Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 121 phần sau >>
Người gởi Nội dung
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 23/Jan/2011 lúc 2:49am
 
 
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết 2011: Tầm cao mới
 
 
Theo đó, đường hoa Nguyễn Huệ năm 2011 sẽ có chủ đề Tầm cao mới, thể hiện những phấn đấu nỗ lực của TP để đạt được thành quả cao hơn về kinh tế, xã hội.

Các phân đoạn trang trí trong đường hoa chuyển tải những chủ đề: Hồn Việt, Tết phương Nam, Nối vòng tay lớn, Vươn lên tầm cao mới, Xuân an vui, Hoa Xuân ca, Vào mùa và Vườn Xuân.

Đường hoa Nguyễn Huệ 2011 sẽ phục vụ công chúng trong 7 ngày, từ 19 giờ ngày 31-1-2011 (28 tháng chạp) đến 22 giờ ngày 6-2-2011 ( mùng 4 Tết).

Ngày hội Bánh tét sẽ được tổ chức trong khoảng thời gian từ ngày 26 đến 31-1-2011.

Pháo hoa đêm giao thừa sẽ được bắn tại 5 điểm tầm cao và 2 điểm tầm thấp trong 15 phút.

Ngoài ra, Lễ hội Tết 2011 còn có các chương trình Phố tỏa sáng, Khoảnh khắc đón năm mới và trang hoàng mặt phố Tết – biểu diễn doorshows.

Đường hoa Nguyễn Huệ Tp.HCM - Ý tưởng trang trí bằng "tre"
 
Dùng được tre để tạo thành cảm xúc và văn hóa sống không phải là một điều dễ thực hiện. Kiến Việt xin gửi tới các bạn Ý tưởng trang trí bằng "tre" cho đường hoa Nguyễn Huệ tại TP.HCM, của một đồng nghiệp có rất nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng vật liệu "tre", công trình gần đây nhất anh tham gia thiết kế là nhà triễn lãm quốc gia Việt Nam tại Expo Thượng Hải 2010.

%5bHình:%205311.jpg%5d
Hiện trạng đường hoa Nguyễn Huệ

%5bHình:%205233.jpg%5d
Hình ảnh đường hoa Nguyễn Huệ trong dịp lễ hội

Cây tre đã ghi đậm dấu ấn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống con người Việt Nam, gắn liền với những bước thăng trầm của dân tộc.Trên thế giới, tre được sử dụng như vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, loài cây này còn có thể đóng vai trò gì hay sẽ tàn lụi và mất dấu trên con đường công nghiệp hóa ở nước ta?

Trong các dịp lễ hội của dân tộc, sử dụng vật liệu giàu tính văn hóa như tre để trang trí, tạo ra các tác phẩm nghệ thuật mới lạ, độc đáo thật sự cần thiết để thể hiện tinh thần hiện đại, giàu bản sắc của người Việt Nam trong thời đại mới. “Đường hoa Nguyễn Huệ” đã trở thành một nét văn hóa, một điểm đến của du khách trong và ngoài nước vào mỗi dịp Tết truyền thống của dân tộc. Không chỉ là nơi trưng bày, xếp đặt hoa lá, đường hoa còn là nơi để người dân thành phố thể hiện tinh thần, khát vọng qua chủ đề mỗi năm như : “Trên đường hội nhập”, “Ra khơi”, “Vượt sóng”, …

Chủ đề đường hoa Tết Tân Mão 2011 sẽ là “Vươn đến tầm cao mới”.

Trên tinh thần của chủ đề đó, tác giả muốn đem đến hình ảnh độc đáo, mới lạ cho đường hoa thông qua những kết cấu bằng tre giàu tính kĩ thuật và hình tượng.

1.Vị trí Bùng binh cây liễu:

Ý tưởng chính từ kết cấu lá cây dừa nước đặc trưng của miền sông nước Nam Bộ. Người xem còn cảm nhận được hình ảnh cánh chim, cánh buồm, bông sen…

Sự sắp xếp các đơn vị cấu kiện theo hình tròn xoay giải quyết được tất cả các hướng nhìn tại vị trí này. Bố cục này còn đem lại cảm giác đoàn kết, hội tụ tại bùng binh trước ủy ban nhân dân thành phố này.

%5bHình:%205234.jpg%5d

%5bHình:%205236.jpg%5d

%5bHình:%205235.jpg%5d

%5bHình:%205237.jpg%5d

2.Cổng vào đường hoa:

Vẫn sử dụng mô-đun hình cánh chim nhưng thay đổi tỉ lệ để thích hợp với hình thức cổng hơn.

%5bHình:%205240.jpg%5d

%5bHình:%205239.jpg%5d

%5bHình:%205241.jpg%5d

3.Vị trí Bùng binh đồng hồ:

Lấy ý tưởng từ hình ảnh trống đồng, bao gồm 40 khung xếp tròn xoay, các thanh giằng chéo liên kết các khung lại với nhau. Các khung tre này có thể được sử dụng lại để làm công trình sau khi lễ hội kết thúc.

%5bHình:%205238.jpg%5d

4.Tiểu cảnh giữa đường hoa:

Dựa trên kĩ thuật đơn vị hóa các cấu kiện, ý tưởng rất khả thi, có thể thực hiện tại một nơi khác và mang đến đường hoa lắp ghép vào. Sau thời gian lễ hội, cũng dễ tháo ra và khả năng tái sử dụng rất cao.

%5bHình:%205242.jpg%5d

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 03/Feb/2011 lúc 10:53am
 
 
Đua nhau "thả dáng" trên đường hoa Nguyễn Huệ
 
 
Mới 6g sáng ngày 1/2, hàng ngàn người dân Sài Thành đã đổ về Đường hoa Nguyễn Huệ để chụp ảnh, tham quan. Đa số mọi người đến sớm vì mong có được những bức ảnh đẹp vào buổi sáng ban mai và cũng vì đêm khai mạc (31/1) quá đông, không thể chụp được.

Tối 31/1, Đường hoa Nguyễn Huệ 2011 đã chính thức khai mạc với chủ đề Tầm cao mới. Biểu tượng chính của đường hoa là những vòng hoa tượng trưng cho những vòng tay vươn lên cao thể hiện sự đoàn kết xây dựng, phát triển trong năm mới.

Qua đó nhằm chuyển tải thông điệp hướng tới sự phát triển, vươn lên, vượt qua mọi khó khăn và thử thách của mọi người dân TP mang tên Bác.

Đường hoa được chia thành 7 khu vực chính, mang ý nghĩa khác nhau với những chủ đề như: Hồn Việt, Tết phương Nam, Nối vòng tay lớn, Vươn lên tầm cao mới, Xuân an vui, Hoa Xuân ca, Vào mùa và Vườn Xuân.

Bên cạnh những tiểu cảnh, khu vực trưng bày hoa, cây kiểng, tượng nghệ thuật… như lâu nay. Năm nay Đường hoa Nguyễn Huệ còn có thêm Đường sách Ước mơ, Cây Chúc Tết và Hồ Chúc Phúc tại khu vực phân cảnh chủ đề Vườn Nhân Ái, khu vực Tháp cao thể hiện chủ đề Tầm cao mới…

Chị Hoàng Thị Trang, quận Bình Thạnh cho biết: “Năm nào gia đình tôi cũng đi đường hoa để chụp ảnh. Đây là truyền thống của gia đình lâu nay. Năm nay tôi thấy đường hoa có điểm mới đó là hồ Chúc Phúc, mọi người có thể ném những đồng tiền xuống cầu chúc may mắn cho một năm. Đây là điều rất hay”

“Tuy nhiên tôi thấy buồn là các loại hoa về đây vẫn không có gì mới, năm nào cũng như vậy. Cách thiết kế đường hoa theo tôi thấy cũng đơn giản, chưa cuốn hút được người xem. Một điều nữa là không biết khi nào mới không có cảnh chen chúc khi tham quan đường hoa”, Chị Trang chia sẻ

Đa số những người đi chơi Đường hoa Nguyễn Huệ 2011 năm nay đều có chung nhận định như chị Trang. Cách trang trí và những loại hoa đưa về đây cho người xem thương thức vẫn chưa đặc biệt. Ngoài ra bà Hoàng Thị Trúc, 67 tuổi ở quận 1 cũng cho rằng: “Hồi xưa nơi đây chuyên bán mai vàng mỗi khi tết về. Nhưng ở đường hoa thì lại bố trí được có 1 cây. Điều này thật là buồn. Mong sao cố gắng tạo ra một đường hoa mang bản sắc riêng của người dân Nam Bộ”

Một số hình ảnh tại Đường hoa Nguyễn Huệ năm 2011:

Thích thú khi xuân về

Cả gia đình vui xuân


Một góc của Đường hoa Nguyễn Huệ năm 2011

Khung cảnh Đường hoa Nguyễn Huệ 2011


Làm duyên bên ô cửa (Trung Kiên)


Giới trẻ luôn hào hứng khi mùa xuân về


Linh vật của năm luôn được các bạn trẻ chọn để chụp ảnh

Nhiều bạn trẻ chọn Đường hoa Nguyễn Huệ làm nơi chụp ảnh cưới

Ông và cháu tìm hiểu về các loại hoa

Xin chữ (ảnh Trung Kiên)

Mẹ và con gieo những đồng tiền cầu chúc điều may mắn ở năm mới

Các sản phẩm dân gian luôn được mọi người quan tâm (ảnh Trung Kiên)

Chen chúc nhau để vào Đường hoa trong đêm khai mạc (ảnh Trung Kiên)



Người dân đến đọc báo tại Đường sách ước mơ
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 03/Feb/2011 lúc 10:56am
 
 
Độc đáo Hội Hoa Xuân
 
Tối nay, 28-1, Hội Hoa Xuân Tân Mão 2011 sẽ chính thức khai mạc tại Công viên Tao Đàn, quận 1 - TPHCM (kéo dài đến ngày 8-2, nhằm mùng 6 tháng giêng). Khu vực triển lãm chia thành 14 khu gồm: cắm hoa nghệ thuật – mâm quả, hoa sứ, hoa ôn đới, tiểu cảnh, bonsai, đá cảnh, hoa lan, hoa mai, xương rồng, kiểng ghép, cá kiểng, cây quý hiếm, cây nội thất và hồ sen súng. Bên cạnh khu vui chơi giải trí cho thiếu nhi, các hoạt động vui Tết như thi đấu cờ người, biểu diễn lân sư rồng, múa rối, đờn ca tài tử... cũng được tổ chức phục vụ người dân.
Bến Nhà Rồng được tái hiện bằng cây xanh tại Hội hoa Xuân Tân Mão 2011. Ảnh: ÁNH NGUYỆT
 
Tái hiện Bến Nhà Rồng
 
Một điểm hoàn toàn mới trong Hội Hoa Xuân Tân Mão là mô hình Bến Nhà Rồng làm bằng cây với sự hỗ trợ của hai chuyên gia Nhật Bản. Cột, tường được làm bằng cây màu xanh, ngói được làm bằng cây lá đỏ, khá giống với Bến Nhà Rồng thật. Gần chục công nhân tỉ mẩn gắn cây khung thép được dựng sẵn trong gần một  tháng. Để mô hình đẹp, cây phải phát triển đồng nhất, được “nuôi” tươi tốt, tránh trường hợp cây chết loang lổ tạo nên tình trạng “da beo” rất xấu.
 
Một điểm nhấn khác của Hội Hoa Xuân năm nay nằm ở khu tiểu cảnh, mang tên Vương Long mừng Xuân của nghệ nhân Nguyễn Hải Phòng (tỉnh Lâm Đồng). Điểm đặc biệt và khó cạnh tranh của tiểu cảnh này chính là thân gỗ liền dài 8,3 m, được phát hiện ở huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. Dáng cây thuôn dài rất đẹp, đầu cây tựa như đầu rồng. Nghệ nhân phải mất gần 5 tháng mới trồng hoàn tất gần chục cây bonsai lớn nhỏ và lắp đá trang trí trên thân gỗ thô. Vương Long mừng Xuân sau khi hoàn thành nặng đến 1,5 tấn. Để chuyển tiểu cảnh này xuống Hội Hoa Xuân, nghệ nhân Nguyễn Hải Phòng phải dùng khung sắt bọc lưới và xe cẩu loại lớn để nâng cây lên, sau 12 giờ xe mới đến Công viên Tao Đàn.

Người dân TPHCM đến Công viên Tao Đàn trước giờ Hội Hoa Xuân khai mạc để ngắm vẻ đẹp của lan hồ điệp. Ảnh: Tấn Thạnh

 
Nhiều hiện vật mới lạ
 
Như mọi năm, được chú ý nhất vẫn là khu hoa lan và hoa ôn đới. Hoa ôn đới năm nay không nằm trong nhà lạnh như năm ngoái mà nằm ở khu râm mát nhất Công viên Tao Đàn, bên cạnh tháp Chàm. Năm nay, hoa đỗ quyên vẫn là loài chủ lực khi chiếm đến 60% hiện vật, trong đó có cây đỗ quyên Lang Biang bản địa màu trắng, hầu hết các loại khác là giống nước ngoài được đưa về Đà Lạt. Ngoài ra, Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Đô thị TP Đà Lạt đem đến Hội Hoa Xuân một tiểu cảnh khu vườn hoa ôn đới xinh xắn, hội tụ nhiều loại hoa đẹp như địa lan, thu hải đường, hồng, mai địa thảo, thược dược, verben. Bên cạnh đó là đường hoa – đèn – nón lá uốn lượn theo đường cong của khu tháp Chàm, được trang trí bằng hoa loa kèn vàng, thu hải đường, cúc đồng tiền và trạng nguyên đỏ.
 
Khu hoa lan có 400 hiện vật từ nhà vườn Củ Chi, Đà Lạt và miền Tây. Do thời tiết không thuận lợi nên một số loại lan rừng như kim điệp, thủy tiên nở muộn, đành vắng mặt trong Hội Hoa Xuân Tân Mão. Chủ lực hoa lan năm nay vẫn là lan rừng (long tu, ý thảo), cattleya... Khu vực trưng bày cây quý hiếm có sự hiện diện của đào Thất Thốn Đà Lạt. Hoa đào có màu hồng lợt, cây dáng lùn, nở nhiều hoa, có tuổi thọ cao. Đây là cây đào Thất Thốn được nghệ nhân Mười Lời ghép lên cây đào Đà Lạt vào năm 1996, đến năm 2011 mới cho ra hoa đúng dịp Tết Nguyên đán. Mỗi năm, đào Thất Thốn Đà Lạt chỉ dài thêm được từ 3-5 cm, thân cây có nhiều vảy sẹo xù xì.
 
Ở khu trưng bày cá, lần đầu tiên Hội Hoa Xuân trưng bày 4 con cá mập vi trắng và cá mập cát (dài khoảng 1 m), cùng với hai “tân binh” đồi mồi và rùa biển. Bên cạnh những loại cá quý như huyết long, La Hán và các loại cá biển nhiều màu sắc, một số loại cá Koi mới cũng được đem đến cho bà con thưởng ngoạn. Ngoài ra, khu vực tiểu cảnh bonsai, đá cảnh và kiểng ghép cũng có nhiều hiện vật mới và quy mô hoành tráng hơn Hội Hoa Xuân Canh Dần.
Rồng hoa - một tác phẩm độc đáo tại Hội Hoa Xuân.
 
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 03/Feb/2011 lúc 11:03am
 

“Vương Long mừng xuân” đăng quang Hội Hoa Xuân Tân Mão

Hai hiện vật đặc sắc khác là lan rừng (long tu) của nghệ nhân Quốc Anh (Bảo Lộc, Lâm Đồng) và mai vàng của nghệ nhân Nguyễn Văn Lến (Long Xuyên, An Giang).
 
 
Tiểu cảnh "Vương Long mừng xuân" thu hút rất đông du khách
Cây mai vàng đoạt hiện vật đặc sắc của nghệ nhân Nguyễn Văn Lến




Lan rừng (long tu) của nghệ nhân Quốc Anh
 
Ở bộ môn bonsai, giải vàng được trao cho cây cần thăng (bonsai lớn) của nghệ nhân Lê Quang Vinh (Gò Vấp, TPHCM), linh sam (bonsai trung) của nghệ nhân Phạm Hữu Tâm (quận 10, TPHCM), thanh mai (bonsai nhỏ) của nghệ nhân Danh Dũng(An Giang), và mai chiếu thủy (bonsai mini) của nghệ nhân Nguyễn Anh Quân (Bình Thạnh, TPHCM).
 
Cây cần thăng đoạt giải vàng bonsai trung
 
Cây thanh mai đoạt giải vàng bonsai nhỏ
 
Cây khế của nghệ nhân Liêu Hồng Phong (quận 4, TPHCM) giành giải vàng bộ môn cây có trái. Năm ngoái, cha của nghệ nhân Liêu Hồng Phong là ông Liêu Hồng Việt cũng đăng quang bộ môn này với tác phẩm cây vú sữa.
 
Nghệ nhân Nguyễn Hải Phòng thắng lớn Hội hoa xuân năm nay khi đạt thêm hai giải vàng cho hai bộ môn hoa tươi với cây rạng đông, và bộ môn kiểng lá với cây thích.
 
Cây rạng đông...
 
...và cây thích của nghệ nhân Nguyễn Hải Phòng
 
Bộ môn hoa sứ trao hai giải vàng cho nghệ nhân Nguyễn Thành Nghĩa (Thủ Dầu Một, Bình Dương) với tác phẩm “Thần tài” (hoa sứ lớn), và nghệ nhân Đào Công Tấn (Thủ Dầu Một, Bình Dương) với tác phẩm “Thiên phúc” (hoa sứ trung).
 
"Thần tài"
 
"Thiên phúc"
 
Còn giải vàng bộ môn kiểng ghép thuộc về nghệ nhân lão làng Nguyễn Văn Thật (Thủ Đức, TPHCM) với tác phẩm kim ngân ghép 6 loại. Cây đỗ quyên của nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuyền (Lâm Đồng) giành giải vàng bộ môn hoa ôn đới.
 
Cây kim ngân ghép 6 loại
 
 
Hai loại kim ngân trên cây ghép
 
Đỗ quyên
 
Hai bộ môn thuộc vào loại quan trọng nhất Hội hoa xuân là hoa mai và hoa lan cũng tìm được chủ nhân cho giải vàng.
 
Nghệ nhân Dương Văn Vệ của đất mai An Giang “rinh” giải vàng giành cho mai vàng loại lớn. Giải vàng của mai vàng loại nhỏ dược trao cho nghệ nhân Mai Ngọc Phương cũng đến từ An Giang.
 
Mai vàng của nghệ nhân Dương Văn Vệ...
 
...và của nghệ nhân Mai Ngọc Phương
 
Trong khi đó, bộ môn hoa lan trao tất cả 6 giải vàng, gồm: hai hiện vật lan cattleya của nghệ nhân Nguyễn Hữu Tuấn (Phú Khương, Bến Tre) và Hồ Văn Tuấn (quận 9, TPHCM).
 
Lan cattleya của nghệ nhân Hồ Văn Tuấn...
 
...và Nguyễn Hữu Tuấn
 
Nghệ nhân Tô Thanh Sang (Thủ Đức, TPHCM) giành “cú đúp” với hai giải vàng cho lan ngọc điểm và dendrobium.
 
 
Lan dendrobium
 
 
Ngọc điểm
 
Riêng nghệ nhân Phạm Quốc Anh lập hattrick khi đoạt thêm hai giải vàng cho hiện vật hạc đỉnh và long tu.
 
Long tu
 
 

 Hạc đỉnh
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 03/Feb/2011 lúc 11:20am
 
 

Đường hoa Nguyễn Huệ 2011 – Chào đón Xuân Tân Mão

 

Đường hoa Nguyễn Huệ trở thành nét đặc trưng văn hóa của người dân Tp. HCM trong những ngày Tết đến, năm nay đường hoa Nguyễn Huệ với nhiều điều mới lạ chào đón năm mới 2011 Tân Mão.

Mời các bạn thưởng lãm một số ảnh đường hoa Nguyễn Huệ được chụp trước giờ khai mạc đường hoa cho người dân TPHCM và các tỉnh lân cận cũng như du khác nước ngoài vào thưởng lãm do TravelLive.vn

Đường%20hoa%20Nguyễn%20Huệ%20-%20Tết%202011%20với%20biểu%20tượng%20Mèo

Đường hoa Nguyễn Huệ - Tết 2011 với biểu tượng Mèo

Đường%20hoa%20Nguyễn%20Huệ%20với%20biểu%20tượng%20Mèo

Đường hoa Nguyễn Huệ với biểu tượng Mèo

Đường%20hoa%20Nguyễn%20Huệ%202011

Đường hoa Nguyễn Huệ 2011

Đường%20hoa%20Nguyễn%20Huệ%20-%20Xuân%2020110

Đường hoa Nguyễn Huệ - Xuân 20110

Đường%20hoa%20Nguyễn%20Huệ%20thêm%20đẹp%20và%20sạch%20hơn

Đường hoa Nguyễn Huệ thêm đẹp và sạch hơn

Đường%20hoa%20xuân%20Nguyễn%20Huệ

Đường hoa xuân Nguyễn Huệ

Nét%20mới%20lạ%20trong%20đường%20hoa%20Nguyễn%20Huệ

Nét mới lạ trong đường hoa Nguyễn Huệ

Dáng%20dấp%20nàng%20Mèo%20trong%20năm%20Tân%20Mão%20tại%20đường%20hoa%20Nguyễn%20Huệ

Dáng dấp nàng Mèo trong năm Tân Mão tại đường hoa Nguyễn Huệ



Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 03/Feb/2011 lúc 11:21am
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 03/Feb/2011 lúc 9:56pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 07/Feb/2011 lúc 3:18am
 

Lạc vào xứ sở hoa Đà Lạt

Dường như ở Đà Lạt, hoa mọc khắp nơi, từ dải phân cách đường tới các hàng rào và nhiều nhất là ở các công viên hay khu du lịch. Bạn có thể thỏa sức ngắm nhìn hoa mai anh đào, dã quỳ, bồ công anh hay các loại hoa hồng, hoa cúc...

Hoa dã quỳ vàng rực khi đông về.
Mimosa, loài hoa nổi tiếng của Đà Lạt.
Những bông hoa leo xuất hiện nhiều ở các biệt thự.
Mai anh đào tạo nên tên nét riêng của xứ sở mù sương.
Hoa bồ công anh.
Loài hoa của núi rừng, hoa ban.
Những bông hoa giai nhân.
Hoa xác pháo.

Hoa phượng tím.  

Trong công viên trung tâm gần hồ Xuân Hương, có vô vàn các loài hoa khác nhau để bạn ngắm.

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 12/Feb/2011 lúc 10:56am
 
 

Kon Tum, trở về với đại ngàn

'Đến với Kon Tum trong những ngày đầu năm mới, chúng tôi, những người đam mê chủ nghĩa xê dịch, đã bắt đầu chuyến hành trình từ mảnh đất TP HCM với bao nhiệt huyết mong chờ'.

Kon Tum một ngày nắng, một thành phố yên bình trong trẻo thơ ngây như em bé Bana gùi lan rừng đi chợ.

Chuyến hành trình của chúng tôi tới cao nguyên Măng Đen, vườn quốc gia Chư Mom Ray và ngã ba Đông Dương nên hầu như cả nhóm chỉ đi lại trên đường và không dừng lại ở đâu lâu. Gửi xe máy lên xe ôtô là lựa chọn tối ưu cho ba ngày leo đèo, băng rừng, vượt núi.

Chúng tôi đã trải qua những con đường đèo vắt vẻo trên nương sắn, triền lau, bát ngát giữa nền trời xanh thẳm để tới được cao nguyên Măng Đen.

Nhìn xa xa, cả đồng bằng với dòng sông Dakbla uốn lượn, những làng mạc giản dị thoắt ẩn hiện.


Măng Đen hiện ra với hàng thông xanh bát ngát , khí hậu quanh năm mát mẻ đến dễ chịu. Được coi như thành phố Đà Lạt thứ hai, Măng Đen là khu nghỉ dưỡng tuyệt vời với hồ, thác, hoa và ngàn thông vi vu chưa được khám phá và khai thác.

Thác Pha Sỹ cách trung tâm Măng Đen chưa đến bốn cây số, mang đậm nét hoang sơ.

Tiếng thác mạnh mẽ, cuồng nhiệt, âm vang như tiếng lòng của đại ngàn nơi đây.

Những bông hoa đào nở sớm.

Quay trở về trung tâm , chúng tôi được ngắm những cành đào Tây Nguyên nở sớm với những bông trắng, hồng điểm xuyết bên ngôi nhà rông vào những chớm xuân lành lạnh.

Buổi chiều dần buông trên hồ đầy tư lự.

Nhóm chúng tôi chuẩn bị một ít đồ ăn, lều bạt và cùng nhau tận hưởng không khí đêm trên độ cao hơn 1.000m. Đây là trải nghiệm điều tuyệt diệu khi đến Măng Đen. Nếu tới đây, bạn đừng quên chuẩn bị cho mình đủ đồ dùng cần thiết, chăn ấm vì buổi đêm nơi này thường lạnh dưới 10 độ C. Khí lạnh và gió thổi tốc qua người khiến tất cả như cần tìm hơi ấm, ánh lửa, tình người. Chúng tôi đã cùng nhau ngồi quanh lửa ấm, lắng nghe tiếng đàn, tiếng hát trong hơi rượu cần ấm nồng, trong ánh mắt trao nhau.

Thổn thức trong chúng tôi còn mãi là hình ảnh ánh lửa Tây Nguyên bập bùng.

Nếu Măng Đen là nàng công chúa ngủ trong rừng còn e ấp hơi xuân, thì Chư Mom Ray lại là một chàng trai đầy bí ẩn, mạnh mẽ cường tráng và khó lòng thu phục. Đường đến Chư Mom Ray xuyên qua rừng rậm, qua suối, những bãi dốc gồ ghề trải đá đến vặn hết ga xe máy, tay bóp phanh mỏi nhừ. 

Từ Chư Mom Ray, chúng tôi xuyên đêm về Sa Thầy trong những con đường mù trời bụi và sáng sớm bỗng choàng thức tỉnh cùng những con suối nhỏ mát trong.

Hôm sau, chúng tôi tiếp tục đi ngã ba Đông Dương. Sáng sớm với lau dại, sương đêm sót lại và nền trời xanh thăm thẳm.


Con đường nhỏ vắt qua triền núi.

Chúng tôi dường như vỡ òa hạnh phúc như nhìn thấy những con đường uốn lượn đẹp đến mê người trên cung đường cuối cùng.

 

Chúng tôi đã "xê dịch", mỗi lần "xê dịch" là một lần thêm yêu Tổ quốc mình, thấy nơi đâu trên quê hương Việt Nam cũng đẹp. Để mỗi khi trở lại cuộc sống thường nhật, mỗi người trong chúng tôi lại hạnh phúc với chính những điều giản dị và bình thường. Còn với riêng tôi, "Đơn giản là sống để đi".

IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Feb/2011 lúc 8:35am
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 19/Feb/2011 lúc 3:11pm
..
 
 
Đây là sắc tộc Kinh trong cộng đồng Trung Hoa, tổ tiên Việt Nam cũa họ định cư ở Trung Hoa lâu đời nhưng vẩn còn giử được "bản sắc" VN !
Ce sont des Jing , une minorité ethnique de la Chine  
C’est incroyable , n’est ce pas .Des chinoises en «  ao dài » !!!!
Jing%20Girl The Jing Nationality
Population:22,517
Major area of distribution:
Wanwei, Wutou and Shanxin in the Fangcheng Multi-ethnic Autonomous County, the Guangxi Zhuang Autonomous Region
Language: Zinan
Religion: Buddhism ,Taoism and few followers of Catholicism
Major Festival :Spring Festival
Jing nationality is a very small ethnic group with population of 22,517 who live in compact communities primarily in the 
three islands of Wanwei, Wutou and Shanxin in the Fangcheng Multi-ethnic Autonomous County, the Guangxi Zhuang Autonomous Region, near the Sino-Vietnamese border. About one quarter of them live among the Han and Zhuang ethnic groups in nearby counties and towns.The Jing ethnic group had their own script which was called Zinan. Created on the basis of the script of the Han people towards the end of the 13th century, it was found in old song books and religious scriptures. Most Jings read and write in the Han script because they have lived with Hans for a long time. They speak the Cantonese dialect.
Jing costume is simple and practical. Traditionally, women wear tight-fitting, collarless short blouses buttoned in front plus a diamond-shaped top apron and broad black or brown trousers. When going out, they would put on a light colored gown with narrow sleeves. They also like earrings. Men wear long jackets reaching down to the knees and girdles. Now most people dress themselves like their Han neighbors though a few elderly women retain their tradition and a few young women coil their hair and dye their teeth black.
Many Jings are believers of Buddhism or Taoism, with a few followers of Catholicism. They also celebrate the Lunar New Year – Spring Festival – and the Pure Brightness Festival, the Dragon Boat Festival and the Mid-Autumn Festival like the Hans.
Jing%20Ethnic%20GirlThe ancestors of the Jings emigrated from Vietnam to China in the early 16th century and first settled on the three uninhabited lands since the neighborhood had been populated by people of Han and Zhuang ethnic group. Shoulder to shoulder with the Hans and Zhuangs there, they developed the border areas together and sealed close relations in their joint endeavors over the centuries.
There used to be some taboos, such as stepping over a fishing net placed on the beach, sitting on a new raft before it was launched, and stepping on the stove. But many old habits that hampered the growth of production have died out bit by bit.
 
Jing Chinese girls on Jing Triple Islands
 
Jing Chinese girls attend Ha Festival, a traditional Jing Chinese festival.

People of Jing ethnic group celebrate traditional "Ha Festival"
 

 

 
Jing Ethnic Minority
 

The Jing ethnic minority, with a small population of 18,915 (as of 1999), lives in compact communities primarily in the three islands of Wanwei, Wutou and Shanxin in the Fangcheng Multi-ethnic Autonomous County, the Guangxi Zhuang Autonomous Region, near the Sino-Vietnamese border. About one quarter of them live among the Han and Zhuang ethnic minorities in nearby counties and towns.      
The Jing people had their own script which was called Zinan, created at the end of the 13th century and found in old song books and religious scriptures. They do not have their own language, and read and write in the Chinese language. They also speak the Cantonese dialect.
The ancestors of the Jings emigrated from Viet Nam to China in the early 16th century and first settled on the three uninhabited lands since the neighborhood had been populated by people of Han and Zhuang ethnic groups.
The Jing ethnic minority is engaged in fishing. Fish sauce is a favorite condiment the Jing people use in cooking, and a cake prepared with glutinous rice mixed with sesame is a great delicacy for them.
Many Jings are believers of Buddhism or Taoism, with a few followers of Catholicism. Ancestor worship prevails in this area. In addition, the Gods worshipped by the Jings are mainly related to the sea.
The Jing people like antiphonal songs which are melodious and lyrical. Their traditional instruments include the two-stringed fiddle, flute, drum, gong and the single-stringed fiddle, a unique musical instrument of the ethnic minority. Their favorite dances feature lanterns, fancy colored sticks, embroidery and dragons. Like the Hans, they also celebrate the Lunar New Year -- Spring Festival -- and the Dragon Boat Festival and the Mid-Autumn Festival.
Changha is one of Jing's most ceremonious festivals, which means sing in their language. They sing at Ha kiosk (a kind of wood house with images of ancestors in). During this period, they have all dolled up; greeting gods, ancestor worship and other activities will be hold.

 
Vuong Phi



Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 19/Feb/2011 lúc 3:46pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 121 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.320 seconds.