cực điểm.

Tôi mắc chứng thương hàn, sốt mê man mấy tuần nay, vừa tỉnh lại chứng kiến sự bối rối của con người áo đen bé loắt choắt ấy, làm tôi ngỡ, tôi chết đến nơi.

Nhưng gương mặt tươi của bác sĩ Chaput hiện ra nơi khung cửa, giúp tôi an lòng lại ngay. Giờ ấy còn sớm quá, bác sĩ, chắc mới đến nhà thương, chưa kịp mặc áo choàng, còn vận thường phục.

Bà sơ theo sau nói:

- Hắn không còn nhiệt độ nữa, chắc hắn phải lạnh lắm, vì sự thay đổi đột ngột nầy, tôi cho hắn uống Potion de Todd, bác sĩ nhé!

- Phải đấy.

Đoạn bác sĩ hỏi tôi:

- Ông nghe thế nào?

- Như vừa tái sanh, thưa bác sĩ.

- Tốt! Mới nghe, tôi hoảng lắm,vì nhiệt độ xuống thình lình, có thể là triệu chứng của sự chảy máu ruột... nếu ông lén ăn gì.

Tôi cười, một cái cười héo hon của con người sốt liên miên hăm tám ngày, mà không ăn uống gì cả trong thời gian đó. Bác sĩ dặn thêm, trước khi rời buồng tôi:

- Vài hôm nữa là thèm ăn, nhưng phải nhịn, ăn là lủng ruột ngay. Ngoan lên nhé!

Quên nói rõ, là tôi mắc bịnh nầy trước chiến tranh, vào thuở mà loài người chưa tìm ra thuốc trị thương hàn. Nhà thương cứ để vậy, tiêm thuốc nâng đỡ cho trái tim khỏi lụy, rồi ai kháng chết được, thì sống, ai yếu lắm, là đi.

Như vừa được tái sanh! Tôi nói không quá lố lắm đâu. Vi trùng thương hàn phá rối sinh lý con người một cách kỳ lạ lắm. Tôi nghe yêu đời ghê hồn và dòm ra sân nhà thương tỉnh Bình Dương (bấy giờ là Thủ Dầu Một), tôi thấy khóm bông gừa, thứ bông hèn ấy, sao mà hôm nay lại đẹp lạ lùng.

Trưa hôm đó, bác sĩ Chaput khoe với tôi rằng, ở trại bố thí III, một con đồng bịnh với tôi cũng vừa khỏi. Ông ta sung sướng về chuyện ấy lắm,vì con bịnh các trại bố thí chết nhiều quá, khiến dân chúng hiểu lầm, nhà thương bỏ bê người nghèo khó. Sự thật, thì sở dĩ, số tử ở đó lên cao theo tỷ lệ, vì các con bịnh nghèo, thường để thật nguy kịch mới vào nhà thương và khi vào điều trị, không có người nhà theo để săn sóc, nhà thương chỉ vừa đủ người lo thuốc men thôi. Còn những sự săn sóc (rất cần) phải được người nhà lo lấy mới mong lành bịnh.

Tôi yêu đời, và cố nhiên, yêu kẻ đồng bịnh vừa khỏi cùng một lượt với tôi. Ba hôm sau, được nuôi dưỡng bằng nước xúp và bột Ý, tôi đã chống gậy đi được, và mục tiêu phiếm du đầu tiên của tôi là trại III.

Kẻ đồng bịnh với tôi là một cô gái Trung Hoa, hai mươi tuổi, con gái đang thì, cái ngực tất phải to, thế mà tôi trông cô ta xẹp lép như con khô hố. Cái mền cô ta đắp, như dán sát vào chiếu nhà thương.

Người bạn đồng bịnh với tôi, đi không được như tôi. Trong cơn nóng sốt không ăn, người nhà tôi có mua Sérum Glucosé cho bác sĩ bơm vào tôi, nhờ thế mà tôi không suy lắm. Con bịnh nghèo nầy, thì khỏi hưởng món xa xí phẩm ấy, mà nhà thương không sắm được, vì kém tài chánh.

Tuy nhiên, nhìn sơ cô gái, tôi cũng thấy là cô ta đẹp lắm. Hoa tàn kia mà còn mang dấu vết thời tươi thắm thay, huống chi đây chỉ là một đóa hoa thiếu nước lọ trong chốc lát thôi... Cứ theo người cùng trại với Á Lìl, thì cô ta là một đứa bé "mua". Chú Xừng Hinh, chủ tiệm chạp phô ngoài chợ, năm xưa về thăm quê quán bên Tàu, gặp mùa lụt lội, đói kém, đã mua đứa bé ấy ba mươi đồng bạc. Bạc Trung Hoa với bạc Đông Dương thuở ấy tương đương giá với nhau, thì các bạn biết, con bé ấy rẻ là dường nào.

Chú Xứng Hinh cũng khá, xem Á Lìl như con chú, chớ nhiều thằng khác, nó nuôi những con bé "nước lụt" ấy cho đến thời trổ mã, bắt làm lụng cho bù với số tiền mua, rồi lại hưởng luôn chúng là khác.

Như chủ nó, Á Lìl là người Triều Châu. Phụ nữ Triều Châu để rìa tóc phủ lên trán, xem rất ngây thơ và có duyên. Họ lại đẹp người hơn tất cả các thứ người Trung Hoa khác. Á Lìl lại là gái dung nhan có hạng trong thứ người đẹp nầy, nên tình thương kẻ đồng bịnh của tôi, bỗng nhiên, tăng lên gấp bội, vì tôi mới có hăm ba tuổi.

Nếu như ở ngoài, chắc không bao giờ tôi nghĩ đến chuyện yêu một ả nô tỳ, cho dẫu là nó đang đẹp lộng lẫy. Nhưng ở đây, nó là con bịnh, đồng hạng với tất cả con bịnh khác.

Một ngày, tôi chống gậy xuống trại III đến hai lần, lần nào tới nơi, tôi cũng đứng lại nơi cửa trại, để thở dốc một hơi, rồi mới vào được.

Á Lìl đoán biết tình cảm của tôi đối với nó, nên lần nào, mắt nó cũng sáng lên, khi nghe tiếng gậy của tôi nện cồm cộp trên gạch.

Từ năm lên chín, mãi đến bây giờ, nghĩa là từ năm bị bán và đưa sang nước "An Nam", con nô tỳ nầy chưa được ai nói ngọt với nó lời nào cả. Bây giờ, bỗng nhiên có một dân mặc bi-da-ma riêng, lân la thăm hỏi nó, thì làm sao nó không rưng rưng lệ sung sướng được.

Mặc dầu chỉ được uống nước cháo với đường hạ, con ở Á Lìl cứ càng ngày càng hồng hào ra. Con gái, dường như, có dự trữ trong người những sức mạnh gì như cứ chực vùng lên, không cần ăn gì cho bổ lắm, họ cũng cứ béo tốt ra.

Má Á Lìl cạn dần lên, trông ngon như hai trái đào ở bảy phủ Triều Châu mà Á Lìl thường ca tụng với tôi.

Trông Á Lìl, tôi nghĩ ngay đến những phi tần bên Tàu ngày xưa, cũng tuyển lựa trong đám dân "nước lụt" như vầy. Thì ra, con gái Trung Hoa, ngàn đời, vẫn đẹp và vẫn để mà tiếp tế cho các cung tần. Á Lìl sẽ làm bé chú chệt già đại phú nào đây, một ngày kia.

Hôm ấy, Á Lìl ngồi dậy được, nhưng còn phải ăn cháo hoa với hàm-yũu. Cháo với vị mặn giúp Á Lìl tươi tỉnh hẳn ra. Nó tiếp tôi bằng một bài hát gì đó, tôi không hiểu, nhưng rất thích nghe. Cái giọng mũi của người Triều Châu, khi hát lên, nghe líu lo rất dễ yêu, nhứt là dễ thương, nghe như là họ khóc cảnh sống lầm than của họ.

Á Lìl cắt nghĩa cho tôi biết rằng, bài hát ấy nói đến cái mặt trăng nho nhỏ và tròn tròn. Nó mới giải thích tới đó, thì người nhà chú Xừng Hinh mang cho nó một gàu-mên cơm. Mắt con Lìl sáng hơn là khi tôi mới vào thăm nó nữa. Tôi hỏi:

- Nhà đem cơm từ bao lâu rồi?

- Ngóa thèm quá, chỉ mới nhắn đem vô lần đầu thôi.

- Lìl không nên ăn cơm vội. Bác sĩ không có dặn gì sao?

- Bác sĩ nói tiếng Tây, ngóa đâu có hiểu. Bà Sơ biết chút ít tiếng Annam, dặn đừng cho ăn đồ cứng, ăn thì lủng ruột chết liền.

Á Lìl nói xong cười ngặt nghẹo, một hơi, rồi tiếp:

- Đời thuở nào, ăn cơm lại chết. Chỉ có không ăn cơm mới chết thôi.

- Lìl không hiểu, chớ ruột Lìl đã bị vi trùng làm cho mỏng lắm rồi đó.

Á Lìl lại cười một giây nữa, mà rằng:

- Bị thuốc của thằng Tây làm cho mỏng thì có. Thầy biết sao không? Hổm nay ông Tây chích cho ngóa chết mà ngóa không chết, nên ổng bỏ đói cho ngóa chết đó.

Á Lìl nói rồi vừa kéo gàu-mên cơm lại, vừa nói:

- Ăn cơn với ngừng (gừng) nấu dấm thì tốt lắm, như người Annam ăn với muối tiêu vậy mà, chết sao được.

Tôi bối rối quá. Hôm ấy có Má Mẹ, người cai quản các bà Sơ, từ Sàigòn lên Bình Dương thanh tra, nên bà Louise bận tiếp đón bà Mẹ Bề Trên ấy, không còn ai cho tôi cầu cứu để thuyết lý Á Lìl. Các thầy khán hộ thì đã dặn con bịnh cữ kiêng xong là nghe tròn bổn phận, không theo dõi họ để ngăn cản gì nữa. Còn tôi, tôi ngại một điều, mà cũng chẳng khỏi.

Khi tôi giựt lấy gàu-mêm cơm, thì Á Lìl giận dỗi trách:

- Cố lứ nói thương ngóa, sao không cho ngóa ăn cơm?

- Vì thương mới không cho ăn.

Thật thế. Nếu Á Lìl chỉ là một cô gái xấu xí, tôi cũng không nỡ để cho nó tự tử một cách gián tiếp như vậy. Huống chi trong mấy ngày vui mừng tái sanh ấy, tôi lại điên dại mà yêu đứa nô tỳ nầy.

Lìl cười gằn hỏi:

- Thương gì lại bỏ đói?

- Vì ăn thì chết ngay.

- Đời thuở nào, ăn cơm lại chết. Chỉ có không ăn cơm mới chết thôi.

Á Lìl lập lại câu hồi nãy, rồi khóc mùi mẫn.

Thật là em nhỏ, mất miếng ăn một cái là khóc bù lu, bù loa. Nhưng không sao, tôi sẽ dỗ em nhỏ, thì em nhỏ nín chớ gì.

Tôi định bụng như thế, nhưng tôi lầm.

Lần đầu tiên, tôi rờ đến Á Lìl. Tôi vuốt tóc trán nó và nói rằng:

- Lìl nín đi, rán nhịn, rồi vài bữa khỏi hẳn, tôi sẽ đưa Lìl đi ăn tửu lâu Triều Châu Đại La Thiên ở Chợ Lớn, có nhiều món ngon bằng một vạn thứ cơm gừng dấm nầy. Ở Đại La Thiên có chè thịt heo nè, có cù lao nè.

Nhưng Á Lìl cứ khóc, khóc như mẹ chết không bằng, lâu lắm nó mới nói được trong tấm tức, tấm tưởi:

- Ngóa nhớ tía má của ngóa quá. Tía má ngóa vì không có cơm ăn nên chết. Tía ngóa chết đi được một tháng, thì má ngóa bán ngóa cho Xừng Hinh lấy tiền mua gạo cho mấy em của ngóa ăn. Nhưng cả nhà ăn giỏi lắm được mười ngày, chắc rồi cũng chết hết. Cơm sao lại giết người? Không cơm mới nguy chớ!

Nghe Á Lìl nhắc tới nguồn gốc nó, tôi đau xót vô cùng. Cơm là giấc ác mộng của người Trung Hoa từ mấy ngàn thế hệ nay, cho đến đỗi họ gặp nhau, chào nhau bằng câu: "Ăn cơm chưa?"

Nhưng làm thế nào cho con bé dại dột nầy hiểu rằng, không cơm thì chết đã đành, mà có cơm, lắm khi cũng chết.

Vả, Á Lìl không cả quyết ăn vì thèm nữa, mà ăn để trả thù sự chết đói của cả nhà nó, thì làm sao mà thuyết phục nó được. Có lẽ nó đang nhìn cơm, mà nói thầm: "Ừ, ngày xưa, cha mẹ tao không có mầy nên chết, bây giờ gặp mầy đây, tao có dung tha đâu! Tao ăn cho sống dai, mặc kệ lũ nó bày điều, đặt chuyện".

Biết nói làm sao cũng không xong, tôi xách gàu-mên mà đi; sau lưng tôi, Á Lìl chửi rủa om sòm bằng tiếng Tàu. Nếu nó mà rượt theo được, chắc nó một mất, một còn với tôi, để cướp cơm lại.

Chiều hôm ấy, tôi trốn luôn, đến sáng ngày hôm sau mới dám chống gậy qua trại III.

Á Lìl vắng mặt trên giường. Thấy tôi ngơ ngác tìm quanh, một bà lão vừa ho sù sụ, vừa nói:

- Nó chết đêm rồi thầy à, hồi năm giờ sáng, người ta đã khiêng nó xuống nhà xác.

- Trời ơi! Sao lại chết? Tôi giậm chân mà hỏi câu ngớ ngẩn ấy.

Người khán hộ ở đâu sau lưng tôi đáp hộ bà lão:

- Chảy máu ruột!

- Sao lại chảy máu ruột?

- Vì ăn!

- Trời ơi!

Bà lão ho, rồi lại nói:

- Thầy giựt cơm của nó mà trốn đi, thì chiều lại, người nhà nó đem cơm vô nữa. Nó ăn xong, tối lại kêu đau bụng, vằn vật tới khuya mới chết.

- Sao bà không mời bác sĩ dùm nó?

- Có, tôi có cho bà Sơ hay, bả có kêu thầy đây.

Bà chỉ vào thầy khán hộ, thầy ta lắc đầu thở ra và giải thích:

- Tôi có tiêm thuốc cho nó, nhưng không gọi bác sĩ...

- Sao vậy?

- Vô ích. Chỉ có sang máu mới có một chút xíu hy vọng cứu nó. Nhưng ai sẽ cho máu nó? Còn thuê người để lấy máu thì tiền đâu?

Là con trai, tôi không khóc được. Nhưng lòng tôi đã tơi bời như áo mục phơi dưới gió to. Đứng tần ngần giây lâu, tôi hỏi bà lão:

- Nó có nói gì hay không bà, lúc nó hấp hối?

- Có. Nó có kêu thầy...

- Kêu tôi? Có nhắn gì hay không ?

Nó kêu khóc rằng: "Thầy hai ơi, té ra, quả thật không cơm cũng chết, mà ăn cơm cũng chết. Ngóa nghèo dốt, biết đâu. Trước kia tía má của ngóa nghèo nên không ăn cơm, ngày nay ngóa nghèo nên không biết, hai lần đều chết. Thầy hai ơi, ở lại mạnh giỏi nhá!"

Tôi không còn là con trai nữa, nhưng tôi không khóc tiếc thương một cô gái đẹp. Tôi chỉ khóc vì một gia đình sống không tên, không tuổi bị thảm kịch cơm làm tuyệt nòi, chỉ còn một mống thôi. Mống ấy trôi dạt đi xa ngàn dặm, qua cái xứ có cơm nhiều nầy, mà lại cũng không thoát khỏi thảm kịch cơm.


Ngày nay, mỗi khi nghe một người Trung Hoa chào ai: "Ăn cơn chưa?", tôi bâng khuâng nhớ lại mối tình yêu đầu và nao nao buồn mối tình thương đầu của tôi.

Bình Nguyên Lộc 
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 27/Feb/2017 lúc 2:50am

Tâm Thư Của Bố Dạy Con Trai “Chọn Vợ” Khiến Nghìn Người Chia Sẻ, Vạn Người Yêu Thích


Hãy tìm một cô gái thường cằn nhằn con về cách con tiêu tiền, thường giận con vì về muộn, thức khuya, hay ca thán vì mùi thuốc lá, bia rượu nồng nặc. Một người vợ để chung sống cả đời cần những “tính xấu” như thế.

Dưới đây là những lời tâm huyết của người cha dành cho con trai của mình về cách chọn vợ rất thấm thía và đã chạm đến trái tim của tất cả mọi người:
" Khi chọn vợ, con đừng đặt bao nhiêu tiêu chuẩn này kia, cũng đừng nhìn hình mẫu như Mẹ của con. Ngày cưới Cha, Mẹ con chỉ là một người bình thường, còn rất nhiều khiếm khuyết. Đàn ông cần thời gian để gây dựng sự nghiệp thì phụ nữ cũng vậy, họ cần thời gian để hoàn thiện bản thân mình. Quan trọng con phải là một người đàn ông trưởng thành trong suy nghĩ, nếu cô ấy yêu con sẽ nỗ lực trở nên hoàn hảo hơn.
Yêu ai thì phải nói, theo đuổi hết mình, đừng bao giờ để cho phụ nữ phải mở miệng nói trước lời yêu. Đàn ông mà không chủ động được trong tình yêu thì cũng không làm nổi việc gì.

Khi con chưa qua tuổi 30, vẫn còn độc thân là rất bình thường. Cha chỉ sợ 30 tuổi con vẫn lông bông chưa rõ nghề nghiệp, tương lai mù mịt, ước mơ vẫn nằm trên giấy. Còn tình yêu à, lúc nó chưa đến con hãy hưởng thụ cuộc sống riêng. Nhưng nhớ, đừng để độc thân quá lâu nhé, con trai.

Sẽ có thời điểm, con phân vân giữa nhiều cô gái, yêu một cô gái xinh đẹp hay cô gái hiểu mình? Con ạ, lúc đó hãy nhớ giữ lấy cô gái nào từng làm mình khóc. Đó chính là người phụ nữ con yêu!
Hãy tìm một cô gái thường cằn nhằn con về cách con tiêu tiền, thường giận con vì về muộn, thức khuya, hay ca thán vì mùi thuốc lá, bia rượu nồng nặc. Một người vợ để chung sống cả đời cần những “tính xấu” như thế.

Cuộc đời con sẽ gặp nhiều người phụ nữ, có người sẽ muốn bên con trọn đời nhưng sẽ có không ít người chỉ muốn nhìn vào ví tiền của con. Người muốn gắn bó với con cả đời cô ấy sẽ chăm sóc cuộc sống của con, còn người suốt ngày lo tình cảm của cô ấy thì chỉ nhìn vào ví tiền mà thôi!

Khi yêu một người phụ nữ thật lòng, họ có thể khóc vì con, tủi thân, giận dỗi nhưng đừng để người phụ nữ ấy im lặng. Bởi khi phụ nữ đã im lặng họ sẽ rời xa con đấy.

Đừng bao giờ đánh phụ nữ, tuyệt đối không! Dù họ có dùng lời lẽ nặng nề hay hành động trẻ con như thế nào. Im lặng và rời đi là tất cả những gì con hãy làm lúc đấy. Phụ nữ mà, hãy chỉ để yêu thôi.
Nếu không còn yêu thì chẳng còn gì phải nói!Nếu con mắc sai lầm thì hãy dũng cảm thừa nhận và xin tha thứ, cầu xin hay khóc trước người phụ nữ con yêu không có gì là xấu hổ. Không dám nhận trách nhiệm, ruồng rẫy người ta mới là người đàn ông đáng trách!

Một cô gái đẹp có thể làm con cuốn hút nhưng sắc đẹp rồi cũng phai nhạt theo thời gian, hãy ở bên cạnh cô gái khiến con cảm thấy cuộc sống ổn định bình yên, vì con mà thay đổi, vì con mà yêu thương.

Làm đàn ông khi yêu hãy mang cho người ấy cảm giác an toàn, nếu cô ấy ghen tuông vô lý hay kiếm cớ gây sự thì đừng tức giận, đừng nổi nóng, đừng vội vàng nói lời chia tay, hãy xoa dịu cô ấy bằng tình yêu của con, yêu thì mới ghen, hãy cho cô ấy thấy con xứng đáng là người đàn ông được cô ấy tin tưởng như thế nào...."
st.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2017 lúc 9:17am

Tôi Tự Hào Là Người Việt Nam




Tuy tôi sống ở Mỹ gần 37 năm mang hộ chiếu Hoa kỳ gần 32 năm nhưng tên và họ không hề thay đổi, khi đọc lên là người ta biết ngay anh chàng nầy ăn giá sống chấm nước mắm Phú Quốc không thể nào nhầm lẫn với bất kỳ một người nước nào khác được .
Có rất nhiều người khi nhập quốc tịch Mỹ thì đổi tên cho dễ gọi còn họ vẫn giữ nguyên như Adam Hồ, Steven Nguyễn, Alex Trần... Cũng có người thay đổi cả họ lẫn tên. Nhưng dù tên họ có thay đổi hay không thì chúng tôi vẫn là người Việt Nam da vàng mũi tẹt. 
Người ta đổi tên họ, hay giữ nguyên y cũ đều có nguyên do riêng của từng người không có dính dáng vì chung với nhau cả.
Có người thì lúc nào cũng tự hào mình là người Việt Nam dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, có người khi làm được một việc tốt thì sợ người ta không tin bèn nói bừa là người Nhật hay người Hàn Quốc còn họ làm việc xấu thì cứ nói đại là Việt Nam mặc dù họ chưa chắc sanh đẻ ở Việt Nam mà chỉ là sinh sống ở Việt Nam một thời gian ngắn nào đó mà thôi...
Ở đây tôi không biện minh cho những việc làm sai trái của một số người thiếu ý thức mà tôi chỉ muốn nêu lên những cái mà người Việt Nam ta tự hào.

Có một nhà "trí thức" viết một bài báo mà tôi có gởi kèm theo đây, ông ta cho rằng không có một điểm nào để người Việt Nam ta đáng được tự hào cả.
Ông ta nói đúng hay sai thì tôi không muốn bàn tới vì tôi thuộc loại  "trí ngủ", nhưng tôi vốn gàn nên vẫn tự hào mình là người Việt Nam con cháu của Lạc Long Quân và bà Âu Cơ cũng như người Nhật họ tự hào là con cháu của Thái Dương Thần Nữ đơn giản vậy thôi.
Ở đây tôi không muốn bàn về vấn đề chánh trị, biết đâu đó lại là một cái bẫy cho những bạn bè trong nước, tôi chỉ dựa vào bài viết của ông ta, những vấn đề ông ta chê người Việt thậm tệ mà tôi lại thấy đó là điều đáng tự hào. Các bạn nào bị ngứa miệng như tôi thì làm ơn uống dùm một ly nước lạnh...

Về truyền thống văn hóa Việt Nam, tôi nhớ không lầm Việt Nam ta lập quốc những bốn ngàn năm, bắt đầu từ thời Hồng Bàng, tuy có một thời gian dài bị bắc thuộc nhưng Việt Nam vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng của mình. Có không biết bao nhiêu sách vở viết về vấn đề nầy rồi tôi xin miễn đề cập tới chỉ nói lên một nét đặc biệt về phong tục ngày tết Nguyên Đán với câu "Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy". Truyền thống tôn sư trọng đạo đó có thua gì người Nhật đâu? Tại sao tôi không tự hào được??? 

Về kinh tế, tôi không phải là kinh tế gia nên không thể so sánh kinh tế tư bản với kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được. 
Nhưng mà kinh tế của một quốc gia có khi lên, khi xuống, thất nghiệp nhiều hay ít, phồn thịnh ̣hay sắp vỡ nợ đó là do người lèo lái con thuyền đất nước theo từng thời điểm. Vấn đề đó không thể nói là do dân tộc hay con người của một nước được, mà chỉ nên nói tới người đang cầm quyền mà thôi. Tôi thật không hiểu tác giả bài báo đó cố tình viết sai để bào chữa cho bọn cầm quyền hiện tại cái tội ác mà chúng đang đẩy dần dân tộc tôi đến bờ vực thẩm. Hay là ông ta đã được bọn chúng tặng cho nhiều cháo nên không còn nhớ được gì nữa.

Tôi nhớ trước 1975 dù đất nước còn chiến tranh. 
Ở miền Nam. Sài Gòn vẫn được gọi là Hòn Ngọc Viễn Đông, dân chúng miền quê vẫn sống trong an bình no ấm, ban đêm cửa không cần cài then, ban ngày cửa mở rộng đón khách, tuy kỹ nghệ không có nhiều nhưng nông nghiệp cũng đủ nuôi sống toàn dân chưa nghe ai nói đến từ "đói "bao giờ.
Những du học sinh qua Mỹ, Pháp có người đã từng vẽ được đường bay cho phi thuyền đi vào vũ trụ, còn bây giờ không biết bao nhiêu người Việt sáng chế ra kỹ thuật mới giúp cho nhân loại kể cả phụ nữ như Dương Nguyệt Ánh... Nếu bạn nào muốn biết thành quả của người Việt mình thì tìm đọc quyển sách "vẻ vang dân Việt".
Vậy tại sao tôi không dám tự hào mình là người Việt Nam được vậy???

Phong cảnh thiên nhiên. Nếu tôi nhớ không lầm Việt Nam có những thắng cảnh thiên nhiên đã có thời được cho vào danh sách những kỳ quan của Thế Giới . Đó là Vịnh Hạ Long, ngoài ra ở miền Nam cũng có nhiều nơi phong cảnh thiên nhiên đẹp vô cùng, như bải biển Nha Trang, Vũng Tàu, mũi Né, Thạch Động Hà Tiên... Có biết bao nhiêu bài thơ, bài nhạc mà các Nhạc Sĩ, Thi Sĩ viết hết rồi nếu tôi cóp lại thì xấu hổ quá chỉ xin nói một câu "tôi thật hảnh diện vì đất nước mình có rất nhiều phong cảnh đẹp". 
Không cần đi đâu cho xa, bạn chỉ cần ngồi uống cà phê buổi chiều ở những quán ven khu lấn biển của thành phố Rạch Gía rồi nhìn về phía hòn Sơn Rái cũng cảm thấy vẻ đẹp của hoàng hôn trên biển rồi...

Nói người Việt Nam vọng ngoại chuộng bạo lực thì thiệt tình oan cho tổ tiên mình lắm. Các vua triều Nguyễn dùng chánh sách bế quan toả cảng cho nên Việt Nam không tiếp xúc với văn minh phương Tây vì thế mà với vũ khí thô sơ không thể nào bảo vệ nổi đất nước. Việt Nam với bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước tổ tiên người Việt đã đổ bao nhiêu xương máu để bảo vệ mảnh đất nhỏ bé hình chữ S, người Việt hiếu hòa tới độ bắt được giặc còn tha để được đình chiến cầu hòa. Nhưng để giữ nước, dân Việt dù biết chết cũng đánh để giữ gìn bờ cỏi quê hương câu nói mà con cháu Lạc Hồng luôn ghi nhớ “Ta Thà Làm Quỉ Nước Nam Chứ Không Thèm Làm Vương Đất Bắc". Chiến đấu hy sinh mạng sống để bảo vệ vẹn toàn lảnh thổ là ANH HÙNG chứ không thể dùng từ ưa chuộng bạo lực được. Tôi rất là tự hào mình là người Việt Nam là con cháu của bà Trưng, bà Triệu, của Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trung Trực... hay gần đây nhất là những anh hùng đã bỏ mình trong trận hải chiến ở Hoàng Sa, Trường Sa...
Tôi không dám hỏi nhà trí thức dùng cách nào để tránh được chiến tranh mà toàn vẹn lảnh thổ, làm cách nào để đòi lại những vùng biển bị chiếm mất, những vùng biên giới trên đất liền bị mất dần, những tài nguyên đang bị khai thác cạn kiệt, ông thì cho đó là một sự khôn ngoan để được sống hòa bình như Lê Chiêu Thống đã từng bợ đít ôm chân người Tàu. 
Cũng đúng thôi mỗi người một ý mà...

Người Việt Nam tham ăn. 
Người Việt nào tham ăn, ăn cắp vậy? Cái đó cần xét lại và phân biệt cho rõ ràng, không được vơ đũa cả nắm.
Người dân Việt Nam nhất là dân Miền Tây Nam Bộ với truyền thống hiếu khách và thảo ăn "Khách tới nhà không gà thì vịt ". Bạn tới nhà vào giờ cơm đều được mời dùng bữa thật tình, truyền thống đó vẫn mang qua tới xứ người. "Một miếng khi đói bằng một gói khi no". Những thành ngữ đó không thể tự dưng mà có. 
Tôi đồng ý có những người Việt đi ăn ở những nhà hàng "all you can eat" họ lấy nhiều thức ăn quá, nhiều đến nổi ăn chỉ có một mà bỏ tới hai phần, những tấm bảng khuyến cáo là có thật, nhưng nhà trí thức Tuấn thì không nói hay phân tích xem họ là những ai? Họ làm như vậy là với mục đích gì và họ có phải là tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam không? 
Hỏi tức là trả lời rồi đó. 
Ai cũng biết đó là những thân nhân hay cán bộ đầy tớ của dân mới có tiền đi du lịch vậy thì họ chỉ đại diện cho đầy tớ của dân chứ không thể nào đại diện cho dân tộc Việt Nam của tôi được... 
Mục đích của họ làm vậy tôi thiệt không rõ họ vì vô ý thức, kém văn hóa hay sâu xa hơn là bôi bẩn dân tộc Việt Nam (Còn bôi bẩn để làm gỉ chắc có lẽ ông không dám trả lởi đâu)
Tôi vẫn tự hào người Việt Nam hiếu khách thảo ăn dù là dân quê, dân thành phố hay là người hải ngoại.
Còn một chứng minh nữa mà không nói không được. Nhà trí thức cho rằng người Việt bủn xỉn với cộng đồng quốc tế, thờ ơ trước những kẻ bị tai nạn... 
Cái nầy thì thật là oan cho đồng bào dân tộc Việt Nam lắm.
Tôi còn nhớ năm 1970 miền Trung bị lũ lụt trầm trọng bọn học sinh chúng tôi thay phiên nhau nghỉ học từng toán đi quyên tiền giúp đỡ đồng bào trong tinh thần "lá lành đùm lá rách", cho đến bây giờ người Việt hải ngoại hàng năm gởi về giúp thân nhân bên nhà 11 tỷ Mỹ kim. Đó là Mỹ kim, mà cho dù là 11 tỷ tiền Việt Nam thì cũng không thể nói là bủn xỉn được. Một việc mà không ai không biết đó là sự kiện thảm sát 9-1-1 ở Mỹ. Ngày ấy một chủ khách sạn người Việt ở NewYork đã tặng 3 triệu Mỹ Kim cho nạn nhân bị thảm sát trong cuộc khủng bố đó.
Câu chuyện chánh phủ CS Việt Nam tặng 200000 $ cho nạn nhân sống thần ở Nhật. Cũng đúng thôi đàn anh Nga, Trung Cộng, Cuba, Bắc Hàn thì quyên góp bao nhiêu nhỉ???
 Chắc là ông Tuấn không dám nói tới rồi... 
Đàn em mà qua mặt đàn anh thì coi sao được chỉ có điều xin đừng đổ oan cho dân tộc tôi là bủn xỉn keo kiệt thì tổ tiên chúng tôi tủi hổ vong linh lắm thay!
Tôi thì vẫn tự hào người Việt có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, bởi vỉ có không biết bao nhiêu Bác Sĩ trẻ gốc Việt đi làm từ thiện ở những quốc gia chậm tiến, có rất nhiều đóng góp tiền của cho thân nhân và người nghèo khó ở quê nhà Việt Nam hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp qua các hội từ thiện .

Chuyện nhà ai người đó hiểu, ai cảm thấy  bị nhục khi nhận mình là người Việt Nam thì tùy họ. Tôi vẫn hãnh diện vì mình là một người Việt Nam dù rằng tôi bị bỏ rơi nơi xứ người...


Bài viết của LN từ bài viết trong link nầy mà ra:
http://tuanvannguyen.blogspot.com.au/2014/09/tai-sao-kho-co-tu-hao-la-nguoi-viet-nam.html

Lanh  Nguyễn
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 03/Mar/2017 lúc 8:35am
TÌNH NGƯỜI .... VÔ GIÁ
 
- Anh lính nắm chặt tay cha hấp hối suốt đêm trong viện, sau đó anh tiết lộ sự thật khiến cô y tá sững sờ...

        
- Câu chuyện ngắn dưới đây được viết lại dựa theo một sự kiện có thật. Tác phẩm khi được giới thiệu ra công chúng lần đầu tiên đã làm xúc động hàng triệu trái tim độc giả…
- Cô y tá bước vào phòng bệnh với gương mặt lo âu, hồi hộp, xen lẫn chút mệt mỏi, theo sau là anh lính Hải quân điềm đạm với những nét khắc khổ trên khuôn mặt.  Hai người lặng lẽ tiến lại gần người đàn ông đang nằm bất động trên giường bệnh. Cô gái thủ thỉ vào tai ông: “Bác kính yêu, con trai bác đã đến rồi đây!”
 
- Người đàn ông không có phản ứng gì.  Có vẻ những liều thuốc an thần “nặng kí” để giảm những cơn đau tim quằn quại đã khiến ông chìm vào giấc ngủ mê mệt… Cô y tá phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần ông mới nặng nề mở được đôi mắt vốn đã mờ đi vì bệnh tật.  Những cơn đau tim dữ dội khiến cơ thể ông không còn một chút sức lực.  Ông yếu ớt nhìn anh lính cạnh giường mình, rồi nắm lấy tay anh…
-  Anh lính Hải quân vội vàng nâng đôi tay xanh xao gầy guộc của ông lão lên rồi nắm chặt, như thể muốn truyền cả tình yêu và lòng dũng cảm của anh sang cho ông lão.  Ông chỉ nhìn anh run run mà không thể nói gì. Cô y tá biết cuộc hội ngộ này có ý nghĩa thế nào với ông lão và sẽ rất lâu để hai người có thể giãi bày hết tâm tư, nên cô lặng lẽ mang đến cho anh một chiếc ghế, đặt cạnh giường.
- Suốt đêm ấy, anh lính cứ nắm lấy tay ông lão chẳng rời. Anh kể cho ông nghe những câu chuyện “sinh tử” khi làm nhiệm vụ.  Có một lần anh đã suýt chết đuối.  Hôm ấy biển động dữ dội, trời mưa rét, gió lạnh căm căm, hạm đội của anh phải đi tuần tra thăm dò một vùng biển được cho là bị phục kích. Thời tiết khắc nghiệt khiến tầm nhìn cả đoàn tàu bị hạn chế.  Anh là đội trưởng, phải có trách nhiệm hướng dẫn cả đoàn. Trong lúc mải mê quan sát, cơn bão to dữ dội xô anh ngã khỏi tàu. Ai nấy đều hốt hoảng nhìn anh vùng vẫy trong cơn sóng to, rồi dần dần chìm xuống.
- “Cha biết không? Lúc ấy, con tưởng cuộc đời mình chuẩn bị kết thúc rồi. Nước xộc vào mũi, cả cơ thể bị bao vây bởi nước, ngực nặng trĩu… Con tự hỏi, chết bây giờ thì có hối tiếc không?… Con chẳng nghĩ được nhiều nhưng thấy trái tim mình bình yên đến lạ… Con nghĩ đến đấng tối cao trong con và tấm lòng từ bi của Ngài… Nếu được đến với Ngài trong giây phúc này, con chắc chắn sẽ không hối hận…”
- Anh nghẹn ngào tiếp lời: “…và thế là, một phép lạ đã xảy ra… Con thấy cơ thể mình nhẹ nhàng từ từ nổi lên trên khỏi những cơn sóng, đồng đội con lúc ấy cũng đã kịp hoàn hồn dùng dây thả xuống để con bám mà kéo lên… Con đã được cứu sống một cách kỳ diệu như vậy đấy…!”
- Anh bảo chính tình yêu cuộc sống và sức mạnh của niềm tin vào đấng tối cao đã giúp anh vượt qua những tình huống khó khăn, hiểm nghèo. Anh muốn ông hãy mạnh mẽ như cái cách anh đã làm để bảo vệ Tổ quốc.  Khi tình yêu thương chiến thắng nỗi sợ hãi, sẽ không có chỗ cho khổ đau và bi kịch.
 
- Rồi anh cũng kể về một mối tình đẹp đẽ nhưng không thành.  Ngày ấy, khi anh chuẩn bị cầu hôn người đã chia ngọt sẻ bùi với anh suốt thời niên thiếu, thì nhận được tin anh phải đi đến Iraq tham chiến.  Anh đã cảm thấy rất đau khổ và bế tắc khi bỏ lại người con gái anh yêu thương nhất.  Nhưng giữa đất nước và tình yêu, anh chọn đất nước. Vì anh nghĩ rằng, nếu đất nước yên bình, người anh yêu cũng vì thế mà an vui. Anh khuyên cô hãy tìm một người đàn ông khác có thể chăm lo thật tốt cho cô, đừng đợi anh để rồi thất vọng. Vì anh chẳng biết đến ngày nào mình mới có thể về… Cũng không biết liệu mình có thể về được không. Nhưng anh không muốn kìm hãm sự tự do của người mà anh yêu.
                                                               
- Ông lão chẳng nói được gì, chỉ thỉnh thoảng gắng gượng nở một nụ cười mãn nguyện. Anh thấy cả những giọt nước mắt lăn dài trên má ông…
- …Thấy trời đã khuya, cô y tá dịu dàng bước lại rồi bảo anh: “Anh nên nghỉ ngơi một chút, đã sang ngày mới rồi!”.  Anh mỉm cười từ chối: “Cô hãy đi nghỉ đi, tôi muốn ở lại đây thêm một lúc nữa…”
- Cô y tá ngập ngừng đáp lại: “Vậy tôi muốn ngồi lại đây với anh một lát”.
- Rồi cô bắt đầu nói với anh, trước khi ông lão bị những cơn đau tim quái ác dày vò, ông hay kể với cô về con trai.  Ông rất yêu đứa con này và luôn tự hào về anh.  Ông nói anh rất dũng cảm và có một trái tim quảng đại.  Ngày bé anh nghịch lắm, lúc nào cũng chỉ chăm chăm tìm vật dụng để hóa thân thành những anh hùng. Anh có đam mê với biển cả và những con tàu. Anh muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một lính Hải quân, bảo vệ Tổ Quốc.  Mỗi lần nhắc đến anh, hiện trong mắt ông lão đều là một sự hân hoan khó tả. Ông bảo anh đã xa ông từ rất lâu rồi. Ông chỉ ước một ngày được gặp lại con trai… Và thật may mắn khi anh đã có mặt ở đây…
- Anh lính trẻ không nói gì, chỉ cúi xuống hôn lên trán người đàn ông đã thiếp đi lúc nào không hay… Và anh cứ ngồi túc trực bên ông như thế, mãi cho đến khi bình minh ló rạng…
-Sáng hôm sau, khi sát lại gần đánh thức ông, anh mới hay ông lão đã trút hơi thở cuối cùng… Lúc ấy, anh mới buông tay ông ra và gọi y tá…
-Sau khi bình tĩnh lại, anh lính trẻ quay sang nói với cô y tá: “Tôi muốn cho cô biết một sự thật…”.  Cô y tá chỉ tròn xoe mắt: “Là sự thật gì vậy?”. “Tôi không phải con trai của ông ấy…Tôi chưa gặp ông bao giờ cả…”.
- Cô y tá đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.  Cô hỏi anh nếu ông lão không phải cha anh vậy tại sao anh lại ở đó suốt đêm và trò chuyện với ông lão.
- Anh mỉm cười hiền từ: “Cô biết đấy… ông lão đang rất cần tình yêu của một đứa con trai. Tôi chỉ muốn bù đắp cho ông bằng tấm lòng của mình… Ông ấy già rồi, mà vẫn chưa một lần được gặp lại con mình…Và… tôi cũng mất cha từ khi còn rất bé, lâu rồi tôi không có ai để chia sẻ nhiều như thế…”.
- Cô y tá không nén nổi xúc động, thắc mắc điều kỳ diệu gì đã mang anh đến đây. Anh nói đó là một sự tình cờ ngẫu nhiên. Anh đến bệnh viện tìm ông William Grey nào đó để báo tin con ông đã hy sinh ở Iraq, nhưng duyên phận đã khiến anh có mặt tại căn phòng này…
- Cô y tá nhìn anh run run: “Người đàn ông mà anh đã ở cạnh suốt đêm chính là William Grey…”
 ...
- Cái đêm đặc biệt ấy đã khiến tâm hồn của ba con người thay đổi hoàn toàn.  Ông lão được thỏa mãn nguyện ước cuối cùng của đời mình và có thể thanh thản để về bên kia thế giới. 
- Chàng trai trẻ mồ côi cha lần đầu tiên được nắm tay một người để có thể chia sẻ, bộc bạch mọi khó khăn, bước ngoặt cuộc đời mà anh đã cô đơn bước qua. 
 - Cô y tá được chứng kiến tận mắt một câu chuyện nhân sinh quan rất  xúc động có thật trên đời, có lẽ sẽ càng khiến cô trở thành một người chăm sóc nhân hậu, thông cảm và thấu hiểu hơn nữa tình người. Trong cõi xa xăm nào đó, hai cha con ông lão hẳn sẽ được đoàn tụ với nhau, và anh lính Hải quân sẽ không phải nuối tiếc vì thiếu hơi ấm của người cha khi còn quá trẻ…
 - Một lúc nào đó, giữa dòng đời tấp nập, nếu có ai đó cần bạn thật sự, hãy mở rộng tấm lòng mình như cái cách mà anh lính Hải quân đã làm với ông lão và với cuộc đời mình, để cảm nhận tình người và vị ngọt của sự chia sẻ, đồng cảm. Yêu thương người khác là yêu thương chính mình, bạn sẽ không bao giờ biết được hết giá trị của tình yêu không cần hồi đáp mà bạn cho đi.   
   st.
Image%20result%20for%20anh%20dong%20hoa%20hong



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 03/Mar/2017 lúc 8:45am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 04/Mar/2017 lúc 7:23am

Tại Sao Chúng Tôi Yêu Nước Mỹ? 


Anh có thể cho em biết, tại sao những người đến được nước Mỹ, sau vài năm họ trở nên “cuồng” nước Mỹ không? Em có vài người bà con đang ở Mỹ, dường như tư duy họ thay đổi hoàn toàn, em họ của em là đứa nhút nhát, nhưng giờ nói chuyện qua Viber, nó đã trở nên mạnh mẽ hơn, ngày xưa chuyện gì nó cũng nhờ em đứng ra giải quyết, còn bây giờ, hầu như chuyện gì nó cũng chủ động, thật ra nước Mỹ có điều gì khiến cho mọi người đều “yêu” nước Mỹ đến như vậy?

Inbox của tôi hôm nay nhận được một tin nhắn của một đứa em từ Sài Gòn, nói là đứa em nhưng thật ra tuổi tác thì cách tôi đến... 22 tuổi, đang làm Graphic Designer cho một công ty quảng cáo. Câu hỏi của đứa em này tuy đơn giản, nhưng để trả lời quả thật không đơn giản chút nào, thôi thì trả lời tới đâu hay tới đó.

Trước hết nói về học vấn, các bạn bè của tôi, những người đến Hoa kỳ từ giữa thập niên 80, họ cũng học hành đến nơi đến chốn nhờ những chương trình tài trợ học phí của chính phủ (Financial aid), nếu người nào thiếu may mắn không đủ điều kiện xin tài trợ học phí, thì vẫn có những ngân hàng, công ty tài chánh cho sinh viên vay nợ học với lãi suất thấp, nói chung chỉ cần muốn đi học thì có nhiều phương tiện để đến trường, vấn đề là có quyết tâm học hay không thôi.

Tại Hoa kỳ, vào đại học không phải là chuyện to tát gì cả, ai cũng vào được, chỉ cần có bằng trung học, hoặc nếu từ nước ngoài thì phải học một năm chương trình GED (general education degree) ở College, tuổi nào cũng học được, tuy nhiên để tốt nghiệp ra trường thì đó là cả một vấn đề, muốn ra trường phải trải qua nhiều Examination (thi trắc nghiệm), đôi khi chọn luận án ra trường sẽ khiến cho bản thân mất ăn mất ngủ. Nó khác với nền giáo dục ở Việt Nam, vào đại học thì khó, nhưng ra đại học thì dễ như trở bàn tay. 

Nước mỹ khuyến khích mọi tầng lớp dân chúng đi học, nước Mỹ có đủ các chương trình dành cho mọi tầng lớp, và các bạn không cần phải tự mình đi kiếm, khi các bạn bước chân vào trường, nhà trường sẽ có counselor (cố vấn), họ xem hồ sơ của các bạn, sẽ biết rõ các bạn có đủ điều kiện xin tài trợ của chính phủ không, nếu không thì sẽ có những chương trình tài trợ tư nhân, hay vay mượn, và họ hướng dẫn các bạn điền đơn gởi đi và hoàn toàn không có một... lệ phí nào. 

Đó là về học vấn, còn ra xã hội làm việc, dù làm việc cho tư nhân hay chính phủ (ngoại trừ ngành quốc phòng), các bạn sẽ phải trải qua từ ít nhất một lần phỏng vấn cho đến nhiều lần, tùy theo vị trí các bạn xin việc, khi phỏng vấn, họ (thường được gọi là human resources) sẽ hỏi về chuyên môn của các bạn, kinh nghiệm, từng làm ở đâu, tại sao nghỉ việc, đôi khi họ còn trắc nghiệm chuyên môn của các bạn, để xem tốc độ làm việc, sự cẩn thận và quyền biến của các bạn đến mức độ nào. Có những công ty không cho phép người phỏng vấn có quyền nhận người làm việc, họ chỉ có nhiệm vụ phỏng vấn, và đưa hồ sơ phỏng vấn cho người xếp xem duyệt, và người xếp chỉ căn cứ hồ sơ phỏng vấn để quyết định, hoặc sẽ đích thân người xếp phỏng vấn nếu cảm thấy hồ sơ của bạn có thể vào làm việc. Bạn có quyền đòi hỏi mức lương bạn muốn, và giải thích lý do tại sao đòi lương cao, còn thuyết phục được hay không là một chuyện khác. Riêng các công ty quốc phòng đòi hỏi các bạn phải có quốc tịch Hoa kỳ, không có án hình sự, và khi được nhận làm việc, nếu các bạn có ý du lịch ra nước ngoài các bạn phải thông báo, đến nước nào, và sau khi đi du lịch về các bạn sẽ được phỏng vấn là đến quốc gia đó các bạn đi nhưng nơi nào, gặp gỡ những ai, vì đây là qui tắc bảo mật liên hệ đến công việc các bạn đang làm. (Ví dụ như NASA, các công ty sản xuất vũ khí, quân dụng, lò nguyên tử hạt nhân v.v..)

Nếu chán cảnh đi làm công chức, các bạn có thể mở văn phòng, dịch vụ hoặc cơ sở buôn bán ở địa phương của các bạn, chỉ đơn giản là các bạn xuống văn phòng quận, hạt điền mẫu đơn để đăng ký tên (khỏi trùng với cơ sở khác), đóng lệ phí (tại nơi tôi ở lệ phí là 23 Mỹ kim), thời gian đăng ký không tới 5 phút, sau đó các bạn phải đi đăng báo tối thiểu một tuần lễ (trang rao vặt của tờ báo tốn khoảng 35 Mỹ kim một tuần), rồi đến thành phố nào mà bạn muốn mở, xin môn bài (Business License) lệ phí tùy theo thành phố, tùy theo dịch vụ của các bạn là gì. Nếu là nhà hàng, chợ búa các bạn phải theo học lớp gọi là Food License để hiểu rõ luật lệ, qui định cho ngành thực phẩm. 

Và tất nhiên mọi người ra xã hội làm việc đều phải đóng thuế, từ thuế lợi tức hàng tháng, hàng năm, cho đến thuế bảo hành xe cộ, thuế đất đai nếu các bạn sở hữu căn nhà và thuế buôn bán. Tiền thuế bạn đóng sẽ được báo cáo đầy đủ và cho bạn biết tiền thuế bạn đóng sẽ được chính phủ sử dụng vào việc gì, ví dụ thuế bảo hành xe hàng năm, cơ quan nha lộ vận (DMV), sẽ dùng tiền thuế đó trả lương cho những nhân viên phục vụ cho bạn, đóng góp vào ngân sách xây dựng hạ tầng cơ sở đường phố của địa phương, và đóng góp vào những chương trình thiện nguyện dành cho người thiếu may mắn. Hay thuế lợi tức của bạn, sẽ có bao nhiêu đóng cho tiểu bang, bao nhiêu đóng cho liên bang, và bao nhiêu sẽ đóng vào quĩ hưu trí cho chính bạn. Các bản báo cáo này sẽ đến tận tay bạn hàng tháng hoặc hàng năm. Và nếu bạn làm việc liên tục trên 10 năm, sở xã hội có trách nhiệm gởi thư báo cho bạn biết, tiền hưu trí của các bạn ở tuổi nghỉ hưu hàng tháng là bao nhiêu, hoặc nếu bạn nghỉ hưu sớm thì bao nhiêu. 

Bên cạnh trách nhiệm đóng thuế, chính phủ luôn khuyến khích mọi người, mọi giới đóng góp vào các chương trình từ thiện xã hội, dù trong hay ngoài nước, và chính phủ luôn khấu trừ thuế cho những đóng góp này, ngay tại trường học, từ tiều học cho đến đại học, các trẻ em hay sinh viên đều được khuyến khích tham gia các sinh hoạt xã hội cộng đồng, và họ được cộng thêm tín chỉ cho những công việc này khi tốt nghiệp, đây người Mỹ gọi là Payback (đáp trả cho xã hội). Càng giàu, càng nổi tiếng thì sự đóng góp lại càng phải nhiều hơn, nếu không đóng góp hoặc không chứng minh được sự đóng góp, thì cá nhân hoặc công ty đó sẽ đón nhận những chỉ trích gay gắt từ công chúng, dẫn đến những hệ quả bị tẩy chay hoặc bị hủy các hợp đồng. Đó là lý do tại sao các bạn thấy nhiều minh tinh tài tử Hoa kỳ hoặc các đại công ty, hàng năm đều báo cáo những đóng góp của họ cho công việc từ thiện xã hội. 

Bạn muốn mua nhà, ngoại trừ bạn để dành một số tiền lớn không muốn mang nợ nần trả hết một lần, nhưng người Mỹ ít khi làm vậy dù họ có khả năng trả một lần. Đa phần đều mượn nợ ngân hàng, thứ nhất là việc trả tiền nợ nhà, họ được khấu trừ vào thuế lợi tức của họ, thứ hai là dùng tiền thặng dư đó đầu tư vào nơi khác như làm ăn, cổ phiếu hay tài chánh vẫn có lợi nhiều hơn.

Nếu muốn mua nhà trả góp, nguyên tắc của ngân hàng rất rõ ràng, điều đầu tiên là tín dụng cá nhân của bạn, thứ hai là khả năng chi trả hàng tháng của bạn và thứ ba là số tiền đầu bỏ xuống (down payment).

Nếu tính dụng của bạn tốt (trên 700 điểm FICO), bạn mua nhà lần đầu, chính phủ luôn có tài trợ cho bạn với phân lời thấp và bạn chỉ bỏ số tiền đầu khoảng 3% - 5% trị giá của căn nhà, nhưng bạn phải có mức lương gấp 3 lần số tiền nhà trả hàng tháng (ví dụ món nợ 30 năm các bạn trả $2,000 một tháng, thì lương các bạn phải là $6,000) vì ngoại trừ tiền góp cho ngôi nhà, ngân hàng luôn tính đến chi phí hàng tháng mà bạn còn phải chi trả như điện, nước, rác, xe cộ, bảo hiểm, chi phí gia đình v.v..

Nếu tính dụng của bạn xấu ( dưới 620 điểm FICO), ngân hàng đòi hỏi các bạn phải trả tiền đầu là 20%, đồng thời chứng minh lợi tức cũng giống như tôi nói ở trên.

Bên Mỹ mượn nợ ngân hàng không khó, quan trọng là bạn chứng minh được khả năng trả nợ, từ mua xe, mua nhà cho đến mượn tiền làm ăn, v.v….

Và khi bạn không có khả năng trả nợ, vì thất nghiệp, vì thất bại trong làm ăn, các bạn vẫn còn cơ hội, khai phá sản là giải pháp để các bạn có thể làm lại từ đầu, nhưng trong 7 năm các bạn sẽ không thể mượn nợ của bất cứ công ty tài chánh nào, và có nhiều ngân hàng lớn cũng không cho bạn mở tài khoản. Đương nhiên việc khai phá sản sẽ không bao gồm tiền thuế nếu bạn thiếu, và nếu không trả thuế bạn sẽ bị phạt vạ rất nặng thậm chí còn phải ở tù nếu khai gian với sở thuế. 

Luật lệ của nước Mỹ được đặt ra để bảo vệ quyền lợi của công chúng dưới bản hiến pháp của Hoa Kỳ, chính phủ không thể dựa vào luật lệ để vi phạm quyền căn bản trong hiếp pháp. Ví dụ quyền tự do ngôn luận, được xem là tuyệt đối, bạn có thể chửi mắng bất cứ ai kể cả tổng thống, không ai bắt bạn vì lý do này, còn có kiện bạn vì phỉ báng hay không là quyền của người đó, cảnh sát không xen vào vì đó là kiện tụng dân sự, bất kể cá nhân người kiện là tổng thống. 

Bên cạnh đó là quyền sở hữu súng đạn, dù đã xảy nhiều vụ bắn trong nhiều năm nay, chính phủ có thể đặt ra những luật lệ gắt gao để kiểm soát súng đạn, nhưng dân chúng Hoa kỳ, kể cả cá nhân của tôi cũng không đồng ý hủy bỏ điều này trong hiến pháp, vì quyền sở hữu súng đạn đồng nghĩa với quyền tự bảo vệ cho bản thân và gia đình trước bạo lực, nhất là trong những trường hợp khi cảnh sát chưa tới kịp, hay trong những khu biệt lập khó liên lạc với bên ngoài, nếu không có những vũ khí hợp lệ, làm sao người dân đối phó kịp với những kẻ xấu có súng đạn mua lậu? Các bạn có thể nhìn điều này qua lăng kính quyền lợi của các công ty chế tạo súng đạn, nhưng cá nhân tôi hay nhiều công dân Hoa kỳ khác, thì nhìn nhận sự việc hoàn toàn khác với các bạn, chúng tôi nhìn sự việc qua lăng kính của quyền sinh tồn của cá nhân và gia đình nhiều hơn là quyền lợi như các bạn đang sống ở Việt Nam.

Chính phủ muốn tăng thuế, muốn đặt thêm luật lệ, tất cả đều phải thông qua lá phiếu của công dân có quốc tịch, không phải ban ngành nào muốn đặt ra luật lệ thì đặt, và những công dân có quốc tịch đều bình đẳng giống nhau, không phân biệt gì cả, người có quốc tịch sau 5 năm định cư ở Hoa kỳ, thì quyền lợi của họ không khác gì những gia đình Mỹ trắng đã có mặt ở đây từ 200 năm trước. Có khác chăng chỉ là chiếc ghế tổng thống theo qui định phải là người sinh ra tại Hoa kỳ. 

Như tôi nói, luật lệ của Hoa Kỳ đặt ra là để bảo vệ cho công dân, chứ không phải bảo vệ cho chế độ, ví dụ bạn là người thuê nhà, thì ngay cả chủ nhà cũng không được phép bước vào căn hộ mà bạn đã thuê, nếu không có sự đồng ý của bạn, cảnh sát cũng vậy, họ không được tự ý vô nhà của bạn mà không có sự đồng ý của bạn, trừ phi họ có trát tòa cho phép, hoặc họ chỉ được xông vào trong trường hợp khẩn cấp cứu người. Nhưng ngay cả khi khẩn cấp cứu người, cảnh sát vẫn có khả năng bị kiện vì gây hư hại tài sản của công dân. 

Tại Hoa kỳ quyền lực của cảnh sát, NSA, FBI hay CIA rất mạnh, nhưng vẫn không mạnh bằng giới luật gia, khả năng bị kiện tụng của họ cũng rất cao, do đó họ có những qui định rất gắt gao khi muốn sử dụng vũ lực, các luật sư luôn trở thành “hung thần” của cảnh sát và nhân viên công lực, bởi vì họ biết, đến chung cuộc, quyết định số mạng của họ là các luật sư và quan tòa, chính phủ không thể can thiệp vào. 

Nhiều bạn nhìn thấy các cuộc biểu tình bạo động ở Hoa kỳ, thì vội cho rằng cảnh sát có quyền đàn áp và kẻ gây bạo lực sẽ ở tù, thì các bạn chưa hiểu rõ về Hoa kỳ.

Đúng, về nguyên tắc bạn có thể biểu tình bất cứ giờ phút nào, ở đâu mà không bị cảnh sát hay chính phủ bắt bớ, vì đó là quyền tự do ngôn luận tuyệt đối trong hiến pháp.

Nhưng nếu bạn gây bạo động, đốt phá thì cảnh sát có có quyền bắt giữ bạn và truy tố ra tòa, nhưng trên thực tế, cảnh sát cũng sẽ xem vào sự việc, đánh giá trước khi truy tố. 

Nếu động cơ của các vụ bạo động xuất phát từ các hoạt động tội ác đường phố như hôi của, đốt phá, đánh đập người khác bị thương, đương nhiên cảnh sát sẽ tỏ thái độ cứng rắn, bắt giữ, bắn hạ hay truy tố ra tòa với mức án thật nặng. 

Còn nếu động cơ các vụ biểu tình bạo động về chính trị (phản đối chính sách của chính phủ, hay đạo luật nào đó được thông qua), môi trường (bảo vệ sinh thái rừng, biển, hoặc phản đối những công ty, chính sách gây hại đến môi trường) hay dân quyền bị vi phạm, tôi đảm bảo với các bạn rằng 80% đều được trả tự do không hề bị truy tố, trừ phi cá nhân đó gây tổn hại cho thân thể người khác, còn nếu không họ chỉ bị kiện về phá hoại tài sản của người khác về dân sự, bồi thường chứ không bị tù đày. 20% còn lại nếu có bị truy tố, thông thường bản án rất nhẹ, chỉ là làm việc cộng đồng từ 1 tuần lễ cho đến 6 tháng tùy theo mức độ và cũng không bị kết án tù. 

Quyền tự do chính trị được tôn trọng tuyệt đối tại Hoa kỳ, đất nước này không có chế độ lưỡng đảng hay độc đảng, bất cứ công dân nào cũng có quyền lập đảng, chỉ cần họ xin đủ chữ ký của những người ủng hộ theo qui định và đóng lệ phí, thì có quyền lập đảng chính trị, đương nhiên sau khi lập đảng, có thuyết phục được quần chúng tham gia vào đảng hay không lại là một chuyện khác, nhưng luật lệ cho phép họ làm điều đó. 

Hoa Kỳ có đến 50 tiểu bang, ngoại trừ những luật lệ chung của liên bang, mỗi tiểu bang đều có luật lệ phù hợp với văn hóa, địa phương riêng, giống như 50 quốc gia nhỏ trong một quốc gia lớn, chuyện bạo động xảy ra ở Texas, mà tôi ở California, thì cũng giống như các bạn ở Sài Gòn hay Hà Nội mà chuyện xảy ra ở Thái Lan hay Malaysia, nên đừng nghĩ rằng chúng tôi mỗi ngày sống trong bạo động và súng đạn nhé. 

Nước Mỹ của chúng tôi mỗi ngày có đến cả trăm triệu chiếc xe chạy ngoài đường, hàng ngàn công ty công nghiệp nặng, đáng lý chúng tôi phải sống trong không khí ô nhiễm kinh khủng, nhưng tại sao chúng tôi lại có bầu không khí sạch sẽ hơn Việt Nam và những nơi khác? Đơn giản là vì chính phủ của chúng tôi có những qui định rõ ràng, những chiếc xe nào chạy quá 3 năm, đều phải được được đi Smoke check (kiểm tra độ khói xe), nếu mức độ khói xe vượt quá qui định, thì sẽ không được phép đăng bộ để lưu hành ở ngoài phố, chủ xe phải sửa chữa để đúng qui định. (việc đăng bộ xe là hàng năm, chung với thuế bảo hành xe), ngoài ra chính phủ khuyến khích dân chúng chạy xe mới cho an toàn, và giảm mức độ ô nhiễm, nên trói buộc các hãng xe phải thu gọn chi phí sản xuất, nhằm giảm giá xe xuống, và các ngân hàng tài trợ mua xe cũng có chính sách dễ dãi hơn cho người mua xe trả góp. 

Bên cạnh đó, hầu hết các thành phố ở Hoa kỳ đều qui định, chủ nhân một khu đất, cơ sở thương mại hay một căn nhà, đều phải trồng tối thiểu 12% cây xanh trên tổng diện tích, riêng nơi tôi ở, năm nay có thể đòi hỏi lên đến từ 16% đến 20% cho những khu mới xây cất, mục đích là để tạo thêm không khí tươi sạch cho thành phố.

Các công ty công nghiệp nặng, cứ mỗi 3 tháng đều được giới chức chính phủ xuống thanh sát một lần để kiểm tra mức độ ô nhiễm, công ty nào bị phát hiện vi phạm chỉ số ô nhiễm theo qui định, nhẹ thì bị phạt, còn nặng có thể bị khởi kiện đến sạt nghiệp, thậm chí chủ nhân hay ban giám đốc, có thể bị truy tố và ở tù. 

Nước Mỹ luôn đòi hỏi sự thay đổi, cứ nhìn các cuộc bầu cử thì các bạn cũng đã thấy, tôi không cần giải thích thêm, ngay cả trong cuộc sống xã hội, những công ty từ cấp trung đến cấp lớn cũng vậy, mỗi ban giám đốc điều hành họ chỉ ký hợp đồng 5 năm là tối đa, nếu công ty có lời đúng dự tính và mọi việc minh bạch, thì họ có thể ký thêm với ban giám đốc điều hành, còn bình thường sau 5 năm họ thay đổi toàn bộ ban lãnh đạo điều hành, thứ nhất là ngăn chặn tình trạng ở lâu sẽ sinh ra những tiêu cực, phe đảng hay đưa người thân vào vị trí quan trọng để củng có quyền điều hành, thứ hai là sự thay đổi để công ty không bị tụt hậu. 

Nước Mỹ có tham nhũng không? Tôi khẳng định với các bạn là có, nhưng mức độ tham nhũng rất thấp, và nạn tham nhũng không ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.

Nước Mỹ có mang nợ không? Khẳng định là có, mà còn mang nợ cao nhất thế giới, nhưng khả năng trả nợ cũng cao nhất thế giới, do đó nhiều quốc gia xếp hàng chờ cho... nước Mỹ vay thêm nợ. 

Nếu các bạn cho rằng nước Mỹ hiếu chiến, luôn gây chiến tranh ở khắp nơi, tuy nhiên các bạn cứ suy nghĩ thêm, nếu thế giới này không có nước Mỹ, liệu những nước nhỏ, có khả năng tồn tại với các nước lớn như Trung Quốc và Nga hay không? Và nước Mỹ chưa bao giờ chiếm đất của quốc gia nào để tuyên bố là lãnh thổ của Hoa kỳ, như Trung Quốc đã làm với Tây Tạng, Nội Mông, hay Nga đã từng làm với Georgia, Chechya hay Ukraine. 
Và trên đây chính là những lý do tại sao chúng tôi yêu quê hương thứ hai này nhiều hơn là quê hương gốc, vì chính nước Mỹ đã có những cơ chế minh bạch, rõ ràng, bảo vệ quyền lợi tối đa của người dân, tạo cơ hội đồng đều cho mọi sắc dân, nên khi đến Mỹ được vài năm, hàng triệu người trên thế giới đã xem bản thân là công dân của đất nước này, sẵn sàng trả giá để bảo vệ cho đất nước này, bảo vệ cho giá trị quyền sống con người, những điều mà các bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy ở Việt Nam hay Trung Quốc, nếu những quốc gia này còn dưới sự cai trị của chủ nghĩa Cộng Sản.


Trần Nhật Phong
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 09/Mar/2017 lúc 10:01am

Vợ Ơi, Đánh Mất Em Cũng Giống Như Đánh Gãy Xương Sườn Anh Vậy!


Anh ta từ một kỹ sư xây dựng mới chân ướt chân ráo bước ra khỏi cánh cổng trường đại học và sau đó xây dựng đội ngũ kỹ thuật của riêng mình. Bây giờ, đã trở thành ông chủ một công ty xây dựng có tiếng tăm trong thành phố.

Bên cạnh anh có quá nhiều cám dỗ. Trong khi đó, vợ anh ngày càng xấu đi, thân hình trở nên xồ xề, da dẻ cũng không hồng hào, mịn màng như trước. So với vô vàn kiều nữ bên cạnh anh, vợ anh thật quê mùa, ảm đạm. Sự hiện diện của vợ nhắc nhở quá khứ tầm thường, thấp kém của anh.

Anh nghĩ cuộc hôn nhân này nên chấm dứt ở đây. Anh gửi vào tài khoản của vợ 500 triệu, mua cho cô một ngôi nhà ở trung tâm thành phố nhộn nhịp. Anh không phải người đàn ông vô lương tâm. Vì vậy, nếu như không sắp xếp cuộc sống ổn thỏa cho vợ anh sau này, anh sẽ cảm thấy vô cùng tội lỗi… Cuối cùng, anh chủ động đề nghị ly hôn.

Vợ anh ngồi đối diện, trầm tư nghe anh giải thích lý do ly hôn. Đôi mắt ấy rất đỗi dịu dàng. Nhưng 20 năm làm vợ chồng, anh quá hiểu rõ về cô, đằng sau đôi mắt hiền dịu ấy, anh biết rằng trái tim cô đang rỉ máu. Anh chợt nhận ra mình thật tàn nhẫn.

Ngày vợ anh đồng ý rời khỏi nhà. Công ty phải giải quyết một vài vấn đề, anh bảo cô đợi ở nhà, trưa về anh sẽ giúp cô chuyển nhà, chuyển đến căn hộ chung cư anh mua cho. Đồng nghĩa với việc cuộc hôn nhân kéo dài 20 năm sẽ kết thúc tại đây.


Buổi sáng ngồi trong phòng làm việc, anh bồn chồn, thấp thỏm. Đến trưa, anh vội vã về nhà. Căn nhà được dọn dẹp sạch sẽ, vợ anh đã đi mất rồi. Trên bàn đặt chiếc chìa khóa nhà anh mua cho cô, sổ tiết kiệm 500 triệu đồng và một bức thư cô viết cho anh. 

Đây là bức thư đầu tiên mà cô viết cho anh:

“Em đi đây, em về nhà mẹ. Chăn em giặt phơi khô rồi đấy, cất ở ngăn cuối cùng bên trái tủ quần áo. Trời lạnh anh nhớ lấy ra đắp. Giày da tất cả em đều đánh xi rồi nhé, nếu anh không tự mình đánh được thì mang đến tiệm ông Tư đầu ngõ ấy. Sơ mi treo ở phía trên, vớ, thắt lưng ở trong ngăn kéo phía dưới tủ. Mua gạo nhớ mua gạo tám thơm của Thái Lan, anh nhớ vào siêu thị mua nhé, mua bên ngoài anh không thạo người ta bán hàng giả cho đấy. Dì Hai mỗi tuần đều đến dọn dẹp nhà cửa một lần, cuối tháng anh nhớ gửi tiền cho dì ấy. Còn nữa, đồ cũ cứ cho ông Tư đầu ngõ nhé, ông ấy gửi về quê cho bọn trẻ con, chắc chúng nó sẽ vui lắm.

Dạ dày anh không tốt, em đi rồi anh nhớ uống thuốc đều đặn. Thuốc em nhờ người ta mùa từ Quảng Bình, có lẽ cũng đủ dùng nửa năm. Anh ra ngoài thường quên mang theo chìa khóa nhà, em gửi một chùm ở chỗ bảo vệ, lần sau nếu quên thì đến đấy lấy nhé. Buổi sáng đi ra ngoài anh nhớ đóng cửa sổ, mưa tạt vào sẽ làm ướt nhà đấy. Canh cá lóc – món mà anh thích em để ở trong tủ lạnh. Anh về nhớ hâm lại rồi hãy ăn nhé. 

Gửi anh, người em yêu nhất ”

Những dòng chữ xiêu vẹo nhưng tại sao nó cứ như những viên đạn bắn vào trái tim anh, mỗi viên đều mang theo tấm chân tình xuyên thẳng vào ngực – đau nhói.

Anh từ từ đi vào nhà bếp. Mỗi đồ vật ở đây đều lưu giữ dấu tay, hơi thở của cô. Anh chợt nhớ về 20 năm trước, anh làm ở công trường xây dựng dầm mưa dãi nắng. Những ngày tháng bần hàn của cuộc đời đều có cô bên cạnh. Nhớ lại bát canh cá lóc nóng hổi đã sưởi ấm trái tim anh trong những ngày mùa đông lạnh cắt da cắt thịt, nhớ lại giây phút anh đã từng hứa với lòng mình nhất định sẽ mang lại hạnh phúc suốt đời cho cô.

Anh quay người, nhanh chóng khởi động xe.

Nửa tiếng sau, cuối cùng anh cũng tìm thấy cô đang đợi tàu trở về quê.

Anh giận dữ nói: “Em muốn đi đâu? Anh làm việc mệt mỏi cả ngày, về đến nhà, đến cơm nóng cũng không có mà ăn. Em làm vợ như vậy à? Về nhà với anh ngay”.

Anh trông rất hung dữ và thô lỗ!

Đôi mắt cô ướt nhòe, cô đứng lên, ngoan ngoãn theo sau anh đi về nhà. Giọt nước mắt xen lẫn niềm vui ……

Cô không biết rằng, lúc này đi trước cô, anh đang dằn lòng cố kìm nén những giọt nước mắt …Suốt quãng đường từ nhà đến đây, anh thực sự rất sợ, sợ không tìm thấy cô, sợ từ đây sẽ mất cô mãi mãi.

Anh tự trách mình sao lại ngu ngốc đến vậy, hóa ra đánh mất cô ấy cũng giống như anh đánh gãy xương sườn của mình…Hai mươi năm đồng cam cộng khổ, hai người đã buộc chặt cuộc đời mình vào nhau, mãi mãi không thể tách rời.

Tại thời điểm sai lầm, địa điểm sai lầm, chỉ cần gặp được đúng người, tất thảy mọi thứ đều sẽ đúng.

Giàu có thực sự không phải số tiền trong thẻ ngân hàng, mà là nụ cười hạnh phúc trên khuôn mặt bạn.

Tiền nhiều hay ít không quan trọng,quan trọng là tìm được một người toàn tâm toàn ý yêu thương bạn.

Trên thế giới này, hạnh phúc nhất là 3 từ “ta yêu nhau”. Hiểu được bản thân mình muốn gì, thế giới mới có thể hiểu được bạn.
st.



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 09/Mar/2017 lúc 10:03am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Mar/2017 lúc 7:53pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/Mar/2017 lúc 4:17pm

Chuyện Trong Hẻm

Image%20result%20for%20Chuyện%20Trong%20Hẻm%20ban%20co

Chúng ta có nhiều tác phẩm văn chương để đời, trải qua bao thời đại mà khi đọc lại vẫn còn hay và xúc động. Tiếng Việt phong phú và tượng hình, tượng thanh rất là tài tình. Những câu chuyện bên lề cuộc đời, trong góc phố xa xưa bây giờ có muốn tìm lại để thấy tận mắt thì không thể nào có được.


Image%20result%20for%20khu%20bàn%20cờ

Saigòn thời tôi còn bé tí có rất nhiều ngõ hẻm. Thành ra ở quận ba có khu bàn cờ vì nhà chằng chịt như cái bàn đánh cờ tướng hay sao đó! Nói chung chung thì những con đường lớn đều có một dải nhà luôn nằm ngoài mặt tiền, sau lưng dãy nhà là con xóm. Muốn đi vào con xóm này thì phải có nhiều con đường nho nhỏ chạy vào, nối liền ra con lộ chính.


Image%20result%20for%20hẻm%20bình%20dân

Ngoài những con đường nho nhỏ còn hơi lớn lớn, còn có nhiều con đường hẹp bé xíu mà ta thường gọi là con hẻm bình dân. Nhiều con hẻm chi chít có bề ngang chỉ đủ cho một người đi bộ hay một chiếc xe đạp chạy vào mà thôi.


Image%20result%20for%20đường%20Trần%20Quốc%20Toản%20truoc%201975

Nhà tôi may mắn ở ngoài mặt tiền đường Trần Quốc Toản, chắc chắn tôi biết nhiều con hẻm bên trong cái xóm ở ngã tư Trần Quốc Toản và Nguyễn Văn Thoại. Nếu có dịp để kể về chuyện trong hẻm thì chắc chắc, tôi có thể kể ra cả trăm chuyện mà chưa hết.


Image%20result%20for%20bắn%20thun,%20tạt%20lon

Ngày xưa là con bé lanh chanh, có nhiều ngày trốn ngủ trưa, tôi lò mò chạy ra hẻm chơi trò bắn thun, tạt lon, tạt hình… với các bạn hàng xóm.


Related%20image

Trong con hẻm có một trường tư thục Lạc Hồng. Trường có diện tích nhỏ khoảng hai ba căn nhà cộng chung, chia ra làm hai lớp học mà thôi. Ông hiệu trưởng là người di cư từ bắc vào. Ông lúc nào cũng mặc quần áo rất chỉnh tề, cho mọi người thấy ông đích thực là hiệu trưởng bảnh bao ngon lành. Ông mời thêm một thầy về dạy lớp nhỏ; Từ lớp hai, ba, tư, năm...cho nhóc con ở loanh quanh khu xóm này. Ông thầy này thì cao hơn ông hiệu trưởng, dáng dong dỏng, cũng ăn vận tươm tất ra dáng vẻ, mình là ông thầy trí thức lắm. Ông chạy chiếc xe gắn máy hai bánh. Ông tên gì tôi quên mất tiêu rồi nhưng tôi biết chắc, ông cũng là người di cư vào nam. Có một điều tôi nhớ mãi về ông thầy này là ông có hàm răng hô quá trời là hô quí vị ạ.


Image%20result%20for%20thay%20giao%20ngay%20xua

Ngày xưa, lúc tôi chỉ có năm sáu tuổi, chữ nghĩa đâu có biết là bao nhiêu, chỉ lơ mơ mấy chữ ê a thôi. Mẹ tôi thì muốn tôi học làm toán cộng trừ, nhân, chia cho rành hơn. Vậy mà vào ba tháng hè, mẹ tôi cũng bắt tôi ghi tên theo học ông thầy này với hy vọng tôi giỏi toán hơn khi nhập vào trường Tiểu Học Nguyễn Tri Phương.

Cũng nhờ tôi đến lớp hè này nên tôi nhìn mặt thầy hoài mỗi ngày. Mỗi lần đứa nào làm toán sai, ông ưa hậm hực, la rầy, gương mặt lúc nào cũng đăm chiêu khó chịu muốn chết. Tôi và bạn nhóc đặt tên cho thầy là… ông thầy Mần Nạo vì hàm răng hô. Chao ơi, y chang cái bàn sắt nạo dừa của mẹ tôi ở nhà.


Image%20result%20for%20ao%20dai%20hoc%20tro

Đối diện với trường Lạc Hồng là dãy nhà trung bình. Lúc đó tôi còn nhỏ chỉ năm, sáu tuổi, tôi thấy một chị đó lớn khoảng chừng hai mươi tuổi, đẹp gái lắm trong tầm nhìn thơ ngây của tôi. Chị này có tên là Quen, vì đang ở lứa tuổi xuân thì nên chị lúc nào cũng điệu điệu, dáng đi hơi quẹo qua quẹo lại, ý chừng bắt mắt mấy anh chàng xấp xỉ…đang kiếm đào hay sao đó.

Tôi mãi nhớ, có một hôm, chị đi vào lớp của tôi để xin cho đứa cháu gái của chị - nhỏ này bằng tuổi tôi được nghỉ học vì cảm cúm. Nhà nhỏ này cũng ở ngoài mặt tiền đường sát với nhà tôi nên tôi nhớ tên là Nga.

Lớp học đang im lìm vì ông thầy lúc nào cũng nghiêm nghị khó tánh, ăn hiếp học trò bé bỏng như tôi thôi. Bỗng dưng, chị Quen bước vào, tướng đi nhẹ bồng như sợi tơ hồng, ẻo qua ẻo lại như con giun bò, tiến tới bàn của thầy. Chị tủm tỉm cười duyên, trên tay cầm tờ báo phất phơ như làm dáng ngẩn ngơ.

Tôi không nghe hai người thù thì nói gì, tôi chỉ thấy hiện rõ nét vui vẻ, hứng khởi như mùa xuân vừa tới muộn. Ông thầy nhoẻn miệng cười tươi hơn tràng pháo tết đang gật gật với chị Quen.

Ái dà da, thế là tôi mới hiểu:

· Ông thầy khó tánh gần chết vậy mà gặp cô gái ẻo lả thì cũng mềm nhũng, xiêu lòng cười tươi như hoa huệ héo...!

· Cái mần nạo lâu nay bỗng dưng có duyên dễ sợ...!!!

Kỷ niệm trường Lạc Hồng trong xóm nhỏ của tôi, tự nhiên ký ức khơi lại mà tôi cứ ngỡ là chuyện trong hẻm này ngủ vùi sau gần sáu mươi năm. Bây giờ không biết ông hiệu trưởng, thầy Mần Nạo hiện lưu lạc nơi đâu. Nhưng tôi biết chắc chắn, chị Quen đã vượt biển chỉ hai tháng sau ngày đổi đời bằng thuyền sắt tới Australia, trong năm một ngàn chín trăm bảy mươi lăm. Và chiếc tàu của chị là chuyến ghe bỏ xứ đầu tiên lưu linh mấy tháng lênh đênh trên biển, mới tới bờ Úc Châu khi mà làn sóng vượt biển chưa ồ ạt ra khơi.

Image%20result%20for%20nhà%20sách%20sai%20gon

Gia đình chồng của chị là nhà xuất bản sách báo Nam Cường ở đường Nguyễn Thái Học, Sàigòn; Ngay phía trước là bến xe cam nhông.

Chuyện trong hẻm bao mùa mưa nắng
Đã xa rồi, im vắng phố xưa
Còn trong ký ức lưa thưa
Vài ba kỷ niệm vẫn chưa phai mờ

Là con bé ngây thơ khờ dại
Tuổi măng non không ngại rụt rè
Nên chưa làm dáng e dè
Quen nhiều cô cậu, bạn bè loanh quanh

Chuyện hàng xóm rành rành thủ thỉ
Cứ chuyền tai rò rỉ... rồi cười
Xuề xòa chẳng biết hại người
Vì là con nít nên hời hợt quên

Bạch Liên

Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 13/Mar/2017 lúc 4:30pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 146 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.441 seconds.