Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 71 phần sau >>
Người gởi Nội dung
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 07/May/2010 lúc 2:51am
Vợ Chồng Già Vợ Chồng Già--> PDF Print E-mail
Tác Giả : Saigon Echo sưu tầm   
 Chúc cuối tuần vui vẽ
Bà rằng: ông dở chứng điên, ông rằng: bà mới vô duyên trên đời

Vợ chồng nay đã về già
Lưng còng gối mỏi, làn da đồi mồi
Khó khăn lúc đứng khi ngồi
Mắt mờ, tai điếc, răng thời lung lay

Về hưu rảnh rỗi cả ngày
Cụ bà đổi tính nên hay nói nhiều
Thôi thì cụ nói đủ điều
Trời mưa trời nắng, từ chiều tới khuya

Trách ông già: vẫn không chừa
Tính tình gàn dở, khó ưa quá trời
Lỗi ông cụ nhớ thật dai
Lâu lâu lại nhắc một vài tật xưa

Đi đâu hai cụ chung xe
Cụ ông cầm lái cụ bà chỉ huy
Hãy nhìn đèn đỏ đằng kia
Ông mà vượt nó hồn lìa thế gian
Lái xe cốt giữ an toàn
Chạy nhanh lái ẩu là tan thân già

Những ngày hai cụ ở nhà
Đứng ngồi quanh quẩn vào ra đụng đầu
Truyện trò chỉ được vài câu
Thế là các cụ bắt đầu xùng lên
Bà rằng: ông dở chứng điên
Ông rằng: bà mới vô duyên trên đời

Hôm nao khó ở trong người
Không gây nhau thấy buồn ơi là buồn
Gây hoài riết trở thành quen
Gây xong lại nắm tay em cười hòa
Cãi nhau cái thú người già
Không gây không cãi, cửa nhà buồn tênh

IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 14/May/2010 lúc 3:45am
 
Cha già nói với con Cha già nói với con--> PDF Print E-mail
Thi Ca
Tác Giả : TRẦN VĂN LƯƠNG   
Mời các bạn thưởng thức một bài thơ thật cảm động của 1 người cha già nói với con gái. Phải nói là bài thơ độc đáo của người cha già hiểu biết ý nghĩa của cuộc sống cuối đời với tình thương bao la trao cho con cái
 
HAI CÂU ĐẦU:
          Đêm bệnh-viện, sầu tơi trên tóc trắng,
          Người già nằm, bóng hạc lắng chiều sương,

DẠO: Lòng không muốn sống xa nhà
         Nhưng trời bắt tội tuổi già biết sao!
 
 (Kính mến gửi về Chú, ngậm-ngùi đánh dấu ngày mà Chú, vừa tới tuổi 90, phải vào nhà dưỡng-lão, mặc dù con gái Chú rất thiết-tha muốn được đưa Chú về nhà.)
 
          Đêm bệnh-viện, sầu tơi trên tóc trắng,
          Người già nằm, bóng hạc lắng chiều sương,  
          Mắt ngu ngơ như nắng lỡ độ đường,
          Nhìn con gái dựa bên giường gà gật.
 
Đầu ngật ngầy váng vất,
Thương con mình tất bật ngược xuôi,
Mấy ngày qua luôn túc-trực không rời,
Đến tối mịt mới về nơi tổ ấm.
 
          Bàn tay già chầm chậm,
          Thờ thẩn nắm tay con.
          Từ rãnh mắt xoáy mòn,
          Giọt thương cảm lăn tròn theo vết cũ.
 
                                         X
                                   X        X
 
 Khuya rồi đó, sao con chưa về ngủ,
 Chuyện tuổi già, con ủ-rũ làm chi.
 Chín mươi rồi, Bố chưa bị cất đi,
 Mình may mắn, có gì mà áo-não.
 
         Hãy để Bố vào ở nhà dưỡng lão,
         Như mọi người vừa khuyên bảo sáng nay,
         Vì một mai khi rời khỏi nơi đây,
         Khó khăn sẽ theo tháng ngày dai dẳng.
 
 Bố không muốn mình trở thành gánh nặng,
 Để cho con phải lo lắng miệt mài
 Đời con còn nhiều trách-nhiệm trên vai,
 Đâu có thể chực-chầu hoài sớm tối.
 
          Thân gầy còm yếu đuối,
          Sao kham nổi đường xa.
          Thêm việc sở, việc nhà,
          Chuyện con cái, dễ gì mà vất bỏ.
 
 Người già thường cau-có
 Nằm liệt giường, càng khó tính gấp trăm.
 Dù cho con chẳng quản ngại nhọc nhằn,
 Nhưng chịu đựng tháng năm dài sao thấu.
 
          Bố vẫn muốn sống đời bên con cháu,
          Dẫu cơ-hàn, mà rau cháo có nhau.
          Bao năm qua mất Mẹ , bấy năm sầu,
          Bố gượng sống với niềm đau-lẻ-bạn.
 
 Buồn nhớ lại ngày vượt biên hoạn-nạn,
 Bỏ quê nhà, chấp-nhận vạn gian-truân,
 Chết trong tay đã nắm chặt chín phần.
 Mạng sống chỉ ngàn cân treo sợi nhỏ.
 
         Con thuyền khốn khổ,
         Sóng gió tả-tơi,
         Phút chót đã kề nơi,
         Lối định-mệnh, ai người sống sót.
 
Tưởng chỉ được nhìn Mẹ, con lần chót,  
 Nhưng Trời thương cho trót-lọt qua đây,
Trong khi bao người biển cả vùi thây,
Giờ sao nữa, chẳng mảy-may tiếc rẻ.
 
         Bố chỉ hận mình không còn sức khỏe,
         Đở đần con việc lẻ-tẻ hôm mai,
         Để chiều về, con bớt phải loay-hoay,
         Được yên nghỉ sau ngày dài kiệt sức.
 
Khi bị đẩy vào trong phòng hồi-lực,
Bố biết mình gần tới lúc xuôi tay.
Dù thoát nạn hôm nay,
Đời cũng phải rẽ ngay vào lối ngoặc.
 
        Bố tự biết như ngọn đèn sắp tắt,
        Nên cố tình bẳn gắt mấy ngày qua.
        Nếu chẳng may phải theo gót ông bà,
        Con cũng đở xót xa giờ đưa tiễn.
 
Mai kia rời bệnh-viện,
Con đừng bịn-rịn xót xa,
Hãy nghe lời y-tá dặn ngày qua,
Mà đưa Bố thẳng ra nhà dưỡng lão.
 
        Cuộc sống mới dù là mưa hay bão,
        Bố không buồn,tự bảo vẫn còn may,
        Vì biết rằng, chỉ quanh-quẩn đâu đây,
        Con cháu Bố đang vui vầy hạnh-phúc.
 
Rồi sẽ có những buổi chiều hun-hút,
Bố nặn dần từng phút ngóng người thân.
Nhưng rủi con chẳng tới được một lần,
Bố cũng hiểu, đừng bận tâm ray-rứt.
 
        Bố không ngại chặng cuối đời khổ cực,
        Nhìn thấy con hạnh-phúc, Bố vui lòng.
        Tuổi đã nhiều, phận Bố thế là xong,
        Con phải sống cho chồng, cho con cái.
 
Hứa với Bố, con sẽ không buồn mãi,
Nếu mai này, khi Bố phải ra đi,
Mà con không kịp đến lúc phân-kỳ,
Nói cùng Bố lời chia-ly vĩnh-viễn.
 
                              X
                         X      X
 
         Đêm trơn giấc, người con rời bệnh-viện,
         Đôi mắt già quyến-luyến vọng đưa chân.
         Trong ký-ức phai dần,
         Khuôn  mặt những người thân vùng hiển-hiện.
 
               Lòng chợt thoáng bùi-ngùi khi nghĩ đến
               Phút lên đường, theo ước-nguyện ba-sinh,
               Chân bơ-vơ trong tăm tối một mình,
               Mò mẫm lối hành-trình về thiên-cổ.
 
IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 15/May/2010 lúc 4:17am
Chân lý ông già Chân lý ông già--> PDF Print E-mail
Tác Giả : Saigon Echo sưu tầm   
 

Kính vợ đắc thọ. Sợ vợ sống lâu. Nể vợ bớt ưu sầu

Để vợ lên đầu là ... trường sinh bất tử
Đánh vợ nhừ tử là ... đại nghịch bất đạo
Vợ hỏi mà nói xạo là ... trời đất bất dung
Chê vợ lung tung là ... ngậm máu phun người
Gặp vợ mà không cười là ... có mắt không tròng
Để vợ phiền lòng là ... tru di tam tộc

Vợ sai mà hằn học là ... trời đánh thánh đâm
Vợ gọi mà ngậm câm là ... lòng lang dạ sói
Để vợ nhịn đói là ... tội nhân thiên cổ
Để vợ chịu khổ là ... bất tài vô dụng
Trốn vợ đi "ăn vụng" là ... tứ mã phanh thây
Vợ hát mà khen hay là ... anh hùng thức thời
Khen vợ hết lời là ... thuận theo thiên ý!

Quý bà thì khen hết ý
Các ông ..... cha chả thật là phi lý!

Đọc xong bài này là choáng váng, xây xẫm mặt mày cho nên xin có lời khuyên Hi-Fi (thành thật và trung thực nhất) cho những thằng đàn ông còn hoặc đang có một cuộc sống độc thân vui tính -

Chơi lữa có thể cháy nhà
Chơi dao coi chừng có ngày đứt tay
Nhưng đụng tới gái có ngày
Thân tàn ma dại đố mày dứt ra!

Hãy tránh xa ... ha ha ha :-):-):-)
Nếu không thì ... hu hu hu :-( :-( :-(
(Vậy mà còn bị thiên hạ chửi là ĐỒ NGU nữa chứ ... tức ói máu!)

Ối dzời ơi bấy lâu nay cứ tưởng là nam nhi chi chí ai dè -

Thân trai mười hai bến nước
Bến nào cũng đục chẳng trước thì sau
Hết kiếp này đợi kiếp sau
Xin làm dân "gay" lấy nhau báo thù!

Đàn ông sẽ là "gay" lấy nhau để cho mấy bà ở giá, ế độ, mốc meo, khô héo, màn nhện giăng đầy, và sẽ suốt đời làm ... Người tình không ... đàn ông ... cho bỏ ghét!

Đó là kiếp sau còn bây giờ thì xin hãy ... cứu tôi với, help me please, sauvez moi s'il vous plait, ... ngộ chẩu à!
Xì tốp ... Khoan ... Xin hãy dừng chân lại (nghe giống cải lương Hồ Quảng quá hén)
Lỡ kiếp sau mình là "gay" mà mấy bà cũng đầu thai là "gay" thì coi như bỏ mẹ sa tràng, chạy trời không khỏi nắng, tránh vỏ dưa gặp bãi mìn, từ chết tới bị thương ... sương sương thì cũng bị đập bờm đầu, bầm đít !

Ôi thân trai!
Đôi vai gánh vác sơn hà
Gánh luôn một bà với đàn con (1)
Đêm dài ngày ngắn dạ héo hon
Canh khuya thanh vắng lòng nỉ non
Một niềm tin xin vẫn giữ trọn
Đã một lần thề trên dáo nhọn (2)
Tận trung với nước non
Thuỷ chung với vợ con (3)
Thương cha nhớ mẹ sức mòn
Non cao biển rộng một lòng sắt son
Cầu cho đất nước vẫn còn (4)
Xin cho dân Việt vuông tròn mai sau!

IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 19/May/2010 lúc 2:39pm

Ông Ngoại

Nguyễn Ngọc Tư


Sáng nay, con em họ Dung khoe:

- Em vừa đi phỏng vấn, má em nói một tháng nữa sẽ bay.

Chiều, cậu mợ ghé nhà, mếu máo . Ông ngoại cương quyết không đi . Ông bảo: "Ba sống ở đây một mình mà vui, sang bên đó, xứ lạ xa người... các con lớn rôi, chọn đường thì cứ đi... "

Mợ khóc lu loa.

- Thà ba mắng chửi, chứ nói vậy, tụi em đau lòng.

Mẹ Dung an ủi:

- Thôi, có dịp thì ứ đi, ở bên này chị thu xếp cho mấy cháu sang sống với Ba.

Dung như ở trên trời rơi xuống. Mẹ bảo nó:

- con là con gái lớn, biết nấy cơm, chăm sóc ngoại.

Dung gân cổ cãi:

- Thì con Huệ cũng biết nấu cơm vậy.

Mẹ nghiêm mặt:

- Thế hồi mầy lên bốn, mẹ đi vắng gần tròn năm, ai nuôi mầy, ai kéo võng cho mầy suốt đêm, ai dạy cho mày "Bần tất cộng lạc, phú tất cộng ưu" là sao. Mày có thương ông không hả?

Dung cúi đầu. Ừ, thương thì có thương, mà có phải xa cách gì cho cam, ngày nào Dung cũng sang nhà chở em họ đi học, gặp ngoại thì chào hỏi, đôi khi ông ngoại lì xì ít tiền, dăm tối nó qua cậu hát Karaoke, xem phim, ông ngoại với nó cũng thân thuộc vậy. Nhưng suy đi nghĩ lại, sang sống với ông lai là chuyện khác. Lũ em hùa đến:

- Lần này chị chết chắc.

Con em họ dụ khi.

- Thôi thì cho chị dàn Karaoke của em luôn.

Sang bên ấy được hai hôm, Dung chạy về mẹ, than thở lướt sướt: "Ở với ông ngoại buồn muốn chết, đi học về, mở Karaoke lại sợ ồn, nói chưa được mấy câu thì hết chuyện. Chẳng lẽ con lại nói chuyện tình yêu với ông ngoại à? Bọn bạn không dám lại nhà chơi. Ông khó lắm. Con mở nhạc cũng ngại, con nấu cơm khét ông mắng cả buổi. Suốt ngày ông cứ lo tiat tót cho mấy chậu kiểng, mấy con cá vàng. Con hỏi: "Ngoậi chăm sóc hoài không chán sao?", Ngoại nói " Cây cũng có linh hồn. Con không tin, ghé tai vào nghe thử, có cây nào than buồn, có cây nào thèm nghe Michael Jackson đâu".

Mẹ cười:

- Con vì ông một chút, ông cũng vì con thôi, thử xem.

Dung anh ách lái xe về nhà ngoại, cậu đi để lại chiếc Chaly màu xanh, Dung dùng đi học. Hồi sáng này, ông ngoại dắt xe ra đến cửa Dung hỏi:

- Ngoại đinh đi đâu

- Ông lên quận một chút.

Dung ngăn:

- Thôi , ngoại già rồi, không nên lái xe , có đi, con chở ông đi.

Ông tỏ vẻ giận, quây quả vào nhà. Ôi, người già sao mà khổ đến vậy.

Thế nghĩa là có hai thế giới ở trong ngôi nhà. Thế giới của ông là mấy ông bạn già, là mấy chồng nhựt báo, là cái radio đâu hồi còn đánh nhau, là trầm tư suy ngẫm, là mảnh sân hoa trái. Thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thết xập sxnh, là sắc màu xanh đỏ, là quả đất như nằm gọn trong bàn tay. Sáng nó dậy thật sớm để nấu cơm, sau đó đi học, chiêu. lại học, buổi tối nó vù xe đến bạn chơi hoặc về nhà nghe mấy đứa em cãi nhau ỏm tỏi. Hai thế giới vừa giành giựt vừa hoà tan nhau.

Mặc dầu Dung đang ở trong thế giới của ông, mà không biết mình đang chìm dần vào đấy. Lọt thõm giữa cái sân xanh lá, Dung vẫn buồn. Rảnh rỗi, nó leo lên cây me già ở góc sân, nhấm nháp vị me non. Ông ngoại tặng Dung cái chậu sứ trằng nó trồng vầo đấy một cây mai. Lây ngày quên bẵng, nhìn lại thấy cây mai đã lớn từ hồi nào, mượt mà những là Dung cảm thấy vui vui. Hôm bữa Dung nói với ông:

- Sao ông Chín bên nhà rủ ngoại đi tham gia câu lạc bộ gì đó, ngoại không đi?

Ông nhìn Dung thật lâu" Ngoại sợ con ở nhà một mình buồn".

Dung chột dạ, "Có bao giờ đi chơi mà mình nghĩ tới ông không"

Mưa thì ông ghé vào phòng

- con khỏi phải nấu cơm, lo mà ôn thi, ngoại ra quán ăn cũng được.

Dung mừng rỡ, gật đầu, lòng thầm toan tính. "Chuyện này chẳng nói cho mẹ hay kẻo mẹ mắng" Bẳng mấy hôm, bọn chèo kéo "Ôn bài mệt thấy mồ, xả hơi một bữa" Nhảy nhót ca múa một hồi, cuộc chơi nhạt dần, Dung cong cổ húp bún, ngán quá, liền vòi về nhà "Nấu cơm có bao lâu... tại mình lười thôi".

Có những sự thay đổi Dung không thể ngờ được. Bây giờ mỗi đêm Dung trở mình nghe ông ngoại ho khúc khắc. Nghe cây mai nhỏ nứt minh , nảy chồi Dung nghiện hương trầm tối tối ông thắp lên bàn thờ bà ngoại. Lắm khi lúc em Dung sang, chúng nó phá phách quậy tung cả lên , Dung mắng, chúng nó trề môi "Chị hai khó như một bà già", Dung giật mình. Có lẽ quen với cái tĩng lặng trong sân mà mỗi chiều Dung giúp ông tưới cây, cái khoảng không xanh lạc lõng trong khói bụi, đâu đó, trên tàng me già, dăm chú chim hót líu lo Dung quen dáng ông ngoại với mái tóc bạc, với đôi mắt hõm, cái cằm vuông, quen mỗi tháng một lần cọc cạch lên phường lương hưu. Có một điều Dung ngày càng nhận ra tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu. Chủ nhật Dung cắm cúi lau chùi bên dàn karaoke phủ bụi, ông đứng lên nheo mắt:

- Sao con không hát, con hát rất hay mà.- Dung thoáng ngỡ ngàng, nó hỏi:

- Ngoại có thích nghe không?

Rồi mở máy. Hôm ấy Dung rất vui, lần đầu tiên nó hát cho riêng ông nghe và quan trọng nhất là ông đã ngồi lại đấy, gật gù.
Ngày 18 tháng 12, Dung mở tờ lịch mới, hôm nay là sinh nhật của nó. Hôm qua, mẹ cho Dung một món tiền kha khá, bọn bạn reo lên inh ỏi “Party nghe Dung, làm xôm tụ, tụi này kéo lại “Dung nói với ông, ông gật đầu/

- Ừ thì sinh nhật mà, con có mua bánh kem chưa? Ông biết làm đấy.

Dung tròn mắt:

- Thật ư?

Ông khẽ cốc đầu nó.

- Đừng có khinh ngoại.

Nói rồi hai ông cháu lăn vào khuấy bột, trộn sữa. Tay ông nhẹ nhàng, nắn nót mười tám nụ hồng trên mựat bán Dung thòm thèm mãi. Buổi sinh nhật thật rôm rả, bọn Dung khiêu vũ với nhau ông ngoại cũng nhảy, ông mặc chiếc áo màu xanh thắt nơ hoa rất đẹp. Lúc ông nắm tay nó, nhạc dạo bài Tango “Xa vắng”.

Dung ngạc nhiên và buồn cười đến nỗi giẫm lên cả chân ông. Bọn bạn reo ầm lên, chúng khen bánh kem ngon, khen ông nhảy giỏi, Dung hãnh diện lắm, nói bâng quơ.

- Ông học ở đâu vậy?

- Ở câu lạc bộ. – Ông cười

Dung nghĩ bụng, mình phải đến đó một phen. Tàn tiệc Dung tất tả đi mua thuốc, ở trong phòng ông đang ho cành cạch. Nó thấy thương ông quá. Lúc đem thuốc vào phòng, ông kể:

- Hồi ngoại ở Trường Sơn, ngoại có cậu lính hát rất hay, bọn ngoại đi săn nai về liên hoan khi về đến, cậu ấy chết trên tay ngoa. bởi cơn sốt rét rừng, lúc ấy cậu ta vừa tròn mười chin.

Dung hoảng hốt:

- Thật ư?

Dung thưo ông đến câu lạc bộ, không như Dung nghĩ, ở đó cũng có tiếng nhạc dìu dặt, tiếng cười nói lao xao Dung thơ thẩn, quẩn quanh ngóng những chuyện không phải của mình

- Lúc này ông ăn được không?

- Yếu lắm rồi, ăn cơm mà nhạt như nhai giẻ rách, khéo năm nữa tôi chẳng đến được đâu.

Có tiếng đàn bà cười khanh khách.

- Ôi, bà nhuộm tóc đấy à? Bà đi đâu mà lâu lắm chẳng gặp.

- Tôi đi học Anh ngữ đêm, bọn trẻ tóc còn xanh mà cứ đi chơi luôn , bà ạ.

- Ừ nghĩ mà tủi, tôi gò lưng may cho con cháu một cái áo, nhưng nó bảo khó coi lắm. Chắc mắt tôi mờ rồi.

Dung nín lặng. Ra về:

- Hôm nay ngoại nhất định chở con về nhà.

Ngoại cười, dưới ánh đèn, mắt ông cũng cười.

Hết mùa me dốt, ông cháu Dung nhặt là mai đón Tết. Cậu gửi thư và quà về. Ông ôm chầm lấy thư bảo Dung.

- Con đọc ngoại nghe.

Dung đọc một lèo, lúc ngước lên đã thấy mắt ông đỏ rưng. Ông đến bàn thờ bà, đốt nén hương, mùi trầm ngào ngạt, Dung hỏi:

- Ngoại thương cậu như vậy, sao không theo cậu?

Ông trìu mến:

- Ngoại muốn mỗi năm cùng con đón giao thừa và nghe con hát.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Jun/2010 lúc 7:57am
ÔI THẤM THÍA TUỔI GIÀ Ở MỸ 
Tác giả Andrew Lam


Người Việt hay nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già.

Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía. Mỹ

có tất cả những sản phẩm dành cho thanh thiếu nhi: đồ chơi, phim ảnh,

máy chơi điện tử thính thị, khu giải trí có chủ đề (theme parks). Còn

đối với người già, thì chỉ có sự cô lập và nỗi cô. Căn bản nếp sống

của người Việt dựa vào gia đình, cộng đồng, và khi ta mất những cái đó,

ta mất đi một phần lớn cái tôi.

Khi còn sống ở Việt Nam , tôi không bao giờ nghĩ đến việc sinh sống tại

một nơi nào khác ngoài quê hương. Ta sống và chết nơi tiền nhân đã sống

và đã chết. Ta có thân nhân, giòng họ; ta có gia đình, có những miếu đền.

Một khi ta đã quen miền đất với mồ mả tổ tiên, ta sẽ không còn sợ tử

thần và cái chết. Nhưng tại Mỹ, lối sống cũ của chúng ta không còn nữa.

Chúng ta bị buộc phải ra đi khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1975, và

chúng ta đã sống xa xứ từ lúc đó. Ngày nay, bạn bè và thân nhân của

chúng ta tản mạn khắp nơi trên thế giới.

Tại Mỹ, càng già càng mất mát nhiều – bạn bè, thân nhân, trí nhớ, khả

năng di chuyển, và ý nghĩ của chính mình. Chuông điện thoại kêu. Tôi

nhấc ống máy. Đây là bà tên-này-tên-nọ ở Los Angeles . Bà mắc bệnh tiểu

đường và mới bị cưa chân. Rồi chuông điện thoại lại reo nũa: Ông

tên-ni-tên-nớ ở Georgia bị ung thư phổi, chỉ còn sống khoảng vài tháng.

Ở Việt nam, chúng tôi đều là bạn thân. Nhưng với cái tuổi đời chồng chất

như tôi, tôi làm sao đến thăm họ được khi họ ở hàng ngàn cây số cách xa?

Làm sao ta tưởng tượng được đến việc gọi điện thoại cho người bạn thân

khi họ nằm chờ chết trong bệnh viện, để nói lời xin lỗi là không thể đến viếng

thăm lần cuối. Ấy vậy, tôi làm điều này mỗi tháng, buồn lắm.

Tôi và chồng tôi, chúng tôi dự định đi một chuyến du lịch Âu châu vào kỳ

hè tới đây. Chuyến đi này là chuyến đi cuối cùng, để nói lời giã biệt

thân nhân bè bạn. Chúng tôi biết là sau chuyến đi này, chúng tôi sẽ

không đi đây đi đó được nữa vì sức khỏe đã kém, sẽ không thấy mặt họ

nữa. Tôi gần như không bước xuống được cầu thang nhà vì đầu gối chân rất

đau. Nhà thì đã bán, giờ thì chúng tôi ở trong một chung cư có thang máy

vì đó là điều kiện duy nhất mà chúng tôi có thể sống độc lập không nhờ

vả đến ai bây giờ.

Điều mà tôi quan tâm nhất là trí nhớ suy sụp rất nhiều. Tôi là người giữ

gia phả của giòng họ, nhưng tất cả đều nằm ở trong đầu. Biết ai liên

quan với ai như thế nào trong họ là nghề đặc biệt của tôi, người con gái

trưởng trong nhà.. Nhưng không một đứa con nào của tôi biết được những

mối dây liên hệ gia đình trong gia tộc, ngay cả đến những người em của

chính tôi. Không có tôi, họ hàng thân thích sẽ trở thành kẻ xa lạ nếu

tình cờ gặp nhau trên đường phố. Tôi có thể nhớ đến được những bà con cô

dì chú bác ba đời của gia đình bên tôi và của cả bên chồng. Tôi phải

viết xuống trước khi trí nhớ tôi lụt hết.

Thỉnh thoảng vào buổi sáng khi thức dậy, tôi lặng nhìn cây cối ngoài phố

và tự hỏi tôi đang ở nơi nào. Đôi lúc, tôi đi sang khu chung cư kế cận,

nơi có một số mèo hoang, và cho chúng ăn những thức ăn thừa. Khi tôi cất

tiếng gọi, chúng nhận ra tôi và đổ xô  lại. Bây giờ, chúng

là những niềm vui nhỏ của tôi.

Đương nhiên những ngày hạnh phúc nhất là những ngày con cháu đến thăm.

Nhưng chúng cũng có đời sống riêng, thỉnh thoảng chỉ đến chơi được một

lúc rồi về, tôi làm gì cho hết những khoảng thì giờ trống trải sau đó?

Mẹ tôi mất năm bà 97 tuổi, và mẹ chồng tôi qua đời lúc 95 tuổi, cả

hai người có sống chung trong một khu dưỡng lão nhiều năm. Tôi thường đi

xe buýt đến thăm hai bà mỗi ngày, ngay cả khi còn đi làm. Từ lúc đó tôi

đã biết cái thảm não của người già trên đất Mỹ, ngay khi tôi còn trẻ

trung mạnh khỏe. Các nhân viên điều dưỡng ở đó thường nói với tôi là hai

bà có phước lắm, thường có  con cháu đến thăm. Tôi trả lời: "Đó là

lối sống của người Việt Nam ". Còn những người già khác, con cháu họ ít

đến. Tôi có nhớ một số bà lão, ngồi trên những chiếc xe đẩy, ngóng trông

con cháu hay người thân, ngày này qua ngày khác, nhưng chẳng thấy ai. Có

cả một bà cụ, cụ còn sống lâu hơn những người con trai; mỗi ngày bà vẫn

ngồi chờ trông mong hình bóng người con trai bước qua khung cửa. Thật tội

nghiệp khi người ta sống dai như vậy trong sự đơn chiếc!

Ở xứ Mỹ này, tuổi già đúng là tuổi lỡ làng, không được người

ta kính nể hay cho một chút gì quan trọng. Ở quê nhà, các ông già bà lão

thì được nể vì nhất, vì họ là những người chia xẻ túi khôn cùng kinh

nghiệm cho những người đi sau. Điều đó không có ở đây. Không ai muốn

nghe tiếng nói của người già. Họ cảm thấy bị cô lập ngoài vòng ranh giới

của đám con cháu Mỹ hóa của họ. Chúng cười ồ lên về nhiều thứ mà tôi

hoàn toàn không hiểu được. Mỹ đúng là một quốc gia của giới trẻ hơn là giới

già như tôi.

Vào những buổi chiều mùa đông, tôi ngồi nhìn những hàng cây trơ trụi lá,

tâm hồn lạc lõng. Tôi nghĩ về cái thế giới mà tôi đã biết, nay đã bay

xa, như làn khói hương trầm. Tôi nghĩ đến cố hương, đến những mùa lễ Tết

ở Saigon, đến những đám cưới, đám hỏi, đến những chuyến du lịch, những

lần tíu tít họp mặt gia đình, ai ai cũng có mặt, con nít chạy quanh,

người lớn ngồi nói chuyện đời tán  gẫu, đàn bà con gái quây quần chung

lo việc bếp nước. Và tôi cảm thấy rất khao khát những ngày quá khứ xa xưa.

 

Nguyễn Đức Nguyên chuyển ngữ

 

Andrew Lam  là một biên tập viên của NAM (New American Media) và cũng là tác giả cuốn Perfume Dreams:

Reflection on the Vietnamese Diaspora (Heyday Books, 2005).

Cuốn sách này gần đây đoạt giải thưởng Beyond Margins 2006 của Trung Tâm Văn Bút Mỹ

( PEN American Center ). / Aging in a Foreign Land



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Jun/2010 lúc 8:07am
IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 07/Jun/2010 lúc 9:04am
  Có nhiều thân phận trong cuộc đời : Thân phận người lính , thân phận người tù cải tạo , thân phận người tị nạn tới xứ người....Rồi thân phận người già ở trại dưỡng lảo . Tất cả đều tự lựa chọn .
 Mời đọc bài thơ :

Thơ của người lính
trong nhà già

Tôi ngồi đây
căn nhà già
chiếc ghế già
tất cả đồ đạc có mùi tuổi tác
bàn tay tôi

da nhăn như lịch sử

tôi ngồi đây
buổi chiều xuống thấp
sao hôm mờ mờ
những chiếc lá ngoài kia
hình như đang buồn ngủ
những chiếc lá sống thêm một ngày
đi dần về con phố mùa đông
những chiếc lá không biết gì
về lịch sử
những chiếc lá chưa hề nghe bom nổ
trong tĩnh lặng của một vòng tròn

tôi ngồi đây
trong tĩnh lặng của một vòng tròn
tôi nghe bom nổ
tôi nghe tiếng súng
tiếng mìn
tiếng pháo kích
tiếng kêu thất thanh
tiếng gào
tiếng khóc
và cả tiếng rơi của một bông hoa
chưa kịp nở

tôi ngồi đây
người lính già
ở một quê hương khác
kê lại tuổi mình
trên viên gạch thời gian

người lính
người tù
khi được sống khác đi
không biết làm sao sống
quê quen
đất lạ
hai sân khấu
đóng hoài không biết đổi vai
cả hai cùng lạc chỗ
cả hai cùng cúi xuống
vỗ về tôi

tôi ngồi đây
trong căn nhà già
bỗng thấy mình rất lạ
da nhăn nheo
nhưng ký ức trong veo
ký ức đổ tràn
những ống mầu trong lồng ngực
rồi dịu dàng treo một bức tranh

Một bức tranh
không có tựa đề
vẽ bằng rất nhiều cây cọ
lớn nhỏ khác nhau
mầu xanh
mầu trắng
mầu vàng
mầu đỏ
mầu đen
khẩu hiệu hung hãn
dấu hiệu hòa bình
cùng vẽ vào một góc
ngũ sắc

vẽ thêm những dòng nước mắt
vẽ được môi cười
vẽ được cả đả đảo hoan hô
ngũ sắc

tôi cúi xuống bàn tay mình
da nhăn như lịch sử
có phải chính tôi
đã phụ vẽ
bức tranh này

tôi ngồi đây
trong căn nhà già
chiếc ghế già
tất cả đồ đạc có mùi tuổi tác
bàn tay tôi
da nhăn như lịch sử
buổi chiều xuống chập choạng
ngoài kia

cúi nhìn xuống vết thương
giữa ngực mình

chao ôi,
vết thương
còn trẻ lắm!

TRẦN MỘNG TÚ
Tháng Tư, 2010

* Tác giả dùng chữ “nhà già” thay cho Viện Dưỡng Lão 

IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 25/Jul/2010 lúc 10:54pm
BÍ QUYẾT SỐNG CHO NGƯỜI CAO TUỔI
http://www.authorstream.com/Presentation/vnlib-445597-0762-caonien/


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 25/Jul/2010 lúc 10:56pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 16/Sep/2010 lúc 8:40pm
GIÀ ĐI
Tác Giả : HPL-emilecouture@hotmail.com


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 16/Sep/2010 lúc 8:44pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 25/Nov/2010 lúc 4:19am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 26/Nov/2010 lúc 12:00am

NỖI ĐAU TUỔI GIÀ
Huy Phương
 

Ở đây, chúng ta không bàn chuyện đau nhức, cao máu, tiểu đường...nữa, vì đã có quá nhiều vị bác sĩ quan tâm tới tuổi già trên đất Mỹ này. Những loại đau trên đã có thuốc và có chính phủ Mỹ trả tiền, nhưng có những thứ đau khác không có thuốc chữa và cũng không ai kê vai gánh vác giùm.


Báo OC Register thứ sáu tuần trước có đăng tin một ông già bị người ta đem bỏ trước cổng một ngôi chùa ở thành phố Westminster. Ông lặng lẽ ngồi trước hiên chùa suốt ngày. Cảnh sát đến mang ông vào bệnh viện tâm thần. Ông không có trong người bất cứ một thứ giấy tờ nào để biết được ông là ai, ở đâu. Ông không nói một lời nào, chỉ biết lặng lẽ, đôi khi cười một mình như một người mất trí. Ông là một người châu Á, Việt Nam cũng chưa chừng, như vậy ông không phải sinh ra ở đây, hay từ trên trời rơi xuống như cô bé Maika trong một tập phim Tiệp Khắc. Vậy là có người chở ông tới và bỏ ông lại đây, không ai ngoài con cái hay thân thích của ông. Lâu nay thỉnh thoảng người ta thấy có những thiếu phụ sinh con rồi đem con bỏ vào thùng rác, nhưng chưa thấy ai đem cha mẹ vứt bỏ ngoài đường. Ông già chỉ cười vu vơ, trí nhớ của ông đã suy kiệt, nếu không ông sẽ đau khổ biết chừng nào?


Trước đây người ta kể chuyện có người chở bà mẹ già bỏ ở cây xăng, tôi không tin, tưởng là chuyện đùa, nhưng bây giờ thực sự lại có người “ đem cha bỏ chùa ”.


Cũng lại câu chuyện của một người già. Tháng trước, trong một dịp đưa người thân đi Việt Nam, tại quầy vé China Airline ở phi trường Los Angeles tôi đã chứng kiến một cảnh khá đau lòng. Trong khi mọi người đang xếp hàng trình vé, cân hàng thì một bà cụ người Việt cứ loay hoay lúng túng trước quầy vé với các thứ giấy tờ vương vãi, bề bộn trên sàn nhà. Bà ngồi bệt xuống đất hết móc túi này đến túi nọ, vẻ mặt lo lắng.ï Một nhân viên an ninh phi trường thấy tôi cũng là người Á Đông, ngỏ ý muốn tôi lên giúp bà cụ. Nhân viên quầy vé cho biết bà có vé máy bay, một visa nhập cảnh Việt Nam nhưng không có p***port hay thẻ xanh. Tôi giúp bà moi từ đống giấy tờ ra chỉ thấy một cái hộ chiếu của Việt Nam cấp cách đây mười mấy năm khi bà đến Mỹ đã hết hạn và một cái ID của bà do tiểu bang Florida cấp. Bà mới từ Florida đến phi trường Los mấy giờ trước đây một mình và trình giấy tờ để lên máy bay đi Việt Nam.


Cuối cùng, bà cũng lên được máy bay, nhưng bà sẽ không bao giờ có thể trở lại Florida nữa vì trong tay bà không có p***port của Hoa Kỳ, không thẻ xanh, không “entry permit”. Đây là trường hợp một bà mẹ già, quê mùa bị con cái “mời khéo” về Việt Nam. Tội nghiệp cho bà đã ngồi trên máy bay năm sáu tiếng đồng hồ để đến phi trường LAX, sắp tiếp tục chặng đường về Việt Nam nhưng không biết là mình không thể trở lại Mỹ và lòng bất nhân của con cái. Hình ảnh bà già này cứ ám ảnh tôi mãi. Bà vụng về, quê mùa, có lẽ cũng chẳng giúp ích được gì cho con cái mà chỉ thêm gánh nặng. Thôi để cho bà đi, khi biết mình không trở lại Mỹ được thì chuyện đã rồi. Tuổi bà có nằm lại trên quê hương cũng phải, sống chẳng giúp ích gì được cho ai, chết ở đây bao nhiêu thứ tốn kém.


Hai vợ chồng sang Mỹ từ hai mươi năm nay, đi làm nuôi con, mua được căn nhà đã pay off. Khi các con đã có gia đình ra riêng thì ít năm sau ông cụ cũng qua đời. Thấy mẹ hiu quạnh trong một căn nhà khá 1ớn, mà giá nhà đang lên, các con bàn với mẹ bán nhà đi rồi về ở với các con. Bà mẹ bán nhà, thương con chia đều cho mỗi đứa một ít, còn dăm nghìn dắt lưng, rồi về ở với con. Bà không biết lái xe, không biết chữ nghĩa, cũng không biết trông cháu làm home work, nên cha mẹ chúng phải nhờ người đưa đón. Bà thích nấu ăn, gói bánh, kho cá, nhưng sợ nhà hôi hám, con cái không cho. Lúc đầu thì chẳng sao, lâu dần mẹ thành gánh nặng. Buổi chiều, đứa con gái xô cửa trở về nhà, thấy mẹ đang gồi xem TV, nó hất hàm hỏi: -“Có hiểu gì không mà thấy má ngồi coi suốt ngày vậy?” Có lúc chuông điện thoại reo, đứa con nhấc máy, bên kia không biết ai hỏi gì, trước mặt bà già, nó trả lời nhát gừng:-“Bả đi khỏi rồi!”


Một bà mẹ khác, ở chung nhà với một đứa con nhưng nhờ một đứa con khác đưa đi bác sĩ. Xong việc, nó đưa mẹ về rồi lẹ lẹ dọt xe đi làm. Bà già vào tới cửa, móc túi mãi không tìm ra cái chìa khóa nhà. Bà không có chìa khóa, không cell phone, cũng không có tiếng Anh, sợ sệt không dám gõ cửa hàng xóm. Bà ngồi đó, trên bục cửa cho tới chiều, khi đứa con ở chung nhà đi làm về, thì bà đã kiệt sức vì khô nước, phân và nước tiểu đầy mình.


Đời xưa, người ta kể chuyện trong một gia đình, có hai vợ chồngï đối xử với ông cha già đã run rẩy của mình tệ bạc, cho cha ăn trong cái “mủng dừa”. Một hôm hai vợ chồng đi làm về thấy đứa con nhỏ của mình đang hì hục đẽo một cái gáo như thế, được cha mẹ hỏi, nó “thành thật khai báo” rằng “để dành cho cha mẹ lúc về già”.


Đâu phải ai nuôi con cũng nghĩ tới lòng cha mẹ, cũng như nhớ chuyện “trồng đậu có đậu, trồng dưa có dưa”.


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 26/Nov/2010 lúc 12:01am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 71 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.254 seconds.