Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Đập gương xưa tìm... chút dư hương cũ. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 11/Sep/2010 lúc 7:01pm


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 12/Nov/2010 lúc 6:43pm
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 07/Sep/2010 lúc 10:28am
 
  Nhà thờ cổ Mằng Lăng:
  Nơi lưu giữ cuốn sách đầu tiên bằng chữ quốc ngữ
 
 
 
  Thứ ba, 07/09/2010 06:30
 
 
 
 
(CATP) Nhà thờ Mằng Lăng thuộc xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa 35km về phía Bắc. Đây là một trong những nhà thờ cổ nhất ở VN. Vẻ đẹp của công trình 118 năm tuổi này nằm ở lối kiến trúc gô-tích cổ điển với nhiều hoa văn trang trí, nằm ở khung cảnh thanh bình của vùng thôn quê yên ả. 


Cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ của Việt Nam

Du khách từ các tỉnh lân cận Phú Yên, từ Hà Nội, TPHCM, đến Bình Thuận, Gia Lai mỗi lần có dịp đến Tuy Hòa đều muốn ghé nhà thờ Mằng Lăng. Không chỉ vì kiến trúc đẹp mắt, không chỉ vì lớp bụi thời gian phủ trùm Mằng Lăng từ màu vôi bạc trắng đến từng viên gạch cũ, mà còn bởi nơi đây có bề dày lịch sử với nhiều chứng tích vô cùng đặc biệt. Tại đây đang lưu giữ cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ của nước VN, in tại Roma, Italia, năm 1651. Đó là quyển giáo lý Phép giảng tám ngày của Alexandre de Rhodes (người dân địa phương gọi là cha Đắc Lộ) - người khai sinh ra chữ quốc ngữ. Nhà thờ Mằng Lăng còn có một khu hầm được xây trong lòng một quả đồi nhỏ. Du khách đến đây, bước xuống tầng hầm độc đáo này sẽ thấy toàn bộ các chứng tích liên quan đến nhà thờ Mằng Lăng được trưng bày trang trọng: hình ảnh nhà thờ Mằng Lăng từ thuở mới xây dựng và qua hai lần sửa chữa, các bức ảnh, câu chuyện về linh mục Alexandre de Rhodes...

 
  HOÀI GIANG
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Sep/2010 lúc 5:39pm
 
 
"Phà Cần Thơ không chỉ có lịch sử lâu đời ở đồng bằng Sông Cửu Long mà còn là một phần văn hóa của người dân vùng đất này.Theo dự tính, khoảng 3 tháng nữa thì phà Cần Thơ sẽ hoạt động trở lại"
 
Quyết định này có phải ... "Đập gương xưa tìm... chút dư hương cũ." !?Tongue
mk
 
 
 
 
 
Thứ Tư, 08/09/2010 - 01:20

Sẽ mở lại bến phà Cần Thơ
 
(Dân trí) - “Sắp tới sẽ mở lại bến phà Cần Thơ ở vị trí cũ để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân” - đó là khẳng định của ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ chiều 7/9.
 
Phà Cần thơ sẽ hoạt động trở lại
 

Theo ông Sơn nhu cầu đi lại của nhân dân 2 bên phà phía Vĩnh Long và Cần Thơ là rất lớn, nếu không phà thì người dân tự ý dùng phương tiện đò nhỏ qua lại rất nguy hiểm. Vì vậy Vĩnh Long và Cần Thơ cùng đồng thuận mở lại và quản lý bến phà.

Bến phà sau khi mở lại chủ yếu vận chuyển xe 2, 3 bánh và hành khách sang sông. Đồng thời, di dời bến tàu Cần Thơ từ Bến Ninh Kiều đến vị trí bến phà cũ để đảm bảo mỹ quan đô thị ở khu vực Bến Ninh Kiều.

UBND TP sẽ giao cho Công ty Cổ phần bến xe tàu phà Cần Thơ đầu tư khai thác. Dự kiến, công ty sẽ đầu tư mua lại một số cơ sở vật chất cũ của bến phà và tiến hành xây dựng để trong vòng 3 tháng có thể đưa vào hoạt động.

Phạm Tâm

 
 
**********************************
 
 
 
Mời xem lại hình ảnh này !
mk
 
 
 
 
Thứ Bẩy, 24/04/2010 - 16:30

Chùm ảnh thông xe cầu Cần Thơ
 
(Dân trí) - Sáng 24/4, cầu Cần Thơ chính thức được khánh thành trong niềm vui mừng, phấn khởi của hàng vạn người dân hai bờ sông Hậu. Cũng từ hôm nay, tình trạng “qua sông phải lụy... phà” sẽ chỉ còn là dĩ vãng.
 >>  Khánh thành cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á
 >>  Tiểu thương nghỉ buôn bán đi chơi cầu Cần Thơ
 
 

PV Dân trí ghi nhận những hình ảnh của thời khắc lịch sử sau khi thông cầu:

Đoàn xe của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi qua, chính thức thông xe cây cầu lịch sử
 
Hàng ngàn người dân lũ lượt qua cầu 
 
Một cụ già tuổi cao sức yếu nhưng cũng quyết định... dắt xe qua cầu cho thỏa ước mơ
 
Người dân tụ tập trên cầu ngắm sông Hậu và chiêm ngưỡng sự hoành tráng của cầu Cần Thơ.
 

Cây cầu nhìn từ khu công nghiệp Bình Minh
 
"Đường ta rộng thênh thang..."
 
Điểm thu phí bên địa phận Cần Thơ
 
Cầu Cần Thơ nhìn từ nội ô TP.Cần Thơ
 
Những chuyến phà cuối cùng qua sông Hậu

Huỳnh Hải
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 08/Sep/2010 lúc 5:46pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 11/Sep/2010 lúc 6:59pm
 
Có những TẤM LÒNG rất đáng trân trọng !!!
mk
 
 
 
Chiếc ghế và gói cà phê
Friday, September 10, 2010
 
 
 

Linh Nguyễn/Người Việt

FOUNTAIN VALLEY (NV) - Một buổi sáng và ly cà phê nóng “to go” tại một quán cà phê đã khiến nhiều người thay vì đi ngay, phải trở lại vì hình ảnh của một chiếc ghế đặt bên cửa ra vào. Một chiếc áo jacket thêu huy hiệu binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ máng trên lưng ghế, một chiếc mũ lưỡi trai để trên mặt ghế, và một tấm bảng ghi dòng chữ “Xin dành chiếc ghế này cho những người lính đã hy sinh mạng sống của họ cho Tự Do của chúng ta.”

Hình người lính Thủy Quân Lục Chiến chào quốc kỳ Hoa Kỳ vẽ trên cửa kính của tiệm The Coffee Bean thành phố Fountain Valley.

“Tôi thích cái không khí tại đây, nó khác thường,” lời bà Karen Ambellan, một người sống ở Long Beach và thường đi xe đạp vì thể thao, uống cà phê khi dừng chân nghỉ ngơi.

Anh Timothy Dam, sống ở Lake Havasu, cho biết rằng: “Tôi chỉ tình cờ đi công chuyện, ghé uống tại đây. Nhìn cảnh trang hoàng giày bốt đờ sô bên trong gợi tôi nhớ đến chiến tranh Việt Nam

Cờ binh chủng Thủy Quân Lục Chiến và cờ Hoa Kỳ.

Ngoài những khách uống cà phê lần đầu, còn những người đến thường xuyên, như ông Roger Murray, 58 tuổi, cư dân Santa Ana. Ông nói: “Tôi từng phục vụ 13 năm trong binh chủng bộ binh trước đóng ở Hawaii.” Ðược hỏi về lý do ông đến tiệm này mỗi ngày, ông nói rằng: “Tôi thích khung cảnh lính. Tôi đã giúp cô Tiffany, người quản lý của tiệm The Coffee Bean, trang hoàng các lưới ngụy trang trên trần nhà, các hình ảnh quân nhân... vì tôi thấy việc làm này tốt. Ngồi uống cà phê, nghĩ đến các chiến hữu cũng thú vị.”

Những gói cà phê do khách ủng hộ, ghi lời thăm hỏi từ hậu phương dành gởi tặng các chiến sĩ tại chiến trường IraqAfghanistan.

Khách hàng thường gọi người quản lý là “Sgt Tiff” dù cô chưa bao giờ là lính. Tên thật là Tiffany Carrol. Cô và nhân viên tất cả đều mặc quần áo màu xanh ô liu, hoặc màu áo hoa của lính. “Tôi có người em phục vụ Thủy Quân Lục Chiến 11 năm, hai bên nội ngoại đều từng phục vụ quân đội. Bạn trai của tôi cũng đi lính 13 năm.” Cô rất nhiệt tình nói lên ý muốn biết ơn những chiến sĩ sống xa nhà.

“Trung sĩ Tiffany”, quản lý của tiệm The Coffee Bean, người có sáng kiến trang hoàng và khởi đầu chiến dịch ủng hộ tiền tuyến.

Cô khởi động chiến dịch từ 28 tháng 6 đến 12 tháng 9, kêu gọi khách hàng mua từng gói cà phê nặng một pound, viết đôi dòng và cô gởi ra tiền tuyến cho các chiến sĩ Hoa Kỳ đang phục vụ xa nhà. Cô cho biết tiệm The Coffee Bean (góc Newhope và Talbert, Fountain Valley) đã gởi đi trên 5 ngàn pound cà phê qua chiến dịch này.

‘Xin dành chiếc ghế này cho những người lính đã hy sinh cho Tự Do của chúng ta’.
“Ðiều nhỏ nhất mà gia đình tôi có thể làm được là tặng thức ăn hộp cho chương trình này,” bà Judee Higgins, cư dân Fountain Valley, nói và chỉ lên tường có ghi lời kêu gọi bảo trợ cho gia đình lính xa nhà.

Steve Trần, sinh viên năm thứ ba Cal Poly Pomona làm việc tại đây nhận xét rằng: “‘Sgt Tiff’ có mặt tại tiệm từ 4 giờ sáng, chắc phải có lòng lắm mới siêng như thế được!” Anh cho biết tiệm cũng có nhiều bạn người Việt như Cynthya Trần, PFC Jessica, rất thích làm việc trong khung cảnh này. Anh chỉ nghe chú bác nói về đời lính mà thôi.

Mỗi ly cà phê là mỗi gợi nhớ đến câu nói trên chiếc ghế cô đơn bên cửa ra vào. “Xin dành chiếc ghế này cho những người lính đã hy sinh mạng sống của họ cho Tự Do của chúng ta.”

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 04/Oct/2010 lúc 1:10am
 
10:31 GMT - thứ ba, 28 tháng 9, 2010

Hà Nội đáng yêu, đáng giận, đáng thương

Đoan Trang

Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hà Nội

Ảnh%20của%20Hoàng%20̣Đình%20Nam-Getty%20Images

TP Hà Nội sắp tổ chức đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.

Tôi vừa trở về Hà Nội sau một đợt công tác tại TP.HCM. Như mọi cuộc đi và về khác, chuyến công tác này cũng để lại trong tôi nhiều cảm xúc cả vui và buồn.

Phần lớn là niềm vui, vì những tấm lòng bạn bè miền Nam cởi mở, chân thành, tự nhiên – lẽ ra phải nói là “tự nhiên như người Sài Gòn” mới đúng.

Chẳng mấy khi ở Hà Nội mà tôi có thể nắm tay các bạn nhảy múa, có thể hô một tiếng “nhậu đi” rồi kéo nhau ra bờ kè, tức kênh Nhiêu Lộc, ăn uống và đàn hát trắng đêm.

Chẳng mấy khi ở Hà Nội tôi có thể điềm nhiên bước vào một nhà hàng hay quán nước, ngồi vắt chân và chờ cô hay cậu bồi bàn tiến lại, lễ độ: “Dạ, chị dùng gì?”.

Tôi sẽ trả lời ngắn gọn và chờ được phục vụ rất nhanh chóng sau đó, gọn gàng, khẽ khàng, không xủng xoẻng như thể sắp làm vỡ ráo cả mớ chén bát, ly cốc.

Tôi cũng sẽ không phải nhìn những bộ mặt lạnh băng, và nhất là không bị người phục vụ “khuyến mãi” cho một ngón tay cái ngập vào bát nếu như tôi có lỡ gọi món phở.

Sài Gòn rộng thênh thang, nhiều hàng quán, nhiều đồ nhậu ngon rẻ và nhiều chỗ vui chơi mở cửa tới khuya. Nói chung ở đó, một “người Hà Nội khắc khổ” là tôi có cảm giác được hưởng thụ hơn một chút.

Nhưng sau những niềm vui, cũng đọng lại cả nỗi buồn. Một nỗi buồn, như dân teen bây giờ hay nói, “rất chi là bao đồng”.

Người Hà Nội xấu xí

Tác giả bàn về những nét văn hóa đặc thù của người Hà Nội hôm nay.

Nỗi buồn ấy thực chất là cảm giác tủi thân và xót xa khi thấy nhiều người Sài Gòn không ưa Hà Nội đến thế. Điều này được thể hiện một cách không giấu giếm, qua những lời bình phẩm, qua thái độ - vốn chân thật – của người Sài Gòn.

Dân Sài Gòn, cụ thể là nhiều người tôi đã gặp, nghĩ về Hà Nội như một cái gì rất thủ cựu, lạc hậu, chậm tiến, đã thế lại còn kênh kiệu, tự cho mình là thủ đô thanh lịch, tóm lại là tệ hại.

Câu cửa miệng là “dịch vụ ngoài đó chán lắm phải không?”, “ngoài đó lừa đảo nhiều lắm phải không?”. Có lần, ở một quán nước trong TP.HCM, khi chúng tôi muốn rời từ bàn này sang bàn khác, bạn tôi ngoắc người phục vụ, ra hiệu “chuyển bàn giùm”.

Sau khi chúng tôi đã yên vị ở chỗ ngồi mới, bạn hỏi tôi: “Ở ngoải chắc phục vụ không kê bàn ghế cho khách đâu hả, mình phải tự làm hả?”. Ấn tượng về “phở quát, cháo chửi” in vào tâm trí các bạn quá sâu nặng rồi.

Ăn một món gì đó, tôi cũng có thể được nghe giới thiệu: “Ở ngoài Hà Nội không có cái này đâu nha”.

Thời gian gần đây, gây mất thiện cảm nhất cho người Sài Gòn có lẽ chính là… chiến dịch mừng Đại lễ 1000 năm của Hà Nội.

Một chiến dịch gắn với đủ loại bê bối: sơn vàng phố cổ, lát ngói xanh vỉa hè, bươi nát vỉa hè. Hà Nội nghìn năm thành đại công trường khói và bụi.

Rồi mùa hè đổ lửa với 45 độ ngoài trời tháng sáu, cúp điện World Cup, ngập lụt mưa tháng bảy. Thủ đô gì mà mưa xuống một tí, ba người chết vì điện giật, một người bị rắn cắn.

Rồi hàng tỷ đồng xây cổng chào, làm phim Lý Công Uẩn “lai Tàu”. Vân vân, vân vân. Động vào đâu cũng nghe và thấy bê bối, lãng phí, thẩm mỹ kệch cỡm, văn hóa lùn. Một không khí “nhốn nháo kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội”.

Hình ảnh Hà Nội trong mắt người dân TP.HCM giờ đây có lẽ hỏng mất rồi.

Đáng thương hơn đáng giận

Tôi buồn, vì ngay trước mặt tôi, các bạn miền Nam của tôi thể hiện suy nghĩ và nói về Hà Nội tiêu cực như thế. Một Hà Nội thủ đô thủ cựu, lạc hậu, xấu xí.

Khi nghĩ vậy về Hà Nội, Sài Gòn - TP.HCM cũng mặc nhiên nhận về mình những gì là tiến bộ, văn minh, đẹp đẽ.

Nỗi buồn sở dĩ mang màu sắc “bao đồng” bởi tôi không muốn thấy trong cùng một đất nước, người dân hai miền – mà là hai thành phố thuộc hàng hiện đại nhất nước - mãi giữ những ấn tượng không tốt đẹp về nhau.

Hà Nội cũng là nơi con người tranh giành không gian của nhau

Đến bao giờ người Việt Nam mới biết đoàn kết, thương yêu nhau?

Hà Nội có thực tệ hại? Đặt sang một bên tình cảm gắn bó với nơi mình sinh ra và lớn lên, tôi phải trả lời thành thực rằng: Có, Hà Nội khá tệ hại, càng tệ hại hơn khi đó là một thủ đô, được kỳ vọng là nơi thanh lịch nhất, nơi hội tụ và kết tinh nền văn hóa của cả một đất nước có chiều dài 4000 năm lịch sử.

Có thể không tới con số 4000, nhưng thủ đô của một quốc gia thì rõ ràng phải là bộ mặt đại diện cho văn hóa của xứ sở. Nhưng Hà Nội, ngoại trừ một vài tuyến phố “linh thiêng”, bẩn quá, bụi quá, lắm rác quá.

Những người chúng ta gặp trên phố phần đông là thô lỗ, ích kỷ, hiếu chiến. Họ có thể vượt đèn đỏ vì không chờ nổi vài chục giây ở ngã tư, phóng long tóc gáy, như thể đang bận rộn lắm, hối hả lắm, thế rồi nhác thấy một tai nạn giao thông thì dừng lại xem, mất toi 45 phút.

Họ sẵn sàng tranh cướp nhau từng mét đường mỗi lúc kẹt xe, và rất nhiệt tình ném vào mặt nhau những lời tục tĩu nhất. Có thể không ít trong số họ là người có học, nhưng không hiểu sao cứ hễ ra ngoài đường là cái tinh túy của Chí Phèo lại phát tác.

Có lẽ do hoàn cảnh. Chiếc áo không làm nên thầy tu, nhưng con đường làm nên tính cách người đi đường. Bụi thế, chật chội thế, ồn ào thế, một năm mấy tháng trời nóng thế, lại thêm cuộc sống vội vàng gấp rút, người ta hòa nhã với nhau làm sao được.

Đã từng có thời

Nhiều tính cách tệ hại của dân chúng Hà thành có lẽ đã xuất phát từ hoàn cảnh, mà nếu thực vậy thì Hà Nội đáng thương hơn là đáng giận.

Chắc là do hoàn cảnh. Bởi, điều làm tôi băn khoăn về tính cách Hà Nội, là hình như đã từng có thời người Hà Nội không thô lỗ, hung bạo. Không lẽ câu “chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” là một câu ca dao không có chút cơ sở thực tế nào?

Ông tôi, cụ giáo trường Hàng Kèn năm xưa, sinh thời từng thủ thỉ với tôi rằng: “Trước năm 1954, trẻ con Hà Nội không biết chửi bậy”.

Chẳng biết trí nhớ của ông có ghi nhận đúng đặc điểm đó của trẻ con thủ đô không, nhưng bản thân ông thì đúng là không biết nói tục, không văng bậy được dù chỉ một từ.

Đi trên phố, mỗi lần thấy đám tang qua, ông lại dừng bước, cung kính ngả mũ chào người vừa qua đời. Không bao giờ ông nói nặng với ai một câu.

Ngay với đám cháu lít nhít nội ngoại, có sai các cháu làm gì, ông cũng dùng lời lẽ hết sức lịch thiệp: “Nếu có thể, cháu giúp ông…”.

Những người giúp việc trong nhà rất quý ông, “cụ giáo Hàng Kèn”. Chắc chắn họ chưa bao giờ nghĩ ông “bóc lột”, kênh kiệu, cậy mình trí thức thủ đô khinh rẻ dân lao động ngoại tỉnh.

Từ lúc nào ở thủ đô, người lớn biết chửi bậy, rồi trẻ con theo đó mà bắt chước? Có lẽ điều này đòi hỏi chúng ta phải “truy tầm” về nguồn gốc của những từ tục của bây giờ, mà đó là việc nằm ngoài khả năng cũng như bài viết này của tôi.

Ngoài ra, tôi cũng không tin là người Hà Nội thời trước 1954 hoàn toàn không chửi bậy. Đọc hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy, thấy ông có nhắc tới những tiếng lóng, những câu hát xuyên tạc rất tục những năm 20-30 của thế kỷ trước.

Nói cho đúng, ngày xưa Hà Nội phân biệt rõ ràng hơn giữa tầng lớp trí thức “có học, có chữ nghĩa” (tức “có văn hóa”) và tầng lớp bình dân, trong đó có thể bao gồm cả thành phần du thủ du thực ít văn hóa.

Còn ngày nay, tầng lớp “văn hóa thấp” đã “xâm thực” khắp xã hội. Số đông cư dân ở Hà Nội hiện nay, nếu tự đánh giá mình là thanh lịch, sâu sắc, thâm trầm, thì quả là lố bịch.

Song, tôi tin không phải người Hà Nội luôn thô lỗ và kênh kiệu, cũng như không phải mọi công dân thủ đô đều có tính xấu ấy.

Không phải người Hà Nội nào cũng thích ăn “phở quát cháo chửi”, cũng chẳng phải hàng quán nào ở Hà Nội cũng có những thiên-thần-mậu-dịch-viên đáng sợ.

Nhiều tính cách tệ hại của dân chúng Hà thành có lẽ đã xuất phát từ hoàn cảnh, mà nếu thực vậy thì Hà Nội đáng thương hơn là đáng giận.

… Và đáng yêu

Những gì là xấu xí, tiêu cực, ước mong thủ đô sẽ xóa chúng đi dần dần. Nếu tính xấu đã do hoàn cảnh mà mọc ra thì cũng có thể hy vọng chúng sẽ mất đi khi hoàn cảnh thay đổi

Với riêng tôi, Hà Nội còn có sự đáng yêu, cái đáng yêu của một thành phố trẻ đang phải gồng lên làm nhiệm vụ của một thủ đô nghìn năm.

Sẽ còn rất nhiều, vô số bất cập và lộn xộn, nhưng thảng hoặc cũng có những nét cho thấy một nỗ lực của Hà Nội vươn lên làm thủ đô văn hiến.

Con đường gốm sứ ven sông Hồng, tuy một số đoạn vừa hoàn thành đã nứt, nhưng nhiều đoạn màu sắc long lanh rực rỡ. Con mắt thô thiển của tôi dám chắc như thế là đẹp, và chắc chắn là đẹp hơn khi không có đường gốm sứ ấy.

Những gì là xấu xí, tiêu cực, ước mong thủ đô sẽ xóa chúng đi dần dần. Nếu tính xấu đã do hoàn cảnh mà mọc ra thì cũng có thể hy vọng chúng sẽ mất đi khi hoàn cảnh thay đổi, để một nền văn hóa mới sẽ hình thành ở Hà Nội, thanh lịch hơn, sâu sắc hơn mà cũng cởi mở hơn.

Hà Nội, trong tôi, cũng đáng nhớ nữa. Vào năm 2000, tôi từng viết trong một bức thư gửi những người bạn ở phương xa, rằng thế hệ chúng tôi may mắn được trải qua thời khắc chuyển giao thiên niên kỷ đáng nhớ, 1000 năm mới có một lần. Mấy ai được đón chào và cảm nhận thời khắc ấy?

Lịch sử vốn dài đằng đẵng. Nói như Nguyễn Huy Thiệp, 1000 năm trước, biết hoa ban có trắng như bây giờ?

Nếu quan niệm như thế, tôi sẽ thấy năm 2010 này lại cũng là một thời gian đáng nhớ trong đời mình. Hàng chục triệu gương mặt người Việt Nam đã mờ nhòa trong lịch sử, nào phải ai cũng được đón sự kiện nghìn năm Thăng Long như chúng tôi đây?

Để rồi mai kia một cụ ông nào đó còn có chuyện mà kể cho con cháu nghe: “Hồi ấy, ông hay đi dọc con đường gốm sứ với bà. Hơi nhiều bụi một tí, nhưng đường mát và đẹp lắm, bà cũng đẹp. Cái chỗ ấy bây giờ là gì nhỉ bà nhỉ?...”.

 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 18/Oct/2010 lúc 5:12pm
 
 
Thành Phố ĐÀ LẠT
CAFE MEKONG NGÀY XƯA
 
Từ: Bao Buon <baobuon@....> 
 
Tiệm sách Hòa Bình, trước đây là caphe mekong.
Vừa rồi đã được sửa chữa là 1 căn nhà 3 lầu, và đã đưa vào họat động cuối tháng 8 vừa rồi.
Tầng trệt : 1/2 bán sách và 1/2   caphê  +đọc sách, báo....
Tầng 2 : dành cho sách, đồ chơi thiếu nhi.
Tầng 3 : là caphe sách, sách đọc miễn phí.
 
Chuẩn bị khai trương :
 
 
 
 
Ở lầu 3 :
 
Chúc mọi người khỏe mạnh.
BB, K9.

 

 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 18/Oct/2010 lúc 6:37pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 18/Oct/2010 lúc 7:49pm
 


 

Lịch sữ nhà thờ Đức Bà Sàigòn

 

 

       Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn (năm 2007)


 Giáo Đường

 
Tên chính Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.
 
-Tôn giáo Công giáo Rôma
 
 -Chức năng Nhà thờ chính tòa
 
 -Quốc gia Việt Nam
 
 -Vùng Tổng Giáo phận Sài gòn
 

-
Thành phố Sài gòn
 

-Địa chỉ Công trường Công xã Paris
 

-
Kiến trúc
 

-
Thiết kế J. Bourad
 

-
Phong cách Kiến trúc Roman

 Cao 57 mét (đỉnh thánh giá)
 
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tên chính thức là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception Cathedral Basilica), là nhà thờ lớn nhất và đặc sắc nhất tại Sài Gòn với 2 tháp chuông cao 60 m, tọa lạc tại trung tâm thành phố (Số 1 Công trường Công xã Paris, Quận 1). Đây là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố.
 
Lịch sử

 

Ngay sau khi chiếm Sài Gòn, Pháp đã cho lập nhà thờ để làm nơi hành lễ cho tín đồ Công giáo trong đoàn quân viễn chinh. Ngôi nhà thờ đầu tiên được lập ở đường số 5 (nay là đường Ngô Đức Kế). 

 
Nhà thờ đầu tiên đó quá nhỏ nên vào năm 1863, Đô đốc Bonard đã quyết định cho khởi công xây dựng ở nơi khác một thánh đường bằng gỗ bên bờ "Kinh Lớn" (còn gọi là kinh Charner, thời Việt Nam Cộng hòa là trụ sở Tòa Tạp tụng). Cố đạo Lefebvre tổ chức "Lễ đặt viên đá đầu tiên" xây dựng nhà thờ vào ngày 28 tháng 3 năm 1863. Nhà thờ xây cất bằng gỗ, hoàn thành năm 1865, ban đầu gọi là Nhà thờ Saigon. Về sau, do nhà thờ gỗ này bị hư hại nhiều vì mối mọt, các buổi lễ được tổ chức trong phòng khánh tiết của "dinh Thống Đốc" cũ, về sau cải thành chủng viện Taberd, cho đến khi nhà thờ lớn xây xong.
 
Tháng 8 năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án kiến trúc nhà thờ mới. Ngoài mục tiêu có chỗ thờ phụng, hành lễ cho tín đồ, việc xây dựng nhà thờ lớn cũng nằm trong mục đích phô trương đạo Công giáo và sự vĩ đại của nền văn minh Pháp trước người dân thuộc địa. Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourad với kiến trúc theo kiểu Roman cải biên pha trộn nét Gotich đã được chọn. 

 

 

 

          Nhà thờ Đức Bà   SàiGòn, mặt sau

   Nhà thờ Đức Bà Sài  Gòn, mặt bên


>

Ban đầu, địa điểm xây cất được đề nghị ở 3nơi:
 • Trên nền Trường thi cũ (nay là góc đường Lê Duẩn và Hai Bà Trưng, tức vị trí tòa Lãnh sự Pháp).
 • Ở khu Kinh Lớn (tại vị trí nhà thờ cũ, nay thuộc đường Nguyễn Huệ).
 • Vị trí hiện nay.
 
Ngay tại vị trí hiện nay, vẫn từng có dư luận về sự tranh chấp của ba phía: nhà cầm quyền Pháp muốn xây cất một nhà hát ở đây, phía Tin Lành muốn cất nhà thờ Tin Lành và phía Công giáo muốn xây nhà thờ Công giáo. Sau một thời gian tranh chấp, ba bên đành phải bắt thăm.

Riêng phía Công giáo, giám mục Colombert yêu cầu giáo dân toàn giáo phận ăn chay cầu nguyện và xin dâng cho Đức Trinh Nữ Maria lo liệu.

Đến ngày bắt thăm, phía Công giáo bắt thăm trước và trúng thăm, hai phía kia bất bình và yêu cầu bắt thăm lại. Lần này, nhà cầm quyền Pháp dành bắt thăm trước, kế đến phía Tin Lành, nhưng phía Công giáo lại trúng thăm [1].
 
Sau khi đề án thiết kế được chọn, Đô đốc Duperré cho đấu thầu việc xây dựng thánh đường và cũng chính kiến trúc sư J. Bourad là người trúng thầu và trực tiếp giám sát công trình này. Mọi vật liệu từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Đặc biệt mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille (Pháp) để trần, không tô trát, (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi), không bám bụi rêu.
 
Ngày 7 tháng 10 năm 1877, Giám mục Isidore Colombert đặt viên đá đầu tiên trước mặt Phó soái Nam Kỳ và đông đủ nhân vật tai mắt thời ấy. Thánh đường được xây dựng trong 3 năm.

Lễ Phục sinh, ngày 11 tháng 4 năm 1880, lễ cung hiến và khánh thành được cố đạo Colombert tổ chức trọng thể với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers.

Hiện nay, trên bệ phía trên, bên trong cửa ra vào nhà thờ, có chiếc bảng cẩm thạch gắn trong hành lang (transept) ghi ngày khởi công, ngày khánh thành và tên vị công trình sư.

Tất cả mọi chi phí xây dựng, trang trí nội thất đều do Soái phủ Nam Kỳ đài thọ, với số tiền 2.500.000 franc Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ.

Ban đầu, thánh đường có tên gọi là Nhà thờ Nhà nước vì thánh đường do nhà nước Pháp bỏ tiền xây dựng và quản lý.
 
Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m và hai tháp có 6 chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,50 m, ngang 2 m, nặng 600 kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,50 m. 

 

Tượng đồng Giám mục Adran và Hoàng 
tử Cảnh
 

Trên vườn hoa trước nhà thờ, năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Adran vì vị này làm Giám mục hiệu tòa Adran) dẫn hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long) để ca ngợi công lao của nước Pháp "bảo hộ", "khai hóa" cho Việt Nam. Tượng đài này bao gồm một bệ bằng đá hoa cương đỏ hình trụ tròn và bên trên là bức tượng tạc hình đức cha Adran với phẩm phục giám mục, tay trái dẫn hoàng tử Cảnh. Tượng làm bằng đồng, được đúc tại Pháp, giới bình dân thời đó thường gọi là tượng "Hai hình" để phân biệt với tượng "Một hình", là bức tượng của Đô đốc Hải quân Pháp Genouilly ở phía công trường Mê Linh (cuối đường Hai Bà Trưng, gần bờ sông Sài Gòn). Năm 1945, tượng này bị phá bỏ, nhưng cái bệ đài bằng đá hoa cương đỏ thì vẫn còn tồn tại ở đó mà không có bất cứ một bức tượng nào ở trên.
  
Năm 1959, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên (sau làm Giám mục giáo phận Phú Cường, nay đã qua đời), cai quản Giáo xứ Sài Gòn bấy giờ, đi dự đại hội Thánh Mẫu ở Vatican, đã đặt tạc một tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng loại đá cẩm thạch quý hiếm.

Khi tượng từ Roma gửi sang Sài Gòn bằng đường thủy, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên đã làm lễ dựng tượng trên cái bệ đài vẫn còn để trống kể từ năm 1945 vào ngày 16 tháng 2 năm 1959 và dâng tước hiệu Nữ Vương Hòa Bình. Tự tay linh mục viết câu kinh cầu nguyện "Xin Đức Mẹ cho Việt Nam được hòa bình" rồi đọc trước đông đảo quan khách có mặt hôm ấy.

Ngày hôm sau, Hồng y Aganianian từ Roma qua Sài Gòn để chủ toạ lễ bế mạc Đại hội Thánh Mẫu, đã làm phép bức tượng này vào buổi chiều ngày 17 tháng 2 năm 1959. Do bức tượng này mà từ đó Nhà thờ có tên gọi là Nhà thờ Đức Bà.
 
Ngày 05/12/1959, Tòa Thánh đã cho phép làm lễ "xức dầu", tôn phong Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn lên hàng Vương Cung Thánh Đường (basilique). Từ đó, tên gọi chính thức của thánh đường là Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn.
 Năm 1960, Tòa Thánh thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam với ba tòa Tổng Giám mục tại Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Nhà thờ trở thành nhà thờ chinh tòa của vị Tổng giám mục Sài Gòn cho đến ngày nay.

 Những nét đặc sắc

 

Trong quá trình xây dựng, toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang.

Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi), không bám bụi rêu.

Một số ngói vỡ trong nhà thờ có in hàng chữ Guichard Carvin, Marseille St André France (có lẽ là nơi sản xuất loại ngói này), mảnh ngói khác lại có hàng chữ Wang-Tai Saigon. Có thể đây là mảnh ngói được sản xuất sau tại Sài Gòn dùng để thay thế những mảnh ngói vỡ trong thời gian Thế chiến thứ hai do những cuộc không kích của quân Đồng Minh.

Toàn bộ thánh đường có 56 ô cửa kính màu do hãng Lorin của tỉnh Chartres (Pháp) sản xuất.

 Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn - Gia Định lúc ấy và bây giờ.
 
Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Toàn bộ chiều dài thánh đường là 133 m, tính từ cửa ngăn đến mút chót của phòng đọc kinh. Chiều ngang của hành lang là 35 m. Chiều cao của thánh đường là 21 m. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người.

 Nội thất thánh đường có hai hàng cột chính hình chữ nhật, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ.

Ngay sau hàng cột chính là một hành lang với khá nhiều khoang có những bàn thờ nhỏ (hơn 20 bàn thờ) cùng các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo. Bàn thờ nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình sáu vị thiên thần khắc thẳng vào khối đá đỡ lấy mặt bàn thờ, bệ chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc diễn tả thánh tích.

Trên tường được trang trí nổi bật 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo thức Roman và Gôtich, tôn nghiêm và trang nhã. Tuy nhiên, trong số 56 cửa kính này hiện chỉ còn hai cửa là nguyên vẹn như xưa.
 
Nội thất thánh đường ban đêm được chiếu sáng bằng điện (không dùng đèn cầy) ngay từ khi khánh thành. Vào ban ngày, với thiết kế phối sáng tuyệt hảo, hài hòa với nội thất tạo nên trong nội thất thánh đường một ánh sáng êm dịu, tạo ra một cảm giác an lành và thánh thiện.
 
Ngay phía trên cao phía cửa chính là "gác đàn" với cây đàn organ ống, một trong hai cây đàn cổ nhất Việt Nam hiện nay. Đàn này được các chuyên gia nước ngoài làm bằng tay, thiết kế riêng, để khi đàn âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không ồn. Phần thân đàn cao khoảng 3 m, ngang 4 m, dài khoảng 2 m, chứa những ống hơi bằng nhôm đường kính khoảng một inch. Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3 m, ngang khoảng 1m) để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm. Đàn còn có những thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh.

Hiện nay, cây đàn này đã hoàn toàn hỏng do bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay.
 
Ban đầu, hai tháp chuông cao 36,6 m, không có mái và chỉ có độc một chiếc cầu thang hẹp chừng 40 cm bề ngang. Nội thất gác chuông rất tối và sàn được lót sơ sài bằng những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống thấy sâu hút. Vào năm 1895, thánh đường xây thêm hai mái chóp để che gác chuông cao 21 m, theo thiết kế của kiến trúc sư Gardes, tổng cộng tháp chuông cao 57 m. Có tất cả 6 chuông lớn (sol, la, si, đô, rê, mi), gồm sáu âm, nặng tổng cộng 28,85 tấn, đặt dưới hai lầu chuông. Bộ chuông này được chế tạo tại Pháp và mang qua Sài Gòn năm 1879. Trên tháp bên phải treo 4 quả chuông (sol, si, rê, mi); tháp bên trái treo 2 chuông (la, đô). Trên mặt mỗi quả chuông đều có các họa tiết rất tinh xảo.
 
Ba quả chuông to nhất là chuông si nặng 3.150 kg, chuông re nặng 2.194 kg và đặc biệt là chuông sol là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới: nặng 8.785 kg, đường kính miệng chuông 2,25 m, cao 3,5 m (tính đến núm treo). Chuông này chỉ ngân lên mỗi năm một lần vào đêm Giáng Sinh.
 Các chuông đều được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Riêng ba chiếc chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật công tắc điện.

Vào ngày thường, thánh đường chỉ cho đổ một chuông mi hoặc rê vào lúc 5 giờ và 17g30.

Vào ngày lễ và Chủ nhật, nhà thờ thường cho đổ ba chuông.

Vào đêm Giáng Sinh thì mới đổ cả 6 chuông. Tiếng chuông ngân xa tới 10 km theo đường chim bay.
 
Bộ máy đồng hồ trước vòm mái cách mặt đất chừng 15 m, giữa hai tháp chuông được chế tạo tại Thụy Sĩ năm 1887, hiệu R.A, cao khoảng 2,5 m, dài khoảng 3 m và ngang độ hơn 1 m, nặng hơn 1 tấn, đặt nằm trên bệ gạch. Dù thô sơ, cũ kỹ nhưng hoạt động khá chính xác. Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ reo trong gia đình. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ. Mỗi tuần phải lên giây đồng hồ một lần và chiếc cần để lên giây đồng hồ giống như tay quay máy xe. Đồng hồ còn có hệ thống chuông riêng, tuy nhiên đã không còn hoạt động do dây cót quá cũ.
 
Mặt trước thánh đường là một công viên với bốn con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình (hay Nữ vương Hòa bình). Tượng do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959. Tên của tác giả được khắc ở trên tà áo dưới chân, phía bên trái của bức tượng. Bức tượng cao 4,6 m, nặng 5,8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, được tạc với chủ đích để nhìn từ xa nên không đánh bóng, vì vậy mà toàn thân tượng, kể cả vùng mặt vẫn còn những vết điêu khắc thô. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hoà bình. Chân Đức Mẹ đạp đầu con rắn (mà hiện nay, đầu con rắn đã bị bể mất cái hàm trên).

Trên bệ đá, phía trước bức tượng, người ta có gắn một tấm bảng đồng với hàng chữ Latinh:
 REGINA PACIS - OPRA PRONOBIS - XVII. II. MCMLIX
 Nghĩa là: NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH - CẦU CHO CHÚNG TÔI - 17.02.1959
 
Phía dưới bệ đá, người ta đã khoét một cái hốc chỗ giáp với chân tượng Đức Mẹ, trong đó có một chiếc hộp bằng bạc, chứa những lời kinh cầu nguyện cho hoà bình của Việt Nam và thế giới. Những lời cầu nguyện đó được viết lên trên những lá mỏng bằng những chất liệu khác nhau như bằng vàng, bạc, thiếc, nhôm, giấy, da và đồng, được gởi tới từ nhiều miền của Việt Nam, kể cả từ một số vùng ngoài miền Bắc.

 
Saigon Echo sưu tầm   
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 11/Nov/2010 lúc 9:59am
 
EM ƠI, ĐÔNG LẠI VỀ....


Trời Dalat mấy hôm nay se lạnh.
Hàng cây anh đào quanh bờ hồ một số đã rụng lá.
Mùa Đông về rồi.
 
 
 
 
BB, K9


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 11/Nov/2010 lúc 10:01am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Nov/2010 lúc 6:36pm
 
 baobuon@....
Date: Fri, 12 Nov 2010 03:54:30 -0800
Subject: đường lên Nhà Thờ Con Gà Dalat



Đường lên Nhà Thờ Con Gà đang làm lại vỉa hè và được lát bằng đá hoa cương.
Hình mới chụp hôm nay.
 
 
BB, K9
 
 

 
BÁNH MÌ WĨNH CHẤN XƯA VÀ NAY

 
 
 
BaoBuon-K9
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 05/Dec/2010 lúc 9:03am
 
Thứ Ba, 11/30/2010, 12:00:00 AM
 
Đà Lạt, Một Lần Về Thăm
 
 
 
Tác giả: Võ Trang

Tác giả thuộc lớp tuổi 50 , cư dân San Diego, Kỹ sư điện cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ, đã góp nhiều bài viết giá trị và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.  Bài viết mới nhất của ông kể về kỷ niệm khó quên ở Đà-Lạt, sau một lần từ Mỹ về thăm.

***

Cho đến khi rời Việt-Nam năm 1979 thì tôi vẫn chưa bao giờ đến Đà-Lạt.  23 năm sau, lần đầu trở về Việt-Nam tôi cũng đã bỏ lở cơ hội viếng thăm thành phố này cho nên Đà-Lạt "quê hương tôi", mãi đến hơn 4 năm sau nữa, cũng chỉ là miền đất hứa - của những mơ tưởng và huyền thoại....
Trở lại Việt-Nam năm 2006 tôi đã nhất quyết phải đi Đà-Lạt.  Cùng với một người bạn ở Pháp về chúng tôi lên Đà Lạt bằng xe hơi, với hướng dẩn viên là một nữ Dược Sĩ Việt-Nam - cô  Dung - giàu có lại còn độc thân mà một người bạn ở Pháp của tôi vừa được giới thiệu.  Anh bạn của tôi thì nóng lòng muốn "tiến nhanh, tiến mạnh" nhưng người thiếu phụ có học mà lại giàu có này thì quả quyết chỉ nên "tiến chậm và tiến vững chắc" mà thôi, cho nên cô  đã làm cho anh bạn hí hửng phải tiu ngiủ khi cô ta không ở lại khách sạn với anh ta  mà nhất quyết về ở tại một căn nhà khác của gia đình cô để lại  trên một dốc đồi yên tỉnh.  Căn nhà xây theo kiểu biệt thự của Pháp, để không mà còn phải kêu người trông coi  trị giá cả 300 ngàn mỹ kim là lý do để cô đã ngạo mạn nói rằng cở Việt kiều như chúng tôi thì không thể mua nổi...
Con đường  ngoằn ngèo qua những rừng cây xanh của đèo Blao làm tôi nhớ đến những đoạn đường đèo Hải Vân trong những mùa mưa ở miền Trung.  Cả 2 lần đi và về, anh tài xế đều cho chúng tôi ghé lại một tiệm bánh ở Bảo -Lộc, ở đó du khách được uống trà và ăn bánh, kẹo "gương" hòan toàn miễn phí.  Đây quả là một cách "marketing" quá khôn ngoan vì không một du khách nào theo như tôi quan sát mà không mua quà lưu niệm của họ. 
Để tiết kiệm thời gian, chúng tôi tranh thủ viếng thăm được tất cả 4 thác nước trên đường vào thành phố.  Đà-Lạt tuần này vào mùa thi đấu bộ môn thể thao Golf trên toàn quốc (National Champion) cho nên tôi thấy rất nhiều người có lẻ trong giới thể thao ra vào khách sạn với những xách vai đựng gậy golf, ăn mặt trông là biết thuộc giới thượng lưu của Việt-Nam liền.  Chỉ tiếc là họ tốn rất nhiều tiền để học và chơi golf nhưng lại không tốn thêm chút nữa để học cách "check-in "khách sạn vì thế họ cứ "vô tư" bỏ băng những việt kiều ngơ ngáo như chúng tôi đang mẩu mực sắp hàng mà tiến thẳng đến quầy làm việc và dõng dạc cho biết họ đã điện thoại đặt phòng từ trước...
Cái không khí mát mẻ và trong lành của thành phố này không thua San Diego là bao nên chúng tôi cảm thấy rất thoải mái.  Lời quảng cáo "ngạo mạn" của các công ty du lịch  "... quí vị không cần phải đi tìm những công viên ở Đà-Lạt vì chung quanh quí vị ở đâu cũng là công viên cả..."   quả là không quá đáng bao nhiêu.  Những đồi thông xanh ngát, những hồ nước êm ả có thể đủ sức nhận chìm bao bực dọc của kiếp người.
Viện Đại Học Đà-Lạt tuy không lớn bằng các trường (Đại-Học) University of California, San Diego và Irvine nhưng cũng nhờ môi trường thiên nhiên mà có một sắc thái thanh cao, thoát tục...làm tôi phải bật cười với các bạn đồng hành..." Phong cảnh lãng mạng như thế này thì rất tốt cho việc yêu đương chứ làm sao học nổi..."  Những lớp học với những trang bị bàn ghế sơ sài ngược lại đã cho tôi những cảm giác thật ấm cúng của một thời học trò khờ khạo. 
Trên đường trở ra tôi ngửi thấy mùi ngọc lan thoang thoảng đâu đó nhưng phải rất lâu mới tìm được vị trí của cái cây này:  ở ngay trước mặt tôi, bên vệ đường, to hơn một người ôm và cao hơn 3,4 đầu người.  Mùi hương tỏa ra từ nhửng đóa hoa ở trên rất cao, chả bù với cây Ngọc-Lan èo ọt ở nhà tôi cao chỉ 2 mét và chỉ  to bằng cổ tay trẻ con...
"Thung Lũng Tình Yêu" thì hoàn toàn cho tôi cái cảm giác ổn ào ngược lại.  Có lẻ sau này hồ Than Thở đã cạn đi nhiều như tôi đã chọc cười với các bạn..."với cái hồ này thì làm sao mà tự tử được vì khi nhảy xuống  nước chỉ ngang bụng là tối đa..."  nhưng cô Dung  của chúng tôi thì cải rằng "nếu thực sự muốn tự tử thì sau khi nhảy xuống phải nằm xuống nữa mới được".  Suối Vàng thì chắc chắn là không có vàng rồi.  Vàng ở đây có lẻ là màu vàng đục của nưóc thôi!.  Trường Couvent des Oiseaux, nơi mà 60 năm trước đây mẹ tôi và các bạn của bà đã từng học và phá phách ở đây nay đã trở thành một trụ sở hành chính (?)  Những thay đổi vĩnh viễn như thế này có thể sẽ làm bà đau lòng và có lẻ đó là một trong những nguyên nhân thầm kín nhất mà mẹ tôi sẽ không bao giờ trở lại Việt-Nam....
Trời trở lành lạnh trong công viên Hòa Bình.  Người thiếu phụ gánh gánh hàng bán đậu hủ tươm tất trong chiếc áo manteaux trông qúi phái dù nghèo làm tôi liên tưởng đến các thiếu phụ người Huế gánh hàng rong mà vẫn mặc áo dài..."Giấy rách vẫn giữ lấy lề", gọi là bậc đại trượng phu bất quá cũng chỉ qua được các cái ải của tiền tài, sắc dục  và danh vọng...
Về sau này Việt-Nam có  một "kỷ nghệ" mới rất đặc sắc với tôi đó là nghệ thuật thêu tranh 2 mặt.  Tôi có dịp viếng thăm trụ sở chính của công ty XQ này ở đây...  công phu quá tỉ mỹ ... 2 con cá vàng và vài cọng rong... nhưng trị gía hơn 500 dollars Mỹ là điều tôi không mua nổi!.  Nhưng có một điểm làm tôi chú ý đó là những lời giới thiệu (brochure) của công ty với cách xữ dụng ngôn từ mà tôi nghỉ chỉ được phát triển sau năm 1975... căn nhà nghệ nhân Việt Nam có nhiều phòng, có căn phòng uống trà, nơi thử vị nghệ thuật dành cho du khách, nghệ thuật dành cho tôi... và căn phòng vấn vít nghệ thuật và cuộc đời... và cuối cùng là lời chúc của chủ nhân... "kính chúc quí khách một chuyến du lịch đến với nghệ thuật là một chuyến đi bình yên qua khoãng cách" ...  Có lẻ lời chúc này phải mang một ý nghĩa cao siêu hơn những gì tôi có thể cảm nhận được chứ ngồi trên máy bay 17 tiếng đồng hồ ở một độ cao hơn 33 ngàn bộ Anh (feet) mà nghe những lời chúc như thế này thì cũng hơi ớn...
Trong 2 bản dịch ra tiếng Pháp và  tiếng Mỹ  thì  tôi "cảm"  được ý  nghĩa của lời giới thiệu bằng tiếng Pháp còn hơn là  từ  tiếng mẹ  đẻ  của mình... Đây không phải là lần đầu tôi nghe được  những ngôn từ là lạ này.  Tuần trước về thăm Huế nhân dịp "Festival Huế 2006"  tôi cũng đã đọc được nhiều bảng hiệu lạ lùng... "Trình bày bay chiếc nón lá",  "Lăng Cô huyền thoại biển"... mà  không hiểu đây là loại từ gì.  Về sau có một giáo sư trung học ở Việt-Nam cho tôi hay cấu trúc đó gọi là "Cụm Từ". Nhưng "Cụm Từ" là gì thì tôi không biết và trong cấu trúc của văn phạm tiếng Việt thì nó nằm ở chổ nào? Ngôn ngữ là linh hồn của văn hoá?  Một Giáo Sư Ngôn Ngữ học chuyên về tiếng Việt ở Đại Học Harvard mà tôi có dip nói chuyện đã chỉ cho tôi hay rằng công việc đầu tiên của các học giả Hoa-Kỳ, để chứng minh tính độc lập của ngôn ngữ “American" chứ không phải  "English",  là hình thành cuốn tự điển Webster(?) cho Hoa Kỳ.
Từ quán nước Chiều Tím (?) bên bờ  Hồ  Xuân Hương chúng tôi có thể  quan sát một phần lớn của Đà -Lạt, qua tận con đường chạy dọc theo bờ hồ ở phía bên kia... giá mà có một cổ xe ngựa thêm vào thì cảnh vật cũng khá giống như trong những cuốn phim tình cảm lãng mạn của tây phương vào những thế kỷ 18, 19.. .
Khác với Sài-Gòn, Đà-Lạt không có những quán ca nhạc, phòng trà theo như chúng tôi đã cố gắng dò  hỏi.  Nhân viên khách sạn cũng không biết gì hơn là một quán café của một thiếu phụ có tên là "cô Giang" hát nhạc Trịnh-Công-Sơn nhưng còn tùy: cô này chỉ hát khi "hứng" mà thôi!.  Qua khỏi dinh Bảo- Đại số 2 và phải leo lên một dốc đồi khoãng 200 mét,  đến quán cô  Giang thì  trời đã  tối.  Quán lúc đó chỉ có khách một bàn vài người.  Cả căn phòng chỉ rộng chừng 50 mét vuông, ở giửa có một bệ gổ là nơi cô Giang sẽ trình diễn.  Chúng tôi chọn một cái bàn nhỏ, tận cùng phía trong để tránh chú ý của mọi người...
Nhưng "cô Giang" thì quả là không cần tiền. Chúng tôi ngồi chờ gần nữa tiếng đồng hồ nhưng chẳng có ai tiếp cả.  Cuối cùng cô Dung, người hướng đạo của chúng tôi phải ra sau bếp và hỏi thẳng là cô có "hứng" hay không vì chúng tôi không thể chờ mãi.  Trở về, Dung cho chúng tôi biết là "cô Giang " nói cô có thể "hứng".  Dung cũng cho chúng tôi biết nơi đây không phải là một quán café tầm thường mà là một nơi trao đổi nghệ thuật và không được nói chuyện ồn ào. 
Khoãng hơn 9 giờ tối, "cô Giang" mập mờ tới lui sau cánh cửa nhà bếp với một điếu thuốc bập bẹ bên môi phải.  Sau khi hít một hơi cuối cùng và nhả một làn khói dài cô chính thức xuất hiện.  Trong ánh đèn mờ tôi chỉ  thấy đôi môi dày và  thâm có  lẻ  vì  hút thuốc?.  Tôi đoán cô  chừng ngoài  40 (?).  Cô cho biết cô chỉ hát nếu các khách cùng hát với cô - và người khách, nạn nhân đầu tiên của cô là tôi.  Cô cầm cây đàn guitar đưa cho tôi và yêu  cầu tôi hát một bài gọi là "giao lưu văn hoá".  Tôi thành thật nói với cô là tôi không hát được và hôm nay tôi chỉ đến đây như là một người khách đến uống café và mong được nghe người ta hát mà thôi.  Nhưng cô không chịu làm không khí trở nên căng thẳng.  Ngưòi bạn về từ Pháp của tôi ba lơn nói ẩu là cô cứ hát đi rồi tôi sẽ hát cô mới chịu rời bàn.  "Cô Giang" trao đổi "nghệ thuật" và tâm tình với một số  anh ở cách tôi hai bàn, có lẻ là sinh viên trường Đại-Học Đà-Lạt.  Rồi cô cất tiếng cho bài hát đầu tiên...  hú hồn!  Tôi chờ gần cả tiếng đồng hồ trong căng thẳng chỉ vì giây phút này...   Tự đàn đệm cho mình trong một phong thái hoàn toàn tự do, "cô Giang" nhanh chậm, ngừng nghỉ tùy  ý .  Nhưng giọng ca khàn khàn mùi thuốc lá của cô quả thật không đem lại cho tôi một "impact" nào cả.  Với tôi, âm nhạc không chỉ là những sáng tác nghệ thuật mà còn là dấu vết của những mãnh đời và chỉ in đậm nét nếu người nghe cũng tìm thấy ở đó có "cái" của mình.  Chúng tôi đã sai khi đi tìm quán nhạc này.  Khổ nhất là sau khi hát xong "cô Giang" đã mang cây đàn lại cho tôi và yêu cầu tôi thực hiện lời hứa.  Một lần nữa tôi giải thích cho cô là tôi không hát được nhưng cô không tin.  Anh bạn của tôi thấy không xong, ráng giải thích nhưng cà lăm mãi không nói được tiếng nào có nghĩa.  Cử chỉ vụng về này là trò cười cho chúng tôi chọc mỗi khi nhắc lại chuyện củ.  "Cô Giang" vùng vằng dằn cây đàn lên bục gỗ rồi giận giữ bỏ ra nhà bếp...  Cả phòng ca nhạc nặng mùi ngột thở làm tôi mặc cảm là chính mình đã phá đám đêm đó.  Cuối cùng, không dằn nổi bực tức vợ tôi đứng dậy yêu cầu đi chổ khác vì đi nghe nhạc là để relax mà như thế thì chẳng còn ý nghĩa gì.  Chúng tôi như bị ma đuổi trở về lại quán Chiều Tím (?) bên bờ Hồ Xuân Hương.  Buổi tối ở đó có 2 tay chơi dương cầm và đánh đàn theo lời khách yêu cầu. Sương xuống lành lạnh trong không gian tỉnh mịch của mặt hồ làm chúng tôi ai nấy đều mơ màng.... bỗng vợ tôi la hoãng lên là đã bỏ quên cái xách tay với một ít  tiền và giấy tờ tại quán "cô Giang" khi bực dọc và vội vã bỏ đi!...  Quay trở lại, tôi phải đứng tần ngần một lát trước khi dứt khoát xô cửa bước vào .  "cô Giang" quả là không cần tiền.  Xách tay vẫn còn đó.  Số tiền nước uống vẫn còn đó không ai thèm dọn dẹp...
Tôi đã từng cải lộn tay đôi với boss Mỹ của mình, đã từng thuyết trình cho những nhân vật cao cấp  trong nghành, sở  không chút sợ hải đến độ một số bạn đồng nghiệp trong các lớp huấn luyện đều khen tôi là đã có một tác phong rất thoải mái khi trình bày vấn đề....  tại sao tôi lại lúng túng khi đối phó với "cô Giang" này?! Cho đến bây giờ "cô Giang" vẫn là một kỹ niệm "cười ra nước mắt" mỗi khi người bạn ở Pháp của tôi gọi sang.  Bực "cô Giang" thì ít mà giận cái thằng bạn "trời đánh" này thì nhiều.  Cách đây 3 tuần, một người anh của tôi từ Việt-Nam trở về có kể lại cho chúng tôi nghe một "trouble" anh đã gặp ở Đà-Lạt , tại một quán cáfe có cô ca sĩ chỉ hát khi "hứng"...làm chúng tôi cười bò lăn, nhớ lại mấy dòng chữ đã thấy ở Đà Lạt 2006
Cô Giang:
Đây là quán café không được nói chuyện ồn ào.
Nơi trao đổi nghệ thuật - 
và khách phải biết... giao lưu văn hoá.


VÕ TRANG
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 05/Dec/2010 lúc 9:08am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 05/Dec/2010 lúc 9:10am
 

Chuyện Đàlạt của tôi

   

Tôi sinh ra ở Đalạt. Mẹ tôi sinh ra ở Đalạt. Ông ngoại tôi là người nấu bếp và lo phát gạo cho phu thợ xây khách sạn Palace. Nếu dựa vào tuổi mẹ tôi năm nay 80, thì dòng họ ngoại của tôi đã có mặt ở Đalat ít nhất là 80 năm nay. Nói như thế để thấy mình gắn bó với Đalạt đến chừng nào , và cho mình cái tự tin để tản mạn câu chuyện về Đalat của tôi.

   

Ông ngoại tôi kể. Cái thuở ấy, trung tâm Đalạt nằm ở cây số 6. Có nhiều bạn chưa hình dung cây số 6 là ở đâu? Này nhé. Bên trái khu nghĩa trang Đalạt là cây số 4. Con đường bên phải của nghĩa trang về phía Núi Bà thêm độ 2 km là khu phố 6, cũng gọi là cây số 6. Thuở ấy khu Hoà Bình vẫn còn hoang dã. “Tây cho tao khu đất của Vĩnh Chấn bây giờ, mà tao đâu có thèm”. Ông nói, không có gì tiếc nuối về cái từ chối của mình. Không như thằng cháu đang trố mắt “Phải chi ông chịu thì…” Ước vọng của ông chẳng cao xa chi. Ngày hai buổi, đơn giản, bằng lòng. Ông ngoại tôi còn kể thêm “Thuở ấy, hồ ông Đạo (sau này gọi là hồ Xuân Hương) chưa có. Ở đó chỉ có con suối nước trong, có nai chạy cả đàn kêu bép bép. Con đường của mình đây (Phan Đình Phùng) chỉ có vài xóm nhà. Chạng vạng tối, muốn đi đâu phải đốt đuốc, khua thùng thiếc, đánh phèng la rùm beng. Chứ không cọp nó rinh (rinh, không với dấu huyền). Mọi người đều nghèo khổ, tứ xứ đến đây. Nhiều nhất là dân từ miền Trung khô cằn sỏi đá. Ông nói, hồi dó tao phải đi bộ từ Phanrang lên đến đây. Gặp con gái mọi để ngực trẩn thấy mum múm đã thèm. Ông không màng đến mấy chữ Hoàng Triều Cương Thổ, nơi mà muốn vào, phải có giấy phép của Tây hay Vua quan chi đó. Và tôi lớn lên cũng chỉ biết có vầy vậy.

   

Tôi hãnh diện là dân Đalạt chính tông, nhất là những khi người ta nói về Đalạt. Nào là “petit Paris”, nào là xứ hoa Anh Đào, nào là con gái Đalat má đỏ hồng, mới gặp đã thấy muốn thương. Cứ mỗi lần đi Saigon hay về Nha Trang, tôi cũng mặt đỏ môi hồng, mà sao chẳng có cô nào thương? Hay nóng quá, mồ hôi nhễ nhại làm các cô chạy dài chăng? Tôi hãnh diện những khi người ta nói về Đalat thông reo, có suối Cam Ly, có đèo Prenn, rừng Ái Ân, hồ Than Thở thơ mộng. Hay dù khi có những nụ cười rúc rích về cái lạnh làm mấy cô ít tắm. Mấy anh cũng ít tắm, nhưng người ta chỉ thích nói vế các cô má đỏ môi hồng. Nhiều khi nói chuyện về Petit Lycée, Grand Lycée mà cứ tưởng như mình là dân trường Tây chính cống. Cái hãnh diện lây lan đáng ghét. Nhưng mà, cái chất Tây nó cứ bàng bạc. Nó đã một thời làm tôi hãnh diện. Pasteur, Lycée, Grand, Petit, Couvent, Oiseaux, Domaine de Marie, những từ ngữ chen lẫn trong đời sống hàng ngày làm cho tiếng gọi “Con đường tình ái”, “Thung lũng tình yêu” nghe sao trần tục. Nó cần phải cái gì cao cấp. Dường như cái âm điệu “Route d’amour”, “Vallée d’amour” làm người nghe, nhất là khách đến từ thành phố lạ, trố mắt, tự cảm thấy quê mùa bên những chàng trai Đalat “Phờ răng xe” (français) chính hiệu.

   

Tôi hãnh diện với Đalat của tôi vì Đalat có những cái mà nhiều nơi không có. Mỗi lần đi đến thành phố xa, mười lần y chang một chục. Vài cây bông cải, chai rượu dâu, vài ký mận là quá đủ để hái những lời trầm trồ chúc tụng. Hối mới quen, tôi cũng tập tễnh làm anh gentleman, mang từng bó hoa hồng từ Đalat về cho người yêu xứ Saigon . Bây giờ nàng hỏi. Sao ngày xưa anh mang từng bó hoa hồng, sao bi giờ không thấy. Em ơi, ngày xưa em là ngưòi yêu bé bỏng, bây giờ em là bà xã cục cưng. Thôi miễn. Tiết kiệm thêm tiền làm việc thiện, tích phước cho con.

Tôi hãnh diện khi người ta nói về những cây thông Đalat, một loài cây, khi tôi còn bé, mẹ đưa mấy đồng, sai đi mua về nhóm lửa. Thuở ấy mẹ gọi là cây ngo. Từng bó ngo, thịt đỏ hồng, mùi dầu thơm thơm, bắt lửa rất nhanh, khói đen kịt. Người Thượng hay mang từng gùi về phố đổi gạo. Từ cây ngo, tên gọi thành cây thông, rặng thông, rồi đồi thông, thông reo đầy chất tình đến với tôi hồi nào không biết. Những ngày ở bậc Tiểu học, tôi cùng lũ bạn dắt nhau trèo, vượt qua mấy trăm bước thềm đến lăng Nguyễn-Hửu-Hào (bố của Nam Phương Hoàng Hậu của vua Bảo Đại), giữa những rặng thông già cao vút. Ngồi đó loanh quanh nghe sờ sợ như có ông Ba Mươi đâu đó bên kia mé rừng. Hay đôi lúc bạo gan chạy ùa đến thung lũng bên kia đồi để hái vài túi mát mát chua lét.

   

Những rặng thông vi vu thật yên tĩnh hửu tình cạnh hồ Than Thở, những rặng thông uốn quanh đèo Prenn, hay những rặng thông thẳng tắp vươn lên cao như bao trùm lấy cái “Route d’amour” đã làm chứng nhân cho mối tình mới lớn của tôi, đã gửi lại trong tôi những ngày rất đáng nhớ với anh em Hướng Đạo, Hồng Thập Tự. Những kỹ niệm thật đẹp, thật êm, vi vút ngàn thông, bây giờ cũng chỉ là những kỷ niệm thật đẹp thật nhớ.

   

Vào tuổi thanh niên, tôi lại thấy Đalat sao ớn quá. Mưa gì dai dẳng đìu hiu. Xứ gì, mới đi một vòng đã hết phố. Mấy chục cái cột quanh khu Hoà Bình đếm hoài không hết. Mỗi tuần đi mấy chục vòng. Vòng ngược vòng xuôi, mãi bao nhiêu năm vẫn không biết có bao nhiêu cái. Cứ mở mắt dậy, không đi học, không đi công việc thì lại trực chỉ khu Hoà Bình. Xin ba mẹ được vài trăm, vài chục lại chui vào, quay đi quẩn lại, cũng Café Tùng, Mékong, Thuỷ Tạ. Ngồi hàng giờ, cà phê một tách, trà (miễn phí) mấy bình. Cùng tranh nhau ngồi bàn cạnh của kiếng Mékong để được nhìn cô bé Liên ở cửa hiệu bên kia đường đang làm duyên làm dáng. Rồi cũng mấy câu chuyện nhai đi nhai lại, cũ nhách, bàn tán chê khen tưới sượi. Con đường này, mấy con đường này, tôi đã đi lại lắm lần, lần này cũng giống hay gần giống những lần khác. Nhưng tôi vẫn đi, lũ bạn vẫn đi. Những con đường quen thuộc. Quen thuộc đến sõi đá quen tên, như TCS đã viết. Đalat của tôi là thế đấy. Nên thơ và thật nhỏ bé, tù túng. Thế mà những câu vẫn dòn như bắp rang. Thế mà chúng tôi vẫn cứ đi và đếm những cây cột quanh khu Hoà Bình. Nghĩ lại, tôi thấy mình và lũ thanh niên ngày ấy thật quái chiêu.

   

Lại nhớ những ngày túi không tiền, bát phố suông mãi cũng buồn, đành vác mấy cần trúc đi câu.

   

Ba hồ, Xuân Hương, Tổng Lệ, Đội Có, hồ nào tôi cũng kinh qua.Mấy anh em trai đều học nghệ câu với ba tôi. Cá giếc, cá chép, cá Mỹ (một loại cá ‘bat’ mà người Mỹ mang thả ở hồ Xuân Hương đâu khoảng những năm 60, mà bà con gọi cá Mỹ cho tiện), tôi đều tham gia. Ngoại trừ môn câu cá lóc với cần câu quay (kiều VN) mà ba tôi rất thiện nghệ, mê thích và kiên nhẫn.

   

Cái còn nhớ và còn thật thương những ngày câu cá là cảnh mặt hồ gương của hồ Xuân Hương những chiều lặng gió. Cái mặt hồ nó đẹp lạ lùng. Nó phẳng đúng như gương, nó êm,  mịn như làn da mặt đứa con gái, đôi khi cũng đỏ hồng vào những buổi hoàng hôn, khi mặt trời còn ráng đỏ trên chặng núi Voi về phía xa xa. Nó phản chiếu cảnh vật một cách tài tình. Nhìn phía nào cũng thấy cái thực và cái phản chiếu. Cái đang thực thật là tỉnh. Cái phản chiếu cũng thật là tĩnh. Ngoại trừ những lúc rung rinh, lăn tăn gợn sóng do làn gió vu vơ mang tới hay những vòng cong bung tròn do chú cá đớp động đâu dây. Mặt hồ gương. Khen ai khéo tạo cụm từ. Cái nóc cao của trường Grand Lycée, cái đỉnh chuông Nhà Thờ Con Gà (nhà Thờ Chánh Toà), nhà Thuỷ Tạ, cái nào cũng có hai. Cái dáng người đi trên đường. Cái ảnh người đi dưới nước như hai người củng một nhịp, ăn khớp đến tuyệt diệu. Mặt hồ gương lung linh mây trời. Mây trên trời, mây dưới nước. Đẹp và thật êm. Tôi đã một lần gặp lại cảnh mặt hồ gương ấy trong một buổi chiều đi câu, sâu trong vùng rừng núi Laurentide ở Québec. Cũng rất đẹp và rất êm. Nhưng không làm sao bằng được cảnh mặt hồ gương của Dalat của tôi. Nó thiếu hẳn tiếng chuông chiều từ phía nhà Thờ Con Gà, nghe như tiếng ngân của lòng mình, thanh tịnh, bình an. Nó thiếu cái vùng sáng của mặt trời sắp tắt trên đỉnh núi Voi. Nhất là nó thiếu hẳn cái trong lòng của tôi mà chỉ có Đalat mới dành được một góc thật lớn.

   

Mấy chục năm qua. Bạn thân còn đủ 5 đứa. Có đứa, đã từng ấy năm chưa gặp lại. Chỉ biết, bọn nó, đứa nay ở nơi nọ nơi kia. Đã qua lâu rồi, những lúc đi, đếm, những con đường đầy kỷ niệm của tuổi trẻ và tình yêu. Đi không biết đi để đến đâu. Đếm mà không hình dung cho đến nhiều năm sau vẫn chưa đếm xong. Cái ớn của những ngày mưa dai dẳng, ướt át lê thê, bây giờ không còn. Cái nhớ những buổi chiều buông với mặt hồ gương thật bình yên. Vẫn còn, vẫn đậm. Và rất nhớ. Đalat chỉ có hai mùa: mùa mưa và mùa nắng.

 

PHAN VIỆT NAM   

Viết lại ngày 06 tháng 3 năm 2006

 

 

mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.141 seconds.