Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 201 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/Mar/2015 lúc 9:11am
Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân   <<<<<
Phạm Tín An Ninh
HạtSươngKhuya diễn
đọc

image





Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 12/Mar/2015 lúc 12:33pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23787
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Mar/2015 lúc 9:18am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 17/Mar/2015 lúc 8:42am




. Viết theo một chuyện thật, chỉ đổi tên nhân vật



Tôi sanh con đầu lòng được hai tháng thì chồng tôi báo tin mẹ chàng ở Việt Nam sắp qua đoàn tụ với chàng. Bình vui mừng nói:

- "Thật là đúng lúc, mẹ sẽ trông con cho em đi làm."

Tôi giật mình lo sợ, biến cố này tôi chưa bao giờ nghĩ tới, mặc dù trước khi cưới, Bình có cho biết chàng đang làm thủ tục đón mẹ chàng qua. Bình và tôi lấy nhau đã bốn năm rồi, tôi chỉ biết về mẹ chồng qua những tấm hình và qua lời kể của Bình. Bà Thân, mẹ chàng là một thiếu phụ quê mùa, hiền lành, không may goá chồng từ năm chưa tới ba mươi tuổi, bà ở vậy, cực nhọc nuôi hai con ăn học nên người. Bình được đi du học bên Mỹ từ năm mười tám tuổi và ở lại luôn, sau biến cố 1975. Cô Thu, em Bình, năm nay hai mươi ba tuổi, trước đây vẫn ở với mẹ, nhưng cô mới lấy chồng là một Việt kiều, và theo chồng về Mỹ từ năm ngoái, ở khác tiểu bang với chúng tôi.

- "Không thể để mẹ ở một mình." Bình nói "cả đời mẹ hy sinh cho các con, khi về già ai nỡ để mẹ sống trong cô đơn. Trước đây mẹ ờ với côThu, anh yên tâm, nhưng Thu đi lấy chồng, bây giờ mẹ có một mình. Chúng ta sẽ đón mẹ về ở chung, em nhé?"

Tôi chưa kịp trả lời, dường như Bình đọc được vẻ lo ngại trên nét mặt tôi, nên vội vã trấn an:

- "Đừng sợ, mẹ anh hiền lành, dễ tính lắm. Bà rất thương anh, tất nhiên cũng sẽ thương em, nhất là em vừa sanh cho bà đứa cháu đích tôn nối dòng."



Tôi sanh ra và lớn lên trên nước Mỹ, nên chưa có khái niệm về những cảnh mẹ chồng, nàng dâu trong những gia đình Việt Nam cổ xưa, nghe thấy thế thì cũng xiêu lòng. Qua phút bối rối lúc đầu, tôi dễ dàng chấp nhận ngay, thầm nghĩ sẽ an tâm biết bao nếu bé Danny được bà nội trông nom trong lúc Bình và tôi phải đi làm.

Luơng kỹ sư điện toán của Bình chỉ đủ trả tiền nhà, và tiền mua trả góp hai cái xe, mọi thứ chi tiêu khác đều trông vào đồng lương của tôi, hai vợ chồng cùng chung sức gây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc. Tôi yêu Bình và chưa bao giờ làm trái ý chàng, lần này cũng vậy, thông cảm hoàn cảnh mẹ goá, con côi của Bình, tôi vui vẻ sửa soạn nhà cửa đón mẹ chồng. Chúng tôi quyết định sẽ dành cho bà căn phòng ở tầng dưới, có cửa sổ trông ra vuờn có nhiều cây to có bóng mát.

- "Còn nhiều đất trống, mẹ có thể trồng rau nếu mẹ muốn." Tôi nói với Bình, "em mồ côi mẹ từ nhỏ nên rất thèm tình mẫu tử, mẹ anh cũng như mẹ em."

Tôi nói rất thật lòng, Bình nhìn tôi bằng cặp mắt vô cùng thương yêu:

- "Cám ơn em, mẹ anh chắc vui lắm có cô con dâu hiền hậu, biết điều như em."

Nhưng thực tế không đúng như ý chúng tôi mong muốn, mẹ chồng tôi hiền lành, nhưng quen sống theo xưa, và nhất định không chịu thay đổi những thói quen cố hữu. Bất chấp phong tục của dân bản xứ, mẹ chồng tôi thản nhiên mặc quần áo ngủ nhàu nhè đi ra đường, hoặc đánh bộ áo cánh, quần đen, chân đi đôi guốc mộc, loẹt quẹt đi dạo phố trước những cái nhìn khó chịu của người địa phương. Tôi cắt nghĩa mãi, nhưng bà vẫn bướng bỉnh:

- "Mặc kệ tôi! việc gì phải bắt chước Mỹ? Tôi bận đồ tây không quen, vướng víu, khó chịu lắm." Bà xầm mặt tỏ vẻ bất bình "chị không phải dạy khôn tôi, ăn bận miễn sao kín đáo là được rồi, đàn bà Mỹ để hở ngực, lòi rốn ra mới đáng nói chớ."

Thấy không khí căng thẳng, Bình kéo vội tôi ra chỗ khác, thì thầm:

- "Phận làm dâu không nên bắt bẻ mẹ chồng. Mẹ đã quen ăn mặc như thế rồi, bắt bà phải thay đổi liền không được đâu. Cứ để từ từ, lâu dần rồi bà cũng sẽ nhận ra."

Mẹ chồng tôi không nói gì nữa, nhưng từ đó bà cố tránh không đi ra ngoài một mình với tôi. Cuộc sống của vợ chồng tôi đang yên vui, bắt đầu xáo trộn. Thường ngày, ăn cơm xong, Bình vẫn phụ với tôi rửa chén. Hai vợ chồng cùng đi làm vất vả như nhau, nên công việc nhà chia đều, tôi đi chợ nấu ăn, lau chùi nhà cửa, chàng rửa chén, hút bụi, giặt quần áo… Nhưng bây giờ khác, mẹ chồng tôi tỏ ra khó chịu khi thấy con trai phải làm những công việc mà bà cho rằng chỉ dành cho đàn bà. Bà không nói tôi, nhưng mắng con trai:

- "Hồi ở với mẹ, có bao giờ anh phải làm gì động đến móng tay đâu? Bây giờ bị vợ bắt rửa bát, lau nhà, trông hèn cả người đi."

Bình cười vui với mẹ, nhưng vẫn bênh vực tôi:

- "Xưa khác, ngày xưa người vợ được ở nhà nên mới có nhiều thì giờ lo việc nội trợ. Bây giờ phụ nữ cũng phải ra ngoài xã hội bon chen với đời, vất vả ngang với chồng, về đến nhà còn chợ búa, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái… Bao nhiêu là việc, một mình cô ấy làm đâu có xuể, nên công việc cần phải chia đều."

Mẹ chồng tôi nói dỗi:

- "Anh lúc nào chẳng bênh vợ. Thôi, nếu anh sợ chị ấy mệt thì để tôi làm."

Và bà làm thật, vừa làm vừa dằn hắt, khua bàn, kéo ghế rầm rầm. Tôi sợ quá, vội vã nói:

- "Để đó con làm, mẹ đi nghỉ đi."

Thế là tôi phải kiêm thêm nhiệm vụ mới. Thôi cũng được, tôi ráng cực nhọc thêm một chút để Bình có thì giờ nghỉ ngơi, dạo này chàng hơi bị xuống cân, có lẽ đêm không ngủ được vì con khóc. Nhưng mẹ chồng lại nghĩ khác, bà thường nhìn tôi bằng cặp mắt xoi mói, và nói bóng gió xa gần đến cái chuyện “ tốt mái hại trống ” con dâu bắt thằng bé phục vụ quá nhiều. Tôi vừa xấu hổ, vừa tức giận nên cấm Bình chuyện gối chăn. Mặc chàng cực lực phản đối, tôi ôm chăn gối sang phòng khác, nhất định ngủ riêng, khiến Bình phải theo năn nỉ gãy lưỡi. Mẹ chồng biết được, tha hồ lườm nguýt:

- "Cái thằng ngu, đội vợ lên đầu. Mẹ đẻ ra mày nói chẳng nghe, con đó mới ho lên vài tiếng thì đã sợ rúm!"

Không dám đối đáp với mẹ chồng, tôi trút tất cả sự giận dữ lên Bình, chàng cắn răng chịu đựng không dám than một tiếng. Thấy tội nghiệp, tôi thôi không cằn nhằn nữa, nhưng trong bụng ấm ức, không vui. Ngày giỗ cha chồng tôi, cô Thu từ tiểu bang Georgia qua chơi, mẹ chồng tôi ngỏ ý muốn nhờ sư sãi tụng kinh cầu siêu cho người quá cố. Bình lái xe đưa cả nhà đi chùa, lúc về, cô Thu đòi ghé tiệm chuyên bán đồ phụ nữ để mua một đôi giầy. Cô ở chơi ba ngày rồi mới về, ngay tối hôm đó, Bình gọi tôi vào phòng rìêng, hầm hầm nói:

- "Em ăn ở với mẹ chồng ra sao để anh phải xấu hổ với cô Thu?"

Tôi giật mình:

- "Anh nói cho rõ trắng đen! em đã làm điều gì không phải?"

Không nói không rằng, Bình quăng hộp giầy xuống đất, hằn học:

- "Một đôi giầy đáng giá bao nhiêu mà em hà tiện không sắm cho mẹ, để mẹ phải mang đôi dép cũ? Hôm đi chùa về, cô Thu đã phải ghé tiệm mua cho mẹ một đôi giầy mới, thay cho đôi dép nhựa rẻ tiền. Em làm anh nhục quá!"

Tôi há miệng không nói được lời nào, hai hàng nước mắt chảy dài. Mẹ chồng tôi nghe lớn tiếng nên chạy vào can, khi hiểu đầu đuôi câu chuyện, bà mỉm cười nói với Bình:

- "Không phải như con nghĩ đâu. Vào chùa thì phải bỏ dép, mẹ sợ người ta lấy cắp, nên đi đôi dép cũ, có mất cũng chẳng tiếc."

Thì ra mẹ chồng tôi tưởng như hồi còn ở Việt Nam, bị mất trộm cả từng đôi dép. Hiểu ra, Bình vội vàng xin lỗi, nhưng tôi làm mặt lạnh, không thèm trả lời, Bình tự ái nên cũng không năn nỉ thêm. Cuộc chiến tranh lạnh kéo dài cả mấy tuần, hình như đã có một đám mây mù che phủ hạnh phúc của hai vợ chồng. Trước đây, sau mỗi lần cãi nhau, Bình thường làm lành bằng cách bế bổng tôi lên, ôm thật chặt, chọc cho tôi cười, và phủ kín mặt tôi bằng những cái hôn nóng bỏng. Bây giờ thì không còn nữa, trừ phòng riêng, chúng tôi đâu còn nơi chốn nào để mà riêng tư?

Trước đây, sau bữa ăn, tôi thích được mặc quần áo ngủ mỏng manh, nằm gối đầu lên đùi chàng để xem TV. Bây giờ thì không dám, trước mặt mẹ chồng phải ngồi ngay ngắn, ăn mặc phải kín đáo, hở hang một chút bị coi là xuồng xã. Muốn hôn nhau cũng phải mắt trước, mắt sau, cứ như là đi ăn trộm sợ bị bắt gặp, âu yếm công khai trước mặt mẹ chồng là vô lễ… Chao ôi là khó thở! còn đâu những ngày trẻ trung vui vẻ như xưa?

Những ngày cuối tuần, hai vợ chồng thường chở nhau đi xem xi nê hay đi picnic ở vùng quê, hít thở không khí trong lành, bù lại suốt tuần làm việc mệt nhọc. Bây giờ thứ bảy phải đưa mẹ đi lễ chùa, đi thăm bà con, hay đi bác sĩ, chủ nhật phải đưa bà đi chợ…

Mẹ chồng chê tôi nấu ăn nhạt nhẽo, bà muốn tự nấu lấy những món ăn khoái khẩu để tẩm bổ cho cậu con cưng. Phải công nhận mẹ chồng tôi nấu ăn rất ngon, nhưng bà hay cho cả vốc bột ngọt, và mỡ màng thì nhiều vô kể. Kết quả là chồng tôi lên cân vù vù, máu, mỡ cũng lên vù vù, bác sĩ phải lên tiếng cảnh cáo. Bình giải thích mãi bà mới chịu hiểu, từ đó bà giao công việc bếp núc lại cho tôi. Ở không mãi cũng chán, bà muốn đảm nhận việc coi cháu, bà cưng thằng cháu đích tôn như cưng trứng mỏng, tôi cũng mừng.

Danny được sáu tháng, tôi đi làm trở lại. Danny đã quen với bà nội, hai bà cháu quyến luyến nhau lắm, hai vợ chồng tôi đi làm đều yên tâm.

Danny lớn nhanh, bụ bẫm, dễ thương vô cùng, nó đã biết làm nhiều trò rất tức cười. Nhưng sao dạo này thằng bé hay thức đêm đòi bú và không chịu ngủ. Một lần chẳng hiểu đau ốm gì mà nó quấy suốt đêm, hôm sau đi làm về, thấy thằng bé mệt lả, nằm trên giuờng, tay chân lạnh ngắt. Bình và tôi hoảng hồn, vội đem con đi bệnh viện, thì ra thằng bé bị kiệt sức vì tiêu chảy đã hai ngày rồi, bệnh viện phải truyền nước biển mới cứu kịp. Hỏi ra mới biết là bà nội chiều cháu, cho nó uống nước xay trái cây của người lớn, thấy cháu tiêu chảy, bà tự chữa cho nó bằng cách ra vườn hái mấy lá ổi, nấu lên cho cho cháu uống. Cũng may đưa đi nhà thương kịp, nên chưa nguy đến tính mệnh.

Từ sự việc này, tôi cũng khám phá ra là mẹ chồng tôi cho cháu ăn bất kể giờ giấc, hễ thấy thằng bé khóc là nhét ngay chai sữa vào miệng. Ăn không ra bữa nên mỗi bữa ăn Danny bú rất ít, nhưng lại bú làm nhiều lần, nhất là ban đêm. Ngoài ra bà lại hát ru cho cháu ngủ, thằng bé chỉ ngủ khi có tiếng hát ru của bà, tôi không biết hát ru nên không tài nào dỗ nó ngủ được. Hai vợ chồng lục đục, thức suốt đêm với nó, nên cả hai đều hốc hác. Tình trạng này không thể kéo dài, chúng tôi bàn với nhau, và Bình nói với mẹ chàng, chẳng những bà không nghe, mà còn dài giọng mỉa mai:

- "Anh bảo tôi không biết cách nuôi trẻ con? Thế ai đã nuôi anh nên vai nên vóc như ngày nay? để bây giờ anh văn minh, anh dạy lại mẹ?"

Cực chẳng đã, chúng tôi mới phải đem con đi gởi nhà trẻ. Bị rứt thằng cháu cưng ra khỏi tay, mẹ chồng tôi giận dỗi, ở miết trong phòng ba, bốn ngày liền, không ra ăn cơm, làm Bình phải năn nỉ muốn gãy lưỡi. Nhưng bà không thễ dỗi mãi, rồi vì nhớ cháu nên sáng nào bà cũng ra cửa nhìn theo tôi bồng cháu ra xe với cặp mắt buồn bực và không nén được tiếng thở dài. Dần dà, bà lân la giúp tôi soạn giỏ xách đựng đồ chơi, tã lót, quần áo, đồ ăn của Danny bỏ vô giỏ. Tôi để cho bà làm những việc đó, khiến bà vui được một chốc. Bà soạn tỉ mỉ lắm, không quên món nào, hình như bà đem tất cả tình thương cho cháu dồn vào những cử chỉ săn sóc nhỏ nhoi đó.

Mấy tháng sau thì Danny đã quen ăn ngủ có giờ giấc. Càng lớn nó càng xinh đẹp, bụ bẫm nhưng mặt mày ngơ ngác trông rất tội nghiệp. Hình như nó nhớ bà, mỗi lần được mẹ đón về, nó xà ngay vào đôi tay chờ đón của bà, hai bà cháu ôm chầm lấy nhau hôn hít.

Thấm thoát Danny sắp lên hai tuổi, càng lớn nó càng dễ thương và giống bố in hệt, cháu đã biết đi và nói bi bô vài câu ngắn. Hai tuần sau sinh nhật, Danny bị ấm đầu. Dạo này nó hay bị những cơn sốt nhẹ nên chúng tôi cũng không để ý, con nít đến tuổi mọc răng hay bị sốt là chuyện thường. Nhưng lần này Danny có vẻ mệt, nên phải để cháu ở nhà cho bà nội trông. Trước khi đi làm, Bình căn dặn mẹ thật kỹ lưỡng những điều phải làm, và những lần cho cháu uống thuốc, bà gật đầu lia lịa:

- "Mẹ nhớ, mẹ nhớ mà."

Lúc này mẹ chồng tôi có vẻ dễ chịu hơn, không hay can thiệp vào những chuyện riêng tư của vợ chồng của chúng tôi như trước. Sau hai năm sống trên nước Mỹ, được tiếp xúc với những bạn bè lớn tuổi đồng cảnh ngộ, từ từ bà cũng đã hiểu. Mỗi lần được trông cháu, bà sung sướng ra mặt, bao nhiêu tình thương của bà đều dồn cho cháu, bao nhiêu thì giờ của bà đều dành cho cháu. Danny mới hơi ọ ẹ một chút là bà đã chạy ngay lại, bế nó lên dỗ dành:

- "Bà đây, cháu đừng sợ."

Bà kiên nhẫn đút cho nó ăn, có khi cả tiếng đồng hồ. Mấy lúc gần đây Danny biếng ăn vì nướu răng bị xưng và hay chảy máu. Kỳ này không hiểu sao Danny sốt vài ngày rồi khỏi, rồi lại sốt trở lại, nó quấy khóc cả ngày lẫn đêm. Bà nội thương cháu, nên bế cháu đi rong suốt đêm cho cháu dễ chịu, Danny lại được thiếp ngủ trên vai bà nội trong tiếng ru buồn vời vợi. Thấy con cứ sốt dai dẳng mãi không dứt, chúng tôi cũng hơi lo, cho tới một hôm Danny bỗng lên một cơn sốt cao và chảy máu mũi khá nhiều, hai vợ chồng hoảng sợ vội đem con đi bác sĩ. Sau khi lấy máu thử nghiệm, thấy số bạch cầu khá cao, bác sĩ nghi là nhiễm trùng, nên biên toa thuốc trụ sinh và thuốc sốt, dặn cho nó uống đều đặn, hai tuần sau trở lại tái khám. Ông dặn thêm:

- "Nếu có gì bất thường, ông bà có thể đem cháu đến bất cứ lúc nào."

Hai ngày sau, Danny bớt nóng và không có triệu chứng gì khác lạ. Nhưng mặc dù uống thuốc rất đều, mà hai tuần sau những cơn sốt nhẹ vẫn chưa dứt hẳn. Khi tái khám, bác sĩ lại cho thử máu, lần này số bạch cầu tăng tới mức đáng ngại, bác sĩ nói:

- "Bệnh của cháu nghiêm trọng hơn là tôi vẫn tưởng. Bây giờ phải cho xét nghiệm để truy tầm ung thư máu."

- "Ung thư à?" Bình nhảy nhỏm, kêu lên sợ hãi.

Còn tôi thì bủn rủn, tim đập tưởng như sắp vỡ lồng ngực. Bác sĩ nhìn khuôn mặt tái xanh của cả hai vợ chồng, trấn an:

- "Tôi chỉ nghi ngờ vậy thôi, chưa có gì chắc chắn cả. Bây giờ tôi sẽ gởi cháu đi xét nghiệm."

Ông biên giấy giới thiệu Danny đến bệnh viện để rút một ít bone marrow ở tủy sống đem đi thử. Ông nói với vẻ mặt áy náy:

- "Khi có kết quả, chúng tôi sẽ báo tin ngay cho ông bà."

Xong xuôi, chúng tôi đem cháu về, lòng hồi hộp không thể tả. Mẹ chồng tôi suốt ngày đọc kinh cầu nguyện cho cháu tai qua nạn khỏi. Năm ngày trôi qua trong yên tịnh, tôi hơi mừng với ý nghĩ “ no news is good new ” nếu có gì bất thường thì người ta phải báo tin liền. Nhưng trưa thứ bảy, chúng tôi nhận được điện thoại từ văn phòng bác sĩ cho mời hai vợ chồng đến gấp. Ruột tôi nóng như lửa đốt, linh tính cho biết có điều gì chẳng lành. Quả vậy, khi gặp bác sĩ, chúng tôi được báo tin:

- "Sáng nay mới có kết quả của phòng thử nghiệm. Tôi rất buồn cho ông bà hay là cháu Danny bị ung thư máu."

Tôi nghe như có tiếng sét nổ ngang đầu, ôm mặt gục xuống, mơ hồ có tiếng chồng tôi hỏi thật nhỏ, giọng thều thào như người sắp đứt hơi:

- "Bây giờ phải làm thế nào, bác sĩ? "

- "Xét nghiệm cho thấy bone marrow của cháu có vấn đề. Cách chữa trị tốt nhất là phải thay bone marrow. Chúng tôi sẽ ghi tên cháu lên danh sách những người chờ được hiến tủy. Trong khi chờ đợi, tôi sẽ giới thiệu cháu đến một bác sĩ oncologist chuyên về ung thư trẻ em để làm chemo."

Ông còn nói nhiều nữa, nhưng tôi không muốn nghe tiếp. Trời ơi! có thể như thế được sao? con tôi mới được hai tuổi, bé Danny xinh đẹp, bụ bẫm thế kia mà lại mắc chứng bệnh ung thư quái ác, ông trời thật quá bất công. Tôi nhắm mắt lại, trong một lúc tôi tưởng như đây chỉ là một giấc mơ, khi tỉnh dậy tôi sẽ thở phào sung sướng. Nhưng không, khi tôi mở mắt ra, chỉ thấy bộ mặt thiểu não của chồng tôi và cái nhìn xót thương của bác sĩ…

Hôm đó là một ngày buồn nhất, tôi khóc như mưa, Bình thở dài không dứt, còn mẹ chồng tôi không nói một lời, nhưng mặt tái xám, trông bà rũ rượi như một tàu lá héo.

Những ngày sau đó thật thê thảm, ai có người thân bị ung thư mới hiểu thấu những thống khổ mà gia đình phải chịu đựng. Thật tội nghiệp cho con tôi, mặc dù được truyền một loại hoá chất nhẹ, nhưng với sức vóc của một đứa bé hai tuổi, Danny cũng vật vã, khó chịu, nó khóc ngầy ngật cả ngày lẫn đêm. Ba người thay phiên nhau chăm sóc cháu, nhưng phải công nhận mẹ chồng tôi tốn nhiều công sức nhất, kiên nhẫn nhất…

Trong hoạn nạn, mọi người xích lại gần nhau hơn, tị hiềm mẹ chồng nàng dâu không còn nữa, mọi người chỉ chung mục đích là lo cho đứa bé bệnh hoạn.

Danny bắt đầu xuống cân, trông nó xanh xao, èo uột rất tội nghiệp. Cứ đà này con tôi sẽ chết trước khi tìm được người cho tủy thích hợp với nó. Bình và tôi đều tình nguyện hiến tủy cho con, nhưng kết quả thử nghiệm đều không hợp. Chúng tôi đau đớn nhìn thằng bé mỗi ngày một yếu đi dần mòn.

Mẹ chồng tôi có vẻ suy nghĩ lung lắm, một hôm bà dụt dè đề nghị:

- "Hãy để mẹ hiến tủy cho cháu nhé?"

Cả Bình và tôi đều giật mình sửng sốt, thật chưa bao giờ chúng tôi tưởng đến chuyện này. Bình nhìn dáng mẹ tiều tụy, bơ phờ, lắc đầu:

- "Mẹ lớn tuổi quá, không đủ điều kiện hiến tủy đâu. Người hiến tủy phải ở trong khoảng từ 18 đến 60 tuổi, còn mẹ đã 63 rồi."

- "Nhưng trong giấy tờ thì mẹ mới 59." Bà nài nỉ, "cứ để cho mẹ thử xem sao, mẹ không đành nhìn nó đi vào cõi chết."

- "Nhưng hiến tủy hại sức khoẻ lắm mẹ ạ." Bình nói, "người trẻ thì không sao, chứ người già khó lấy lại sức lắm."

- "Kệ! mẹ già rồi, mạng sống đâu có quí bằng trẻ thơ? Cứ để mẹ cho cháu nốt quãng thời gian còn lại của mẹ."

Bình nhìn mẹ một hồi, giọng thương cảm:

- "Không phải cứ hiến tuỷ là chết đâu mẹ, nhưng trông mẹ gầy ốm quá, sợ không đủ cân lượng."

- "Chuyện đó đâu có khó gì?" Bà cố gượng cười, "mẹ ăn uống tẩm bổ là sẽ lên cân ngay."

Được sự đồng ý của gia đình, mẹ chồng tôi sung sướng ra mặt. Tội nghiệp mẹ, để đủ điều kiện sức khoẻ hiến tủy cho cháu, bà cố gắng ăn uống thật nhiều cho đủ số cân lượng. Nhiều lúc thấy mẹ trợn trạo cố nuốt thức ăn, tôi ứa nước mắt. Hai tháng sau bà lên được bẩy "pao".

Hôm đi thử máu về, chúng tôi cũng không hy vọng gì lắm, cha mẹ ruột còn không thích hợp, huống chi bà nội? Nhưng bất ngờ làm sao, kết quả cho thấy hoàn toàn phù hợp. Cả nhà mừng như chết đi sống lại, mừng nhất là mẹ chồng tôi, cặp mắt già long lanh những tia hy vọng. Mẹ bất kể những đau đớn mà bà sẽ phải chịu khi hiến tuỷ, bà bất chấp tuổi già sức yếu, bà chỉ nghĩ đến cháu…

Mẹ chồng tôi, một người đàn bà quê mùa chất phác, tư tưởng còn chậm tiến như người thời xưa. Mẹ rất sợ nhà thương, rất sợ dao kéo mổ xẻ, thế mà mẹ đã tình nguyện vào nhà thương, tình nguyện lên bàn mổ để hiến tuỷ cho cháu. Tiến trình hiến tuỷ chắc là đau đớn lắm, nhưng mẹ cắn răng chịu đựng, không rên la, hình như bà sợ rên la người ta sẽ từ chối không cho bà cứu cháu (!?!) Nhìn nét mặt tái xanh vì sợ của bà khi bước vào phòng mổ, chúng tôi không sao cầm được nước mắt. Ôi tình cốt nhục thiêng liêng làm cảm động đến cả trời đất, ca thay tủy thành công mỹ mãn, Danny hồi phục nhanh như có phép lạ, mẹ chồng tôi cũng lại sức sau vài tháng tẩm bổ.

Thời gian qua nhanh như gió thoảng, mới đây mà đã bốn năm, chúng tôi có thêm một cháu gái, bé Rebecca mới được năm tháng. Mẹ chồng tôi gần bảy chục tuổi, tóc bạc gần hết, nhưng vẫn khoẻ mạnh, hồng hào. Bà sống rất thoải mái, sung sướng trong sự yêu kính của con cháu, trong một gia đình tam đại đồng đường, trên dưới thuận thảo, thương yêu nhau.

Mẹ vẫn trải tình thương cho con cháu bằng những săn sóc nho nhỏ, bằng những bữa ăn ngon lành, bằng những tiếng ru à ơi buồn vời vợi, dỗ cho cháu ngủ... Trên nước Mỹ này, có bao nhiêu bé thơ Việt Nam may mắn được dỗ giấc ngủ êm trong tiếng ru của mẹ Việt Nam? Tiếng mẹ thấm vào hồn từ lúc còn nằm nôi, mong bé lớn lên sẽ không quên cội nguồn. Sao trước kia tôi không nhận ra như vậy nhỉ? xin mẹ tha lỗi cho đứa con dâu trẻ người non dạ này.

Danny đã đến tuổi đi học và đang học lớp mẫu giáo. Nhìn con sởn sơ lớn lên như bao đứa trẻ bình thường khác, tôi thầm cám ơn thượng đế, cám ơn khoa học, cám ơn các bác sĩ, y tá trong bệnh viện, và nhất là cám ơn mẹ chồng tôi. Mẹ ơi! chẳng những mẹ sanh ra chồng con, mà mẹ đã tái sanh ra cháu Danny một lần nữa, vì Danny sống được là nhờ mẹ. Suốt đời chúng con nhớ ơn mẹ.



PHƯƠNG LAN
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23787
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Mar/2015 lúc 8:24am
NHỮNG CHIẾC THẺ BÀI BỊ BỎ RƠI <<<<<
CHÚ8 HÀ DIỄN ĐỌC



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Mar/2015 lúc 8:27am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23787
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Mar/2015 lúc 9:58am

Trở lại dòng sông tuổi thơ


    
i trong chúng ta cũng đã từng sống trong tuổi thơ , cái tuổi hồn nhiên của con trẻ , cái tuổi của những trò nghịch ngợm , của những buồn vui , những yêu thương , giận hờn vô cớ . Cái đám trẻ con chúng tôi ngày xưa sống trong cái xóm nghèo cạnh đường ray xe lửa , giờ đây mỗi đứa một phương trời , tóc trên đầu lốm đốm sợi bạc sợi đen , đứa còn đứa mất , cho dù đang ở đâu , đang hiện diện trên cõi đời này hoặc đang rong chơi đâu đó ở một tinh cầu xa xôi huyền hoặc trong thế giới tâm linh , tôi chắc rằng chúng tôi vẫn muốn đắm mình trở lại với dòng sông tuổi thơ của mình ngày xưa .




Dạo ấy thuở đất nước ta thật thanh bình , miền nam đồng lúa phì nhiêu " cò bay thẳng cánh " , nền kinh tế ổn định ít có tình trạng lạm phát nên cuộc sống của dân tình tương đối thoải mái , một người đi làm thì đủ sức " bao dàn " cho cả gia đình .



Trong cái xóm nghèo trên con đường đất đỏ , ngày xưa hai bên đường người ta trồng những cây gỗ dầu to cao, cở 3 người lớn nối vòng tay cũng không thể ôm xuể thân cây , nó che bóng mát cho tuổi thơ chúng tôi hằng ngày mỗi buổi đến trường .


%5b​IMG%5d

Một hôm sau khi đi học về , cơm nước tắm rửa đâu đấy xong xuôi , cả bọn nhóc chúng tôi bắt đầu tụ tập dưới gốc cây " lê kiu ma " loại cây này nghe đâu do người Pháp thời đô hộ nước mình họ mang từ mẫu quốc sang trồng , cây to cao mọc nhiều nhánh , lá dài tương tợ như lá của cây xoài , cành nhánh hơi dòn dễ gãy nên mỗi khi có trái chín cây người ta thường dùng cái lồng để hái cho tiện , trái lê kiu ma tròn tròn dài dài , phần cuối trái hơi nhọn , khi chín cây cơm của trái màu vàng có mùi thơm nhẹ ,phần cơm của trái lê kiu ma thường hay bị nhão , ăn một vài lần là cảm thấy ngán , hột lê kiu ma to màu nâu đỏ không ăn được .

Sở dĩ tôi kể chi tiết về cây và trái lê kiu ma có phần cặn kẽ là do loại cây nầy ngày nay ít còn nơi nào trồng , và trẻ con thời bây giờ ở trong hay ngoài nước , có em chưa từng biết đến nó , và cũng để nhắc lại cho quý vị cao niên có dịp hoài niệm về một loại cây quen thuộc của quê hương đất nước mình ngày xa xưa .

Chúng tôi chừng chục đứa trai có , gái có tề tựu đầy đủ , thằng Mẫm thằng to con và lớn nhất trong đám bắt đầu bày trò :



- Tụi bây ơi ! Hôm nay không chơi trò chơi trốn tìm nữa , tao có ý này hay lắm , hôm nay tụi mình sẻ đi " Trộm ổi " trong khu vườn nhà Bà Năm Minh .


Nghe lời đề nghị " xấu xa " của thằng Mẫm cả bọn nhao nhao lên , rồi thằng " Lạc Lớn " lên tiếng :

- Thôi không được đâu Mẫm ơi ! Má tao mà biết được thì tao bị đánh " tét đít " như chơi cho mà coi .

Thằng Mẫm cự nự liền một khi , nó nói :

- Đâu phải mình ăn cắp ăn trộm cái gì đâu mà tụi bây sợ , tao nói trộm ổi cho nó " ly kỳ " chứ có gì đâu , nếu tụi mình vô xin đàng hoàng thì chắc bà " Năm Minh " cũng không từ chối , nhưng như vậy không vui , phải hôn tụi bây ?.

Thấy cả đám chúng tôi im lặng , được nước thằng Mẫn " lấn tới " luôn :

- Tụi bây im lặng là đồng ý rồi đó , giờ thì bắt đầu nhé .

Thằng Mẫm lần lượt giao nhiêm vụ cho từng đứa , người thì canh gác , kẻ phá rào để cả bọn " chui lỗ chó " , đứa thì leo cây , đứa hứng ổi do thằng hái trộm quăng xuống . Kế hoạch thật tỉ mỉ đến không ngờ ,mãi sau này khi phục vụ trong quân ngũ tôi thầm nghĩ :

- " Giá mà trong quân đội có nhiều người điều binh khiển tướng " tài tình như thằng Mẫn ngày xưa thì hay lắm đây "...

Khu vườn nhà của Bà Năm Minh được trồng rất nhiều loại cây ăn trái , để bảo vệ khu vườn này , bà Năm cho làm hàng rào bằng cây gai " ắc ó " , loại gai cứng nhọn và cong cong giống như cựa của những chú gà Trống của má Thằng " Ẩn " đang nuôi . Đã vậy bà Năm còn " răn đe " cái đám đạo chích bằng một đàn chó thật hung hăng .

Sau một hồi bàn cãi , con Hồng và con Xinh được giao nhiệm vụ " gác gian " , hai đứa nó đứng canh chừng cổng chính , khi nào thấy người trong nhà Bà Năm xuất hiện thì làm ám hiệu để bọn con trai chúng tôi " Tùy cơ ứng biến ".

Được giao nhiệm vụ quá nhẹ nhàng , vậy mà con Hồng nó còn " càm ràm " :

- Tụi bây nhớ lẹ lẹ dùm nha , hai đứa tao sợ lắm đó .

Con Hồng vừa nói vừa run lập cập , con Xinh thấy vậy cũng sợ , lỡ có bề gì thì nó cũng bị vạ lây khiến tim nó đập thình thịch trong lòng ngực .

Để trấn an hai " tiểu thơ " kia , thằng Mẫm bèn dụ khị :

- Chút nữa tụi tao chia cho hai đứa bây những trái ổi xá lị chín cây ngon nhất , và mấy trái ổi sẻ nữa ngon lắm , à mà làm ơn nhớ giữ gói muối ớt cho kỹ nghe Hồng , ăn ổi xá lị mà không có muối ớt thì chết còn xướng hơn đó !.

Lúc bấy giờ tôi mới thấy thằng Mẫm có tài lãnh đạo , nó dùng đủ cách để thuyết phục khiến đứa nào trong bọn tôi cũng nghe răm rắp .

Bày binh bố trận xong , chúng tôi đi nép sát phía hàng rào gai " ắc ó " , thằng Ẩn và thằng Thành lảnh phần " đào tường khoét vách " , hai đứa nó thi nhau bẻ những cành gai nhọn của hàng rào , sau một hồi lọ mọ tụi nó cũng khoét được một " lỗ chó " tương đối rộng rãi so với thân hình mỏng manh ròm ròm như tôi , còn đối với thằng Mẫm thì quả là hơi vất vả cho nó khi chui vào .

Từng đứa , từng đứa chui tọt vào khu vườn , tới phiên thằng Mẫm nó lom khom chổng mông bò vào , mọi việc đang tiến triển đúng như dự tính , bổng đâu tiếng thằng Mẫm rú lên thất thanh làm những đứa đi " tiên phong " run lẩy bẩy vì sợ lộ bí mật thì tiêu tùng cả đám :

- Ui da ! Má ơi đau quá , chết tao rồi tụi bây ơi ,mấy cái gai quỷ này nó cào trên lưng tao rồi .


Cố lấy bình tĩnh ngó quanh quất khu vườn , may quá chúng tôi vẫn chưa bị phát hiện, tôi tiếp tục quan sát về phía thằng Mẫm nó đang loay hoay với cái " lỗ chó " , tôi thấy trên tấm lưng trần của nó hai đường bị gai cào chạy dọc và rướm máu .

Trong lòng mình tôi thấy tội nghiệp cho thằng Mẫm , tôi quay qua và đưa lời trách móc thằng Thành và Thằng Ẩn :

- Lúc nãy tao nói mà tụi bây hỏng chịu nghe , phải chi khoét cho rộng thêm thì đỡ quá , để bây giờ thằng Mẫm " bị thương " , chán thiệt mới xuất trận mà xui rồi , kiểu này là điềm chẳng lành đó nghe ! .

Rồi thì thằng Mẫm cố rướn mình cuối cùng nó cũng qua được cái ải đầu tiên của cuộc chiến , chúng tôi cùng tiến vô sâu trong sân vườn , bóng mát của những tán cây xum xuê che phủ , không khí mát rượi , tiếng chim non trên những cái tổ phía trên cao đang ríu rít kêu , tôi nghĩ có lẽ chúng đang đói và chờ chim mẹ mang thức ăn về , thỉnh thoảng có vài tiếng kêu của vài con tắc kè núp đâu đó trong cành cây kẽ lá của khu vườn , tôi ước ao phải chi nhà mình có được một mảnh vườn nho nhỏ , trồng những cây ăn trái như nơi đây thì có lẽ tôi chẳng bao giờ tham gia vào cái trò chơi " trộm ổi " này đâu , nhưng mơ ước vẫn là mơ ước . Đang miên man suy nghĩ về viễn cảnh tươi đẹp với mảnh vườn nho nhỏ , tiếng réo của thằng Mẫm đưa tôi về thực tại :

- Thằng Phương kia ! Sao không leo lên đi ông , tụi nó lên cây hết rồi , đang mơ mộng gì hả mậy ? , đi " ăn trộm " mà muốn làm thơ nữa hả ? .

Lấy hết can đảm tôi nhảy phóc lên cành cây đang sà dưới thấp , nhanh nhẩu tôi chuyền cành như anh chàng trong phim " Tazan đại náo rừng xanh " mà tôi được anh Hai tôi dẫn đi xem ở rạp chớp bóng " Đông nhì " dạo nọ .

Những trái ổi xá lị to tròn , da láng bóng , do chín trên cây nên nó toả mùi thơm phưn phức , một cảm giác thèm thuồng khó tả đang làm nước miếng trong Miệng mình tuôn chảy , nuốc ực cho qua cơn thèm cố hái thật nhiều " chiến lợi phẩm " để chút nữa đây tôi có dịp lấy le với con Hồng và con Xinh .

Nhìn sang cây ổi bên cạnh , tôi thấy thằng Lập , thằng Kháng cũng đang vắt vẻo trên cây , những trái ổi to được hai đứa nó giấu trong lưng áo , Bất ngờ tay thằng Kháng chộp nhầm một con sâu ổi đang bò trên cành cây , loại sâu này có màu xanh nhạt nó to lớn hơn các loại sâu khác , mình tua tũa gai chĩa lên khiến tôi liên tưởng đến lông gai nhọn của những chú nhím trong sở thú . Khi cần tự vệ trước kẻ thù thì Nhím ta xù lông dựng đứng để ăn thua đủ với đối phương . Hoảng sợ thằng Kháng buông tay và rơi từ trên cây xuống đất như trái mít rụng khi chín trên cây .

- Chết thằng Kháng rồi tụi bây ơi ! Nó té xuống đất bất tỉnh kìa .

Thằng lập vừa la làng vừa trèo xuống đất , nó lật đật làm rơi những trái ổi xuống cạnh thằng Kháng , những trái ổi vỡ nát dưới đất giống như sự tan vỡ trong lòng chúng tôi khi gặp kết cuộc đáng buồn của thằng Kháng .

Ám%20ảnh%20kinh%20hoàng%20người%20phụ%20nữ%20chết%20thảm%20vì%20bị%20đàn%20chó%20dữ%20xé%20xác%20-%20Ảnh%202






Tiếng đàn chó trong nhà Bà Năm bắt đầu sủa vang lên , thấy chúng chạy ra cùng người nhà của Bà Năm , chúng tôi chết lặng trên cây với vật chứng rành rành là những trái ổi chưa kịp tẩu tán .

- ky ..ky , suỵt suỵt .. Đừng cắn .. Đừng cắn ..

Như hiểu được tiếng ngăn cản của chủ , đàn chó gầm gừ , cúp đuôi xuống ve vẩy rồi đi quanh chân của Bà Năm , kêu chúng tôi trèo xuống đất bà Năm chậm rãi cuối nhìn xem xét tình trạng của thằng Kháng , cũng may chổ nó rơi xuống cách mặt đất không cao lắm , hơn nữa nhờ lớp đệm của lá cây rơi rụng lâu ngày phía bên dưới làm thành một " tấm nệm " thiên nhiên nên thằng Kháng chỉ xây xát đôi chút , còn việc nó bất tỉnh nhân sự là do nó quá sợ hãi nên tạm ngất đi , khi chúng tôi tề tựu đông đủ quanh nó thì thằng Kháng bắt đầu hồi tỉnh lại .

Với giọng hiền từ , bà Năm khẻ nói :

- Các con ơi , các con muốn ăn trái gì thì nói bà Năm , bà sẽ kêu chú quản gia hái cho , các con đừng làm những việc như hôm nay , như vậy là không tốt , biết chưa ? , may mà không xảy ra chuyện gì chứ bằng không thì khổ lắm ...

Cả đám chúng tôi lí nhí vâng dạ sau những lời "uốn nắn " của bà Năm , bà không trách mà còn sai người quản gia hái cho chúng tôi thật nhiều ổi đã vậy bà còn khuyến mãi thêm vài chùm nhản vừa chín tới trên cây , cả bọn " đạo chích " cảm ơn cách đối nhân xử thế khéo léo của Bà Năm tốt bụng kia , chúng tôi lũ lượt kéo nhau ra về , ra đến cổng chính , nhìn quanh quất cố ý tìm 2 bóng hồng " gác gian " ban nãy , tôi không thấy 2 cô bé dễ thương hiện diện nơi làm phận sự , thì ra khi nghe thấy tình hình bên trong xảy ra chuyện khá phức tạp , hai " cô nương " co giò chạy một mạch về nhà trốn biệt tăm ...

ổi%20dầm%20xí%20muội%204


Chiều hôm đó tại nhà thằng Mẫm , chúng tôi quay quần cùng nhau bên rổ ổi , bên những chùm nhãn chín cây , bên chén muối ớt cay nồng , đứa nào cũng cố sức ăn thật nhiều , tận hưởng phần " chiến lợi phẩm " của một buổi chơi trò " Trộm ổi " đáng nhớ kia , báo hại cả đám chúng tôi đứa nào cũng bỏ buổi cơm chiều , mang cái bụng óc ách đến độ mất ngủ suốt đêm dài , cho đáng cái tội của những tên đạo chích bất đắc dĩ nhưng thật dễ thương kia ....

Dòng đời cứ tuôn chảy , sau một năm dài học hành vật lộn với những kiến thức của những " người đưa đò " truyền dạy , lũ nhóc chúng tôi tạm rời sách vở , tạm xa những bụi phấn li ti bám trên mái tóc của những người cha , người mẹ tinh thần đã dìu chúng tôi suốt một năm qua trong mái trường yêu dấu .


Vui mừng chào đón những cánh phượng hồng lung linh trước gió , ba tháng hè là chuỗi ngày chuyên chở nhiều kỷ niệm rất dễ thương của trẻ con chúng tôi . Tôi còn nhớ như in một hôm nọ khí trời oi bức , mặt trời chiếu sáng chói chan , những giọt nắng như thiêu như đốt , cũng là Thằng Mẫm cái thằng chuyên khơi màu hầu hết những trò chơi của chúng tôi thời bấy giờ . Quê nó ở Thủ Dầu Một , đó là vùng quê hẻo lánh nhà nó ở vùng bưng của một con sông nhỏ , nơi đây thường xuyên xảy ra những trận đánh giữa quân đội và những người du kích nằm vùng , đôi lúc cũng gây ra thương vong về cả hai phía , sở dĩ thằng Mẫm nó hiện diện ở cái xóm nghèo của tôi theo lời nó kể lại :

Pháo%20đội%20155m%20Long%20Tom%20bắn%20về%20phía%20bắc%20Seoul%20vào%20tháng%205/1951%20khi%20quân%20Liên%20Hợp%20Quốc%20tiến%20lên%20sau%20lưng%20quân%20Trung%20Quốc%20đang%20rút%20lui%20%28ảnh:%20Lục%20quân%20Hoa%20Kỳ%29
- Cái đêm gây kinh hoàng cho gia đình tao , hai bên chạm súng ác liệt , một trái pháo vô tình rơi trúng căn nhà tao , nhà bị cháy rụi may là đêm ấy cả nhà nhanh chân rút vào hầm tránh đạn khi chiến sự mới bắt đầu . Sáng hôm sau không nói không rằng ba tao đem hết gia đình lên tá túc nhà người chị ruột của ông ấy là bà Sáu thợ may trong xóm tụi bây , tình hình lộn xộn dưới miền quê cứ triền miên xung đột , ông đã quyết định cho tao tá túc luôn ở đây và thành công dân thực thụ trong xóm này đó .




Lần này thằng Mẫm rủ chúng tôi đi tắm sông thay vì đi bơi trong hồ tắm , lâu quá chúng tôi chưa được vùng vẫy trong làn nước mát , khổ nỗi lúc bấy giờ muốn đi bơi thì phải ra đường lộ đón xe ngựa để đến hồ tắm Đại Đồng , nơi đây cách bệnh viện Nguyễn Văn Học chừng vài trăm thước , nếu muốn bơi hồ có mực nước sâu hơn thì quá bộ từ hồ Đại Đồng đi vào con hẻm ngoằn ngoèo chừng trăm thước là đến hồ tắm Chi Lăng , cả hai hồ này đều ở Gia Định , có điều là trong bọn tôi đâu phải đứa nào cũng có tiền mua vé vào các hồ tắm này , để phá cái trở ngại trên thằng Mẫm nó gom tụi tôi lại và phán rằng :

- Tụi mình đi tắm khu " Hầm Đất " không mất tiền , mà còn vui nữa , xuống đó chia phe đánh trận luôn .

Toàn bộ chúng tôi mừng ra mặt với cái " chỉ đạo " hợp tình hợp lý của thằng Mẫm , hợp tình là đứa nào cũng được bơi lội mà không mất tiền , hợp lý là nơi đó gần nhà không tốn thêm khoản tiền xe ngựa nên ai cũng hoan hô hết mình .Hồ tắm " Hầm Đất " mà thằng Mẫm nói là một khu đất chạy dọc theo đường ray xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa . Nằm cạnh cái kho xăng của quân đội , nơi đây là do trước đây người Pháp họ đào bới lấy đất chở đi sử dụng cho những nơi khác , lâu ngày thành những hầm hố sâu hoắm , mùa mưa ngập nước , do phần đáy hồ có độ sâu khác nhau nên cũng rất nguy hiểm dễ làm hụt chân nếu không biết bơi , nhưng với đám " rái cá " chúng tôi thì đó là chuyện nhỏ không đáng quan tâm , cái quan tâm nhất là mấy con " đỉa trâu " sống dưới hồ , và nhất là những chòm mả đá ong còn sót lại nằm nhô cao khỏi mặt hồ ( có lẽ do có mồ mả nên họ chừa lại không đào bới để lắy đất , hay vì những người nằm dưới mộ kia có cái quyền lực siêu nhiên nào đó ra tay ngăn chận ) . Trở lại với mấy con đỉa trâu , ngay cái tên gọi của loài này cũng là cái đề tài bàn cãi của đám trẻ :

- Hồng thấy Đỉa trâu là do con này nó hay bám vào thân con trâu để hút máu , vì thế người ta mới gọi là Đỉa trâu , đúng hông Xinh .

Con Hồng khẳng định tên khai sinh con đỉa như thế , để củng cố niềm tin nó kéo con Xinh vào làm đồng minh cho câu nói trên .

Thằng Ẩn , cái thằng ít nói nhất trong đám lần này thì nó lên tiếng :

- Không phải đâu Hồng ơi ! Do con đỉa nó hút máu đến khi mình nó căng tròn , hơn nữa nó cũng màu đen nên người ta ví nó như con Trâu , từ đó mới gọi Đỉa Trâu .

Đúng rồi .... Ha ..ha đúng rồi .

Cuộc bàn cãi về tên con đỉa chưa được phân biệt đúng sai thuộc về ai , nhưng hôm đó chúng tôi phải gác lại nỗi sợ hãi để đắm mình vào trò chơi đánh trận dưới hồ nước đục ngầu đầy bất trắc .

Hai phe được thằng Mẫm chia đều mỗi bên năm đứa , trong đó " đầu lòng hai ả Tố Nga " là con Hồng và con Xinh cũng không ngoại lệ mỗi đứa một bên , ban đầu hai đứa con gái không chịu tách ra làm hai vì trước đây trong mọi cuộc chơi thì hầu như lúc nào hai đứa cũng chung một nhóm , giờ bị " chia uyên rẽ thúy " nên khiếu nại và đòi nghỉ không tham dự trò chơi hấp dẫn này .

Thằng Mẫm sợ cuộc chơi mất vui nếu thiếu vắng " bóng Hồng trong sa mạc " nên lần nữa nó phải dùng miệng lưỡi của Tô Tần để chiêu dụ hai người đẹp đỏng đảnh khó tính kia :

- Đánh trận thì có chết có bị thương , hai đứa bây làm y tá cho hai bên vậy là hợp lý rồi , trạm quân y thì ở trên bờ , khô ráo mát mẻ , tụi tao ra trận ướt át cực khổ lắm , chịu chưa ?

Thấy phân tích rất lô gích của thằng Mẫm hai đứa gật đầu :

- Tưởng mấy ông bắt tụi tui lội xuống nước chớ , nếu xuống thì phải đi chung hai đứa , làm y tá vậy được rồi .

Thấy thuận buồm xuôi gió thằng Mẫm đế thêm câu nữa để chấm dứt mầm phản loạn của hai cái bông hồng có gai :

- Vậy phải dễ thương hông .. Nhớ thương binh về trạm là phải chăm sóc kỹ lưởng nha hai đứa bây .

Tính đi tính lại còn thằng Cảnh con của cậu tư Tắc xi là chưa ở phe nào , vận dụng đầu óc " Gia cát Lượng " của mình , thằng Mẫm ban cho Thằng Cảnh cái chức " Trọng Tài " , nhiệm vụ giám sát hai phe , nếu bên nào có biểu hiện ăn gian thì Thằng Cảnh có quyền cho tạm dừng cuộc chơi để xử lý .

Nghe cái chức của thằng Cảnh từ miệng thằng Mẫm nói ra , tôi cười thầm :

- Cái thằng Mẫm này " ma le " dễ sợ , nào đến giờ chơi trò đánh trận làm gì có cái chức " Trọng Tài " , vậy là thằng Cảnh bị " Mê hồn Trận " bủa vây nó bởi cái chức này quả là " Hữu danh vô Thực " .

Tuy nhiên thằng cảnh khoái chí nó tít mắt cười hả hê khi làm giám sát trận chiến tương lai .

Tề tựu đầy đủ trên bờ , gió thổi thốc từ mặt hồ nước mát rượi , nó xua bớt đi cái nắng rát da của mùa hè êm oi ả . Kiểm tra lại " vũ khí " hai bên để xem tương quan lực lượng như thế nào ? Tránh tình trạng bên nhiều bên ít không công bằng cho cuộc chơi .

Về súng thì có súng trường , súng ngắn , lựu đạn , mìn ... Đủ thứ để ra chiến trường , súng ngắn dành cho cấp chỉ huy trong đó đương nhiên thằng Mẫm xí một khẩu , bên kia thằng Thành một khẩu , đây là loại súng nhựa bắn nước giá 5 cắt một khẩu mua bao nhiêu cũng có tại tiệm tạp hoá của cô Ba Sao trong xóm . Súng trường thì không tốn xu lớn xu nhỏ nào , chúng tôi lấy cọng lá chuối rọc hết phần lá còn phần cuống cắt ra từng đoạn khoảng 8 đến 9 tất , sau đó dùng dao cắt phần nhô lên của cuống lá một đoạn ngắn khoảng 5 đến 10 phân , kế đến dùng dao tách ra và bẻ ngược về phia sau , làm chừng năm bảy cái như thế . Khi bắn thì dựng đứng các phần cắt lên rồi dùng tay gạt phắt về phiá trước tạo ra tiếng nổ " lốp bốp " như súng liên thanh , đứa nào muốn có dây đeo thì xé dây chuối cột hai đầu là có khẩu " carbine chuối " rồi . Lưụ đạn và mìn thì làm bằng đất sét ươn ướt vo tròn , hôm nào lỡ làm khô quá khi trúng lựu đạn và mìn này thì tối đó thân thể bầm tím nhiều nơi .

Trọng tài Cảnh bắt đầu điều khiển trận chiến , chúng tôi nhảy ùm xuống nước , theo vị trí đã được định sẳn cho hai phe bơi đến nằm đó phục kích địch quân .

- Đứa nào bị bắn là phải lăn ra chết nha , còn muốn bị thương cũng được , tao cho y tá đến cứu . Nhớ là không được ăn gian nhé tụi bay .

Thằng Cảnh cố làm ra vẻ quan trọng , nó nhắn nhủ cho cả hai phe như thế .

Trong một góc khuất , mấp mé bên mép nước , thằng Mẫm ôm một đoạn bập dừa nước , nó nổi bồng bềnh trên mặt nước , tay lăm lăm khẩu "" ru lô " mắt chăm chú quan sát phe bên kia , chẳng thấy động tịnh gì của địch quân , nó nói với tôi :

- Phương ! Mầy ở đây yểm trợ cho tao , tao ra tìm tụi địch quân mới được , đánh giặc gì nhát như thỏ đế , trốn mất biệt biết bao giờ mới dứt trận .

- Mầy cứ đi có tao đây , thằng nào lú ta tao bắn nó " bể gáo " luôn , nhưng cẩn thận nghe mậy .

Nó cười cười gật đầu rồi từ từ đạp nước ôm bập dừa bơi ra chỗ trống , chưa kịp thi thố tài đánh giặc ra sao , tiếng thét vang lên và tiếng lõm bõm của nước hòa theo , bởi địch quân phát hiện ra thằng Mẫm , chúng nó bắn liên tục và ném thật nhiều " lựu đạn " khiến nước văng tối mặt , nước tràn vô miệng thằng Mẫm ho sặc sụa vuốt mặt không kịp ..

- è è è .... Bùm . Bùm ....

- Xí thằng Mẫm bị thương rồi nha .

Tiếng thằng Thành vang lên như thế và cả đám rời chổ núp nhằm phản đối thằng Mẫm định chơi ăn gian .

Lúc này thì cái chức " Hũu danh vô thực " của thằng Cảnh được phát huy tác dụng , thằng Cảnh nói như ra lệnh :

- Đúng như giao kết ban đầu , Thằng Mẫm phải bị thương rồi , thôi lên bờ cho y tá băng bó đi ông ơi ...

Đa số thắng thiểu số , cái tay khổng Minh Gia Cát Mẫm này đành bó tay thúc thủ . Thằng Mẫm nó được nằm ở Trạm " Quân y " do con Hồng làm xếp , theo quân lệnh thì nó phải chịu sự chỉ đạo của con Hồng trong lúc này , vì nó đang là thương bệnh binh mà .

Trận đánh như thế , lần lượt quân tướng của hai phe rơi rụng gần hết , thu dọn chiến trường chúng tôi quay quần bên trạm quân y của hai phía :

- Vết thương này nhẹ , trầy da chút xíu mà nãy giờ la bài hải hoài , chỉ huy gì ẹ quá !

Con Hồng cố tình trêu ghẹo thằng Mẫm , vì từ lúc nó vô nằm điều trị ở Trạm quân y của con Hồng tự nhiên nó nhõng nhẽo thấy phát sợ .

Đang loay hoay để chuẩn bị gom đồ đạc để ra về thì tiếng rú thất thanh của thằng Thành chỉ huy phe bên kia :

- Đỉa ... Đỉa .. Hút máu ...tao .. Cứu ..cứu .

Kêu được chừng đó , mặt mày xanh lét thằng thành rơi vào trạng thái ngất xĩu , nghe đâu nó có loại máu xâm gì đó , người ta đồn đãi ai có loại máu này khi thấy máu chảy thì lập tức chóng mặt và ngất đi .

Con đỉa bâu chân thằng Thành đã to tròn như chú heo được vỗ béo trước khi xuất chuồng để bán .

Lanh trí , con Xinh nói và làm thuần thục động tác giải cứu cho thằng thành :

- Vụ này để Xinh lo , dễ ợt hà , bà ngoại của Xinh dạy cho biết cách trị khi bị đỉa đeo .

Nó kêu thằng Ẩn đang đứng gần nhất , phun nước bọt vào nơi con đĩa đang bám thì nó tự rơi xuống không cần lấy tay tháo gở , quả nhiên con đĩa uốn éo và tự rơi xuống , lúc này cả bọn con trai chúng tôi trố mắt nhìn con Xinh với cặp mắt ngưỡng mộ và nó đang dương dương tự đắc vì mới làm một việc thần kỳ mà lúc đó chưa đứa trong chúng tôi biết được bí quyết nầy .

Trong lúc cả đám xúm xít lo vụ con đỉa , tình cờ tôi thấy thoáng qua thật nhanh , thằng Mẫn nhân cơ hội không ai để ý , nó hôn lén lên mái tóc của con Hồng , vô tình biết tôi thấy được chuyện này nó bẽn lẽn xô nhẹ thằng Mẫm trở ra và nói thật nhỏ :

- Cái ông Mẫm này kỳ quá nghe !

Thẹn thùng đôi má ửng Hồng , con Hồng quay sang hướng khác cố tránh đôi mắt buồn thiu của Tôi ...

Hồng đâu có biết cái tình cảm với Hồng nó đã len lén ấp ủ trong tim tôi tự bao giờ chưa có dịp thố lộ , vậy mà hôm nay thằng Mẫm nó phõng tay trên làm tôi hụt hẫng cả tháng ...

Rồi mùa Hè cũng trôi qua , cái tình cảm trẻ con cũng trôi theo năm tháng . Thằng Mẫm quay trở về quê để theo học Trường Nam tỉnh lỵ , cơ hội ngàn năm lại đến tôi bậm gan nói lời yêu thương với Hồng , được nàng chấp nhận chúng tôi có thật nhiều kỷ niệm nhưng cũng vào một mùa hè của nhiều năm sau đó Hồng lên xe Hoa với người đàn ông xa lạ , nàng để lại cái xóm nghèo một gả si tình nhút nhát ...

Năm tháng dần trôi , như đã nói trên chúng tôi mỗi người mỗi ngã , giờ đây chúng tôi cố gom góp lại những năm tháng yêu dấu của tuổi thơ làm hành trang quý báu trên quảng đường còn lại của mỗi con người ./.

Hai Hùng



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 20/Mar/2015 lúc 1:58pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23787
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Mar/2015 lúc 7:32pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 25/Mar/2015 lúc 4:38am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 27/Mar/2015 lúc 7:04am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23787
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2015 lúc 9:22am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Mar/2015 lúc 10:48pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 201 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.516 seconds.