Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Chuyện Linh Tinh | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh |
Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả | |
<< phần trước Trang of 120 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | |||||||
ranvuive
Senior Member Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
Gởi ngày: 29/May/2009 lúc 8:58am | |||||||
6 "độc chiêu" đặc sản Nam bộ
Trần Trọng Trí
* Rắn hổ đất nằm cây thục địa,
Ngựa nhà trời ăn cỏ chỉ thiên. * Chiều chiều én liệng trên trời, Trên cánh đồng tứ giác Long Xuyên, tiếp giáp với vùng biển và rừng Kiên Giang - Hà Tiên, cũng như vùng Đồng Tháp Mười bao la, ngút ngàn, nổi tiếng là những địa danh có nhiều tắc kè, rắn mối. Đây là món ăn khá phổ biến của dân quanh vùng. Sau khi tổ chức bắt tắc kè, người ta chặt bỏ đầu, nhúng nước sôi, cạo cho sạch lớp vẩy. Trước khi ướp, chặt tắc kè ra từng mếng, ướp với đại hồi, tiểu hồi, bắc chảo phi mỡ tỏi, rồi đổ thịt tắc kèvào xào cho săn lại; sau đó vắt nước cốt dừa vào xâm xấp, chụm lửa liu riu để thịt hoà quyện với gia vị và nước cốt (đừng để lửa nóng quá mất ngon). Hễ thấy nước cốt dừa sắc xuống, ta bắc chảo ra, rắc đậu phộng lên là xong. Thịt Tắc kè thơm ngon lạ lùng ! Đặc biệt là phần đuôi ... béo ngậy, bồi bổ ngũ tạng, lục phủ, vì nơi đây tập trung mỡ và xương sụn. Tắc kè xào lăn mà có thêm "đế" thì khỏi chê ! Nhưng không phải ai cũng có thể dùng món quí hiếm này ! Chuột xào sả ớt Sau khi tổ chức dặm cù bắt chuột hoặc đi săn chuột bằng mũi chĩa về anh em xúm nhau đun nước cho sôi, trụng chuột vào chảo nước, lột da cho sạch, lộ ra lớp thịt chuột trắng phau đem treo lên cho ráo nước, chặt bỏ đầu, đuôi, chân... Sau đó, chặt thịt chuột thành từng miếng vừa miệng, ướp tỏi, bột ngọt, đường, muối, ngũ vị hương, nước tương... độ chừng 5 phút cho thấm. Xong đâu đó, bắc chảo lên bếp, để thật nóng, cho mỡ, phi tỏi thật vàng, thơm, đổ xả ớt giã nhuyễn vào xào liên tục đến khi se lại mới cho thịt vào đảo đều tay. Khi thịt chín múc ra dĩa, rắc tiêu, đậu phộng lên. Dùng khi thịt còn nóng thì mới "tuyệt cú mẻo - không thua gì món ngon "chốn cung đình " ! Cháo đậu xanh nấu với rắn hổ đất Ở Đồng Tháp Mười rắn, rùa nhiều có tiếng. Khi bắt được rắn hổ đất, đem đập đầu cho chết, dùng nước sôi cạo vẩy thật sạch. Kế đến mổ lấy ruột gan, rồi chặt rắn thành từng khúc dài khoảng tấc tây; đem hầm cho nhừ mới vớt ra. Sau đó, đổ gạo và đậu xanh vào nồi nước hầm rắn. Cháo chín nêm nếm vừa miệng. Đem xé thịt rắn hổ đất nhỏ như thịt gà, trộn chanh, rau răm. Múc mỗi tô cháo cho vào một ít thịt rắn, có rắc tiêu hành trộn đều, ăn đến đâu mát đến đó ... vì cháo đậu xanh rắn hổ đất làm mát gan, giải nhiệt ! Dơi quạ hấp chao Dơi quạ có rất nhiều ở miệt rừng U Minh thượng và hạ. Khi làm thịt dơi quạ, dứt khoát không nên để lông dính vào thịt trong lúc lột da, và phải bỏ cho hết chất xạ trong dơi đi, thịt mới không hôi. Chặt đầu, bỏ cánh, rửa sạch máu, chặt miếng vừa ăn, dùng chao ớt đã đánh nhuyễn và gia vị ướp chung với thịt; để một lúc rối bắc lên bếp hấp cách thuỷ. Món này bổ thận nhất đấy ! Ba Khía ngâm muối Ba khía là loại sinh vật sống ở ven sông, biển, hình dáng giống con cua, lớn hơn con còng. Ba khía bắt đem về rửa sạch, chú ý làm sạch mắt và miệng, rồi ướp ba khía với muối theo tỷ lệ thích hợp, bỏ vào khạp, đậy kín nắp lại. Khoảng một tuần lễ ba khía sẽ chín, lấy ra ăn với món nào cũng đều ngon. Lúc đem ba khía ra dùng, cần ngâm với nước sôi khoảng năm phút, tách yếm bẻ càng, bỏ tròng tô ướp tỏi, ớt, chanh, đường, bột ngọt cho thấm đều, bắt chảo phi mỡ, tỏi cho thơm rồi đổ ba khía vào chiên. Khi nào ăn, vắt chanh vào, ta sẽ có món ăn ngon, nhứt là ăn với cơm nguội, hết sảy ! Cá bống kho tiêu Đây không phải là cá bống mú của cô Tấm thời xa xưa, mà là cá bống trứng xuất hiện vào lúc mùa mưa dầm ở miệt đồng bằng Nam bộ. Chúng sống bám theo những dề lục bình trôi lềnh bềnh trên sông rạch theo con nước lớn, ròng. Loại bống trứng này nhỏ con, lớn lắm chỉ bằng ngón tay út, chúng ăn toàn bọt bèo trên mặt nước nên trong ruột không có chất dơ. Thông thường, người ta bơi xuồng kè theo mấy dè lục bình, dùng rổ xúc cá bống, hoặc là dùng đáy giăng trên sông. Mỗi lần kéo đáy vài ba ký cá tươi nhảy soi sói. Do không có tạp chất, nên cá bống đem về khỏi cần mổ bụng, chỉ để vào rổ, dùng lá chuối tươi chà xát cho sạch nhớt, bớt tanh, trộn với ít muối cho thấm đều cá, rồi rưới ít dầu hoặc mỡ, nước màu, xốc cho đều, bắc lên bếp chụm lửa liu riu. Đặc biệt kho với nước mắm đồng, nêm đường, bột ngọt cho vừa ăn. Khi nước vừa cạn, rưới thêm mỡ hoặc dầu, rắc tiêu lên cho thơm. Ăn cơm với cá bống kho tiêu thật đậm đà tình quê hương ... rất hợp với cuộc sống dân dã. Sáu món ăn " độc chiêu " này của người Nam bộ gợi cho bạn điều gì ? Chắc chắn đó không đơn thuần chỉ là " quí hiếm ", " tuyệt cú mèo " hay " mát gan, bổ thận " mà còn là sự khẳng định bản lĩnh thích ứng cao độ của người Việt ta trong buổi đầu khai sơn lập địa ở vùng Nam bộ hoang dã xưa. |
||||||||
IP Logged | ||||||||
ranvuive
Senior Member Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
Gởi ngày: 29/May/2009 lúc 9:04am | |||||||
IP Logged | ||||||||
ranvuive
Senior Member Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
Gởi ngày: 29/May/2009 lúc 9:32am | |||||||
|
||||||||
IP Logged | ||||||||
ranvuive
Senior Member Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
Gởi ngày: 30/May/2009 lúc 9:41am | |||||||
Thực đơn dựng tóc gáy
(TinNhanhBlog.com)
Khu ẩm thực côn trùng luôn thu hút khách du lịch. Rất nhiều người cho rằng, “côn trùng là một món ăn giàu protein”. Bạn có thể xem thực đơn, những món canh, chiên, nướng, súp côn trùng cũng vô cùng phong phú và hấp dẫn. Khuyến cáo: nếu bạn yếu tim thì không nên vào những nhà hàng kiểu này. Món súp gián
Món sâu xiên
Rắn
Bò cạp
Chuột nướng
Châu chấu chiên giòn
|
||||||||
IP Logged | ||||||||
ranvuive
Senior Member Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
Gởi ngày: 30/May/2009 lúc 10:41am | |||||||
Cúng giỗ
Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất mà cúng giỗ. Ðây cũng là dịp gặp mặt người thân trong gia đình trong dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong.
Vào dịp đó người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới gọi là ăn giỗ, thì cũng là trước cúng sau ăn, cũng là để cho cuộc gặp mặt đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sum họp, kể chuyện tâm tình, chuyện làm ăn. Với ý nghĩa "Uống nước nhớ nguồn" việc đó có thể xếp vào loại thuần phong mỹ tục.
Ngày giỗ theo âm Hán là huý nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ.
Nguyên ngày trước, "Lễ giỗ" gọi là "Lễ chính kỵ"; chiều hôm trước lễ chính kỵ có "lễ tiên thường" (nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà phú hữu mời bà con làng xóm ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần hoặc vì bận việc hoặc vì kinh tế hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ. Tóm lại, nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước thì trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng.
Theo gia lễ: "Ngũ đại mai thần chủ", hễ đến năm đời thì lại đem chôn thần chủ của cao tổ đi mà nhấc lần tằng tổ khảo lên bậc trên rồi đem ông mới mất mà thế vào thần chủ ông khảo.
Theo nghĩa cửu tộc (9 đời): Cao, tằng, tổ, phụ (4 đời trên); thân mình và tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn (4 đời dưới mình). Như vậy là chỉ có 4 đời làm giỗ (cao, tằng, tổ, phụ) tức là kỵ (hay can), cụ (hay cố), ông bà, cha mẹ. Từ "Cao" trở lên gọi chung là tiên tổ thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của thuỷ tổ.
Những người đã đến tuổi thành thân, thành nhân nhưng khi chết chưa có vợ hoặc mới có con gái, chưa có con trai hoặc có con trai nhưng con trai cũng chết, trở thành phạp tự (không có con trai nối giòng). Những người đó có cúng giỗ. Người lo việc giỗ chạp là người cháu (con trai anh hoặc anh ruột) được lập làm thừa tự. Người cháu thừa tự được hưởng một phần hay toàn bộ gia tài của người đã khuất. Sau khi người thừa tự mất thì con cháu người thừa tự đó tiếp tự. Những người chưa đến tuổi thành thân (dưới 16 hoặc dưới 18 tuổi, tuỳ theo tục lệ địa phương) sau khi hết lễ tang yết cáo với tổ tiên xin phụ thờ với tiên tổ. Những người đó không có lễ giỗ riêng, ai cúng giỗ chỉ là ngoại lệ. Có những gia đình bữa nào cũng xới thêm một bát cơm, một đôi đũa đặt bên cạnh mâm, coi như người thân còn sống trong gia đình. Ðiều này không có trong gia lễ nhưng thuộc về tâm linh, niềm tưởng vọng đối với thân nhân đã khuất. |
||||||||
IP Logged | ||||||||
ranvuive
Senior Member Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
Gởi ngày: 30/May/2009 lúc 10:44am | |||||||
Giao thiệpTheo phong tục Việt Nam "miếng trầu là đầu câu chuyện" miếng trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm ý nghĩa, giầu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có.
Miếng trầu đi đôi với lời chào, người lịch sự không "ăn trầu cách mặt" nghĩa là đã tiếp thì tiếp cho khắp. Vì trầu cau là "đầu trò tiếp khách" lại là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ, lễ mừng... * Tục ăn trầu Tương truyền có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một chuyện cổ tích nổi tiếng "chuyện trầu cau". Miếng trầu gồm 4 thứ nguyên liệu: cau (vị ngọt), lá trầu không (vị cay), rễ (vị đắng) và vôi (vị nồng). Ăn trầu thể hiện nếp sinh hoạt mang đậm tính dân tộc độc đáo của Việt Nam. Sách xưa ghi rằng "ăn trầu làm thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm".
Miếng trầu, làm cho người ta gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Miếng trầu nhân lên niềm vui, khách đến được mời trầu; tiệc cưới có đĩa trầu để chia vui; ngày lễ, tết, ngày hội miếng trầu với người lạ để làm quen, kết bạn; với người quen miếng trầu là tri âm tri kỷ. Miếng trầu cũng làm người ta ấm lên trong những ngày đông lạnh giá, làm nguôi vợi bớt nỗi buồn khi nhà có tang, có buồn được sẻ chia cảm thông bởi họ hàng bạn bè làng xóm. Miếng trầu còn là sự thể hiện lòng thành kính của thế hệ sau với các thế hệ trước cho nên trên mâm cỗ thờ cúng gia tiên của người Việt có trầu cau. * Hút thuốc lào Trong khi đa số giới nữ ăn trầu và miếng trầu là đầu câu chuyện thì đối với đàn ông, thuốc lào gắn bó với họ lúc vui, buồn thậm trí suốt cả cuộc đời. Thuốc lào được hút bằng điếu ống, điếu bát, để cho tiện dụng khi xa nhà lại hút bằng điếu cày (điếu để hút thuốc trong lúc cày bừa ở đồng ruộng nên gọi là điếu cày). Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 30/May/2009 lúc 10:44am |
||||||||
IP Logged | ||||||||
ranvuive
Senior Member Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
Gởi ngày: 30/May/2009 lúc 10:47am | |||||||
Món ăn ngày tết
Bánh chưng
Bánh chưng là món ăn dân tộc không thể thiếu được trong dịp Tết Nguyên đán của mỗi người dân Việt Nam. Cứ đến dịp này, mỗi gia đình đều chuẩn bị ít ra một cặp bánh chưng, bày lên bàn thờ cúng tổ tiên. Bánh chưng có màu xanh và vuông vắn tượng trưng cho trái đất. Theo truyền thuyết bánh chưng xuất hiện vào đời vua Hùng, khi hoàng tử Lang Liêu dâng lên vua cha, được vua ngợi khen và nhường ngôi. Việc gói bánh chưng rất công phu. Gạo nếp để gói bánh chưng là loại nếp ngon và được ngâm từ ngày hôm trước. Thịt lợn làm nhân phải chọn miếng có đủ cả bì, mỡ, nạc. Đậu xanh đều hạt, lá dong xanh. Bánh chưng được gói vuông, không chặt quá và không lỏng quá. Bánh gói xong cho vào nồi luộc. Bánh luộc bằng củi, mùn cưa, trấu thì rất ngon. Đến Việt Nam bạn có thể ăn bánh chưng vào bất cứ lúc nào. Nhưng bạn chỉ có thể cảm nhận hết hương vị của bánh chưng vào dịp Tết Nguyên đán. Lúc này cùng với đĩa bánh chưng còn có thêm đĩa giò lụa, hành muối chua để ăn kèm. Theo truyền thống dân tộc, trước tết khoảng một hay hai ngày, bên bếp lửa hồng, cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng ôn lại chuyện cũ và chuẩn bị đón chào năm mới với niềm hy vọng chứa chan vào những điều tốt đẹp sẽ đến. Dưa hành Dưa hành là món bình dị, dân dã nhưng vô cùng độc đáo và không kém phần hấp dẫn trong bữa ăn của người Việt Nam. Ðặc biệt, vào những ngày Tết cổ truyền, trong mâm cỗ đầy thịt cá mà thiếu món dưa hành hẳn nhiên sẽ mất nhiều thú vị. Dưa hành không chỉ mang lại cho ta cảm giác ngon miệng mà nó còn có tác dụng đẩy nhanh sự tiêu hóa. Bí quyết của món dưa hành ngon chính là ở nước ngâm hành. Những củ hành trắng, mịn nổi vân xanh ăn vừa chua, vừa giòn đi cùng với bánh chưng là món khoái khẩu trong ngày Tết. . Mâm ngũ quả Trong ngày Tết, bên cạnh những chiếc bánh chưng xanh, cành đào đỏ, gia đình nào cũng bày một mâm ngũ quả trên bàn thờ. Mỗi loại trái cây một màu sắc, tượng trưng cho thuyết ngũ hành và cũng thể hiện ước nguyện của gia chủ, mong một năm ấm no. Chủ đạo trong mâm là nải chuối, còn xanh, quả nây đều, cái "đầu ruồi" chưa rụng. Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những trái ngọt - thành quả cả năm lao động của người miệt vườn. Người ta thường chọn cam Bố Hạ, còn gọi là cam sành, ánh xanh chưa tan hết thì mầu vàng đã hiện, hòa vào nhau như một thứ sành già lửa. Trái cam Vinh (Xã Đoài) tròn quả, vàng tươi cũng rất được ưa thích. Mâm quả đón xuân mới sẽ thêm nền nã bởi sự có mặt của đôi quả trứng gà hình trái đào tiên hay hồng xiêm Xuân Đỉnh. Cần chút đỏ tươi thì thêm cà chua, chùm ớt sừng trâu. Có người còn trưng cả quả khế mọng nước còn vương một nhánh lá xanh. Đặc biệt nhất là quả phật thủ, chỉ có trên vùng lạnh giá Cao Bằng, Lạng Sơn. Thứ quả này sẽ làm thơm cả căn phòng suốt mấy ngày Tết. Ở miền Nam, mâm ngũ quả có khác đôi chút. Bà con thường bày thêm trái xoài, dừa và đu đủ. Ngày nay, đời sống phong phú, mâm ngũ quả cũng có thể nhiều hơn không chỉ là 5 trái năm màu. Ngoài những loại quả truyền thống, các gia đình có thể bày thêm những trái cây ngoại nhập như táo tây, cam vàng xứ ngoại... tuỳ thuộc vào sở thích mỗi nhà. Hương vị mâm ngũ quả theo khói hương tỏa rộng, đem theo hy vọng, ước mong của các thành viên trong gia đình. |
||||||||
IP Logged | ||||||||
ranvuive
Senior Member Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
Gởi ngày: 31/May/2009 lúc 4:02am | |||||||
Thư pháp Việt Nam
Xin được giới thiệu với các bạn một bộ môn nghệ thuật đang phát triển bên Việt Nam, đó là môn Thư pháp.
Ở Việt Nam thuở xưa, vào mỗi dịp Xuân về, người dân hay đến nhà những « Thầy Ðồ » hay những người « hay chữ » để xin chữ về treo như một bức tranh, vừa là món đồ trang trí nhưng cũng vừa là món ăn tinh thần. Thầy đồ hay người hay chữ cho chữ bằng cách viết một hay nhiều chữ trên một tờ giấy lớn, với nội dung mang tính cách chúc tụng hay giáo dục, nét chữ thường được khen là đẹp như rồng bay phượng múa. Lối viết như vậy được gọi là Thư Pháp. Thư Pháp là phương pháp viết chữ (đẹp). Cụ Ðồ xưa:
Ðối với người phương Ðông, nói đến môn Thư pháp, người ta thường nghĩ đến cách viết chữ Hán với phong cách đặc biệt... Với cây bút lông, mực và giấy người Trung Hoa đã đưa nghệ thuật viết chữ vươn lên đỉnh cao với lý thuyết phong phú, mang tính triết học, thiền học. Thư pháp bằng tiếng Việt:
Theo các bậc khoa giáp thời xưa, việc chọn một câu văn một bài thơ để viết lên trang giấy là việc cần hết sức cẩn trọng. Vì ngoài việc thể hiện nét bút tài hoa, năng khiếu viết chữ, nội dung một bức thư pháp còn cho thấy tư tưởng, kiến thức, tâm hồn của người viết. Khi cầm bút, ngoài thể hiện những đường nét rồng bay phượng múa, các thư pháp gia còn phải "nhiếp tâm" với những gì mình sắp sửa viết ra. -Ðầu câu không thụt vô. -Các hàng đều và dài bằng nhau -Một chữ lẻ loi không đứng thành một hàng -Khoảng trống ở hàng cuối không dài hơn phân nửa chiều dài của hàng -Không dùng dấu chấm câu. Hình dạng bức thư pháp: Có bốn hình dạng chánh
-Hình chữ nhật đứng (Trung đường) -Hình chữ nhật ngang (Hoành phi) -Hình vuông (Ðấu phương) -Hình mặt quạt (Phiến diện) (coi hình dưới đâÿ)
Khi tác giả Hình viết Ý của tác giả khác (văn, thơ...) nhưng chưa có sự đồng ý của tác giả đó thì con dấu của tác giả Hình đặt bên dưới, phải, còn bên trái ghi tên tác giả Ý và người viết phải ghi « thủ bút » hoặc « viết ». Vị trí nầy tạm gọi là Bán triện Khi tác giả Hình viết Ý của tác giả khác (văn, thơ...) có sự đồng ý của tác giả Ý thì được quyền đóng dấu ở dưới, bên phải nhưng phải đề tên tác giả Ý phía trên cao, bên trái ; và người viết phải ghi chữ « thủ bút » hoặc « viết ». Vị trí nầy tạm gọi là Ðồng triện.
Trong thư pháp việt ngữ hiện nay xuất hiện 5 kiểu chữ chánh:
Trong một số người viết thư Pháp, có nhiều người là họa sĩ, họ thường biến chữ thành tranh, tranh là hình ảnh của chữ. Lối viết nầy rất khó. Thí dụ như : Ta có thể hình dung ra được khuôn mặt của Ðức Phật Sau đây là chữ "Phật" của Trần Bá Linh:
Chữ "Lệ rơi" của Tuấn Hạ : Và cuối cùng là chữ "Mẹ" của Chính Văn: Nếu ta nhìn kỷ thì có thể "thấy" hình dáng người mẹ tóc dài xõa lưng, đứng đưa lưng lại và dang tay ra để đở một đứa bé, đứa bé nầy nhìn ngang, nằm co lại như còn trong bụng mẹ. Nguồn http://lichsuvietnam.comChỉnh sửa lại bởi ranvuive - 31/May/2009 lúc 4:05am |
||||||||
IP Logged | ||||||||
ranvuive
Senior Member Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
Gởi ngày: 31/May/2009 lúc 4:06am | |||||||
Thư pháp Việt Nam
Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 31/May/2009 lúc 4:19am |
||||||||
IP Logged | ||||||||
ranvuive
Senior Member Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
Gởi ngày: 31/May/2009 lúc 4:25am | |||||||
IP Logged | ||||||||
<< phần trước Trang of 120 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |