Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 102 phần sau >>
Người gởi Nội dung
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2012 lúc 8:32am

*

 
 HỒI KÝ THUYỀN NHÂN
THUYỀN NHÂN sống sót tới đảo Pulau Bidong
 
*****
 
 



































Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 21/Apr/2012 lúc 11:40am
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 18/Apr/2012 lúc 9:00am

*

 Hồi ký thuyền  nhân đảo Pulau Bidong
***
 
 
 

Bia Tưỡng Niệm thuyền nhân chết trên đường vượt biển


CẦU JETTY CHÚNG TA VỪA TỚI ĐẢO...



CẦU JETTY CŨNG LÀ CẦU BIỆT LY, CHÚNG TA ĐẾN RỒI ĐI...


BIDONG ƠI HÔM NAY TA RỜI ĐẢO RỒI, TA CHÀO BIDONG NHÉ....

 






_
CÁC TRƯỜNG HỌC TRÊN ĐẢO



ĐƯỜNG LÊN ĐỒI TÔN GIÁO



ĐỒI TÔN GIÁO NHÌN TỪ BIỂN


CHÙA TỪ BI



Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 21/Apr/2012 lúc 11:42am
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 18/Apr/2012 lúc 11:40am

Hai Tờ Vé Số Buộc Dây Thun



" - Chú ơi! ...Con còn hai tờ số này thôi, mua dùm cho con đi chú! ... Gần tới giờ xổ rồi, mua dùm con ..."

" - Cái con ranh con này! Mày dám xạo với tao hả ...? Khi nãy ở bùng binh trên kia mày cũng nói vậy, tao mua cho mày rồi ...?! Mày cũng nói mày còn hai tờ! Sao giờ đụng mặt tao nữa mà mày cũng dám nói với tao là mày còn hai tờ nữa hả?! Mày dám qua mặt tao hả ?! Tao đập cho chết giờ! Con ranh con, ai dạy mày đi láo với tao hả ? Cha mẹ mày dạy mày đi gạt người ta vậy hả ...??!!"

" - Chú ơi ... Con xin lỗi ... Không phải ba mẹ con dạy con nói ..."

"- Không phải ba mẹ mày hả, con ranh con nứt mắt! Mày tính gạt tao nữa hả?! Cút mẹ mày đi không tao đập cho mày nát kiếng, lòi mắt mày ra nghen con .... chết không thấy mặt ba má nghe con..!"

" - Chú ơi ...."

" - Con mất dạy ... Còn dám đứng đây nữa hả ... Cút mau hong ... Tao táng cho mày chết ..."
" - Chú ...."

***

Những ngày tháng đầu tiên sau khi chúng thả Ba tôi từ trại cải tạo về, nhà tôi đang túng quẫn không lối thoát. Nhà không có gì để bán nữa, tư trang Bà ngoại dúi cho cũng đã đội nón đi hết sau nhiều năm tháng đi "thăm nuôi" Ba tôi; và khi không còn tiền để sống và thực sự không còn tí gì để đi thăm nuôi Ba tôi thêm lần nữa, Mạ tôi đành phải dắt chị em nhà tôi rời xa Phan Thiết, về Long Xuyên nơi có ông bà ngoại đang ở cùng cậu anh của Mạ tôi. Mấy năm dài lây lất chờ Ba tôi về dài hơn bao giờ hết ... Cả đời từng đứng trên bục giảng - dạy học trò văn chương theo từng áng văn, từng ý thơ Đường - có bao giờ ai ngờ được bàn tay cầm phấn đó của Mạ tôi ... phải cầm cuốc và gánh nước trồng từng luống khoai, hàng bắp, đậu phụng, ... ở Phan Thiết, và khi về Long Xuyên phải tiếp tục lăn ra chợ kiếm sống nuôi con. Mạ tôi chạy ngược chạy xuôi xin được một việc làm Giáo vụ trong trường Trung học Y tế LX; Cái "chân" đó để được yên thân, cho công an khu vực ít làm khó dễ, vì những đồng lương chết đói đó không nuôi nổi mấy mẹ con.

Tủ thuốc lá nhỏ mẹ con nhà tôi ngồi bán lẻ đêm đêm nơi góc đường Đức Ký và Trưng Vương - có được nhờ mượn ít tiền từ một người bạn tốt bụng để sắm và đi mua "gối đầu" từ chú Lợi bán thuốc lá ngoài chợ - không đủ đắp đổi cho gia đình sáu miệng ăn có bốn đứa con đang lớn và đi học với bao nhiêu là tốn kém.

Ba tôi, như con hổ sa cơ, có tài mà nay không thể dùng tài để lo cho vợ con mình. Hai bàn tay tài hoa - ngày xưa từng cầm dao giải phẫu giúp cứu sống bao nhiêu người, bao nhiêu thương bệnh binh Việt Nam Cộng Hòa - đã bị Cộng Sản đày đọa làm việc khổ sai trên rừng rú bao nhiêu năm trở thành sứt sẹo, tan nát và nấm ăn hư mất mấy móng. "Thả" cho Ba tôi về với căn bệnh phù thủng, chúng tống thêm giấy "quản chế" giam lỏng thêm mấy năm nữa - hằng tháng phải đi "trình diện" ở đồn công an thị xã. Chúng không cho Ba tôi trở lại hành nghề Bác sĩ, không cho làm việc ở bệnh viện hay bất cứ phòng y tế nào, dù đi gõ bao nhiêu cửa, viết bao nhiêu "đơn xin" cũng vô vọng. Tất cả chỉ vì Ba tôi đã vừa là Bác sĩ y khoa giải phẫu, mà lại vừa là sĩ quan VNCH, nên ... "có quá nhiều thành tích "nợ máu với nhân dân""!

Không đành lòng nhìn vợ con đói khổ, Ba tôi tìm đủ mọi cách xoay sở. Có một người quen của Ba Mạ tôi lúc xưa làm cô giáo mà nay đi bán vé số chỉ cho, Ba tôi hì hục đóng một cái bàn nhỏ với tấm mốp gắn mười mấy cây đinh, và bàn với Mạ tôi bày bàn bán vé số ban ngày phụ thêm xem sao.

Vé số mỗi ngày xổ số của hai tỉnh lúc 4 giờ và 4 giờ rưỡi chiều. Người bán vé số lấy vé từ các "đại lý vé số" - các "đầu nậu" vé - từ một hai buổi chiều hôm trước cho các vé của ngày hôm sau xổ, và phải bán làm sao cho hết mới có tí tiền lời ra. Nếu không bán hết chiều đó thì phải đem trả lại cho đại lý trước 3 giờ rưỡi chiều để lấy tiền vốn lại, nếu không là phải "ôm" lỗ hết mà cụt vốn. May nhờ có cô bạn đó giới thiệu và bảo lãnh, một ông chủ đại lý vé số tốt bụng cho Ba tôi lấy cọc vé bán không phải trả trước hay đặt tiền cọc thế chân, mà ổng cho phép lấy vé bán xong rồi trả lại tiền vốn chiều hôm sau. Ổng giao hẹn và dặn đi dặn lại rằng nếu còn vé không bán hết, bắt buộc phải đem trả lại ổng trước 3 giờ rưỡi chiều.

Ngày đầu tiên, "ra hàng" đi bán vé số. Ba tôi buộc gác lên chiếc xe đạp cái bàn tự chế, thêm cái ghế, và chở ra góc đường Trưng Vương gần ngã tư với Khán đài, và để xuống sắp đặt gần bên nơi cô bạn của ba mạ tôi đang ngồi bán, và hơi xa xa bàn của một bà hơi già già đen đen có gương mặt dữ dằn. Chị em tôi đi bộ theo sau, ngồi chờ giữ bàn của cô bạn kia và của nhà tôi, trong khi cô dẫn Ba tôi đi nhận vé số đem về. Thời gian xóa nhòa, nên tôi không còn nhớ nổi ngày đầu tiên Ba tôi nhận bao nhiêu vé, nhưng chỉ nhớ rằng ... nhiều lắm, rải ra đầy kín cái bàn mốp tự chế của Ba tôi. Ngoài đường gió nhiều vì luồng xe ngược xuôi, nên những hàng đinh Ba tôi đóng trên bàn mốp không đủ sức giữ những tờ vé số, chúng cứ bay lật phật như muốn bung rách bay mất . Ngó qua bàn số của người ta, và cuối cùng chịu nghe lời góp ý của trong nhà ... Ba tôi biểu Chị tôi chạy đi mua một bọc dây thun nhỏ về để thắt thành dây, buộc nhiều vòng xung quanh bàn giữ cho các tờ vé số nằm yên không bay nữa.

Sáng hôm đó, có anh chị tôi ngồi giúp chào mời, nhưng đến trưa anh chị tôi phải về ăn cơm rồi đi học, nên chỉ còn tôi - may vì cô giáo tôi đi họp nên tôi được nghỉ học - ngồi bán phụ với Ba tôi .

Cha con tôi ngồi chào mời khách đi đường chạy xe đạp, xe Honda và đi bộ ngang mua dùm vé số, và chịu đựng những cái liếc xéo, nói xa nói gần cạnh khóe của một bà bán vé số gần đó. Có lẽ vì bà tức tối thấy ngày đầu tiên cha con tôi ra bán lại để gần bàn của bà vậy là "giành mối" của bả. Từ sáng đến trưa, cha con nhà tôi chỉ bán được một mớ vé. Có mấy người quen biết của gia đình chạy xe ngang thấy được, thương tình ghé vô mua dùm cho vài vé "lấy hên". Bà bán vé số già già đó cứ thấy vậy là lại mở đài ngoa ngoắt tiếp. Cô bạn bán kề bên an ủi, nói nhỏ với cha con tôi, "Kệ bả đi, đừng nghe bả nói ... Bả mỏi miệng cái bả im hà ..."

Đã quá trưa, sang chiều nên nắng rọi gắt, dù cha con nhà tôi phải dời lui bàn vé số về sát mái hiên nhà người ta nhưng vẫn không ăn thua gì cả. Hai cha con ăn cơm nguội với cá kho Mạ bới ở nhà cho mang theo. Trên bàn số của cha con tôi vẫn còn hơn một nửa số vé mua lúc đầu. Mặt Ba tôi cũng vã mồ hôi, có lẽ vì nóng thì ít mà vì lo nhiều hơn. Chồng và con của cô bạn kề bên chạy đi chạy về giúp bán lao xao. Chắc nhìn sang cha con tôi thấy tội quá, cô kêu tôi sang, lấy mấy sợi dây thun lẻ ràng vô cổ tay tôi, và chỉ vẽ:

"Con cầm cọc số chạy đi bán đi con, chiều gần tới giờ rồi. Nhưng mà con lận lưng mớ kia ...Con đừng đưa ra nguyên cọc khó bán ... Lấy 1 sợi cột 2 vé thôi, chạy đi mời người ta, nói là con còn 2 vé này thôi ... cột như vầy nè ...Con bán được 2 vé thì cất tiền đi, lấy 1 sợi trên tay con cột thêm 2 tờ khác rồi chạy mời tiếp ..."

Tôi nghe lời cô, chào Ba tôi rồi cầm xấp 10 vé nhét lận vô túi lưng quần, cài kim băng, cầm thêm 2 vé cột lại rồi chạy đi ... Từ chỗ cha con tôi bán, tôi vừa đi vừa chạy ... ghé vô năn nỉ bán 2 tờ số ở mấy tiệm sửa tivi, sửa đồng hồ dọc bên hông mé phải của khán đài ... chạy xuôi xuống mé chợ nơi mấy hàng bán trái cây, sinh tố ... qua mấy hàng giày dép, thuốc tây mé bên kia khán đài ... Đến chỗ trước mặt khán đài thì tôi đã bán hết được số vé tôi mang theo, nên hớt hơ hớt hải chạy ngược về lại chỗ Ba tôi ngồi.

" - ... Bé ... Bé ...! Sao con? Bán được không con ...?"

" - ... ... Để con uống nước ... [ ực ... ực ...] ... Con bán hết rồi Ba à ...! Tiền nè Ba cất dùm con ... Nãy giờ bán được không Ba? ... Mình còn bao nhiêu vé nữa Ba? ..."

" - Ba bán được thêm mấy vé. Mình còn hơn 40 vé con à ..."

" - Mấy giờ rồi Ba?"

" - Hơn hai giờ rồi con ..."

" - Vậy Ba đưa con 10 vé con chạy nữa ... Ba ngồi đây nghe ..."

" - Ừ ... ừ ... Con chạy cẩn thận ... coi chừng xe! ... Bé ...."

Tiếng Ba tôi chìm khuất lẫn trong tiếng ồn của dòng xe, vì tôi đã chạy xa mất rồi. Lần này tôi vừa đi vừa chạy vì lo bán không kịp. Tôi đi bán ngược lên hướng bùng binh trước "Mũi Tàu" ... ngang thư viện, bưu điện thị xã, qua mấy tiệm chụp hình mé trên Công trường Trưng Vương ... Nơi trước bùng binh hướng vô nhà lồng chợ vải là bãi đậu gởi xe, và góc trống để mấy ông chạy xe lôi tụ về đón khách đi chợ mướn chở đồ, chở người về nhà. Những gương mặt già có, trẻ có, nhưng tất cả đều đội những chiếc mũ lưỡi trai sờn mép, đen đúa, không che khuất được những gương mặt dãi dầu nắng gió, lam lũ vì mưu sinh. Tôi len lỏi chen vô, mời từ ông này qua ông khác, cũng ngại ngần sợ nên chỉ dám mời mọc kèo nài ông nào tôi thấy mặt có vẻ "hiền hiền" 2 tờ vé số trên tay. Có người rộng rãi mua ngay không cần coi số vé, có người cầm cầm coi rồi lắc đầu không mua, và cũng có người lắc đầu lạnh lùng ngó đi hướng khác, dù tôi kèo nài năn nỉ thiếu điều muốn khóc. Âu thì người ta cũng kiếm sống cực nhọc, chạy xe lôi kiếm đồng tiền đổ mồ hôi nước mắt nuôi gia đình, nên đâu có dễ dãi mua vé số dùm cho tôi được. Cứ bán được 1 cặp, tôi lại chạy vô một xó, nhét tiền vô túi cho kỹ, và lôi ra 2 vé số khác - buộc vòng dây thun lại rồi cầm chạy ra mời tiếp người khác ở cách đó xa xa một tí. Xe chạy vô ra như mắc cửi, vì vội quáng quàng lo nài nỉ bán nên mấy lần tôi mém bị xe lôi ủi cho. Chạy cũng không tránh được tiếng chửi với theo, "...mầy lọt tròng rồi hả ...?", "... Đui hả? ... muốn chết hả con?!"

Cứ lần hồi bán từng cặp 2 tờ vé số cột dây thun như vậy, tôi bán hết mớ 10 vé mang theo. Như vậy là đã chạy được 20 vé. Tôi chạy về lại chỗ Ba tôi, đã 2 giờ 45 chiều ... Đôi dép nhựa nứt quai, hôm trước tôi may hàn lại bằng cách đục lỗ rồi xâu chỉ, chắc chạy nhiều nên giờ bung chỉ ra. Tôi uống thêm nước lạnh cho bớt nóng, dúi tiền người ta trả vô tay Ba tôi, cầm 10 vé, mang thêm mấy sợi dây thun vô cổ tay, rồi chạy thêm vòng nữa - hướng gần rạp hát Minh Hiển vòng ngược bên kia của công trường Trưng Vương. Lần này thì chân đã mỏi lắm rồi, nên đi thôi chứ không chạy nổi nữa. Hỏi thăm 1 ông có mang đồng hồ trên tay, ... ba giờ 5 phút rồi! Tôi cầm cặp vé, mời hú họa từ mấy ông chạy xe đạp ôm, xe Honda ôm, sang mấy ông chạy xe lôi đang nghỉ chân hút thuốc trong bóng mát. Bán lần hồi, tôi còn đúng 1 cặp vé mà thôi. Lần này, run rủi trời xui đất khiến làm sao mà tôi mời trúng một ông chạy xe lôi đã mua dùm tôi cặp vé số trên kia, lúc ổng đậu trên mé bùng binh ....
...
... Những lời chửi rủa tuôn ra như muối xát vào mặt. Tôi cắm đầu chạy trốn ngược về bên kia khán đài, nhưng những lời rủa mắng đó vẫn theo văng vẳng bên tai ... Tôi khóc như mưa, nước mắt trào ra mờ cặp mắt kiếng to đùng quá khổ đeo trên mũi mà Mạ tôi mua cho tôi mang để thấy đường đi học và đọc chữ cô viết trên bảng. Tôi khóc cho sự oan ức, cho sự tủi nhục phải nghe người ta chửi đến cả cha mẹ mình, mà mình không thể nào trần tình được. Chùi ướt hai ống tay áo, hai vạt áo đàng trước đã ướt đầy nước mắt, tôi quẹt ướt luôn hai tờ vé số gần như dúm dó. Lê đôi dép đi tiếp, nhưng tôi không muốn quay về nơi Ba tôi đang ngồi, tôi không muốn Ba tôi nhìn thấy tôi ngay lúc này ... Và vì tôi vẫn còn 2 tờ vé số buộc vòng thun này. Có một ông già chạy xe đạp ôm đang núp nắng kế bên xe bán nước ngọt bên hông khán đài, chắc thấy gương mặt tèm lem nước mắt mếu máo mời vé số của tôi nhìn tội quá, nên mua dùm tôi cặp vé số ướt ngay khi tôi mời. Có lẽ, tôi giống đứa con gái út của ông, hay đứa cháu gái nhỏ đang ở nhà chờ ông ... Ông lật mũ lưỡi trai, cẩn thận xếp hai tờ vé số vô đó sau khi đưa tiền cho tôi, cầm vé số từ tay tôi, và ... trả lại tôi vòng dây thun. Tôi chỉ còn đủ sức lí nhí lời cảm ơn ông.

Tôi xin chị bán nước ngọt cho nửa ly nước lạnh, uống một hớp rồi dốc nước rửa cái mặt của tôi, xoa xoa mong cho bớt sưng cặp mắt. Chị bán nước ngọt rủa yêu, "Tao cho mầy uống cho đã khát, sao mầy đi rửa mặt, tốn nước tao ... mậy!" Tôi chỉ dám nhìn chị cười hơi mếu, thầm xin lỗi. Vuốt lại mái tóc ngắn lòi ra dưới nón nay chắc đã khét lẹt mùi nắng, tôi lê dép đi về hướng "sạp vé" của Ba tôi.

Không biết "ở nhà" Ba tôi có bán thêm được vé nào không? Có trả lại được vé không, hay là phải ôm vé hôm nay? Khi nãy ông già chạy xe ôm cho coi giờ, cái đồng hồ điện tử trên tay ổng chỉ 3 giờ 20 phút rồi ....

" - Bé ...! Bé ...! Con bán được hết chưa? ... Ba bán được thêm một mớ, còn mấy vé nữa cô N. [cô bạn bán kề bên] đem trả cho ông H. dùm Ba rồi! ... "

Thấy tôi từ đàng xa, Ba tôi đã mừng rỡ nói một hơi. Tôi kéo cái nón cho nó xuống thấp hơn một tí, nói nhanh,

" - Con bán hết rồi Ba! Tiền nè Ba!"

Tôi moi hết túi và dúi vội vô tay Ba tôi nắm tiền lẻ nhàu nát.

" - Bé..! Con sao vậy, sao mặt mũi con đỏ vậy ...?"

" - À ... Chắc con đi nắng nãy giờ ... mà ngoài đường bụi quá, con chà ..."

" - Thôi! Bé con đi về tắm rửa thay quần áo rồi nghỉ trước đi! Ba chờ xổ số xong tí nữa Ba chở đồ về ..."

" - ...Dạ!"

Tôi chỉ chờ có vậy. Tôi quay đi nhanh, nên chắc Ba tôi không thấy mặt tôi đâu. Lê đôi dép gần đứt đi hướng về ngã tư Đức Ký, về đến nhà, chỉ còn đủ sức ngã lăn trên giường, tôi thiếp đi không còn biết gì nữa ...

Hôm đó, cha con nhà tôi bán vé số không bị lỗ mất tiền.

Năm ấy, tôi lên mười tuổi.

***

Hơn hai mươi lăm năm, không ... gần ba mươi năm đã qua rồi. Ba tôi nay đã già, chắc chỉ còn nhớ mang máng rằng có những ngày nhà mình đi bán vé số. Và Ba tôi không biết chuyện tôi gặp ngoài đường hôm đó, vì tôi không kể lại cho ai trong gia đình tôi biết cả. Tôi đã quên không nhìn để nhớ lấy gương mặt ông già ân nhân đã mua dùm tôi hai tờ vé số cuối cùng trên tay tôi. Vòng dây thun buộc những tờ vé số ấy mà ông trả lại cho, tôi đã để lại bên kia Thái Bình Dương. Những vòng dây thun thuở ấy rộng hơn cổ tay tôi, cũng đã thuộc về miền quá khứ. Những giọt nước mắt oán hờn, tủi nhục ngày ấy cũng đã khô theo miền nắng gió.

Nhưng những lời chửi rủa từ ông chạy xe lôi, tôi vẫn không thể nào quên được! Như vết hằn trên cổ tay từ cọng dây thun cột rau quả mua từ siêu thị về - mà giờ đây tôi theo thói quen vẫn gỡ ra, tròng vô tay rồi "để dành" có khi cần tới ...

Những khi nhớ lại chuyện xưa, nhớ về những ngày ngày tháng cũ, như một cuốn phim quay chậm, nó lại trở về ...
Ba Mạ tôi cho tôi ra đời, nuôi dạy và cầu mong tôi lớn lên thành người ngay thật và sống đời công chính. Vì miếng cơm manh áo, vì nghèo khó khốn cùng, người ta dạy cho tôi biết dối trá để bán cho được chỉ mấy tờ vé số trên tay, dù chỉ được vài xu tiền lời. Và cái giá tôi phải trả, không chỉ là những giọt nước mắt rơi, hay là đong đầy tai những lời chửi rủa không chỉ riêng tôi cùng lời rủa lây cả Ba Mạ tôi mà thôi.

Bây giờ, nhiều lần, khi nhớ lại chuyện xưa, tôi ước tôi có thể gặp lại ông già chạy xe lôi đã giận dữ mắng tôi ngày ấy. Để tôi có cơ hội nói lời xin lỗi ông. Rằng tôi không oán ông. Và tôi sẽ trả lại ông món tiền ông đã mua dùm cặp vé số buộc dây thun nơi bùng binh ngày xưa, mua cho ông một mớ số khác để ông dò số cho vui, và giúp ông thêm một số tiền nhỏ cho lúc tuổi già .

Nhưng ... Ai có thể trả lại cho tôi những ngày tháng hồn nhiên của tuổi lên mười? Ai đã cướp mất những tháng năm vàng ngọc quý giá của Ba Mạ tôi, của gia đình tôi?

Và những giọt nước mắt của tôi ngày xưa, và của bây giờ mỗi khi nhớ về, làm sao hốt lại ...?
st.


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 18/Apr/2012 lúc 11:43am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 23/Apr/2012 lúc 2:13am

*

 

Gặp “o du kích nhỏ”

Thứ Bảy, 21/04/2012 23:59

Với “o du kích nhỏ” Nguyễn Thị Kim Lai, còn sống trở về trong thời bình đã là một điều kỳ diệu, vậy mà bà lại được gặp “thằng Mỹ lênh khênh” năm nào.

.

... Bức ảnh ghi dấu lịch sử được gia đình bà Lai treo trang trọng ở phòng khách, để “mỗi lần nhìn là mỗi lần nhớ” . Ở chiến trường ngày ấy, cô gái Kim Lai mới 17 tuổi, nhỏ thó, chỉ cao 1,47 m, nặng 37 kg nhưng cứ muốn xông pha đánh giặc. Cô gia nhập dân quân tự vệ khi không quân Mỹ mở chiến dịch càn phá cơ sở hạ tầng của miền Bắc, ngày đêm cho máy bay liên tục rải bom oanh tạc.

- Sáng 20-9-1965, một nhóm máy bay địch ập đến tấn công khu vực cầu Đá Lậu (nay là cầu Lộc Yên, thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê - Hà Tĩnh). Một máy bay Mỹ bị bắn rơi và đội dân quân phát hiện một viên phi công nhảy dù tẩu thoát. Cuộc vây bắt kéo dài đến tận 20 giờ và nữ dân quân Kim Lai đã phát hiện viên phi công, cô liền bắn súng báo hiệu cho đồng đội .

“Lúc ấy tôi mới vào dân quân, còn chưa thạo súng đạn nên hoàn toàn có thể bị viên phi công Mỹ bắn hạ. Thế nhưng, William Andrew Robinson đã không ra tay. Sau này gặp lại Robinson, tôi mới biết rằng lúc đó, ông không bóp cò vì nhìn thấy tôi, ông nhớ đến đứa em gái nhỏ ở quê nhà” - bà Lai hồi tưởng. Một khoảnh khắc chần chừ, lựa chọn của viên phi công đã làm thay đổi cả hai cuộc đời. “Nếu lúc ấy Robinson bắn trả, tôi đã không còn sống đến hôm nay và có thể ngay sau đó, ông cũng bị quân ta tiêu diệt” - bà Lai nhìn nhận.
 Lúc Kim Lai trói gô được viên phi công to kềnh càng - cao tới 2,2 m và nặng 125 kg, đồng đội thấy cô quá đối nghịch với  tay lính Mỹ nên đùa nhau: “O Lai áp giải y để coi sao”. Vậy là cô gái nhỏ tuổi và cũng nhỏ con nhất đội cứ thế đi phía sau, kiêu hãnh chĩa súng giải “thằng Mỹ lênh khênh” đi bộ mười mấy cây số. Không ngờ, hình ảnh đó đã được nhiếp ảnh gia Phan Thoan ghi lại. Trong ngôi nhà ở xã Phú Phong, huyện Hương Khê  , Hà Tĩnh, bà Lai vẫn còn giữ tấm chăn được may từ chiếc dù pháo sáng như một kỷ vật quý giá mang về từ cuộc chiến. Với bà, cuộc chiến ấy đâu chỉ có hình ảnh kiêu hùng như lúc ngẩng cao đầu áp giải viên phi công Mỹ ở cầu Đá Lậu, mà còn cả một chặng dài sau đó phải đối mặt với biết bao gian nguy mà ranh giới của sự sống và cái chết mong manh như sợi tóc....
 
Hai bức ảnh chụp cách nhau 30 năm, hai nhân vật ở thế đối đầu đã trở nên thân thiết,

Vậy nên, với “o du kích nhỏ”, còn sống trở về trong thời bình đã là một điều kỳ diệu, vậy mà cô còn gặp lại ông Robinson - viên phi công Mỹ năm nào. Năm 1995, đài truyền hình NHK của Nhật Bản đến Việt Nam thực hiện phóng sự về cuộc đời của nhân vật trong bức ảnh O du kích nhỏ và gia đình ông Robinson đã có mặt tại căn nhà của bà Lai ở Hà Tĩnh.

“Lúc gặp tôi, câu đầu tiên ông ấy nói là: “Cô vẫn chẳng lớn được bao nhiêu”! Thật ra, lúc đó tôi đã nặng 43 kg nhưng ông ấy đã tăng lên 150 kg” - bà Lai cười, kể lại. Cuộc trùng phùng trong thời bình giữa 2 người đã từng đứng ở hai đầu chiến tuyến sẵn sàng xả súng vào nhau hóa ra cũng nhẹ nhõm như nụ cười họ dành cho nhau. “Lúc đó, Robinson mới cưới vợ, tôi cũng có chồng con, cuộc sống đã yên ổn. Quá khứ dù như thế nào thì vẫn mãi là quá khứ. Chúng tôi gặp lại nhau, nhắc lại chuyện xưa như những người đã quen thuộc và xem ngày tháng cũ là kỷ niệm” - bà Lai hồn hậu.

được gia đình “o du kích nhỏ” treo trang trọng bên nhau ở phòng khách
Bức ảnh bà Lai chụp cùng ông Robinson trong cuộc tương phùng hôm đó cũng được bà treo trang trọng bên cạnh khung hình O du kích nhỏ. Ngắm 2 bức ảnh, chúng tôi vỡ lẽ rằng giá trị của thời gian là để người ta nhận ra nhau, hiểu thấu và gói trọn tấm lòng bằng sự tha thứ, bao dung.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, niềm vui của “o du kích nhỏ” ngày nào bây giờ là sum vầy cùng con cháu - bà có 4 người con và 8 đứa cháu. “Thế hệ trẻ bây giờ khó thể hiểu hết được sự mất mát, hy sinh của thế hệ trước.

 
Bà Lai cùng cháu nội ở Thủ Đức TP. HCM
 
Ý kiến người đọc :
-
xa quê
22/04/2012 11:54

Quân phục của người lính Mỹ này không phải là bộ đồ phi hành của bất cứ quân chủng nào của Mỹ. Nhất là cấp bậc (quân hàm) của anh ta trên vai trái, đó là cấp binh sĩ hay một hạ sĩ quan chứ không phải của một sĩ quan lái máy bay.

nghoa
22/04/2012 15:58

"O du kích nhỏ giương cao súng-Thằng Mỹ lom khom bước cuối đầu", đó là chuyện ngày xưa. Còn ngày nay "O du kích nhỏ đầu đã bạc- Thằng Mỹ lom khom quyết đi tìm" (không phải tìm để trả thù đâu nhé). Nhìn hình dì Kim Lai bây giờ thấy thương quá.

ông chín Paris
22/04/2012 16:57

Để đóng khung những ý kiến của bài này; tôi xin nhấn mạnh: "Chúng ta là nạn nhân của chiến tranh".

TIỂU QUYÊN – ĐĂNG LÊ  , Báo người Lao Động
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 23/Apr/2012 lúc 9:49pm
Tấm thẻ bài rách tên <<<<
Tác giả: Hoài Linh
Trình bày: Khánh Ly

Tấm thẻ bài nầy anh để lại cho em làm gì
Anh để lại đây để muôn đời tiếc nhớ hay nuôi thêm hận thù.
Nầy loại mau, nầy loại máu vơi chốn bên anh cứ vẫn còn nguyên
Ký tên anh ký tên anh rách nát nhạt nhòa
Viên đạn nào sao quá oan nghiệt
Khóc một ngàn ngày, đến vạn ngày chưa vơi mạch sầu
Anh vẫn nằm đây mà sao đạn nở xóa tên anh trên thẻ bài …
Còn gì nữa còn gì nữa với máu đông cô mắt mủi người thân
Sống hiên ngang sống gian nan khắp chốn mọi người
Qua một đời xin chẳng còn nguyên
Ngày xưa nhớ lạc quan cố vui anh gởi em tấm the bài nầy
Và nói đây là tấm kim ngân anh để lại cho mình.
Em nào hay nào mơ ước chi đâu
Nay đời anh về cỏi thiên thu em mới biết lòng đau.
Chiến cuộc nào rồi chẳng lụn tàn sau bao năm dài
Anh nằm bình yên đề nuôi hờn oán phút cuối chưa quên người tình
Đừng sợ nữa đừng sợ nữa đã có em đây vuốt mắt ngàn thu
Có em đây giữ trên tay tấm thẻ bài nầy xin một đời góa bụa cùng anh



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 23/Apr/2012 lúc 9:51pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 24/Apr/2012 lúc 8:15pm

~::Trích Dẫn nguyên văn từ Nhom12yeuthuong

Tấm thẻ bài rách tên <<<<
Tác giả: Hoài Linh
Trình bày: Khánh Ly








BÀI HÁT HAY QUÁ
CÁM ƠN NHÓM-12-YÊU-THƯƠNG NHÉ

THÂN ÁI,

mk
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Apr/2012 lúc 9:25am

30 tháng 4, Chuyến Đi Cuối Cùng


Chiều tối dần, váng trời đỏ bầm in bóng xuống mặt nước. Khúc sông vắng đến rợn người, không bóng xuồng ghe tới lui như mọi ngày? Không gian lặng lẽ, tiếng chim đôi lúc rộn ràng trên các ngọn cây ven bờ.
Mọi người im lặng, lúi húi lo công việc của mình. Sơn cần mẫn chùi từng chỗ của khẩu đại liên 50 hai nòng trước mũi .Giây đạn giăng sáng ngời màu đồng, chạy từ hông súng xuống hầm tàu. Có tiếng động lịch kịch dưới hầm máy. Trung Sĩ Hoàng ở trần trùn trụt, châm nhớt lại máy, và tháo từng chiếc bơm nước lau chùi .
Hùng đang dọn dẹp lại hầm tàu. Hắn khuân từng thùng đạn xếp lại ngay ngắn vào hốc khoan . Các chiếc nồi đen khói, móm mép, cũng được xếp vào góc hầm. Hình như mọi người đều đang có những suy nghĩ riêng tư, không có tiếng trò chuyện, đùa cợt như mọi lúc . Bầu không khí nằng nặng ...
Buổi chiều, máy vô tuyến nhận được các công điện, hổn tạp, phát đi tổng đài. Nào là lệnh di tản, nào là tin đồn bộ tư lệnh Sài Gòn đã ra đi...Cả những tiếng nói lạ lẫm, giọng Bắc sệt, không biết thế nào đã len được vào tần số, kêu gọi các người lính VNCH hãy buông súng ...
Con sông đã tối đen. Màn đêm đã phủ trùm mọi thứ. Đom đóm lập lòe sáng rực trên các ngọn bần . Thỉnh thoảng có tiếng cú kêu rùn rụt trên bờ . Vũ ra lệnh dời tàu vào một dòng rạch nhỏ, đậu ẩn mình dưới hàng trâm bầu rậm rạp. Tàu tắt máy nằm im lìm, không động đậy trong bóng đêm, như một con quái vật đen ngòm . Mọi thứ đèn được tắt, anh em hút thuốc phải che nón sắt hoặc xuống dưới hầm. Đây cũng chỉ là một chuyến kích đêm như thường lệ, nhưng sao đêm nay mọi người linh tính sẽ có chuyện lạ ... Đêm không trăng, dày đặc. Chi chít những ánh sao, như những đốm kim cương rắc trên nền trời nhung đen huyền.. Thỉnh thoảng có tiếng cá ăn mồi, kêu đánh chụp trên sông, chắc nó phải lớn lắm đây ! Vũ nằm ép mình trên chiếc ghế bố vải phía sau tàu, mồ hôi chảy rịn nhơm nhớp. Không khí vẫn hầm hập nóng dù đã đêm xuống từ lâu . Tiếng hai người lính đổi ca gác, nói chuyện thầm thì với nhau trước mủi tàu. Tiếng dế kêu rã rít trong bờ cỏ, ngay ngái mùi bùn, mùi lá mục, mùi rong khô phãng phất trong đêm.
Vũ nhìn chiếc kim dạ quang trên đồng hồ tay, đã gần 12 giờ khuya ...Đôi mắt díu lại, Vũ mơ màng chìm vào giấc ngũ đầy mộng mị .
Chàng thấy mình đang đi vào cánh rừng,hoa mọc san sát hai bên ven suối . Chợt có tiếng người gọi tên chàng mơ hồ, rồi lại thật rõ - Vũ ơi !!!Chàng lắng tai nghe và nhận ra đó là giọng của Nguyên. Tiếng kêu của nàng từ bên kia sườn đồi vẵng sang. Vũ băng ngang con suối để đi về hướng đó. Nhưng lạ lùng thay, chàng bước tới đâu thì con suối rộng ra đến đấy . Chàng đi mãi những không qua được bờ bên kia. Sau cùng con suối đã trở thành mênh mông trước mặt. Những dãy đồi lờ mờ xa thẩm không còn hình dáng, và trong gió tiếng Nguyên gọi xa dần, xa dần rồi mất hẳn ...Vũ chợt bừng mở mắt, mồ hôi đọng ướt lạnh dưới lưng. Chàng ngơ ngác trong ít giây, rồi đứng lên nhìn quanh . Bóng người lính gác ngồi thu lu bên hông tàu, chiếc poncho trùm kín. Sương đã lên từng mảng trên sông . Đúng lúc ấy, Vũ nghe có tiếng động lỉnh kỉnh, tiếng chân bước quình quịch trên bờ đất. Như có dòng băng lạnh chạy dọc theo xương sống, phãn ứng tự nhiênVũ ngồi thụp xuống và trừng mắt nhìn lên bờ trước mặt . Trong nhấp nhoáng sáng của nhiều ngọn đuốc, ẩn hiện sau các bờ vườn, những bóng người lô nhô xuất hiện đi về hướng bờ sông đối diện. Vũ tháo chiếc ống dòm treo trên thành tàu, dán mắt quan sát. Trên bờ sông, chàng thấy hàng chục chiếc xuồng đang lao chao đón người lên. Trong khi rất nhiều bóng đen khác đang đi tới lui dọc triền nước. Vũ khều vai người lính gác vừa đi giựt lui lại ngồi xuống bên chàng:


- Em xuống hầm tàu đánh thức anh em dậy. Bảo họ vào nhiệm sở tác chiến ngay lập tức.
Người lính vừa tụt xuống hầm, Vũ bò men theo thành tàu, leo vào ụ súng đại liên 50 đôi trước mũi. Chàng khe khẻ kéo tấm bạc che sương ra khỏi súng, đưa tay sờ soạng bật mở nút an toàn, và quay mũi súng chỉa về bờ bên kia. Lòng chàng hồi hộp, như báo một điều gì không ổn sắp xảy ra ...
Chợt có tiếng con chim vạt kêu khàn khàn trên sông, trong khoảnh khắc mọi việc chợt như khựng lại. Trung sĩ Hoàng nằm bên Vũ từ lúc nào, nói thì thào vào tai:
" Anh em đã sẵn sàng, ông thầy ra lệnh chơi nghen!Vũ lo lắng chỉa mũi súng bắn hỏa châu lên trời, nín thở vài giây rồi mím môi bóp cò. Phụt một tiếng dài, làn khói trắng xẹt lên cao rồi một nổ nhẹ vẳng xuống. Đóm hỏa châu sáng chói bùng lên rực rỡ, kêu lè xè ...Chỉ đợi có thế, dàn súng đại liên đôi trước mũi tàu gầm lên dữ dội, con tàu run lên nhè nhẹ vì sức dội . Dưới ánh hỏa châu, những bóng đen bên bờ sông náo loạn như bầy ong vở tổ . Những chiếc xuồng cuốn cuồng bơi ngang bơi dọc, đạn vãi trắng xóa nước từng chùm trên bờ sông, cộng thêm những cột nước phụt cao từ đạn M79 bắn từ tàu. Trong hổn loạn ấy. ánh sáng chợt phụt tắt.
Bóng đêm lại ngùn ngụt cảnh vật, soi những làn đạn lửa đan tréo ngang dọc. Vũ vội vã bắn thêm một trái hoa châu khác lên trời. Ánh sáng chói chang lại bùng lên,nhưng lần này trước mắt Vũ bờ sông đã vắng bóng người, chỉ còn lại những chiếc xuồng vất bỏ ngỗn ngang, hay trôi lập lờ trên nước ... Thay vào đó là rất nhiều đốm lửa bắt đầu chớp nhoáng liên tục từ các bờ cây, một vài lắn khói ngoằn ngoèo bắt đầu xẹt ra từ bờ và nổ bùng quanh tàu. Tiếng súng nổ liên tục từ bờ, địch đã bắt đầu phãn công dữ dội. Tàu Vũ đã bị lộ ví trí, và địch nhắm vào để bắn điên cuồng.
Núp sau phòng lái thép, Vũ hổn hển gọi điện về căn cứ báo cáo và xin yểm trợ pháo binh, vì vào giờ này trực thăng đã ngưng hoạt động. Nhìn đồng hồ, đã gần 3 giờ sáng. Vũ biết là trực thăng giờ này đã ngủ kỷ. Chỉ còn trông chờ vào các đơn vị pháo binh thôi . Quả thật như thế, ngay khi ấy chợt nghe tiếng xì xào như gió rít trên không trung, rồi một tiếng nổ bùng dữ dội giữa lòng sông. Một cột nước khổng lồ bốc lên cao, rồi rơi xuống lộp bộp trên tàu Vũ. Vũ mừng rỡ, và vội vàng gọi về tổng đài xin điều chỉnh tọa độ đạn rơi. Dần dần những tiếng nổ trải dài trên bờ kinh bên kia, từng loạt cây cối gục ngã ào ào vì đạn pháo. Lỗ tai lùng bùng vì những tiếng nổ kinh thiên động địa, mọi người trên tàu ngừng bắn, nhỏm đầu lên xem pháo nổ. Những cụm lửa bùng lên lóe mắt, tiếp theo là tiếng nổ ầm dữ dội. Những chiếc xuồng bốc chảy, vụn nát ngỗn ngang. Không còn nghe tiếng súng của địch nữa, tất cả là một vùng địa ngục khói lửa mù mịt. Không khí khét lẹt mùi thuốc nổ ...Chợt có tiếng súng nổ liên hồi, ở ngay phía bờ vườn nơi tàu Vũ đang ẩn núp. Tiếng đạn đập chan chát vào vách thép. Lại có tiếng kèn vang vang lẫn tiếng hô xung phong rùn rợn. Vũ chợt hiểu đây là cánh quân đã lọt qua được bờ sông, và đang tấn công tàu. Các ổ súng trên tàu vội vàng quay mũi về bờ vườn, và thêm một trái hỏa châu khác được bắn lên. Trong ánh sáng chập chờn của trái sáng, mọi người trên tàu nhìn thấy các bóng đen đang di chuyển và chạy về hướng tàu. Các khẩu súng đồng loạt nhả đạn. Nhiều bóng đen ngã xuống, nhưng chúng vẫn tiếp tục tiến về phía tàu Vũ, đen ngòm người từ chân vườn . Con tàu nằm bất động giờ đã trở thành là một mục tiêu cố định cho địch nhắm bắn. Những trái B40 nổ bùn bụt quanh tàu, cắt những tàn cây đổ ràn rạt lên tàu. Vũ ra lệnh cho tàu nổ máy, và lùi thật mạnh ra khỏi bờ kinh. Nhưng con tàu chỉ nhúc nhích chầm chậm, và lắc lư giần giật trong tiếng máy hụ ào ạt. Tàu đang bị vướng cạn vì nước đã xuống thấp từ hồi khuya. Vũ thét vang thúc đẩy mọi người cùng nhảy xuống hợp lực đẩy phụ tàu . Trong tiếng súng nổ dồn dập, trong tiếng đạn réo vèo vèo bên tai, chân đứng ngập trong bùn ướt, mọi người từ từ đẩy được con tàu ra và cùng nhảy lên. Máy tàu rú lên như mừng rỡ, kéo con tàu thụt lùi thật nhanh ra giữa dòng sông. Con tàu vừa quay mũi lại để chạy ra vàm sông, thì tai Vũ chợt nghe ầm mốt tiếng dữ dội. Con tàu nghiêng qua một bên vì sức nổ, rồi khập khiểng chạy. Vũ chợt thấy chung quanh im lặng, tai không còn súng nổ, cảnh vật chập choạng, mờ ảo các ánh lửa nhảy múa, rồi tất cả mờ dần. Trong chập chờn, Vũ lại nghe tiếng của Nguyên gọi tên mình thảng thốt. Chàng chồm dậy, nhưng toàn thân mềm nhũn, bất động ...Ra đến vàm sông lớn, tàu quẹo theo bờ phải để chạy về căn cứ. Trời đã mờ mờ sáng, từ chân trời một thứ ánh sáng mờ tím đã rạng lên, óng ánh. Tàu khập khiển chạy, lửa cháy trên ú súng trước mũi đã được dập tắt từ lâu. Xác đoàn viên Sơn, người lính xạ thủ, đã được kéo ra từ những móp méo của vách thép, quấn kín trong tấm poncho đặt nằm phía sau buồng lái. Vài người lính được băng bó sơ sài, vẫn còn ngồi ứng chiến sau các ổ súng. Viên trung sĩ Hoàng cúi xuống nhìn Vũ, miệng hỏi :
- Ông thầy thấy ra sao rồi?
Nhưng mắt Vũ vẫn nhắm nghiền, vẻ mặt hằn nổi đau đớn tột độ. Đầu chàng được quấn trong một lớp băng trắng xóa, máu thắm đỏ đến vòng ngoài...Có tiếng máy tàu rầm rì vang lên từ xa, và trong ánh sáng của bình minh, bóng một đoàn tàu đang lầm lì chạy bên kia bờ. Trung sĩ Hoàng vẫy tay mừng rỡ, và chớp đèn liên lạc. Chắc các chiếc tàu đi tiếp viện mình đây rồi ! Nhưng trước ánh mắt ngạc nhiên của mọi người, đoàn tàu kia vẫn âm thầm chạy ngang, không một dấu hiệu gì chứng tỏ họ đã thấy chiếc giang đỉnh đang bị thương tích ...
Khi mặt trời đã lên đến ngọn cây, thì tàu về đến căn cứ. Trung sĩ Hoàng vội vã cho tàu cập pontoon, rồi hối thúc các anh em còn lại lấy băng ca khiêng Vũ, và vài anh em bị thương khác lên bệnh xá của trại. Trong khi vội vã, họ không để ý là ponton tàu vắng vẻ, không còn một chiếc tàu nào cập bến như thường ngày. Và cả căn cứ cũng vắng lặng, không một bóng người lai vãng ...Chiếc cửa bệnh xá mở rộng, trên lối đi còn vương vải nhiều đồ vật, dụng cụ, thuốc men. Chứng tỏ một tình trạng hổn độn đã xảy ra đêm qua ...Trung Sĩ Hoàng chợt hiểu mọi chuyện. Hèn gì tàu đã không còn liên lạc được với căn cứ, sau khi họ rút chạy về. Và đoàn tàu tàu mà họ gặp trên sông, đó là đoàn di tản của căn cứ. Thế những sau họ không cho toán mình biết tin ? Chắc muốn bảo mật đây !!!
Giữa lúc mọi người đang giận dữ và hoang mang trước tình thế, thì có tiếng động rồn rập, và tiếng người lao xao tước cổng. Hạ sĩ Hùng đến đứng phía sau vọng gác nhìn ra, thì thấy một toán người lạ với súng ống, mặc đủ loại quần áo hổn tạp, đang nhốn nha đứng trước cổng . Hạ sĩ Hùng kề tai Hoàng nói nhỏ, rồi cả bọn rón rén khiêng hai chiếc băng ca, theo được vòng phía sau căn cứ đi xuống cầu tàu. Tàu từ từ lùi ra khỏi cầu, và theo giòng nước đi về hướng biện* * *Gió rì rào thổi lạnh, mở bừng mắt ra và sau một vài giây định thần, Vũ ngạc nhiên thấy chung quanh mình là biển cả ngợp trời. Nhiều chim hải âu đang bay lượn chung quanh, cất tiếng kêu quang quác. Phía trên là một chiếc lều vải đang kêu phần phật trong gió, và tiếng máy rì rầm đang chạy. Có nhiều bóng người lao nhao chung quanh, và tiếng của Hoàng reo to: " Ông thầy tỉnh lại rồi !".


Chiều di tản 30 tháng Tư, 1975

 Phong Vũ
Fri 20.Apr, 2012

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Apr/2012 lúc 8:05am
Bao giờ gặp lại em
 
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 30/Apr/2012 lúc 8:59am
Tác Giả: Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích   
Chúa Nhật, 29 Tháng 4 Năm 2012 18:56

Một đoàn người lê bước theo sườn đồi thoai thoải tiến về hướng rừng già trước mặt.

 

Buổi sáng, mặt trời chưa ghé mắt trong miền thung lũng, nhưng ánh nắng đã nhuộm vàng trên đỉnh núi cao. Mây trắng viền quanh đỉnh như chiếc khăn tang chít hững hờ trên đầu người quả phụ. Rừng mang màu tím ngắt. Chừng như đêm đen quỉ quái còn đang rình rập nơi nầy.

Ðoàn người âm thầm di động như loài rắn đang trườn mình xuyên qua dãy đồi còn đọng sương đêm. Không một tiếng người ! Không một tiếng chim ! Chỉ còn nghe vang động bước chân và tiếng lá xào xạc quất vào chân người. Chân người ? Vâng,  những đôi chân tưởng chừng không còn là chân người nữa ! Như những cành cây khô khẳng khiu được bọc bằng lớp da người vàng tái, nhăn nhúm. Những đôi chân không còn sinh lực, bước đi xiêu vẹo sau bao tháng ngày đói khát cơm rau ! Những đôi chân của một thời ngang dọc, vào sinh ra tử, đã từng đạp nát cỏ cây, làm khiếp vía giặc thù ! Những đôi chân đã từng di hành khắp bốn vùng chiến thuật, xuyên thủng Trường Sơn và vượt cánh sắt tung hoành bên kia trời biên giới !

Ðoàn tù lầm lũi bước đi, đầu họ cúi xuống với cặp mắt không hồn. Chẳng một ai muốn ngước nhìn bầu trời trong xanh của buổi ban mai sắp vào Xuân. Trong đầu mỗi người chỉ còn choáng ngợp nỗi kinh khiếp của một ngày lao động khổ sai đang tới !

Ðoàn tù chậm chạp bò ngược lên đỉnh đồi cao. Những thân hình gầy guộc, gẫy gập, run rẩy dưới cái lạnh cắt da của mùa Ðông nơi được mệnh danh : “Chiếc Nôi Của Vùng Trời Ðịa Ngục.” Họ mặc phong phanh bộ áo quần tù, vá chằng vá đụp lên nhau bằng các loại vải đủ màu.

 

Thế đó, em yêu. Một ngày như mọi ngày, người tù đã phải luôn luôn đánh vật với cơn lạnh của trời, buốt thịt da, làm se thắt tim gan, đánh vật với nỗi nhọc nhằn suốt hai ngàn ngày lao động!  Lần đến thăm trại tập trung đầu tiên, em và những thân nhân của tù đã để dòng nước mắt đầm đìa trên khuôn mặt mình khi trông thấy đoàn tù rách bươm, xơ xác lảo đảo về trại sau một ngày lao động rã rời ! Ôi, những giọt nước mắt như chất cường toan làm nát lòng những “anh hùng thất thế !”

Và anh đã giấu dòng lệ xót thương cho vợ con ngoài đời cũng nhọc nhằn đói rách khổ đau. Có khác gì nhau : “Hai cảnh đời cùng chung cảnh ngộ’’.Ðàn con của chúng mình bây giờ nheo nhóc đói cơm. Bao năm tháng tảo tần nuôi con, giờ thân em hao mòn xanh xao,gầy guộc. Ðôi mắt đen tuyền, long lanh của thuở ban đầu đã dìu anh vào cơn say tình chất ngất đam mê, nay chỉ còn để lại quầng sâu. Nụ cười rạng rỡ cùng đôi má lúm đồng tiền ngày nào mũm mĩm cho anh một thời ngự đỉnh tháp ngà hạnh phúc giờ chỉ còn là hai hố trũng sâu trên đôi má nhăn nheo tiều tụy.

Tuổi thanh xuân ngày ấy có khi nào em quên lo nghĩ tới chồng trong những lúc trận mạc! Hàng đêm lắng nghe từng tiếng súng, khẩn cầu ơn trên che chở cho người yêu đang tắm mình trong vùng máu lửa.

Chinh chiến tàn rồi, mà nước mắt mãi còn rơi. Em lại tiếp tục khốn khổ với chuỗi ngày dài làm kiếp thân cò lận đận “một nắng hai sương’’, vượt cả rừng cao cách trở, những con đường đèo heo- hút, hiểm-nguy để thăm nuôi chồng.

Ôi, Tình yêu ! Những năm tháng trong lao tù mới gạn lọc được tình yêu và là thước đo được lòng dạ con người !

 Mùa xuân đã về đâu đó, tận miền xa. Hương xuân ngại ngùng đối mặt với những người tù khổ sai. Ðã bảy mùa xuân rồi em nhỉ  ! Xuân trong tù đốt cháy cả niềm tin và mơ ước. Tro tàn hòa vào máu, nhập vào tim làm chai cứng tâm hồn. Bao ước vọng ngày xưa, qua một cơn sóng đời nghiệt ngã, đập vỡ vụn đến tận cùng cuộc sống .

Em bây giờ đang đối diện với thực tại cuộc đời : miếng ăn. Anh bây giờ trong tù luơn mơ ước mỗi ngày đủ no bụng. Em mong được chiếc áo mới vải thô cho ngày Tết. Anh ước sao được một miếng giẻ lành để đắp thêm vào manh áo tù đã rách tả tơi. Em mong có được một ngày Tết thảnh thơi sau một năm trường vất vả.

 Anh chờ đợi mười phút giải lao trong mỗi buổi lao động nhọc nhằn. Ôi, mơ ước rồi ước mơ quẩn quanh của một đời người khốn khổ !

Em đã khóc trọn bảy mùa Xuân “Giải phĩng”cô đơn. Mùa Xuân của hung thần lột trần trụi con ngườì cả thể xác lẫn tâm hồn. Mùa Xuân “Giải Phĩng” ngấm đầy chất dung dịch phân hủy nhân tính loài người biến thái thành cơ năng loài thú. Mùa xuân phá vỡ lớp da mịn màng tươi trẻ trên khuôn mặt em ngày nào. Mùa xuân “Giải Phĩng” như loài chuột ùa đến gậm nhấm, rúc rỉa xác thân anh còn trơ lại bộ xương và lớp da vàng tái. Bảy mùa xuân tuần tự ra đi đã để lại cho anh màu tóc xám tro, mang đi những sợi tóc đen tuyền của một thời kiếm cung lẫm liệt!

Mùa xuân không về nơi rừng già heo hút. Và mùa xuân thật sự đã chết trong lòng người  tù cải tạo.

Xuân màu đỏ máu mang hồn quỷ dữ nấp trong nòng súng AK luôn chực chờ sau lưng đoàn người chiến bại. Chỉ một thoáng động bất ngờ, vô nghĩa, một trượt chân tách rời khỏi đoàn tù đang di chuyển trong màn đêm là cũng đủ cho loài quỷ Vượn mang hình hài con người phóng ra từ nòng AK nhập vào thân tù ! Nào Lập, nào Huệ, Bình, Thanh, Hải... họ đã vượt thoát tìm cái chết cho tự do đời đời. Ở đây, chỉ biết tìm tự do trong cái chết hoặc tìm cái chết để được tự do !

Bên kia dòng suối cuối trại tù, em hãy nhìn về hướng đó. Bạn bè và chiến hữu của anh đã nằm xuống nơi triền đồi đổ dốc về khu rừng sắn bao la để một ngày nào đó, những xác thân ấy rã mục biến thành thức ăn cho loài cây cỏ vô tri !

Rừng già ngút ngàn mang đầy ám khí. Ám khí của lũ vượn biến thành loài ác quỷ. Ám khí ẩn tàng trong những câu thần chú trích từ bộ sách chủ nghĩa Cộng sản  phi nhân. Ðớn đau cho thế hệ trẻ thơ trong trắng của hiện tại và tương lai sẽ bị làn ám khí đầu độc làm lú lẫn, mê muội. Chúng lớn lên với khuôn đúc tư tưởng : chỉ biết căm thù giai cấp và yêu Ðảng yêu mình !

Ngày xưa anh ra đi là để gìn giữ trái mộng của đời cho anh, cho em, cho bạn bè và cho cả thế hệ mai sau. Trái mộng của đờøi đang ngọt ngào, rực rỡ , cơn gió Tây bỗng xoay chiều quái ác. Cơn lốc bạo hành phá đổ bao ước mơ, và trái mộng đời rơi rụng. 

Anh không hề có tội .

 

 Tình Yêu và Biển Cả

Qua chín mùa xuân trong chốn lao tù nghiệt ngã, nay anh trở về với gia đình trong những ngày sắp vào Xuân.

Nhìn hai con thân gầy cằn cỗi, màu da nhợt nhạt khiến lòng anh buồn tê tái. Bé Huy  nhìn cha với đôi mắt hững hờ xa lạ. Biết  nói làm sao hỡi em, khi anh vào tù bé Huy mới trịn tháng tuổi. Chín năm dài xa cách cĩ khi nào con thấy được mặt cha.  Năm tháng mỏi mòn cạn kiệt. Thời gian kéo lê tuổi đời như thêm phần tư thế kỷ già nua. Bàn tay em ngày xưa mũm mĩm mượt mà thon búp, giờ đây như đốt tre còi khô đét sần sùi những mụt vỡ phồng chai.

Lũ con vất vưởng trong chốn học đường chất đầy chai lọ, ni-lông, giấy vụn, kết quả của kế hoạch nhỏ, kế hoạch to. Con bớt cả phần ăn ít oi của mình chắt chiu con gà mái của trường, nuôi lấy điểm cho từng tam cá nguyệt. Một gà con được nở ra là con mình mang niềm tự hào sẽ trở thành “Học Sinh Tiên Tiến”. Mười kí giấy vụn là đạt danh hiệu “Cháu Ngoan Bác Hồ”. Ôi, còn đâu là tuổi thơ vô tư, trong sáng. Chiếc khăn quàng đỏ dối gạt cả tương lai !

Em không muốn con lớn lên giữa “Thiên đường mù quáng”, giấu mặt gian ngoa dưới những khẩu hiệu lập lờ! Hộ khẩu cột chân, khóa miệng người. Tem phiếu, khẩu phần trói chặt bao tử toàn dân. Loa phóng thanh đêm ngày gào thét: “Chủ nghĩa Ưu việt muôn năm !”

Thầm thì bên tai anh giữa đêm đông lạnh giá : “Chúng mình sẽ ra đi trong đêm trừ tịch.”

Anh sững sờ : “Vàng đâu, đủ cho gia đình bốn người vượt biển ?’’

Em bịt miệng anh bằng nụ hôn xúc động, ấm niềm tin yêu.

Chân anh chưa ngấm đất quê nhà sau bao năm trời xa cách, nơi chúng mình trải dài những kỷ niệm êm đềm, giờ đành rời xa sao ?

 

Phút Giao Thừa vừa điểm. Ðài phát thanh mở oang oang thơ chúc Tết, bài văn tiền chế từ thuở nào nay vẫn còn rên rỉ : “Thắng giặc Mỹ, ta xây dựng hơn mười ngày nay !’’đã nướng bầy cháu ngoan trong trận đỏ lửa Mậu Thân. Chiếc thuyền con hai lốc máy âm thầm tách bếùn chở đoàn người rời bỏ quê hương.

Xin giã từ “Hà Nội chiếc nôi của nhân loại.” Chiếc nôi đã ru dân tộc Việt Nam suốt ba mươi năm dài ngủ say bằng những câu thần chú giáo điều! Nôi ru tuổi trẻ Việt Nam đắm chìm trong u tối, mê muội biến thành những con thiêu thân trong các trận biển người. Nôi ru giới trí thức miền Bắc lú lẫn trong giấc dài cô miên. Chiếc nôi được phủ lên lớp màn thưa che mắt thế giới bằng chiêu bài “Giải phóng dân tộc’’. Nôi ru Quốc hội và cả người dân Mỹ đã vô tâm đứng lên chống lại con em mình đang chiến đấu bảo vệ thành trì thế giới tự do.

Ghe đã qua khỏi hải phận quốc tế rồi ! Ðoàn người reo hò quên cả cơn mệt nhọc, quên cả những cơn sóng nhồi co thắt ruột gan.

Vầng thái dương bắt đầu ló dạng. Chân trời rực sáng bình minh ! Những gương mặt xanh xao giờ đây cũng hồng lên dưới ánh nắng giao mùa. Xin chào ngày Xuân mới rạng rỡ trên mặt biển bao la, ngào ngạt mùi muối mặn thay rượu mừng Xuân bay tràn trong gió lộng đại dương. Xin chúc mừng mọi người lên một tuổi mới. Tuổi đầu đời của cuộc sống tự do !

Anh hôn lên đôi môi em khô khốc đầy muối mặn. Em co ro giữa hai đứa con say vùi. Nước mắt hay nước biển chảy ràn rụa trên khuôn mặt em ? Nước mắt vui mừng cuộc sống mới đang chựïc chờ phía trước, hay nước mắt của nỗi đau vĩnh biệt quê hương !?

Thuyền lướt nhanh, thêm một ngày và một đêm hi vọng. Chợt một cụm mây đen xuất hiện từ phía chân trời xa. Cụm mây biến hình đổi dạng vươn lên như những cánh tay với lưỡi hái tử thần !

Sau đợt “gió thốc mùa Xuân 1975” chiếc nôi Hà Nội đã lộ nguyên hình mang thần chết gieo rắc khắp rừng núi ruộng đồng, săn đuổi cả trên mặt Biển Ðông. “Yêu Tổ quốc là yêu Xã Hội Chủ Nghĩa”.  Bạo quyền đồng hóa tổ quốc với chủ thuyết ngoại lai. Mọi người ùn ùn bỏ tổ quốc ra đi, bởi toàn dân ghê tởm cái chủ thuyết Cộng sản xem mạng người như con vật.

Cơn bão lốc bỗng chốc thổi qua. Những đợt sóng tàn nhẫn cuốn phăng tất cả chướng ngại trên đường đi. Con thuyền mỏng mảnh không đủ sức chống chọi với cơn giận dữ của đất trời. Thuyền vỡ nát đánh chìm toàn thể đoàn người.

Ðợt sóng đầu tiên đã hất tung út Huy bay ra khỏi khoang thuyền. Anh quờ quạng trong sóng nước mịt mùng nắm được tay em và bé Vân Trang. Anh chụp một mảnh ván thuyền bảo em bấu chặt vào đó. Tay anh bồng con, tay kia giữ mảnh ván bồng bềnh trên sóng. Tấm ván là thần hộ mệnh và tấm ván chỉ đủ sức nâng hai mạng người. Em thì thào bên tai:

“Anh ơi, anh phải sống, sống để lo tương lai cho con chúng mình’’.

“ Không. Ðừng nói thế em ! cả hai đứa mình cần phải sống. Cơn lốc đã tan rồi, em nhìn kìa, trời bắt đầu chói nắng. Hãy gắng gượng được phút nào hay phút ấy.

“Anh ơi, hãy thế vào chỗ em trên chiếc ván nầy.  Em nhường cho anh phần sống mong manh. Hồn em sẽ ở mãi bên anh, xin Phật Trời phò hộ cho anh và con là phần máu thịt của em. Em đã kiệt sức rồi”.

“ Không, không ! anh van em.”...

Anh vừa đặt bé Vân Trang nằm yên trên tấm ván và quay người dự tính nâng em lên thì hỡi ôi, em đã buông tay rồi. Con sóng vô tình vùi lấp xác thân em. Nỗi bàng hoàng bóp thắt trái tim anh, ngất lịm.

Anh tỉnh dậy trong khoang thuyền đánh cá người Ðài Loan. Bé Vân Trang nằm giường bên kia hơi thở còn thoi thóp.

Tình yêu . Ôi, em là Thiên Thần của Tình Yêu. Cả đời em đã dâng hiến tình yêu trong cuộc sống và trước khi về cõi chết !

Chúng mình ra đi cho nhau và cho con. Ánh sáng Tự Do mới ló dạng ở cuối chân trời, vì sức mạnh tình yêu em đã nhường phần sống cho chồng. Em nằm sâu trong lòng biển mà hồn mãi quanh quẩn bên anh. Suốt đời anh mang niềm u uất...

Anh cúi đầu cầu nguyện...



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 30/Apr/2012 lúc 9:03am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/May/2012 lúc 5:11am

NƯỚC MẮT CHO SÀI GÒN   <<<<

http://4.bp.blogspot.com/--AtFmrKCce8/TsOrV045Z8I/AAAAAAAAA4M/96QH6tx_2sU/s1600/SaiGonXua16.jpg

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/May/2012 lúc 5:13am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 102 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.375 seconds.