Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: Điều đáng ngẫm trong cuộc sống Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 4
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 25/Dec/2013 lúc 11:53am


Alan Phan
nói chuyện tiền


Với 43 năm kinh nghiệm kinh doanh tại Mỹ và Trung Quốc, việt kiều-Tiến sỹ Alan Phan- đã có những câu chuyện khá thú vị xung quanh việc kiếm tiền và cách tìm niềm vui và sự nghiệp qua việc kiếm tiền...

Tiến sỹ Alan Phan

Câu chuyện thứ nhất:
Trắng tay là lúc động não nhiều nhất

Trong 43 năm bươn chải cuộc sống với nhiều thăng trầm đã đưa tôi trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Không phải lúc nào tôi cũng có tiền. Thậm chí có những thời gian tôi trắng tay như hồi năm 1975, tôi cùng vợ con quay lại Mỹ lần 2 khi trong túi chỉ vẻn vẹn 400USD. Hay như năm 1983, tôi gần như mất hết vốn trong một dự án bất động sản, và tôi đã ra khỏi nhà chỉ với một valy quần áo!
Lúc đó, tôi không suy nghĩ nhiều về vấn đề mình đang đối diện mà luôn nghĩ tới con đường tôi sẽ phải đi trong tương lai. Mình không có gì thì phải bắt đầu ra sao. Tôi nhận thấy đó là những lúc tôi thường hăng hái và động não nhiều nhất với khát vọng vượt qua tình thế gay go này. Còn khi tôi có tiền có khi là là những lúc tôi hay buồn bã nhất vì cảm thấy cô đơn, buồn chán. Với tôi, hành trình vượt qua nghèo khó đôi khi còn lý thú hơn là sống để mua sắm. Vì thế, tôi luôn luôn tìm cách thay đổi mình để cho cuộc sống thú vị hơn, cũng như để tìm thấy sự đam mê của mình trong công việc.


Câu chuyện thứ hai:
Từ chức vì muốn phiêu lưu

Từ 1/1/2013, tôi sẽ từ chức vị trí Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa. Viasa là một quỹ riêng tư của 3 gia đình thành lập từ 2002. Có thể nói doanh thu trong 10 năm hoạt động của Viasa không đến nỗi nào nhưng tôi nhận thấy bắt đầu đang có sự yếu kém đi vì lối quản trị bảo thủ và chiến thuật trọng sự an toàn, không thích hợp lắm trong một môi trường nhiều thay đổi và cần sáng tạo. Bên cạnh đó, Virus của căn bệnh “làm vừa đủ để khỏi bị đuổi” đã lan truyền nặng và mục tiêu vì doanh thu hay lợi nhuận đã bị bỏ sót để chăm chú vào lợi ích cá nhân.
Tất cả những điều đó đã dập tắt niềm đam mê, hưng phấn của tôi như lúc đầu ở đây và nó đã khiến tôi quyết định chuyển hướng. Hơn nữa, việc lựa chọn thời điểm thay đổi là rất quan trọng. Sớm hay muộn vài tháng cũng có thể làm mất cơ hội kiếm tiền. Tôi nhìn năm 2013 là sự khởi đầu của một hành trình mới với những cuộc phiêu lưu, khám phá đầy thú vị…


Câu chuyện thứ ba:
Thụ động và lười biếng sẽ “trói” giới trẻ Việt Nam

Tôi đã nói rất nhiều với các bạn trẻ ngày hôm nay về một hình ảnh: Trong một thân xác con người, phần từ cổ xuống dưới là thể hiện những cơ bắp. Những người sử dụng cơ bắp này để kiếm tiền thì giỏi nhất ở nước Mỹ cũng chỉ kiếm được khoảng 20-25USD/giờ. Trong khi đó, phần từ cổ trở lên là trí tuệ thì dường như là vô giới hạn. Đó mới là tài sản mềm, là giá trị thực sự mà tôi muốn các bạn trẻ ngày nay hướng tới để thích nghi với một nền kinh tế đang vận chuyển theo hướng dựa trên tri thức, chứ không phải dựa trên những tài sản cứng.
Nhân đây tôi cũng chia sẻ một thực tế rằng các bạn trẻ Việt Nam lớn lên trong một xã hội tương đối khép kín, tư duy khó chấp nhận những gì mới mẻ, những gì có thể nói là thách thức đối với những suy nghĩ cổ truyền. Họ đóng mình trong một cái hộp và cứ loay hoay trong đó không thoát ra được. Tôi luôn nhắc thế hệ này phải nghĩ những gì đang diễn biến ngoài cái hộp. Bên cạnh đó, người trẻ Việt Nam khá thụ động, có thể nói là lười biếng, ngay cả khi so sánh với các láng giềng ASEAN.
Tôi đi dạy ở nhiều nơi và thấy sinh viên Châu Á nói chung thụ động, không muốn động não nhiều để đi tìm tài liệu, góc cạnh, tư duy…. Đa số các sinh viên ở bên Mỹ thích đọc, lúc nào trên tay cũng có quyển sách hay máy tính thì sinh viên Việt Nam có vẻ là thích cà phê, tán gẫu…


Câu chuyện thứ tư:
Con 14 tuổi cho đi làm để kiếm tiền mua xe hơi

Ở nước ngoài, bố mẹ để con cái tự tư duy về cách suy nghĩ, tìm học. Do đó, những đứa nào cảm thấy thích thú trong việc kiếm tiền thì có thể kinh doanh rất sớm. Còn những đứa khác thì cũng tự lập hơn so với những bạn cùng trang lứa ở Việt Nam.
Ví dụ, khi con trai tôi lên 14 tuổi, nó ước mơ có một chiếc ô tô cho riêng mình. Dĩ nhiên, tôi có thể sẵn sàng mua cho con một chiếc xe. Nhưng dù mới 14 tuổi, cậu ta đã thực hiện một kế hoạch rất nghiêm túc, đó là buổi sáng đi bán báo, buổi chiều đi làm nhân công quét dọn trong một siêu thị. Sau 2 năm, thằng bé đã dành đủ tiền mua lại chiếc xe Mustang cũ với giá 5.000USD vừa đúng thời gian cậu ta đủ tuổi để lái xe ở Mỹ (16 tuổi). Số tiền này dù không lớn …nhưng thằng bé rất quý trọng chiếc xe đầu đời vì đây là tiền mồ hôi nước mắt mà nó tự kiếm được. Đó là tinh thần của những đứa trẻ được ảnh hưởng từ nền giáo dục Âu Mỹ, tự do và tự lập.


Câu chuyện thứ năm:
Kiếm tiền mà không nghĩ đến tiền

Để kiếm tiền, theo tôi, giới trẻ hãy quên chuyện nghĩ đến tiền mà thay vào đó là hãy nghĩ tới công việc của mình cùng với sự đam mê, nhiệt huyết cho công việc đó. Đến lúc nào anh đã làm được một việc gì thành công, một việc gì giỏi, hoặc một kiến thức chuyên sâu ở bất cứ ngành gì thì tiền sẽ tự tìm tới. Hãy tạo ra những thành quả tốt nhất bằng tất cả những kỹ năng có thể.
Sau cùng là giữ niềm tin vào chiến thắng.
Tiếp tục thẳng tiến, đừng sợ sệt hay rụt rè. Chúng ta còn cả một thế giới mới để chinh phục.


Lan Hương




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 26/Dec/2013 lúc 4:50pm

40 bài học vô giá mà cuộc sống dạy bạn

Ngôi%20saoNgôi sao – 16:42 ICT Thứ tư, ngày 25 tháng mười hai năm 2013

Có những bài học mà bạn luôn phải tự học hỏi, khám phá trong chính cuộc sống của mình.

Bạn đã bao giờ mệt mỏi về việc phải tập hợp những bài học trong cuộc sống qua nhiều năm. Đó quả thực là một bài thực hành thú vị cho bất kỳ mỗi chúng ta tự khám phá. Hãy cùng trải nghiệm 40 bài học quý giá dưới đây do trang Advancedlifeskills tổng hợp, đây hẳn sẽ là hành trang hữu ích cho bạn trên quãng đường hành trình mang tên "cuộc sống".

1. Cuộc sống không hề công bằng, bạn phải chấp nhận điều đó.

2. Khi mà bạn vẫn còn nghi ngờ, hãy luôn đặt ra câu hỏi.

3. Cuộc sống rất ngắn, chính vì thế bạn đừng phí thời gian để ghét một ai đó.

4. Đừng bao giờ khiến bản thân bạn trở nên quá đa nghi.

5. Hãy biết tiết kiệm tiền hàng tháng.

6. Ban không phải là người chiến thắng trong mọi cuộc cãi vã, chỉ là việc đồng ý hay không đồng ý mà thôi.

7. Hãy khóc trước mặt một người mà bạn thực sự tin tưởng, điều này giúp bạn hàn gắn vết thương nhanh hơn là việc khóc một mình.

8. Thật không tốt khi bạn tức giận và đổ tội cho cuộc sống, cho tạo hóa. Hãy tự ngồi lại và suy ngẫm.

9. Hãy tiêu dùng một cách hợp lý để khi về hưu bạn sẽ có một khoản dưỡng già.

10. Hãy để quá khú ngủ trong yên bình bởi nếu bạn có nhắc lại thì nó cũng không thay đổi được gì, đồng thời cũng không giúp ích mấy cho hiện tại.

11. Khóc trước mặt con cái bạn, điều này hết sức bình thường

12. Đừng so sánh cuộc sống của mình với người khác. Bởi bạn không thể biết được cuộc hành trình tương lai của họ sẽ ra sao?

13. Nếu bạn có một mối quan hệ luôn phải giữ bí mật, tốt hơn hết bạn không nên duy trì nó.

14. Mọi thứ đều có thể thay đổi chỉ sau một cái chớp mắt. Nhưng đừng lo lắng, bởi Chúa không bao giờ làm được điều này.

15. Cuộc sống không chỉ có những bữa tiệc. Hãy cho mình sống bận rộn với công việc hoặc một niềm đam mê, sở thích nào đó.

16. Cuộc sống không chia thành những học kỳ và bạn không có kỳ nghỉ hè.

17. Một người viết văn luôn sáng tác. Nếu bạn muốn thành một nhà văn, hãy luôn học cách viết.

18. Khi một điều gì đó tới với cuộc sống của bạn, đừng hỏi tại sao mà hãy tận hưởng nó.

19. Không bao giờ là quá muộn để có một tuổi thơ hạnh phúc. Nhưng để có được điều đó lần nữa, tất cả đều phụ thuộc vào bạn.

Ảnh: Nam Anh.

20. Hãy đốt cháy những ngọn nến, mặc những bộ quần áo bạn thích... Đừng để dành nó cho một dịp đặc biệt nào cả bởi hôm nay đã là một ngày đặc biệt rồi.

21. Bạn không hoàn hảo và cũng không cần phải tỏ ra bạn là người hoàn hảo.

22. Hãy mạnh dạn khẳng định cái “tôi” của mình một cách lành mạnh.

23. Không ai có thể khiến bạn hạnh phúc, ngoại trừ chính bạn.

24. Bất cứ điều gì mọi người nghĩ về bạn, tất cả đều không có trong từ điển sống của bạn.

25. Dù hiện tại của bạn có tốt hay là xấu, điều đó sẽ thay đổi

26. Công việc sẽ không giúp đỡ khi bạn bị ốm, chỉ có gia đình và bạn bè mới quan tâm tới bạn. Hãy luôn để ý tới họ.

27. Bạn nghĩ thế nào không quan trọng , chỉ có những điều bạn đang làm sẽ cho bạn biết mình là ai.

28. Bạn có thể chơi thể thao giỏi nhưng chưa chắc đã trở thành tuyển thủ quốc gia.

29. Không có công việc hợp pháp nào là hèn kém. Chỉ có người ngồi không rồi mới đáng xấu hổ.

30. Hãy có tham vọng nhưng đừng thất vọng.

31. Những gì chiếu trong tivi không giống ngoài đời.

32. Hãy quan tâm đến đời sống tình dục thật an toàn

33. Đừng đổ lỗi cho người khác vì những quyết định của bạn.

34. Bạn không bất tử.

35. Lòng bao dung, sự tha thứ luôn là yếu tố cần thiết trong cuộc sống.

36. Đừng quên nói lời cảm ơn.

37. Hãy biết cách từ bỏ những thứ không có lợi ích trong cuộc sống của bạn và nghiêm khắc hơn với bản thân.

38. Không có thứ gì có thể "giết chết" được bạn, mỗi lần vấp ngã sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn.

39. Hãy tin vào những điều kỳ diệu.

40. Hãy ra ngoài sau mỗi giờ học tập, làm việc, có thể bạn sẽ khám phá ra nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống.

Văn Hiến


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/Nov/2014 lúc 11:28pm



Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến

Huỳnh Minh Tú

Email In

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH :

Sự tiếc nuối vô bờ bến



 

Sách%20giáo%20khoa%20thời%20VNCH

Sách giáo khoa thời VNCH

Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.

Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học, và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.


1468720_354694488000497_1492264788_n

Phòng thí nghiệm ở Viện Pasteur Sài Gòn (Internet)

Tổng quan

Từ năm 1917, chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam đã có một hệ thống giáo dục thống nhất cho cả ba miền Nam, Trung, Bắc, và cả Lào cùng Campuchia. Hệ thống giáo dục thời Pháp thuộc có ba bậc: tiểu học, trung học, và đại học. Chương trình học là chương trình của Pháp, với một chút sửa đổi nhỏ áp dụng cho các cơ sở giáo dục ở Việt Nam, dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính, tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ phụ. Sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập vào năm 1945, chương trình học của Việt Nam – còn gọi là chương trình Hoàng Xuân Hãn (ban hành thời chính phủ Trần Trọng Kim - được đem ra áp dụng ở miền Trung và miền Bắc.

Riêng ở miền Nam, vì có sự trở lại của người Pháp nên chương trình Pháp vẫn còn tiếp tục cho đến giữa thập niên 1950. Đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa thì chương trình Việt mới được áp dụng ở miền Nam để thay thế cho chương trình Pháp. Cũng từ đây, các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam mới có cơ hội đóng vai trò lãnh đạo thực sự của mình.

PKý%20lễ

Một buổi lễ khánh thành tượng Petrus Ký trong khuôn viên ( công viên 30/4 hiện tại ), nằm trên đường Boulevard Norodom – ( Đại Lộ Thống Nhất trước Dinh Độc Lập, hướng về Nhà Thờ Đức Bà ).

Ngay từ những ngày đầu hình thành nền Đệ Nhất Cộng Hòa, những người làm công tác giáo dục ở miền Nam đã xây dựng được nền móng quan trọng cho nền giáo dục quốc gia, tìm ra câu trả lời cho những vấn đề giáo dục cốt yếu. Những vấn đề đó là: triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục, chương trình học, tài liệu giáo khoa và phương tiện học tập, vai trò của nhà giáo, cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học, đánh giá kết quả học tập, và tổ chức quản trị.

Nhìn chung, người ta thấy mô hình giáo dục ở Miền Nam Việt Nam trong những năm 1970 có khuynh hướng xa dần ảnh hưởng của Pháp vốn chú trọng đào tạo một số ít phần tử ưu tú trong xã hội và có khuynh hướng thiên về lý thuyết, để chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn.

Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng Hòa có một phần năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh trunghọc, và 101.454 sinh viên đại học; số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân số. Đến năm 1975, tổng số sinh viên trong các viện đại học ở miền Nam là khoảng 150.000 người (không tính các sinh viên theo học ở Học viện Hành Chính Quốc Gia và ở các trường đại học cộng đồng).


Cảnh%20giờ%20rước%20học%20sinh.

Cảnh giờ rước học sinh tan trường.



Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm (từ 1955 đến 1975), bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp do phần lớn ngân sách quốc gia phải dành cho quốc phòng và nội vụ (trên 40% ngân sách quốc gia dành cho quốc phòng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục), nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng quốc gia và tạo được sự nghiệp vững chắc ngay cả ở các quốc gia phát triển.

Kết quả này có được là nhờ các nhà giáo có ý thức rõ ràng về sứ mạng giáo dục, có ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, đã sống cuộc sống khiêm nhường để đóng góp trọn vẹn cho nghề nghiệp, nhờ nhiều bậc phụ huynh đã đóng góp công sức cho việc xây dựng nền giáo dục quốc gia, và nhờ những nhà lãnh đạo giáo dục đã có những ý tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở Miền Nam Việt Nam.


750Thay_Co_truong_QGNT

Thầy cô giáo ( Giáo sư ) thời VNCH


Triết lý giáo dục

Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hựu Thế, Việt Nam Cộng Hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật… Ba nguyên tắc “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic), và “khai phóng” được chính thức hóa ở hội nghị này.

Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa (1967).

vnch-giao-duc6

Khóa Hội Thảo Cải Tổ Chương Trình Sư Phạm.



1. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục nhân bản.

Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốclấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác.

Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá conngười, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.



vnch-giao-duc1%20%281%29



2. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục dân tộc.

Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.



Sinh%20viên%20đại%20học%20Dược%20Khoa%20Sài%20Gòn%20gói%20bánh%20chưng%20để%20đem%20giúp%20đồng%20bào%20miền%20Trung%20bị%20bão%20lụt%20năm%20Thìn%201964

Sinh viên đại học Dược Khoa Sài Gòn gói bánh chưng để đem giúp đồng bào miền Trung bị bão lụt năm Thìn 1964.



3. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục khai phóng.

Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.

Từ những nguyên tắc căn bản ở trên, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đề ra những mục tiêu chính sau đây cho nền giáo dục của mình. Những mục tiêu này được đề ra là để nhằm trả lời cho câu hỏi: Sau khi nhận được sự giáo dục, những người đi học sẽ trở nên người như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại.


Mục tiêu giáo dục thời VNCH:

Bích%20chương%20của%20Bộ%20Y%20Tế%20VNCH

Bích chương của Sở Giáo Dục – Bộ Y Tế VNCH



1. Phát triển toàn diện mỗi cá nhân.

Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên của mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.



Thanh%20nữ%20VNCH

Thanh nữ Việt Nam Cộng Hòa



2. Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh.

Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học sinh học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.



Người%20dân%20miền%20Nam%20biểu%20tình%20phản%20đối%20Trung%20Quốc%20đánh%20chiếm%20Hoàng%20Sa,%20năm%201974

Người dân miền Nam biểu tình phản đối Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, năm 1974.



3. Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.

Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độc lập qua đó phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp học sinh phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp học sinh có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.

Mặt%20tiền%20của%20Viện%20Đại%20Học%20Sài%20Gòn%20%28Số%203%20Công%20Trường%20%20chiến%20sĩ%29

Mặt tiền của Viện Đại Học Sài Gòn (Số 3 Công Trường
Chiến Sĩ)


Giáo dục tiểu học:

Học%20sinh%20lớp%20Nhất,%20lớp%20Nhì%20hồi%20xưa.

Một lớp tiểu học ở miền Nam vào năm 1961.



Bậc tiểu học thời Việt Nam Cộng hòa bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 (thời Đệ Nhất Cộng Hòa gọi là lớp Năm đến lớp Nhất).   Theo quy định của hiến pháp, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập (bắt buộc). Từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa đã có luật quy định trẻ em phải đi học ít nhất ba năm tiểu học. Mỗi năm học sinh phải thi để lên lớp. Ai thi trượt phải học “đúp”, tức học lại lớp đó. Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác.


Số liệu giáo dục bậc tiểu học[8]
Niên họcSố học sinhSố lớp học
1955400.8658.191
1957717.198[9]

19601.230.000[9]

19631.450.67930.123
19641.554.063[10]

19702.556.00044.104


Học sinh tiểu học chỉ học một buổi, sáu ngày mỗi tuần. Theo quy định, một ngày được chia ra 2 ca học; ca học buổi sáng và ca học buổi chiều.

Vào đầu thập niên 1970, Việt Nam Cộng Hòa có 2,5 triệu học sinh tiểu học, chiếm hơn 80% tổng số thiếu niên từ 6 đến 11 tuổi; 5.208 trường tiểu học (chưa kể các cơ sở ở Phú Bổn, Vĩnh Long và Sa Đéc)


.

Học%20sinh%20lớp%20Nhất,%20lớp%20Nhì%20hồi%20xưa.

Học sinh lớp Nhất, lớp Nhì hồi xưa – ( Lớp Bốn lớp Năm bây giờ ).



Tất cả trẻ em từ 6 tuổi đều được nhận vào lớp Một để bắt đầu bậc tiểu học. Phụ huynh có thể chọn lựa cho con em vào học miễn phí cho hết bậc tiểu học trong các trường công lập hay tốn học phí (tùy trường) tại các trường tiểu học tư thục.

Lớp 1 (trước năm 1967 gọi là lớp Năm) cấp tiểu học mỗi tuần học 25 giờ, trong đó 9,5 giờ môn Quốc văn; 2 giờ Bổn phận công dânĐức dục (còn gọi là lớp Công dân giáo dục). Lớp 2 (trước năm 1967 gọi là lớp Tư), Quốc văn giảm còn 8 tiếng nhưng thêm 2 giờ Sử ký và Địa lý. Lớp 3 trở lên thì ba môn Quốc văn, Công dân và Sử Địa chiếm 12-13 tiếng mỗi tuần.



Giờ%20sinh%20hoạt%20của%20toàn%20trường%20thời%20bấy%20giờ.

Giờ sinh hoạt của toàn trường thời bấy giờ.



Một năm học kéo dài chín tháng, nghỉ ba tháng hè. Trong năm học có khoảng 10 ngày nghỉ lễ (thông thường vào những ngày áp Tết).



Thẻ%20căn%20cước%20học%20sinh%20trường%20Võ%20Trường%20Toản%20

Thẻ căn cước học sinh trường Võ Trường Toản

Giáo dục trung học:

Các%20vị%20Giáo%20Sư%20trường%20Hồ%20Ngọc%20Cẩn

Các vị Giáo Sư trường Hồ Ngọc Cẩn



Tính đến đầu những năm 1970, Việt Nam Cộng Hòa có hơn 550.000 học sinh trung học, tức hơn 20% tổng số thanh thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18; có 534 trường trung học (chưa kể các cơ sở ở Vĩnh Long và Sa Đéc).

Đến năm 1975 thì có khoảng 900.000 học sinh ở các trường trung học công lập. Các trường trung học công lập nổi tiếng thời đó có Petrus Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trưng Vương, Gia Long, Lê Quý Đôn (Sài Gòn) tiền thân là Trường Ch***eloup Laubat, Quốc Học (Huế), Trường Trung học Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), Phan Thanh Giản (Cần Thơ)…


Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác.



Tên gọi năm lớp bậc tiểu học
trước 1971sau 1971
lớp nămlớp một
lớp tưlớp hai
lớp balớp ba
lớp nhìlớp tư
lớp nhấtlớp năm
Tên các lớp bậc trung học đệ nhất cấp
lớp đệ thấtlớp sáu
lớp đệ lụclớp bảy
lớp đệ ngũlớp tám
lớp đệ tứlớp chín
Tên các lớp trung học đệ nhị cấp
lớp đệ tamlớp mười
lớp đệ nhịlớp 11
lớp đệ nhấtlớp 12


Một%20lớp%20thử%20nghiệm%20hoá%20chất%20tại%20trường%20Petrus%20Ký

Một lớp thử nghiệm hoá chất tại trường Petrus Ký



Trung học đệ nhất cấp:

Trường%20Trung%20học%20Cộng%20đồng%20Quận%208%20năm%2072-%2073

Trường Trung học Cộng đồng Quận 8 năm 72- 73



Trung học đệ nhất cấp bao gồm từ lớp 6 đến lớp 9 (trước năm 1971 gọi là lớp đệ thất đến đệ tứ), tương đương trung học cơ sở hiện nay. Từ tiểu học phải thi vào trung học đệ nhất cấp. Đậu vào trường trung học công lập không dễ. Các trường trung học công lập hàng năm đều tổ chức tuyển sinh vào lớp Đệ thất (từ năm 1971 gọi là lớp 6), kỳ thi có tính chọn lọc khá cao (tỷ số chung toàn quốc vào trường công khoảng 62%); tại một số trường danh tiếng tỷ lệ trúng tuyển thấp hơn 10%.

Những học sinh không vào được trường công thì có thể nhập học trường tư thục nhưng phải trả học phí. Một năm học được chia thành hai “lục cá nguyệt” (hay “học kỳ”). Kể từ lớp 6, học sinh bắt đầu phải học ngoại ngữ, thường là tiếng Anh hay tiếng Pháp, môn Công dân giáo dục tiếp tục với lượng 2 giờ mỗi tuần.

Từ năm 1966 trở đi, môn võ Vovinam (tức Việt Võ đạo) cũng được đưa vào giảng dạy ở một số trường.

Học xong năm lớp 9 thì thi bằng Trung học đệ nhất cấp. Kỳ thi này thoạt tiên có hai phần: viết và vấn đáp.

Năm 1959 bỏ phần vấn đáp rồi đến niên học 1966-67 thì Bộ Quốc gia Giáo dục bãi bỏ hẳn kỳ thi Trung học đệ nhất cấp.



Sân%20trường%20Marie%20Curie

Sân trường Marie Curie



Trung học đệ nhị cấp:

Nam%20sinh%20Võ%20Trường%20Toản

Nam sinh Võ Trường Toản



Trung học đệ nhị cấp là các lớp 10, 11 và 12, trước 1971 gọi là đệ tam, đệ nhị và đệ nhất; tương đương trung học phổ thông hiện nay. Muốn vào thì phải đậu được bằng Trung học đệ nhất cấp, tức bằng Trung học cơ sở.

Vào đệ nhị cấp, học sinh phải chọn học theo một trong bốn ban như dự bị vào đại học. Bốn ban thường gọi A, B, C, D theo thứ tự là Khoa học thực nghiệm hay còn gọi là ban vạn vật; ban toán; ban văn chương và ban văn chương cổ ngữ, thường là Hán văn. Ngoài ra học sinh cũng bắt đầu học thêm một ngoại ngữ thứ hai.

Vào năm lớp 11 thì học sinh phải thi Tú tài I rồi thi Tú tài II năm lớp 12. Thể lệ này đến năm học 1972-1973 thì bỏ, chỉ thi một đợt tú tài phổ thông. Thí sinh phải thi tất cả các môn học được giảng dạy (trừ môn Thể dục), đề thi gồm các nội dung đã học, không có giới hạn hoặc bỏ bớt. Hình thức thi kể từ năm 1974 cũng bỏ lối viết bài luận (essay) mà theo lối thi trắc nghiệm có tính cách khách quan hơn.



Số liệu giáo dục bậc trung học[8]
Niên họcSố học sinhSố lớp học
195551.465890
1960160.500[9]

1963264.8664.831
1964291.965[10]

1970623.0009.069



Mỗi năm có hai đợt thi Tú tài tổ chức vào khoảng tháng 6 và tháng 8.

Tỷ lệ đậu Tú tài I (15-30%) và Tú tài II (30-45%), tại các trường công lập nhìn chung tỷ lệ đậu cao hơn trường tư thục do phần lớn học sinh đã được sàng lọc qua kỳ thi vào lớp 6 rồi. Do tỷ lệ đậu kỳ thi Tú tài khá thấp nên vào được đại học là một chuyện khó. Thí sinh đậu được xếp thành: Hạng “tối ưu” hay “ưu ban khen” (18/20 điểm trở lên), thí sinh đậu Tú tài II hạng tối ưu thường hiếm, mỗi năm toàn Việt Nam Cộng Hòa chỉ một vài em đậu hạng này, có năm không có; hạng “ưu” (16/20 điểm trở lên); “bình”(14/20); “bình thứ” (12/20), và “thứ” (10/20).



Thầy%20trò%20trường%20Gia%20Long

Thầy trò trường nữ Gia Long




Một số trường trung học chia theo phái tính như ở Sài Gòn thì có trường Pétrus Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trường Hồ Ngọc Cẩn (Gia Định) và các trường Quốc học (Huế), Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Võ Tánh (Nha Trang), Trần Hưng Đạo (Đà Lạt), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho) dành cho nam sinh; và các trường Trưng Vương, Gia Long, Lê Văn Duyệt, Trường Nữ Trung học Đồng Khánh (Huế), Trường Nữ Trung học Bùi Thị Xuân (Đà Lạt), Trường Nữ Trung học Lê Ngọc Hân (Mỹ Tho), Trường Nữ Trung học Đoàn Thị Điểm (Cần Thơ) chỉ dành cho nữ sinh.

Học sinh trung học lúc bấy giờ phải mặc đồng phục: nữ sinh thì áo dài trắng, quần trắng hay đen; còn nam sinh thì mặc áo sơ mi trắng, quần màu xanh dương.


Nữ%20sinh%20Lê%20Văn%20Duyệt

Nữ sinh Lê Văn Duyệt



Trung học tổng hợp:

Chương trình giáo dục trung học tổng hợp (tiếng Anh: comprehensive high school) là mộtchương trình giáo dục thực tiễn phát sinh từ quan niệm giáo dục của triết gia John Dewey,sau này được nhà giáo dục người Mỹ là James B. Connant hệ thống hóa và đem áp dụng cho các trường trung học Hoa Kỳ Giáo dục trung học tổng hợp chú trọng đến khía cạnh thực tiễn và hướng nghiệp, đặt nặng vào các môn tư vấn, kinh tế gia đình, kinh doanh, công-kỹ nghệ, v.v… nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức thực tiễn, giúp họ có thể mưu sinh sau khi rời trường trung học. Ở từng địa phương, phụ huynh học sinh và các nhà giáo có thể đề nghị những môn học đặc thù khả dĩ có thể đem ra ứng dụng ở nơi mình sinh sống.

Thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa chính phủ cho thử nghiệm chương trình trung học tổng hợp, nhập đệ nhất và đệ nhị cấp lại với nhau. Học trình này được áp dụng đầu tiên tại Trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức (khai giảng niên khóa đầu tiên vào tháng 10 năm 1965) , sau đó mở rộng cho một số trường như Nguyễn An Ninh (cho nam sinh; 93 đường Trần Nhân Tông, Quận 10) và Sương Nguyệt Ánh (cho nữ sinh; góc đường Bà Hạt và Vĩnh Viễn, gần chùa Ấn Quang) ở Sài Gòn, và Chưởng Binh Lễ ở Long Xuyên.



Nhạc%20sĩ%20Nguyễn%20Đức%20Quang%20%28cầm%20đàn%29%20trong%20một%20buổi%20sinh%20hoạt%20của%20nhóm%20Du%20Ca%20với%20các%20học%20sinh%20trường%20Trung%20Học%20Kiểu%20Mẫu%20Thủ%20Đức%20vào%20cuối%20thập%20niên%201960

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (cầm đàn) trong một buổi sinh hoạt của nhóm Du Ca với các học sinh trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức vào cuối thập niên 1960



Bổ sung ( theo góp ý của độc giả Nguyễn ):

Ở Huế: Ngày 4-8-1964 trường Đại Học Sư Phạm Huế đã thành lập một trường
Trung-học trực thuộc mang tên Trung Học Kiểu Mẫu Huế (khai giảng niên khóa đầu tiên gồm 8 lớp, 320 học sinh, 24 nhà giáo, 7 nhân viên, với hiệu trưởng Trần Kim Nở).

Ở Cần Thơ: Năm 1966, Trung học Kiểu mẫu Cần Thơ được thành lập thuộc Phân khoa Sư phạm của Viện Đại học Cần Thơ.



Cổng%20trường%20Trung%20Học%20Kiểu%20Mẫu%20Huế%201964-1975

Cổng trường Trung Học Kiểu Mẫu Huế 1964-1975




Trung học kỹ thuật:

Trường%20Quốc-Gia%20Nông-Lâm-Mục%20BLao

Trường Quốc-Gia Nông-Lâm-Mục B’Lao



Các trường trung học kỹ thuật nằm trong hệ thống giáo dục kỹ thuật, kết hợp việc dạy nghề với giáo dục phổ thông. Các học sinh trúng tuyển vào trung học kỹ thuật thường được cấp học bổng toàn phần hay bán phần. Mỗi tuần học 42 giờ; hai môn ngoại ngữ bắt buộc là tiếng Anh và tiếng Pháp.

Các trường trung học kỹ thuật có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố; ví dụ, công lập thì có Trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng (thành lập năm 1956; tiền thân là Trường Cơ khí Á châu thành lập năm 1906 ở Sài Gòn; nay là Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng), Trường Trung học Nông Lâm Súc Bảo Lộc, Trường Trung học Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ;  tư thục thì có Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco (do các tu sĩ Dòng Don Bosco thành lập năm 1956 ở Gia Định; nay là Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM).


Hiệu%20trưởng%20Cao%20thanh%20Đảnh%20và%20các%20Giáo%20Sư%20trường%20trung%20học%20kỹ%20thuật%20Cao%20Thắng.

Hiệu trưởng Cao Thanh Đảnh và các Giáo Sư trường trung học kỹ thuật Cao Thắng.


Các trường tư thục và Quốc Gia Nghĩa Tử


Các trường tư thục và Bồ đề:


Lễ%20kỷ%20niệm%20100%20năm%20thành%20lập%20của%20trường%20Lasan%20Taberd%2017%20tháng%202%20năm%201974

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập của trường Lasan Taberd 17 tháng 2 năm 1974



Ngoài hệ thống trường công lập của chính phủ là hệ thống trường tư thục. Vào năm 1964 các trường tư thục giáo dục 28% trẻ em tiểu học và 62% học sinh trung học. Đến niên học 1970-1971 thì trường tư thục đảm nhiệm 17,7% học sinh tiểu học và 77,6% học sinh trung học.

Con số này tính đến năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa có khoảng 1,2 triệu học sinh ghi danh học ở hơn 1.000 trường tư thục ở cả hai cấp tiểu học và trung học. Các trường tư thục nổi tiếng như Lasan Taberd dành cho nam sinh; Couvent des Oiseaux, Regina Pacis (Nữ vương Hòa bình), và Regina Mundi (Nữ vương Thế giới) dành cho nữ sinh. Bốn trường này nằm dưới sự điều hành của Giáo Hội Công Giáo.



Sân%20trường%20Bác%20ái%20%28Collège%20Fraternité%29

Sân trường Bác ái (Collège Fraternité)



Trường Bác ái (Collège Fraternité) ở Chợ Quán với đa số học sinh là người Việt gốc Hoa cũng là một tư thục có tiếng do các thương hội người Hoa bảo trợ.  Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất có hệ thống các trường tiểu học và trung học Bồ Đề ở nhiều tỉnh thành, tính đến năm 1970 trên toàn quốc có 137 trường Bồ đề, trong đó có 65 trường trung học với tổng số học sinh là 58.466.

Ngoài ra còn có một số trường do chính phủ Pháp tài trợ như Marie Curie, Colette, và Saint-Exupéry. Kể từ năm 1956, tất cả các trường học tại Việt Nam, bất kể trường tư hay trường do ngoại quốc tài trợ, đều phải dạy một số giờ nhất định cho các môn quốc văn và lịch sử Việt Nam.

Chương trình học chính trong các trường tư vẫn theo chương trình mà Bộ Quốc gia Giáo dục đã đề ra, dù có thể thêm một số giờ hoặc môn kiến thức thêm.

Sau năm 1975, dưới chính thể Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tổng cộng có 1.087 trường tư thục ở miền Nam Việt Nam bị giải thể và trở thành trường công (hầu hết mang tên mới).



Le%20Collège%20Fraternité%20-%20Bac%20Ai%20datant%20de%201908,%20se%20situe%204%20-%20rue%20Nguyên%20Trai,%20Cho%20Quan.

Le Collège Fraternité – Bac Ai datant de 1908, se situe 4 – rue Nguyên Trai, Cho Quan.



Các trường Quốc Gia Nghĩa Tử:

Saigon%2017%20March%201971%20-%20Bà%20Nguyễn%20Văn%20Thiệu%20dự%20lễ%20khánh%20thành%20Thư%20viện%20trường%20Quốc%20Gia%20Nghĩa%20Tử.

Saigon 17 March 1971 – Bà Nguyễn Văn Thiệu dự lễ khánh thành Thư viện trường Quốc Gia Nghĩa Tử.



Ngoài hệ thống các trường công lập và tư thục kể trên, Việt Nam Cộng Hòa còn có hệ thống thứ ba là các trường Quốc gia nghĩa tử. Tuy đây là trường công lập nhưng không đón nhận học sinh bình thường mà chỉ dành riêng cho các con em của tử sĩ hoặc thương phế binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa như là một đặc ân của chính phủ giúp đỡ không chỉ phương tiện học hành mà cả việc nuôi dưỡng.

Hệ thống này bắt đầu hoạt động từ năm 1963 ở Sài Gòn, sau khai triển thêm ở Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, và Biên Hòa. Tổng cộng có 7 cơ sở với hơn 10.000 học sinh. Loại trường này do Bộ Cựu Chiến binh quản lý chứ không phải Bộ Quốc gia Giáo dục, nhưng vẫn dùng giáo trình của Bộ Quốc gia Giáo dục.

Chủ đích của các trường Quốc gia nghĩa tử là giáo dục phổ thông và hướng nghiệp cho các học sinh chứ không được huấn luyện quân sự. Vì vậy trường Quốc gia nghĩa tử khác trường Thiếu sinh quân. Sau năm 1975, các trường quốc gia nghĩa tử cũng bị giải thể.



Giáo dục đại học:

VienDaiHocVanHanh%20Saigon


Học sinh đậu được Tú tài II thì có thể ghi danh vào học ở một trong các viện Đại Học, trường Đại Học, và học viện trong nước. Tuy nhiên vì số chỗ trong một số trường rất có giới hạn nên học sinh phải dự một kỳ thi tuyển có tính chọn lọc rất cao; các trường này thường là  Y, Dược, Nha, Kỹ Thuật, Quốc gia hành chánh và Sư Phạm.

Việc tuyển chọn dựa trên khả năng của thí sinh, hoàn toàn không xét đến lý lịch gia đình. Sinh viên học trong các cơ sở giáo dục công lập thì không phải đóng tiền. Chỉ ở một vài trường hay phân khoa đại học thì sinh viên mới đóng lệ phí thi vào cuối năm học. Ngoài ra, chính phủ còn có những chương trình học bổng cho sinh viên.



Trong%20khuôn%20viên%20Học%20viện%20Quốc%20gia%20Hành%20chánh%20

Trong khuôn viên Học viện Quốc gia Hành chánh



Số liệu giáo dục bậc đại học:
Niên họcSố sinh viên
1960-6111.708[45]
196216.835[10]
196420.834[10]
1974-75166.475[46]



Chương trình học trong các cơ sở giáo dục đại học được chia làm ba cấp. Cấp 1 (học 4 năm): Nếu theo hướng các ngành nhân văn, khoa học, v.v.. thì lấy bằng Cử nhân (ví dụ: cử nhân Triết, cử nhân Toán…); nếu theo hướng các ngành chuyên nghiệp thì lấy bằng Tốt nghiệp (ví dụ: bằng tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm, bằng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh…) hay bằng Kỹ sư (ví dụ: kỹ sư Điện, kỹ sư Canh nông…). Cấp 2: học thêm 1-2 năm và thi lấy bằng Cao học hay Tiến sĩ đệ tam cấp (tiếng Pháp: docteurde troisième cycle; tương đương Thạc sĩ ngày nay). Cấp 3: học thêm 2-3 năm và làm luận án thì lấy bằng Tiến sĩ (tương đương với bằng Ph.D. của Hoa Kỳ).

Riêng ngành y, vì phải có thời gian thực tập ở bệnh viện nên sau khi học xong chương trình dự bị y khoa phải học thêm 6 năm hay lâu hơn mới xong chương trình đại học.



Bổ sung của đọc giả Trần Thạnh (26.12.2013):

VNCH có nhiều trí thức tốt nghiệp từ Pháp và Hoa Kỳ nên có hai hệ thống bằng cấp khác nhau:

normale11

Thạc Sĩ người Việt đầu tiên là ông Phạm Duy Khiêm, bào huynh của nhạc sĩ Phạm Duy.
Ecole Normale Supérieure
Ðánh dấu hoa* là ông Phạm Duy Khiêm. Ðánh dấu X là TT Pháp Georges Pompidou



Theo hệ thống của Pháp (ngày trước):

-  Cử Nhân (Licencié), Cao học (DEA), Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp (Doctorat de 3è cycle), Tiến Sĩ Quốc Gia (Doctorat d’État).

Theo hệ thống của Hoa Kỳ:

- Cử Nhân (Bachelor), Master (trước 1975 chưa có từ ngữ dịch chính xác bằng cấp này), Tiến Sĩ (PhD).

Khó có thể so sánh MasterTiến Sĩ Đệ Tam Cấp vì học trình hai bên khác nhau.   ( Hiện nay trong nước dịch Master là Thạc Sĩ gây hiểu lầm cho nhiều người ).

Từ “ Thạc Sĩ ” trước đây được dùng để chỉ những người thi đậu một kỳ thi rất khó của Pháp (agrégation). Người thi đậu được gọi là Agrégé. Không có từ tiếng Anh tương đương cho từ này.


Luat%20Khoa%20Sai%20gon

Đại học Luật khoa Sài Gòn


Mô hình các cơ sở giáo dục đại học:

Phần lớn các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa được tổ chức theo mô hình Viện đại học (theo Việt-Nam Tự-Điển của Hội khai trí Đức Tiến: Viện = Nơi, sở).

Đây là mô hình tương tự như university của Hoa Kỳ và Tây Âu, cùng với nó là hệ thống đào tạo theo tín chỉ (tiếng Anh: credit). Mỗi viện đại học bao gồm nhiều Phân khoa đại học (tiếng Anh: faculty; thường gọi tắt là phân khoa, ví dụ: Phân khoa Y, Phân khoa Sư phạm, Phân khoa Khoa học, v.v…) hoặc Trường hay Trường Đại học (tiếng Anh: school hay college; ví dụ: Trường Đại học Nông nghiệp, Trường Đại học Kỹ thuật, v.v…).

Trong mỗi Phân khoa Đại học hay Trường Đại học có các ngành (ví dụ: ngành Điện tử, ngành Công chánh, v.v…); về mặt tổ chức, mỗi ngành tương ứng với một ban (tiếng Anh: department; tương đương với đơn vị khoa hiện nay).



Đại%20học%20sư%20phạm%20kỹ%20thuật%20Thủ%20Đức



Trường Đại học Giáo dục: Tiền thân là Trung tâm Huấn luyện Sư phạm Kỹ thuật

Về mặt tổ chức, viện đại học của Việt Nam Cộng Hòa duy trì đường lối phi chính trị của các đại học Tây Phương. Các khoa trưởng của các trường phân khoa không do Bộ Quốc gia Giáo dục bổ nhiệm mà do các giáo sư của Hội đồng Khoa bầu lên.

Trong hai thập niên 1960 và 1970, lúc hội nghị Hòa Bình đang diễn ra ở Paris, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ráo riết lên kế hoạch tái thiết sau chiến tranh, với viễn cảnh là hòa bình sẽ lập lại ở Việt Nam, một chính phủ liên hiệp sẽ được thành lập, người lính từ các bên trở về cần được đào tạo để tái hòa nhập vào xã hội. Trong khuôn khổ kế hoạch đó, có hai mô hình cơ sở giáo dục đại học mới và mang tính thực tiễn được hình thành, đó là trường đại học cộng đồng và viện đại học bách khoa.

Trường đại học cộng đồng là một cơ sở giáo dục đại học sơ cấp và đa ngành; sinh viên học ở đây để chuyển tiếp lên học ở các viện đại học lớn, hoặc mở mang kiến thức, hoặc học nghề để ra làm việc.

Các trường đại học cộng đồng được thành lập với sự tham gia đóng góp, xây dựng, và quản trị của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ở địa phương trong các mặt văn hóa, xã hội, và kinh tế. Khởi điểm của mô hình giáo dục này là một nghiên cứu của ông Đỗ Bá Khê tiến hành vào năm 1969 mà các kết quả sau đó được đưa vào một luận án tiến sĩ trình ở Viện Đại học Southern California vào năm 1970 với tựa đề The Community College Concept: A Study of its Relevance to Postwar Reconstruction in Vietnam (Khái niệm trường đại học cộng đồng:Nghiên cứu sự phù hợp của nó với công cuộc tái thiết hậu chiến ở Việt Nam).

Cơ sở đầu tiên được hình thành là Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang, thành lập vào năm 1971 ở Định Tường sau khi mô hình giáo dục mới này được mang đi trình bày sâu rộng trong dân chúng.



25-khach_vieng_truong_01



Trường Đại học Giáo dục: Tiền thân là Trung tâm Huấn luyện Sư phạm Kỹ thuật

Vào năm 1973, Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức (tên tiếng Anh: Thủ Đức Polytechnic University, gọi tắt là Thủ Đức Poly) được thành lập. Đây là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, và chú trọng đến các ngành thực tiễn. Trong thời gian đầu, Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức có các trường đại học chuyên về Nông Nghiệp, Kỹ Thuật, Giáo Dục, Khoa Học và Nhân Văn, Kinh tế và Quản trị, và Thiết kế đô thị; ngoài ra còn có trường đào tạo sau đại học.

Theo kế hoạch, các cơ sở giáo dục đều được gom chung lại trong một khuôn viên rộng lớn, tạo một môi trường gợi hứng cho trí thức suy luận, với một cảnh trí được thiết kế nhằm nâng cao óc sáng tạo; quản lý hành chính tập trung để tăng hiệu năng và giảm chi phí.



Trường%20Sư%20phạm,%20thuộc%20Viện%20ĐH%20Sài%20gòn

Trường Sư phạm, thuộc Viện ĐH Sài gòn



Sau năm 1975, dưới chính thể Cộng Hoà xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, toàn bộ các cơ sở giáo dục đại học thời Việt Nam Cộng hòa bị đổi tên và bị phân tán theo khuôn mẫu giáo dục của Liên Xô nên không còn mô hình theo đó các trường hay phân khoa đại học cấu thành viện đại học, mà mỗi trường trở nên biệt lập.

Giáo dục đại học Việt Nam dưới các chính thể Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo mô hình phân tán ngành học. Các “trường đại học bách khoa” được thành lập dưới hai chính thể này ( Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TPHCM, và Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng) không giống như mô hình viện đại học bách khoa vì chỉ tập trung vào các ngành kỹ thuật tương tự, mô hình “trường đại học tổng hợp” (Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, Trường Đại Học Tổng Hợp TPHCM và Trường Đại Học Tổng Hợp Huế) cũng chỉ tập trung vào các ngành khoa học cơ bản, chứ không mang tính chất toàn diện.

Đến đầu thập niên 1990, chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mới thành lập 2 “đại học” cấp quốc gia và 3 “đại học” cấp vùng theo mô hình gần giống như mô hình viện đại học. Vào tháng 10 năm 2009, một số đại biểu của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam đưa ra đề nghị gọi tên các “đại học” cấp quốc gia và cấp vùng là “viện đại học”.


Các viện đại học công lập:

Viện Đại Học Sài Gòn: Tiền thân là Viện Đại Học Đông Dương (1906), rồi Viện Đại Học Quốc Gia Việt Nam (1955)– còn có tên là Viện Đại học Quốc gia Sài Gòn. Năm 1957, Viện Đại học Quốc Gia Việt Nam đổi tên thành Viện Đại học Sài Gòn. Đây là viện đại học lớn nhất nước. Trước năm 1964, tiếng Việt lẫn tiếng Pháp được dùng để giảng dạy ở bậc đại học, nhưng sau đó thì chỉ dùng tiếng Việt mà thôi theo chính sách ngôn ngữ theo đuổi từ năm 1955. Riêng Trường Đại Học Y Khoa dùng cả tiếng Anh.

Vào thời điểm năm 1970, hơn 70% sinh viên đại học trên toàn quốc ghi danh học ở Viện Đại học Sài Gòn.

Viện Đại Học Huế: Thành lập vào tháng 3 năm 1957 với 5 phân khoa đại học: Khoa học, Luật, Sư phạm, Văn khoa, và Y khoa.



Hàng%20đầu%20bên%20trái%20ông%20Nguyễn%20Đăng%20Trình%20Bộ%20trưởng%20Bộ%20QG%20Giáo%20dục%20,%20Viện%20trưởng%20Viện%20Đại%20học%20Huế%20đầu%20tiên%20%28%20tháng%203/1957-7/1957%20%29%20Giữa%20Tổng%20thống%20VNCH%20Ngô%20Đình%20Diệm%20,%20bên%20phải%20Linh%20mục%20Giáo%20sư%20Cao%20Văn%20Luận%20Viện%20trưởng%20Viện%20Đại%20học%20Huế%20từ%207/1957-1965



Hàng đầu bên trái ông Nguyễn Đăng Trình Bộ trưởng Bộ QG Giáo dục, Viện trưởng Viện Đại học Huế đầu tiên ( tháng 3/1957-7/1957 ). Giữa Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm , bên phải Linh mục Giáo sư Cao Văn Luận Viện trưởng Viện Đại học Huế từ 7/1957-1965.

Viện Đại Học Cần Thơ: Thành lập năm 1966 với 4 phân khoa đại học: Khoa học, Luật khoa & Khoa học Xã hội, Sư phạm, và Văn khoa.

Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức: Thành lập năm 1974. Tiền thân là Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật (1957), Học viện Quốc gia Kỹ thuật (1972).



Các viện đại học tư thục:

Viện Đại Học Đà Lạt: Thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1957. Một phần cơ sở của Viện Đại học Đà Lạt nguyên là một chủng viện của Giáo hội Công Giáo. Viện đại học này có 4 phân khoa đại học: Chính trị Kinh doanh, Khoa học, Sư phạm, Thần học và Văn khoa. Theo ước tính, từ năm 1957 đến 1975 viện đại học này đã giáo dục 26.551 người.

Viện%20Đại%20học%20Đà%20lạt

Viện Đại học Đà lạt



Viện Đại Học Vạn Hạnh: Thuộc khối Ấn Quang của Giáo hội phật giáo hội Việt Nam Thống Nhất; thành lập ngày 17 tháng 10 năm 1964 ở số 222 đường Trương Minh Giảng (sau 1975 là đường Lê Văn Sỹ), Quận 3, Sài Gòn-Gia Định với 5 phân khoa đại học: Giáo dục, Phật Học, Khoa Học Xã hội, Khoa học ứng dụng, và Văn học & Khoa học nhân văn. Vào đầu thập niên 1970, Vạn Hạnh có hơn 3.000 sinh viên.



Lễ%20phát%20bằng%20Cử%20Nhân%20của%20Viện%20Đại%20Học%20Vạn%20Hạnh,%201973

Lễ phát bằng Cử Nhân của Viện Đại Học Vạn Hạnh, 1973



Viện Đại Học Phương Nam: Được cấp giấy phép năm 1967 tọa lạc ở số 16 đường Trần Quốc Toản (sau năm 1975 là đường 3/2 ), quận 10, Sài Gòn. Viện đại học này thuộc khối Việt Nam Quốc Tự của Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo sư Lê Kim Ngân làm viện trưởng.

Viện Đại học Phương Nam có 3 phân khoa đại học: Kinh tế-Thương mại, Ngoại ngữ, và Văn khoa. Vào thập niên 1970, viện đại học này có khoảng 750 sinh viên ghi danh.


Thư%20viện%20Đại%20học%20Vạn%20Hạnh%20Sài%20Gòn%20

Thư viện Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn



Viện Đại Học An Giang (Hòa Hảo): Thành lập năm 1970 ở Long Xuyên với 5 phân khoa đại học: Văn khoa, Thương mại-Ngân hàng, Bang giao Quốc tế, Khoa học Quản trị và Sư phạm. Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo.

Viện Đại Học Cao Đài: Thành lập năm 1971 trên đường Ca Bảo Đạo ở Tây Ninh với 3 phân khoa đại học: Thần học Cao Đài, Nông lâm mục, và Sư phạm. Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Cao Đài.

Viện Đại Học Minh Đức: Được cấp giấy phép năm 1972, trụ sở ở Sài Gòn với 5 phân khoa đại học: Kỹ thuật Canh nông, Khoa học Kỹ thuật, Kinh tế Thương mại, Nhân văn Nghệ thuật, và Y Khoa. Viện Đại học này do Giáo hội Công Giáo điều hành.



Các học viện và viện nghiên cứu:

Viện%20Pasteur%20Nha%20Trang

Viện Pasteur Nha Trang



Học Viện Quốc Gia Hành Chính: Cơ sở này được thành lập từ thời Quốc Gia Việt Nam với văn bản ký ngày 29 tháng 5 năm 1950 nhằm đào tạo nhân sự chuyên môn trong lãnh vực công quyền như thuế vụ và ngoại giao. Trường sở đặt ở Đà Lạt; năm 1956 thì dời về Sài Gòn đặt ở đường Alexandre de Rhodes; năm 1958 thì chuyển về số 100 đường Trần Quốc Toản (gần góc đường Cao Thắng, sau năm 1975 là đường 3/2), Quận10, Sài Gòn.

Học viện này trực thuộc Phủ Thủ tướng hay Phủ Tổng thống, đến năm 1973 thì thuộc Phủ Tổng ủy Công vụ. Học viện có chương trình hai năm cao học, chia thành ba ban cao học, đốc sự, và tham sự.

Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp (1972-1974): tiền thân là Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1962-1968), Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (1968-1972) rồi nhập vào Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức năm 1974.

Ngoài những học viện trên, Việt Nam Cộng hòa còn duy trì một số cơ quan nghiên cứu khoa học như Viện Pasteur Sài Gòn, Viện Pasteur Đà Lạt, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Nguyên tử lực Đà Lạt, Viện Khảo cổ v.v… với những chuyên môn đặc biệt.



Viện%20Pasteur%20Sài%20Gòn%20thời%20Pháp%20thuộc.

Viện Pasteur Sài Gòn thời Pháp thuộc.


Các trường đại học cộng đồng:

Bắt đầu từ năm 1971 chính phủ mở một số trường đại học cộng đồng (theo mô hình community college của Hoa Kỳ) như Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang ở Mỹ Tho, Duyên Hải ở Nha Trang, Quảng Đà ở  Đà Nẵng (1974), và Long Hồ ở Vĩnh Long.

Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang đặt trọng tâm vào nông nghiệp; Trường Đại học Cộng đồng Duyên Hải hướng về ngư nghiệp. Riêng Trường Long Hồ còn đang dang dở chưa hoàn tất thì chính thể Việt Nam Cộng hòa bị giải tán.

Ở Sài Gòn thì có Trường Đại học Regina Pacis (khai giảng vào năm 1973) dành riêng cho nữ sinh do Công Giáo thành lập, và theo triết lý đại học cộng đồng.


Các trường kỹ thuật và huấn nghệ:

Trường%20Kỹ%20Sư%20Công%20Nghệ,%20Trường%20Hàng%20Hải%20thuộc%20Trung%20Tâm%20Quốc%20Gia%20Kỹ%20Thuật

Trường Kỹ Sư Công Nghệ, Trường Hàng Hải thuộc Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật



Ngoài những trường đại học còn có hệ thống trường cao đẳng như Trường Bách khoa Phú Thọ và Trường Nông lâm súc. Một số những trường này sang thập niên 1970 được nâng lên tươngđương với cấp đại học.

Trường quốc gia Nông Lâm mục: Thoạt tiên là Nha Khảo cứu Đông Dương thành lập năm 1930 ở B’lao, cơ sở này đến năm 1955 thì nâng lên thành Trường Quốc gia Nông lâm mục với chương trình học bốn năm. Diện tích vườn thực nghiệm rộng 200 ha chia thành những khu chăn nuôi gia súc,vườn cây công nghiệp, lúa thóc. Qua từng giai đoạn, trường đổi tên thành Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1962-1968), Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (1968-1972), Học viện Quốc gia Nông nghiệp (1972-1974). Cuối cùng Trường Quốc gia Nông lâm mục được sáp nhập vào Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức ( có trụ sở ở số 45 đường Cường Để, Quận 1, Sài Gòn). Trường còn có chi nhánh ở Huế, Cần Thơ, và Bình Dương.



Trường%20Cao%20đẳng%20Điện%20học

Trường Cao đẳng Điện học



Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ: Thành lập năm 1957 thời Đệ nhất Cộng Hoà gồm bốn trường: Trường Cao đẳng Công chánh, Trường Cao đẳng Điện học, Trường Quốc gia Kỹ sư Công nghệ, và Trường Việt Nam Hàng hải. Năm 1968 lập thêm Trường Cao đẳng Hóa học. Năm 1972, Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật đổi thành Học viện Quốc gia Kỹ thuật và đến năm 1974 thì nhập với Trường Đại học Nông nghiệp để tạo nên Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức

Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia: Thành lập năm 1966 để đào tạo nhân viên giữ an ninh và thi hành luật pháp.



Khóa%202%20Cảnh%20Sát%20Quốc%20Gia

Khóa 2 Cảnh Sát Quốc Gia



Các trường nghệ thuật:

Trường Quốc gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ: Thành lập ngày 12 tháng 4 năm 1956 dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Chương trình học sau được bổ túc để bao gồm các bộ môn âm nhạc cổ điễn Tây Phương và truyền thống Việt Nam cùng kịch nghệ.

Các%20giáo%20sư%20Trường%20Quốc%20gia%20Âm%20nhạc%20và%20Kịch%20nghệ%20đồng%20tấu%20Trần%20Thanh%20Tâm%20%28đờn%20kìm%29%20Phan%20Văn%20Nghị%20%28đờn%20cò%29%20Trương%20Văn%20Đệ%20%28đờn%20tam%29%20Vũ%20Văn%20Hòa%20%28sáo%29%20và%20Nguyễn%20Vĩnh%20Bảo%20%28đờn%20tranh%29

Các giáo sư Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ đồng tấu: Trần Thanh Tâm (đờn kìm), Phan Văn Nghị (đờn cò), Trương Văn Đệ (đờn tam), Vũ Văn Hòa (sáo) và Nguyễn Vĩnh Bảo (đờn tranh).

Trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế: Thành lập năm 1962 ở cố đô Huế chủ yếu dạy âm nhạc cổ truyền Việt Nam,dùng nhà hát Duyệt Thị Đường trong Kinh Thành Huế làm nơi giảng dạy.

Trường Quốc Gia Trang Trí Mỹ Thuật: Thành lập năm 1971, trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định (tiền thân là Trường Mỹ nghệ Gia Định, thành lập năm 1940).



Buổi%20học%20hình%20họa%20tại%20lớp%20dự%20bị%20của%20trường%20Quốc%20gia%20Mỹ%20thuật%20Sài%20Gòn%20đầu%20thập%20niên%2060

Buổi học hình họa tại lớp dự bị của trường Quốc gia Mỹ thuật Sài Gòn đầu thập niên 60



Trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn: Thành lập sau năm 1954; chuyên đào tạo về nghệ thuật tạo hình với các chương trình học 3 và 7 năm. Vị giám đốc đầu tiên là họa sĩ Lê Văn Đệ (1954-1966).

Sinh viên du học ngoại quốc:

Một số sinh viên bậc đại học được cấp giấy phép đi du học ở nước ngoài. Hai quốc gia thu nhận nhiều sinh viên Việt Nam vào năm 1964 là Pháp (1.522) và Hoa Kỳ (399), đa số theo học các ngành khoa học xã hội và kỹ sư.


TÀI LIỆU VÀ DỤNG CỤ GIÁO KHOA

Trang%20trong%20sách%20Địa%20Lý%20lớp%20Ba

Trang trong sách Địa Lý lớp Ba



Truyện Kiều bản chữ Nôm của Chiêm Vân Thị do Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng hòa xuất bản năm 1967

Năm 1958, chính phủ Đệ nhất Cộng hòa cho lập Ban Tu thư thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục để soạn, dịch, và in sách giáo khoa cho hệ thống giáo dục toàn quốc. Tính đến năm 1962, Bộ Quốc gia Giáo dục đã ấn hành xong 39 đầu sách tiểu học, 83 sách trung học, và 9 sách đại học.[82]



Trang%20bìa%20sách%20Địa%20Lý%20lớp%20Ba

Trang bìa sách Địa Lý lớp Ba



Trang%20bìa%20cuối%20sách%20Địa%20Lý%20lớp%20Ba



Các giáo chức và họa sĩ làm việc trong Ban Tu thư đã soạn thảo trọn bộ sách cho bậc tiểu học. Bộ sách này được đánh giá cao cả về nội dung lẫn hình thức. Có nhiều sách đã được viết, dịch, và phát hành để học sinh và sinh viên có tài liệu tham khảo.

Phần lớn sách giáo khoa và trang thiết bị dụng cụ học tập do Trung tâm Học liệu của Bộ Giáo dục sản xuất và cung cấp với sự giúp đỡ của một số cơ quan nước ngoài. Trung tâm này còn hợp tác với UNESCO để viết và dịch sách dành cho thiếu nhi để giúp các em hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau và tạo sự đoàn kết giữa các nhi đồng trên thế giới. Bộ Giáo dục cũng dành riêng ngân quỹ để in sách giáo khoa bậc tiểu học cho gần 30 sắc tộc thiểu số khác nhau ở Việt Nam.

KohoReader


Ngoài ra, để có sự thống nhất trong việc sử dụng các danh từ chuyên môn,

Bộ Giáo dục cũng đã thiết lập Ủy ban Quốc gia Soạn thảo Danh từ Chuyên môn bao gồm nhiều giáo sư đại học. Ủy ban đã soạn thảo và, thông qua Trung tâm Học liệu, ấn hành những tập đầu tiên trong lĩnh vực văn học và khoa học.[83] Trong những dự án đó Bộ cho in lại nguyên bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm.


NHÀ GIÁO

Đào tạo giáo chức:

Trường%20ĐH%20Sư%20Phạm%20thuộc%20Viện%20ĐH%20Huế.%20%20Tòa%20nhà%20này%20thời%20Pháp%20là%20KS%20Morin%20Frères

Trường ĐH Sư Phạm thuộc Viện ĐH Huế.
Tòa nhà này thời Pháp là KS Morin Frères



Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn (thành lập vào năm 1957) là cơ sở sư phạm đầu tiên, bắt đầu khai giảng năm 1958.[84] Sau có thêm các trường Cao đẳng Sư phạm ở Ban Mê Thuột, Huế, Vĩnh Long, Long An, và Quy Nhơn, Nha Trang, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên.

Ngoài ra còn có Trường Đại học Sư phạm Huế thuộc Viện Đại học Huế và Trường Đại học Sư phạm Đà Lạt thuộc Viện Đại học Đà Lạt.

Vào thời điểm năm 1974, cả nước có 16 cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học với chương trình hai năm còn gọi là chương trình sư phạm cấp tốc. Chương trình này nhận những ai đã đậu được bằng Trung học Đệ nhất cấp. Hằng năm chương trình này đào tạo khoảng 2.000 giáo viên tiểu học.

Giáo viên trung học thì phải theo học chương trình của trường đại học sư phạm (2 hoặc 4 năm). Sinh viên các trường sư phạm được cấp học bổng nếu ký hợp đồng 10 năm làm việc cho nhà nước ở các trường công lập sau khi tốt nghiệp.



Đội%20ngũ%20giáo%20sư%20trẻ%20nhiệt%20tình%20vừa%20tốt%20nghiệp%20Đại%20Học%20Sư%20Phạm%20Sài%20Gòn



Đội ngũ giáo sư trẻ nhiệt tình vừa tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn

Nha Sư phạm (thuộc Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên) và các trường sư phạm thường xuyên tổ chức các chương trình tu nghiệp và các buổi hội thảo giáo dục để giáo chức có dịp học hỏi và phát triển nghề nghiệp. Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên cũng gởi gởi nhiều giáo chức đi tu nghiệp ở các nước như AnhPhápHoa KỳNhậtĐức, v.v…


Đối với giáo sư đại học thì đa số xuất thân từ Viện Đại học Đông Dương ở Hà Nội từ trước năm 1954. Số khác được đào tạo ở Pháp, Đức và Mỹ. Vào năm 1970 tổng cộng có 941 giáo sư giảng dạy ở các trường đại học của Việt Nam Cộng hòa.



Lễ%20khai%20giảng%20Trường%20Đại%20học%20Quốc%20gia%20Việt%20Nam%20ngày%2015%20tháng%2011%20năm%201945,%20khóa%20đầu%20tiên%20dưới%20chính%20phủ%20Việt%20Nam%20Dân%20chủ%20Cộng%20hòa

Lễ khai giảng Trường Đại học Quốc gia Việt Nam ngày 15 tháng 11 năm 1945, khóa đầu tiên dưới chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa



Đời sống và tinh thần giáo chức:

Chỉ số lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470.

Với mức lương căn bản như vậy, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố thời Đệ nhất Cộng hòa có cuộc sống khá thoải mái, có thể mướn được người giúp việc trong nhà.

Sang thời Đệ nhị Cộng hòa, đời sống bắt đầu đắt đỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy chật vật hơn, nhất là ở những thành phố lớn như Sài Gòn và Đà Nẵng. Tuy vậy, lúc nào các nhà giáo cũng giữ vững tinh thần và tư cách của nhà mô phạm (người mẫu mực, người đóng vai trò hình mẫu), từ cách ăn mặc thật đứng đắn đến cách ăn nói, giao tiếp với phụ huynh và học sinh, và với cả giới chức chính quyền địa phương.



Scan_Pic0046

Một nữ giáo sư trẻ vừa tốt nghiệp trường Đại Học Sư Phạm.



THI CỬ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

Chứng%20chỉ%20Tú%20Tài%201

Chứng chỉ Tú Tài 1




Đề thi trắc nghiệm đã được sử dụng cho môn Công dân, Sử, Địa trong các kỳ thi Tú tài I và Tú tài II từ niên khóa 1965-1966. Đến năm 1974, toàn bộ các môn thi trong kỳ thi tú tài gồm toàn những câu trắc nghiệm. Các vị thanh tra trong ban soạn đề thi đều phải đi dự lớp huấn luyện về cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với trên 1.800 học sinh ở nhiều nơi, phân tích câu trả lời của học sinh để tính độ khó của câu hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc điều chỉnh câu hỏi trắc nghiệm cho thích hợp.


Chứng%20chỉ%20Tú%20tài%202

Chứng chỉ Tú Tài 2



Đầu những năm 1970, Nha Khảo thí của Bộ Quốc gia Giáo dục đã ký hợp đồng với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ, từ việc ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển… đến các con số thống kê cần thiết. Bảng trả lời cho đề thi trắc nghiệm được đặt từ Hoa Kỳ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230. Điểm chấm xong từ máy chấm được chuyển sang máy IBM 534 để đục lỗ. Những phiếu đục lỗ này được đưa vào máy IBM 360 để đọc điểm, nhân hệ số, cộng điểm, tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn, chuyển điểm thô ra điểm tiêu chuẩn, tính thứ hạng trúng tuyển v.v… Nhóm mẫu (sample) và nhóm định chuẩn (norm group) được lựa chọn kỹ càng theo đúng phương pháp của khoa học thống kê để tính điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn.


Một số nhà lãnh đạo giáo dục tiêu biểu

Trong suốt thời gian 20 năm tồn tại, các vị tổng trưởng (tức bộ trưởng) và thứ trưởng giáo dục của Việt Nam Cộng hòa đã có những ý tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở miền Nam Việt Nam. Sau đây là vài nhà lãnh đạo tiêu biểu:

Phan_Huy_Quat

Ông Phan Huy Quát



ĐÁNH GIÁ

hocba1950

Học bạ của một học sinh giỏi nhất lớp năm 1950



Về học bạ trên, Giáo sư Dương Thiệu Tống, trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức đánh giá như sau:

Điểm nhận xét đầu tiên của tôi là điểm số các môn học ngày xưa sao lại thấp đến thế, ngay cả đối với học sinh đứng nhất lớp như các thí dụ trên đây.

Vậy phải chăng các thầy giáo chúng tôi ngày xưa không bị áp lực bởi thi đua đạt thành tích nên có thể cho điểm trung thực hơn? Phải chăng chúng tôi quá khắt khe với học sinh? Hay là học sinh ngày nay giỏi hơn xưa quá nhiều? Tôi xin phép dành các câu hỏi này cho các đồng nghiệp và các trường học của chúng ta suy ngẫm và tìm giải đáp.” ( Trích từ nguồn Blog Lý Toét )

Từ ngày 7 đến ngày 28 tháng 6 năm 1975 ( tức là sáu tuần sau sự kiện ngày 30 tháng 4), Arthur W. Galston, giáo sư sinh học ở  Viện Đại học Yale, viếng thăm miền Bắc Việt Nam (lúc đó vẫn là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Theo tường trình của Galston cho tạp chí Science số ra ngày 29 tháng 8 năm 1975 thì một trong những chủ đề khiến các nhà lãnh đạo miền Bắc bận tâm vào lúc đó là vấn đề thống nhất với miền Nam. Theo tạp chí Science thì “Việc thống nhất trong lĩnh vực khoa học và giáo dục có lẽ sẽ có nhiều khó khăn vì hai miền đã phát triển theo hai chiều hướng khác nhau trong nhiều thập niên. Nhưng dù cho có nhiều khó khăn, Galston nhận thấy các nhà lãnh đạo miền Bắc công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nhiều đặc điểm của nền khoa học và giáo dục ở miền Nam; họ dự định kết hợp những đặc điểm này vào miền Bắc khi quá trình thống nhất đang được thảo luận sôi nổi vào lúc đó thực sự diễn ra.” Theo Galston, các nhà lãnh đạo miền Bắc, cụ thể được nhắc đến trong bài là Nguyễn Văn Hiệu (Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam) và Phạm Văn Đồng (Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), đặc biệt quan tâm đến hệ thống giáo dục nhấn mạnh đến các ngành kỹ thuật và điện tử cùng hệ thống các trường đại học cộng đồng hệ hai năm đã được thiết lập ở miền Nam (nguyên văn tiếng Anh: “the widespread educational emphasis on engineering and electronics and the system of two-year, community colleges”).[104]



Lời chứng và đánh giá của ông Mai Thái Lĩnh, cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:

Tôi là con của một cán bộ Việt Minh– tham gia Cách mạng tháng Tám tại Lâm Đồng sau đó tập kết ra miền Bắc [...] Chế độ Việt Nam Cộng hòa lúc đó biết lý lịch của tôi, nhưng vẫn không phân biệt đối xử, cho nên tôi vẫn có thể học hành đến nơi đến chốn. Tính chất tốt đẹp của nền giáo dục cũ của miền Nam là điều tôi công khai thừa nhận, vì vậy suốt 14 năm phục vụ trong ngành giáo dục “xã hội chủ nghĩa” (1975-1989), tôi bị người ta gán cho đủ thứ nhãn hiệu, chụp cho nhiều thứ mũ chỉ vì tôi nêu rõ những ưu điểm của nền giáo dục cũ cần phải học hỏi. Chính là do thừa hưởng nền giáo dục đó của miền Nam mà tôi có được tính độc lập trong tư duy, không bao giờ chịu nô lệ về tư tưởng…



Đánh giá của nhà phê bình văn học Thụy Khuê:

Có thể nói, trong suốt thời gian chia đôi đất nước, mặc dù với những tệ nạn của xã hội chiến tranh, tham nhũng; miền Nam vẫn có một hệ thống giáo dục đứng đắn. Trong chương trình giáo khoa, các giai đoạn lịch sử và văn học đều được giảng dậy đầy đủ, không thiên hướng. Ở bậc trung học học sinh gặt hái những kiến thức đại cương về sử, về văn, và tới trình độ tú tài, thu thập những khái niệm đầu tiên về triết học. Lên đại học, sinh viên văn khoa có dịp học hỏi và đào sâu thêm về những trào lưu tư tưởng Đông Tây, đồng thời đọc và hiểu được văn học nước ngoài qua một nền dịch thuật đáng tin cậy, dịch được những sách cơ bản. Nguyễn Văn Trung trong hồi ký đã nhấn mạnh đến sự tự trị của đại học, nhờ sự tự trị này mà các giáo sư có quyền giảng dạy tự do, không bị áp lực chính trị của chính quyền. Chính điều kiện giáo dục này, đã cho phép miền Nam xây dựng được một tầng lớp trí thức, một tầng lớp văn nghệ sĩ và một quần chúng độc giả; giúp cho nhiều nhà văn có thể sống bằng nghề nghiệp của mình. Và cũng chính tầng lớp trí thức và sinh viên này đã là đối trọng, chống lại chính quyền, khi có những biến cố chính trị lớn như việc đàn áp Phật giáo thời ông Diệm và việc đấu tranh chống tham nhũng (như vụ báo Sóng Thần) thời ông Thiệu.[107]



***

(Nguồn: Wikipedia, FB Tuyen Nguyen)

Huỳnh Minh Tú (biên tập và thêm hình ảnh sưu tầm từ Internet)

***


Mời xem thêm:

- Sài Gòn xưa – Người và Cảnh: Phần 1,  Phần 2,  Phần 3,  Phần 4,  Phần 5




https://mail.google.com/mail/u/0/?ui=2&ik=59cbe44d98&view=lg&msg=149df9eca2dadc38


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Dec/2014 lúc 10:02pm




 

Cùng với Vũ Hùng tìm hiểu về những quy luật chi phối thiên nhiên hoang dã

 

 

Vũ Hùng thuộc thế hệ sinh năm 1930 - 32, trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Với tư cách một chiến sĩ quân báo, ông hoạt động liên tục trên chiến trường Lào. Trở về, trong khi mưu sinh bằng các nghề khác, ông dành nhiều tâm huyết cho việc viết văn và trong sự nghiệp của mình đã có tới 40 đầu sách.

Người ta thường chỉ xếp Vũ Hùng vào khu vực văn học thiếu nhi. Tuy nhiên gần đây có dịp đọc lại, tôi nhận ra rằng, có một số cuốn, một số trang sách của ông cũng là dành cho cả các bạn đọc lớn tuổi. 

 Dưới hình thức ghi chép, Sống giữa bày voi giống như một khảo luận công phu về mọi hoạt động của loài thú và những người săn thú. Có nhiều trang miêu tả cảnh rừng mà tôi muốn đọc đi đọc lại. Lại có những đoạn ông khái quát về quy luật tồn tại của thiên nhiên hoang dã, nó giúp cho người đọc sống xa rừng núi có thể liên hệ để hiểu thêm sự đời mà họ sống hàng ngày.

Dưới đây là một đoạn trích từ cuốn sách Vũ Hùng viết năm 1986 đó, nằm ở giữa chương cuộc sống rừng nhìn từ một chòi quan sát.

Lần ấy, tác giả theo người làng tới một khu đồng cỏ. 

Ông  cùng với một bác thợ săn Lào ngồi trong một cái chòi được bảo đảm hoàn toàn cách ly với chung quanh, quan sát mà không để cho các "nhân sự trong cuộc" nhận ra sự có mặt của mình -- đại  khái ông đã có được cái vị trí như khi chúng ta vào thăm các công viên thủy cung, thấy mình sống trong lòng nước. 

Từ vị trí này, tác giả có dịp chứng kiến cuộc sống của các loài thú trong rừng, cái cách chúng sống bên cạnh nhau tự nhiên, hòa hợp y như tuân theo một  thứ luật tự nhiên nào hết sức hợp lý.

Và ông viết ra một đoạn văn  mà theo tôi là sự kết hợp cả hai:

-- kinh nghiệm sống của những người dân Lào bình thường.

-- cái vốn văn hóa nhân bản mà ông đã tiếp nhận được từ văn hóa phương Tây, cái phần mà ông đã học được từ những năm học ở ngôi trường danh giá là Lycée du Protectorat (Trường Trung học Bảo hộ) nay là  trường  Chu Văn An Hà Nội.

 Từ trường hợp của ông, tôi như nghe ra một lời nhắn nhủ, chúng ta phải biết đến với thiên nhiên từ văn hóa. Chúng ta chỉ hiểu biết thiên nhiên khi có một sự chuẩn bị về văn hóa.

 

 

Xin mời các bạn đọc một trong những đoạn văn hay nhất của Vũ Hùng và liên hệ những quy luật của thiên nhiên nhiên hoang dã mà ông trình bày với những quy luật bất thành văn bản đang chi phối xã hội VN ta. Các dòng in đậm là của người trích dẫn.

 

 

Chính trên chòi quan sát này, tôi đã hiểu đôi chút về luật rừng. Trước đây do lấy những nền tảng của xã hội loài người làm thước đo để suy đoán, tôi đinh ninh luật rừng là luật lệ tàn khốc của sự hỗn độn, của cuộc đấu tranh sinh tồn, một cuộc đấu tranh quyết liệt đến mức không dung tha để giành lấy khoảng không gian và nhữngưu thế tồn tại: thú dữ ăn thịt thú lành, thú lớn lấn át và tiêu diệt thú bé.

Người ta có thói quen coi luật rừng là luật của sức mạnh. Khi một đội bóng chơi thô bạo, người ta bảo họ chơi "rừng". Khi những kẻ mạnh lấn át kẻ yếu, người ta bảo họhành động theo "luật rừng".

Hoàn toàn không đúng như vậy.

Luật rừng trước hết là sự khôn ngoan để duy trì sự tồn tại của chính mình và của dòng giống.Mọi loài thú, kể cả những loài có sức mạnh nhất, bao giờ cũng muốn nhìn thấy kẻkhác nhưng lại không muốn kẻ khác nhìn thấy mình. Vì thế không khi nào chúng gây gổ một cách vô ích, để lộ sự có mặt của chúng. Cả đến con cọp, dù có thể xếp vào hàng chúa tể của rừng, cũng luôn hành động khôn ngoan như vậy. Nó không khi nào dựa vào sức mạnh để tự cho phép mình làm những điều mù quáng. Nó lảng tránh bầy voi, lảng tránh con beo, con lợn độc, lảng tránh cả con người và chỉ nhận sự đối đầu trong những trường hợp bắt buộc.

Trong rừng không bao giờ thấy có những cuộc chiến tranh cùng loài như trong xã hội loài người. Một bầy voi không bao giờ đánh nhau với một bầy voi. Một gia đình báo không bao giờ xung đột với một gia đình báo khác.

Đôi khi cũng xảy ra tranh giành giữa hai cá thể cùng loài nhưng không bao giờ cuộc xung đột ấy dẫn đến sự tiêu diệt đối thủ. Ngay trong cơn giận dữ, do bản năng bảo tồn dòng giống, chúng cững biết khi nào thì nên thôi.

Khi hai con cọp đánh nhau - chúng không bao giờ đánh nhau để tranh mồi mà đánh nhau để tranh giành con cái - chỉ một lát sau con yếu hơn sẽ nhảy ra ngoài vòng chiến, nằm rạp xuống để tỏ ý khuất phục. Lập tức con mạnh hơn sẽ ngừng lại cho con yếu được tự do bỏ đi.

Khi hai con voi đọ sức để tranh giành thứ bậc trong bầy thì cũng thế: con yếu sẽ lùi lại và buông thõng vòi xuống. Đó là dấu hiệu đầu hàng trong loài voi. Con mạnh hơn thấy dấu hiệu đó sẽ ngừng lại.

Luật rừng thứ hai là sự cố gắng sửa đổi các tập tính, hình thành những thói quen mới để thích nghi với hoàn cảnh sống.

Các quản tượng cho tôi biết chừng sáu bẩy mươi năm trước đây bầy voi vẫn có thói quen giống những bầy trâu và bò rừng khi ngủ đêm. Chúng họp thành những vòng tròn, vòng trong là voi con và voi mẹ, vòng ngoài là lũ voi đực. Hồi đó voi đực cũng bị săn lùng - đôi ngà của chúng đối với mỗi gia đình thợ săn là một tài sản - nhưng với ngọn lao và chiếc nỏ, thợ săn không diệt được chúng bao nhiêu.

Từ ngày trong rừng xuất hiện những người đi săn mang cây súng thì lại khác. Họ có thể dễ dàng giết chết một con voi ở khoảng cách rất xa, xa gấp bốn năm tầm tên của chiếc nỏ. Lũ voi đực càng bị săn lùng ráo riết không phải chỉ vì cặp ngà. Nhiều khi người ta tàn sát chúng chỉ để chống cây súng đứng bên cái xác đồ sộ của chúng chụp vài hình ảnh, kỉ niệm một chuyến đi rừng. Vì thế chẳng bao lâu mỗi bầy voi chỉ còn vài ba con đực.

Các bầy bắt buộc phải thay đổi tập tính để bảo tồn dòng giống. Ngày nay những người đi rừng đều nhận thấy thói quen cũ của chúng đã biến đổi. Tôi biết điều này khi từ chòi quan sát tôi theo dõi chúng trong giấc ngủ đêm: chúng vẫn họp thành những vòng tròn nhưng ở vòng trong đáng lẽ là lũ voi con và voi mẹ thì bây giờ là vài con voi đực cuối cùng của bầy. Bọn voi đực ấy cần được bảo vệ hơn hết. Mỗi khi có nguy hiểm, chính lũ voi cái sẽ xông ra chặn đường cho chúng chạy trốn. Bây giờmuốn săn một con voi đực, phải đi vào giữa bầy voi. Đó là điều không một người thợsăn nào dám làm và cũng không một người thợ săn nào làm nổi, nếu không dựa vào lũ voi nhà và dựa vào đám đông các quản tượng.

Luật rừng thứ ba là giữ gìn sinh cảnh. Không con thú nào tàn phá môi trường mà nó sinh sống. Hãy thả con cọp hoặc con báo vào một đàn hươu nai. Chúng sẽ chỉ giết một con mồi và chừng nào chưa ăn hết thức ăn chúng sẽ không giết thêm một con mồi khác.

Trong rừng Lào có một loại chồn rất hung dữ mà người thợ săn Lào gọi là "chồn ma". Người ta đặt cho chúng cái tên ấy do khả năng bắt mồi ma quái của chúng. Chúng không săn lùng đơn độc mà săn lùng theo đàn. Không như những giống chồn khác bắt gà vịt, chúng săn hẳn những con thú to như hoẵng và nhiềi khi cả hươu nai.

Ít có con thú lành nào gặp "chồn ma" mà thoát chết. Chúng đuổi theo, con thì nhảy lên bám chặt và cắn vào cổ, nơi có các động mạch lớn, con thì bám và cắn vào lưng vào đùi, dai dẳng như một bầy đỉa. Con mồi cứ đeo những kẻ thù của mình và lồng chạy hết cánh rừng này qua cánh rừng kia, cho đến lúc hết máu và kiệt sức gục xuống.

Bản năng giữ gìn sinh cảnh tồn tại ngay cả ở bầy thú bé nhỏ nhưng ghê gớm này. Chừng nào còn thức ăn chúng cũng không săn đuổi một con mồi khác.

Luật rừng thứ tư là luật của sự cứu giúp, cưu mang.

Một con nai non lạc bầy khi đêm xuống có thể dễ dàng tìm nơi ẩn náu an toàn trong một bầy trâu rừng. Bầy trâu sẽ cho nó vào ngủ ở vòng trong, nơi dành cho lũ nghé non và sớm mai, khi nguy cơ bị tiêu diệt đã hết, con nai sẽ lững thững tìm về với bầyđàn của nó.

Cheo cheo là con vật yếu ớt nhất rừng. Nó không có một thứ vũ khí gì để phòng thân. Kẻ thù của nó rất nhiều: "chồn ma", chó rừng, mèo rừng, beo, cọp... Gặp kẻ thù là nó run lên, chân khụy xuống. Nó chỉ còn biết nằm chờ chết.

Vậy mà loài cheo cheo không bị tiêu diệt. Nó có những kẻ bảo trợ đắc lực: các bác bò tót. Ngược lại với cheo cheo, bò tót là những con vật mạnh mẽ nhất rừng. Chúng chiếm cứ những đồi dang và những đồi tre, không để một con thú dữ nào bén mảngđược đến giang sơn của chúng. Bọn cheo cheo tinh khôn biết điều đó: chúng đến làmổ ngay kề bên chỗ ngủ của bò tót và các bác bò tót tốt bụng không bao giờ xua đuổi chúng.

Trong rừng voi cũng được coi là những con vật hào hiệp. Mỗi năm khi mùa mưa đến, các bầy thú ở đồng cỏ được sống một thời kì an toàn. Đêm đêm khi ăn đã no, chúng thường kéo đến gần nơi bầy voi ngủ, nương bóng những con vật to lớn này. Sự có mặt của chúng không làm bầy voi khó chịu. Chúng được chấp nhận và bầy voi vui lòng làm nhiệm vụ bảo trợ.

Chắc chắn luật rừng còn nhiều điều bí ẩn nữa mà tôi chưa biết. Tuy nhiên những ngày sống trên chòi quan sát đã giúp tôi hiểu rõ: nếu luật rừng chỉ là luật của sức mạnh và của sự hỗn độn thì sẽ không còn những bầy hươu nai, không còn lũ cheo cheo và những con thú lành, không còn cuộc sống trong rừng. Sẽ chỉ còn một sinh cảnh bị tàn phá và hoang vắng, chỉ còn hổ báo và thú dữ.

 

Con người sống sao được trong một môi trường như thế ! 



Nguồn: http://vuongtrinhan.blogspot.com/2014/11/cung-voi-vu-hung-tim-hieu-ve-nhung-quy.html

 


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 26/Jan/2015 lúc 1:02am

 

Nhìn li mt v án đáng bun
L Giang

Vụ nhật báo Người Việt kiện tuần báo Saigon Nhỏ về mạ lỵ phỉ báng được khởi sự từ tháng 9 năm 2012, nhưng đến tháng 12 năm 2014 mới được đưa ra xét xử. Sau một phiên tòa kéo dài bốn tuần, ngày 30.12.2014, tòa tuyên phạt bà Hoàng Được Thảo và tuần báo Saigon Nhỏ 4.500.000 USD. Các cộng đồng người Việt hải ngoại trên thế giới đều xôn xao. Nhiều người đã điện thoại hay gởi email cho chúng tôi và hỏi: Tại sao ra nông nỗi này? Báo Saigon Nhỏ là báo chống cộng mà? Có gì bí ẩn đàng sau?

Trên đài Little Saigon TV tối 8.1.2015 cùng với luật sư Nguyễn Quốc Lân, và tối 15.1.2015 cùng với luật sư Đỗ Phủ, chúng tôi đã nói về những khía cạnh pháp lý phức tạp của vụ án, nhưng chỉ những người trong vùng được nghe. Hôm nay chúng tôi cố gắng tóm lược nội vụ và chiến thuật của mỗi bên để đọc giả có thể hiểu qua tại sao có bản án ngày 30.12.2015.


BỆNH TRẦM KHA HẾT THUỐC CHỬA

Thật ra, các vụ án nón cối không phải là chuyện mới mẻ gì trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Nó đã trở thành một thứ bệnh trầm kha và không còn phương cứu chữa: Cứ muốn hạ ai là đội cho người đó cái nón cối! Tòa án Mỹ đã nhiều lần “xuống chưởng” để cảnh cáo, nhưng chứng nào vẫn tật đó. Không phải Cộng Sản mà chính người Việt đấu tranh đã phá vỡ cuộc đấu tranh của chính họ bằng nón cối! Sau đây là những vụ điển hình:

(1) Vào năm 2003, Tòa án Quận Denver, tiểu bang Colorado, đã kết tội nhà sư Lê Kim Cương và ban quản trị chùa Như Lai vu khống hai chị em Hồ Thị Thu và Hồ Thị Thi là cộng sản sau khi hai cô này tố cáo nhà sư có hành vi tình dục bất chánh. Các bị đơn đã bị phạt 4.800.000 USD.

(2) Năm 2006, các bị đơn ở Minnesota đã tố cáo ông Phạm Ngọc Tuận, một cựu quân nhân VNCH, là tay sai Cộng Sản và vi phạm 18 tội đã được họ liệt kê, nhưng không chứng minh được tội nào. Tòa buộc các bị đơn phải bồi thường cho ông Tuận 639.000 USD.

(3) Vào tháng 9 năm 2011 Tòa án Quận Montgomery, tiểu bang Maryland, đã buộc bà Ngô Thị Hiền thuộc Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam, ông Ngô Ngọc Hùng và đài phát thanh Vietnamese Public Radio ở Maryland phải liên đới bồi thường cho ông Hoài Thanh 1.000.000 USD vì đã dùng hệ thống truyền thông để chụp mũ ông Hoài Thanh là cộng sản.

(4) Ở Austin, Texas, ông Đỗ Văn Phúc đã viết nhiều bài dưới nhiều hình thức khác nhau, tố cáo bà Nancy Bùi, tức ký giả Triều Giang, là thân cộng, tay sai cộng sản và làm ăn với Việt Cộng. Trong phiên xử ngày 27.10.2011, tòa buộc ông Phúc phải bồi thường cho bà Nancy Bùi 1.900.000 USD.

(5) Vụ án mạ lỵ phỉ báng kéo dài nhất là vụ ba ông Norman Lê, Phiệt Nguyễn, Đạt Hồ, và hai bà Nhàn Trần và Nga Phạm đã bị ông Tân Thục Đức, Hiệu trưởng Trường Việt Ngữ ở Thurston County, kiện về tội chụp nón cối. Những người này đã tố cáo ông Đức là một nhân viên bí mật của Việt Cộng (undercover Viet Cong agent). Vụ kiện được khởi sự từ 2003 đến tháng 4/2009 Tòa Superior Court ở Thurston County, Washington State, mới xử và tuyên phạt những người này phải bồi thường cho ông Tân Thục Đức một số tiền là $310.000. Các bên tranh tụng đã kháng cáo lên Tòa Phúc Thẩm rồi thượng tố lên Tối Cao Pháp Viện Washington State . Ngày 9.5.2013, TCPV đã y án tòa Thurston County !

Nhưng vụ án nhật báo Người Việt kiện tuần báo Saigon Nhỏ phức tạp và gay cấn hơn nhiều, vì đây là hai cơ quan truyền thông lớn nhất của người Việt hải ngoại.


VIỆC PHẢI ĐẾN THÌ PHẢI ĐẾN

Trong một bài với đề tựa “Những “bí ẩn” của báo Người Việt: Ai là chủ thực sự của báo Người Việt?” đăng trên nhật báo Saigon Nhỏ thứ bảy 28.7.2012, Đào Nương tức bà Hoàng Dược Thảo, chủ nhiệm kiêm chủ bút nhật báo và tuần báo Saigon Nhỏ, đã bàn nhiều chuyện về nhật báo Người Việt, trong đó có hai đoạn sau đây đã đưa bà Hoàng Dược Thảo và báo Saigon Nhỏ vào đường lao lý:

Đoạn thứ nhất: “Bọt bèo thì thường nổi trên mặt mà. Nhưng sự kiện vợ của ông Hoàng Ngọc Tuệ, bà Hoàng Vĩnh ra mặt điều hành báo Người Việt mấy năm nay mới là lạ. Điều lạ thứ nhất: bà Hoàng Vĩnh không phải là một người có khả năng học vấn hay báo chí. Bà lại là một người có nhiều tai tiếng về tình ái…”

Đoạn thứ hai: “Hy vọng ông Phan Huy Đạt, chủ nhân của báo Người Việt sẽ công bố tên của 27 người (thành viên) này để bọn “tay sai của giặc Mỹ” đa nghi cứ cho rằng một ông giáo nghèo, một counselor của một trường đại học cộng đồng thì làm gì có tiền mà mua nổi nguyên một tờ báo to đùng như tờ Người Việt? Bọn “tay sai của giặc Mỹ” cho rằng nếu không phải “thằng” Sơn Hào thì cũng là “thằng” Hải Vị, Made in VC mua tờ Người Việt rồi ông đứng tên dùm cho chúng. Đào Nương tôi không tin nhưng không biết làm sao để bênh ông…”

Từ lâu, bà Hoàng Dược Thảo thường dùng hệ thống báo Saigon Nhỏ để “oanh tạc” báo Người Việt, nhưng bộ biên tập của báo này cứ ngồi êm re. Nay chụp được hai nói câu trên, báo Người Việt quyết định ra tay.

Theo điều 48a của bộ Dân Luật Californa, thư yêu cầu đính chính (retraction) những lời phỉ báng mạ lỵ phải được gởi đến chủ nhiệm (publisher) tờ báo trong hạn 20 ngày kể từ ngày biết được sự phổ biến bài báo mạ lỵ phỉ báng. Hôm 7.8.2012, ông Phan Huy Đạt, bà Hoàng Vĩnh và nhật báo Người Việt đã gởi đến bà Hoàng Được Thảo và báo Saigon Nhỏ một văn thư yêu cầu cải chính những điều nói trên mà họ cho rằng viết không đúng sự thật về họ.

Tôi thấy thư yêu cầu đính chính này đã không được viết theo mẫu thông dụng được biên soạn rất chặt chẽ mà các luật sư ở California thường dùng, trái lại đã viết theo kiểu tự do, nhưng cũng hội đủ điều kiện luật định, vì điều 48a đòi hỏi phải “ghi rõ những lời tuyên bố bị coi là mạ lỵ phỉ bang và yêu cầu đính chính” (specifying the statements claimed to be libelous and demanding that the same be corrected). Báo Người Việt đã ghi rất rõ hai câu sau đây mà họ cho rằng không đúng sự thật:

(1) Cộng Sản Việt Nam đã mua nhật báo Người Việt và để cho ông Phan Huy Ðạt đứng tên chủ nhân cho họ. (The Vietnamese communists bought the Nguoi Viet Daily News and asked Dat Huy Phan act as owner for them).

(2) Bà Hoàng Vĩnh không phải là một người có khả năng học vấn hay báo chí. Bà lại là một người có nhiều tai tiếng về tình ái (an unchaste woman who is unqualified for her profession and known to have many scandalous affairs.)

Cũng theo điều 48a, Saigon Nhỏ có ba tuần lễ kể từ ngày nhận được thư yêu cầu, để đăng những lời cải chính. Nhưng bà Thảo chẳng những không cải chánh mà còn viết một bài trên tuần báo Saigon Nhỏ ngày 17.8.2012 giải thích tại sao bà đã viết như vậy. Vì không nắm vững luật buộc phải “specify” như trên nên bà cảnh cáo ông Đạt và bà Vĩnh “không nên dùng thủ thuật “cắt” một câu ngắn trong một đoạn văn dài để xuyên tạc ý nghĩ của câu văn.”!

Ngày 4.9.2012, luật sư Hoyt E. Hart đại diện cho nhật báo Người Việt, ông Phan Huy Đạt và bà Hoàng Vĩnh đã nộp đơn tại tòa Superior Court ở Orange County kiện bà Hoàng Dược Thảo về mạ lỵ phỉ báng vì cho rằng hai câu nói trên là không đúng sự thật gây phương hại cho họ về nhiều phương diện. Vụ kiện mang số 30-2012-00595526-CU-DF-CJC, loại: Defamation, tên vụ: Hoang vs. Saigon Nho Newspaper.

Điều 45 của bộ Dân Luật California đã định nghĩa tội mạ lỵ phỉ báng bắng bài viết (libel) như sau:

“Mạ lỵ phỉ báng bằng bài viết là một sự phổ biến không đúng sự thật và không được đặc miễn bằng bài viết, ấn phẩm, hình ảnh, hình nộm, hay hình thức phô diễn ra trước mắt khác, nhắm làm cho bất cứ người nào bị hận thù, khinh bỉ, nhạo báng, lăng nhục, hay tạo ra các lý do cho người đó bị xa lánh, tránh né và phương hại đến nghề nghiệp của họ, cũng như làm cho họ phải chịu những sự đe dọa phương hại lớn đến mạng sống."

Luật sư của báo Người Việt đã bám sát vào điều luật này để hành động.


CHIẾN THUẬT CỦA HAI BÊN

Trong khi luật sư của báo Người Việt dùng các phương thức luật định để chứng minh những lời tuyên bố nói trên không đúng sự thật, có ác ý và gây thiệt hại cho họ về nhiều phương điện như điều 45 đã mô tả, bà Hoàng Dược Thảo dùng các cơ quan truyền thông, các tổ chức đấu tranh chính trị và những suy luận riêng của bà, tức các phương thức ngoài luật định, để đối phó với cơ quan tư pháp Mỹ và tin chắc rằng bà sẽ thắng.

Qua các bài bà Thảo viết trên báo Saigon Nhỏ sau khi bị truy tố, nhất là hai cuốn video ghi lại những lời phát biểu của bà tại cuộc họp của Cộng Đồng Việt Nam Nam Cali vào tối 10.2.2013 tại trụ sở Hội Đền Hùng ở Westminster và trong lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại ngày 29.9.2013, chúng ta thấy bà muốn nói với Tòa cũng như mọi người rằng bà chỉ lặp lại những lời phát biểu của nhiều nhân vật và nhiều tổ chức tố cáo nhật báo Người Việt là của Cộng Sản hay tay sai Cộng Sản. 

Sở dĩ bà làm như vậy vì bà không biết rằng luật pháp Hoa Kỳ đã quy định: 

“Một người lặp đi lặp lại lời mạ lỵ phỉ báng do người khác phải chịu trách nhiệm cho việc tái phổ biến đó, ngay cả nếu người tái phổ biến quy lời tuyên bố phỉ báng cho người phổ biến gốc.” ngay cả nếu người tái phổ biến quy lời tuyên bố phỉ báng cho người phổ biến gốc.”
(Moritz v. Kansas City Star Co., 258 S.W.2d 583).

Nói một cách giản dị, lặp lại một lời phát biểu sai sự thật của người khác vẫn phải chịu trách về lời phát biểu đó, dù chỉ rõ lời phát biểu đó phát xuất từ đâu. Tuy nhiên, khi đăng những lời phát biểu của cơ quan công quyền thì không phải chịu trách nhiệm, dù sai.

Các bài và hai video nói trên cũng cho thấy bà đã đặt các bị đơn vào tình trạng “bị hận thù, khinh bỉ, nhạo báng, lăng nhục, hay tạo ra các lý do cho người đó bị xa lánh, tránh né và phương hại đến nghề nghiệp của họ, cũng như làm cho họ phải chịu những sự đe dọa phương hại lớn đến mạng sống” như đã quy định ở điều 45. Do đó, luật sư của báo Người Việt không phải đi tìm bằng chứng đâu xa, ông ta chỉ dùng các bài báo và hai cái video đó cũng đủ thắng rồi.

Tuy nhiên, hai cái video tai hại hơn vì nó phô bày ra trước mắt bồi thẩm đoàn không phải chỉ những lời mà cả hình ảnh đầy thuyết phục của bà Thảo khi phát biểu khiến họ quyết định mau lẹ.

Hai luật sư là Charles H. Mạnh và Aaron Morris đã nhận ra sự nguy hại của hai video này và đã hai lần xin tòa bỏ hai video đó ra ngoài hồ sơ vụ kiện. Nhưng điều 350 của Luật Bằng Chứng (Evidence Code) quy định rằng không bằng chứng nào được đưa vào hồ sơ vụ kiện ngoại trừ bằng chứng có liên quan. Hai video nói trên là bằng chứng liên quan(relevant evidence) nên Tòa không cho bỏ ra được.

Nói tóm lại, vì không nắm vững luật pháp, bà Hoàng Dược Thảo đã tạo ra những bằng chứng cho đối phương dựa vào đó để quy trách nhiệm cho chính bà.


RỒI SẼ ĐI VỀ ĐÂU ?

Bây giờ bà Hoàng Dược Thảo và Saigon Nhỏ đang xin tòa nguyên thẩm tái thẩm để câu giờ. Trong vòng hai tuần lễ, nếu tòa bác đơn thì có 60 ngày để kháng cáo. Trong khi kháng cáo, báo Người Việt vẫn xin thi hành án. Muốn hoãn thi hành án, phải mua một cái Bond để bảo đảm tiền phạt. Cái Bond này trị giá bằng 150% số tiền phạt. Bà Thảo bị phạt 4.500.000 USD nên phải mua cái Bond lên đến 6.750.000 USD và phải có tài sản thế chấp để mua. Mỗi năm phải trả tiền lời là 10%. Trong một số trường hợp rất đặc biệt, tòa cũng có thể cho miễn mua Bond, nhưng rất họa hiếm (judgment without bond are extremely rare).

Tiền thuê luật sư kháng cáo trong vụ này cũng sẽ rất cao, không dưới 300.000 USD, vì họ phải đọc khoảng 2000 trang biên bản của tòa (court transcripts) rồi dựa vào đó viết bản luận trạng (brief) với những tham khảo và trích dẫn luật pháp và án lệ rất công phu. Luật sư không chuyên môn về kháng cáo không làm được.

Kết quả kháng cáo sẽ đi tới đâu? Chúng ta hãy nghe Luật sư David Brown nói về “Kháng cáo Bản Án của Bồi Thẩm Đoàn” (Appeals from a Jury Verdict) trên mạng giải thích vế luật pháp
nolo.com:

Nếu quý vị bị kết án trong một vụ xét xử của bồi thẩm đoàn, cơ hội của quý vị về kháng cáo có kết quả là rất nhỏ (your chances of successfully appealing are very small), vì tòa kháng cáo chỉ xem lại thẩm phán tòa xét xử có theo đúng luật pháp hay không (chứ không xét lại nội dung vụ kiện). Tiến trình kháng cáo rất phức tạp và tốn kém, kháng cáo ít khi có ý nghĩa.

Trong 5 vụ điển hình mà chúng tôi đã nhắc lại ở trên, chúng ta thấy chỉ có vụ thứ 5 là vừa kháng cáo vừa thượng tố lên Tối Cao Pháp Viện tiểu bang. Nhưng trong phán quyết ngày 9.5.2013, Tối Cao Pháp Viện đã quyết định với tỉ số 6-1, y án của tòa nguyên thẩm và xác định: “There is no First Amendment protection for the type of false, damaging statements; indeed, the purpose of the law of defamation is to punish such statements.” (Không có sự bảo vệ của Tu Chính Án Thứ Nhất (về quyền tự do ngôn luận) đối với loại những lời tuyên bố sai sự thật và gây thiệt hại; quả thật, mục tiêu của luật về mạ lỵ phỉ báng là trừng phạt những lời phát biểu như thế).

Ngày 15.1.2015
Lữ Giang


mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 4
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.141 seconds.