Người gởi |
Nội dung |
lo cong
Senior Member
Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
|
 Gởi ngày: 05/Jun/2010 lúc 8:54pm |
Phải rồi giảng sư Hoàng Ngọc Hùng ơi.
Hoàng (huỳnh) là màu vàng như sông Hoàng-Hà bên Tàu. Còn hoàn là trả lại hay trở lại.
|
Lộ Công Mười Lăm
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23742
|
 Gởi ngày: 07/Jun/2010 lúc 7:40am |
Du Ca Việt Nam
''Họ'' và ''vắt''
Một thư sinh ở thành thị về nông thôn thưởng xuân. Chàng ta là người hay chữ, mê Kiều và rất thuộc Kiều, thường vẫn tự phụ về vốn liếng Truyện Kiều của mình.
Nhân đi qua một bãi cỏ rộng, thấy mấy cô thôn nữ đang vừa chăn bò vừa cười đùa rất hồn nhiên, vui vẻ, chàng ta liền sấn đến định tán chuyện làm quen.
Một cô trong bọn bỗng buột miệng ngâm:
Trông chừng thấy một văn nhân...
Rồi cô bỏ lửng. Chàng thư sinh thấy cô ta khen thế thì hãnh diện lắm, vội sửa lại bộ cánh và có ý ngong ngóng muốn nghe nốt câu sau. Chợt một cô khác cất giọng ngâm tiếp:
... Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
Tưởng các cô coi mình là Kim Trọng, té ra họ chỉ đánh giá mình như Mã Giám Sinh, chàng thư sinh vừa thẹn vừa bực. Nhưng rồi nhận thấy các cô động đến thơ Kiều là cái món sở trường của mình thì anh ta có ý coi thường các cô lắm, bèn lên mặt hợm hĩnh hỏi:
- Truyện Kiều các cô thuộc được bao lăm mà cũng dám khoe?
Bị xem khinh, một cô nhanh nhảu nói mát:
- Vâng, chúng em quê mùa đâu có thuộc Kiều bằng anh được. Còn anh thuộc Kiều nhiều thì mời anh hãy đọc một câu Kiều để bảo con bò kia đứng lại cho chúng em biết tài với!
Chàng thư sinh nghe nói thế thì bỗng chột dạ tự nhủ: "Chết chửa, mình thuộc Kiều nhưng có biết dùng Kiều để điều khiển bò bao giờ đâủ". Nhưng rồi anh ta cũng đánh liều đọc:
Tần ngần đứng suốt giờ lâu, Dạo quanh chợt thấy mái sau có nhà,
Anh ta lợi dụng chữ đứng trong câu thơ và đọc rõ to chữ ấy. Song con bò vẫn chẳng nghe lời anh. Các cô đều cười ầm ỹ. Tưởng bò chưa nghe rõ, anh ta lại đọc lần nữa và để tỏ ra mình làu Kiều, anh ta đọc một câu khác:
Trong vòng tên đạn bời bời, Thấy Từ còn đứng giữa trời trơ trơ.
Anh ta lại thét to chữ đứng trong câu thơ này. Nhưng con bò vẫn như không nghe thấy gì cả. Thì ra chàng thư sinh đâu có quen tiếng nói của đồng ruộng, sau phải nhờ các cô bảo cho biết, bấy giờ chàng ta mới đọc chữa rằng:
Họ Chung có kẻ lại già, Cũng trong nha dịch lại là từ tâm,
Anh đọc to và kéo dài lại, quả nhiên con bò đứng lại ngay. Kế đó có một cô lại thách:
- Bây giờ anh hãy đọc một câu cho con bò đi rẽ sang phải xem nào?
Chàng thư sinh làm bộ thông thạo chẳng cần nghĩ ngợi, đọc luôn:
Nàng rằng phận gái chữ tòng Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi
Anh đọc thật to và nhấn mạnh cả hai tiếng đi, con bò nghe thấy bước đi ngay, song nó lại đủng đỉnh đi thẳng chứ không rẽ sang phải. Anh chạy theo đọc lại lần nữa nó chẳng nghe cho. Chợt anh nhớ ra một câu khác, chắc mẩm lần này thế nào cũng có kết quả. Anh dõng dạc ngâm:
... Rẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha
Anh nhấn mạnh và kéo dài tiếng rẽ. Nhưng khốn thay! Con bò vẫn cứ đi thẳng. Các cô thấy vậy đều ôm bụng cười như nắc nẻ. Chàng thư sinh ngượng quá, đỏ mặt tía tai, đành xin chịu thua. Bấy giờ một cô trong bọn mới đọc chữa cho rằng:
Một vùng cỏ mọc xanh rì, Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu
Cô nhấn mạnh tiếng vắt, quả nhiên con bò ngoan ngoãn rẽ sang phải ngay.
Thế là chàng thư sinh hết lên mặt hợm hĩnh về cái vốn Kiều của mình, vội vã nói mấy câu đánh trống lảng rồi chuồn thẳng... |
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Jun/2010 lúc 7:41am
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23742
|
 Gởi ngày: 09/Jun/2010 lúc 8:32am |
Du Ca Việt Nam
Hương Lửa Ba Sinh
Trong sách "Quần ngọc chú" có ghi lại chuyện Tỉnh Lang đi chơi chùa Nam Huệ Tự. Ở chùa, Tỉnh Lang nằm chơi một lúc đã ngủ thiếp đi không hay biết gì. Trong giấc ngủ, Tỉnh Lang mơ thấy mình đi chơi Non Bồng. Ở chốn ấy, Tỉnh Lang gặp một ông thầy ngồi niệm kinh, trước mặt có một cây hương đang cháỵ Do tò mò, Tỉnh Lang bèn hỏi về nguyên do cây hương nàỵ Thầy tăng đáp lại rằng, trước đó đã có một người lên chùa và thắp cây hương này để khấn nguyện, cầu phúc. Nay cây hương vẫn còn cháy mà người ấy đã sinh được ba kiếp rồị Kiếp đầu tiên là vua Huyền Tôn, kiếp thứ hai là vua Hiến Tôn ở đời Đường, và kiếp thứ ba là Tỉnh Lang. Nghe đến tên mình, Tỉnh Lang giật mình tỉnh giấc, lòng nửa tin nửa ngờ. Về sau, điển tích này được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và dần dà đã hình thành nên thành ngữ "tam sinh hương lửa" hay "hương lửa ba sinh" để chỉ lời nguyện có hiệu lực đến ba đời ngườị
Về nguyên do của thành ngữ này, có sách cũng ghi lại nhưng đôi chỗ có khác đi chút ít. Theo "Từ điển truyện Kiều" của cụ Đào Duy Anh thì sách "Truyền đăng lục" chép là: có người mộng thấy một vị lão tăng, trước mặt có tia khói rất nhỏ. Vị tăng nói rằng: "Đó là khói hương của một người đàn việt kết nguyện, người đàn việt đã trải qua ba kiếp mà hương vẫn còn".
Như vậy, tuy các dị bản có khác nhau ở một số chi tiết, nhưng về cơ bản nguồn gốc và con đường hình thành thành ngữ "hương lửa ba sinh" đều thống nhất. Trong tiếng Việt, thành ngữ "hương lửa ba sinh" được dùng để chỉ lời nguyền, lời thề có ứng nghiệm đến ba kiếp, ba đời ngườị |
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Jun/2010 lúc 8:32am
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23742
|
 Gởi ngày: 11/Jun/2010 lúc 6:57am |
Du Ca Việt Nam
Hương và trăng sao
Hai thầy khóa đi đường gặp một cô gái gánh hương đi bán, các thầy lại gần, bắt chuyện làm quen. Cô hàng hương cười:
- Có thật các thầy là những bậc nho sĩ chăng? Nhà em làm hương, có một câu đối từ đời xưa để lại, đã lâu mà chẳng có ai đối cho. Mong được hai thầy giúp đỡ.
Nói thế, cô cũng chẳng chờ xem hai thầy có đồng ý không, đọc luôn:
Hương ngũ vị năm mùi thơm chửa!
Câu đối nghe đơn giản mà khó vô cùng: hương có nghĩa là thơm. Ngũ vị là năm mùi. Chửa cũng đọc là chưa mà vị là mùi, mà cũng là chưa. Quả là hóc búa. Nhưng một thầy khóa đã thủng thẳng đáp lại:
- Câu ấy có gì là khó. Tôi xin đối là:
Đèn tam tinh ba ngọn sáng sao!
Thật là tài tình: tam tinh là ba ngọn, tinh cũng nghĩa là sao. Cô gái hàng hương đang lẩm nhẩm gật đầu, thì thầy khóa kia lại nói:
- Tôi cũng chẳng dám giấu dốt làm gì. Xin đọc để cô và anh bạn tôi chữa hộ.
Hồ bán nguyệt nửa tháng trông trăng!
Câu đối này, hơi văn thì không linh hoạt bằng, nhưng ý nghĩ và tiểu xảo dụng công vẫn đạt: bán nguyệt là nửa tháng, nguyệt lại là trăng!
Cô gái rất mừng, cô vui lòng kết bạn đồng hành với hai người bạn mới
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Jun/2010 lúc 6:57am
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23742
|
 Gởi ngày: 14/Jun/2010 lúc 1:34am |
Du Ca Việt Nam
Mẹ lấy ... Tào Tháo
Một viên quan lập bàn thờ mẹ, các hàng nha lại thưa với quan xin được tiến cúng một bức hoành phi để tỏ lòng thành. Quan lớn bằng lòng. Bức hoành phi có bốn chữ, nhưng không khắc liền trên một tấm, mà mỗi chữ lại khắc vào một ô gỗ riêng, cho có vẻ khác thường. Họ chồng cả bốn ô gỗ mang đến. Quan cảm ơn thuộc hạ rồi cho người treo ngay lên bàn thờ.
Chẳng biết là quan có học hành chữ nghĩa gì không, mà khi treo lên, ngài chẳng phân biệt ất giáp gì, xếp ô nọ xọ sang ô kia. Nhìn lên, mấy chữ đại tự đọc rõ rành rành: Mẫu phối Mạnh Đức! Quan khách đến thăm, ai thấy cũng buồn cười mà không tiện nói. Chỉ có một ông đồ, nhanh nhảu bật ra:
- Ô, hay thật, đến bây giờ ta mới rõ. Té ra cụ cố bà nhà ta lấy ông Tào Tháo.
Cả đám lăn ra cười. Quan lớn thẹn đến xạm mặt. Thì ra nguyên mấy chữ đại tự phải xếp theo thứ tự: Đức phối Mạnh Mẫu nghĩa là cái đức lớn của bà có thể sánh với mẹ ông Mạnh Tử, là bà mẹ nổi tiếng có phương pháp dạy con. Vì quan lớn quá dốt nên xếp lộn tùng phèo mấy ô chữ theo một thứ tự khác: Mẫu phối Mạnh Đức, thành ra khác nghĩa hoàn toàn: mẹ lấy ông Mạnh Đức (Mạnh Đức là hiệu của Tào Tháo thời Tam Quốc).
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Jun/2010 lúc 1:36am
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23742
|
 Gởi ngày: 16/Jun/2010 lúc 5:10am |
Du Ca Việt Nam
Một bản dịch thơ kỳ lạ
Từ Diễn Hồng sinh năm 1866, mất năm 1922, người làng Hà Hồi, huyện Thường Tín, Hà Đông (nay là Hà Tây), trong một gia đình nhà nho nghèo. Ông tính nết ngang tàng, hay châm biếm hài hước, từ lúc còn đi học đã nổi tiếng hay nôm.
Năm 1906, ông đỗ tú tài, người ta thường gọi là tú Đồng (hoặc là tú Từ). Ông không ra làm việc với chính quyền thực dân, ở nhà dạy học và bốc thuốc.
Khoảng năm 1908, Đốc học Hà Nội có mở cuộc thi dịch thơ Đường theo một chủ trương cải cách văn hóa nào đó. Bài đưa ra dịch là bài "Thu hứng" của Đỗ Phủ.
Văn dạo Tràng An tự dịch kỳ, Bách niên thế sự bất thăng bi Vương hầu đệ trạch gia tân chủ. Văn vũ y quan dị tích thì, Trực Bắc quan san kim cổ chấn, Chinh Tây xa mã vũ thư trì Ngư long tịch mịch thu giang lãnh. Cố quốc bình cư hữu sở ti (tư).
Từ Diễn Đồng cũng gửi bài dịch dự thi, nhưng ông không cố ý tranh hơn thua mà chỉ nhân bài Thu hứng này để nói lên ý nghĩ của mình đối với thời cuộc. Ông đã dịch rằng:
Nghe nói trong kinh lắm chuyện đùa. Nước đời sao lắm nỗi cay chua. Những con nhà khá đi đâu cả. Một bộ đồ tuồng rặt mới mua. Tiếng trống lừng vang tin Bắc dược (1) Mảnh tờ sao chẳng báo Tây thua. Rồng nằm bể cạn heo may lắm. Nước cũ ai là chả nhớ vua (2)
Bài dịch của ông thực ra chỉ là một bài phỏng dịch nhằm mục đích trào phúng, cho nên nó không sát nguyên văn.
Tuy nhiên bài dịch của ông đã được nhiều người chú ý và khen hay, ngay cả một số người trong ban chấm thi, do đó các quan đành phải tặng thưởng. Nhưng rồi ông cũng vẫn bị bắt giữ mấy ngày để chịu phạt về cái tội "láo xược". Lúc ông được tha, các bạn đùa rằng: "Anh không phải là đầu xứ mà hàng xứ", nghĩa là phải ở nhà pha. Tên gọi đùa này lưu truyền mãi cho đến khi ông mất.
--------------------- (1) ý nhắc đến tin nghĩa quân Đề Thám thắng trận ở Yên Thế, Bắc Giang mà chính quyền thực dân muốn bưng bít. (2) Nhắc đến vua Hàm Nghi. Lúc ấy, ở Bắc kỳ còn nhiều người quý mến, thường nhắc đến vua Hàm Nghi luôn. |
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Jun/2010 lúc 5:11am
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23742
|
 Gởi ngày: 18/Jun/2010 lúc 10:07am |
Du Ca Việt Nam
Một cũng đủ rồi

Phan Bội Châu (1867 - 1940) hồi còn trai trẻ, có lần sang làng Xuân Hồ hát ví phường vải bị bên gái hỏi như sau:
Sách rằng Nghiêu hữu cửu nam, Biết Đan Chu là một, hỏi tám chàng tên chi?
Phan vò đầu vò tai mãi mà không biết trả lời ra sao; vì khi học Bắc sử chỉ thấy sách chép rằng vua Nghiêu có chín con trai, người đầu là Đan Chu, chứ tám người kia có thấy ghi tên đâu.
Sau bí quá, Phan đành phải tìm cách đánh trống lảng vậy; bèn láu lỉnh vặn lại rằng:
Các em là phận nữ nhi, Một Đan Chu cũng đủ, hỏi mần chi những tám người?
Thế là Phan đã chuyển bại thành thắng, chẳng những gỡ được thế bí mà còn quay lại tấn công nữa, làm cho cô nào cô nấy thẹn chín người. Và rồi lại đến lượt chính các cô đâm ra lúng túng không tìm được câu trả lờị..
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23742
|
 Gởi ngày: 21/Jun/2010 lúc 7:27am |
Du Ca Việt Nam
Ông lão bán than
Thuyền vua Trần Nhân Tông theo dòng sông Đuống đến Bình Than để về hội quân bàn kế chống giặc Nguyên lại sang xâm lược (1282). Nhìn ra phía trước, vua thấy một ông lão ăn mặc tiều tụy, khoác áo quen quen, liền hỏi tả hữu:
- Có phải Nhân Huệ Vương đấy không?
Mọi người nhìn theo rồi đồng thanh:
- Dạ, chính phải.
- Hãy mời Vương đến gặp ta.
Đúng đó là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Ông phạm lỗi, bị cách chức thành dân thường, về làm nghề đốt than. Lính nhà vua rượt thuyền theo kịp ông để mời ông dừng lại, ông lắc đầu:
- Tôi chỉ là lão bán than quê mùa, có gì mà hỏi.
Vừa lúc thuyền của Nhân Tông đến cạnh. Nhà vua dịu dàng nói:
- Thôi đừng giấu ta nữa. Một thời gian qua đã khiến cho kẻ nam nhi khốn khó thế này ư? Thôi trở lại mà lập công giết giặc.
Trần Khánh Dư đổi ngay thái độ:
- Đánh giặc thì tôi không từ chối. Đốt than hàng ngày để kiếm ăn, nhưng cũng là nung nấu chí lớn đấy thôi.
Trần Khánh Dư được trở lại làm quan. Ông giỏi về thủy chiến nên được giao luyện tập và phụ trách thủy quân ở mặt Hải Đông. ít lâu sau, ông đánh thắng đoàn thuyền của tướng giặc Trương Hổ.
Câu chuyện tướng quân Trần Khánh Dư đi bán than mà vẫn nung nấu căm thù đã trở thành câu chuyện đẹp trong lịch sử. Người đời sau đã chép vào hành trang này của ông một bài thơ, đó là bài Bán than của một người đời Lê (sống sau ông Trần đến năm trăm năm). Bài thơ không phải của Trần Khánh Dư, nhưng đã thể hiện được tâm sự anh hùng mà ông ôm ấp:
Một gánh kiền khôn quẩy tếch ngàn Hỏi chi bán đó? Gửi rằng: than ít nhiều miễn được đồng tiền tốt Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn Ơ? với lửa hương cho vẹn kiếp Thử xem sắt đá có bền gan Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác Nhưng lệ trời kia lắm kẻ hàn (*).
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Jun/2010 lúc 7:29am
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23742
|
 Gởi ngày: 23/Jun/2010 lúc 7:09am |
Du Ca Việt Nam
Quan Bảng... học chữ
Sinh thời Lê Quý Đôn (1726 - 1784) nổi tiếng là người thông thái, đọc và hiểu không biết bao nhiêu sách vở thời bấy giờ. Ông thi đỗ Khôi nguyên. Lẽ thường, tuổi trẻ thông minh đĩnh ngộ, đỗ đạt sớm thường hay mắc tính kiêu ngạo. Thời trẻ, Lê Quý Đôn cũng không tránh khỏi điều ấy. Chuyện kể, sau khi thi đỗ, ông liền cho treo ngay trước ngõ tấm biển với hàng chữ:
"Thiên hạ nghi nhất tự lai vấn"
(Nghĩa là: Ai không hiểu chữ gì thì hãy đến mà hỏi).
Lần thân phụ ông qua đời, người đến viếng rất đông. Trong số đó có một cụ già mà Lê Quý Đôn không quen. Cụ tự giới thiệu lai lịch: Cháu còn nhỏ, chứ lão là bạn thân với cha cháu từ xưa. Nhưng vì nhà nghèo, đường xa, lại tuổi già sức yếu nên ít đi lại thăm hỏi nhau. Nay nghe tin cha cháu mất, lão đến để có câu đối viếng. Lão run tay, cháu hãy lấy giấy bút, lão đọc, nhờ cháu viết hộ.
Lê Quý Đôn lấy giấy bút. Cụ bèn đọc: "chi". Ông Đôn không biết nên viết chữ "chi" nào bởi trong tiếng Hán có nhiều chữ "chi" viết khác nhau. Ông đành cầm bút chờ cụ già đọc tiếp xem sao. Cụ lại đọc "chi". Lê Quý Đôn thấy lạ, liền hỏi:
- Bẩm, "chi" nào ạ?
Cụ thở than rằng:
- Đến chữ "chi" cũng không biết viết, thế mà treo bảng ngoài ngõ để cho người đến hỏi, thì sao trả lời được kia chứ?
Lê Quý Đôn ngượng chín cả người. Bây giờ cụ già mới đọc luôn hai vế đối:
"Chi chi tam thập niên dư, xích huyện hồng châu kiên thượng tại Tại tại số thiên lý ngoại, đào hoa lưu thủy tử hà chỉ"
(Nghĩa là: Cách hơn ba chục năm, xích huyện hồng châu nay vẫn đó. Xa ngoài mấy ngàn dặm, đào hoa lưu thủy bác về đâủ).
Thấy câu đối hay, lạ, Lê Quý Đôn và cả các nho sĩ đến viếng đều kinh ngạc. Còn ông già thì phủ phục trước linh cữu mà khóc rằng:
"Ới anh ơi, anh bỏ đi đâu để con anh đỗ đến Bảng Nhãn mà chưa biết chữ "chi" anh ơi".
Lạy xong, cụ già chống gậy ra về. Lê Quý Đôn mời mãi nhưng cụ không chịu nán lại. Bởi thế nên sau này không ai biết ông cụ hay chữ đó tên là gì.
Giai thoại còn kể rằng, một lần Lê Quý Đôn đến cầu siêu ở ngôi chùa làng. Nhà sư thấy ông thì mừng rỡ mà rằng:
- Quan Bảng vừa tới, may mắn sao. Bần tăng có điều muốn nhờ quan chỉ giáo. Chả là đứa tiểu đồng của bần tăng nghe người nào đó đó, về hỏi, nhưng bần tăng nghĩ không ra, nên đành theo lời quan bảng dạy "Nghi nhất tự lai vấn". Câu đố thế này, xin quan chỉ cho:
"Hạ bất khả hạ. Thượng bất khả thượng. Chỉ nghi tại hạ. Bất khả tại thượng".
(Nghĩa là: Dưới không thể dưới. Trên không thể trên. Đúng nên ở dưới. Không thể ở trên).
Lê Quý Đôn nghĩ mãi không ra. Đúng lúc ấy chú tiểu chạy từ ngoài vào thưa với sư phụ là cậu đã giải được. Lê Quý Đôn giục chú tiểu nói thử xem, thì mới hay đó là chữ "nhất" (một). Đúng là trong chữ "hạ" (dưới), thì chữ "nhất" ở trên chứ không thể viết dưới. Trong chữ "thượng" thì chữ "nhất" nằm dưới và chữ "bất", chữ "khả" thì chữ "nhất" lại ngồi trên.
Lê Quý Đôn biết nhà sư đã lấy ngay chữ "Nhất tự lai vấn" ông treo trước ngõ để nhạo. Ông tự nhủ thì ra thiên hạ còn nhiều người giỏi hơn mình liền về nhà sai người cất tấm bảng. Từ đó ông bỏ tính kiêu ngạo, chăm chú nghiên cứu, học hành, giúp đời, trở thành một ông quan đa năng, một thiên tài khoa học lớn nhất Việt Nam thời phong kiến.
|
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Jun/2010 lúc 7:09am
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23742
|
 Gởi ngày: 25/Jun/2010 lúc 4:54am |
Du Ca Việt Nam
Run như cầy
Quan lớn, được bổ về một địa phương, dự tính một cuộc ra mắt dân chúng. Ngài thông sức xuống các làng để cho nơi nơi phải dọn đường sạch sẽ đón quan trên. Lý trưởng chấp hành nghiêm lệnh, bắt dân chúng ai cũng phải ra lao dịch. Riêng có một anh học trò nghèo cứ nhất định không đi. Đúng hôm quan tới nơi, lý trưởng bắt anh ta ra đình để trình quan về một tên dân ngỗ ngược.
Quan gọi anh ta đến quát:
- Mày là hạng gì mà dám kháng lệnh hương lý không đi dọn đường?
Anh kia đáp:
- Bẩm quan lớn, tôi là học trò, là kẻ sĩ. Sĩ là đáng trọng nên tôi không đi.
Quan đập bàn mắng át:
- Trọng, trọng gì? Chẳng qua là anh lười nhác, thấy gọi đến tên thì trốn tránh chứ trọng với khinh gì? Được, đã nhận là học trò, là kẻ sĩ thì để ta xem tài học ra thế nào? Ta ra cho một vế đối, không đối được sẽ có đòn.
Quan đọc câu đối bắt phải đối ngay:
- Chàng màng, chàng màng, thấy dọn đàng thì lủi như cuốc.
Anh học trò không cần nghĩ ngợi, đối ngay:
- Hục hặc, hục hặc, nghe tin giặc đã run như cầy.
Câu đối sắc sảo làm sao! Nhưng câu đối không ngờ lại chạm nọc quan! Có người biết rằng vị quan này một dạo đã tỏ ra nhút nhát khi xảy ra loạn lạc, nên mới cậy cục xin về quanh vùng Kinh Bắc, Kinh đô cho được an toàn. Câu đối vô tình đã xoáy vào nhược điểm ấy. Quan lớn đành chỉ nói vài câu qua quýt để tống anh học trò đi cho đỡ ngượng.
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Jun/2010 lúc 4:54am
|
IP Logged |
|