Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Linh tinh lượm lặt Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 20/Aug/2011 lúc 9:57am
* 10 điều thú vị về đồng USD  
Tác Giả: SE sưu tầm   
Thứ Sáu, 19 Tháng 8 Năm 2011 10:11

    Đồng USD được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, nhưng không phải ai cũng biết hết những sự thật thú vị xung quanh đồng tiền này.

    CNBC đã điểm qua 10 câu chuyện mà có thể nhiều người chưa rõ về đồng bạc xanh, từ chuyện đồng 2 USD có giá trị bao nhiêu, tới vai trò của Mật vụ Mỹ đối với tờ USD…

    1. Vì sao Benjamin Franklin được in hình trên tờ 100 USD?

    Phần lớn các tờ tiền giấy của nước Mỹ đều in hình các Tổng thống của nước này như George Washington, Abraham Lincoln, Andrew Jackson… Chỉ có hai ngoại lệ là hình Alexander Hamilton in trên tờ 10 USD và hình Benjamin Franklin in trên tờ 100 USD. Trường hợp Hamilton xem ra dễ hiểu, vì ông là Bộ trưởng Bộ Tài chính đầu tiên của Mỹ. Nhưng vì sao mà Franklin, một nhà biên tập báo chí và nhà phát minh ra cột thu lôi lại được in hình trên tờ 100 USD?

    Ở đây có nhiều lý do. Thứ nhất, Franklin là một trong những “khai quốc công thần” của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, có chữ ký trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước này. Thứ hai, một trong những quan điểm mang tính cốt lõi của ông là “làm việc tích cực là con đường đi tới sự giàu có đích thực” - quan điểm mang tính nền tảng cho “giấc mơ Mỹ”. Và trên hết, chính những kỹ năng về in ấn của ông đã giúp in ra đồng tiền giấy đầu tiên của nước Mỹ.

  Ảnh: Getty Images

2. Tại sao lại có hình kim tự tháp trên tờ 1 USD?

    Hình Tổng thống George Washington hay hình con đại bàng trên con dấu của Bộ Tài chính Mỹ in trên tờ 1 USD đều là những hình ảnh đại diện của nước Mỹ. Vậy hình ảnh kim tự tháp Ai Cập in trên tờ bạc này có ý nghĩa gì?

    Trên thực tế, hình kim tự tháp là một phần trên con dấu chính thức của nước Mỹ - con dấu có hình đại bàng ở mặt trước và hình kim tự tháp ở mặt sau. Hình kim tự tháp này được cho là đại diện cho sức mạnh, 13 bậc của kim tự tháp biểu tượng cho 13 bang đầu tiên của Mỹ. Đỉnh của kim tự tháp còn chưa hoàn thành có ý nghĩa rằng, vẫn còn có những việc phải làm.

  Nguồn ảnh: Getty Images

3. Một số thành phố ở Mỹ phát hành tiền riêng

    Tiền địa phương khá phổ biến tại Mỹ trong thời kỳ Đại suy thoái, nhưng trong vài thập kỷ qua, nhiều thành phố ở nước này đã bắt đầu phát hành tiền riêng để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ. Các loại tiền địa phương này cũng chỉ được lưu hành riêng lẻ tại các thành phố đó.

    Gần đây, xu hướng phát hành tiền địa phương được cho là bắt đầu tại Ithaca, bang New York. Vào năm 1991, một nhóm cư dân của thành phố này do Paul Glover dẫn đầu đã tạo ra đồng Ithaca Hour. Mỗi Ithaca Hour trị giá 10 USD, ngoài ra còn có những mệnh giá nhỏ và lớn hơn. Ngày nay, lượng Ithaca Hour còn trong lưu thông có tổng trị giá khoảng 100.000 USD. Các thành phố Madison của bang Wiscosin, Corvallis của bang Oregon, Traverse City của bang Michigan là vài trong số các địa phương của Mỹ từng phát hành tiền địa phương.

 Nguồn ảnh: Ithacahours.org

4. Tiền “ảo” được in nhiều hơn tiền thật

    Có một thực tế là loại tiền “Monopoly” của trò chơi “Cờ tỷ phú” được in nhiều hơn tiền USD thật ở Mỹ mỗi năm. Hãng Parker Brothers, công ty tạo ra trò chơi “Cờ tỷ phú” cho hay, hàng năm, họ in hơn 30 tỷ Đôla tiền “Monopoly”. Trong khi đó, vào năm 2010, Cục In tiền của Mỹ chỉ in có 974 triệu USD tiền thật, trong đó 95% được dùng để thay thế những đồng USD đã cũ nát.

 Nguồn ảnh: Getty Images

5. Mỗi tờ USD có thể được gấp đi gấp lại bao nhiêu lần trước khi rách nát?

    Theo CNBC, mỗi tờ USD có thể được gấp đi gấp 4.000 lần trước khi kết thúc vòng đời. Báo cáo từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho thấy, tuổi thọ bình quân của tờ 1 USD là 22 tháng, 5 USD là 2 năm, 10 USD là 3 năm, 20 USD là 4 năm, 50 USD và 100 USD là 9 năm. Tiền xu thì bền hơn và có thể “sống” tới 30 năm.

Nguồn ảnh: Getty Images

6. Tiền USD được “bơm hút” trong lưu thông như thế nào?

    FED là cơ quan quyết định in bao nhiêu tiền USD mỗi năm, còn Cục In tiền là cơ quan thực hiện công tác in ấn. Vậy tiền cũ trong lưu thông được đổi sang tiền mới bằng cách nào?

    Khi FED nhận được tiền gửi bằng tiền mặt từ các ngân hàng, cơ quan này sẽ kiểm tra tất cả các đồng tiền bằng loại máy móc đặc biệt. Thông thường, những lần kiểm tra sẽ kết luận khoảng 1/3 số tiền được kiểm không còn phù hợp trong lưu thông và phải được thay bằng tiền in mới. Tiền bị loại sẽ được xé vụn, đem chôn lấp ở bãi rác, hoặc đóng gói lại như “quà lưu niệm” dành cho các chi nhánh FED ở địa phương.

 Nguồn ảnh: Getty Images

7. Mật vụ Mỹ (USSS) và đồng USD

    Mật vụ Mỹ được biết tới với vai trò bảo vệ tổng thống, nhưng thực tế ban đầu là một cơ quan được thành lập để chống tiền giả. Vào năm 1865, Mật vụ ra đời trong bối cảnh tiền USD giả chiếm1/3 số tiền trong lưu thông. Ngày nay, có khoảng 250.000 USD tiền giả “ra lò” mỗi ngày.

 Nguồn ảnh: Getty Images

8. Vì sao nhiều đồng xu Mỹ có cạnh dạng lượn sóng?

    Vào thời mà các đồng xu được làm bằng kim loại quý như vàng hay bạc, nhiều kẻ gian đã “sống khoẻ” bằng cách mài cạnh đồng xu lấy vàng bạc mà không bị phát hiện ra. Vì vậy, cơ quan chức năng Mỹ bắt đầu tạo ra những đồng xu có cạnh dạng lượn sóng. Theo Nhà máy in tiền Mỹ, đồng 10 xu có 118 sóng, đồng 25 xu có 119 sóng và đồng 50 xu có 150 sóng.

    Cho tới ngày nay, cho dù đồng xu Mỹ không còn được làm bằng kim loại quý nữa, nhưng vẫn có cạnh lượn sóng nhằm giúp cho công tác nhận dạng khi cần thiết. Riêng đồng 1 xu và 5 xu Mỹ chưa bao giờ có cạnh dạng lượn sóng vì chúng chưa bao giờ được làm bằng kim loại quý.

Nguồn ảnh: Getty Images

9. Tờ bạc 10.000 USD?

    Tờ 100 USD là tờ bạc xanh có mệnh giá lớn nhất được ấn hành hiện nay. Trước đây từng có các tờ bạc mệnh giá 500 USD, 1.000 USD, 5.000 USD và 10.000 USD, nhưng đã bị ngưng phát hành vào năm 1969 do “ít được sử dụng” - theo lý do mà FED đưa ra. Lần cuối cùng những tờ bạc này được in ấn là vào năm 1945. Ngày nay, một số tờ bạc có mệnh giá “khủng” trên vẫn tồn tại trong tay các nhà sưu tập và vẫn được xem là tiền hợp pháp.

Nguồn ảnh: Wikimedia Commons

10. Tờ bạc 2 USD có giá bao nhiêu?

    Tờ 2 USD được phát hành đầu tiên vào năm 1862 nhưng sau đó bị ngưng phát hành vào năm 1966, rồi lại được phát hành trở lại 10 năm sau đó. Thêm một điều đặc biệt nữa: chỉ chưa đầy 1% lượng tiền giấy USD trong lưu thông là tờ 2 USD. Tuy nhiên, những điều này không hề giúp đồng 2 USD tăng giá trị, và chúng vẫn chỉ đáng giá 2 USD mà thôi.

 Nguồn ảnh: Wikimedia Commons


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 20/Aug/2011 lúc 9:58am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 22/Aug/2011 lúc 4:05am

.

Chủ nhật 21 Tháng Tám 2011
Tuổi thơ trôi dạt của Sầu nữ Út Bạch Lan
 
 
Nữ%20Hoàng%20vọng%20cổ,%20sầu%20nữ%20Út%20Bạch%20Lan
Nữ Hoàng vọng cổ, sầu nữ Út Bạch Lan

Hồi xưa, ở Việt Nam, khán giả ái mộ cải lương, mến thương nghệ sĩ nên tùy theo từng giọng ca mà tặng cho nghệ sĩ một mỹ hiệu hay biệt danh. Khi nghe nhắc Vua vọng cổ là biết nói tới danh ca Út Trà Ôn, nhắc tới Nữ Hoàng vọng cổ, sầu nữ… là người ta biết nói tới nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan, một người có giọng ca rất buồn, một giọng ca hiếm có trong sân khấu cải lương suốt nửa thế kỷ qua.

Nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan tên thật là Đặng Thị Hai, sanh năm 1935, tại ấp Lộc Hóa, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Thân phụ của cô là ông Nguyễn Văn Chưa, làm nghề nài ngựa đua, qua đời năm 1966. Mẹ của cô là bà Đặng Thị Tư dẫn bé Hai ( tên của Út Bạch Lan hồi nhỏ ) lên Chợ Lớn. Hai mẹ con sống lang thang lề đường só chợ. Lúc đó bé Hai được tám tuổi, ban ngày em phụ mẹ rửa chén, làm chân sai vặt cho những người trong chợ Bình Tây, buổi tối bé Hai ngủ trên sạp thịt, không mùng màn chiếu gối.

Bà Tư, mẹ của bé Hai làm quen với một người đàn bà nghèo đồng trạc tuổi, cùng cảnh ngộ nên hai bà kết nghĩa chị em. Con của bà bạn là một em bé mù nhưng biết đàn guitare thùng khá giỏi. Đó là Văn Vĩ. Bé Vĩ mù bẩm sinh, được một nhạc sĩ thương tình dạy cho bé Vĩ đờn guitare cổ nhạc. Văn Vĩ dạy lại cho bé Hai ca. Bé Hai đã học được những bài vọng cổ Đêm Khuya Trông Chồng, Mẹ Dạy Con, Trọng Thủy Mỵ Châu, đó là những bài vọng cổ mà bạn hàng chợ thường hát dĩa nên bé Hai học thuộc lòng.

Bé Hai thấy người mù đi hát dạo trong chợ được người ta cho tiền nên rũ Văn Vĩ lén mẹ đi hát dạo, từ Chợ Lớn đến Chợ Bến Thành, chợ Bàu Sen, chợ Cầu Ông Lãnh. nơi nào hai em bé Hai và Văn Vĩ hát dạo cũng được đông đảo người tụ tập nghe và cho tiền. Hai em đem tiền về cho mẹ nên cuộc sống đở đói khó, vất vã như xưa.

Lúc đó, năm 1946, 1947, đang có cuộc chiến tranh Việt Pháp, Ban Công Tác Thành Saigon liệng lựu đạn những nơi có đông người tụ tập, các rạp hát, các bar dancing. Bé Hai và Văn Vĩ đờn ca hát dạo, dân chúng tụ tập đông đảo nên lính cảnh sát Tây bắt bé Hai và Văn Vĩ về nhốt trong bót quận Nhì ở đường Hammelin, đường đi hướng về cầu Ông Lãnh.

Ông xếp bót là người Pháp lai Việt Nam, bạn thân của nhạc sĩ Jean Tịnh đờn vĩ cầm cổ nhạc nên. ông bảo Jean Tịnh đến bảo lãnh cho hai em đó ra.

Nhạc sĩ Jean Tịnh và ca sĩ Thành Công đến bót, nghe Văn Vĩ và bé Hai đờn ca. Thành Công bảo lãnh hai em ra, anh theo hai em về chợ Bình Tây, gặp hai bà mẹ để xin cho hai em theo Ban cổ nhạc Thành Công ca trên đài Pháp Á.

Ca sĩ Thành Công rất mến mộ ngón đàn guitare sắc xảo của Văn Vĩ và giọng ca có chất buồn man mác của bé Hai nên Thành Công đặt nghệ danh Bạch Lan cho bé Hai để đối lại với ca sĩ tí hon Bạch Huệ trên đài Phát Thanh Saigon. Bé Hai xin giữ thêm chữ Út mà mẹ cô thường dùng để gọi cô, từ đó bé Hai có nghệ danh Út Bạch Lan.

Ngoài việc đờn ca cho Đài Pháp Á, Út Bạch Lan và Văn Vĩ còn được mời đờn ca giúp vui cho các cuộc tiệc, đám cưới, đám giỗ, được dân chúng ở chợ Bàu Sen mời về nhà họ đờn ca. Những lần được mời đờn ca, Văn Vĩ và Út Bạch Lan được thưởng nhiều tiền, người ta cho quần áo đẹp và cho ăn uống phủ phê. Cô Năm Cần Thơ chủ quán ca nhạc Họa Mi ở khu giải trí trường Đại Thế Giới Chợ Lớn, mời Út Bạch Lan và Văn Vĩ đờn ca thường xuyên cho quán Họa Mi.

Út Bạch Lan được ca sĩ Thành Công, cô Năm Cần Thơ, nhạc sĩ Jean Tịnh và nhạc sĩ Mười Lương dạy ca thêm nhiều bài bản cổ nhạc.

Năm 1952, Út Bạch Lan gia nhập đoàn hát Kim Khánh của ông bầu Ba Cang, nhưng đoàn Kim Khánh lúc đó đang có 4 cô đào trẻ Thu Ba, Bé Hoàng Vân, Kim Nên, Ngọc An nên chỉ khi nào một trong bốn nữ diễn viên đó bịnh thì Út Bạch Lan mới được đóng thế vai. Thấy ở đoàn Kim Khánh không có tương lai, Út Bạch Lan tìm đi gánh hát khác.

Năm 1953, Út Bạch Lan theo đoàn hát Tô Huệ, cũng chỉ được cho làm thế nữ, quân hầu nên cô trở về Saigon cộng tác với Ban Cổ Nhạc Thành Công trên đài phát thanh Saigon.

Năm 1955, Út Bạch Lan gia nhập đoàn hát Kim Thanh do bốn danh ca vọng cổ Út Trà Ôn, Thanh Tao, Kim Chưởng, Thúy Nga hùng vốn làm bầu. Ở đoàn Kim Thanh, Út Bạch Lan cũng không được giao một vai tuồng quan trọng. Soạn giả Viễn Châu biết giọng ca của Út Bạch Lan rất được khán giả tán thưởng nên trong tuồng “Đời Cô Nga “ anh viết thêm hai câu vọng cổ cho Út Bạch Lan ca. Thành công quá sức tưởng tượng: khán giả vổ tay nhiệt liệt không thua gì khi họ nghe Út Trà Ôn vô vọng cổ. Vãn hát, khán giả đứng nghẹt ở cửa sau rạp hát để chờ đón xem mặt Út Bạch Lan.

Hình của Út Bạch Lan được đăng rất lớn trên các trang kịch trường, ký giả Nguyễn Ang Ca viết:” Út Bạch Lan, một ngôi sao lạ vụt sáng trên vòm trời sân khấu cải lương”

Ký giả Trần Tấn Quốc viết:” Út Bạch Lan, một giọng ca vọng cổ thảm sầu, bứt ruột bứt gan người nghe!”

Ký giả Kiên Giang viết:” Sầu nữ Út Bạch Lan, chất giọng đồng pha thổ nghe thương cảm chơi vơi, đêm đêm khơi nguồn lệ của hàng ngàn khán giả ái mộ cải lương.”

Đại diện các hãng dĩa Hồng Hoa, Hoành Sơn, Tứ Hải mời Út Bạch Lan ca thu dĩa vọng cổ. Điều bất ngờ là soạn giả Viễn Châu không được phép viết thêm bài ca vọng cổ để giới thiệu Út Bạch Lan với lý do là không được phép viết thêm khi tuồng đã kiểm duyệt. Út Bạch Lan biết có người sợ soạn giả Viễn Châu viết vọng cổ cho cô ca sẽ làm lu mờ họ nên tung tin ngăn cản.

Ông bầu Nghĩa đoàn Thanh Minh hay tin này, mời Út Bạch Lan ký hợp đồng 150.000 đồng để Út Bạch Lan về hát. Út Bạch Lan đứng chung sân khấu với các nghệ sĩ Út Trà Ôn, Thanh Hương, Hữu Phước, Kim Anh, Thu Ba, Văn Chung, Minh Tấn, hề Kim Quang và đã có những vai hát quan trọng trong các tuồng Biên Thùy Nổi Sóng, Cánh Bườm Lửa, Tình Tráng Sĩ, Đồ Bàn Di Hận, Nhớ rừng, Cung Đàn Trên Sông Lạnh, Núi Liễu Sông Bằng, Hồi Trống Vân Lâu, Áo Gấm Khôi Nguyên, Cầu Gổ Hoàng Mai Thôn, Người Đẹp Bạch Hoa Thôn.

Năm 1958, Út Bạch Lan ký hợp đồng hai triệu đồng về hát cho đoàn hát Kim Chưởng, hát cặp với kép chánh Thành Được.

Thành Được và Út Bạch Lan là một cặp diễn viên lý tưởng nhất trong hai thập niên 60, 70…Út Bạch Lan cùng với dàn diễn viên của đoàn Kim Chưởng Thành Được, Trường Xuân, Kim Nên, Nam Hùng, Mộng Thu, Hề Minh, Phượng Liên, Diệp Lang đã ghi dấu một thời hoàng kim của cải lương với các tuồng Chưa Tắt Lửa Lòng, Bên Đồi Trăng Cũ, Thuyền Ra Cửa Biển, Áo Trắng Nàng Mộng Trinh, Nửa Bản Tình Ca, Người Đẹp Thành Bát Đa…

Trên sân khấu Kim Chưởng, mối tình đầu nẩy nở giữa Út Bạch Lan và Thành Được đưa tới một cuộc hôn nhơn có hôn thư giá thú đàng hoàng, cô Phùng Há đứng làm chủ hôn.

Năm 1961, Út Bạch Lan – Thành Được rời đoàn Kim Chưởng, thành lập gánh hát lấy bảng hiệu Út Bạch Lan – Thành Được, hai nghệ sĩ Phùng Há và Ba Vân làm chỉ đạo nghệ thuật. Đoàn Út Bạch Lan Thành Được có những tuồng Trảm Mã Trà, Đêm Huyền Diệu, Chân Trời Hạnh Phúc, Khi Rừng Mới Sang Thu, Bốn Mùa Hoa Nở, Bao Giờ Vườn Xứ Mưa Hoa, Cuối Đường Hoa Mộng, Thuyền Về Bến Ngự, Khi Hoa Anh Đào Nở, Cầu Sương Thiếp Phụ Chàng, Sầu Qua Mấy Nhịp Cầu Duyên…

Cuối năm 1962, đoàn Út Bạch Lan - Thành Được rã gánh, Cặp vợ chồng nghệ sĩ này về cộng tác với đoàn hát Thanh Minh – Thanh Nga, hát tuồng Nửa Đời Hương Phấn của Hà Triều Hoa Phượng. Thời gian này soạn giả Viễn Châu viết tặng cho Út Bạch Lan bài vọng cổ Tâm Sự Một Loài Hoa, kề về cuộc đời nhiều gian truân của Út Bạch Lan.

Trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga, Út Bạch Lan – Thành Được hát những tuồng xã hội Nửa Đời Hương Phấn, Con Gái Chị Hằng, Đôi Mắt Người Xưa, Bóng Chim Tăm Cá, Ngược Dòng Sông Lỗi, Áo Cưới Trước Cổng Chùa, Ngả rẽ Tâm Tình, Đời Hai Mặt, Thầy Cai Tổng Bồi, Đời cô Nga…

Năm 1965, hôn nhơn của Út Bạch Lan và Thành Được gảy đổ. Út Bạch Lan ký hợp đồng hát cho đoàn Kim Chung của Bầu Long. Thành Được ký hợp đồng hát cho đoàn Thanh Minh Thanh Nga.

Năm 1967, Út Bạch Lan lập gánh Tân Hoa Lan hát các tuồng Ai Cho Tôi Tình Yêu, Cổ Xe Độc Mã, Anh Hùng Xạ Điêu, Đi Biển Một Mình.

Sau năm 1975, Út Bạch Lan hát cho đoàn cải lương Saigon 1 rồi cô trở về quê hương Long An hát cho đoàn cải lương của tỉnh nhà.

Trong những năm gần đây, sầu nữ Út Bạch Lan được mời sang Hoa Kỳ, hát tái ngộ với nghệ sĩ Thành Được nhân dịp Phượng Liên tổ chức kỷ niệm 45 năm sân khấu. Út Bạch Lan được khán giả hải ngoại nhiệt liệt ngợi khen giọng ca bi thảm của cô, dù tuổi trên bảy mươi, giọng hát của Út Bạch Lan vẫn êm dịu, mượt mà, thu hút tâm hồn người nghe.

Út Bạch Lan đã quy y phật pháp, cô thường đi hát giúp gây quỷ từ thiện và hát giúp trong các lễ ở các chùa chiền.

Sầu nữ Út Bạch Lan, một giọng ca hiếm có trong nền nghệ thuật Cải lương. Khán giả ái mộ gọi cô là Sầu Nữ, Nữ Hoàng Vọng Cổ, Vương Nữ Sương Chiều…hơn nửa thế kỷ qua, Út Bạch Lan đã rút hết tơ lòng để nhả cho đời những sợi tơ vàng óng ả đẹp vô ngần,.

Lắng đọng gồm thâu những cuộc đời,

Vào hồn “ sầu nữ “ thấm tình người,

Cho nên nghệ thuật thanh xuân mãi,

Tiếng hát ngàn xa vượt tuổi trời.

IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 27/Aug/2011 lúc 9:23am

.

         Cuộc đời ngoại hạng của nghệ sĩ Phùng Há
 
 
Nghệ%20sĩ%20Phùng%20Há,%20lúc%2099%20tuổi%20%28DR%29
Nghệ sĩ Phùng Há, lúc 99 tuổi (DR)
  Tác giả :Nguyễn Phương

Nữ nghệ sĩ Phùng Há tên thật là Trương Phụng Hảo, sanh ngày 30 tháng 4 năm 1911 tại làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, huyện Châu Thành Tỉnh Mỹ Tho, Việt Nam. Bà mất ngày 05 tháng 7 năm 2009, tại nhà riêng xây trong khuôn viên chùa Nghệ sĩ Gò Vấp, Saigon, hưởng thọ 99 tuổi.

Sinh thời, bà kể, năm 12 tuổi, Phùng Há sống với bà ngoại mù và người mẹ thường đau yếu luôn nên Phùng Há phải đi mò lạch, kiếm cá, tép về làm cái ăn giúp mẹ. Một bà hàng xóm thương tình, dẫn Phùng Há đến làm công in gạch trong lò gạch của ông Bang Hoạch ở xóm cầu đúc lộ số 7, châu thành Mỹ Tho,, tiền công in 100 viên gạch được ba xu. Phùng Há in gạch rất khổ nhọc mà chẳng được bao tiền, buồn nên vừa làm vừa hát nghêu ngao, không ngờ những người làm công gần đó nghe thích nên yêu cầu Phùng Há ca cho họ nghe, họ in gạch thế cho Phùng Há.

Tiếng đồn cô xẩm lai trong lò gạch có giọng hát hay nên ông Hai Cu, bầu gánh hát tìm đến nghe. Ông bèn đề nghị với gia đình Phùng Há cho Phùng Há gia nhập gánh hát Tái Đồng Ban của ông. Ông cho mượn trước 50 đồng để lo thuốc thang cho bà ngoại và phát lương cho Phùng Há 8 cắc một suất diễn.

Theo gánh hát, Phùng Há được ăn cơm hội, như vậy thì lương của Phùng Há nhiều gấp 10 lần khi đi in gạch. Về gánh Tái Đồng Ban, Phùng Há được nhạc sĩ kiêm soạn giả Tư Chơi dạy ca, nghệ sĩ Năm Châu và thầy tuồng Nguyễn Công Mạnh dạy hát.

Bà vào nghề hát từ năm 1924, lúc 13 tuổi, vai đầu tiên của bà hát trên sân khấu gánh hát Tái Đồng Ban là vai Giả Thị, tuồng Hoàng Phi Hổ Quy Châu của soạn giả Nguyễn Công Mạnh.

Từ khi mới vào nghề hát năm 13 tuổi cho đến khi bà xa rời sân khấu vì tuổi già sức yếu, Phùng Há luôn luôn thủ diễn vai đào chánh các gánh hát Tái Đồng Ban, gánh hát Thầy Năm Tú, gánh hát Huỳnh Kỳ, Trần Đắc, Phụng Hảo, Tam Phụng, Con Tằm, đoàn Việt Kịch Năm Châu.

Bà đã 6 lần lập gánh hát, một lần mang bảng hiệu gánh hát Huỳnh Kỳ và 5 lần với bảng hiệu đoàn cải lương Phụng Hảo, bà vừa làm bầu gánh vừa là đào chánh. Bà đã có nhiều vai hát để đờì, như vai Lữ Bố trong tuồng Phụng Nghi Đình, vai Manh Lệ Quân trong tuồng Mạnh Lệ Quân thoát hài, vai tướng An Lộc Sơn trong tuồng Trường Hận…và những vai tuồng xã hội trong các vở Tô Ánh Nguyệt, Đời Cô Lựu, Đêm Không Ngày, Sân Khấu Về Khuya, Vợ và Tình…

Giới nghệ sĩ sân khấu cải lương và ký giả kịch trường đánh giá những vai hát để đời của nghệ sĩ Phùng Há có tính cách nghệ thuật hát kinh điển, từ một trăm năm qua chưa có nghệ sĩ nào hát những vai này hay hơn bà.

Lúc làm bầu gánh hát Phụng Hảo, bà Phùng Há mời những nghệ sĩ bậc thầy người Trung Quốc, Hồng Kông sang Việt Nam, giảng dạy cho bà nghệ thuật hát, các đông tác vũ đạo theo đúng hí khúc Trung Quốc( múa khăn, sử dụng quạt của vai nam, vai nữ, cách thức dâng rượu, múa thương, múa kích, múa gươm của các nhân vật võ tướng, bộ quan văn, bộ võ tướng trong tuồng Tàu). Bà đã tiết chế bớt âm nhạc theo thể loại hí khúc Trung Quốc như loại bỏ các điệu đánh trống, mõ, đồng lố, chập chỏa minh họa theo từng động tác của diễn viên và giản lược động tác vũ đạo sân khấu để phù hợp với sân khấu cải lương Việt nam, đặt nền móng cho nghệ thuật hát cải lương tuồng dã sử, lịch sử Việt Nam trong các thập niên 1950, 1960.

Nghệ sĩ Phùng Há sống gần 100 tuổi mà đã dành 86 năm của cuộc đời mình để góp phần xây dựng một nền nghệ thuật sân khấu độc đáo của dân tộc Việt Nam. Bà đã đào tạo hàng trăm nghệ sĩ cải lương tài danh trong ba thế hệ nghệ sĩ, đào tạo trực tiếp trên sân khấu khi tập tuồng, đào tạo tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon, thời Việt Nam Cộng Hòa khi bà là giảng viên kịch nghệ.

Kim Cúc, Năm Châu và Phùng Há (DR)

Bà cũng là giảng viên trường Nghệ Thuật Sân Khấu, trường đào tạo nghệ sĩ sân khấu của nhà hát Trần Hữu Trang sau năm 1975. Học trò của bà thành danh có các nghệ sĩ Thanh Nga, Thành Được, Thanh Thanh Hoa, Nam Hùng, Tô Kim Hồng, Thanh Thanh Tâm, Đỗ Quyên, Thanh Nguyệt, Quốc Nhĩ, Tú Trinh, Hoàng Trinh, Thúy Uyễn, Tuyết Sĩ, Phương Ánh, Hương Xuân, Minh Ngọc v.v.

Nghệ sĩ Phùng Há được giới nghệ sĩ cải lương và các bậc thức giả khen là một bực minh sư trong ngành hát, một cây Đại Thụ của Cải Lương và được phong là Nghệ sĩ Nhân Dân.

Nghệ sĩ nhân dân Phùng Há đã được tưởng thưởng những huy chương, bội tinh của vua Bảo Đại, của quan Toàn Quyền Pháp ở Đông Dương, của vua Miên, Lào, Thái Lan, của đại sứ Trung Hoa Dân Quốc ở Việt Nam, của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa và của chánh phủ Việt Nam hiện tại.

Năm 1964, bà đã có dịp xuất ngoại hát tại Pháp, tại Hungary (Budapest} được khán giả ngoại quốc nhiệt liệt ngợi khen, dù họ không hiểu tiếng Việt, nhưng thông qua diễn xuất của nghệ sĩ Phùng Há, họ hiểu được cốt chuyện và tâm tình nhân vật do bà thủ diễn.

Nghệ sĩ Phùng Há còn được mọi ngành mọi giới xem bà Phùng Há là biểu tượng đoàn kết trong giới nghệ sĩ cải lương.

Năm 1948, bà Phùng Há là một trong những nghệ sĩ tiền phong đứng ra thành lập Hội Ái Hữu Tương Tế Nghệ Sĩ, đặt trụ sở tại số 133 đường Cô Bắc quận nhứt Saigon. Bà Phùng Há nhiều lần tái đắc cử Hội Trưởng Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ. Bà tổ chức hát Hội, quyên tiền lập quỹ giúp đỡ các nghệ sĩ bịnh hoạn, nghèo yếu neo đơn, bà vận động nghệ sĩ tiếp tay cứu trợ nạn nhân hỏa hoạn Khánh Hội, giúp đỡ các nạn nhân hỏa hoạn vì chiến cuộc ở khu Nancy năm 1955.

Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ đã đại diện nghệ sĩ Việt Nam tiếp đón các phái đoàn văn nghệ các nước bạn Trung Hoa Dân Quốc, Ấn Độ, Pháp quốc, Hoa Kỳ trong các cuộc giao lưu văn hóa nghệ thuật với Việt Nam trong đầu thập niên 50 tại Saigon.

Năm 1958, bà Phùng Há vận động sự tài trợ của Hội Đua Ngựa Phú Thọ giúp cho một ngày doanh thu của Hội đua ngựa để có tiền mua đất, lập chùa nghệ sĩ và khu nghĩa trang nghệ sĩ ở Hạnh Thông Tây Gò Vấp. Tính từ năm 1958 đến năm 2008, Chùa Nghệ Sĩ và Nghĩa Trang Nghệ Sĩ đã có 456 ngôi mộ nghệ sĩ cải lương và 500 lô cốt của nghệ sĩ cải lương được hỏa táng, thờ phượng trong Chùa Nghệ Sĩ ở huyện Gò Vấp.

Năm 1997, bà Phùng Há cũng thay mặt cho Ban Ái Hữu Nghệ Sĩ xin với chánh quyền một khu đất ở đường Âu Dương Lân quận 8 để xây nhà Dưỡng Lão Nghệ Sĩ. Đây là khu đất thuộc Viện Tế Bần cũ thời Việt Nam Cộng Hòa, bỏ hoang đã lâu. Được sự chấp nhận của chánh phủ, bà tổ chức hát Hội để lập quỹ xây dựng Viện Dưỡng Lão Nghệ Sĩ. Nhiều nhà Mạnh Thường Quân, các chủ thương buôn ở chợ Bến Thành, chợ An Đông, chợ Bình Tây ái mộ cải lương, các chủ quán có ca nhạc, các nghệ sĩ tài danh và Nhà nước tiếp tay tài trợ, nên viện dưỡng lão đã được xây dựng rất khang trang và chung quanh có vườn cây cảnh đẹp. Bà Phùng Há và các quan chức thành phố, các nghệ sĩ tài danh đến tổ chức lễ khánh thành Viện Dưỡng Lão Nghệ Sĩ vào ngày 07 tháng 3 năm 1998. Trong 13 năm qua, có 40 lão nghệ sĩ được nuôi dưỡng trong viện dưỡng lão nghệ sĩ, trong số đó có 18 lão nghệ sĩ đã qua đời.

Nữ nghệ sĩ Phùng Há là người Việt Nam duy nhất không phải là người có quyền thế hay có gia tài sự nghiệp của cha mẹ để lại, bản thân của bà cũng không phải là người giàu có, dư ăn dư mặc, nhưng bà Phùng Há đã thực hiện được rất nhiều việc từ thiện giúp cho nhiều nghệ sĩ bịnh tật, nghèo yếu neo đơn và giúp cho đồng bào bất hạnh, nạn nhân của thiên tai, bão lụt. Tôi được biết bà là người nòng cốt trong việc Chùa Nghệ Sĩ và các nghệ sĩ vận động quyên tiền, tổ chức hơn 20 chuyến đi đến tận nơi bị thiên tai bão lụt để giúp đồng bào nạn nhân.

Nghệ sĩ Phùng Há với tính cách là hội trưởng Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu và với uy tính cá nhân, bà đã cùng với Hội nghệ sĩ thực hiện được ba công trình có tầm vóc quốc tế: Đó là lập Chùa Nghệ Sĩ, Nghĩa Trang Nghệ Sĩ và Viện Dưỡng Lão Nghệ sĩ.. Tôi dùng chữ tầm vóc quốc tế không phải ý muốn nói ba công trình đó được kiến trúc lớn rộng hay nguy nga, ngang tầm viới những kiến trúc nổi tiếng trên thế giới, tôi chỉ muốn nhấn mạnh ở điểm là những việc như xây Chùa Nghệ Sĩ, lập Nghĩa Trang Nghệ Sĩ và Viện Dưỡng Lão Nghệ Sĩ cải lương thì trên thế giới, chưa có nghệ sĩ nước nào làm, chưa có ngành nghề nào làm riêng cho ngành nghề của mình như giới nghệ sĩ cải lương đã làm được cho nghệ sĩ cải lương.

Cố nữ nghệ sĩ Phùng Há mất ngày 05 tháng 7 năm 2009, hưởng thọ 99 tuổi.

Phùng Há không có điều gì mong ước riêng cho mình. Trong 86 năm cuộc đời nghệ sĩ, bà Phùng Há đã cống hiến trọn đời cho nghệ thuật, đã góp công sức để làm việc từ thiện giúp đồng bào nghèo, hoạn nạn, thiếu đói và giúp cho các thế hệ nghệ sĩ kém may mắn hơn mình.

Có mấy ai trên cõi đời này đến tuổi gần 100 năm như bà Phùng Há mà lại có cuộc sống tràn đầy ý nghĩa và tình thương như bà?

IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 05/Sep/2011 lúc 3:21pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23168
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Sep/2011 lúc 9:07am
Weird Laws/Luật Lạ!
 
Nếu bạn có đi Mỹ chơi một chuyến, xin cẩn thận. Bạn có thể dễ dàng phạm luật lúc nào không hay.
image
Phạm luật ở đây không phải là những hành vi rõ ràng là phạm luật, ví dụ như đi bộ băng qua đường khi chưa có đèn báo.
image
Không, không phải là những vi phạm kiểu đó, mà là những luật lệ tối mò, lạ lùng có thể làm bạn phạm pháp.
image
Lấy ví dụ khi bạn đến thăm tiểu bang Alabama. Xin chớ bao giờ rải muối lên đường rầy xe lửa. Hành động này chẳng những phạm luật, mà hình phạt còn ghê hơn nữa: TỬ HÌNH!
Bạn có thể tìm thấy tài liệu về luật này dễ dàng trên Internet, nhưng nếu muốn biết xem đã có ai chết vì tội này chưa thì chưa có entry nào.
image
Bạn muốn đi săn cá voi? Xin đừng đến tiểu bang Utah vì chuyện này ở đây bất hợp pháp, cho dù điểm gần nhất của Utah với đại dương là 1.500 kilomet.
image
Tại California, theo luật, bạn không có quyền đặt bẫy chuột nếu bạn không có giấy phép đi săn.
image
Trêu chọc một con chồn hôiMinnesota, bạn có thể ngồi tù như chơi.
Đến đây bạn có thể hỏi nếu các luật kỳ quái này có thật và đã quá cũ, tại sao nhà chức trách không quăng nó vào thùng rác?
Xin tạm trả lời như thế này. Nếu bạn là thành viên hội đồng thành phố Waterville, tiểu bang Maine, trong một buổi họp, bạn đứng lên xin hội đồng biểu quyết vứt bỏ điều luật xem hỉ mũi nơi chốn công cộng là phạm luật. Cử tri biết được thì lần tới họ chẳng thèm bầu cho bạn nữa, vì bạn đã phí thời giờ làm những chuyện vô tích sự như vậy.
Ngoài ra còn vô số luật cũ kỹ, lỗi thời, không ai hiểu tại sao lại có, liên quan đến tôn giáo, giới tính, động vật…
image
Một số nhóm bênh vực động vật sẵn sàng gây sự với bạn nếu bạn đụng đến các con thú này. Vì lý do đó, những luật như cấm khỉ hút thuốc, áp dụng trong tiểu bang Indiana, vẫn còn nằm trong sổ sách.
Trở lại chuyện ở Alabama, rải muối ở đường rầy xe lửa có thể bị tử hình.
Khi nước Mỹ mới bắt đầu có xe lửa, các bác tài và nhân viên lái tàu thường rải muối vào mùa đông. Các đám bùn đóng băng trên đường rầy có thể làm xe lửa trượt đường rầy, nên muối làm cho các đám bùn này mềm đi.
Nhưng một vấn đề khác lại nảy sinh. Muối thu hút các con bò đi kiếm thức ăn. Xe lửa mà đụng vô các con bò này thì trật đường rầy là cái chắc.
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 10/Sep/2011 lúc 6:40am
 
10 mỏ dầu lớn nhất thế giới
 
http://ue.vnweblogs.com/gallery/18513/HV_01.gif
 
 - Có mặt trong danh sách là những mỏ dầu siêu lớn với trữ lượng lên đến hàng tỷ thùng. Mỏ dầu lớn nhất thế giới hiện đang thuộc về khu lòng chảo Piceance và Uinta (Mỹ) với khoảng 1.525 tỷ thùng và 1.320 tỷ thùng.
 
Ngày nay, việc tìm hiểu lượng dầu mỏ trên thế giới còn bao nhiêu và ở những đâu đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Mới đây, tạp chí Wall Street đã đưa ra danh sách 10 mỏ dầu lớn nhất thế giới. Mặc dù phụ thuộc vào nguồn dầu mở nước ngoài nhưng thực ra Mỹ là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. Trên thế giới hiện có trên 40.000 mỏ dầu, đa phần là những mỏ tương đối nhỏ. Trong đó chỉ có 100 đến 125 mỏ dầu lớn và siêu lớn chiếm gần 50% trữ lượng dầu toàn thế giới. Một mỏ dầu lớn thường có trữ lượng trên 500 triệu thùng, còn mỏ siêu lớn thì chứa trên 5 tỷ thùng dầu.
 
10. Ferdows ( Iran )
 
Tổng trữ lượng ước tính: 31 tỷ thùng
Trữ lượng còn lại:  31 tỷ thùng
Thời điểm phát hiện: 2003
 
Mỏ dầu Ferdos nằm ngoài khơi cách tỉnh Bushehr của Iran 80 km. Cùng với những mỏ Mound và Zagheh, Ferdows được cho là có chứa 38,5 tỷ thùng dầu.
 
Ferdows cũng chứa hàng ngàn tỷ mét khối khí ga tự nhiên. Iran đã ký hợp đồng với một công ty Malaysia để xây dựng nhà máy hóa lỏng khí ga, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động từ năm 2014. Tuy nhiên, những chính sách cấm vận do Mỹ đứng đầu đã gây ra không ít khó khăn cho Iran trong việc phát triển nguồn dầu mỏ cũng như nguồn khí ga tự tự nhiên của mình.
 
9. Carioca-Sugar Loaf ( Brazil )
 
Tổng trữ lượng ước tính: 33 tỷ thùng
Trữ lượng còn lại:  33 tỷ thùng
Thời điểm phát hiện: 2007
 
 
Mỏ Carioca-Sugar Loaf là một trong 3 mỏ siêu lớn ngoài khơi Santos Basin của Brazil . Với tổng trữ lượng ước tính là 33 tỷ thùng, Carioca-Sugar Loaf có quy mô lớn gấp 4-5 lần 2 mỏ trong khu vực là Tupi và Jupiter với trữ lượng khoảng 5-8 tỷ thùng.
 
Công ty Petrobras thuộc sở hữu của chính phủ Brazil mới đây đã công bố về kế hoạch đầu tư 225 tỷ USD để phát triển các mỏ dầu tại khu vực Santos Basin , tuy rằng con số này có thể chưa đủ để làm được điều đó.
 
Những mỏ dầu này nằm ở độ sâu hơn 1.500 m dưới mực nước biển và sâu hơn 7.500 m dưới thềm biển. Điều này cho thấy những khó khăn rất lớn về mặt kỹ thuật khi tiến hành khai thác các mỏ dầu này. Hiện vẫn chưa có số liệu chính xác về lượng dầu mỏ có thể khai thác tại đây.
 
8. Cantarell ( Mexico )
 
Tổng trữ lượng ước tính: 35 tỷ thùng
Trữ lượng còn lại:  4 tỷ thùng
Thời điểm phát hiện: 1976
 
 
Cantarell là dầu lớn nhất từng được phát hiện ở phía tây địa cầu. Tác động hình thành nên mỏ dầu này cũng được cho là đã gây ra sự tuyệt chủng của loài khủng long. Năng suất cao nhất của mỏ Cantarell đạt 2,1 triệu thùng/ngày, tuy nhiên, từ năm 2003, sản lượng dầu sản xuất tại đây đã giảm mạnh.
 
Cuối năm 2010, sản lượng dầu sản xuất tại đây mỗi này là 500.000 thùng và được dự đoán sẽ giảm xuống dưới 400.000 thùng/ngày vào cuối năm 2011. Mỏ Cantarell được dự đoán sẽ cạn kiệt vào cuối thập kỷ này.
 
6. Kashagan ( Kazakhstan )
 
Tổng trữ lượng ước tính: 38 tỷ thùng
Trữ lượng còn lại: 7-9 tỷ thùng
Thời điểm phát hiện: 2000
 
 
Mỏ Kashagan ở phía bắc biển Caspi năm 2000 là phát hiện mới lớn nhất kể từ khi vịnh Prudhoe được khám phá. Chi phí phát triển ban đầu mỏ này là 57 tỷ USD nhưng năm 2007, con số này đã tăng lên 136 tỷ USD bởi những khó khăn lớn về kỹ thuật trong quá trình chiết xuất dầu.
 
Trước hết, là tại đây có chứa nồng độ lớn các hợp chất ăn mòn. Chúng không chỉ làm hư hại các thiết bị mà còn làm nguy hại đến môi trường sinh thái tại khu vực nếu thoát ra ngoài. Thứ hai là mỏ này nằm ở vị trí nước nông nên thường đóng băng vào mùa đông. Thứ ba, áp suất mỏ cao cùng với nồng độ khí độc cao khiến cho chi phí đảm bảo an toàn thường rất lớn.
 
5. Bolivar Coastal ( Venezuela )
 
Tổng trữ lượng ước tính: 44 tỷ thùng
Trữ lượng còn lại:  14 tỷ thùng
Thời điểm phát hiện: 1917
 
 
Mỏ Bolivar Coastal là một tổ hợp các mỏ lớn nhỏ nằm xung quanh bờ Bắc và bờ Đông của hồ Maracaibo , Venezuela . Trong đó, lớn nhất là mỏ Tia Juana với tổng trữ lượng ban đầu là 15 tỷ thùng.
 
Toàn bộ khu vực vịnh Maracaibo được cho là có trữ lượng lên tới 44 tỷ thùng, tính đến năm 2006, có khoảng 30 tỷ thùng đã được chiết xuất. Trong số những mỏ dầu trong danh sách này, Bolivar Coastal là mỏ hoạt động lâu đời nhất.
 
4. Burgan ( Kuwait )
 
Tổng trữ lượng ước tính: 150 tỷ thùng
Trữ lượng còn lại:  6-25 tỷ thùng
Thời điểm phát hiện: 1938
 
 
Burgan, mỏ dầu lớn nhất Kuwait , có quy mô rất lớn, nhưng tuổi thọ lại tương đối thấp. Sản lượng của mỏ đã giảm mạnh kể từ sau khi Iraq đốt 700 giếng dầu trong cuộc chiến tranh vùng vịnh kết thúc năm 1991. Uớc tính có khoảng 600 thùng dầu đã bị đốt cháy.
 
Cuối năm 2005, mỏ Burgan chính thức dừng hoạt động.
 
3. Ghawar (Ả Rập Saudi)
 
Tổng trữ lượng ước tính: 162 tỷ thùng
Trữ lượng còn lại:  11-45 tỷ thùng
Thời điểm phát hiện: 1948
 
Kể từ khi bắt đầu được đưa vào hoạt động năm 1951, sản lượng của mỏ lên tới trên 55 tỷ thùng, và hiện nay đạt năng suất 5 triệu thùng/ngày. Mỗi ngày có đến 7 triệu thùng nước biển được bơm vào mỏ để khai thác dầu.
 
Ả Rập Saudi cho rằng mỏ Ghawar có thể sản xuất thêm 125 tỷ thùng dầu nữa, gần gấp đôi tổng sản lượng của mỏ sau 60 năm hoạt động. Chưa kể, mỏ Ghawar có thể là kỳ quan thế giới thứ 8. Tuy nhiên có rất nhiều tranh cãi về chủ quyền của Ả Rập Saudi đối với mỏ Ghawar.
 
3. The Alberta Oil Sands ( Canada )
 
Tổng trữ lượng ước tính: 173 tỷ thùng
Trữ lượng còn lại:  169 tỷ thùng
Thời điểm phát hiện: 1980
Mỏ có trữ lượng khoảng 173 thùng cát dầu.
 
 
Không giống các mỏ tại khu lòng chảo Piceance và Uinta ở bắc Mỹ, các mỏ cát dầu của Canada đã được khai thác và lọc thành dầu mỏ thông thường. Hiện có trên 20 dự án đang hoạt động tại tỉnh Alberta .
 
2. Orinoco Belt ( Venezuela )
 
Tổng trữ lượng ước tính: 1.300 tỷ thùng
Trữ lượng còn lại:  530 tỷ thùng
Thời điểm phát hiện: những năm 1930
 
Theo một khảo sát mới đây của Mỹ, mỏ Orinoco Belt tại Venezuela ước tính có khoảng 1.300 tỷ thùng dầu. Venezuela công bố hiện nước này có tổng trữ lượng dầu là 297 tỷ thùng, vượt qua Ả Rập Saudi với 265 tỷ thùng.
 
Mỏ Orinoco Belt có chứa cả dầu có hàm lượng lưu huỳnh cao và dầu cát.
 
1. Lòng chảo Piceance & Uinta (Mỹ)
 
Tổng trữ lượng ước tính: 2.855 tỷ thùng
Trữ lượng còn lại:  2.855 tỷ thùng
Thời điểm phát hiện: 1912
 
 
Khu lòng chảo Piceance và Uinta phía tây bang Colorado và phía đông bang Utah ước tính lần lượt có khoảng 1.525 tỷ thùng dầu và 1.320 tỷ thùng. Tuy nhiên, không phải toàn bộ trữ lượng này là dầu mà còn là các loại đá phiến dầu chứa kerogen. Khoảng hơn 100 triệu năm nữa, nếu như không chịu tác động nào, đá phiến này sẽ được chuyển đổi thành dầu tự nhiên. Diện tích toàn bộ khu vực mỏ dầu là khoảng 25.700 km2, lớn hơn diện tích của 2 bang New JerseyConnecticut cộng lại. Việc phát triển sản xuất các khu mỏ này phụ thuộc phần lớn vào giá dầu thôi và khả năng chịu đựng tác động môi trường mà con người tại đây có thể chịu đựng.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 18/Sep/2011 lúc 10:18am

LHôtel%20de%20Ville%20de%20paris;%20cliquer%20pour%20agrandir

                                               TÒA ĐÔ CHÁNH PARIS 

 
ĐI PHÁP KHÔNG QUÁ KHÓ
 
.
SGTT.VN - Có hai thời điểm đẹp để đi Pháp là Giáng sinh và mùa hè. Mùa Giáng sinh, Paris chưa bao giờ đẹp hơn thế với đèn trang trí lung linh khắp mọi nơi và không khí đẫm mùi lễ hội. Và tuyết, sẽ rơi. Tôi bao năm nay vẫn hàng mong ước được chạm tay vào nó. Nhưng bù lại, mùa Giáng sinh lại không phải là thời điểm tốt nhất để đi du lịch vì thời tiết quá lạnh và nơi nơi đều vắng vẻ, mọi người trốn hết ở trong nhà.

 Mùa hè lại khác. Mùa hè ở Pháp có màu vàng giòn giã của nắng và những cơn gió nhẹ nhàng. Càng đi về phía nam, trời càng xanh và trong hơn, nắng càng tươi tắn hơn.

Phần đầu tiên và nhức đầu nhất cho những ai mong muốn đến châu Âu chính là phần xin visa. Trước khi đi xin, tôi đã nghe “hù doạ” rất nhiều. Nhưng tôi đã được duyệt cấp visa ngay trong ngày đi xin. Kết luận là xin visa Pháp hoàn toàn đơn giản, chỉ cần bạn lên trang web của lãnh sự quán tại TP.HCM (http://www.consulfrance-hcm.org/article.php3?id_article=1155) hoặc đại sứ quán tại Hà Nội tìm hiểu kỹ thông tin, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ là xong.

Vé máy bay thì có rất nhiều sự lựa chọn, giá dao động từ 800 usd đến… vô cùng, tuỳ theo thời điểm, hãng hàng không. Phương tiện tôi chọn di chuyển ở Pháp là tàu tốc hành. Nếu bạn đã chắc chắn về hành trình của mình thì nên đặt mua vé trên mạng trước sẽ rẻ hơn một khoản kha khá. Đi Pháp vào mùa hè, bạn cũng đừng quên mang theo… áo ấm vì thời tiết ở Pháp cũng đỏng đảnh chả kém thời tiết ở Sài Gòn. Tháng 7 – 9, Paris và các vùng phía bắc của Pháp vẫn lạnh như thường kể cả trong trời nắng chang chang. Bạn cũng nên trang bị cho mình một đôi giày đi bộ thật tốt vì dù bạn có tự tin vào khả năng đi bộ của mình đến đâu thì cũng sẽ “rã rời đôi chân ở Paris”.

Một điều cần lưu ý khi đi lại ở Paris là nạn móc túi và lừa đảo. Điều này tôi đã được anh bạn (người Pháp) dạy cách đề phòng từ rất lâu trước chuyến đi nên rất cảnh giác. Vì thế, khi bạn ở những chỗ đông người như trên xe buýt hay tàu điện ngầm, tuyệt đối cảnh giác với giỏ xách, ví tiền của mình. Cách tốt nhất là phân tán tiền ra nhiều “địa điểm” khác nhau trên người và chỉ mang theo bản copy của hộ chiếu. Tại những điểm đông khách du lịch, nên tránh trò chuyện với những người lạ đòi xin chữ ký, rủ chơi trò chơi… với mình.

Khánh Linh

 Place%20de%20la%20Concorde%20et%20lObélisque%20au%20crépuscule

                                    Place de La Concord Paris
 


Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 18/Sep/2011 lúc 10:23am
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 22/Sep/2011 lúc 11:50am

Nón Lá VN & Y Phục Phụ Nữ
Của 1 Nhà Vẽ Kiểu Y Phục Ý
Internet 2011/09/12

IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 24/Sep/2011 lúc 8:34am
.
              Ngày hội Ẩm thực tại Pháp
 
 
Nguồn : http://www.fete-gastronomie.fr

2011 là năm đầu tiên nước Pháp tổ chức Ngày hội của nghệ thuật ẩm thực (Fête de la Gastronomie Française). Lễ hội này diễn ra hôm nay, ngày 23/9, tức là ngày đầu tiên của mùa thu theo dương lịch, dựa trên mô hình của Ngày hội Âm nhạc (Fête de la Musique) tổ chức hàng năm vào ngày 21/6, ngày đầu tiên của mùa hè.

Kể từ sáu tháng nay, Bộ Du lịch và Thương mại Pháp đã tập hợp các chuyên gia ẩm thực, các trường dạy nấu ăn cũng như đại diện của các ngành sản xuất rượu nho, trồng trọt nông phẩm, các nhà chế biến đặc sản địa phương, nghiệp đoàn nhà hàng khách sạn để có thể đề ra một chương trình sinh hoạt mở rộng trên khắp các vùng miền. Mục tiêu của Ngày hội Ẩm thực không hẳn là tôn vinh nghệ thuật ăn uống theo kiểu Pháp, mà chủ yếu để đề cao một lối sống : theo đó một bữa ăn dù có thịnh soạn cách mấy, cũng mất đi cái ý nghĩa của nó nếu không có sự quây quần chia sẻ, cùng nhau thưởng thức, gần gũi chung vui.

Nguồn : http://www.fete-gastronomie.fr

Theo các nhà nghiên cứu, sáng kiến tổ chức một Ngày hội Ẩm thực tại Pháp đã manh nha từ năm 2008, tức là từ trước khi tổ chức Unesco thông báo nâng ‘‘bữa ăn theo kiểu Pháp’’ lên hàng di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Một khi Unesco đã thông qua quyết định này vào tháng 11/2010, nước Pháp càng khó mà lùi lại kế hoạch tổ chức Ngày hội Ẩm thực, cho dù ngân sách nhà nước eo hẹp và chính phủ đang phải ban hành biện pháp thắt lưng buộc bụng.

Thật ra trước đó, các hội đồng thành phố, các chính quyền cấp vùng đã có nhiều sáng kiến tương tự để tạo điều kiện cho dân Pháp thưởng thức hay khám phá lại truyền thống ăn uống của họ. Tiêu biểu hơn cả là chương trình La Semaine du Goût (Tuần lễ của khẩu vị) diễn ra hàng năm vào trung tuần tháng 10. Nhưng lần này với Ngày hội Ẩm thực, nghệ thuật nấu ăn của người Pháp có một chương trình sinh hoạt xứng đáng với tầm vóc của nó.

Trong số các chuyên gia thuộc ủy ban đặc trách hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể gửi đến Unesco, có sử gia Patrick Rambourg. Nhà nghiên cứu này có một đặc điểm : ông vừa là một nhà sử học, vừa tốt nghiệp một trường dạy nấu ăn tại Pháp. Ông Patrick Rambourg là tác giả của quyển sách mang tựa đề : Lịch sử của ngành nấu ăn và nghệ thuật ẩm thực Pháp (Histoire de la cuisine et de la gastronomie française), do nhà xuất bản Perrin phát hành. Trả lời phỏng vấn ban tiếng Pháp RFI, ông cho biết một số nét đặc thù của nghệ thuật ẩm thực Pháp. 

" Quyết định của Unesco là một cách để công nhận bản sắc cũng như truyền thống ẩm thực có từ nhiều thế kỷ qua tại Pháp. Người ta thường nói, về mặt ẩm thực, Pháp là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới. Nhưng theo tôi, thì cách xếp hạng như vậy không ổn, vì rất khó thể nào mà so sánh theo kiểu món ăn của quốc gia này ngon hơn một nước khác. Điều đó còn tùy thuộc vào thói quen, khẩu vị cũng như cảm nhận của từng người. Đổi lại có một số yếu tố lịch sử giải thích vì sao ẩm thực Pháp có nhiều uy tín trên thế giới.

Ngành nấu ăn tại Pháp phát triển mạnh từ thời kỳ Phục Hưng để rồi được nâng lên hàng nghệ thuật từ thế kỷ thứ 17 trở đi. Vào thời đó, ngành ẩm thực Pháp không còn đơn thuần là các món ăn, mà còn là những nghi thức tinh tế trong lối trưng bày, sắp đặt và phân loại.

Nguồn http://www.fete-gastronomie.fr

Ẩm thực được nâng lên hàng nghệ thuật khi nó trở thành một ngôn ngữ hẳn hoi, với ngữ vựng, cấu trúc và các từ chuyên ngành để diễn đạt và mô tả cách thức chế biến cũng như lối thưởng thức những món ăn. Cũng cần biết rằng một trong những quyển sách hướng dẫn về ẩm thực Pháp đầu tiên được viết vào giữa thế kỷ XIV (năm 1362) của nhà đầu bếp Taillevent (tên thật là Guillaume Tirel), ông ban đầu làm việc cho bá tước Normandie rồi sau đó được phong làm quan (năm 1392) triều đình dưới thời vua Charles VI.

Tại Pháp, tên của ông được đặt cho một trường dạy nấu ăn nổi tiếng ở Paris quận 14. Còn đối với giới nghiên cứu, tập ghi chép của Taillevent là quyển sách dạy nấu ăn xưa nhất của Pháp, còn lưu lại cho đến tận bây giờ.

Từ thế kỷ thứ 17 trở đi, và đặc biệt là dưới thời vua Louis 14, ẩm thực ngày càng chiếm một vai trò quan trọng để rồi được công nhận như một hình thức làm đẹp đời sống. Vào thời này, ẩm thực được nâng lên ngang tầm với các bộ môn nghệ thuật khác. Theo lời nhà nghiên cứu Patrick Rambourg, tuy chưa thể gọi là quốc sách nhưng trong giai đoạn này, có thể nói là có một sự song hành giữa ngành ngoại giao và nghệ thuật ẩm thực của Pháp".

Không phải ngẫu nhiên ẩm thực Pháp phát triển vượt bực dưới thời các vương triều châu Âu, trước khi được phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp xã hội. Vào thế kỷ thứ 17, tiếng Pháp trở thành một ngôn ngữ thông dụng trong giới thượng lưu, quý tộc. Từ nghi thức ăn uống cho đến phong cách thời trang, nước Pháp đều gầy dựng được uy tín lớn.

Sự phát triển này đi đôi với ngành ngoại giao vốn coi trọng các nghi thức tiếp tân, đãi tiệc. Vào thời bấy giờ, hầu hết các vương triều châu Âu đều xem nghi thức ở cung điện Versailles như là khuôn mẫu, chuẩn mực.

Cũng chính người Pháp sáng chế ra khái niệm Nghệ thuật bàn ăn (Les Arts de la Table), tức là ẩm thực không chỉ dừng lại ở khẩu vị món ăn mà còn là tất cả các nghi thức ở xung quanh, cộng thêm bề dày của lịch sử văn hóa. Theo giới chuyên gia nghiên cứu, thế kỷ này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong ngành ẩm thực, nhờ vào các quyển sách biên khảo, các món ăn được định hình và hệ thống hoá. Sách sử cũng ghi chép nhiều nhân vật nổi tiếng như quan quản đốc Nicolas Fouquet, nhà ngoại giao Charles-Maurice de Talleyrand mà nghi lễ tiếp tân được xem như là sang trọng nhất thời bấy giờ, hay là nhà đầu bếp François Vatel, phải tự tử chỉ vì làm hỏng cỗ tiệc hoàng gia đãi nhà vua Louis XIV. Những giai thoại như vậy dường như chỉ ở Pháp mới có, chứ không diễn ra nơi nào khác trên thế giới.

http://www.fete-gastronomie.fr

Khi nhắc đến nghệ thuật ẩm thực, người ta thường nghĩ đến ngay các món cao lương mỹ vị, với lối chế biến công phu, cách trình bày cầu kỳ. Nhưng theo ông Patrick Rambourg, tác giả quyển sách Lịch sử của ngành nấu ăn và nghệ thuật ẩm thực Pháp, thì cũng như nhiều bộ môn khác, ngành nấu ăn không nhất thiết phải phức tạp mới được gọi là nghệ thuật.

"Trước hết, tôi nghĩ là có một sự ngộ nhận, nhầm lẫn về chữ : gastronomie (nghệ thuật ẩm thực). Ban đầu, chữ này hàm ý thưởng thức sành điệu, dần dần gastronomie trở nên đồng nghĩa với các món ăn cao sang. Khi nhắc đến từ này, rất nhiều người liên tưởng đến những nhà đầu bếp nổi tiếng, các nhà hàng ba sao, các bữa ăn chế biến với những món đắt tiền.

Theo tôi thì gastronomie không phải vậy, một người sành điệu có thể nấu một món khá đơn giản, với những loại rau quả theo đúng mùa, tuyệt đối không dùng các thức ăn nấu sẵn và tốt hơn nữa là nấu với những đặc sản địa phương. Họ cũng biết cách trình bày món đơn giản này trên bàn ăn và thưởng thức nó với một loại rượu hay thức uống thích hợp.

Một số chuyên gia ẩm thực còn biết luôn cả nguồn gốc cũng như những giai thọai của món ăn, điều đó tạo ra những mẩu chuyện lý thú giữa những người cùng ngồi chung với nhau để chia sẻ bữa ăn. Dĩ nhiên là các nhà đầu bếp nổi tiếng đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá nghệ thuật ẩm thực Pháp, nhưng điều đó giống như là tác dụng của một tủ kính trưng bày. Các bữa ăn trong gia đình đều có thể được liệt vào hàng sành điệu khi mà người nấu bếp chịu khó đi chợ, tự tay chọn lựa các món mà họ sẽ nấu ở nhà, một cách đúng gu, đúng điệu".

Qua việc công nhận bản sắc cũng như truyền thống ẩm thực có từ lâu đời tại Pháp, tổ chức Unesco đã chú trọng đến ‘‘bữa ăn theo kiểu Pháp’’, từ hình thức đến nội dung. Gọi đơn thuần là một bữa ăn, nhưng thật ra đó là cả một quá trình, bắt đầu từ việc chọn lựa các sản phẩm có chất lượng, loại được sản xuất hay được trồng tại chỗ, chứ không phải là nhập từ nước ngoài xa xôi. Trong mắt của các nhà đầu bếp, hương vị của thức ăn đầu tiên hết là do phong thổ.

Một trong những nét đặc thù của ẩm thực Pháp, ở đây ta có thể đề cao sự đóng góp của các nhà đầu bếp nổi tiếng của Pháp, là sự quy tắc hóa và hệ thống hóa cách thức chế biến các món ăn. Điều đó buộc các nhà đầu bếp thời xưa sáng chế ra hàng loạt từ ngữ dành riêng cho ẩm thực.

Đây là một truyền thống có từ hơn bốn thế kỷ nay tại Pháp, điều đó tạo nên một ‘‘ngôn ngữ’’ căn bản chung cho các nhà đầu bếp, mỗi người sau đó sẽ chế biến thêm bằng cách dung hòa kết hợp theo phong cách của mình. Nhờ vậy mà ẩm thực Pháp có thể lưu lại từ đời này qua đời khác và qua sách vở cũng có thể du nhập sang các nước khác dễ dàng hơn.

Việc hệ thống hóa cách thức chế biến món ăn không có nghĩa là đóng khung khép kín theo kiểu chỉ làm theo một cách duy nhất, chứ không có cách nào khác. Đổi lại, do địa lý và môi trường lịch sử, nước Pháp từ thời xưa là giao điểm của nhiều văn hóa. Chẳng hạn như tôi rất ngạc nhiên khi được đọc trong những quyển sách hướng dẫn nấu bếp có từ cuối thế kỷ thứ 18, cách thức chế biến một số món ăn của Ý, Nga hay Tây Ban Nha.

http://www.fete-gastronomie.fr

Có một số món của người Pháp gợi hứng từ các món ăn nước ngoài. Dĩ nhiên là nông phẩm mỗi nơi mỗi khác, cho nên cách dùng gia vị, rau quả cũng phải thích ứng theo. Một nét tiêu biểu khác nữa là sự coi trọng các đặc sản địa phương, gắn liền với truyền thống của từng vùng miền.

Trong mắt của người nước ngoài thì ẩm thực Pháp thường đi đôi với một số món đặc trưng như ốc nhồi bơ, thịt bê hầm nước xốt trắng (blanquette de veau), thỏ nấu với mù tạt, gà nấu rượu vang. Các món này được nấu ở nước ngoài và được giới thiệu như nghệ thuật ẩm thực của Pháp. Trong khi bạn đến một quán ăn sang ở Paris, thì có đủ các món ăn cầu kỳ khác nhưng chưa chắc gì đã có các món này.

Nhưng trong cả hai trường hợp, chữ gastronomie đều đúng, vì ẩm thực trước hết thể hiện cho sự say mê, là ngôn ngữ diễn đạt một cung cách hưởng thụ, một nghệ thuật trong cuộc sống.

IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 26/Sep/2011 lúc 3:50am

.

NƯỚC PHÁP XƯA NAY

Sau hai Ngày gia sản của nước Pháp (Journées du patrimoine) năm nay, nhật báo Le Figaro đã làm bảng tóm lược danh lam thắng cảnh trên đất Pháp theo từng loại khác nhau. Xin sao lục như sau :

NĂM NƠI KHÔNG THỂ BỎ QUA

1. Tháp Eiffel. Từ ngày được dựng lên năm 1889 tới nay, chừng 236 triệu người đã lên tháp. Trước đây là phô trương kỷ thuật tinh xảo của Pháp, ngày nay là biểu tượng không thể bỏ qua được.
2. Notre Dame de Paris. Đây không phải là nhà thờ lớn nhất nước Pháp nhưng là một nhà thờ đặc biệt nhất, với 10 triệu người tới thăm mỗi năm.
3. Thánh Đường Sacré Coeur. Nơi hành hương. Nằm cao 129 thước trên mặt biển, thánh đường tiếp chừng 9 triệu du khách mỗi năm.
4. L’Arc de Triomphe. ”Các anh chỉ có thể về nhà bằng Khải hoàn môn,” lời cảnh giác của Napoléon Ier. Cổng nằm tại Công trường Etoile, có ngọn lửa thiêng tưởng niệm các chiến sĩ vô danh cháy ngày đêm. Hiện đang được sửa chửa.
5. Château de Versailles, vùng 78. Năm 2010, gần 10 triệu du khách tới đây thăm điện đài, công viên.

NĂM NƠI KỲ DỊ NHẤT

1. Le Palais Idéal du facteur Cheval, vùng 26. Trong 33 năm, người phát thư tên là Cheval đã nhặt nhạnh những gì có thể xây dựng được thành một lâu đài không giống ai. Lâu đài này hiện ở thành phố Hauterives, được xếp vào loại di tích lịch sử.
2. Le désert de Retz, 78. Vào thế kỷ thứ XVIII, bá tước Monville xây một khu vực lý tưởng gần Chambourcy có 16 cơ sở : đền đài, kim tự tháp...
3. La joyeuse prison de Pont-l’Evêque, 14. Một nhà tù đặc biệt xây dựng năm 1823 nay là một di tích lịch sử. Phóng tập thể, phòng luật sư, đại sảnh, nhà bếp...vẫn đang còn sống động !
4. Le château d’Oiron, 79. Xây từ thế kỷ thứ XVI, lâu đài có những nét của kiến trúc hiện đại. Như con đường đi váo lâu đài bằng bê tông lấy từ một HLM vùng Issy les Moulineaux.
5. La Maison Pic***iette, vùng 28. Raymond Isidore bỏ ra 26 năm, từ 1938 đến 1964 trang hoàng ngôi nhà của ông ở Chartres với những mảnh vụn chén bát vỡ nhặt được. Những hình ảnh rất đẹp !

NĂM NƠI CÒN TỐN KÉM NHẤT

1. Notre Dame de Royan, vùng 17. Xây bằng béton từ 1958, nhà thờ bị gió biển làm hư hại. Nay đang cần phải tu bổ lại hết, từ tháp chuông cho tới cửa kiếng...
2. La pyramide du Louvre. Công trình của kiến trúc sư Pei cần được chăm sóc thường xuyên. Một robot được chế tạo đặc biệt để lau chùi thành kiếng : ba ngày mỗi tháng bên ngoài và 20 đêm lau chùi bên trong.
3. Cathédrale de Reims, vùng 51. Bị máy bay Đức oanh tạc, nhà thờ được xây dựng lại từng viên gạch một. Mỗi năm cần khoảng 1 triệu euro để bảo trì.
4. La baie du Mont Saint Michel, vùng 50. Từ đây đến năm 2015, bờ biển của Mont Saint Michel sẽ thay đổi bộ mặt. Nước biển tràn ngập, một cây cầu sẽ được xây dựng đưa du khách đi vào núi. Dự chi : 200 triệu euro.
5. Điện Panthéon. Cần tới 100 triệu để tu bổ ngôi nhà thờ nơi an nghĩ của một số danh nhân Pháp.

NHỮNG NGÀY SẮP TỚI

24, 25.9 : FÊTES DES JARDINS

Hai ngày cuối tuần này 24, 25.9 là dịp để du khách thăm các công viên quanh Paris. Mùa thu đến, cây cảnh trổ hoa lá đẹp đẽ. Thời tiết vào những ngày cuối tháng 9 có vẻ tốt hơn tháng 7 ? Các chủ vườn lấy dịp để cho khách nhàn du tới chia sẻ cảnh hoa lá xinh tươi. Còn là một dịp lưu ý về vai trò của cây cỏ trong đời sống của con người.

Một vài nơi đặc biệt trong 20 quận Paris :

- Square du Temple, Jardin 1 000 Feuilles, Jardin Anne Frank. Đi dạo trong vườn các khách sạn ở khu Marais và công viên Saint-Gilles Grand Veneur, quận III
- Potager de la Cité internationale des arts Hotel d’Aumont, quận IV
- Jardin du Musée de Cluny, Jardin des plantes, Jardin du Couvent des Soeurs de l’Adoration, quận V
- Jardin Luxembourg, Jardin de l’Institut Catholique de Paris, quận VI
- Jardin de l’Institut des Missions étrangères, Société nationale d’Horticulture de France, quận VII
- Parc Monceau, quận VIII
- La fête au Parc de Bercy : Trưng bày cây cảnh, những khai phá mới, trò chơi, đi dạo...một dịp đặc biệt tại đây mỗi năm. Jardin de Reuilly, viaduc des arts...quận XII
- Parc Montsouris, Jardin partagé du jardin Auguste Renoir, quận XIV
- Parc Clichy Batignolles – Martin Luther King, quận XVII
- Ballade musicale de jardin en jardin dans le quartier de la goutte d’or, quận XVIII
- Parc des Buttes Chaumont, parc de la Butte du Chapeau Rouge, les Jardins p***agers du Parc de la Villette, quận XIX
- Jardin Naturel, jardin de Belleville, quận XX

ĐÊM 1.10 : NUIT BLANCHE (Đêm không ngủ) : Hàng quán, hệ thống vận tải công cộng và dân chúng (những người muốn thức), sẽ thức suốt đêm nay...Trăng mùng 4, trăng lưỡi liềm, vẫn phản chiếu trên sóng nước sông Seine...

                                                                 TỪ NGUYÊN  Paris
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.172 seconds.