Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: CẦU HUYỆN QUÊ HƯƠNG TÔI Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 18 phần sau >>
Người gởi Nội dung
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 21/Aug/2011 lúc 8:58pm

Kính chào hai anh

Mặc Thuỷ, Thy lan Thảo

Ngưỡng mộ từ lâu hôm nay được tiếp tại nhà thật là một vinh hạnh.

Xin cảm ơn bài thơ rất hay và những bức hình rất đẹp gởi cho.

Cảm ơn Mỹ Kiều đã kết nối, tạo điều kiện cho C. Thệ được làm quen đồng hương.

C.T

 

NHẮN GỞI NGƯỜI XƯA

 

Chút Tình sót lại làm mơ

Nhớ mong hoá kiếp, thành thơ nguyện cầu !

Mây trôi, bèo dạt phương nào ?

Trăm năm Cầu Huyện vẫn chờ vẫn thương

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 23/Aug/2011 lúc 2:26pm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/Aug/2011 lúc 6:07pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Mặc Thủy

 
 

  

 
 

Gởi người em Cầu Huyện

 

       Tôi về gỏ cửa tuổi thơ,

       Nghe như sóng vỗ tràn bờ đại dương !

       Chim bay bay khuất dặm trường,

       Tôi cành khô đứng rưng rưng giữa trời…

 

  Mặc Thủy

 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 23/Aug/2011 lúc 6:44pm
mk
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 23/Aug/2011 lúc 8:16pm

Kính chào Mặc Thủy

Ý và lời thơ hay quá, xin được phép họa vần, gởi Huynh Trưởng xem cho vui

C T

 

TÌNH NGƯỜI CẦU HUYỆN

 

Hương đời, chút vị ngây thơ

Tình người chìm nổi hai bờ trùng dương

Cho dù xa cách dặm trường

Đi về chung lối Sâm Thương giữa trời !

 

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 23/Aug/2011 lúc 8:17pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2011 lúc 11:29pm

Quê Mẹ Gò Công nắng tốt trầu

Mưa về xanh ngát những vườn rau

Xơ Ri Cầu Đúc cây oằn trái

Đất Biển mênh mong rẫy Mãn Cầu

 

Cao Thệ

IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 25/Aug/2011 lúc 5:32pm
 
 
~::Trích Dẫn nguyên văn từ cao the

 
Quê Mẹ Gò Công nắng tốt trầu

Mưa về xanh ngát những vườn rau

Xơ Ri Cầu Đúc cây oằn trái

Đất Biển mênh mong rẫy Mãn Cầu

 

Cao Thệ

 
 

 

 

      
 
 
 
Bài thơ họa :
 
 
 
     Gởi về Gòcông

   Nhắn chị gắng vun mấy liếp trầu,

  Nhắn anh năng tưới mấy giồng rau…

  Cây tình cây nghĩa đơm hoa trái ,

  Mình sẽ về  chung một nhịp cầu…

  

                        Mặc Thủy

 

 

 



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 25/Aug/2011 lúc 8:32pm
mk
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 25/Aug/2011 lúc 7:25pm

Cám ơn Mỹ Kiều nối duyên anh Mặc Thuỷ ghé nhà

chân thành cám ơn anh, xin hoạ lại mấy vần làm quen. CT

 

Duyên nợ xưa nay ở miếng trầu

Nghỉa tình hòa quyện với cơm rau

Người xa xin nhớ về quê cũ

Hẹn một ngày mai nối nhịp cầu

 

Cao Thệ

 



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 25/Aug/2011 lúc 7:29pm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 27/Aug/2011 lúc 4:49pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Thy Lan Thảo

 

              CẦU  HUYỆN  NGƯỜI  XƯA
                                  -=-
 
          Bước đời như một giấc mơ
Tháng tư thay áo tiểu thơ qua cầu
          Người xưa giờ ở phương nào
Xóm Cầu Huyện đó dạt dào nhớ thương
…..
          Ta đi đất lạ trăm đường
Vẫn lòng trăn trở biết phương nào về
          Cờ réo quỷ, xót não nề
Dáng Cầu Huyện đó tái tê tâm lòng
…..
          Ngày xưa nắng má em hồng
Bây giờ mưa gió bên chồng em vui ?
          Thế gian một cuộc đổi dời
Chuyện tình câu kết cũng rồi bài thơ
 
…..
          Gió trăng đâu biết đợi chờ
Nhìn mây chuyển đổi nghi ngờ thế nhân
          Nhớ Cầu Huyện, lòng bâng khuâng
Em xưa duyên dáng cõi trần nghiệp duyên
          Câu thơ viết xóa lụy phiền
Tình xưa ta giữ, của riêng bước đời
         
 
                   thy lan thảo
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 27/Aug/2011 lúc 7:56pm

Anh Thy Lan Thảo kính !

Chân thành cám ơn anh đã gởi tặng bài thơ.

Xin được họa vần gởi anh xem cho vui.

C.T

 

 

TÌNH NGƯỜI CẦU HUYỆN

 

Chút tình sót lại làm mơ

Nhớ mong hoá kiếp, thành thơ nguyện cầu !

Mây trôi bèo dạt phương nào ?

Trăm năm Cầu Huyện, vẫn chờ vẫn thương

 

Xe qua còn dấu trên đường

Người xa ắt hẳn nhớ phương tìm về !

Bởi Tâm mang vác nặng nề

Đường xa luống những tái tê cõi lòng !

 

Chen chân vào chốn bụi hồng

Chợ Phù Hoa đến, đừng hòng về vui

Sắc không bãn chất đổi dời

Tâm an sống giữa dòng đời là thơ !

 

Biết đâu hẹn ? biết đâu chờ ?

Lênh đênh lạc mãi hai bờ thế nhân !

Đường về chân bước buâng khuâng

Biết gì Duyên Khởi ? mà lần chờ duyên !

 

Niềm vui nào chẳng luỵ phiền ?

Tâm đơn giản sống an nhiên với đời !

 

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 28/Aug/2011 lúc 9:56pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 28/Aug/2011 lúc 9:44pm

XÓM CẦU HUYỆN BÊN SÔNG

 

Thật tình tôi không hiểu nhiều về xóm Cầu Huyện bên sông, nhưng Anh Thy Lan Thảo chỉ viết đến quán Bác Tám Kỷ mà không chịu viết cho hết nên tôi xin tiếp tục, trong trí nhớ cùn mằn của tôi, Lưu ý những chi tiết từ đây trở xuống nói về các nhân vật có thể sai hoặc không đúng lắm, rất mong được các bạn bổ khuyết cho.

Toàn bộ khu vực này theo như Chú Lộ Công Mười Lăm thì thuộc đất của Dòng họ Lộ

 
 

Như đã nói là chuyến về Gò Công vừa qua tôi đã gặp được nhiều cái hay. Cái hay nhứt là tôi tìm gặp giấy điền thổ xóm Cầu Huyện, chỗ ngày xưa tôi ở lúc còn nhỏ trước khi lên Saigon học trung hoc Pétrus . Bản đồ (plan cadastral) nầy làm năm 1882. Mời xem kỹ hình số 1 phía dưới, bên tay mặt.

Hình số 2 chỉ rõ ràng là miếng đất nằm sát bờ rạch Cửa Khâu (kinh Salicetti). Sau đó Chánh phủ lấy phần đất chạy dọc theo bờ sông làm một con đường chạy ra đến cầu Quan. Đường đó ngày xưa không có tên. Chúng tôi kêu là đường "Mé sông". Sau đó có tên gì không nhớ nhưng tên khác với tên của khúc đường tiếp đó chạy ra chợ Gò Công. Hiện nay đường nầy tên là Hai Bà Trưng. Thầy Nguyễn văn Ba (anh của Thy Lan Thảo) hiện đang ở trên đường nầy. Ngày tôi còn đi học tiểu học ở Gò Công có Thầy Huệ có cô con gái tên Bạch Liên ở trên đường đó. Cô nầy lúc đó đi học bằng xe đạp mỗi ngày.

Cái cầu trong hình 2 sau được mở rộng ra trong phần đất để trở thành CẦU HUYỆN.

Con đường (được chú thích trong hình là RUE) cũng được nới rộng vào phần đất và trở thành đường TỔNG THỨ (bây giờ là Nguyễn Huệ).

Con kinh Salicetti, lúc tôi còn ở Gò Công thì bị chận ra, lấy một khúc làm hồ tắm (piscine), trước trường Quan (tiểu học nam). Năm 1948 cầu Huyện bị đốt, không được sửa lại mà bị lấp làm cống. Bây giờ thì lấp hết từ đó ra đến sau chợ. Chỉ phía đầu kia con kinh là còn nước thôi.

Đó là lịch sử Cầu Huyện theo tôi biết.

 
 
 

 Nhà Bác Chín Đán cách cái ao là đến nhà Cậu Tư, Cậu Tư bán nhà dời vô Đất Thánh

 

Nhà Anh Ba Thọ kế bên cũng bán luôn đi theo Cậu Tư

 

Nhà Chị Tư Huỳnh có mấy đứa con gái lớn đi làm ăn ở xa, sau khi thấy Cậu Tư và anh Ba Thọ bán nhà, cũng bán nhà đi theo con gái, tôi chẳng biết đi đâu, nhà này sau thấy Anh Tư Đời ở

 

Kế nhà Anh Tư Đời là nhà Chú Tư Vinh, ông này cụt một bàn tay, nghe nói Chú này là dân giang hồ, sau giải nghệ hành nghề đạp xích lô, Chú Tư ăn nói ngang tàng nhưng tính rất kỹ lưỡng nhà của lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng, xe xích lô chú lúc nào cũng bóng lưỡng.

Bàn Thiên nhà chú đặt ở hàng rào ngay bên lề đường, đêm đó đi ngang thấy nải chuối mập ú, máu chôm chỉa nổi lên tôi không dằn xuống được thò tay lấy, bổng nghe tiếng thằng con Chú bên kia đường hét toán lên, tôi ôm nải chuối chạy vào đường hẻm hảng nước đá, quẹo trái qua hẻm lò Bún chạy về nhà.

 

May mắn cho tôi trời đất phò hộ cho kẻ gian mà hiền nếu bị bắt được chỉ có nước độn thổ, xui hết biết ! từ đó đi học không dám đi ngã mé sông nữa, phải đi ngã Ao Trường Đua, đi học về tới nhà Thầy Huệ lượm táo, Cây Táo ở nhà Thầy Huệ ( Nhà Ông Huyện Đạt ) trái rất to ăn vào xốp xọp ngọt lịm tụi nó phong cho biệt danh là “ Thiên Hạ Đệ Nhất Táo ”, táo nhà Bác Hai Thi thua xa. Cây táo trồng ở góc vườn nằm ngay ngã ba Lộ Me, ban đầu lủ phá nhà chúng tôi vạch hoa Tygôn chui vào, sau này chúng tôi dẫm bừa lên giây hoa đi vào lượm táo, một lần mò đến hàng cây Kim Quýt tìm trái chín đỏ ăn có cảm giác vị the the phát hiện ra cây thuộc bài ( Trắc Bá Diệp ), không biết quý sư phụ lười học bài nào chế ra hái lá cây ép vào vở thì không cần học bài mà thuộc hết, báo hại cây thuộc bài nhà Thầy bị bẻ cành bẻ nhánh thảm thương và tay tôi bị Thầy khẻ xưng vù do không thuộc bài.

Về sau thấy hàng rào bên Lộ Me được đóng sắt Ấp Chiến Lược và rào kẻm gai, gọi sắt Ấp Chiến Lược là Mỹ viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa sắt chử U sơn màu Nhà Binh để đóng xuống đất và mắc kẽm gai vào làm hàng rào chung quanh Ấp Chiến Lược.

Mỹ viện trợ sắt cho Chánh Quyền, Quân Đội để rào Ấp Chiến Lược , đồn bót nhưng đâu biết dân mình vốn sáng tạo số một thế giới, sắt nườm nượp đi vào sinh hoạt của dân chúng, làm cột nhà, đúc dal lót nhà sàn, làm giường, làm khung mắc võng … hằm bà lằng xắn cấu.

 

Lạc đề rồi trở về nhé, sau khi lượm táo rồi đi theo đường Lộ Me ( bây giờ là đường Nguyễn Trãi ) đến ngã ba đường Phan Bội Châu tôi nhớ năm nào đó ở cái miếu trong Đồn Bảo An làm lễ cúng cầu Quốc Thới Dân An có tổ chức hát bội sau cùng tới màn bẻ đầu Ông Tiêu, Ông Tiêu mặt sơn vôi trắng toát bên trong chứa đầy nhóc tiền bạc cắc, mấy sư phụ dặn nhỏ phải tìm mọi cách lấy được cái lưởi Ông Tiêu khó hơn lên trời! Người lớn trẻ con chen nhau mò dưới bụi lượm  bạc cắc, dành giựt la hét ỏm tỏi, tôi được mấy cắc bạc mà rách cái áo mới tinh mua 12 đồng ở chợ Gò Công, nhờ đình đám hội hè mới đi vào được đường này Khu Quân Sự dể gì vô.

Qua cống quẹo trái vào xóm Lò Rèn, xem mấy thợ con nít kéo ống thụt hơi phì phò quạt lò than cháy đỏ lòm , nơi đây thường thấy Bác Thợ Rèn làm móng ngựa, móng bò và lưỡi liềm, thỉnh thoảng cũng thấy có rèn dao, tiếng phì pho của quạt, tiếng leng keng của búa nện vào sắt thép tạo âm thanh rờn rợn mà vui tai, đi một khoảng nữa băng qua con hẻm nhỏ xíu hai bên là ao , bờ ao trồng dừa, đường đi mát rượi nhưng bị sình ra hẻm Lò bún đu cây Tra rửa cặp giò rồi theo đường Tống Thứ về nhà thật là gian nan

Cao Thệ

 



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 31/Aug/2011 lúc 7:35am
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 31/Aug/2011 lúc 9:11pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Thủy Lan Vy

]



Tôi học lớp ba với cô Sáu Nghĩa, cô thật hiền từ và thương học sinh, học với cô được mấy tháng, cô theo chồng đổi về SàiGòn dạy, cô Bảy Huyện từ trường nữ về dạy thế, theo lời Ba tôi vẫn thường nhắc nhở, Cô Bảy là người đàn bà học giỏi, có bằng đíp lôm thời tây, nói tiếng tây như ...đầm, biết đàn, biết hát nhạc Tây ... lẽ ra cô phải làm bà đốc mới xứng, nhưng có lẽ do cô biết nhiều quá nên có một sợi dây thần kinh nào đó bị...gút, cô buồn vui bất thường, trò nào lỡ nói chuyện trong lúc cô buồn thì thật là tội nghiệp cho cái mông của trò đó ,...Ở năm học nầy tôi còn nhớ học sinh toàn trường phải đi dưng cộ đèn ( Ngoài đêm trung thu thường niên ) mừng Ông Võ Hà Trị đắc cử dân biểu lập hiến thời đệ nhất cộng hòa .. Cuộc rước đèn bắt đầu từ trường Nam tiểu học đi ra đường Gia Long quẹo ra hướng chợ ngang qua đại lộ Phạm Đang Hưng bọc đường Chủ Sự Thiều về sân vận động để xem chiếu bóng ngoài trời ... Nhưng toán dưng cộ mới ra được tới gần chợ thi trời đổ mưa ... tất cả tự động tan hàng đi về hướng sân vận động ... Tôi còn nhớ vào được sân vận động mình mẩy tôi ướt loi nhoi ... cây đèn hình con chim câu ba tôi phất giấy màu lại từ chiều hôm trước bây giờ chỉ còn lại cái sườn tre ..Tôi còn nhớ Phim Đài Loan ... Hằng Nga du nguyệt điện do tài tử Lý Lệ Hoa đóng vai Hằng Nga ... Tôi đứng nép mình trước góc khán đài để tránh mưa ... mắt nhìn lên màn ảnh mà lòng lo sợ ... Trời mưa lai gần khuya làm sao dám đi về nhà một mình ... Nhớ tới cây me ngay ngã ba trước nhà Bác Tư Bính mà thấy ớn ... Cây me với nhiều câu chuyện ma mà tôi vẫn thường nghe kể ...Bỗng có bàn tay từ khán đài thò xuống khều vai ...
-Em đưa tay anh kéo lên ..
Thì ra là Anh Dinh, đang học lớp đệ thất trường Trung học Gò Công ... Anh đở tôi ngồi vào lòng anh ... Một cảm giác thật ấm áp dễ chịu .( Anh Nguyễn văn Dinh đền nợ nước trong sắc áo Pháo binh ) ... Ngoài ra tôi không còn nhớ gì nhiều lắm, một vài người bạn như trò Phát ( sau nầy tôi không còn gặp lại ) trò Khải ( sau trò từ trường bán công vào trường công học chung năm đệ nhất với tôi, sau đó tốt nghiệp Sư phạm Vĩnh Long về dạy tại Gò Công ) ...Khi giặc cờ đỏ thả tôi về (1983)tôi được người nhà cho biết Cô Sáu Nghĩa về sống ở Gò Công ( Dãy nhà xưa đối diện với lăng Trương Công Định, cạnh nhà ông Phán Chà ) Tôi có chỡ người chị thứ sáu đến nhà thăm cô, sau khi nhắc nhở chuyện hơn 30 mươi năm về trước, cô rất vui mừng khi gặp lại người học trò cũ, dù bây giờ người học trò cũ đã xệ cánh, tả tơi hơn xác pháo ...Mấy tuần sau cô có xuống nhà thăm tôi, thật vô cùng cảm động, tôi còn nhớ, mẹ tôi ngồi tiếp cô tại bộ ghế cẩm thạch đặt giữa nhà, tôi và chị tôi đứng sau lưng mẹ để hầu chuyện ...
Tôi từ giã cây gạo vẫn nở hoa trắng phơn phớt hồng, từ giã những thùng phuy đựng nhựa đường mà những lần trú nắng vẫn thường đứng dưới gốc cây gạo, vẫn táy máy cạy từng cực nhựa đường nắn thành hình nầy hình nọ, hay lén ve viên chọi vào đầu thằng bạn để rồi làm mặt tỉnh tuồng đứng nghe nó chửi bông lông ...
Tôi chính thức bước vào trường Nam tiểu học, ở thời khoảng đó tôi tự thấy mình lớn hơn, nhiều hãnh diện hơn vì được học tại trường Quan ( trước trường Nam là một nhánh của con kinh Sa Li Sết Ti chảy dọc theo đường Tổng đốc Phương xuống Cầu Huyện, có một cây cầu bắt ngang bên hông trường Bà Phước là Cầu Quan nối với con lộ đâm thẳng vô dinh tỉnh trưởng, từ trường Nam trở ngược hướng Cầu Tàu tới sau dinh tỉnh, trước kia chỉ là dinh thự và nhà quan quyền, nhà dân thường rất ít thường ở mãi ngoài cầu Tàu hay trước nhà thờ có lẽ cầu Quan có tên là do vậy ) .
Thời tôi vào trường Nam, Thanh tra là Thầy Lắm, hiệu trưởng là Thầy Võ Văn Giáp, đây là một vị hiệu trưởng được tuyệt đại dân Gò Công kính phục vì sự tận tụy và đạo đức của ông, giám học là thầy Nhàn, nhân viên văn phòng có thầy Mai ( Thầy có nét chữ rất đẹp chuyên viết tên trong văn bằng tiểu học và các giấy khen thưởng )Thầy Đẩu ( tóc thầy trắng như bông ) Thầy Lợi ( con trai thầy giáo Thạnh ), lao công là chú Ba Quản, nhà ở xóm Cầu Tàu, đi sổ điểm danh là Ông Tám .
Tôi học lớp nhì A với thầy Nguyễn Văn Huệ. Thầy Huệ gốc người Trà Vinh, về Gò Công dạy học, cưới vợ là Cô giáo Hớn, con gái của Ông Huyện Đạt nhà ở ngã ba Lộ Me Cầu Huyện, Thầy thuộc họ Văn Công ở Trà Vinh không biết vì sao lại đổi ra họ Nguyễn. Trường Nam lúc bấy giờ có 6 lớp nhì, B Cô Lan ( Con gái Ông Tòa Lê Bằng Ý), C Thầy Phụng, D thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm ( chồng cô Hiếu dạy trường nữ ),Đ thầy Lắm, E cô Diệu ( con gái Ông Louis Đại Đồng, F thầy Núi, lớp cô Diệu nằm ngay khúc quẹo và lớp thầy Núi nằm tiếp với hồ nước cạnh kỳ đài Trước hai phòng đầu không có hành lang, bắt đầu từ lớp thầy Huệ trước lớp mới có hành lang .
Thầy Huệ đi dạy bằng chiếc xe đạp sườn xe solex, trước thềm giữa lớp nhì A và B có một hồ nước nhỏ khoảng hơn thước khối nước, thành hồ bằng đá mài màu hồng chứa nước mưa cho học sinh uống. Lớp nhì A đặc biệt có tấm bảng đen bằng đá cẩm thạch dầy khoảng một tấc rất nặng, bạn bè chung lớp tôi còn nhớ có Nguyễn văn Sáu ( hỗn danh là Sáu sậu , Sáu nhậu , Sáu Cạo , Sáu nhánh ) Trò có một bàn tay 6 ngón gốc người Hòa Nghị là học sinh có học bổng, có trò Nguyễn Bá Chính ở Hòa Nghị té xuống piscine suýt chết, có trò Ron ( con trai thầy giáo Đầm ) đi học mà tai còn đeo khoen, có trò Ngài ở Long Chánh sau kỳ nghỉ lễ Bắc bị bệnh chết, có trò Huỳnh trước 75 là tiểu đoàn trưởng thuộc trung đoàn 12 nhà ở Thạnh Trị . Tôi ngồi đầu bàn nhì phía trái cạnh trò Bòn ở Tân Cương, Sau nầy học chung một đợt trên trung học với tôi có trò Nhuận và trò Sáu. Thầy Huệ rất hiền lành đạo đức, thầy thường ngồi ở mỗi đầu bàn để chấm bài, 5 trò ngồi trên bàn dồn tập ra cho thầy chấm, thầy vừa chấm vừa giảng, thỉnh thoảng thầy cũng nhịp thước đối với những trò quá chậm tiến, trước giờ tan học khoảng 10 phút, thầy thường kể một chuyện đời xưa mà nội dung chuyện kể không ngoài mục đích giáo dục, buổi chiều thầy thường xách vợt đến sân trường Nam ( Trường có 2 sân quần vợt ) để chơi tenis .Mực của học trò thầy Huệ tự pha lấy trong một chai lít mang đến lớp chia cho từng mỗi học sinh nên màu mực trong lớp được thống nhất. Ở lớp nhì có thêm một môn học lạ là môn Pháp Văn, tôi còn nhớ thầy dạy rất dễ hiểu ghép chữ thành những câu ngắn , thầy vừa giảng vừa viết lên bảng le chien là con chó, le là giống đực, le chien est très fidèle , est là là, très là rất, dịch nguyên câu là con chó rất trung tín ... Thầy giảng trò nhớ và tôi nhớ tới bây giờ. Tôi còn nhớ môn vẽ có thầy giáo Giáo, thầy rất hiền, thường Thầy không cho học trò chuốc viết chì bằng ống chuốc mà dạy học trò chuốc bằng dao hay lưỡi lam, tôi chuốc không được khéo nên sau mỗi lần chuốc nhờ thầy xem giùm được chưa, thế là thầy gai mắt chuốc giùm tôi thật đẹp... Năm đó thầy có cho một đề vẽ mà tới bây giờ tôi còn nhớ ..." Vẽ một cảnh mua bán vải ở chợ mà trò thường thấy ". Tôi đã vẽ dở mà gặp đề tài nầy thì chịu dù cảnh nầy tôi vẫn thường thấy, hàng vải chợ Gò Công đâu có xa lạ gì với tôi bởi tôi vẫn thường theo mẹ hay chị đi mua sắm áo quần, dãy hàng vải lúc đó nằm bên hướng tây của chợ, bắt đầu bằng sạp của chị Lan ăn trầu ( dù chị còn rất trẻ ) trong lớp tôi nhớ chỉ có trò Nhuận là vẽ được, Ông thầy cầm bức tranh mà nhìn hoài, riêng dưới con mắt tôi thì tôi thấy rất giống cảnh tôi thấy ngoài chợ. Cũng năm học nầy tôi còn nhớ có họa sĩ Ngân Hà từ Sài Gòn mang tranh lịch sử xuống trường bán cho học sinh, tranh có khổ bằng phân nửa tập vở học trò in trên giấy bìa, mặt trước in hình những bậc anh hùng nữ kiệt trong lịch sử như : thù nhà nợ nước, đầu voi phất ngọn cờ vàng, cờ lau tập trận, chiến thắng Bạch Đằng, Lời thề sông Hóa, Lê Lai cứu chúa ... một bộ 12 tấm, mặt sau in tóm tắc một đoạn lịch sử của bức tranh .
Tôi lên lớp nhứt E học với thầy Thức, một giáo viên trẻ tốt nghiệp Sư Phạm là giáo viên có bằng tú tài I đầu tiên của trường, phòng học nằm ngay đầu dãy trệt, một căn của hội trường, cách một lối đi nhỏ đến hàng rào bông bụp cao quá đầu, ranh giới của nhà vệ sinh, tôi học được 2 tuần lể thì phải trở lại lớp nhì vì thiếu tuổi, toàn trường có khoảng hơn 20 trò, trong đó tôi còn nhớ có trò Trần Công Chức, sau nầy là giáo sư trường bán công Gò Công. Trở lại học lớp nhì thầy Huệ dĩ nhiên tôi học đứng đầu lớp .
Trong thời gian nầy tôi còn nhớ trường có mở giải bóng bàn, trường có một phòng cạnh học xưởng để bảng là Thư Viện nhưng bên trong không có sách vở chi cả mà được kê một bàn banh bông ( Phòng cách kỳ đài với lớp thầy Núi ) Vô địch khối lớp nhì là trò Đinh văn Nhân ( Khi Nhân học đệ ngủ lại chiếm giải vô địch của trường trung học), vô địch khối lớp nhứt là trò Hồ hũu Phước ( tên nhà là Bé Cu, con trai thầy Phụng ).Phước sau nầy phục vụ trong binh chủng Hải Quân còn Nhân tốt nghiệp Cán sự Công Chánh Phú Thọ .
Thời tôi học có 9 lớp nhất bắt đầu từ A đến G - Lớp A Thầy Lộ Công Bích, lớp B Thầy Phan Thanh Sắc, lớp C Thầy Lê Tấn Ngọc, lớp D thầy Lượng, lớp E thầy Lê văn Sấm, lớp F thầy Thức, lớp G thầy Đạt, lao công trường là chú ba Quản, đặc biệt mang sổ kiểm danh hàng ngày có Ông Tám, vóc người ốm cao khoảng 1m80, râu bạc trắng, gốc người Yên Luông Đông đi chiếc xe đạp sườn ngang 700, những người học sinh năm xưa, bây giờ liệu còn mấy ai nhớ tới Ông ...Tôi cũng biết sơ một số nét về các thầy dạy lớp nhứt, Thầy Bích rất hiền miệng lúc nào cũng như mỉm cười, tóc quăn dợn đẹp trai Thầy hỏi vợ lần đầu gốc người Bình Ân, hai bên đều chấp thuận nhưng khi xem thấy kỵ tuổi nên đành chia tay ... kiều nữ năm xưa vẫn còn độc thân tuổi hơn 80 đang sống tại Bình Ân ...Gia đình thầy có lẽ anh em rất đông, thuở nhỏ tôi biết anh Mười Lăm là bạn của anh tôi là em trai của thầy ( hiện ở Canada), tôi không biết anh đã là út chưa ?...Lớp thầy dạy còn kiêm bán hợp tác xã cho trường ( bán văn phòng phẩm ),thầy còn có một quán sách đối diện với nhà Ông Đốc Phủ Hải, một dãy kios cất tạm trên bờ sông bên kia bờ trường nữ tiểu học, quán có tên Cô Giang, thời Ba te thịnh hành, thầy cũng tráng sân trước nhà mở quán ba te, hình như thầy không có số thương mại nên tất cả đều không mang lợi nhuận đến cho thầy...Thời Cộng Sản chúng ghép thầy vào tội đảng phái lưu đày khổ sai ra trại Vĩnh Phú gỡ hơn tám cuốn lịch, tôi là bạn học năm lớp nhì với con trai của thầy là trò Lộ Công Huân, thầy cũng có nhiều công nương cũng thuộc loại sắc nước của tỉnh nhà ...

(Lớp năm dân dã còn gọi lớp chót . Ảnh chụp trước năm 75. Cô giáo là chị Đoái Thị Hoa, cựu học sinh khóa 1 Trường Trung Học Gò Công, ảnh chụp trước kỳ đài trường Nam Tiểu Học)
Thầy Phan Thanh Sắc, gốc người Gò Tre, Thân phụ là bác Bảy Tứ, vợ là cô giáo Khoai dạy trường nữ công và dạy nữ công trường trung học bán công Gò Công, khi vào nghề thầy chỉ là một giáo viên sơ cấp, khi đổi về trường Nam thầy đi dạy bằng chiếc xe mô bi lết từ Gò Tre lên tỉnh, tự học đậu bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp, tiếp tục tự học thầy đậu bằng tú tài 1, động viên khóa 13 Thủ Đức, về làm thầy giáo lính trong ban vũ khí thuộc trung tâm huấn luyện Van Kiếp, thầy mướn một căn phố bìa trong dãy phố 6 căn sau lưng ty cảnh sát Bà Rịa, số 85 đường Thành Thái ... Thầy giải ngũ khi mang cấp thiếu úy được 1 năm 18 tháng về dạy lại ở Gò Công, tiếp tục học đậu tú tài phần 2, rồi ghi tên vào Văn Khoa Sài Gòn .... đậu nhiệm ý rồi lần lượt 4 chứng chỉ lấy bằng cử nhân chuyên khoa Nhân Văn tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, Trong 12 cấp lớp của chế độ giáo dục miền Nam thầy đã dạy qua tất cả các lớp từ lớp 1 ( lớp chót ) cho tới lớp 12 ( đệ Nhất ) một việc ít có trong nghề giáo và lên tới tuyệt đỉnh của nghề giáo trong tỉnh ... Hiệu trưởng trường trung học đệ nhị cấp ... sau 75 ở tù gần một năm được thả về dạy sinh ngữ tại trường trung học Trương Định, sau cùng giữ chức vụ tổ trưởng tổ sinh ngữ cho tới ngày về hưu.
Thầy Sấm nhà ở khu Kho Muối, gia đình nghèo, là cựu học sinh giỏi của trường P . Ký, trong thời gian đi học phải đi dạy kèm để đủ tiền sách vở, nên đậu xong bằng Díp lom và đậu luôn bằng Brờ vê, thầy phải về quê nhà xin dạy học, tính rất hiền, học trò thầy thường trội môn luận văn, thời gian dạy học thầy thường viết truyện ngắn gửi đăng ở tuần san tiểu thuyết thứ năm với bút hiệu là Lê Sấm, sau năm 75 thầy không phải đi tù và vì tình trạng thiếu giáo sư, thầy được mời dạy Pháp Văn ( Đệ nhị cấp) cho trường Trương Định, Thầy đi dạy trong tư thế " nín thở qua sông ", cố làm trọn chức năng của mình để được hưởng đồng lương công nhân viên dù rất khiêm nhường nhưng không phải dễ kiếm trong một xã hội mà ...Bác Hồ nhân đạo mua gạo phải xếp hàng ...!, bởi vì thầy đang sống trong một bối cảnh mới, có lắm thầy từng được ưu đãi trong chế độ quốc gia đã" trở mình "mau chóng xum xoe nịnh hót nếu họ làm để được yên thân còn tha thứ được ... đàng nầy đã nhẩn tâm tố cáo đồng nghiệp mà lời tố cáo có thể gây tù tội cho người bị tố cáo mà sự việc thật ra không có .... đó mới là điều tồi tệ ., thầy ít giao tiếp, thoảng lắm mới thấy nở một nụ cười. Hiện thầy định cư tại Cali, thỉnh thoảng có gửi thơ đăng báo dưới bút hiệu là Lê Trường Nam.
Thầy Lượng nhà ở Yên Luông Đông, đi dạy cũng bằng chiếc mô bi lết.Học trò của thầy đa phần đều học khá, lớp thầy dạy nằm ngay tầng trệt ngay cổng vào đối diện với piscine .
Thầy Đạt, vợ là cô giáo Thu Hà, thầy đi dạy bằng chiếc xe lam.Tính thầy hiền, trông dáng người hơi khắc khổ nhưng lại có nụ cười rất tươi, thầy thường mặc áo sơ mi măn sết, cài nút tay cẩn thận. Phòng thầy dạy chung hội trường với lớp nhất của thầy Thức.
Tôi lên lớp nhứt C học với thầy Lê Tấn Ngọc, gốc người Yên Luông Đông là con trai thứ sáu của Ông Phán Nhứt. Thầy còn có hỗn danh là Sáu Bụng, là cựu học sinh P.Ký, đậu bằng Díp lôm xin về tỉnh nhà dạy học với ngạch giáo viên công nhựt thời đó lương tháng khoảng hơn 1.700$nên thầy dạy có mấy năm bỏ nghề, sau năm tôi học, thầy tình nguyện vào ngành Hiến Binh, dân dã vẫn quen gọi là ông cò mũ đỏ ... Vào hiến binh ra trường mang lon trung sĩ lương tháng trên 3.500$ " Hà Nam danh giá nhất ông cò ..." lương đã cao hơn đi dạy học mà còn có quyền ... chưa kể tới bổng lộc đủ sống dư thừa ....Sau nầy ngành hiến binh giải thể, một số theo đơn xin về học sĩ quan tại trường Thủ Đức ra trường làm tiểu đội trưởng quân cảnh tư pháp, quyền uy một cõi trong tỉnh, số còn lạì không chịu đi học cho tới ngày sập tiệm mang cấp thượng sĩ, Thầy Ngọc không qua ngành quân cảnh mà phục vụ trong ngành tư pháp Cảnh Sát Quốc Gia, tù đày ra Vĩnh Phú, tưởng đâu thầy đã chết vì ...nước trong một tai nạn té giếng ở trại nầy, hiện thầy định cư tại bang V.A...
Tôi ngồi bàn nhứt, góc bìa sát tường là trò Trần Công Quang ( hải quân trung úy ) con trai của thương gia Trần Công Đán, bên cạnh tôi là trò Nguyễn văn Ba ( hỗn danh Ba Nựng, nhập ngũ khóa 4/69 , mang cấp Đại úy hải quân, hỗn danh trong tù là Ba bọ chét) ) trò quá nhỏ con, nên khi nghe giảng bài thì trò ngồi, khi chép bài thì trò đứng, đầu bàn là trò Nguyễn Công Hoan ( trò có tật chân nên có hỗn danh là Hoan què ) trò nầy khi lớn tôi không gặp lại ...Thầy Ngọc có một vũ khí bằng gổ hình dáng như cái bánh trung thu, trò nào giỡn hay làm bài sai rất dễ dàng được thầy cho ăn cái bánh vào đầu, lớp nhứt C nằm ở cạnh mặt Bắc trường, ngó ra kỳ đài, trước lớp có một cái trống để trên cái giá trống, thầy Ngọc phụ trách điểm giờ, trống ra chơi và vô học đánh 3 tiếng, trống tan trường đánh nguyên hồi dài, thầy đánh trống rất điệu nghệ, trong lớp có trò Trần Công Chức có nhịp trống cũng suýt soát với thầy, thỉnh thoảng cây dùi cũng bị trẻ rắn mắt dấu mất thầy phải đánh bằng tay ...! Tôi còn nhớ, trong lớp có trò Âu, trò học kém nhưng ngâm thơ rất khá, buổi trưa trời nóng, học trò thường ngủ gục, thầy thường gọi trò Âu đứng dậy ngâm thơ, bài thơ nỗi tiếng của Vũ Đình Liên ...Ông Đồ Già ( có in trong quyển Việt ngữ độc bản ) Trò Nguyễn văn Tấn hát tân nhạc trò là học sinh học lại nên học rất khá, trò ngâm thơ và ca được 6 câu vọng cổ ... Trò thường ngâm đoạn thơ Anh Hùng Nguyễn Trung Trực một vở kịch thầy đang cho lớp tập mà chưa xong ....Em là cô gái Tà Niên - Đường xa gánh chiếu ra Kiên Giang thành - Chiếu em là chiếu chung tình - để người áo vải anh hùng bước lên ...đặc sắc nhứt về 6 câu vọng cổ là trò Vàng ( nhà gần chùa Thiêng Liêng ), Ngoài ra còn có trò Thời, biểu diễn bài tứ trụ và bài Mai hoa quyền ( trò nầy lớn lên thành danh trong nghể võ, võ sư Hồng Long nỗi tiếng trước 75 và cũng là phó ty thanh niên Gò Công sau khi tốt nghiệp trường huấn luyện viên thanh niên trung cấp, sau 75 mở trường võ lấy tên là Triệu Tử Long, cạnh nhà thầy giáo Liểu và đối diện với nhà Lục sự Châu văn Phú ..) Cuối năm Trường Nam thường có văn nghệ tổ chức phát thưởng hay văn nghệ trình diễn ngoài trời vào dịp bãi trường tết, lớp thầy Ngọc năm nào cũng góp mặt một vở kịch xuất sắc, lần hát tại hội trường của trường thầy cho diễn vở " Bình Định Vương Lê Lợi " với trò Trương Văn Phò( Phi đoàn chiến tranh điện tử) xuất sắc trong vai Lê Lợi, lần hát tại bến xe đò Gò Công lớp nhứt C góp mặt với vở kịch " Ông Thầy Láo " do trò Vàng thủ vai pháp sư rất được dân chúng hoan nghênh, có trò Láng ngồi bàn chót rất lớn tuổi, trò Láng dù học lớp nhứt nhưng cũng dự thi đua xe đạp do Ty thanh niên Gò Công tổ chức, đa số bạn học chung lớp nhứt tôi đều nhớ tên hết nhưng không tiện kể ra vì quá dài, có một người bạn chung lớp nhất ngồi bàn áp chót là trò Nguyễn văn Bảy ( có hỗn danh là Bảy mát, Bảy thần kinh ... ) thân với tôi từ thuở đi học cho tới ... bây giờ ( trước 75 trò là SVSQ không quân khóa 7/68 nhưng ra trường về SĐ7BB, giờ chót làm đại đội trưởng biệt lập đóng tại cầu Tân Cảng )
Trong năm học nầy có thầy Phạm Văn Răng gốc người Bình Ân dạy thể Dục và Thầy Minh dạy nhạc, vẽ thầy Giáo ..
Năm học nầy phải qua một kỳ thi tiểu học, tôi còn nhớ thủ khoa toàn trường là trò Đổ văn Vân, học trò thầy Sắc ( bên trường nữ thủ khoa là trò Nguyễn Thị Hiếu, sau nầy là vợ của giáo sư Nguyễn văn Non, Hiếu đã qua đời ở tuổi tri thiên mệnh tại Gò Công ), riêng trong lớp nhứt C tôi được xếp thứ 2 sau trò Nguyễn văn Tám ( hỗn danh là Tám Thơ, tai có đeo khoen, ở Gò Công lúc đó có chú Tám Thơ là anh của chú Chín Cò mở ra tiệm hớt tóc ngay Kios đầu tiên bên hông chợ có căng băng vải quảng cáo, trong tiệm trang hoàng rất đẹp có dàn đờn cổ nhạc, có cờ tướng nên rất hấp dẫn khách ...)
Tôi còn nhớ và nhớ rất rõ như chuyện xảy ra ngày hôm qua, thầy Ngọc gọi tôi lên bàn thầy để nói về chuyện phát thưởng cuối năm, thầy cho tôi biết, dù tôi là hạng nhì, nhưng môn toán tôi kém hơn trò Nguyễn văn Để xếp thứ ba nên phần thưởng hạng nhì dành cho trò Để nên phần tôi khỏi lãnh gì hết ( mỗi lớp chỉ có hai phần thưởng ) Quân sư phụ, khi thầy đã quyết định thì làm sao dám cải ... Việc nầy ám ảnh tôi suốt đời đi học, tôi đâm ra ghét học môn toán ...Sau nầy lớn lên tôi mới hiểu rõ lý do ....
Đây cũng là niên học quyết định của đời học sinh, vì nếu đậu được vào đệ thất thì con đường đi được thênh thang suốt 7 năm dài, rớt kỳ thi đệ thất phải thi tuyển vào lớp tiếp liên ... học trường tư là một gánh năng cho gia đình ...mà kết quả học cũng khó bằng trường công .
Niên khóa 59-60 Trường Trung Học Gò Công mở kỳ thi tuyển vào đệ thất lấy đậu 100nam và 50 nữ, có tất cả 1.500 thí sinh toàn tỉnh tham dự . Thủ khoa là trò Trương văn Xệ ( học trò lớp tiếp liên Thầy Nhàn ) ngày loan báo kết quả đọc tại trường Nam tiểu Học, khi thầy xướng tên người Thủ khoa thì Xệ được đở đứng lên thềm cửa sổ để mọi người nhìn rõ mặt, có nhiều tiếng xì xầm trong hàng ngũ phụ huynh :
-Ý là Xệ mà còn thủ khoa ...!Ông thầy đọc tới hạng 100 mà vẫn chưa có tên tôi, dù tên tôi cũng rất dễ đọc .
-Sau đây là 5 em đậu vớt ...101 ..., 102..., 103 Trần văn Bán , 103 đồng hạng Võ Hiếu Để , 103 đồng hạng là tên cúng cơm của tôi, thế là tôi đứng chót bảng, vẫn còn hơn cả ngàn tên không có tên, ba trò hạng 103 đều là học trò lớp nhứt C cuả thầy Ngọc, năm đó lớp nhứt C đậu tổng cộng 5 trò ( Trần văn Tâm và một trò nữa tôi quên tên ) phá kỷ lục của trường Nam, bởi vì học sinh lớp nhứt phải học nhiều môn như thủ công, nhạc, vẽ, thể dục, pháp văn, đức dục, hoạt động thanh niên đều là những môn không có trong chương trình thi mà phải đụng với hai lớp tiếp liên thầy Nhàn, một lớp tiếp liên bán công của thầy Tạo, lò luyện thi đệ thất của Thầy Xuyên ( Hòa Nghị ) thầy Chương ( Tăng Hòa ) thầy Đủ ( Tân Phước ) ...chưa kể học sinh đệ thất đệ lục trường tư trở lại thi ...và một số ghế dành cho các quý tử con quý vị chức sắc tỉnh nhà được sự gửi gấm ( thử tìm xem có con ộng trưởng ty chi sở nào học trường tư không ?)
Đặc biệt hai trò đậu thủ khoa bằng tiểu học đều không có tên trong danh sách, cũng như trò Tám và trò Để hai trò lãnh phần thưởng của lớp tôi .Bên nữ trò Trần Thị Phát, ái nữ của thầy giáo Đẩu đậu thủ khoa ...
Trước năm 1957 , trường tiểu học Gò Công là trường tỉnh lỵ, thuộc ty tiểu học Gò Công và mỗi năm mỗi bành trướng thêm.Nhưng từ năm 1957 tỉnh Gò Công được sáp nhập với tỉnh Mỹ Tho nên trở thành trường Quận, thuộc ty tiểu học Định Tường, càng ngày trường càng thu hẹp vì lần lượt các trường sơ cấp lân cận được mở rộng thành trường tiểu học .
Ngôi chánh là một nhà lầu hình chữ thập, từng dưới có một phòng việc hiệu trưởng và 3 phòng học, từng lầu có 4 phòng học, dãy trệt gồm có 10 phòng học ; tất cả nằm trên một miếng đất hình chữ nhật dài 76mét rộng 60mét có rào tường bằng gạch chừa hai cửa vào cửa phía Nam ngó ra đường Trường Công Định , cửa phía Tây thông ra đường Gia Long đối diện với cổng trường nữ tiểu học Gò Công .
Sân trường rộng đủ chỗ cho học sinh chơi, có trồng cây che mát, một vài gốc phượng vỹ lâu đời trổ hoa rực rỡ vào mùa chia tay ...với vài cây lim mới trồng , sân chơi không lầy lội nhờ có 2 sân quần vợt, điều kiện vệ sinh rất thích hợp, phòng học rộng rãi thoáng mát.Trường có hồ chứa nước mưa cho học sinh uống và một nhà xí tự hoại 12 căn .
Những cây phượng năm xưa bây giờ còn không nhỉ ? một cây cổ thụ tàn che mát phòng lớp thầy Sấm, một cây cạnh lớp thầy Bích ... Những cây Lim lúc tôi học chưa cao khỏi đầu người lớn nay nếu còn thì cả lớp năm xưa trèo lên cũng còn dư chỗ, Tôi nhớ những chiếc xe đạp nhỏ xíu xếp gọn gàng trong nhà để xe bắt đầu từ cổng đối diện trường nữ kéo dài đến Học Xưởng ( tiền thân của trường Kỷ Thuật, lúc tôi còn học, trường Học Xưởng có 3 phòng nằm ké trong khuôn viên trường Nam, Một phòng học văn hoá trong phòng tầng trệt ngó ra kỳ đài, 2 phòng nằm cạnh phòng thư viện gồm một lớp thực tập mộc và một lớp nguội, Lớp dạy văn hóa do Thầy Nhản ( chồng Cô Sa Bi) phụ trách, lớp Mộc do Thầy Giáo Hiện phụ trách lớp, lớp nguội tôi không nhớ, Hiệu Trưởng là Thầy Trần Văn Báu, chồng của Cô Lê Thị Điệu hiệu trưởng trường nữ công )
Những chiếc xe đạp tuy nhỏ nhưng đều là những con thần mã mang chú học trò từ Tân Bình Điền, Vàm Láng, Tân Thành ... đều xa trên 10 cây số ...
Thời tôi học, trường giữ được một kỷ luật tuyệt đối cũng nhờ vào sự tận tâm và đạo đức của quý vị thầy cô, Ông Hiệu Trưởng Võ Văn Giáp, thầy giám học Nhàn, tự hậu tôi nghĩ khó tìm được người thay thế ...
Thời đó tuyệt nhiên không bao giờ thấy một vị thầy nào la cà ở quán cà phê chứ đừng nói quán nhậu ... như những thời mạt vận sau nầy ...!!
Tôi viết về ngôi trường tiểu học mà tôi rất vinh dự được mài đủng quần 6 năm tại đây, trường có một chiều dài thời gian tương đối lớn, nên một cá nhân không thể nào dùng ký ức mà hồi tưởng lại được tất cả mọi sự việc xãy ra tại trường, dù bộ nhớ của tôi thuộc hạng khá tốt, những gì tôi thấy, những gì tôi nghe,những sự việc đó cho tới bây giờ tôi cũng còn nhớ, người viết rất mong được đọc các bài kỷ niệm về trường của các bậc huynh trưởng cũng như của các niên đệ ...để một phút nào rỗi rảnh, đọc lại hồi ức về trường, để mà bồi hồi nhớ lại một thời tuổi thơ, nhất là công ơn của thầy cô ...đã ân cần dạy dỗ ta thuở còn thơ ấu ...
...Cái gì qua rồi mới thấy tiếc !!

Thủy lan Vy
Viết tại Kỳ Đà Động , Mạnh Thu 2002








mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 18 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.172 seconds.