Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Âm nhạc
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc
Message Icon Chủ đề: Thơ - Nhạc tháng tư buồn ! Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2011 lúc 5:32pm
 

 Máu lệ thiên thu

                            *Cảm tác bài thơ Giọt hồng trong chén”

                                      của Trần văn Lương

                           ( M . T )
 
 
Còn ai cạn chén rượu này,

Về đây áo gấm ai hay đọan trường ?

Bạn bè vùi xác trùng dương,

Người còn ở lại nắm xương đáy mồ!

Đau thương trời cũng làm thơ,

Mưa rơi rơi chữ mịt mờ trần gian...

Chưa nâng chén đã vỡ tan,

Máu trào mắt lệ hận tràn thiên thu !!...

 
Mặc Thủy

 

 



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 16/Apr/2011 lúc 6:54pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2011 lúc 9:23pm

 

 
Phản hồi của một đọc giả khi đọc bài "Máu lệ thiên thu" của nhà thơ Mặc Thủy :
 
"Từ một bài thơ nguyên tác Đường Thi , tác giả lại phóng dịch rồi có hai thi nhân xướng họa ra thêm hai bài thơ nữa . Đọc thơ mà nhớ đến bài hát Hương Xưa " Lời Đường Thi xa quá chìm trong........ " .
Từ lâu không uống rượu mà nay đọc thơ, tôi lâng lâng như nhấp chén rượu ngon
"Bồ Đào mỹ tửu Dạ Quang bôi" .
Xin cám ơn các tác giả và xin cám ơn MK đã post lên .
 
Xin cho tôi gởi đến anh Mặc Thủy lời ái mộ anh về những vần thơ lục bát xướng họa từ bài ngũ ngôn Đường Thi của anh Trần Văn Lương
 
PV
Sat, April 16,2011 7:22:03 AM  "
 
 
 
 
Chú thích : "có hai thi nhân xướng họa ra thêm hai bài thơ "
                   Là chị Anne Nguyễn (Rượu ngon không có bạn hiền)
                   và  anh  Mặc Thủy (Máu lệ thiên thu)
                   
                    MyKieu
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 15/Apr/2011 lúc 9:37pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 18/Apr/2011 lúc 5:36pm
 
 
Phản hồi của Thi Sĩ Trần Văn Lương khi đọc bài "Máu lệ thiên thu" của nhà thơ Mặc Thủy
 
 
 
 
".....
Cho tôi gửi lời kính thăm và cám ơn anh Mặc Thủy .
 
TVLương
Mon, April 18, 2011 8:23:43 PM   "
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 29/Apr/2011 lúc 11:56pm
 
Lịch sử VN đã sang trang mới ! đã 36 năm qua (30.4.1975 - 30.4.2011 ), thế hệ những người trưởng thành có mặt vào "giờ G"  tuổi đời cũng trên dưới 60 và nhiều hơn nữa ...70... 80... ! những nhắc nhở chỉ còn là kỹ niệm , một kỹ niệm đau buồn nhưng quý báu cho lớp đàn em, con cháu biết đúng sự thật .
Tác giả ghi lại sự kiện và nỗi lòng của Người-Lính trong giờ phút hoãng loạn của buổi  "tàn cuộc chiến" , mà chúng ta , người dân VN cả  2 miền Nam-Bắc đều là nạn nhân của "quan thầy" cường quốc !
 
Mỹ Kiều muốn nói đến bút ký "HUYỄN MỘNG BUỚC ĐỜI" của nhà văn Thủy Lan Vy !
 
Đọc xong  "HUYỄN MỘNG BUỚC ĐỜI" ,  MK vô cùng xúc động , một giai đoạn lịch sử của VN xảy ra ngay trên quê hương Gò Công thân thương mình.  Người trong cuộc, những nhân vật được ghi tên trong truyện, vẫn còn sống ! Và càng vinh hạnh hơn nữa, các bậc cha chú, các bậc đàn anh này lại là Thành Viên, là  Thân Hữu của  HTHGC-HTĐ và Web <cocong.com>
Sau ngần ấy năm..."trôi theo sóng nước" , các Vị Chứng-Nhân-Lịch-Sử  vẫn hiện diện bên chúng ta , bên những Đồng Hương Xứ Gò , cùng nhau ôn lại vui buồn ngày xưa-ngày nay của vùng quê nghèo nước mặn đồng chua.
 
Trân trọng,
Mỹ-Kiều
(Saigon 30-4-2011) 
 
 
 

HUYỄN MỘNG BƯỚC ĐỜI
(THỦY LAN VY)

 

Khi Phuớc Tuy in vết xích sắt T54, Dân lính từ Bà Rịa lếch thếch bồng trống chạy ra Vũng Tàu. Từ Trại Lam Sơn, tôi cũng lên đuờng trên chiếc xe dodge, tới Vũng Tàu tôi dẫn mấy đứa em ra Bến Đình đón tàu hàng băng biển về Vàm Láng , tàu cặp bờ vào buổi chiều ngày 26 tháng 4, có khoảng gần trăm lính bị nhốt ngoài mõm đất theo leo bên bờ sông , vì là quê nhà nên tôi dễ nhận ra nguời quen đang đứng trên bờ nhìn xuống. Khoảng 6 giờ chiều, thiếu tá Sự ( Khóa 16 VB) quận truởng quận Hòa Tân đi xe jeep với 2 chú lính cận vệ ngừng xe truớc bến cảng, Anh đứng nhìn một luợt nhóm nguời đang bị cô lập, anh nhận ra tôi dù không biết chính xác tôi là ai nhung Anh biết tôi là con trong gia đinh họ Nguyễn cũng ở gần nhà anh . Anh vẫy tay cho tôi lên bờ, hỏi thăm mọi việc, anh có ý cho tôi quá giang xe về Gò Công nhung tôi từ chối vì còn mấy đứa em đi theo, tụi nó theo tôi từ KonTum, qua biết bao nhiêu khúc đuờng sinh tử, về tới đây nỡ nào tôi bỏ tụi nó bơ vơ …

Xe quân cảnh do thuợng sĩ Hương, cũng là cựu học sinh Trung Học Gò Công sau tôi một lớp huớng dẫn đoàn xe GMC chỡ đám lính rã ngũ về phi truờng L19 cạnh trung tâm yễm trợ tiếp vận tỉnh, tôi buớc vào trung tâm gặp rất nhiều nguời quen chào hỏi, kìa là Đại Úy Để ( Khóa 17 TĐ) là Trung Úy Du ( khóa 2 CTCT/ ĐL)…, vì lệnh giới nghiêm 24/24 tôi không dám về nhà vì ngại tầm súng của đám nhân dân tự vệ, mịt trời khói lửa không sao về đây té lổ chân trâu cũng phiền, thôi thì phơi sương ngoài phi truờng cùng với mấy chú em thêm một đêm nữa .

Sáng ngày 29 tháng tư, Trung sĩ nhất Khâm dùng xe Honda chở tôi lên Sài Gòn trình diện, hai thầy trò với một cây cold lận lưng nhắm huớng Cầu Nổi trực chỉ, lên tới Cầu Ông Thìn khoảng 10 giờ sáng thì có lệnh giới nghiêm 24/24, thiết giáp đang đụng nặng với chính quy Bắc Việt từ huớng Long An qua , suốt đọan đuờng từ cầu Ông Thìn đến Cầu Nổi đông đúc đủ các loại xe đò miền Tây vì mấy ngày sau cùng tuyến đuờng Long An bị gián đọan , Sư Đoàn 22 và Sư Đoàn 7 đang đụng nặng với quân Bắc Việt . Xe đò từ miền Tây đều dùng ngả Mỹ Tho qua Gò Công lên Sài Gòn, vì nghẻn đuờng dân chúng căn lều hai bên lộ bày hàng mua bán dù lệnh giới nghiêm đã ban hành, thoạt mới nhìn thấy vui vui, nhung có đi có đứng trên đoạn đuờng nầy mới thấy sau cảnh nhộn nhịp là những tấm lòng đang đau xé… tôi về tới Cầu Nổi , bến Phà đóng cửa. Hai thầy trò sửa soạn tìm chỗ nghỉ trong nhà chờ đò,  may mắn có một chiếc xe dân sự trên xe có 2 nguời đàn ông, một nguời buớc xuống xe vào trạm muợn máy liên lạc về tỉnh, chỉ vài phút sau một chiếc phà đặc biệt rời bến trên đó có tôi và thêm 1 chiếc xe chở hàng nhỏ của nghệ sĩ Tùng Lâm, cùng với chiếc xe nhà của hai vị nầy.. ( Lúc vô tù - trại Hà Tây - chung buồng với Anh Tống , truởng ty cảnh sát Long An, tôi mới biết nguời lái xe chiều hôm đó là Anh Tống và thiếu Tá Xuân ngồi bên cạnh ) .

Sáng ngày 30, đám lính trong nhà tôi ( khoảng 20 tên ) sang khu nhà thờ uống cà phê sáng , sang bàn billard cạnh bên làm vài cơ chờ mở đuờng…Tôi nhớ khoảng gần 11 giờ có một chú nhân dân tự vệ vào mời tất cả về nhà nghe radio… Mọi nguời đều ngạc nhiên không biết chuyện gì xãy ra…, sao lại mời nghe radio…

Thiếu Tá Sự, Chi khu truởng quận Hòa Tân , thông thuộc lãnh thổ quận Hòa Tân . Tỉnh Gò Công có hai ngõ chánh vào Tỉnh là cửa biển Vàm Láng và bắc Cầu Nổi ; bên kia bờ Cầu Nổi thuộc quận Cần Đước, tỉnh Long An, bên kia biển Vàm Láng là Vũng Tàu, hàng ngày có tàu làm ăn qua lại giữa hai cửa biển nầy. Đài phát thanh Sài Gòn, Đài BBC, đài VOA…suốt ngày phát tin di tản…di tản…Tình hình nghiêm trọng lắm rồi, không biết đất nuớc sẽ đi về đâu, quân nhân thì nghe lệnh cấp trên mà di tản, còn dân chúng thì di tản theo quân nhân cho trọn tình quân dân cá nuớc…và Vũng Tàu đã tràn đầy …cá nuớc. Làn sóng nguời từ vùng I qua vùng II tới trung tâm vùng III, rất nhiều nguời muốn tìm đuờng xuống vùng IV, tin vào sự an toàn của vùng nầy. Họ ra Bến Đình băng biển về Vàm Láng Gò Công. Đơn vị nào còn cấp chỉ huy thì còn kỷ luật, đơn vị nào rã hàng thì lính tráng không còn muốn nghe lệnh ai nữa. Đời lính dạn dày gió sương, đã nguyện đem thân trai hiến dâng cho tổ quốc, họ đã biết bao lần vào sinh ra tử ; họ là những nguời lính thiện chiến mà bây giờ bị bỏ rơi khi súng đạn vẫn còn mang bên nguời…Họ ấm ức, họ bất mãn ; xin ai đừng làm điều gì trái ý họ lúc nầy…giờ nầy có ai biết đơn vị họ đang ở đâu ? Giờ nầy có ai biết gia đinh, cha mẹ, vợ con họ đang ở đâu ?.

Thiếu Tá Sự trên xe jeep hết có mặt tại Cầu Nổi lại xuống Vàm Láng , Cầu Nổi đông nghẹt xe chờ hai bên bến bắc nhưng không hỗn loạn bằng Vàm Láng vì ít lính nhiều dân, Phía Vàm Láng thì đã có nhiều thuyền lớn nhỏ và ghe cá từ Vũng Tàu chạy qua, cặp bến cá đổ lên bờ không biết bao nhiêu là dân thuờng và quân nhân của nhiều binh chủng khác nhau, còn mang đầy đủ vũ khí, chuyện chết chóc xãy ra dễ dàng, cấp bậc cao nhất nguời ta nhìn thấy có Đại tá Lân, hình nhu là tỉnh Truởng Phuớc Tuy, nguyên truớc kia là Tham mưu Truởng sư đoàn Dù. Ông cúi đầu lặng lẽ đi theo đoàn nguời di tản tìm phương tiện về Gò Công. Xa bờ một khoảng có hai tàu sắt chỡ lữ đoàn I Dù gồm 3 tiểu đoàn 1,8,9 không vào bến bãi cạn được nên phải thả neo ngoài xa…

Trung Úy Thăng, Phân Chi Khu truởng Vàm Láng sợ có hỗn loạn, gọi máy xin chi khu tăng cuờng quân cảnh giữ trật tự. Nhưng chi khu làm gì có quân cảnh. Anh Sự báo lên tiểu khu thì đuợc Đại Tá Lê, tiểu khu truởng ra lệnh phải tuớc tất cả vũ khí và chỡ lính rã ngũ về tiểu khu. Đây là một lệnh rất khó cho những ai muốn thi hành lệnh nầy.

Chi khu truởng lên xe với mấy nguời cận vệ, theo sau xe jeep là chiếc GMC trực chỉ Vàm Láng; Hương lộ nhỏ hẹp đi vào bến cá dày đặc những lính và dân. Anh Sự xuống xe đi bộ và tìm gặp đuợc vài sĩ quan võ bị khóa đan em, Anh không ra lệnh mà chỉ cố thuyết phục các sĩ quan trẻ nầy kêu gọi thuộc cấp buông súng rồi lên xe để đuợc chở về tiểu khu.

Anh Sự trở lại xe thì đuợc hiệu thính viên báo có Trung Tá Đỉnh nhảy dù muốn gặp anh trong máy. Ông Đỉnh đang ở tại văn phòng xã. Từ ngày ra truờng tới bây giờ Anh Sự mới gặp lại Trung Tá Đỉnh khóa 15 , Ông Đỉnh giới thiệu Trung Tá Hồng , Lữ đoàn phó và hai Thiếu Tá Tiểu Đoàn Truởng. Ông Đỉnh nhờ anh Sự đua đi gặp Đại Tá Lê. Trung Tá Hồng ở lại Vàm Láng với đơn vị. Lính Dù trên tàu cũng vào bờ thoải mái, ăn uống , chờ lệnh trong tinh thần kỷ luật rất cao…

Đại Tá Lê tiếp Trung Tá Đỉnh trong phòng làm việc và gọi máy báo tin cho tuớng tư lệnh vùng IV Nguyễn Khoa Nam, Tuớng Nam ra lệnh tử thủ thẳng cho ông Đỉnh và đặt lữ đoàn dưới quyền chỉ huy của Đại tá Lê .

Anh Sự chở ông Đỉnh về lại chi khu Hòa Tân, cả hai đều im lặng , tiếng máy sau xe báo cáo có cờ giải phóng xuất hiện xa xa ở mé rừng .Vừa tới cổng quận thì thấy một bầy chó rất đẹp, loại chó nhà giàu không biết của ai ? . Thấy Anh Sự xuống xe, thầy Bùi Giáng tỉnh bơ như đất nuớc không có chuyện gì xãy ra, kéo bầy chó lại gần anh Sự :

- Bữa nay thầy đem mấy con chó nầy giao thiếu tá nuôi nó, tụi nó khôn lắm, con nầy là sứ giả của Thích Ca nè…con nầy là sứ giả của Jesus … con nầy là sứ giả của…

Anh Sự vội vàng từ chối :

-Thầy ơi , tôi không thể nào tiếp Thầy trong ngày hôm nay, rồi Anh Sự móc tiền nhét vào túi nhà thơ bảo, thầy tìm xe về Sài Gòn ngay lập tức vì ở đây nguy hiểm lắm , tình hình nặng nề lắm rồi…bữa khác hãy xuống chơi… .

Bữa khác trong lời hẹn cũng là mốc thời gian vô định. Cũng từ hôm đó, Anh Sự vĩnh viễn không còn gặp lại Ông Thầy Bùi Giáng kính mến lần nào nữa .

Anh vừa quay lung đi vào văn phòng thì hai chiếc xe của hai ông quận Cần Đước và Cần Giuộc ngừng lại hỏi :

- Ê bộ toa tính ở lại chờ bàn giao hả…Nói xong hai xe tiếp tục chạy thẳng huớng Vàm Láng

Gần 3 giờ trua, một đoàn xe, trong đó có thấy đại tá Lê mặc áo giáp cùng vợ và cô con gái ngồi trên xe chạy ngang quận về huớng biển. Không còn biết phải làm gì nữa, Anh Sự vội vã tiễn vợ con ra xe về bên ngoại ở làng Tăng Hòa rồi cùng Ông Đỉnh ra Vàm Láng , nơi đơn vị Dù vẫn còn đang chờ thuợng cấp .

Xã Vàm Láng là một xã sống bằng nghề đánh cá, họ có nhiều ghe tàu đủ khả năng đi đánh cá xa bờ, nên đã trở thành nơi hẹn cho những chuyến đi…dù không biết nơi đến là đâu…? . Một mủ đỏ mang cái radio đang nghe lại cho Trung Tá Đỉnh. Bản tin đầu hàng của tuớng Minh thuờng xuyên phát lại, vậy mà tới giờ nầy hai anh mới đuợc nghe…mà vẫn không muốn tin…Ông Đỉnh đứng dựa vào đầu xe jeep , nuớc mắt ông chảy dài trên đôi má dạn dày phong sương, mắt Anh Sự cũng đỏ hoe, không phải chỉ có hai nguời khóc, mà còn nhiều , nhiều lắm , bao nhiêu là nuớc mắt nghẹn ngào, tức tửi. Họ khóc cho ai ? Cho tổ quốc ? Cho Chánh Phủ ?...hay cho đời mình ? Họ khóc cho tất cả…!

Nén tiếng thở dài, Ông Đỉnh đứng thẳng nguời ngỏ lời với đồng đội thuộc cấp…Chúng ta đã chiến đấu bao nhiêu năm dài để bảo vệ miền Nam, bây giờ có lệnh đầu hàng…chúng ta không thể cải lệnh đuợc. Anh em từ giờ phút nầy tự do quyết định cuộc đời mình, ai muốn về nhà, muốn đi đâu thì đi, riêng tôi…chắc sẽ đi Úc, anh em nào muốn đi theo thì đi…Nói xong Ông cho tay vào túi móc ra một nắm tiền ném tung theo gió, tiền Việt Nam bay lả tả cuốn theo gió bụi buớc đời…mà chẳng thấy ai buồn nhặt lấy. Một hình ảnh rất bi hùng cuối trang chiến sử…đầy máu và nuớc mắt.!

Thành phần sĩ quan tiểu khu Gò Công tự tìm tàu thuyền mà đi, chỉ có gia đinh Đại Tá Lê mới đến gần với tàu của đon vị Dù. Lúc bấy giờ không biết có ai phóng tin bà Đỉnh từ Sài Gòn đã xuống tới Gò Công tìm chồng. Anh Đỉnh nói với Trung Tá Hồng và Anh Sự…

- Moi phải lên Gò Công đón bà xã xuống rồi sẽ đi ..

Nhìn cảnh hỗn loạn tại bến cá, Thiếu tá Tây, đại Úy Để…và nhiều, nhiều nữa …trở lại Gò Công mặc cho cuộc đời đưa đẩy… Mọi nguời tự an ủi… thôi thì dù sao cũng hòa bình rồi, bên thắng cũng là nguời Việt với nhau…chắc không đến nỗi nào…


Trên chiếc tàu hàng loại cận duyên chỡ bộ chỉ huy lữ đoàn Dù bây giờ có thêm gia đinh Đại Tá Lê, Thiếu Tá Sự với thằng em cận vệ, cùng vài sĩ quan chi khu kể cả nhân viên hành chánh như Phó Quận Thúy…Chiều xuống dần rồi tối hẵn. Chờ mà không thấy Trung Tá Đỉnh trở lại, Trung Tá Hồng quyết định cho nhổ neo, theo lời chỉ dẫn của Đại Tá Lê cứ cho tàu chạy thẳng ra huớng đông sẽ gặp tàu Mỹ !?. Tàu chạy trong đêm tối, biển lặng yên, bầu trời đầy sao lấp lánh…nhưng giông bão hình như đang xé nát lòng nguời . Anh Sự ngồi bên cạnh nguời tài công cũng là chủ tàu, phụ quan sát theo vệt đèn pha để tàu tránh đụng vào các miệng đáy. Nhìn huớng Sài Gòn thấy khói lửa ngút cao, còn truớc mặt vẫn là biển cả với một màu đen !. Cũng phải vài tiếng sau mới nhìn thấy ánh đèn le lói từ xa và tàu cứ nhắm huớng đèn mà chạy tới, chạy cho tới khi sao mai lấp lánh mờ dần và mặt trời ló dạng…

Một chiếc tàu Mỹ khá lớn đang neo ở đây từ lúc nào rồi.Trên boong tàu có nhiều nguời buớc lui tới, họ đứng tựa lan can tàu nhìn xuống những xà lan chật kín nguời đang cặp hai bên hông tàu, nguời trên tàu nhìn xuống xà lan như tìm nhu kiếm nguời quen…. Tàu Dù tiến dần tới tàu Mỹ thì gặp phản ứng , Loa phóng thanh từ trên tàu kêu gọi nguời duới tàu phải vứt bỏ vũ khí truớc khi cặp vào xà lan. Tàu Dù chạy quanh một vòng thì nguời trên tàu đã nhận ra quân bạn…Có tiếng bạn mủ đỏ từ trên tàu vọng xuống

- Đại bàng ơi! Còn mấy đứa con của đại bàng đâu rồi. Mỹ không cho mang súng lên tàu nó đâu…

Anh Sự đề nghị với Anh Hồng kiếm tấm vải trắng viết 3 chữ SOS kéo lên và quăng súng xuống biển để cho nó biết mình muốn gì .Tàu mình nhỏ chắc không thể chạy xa đuợc nữa, Anh Hồng cay đắng thở dài…

Thế là những thiên thần mủ đỏ của lữ đoàn I Dù một thời ngang dọc trên mọi chiến truờng, hôm nay trên biển cả mênh mông đành phải giã từ vũ khí ở giờ thứ 25 của vận nuớc.

Ông Lê lên xà lan ngồi trên trụ sắt buộc tàu, khi mọi nguời lên hết xà lan, tàu không nguời điều khiển tự trôi lui theo giòng nuớc, dây buộc tàu vòng qua chân Ông Lê siết mạnh, tiếng xương gãy phát ra một âm thanh rợn nguời. Ông Lê thét lớn rồi ngất lịm. Biết có tai nạn, Tàu Mỹ ưu tiên nhận nguời bị thương , Phó Thúy cùng mấy nguời ngồi cạnh khiên Ông Lê cùng dẫn gia đình ông lên tàu. Chiếc tàu Mỹ nhổ neo…

Ông Tỉnh Lê và Ông Quận Sự chia tay nhau từ đấy.

Những xà lan đầy nguời đuợc các tàu Mỹ khác lần luợt kéo nguời lên.. và dòng xà lan từ Sài Gòn vẫn liên tục đuợc kéo tới, cùng với biết bao nhiêu ghe thuyền mong manh khác cứ đổ ra biển …tìm con đuờng sống dù con đuờng ra đi đầy hiễm nguy, chưa nói đến giặc Cộng tàn nhẫn bắn xối xã vào những tàu nào chúng thấy đuợc…


Con sông Bến Hải, đứng bên nầy bờ nhìn thấy bờ bên kia rõ ràng, vậy mà sau năm 54 đất nuớc đôi miền chia cách, Bắc Nam từ đấy biệt tin nhau.. Bây giờ không phải là con sông mà là biển cả, sóng nuớc chập chùng xa cách nhau nửa vòng trái đất, ra đi bỏ quê hương đến xứ nguời xa lạ, biết làm sao sinh sống, nguời cùng giòng giống mà còn không yêu thương nhau, thì nguời dị chủng biết có chịu cưu mang mình không , rồi còn cha mẹ , anh chị , vợ con còn kẹt lại ở quê nhà , mình là cột trụ gia đinh mà bỏ ra đi , con còn nhỏ, vợ chưa từng nếm gió trãi sương làm sao nuôi con ? Với lại kẻ chiến thắng cũng cùng chung huyết thống , gốc con cháu Lạc Long, nghe tin tức từ radio, chánh phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam vẫn ra rả thông tin…Đánh nguời đi chứ ai đánh nguời trở lại..! Qua con lốc xoáy kinh hoàng , không phải tất cả đều bằng lòng với chuyến đi của mình. Có nguời…khá nhiều nguời đủ mọi thành phần trong xã hội, trong quân đội lẫn chánh quyền khi mà họ nhìn thấy, biết đuợc chung quanh họ trên tàu, trên đảo…hầu hết nguời ta đi có mặt đông đủ vợ con gia đinh, có cả nguời giúp việc, chị vú đi theo. Những nguời ở lại, có nhiều nguời đã gửi vợ con thân nhân đi truớc để họ an tâm ở lại với chức vụ cho tới giờ chót. Họ nhìn lại mình với nỗi đau của tận cùng thân phận, xa vợ vắng con làm sao họ an tâm sống ?, có ai muốn làm nguời chồng lỗi đạo với nguời vợ trẻ, có ai muốn chạy trốn bổn phận làm cha? Đây là những lý do đã khiến cho con tàu Việt nam Thương Tín đem về cả 1500 nguời đã thoát ra đi mà không đi tiếp tục…

Khi nhìn thấy nguời trở về từ tàu Việt Nam Thuong Tín, các anh em tù chung trại thuờng hay cuời nhạo, đã ra đi mà còn nhớ cái còng nên trở lại, trở lại bằng con tàu Việt Nam Thương Tâm, thuờng thì những anh em trở về nầy đều nhẫn nhịn nuốt đắng cay, không nói dù một lời biện minh cho buớc trở về… Ai có ở trong cảnh mới hiểu đuợc nguời trong cảnh…

Tàu Việt Nam Thương Tín vào tới hải phận Vũng Tàu, sau khi gửi tín hiệu xin cặp bến, tàu nhận hiệu dừng lại. Có hai chiếc tàu nhỏ võ trang mang cờ mặt trận giải phóng của Việt Cộng chạy ra đón ruớc, súng đạn lên nòng trong tư thế chiến đấu, tất cả đoàn nguời lên hết trên boong tàu đứng đầy xung quanh lan can nhìn xuống tàu VC với nét mặt đầy vẻ lo âu. Mấy cán bộ cao cấp mang súng nhỏ lên tàu tiếp xúc với thuyền truởng hải quân Trung Tá Trần đinh Trụ và đại diện đoàn nguời hồi hương là Trung Tá Trần Ngọc Thạch, chánh võ phòng của Tổng thống Trần Văn Hương, sau khi quan sát khắp mọi nơi, tên cán bộ VC đứng giữa boong tàu, an ủi bà con nên yên tâm, vì cách mạng chỉ đánh nguời chạy đi chứ không bao giờ đánh nguời trở lại. Khi hai tên cán bộ xuống tàu nhỏ thì tàu Việt Nam Thương Tín đuợc lệnh trực chỉ Nha Trang với sự hộ tống của hai tàu võ trang VC. Tàu cập bến Nha Trang, tất cả thuyền nhân lên bờ, và bị giam giữ rải rác nhiều nơi trong tỉnh Nha Trang. Đây là thời gian từng nguời đuợc gọi đi làm việc( Chữ của VC) và họ bị làm việc liên tục suốt mấy tháng trời, khai thế nào chúng vẫn bảo là chưa thành khẩn khai báo…

Anh em thuộc tỉnh Gò Công trở về trên tàu khá đông , ngoài binh sĩ , cán bộ xây dựng nông thôn , cảnh sát…trong hàng ngũ si quan có các anh Thiếu Tá Sự, Đại Úy Phạm văn Mến, Đại Úy Bá, Trung Úy La Ngàn, Trung Úy Ngô Bứa,Trung Úy Minh Hiếu, trung úy Vàng, Trung Úy Bé, Phó quận Thúy…Sau đợt lấy cung, một số đàn bà trẻ con, dân sự đuợc tha về sớm. các anh đuợc coi là trong ban đại diện bị đưa về Chí Hòa, còn lại tất cả giải giao ra Xuân Phuớc… ra đây để mà học tập cải tạo hầu sớm tiến bộ trở thành nguời công dân… Cộng Sản .


Trại Xuân Phuớc truớc đây là doanh trại của Lực Luợng Đặc Biệt, đã bị bỏ hoang từ ngày ngày Lực Luợng Đặc Biệt giải thể sau khi Mỹ rút. Trại nằm sâu trong rừng núi tỉnh Phú Yên .

Đoàn tù Việt Nam Thương Tín coi như là nhóm tiên phong xây dựng lại trại Xuân Phuớc từ hoang tàn trở nên vững chắc đủ tiêu chuẩn nhốt tù .

Anh Sự nằm cạnh anh Trần Hồng Đăng, trung sĩ nhất nhảy dù, Đăng hiền lành chân thật, anh đuợc lòng bà con từ ngày còn trên đảo, anh hớt tóc không công cho bà con, đền trả công anh nhận lại từ bà con đủ thứ vật dụng, thức ăn thuốc hút…, những thứ mà trại cấp phát cho nguời trên đảo. Những điếu thuốc Mỹ anh Đăng mang về bây giờ đuợc ngắt ra từng khúc nhỏ thay thế bi thuốc lào…hút nhã khói cho qua con ghiền ! .

Sau một thời gian tạm coi là ổn định, trại cho phép tù viết thơ về thăm nhà…Lá thư gửi đi kéo theo chuổi thời gian trông ngóng tin nhà, biết bao nhiêu điều mà nguời tù rất muốn biết kể từ khi rời đất lênh đênh trên biển cho tới bây giờ…

Một buổi sáng Đăng được cán bộ trại gọi ra lên gặp giám thị truởng…Tới trưa Đăng trở về buồng , dáng dấp trông nhu nguời mất hồn , nằm dài nhìn lên mái nhà bằng đôi mắt xa xôi…

Thấy tình cảnh của Đăng như vậy, Anh Sự hỏi thăm ..chuyện gì đã xãy ra….Đăng ngồi dậy, tay với lấy ống điếu cày, thong thả nhồi vào nỏ một bi thuốc, mồi đóm lửa kéo ro ro một hơi dài , nguớc mặt thả khói lên trời , Đăng móc túi lấy ra một lá thư mới nhận đuợc từ tay cán bộ truởng trại trao cho anh Sự .

Lá thư có dấu bưu điện Hà Nội, lá thư đuợc viết khá dài nhưng chỉ có một câu ngắn đủ nói lên cơn huyển mộng của một trong nhiều bi kịch của cuộc chiến tương tàn trên quê huong Việt Nam…”Đăng con ! Hòa bình lập lại đã lâu rồi sao con không xin phép thủ truởng về thăm mẹ…Vợ con vẫn chờ con, nay vợ con đã thăng quân hàm thiếu úy Công An …”... Thì ra....

Cây cầu Hiền Luong trên sông Bến Hải Từng ghi vết nhơ chia cắt đôi miền . nay Cộng quân cuỡng chiếm miền Nam , cây cầu không còn gây khó dễ cho dân hai miền Nam Bắc lại qua , thì truớc sau gì nguời mẹ của Đăng cũng thấu rõ định mệnh nào đã đeo đẳng nguời con trai từ ngày đem tuổi trẻ xẽ dọc Truờng Son . Thì ra Đăng là một bộ đội trẻ xâm nhập vào Nam ở lứa tuổi 20. Trong một trận tấn công vào một đơn vị Mỹ ở miền Trung , Đăng bị trọng thương bất tỉnh tại chiến truờng . Khi tỉnh lại, trong ánh đèn sáng rực mà Đăng chưa lần nào đuợc trông thấy , nhìn băng bông trên nguời Đăng biết mình được đối phương cứu sống nhưng chưa biết mình đang nằm ở đâu ? Rồi sẽ bị đối xử như thế nào đây ? . Sau thời gian được tận tình cứu chữa , Đăng bình phục, bệnh viện Mỹ chuyển giao Đăng qua chính quyền địa phuong . Không chấp thuận cuộc sống tù binh Đăng chọn con đuờng cải danh hồi chánh . Lúc còn trên giuờng bệnh , Đăng cũng có ý muốn tìm về đơn vị cũ , nhưng bây giờ thì chịu ra hồi chánh , Đăng coi nhu tứ cố vô thân, còn trong tuổi động viên, Đăng tình nguyện nhập ngũ trong màu áo hoa rừng Nhảy Dù. Đăng có khả năng , sau nhiều lần bị thương, cũng như lập đuợc nhiều chiến công , với một khoảng thời gian khá dài Đăng trở thành một hạ si quan xuất sắc của đơn vị .Tết Mậu Thân , Đăng có mặt trong trung đội tái chiếm đài phát thanh Sài Gòn , đơn vị xuất phát từ cầu Phan Thanh Giản, lần theo phố vào Nguyễn Bỉnh Khiêm, xuyên lần qua các dãy phố đến Phan Đinh Phùng , trong lúc băng qua đuờng xung phong vào sân đài phát thanh Đăng bị trọng thương , nằm tổng y viện Cộng Hòa xuất viện lọai 2, Đăng không xin giải ngũ mà tiếp tục đời lính làm việc nhẹ tại hậu cứ , Anh làm lính hớt tóc, sau thành tài xế. Khi hiệp định Ba Lê ra đời Đăng đuợc chỉ định làm tài xế cho phái đoàn quân sự liên họp bên kia trong trại Davis nằm trong Tân Son Nhứt. Đăng tiếp tục kể, có lần tuớng truởng đoàn Bắc Việt thấy Đăng kéo thuốc lào, có hỏi xin một bi hút thử, kể tới đây Đăng cuời kéo áo lên khoe những vết thẹo trên nguời

-Đây là thẹo của đạn M16, đây là thẹo của AK47…

Vừa nhìn những vết thẹo Anh Sự cuời cuời :

-Vậy chú em mầy khỏe rồi mai mốt thả về đoàn tụ với mẹ, có vợ là thiếu úy Công an…..ấm đời trai .

Nghe Anh Sự nói , Đăng lắc đầu cuời như …mếu :

- Thấy vậy mà không phải vậy đâu, em đã có vợ hai con trong Nam rồi, truớc đây vợ con em ở trong trại gia binh Hoàng Hoa Thám, bây giờ không biết trôi dạt về đâu.. Anh thấy đó, mình đã tới đảo rồi mà đành phải trở về cũng vì thương vợ nhớ con, vì thương tụi nó quá nên em mới chấp nhận đau thương mà về, nếu không bây giờ đang đi trên miền nắng ấm…! Bây giờ thật khổ, không biết nói sao với mẹ với vợ đang mong chờ ngoài Bắc .


Một số sĩ quan từ cấp trung úy tới trung tá đuợc chuyển ra Bắc trên mấy chiếc xa hàng bít bùng chiếc còng đôi đã xác định họ là ai …! Đoàn xe chạy ngang qua hai con sông lịch sử, hai dòng sông phân ly mà nguời hai miền không ít nguời mong có ngày đi thăm nhìn cho tận mặt.

Anh Sự gở 13 cuốn lịch, về lại Gò Công…Đời nguời tù cải tạo vẫn tuởng tàn dần trong chế độ mới… Đâu có ai ngờ sau con mưa trời thực sự sáng, chương trình HO ra đời cứu vớt biết bao gia đình quân công đang ngụp lặn trong bể khổ về được miền đất hứa. Gia đinh Anh Sự cũng nằm trong thành phần may mắn đó, truớc khi rời bỏ quê hương ra đi, cũng giống nhu nhiều nguời khác, tìm về nơi chốn làm việc năm xưa nhìn lại cảnh cũ, Anh Sự nhẹ nhàng trên chiếc xe đạp ( Thời đó được gọi là Cúp điếc) anh xuống thăm gia đinh nguời cận vệ, chú Tiếp đang sống tại Hòa Tân, Tiếp là hạ si quan nên đuợc về sớm , nói là sớm chứ cũng trên 3 năm, Tiếp cũng đang học Anh văn chờ đi Mỹ .Thầy trò gặp lại nhau hàn huyên tâm sự, kể cho nhau nghe những thay đổi trong buớc đời .
Thằng Đăng có lần tuởng chết vì ăn trúng cóc độc, sau nầy nhiều bạn tù thấy nó áo quần bảnh bao. Thong dong trên chiếc Dream đời mới trên đuờng phố Sài Gòn…

Vậy là Đăng đã đoàn tụ với vợ con ở Rạch Giá và chắc đã nhiều lần xin phép “ Thủ Truởng “ ra Bắc thăm mẹ già… Cũng lại một ...Buớc Đời Huyễn Mộng !

Chia tay thuộc cấp cũ, Anh Sự trên đuờng về làm một vòng ngang qua doanh trại quận Hòa Tân cũ , Anh nhìn thấy mấy con gà đang bươi đất kiếm trùng duới mấy bụi bắp chưa trổ cờ…Lòng anh như chùng xuống, bức tranh đời thay đổi quá nhanh, cảm khái vừa đạp xe vừa khe khẻ…

“ Tạo hóa gây chi cuộc hý truờng
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Đền cũ lâu đài bóng tịch dương…"

Anh Sự ra đi mà lòng chưa đuợc ổn lắm, vợ anh phải ở lại uống thuốc đi sau, vợ anh lặng lẽ tiễn cha con anh lên đuờng. Anh đốt nén nhang truớc bàn thờ gia tiên từ giã Ông Bà Cha Mẹ ra đi . Truớc khi lên xe Anh tình cờ gặp lại Thầy Nguyễn Văn Ba nguyên giáo sư Trung Học Gò Công . Coi nhu Thầy Ba là nguời duy nhất tiễn cha con Anh Sự lên đuờng...

Một trang đời của một gia đình được lật qua…

 

Tôi ở trại Hà Tây có gặp Đại Tá Lân, sau mấy năm tù Ông bị bệnh mù mắt, ông có hỗn danh là Lân mù, Ông ở buồng 15 cạnh buồng 16 dành riêng cho sĩ quan cấp đại tá . Trong hai buồng nầy cũng có 2 vị Trung tá cũng đều trong ngành Chiến Tranh Chính Trị là Ông Diên Nghị (Quân Đoàn IV) và Muời Hai (Cục Chính Huấn). Ông Lân rất vui vẽ yêu đời, ông đuợc nhiều cảm tình của đám tù sĩ quan trẻ . Ông Lân không biết bây giờ ở đâu, Ông Đỉnh cũng tới miền đất tự do và hình như đang lâm bệnh, Trung Tá Hồng bỏ miền đất hứa về chiến khu với Hoàng Cơ Minh, để rồi xuôi tay nhắm mắt khi uớc vọng chưa thành, thương cho một nguời chiến si, luôn quyết đem thân đền ơn tổ quốc…

Thì ra cuộc đời như một con truờng mộng, thấy đó rồi mất đó, điều mình làm thấy phải, nguời khác lại cho là sai…

Hằng năm sau Tết ở đất tạm dung nầy, lòng tôi luôn thấy bùi ngùi… Những ngày thiêng liêng đối với nguời Việt thì mình lại sống xa quê, đâu biết Tết nhứt là gì, mùng một lên xe đi làm, làm sao lòng không khỏi rứt ray… cũng mùa Xuân, tôi huởng Xuân cuối cùng trong đời lính tại KonTum, 8 cái Tết trong lao tù Cộng Sản , hơn 15 cái tết xa quê…

Một khoảng đời khá dài…Thương cho Việt Nam mình, cứ mãi chịu cảnh phân ly, cha con chồng vợ nhiều khi gặp rất nhiều hoàn cảnh éo le... phủ phàng… Với tôi…chẳng qua là ...Huyễn Mộng Buớc Đời .


 

Viết tại Kỳ Đà Động, Mạnh Xuân 09
Thủy Lan Vy



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 01/May/2011 lúc 6:37pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 30/Apr/2011 lúc 2:44am

 

Người Tình Không Chân Dung

Tác giả : nhạc sĩ Hoàng Trọng
Trình bày : ca sĩ  Lệ Thu
 

http://www.youtube.com/watch?v=pcKtIVaWBUM&feature=related

 
Nguoi Tinh Khong Chan Dung &
Những người không chết
 
Trình bày : ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung & Thiên Kim
 
 
 
 
 
Người Tình Không Chân Dung
Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này
Bây giờ Anh ở đâu, bây giờ Anh ở đâu?
Còn trên đời này đang xông pha đèo cao dốc thẩm
hay đã về bên kia, phương trời miên viễn chiêm baọ
Trên đầu Anh cái nón sắt ngày nào ấp ủ
mộng mơ của Anh mộng mơ của một Con Người .

(Độc thoại)
Ôi nó khác chi mây trời hiền hoà, khác chi bốn mùa êm trôi, có tiếng cười thủy tinh của vài đứa trẻ và hơi ấm vòng tay ôm của một người vợ hiền , phải thế không Anh?
Bây giờ, bây giờ trong cái nón sắt của Anh để lại trên bờ lau sậy này , chỉ có một con ễnh ương mượn vũng nước mưa đọng trong đó làm hồ .
Trong cái nón sắt của Anh bây giờ vẫn có đủ trời
vẫn mây hiền hoà trôi và bốn mùa vẫn về
Xuân muôn thuở dịu dàng , Đông rét lạnh,
Thu khi xám buồn khi rực vàng nắng quái,
Hạ cháy lửa nung trời...

Trong cái nón sắt của Anh mặt trời vẫn còn đó ban ngày và ban đêm
mặt trăng hoặc muôn muôn triệu triệu vì sao vẫn còn đó,
tất cả vẫn còn đó vẫn còn đó .
Nhưng Anh , bây giờ anh ở đâu con ễnh ương vẫn còn gọi tên Anh trong mưa dầm, tên Anh nghe như tiếng thở dài của lòng đất mẹ.
Dạo tháng ba tên Anh lẫn trong tiếng sấm đầu mùa mưa nghe như tiếng gầm phẫn nộ đến từ cuối trời .

Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này
Anh là ai ...Anh là ai ...Anh là ai...
 
                    *******
 
 
Những người không chết  
Những người đã chết hôm kia hay hôm qua
Trên thành phố tan hoang bom đạn này
Những người đó hôm nay vẫn còn đó
Ngoài trời xa trong tiếng súng đêm nay

Những người đã chết hôm qua hay hôm nay
Cho màu áo em xanh, cho cuộc đời
Vẫn còn đó trên môi trên nụ cười
Vẫn còn đó trong đêm sao rạng ngời

Hỡi những người đã chết hôm qua,
Những người còn sống hôm nay,
Xin hãy hát với nhau lời nguyện cầu
Người Việt mình sao chóng hết thương đau
Và loài người mau sớm biết thương nhau
Để từ đó tôi yêu người,
Để từ đó tôi yêu tôi

Những người đã chết cho tôi hay cho em
Cho cành lúa đơm bông trên ruộng gầy
Những người đó hôm nay vẫn còn đó
Ngoài vầng trăng trong tiếng hát thơ ngây

Những người đã chết cho tôi hay cho anh
Cho lời hát ca dao nuôi Tình Người
Vẫn còn đó trên cao nơi mặt trời
Vẫn còn đó trong tim trong hồn người .

Những người đã chết cho tôi hay cho anh
Cho lời hát ca dao nuôi Tình Người
Vẫn còn đó trên cao nơi mặt trời
Vẫn còn đó trong tim trong hồn người ./.
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 30/Apr/2011 lúc 4:52pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 30/Apr/2011 lúc 4:39pm
 
 
BÌNH  NGÔ  ĐẠI CÁOAlert%20icon

Nguyên tác : Nguyễn Trãi  

Dịch thơ  :  Ngô Tất Tố

 
 
Thay trời hành hóa, hoàng thượng chiếu rằng,
Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.

Cho nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết chí lớn phải vong thân;
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét.
Chứng cứ còn ghi.

Vưà rồi:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thưà cơ gây loạn
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm

Bại nhân nghĩa nát cả đất trờị
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,
Ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,
Khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng,
Máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà, mai đắp đất,
Chân tay nào phục dịch cho vừa ?
Nặng nề những nổi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!

(Quyết Đông Hải chi thủy bất túc dĩ trạc kì ô,
Khánh Nam Sơn chi trúc bất túc dĩ thư kì ác)
Lòng người đều căm giận, Trời đất chẳng dung tha;

Ta đây:

Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.

Lại ngặt vì:

Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu,

Việc bôn tẩu thiếu kẻ đở đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
Tấm lòng cứu nước,
Vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông,
Cỗ xe cầu hiền,
Thường chăm chắm còn dành phía tả.

Thế mà:

Trông người, người càng vắng bóng,
Miịt mù như nhìn chốn bể khơi.
Tự ta, ta phải dốc lòng,
Vội vã hơn cứu người chết đói.
Phần vì giận quân thù ngang dọc,
Phần vì lo vận nước khó khăn,
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Lúc Khôi Huyện quân không một đội.
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng trí khắc phục gian nan.
Nhân dân bốn cõi một nhà,
Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử,
Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.
Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh,
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.

Trọn hay:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạọ .
(Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn,
Dĩ chí nhân nhi dị cường bạo. )
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
Sĩ khí đã hăng quuân thanh càng mạnh.
Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía,
Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân.
Thừa thắng đuổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại,
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về.
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm
Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.
Phúc tâm quân giặc: Trần Hiệp đã phải bêu đầu
Mọt gian kẻ thù: Lý Lượng cũng đành bỏ mạng.
Vương Thông gỡ thế nguy,
Mà đám lửa cháy lại càng cháy
Mã Anh cứu trận đánh
Mà quân ta hăng lại càng hăng.
Bó tay để đợi bại vong,
Giặc đã trí cùng lực kiệt,
Chẳng đánh mà người chịu khuất,
Ta đây mưu phạt tâm công.
Tưởng chúng biết lẽ ăn năn
Nên đã thay lòng đổi dạ
Ngờ đâu vẫn đương mưu tính
Lại còn chuốc tội gây oan.
Giữ ý kiến một người,
Gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác,
Tham công danh một lúc,
Để cười cho tất cả thế gian.

Bởi thế:

Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy
Đinh mùi tháng chín,
Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại
Năm ấy tháng mười,
Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang.
Ta trước đã điều binh thủ hiểm,
Chặt mũi tiên phong
Sau lại sai tướng chẹn đường
Tuyệt nguồn lương thực
Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.
Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá
Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau
Lại thêm quân bốn mặt vây thành
Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc
Sĩ tốt kén người hùng hổ
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Cơn gió to trút sạch lá khô,
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước
Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi,
Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ.
Bị ta chặn ở Lê Hoa,
Quân Vân Nam nghi ngờ, khiếp vía mà vỡ mật
Nghe LiễuThăng thua ở Cần Trạm,
Quân Mộc Thạnh xéo lên nhau, chạy để thoát thân.
Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông,
Nước sông nghẹn ngào tiếng khóc
Thành Đan Xá, thây chất thành núi,
Cỏ nội đầm đìa máu đen.
Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp,
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng
Tướng giặc bị cầm tù,
Như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần vũ chẳng giết hại,
Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
Ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa,
Về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
Linh thiêng đã lặng thầm phù trợ;
Than ôi! Một cỗ nhung y chiến thắng,
Nên công oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả thanh bình,
Ban chiếu duy tân khắp chốn.
Xa gần bá cáo,
Ai nấy đều hay.

 
HẾT
 
 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 01/May/2011 lúc 5:29am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 30/Apr/2011 lúc 5:02pm

 

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

Nguyên tác : Nguyễn Trãi
Bản dịch : Ngô Tất Tố
 
Diễn đọc : NgoNguyenTran

http://www.youtube.com/watch?v=UazZRq331I8&feature=related

 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/Sep/2011 lúc 6:09pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ mykieu

 
 
Tác phẩm TIẾC THƯƠNG của Điêu Khắc Gia NGUYỄN THANH THU có thể xem là một tuyệt tác. Thật sống động.
Đọc bài phỏng vấn Ông , giọng điệu Nam Bộ chân phương (và khá... dài dòng ! ) , kể về "Người-Mẫu-Lính-Tình-Cờ"  , thật cảm động.
mk đã đọc bài này cách nay khoảng gần 2 năm .
Khi kể lại , có người đã từng biết điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu , cười nói "đúng là tính cách và ngôn ngữ của Nguyễn Thanh Thu !"
 
mk
 
 
 

BỨC TƯỢNG "TIẾC THƯƠNG"

Ở NGHĨA TRANG QUÂN ÐỘI BIÊN HÒA

 

 
 
 
 
 
BÀI GHI LẠI LỜI PHỎNG VẤN
CỦA LÊ XUÂN TRƯỜNG VỚI ÐIÊU KHẮC GIA NGUYỄN THANH THU VỀ BỨC TƯỢNG "TIẾC THƯƠNG" Ở NGHĨA TRANG QUÂN ÐỘI BIÊN HÒA.

 

LỜI GIỚI THIỆU:

Một trong những người mà LÊ XUÂN TRƯỜNG mời quý vị theo dõi buổi nói chuyện hôm nay, anh là một Ðiêu Khắc Gia, người đã để lại bức tượng nặng 10 tấn, cao hơn sáu thước taị Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa, nghĩa trang nơi hàng ngàn người lính VIỆT NAM CỘNG HÒA đã nằm im trong giấc ngủ ngàn thu vẫn chưa được tìm thấy những giây phút thật thanh bình. Thưa quý vị, Ðiêu Khắc Gia NGUYỄN THANH THU, tác giả của bức tượng TIẾC THƯƠNG.
 
 

LÊ XUÂN TRƯỜNG: Thưa anh Thu. Trước đây ở Nghĩa Trang Quân Ðội Biên
Hòa, mình có Nghĩa Trang nào trước đó?

ÐKG NGUYỄN THANH THU: Ðể trả lời anh Xuân Trường. Sỡ dĩ mà Nghĩa Trang Xa Lộ Biên Hòa nó được hình thành sau Nghĩa Trang ở Hạnh Thông Tây Gò Vấp, trước đó chưa có Nghĩa trang Biên Hòa chỉ có Nghĩa trang Hạnh Thông Tây Gò Vấp .
Qua cái năm đó, vụ năm 68 vừa xong thì Mỹ đổ thêm
quân tham chiến , một cuộc chiến ác liệt, cho nên, lúc bây giờ Nghĩa trang Hạnh Thông Tây đã không có chỗ còn để chôn nữa, cho nên chính phủ mới thành lập Nghĩa Trang Xa Lộ Biên Hòa.

.............................
.............................
.............................

LÊ XUÂN TRƯỜNG: Anh nghĩ như thế nào về cuộc chiến Việt Nam. Anh là người sống trong cuộc chiến, chắc chắn là sự xúc động của anh kinh khủng lắm phải không ạ?

ÐKG NGUYỄN THANH THU: Nói đến tác phẩm nầy, thưa quý vị, anh Trường ảnh hỏi nhiều quá, sâu sắc đối với tôi. Thưa quý vị, nếu mà những người đồng lứa tuổi với tôi, năm nay tôi 68 tuổi, tất cả những sĩ quan, những H.O qua đây rồi, tôi nói, không ai mà không xúc động trước một hình ảnh mà người chiến binh đã ngã ngoài chiến trường, có nhiều bản nhạc hay đó, Trần Thiện Thanh cũng kêu la um sùm đó, rồi nhạc nầy, nhạc kia, đủ thứ hết, nhớ người lính của mình. Nhất là, không phải nói đến riêng những binh chũng nào như Nhảy Dù, Biệt Ðộng Quân, Thuỷ Quân Lục Chiến...mà nói chung đến người lính của mình, chiến sĩ mình, lòng gan dạ của họ, chỗ nào nguy hiểm là họ tới để giải quyết chiến trường,
cảnh bị bao vây, rồi chết chóc... thê lương lắm, đại khái như vậy.
Hình ảnh Thương Tiếc đó, nói ngay, khi tôi vừa lớn lên thì gặp chiến tranh, cho nên tác phẩm nào cũng có nguyên nhân của nó.
Chiến trường, nơi đó là một đề tài thật xúc động. Cho nên, là một nghệ sĩ, tài cán không được bao nhiêu, chỉ thấy được sự thật của thời đại lúc bấy giờ, cái mốc đó, cuộc chiến đó. Tôi cố gắng ghi laị sự đau đớn của thời đại đó.

LÊ XUÂN TRƯỜNG: Thưa quý vị, buổi nói chuyện với Ðiêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu, quý vị vừa biết được nguồn gốc của bức tượng TIẾC THƯƠNG, đặt tại NGHĨA TRANG QUÂN ÐỘI BIÊN HÒA, nơi mà 250.000 chiến sĩ đã nằm xuống, để bảo vệ cho đất nước VIỆT NAM được TỰ DO.

Kính chào quý vị.

 

 

 




CON MA TẠI TƯỢNG ĐÀI 
THƯƠNG TIẾC

Tác giả: Trần Liêm Khảo


Đây là câu chuyện... vốn có thật, nhiều người biết, nhiều người thuật lại, nhiều người sợ mà cũng chẳng ít người bán tín bán nghi. Chuyện này nay được Mặc Nhiên - tác giả bài"Con Ma Tại Tượng Đài Thương Tiếc" nghi nhận lại về câu chuyện ma như sau: 

NHỮNG CÂU CHUYỆN NÀY ĐÃ ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI CHÍNH MẮT THẤY TAI NGHE KỂ LẠI. Chung qui đều những chuyện huyền bí nói về một linh hồn ẩn ức trong cái pho tượng của người lính chiến VNCH. Có nhiều người khi nghe những câu chuyện này sẽ cho là thật, cũng có người dửng dưng cho là chuyện giải trí, bịa đặt hay là mê tín dị đoan, hoang đường. Họ sẽ nói: ”mộtbức tượng vô tri vô giác thì thì làm gì có linh hồn ? Sự ẩn ức nào chứ? Vâng. Ai cũng có thể nói vậy, nhưng tin hay không là quyền của họ. Chỉ biết rằng tất cả người kể những câu chuyện này đều thật lòng, nghiêm chỉnh và họ không dám cười lên những linh hồn đã hy sinh cho tồ quốc vì chính họ cũng là những người dấn thân cho quê hương... 

Cũng có thể những câu chuyện này thật sự phát sinh ra từ uẩn ức. Sự uẩn ức của người lính chiến đã bị bức tử một cách vô tình, hay là sự uẩn ức của người dân Miền Nam VN bị mất nước vào tay CS. Với bất cứ lý do nào đó, tượng anh lính chiến với đề tài: "Thương Tiếc", có nét mặt trầm buồn ưu tư bao la thâm trầm, mà lại có vẻ ẩn chứa sự bình thản của một thiền sư, đã dễ dàng đi sâu vào lòng người. Tượng đài sống động, như ẩn như hiện, nhìn vào, thấy thổn thức tâm can của những người khao khát hòa bình. Kiệt tác là ở nơi chúng ta, cũng như chúng ở nơi kiệt tác. Sự đồng giao cảm của tâm hồn rất cần thiết cho sự thưởng lãm nghệ thuật. Lúc đó kiệt tác sẽ trở thành một thực thể có sinh khí. Chính vì vậy mà tượng "Tiếc Thương" đã hóa thành thần linh chăng ? 

Nghĩa Trang Quân Đội tọa lạc tại trên một đồi cao nên từ ngả tư xa lộ Saigon-Biên Hòa và lối vào Thủ Đức mọi người có thể nhìn thấy. Ngay từ lối vào, sừng sững bức tượng quân nhân trẻ tuổi, ngồi nghỉ vai đeo ba lô, tay cầm khẩu Garant M 1 để trên đùi. Đó là tác phẩm điêu khắc ”Tiếc Thương” của Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thụ

Điêu Khắc Gia Thụ cấp bậc Đại Úy phục vụ tại Cục Chiến Tranh Chính Trị, là người chịu trách nhiêm thực hiện tượng đài kỷ niệm ”Tiếc Thương” cho Nghĩa Trang. Mới đầu nghệ sĩ Thụ tốn biết bao tháng ngày phác họa trên mô hình, trên giấy và thạch cao những mẩu tượng đài nhưng vẫn chưa hài lòng mẩu phẩm nào cả. Tình cờ một hôm Đại Úy Thụ đến thăm bạn ở Tiểu Đoàn lll Nhảy Dù (Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Trần Quốc Lịch, Tiểu Đoàn Phó, Nghiếp Ảnh Gia Nguyễn Ngọc Hạnh). Bạn Thụ cư ngụ trong Doanh Trại ở Ngả Tư Bảy Hiền Saigon. Nhưng trước khi vô nhà bạn, Thụ ghé vào quán giải khát trước cổng. Lúc vào quán Đại Úy Thụ chú ý một Hạ Sĩ Nhảy Dù đang ngồi nhậu "la de". Trên bàn chỉ một mình anh nhưng có hai ly bia đầy đối nhau. Mỗi khi cầm ly bia lên, anh Hạ Sĩ nhảy dù vẫn thường cụng ly bia đối diện và nói: 

- Uống đi mày, uống đi mày... 

Tiếng cụng ly , lời mời vẫn đều đặn theo nhịp uống của anh. Thoạt đầu Đại Úy Thụ nghĩ là anh này đã say nên không tự kèm chế được hành động, nhưng nhìn chung quanh chẳng ai thắc mắc thái độ lạ lùng đó, có lẽ họ đã hiểu tâm sự của anh. Anh Hạ Sĩ lại tiếp tục, tay cụng ly miệng nói: 

- Uống đi mày! 

Ông Thụ hiếu kỳ, nhìn nét mặt buồn, đau xót vời vợi của anh Hạ Sĩ. Ông hỏi chủ quán sự tình rồi đến bàn anh để biết chi tiết hơn. Anh Hạ sĩ điềm tỉnh trả lời: 

- Trình Đại Úy, tôi và người bạn ở Vùng 4, rủ nhau gia nhập binh chủng Nhảy Dù cùng một ngày. Sau thời gian huấn luyện, cả hai về Tiểu Đoàn ll. Nay, người bạn thân đã hy sinh ở trận địa. 

Nói tới đây anh Hạ sĩ nghẹn ngào. Ngưng lại một lúc như để cho cơn xúc động lắng xuống, anh lại nâng ly cụng vào ly bên kia và miệng lại nói: 

- Uống đi mày. Có Đại úy đang uống với tao đây. 

Sau đó anh nói tiếp: 

- Từ ngày bạn tôi mất, tôi rất buồn, khi ra đi có nhau, nay còn một, đôi lúc tôi muốn đào ngũ về quê, nhưng về quê tôi cũng không tìm lại được nó nữa, ở đâu tôi còn tìm thấy hình bóng của nó ? 

Người hạ sĩ Nhảy Dù buồn vời vợi và tình bạn thắm thiết của anh đã gây cho nghệ sĩ Thụ một xúc động tràn ngập vô bờ bến. Từ giao cảm thiên thu đó, nhà điêu khắc xin phép Tiểu Đoàn Trưởng cho biệt phái anh Hạ sĩ làm người mẫu để anh hoàn thành bức tượng đài kỷ niệm bức tượng "Tiếc Thương” đầu tiên bằng xi măng. 

Sau đó anh Hạ Sĩ Nhảy Dù trở về đơn vị, và trong một trận chiến quyết liệt ở Tam Quan, Bồng Sơn, anh đã hy sinh trên trận địa để sang bên kia thế giới với người bạn cố tri ngày nào. Anh Hạ sĩ sầu vời vợi vĩnh viễn ra đi, nhưng hình ảnh còn ghi mãi mãi trong lòng chúng ta. 

Nếu câu chuyện đến đây chấm dứt cũng đã nhiều lạ lùng kỳ diệu về tình bạn, tình chiến hữu, nhưng bức tượng lại còn nhiều kỳ bí khác nữa, có thể vì những kỳ bí mà bức tượng xi măng đã đổi thành tượng đồng. Sau đó biết bao tin đồn đại về bức tượng hóa thần, nào là: 

Các xe chở rau từ Đà Lạt về khuya thường gặp một người lính ra chận xe xin mua rau, khi đến bến kiểm lại tiền chỉ thấy toàn là tiền vàng mã. 

Lại một việc khác xảy ra ở Biên Hòa, số là vào buổi sáng kia một quân nhân đặt mua bánh mì khá nhiều, khi giao hàng cho người quân nhân ra về, người chủ cất tiền vô tủ, bất chợt khi cần tiền lấy hàng, mở tủ ra chỉ thấy toàn là tiền vàng mã, trong khi đó mỗi mộ ở nghĩa trang đều được cúng một khúc bánh mì. 

Có một cụ già ở chân núi Châu Thới, đêm nọ trời đã khuya, cụ nghe tiếng gọi ở ngoài xin nước uống. Khi đem nước và đèn ra cho người xin nước, thoạt đầu cụ tưởng như những lần quân đội hành quân vào xin nước uống là thường. Nhưng lần này người lính uống xong, ngẩng mặt lện cám ơn ra đi thì cụ chợt sửng sốt, tự nghĩ:”sao lại có người lính giống anh lính ở tượng đài "Tiếc Thương" như thế? Sáng hôm sau cụ già ra nghĩa trang để kiểm lại. Cụ nhận thấy mặt mũi vóc dáng anh lính xin nước tối qua y hệt tượng đài Tiếc Thương, cụ cho rằng bức tượng đã hiện thành người và thấy vết sình non hãy còn dính đầy đôi giày trận. 

Cụ về thuật lại với bà con ở Suối Lồ Ô, mọi người kéo nhau đi xem và đồn khắp cả Thủ Đức, Tân Vạn, Biên Hòa v.v.. Nhiều người hiếu kỳ đổ nhau đi coi tượng đài Tiếc Thương làm nghẽn cả lối giao thông ngay trước cổng Nghĩa Trang. 

Cũng vẫn theo câu chuyện huyền bí này do Mặc Nhiên ghi lại thì sau khi cụ già về thuật lại nhiều người tò mò rủ nhau đổ xô đi xem hiện tượng ma quái này. Vì vậy mà một quãng đường tại cổng Nghĩa Trang đông đặc cả người làm cản trở cả sự lưu thông. 

Truyện bí ẩn này loan truyền khắp mọi nơi. Một số sĩ quan yêu cầu chẩn úy thường vụ Chung Sự Nghĩa Trang cho biết hư thực thể nào?! Theo lời chuẩn úy thường vụ này kể lại: 

- Nhân một hôm đi chợ Tam Hiệp sắm đồ giỗ ông thân, khi mua xong tôi kêu tài xế mang về trước. Tôi ghé Tam Hiệp thăm một người bạn ở Tam Hiệp và mời đến ăn giỗ ngày hôm sau. Khi về, trời sẩm tối, đến cổng Nghĩa Trang, tôi nghỉ chân dưới bức tượng. Không biết cao hứng thế nào, trước khi lội bộ về nhà, tôi nhìn tượng đài và nói với giọng điệu cố hữu của một “thượng sĩ đại đội”: 

- Ê mày, mai giỗ ông già tao, mày có rảnh ghé nhà tao hai giờ chiều nhậu chơi. 

Nói xong tôi bước vào nghĩa trang vì tôi ở phía sau khu nhà phục dịch việc chung sự. Tám giờ sáng hôm sau, việc thờ cúng bắt đầu và tiệc nhậu bắt đầu kéo dài đến 1 giờ chiều. Tiễn khách ra về xong, tôi đi ngủ, phần thì say, phần vì thức đêm quá khuya. Trong giấc ngủ chập chờn, tôi nghe có tiếng gỏ cửa ầm ầm khiến tôi giật mình la lớn lên: 

- Ai phá nhà tao đó ? 

Tiếng gỏ cửa vẫn không dứt, tôi bực mình đứng dậy. Khi mở cửa ra, tôi bật ngửa, thấy pho tượng “Tiếc Thương” đứng chình ình trước cửa nhà tôi và nói: 

- Chuẩn úy thường vụ bê bối quá, kêu tôi hai giờ chiều đến nhậu, giờ tôi đến đây thì ông lại nằm ngủ say sưa vậy thì tôi nhậu với ai đây ? 

Tôi hoảng sợ đóng sập ngay của lại không dám nhìn ra ngoài nữa. Tôi nghe có tiếng cười khằng khặc và tiếng bước chân nặng nề làm rung rinh cả mặt đất. Tiếng chân đi xa dần rồi im bặt lại. 

Thiếu tá Chỉ Huy Trưởng Đại Nghĩa Trang Biên Hòa kể trường hợp ông gặp tượng Tiếc Thương ngồi sau xe Jeep của ông. 

- Khi chạy xe vào Nghĩa Trang tôi thường hay dừng lại, đón những binh sĩ đi bộ từ cổng vào, cho họ đỡ mỏi chân. Một buổi trưa, ăn cơm xong, trở lại làm việc, khi tới cổng nghĩa trang, tôi dừng xe lại đón một hạ sĩ xin quá giang. Khi anh ta ngồi ở phía sau tôi, tôi bắt đầu rồ ga sang tay số, tiếp tục chạy vào trong. Nhấn ga hoài mà xe không tiến thêm một tí nào. Tôi quay lại định nhờ anh lính xuống dẩy dùm thì thấy pho tượng "Tiếc Thương" đang ngồi ngoài sau tôi. Tôi chưa kịp phản ứng gì thì có tiếng nói cất lên: 

- Xe Jeep Thiếu Tá sao chở nổi tôi. 

Tiếp đó là một tràng cười khằng khặc, đồng thời tôi nghe chiếc xe như có vẻ nhẹ bỏng hêu hểu. Tôi quay lại thì thấy pho tượng Tiếc Thương đã biến đi đâu rồi. 

Vị Thiếu tá này còn kể một câu chuyện khác: 

- Nghĩa trang ở trên đồi vào tháng mưa cỏ mọc um tùm nên phải thuê người lân cận vô cắt cỏ. Trong lúc một cô gái đang cắt cỏ, có một anh binh sĩ đến bên tán tỉnh, quá quen với kiểu đó nên cô chẳng thèm quay lại xem hình dáng người đang trêu ghẹo mình ra làm sao ! Cô nghe tiếng người lính này hỏi: 

- Cô có biết tôi đây là ai không ? 

Cô gái không ngó lại chỉ lên tiếng đáp: 

- Ông là ai, mặc kệ ông, mắc mớ gì tôi! 

Bỗng một tràng cười ngạo nghễ khác thường từ phía sau vang lên rồi tiếp đến là những bước chân nặng nề bước đi khiến làm rung chuyển cả mặt đất. Bây giờ cô gái kia mới chịu quay lại, thì ôi thôi, đó là nguyên cả pho tượng Tiếc Thương đang đứng trước mặt người con gái này. Quá hoảng sợ, cô gái kia la hét lên, cắm cổ chạy vào khu làm việc, kể lại sự tình vừa xảy ra cho tôi nghe, đồng thời cô cũng xin nghỉ việc ngay ngày hôm đó". 

* * * 

Lại cũng là chuyện pho tượng "Thương Tiếc" tại nghĩa trang quân đội, do Đại Tá Trịnh Văn Vũ chuyển về Tam Hiệp thuộc tỉnh Biên Hòa thuật lại. Dưới đây là lời của Đại Tá Vũ: "Hôm ấy, nhằm ngày nghỉ tôi lên Sài Gòn một mình, đến thăm người anh vợ tôi tại tòa soạn đường Hồng Thập Tự. Chuyện trò ăn uống xong, tôi ra về thì trời đã tối và có mưa lâm râm. Khi đến gần cổng nghĩa trang thì có bóng một binh sĩ đưa tay ra gàn lại xin cho đi nhờ về chợ Tam Hiệp. Vì chỉ đi một mình buồn, nên ngừng lại và mời lên xe cùng ngồi ghê phía trước cạnh tôi. Tôi vừa nói vừa chuyện trò những chuyện đâu đâu cho đở buồn, nhưng tôi lại không nhìn hình dạng của người lính xin đi nhờ đang ngồi bên cạnh. Khi đến chợ Tam Hiệp tôi dừng lại bảo: 

- Đến chợ Tam Hiệp rồi. Anh có thể xuống đây. 

Không nghe tiếng người lính đáp lại mà cũng chẳng thấy anh ta bước xuống xe nữa, vội quay sang chăm chú nhìn, bất giác tôi hốt hoảng, người ngồi bên cạnh tôi chẳng khác nào pho tương "Thương Tiếc" nhưng miệng há hốc ra cười thành tiếng khằng khặc... Lúc bấy giờ tôi cảm thấy không còn hồn vía nữa vội nhảy ngay xuống đất định bỏ chạy... thì bỗng có tiếng réo gọi: 

- Thưa Đại Tá, xin Đại Tá tha tội cho em út... Em chỉ đùa không thôi... Hẹn rồi có ngày em đền đáp ơn của Đại Tá đối với em lúc sinh thời... Đại tá cho em gửi lời thăm Đại tá Thọ Tỉnh Trưởng Bình Định... cùng với Đại Tá Phu Nhân... Nói dứt lời thì lạ lùng thay pho tượng kia bỗng biến mất liền ngay sau đó. 

Chuyện pho tượng “Tiếc Thương” được nhiều người kể đến. Quí độc giả nghĩ thế nào về câu chuyện huyền bí này? 


Trần Liêm Khảo


mk
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22946
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Oct/2011 lúc 9:48am
LỜI RU SÓNG VỖ .
Tiếng hát: Diệu Hiền
Giọng ngâm: Hoài Hương
 
 
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 18/Oct/2011 lúc 7:16pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ mykieu

 
 
 
 
TƯỞNG NHƯ CÒN NGƯỜI YÊU
 
 
nhạc    Phạm Duy.
thơ      Lê Thị Ý,
Ca sĩ   Thanh Lan,
 
 
" Bây giờ anh phủ mầu cờ
Em không nhìn được xác chồng
Anh lên lon giữa hai hàng nến trong "
(Khi Người Lính 'nằm xuống' , được vinh thăng 1 cấp.
 ex : Thiếu úy => Cố Trung Úy ! Cry ) 
 
 
 
 
Ngày mai đi nhận xác chồng
Say đi để thấy mình không là mình
Ngày mai đi nhận xác anh
Cuồng si thuở ấy, hiển linh bây giờ

Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ
Như môi góa phụ nhạt mờ vết son
Tình ta không thể vuông tròn
Say đi mà tưởng như còn người yêu

Phi cơ đáp xuống một chiều
Khung mây bàng bạc mang nhiều xót xa
Dài hơi hát khúc thương ca
Thân côi khép kín trong tà áo đen
Chao ôi ! Thèm nụ hôn quen
Chong đèn, hẹn sẽ đêm đêm đợi chờ
Bây giờ anh phủ mầu cờ
Bây giờ anh phủ mầu cờ

Em không nhìn được xác chồng
Anh lên lon giữa hai hàng nến trong
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
Ôm mồ cứ tưởng ôm vòng người yêu !
 
 
 
Theo mk, không ai hát bài này hay hơn ca sĩ Lê Uyên ( Lê Uyên-Phương ), nhưng mk chưa tìm lại được.
Mời diễn đàn  nghe tạm CS Thanh Lan hát .
 
 



Nhạc phẩm "Tưởng như còn người yêu", một thời làm biết bao người miền Nam VN những năm thập niên 70 phải ...khóc !, lúc chiến tranh ngày càng khốc liệt .
Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc từ bài  "Thương Ca 1" của nhà thơ Lê Thị Ý , bài nhạc làm người nghe rơi lệ, bài thơ càng làm người đọc thổn thức nhiều hơn !

Chợt nhớ Chinh Phụ Ngâm khúc "Tình chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?"  !
mk



Thursday, October 14, 2010


Trò chuyện với Lê Thị Ý:

Tác giả

‘Ngày Mai Ði Nhận Xác Chồng’



Thực hiện: Ðinh Quang Anh Thái/Người Việt

Nhà thơ Lê Thị Ý.
(Hình: trích từ tác phẩm Tuyển tập thơ-văn "Quê Hương và Kỷ Niệm")

Cuối thập niên 70, trong bối cảnh chiến tranh lên cao điểm, ca khúc "Tưởng Như Còn Người Yêu" do Phạm Duy phổ nhạc từ thơ của Lê Thị Ý gây xúc động lớn lao cho người nghe.

Nhà thơ Lê thị Ý xuất thân trong một gia đình văn nghệ. Người anh lớn là nhà thơ Vương Ðức Lệ, người chị lớn là nhà văn Phượng Kiều và cô em gái là nhà văn Lê Thị Nhị.

Lê Thị Ý làm thơ rất sớm, từ lúc còn học trung học và viết đều hơn khi theo gia đình vào Nam năm 1954.

Nhân dịp từ Virginia đến California ra mắt tác phẩm mới tại phòng sinh hoạt Lê Ðình Ðiểu của nhật báo Người Việt, bà đã dành cho biên tập viên Ðinh Quang Anh Thái cuộc nói chuyện thân mật sau đây.

-ÐQAThái: Tình khúc "Tưởng Như Còn Người Yêu", thơ của bà, Phạm Duy phổ nhạc; tựa đề khởi thủy của bài thơ là gì ạ?

-Nhà thơ Lê Thị Ý: Lúc bấy giờ vào năm 1970, tôi viết 10 bài thơ trong tập thơ "Mười Bài Thương Ca"; bài mà Phạm Duy phổ thành ca khúc là "Thương Ca 1".

-ÐQAThái: Phải chăng chính bà là người góa phụ đi nhận xác chồng trong bài thơ?

-Nhà thơ Lê Thị Ý: (cười thoải mái) Không. Cho tới bây giờ tôi vẫn độc thân.

-ÐQAThái: Vậy, bà lấy cảm xúc từ đâu để viết nên bài thơ bất hủ này?

-Nhà thơ Lê Thị Ý: Lúc đó là năm 1970, tôi sống tại Pleiku. Thành phố nhỏ bé này vào giai đoạn chiến tranh khốc liệt, chỉ thấy lính, vợ lính, xe tăng, xe Jeep; hầu như không thấy gì khác nữa. Nhà tôi ở gần nhà xác của quân đội. Tôi chứng kiến cảnh biết bao các bà đi nhận xác chồng. Tôi thấy đàn bà, con nít đến lật cái poncho quấn xác để nhìn mặt người thân, cảnh đó khiến tôi đau đớn không chịu nổi. Rõ ràng nỗi đau của những người có chồng chết trận là nỗi đau của chính mình. Thành thật, tôi vô cùng xúc động và chính tôi sống bằng hình ảnh những người vợ lính, vợ sĩ quan khóc bên xác chồng. Nỗi buồn đau đó là nỗi buồn đau của mình.

-ÐQAThái: Bài "Thương Ca 1", Phạm Duy phổ nhạc, ngay khi được phổ biến, đã chiếm tâm hồn người nghe. Nhưng cũng có người lên án bài này "phản chiến"; bà nghĩ sao ạ?

-Nhà thơ Lê Thị Ý: Khi tôi làm thơ, tôi xúc cảm thế nào thì tôi viết ra như thế. Thế thôi. Tôi không nghĩ gì khác cả. Bài thơ được phổ biến cũng là một sự ngẫu nhiên.

Một người bạn của anh Vương Ðức Lệ tôi đến nhà chơi, thấy bài thơ bèn đưa cho cụ Nguyễn Ðức Quỳnh - người trụ trì sinh hoạt "Ðàm Trường Viễn Kiến" ở nhà cụ tại Sài Gòn quy tụ rất nhiều văn nghệ sĩ, trí thức, nhà văn, nhà báo - Cụ Quỳnh đọc, thấy hay bèn đưa cho ông Phạm Duy phổ nhạc. Cho nên, bài thơ của tôi được mọi người thương hoặc cho là phản chiến thì cũng là việc tình cờ thôi, may mắn thôi, chứ tôi không chủ ý trước việc phổ biến bài thơ.

-ÐQAThái: Khi phổ thành ca khúc, hình như Phạm Duy có sửa vài lời trong bài thơ?

-Nhà thơ Lê Thị Ý: Ðúng vậy. Có lẽ ông Phạm Duy sửa vài chữ cho nó hòa hợp với âm điệu bài nhạc hơn. Có câu ông Phạm Duy cắt bớt. Thí dụ câu tôi viết, "Chiếc quan tài phủ cờ màu, hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng" thì Phạm Duy sửa thành "Bây giờ anh phủ mầu cờ" và cắt đi câu thơ kế tiếp.

-ÐQAThái: "Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng", tại sao lại phũ phàng ạ?

-Nhà thơ Lê Thị Ý: Khi đau đớn thì cái gì cũng phũ phàng cả. Phũ phàng là hình ảnh đau đớn, quằn quại.

-ÐQAThái: Khi nhạc sĩ Phạm Duy đổi chữ và cắt bớt câu thơ như vậy, là tác giả, bà có thấy mất đi nguyên ý khi cảm xúc sáng tác không?

-Nhà thơ Lê Thị Ý: Tôi không nghĩ gì và cũng không thắc mắc, không để
ý chuyện đó, vì khi tôi làm thơ, tôi theo vần điệu của thơ, còn ông Phạm Duy làm nhạc thì ông cảm hứng theo nốt nhạc.

-ÐQAThái: Hỏi câu này bà thứ lỗi cho, bà có người yêu là lính không?

-Nhà thơ Lê Thị Ý: (ngập ngừng..., cười) Chắc cũng phải có chứ ạ!

-ÐQAThái: Bài thơ "Thương Ca 1" do bà sáng tác và Phạm Duy phổ nhạc, đã từ lâu trở thành của quần chúng. Nghĩa là, người ta hát say sưa mà không còn nhớ tới tên tác giả. Nếu tình cờ, ở một nơi chốn nào đó, bỗng nhiên nghe có người hát, có người nói tới bài thơ này, tâm trạng của bà sẽ ra sao?

-Nhà thơ Lê Thị Ý: Tôi vui chứ ạ. Vì tôi thấy tôi may mắn có người biết đến thơ của mình; mà thực sự khi làm thơ, tôi làm vì tôi thấy cần làm thôi, chứ không mang ước vọng có con mắt nào đó để ý đến thơ mình (cười).

-ÐQAThái: Bà có thể đọc cho nghe nguyên văn bài "Thương Ca 1".


-Nhà thơ Lê Thị Ý:


“Ngày mai đi nhận xác chồng
Say đi để thấy mình không là mình
Say đi cho rõ người tình
Cuồng si độ ấy hiển linh bây giờ
Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ
Như môi thiếu phụ nhạt mờ dấu son
Tình ta không thể vuông tròn
Say đi mà tưởng như còn người yêu
Phi cơ đáp xuống một chiều
Khung mây bàng bạc mang nhiều xót xa
Dài hơi hát khúc thương ca
Thân côi khép kín trong tà áo đen
Chao ơi thèm nụ hôn quen
Ðêm đêm hẹn sẽ chong đèn chờ nhau
Chiếc quan tài phủ cờ màu
Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng
Em không thấy được xác chàng
Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai.”


-ÐQAThái: Nếu dùng thơ để kết thúc cuộc phỏng vấn này, bà sẽ chọn những câu thơ nào?

-Nhà thơ Lê Thị Ý: Tôi muốn dùng hai câu thơ cuối của bài "Thương Ca 1" là "Mùi hương cứ tưởng hơi chồng, nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai", để nói lên tâm trạng người góa phụ trong chiến tranh, trong nỗi đau tận cùng, cảm xúc như mình vẫn còn người mình yêu.

-ÐQAThái: Cám ơn bà đã nhắc nhớ lại một bài thơ bất hủ nói lên nỗi đau của con người và đất nước Việt Nam thời còn chinh chiến.


http://ttdb.blogspot.com/2010/10/tro-chuyen-voi-le-thi-y-tac-gia-ngay.html





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 01/Apr/2012 lúc 5:58pm
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.156 seconds.