Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: HAY và LẠ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 33 phần sau >>
Người gởi Nội dung
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 29/Jan/2010 lúc 8:07pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 29/Jan/2010 lúc 8:13pm
 
 
Nấm lạ trong rừng ở Thụy sĩ:
 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 29/Jan/2010 lúc 8:14pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 29/Jan/2010 lúc 10:27pm
Christine%20et%20Michel%20Denis-Huot
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 30/Jan/2010 lúc 5:55pm
 
 
Nhật thực
 
 
email  in  comment
Đẹp mê hồn nhật thực hình khuyên

(VA/CĐ)-

 Hàng triệu người dân Châu Á và Châu Phi hôm 15-1 đã say mê ngắm nhìn nhật thực hình khuyên đẹp mê hồn. Đi qua gần 13.000km chiều dài trái đất, đây là nhật thực hình khuyên dài nhất trong hơn 1.000 năm tới.

 
Nhật thực hình khuyên xảy ra khi mặt trăng đi ngang qua phía trước mặt trời nhưng không hoàn toàn che phủ nó nên để sót lại một vòng lửa rực rỡ xung quanh mặt trăng. (Ảnh: Reuters/DP/Australi a)
Mặt trăng bắt đầu che khuất mặt trời. Ảnh chụp ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. (Ảnh: Getty)
Nhật thực một phần được quan sát tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. (Ảnh: Rex Features)
Vòng lửa tại tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc. (Ảnh: EPA)
Mặt trăng dần dần chen vào giữa mặt trời và trái đất trong nhật thực hình khuyên quan sát ở Trùng Khánh, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Hai người đàn ông ngồi trên cầu xem nhật thực ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Học sinh Ấn Độ xếp hàng chờ xem nhật thực bằng kính viễn vọng ở Bhubaneswar (Ảnh: AFP/GETTY)
Nhật thực hình khuyên bắt đầu thành hình trên bầu trời Dhanushkodi (bang Tamil Nadu, Ấn Độ). (Ảnh: AP)
Bé gái Ấn Độ vừa xem nhật thực vừa mê mải mút kem ở Bangalore. (Ảnh: EPA)
Bóng mờ phản chiếu nhật thực ở Bangalore, Ấn Độ. (Ảnh: AP)
Chụp ảnh nhật thực một phần bằng tấm lọc trung tính ở Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: AFP/GETTY)
Một người phụ nữ Ả Rập Saudi cũng không bỏ lỡ cơ hội xem nhật thực ở thành phố cảng Jeddah. (Ảnh: AFP/GETTY)
Hình ảnh ấn tượng của một chiếc máy bay sải cánh phía trước mặt trời ở Bangkok, Thái Lan. (Ảnh: Reuters)
Nhật thực tại Banda Aceh, Indonesia. (Ảnh: EPA)
Cậu bé 7 tuổi Enock xem nhật thực ở Kenya với sự giúp đỡ của người chú. (Ảnh: AFP/GETTY)
Một chú chim tung cánh giữa nhật thực ở Nairobi, Kenya. (Ảnh: AP)
Dùng phim X-quang xem nhật thực ở Amman, Jordan. (Ảnh: Reuters)
Nhật thực được quan sát xuyên qua biểu tượng trăng lưỡi liềm gắn trên một đền thờ ở Rawalpindi, Pakistan. (Ảnh: AP)


Cám ơn thân hữu đã email bài nầy.
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 30/Jan/2010 lúc 5:59pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 05/Feb/2010 lúc 3:54pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 07/Mar/2010 lúc 6:22pm

 

 

Mời vào đây xem múa Kiếm

 
 
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 08/Apr/2010 lúc 10:39pm
 
Sống trên đời này phải biết quý 4 chữ :

chữ "Phải" để luôn sống và làm theo lẽ phải,
chữ " Thật" để luôn sống thật,
chữ " Nhẫn" để tha thứ,
chữ "Tâm" để yêu thương.

Nói tóm lại là làm người sống
trên đời này "Phải Thật Nhẫn Tâm" thì mới sống được
.

 

 




Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 08/Apr/2010 lúc 10:40pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Apr/2010 lúc 8:09am
~::Trích Dẫn nguyên văn từ lo cong

 
Sống trên đời này phải biết quý 4 chữ :

chữ "Phải" để luôn sống và làm theo lẽ phải,
chữ " Thật" để luôn sống thật,
chữ " Nhẫn" để tha thứ,
chữ "Tâm" để yêu thương.

Nói tóm lại là làm người sống
trên đời này "Phải Thật Nhẫn Tâm" thì mới sống được
.

 

 hahaha.....


IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2010 lúc 8:09pm
.
Peeling boiled potatoes
 
Xin bấm vào đây:
 
 
 
 
 
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 07/May/2010 lúc 10:36pm
 
Vừa nhận được bài nầy, đọc thấy hay, gởi lên đây để các Thân hữu đọc rồi suy ngẫm.
 

Vừa rồi, chúng tôi, những người bạn chí thân từ thời còn đi học ở Việt Nam trước 1975, rủ nhau qua Canada thăm mấy ông bạn khác. Chúng tôi đến thành phố Montreal vào mùa hè nên không lạnh lắm. Ở Mỹ hay Canada, nhà cửa, cách sinh hoạt không khác nhau mấy. Và việc đi thăm bạn bè thì cũng chẳng có gì đáng kể ra đây nếu không có một câu chuyện, mà nếu bạn nghe được, chắc cũng sẽ ngạc nhiên, đặt nhiều câu hỏi.

Chuyện hơi dài dòng, xin bạn kiên nhẫn.

Chúng tôi gồm ba cặp vợ chồng, được gia đình người bạn tiếp đón rất thân tình. Ông ta còn gọi các bạn khác ở gần đó, kéo đến, nên buổi họp mặt thật đông vui.

Khi bữa cơm gia đình đã mãn, các bà lo dọn dẹp chén bát để pha trà và các ông đang chuyện trò sôi nổi, thì ông bạn chủ nhà đổi đề tài: "Có một chuyện thực, xảy ra ở Việt Nam, khoảng năm 1982. Một chuyện kỳ lạ mà bà chị tôi vừa là người trong cuộc vừa là nhân chứng. Lúc còn ở Việt Nam, chị tôi dấu kín vì sợ đến tai công an thì sẽ bị tra hỏi, có thể bị tù cũng nên. Nay chị tôi đến xứ tự do, sẽ kể thoải mái. Trong câu chuyện, có gì thắc mắc, xin cứ hỏi chị tôi".

Người chị của chủ nhà, đang ngồi với các bà, được yêu cầu kể chuyện. Chị ta xin phép vài phút để lên lầu, lát sau đi xuống, tay cầm một phong bì đặt trước mặt và bắt đầu kể. Mọi người yên lặng, lắng nghe.

- "Gia đình tôi, sau bảy lăm (1975), chỉ còn đàn bà vì đàn ông đều vô tù cải tạo hết cả. Khoảng năm tám mươi (1980), chúng tôi được móc nối để vượt biên nhưng vẫn phải chờ ít nhất một người đàn ông đi tù cải tạo về mới quyết định được. Năm đó, cậu em tôi được thả về, chúng tôi báo cho người tổ chức, họ bảo, có một chuyến, phải đi ngay. Từ Sài Gòn chúng tôi đón xe về Cà Mau dự đám cưới. Đám cưới thật nhưng ăn cưới chỉ là cái cớ. Dân địa phương thấy người lạ từ Sài Gòn về ăn cưới thì biết ngay, nhưng rình bắt là công việc của công an. Thế nên, ai cũng chờ đợi màn thứ hai là khuya nay, công an sẽ phục ở bãi đáp để tóm gọn quí vị quan khách nầy. Trò nầy xảy ra thường xuyên, nhưng họ không biết rằng vụ vượt biên nầy lại do chính công an địa phương đứng ra tổ chức, nên tối đó quí vị công an với các viên chức xã ấp có nhiệm vụ phải nốc rượu cho thật say, để sáng ra, ai cũng không biết gì cả!

Khuya đó, chúng tôi bị gọi dậy, cấp tốc lên đường. Từ nhà ra biển chỉ vài cây số. Trời quá tối. Chúng tôi âm thầm theo người trước mặt, đi vòng vèo trên các con đường đất. Trong bóng đêm tối đen, thỉnh thoảng, bên đường lại có một toán chui ra nhập bọn, tôi đoán, cả đoàn chúng tôi, ít ra cũng hơn trăm người. Mặc dù đã được dặn trước là khi xuống thuyền phải tuyệt đối yên lặng và trật tự, không được chen lấn cãi cọ, nhưng khi thấy mấy chiếc tắc xi (thuyền nhỏ đưa ra thuyền lớn), người ta ùa nhau lội xuống nước, tranh nhau leo lên thuyền. Cậu em tôi đi trước, tay bồng hai đứa con, vợ nó níu lưng đi sau, tôi níu áo cô ta để khỏi lạc nhau. Chỗ bãi đó toàn sình, ngập đến đầu gối khiến ai nấy bì bõm mãi mà chưa đến thuyền. Cậu em tôi phải kéo hai người đàn bà chúng tôi phía sau nên càng vướng víu, chậm chạp. Mọi người như những bóng ma âm thầm, chen nhau leo lên thuyền.

Khi cậu em tôi bỏ được hai đứa nhỏ lên thuyền, đẩy được vợ nó lên, đến lượt tôi thì bỗng có tiếng súng, tiếng la hét:

- "Tất cả đứng yên! Đưa hai tay lên. Ai bỏ chạy sẽ bị bắn bỏ".

Tôi thấy ánh đèn pin loang loáng cách chỗ chúng tôi vài trăm thước. Chủ thuyền vội đẩy thuyền ra. Cậu em tôi chỉ kịp níu lấy be thuyền, người vẫn còn ở dưới nước. Tôi và khoảng vài chục người đành đứng nhìn mấy chiếc thuyền lẫn vào bóng tối, mờ dần ngoài biển khơi. Lúc đó tiếng súng và tiếng hô hoán "Đứng yên! Bỏ chạy bắn bỏ" càng như gần hơn khiến mọi người vội chạy ngược về phía bờ. Như đã dặn trước:

- "Khi bị bể, phải chạy tránh xa ánh đèn của công an, trốn cho kỹ, chờ vài hôm, yên tĩnh mới tìm cách ra lộ đón xe về".

Vậy là mạnh ai nấy chạy. Tôi bương đại lên bờ, chạy ngược hướng tiếng súng. Vừa chạy vừa run, miệng niệm: "Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát". Cứ nhắm mắt, nhắm mũi chạy đại, vấp mô đất hay gốc cây té xuống thì vùng dậy chạy tiếp. Lúc đầu hình như có người cùng chạy với tôi, quay lại thì không thấy ai cả! Tôi chạy độ nửa tiếng, thấy đã xa, vừa hoàn hồn thì hai chân rã rời, nhấc không lên. Tôi ngồi đại xuống đất, thở dốc. Lúc đó khoảng một giờ sáng. Tôi nhìn quanh. Một bên là biển đen sì, rì rào tiếng sóng, một bên là bờ rừng, với hàng cây là những khối đen, cao hơn đầu người, trông như những con ác thú đang chờ mồi. Tôi đoán, có lẽ công an rình bắt một vụ vượt biên khác, cách chúng tôi vài ba trăm mét, chủ thuyền tưởng bị bể, nên bỏ chạy, vì thế mọi người mới chạy thoát.

Từ lúc lên xe ở Sài Gòn đến khi về Cà Mau, tôi hoàn toàn không biết mình đang ở đâu? Bây giờ ngồi bơ vơ giữa đồng không mông quạnh, chung quanh tối mù, tôi tự hỏi mình sẽ làm gì, hay phải ngồi như thế nầy cho đến sáng? Lúc nãy, chạy, người toát mồ hôi, bây giờ, gió biển thổi vào, tôi lạnh run cầm cập. Tôi thầm ước cho công an đến bắt mình, có người cùng bị bắt với nhau cũng yên tâm, rồi sau đó muốn ra sao thì ra! Cái xách nhỏ trên vai tôi vẫn còn. Tôi tìm chai nước lạnh, uống mấy ngụm. Trong xách chỉ có vài chai nước lạnh, mấy viên thuốc say sóng, mấy hộp sữa đặc, cái khăn nhỏ, một mớ đô la và vàng cùng quyển kinh Phật. Không hiểu sao, trong lúc hoảng loạn mà tôi còn giữ được cái xách?

Đang ngồi rầu rĩ, bỗng nhiên, tôi thấy từ xa, có ánh đèn thấp thoáng, có lẽ là đèn dầu hôi, loại thường thấy ở thôn quê, cách tôi hơn một cây sốâ. Tôi mừng rỡ, quên cả mệt, đứng lên, nhắm ánh đèn mà đi. Tôi đi như chạy, té lên, té xuống, mà không thấy đau, cứ nhắm ánh đèn bương tới, vì sợ người ta tắt đèn thì không biết làm sao tìm đến. Độ nửa giờ sau, tôi đến nơi. Đó là một nhà lá, cửa mở, một cây đèn bão, (loại đèn để đi trong gió mà không sợ tắt) đặt trên một chiếc ghế nhỏ, để ngay trước cửa, nhờ vậy mà từ hướng bên trái ngôi nhà, tôi vẫn thấy được.

Khi đến trước cửa, tôi kêu lên:

- "Có ai trong nhà không? Cho tôi vào với".

Có tiếng đàn ông nói lớn:

- "Vào đi! Đừng sợ!".

Khi bước vô cửa tôi mới nhận ra là có một người đàn ông đang ngồi hút thuốc lào, cạnh một cái bàn để giữa nhà. Người đàn ông đứng lên, ra đem cây đèn bão và chiếc ghế vào. Nghe giọng lơ lớ, với cách dùng chữ, tôi đoán ông ta là người Bắc giả giọng Nam. Tôi bước vào nhà. Nhà không rộng lắm nhưng đặt ba nơi ba chiếc giường rộng, có trải chiếu tươm tất. Ông ta chỉ chiếc ghế:

- "Ngồi đấy đi!".

Tôi nói cám ơn, vì áo quần dính sình, không dám ngồi, sợ dơ ghế. Ông ta bảo, giọng bình thản như việc nầy đã từng xảy ra nhiều lần:

- "Thế thì đi tắm đi! Tôi có sẵn áo quần của bà xã tôi, thay tạm. Áo quần bẩn thì giặt đi, phơi ra ngoài gió, sáng mai khô ngay, thay trả lại cho tôi, rồi tôi sẽ đưa ra bến xe, đón xe về Sài Gòn".

Nghe nói sáng mai đón xe về Sài Gòn, tôi mừng quính, không ngờ mình may mắn gặp được cứu tinh. Tôi thấy có cảm tình với người đàn ông tử tế đó, định nói lời cám ơn, nhưng nhìn thấy hai con mắt của ông ta, tôi rùng mình khiếp sợ. Ông ta khoảng năm mươi tuổi, dáng người tầm thước, mặt sạm nắng, hai gò má cao, tóc ngắn, chân tay gân guốc ... nghĩa là ông ta đúng là một nông dân, chỉ đôi mắt là khủng khiếp. Tuy đèn dầu tù mù nhưng đôi mắt vẫn ánh lên những tia sáng lạnh lẽo, vừa uy quyền, tàn nhẫn vừa như giễu cợt. Tôi sợ quá, cảm tưởng như mình là con chuột đã bị con mèo chộp được trong móng vuốt nhưng vẫn giữ đấy chờ con mồi chết khiếp mới từ từ thưởng thức. Thấy tôi đứng bất động vì sợ, ông ta cười, giọng dịu dàng nhưng vẫn uy quyền, như ra lệnh:

- "Tôi không hại cô đâu. Cô đừng sợ. Tôi nghe tiếng súng nổ là biết ngay vượt biên bị bể nên thắp đèn lên để ai chạy thoát thì đến đây tá túc, sáng mai tôi lấy thuyền đưa ra bến xe về nhà. Tôi đã cứu hàng mấy trăm người rồi. Ai cũng về nhà an toàn. Đừng sợ. Để tôi lấy áo quần cho cô thay tạm. Hôm nay vợ tôi ra chợ thăm đứa con gái, sáng mai, tôi đưa đi, nhân tiện đón vợ tôi về. Đói bụng thì có cơm nguội trong nồi với con cá khô trong bếp, lấy ra mà ăn".

Ông ta nói nhỏ nhẹ, từ tốn nhưng tôi vẫn sợ, răm rắp theo lệnh. Ông ta vào buồng đem ra một bộ đồ đàn bà màu đen, trao cho tôi rồi thắp một cây đèn cầy, chỉ lối đi ra sau chái nhà:

- "Có cái phòng tắm sau kia. Sẵn nước với khăn lau. Tắm xong, mặc tạm, còn bộ đồ bẩn thì giặt đi, phơi lên, sáng mai khô, mặc vào, trả lại bộ đồ cho vợ tôi".

Tôi riu ríu cầm áo quần và cây đèn cầy, ra nhà sau, vào phòng tắm, đóng cửa lại, gắn cây đèn sáp lên bệ, xây lưng về phía đèn, cởi đồ ra, dội nước. Tôi làm một cách vô thức, như bị thôi miên bởi cặp mắt của ông ta, tôi đoán, đang nhìn tôi qua khe hở của vách phòng. Tôi tắm qua loa, mặc áo quần vào. Còn nửa thùng nước, tôi đổ ra cái thau nhỏ sẵn đó, vò bộ đồ dính sình rồi treo lên một sợi dây kẽm trong phòng tắm. Khi tôi lên nhà trên thì ông ta chỉ cái giường, có giăng sẵn mùng:

- "Cô ngủ trên giường nầy. Tôi ngủ trong phòng. Ngủ đi cho khỏe, đừng sợ mà thao thức. Mai đi sớm".

Tôi nói:

- "Dạ. Cám ơn!" rồi chui vô mùng. Ông ta tắt đèn, đi vào buồng.

Tôi nằm trên giường, mắt mở thao láo, không dám ngủ. Có chiếc mền mỏng, tôi lấy quấn chặt quanh người rồi nằm lắng nghe, không biết chuyện gì sẽ xảy ra? Tôi chỉ mong được ông ta tịch thu hết số đô la và vàng tôi mang theo rồi tha cho tôi về nhà. Tôi cứ lẩm nhẩm niệm Quán Thế Âm, cầu Phật Bà cứu khổ cứu nạn. Trong đêm tối, tất cả im lặng, chỉ có tiếng sóng biển rì rầm nghe như tiếng xe chạy rất xa. Bấy giờ tôi mới thấy người rã rời, vừa mỏi vừa đau ê ẩm khắp nơi, nhất là những chỗ bị mô đất hay gốc cây đập mạnh vào khi tôi chạy bị ngã. Suy nghĩ miên man, tôi chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay.

Khi tôi tỉnh dậy thì trời đã sáng. Vừa xếp mùng, mền xong thì ông ta từ trong buồng bước ra.

- "Ngủ có được không?".

- "Dạ. Đi mệt quá nên ngủ say một giấc đến sáng".

Tôi nói mà không dám nhìn ông ta, sợ thấy đôi mắt kinh khiếp đó.

- "Cô thay đồ rồi chúng ta đi ngay. Tôi chở cô ra bến xe ngoài chợ, họ sẽ đưa cô lên bến xe tỉnh, đón xe về Sài Gòn. Cô viết vào miếng giấy trên bàn kia, tên họ địa chỉ của cô. Tôi cần biết về cô để sau nầy dễ xác nhận".

Tôi ra sau nhà, thay đồ, đem bộ đồ của vợ ông ta để trên giường, đến chỗ cái bàn, viết tên họ, địa chỉ vào miếng giấy. Ông ta chỉ cái xách nhỏ của tôi "Đừng quên cái xách tay". Tôi thấy quyển kinh của tôi để ra ngoài nhưng không dám lấy bỏ vào xách, mà làm như không thấy, chỉ vơ vội cái xách, cầm đi theo ông ta. Ra ngoài sân, tôi mới biết, trước nhà là một con sông rất rộng, có lẽ là cửa sông, còn biển thì nằm bên trái căn nhà, cách một cây số. Nhà ông ta nằm giữa một vùng hoàn toàn hoang vắng, chung quanh là sình lầy với cây đước, vẹt, sú gì đó mọc mênh mông, chạy đến mút mắt. Tôi không hiểu vì sao vợ chồng ông ta lại đem nhau ra ở chỗ nầy? Không ruộng vườn, không thuyền bè đánh cá, không có người chung quanh, ngay đến con chim cũng không thấy bay qua. Có chăng là mấy con cua còng gì đó nằm trên mặt sình dương mắt nhìn tôi. Con đường từ nhà ra bến sông được đắp cao, có lẽ là lối duy nhất đưa ông ta ra chiếc thuyền, đến với xã hội loài người.

Ông ta xuống thuyền, tôi bước theo. Nhờ mấy miếng bê tông làm thành tam cấp nên tôi xuống thuyền không khó khăn lắm. Chiếc thuyền nhỏ, dài khoảng sáu, bảy mét, rộng hơn hai mét, gắn máy đuôi tôm. Ông ta tháo dây cột thuyền, giật máy, đưa thuyền ra giữa giòng sông.

Chiếc thuyền chạy giữa hai bờ rừng vắng vẻ, hoang vu. Một lúc thật lâu thì xa xa thấp thoáng mấy mái nhà sau hàng dừa nước, rồi vài chiếc thuyền xuất hiện, chạy ngược chiều. Thuyền ghé vào một bến đò, có nhà cửa, quán ăn, một chợ thôn quê nhỏ và một bến xe lam (xe Lambretta, ba bánh dùng chở khách). Ông ta cột chuyền, ra dấu cho tôi cùng lên bờ. Mọi người thấy ông ta thì cúi đầu chào vẻ kính cẩn và sợ hãi. Ông ta không thèm nhìn ai, đi thẳng đến chiếc xe lam, nói gì đấy với người chủ xe. Người chủ xe khúm núm gật đầu, miệng dạ nhịp, rồi đến nói với tôi:

- "Mời cô lên xe. Xe chạy ngay bây giờ".

Ông ân nhân không để ý đến lời cám ơn của tôi, cũng không nói với ai tiếng nào, xuống thuyền, giật máy, quay thuyền ra giữa giòng. Khi ngồi trong xe lam, tôi thấy mọi người đang tò mò nhìn tôi với vẻ sợ hãi rồi thì thầm với nhau gì đấy. Ông xe lam nổ máy, chở một mình tôi, vòng vèo trên đường đất trong xóm rồi đưa xe ra đường lớn, chạy vào thành phố. Ông ta chạy thẳng đến bến xe khách, ngừng cạnh một xe đầy khách, mời tôi xuống, đưa tôi đến ông tài xế, thì thầm với ông ta. Ông tài xế mời tôi lên ngồi ghế trước. Tôi lục trong xách nhỏ, thấy gói đô la và vàng còn nguyên, lấy ra một mớ tiền Việt đưa trả cho hai người, nhưng ai cũng khoát tay.

- "Anh Năm dặn rõ là ảnh sẽ trả tiền xe cho cô, chúng tôi đâu dám nhận".

Chiều hôm đó, tôi về đến nhà.

Khoảng một tháng sau, người tổ chức đến gặp tôi, báo tin là mọi người đến đảo an toàn, thân nhân sẽ gửi thư sau. Ông ta hỏi tôi rất tỉ mỉ về vụ những người không kịp lên thuyền, tôi kể lại sự việc. Ông ta bảo những người kẹt lại đã bị công an bắt, chỉ thiếu hai gia đình, gồm bốn người, không có tin tức. Hai gia đình nầy thì tôi biết, họ là thương gia xuất nhập cảng trước bảy lăm, rất giàu. Trước khi đi, họ đã bán nhà, vì tin chắc sẽ đi lọt, như vậy, họ ôm của cải theo (vàng và đô la), phải nhiều lắm.

Chuyến vượt biển lần đó khiến tôi sợ quá, không dám nghĩ đến, ai rủ đi cũng lắc đầu.

Khoảng một năm sau, tôi nhận được một lá thư, tên người gửi lạ hoắc. Tôi hoàn toàn không biết ai đã gửi đến.

Chị ta cầm lá thư đưa lên "Mấy năm sau, chồng tôi đi tù về. Chúng tôi qua Mỹ theo diện HO. Vợ chồng tôi qua Canada ở chơi với gia đình cậu em. Gần mười năm mà tôi vẫn còn giữ lá thư nầy. Để tôi đọc cho quí vị nghe:

- "Gửi bà H. (là tên tôi). Bà còn nhớ, lần vượt biển ở Cà Mau, bị bể và bà được tôi cho trọ qua đêm, hôm sau đưa ra bến xe, về thành phố ************. Tôi biết bà thắc mắc. Tôi là ai? Tại sao lại ở nơi vắng vẻ? Tôi sinh sống bằng cách nào?

Tôi cho bà rõ. Tôi là công an, có nhiệm vụ ở đó để đón lỏng những người vượt biên bị bể chạy thoát được. Công an chúng tôi làm nhà cách nhau một vài cây số, dọc bờ biển, nơi thường có bến bãi vượt biên, có thuyền con đón ra thuyền lớn. Như vậy, khi công an đến bắt vượt biên, người nào chạy thoát cũng chỉ quanh quẩn đâu đấy, thấy đèn là tìm đến, thế là nộp mạng cho chúng tôi. Tôi bảo rằng có vợ ở chung nhưng thật ra, vợ con tôi đều ở ngoài Bắc, tôi vào đây công tác đã được bốn năm, khi nào ổn định sẽ đưa gia đình vào thành phố ************, vì chẳng ai có thể ở nơi hoang vắng nầy.

Mỗi công an chúng tôi đã chuẩn bị sẵn các tiện nghi, nước nôi, lương thực, giường chiếu để đón những người vượt biên tìm đến nhờ cứu giúp. Tôi cho ăn uống, ngủ lại, sáng hôm sau, cho họ xuống thuyền, nói là chở ra bến xe để họ về nhà, nhưng kỳ thực, thuyền đi được nửa đường là bị công an chận bắt. Tôi cũng bị bắt để không ai nghi ngờ.

Thông thường, nếu nhiều người tìm đến thì tôi bảo họ, có gì đem theo nên kê rõ, nhất là tiền bạc, quí kim, để tránh chuyện lấy cắp của nhau. Nếu chỉ một người thì tôi chờ lúc người đó đi tắm sẽ lục xách tay, kiểm tra những gì đem theo. Tôi còn rình nhìn lúc họ đi tắm, cởi đồ ra, sẽ thấy những gì họ lận theo người?

Tôi không bao giờ lấy của ai bất cứ gì, nên khi giải giao họ (đưa lên thuyền để bị công an chận bắt), công an chấp pháp lấy lời khai, sẽ thấy rằng tôi rất trong sạch. Tôi từng được công an tỉnh và trung ương biểu dương nhiều lần về thành tích chận bắt người vượt biên cũng như tinh thần chí công vô tư, không tơ hào đến của cải, vật chất của người bị bắt. Nhưng không ai biết rằng, hễ người nào đem nhiều đô la, vàng ngọc, hột xoàn là tôi thủ tiêu, chôn xác trong rừng. Tôi đào sẵn những cái hố, muốn giết ai, khuya đó, tôi lận súng trong người, bảo họ đi theo tôi để tôi chỉ đường mà đi ra đường chính đón xe về. Vào rừng, tôi bắn chết, đạp xuống hố, hôm sau ra lấp đất lại. Không người nào thoát khỏi tay tôi, vì chung quanh toàn sình lầy, có bỏ chạy một quãng là ngập người dưới sình, tôi chỉ rọi đèn pin, đi tìm và bắn họ rất dễ dàng.

Tôi có nói bao nhiêu người bị tôi thủ tiêu với bà cũng chỉ làm bà kinh hoàng chứ chẳng ích lợi gì. Tất cả của cải cướp được, tôi đưa cho vợ tôi đem về quê chôn giấu. Hột xoàn, đô la, vàng ngọc, châu báu ... Nghĩa là vợ chồng tôi rất giàu. Vợ tôi bảo, có thể bỏ vốn lập những công ty, mua máy móc để sản xuất hàng hóa xuất khẩu hoặc mua nhà cửa ở Hà Nội hay thành phố ************ cũng không hết của. Dĩ nhiên gia đình tôi ngoài Bắc vẫn sống đạm bạc như bao nhiêu người khác, để tránh bị nghi ngờ.

Tôi dự định sẽ làm thêm vài năm, kiếm một số tiền vàng nữa rồi xin ra khỏi ngành.

Tính ra, tôi ở đó đã được bốn năm, cho đến cái đêm bà tìm đến nạp mạng cho tôi.

Như mọi khi, lúc bà đi tắm, tôi rình xem bà cởi đồ (để biết của cải lận theo người) rồi lên kiểm tra xách tay của bà. Tôi thấy trong xách có nhiều vàng và đô la. Như vậy, số phận của bà đã được tôi quyết định. Bà sẽ bị tôi thủ tiêu. Trong lúc lục xét xách tay tôi thấy có một quyển kinh, khổ lớn hơn những quyển kinh khác, mà những người vượt biên khác thường đem theo. Quyển kinh lớn đó khiến tôi tò mò. Theo thông lệ, tất cả kinh Phật của những người vượt biên, tôi giữ lại, khi nào lên tỉnh, tôi tặng cho người bạn đang trụ trì một ngôi chùa lớn, gần chợ. Anh ta là công an, đi tu là công tác, vẫn lãnh lương công an. Tôi tặng các quyển kinh Phật cho chùa để ai đến lễ chùa mà "thỉnh" những kinh đó thì biết ngay, người đó sẽ vượt biên và chúng tôi theo dõi. Vì tò mò và vì nghiệp vụ, tôi mở quyển kinh của bà ra, để sát ngọn đèn cho dễ đọc. Tôi đọc một cách tình cờ, một câu kinh nằm ngay giữa trang kinh. Chỉ một câu thôi. Câu duy nhất đó khiến tôi lạnh toát người vì kinh sợ. Tôi sợ đến choáng váng, muốn té xỉu, đến độ ngồi chết lặng một lúc thật lâu. Tối đó, tôi không ngủ được .


> Hiện nay tôi đã ra khỏi ngành công an. Tôi đã đi tu ở một vùng núi miền Tây Nguyên, rất hẻo lánh, xa hẳn phố phường, làng xóm. Ngôi chùa nhỏ được cất bên góc núi. Rất xa, dưới chân núi, cách nơi tôi ở, thấp thoáng những nhà sàn của những người thuộc sắc tộc thiểu số. Mỗi buổi sáng, tôi lạy Phật, tụng kinh, rồi lên đồi cuốc đất, trồng khoai sắn, rau quả. Buổi tối tôi lại tụng kinh và suy ngẫm lời Phật dạy. Tôi bảo với vợ tôi là tôi làm nhiệm vụ trên giao, không nên gặp nhau nhiều, thỉnh thoảng lên tiếp tế lương thực mà thôi. Của cải mà tôi kiếm được (vợ tôi đang giữ), tôi dặn, nên trích ra một phần, khi nào có thiên tai bão lụt thì đem cứu giúp người hoạn nạn, giúp bà con, bạn bè khi họ cần, giúp các người già lão, bịnh tật, không nơi nương tựa, giúp các trại mồ côi, các trại cùi hủi ...

Tôi viết để bà rõ, nay tôi đã chọn con đường khác. Tôi chỉ muốn biến mất trên thế gian, nhưng còn các con tôi? Chúng là nguồn sống của tôi. Tôi lo sợ cho chúng ...

Nếu bà là một Phật tử, xin bà đến chùa, cùng góp lời cầu xin Phật Tổ cho tôi sớm tìm được con đường giải thoát.

Chúc bà sức khỏe.".

Chị đàn bà giơ lá thư lên và nói:

- "Thư chỉ viết thế thôi".

Chúng tôi hỏi:

- "Chị có nhớ mình mang theo quyển kinh Phật tên gì không?".

- "Đúng ra, lúc nào tôi cũng để sẵn quyển kinh "Quán Thế Âm Bồ Tát" trên bàn thờ, hễ hô "đi!" là tôi chỉ việc bỏ vô xách tay và lên đường. Hôm đó, cô em dâu tôi đây, lại lấy quyển kinh đó trước, tôi vội quá, mở tủ kinh Phật của ba tôi để gần đó, vơ đại một quyển, nghĩ rằng "Phật nào cũng là Phật, vị nào cũng phù hộ, độ trì cho chúng sinh tai qua nạn khỏi". Ba tôi, khi còn sinh thời, tu tại gia, nghiên cứu kinh Phật. Ngoài chữ Việt, ông cụ còn biết chữ Hán, chữ Nôm nên thỉnh rất nhiều kinh về nghiên cứu. Thế nên, đến bây giờ tôi cũng không biết mình đã mang theo quyển kinh nào khi vượt biên. Điều tôi tin chắc rằng. Chính quyển kinh đó đã cứu mạng tôi và câu kinh trong đó, như một lời phán của Đức Phật hoặc đấng Hộ Pháp, bảo thẳng với kẻ ác hãy ngừng tay lại. Lời phán đó phải có uy lực mạnh mẽ đến nỗi một kẻ giết người phải khiếp đảm".

Trong bọn chúng tôi, chẳng ai là đệ tử nhà Phật mặc dầu, thỉnh thoảng có đi chùa lạy Phật, tụng kinh trong những ngày lễ, tết. Chúng tôi hỏi nhau rồi phán đoán đủ thứ. Câu "buông đao thành Phật" quá tầm thường, chẳng làm ai động tâm. Muốn biết bí mật của câu kinh đó, chỉ còn cách đi hỏi các nhà sư thì họa may.

Vì bị câu chuyện trên ám ảnh, nên trên đường từ Canada về lại miền Đông Bắc nước Mỹ, chúng tôi quyết định, ghé vào một ngôi chùa của sư PT để thăm và hỏi cho ra lẽ. Sư trạc tuổi chúng tôi, là chỗ quen biết nên rất thân tình. Sư PT xuất gia từ lúc mười một tuổi tại chùa Diệu Đế ở Huế. Vượt biên qua Mỹ, sư học và tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Tuy còn trẻ, nhưng sư PT thông hiểu Phật pháp và có một cuộc sống rất đạo hạnh.

Trưa hôm đó, chúng tôi được sư khoản đãi cơm chay. Trong lúc thọ trai, chúng tôi kể lại câu chuyện trên cho sư nghe và hỏi sư có biết câu kinh nào đã khiến một người vô thần phải buông đao giết người và đi tu không? Nhà sư suy nghĩ một lúc và nói:

- "Nếu lý luận theo Phật pháp thuần túy ở đây thì không thích hợp với một người cộng sản. Họ đã được dạy căm thù và được huấn luyện cách giết người, nên dù có cả một bầy quỉ dữ từ địa ngục chui lên, hay hàng nghìn Đức Phật hiện ra thuyết pháp, chưa chắc ông công an nầy phải sợ mà ngưng tay. Ông ta chẳng thù hận gì những người vượt biên, nhưng giết họ để cướp của, ông ta làm thản nhiên như người đồ tể giết heo, giết bò. Mục đích là để có nhiều tiền của cho con cái được sung sướng. Cán bộ cộng sản thường bảo nhau:

- "Hi sinh đời bố, cũng cố đời con" là thế. Kinh Phật chỉ nói về cái nghiệp và cái quả. Ai làm nấy chịu. Nhưng người Việt mình lại có câu "Đời cha ăn mặn, đời con khát nước". Cha mẹ thương con cháu thì ăn ở nhân đức, để phước cho chúng. Con cháu, nhớ ơn đó mà thờ phụng các vị một cách thành tâm. Đó là "Đạo Thờ Ông Bà". Ông công an cộng sản nầy thì làm ngược lại, nên ông ta bị ám ảnh bởi việc ác của mình, "quả báo nhãn tiền", con cháu sẽ lãnh đủ. Có thể, con cái ông ta bị đâm chém hay bị giết chóc sao đó, khiến ông ta nghĩ rằng "Mình giết người ta thì con mình bị người ta giết" nên ông ta sợ. "Nhưng Phật đâu có dạy về chuyện quả báo cho đời con cháu mà ông ta, khi đọc một câu nào đó trong kinh Phật lại sợ hãi đến nỗi phải bỏ nghề, đi tu?".

"Đa số những người vượt biên đều đem theo người là kinh A Di Đà hoặc Bạch Y Thần Chú, coi như có Thần Phật hộ trì bên cạnh. Khi gặp chuyện hiểm nguy thì niệm "Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quảng Đại Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát" chỉ đọc tới đọc lui câu đó thôi, coi như tiếng kêu cứu, các vị Bồ Tát sẽ ra tay tế độ, giúp cho tai qua nạn khỏi. Những quyển kinh mà ông ta tịch thu, không nhất thiết đều giống nhau. Có thể người đàn bà kia đã mang một quyển kinh khác. Hơn nữa ở một nơi hoàn toàn vắng vẻ, không có gì giải trí ngoài việc đọc các quyển kinh Phật, quả thật, ông ta đang bước về hướng của giải thoát. Chính cái ý niệm muốn giải thoát khiến ông ta bỏ nghề, và câu kinh Phật kia chỉ như vật xúc tác, như cái nút điện mà ông ta đang mò mẫm trong bóng tối, đã bật sáng, cho ông ta thấy được con đường phải đi. Mỗi người là Phật chưa thành là vậy. Con người dù độc ác, mê muội đến đâu, cũng còn le lói một chút ánh sáng của lương tri. Đúng ra, phải gọi ông ta là "ông đạo" chứ không phải là "ông sư". Vì ngoài việc nghiên cứu, tụng niệm kinh Phật, sư, sãi phải có thầy giảng giải, hướng dẫn trên đường tu tập. "Giả dụ như ông công an đó đến xin thọ giáo với thầy. Thầy sẽ giảng những gì cho một người vô thần như ông ta hiểu về Phật pháp?".

Nhà sư cười:

- "Thoát được "tham, sân, si" là tự giải thoát rồi.

Chính tôi phải học ông ta, làm cách nào đã bỏ được chữ "tham"? Chữ "tham" đơn giản, thường tình thôi, không cần phải triết lý xa vời. Tiền của vô tay dồi dào, dễ dàng như vậy mà lại bỏ hết, mấy ai làm được?

Còn hai chữ "sân, si", bản thân tôi như đang nằm trong cái rọ, không biết bao giờ mới thoát ra! Ông ta là thầy tôi mới đúng".

- "Thầy có thể đoán được câu kinh nào nằm trong quyển kinh nào, đã khiến ông ta phải sợ mà đi tu không?".

Nhà sư lắc đầu:

- "Chỉ riêng ông ta biết được mà thôi. Có thể chỉ một câu tình cờ, bình thường nào đó ông ta đọc được nhưng giải thích đúng những băn khoăn, thắc mắc, sợ hãi bấy lâu của ông ta, nó đánh động lương tâm ông ta, hướng dẫn ông ta tìm con đường giải thoát. Xưa kia, lục tổ Huệ năng chỉ nghe một câu trong kinh Kim Cang liền ngộ được đạo".

- "Nhưng nhất định phải có một câu kinh nào đó. Thầy thử nhớ xem sao?".

Nhà sư lắc đầu:

- "Bị hỏi thình lình, tôi không nhớ ra ngay. Hay là thế nầy. Bây giờ mời quí vị ra vườn sau chùa uống trà, ngắm hoa. Tôi xin được ít phút tập trung tư tưởng, họa may sẽ nhớ được điều gì chăng? Mục đích không phải tìm hiểu mà chỉ như trò chuyện cho vui vậy thôi. Tôi không đủ trình độ để giải thích câu chuyện kỳ lạ nầy".

Nhà sư lên chánh điện. Chúng tôi ra sau chùa, vừa chuyện trò vừa lang thang ngắm hoa cảnh.

Có tiếng chuông ngân vang từ chánh điện, rồi tất cả yên lặng. Có lẽ nhà sư đang lễ Phật và trầm tư ...

Độ một giờ sau, nhà sư xuất hiện ở ngưỡng cửa với nụ cười. Sư tiến đến, ngồi xuống với chúng tôi ở một bàn nhỏ dưới gốc cây. Chúng tôi vội hỏi:

- "Tìm được câu kinh nào chưa thầy?".

Sư lắc đầu và cười:

- "Kinh Phật chẳng có câu nào hăm dọa người ta, bắt người ta phải đi tu cả! Để nói về cái nghiệp báo thì kinh Thủy Sám Pháp có nói nhiều, nhưng tôi chỉ nhớ chính xác được vài câu ở các quyển kinh khác, chẳng hạn, trong kinh Đề Bà Đạt Ma (Devadata-suta) có câu:

- "Những việc ác mà ngươi đã phạm, không phải là tại cha ngươi, không phải tại mẹ ngươi, không phải tại thầy, chủ ngươi. Chính một mình ngươi đã phạm, và một mình ngươi phải chịu quả báo".

Trong kinh Pháp Cú (Damma-pada) cũng có câu:

- "Dẫu rằng ngươi chạy lên trời cao, ẩn dưới biển sâu, trốn trong núi thẳm, không có nơi nào mà ngươi tránh khỏi cái quả ghê gớm về tội ác của ngươi"...

Nói xong nhà sư lộ vẻ bối rối.)

- "Rất tiếc, vì sự vô minh của tôi mà câu kinh đó vẫn còn là một bí ẩn. Xin lỗi đã làm quí vị thất vọng. Theo tôi nghĩ, sự thống hối của ông ta quá thành khẩn, đã cảm động đến đức Phật, và Ngài đã ra tay tế độ, đã khai ngộ cho ông ta.

Nhưng phải là người thật thành khẩn thì đức Phật mới làm được việc đó".

Phạm Thành Châu

 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 07/May/2010 lúc 10:40pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 33 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.188 seconds.