Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: Hãnh diện Người Việt Nam ! Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Sep/2011 lúc 11:08am
Tác Giả: Trà Mi-VOA   
Thứ Năm, 22 Tháng 9 Năm 2011 06:55

Một bác sĩ trẻ người Việt Nam nhận giải thưởng cao quý năm 2011

 dành cho các cựu học sinh xuất sắc do Liên đoàn Các trường Cao đẳng Cộng đồng của tiểu bang California, Hoa Kỳ, trao tặng. Buổi lễ vinh danh sẽ diễn ra vào ngày 19/11 năm nay. Tổng cộng có 154 trường cao đẳng cộng đồng trên toàn bang Califonia đề cử các đại diện xuất sắc để nhận giải thưởng năm nay và bác sĩ James Nguyễn, 28 tuổi, là một trong bốn gương mặt xuất sắc nhất được lãnh giải. Mới đây, anh vừa được khắc tên trên Bảng Vàng Danh dự của trường cao đẳng Santa Ana ở miền Nam bang California.


Bác sĩ James Nguyễn và bà Nancy Pelosi, lãnh đạo khối thiểu số của Hạ viện Hoa Kỳ

Bác sĩ James Nguyễn: “James thấy mình được nhiều may mắn trong cuộc đời. James muốn giúp những người không có cơ hội. James cũng muốn tới Việt Nam làm từ thiện.”

Bác sĩ James Nguyễn sinh trưởng trong một gia đình người Việt sang Mỹ tị nạn hồi thập niên 70 sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Thành tích khoa bảng của James rất đáng ngưỡng mộ, nhưng cũng đáng ngạc nhiên. Anh bước vào trường cao đẳng Santa Ana khi mới 12 tuổi. Hai năm sau, anh tốt nghiệp hạng danh dự và vào đại học Irvine của bang California lúc 14 tuổi. Trong suốt thời gian học tập tại đây, anh luôn có tên trong danh sách sinh viên xuất sắc của khoa. Năm 2000, khi các bạn bè đồng trang lứa ra trường trung học, anh lãnh bằng tốt nghiệp cử nhân ưu hạng của trường đại học Irvine. Sau đó, anh trở về trường cao đẳng Santa Ana phụ giảng bộ môn sinh lý học và năm 2002, anh vào đại học y St. George.

Bốn năm sau, anh tốt nghiệp trường y và bắt đầu chương trình bác sĩ nội trú 3 năm tại Khoa Nội thương, Trung tâm Y khoa Khu vực Orlando. Công trình nghiên cứu của anh trong thời gian làm bác sĩ nội trú tại đây về các phương pháp thử nghiệm đối với bệnh nhân bị đau ngực đã mang về cho anh Giải thưởng danh dự hàng đầu trong kỳ thi cấp khu vực ở bang Florida và dành Giải vô địch trong cuộc thi toàn quốc, qua mặt 420 thí sinh khác từ các trung tâm y khoa và bệnh viện hàng đầu trên nước Mỹ trong đó có Bệnh viện Mayo và Trung tâm quân y Walter Reed. Cũng vào năm đó, James nhận chứng chỉ hành nghề bác sĩ từ Hội đồng Nội khoa Hoa Kỳ khi anh tròn 25 tuổi.

 Bước ngoặt đầu tiên biến đổi anh từ một cậu bé nghịch ngợm thành một cậu học trò vượt trội bắt đầu từ năm lớp 7. Khi bị mẹ phàn nàn về những điểm số trung bình, cậu bé James lúc bấy giờ thú thật nguyên nhân là do học trình quá dễ, khiến cậu lơ là. Mẹ của James đã tới học đường tìm hiểu và sau đó đã gặp hiệu trưởng xin cho con học vượt cấp. Ban đầu, nhà trường không tin những gì bà nói, nhưng thành tích xuất sắc của James sau thời gian học thử các lớp cao hơn đã thuyết phục  được nhà trường cho James nhảy lớp.

 Bà Ilene Nguyễn, thân mẫu của bác sĩ James, chia sẻ:“Bác sĩ James thông minh từ nhỏ. James thông minh khác thường so với những đứa trẻ khác. Ban đầu, mọi người sợ rằng nếu cho James vượt quá tầm tuổi của James, e rằng James sẽ gặp những khó khăn như sẽ không có cơ hội được chơi và hòa mình với bạn bè cùng lứa tuổi, rằng James sẽ bị khủng hoảng tinh thần khi phải hòa nhập với những bạn lớn tuổi hơn khi vào học các lớp cao hơn lứa tuổi. Nhưng tôi vẫn đồng ý cho James học các lớp cao hơn, và đồng thời tạo điều kiện cho James chơi với bạn bè cùng lứa ngoài giờ học. Cho nên, James cũng không gặp trở ngại, khó khăn. James hòa đồng được trong cả hai môi trường.”

Bà Ilene cũng cho biết thêm là ước mơ trở thành một bác sĩ tim mạch đã hình thành trong James từ rất sớm. Bà nói tiếp:“Lúc James còn rất bé, khoảng 7, 8 tuổi, bà James bị bệnh tim, tưởng rằng sẽ mất vào lúc đó. Các bác sĩ đã cứu sống được ba James. Lúc đó, James bắt đầu ý tưởng muốn trở thành bác sĩ tim vì các bác sĩ tim là những vị cứu tinh đã cứu sống được ba của mình.”

Ông Pete Maddox, nguyên là Chủ tịch Ban Quản trị Khu Cao đẳng Cộng đồng Rancho Santiago, là người đã hỗ trợ James khi anh muốn  vượt cấp vào trường cao đẳng khi anh mới 12 tuổi. Ông Maddox nói về anh bạn tuổi trẻ tài cao này:“Anh ta là một con người phi thường. Anh là một trong những người cần cù nhất mà tôi từng gặp trong đời. Tôi gặp James lúc anh ta 12 tuổi và quyết định giúp anh vượt cấp vào trường cao đẳng Santa Ana vì  anh là một thiếu niên thông minh, nghị lực, và chăm chỉ. Câu chuyện của James là một ví dụ chứng tỏ chúng ta có thể đạt được điều gì khi để cho người trẻ sớm phấn đấu vì mục tiêu của họ, hơn là buộc họ phải theo đuổi con đường mà có thể nó không phù hợp với họ. Tôi thật sự rất nể James. Tôi đã đề cử James làm nhân vật được khắc tên trên Bảng Vàng Danh dự của trường cao đẳng Santa Ana.”

Ngoài 2 năm cao đẳng, bác sĩ James đã trải qua 4 năm đại học, 4 năm trường y, 3 năm thực tập chuyên môn về nội thương. Hiện anh đang là nghiên cứu sinh tại Khoa Tim của đại học y University Medical Center ở Tucson, bang Arizona. Chương này kéo dài 3 năm và anh sẽ hoàn tất vào năm 2013.  Bác sĩ James nói trong suốt chặng đường  trở thành một bác sĩ tim tại Mỹ, giai đoạn chông gai nhất là thời gian này và anh hiện đang ngày đêm đèn sách để trao dồi kiến thức cho mình. James cho biết những yếu tố giúp anh thành công là niềm đam mê, sự quyết tâm, tinh thần chịu khó học hỏi, cộng với sự hỗ trợ, khích lệ từ gia đình.

Giờ đây, khi mong ước trở thành một bác sĩ đã trở thành hiện thực, chàng trai gốc Việt tài giỏi vẫn tiếp tục học thêm và nghiên cứu sâu thêm trong lĩnh vực chuyên khoa tim mạch mà anh theo đuổi. Ngoài mục tiêu trong sự nghiệp y khoa, vị bác sĩ trẻ còn ôm ấp ước mơ muốn giúp đỡ những người kém may mắn không có cơ hội được học tập như mình và những người nghèo khó.

 Bác sĩ James nói:“James thấy mình được nhiều may mắn trong cuộc đời. Mình có được nhiều thứ. Mình muốn giúp những người khác. James muốn giúp những người không có cơ hội, có thể vì nghèo quá, có thể vì không có sự ủng hộ. James muốn tới giúp họ vì trong cuộc đời này có nhiều người có khả năng nhưng không được hỗ trợ. James cũng muốn tới Việt Nam làm từ thiện.”

Bác sĩ James Nguyễn sẽ hoàn tất chương trình nghiên cứu sinh hậu bác sĩ tại khoa tim vào năm 2013 và quyết tâm trở thành một chuyên gia phẫu thuật tim thật giỏi.   Qúy vị và các bạn nghe đài muốn chia sẻ ý kiến với chương trình và trao đổi với độc giả khắp nơi, xin để lại ý kiến bình luận trong chuyên mục Tạp chí Thanh Niên, trên trang voatiengviet.com. Tạp chí Thanh Niên sẽ mang đến quý vị và các bạn một câu chuyện mới, vào giờ này, tuần sau.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Oct/2011 lúc 10:15am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 19/Oct/2011 lúc 9:58am


Một người Việt có thể thành toàn quyền bang Nam Australia

NNVN   -Thứ Tư, 19/10/2011, 16:36 (GMT+7)

Ông Lê Hiếu và vợ, bà Phương Lan. Ảnh: The Advertiser

Nghị viện Nam Australia vừa bàn chuyện sẽ đề cử ông Lê Hiếu, phó toàn quyền bang này, lên giữ chức vụ đứng đầu bang.

Ông được cho là sẽ thay thế cho toàn quyền Kevin Scarce khi nhiệm kỳ kết thúc vào năm tới. Ông Lê Hiếu từ chối bình luận về những thông tin này, tờ The Advertiser cho hay..

Ngoài chức vụ phó toàn quyền bang Nam Australia, ông Lê Hiếu còn đứng đầu Ủy ban về đa văn hóa và sắc tộc của bang. Ông cũng là người gốc Đông Dương đầu tiên là phó toàn quyền, đại diện cho Nữ hoàng Anh ở Nam Australia.

Ông Lê Hiếu sinh năm 1954 ở Quảng Trị. Ông sang Australia từ năm 1977. Ông có hai người con, tên là Don và Kim. Vợ ông là bà Phương Lan.

Phó toàn quyền Lê Hiếu tốt nghiệp ngành chính trị kinh doanh ở Đại học Đà Lạt. Tại Australia, ông có bằng cử nhân kinh tế và kế toán cũng như bằng cao học quản trị hành chính ở Đại học Nam Australia. Năm 2008, ông được nhận bằng tiến sĩ danh dự do Đại học Adelaide trao tặng vì những đóng góp của ông cho các dịch vụ xã hội. Ông là người Việt đầu tiên được một trường đại học cấp bằng tiến sĩ danh dự, Wikipedia cho hay.

Năm 1996, ông được nhận được huân chương vì những đóng góp nổi bật cho ASIC (Ủy ban Thanh tra và Giám sát công ty, thị trường chứng khoán và đầu tư Australia) năm 1996.

(Theo VnExpress)


http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/47/47/85254/Mot-nguoi-Viet-co-the-thanh-toan-quyen-bang-Nam-Australia.aspx







Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 19/Oct/2011 lúc 9:59am
mk
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 15/Dec/2011 lúc 10:18am
Câu chuyện đổi đời của một gia đình H.O.
Tác Giả: Huy Phương
Cựu Trung Úy Lê Văn Thiệu, tốt nghiệp khóa 1 Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị Ðà Lạt bị tập trung trong các trại tù cộng sản 7 năm.
Người vợ tù và những đứa trẻ ở Gio Linh. (Ảnh gia đình)

Một H.O. muộn màng
Sau khi đi tù về, ông làm nghề thợ mộc nuôi con, cho mãi đến năm 1995, gia đình mới sang Mỹ theo một chương trình H.O. khá muộn màng: H.31. Sau 5 năm định cư tại Hoa Kỳ, năm 2000 con đầu là Lê Thành học xong bằng Master về ngành điện tử tại đại học UTA (University of Texas at Arlington). Năm 2004 con trai thứ ba, Lê Ðức Hiếu tốt nghiệp Master Computer science. Năm 2005, Lê Huy, con trai thứ nhì lấy bằng tiến sĩ cũng ngành điện tử. Năm 2010 con trai út Lê Ðức Hiển, ra đời năm 1972 sau khi ông Thiệu từ trại tù trở về, cũng đã tốt nghiệp y khoa.
Vào năm 2005, nhân ngày lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập hội H.O. Dallas-Fort Worth, gia đình ông Lê Văn Thiệu đã được vinh danh là một gia đình đến Mỹ muộn màng nhưng đã sớm thành công trên đất người.
Năm 2006, ba anh em nhà họ Lê thành lập công ty “Luraco technologies, Inc.” sử dụng kỹ thuật cao (high-tech) chuyên về nghiên cứu và chế tạo sản phẩm cho quốc phòng Mỹ. Ba năm trước công ty được cấp kinh phí từ US Army để nghiên cứu và chế tạo ra một bộ cảm ứng thông minh (Intelligent Multi-Sensor) cho hai động cơ trực thăng chiến đấu hàng đầu của Mỹ là Blackhawk và Apache. Ðể làm được điều này, nghiên cứu (research proposal) của công ty Luraco phải xuất sắc và vượt trội hơn nhiều công ty danh tiếng khác. Phát minh bộ cảm ứng thông minh này của công ty Luraco sẽ tiết kiệm hàng tỷ Mỹ kim mỗi năm cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ về vấn đề bảo trì và an toàn cho hai loại máy bay trên. Hãng WPI tại Fort Worth, Texas đã mời Tiến Sĩ Lê Huy làm việc với chức vụ là khoa học gia (scientist) để đảm trách việc nghiên cứu về Flexible Active Circuits và Optical Sensors dùng trong hỏa tiễn và phi thuyền không gian.
Hai năm qua công ty Luraco cũng thắng được hai hợp đồng với US Air Force và được cấp kinh phí để chế tạo hệ thống kết nối những sensors FADEC (Full Authority Digital Electronic Control) trong động cơ phản lực F.35 của Không Quân Hoa Kỳ. FADEC là project lớn dưới sự giám sát của cơ quan NASA Hoa Kỳ. Ngoài NASA, công ty Luraco vinh dự được làm việc chung với Boeing và GE là hai công ty chế tạo động cơ phản lực (jet engine) cho phản lực cơ Hoa Kỳ.
Ðây là công ty duy nhất của người Việt Nam nhận được kinh phí trực tiếp từ Bộ Quốc Phòng Mỹ để nghiên cứu và chế tạo những sản phẩm kỹ thuật cao cho quân đội. Người Mỹ khó tin được là các em trong công ty mới mẻ này là con một gia đình tỵ nạn cộng sản chỉ mới đặt chân đến Hoa Kỳ từ năm 1995.
Thực dụng trong ngành thẩm mỹ ở Mỹ, Luraco là công ty đầu tiên sáng chế ra ghế Mini Pedicure Spa cho trẻ em, Jet nam châm (Magna-Jet) cho bồn Spa, máy khử mùi hóa chất (ChemStop) và máy hút bụi nail (Partigon) cũng như ghế M***age iRobotics. Hai năm liền 2010 và 2011 công ty Luraco được vinh dự đón nhận bằng khen là một trong 50 công ty Châu Á phát triển nhanh nhất trên toàn quốc Hoa Kỳ. Năm 2010 công ty Luraco được xếp hạng thứ 69 trong 100 công ty phát triển nhanh vùng Dallas Fort Worth do Khoa Thương Mại trường Ðại Học SMU bình chọn.
Trong bốn anh em nhà họ Lê, Tiến Sĩ Kevin Huy Lê là một thành viên trong Hội Quang Học Quốc Tế (The International Society for Optical Engineering) và là người giám định (Peer Reviewer) cho nhiều công bố về khoa học kỹ thuật cũng như tác giả của hơn 20 “technical publications in journals and conference proceedings.”
Những ngày ở Gio Linh
Nhớ lại những ngày xa xưa, Lê Thành, giám đốc công ty Luraco, ngày nay cũng là một MC và “Mạnh Thường Quân” của cộng đồng tị nạn tại Dallas, Ft. Worth đã nói rằng anh không bao giờ quên những ngày khốn khổ ở vùng quê Gio Linh, một vùng bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề, ngổn ngang những đống gạch vụn và những hố bom. Sau tháng 4, 1975, khi thân phụ phải vào trại tù tập trung, mẹ anh phải đưa các con về nương tựa bên ngoại. Khi mẹ anh kiếm được một chân y tá tại trạm y tế Gio Linh, Thành mới lên 5 tuổi, cùng với đứa em kế theo mẹ về trạm xá, còn hai em nhỏ trong đó có một đứa mới sinh phải “rứt ruột” gởi cho ông bà ngoại nuôi. Ba mẹ con ở trong một căn phòng lợp tranh, vách đất, không có điện bên cạnh trạm xá. Sau những giờ đi học, Thành phải đi mót củi, nấu cháo hay khoai và trông chơi với em. Thành rất thương mẹ, nhớ đến những lúc mẹ khóc, nước mắt ướt cả mặt anh, vì cuộc sống quá cơ cực, cô đơn, mà chồng không biết lưu lạc ở trại tù nào. Con đến trường thì bị gọi là “con ngụy,” mẹ nơi chỗ làm thì được xem là “chồng có nợ máu!”
Sau 7 năm, khi cha của ông đi tù về mở một tiệm mộc, mẹ ông bỏ việc trở về sum họp với gia đình tại thôn Gio Mai. Thành lên trung học rồi thi đỗ vào Ðại Học Sư Phạm Huế, những năm cuối cùng trước khi lên đường đi Mỹ, Thành dạy tại trường Cao Ðẳng Sư Phạm Quảng Trị. Nhờ những tín chỉ của ÐH Sư Phạm, chỉ 5 năm sau khi đến định cư tại Dallas- Ft Worth, Lê Thành đã lấy xong Master ngành điện tử, cùng với các em Lê Hiếu, bốn năm sau lấy bằng tiến sĩ cùng ngành để xây dựng lên một công ty có đủ khả năng cạnh tranh với các công ty lớn của Mỹ.
So với những gia đình cựu tù nhân khác, gia đình ông Lê Thiệu đến Mỹ tương đối muộn, vì lúc ra tù, ông tìm về quê cũ, một vùng đất xa xôi, nghèo khổ, xa ánh sáng đô thị, thiếu hẳn tin tức và bạn bè. Nhất là sau khi Thừa Thiên, Quảng Trị sát nhập với Quảng Bình của miền Bắc để thành Bình Trị Thiên, tỉnh này thuộc cơ chế hành chánh của miền Bắc, khắt khe và đầy sự kỳ thị. Mãi đến đầu năm 1990, khi thấy thấy rõ, chắc chắn bạn bè lên đường đi định cư ở Mỹ, ông Lê Thiệu mới dám nộp đơn cho công an địa phương.
Nhờ tinh thần hiếu học và sự cố gắng vươn lên trong hoàn cảnh khắc nghiệt của tuổi ấu thơ, đến Mỹ, anh em nhà họ Lê như giống tốt gặp môi trường đất đai, khí hậu, phân bón tốt đã đâm chồi, nẩy lộc, cho trái tốt. Tuy vậy “nhớ công ơn cha mẹ đã trải qua những nỗi nhọc nhằn, tạ ơn nước Mỹ, đất của cơ hội đã cưu mang cho chúng con một đời sống mới, và cộng đồng người Việt tị nạn luôn luôn gần gũi, thương yêu gia đình chúng con,” đó là những lời giãi bày của những đứa trẻ từ mảnh đất Gio Linh nghèo khó, hôm nay đã thành công trên đất nước Hoa Kỳ.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Dec/2011 lúc 10:23am
9 người gốc Việt "ghi điểm" với thế giới năm 2011   
Tác Giả: Đỗ Hường (Tổng hợp)
Thứ Hai, 19 Tháng 12 Năm 2011 09:09

Phó Thủ tướng Đức, cố vấn Tổng thống Mỹ... những nhân tài gốc Việt đã làm được những điều khiến chúng ta tự hào.

(VTC News) – Mang trong mình dòng máu Việt, cộng đồng người gốc Việt ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc tỏa đi khắp năm châu và làm được những điều khiến chúng ta tự hào khi nhắc đến. Phó Thủ tướng Đức, cố vấn Tổng thống Mỹ, giáo sư, bác sĩ, nhà phát minh sáng chế lừng danh... là một vài trong rất nhiều điều những nhân tài gốc Việt đã làm được trong năm 2011.

1. Philipp Roesler - Phó Thủ tướng Đức

Philipp Roesler 38 tuổi, sinh tại Khánh Hưng (tỉnh Ba Xuyên - nay là Sóc Trăng). Khi được 9 tháng tuổi, cậu bé mồ côi người Việt này được một cặp vợ chồng người Đức nhận làm con nuôi và đưa sang Đức. Năm 4 tuổi, bố mẹ nuôi của ông ly dị và ông được cha là một sĩ quan quân đội nuôi dưỡng. Ông kết hôn với vợ là Wiebke là bác sĩ, 31 tuổi và có hai con gái Grietje và Gesche, sinh đôi vào năm 2008.

Philipp Roesler - Phó Thủ tướng Đức


Philipp Roesler đã trở thành người gốc Việt thành đạt nhất thế giới khi nắm giữ cương vị Chủ tịch trẻ nhất trong lịch sử của Đảng Dân chủ Tự do (FDP) - đảng trong liên minh cầm quyền của nữ Thủ tướng Angela Merkel.

Năm 2000, Rösler trở thành thư ký của FDP tại tiểu bang Niedersachsen.

Tháng 4 năm 2008, Rösler chính thức trở thành chủ tịch FDP tại Niedersachsen.

Tháng 6/2007, tại hội nghị bên liên bang đảng FDP, Rösler được tái bầu làm thành viên của Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Ngày 8/10/2009, ông trở thành Bộ trưởng liên bang trẻ nhất nước Đức và cũng như là người gốc Việt đầu tiên làm bộ trưởng tại một quốc gia Châu Âu.

Ngày 13/5/2011, ông Philipp Rösler đã được bổ nhiệm làm lãnh đạo Đảng Dân chủ tự do (FDP) đồng thời giữ chức Phó thủ tướng của đất nước này.

2. James H. Nguyễn – Thần đồng y khoa gốc Việt

James H. Nguyễn

James H. Nguyễn, 28 tuổi đã được nhận giải thưởng cao quý năm 2011 dành cho các cựu học sinh xuất sắc do Liên đoàn Các trường Cao đẳng Cộng đồng của tiểu bang California, Hoa Kỳ ngày 19/11, hiện đang là bác sĩ chuyên khoa tim tại bệnh viện University Medical Center (UMC). Mới đây, anh đã được khắc tên vào Bảng Vàng Danh dự Đại Học Santa Ana năm 2011.

H. Nguyễn đã tốt nghiệp hạng danh dự với bằng cao đẳng môn sinh vật học năm 1998 khi chỉ mới 14 tuổi.

Năm 2009, bác sĩ gốc Việt này vượt qua 420 thuyết trình viên đến từ những bệnh viện hàng đầu của Mỹ để giành quán quân với nghiên cứu so sánh phương pháp chụp quang tuyến đa chiều.

Được biết, gia đình James H. Nguyễn định cư tại thành phố Garden Grove (Mỹ) vào giữa thập kỷ 1970.

Anh từng theo học chương trình bác sĩ nội trú kéo dài 3 năm tại Khoa Nội (Department of Internal Medicine) thuộc bệnh viện Orlando Regional Medical Center.

3. GS Nguyễn Hùng tranh giải 'Người Australia của năm 2012'

GS Nguyễn Hùng


Ngày 20/5 vừa qua, nhà phát minh nổi tiếng người Úc gốc Việt, GS.TS Nguyễn Hùng vừa được chọn làm nhân vật đại diện cho tiểu bang New South Wales tranh giải "Người Australia của năm 2012”. Theo nguồn tin từ báo chí Úc, việc công bố kết quả chính thức cho danh hiệu này sẽ diễn ra vào ngày 26/1/2012.

GS.TS Nguyễn Hùng hiện đang cư trú ở Castle Hill, và là Phó trưởng khoa Kỹ thuật & Công nghệ thông tin tại trường Đại học Công nghệ Sydney (gọi tắt UTS).

20 năm qua, ông được mệnh danh là "Thầy của những phát minh” vì đã có khá nhiều sáng chế về y khoa hết sức hữu ích, tiện dụng cho các bệnh nhân.

Ông có rất nhiều phát minh, sáng chế khác đang trong quá trình nghiên cứu và sẽ trở thành những ứng dụng mới trong xã hội như: thiết bị phát hiện sớm ung thư vú, thiết bị giúp con người điều khiển các thiết bị điện tử bằng các tín hiệu của bộ não...

Tuy nhiên, đỉnh cao nhất trong các phát minh của ông Nguyễn Hùng là xe lăn thông minh, tạo ra cuộc cách mạng trong sinh hoạt của những người bị liệt. Nó có chức năng như một robot tự động kết hợp với điều khiển bằng ý nghĩ con người.

Tạp chí Anthill của Australia đã từng xếp phát minh này vào hạng ba trong số 100 phát minh hàng đầu của nước này.

4. GS Trịnh Xuân Thuận nhận giải Kalinga của UNESCO

Ngày 5/11/2011, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã trao giải thưởng Kalinga cho giáo sư Trịnh Xuân Thuận, một nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc tại Diễn đàn khoa học thế giới ở thủ đô Budapest của Hungary. Kalinga là giải thưởng thường niên dành cho những người có công phổ biến kiến thức khoa học tới công chúng.

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận

UNESCO đánh giá: "Trịnh Xuân Thuận là nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới, người từng phát hiện thiên hà trẻ nhất vào năm 2004. Ông đã viết hơn 200 bài báo khoa học về các thiên hà và xuất bản nhiều cuốn sách. Trong số những tác phẩm của ông có một cuốn sách minh họa lịch sử của Vụ nổ lớn (Big Bang) khai sinh ra vũ trụ".

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận sinh năm 1948 tại Hà Nội. Ông có sở thích về nghiên cứu thiên văn khi còn nhỏ. Năm 1967 đến 1970, ông học tại Viện Công nghệ California; năm 1970 đến 1974, học ở Đại học Princeton. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Princeton và giảng dạy vật lý thiên văn tại Đại học Virginia từ năm 1976 tới nay.

Ông cũng từng làm việc cho Viện Vật lý thiên văn Paris và là một trong những người sáng lập Hiệp hội Khoa học và Tôn giáo quốc tế.

5. Nguyễn Tường Khang 12 tuổi được mời thỉnh giảng tại trường đại học

Cậu bé gốc Việt Nguyễn Tường Khang, 12 tuổi, vừa được trường đại học ở bang Virginia mời làm giáo viên thỉnh giảng, thuyết giảng môn thuyết trình mỗi tuần 4 giờ. Được biết, mỗi giờ thuyết giảng, Khang được trả 250 USD (khoảng 5 triệu VNĐ). Thông tin về thần đồng nhí gốc Việt này lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các website thế giới.

Nguyễn Tường Khang và ban giám khảo tại cuộc thi thuyết trình hồi năm 2010

Nguyễn Tường Khang sinh ngày 31/2/1999, đang học lớp 6 trường tiểu học Hunters Woods ở Fairfax. Cậu bé khi mới 8 tuổi đã được bố cho học về diễn thuyết trước công chúng tại Câu lạc bộ diễn giả trẻ (YSC).

Tại cuộc thi tài năng diễn thuyết tổ chức vào năm 2010 với chủ đề giáo dục dành cho lứa tuổi từ 11 đến 19, do Hiệp hội Thăng tiến cho Người da màu bảo trợ và được tổ chức tại thành phố Suffolk (Virginia), Nguyễn Tường Khang đã giành chiến thắng với bài thuyết trình “Hòa bình có ý nghĩa thế nào với tôi”.

Tuy nhiên cậu bé lại nổi danh nhất với bài hùng biện về giáo dục. Những ý tưởng của Tường Khang được coi là đánh giá bổ sung vào bài phát biểu về giáo dục của Tổng thống Obama, đồng thời truyền đạt cho các bậc phụ huynh nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của giáo dục.
Bên cạnh việc học hùng biện, thần đồng 12 tuổi này còn biết chơi đàn violon, cờ vua và đặc biệt rất giỏi võ.


6. Dzung T. Bui: Người Việt thành công nhất tại tập đoàn IBM

Ông Dzung T. Bùi (Bùi Tiến Dũng) hiện là Phó Chủ tịch phụ trách nhóm điều hành kinh doanh toàn cầu và là người Việt thành công nhất tại tập đoàn máy tính IBM.

IBM (International Business Machines) là một trong những tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia lớn nhất thế giới có trụ sở tại Armonk, New York (Mỹ) với hơn 350.000 nhân viên phủ rộng tại 170 quốc gia trên thế giới.

Ông Dzung T. Bùi (Bùi Tiến Dũng)

Bùi Tiến Dũng sinh ra tại làng Trình Phố, An Ninh, Tiền Hải, Thái Bình. Khi lớn lên, ông theo cha mẹ vào sống ở TP ************. Năm 17 tuổi, Bùi Tiến Dũng sang Mỹ du học và không ngại dấn thân trong mọi lĩnh vực.

Bản thân ông Dũng và các thành viên trong gia đình ông tuy xa quê hương đã lâu, nhưng vẫn luôn nhớ về cội nguồn của mình bằng cách duy trì nếp sống truyền thống của người Việt Nam như sinh hoạt ngày ba bữa cơm, không ăn thức ăn nhanh, không ăn bánh mì, trừ những dịp đặc biệt nào đó phải ra ngoài dùng bữa. Ngày Tết cũng có bánh chưng xanh, những món ăn cổ truyền. Ông dẫn các con đi xông đất, mừng tuổi ông bà, người thân, lên chùa thắp hương. Những cái giỗ ông bà, tổ tiên cũng được ông duy trì đều đặn.

7. Jacquelyn Ngô – họa sĩ nhí thiên tài

Cô bé Jacquelyn Ngô người Australia gốc Việt 6 tuổi, được thế giới biết đến là một thần đồng và là niềm hy vọng của thế giới hội họa, sau khi trổ tài trước báo giới trong gần 3 giờ.

Bé Jacquelyn Ngô đã bộc lộ năng khiếu hội họa từ khi mới 3 tuổi. Chỉ 3 năm sau, những bức tranh của Jacquelyn Ngô đã làm kinh ngạc giới hội họa bởi màu sắc và cái hồn trong những bức họa của cô bé.

Cũng như những đứa trẻ khác, Jacquelyn thích vẽ người, động vật và phong cảnh. Những tác phẩm được thực hiện với cái nhìn trực tiếp, hồn nhiên về cuộc sống như mở ra trong tâm trí người xem một thế giới tưởng tượng đầy ngọt ngào và bay bổng của trẻ em.

Jacquelyn Ngô

Đặc biệt, qua nhiều bức vẽ, Jacquelyn đã thể hiện sống động những hình ảnh của Việt Nam qua những tà áo dài, nhạc cụ truyền thống của dân tộc…

Jacquelyn Ngô thổ lộ, Vincent van Gogh là họa sĩ mà cô bé yêu thích nhất. Và bức tranh mà cô bé cảm thấy ấn tượng nhất là bức Hoa hướng dương cùng bức Phòng ngủ ở Arcles của danh họa Hà Lan này.

Điều đặc biệt là, Jacquelyn không đồng ý bán bất kỳ bức vẽ nào của mình, mặc dù được trả giá rất cao. Mẹ bé cho biết, cô bé rất yêu những bức vẽ của mình và muốn giữ nó làm kỷ niệm.

Tài năng của cô bé gốc Việt đã được công nhận qua những cuộc triển lãm tranh cá nhân tại Liverpool và Sydney. Sau thành công ban đầu của Jacquelyn, các nhà mỹ thuật quốc tế đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào những bước đi tiếp theo của thần đồng hội họa nhí gốc Việt này.

Nhiều chuyên gia tin rằng, trong tương lai, Jacquelyn có thể sẽ đoạt các giải thưởng hội họa lớn Archibald hay Moran của Úc.

8. Màn cầu hôn của hai sinh viên gốc Việt xôn xao nước Mỹ

Ngày 24/9 vừa qua, màn cầu hôn của hai sinh viên gốc Việt tại sảnh trường ĐH California, Mỹ - nơi lần đầu tiên hai người gặp nhau đã gây xôn xao cộng đồng mạng thế giới cũng như truyền thông Mỹ. Hai sinh viên gốc Việt này là Lưu Nam và Trang Janie, đều là sinh viên gốc Việt đang học tại đại học UCLA, California, Mỹ.

Lưu Nam đã bí mật nhờ rất nhiều người, cả bạn bè, sinh viên trong trường và trẻ em, biểu diễn một điệu nhảy flash mob, một kiểu nhảy ngẫu hứng với nhiều người tham gia, để gây bất ngờ cho bạn gái mình. Màn flash mob kéo dài 4 phút trên nền nhạc của hai bài hát Can't Take My Eyes Off You và Kiss Me đã khiến Trang vô cùng ngạc nhiên và xúc động.

Lưu Nam và Trang Janie

Kết thúc điệu nhảy, Lưu Nam đã quỳ xuống nói với Trang: "Em nhớ nơi mình gặp nhau lần đầu không? Sảnh đó ở phía trên kia nhưng không đủ chỗ để nhảy. Anh muốn em biết rằng anh muốn sống bên em trọn đời, cùng làm mọi việc với nhau. Anh rất yêu em và nếu em cho phép, anh muốn làm em được hạnh phúc.

Anh hứa những ngày tới của chúng ta sẽ tràn đầy niềm vui, tiếng cười, sự phiêu lưu và cả những điệu nhảy kinh khủng. Em là cô gái đẹp nhất anh từng thấy và em đã sở hữu trái tim anh. Em sẽ cưới anh chứ?".

Tất nhiên, Trang đã đồng ý lời cầu hôn công phu và đầy sáng tạo này, và rồi hai người ôm chặt lấy nhau, trao nhau nụ hôn ngọt ngào.

Đôi bạn trẻ sau đó đã được mời lên CNN chia sẻ câu chuyện tình yêu lãng mạn của mình.

9. Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng - cố vấn cho Tổng thống Mỹ Barack Obama

Ngày 7/10 vừa qua, Tổng thống Brack Obama đã chính thức bổ nhiệm tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng là một người Mỹ gốc Việt vào làm thành viên Ủy ban Cố vấn Tổng thống về Người Mỹ gốc Châu Á – Thái Bình Dương.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng


Ông Tùng hiện đang giữ chức Giám đốc Dự án nâng cao sức khỏe cộng đồng người Việt và là Điều tra viên hàng đầu của Trung tâm nghiên cứu và nâng cao nhận thức về ung thư cho cộng đồng người Mỹ gốc Á tại UCSF.

Ông cũng đang là Chủ tịch hội tình nguyện người Châu Á - Thái Bình Dương của Hiệp hội ung thư Mỹ tại California.

Năm 2002, ông được trao giải thưởng Kiềm chế Phát triển bệnh ung thư của tổ chức American Cancer Society vì thành tích xuất sắc về điều trị và nghiên cứu của ông.

Nguyễn Thanh Tùng từng theo học tại trường trung học San Jose, năm 1982, tốt nghiệp thủ khoa với học bổng toàn phần của đại học Harvard.

Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Triết học tại Harvard, Nguyễn Thanh Tùng theo học ngành Y khoa tại đại học Stanford. Đỗ bằng bác sĩ, ông đã được đại học UC San Francisco mời làm chuyên gia nghiên cứu, điều trị và giảng dạy.

Được biết, vợ của bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng là bà Cao Lệ Huyền - một bác sĩ chuyên môn về bệnh truyền nhiễm. Gia đình bác sĩ Tùng có hai con trai và một con gái.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 20/Dec/2011 lúc 10:24am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Jan/2012 lúc 10:05am
Hải Quân Đại Tá Pauly Long Mỹ Choate
Do Tran*Minh Pham
Dai%20ta%20hQ%20%20long%20my%20choate
Hải quân Đại Tá Pauly Long Mỹ Choate cùng đồng đội và gia đình trước mẫu hạm CVN70.
Ngày 1 tháng Chín, năm 2011, một người hùng của chiến trường Iraq đã được vinh thăng Hải Quân Đại Tá và trở thành cấp chỉ huy của Hàng Không Mẫu Hạm CVN70, lớn nhất nước Mỹ.
Tân Hải Quân Đại Tá Pauly Long Mỹ Choate có Mẹ là người Việt Nam, nhũ danh Trương Thị Lài, cha là cố Hải Quân Thiếu Tá Robert Choate. Ông sanh năm 1967 tại nhà thương Đức Chính, Sài Gòn, được Ông ngoại là một cảnh sát viên VNCH đặt tên Trương Long Mỹ, sau đổỉ lại theo họ cha là Paul Long My Choate.
Năm 2007, khi còn là Hải Quân Trung Tá, Pauly Long Mỹ Choate đã được trao tặng Ngôi Sao Đồng nhờ chiến công hoàn tất hệ thống chống mìn bẫy tại chiến trường Iraq./
***
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Feb/2012 lúc 3:51am
Cậu bé bán thuốc lá dạo ở VN trở thành nhà khoa học tài giỏi ở Mỹ   
Tác Giả: VOA
Thứ Hai, 06 Tháng 2 Năm 2012 09:09

Một nhà khoa học thành danh ở Mỹ với nhiều công trình nghiên cứu và hằng trăm bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế xuất thân từ một cậu bé bán thuốc lá dạo ở chợ Gò Vấp, Sài Gòn.

Giáo sư Trương Nguyện Thành chụp tại Viện Khoa Học-Công Nghệ-Thông Tin ở Sài Gòn

Câu chuyện của Tiến sĩ Hóa học Trương Nguyện Thành hiện đang giảng dạy tại trường đại học Utah, Hoa Kỳ, là niềm hãnh diện của người Việt trên trường quốc tế và là tấm gương đáng khâm phục để giới trẻ Việt Nam noi theo.

Năm 11 tuổi, cậu bé Thành đã bắt đầu bươn chải, dãi dầu mưa nắng để kiếm tiền phụ mẹ nuôi 9 anh chị em sau khi cha mình bị liệt bán thân. Ngày ngày, sau giờ tan trường từ giữa trưa đến tận 9, 10 giờ đêm, cậu bé rong ruổi với thùng thuốc lá trên vai đi bán dạo quanh bến xe lam chợ Gò Vấp. Năm 1976, khi Việt Nam mở chiến dịch đưa dân ra các vùng kinh tế mới xa xôi, hẻo lánh, gia đình Thành chuyển xuống Lái Thiêu xoay sở tậu được một miếng ruộng nhỏ và một cặp trâu. Ở tuổi 15, Thành bỏ nghề bán thuốc lá dạo để chuyển sang đi cày thuê cuốc mướn. Việc học của cậu bé bị cản trở và chi phối rất nhiều bởi công cuộc mưu sinh vất vả hằng ngày, nhưng ý chí quyết tâm theo đuổi con đường học vấn để đổi đời đã vun đúc trong lòng cậu bé từ rất sớm.

Tiến sĩ Thành cho biết:

“Tôi rất thích học, những lúc rảnh rỗi, tôi thường lấy sách đọc. Chỉ có môn toán là tôi học được vì không đòi hỏi tập trung nhiều. Cứ rảnh là tôi ngó qua một cái rồi để cái đầu tôi làm việc. Tôi được sự dạy dỗ của ông nội và ba tôi. Họ thường khuyên rằng học vấn là con đường ngắn nhất để đưa một người không có gì tới thành công.”

Tới năm học lớp 12, con đường học vấn của cậu bé nghèo, lam lũ bắt đầu rẽ bước ngoặt, xuất phát từ một đáp án dí dỏm của Thành trước câu hỏi của thầy đố các học sinh giỏi. Trước sự thông minh của Thành, người thầy đã soạn đưa cho cậu bé một số sách để tham khảo.

Giáo sư Trương Nguyện Thành kể lại:

“Năm 1979, Việt Nam lần đầu tiên tổ chức kỳ thi toán toàn quốc. Thầy tôi có đem mười mấy cuốn sách cho tôi mượn, bảo tôi đọc cho biết rồi tới dự lớp thầy dạy cho các học sinh giỏi dự thi toán. Tôi rất cảm động trước nghĩa cử này. Mỗi tối sau giờ làm ruộng, tôi đốt đèn dầu đọc sách từ 9 giờ tới 12 giờ đêm. Thời điểm đó, ở Việt Nam, hạnh kiểm là vấn đề khá quan trọng. Hạnh kiểm tôi tương đối xấu nên cô hiệu trưởng không cho tôi đi thi học sinh giỏi toán. Ông thầy lén đưa tôi đi theo đội tuyển, may quá tôi thi đậu. Tỉnh Bình Dương lúc đó chọn khoảng 30-40 em học sinh giỏi toán lên trên tỉnh học chuyên toán trong 3 tháng. Sau 3 tháng, họ tuyển lại lấy 5 em. Tôi cũng may mắn lọt vào trong 5 em đó. Cũng vì thế, ba tôi nhận ra rằng tôi có tiềm năng. Từ lúc đó, ông khuyên tôi nên nghỉ đừng đi cày thêm mà tập trung học. Và từ đó, ông tìm cách cho tôi ra nước ngoài.”

19 tuổi, sau khi thi đậu vào đại học Bách Khoa, chàng thanh niên Trương Nguyện Thành vượt biên sang Mỹ. Sau 1 năm ở trung học với những khó khăn bước đầu về ngôn ngữ, anh từ giã gia đình bảo trợ người Mỹ để bắt đầu cuộc sống tự lập ngay từ năm thứ nhất đại học. Để trang trải chi phí trong thời đèn sách, phần đông các bạn trẻ ở đây thường phụ việc ở nhà hàng, tiệm giặt ủi, hay đi giao báo. Riêng trường hợp của Thành, anh tìm đến một người thầy và xin được theo chân làm việc trong phòng thí nghiệm để bắt đầu công việc nghiên cứu ngay từ năm đầu đại học, một công việc thường bắt đầu ở bậc cao học. Số tiền kiếm được đủ trang trải các khoản chi phí hết sức tiết kiệm hằng ngày. Còn học phí của anh chủ yếu nhờ các khoản vay từ quỹ dành cho sinh viên và các học bổng của chính phủ. Sau 4 năm đại học, anh ra trường với bằng cử nhân hóa học cùng với 4 văn bằng phụ về lý, toán, công nghệ thông tin, và thống kê.

Tốt nghiệp đại học, anh đi thẳng vào chương trình tiến sĩ. Trong thời gian nghiên cứu hậu tiến sĩ, anh dành được học bổng của Qũy Khoa học Quốc gia dành cho các tiến sĩ trẻ có tiềm năng vì lúc tốt nghiệp tiến sĩ, anh đã có 16 bài nghiên cứu trong khi trung bình một tiến sĩ khi ra trường xuất bản chừng 4-5 bài nghiên cứu. Năm 1992, anh về làm Giáo sư hóa cho trường đại học Utah. Một năm sau, anh được chọn là 1 trong những nhà khoa học trẻ nhiều triển vọng của Hoa Kỳ, với giải thưởng 500 ngàn đô la cho công tác nghiên cứu. Năm 2002, anh được cấp bằng Giáo sư Cao cấp, tức bậc cao nhất trong 3 cấp Giáo sư của Mỹ.

Những yếu tố nào giúp một cậu bé lam lũ, nghèo khó từng bán thuốc lá dạo, cày thuê cuốc mướn ở xã hội Việt Nam lột xác, đổi đời thành một nhà khoa học danh tiếng tại Mỹ ?
Tiến sĩ Trương Nguyện Thành cho biết:

“Người đó có tiềm năng trời phú. Thứ hai, có môi trường giúp họ phát triển. Thứ ba, người đó có nhận thức được rằng mình có cơ hội đó hay không.

Tiềm năng chỉ là khả năng, muốn đạt được thành công đòi hỏi phải có môi trường để phát triển. Môi trường không cho phép người đó phát triển, thì cũng không làm được. Điển hình là người Việt ở Mỹ hay ở nước ngoài thành công rất cao, thế nhưng tại sao ngay tại Việt Nam không có những ngôi sao như vậy ?

Khi tôi bước chân vào trung học ở Mỹ, có một cậu vượt biên cũng giống trường hợp như tôi, đi một mình, được một gia đình Mỹ bảo lãnh. Cậu ta cũng ở gần nhà tôi. Khi tới Mỹ, tôi và cậu ấy có cùng một cơ hội như nhau. Tôi cố gắng hơn, tôi vào đại học. Còn cậu ta làm việc cho một hãng gà Tây, kiếm tiền liền. Một năm sau, tôi về lại làng thăm ba mẹ nuôi và ghé thăm thằng bạn. Công việc nó làm chỉ đứng móc ruột gà Tây thôi, chờ con gà chạy qua, đưa tay vào móc ruột gà ra. Nó khoe với tôi nó có được chiếc xe hơi. Còn tôi lúc đó vẫn chưa có gì. Sau 4 năm đại học, tôi trở về, anh bạn vẫn còn móc ruột gà Tây. Anh đã có được một căn nhà, có TV lớn, dàn máy xịn, xe hơi sports. Còn tôi vẫn chỉ một thùng sách quèn. Sau 5, 6 năm sau, tôi trở về, cậu bạn vẫn còn làm chỗ cũ nhưng cho biết phải đổi nghề vì đau nhức xương khớp tay do làm việc ở phòng lạnh. Lúc đó, tôi sắp ra tiến sĩ. Đó là cái điều kiện thứ 3 mà tôi muốn nói: người có tiềm năng, có môi trường, mà không nhận thức được cơ hội của mình và quyết tâm đạt được cơ hội đó. Thật sự, tôi không có xe hơi, không có bạn gái, không có tình phí, ở nội trú, ăn mì gói. Cho nên, chi phí tôi rất ít. Tôi làm việc trong phòng nghiên cứu chỉ đủ sống. Tôi ra đại học trong túi chỉ có 200 đô la, nợ nhà nước khoảng 15 ngàn đô la (mỗi năm khoảng 3-4 ngàn tiền học phí cộng với tiền phụ thêm để sống), cùng một thùng sách và một giỏ quần áo cũ.”

Thành công ở xứ người, Giáo sư Thành trở lại Việt Nam, giúp thành lập Viện Khoa học Công nghệ Tính toán TP.Sàigòn bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2009. Vừa tiếp tục giảng dạy tại trường đại học Utah ở Mỹ, vừa giúp điều hành Viện nghiên cứu tại Việt Nam, Viện trưởng Trương Nguyện Thành nói về công việc của mình:

“Điều khiển một viện nghiên cứu từ xa rất khó. Cho nên, có một viện trưởng tại Việt Nam chuyên lo các vấn đề hằng ngày như làm việc với chính phủ, hợp đồng, hay mướn người. Còn tôi phụ trách chiến lược phát triển về khoa học, kêu gọi những người khác về giúp phát triển.”

Ngoài ra, cá nhân ông còn nhận bảo trợ cho các sinh viên giỏi từ Việt Nam sang Mỹ du học bằng chính nguồn quỹ nghiên cứu của ông. Đích thân Giáo sư Thành đứng ra phỏng vấn tuyển chọn người tài, và từ năm 2001 tới nay, ông đã tài trợ cho trên dưới 20 sinh viên Việt Nam sang Mỹ học, nghiên cứu. Trong số này có nhiều người đã trở về giúp ông phát triển Viện nghiên cứu tại Việt Nam.

Tiến sĩ Trương Nguyện Thành tâm sự:

“Thời còn đi cày mướn, lời nguyền của tôi là nếu tôi thành công, tôi sẽ đem cơ hội đó cho lại những người khác. Đó là tâm nguyện của tôi lúc còn ở Việt Nam. Tôi thường nói chuyện với học trò của tôi khi họ tới cảm ơn tôi đã cho họ cơ hội. Tôi bảo họ không cần cảm ơn tôi. Điều họ có thể trả ơn tôi là đem cơ hội đó cho một vài người khác. Chính vì vậy, một số đệ tử của tôi về lại Việt Nam, giúp tôi lập Viện. Tôi gieo những hạt giống và từ đó sẽ nhân thành những hạt giống khác. Một con én không làm nên nổi mùa xuân. Tôi chỉ là người mở đường. Những người khác bước chân theo, làm cho con đường rộng ra, nhẵn thêm, dễ đi hơn.”

Giáo sư Thành nói ai cũng mơ ước thành công, nhưng chỉ có những người chịu khó nỗ lực mới tới được đích đến:

“Tôi chỉ có một lời nhắn nhủ với các sinh viên ở Việt Nam rằng trên đời cái gì cũng có giá phải trả. Nếu muốn thành công, phải chấp nhận trả cái giá đó. Thành công là một con đường đi chứ không phải là một điểm đích. Tôi không nói tôi đã thành đạt điều gì, chỉ là một con đường mà khi quay lại tôi thấy tôi đã đi được rất xa rồi.”

Con đường thành công của Tiến sĩ Trương Nguyện Thành trải qua bao nhiêu năm gian nan, thử thách. Cậu bé bần cùng, lam lũ ở Việt Nam qua đến Mỹ cũng đã nếm trải bao nhiêu những thiếu thốn, khó nhọc để có được vị trí như ngày hôm nay. Đó là nhờ sự quyết tâm vượt khó vươn lên, sẵn sàng trả giá cho con đường đã chọn.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Feb/2012 lúc 3:51am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Feb/2012 lúc 12:53pm
  
Hải quân Thiếu tá Quân y Phi hành Nguyễn Cẩm Vân (U.S Navy Lieutenant Commander (LCDR) )
 Tác Giả: Nguyễn Viết Kim   
 

Tháng 4, 1975, VNCH rơi vào tay quân cộng sản. Trong dòng người di tản vội vả ấy, có một sĩ quan hải quân trẻ, tên là Nguyễn Văn Huấn.

Anh rời Việt Nam trên một con tàu, mang theo cô con gái nhỏ tên là Minh Tú vừa mới tròn thôi nôi và bỏ lại đàng sau giấc mộng hải hồ của người sĩ quan hải quân thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (QLVNCH)…

Sang định cư tại Hoa Kỳ, tại vùng phía bắc tiểu bang Virginia sát cạnh thủ đô Hoa Thịnh Đốn, gia đình ông Huấn sinh hạ thêm một cháu gái vào năm 1977 với tên Việt là Cẩm Vân và tên Mỹ là Josephine Nguyễn.

Sẽ chẳng có chuyện gì đáng nói, nếu người sĩ quan hải quân ấy hàng ngày “đi cày” kiếm tiền nuôi con, cho con học hành, đỗ đạt thành tài…

Chuyện đáng nói ở đây là người sĩ quan trẻ phải giã từ màu áo chiến binh ngày nào đã nối dài ước mơ đời lính của mình tới hai cô con gái yêu quý cuả anh…

Từ huyền thoại người lính QLVNCH …

Hai cô gái nhỏ Minh Tú và Cẩm Vân lớn lên nơi vùng đất lạ, tiểu bang Virginia và không ít lần thắc mắc về cuộc đời của bậc sinh thành, nguồn gốc của mình. Ông Huấn nhiều khi kể cho con nghe về quá khứ của mình, về hình ảnh anh dũng của người lính QLVNCH, về cuộc chiến Việt Nam, về quê hương bỏ lại nghìn trùng xa cách bên kia bờ Thái Bình Dương…

Hai cô con gái nhỏ ngồi nghe chuyện kể của cha như nghe những chuyện cổ tích từ nhà trường như "Cuộc Chiến Thành Troy", như "chuyện cổ Hy Lạp Odyssey", như nhiều chuyện cổ tích thần thoại khác,…

Và có ai ngờ rằng những câu chuyện kể về một cuộc chiến đã qua, về những trận đánh oai hùng trong quân sử hải quân QLVNCH lại trở thành những hạt giống nhỏ, những chồi non và qua thời gian trở nên lớn dần, nẩy mầm, sinh chồi nảy lộc trở thành những ước mơ đời lính trong tâm hồn của các cô gái Mỹ gốc Việt, dù rằng các cô lớn lên trong xứ sở an bình, ở một nơi chốn bình an,… Các cô lớn dần và giấc mộng hải hồ đời lính cũng lớn dần theo năm tháng…

Chính Cẩm Vân cũng tiết lộ trong bài “Female cadets finally take command with top Naval Academy graduating honors” của hãng thông tấn ***ociated Press vào ngày 27 tháng 5, 1999 là quyết định theo đuổi ngành hải quân của cô là do ảnh hưởng của cả từ người cha và người chị. Cô nói: “Chúng tôi lớn lên trong những câu chuyện kể về sự nghiệp hải quân của cha tôi.” Ngoài ra, một động cơ khác sâu lắng hơn, tiềm ẩn hơn để cô quyết định vào hải quân là ý tưởng đền ơn đáp nghĩa theo truyền thống báo đáp của người Việt. Cẩm Vân nói trong bài viết nói trên của AP: “Bạn muốn đền đáp lại cho đất nước đã giúp đỡ rất nhiều cho gia đình bạn.”

Con đường vào binh nghiệp lận đận của người chị Minh Tú.


Thoạt tiên, ngay khi vừa tốt nghiệp trung học, Minh Tú muốn vào Học Viện Hải Quân Annapolis ngay để nối tiếp sự nghiệp còn dang dở của người cha, thế nhưng con đường vào binh nghiệp của Minh Tú – chị của Cẩm Vân – thật là gian nan. Cô ta bị Học Viện Hải Quân từ chối đến 3 lần, và cuối cùng cô phải đi một con đường vòng để thực hiện được ước mơ: gia nhập lực lượng trừ bị (ROTC: Reserve Officers’ Training Corps)! Minh Tú bộc lộ trên báo Mỹ: “Tôi nộp đơn vào Học Viện Hải Quân ngay khi xong trung học, thế nhưng, đơn của tôi bị bác đến 3 lần. Tôi đành phải đi học tạm tại trường đại học George Mason và năm sau lại nộp đơn gia nhập quân ngũ, nhưng vẫn bị từ chối.” Dẫu vậy, Minh Tú không phải là người dễ dàng chấp nhận bỏ cuộc, cho nên cô nghĩ ra cách đi đường vòng. Cô ta kể lại: “Tôi gia nhập Lực lượng Trừ Bị (ROTC), xuất sắc nên được sự đề cử của tổng trưởng Hải Quân vào Học Viện Hải Quân. Và sau gần một năm dưới màu áo Trừ Bị, tôi được chọn lựa vào trường Dự Bị của Học Viện Hải Quân tại Rhode Island”. Cô ta kể lại rằng đạt mục đích này là giấc mơ sắp thành tựu.

Vào năm 1995, Minh Tú chính thức được nhận vào Học Viện Hải Quân và cũng vào năm này, một niềm vui lớn cũng đến với cô là người em gái Cẩm Vân được nhận ngay vào Học Viện Hải Quân. Cả hai chị em, một sinh năm 1974 và một sinh năm 1977, đều vào quân ngũ.

Những câu chuyện kể về người lính hải quân QLVNCH ngày nào từ người sĩ quan trẻ Nguyễn Văn Huấn đã được chính hai cô con gái của anh viết tiếp trong trang sử quân nhân trên đất nước Hoa Kỳ.

Vào năm 1999, sau khi ra trường, Minh Tú trở thành sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

Cẩm Vân và những cánh cửa cơ hội rộng mở.

Nếu Minh Tú sẵn sàng cuộc đời quân nhân sau khi tốt nghiệp Trung Học (sau khi giải ngũ, cô Minh Tú theo học để trở thành luật sư và nay là công chức liên bang tại Hoa Thịnh Đốn), thì cô em Cẩm Vân có ý định vào chuyên khoa, vì cánh cửa đại học chuyên môn đã rộng mở ngay sau khi cô tốt nghiệp trung học ..

Vừa tốt nghiệp trung học , Cẩm Vân được nhiều trường đại học uy tín như Stanford, Brown, Princeton và Yale nhận vào học. Cô muốn vào một trường nổi tiếng, ra trường với mảnh bằng bác sĩ .

Thế nhưng, lời thuyết phục của người cha và người chị khiến cho Cẩm Vân thay đổi quyết định, và đã chọn lựa con đường gai góc hơn, con đường thử thách hơn mà đi: Gia nhập học viện hải quân vào năm 1995, cùng khoá với người chị – Minh Tú.

Con đường nhập ngũ của Cẩm Vân suông sẻ hơn con đường gồ ghề gian nan hơn của người chị – Minh Tú.

Cẩm Vân thú nhận rằng cô rất vui khi làm theo lời khuyên của gia đình…

Và từ ấy, quân lực Hoa Kỳ có thêm hai nữ quân nhân… người Mỹ gốc Việt!

Khi những giọt nước mắt đã biến ý chí người nữ quân nhân gốc Việt thành thép.

Hai chị em Minh Tú và Cẩm Vân tốt nghiệp Học Viện Hải Quân khóa 1999. Riêng Cẩm Vân tốt nghiệp á khoa (hạng nhì) trong một khóa ra trường trên 900 tân sĩ quan và cô cũng là trung đoàn trưởng, lãnh đạo 2,000 sinh viên sĩ quan trong học viện.


Cần nói thêm là Quân Lực Hoa Kỳ có 3 đại học quân sự huấn luyện các sĩ quan, cùng với đại học quân y tại Hoa Thịnh Đốn.
- Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến (Annapolis) U.S Naval Academy, tọa lạc tại Maryland .
- Lục Quân (West Point) U.S Military Academy, ở tiểu bang New York .
- Không Quân (Colorado Springs) U.S Air Force Academy, trong tiểu bang Colorado.
Thông thường các sĩ quan tốt nghiệp đầu bảng các đại học quân sự là các nam sinh viên sĩ quan, năm 1999 có một hiện tượng đặc biệt là tại US Naval Academy, nơi đào tạo các danh nhân như tổng thống Carter, Thượng Nghị Sĩ John S. McCain, đỗ đầu là một nữ sinh viên sĩ quan và hạng nhì là một nữ sinh viên gốc Việt, hải quân thiếu úy Nguyễn Cẩm Vân .
Theo hệ thống tự chỉ huy, sinh viên thủ khoa chỉ huy toàn thể 4,000 sinh viên sĩ quan, sinh viên á khoa là phụ tá và chỉ huy 1 trung đoàn 2,000 sinh viên, sinh viên có hạng thứ ba chỉ huy trung đoàn khác.

Vì sao một cô gái Việt nhỏ nhắn lại có thể vượt qua những nam sinh viên sĩ quan người Mỹ to lớn về thể chất như thế? Điều gì đã làm cho cô gái Việt trở thành một sĩ quan á khoa và là một trung đoàn trưởng được 2,000 sinh viên sĩ quan người Mỹ nễ phục và tuân lệnh?

Chắc quý vị cũng tò mò trước những câu hỏi như thế!

Trong bài viết "Godfrey, Nguyen, Lentz reach pinnacle for '99 của USNA Public Affairs", thì cô Cẩm Vân tốt nghiệp á khoa với 3.98 điểm trong số điểm tối đa 4.0, và ba yếu tố cấu thành là : kiến thức văn hóa, khả năng quân sự , yếu tố vượt qua khó khăn. Ông phó khoa trưởng giáo dục Frederic I. Davis của Học Viện Hải Quân nói rằng “bạn không thể nào có thứ hạng cao mà không tỏ ra xuất chúng trong ba lãnh vực nói trên.”
Nói về học tập thì cô gái Việt Nam có thể so tài với người Mỹ, thế nhưng, làm sao một cô gái Việt Nam nhỏ bé lại có thể xuất chúng hơn những chàng trai Mỹ to lớn, khoẻ mạnh để trở thành một trung đoàn trưởng lãnh đạo 2,000 sinh viên sĩ quan và tốt nghiệp á khoa?

Chúng tôi bị thu hút vào câu hỏi này và càng tò mò về nữ đại úy bác sĩ Hải Quân người Mỹ gốc Việt này (cấp bậc năm 2005)!

Cẩm Vân kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về cô như sau…

Cô ta vẫn nhớ như in trong đầu những ngày đầu của một sinh viên sĩ quan trong Học Viện Hải Quân. Đó là muà hè nắng cháy tới 105 độ. Trong 6 tuần hè đó, mà những tân sinh viên sĩ quan thường gọi là 6 tuần hỏa ngục (thời gian huấn nhục). Dưới cái nắng cháy da trong quân trường đổ lửa, các tân sinh viên sĩ quan, dù nam hay nữ, dù Mỹ trắng hay người Mỹ gốc Phi, gốc Á đi nữa vẫn phải học giống nhau từ môn chạy vuợt chướng ngại vài dặm mỗi ngày cho đến bắn súng, hít đất, lăn lộn, bò càng,…
Không chỉ tập luyện rất gay go như thế mà nhiều khi còn bị đàn anh, đàn chị la hét, khi cô tỏ ra mệt mỏi.

Cô ta kể lại, có lần mệt nhoài, cô núp vào một góc và suýt bật lên tiếng khóc. Cô muốn khóc cho lớn để vơi đi những nỗi buồn bị la rầy từ cấp trên. Một hôm một nữ sĩ quan huấn luyện bắt gặp và mời cô lên văn phòng an ủi là mọi chuyên sẽ trở nên tốt đẹp, và cô không nên tự ái khi bị la vì nhờ vậy cô mới trở nên khá hơn, thoát bỏ đời sống và lối suy nghĩ dân sự để trở thành một quân nhân, một sinh viên sĩ quan…

Cô Cẩm Vân kể lại là khi buớc ra khỏi văn phòng sĩ quan cán bộ này, cô bớt buồn và quyết tâm thành công hơn trong thời gian huấn luyện, quyết tâm ở lại quân trường và quyết tâm ra trường với kết quả thứ hạng hàng đầu. Nhiều khi, cô tự an ủi mình là người con gái Việt không nên để người ta cười, người ta chế giễu, người ta lấy làm đề tài cho những chuyện vui đùa khôi hài tại quân trường…

Quyết tâm đó đã giúp cô làm quen với cường độ tập luyện ngày càng gia tăng nặng nề hơn. Những giọt nước mắt, những tự ái và tự hào người Việt hun đúc trong cô, biến ý chí của cô trở nên cứng rắn như sắt thép, và từ đó, những ngày tháng nơi quân trường chỉ thấy mồ hôi của cô chảy và không bao giờ thấy nước mắt chảy nữa.

Ngày xưa, chúng ta nghe đến câu chuyện người thiếu phụ hóa đá và bây giờ, chúng ta nghe câu chuyện về nước mắt tự ái đã biến trái tim và ý chí của cô gái Việt trở nên cứng rắn như đá, như thép.

Cô ta kể lại, như để trả lời câu hỏi là làm sao cô có thể vượt lên trên cả ngàn tân binh to lớn người Mỹ như thế, như sau:

- Trong quân trường, dưới cái nắng thiêu người như thế, trên một lộ trình chạy vượt chướng ngại dài và những bài tập thể lực căng thẳng, sau những đêm, ngày thiếu ngủ, dù ai đi nữa, dù Mỹ trắng, dù Mỹ gốc Phi hay gốc Á, dù là nam tân binh hay nữ tân binh,… cũng sẽ mệt nhoài, kiệt sức, và trong hoàn cảnh ấy, ai cũng giống ai cả, cũng gần ngã gục cả, và chỉ có một thứ làm mình đứng dậy, hiên ngang lao tới là ý chí , là tự ái, là tự tin và tự hào, là tâm lý không muốn cho người ta coi thường, cười nhạo báng người con gái Việt… Người con gái Việt phải vượt lên, lao tới, trở thành ưu tú…

Và cô đã lấy nước mắt pha lẫn mồ hôi, cộng với ý chí kiên cường, cộng với niềm tự hào về đời quân ngũ của người cha mà viết tiếp trang quân sử tuyệt vời mà thân phụ đã dang dở năm nào,…

Cô nói: All I can say is "sure they're stronger than I am, but when we're all in the same boat, when it's 105 degrees outside, when we're all exhausted from lack of sleep, doing hundreds of pushups and from running numerous miles, it's your determination that will keep you going". I never gave up. I never fell out of the runs…

Và cô đã làm được điều đó: Tốt nghiệp á khoa và được là trung đoàn trưởng, lãnh đạo, quản trị chỉ huy 2000 sinh viên sĩ quan.

Đọc câu chuyện về cô, nghe kể về cô, trái tim tôi xúc động trước sự rực rỡ ý chí của một người con gái Việt trẻ tuổi.

Không những ý chí của cô là một tượng đài tuyệt đẹp mà nhân cách của một cô gái Việt cũng được chứng minh, được khẳng định trong quân trường…

Cô kể lại rằng khi sĩ quan cán bộ yêu cầu một phiên làm vệ sinh quân trường, thì cô là người tình nguyện đầu tiên để nhận lãnh trách nhiệm ấy. Chính việc làm này càng làm tăng thêm uy tín cho cô và càng ngày cô càng được các khóa sinh kính trọng và yêu mến…

Và từ đó, ngay trên quân trường, một khả năng lãnh đạo phát sinh trong người con gái Việt.

Cô kể lại rằng nhiều người quan niệm là khả năng lãnh đạo là thiên phú, là trời cho, thế nhưng cô nghĩ là trong mỗi chúng ta đều có năng lực trở thành một người lãnh đạo thành công và giỏi. Năng lực lãnh đạo phát sinh từ thực tế công việc, từ sự cần cù và những học hỏi từ sai lầm mà mình đã vấp. Và đó là những đặc điểm độc đáo từ Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ, một nơi mà theo cô là một phòng thí nghiệm tuyệt vời về khả năng lãnh đạo và chỉ huy.

Hành trình 4 năm tại học viên Hải quân, Cẩm Vân đi từ một cô gái rụt rè, sợ hãi, đến một vị trí Trung Đoàn trưởng, chỉ huy 2000 sinh viên sĩ quan, thì bài học nào cần thiết được rút ra cho khả năng lãnh đạo chỉ huy?

Cô đắn đo suy nghĩ và rút ra năm kinh nghiệm sau đây:

1. Đặt lợi ích của người khác trước lợi ích của mình.

Cô nói rằng thuộc cấp của bạn sẽ biết rõ ràng rằng liệu bạn có thật sự lo cho họ hay không bằng cách bạn đối xử với họ thế nào. Nên nhớ bao giờ cũng thực hiện tối đa nguyên tắc này và bạn sẽ được thuộc cấp nể phục.

2. Đừng chẻ sợi tóc làm tư. Đừng micro-manage (đừng quản trị chi tiết):

Nếu bạn giao cho ai việc gì, bạn đề nghị cho họ cách thực hiện và cho họ biết là bạn tin tưởng vào khả năng làm việc của họ. Hãy để cho họ tìm cách riêng để hoàn thành công việc. Hãy để họ bàn với bạn phương cách làm việc và chính họ là người hoàn thành công việc. Làm như thế họ sẽ tự hào về khả năng của họ và cần mẫn làm việc hơn bao giờ hết. Người ta sẽ làm việc hết mình nếu lãnh đạo tin vào họ.

3. Lấy mình làm gương:

Nếu bạn muốn mọi người có mặt vào lúc 8 giờ, thì bạn phải có mặt vào lúc 7:50, chứ đừng đến 8:05 hay 8:10. Châm ngôn trong quân đội là đúng giờ tức là đến trước giờ.

4. Luôn làm điều đúng dù không có ai quan sát hay theo dõi bạn. Có lúc, làm khác đi, bạn sẽ ân hận và bị ám ảnh điều đó.

5. Khen công khai, phê bình kín đáo:

Nhiều thượng cấp và cả cha mẹ phạm sai lầm là la con cái hay thuộc cấp trước mặt mọi người. Làm như thế sẽ hạ thấp, làm mất thể diện người khác và bạn sẽ mất đi sự kính trọng và lòng trung thành của người đó.

Trong xã hội ngày nay, nhiều người quên một điều quan trọng nhất trong đời sống. Đó không phải là tiền tài hay địa vị mà đó là cuộc sống của bạn sống thế nào, ảnh hưởng đến xã hội và người khác ra sao, dù chỉ một người mà thôi,… Chính điều này, sự ảnh hưởng xã hội và người khác một cách tốt đẹp mới là giá trị quan trọng của đời sống…

Tính cách lãnh đạo chỉ huy và quan niệm thay đổi đời sống đang hun đúc giá tri người lãnh đạo của một cô gái Việt này và giúp cô vượt lên từ một cô gái Việt bình thường thành một sĩ quan tốt nghiệp á khoa và là một trung đoàn trưởng của Học viện Hải Quân Hoa Kỳ.

Nguồn cảm phục: Những gương tiền nhân trong dòng sử Việt

Sinh ra trên đất Mỹ và lớn lên ở xứ người, cũng như những người cùng hoàn cảnh, nhiều lúc Cẩm Vân tự hỏi mình: Tôi là người Mỹ hay người Việt?

Cô phải trải qua một quá trình dài để nhận ra sự khác biệt này, chấp nhận căn cước bản thể của mình, và yêu mến cộng đồng của mình, di sản dân tộc mình…
Cô tâm sự: “Sự thừa nhận nguồn gốc đã làm cho tôi cảm thấy tự tin hơn, cởi mở hơn với sự đa dạng trong đời sống và có thêm nhiều ý kiến khác biệt. Tôi phát hiện ra những sự dị biệt trong con người và và điều đó làm cho tôi thấy mỗi người trở nên đẹp đẻ hơn đối với tôi…

Trong hành trình tìm thấy bản thể của mình, cô trân quý cha mẹ của cô. Cô nói: Cha mẹ tôi đã liều thân đưa chúng tôi ra đi để có một tương lai tươi sáng hơn, và do đó tôi mới có mặt cùng quý bạn trên đất nước này. Khi nghĩ về điều đó, tôi cảm thấy nợ cha mẹ tôi rất nhiều, và cũng như nhiều cha mẹ khác đã cũng hy sinh như thế vì tương lai của các con cái…

Và tôi luôn muốn nói với mọi người và với bạn là tôi muốn vinh danh cha mẹ tôi, vinh danh cha mẹ bạn, vinh danh tất cả những bậc cha mẹ đã hy sinh liều chết đưa con cái ra đi để có tương lai tươi sáng, vinh danh họ vì những nỗi nhọc nhằn, hy sinh, tủi cực mà họ đã trải qua để có cuộc sống tươi đẹp cho con cái, và vinh danh cả tình yêu mà thế hệ cha anh đã dành cho chúng ta…

Cô tâm sự: “Tôi đã từng khóc trên quân trường, trong cuộc đời vì tự ái. Bạn và tôi có bao giờ nhìn thấy nước mắt của cha mẹ mình chảy ròng trên má để mang lại cuộc sống đầy đủ cho gia đình trên xứ lạ quê người?"…

Sau khi tốt nghiệp Học Viên Hải Quân, hải quân thiếu úy Nguyễn Cẩm Vân được nhận vào đaị học Stanford, cô tốt nghiệp bác sĩ y khoa, lên trung úy rồi đại úy, thực tập tại Naval Medical Center tại Bethesda, huấn luyện phi hành tại Pensacola và nhận nhiệm sở đầu tiên tại Yokosuka, Nhật Bản . Đây là căn cứ của lực lượng ứng chiến tiền phương (forward deployed forces) quan trọng nhất tại Thái Bình Dương. Sau khi bỏ các căn cứ tại Phi Luật tân (Clark Air Base, Subic Bay Naval Base), Hoa Kỳ thành lập lực lượng ứng chiến tiền phương, chính yếu bao gồm: hải không quân trên hàng không mẫu hạm, hạm đội, Thủy Quân Lục Chiến ...... với tổng hành dinh tại Yokosuka, khoảng trên 100 dặm phía bắc của Tokyo. (Được biết Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến, phi công F/A-18 Hornet, Elizabeth Phạm hiện đang phục vụ tại đây). Với chức vụ flight surgeon, thêm vào với việc phục vụ y tế cho các quân nhân tại căn cứ, hải quân đại úy quân y phi hành Nguyễn Cẩm Vân đặc trách theo hạm đội, với văn phòng y khoa trên hàng không mẫu hạm chăm sóc sức khỏe cho phi hành đoàn của các đơn vị hải không quân. Sau thời gian ở tiền tuyến, bác sĩ Cẩm Vân theo học chuyên khoa rồi thực tập tại Medical Center, University of Pennsylvania tại Philadelphia, một trong những trung tâm y khoa uy tín nhất Hoa Kỳ . Hiện tại hải quân thiếu tá quân y phi hành Nguyễn Cẩm Vân phục vụ tại Trung Tâm Y Khoa Quân Lực Hoa Kỳ tại thành phố Bethesda, Maryland, gần thủ đô Hoa Thịnh Đốn..

Cô ta kể lại rằng từ nơi xa xôi ấy, cô vẫn đọc sách sử về văn hóa Việt và cô tự hào về gia sản văn hóa của mình và trong những đêm ngồi đọc sử Việt, cô ngưỡng mộ rất nhiều những nữ anh hùng đất Việt như Bà Trưng, Bà Triệu… Cô tâm sự rằng hình ảnh Bà Triệu làm cô ngưỡng mộ và xúc động nhất. Mới tuổi 20, Bà Triệu đã lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Trung Hoa xâm lược, để bảo vệ giang sơn bờ cõi của tiền nhân, và khi mộng không thành thì chấp nhận quyên sinh chứ không nộp mình cho giặc…

Lênh đênh trong hạm đội ứng chiến trên Thái Bình Dương, trong văn phòng y khoa tại hàng không mẫu hạm, Cẩm Vân tự nhủ: Chúng ta còn quá nhỏ bé so với tiền nhân! Và mỗi lần nghĩ về đất nước, mỗi lần mệt mỏi gần gục ngã, hình ảnh Bà Triệu, tấm gương Bà Triệu như là nguồn sinh khí cho cô đứng dậy và vươn lên…



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Feb/2012 lúc 12:54pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Feb/2012 lúc 12:37pm

Thiếu niên đạp xích lô ở Việt Nam trở thành khoa học gia nguyên tử ở Mỹ

image

Tiến sĩ Đức hiện công tác tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, một trong hai phòng thí nghiệm của Mỹ chuyên nghiên cứu chế tạo các loại võ khí nguyên tử và là một trong các viện nghiên cứu đa ngành lớn nhất thế giới. Cậu bé đạp xích lô ở Việt Nam ngày nào giờ đây đã góp công nghiên cứu sáng chế ra những máy móc, thiết bị dò tìm nguyên tử đang được ứng dụng để ngăn ngừa các hình thức vận chuyển nguyên tử bất hợp pháp vào biên giới Hoa Kỳ.

image
Tiến sĩ Võ Tá Đức lúc ở trại tị nạn Bataan (Philippines) trước khi sang Mỹ định cư.

Là con trưởng trong gia đình 11 anh chị em, năm lên 14 tuổi, cậu bé Võ Tá Đức đã trở thành lao động chính trong nhà vì gia cảnh khó khăn. Ba cậu làm thợ nề, nhưng do bệnh tật nên bị mất sức lao động. Mẹ Đức tảo tần buôn bán lặt vặt chạy bữa qua ngày. Hằng ngày, sau giờ tan học, Đức ăn vội cơm trưa rồi cuốc chiếc xe xích lô rong ruổi khắp mọi góc phố ở Tuy Hòa để kiếm tiền phụ cha mẹ nuôi 14 miệng ăn trong gia đình.

image
Hình minh họa

Tiến sĩ Đức nhớ lại:
‘Sau biến cố năm 1975, lúc đó tôi còn rất nhỏ đang học trung học, nhưng vì nhà nghèo quá, nên cũng phải phụ giúp gia đình. Sáng đi học, trưa về ăn cơm xong liền xách xích lô chạy. Đạp xích lô tới chiều tối. Ăn cơm tối xong lại lên xe đi tiếp. Tôi chỉ học buổi sáng, đạp xích lô từ trưa tới sáng hôm sau luôn. Tối đến tôi đậu xích lô ở bến xe ngủ. Hễ nghe tiếng xe đò tới thì tôi tỉnh dậy, chạy về nhà tắm rửa, thay quần áo đi học. Lúc đó tôi đâu có thời giờ học đâu, thỉnh thoảng khi rãnh, tôi ngồi trên xe xích lô lấy bài vở ra làm chút chút vậy thôi. Thời đó, tôi học rất dở vì không có giờ học.’

image
Hình minh họa: Bến xe Tuy Hòa

5 năm trời dầm mưa dãi nắng còng lưng trên chiếc xích lô đạp, việc học hành của Đức hoàn toàn sa sút, nên cậu đã không thi đại học. Tới năm 1981, ba Đức cố xoay sở tìm cách cho cậu theo một người bà con trong Nam đi vượt biên, và cũng từ đó, cuộc đời cậu bé đạp xích lô bước sang một ngã rẽ mới. Thời gian trong trại tị nạn chờ được một nước thứ ba cho đi định cư chính là giai đoạn bước ngoặt đối với Đức, khi chàng thanh niên lam lũ, cơ hàn quyết chí phải đổi đời, phải phấn đấu tiến thân bằng con đường học vấn.
Tiến sĩ Đức cho biết:
“Vượt biên qua tới trại tị nạn, tôi cảm thấy như vậy là từ đây mình có cơ hội đi học, phát triển. Ngay từ lúc đó, tôi đã quyết định phải cố gắng học hành cho thành tài. Còn hồi trước ở Việt Nam, tôi không dám có ước mơ đó vì đi đạp xích lô cả ngày, học hành sao được mà có ước mơ học cho thành công?”
Sau thời gian ở trại tị nạn, anh tới Mỹ và được một gia đình ở bang Iowa nhận làm con nuôi. Thành tích học tập của chàng trai nghèo từ Việt Nam bắt đầu tỏa sáng sau 1 năm rưỡi ở trường trung học Mỹ.
Thông thường sinh viên ở Mỹ khi vào đại học phải trả học phí. Ngoài một số ít sinh viên xuất sắc nhận được học bổng, đa số phải vay từ các nguồn quỹ hỗ trợ của chính phủ dành cho sinh viên. Thế nhưng, cậu bé đạp xích lô ở Tuy Hòa suốt thời gian đại học và cao học ở Mỹ không phải trả bất kỳ khoản tiền học phí nào, nhờ vào thành tích lao động trí óc cần cù. Năm học lớp 12, Đức đoạt giải nhất một kỳ thi khoa học cấp tiểu bang, mang lại cho cậu học trò nghèo học bổng toàn phần cho suốt 4 năm học ở khoa vật lý trường đại học Bắc Iowa. Tốt nghiệp đại học, anh đi thẳng vào chương trình tiến sĩ chuyên ngành vật lý nguyên tử, và trong suốt thời gian cao học, anh liên tục nhận được các nguồn học bổng dành cho nghiên cứu sinh. Còn các khoản sinh hoạt phí khác anh trang trải từ thu nhập làm trợ giảng cho các vị giáo sư.

image

Tiến sĩ Đức cho biết những điều kiện học tập có được ở Mỹ đã khuyến khích ông thêm say mê học tập, nên ông đã không dừng lại ở tấm bằng đại học như dự định ban đầu:
‘Mình đi học ráng học cho lẹ, lấy thiệt nhiều lớp để mau ra trường lấy bằng đi làm kiếm tiền gửi về Việt Nam phụ gia đình. Nhưng tới lúc học gần xong đại học, tôi lại thấy sức mình vẫn còn đi học tiếp được. Cho nên năm cuối đại học, tôi lại nộp đơn xin vào cao học. Tôi thấy vấn đề học hành không khó lắm. Nếu mình chịu khó thì chuyện gì cũng vượt qua được hết. Mỹ là một nước tự do và có cơ hội để mọi người, ai có chí, thì có thể làm nên. Tôi nghĩ nếu không qua Mỹ mà còn ở Việt Nam thì giờ này chắc tôi cũng còn đạp xích lô, không có cơ hội để phát triển thành tài. Nghĩa là phải có cơ hội nào đó đưa đến cho người ta có dịp để phát triển tài năng. Đối với tôi, cơ hội đưa đến là được qua Mỹ để rồi được phát triển đầu óc. Ở Mỹ này tôi thấy nếu mình chịu khó học sẽ có cơ hội đưa cuộc sống mình đi lên. Còn ở Việt Nam, dù cũng có, nhưng cơ hội không đồng đều.’

image
Scientists at Los Alamos National Laboratory study nuclear explosions by using 3-D simulations

Ai có ngờ một nhà khoa học đang làm việc cho một phòng thí nghiệm nguyên tử nổi tiếng ở Mỹ xuất thân là một người đạp xích lô ở bến xe Tuy Hòa. Điều kỳ diệu ấy đã xảy ra đối với Tiến sĩ Võ Tá Đức thì cũng có thể xảy ra với các bạn, nhất là các bạn trẻ nghèo khó tại Việt Nam, nếu các bạn quyết tâm phấn đấu, cần cù chịu khó học tập để thay đổi số phận của mình.
Tiến sĩ Đức:‘Một thông điệp tôi muốn nói với các bạn trẻ ở Việt Nam, nhất là các bạn nghèo, rằng nếu có ý chí sẽ vượt qua được những khó khăn. Nếu các bạn chịu khó đặt một mục đích nào đó cho tương lai, cho cuộc sống của mình và ráng sống theo mục đích đó, thì sẽ thành công.’


Trà Mi
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2012 lúc 10:04am

Tòa Bạch Ốc vinh danh cựu sinh viên gốc Việt giúp người ‘homeless’: Thạch “Tak” Nguyễn

Thạch “Tak” Nguyễn được Tòa Bạch Ốc mời đến để vinh danh vì thành tích giúp người “homeless.” (Hình: Thạch “Tak” Nguyễn cung cấp)

WESTMINSTER (NV) – Thạch “Tak” Nguyễn vừa được Tòa Bạch Ốc mời đến ngày hôm nay, Thứ Năm, 15 Tháng Ba, để vinh danh vì thành tích giúp hàng ngàn người vô gia cư (homeless) qua tổ chức bất vụ lợi “Swipes for the Homeless” do anh đồng sáng lập hồi năm 2009.

“Tôi cảm thấy rất hồi hộp. Tối Thứ Bảy vừa qua, sau khi được  tin, chúng tôi ôm nhau, la lên thật lớn ‘chúng ta sẽ gặp tổng thống,’” anh Thạch “Tak” Nguyễn, cựu sinh viên đại học UCLA, hiện sống ở Westminster, nói với nhật báo Người Việt.

“Tòa Bạch Ốc cho biết có nhiều khả năng tôi sẽ được gặp tổng thống, nhưng không bảo đảm hoàn toàn. Thứ Năm này tôi sẽ biết,” anh Thạch nói tiếp.

Theo thông báo của Tòa Bạch Ốc, Thạch “Tak” Nguyễn sẽ được vinh danh là một trong năm nhà lãnh đạo trẻ qua chương trình “Champions of Change” vì thể hiện vai trò lãnh đạo đặc biệt trong trường học.

Hồi mùa Thu năm ngoái, Tòa Bạch Ốc phát động chương trình “Campus Champions of Change Challenge” do Tổng Thống Barack Obama đưa ra. Sau khi duyệt xét một số lượng kỷ lục những cá nhân được đề cử, Tòa Bạch Ốc chọn 15 người vào vòng chung kết. Sau đó, công chúng chọn ra năm người xuất sắc nhất.

Và Thạch “Tak” Nguyễn là người Việt Nam duy nhất trong năm người này.

Thạch “Tak” Nguyễn kể: “Tôi biết chương trình này qua Facebook và ghi danh tham dự hồi Tháng Mười Hai. Ðến cuối Tháng Hai, tôi biết mình lọt vào 15 hạng đầu. Ngày 5 Tháng Ba, một giám đốc trong Tòa Bạch Ốc gọi điện thoại, nói tôi là một trong năm người được chọn đi Washington, DC. Vị này còn nói là tổng thống bận quá nên không thể gọi cho tôi được.”

“Giới trẻ luôn là thành phần chủ chốt tạo ra thay đổi. Tôi rất tự hào về những sinh viên này, và trường học của họ, trong việc phát triển cộng đồng khắp Hoa Kỳ,” Tổng Thống Barack Obama được thông báo Tòa Bạch Ốc trích lời nói. “Tôi hy vọng những thành tích sáng chói của họ sẽ khuyến khích tất cả mọi người cùng nhau xây dựng một nước Mỹ tốt đẹp hơn.”

Những thùng thực phẩm của “Swipes for the Homeless” sắp được đem cho người vô gia cư. (Hình: Thạch “Tak” Nguyễn cung cấp)

Ngoài chuyện được mời vào Tòa Bạch Ốc, Thạch “Tak” Nguyễn sẽ có cơ hội làm việc với mtvU và MTV, làm những đoạn phim ngắn trình bày công việc của mình, và chương trình sẽ được phát hình trên mtvU và MTV.com, theo Tòa Bạch Ốc cho biết.

“Trước lúc trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt, tôi được hai đài truyền hình NBC và CNN phỏng vấn,” Thạch “Tak” Nguyễn nói.

 

“Swipes for the Homeless”

 

Năm 2009, Thạch “Tak” Nguyễn cùng với Brian Pazeshki, một sinh viên cùng trường, đồng sáng lập tổ chức “Swipes for the Homeless.”

Anh kể: “Lúc đó, tôi hoạt động trong nhiều tổ chức tại UCLA và gặp Brian, đề nghị lập ra một tổ chức giúp các sinh viên và người ‘homeless.’ ‘Swipe’ có nghĩa là cà thẻ ăn. Tại đại học, sinh viên thường trả tiền ăn trước cho suốt mùa học. Mỗi khi ăn, họ phải cà thẻ để nhà trường trừ đi một bữa ăn. Chúng tôi kêu gọi mọi người ủng hộ bằng cách cà thẻ thêm một lần để dành bữa đó cho người ‘homeless.’”

“Rồi chúng tôi làm việc với cơ quan phụ trách nhà ở và ăn uống của UCLA, xin chuyển những lần cà thẻ này sang thực phẩm. Mỗi lần cà thẻ là chúng tôi được 1 pound thực phẩm. Lần đầu thực hiện dự án này trong khóa học mùa Ðông 2009, chúng tôi được 400 lần cà thẻ. Khóa mùa Ðông năm ngoái, chúng tôi được 7,400 lần. Trong ba năm qua, chúng tôi được sinh viên cà thẻ cho khoảng 25,000 lần, tương đương 25,000 pound thực phẩm,” anh Thạch kể tiếp.

Không chỉ ở UCLA, “Swipes for the Homeless” bây giờ hiện diện tại nhiều trường đại học ở Hoa Kỳ và quốc gia khác.

“Chương trình của chúng tôi có mặt tại 10 đại học, trong đó có UC Berkeley, USC, University of Texas at San Marcos, University of Paris, Pháp…,” anh Thạch chia sẻ. “Riêng tại UCLA, chúng tôi có 15 sinh viên tình nguyện làm việc cho chương trình.”

Thành viên của “Swipes for the Homeless” chuẩn bị thực phẩm cho người vô gia cư. (Hình: Thạch “Tak” Nguyễn cung cấp)

“Thực phẩm ngày nay rất đắt đỏ đối với một số sinh viên. Trong khi đó, số sinh viên ‘homeless’ ngày càng tăng. ‘Swipes for the Homeless’ ưu tiên giúp sinh viên trước. Kế đến, chúng tôi đưa thực phẩm đến những khu nhà cho người ‘homeless’ trong vùng,” anh Thạch cho biết.

“Tôi lớn lên trong một gia đình Việt Nam ở Westminster, từng biết cuộc sống khó khăn như thế nào. Tôi từng làm ba việc trong lúc học đại học, tự trang trải mọi thứ. Ðó là do tôi học được từ gia đình tinh thần làm việc chăm chỉ. Những gì cha mẹ dạy tôi rất quan trọng. Nếu không, tôi sẽ không được như ngày hôm nay,” đồng sáng lập kiêm giám đốc tài chánh “Swipes for the Homeless” chia sẻ.

Theo lời kể của Thạch “Tak” Nguyễn, anh đến Hoa Kỳ lúc 4 tuổi cùng với gia đình qua chương trình HO, vì cha anh là cựu sĩ quan QLVNCH. Sau khi tốt nghiệp trung học Marina, Huntington Beach, anh vào học ngành tâm lý tại UCLA, và vừa tốt nghiệp năm ngoái. Anh từng làm việc cho Disneyland và Target.

Muốn biết chi tiết về tổ chức “Swipes for the Homeless,” xin vào trang nhà www.swipesforthehomeless.org.

www.nguoi-viet.com/

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 17/Mar/2012 lúc 9:42am

VOA Tiếng Việt Cập nhật Thứ Sáu, 16 tháng 3 2012  RSS


Bác sĩ trẻ gốc Việt được bổ nhiệm vào Ủy ban Cố Vấn Tổng thống Mỹ

Người Việt đã có tiếng nói trong chính quyền Mỹ khi Tổng thống Barack Obama mới đây vừa bổ nhiệm một bác sĩ trẻ gốc Việt vào Ủy ban Cố vấn cho Tổng thống chuyên trách về người Mỹ gốc Châu Á-Thái Bình Dương. Gương thành công của Tiến sĩ-Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng, giáo sư y khoa của Đại học California-San Francisco là một niềm hãnh diện cho cộng đồng người Việt và đặc biệt là cho giới trẻ Việt Nam mà Trà Mi hân hạnh được giới thiệu đến quý vị và các bạn trên Tạp chí Thanh Niên của đài VOA hôm nay.


Trà Mi-VOA | Washington DC





Tiến sĩ-Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng

Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng cùng gia đình sang Mỹ tị nạn chính trị từ năm 1975 và hiện định cư tại San Jose, bang California. Thành tích học tập của anh đã tỏa sáng ngay từ thời trung học với tấm bằng tốt nghiệp ưu hạng và học bổng toàn phần trong thời gian học cử nhân khoa triết tại trường đại học lừng danh Havard.

Ra đại học, anh rẽ sang ngành y với ước mong phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng người Mỹ gốc Á. Sau khi tốt nghiệp bác sĩ từ trường đại học nổi tiếng Stanford, anh được mời về giảng dạy tại Đại học California-San Francisco từ năm 1997 tới nay, vừa dạy, vừa chăm sóc bệnh nhân, và miệt mài trong công tác nghiên cứu. Anh là Giám đốc Dự án Thăng tiến Sức khỏe cho cộng đồng người Việt tại Mỹ và đồng thời là thanh tra chính của Mạng lưới Đào tạo-Nghiên cứu-Nâng cao nhận thức về ưng thư thuộc đại học California-San Francisco, chuyên tiến hành các cuộc nghiên cứu để phòng bệnh cho người Mỹ gốc Á Châu. Các cuộc nghiên cứu của anh giúp tăng cường tầm soát ung thư vú, ung thư cổ tử cung, và ung thư trực tràng, cũng như các căn bệnh do thuốc lá gây ra cho người gốc Á tại Mỹ đã mang về cho anh Giải thưởng từ Hội Ung thư Mỹ vào năm 2002.

Nếu như những thành tích ngoại hạng về khoa bảng đã mang lại cho anh các văn bằng từ các trường đại học danh tiếng của Mỹ thì những thành tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu y khoa và những đóng góp không ngừng nghỉ trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng đã khiến tên tuổi anh được giới chuyên môn chú ý và đánh giá cao và kết quả là ngày 7/10 vừa qua, anh được đích thân Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bổ nhiệm vào Ủy ban Cố vấn cho Tổng thống chuyên trách về người Mỹ gốc Châu Á-Thái Bình Dương.

Khi được hỏi về bí quyết của những thành công đáng nể này, bác sĩ Tùng nói đó là nhờ sự phấn đấu không ngừng:

“Mình cứ cố gắng thôi chứ không có gì đặc biệt hết. Mình kiên nhẫn, cố gắng học hành,cứ cố gắng tiếp tục. Thắng cũng tiếp tục mà thua cũng tiếp tục tại vì mình đi di cư, mình còn mạng sống là đủ rồi. Cho nên, bất cứ việc gì mình cứ cố gắng làm, không mất gì cả, bởi mình đã mất hết tất cả rồi. Cứ mỗi lần tôi gặp cơ hội là tôi làm, nhiều khi được nhiều khi không, nhưng tôi không lo bị thua, và cũng may là gia đình tôi có chú ý về vấn đề giáo dục.”

Cũng như bao người Việt khác sang xứ lạ quê người để an cư lập nghiệp, trên đường tiến thân đến thành công hôm nay, bác sĩ Tùng đã nếm trải không ít khó khăn kể cả phương diện vật chất lẫn tinh thần, từ những khó khăn ban đầu về ngôn ngữ, những cảm giác trống vắng, vương vấn với một quê hương Việt Nam bỏ lại sau lưng, cho tới những vất vả trong đời sống mưu sinh hằng ngày. Vị bác sĩ trẻ giờ đây là thành viên Ban Cố vấn Tổng thống từng một thời đi phụ việc nhà để có thêm chút tiền đỡ gánh nặng cho ba mẹ.

Bác sĩ Tùng kể lại:

“Tôi đi làm từ hồi 15 tuổi, vừa đi học vừa đi làm suốt thời gian trung học và đại học. Tôi làm việc trong thư viện, đi bỏ sách, đi dọn dẹp nhà người ta. Tôi nghĩ muốn tiến thân thì lúc nào cũng phải có một chút lên, một chút xuống.”

Dù theo đuổi ngành y, một trong những ngành nghề đòi hỏi nhiều thời gian nhất, nhưng bác sĩ Tùng vẫn hướng tới cộng đồng. Không những chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, anh còn mong được phục vụ cho số đông người Mỹ gốc Việt nhiều hơn nữa, và anh đã đầu tư công sức và thời gian vào rất nhiều cuộc nghiên cứu giúp cải thiện sức khỏe cho người Việt tại Mỹ.

Bác sĩ Tùng tâm sự:

“Ra trường y khoa, quan trọng nhất đối với tôi là chú ý giúp đỡ cho cộng đồng bắt đầu bằng công việc bác sĩ để lo cho bệnh nhân. Sau đó, tôi nhận thấy làm bác sĩ không thôi chỉ có thể lo cho một số bệnh nhân, mà cộng đồng ngoài kia có rất nhiều người cần được giúp đỡ trong khi tài liệu về nghiên cứu y khoa cho cộng đồng người Việt ở Mỹ rất ít. Cho nên, tôi chú ý và bắt đầu làm nghiên cứu thêm.”

Bác sĩ Tùng cho biết anh cũng mong được tham gia vào các cuộc nghiên cứu về sức khỏe của người Việt trong nước và các chương trình y tế ở Việt Nam khi điều kiện cho phép.

Một lời khuyên dành cho các bạn trẻ đang nghe chương trình với tư cách là một gương thành công đi trước, bác sĩ Tùng nói:

“Không bao giờ nói tôi không muốn làm việc này, hay tôi không làm được việc kia, hoặc tôi không thích làm việc nọ. Cơ hội nhiều khi mở ra cho mình những cánh cửa không biết trước được. Trong đời mình cần cơ hội mà nhiều khi cơ hội tới mà mình không biết, mình đóng cửa lại. Cơ hội nhiều khi có, nhiều khi không, nhưng vấn đề quan trọng là mình cứ tiếp tục làm những việc mình muốn làm.”

Vị bác sĩ trẻ người Việt trong Ban Cố vấn cho Tổng thống Mỹ cho rằng sự thành đạt của anh hôm nay 30% nhờ vào cơ hội và 70% là do tự lực phấn đấu cùng với ý chí kiên trì vượt khó vươn lên. Thành công của anh quả là một tấm gương đáng khâm phục để giới trẻ noi theo.


http://www.voanews.com/vietnamese/news/young-vns-doctor-appointed-to-us-president-advisory-commission-142952505.html




mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.223 seconds.