Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Lịch Sử - Nhân Văn | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn |
Chủ đề: MỘT THỜI ĐỂ NHỚ | |
<< phần trước Trang of 12 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | ||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: 04/Aug/2022 lúc 9:00am | ||||||||||||
HÁT BỘI VỀ LÀNG
Hôm đó, mới năm giờ chiều, cả xóm chợ An Nhơn nghe tiếng trống chầu “thùng!… thùng!… thùng!…”. Cái trống chầu để trước trường học, ngay đầu ngõ vô rạp hát An Nhơn. Bên cạnh có để mấy tấm tranh, trong đó có một tấm vẽ hình hai ông kép đang đánh nhau, một ông mặt đỏ cầm thương, ông kia mặt rằn có hàm râu quai nón đen hù, dễ sợ, cầm đại đao. Tiếng trống vừa trổi lên thì mấy đứa con nít chạy u tới để coi đánh trống và coi mấy tấm hình hát bội, rồi bàn nhau “về xin tiền má, tối nay đi coi hát!” Ở nhà ông nội mấy con, cô Năm nghe tiếng trống đã nôn nao, nấu cơm, ăn sớm. Cô Năm biểu ba chạy xuống nhà cô Năm Xây để rủ cổ đi coi hát. Cô Năm Xây đồng ý liền. Ba trở về nhà đã thấy cô Năm Thái, nhà ở phía bên kia đường, ngay đầu hẻm vô nhà ông nội mấy con, đang qua rủ cô Năm mấy con đi coi hát! Ba chị em bạn này rất thân nhau, thường rủ nhau đi ra Sài Gòn mua hàng, mua giày và chụp hình ở Photo Mỹ Lai, đường Bonard, tức là đường Lê Lợi bây giờ. Ngộ cái là cả ba cô đều thứ năm: Năm Nu, Năm Xây và Năm Thái. Cái rạp hát An Nhơn này nhỏ xíu, nằm chen giữa nhà dân, chỉ có ba căn, cột cây, lợp ngói, ở ngoài ngó vô không thấy gì ra vẻ rạp hát. Chỉ có khác là mặt tiền có xây một cái phòng bán giấy. Vậy mà hầu như tháng nào cũng có đoàn hát về, khi thì hát bội, khi hát cải lương, khi hát xiệc, hát bóng. Bữa đó nhằm tối thứ Bảy, ba được theo cô Năm đi coi hát bội. Ba ưa coi hát bội lắm. Ba thích nhứt là nghe nhạc hát bội, càng nghe càng thấy hay, vì mỗi cảnh đều có bản nhạc diễn tả được tâm lý, tình cảm của nhơn vật đang diễn. Cảnh triều đình thì nhạc trang nghiêm, cảnh mẹ già nhớ con thì nhạc êm dịu, nỉ non, cảnh chiến trường thì nhạc dồn dập, phấn khởi, thúc giục, v.v… Nghe riết rồi quen, rồi ghiền. Thiệt tình mà nói, ba coi hát bội là để nghe đờn ca, múa hát, chớ họ la hét om sòm bằng chữ Nho, ba có hiểu gì đâu? Nhưng nhìn họ biểu diễn bằng điệu bộ, sắc mặt, giọng nói thì biết được họ muốn gì. Phùng mang, trợn mắt một hồi là có đánh nhau, chắc chắn! Tuy nghe không rõ, không hiểu từng lời, nhưng ba cũng nắm được toàn bộ câu chuyện của vở tuồng. Tám giờ tối mới hát, nhưng mới bảy giờ thì khu rạp hát đã rộn rịp rồi. Ngõ vô rạp hát là khoảng đất nằm giữa trường học và Công Sở, có trồng một hàng cây sao cao lớn. Dọc theo tường trường học và dài theo hàng sao, nhiều người đã dọn hàng ra bán. Hàng để trên bàn thấp, thường là hột vịt lộn, khô mực, chuối nướng, chuối sấy, mía ghim, chùm ruột muối, trái cóc, ổi, nước đá xi-rô, sữa đậu nành, chè đậu xanh, bánh tráng nướng, bánh cam, bánh chài, đậu phộng nấu, đậu phộng rang, v.v… Quan trọng nhứt là hàng cháo trắng hột vịt muối và hàng cháo vịt. Người ăn lúm xúm ngồi trên những ghế thấp kiểu “ghế ăn chè” để dọc theo mấy cái bàn cây thấp chủm. Trai trẻ quanh vùng nhơn dịp này, dầu không coi hát cũng kéo nhau ra rạp hát chơi, ăn vặt, nói chuyện với nhau rất vui vẻ. Quang cảnh từ ngoài ngó vô coi cũng hay hay: trên mỗi cái bàn đều có để một cái đèn dầu leo lét, hàng, quà bày đủ màu sắc, người mua, kẻ bán nói chuyện xôn xao. Trước rạp treo một cây đèn măng-sông sáng choang, đang có nhiều người sắp hàng mua giấy. Ba chị em cô Năm đã gom tiền đưa cho chị Năm Thái là người lớn hơn hết để mua giấy ngồi gần nhau. Ba dòm tấm bảng ghi giá tiền, đọc được: – Thượng hạng 50 xu Cỡ nào là trẻ em? Tùy anh hay chị xét giấy định, cho nên thường xảy ra cãi cọ giữa người đi coi hát và người xét giấy. Mua giấy rồi, bốn chị em đồng bước vô rạp. Có một tấm màn lớn màu xanh dương che sân khấu. Trước tấm màn có treo một cái đèn măng-sông soi sáng khắp cả rạp. Ba để ý thấy ghế thượng hạng chỉ có 3 hàng, mỗi hàng 6 cái ghế gõ có lưng dựa, để ngay chính giữa, gần sân khấu. Ghế hạng nhứt để tiếp theo sau ghế thượng hạng. Ghế hạng nhì sắp ở hai bên. Ngoài ra là giàn, tức là những tấm ván dài đóng từng bực từ thấp lên cao, sát vách và hai bên rạp. Bốn chị em vô ngồi ghế hạng nhứt. Cô Năm Thái nói “Mình con gái, phải nhường cho người lớn ngồi thượng hạng. Mình ngồi thượng hạng người ta nói mình làm phách”. Trong rạp người ta nói chuyện ồn ào, trong lúc ở hậu trường ban nhạc trổi liên tục. Lại thêm mấy chị bán mía ghim, đậu phộng vừa rao, vừa chen lấn nhau để mời mọc. – “Leng keng! Leng keng!” Chuông rung ra hiệu sắp hát. Khán giả im bặt vài giây, rồi tiếp tục nói chuyện. – “Leng keng! Leng keng!” “Mời mấy chị bán mía ghim, đậu phộng ra ngoài. Mấy chị còn nán lại vài phút để ai muốn mua thì lẹ lẹ lên!” – “Leng keng! Leng keng!” Màn kéo lên. Cảnh triều đình có ngai vàng, cột rồng đầy đủ. Ban cổ nhạc tấu một bài, ba không biết bài gì, nghe hay quá. Tiếp theo là ba hồi trống Long Phụng, rồi vua chẫm rãi bước ra, điệu bộ rất oai vệ. Vua ngồi lên ngai, sửa vạt áo cho ngay ngắn, vuốt chòm râu đen, quạt quạt mấy cái, rồi cất tiếng: “Ngôi trời sửa trị – “Thùng!” Trống chầu đánh lên một tiếng để khen kép đóng vai vua. Hát bội có cái ngộ là mỗi nhơn vật bước ra sân khấu đều “xưng tên” để tự giới thiệu cho khán giả biết diễn viên đang đóng vai trò nào trong vở tuồng. Ba khoái nhứt là coi mấy ông tướng từ trong cánh gà bước ra, tướng đi dũng mãnh, múa một đường thương, hoặc đao, hoặc siêu, hòa theo tiếng nhạc rộn ràng, tiếng kèn tò le thúc giục, rồi đứng trụ lại, dõng dạc xưng tên! Cho tới anh hề đóng vai chủ quán, khi mở màn cũng tự giới thiệu: “Như tôi nay cất quán cheo leo mé lộ Trở lại tuồng hát bội. Lâu quá, ba không nhớ là tuồng gì, nhưng có thể tóm tắt sự tích như sau: Dưới thời vua “Minh Vương”, trong nước đang thái bình, thịnh trị. Bỗng có giặc phương Bắc xâm lăng. Vua sai một tướng tài của triều đình cầm quân đánh giặc. Trong lúc quân, tướng triều đình kéo ra biên ải thì ở trong triều bọn gian thần làm phản, khiến vua phải bỏ kinh đô lánh nạn, được các trung thần xả thân hộ giá. Đúng là “Gia bần tri hiếu tử, quốc loạn thức trung thần”, nghĩa là nhà nghèo mới biết con có hiếu, nước loạn mới biết tôi trung. Ở kinh đô xảy ra nhiều cảnh nhiễu nhương: mẹ già trông con, vợ trông chồng, bọn gian hùng được thế ức hiếp chúng dân … Nhưng rồi tướng triều đình dẹp xong giặc, trở lại kinh đô, bắt bọn gian thần trị tội, rước Hoàng Thượng hồi loan, nhân dân lại hoan ca thái bình như trước. Chuyện chỉ có vậy mà người soạn tuồng sắp đặt rất hay, màn nào coi cũng không chán. Ông nội mấy con ngồi nhà đọc sách, nghe tiếng trống chầu đánh thưởng liền liền, biết là ban hát bội này hát hay lắm. Đêm đó ông Hương Giáo cầm chầu. Hễ đào kép nào hát ông cho là “khá”, ông đánh một tiếng “Thùng!” Ai hát hay, ông đánh hai tiếng “Thùng!… Thùng!…” Gặp đào kép nào hát hoặc múa hay quá, hoặc lời văn hay quá, ông đánh liền ba tiếng “Thùng!… Thùng!… Thùng!…” thì thường có vài khán giả ngồi ở ghế thượng hạng hoặc hạng nhứt kẹp tiền vô cây quạt rồi thảy lên sân khấu để thưởng. Có người trong cánh gà bước ra lượm quạt, gom tiền thưởng, rồi trả quạt lại cho vị khán giả sành điệu. Nghe nói đào kép hay có khi được thưởng tới hai đồng bạc một đêm. Có một cái lệ của hát bội cũng hay hay. Đó là khi tuồng hát gần kết cuộc, còn chừng ba bốn màn nữa, thì ban hát “thả giàn”: cửa vô rạp mở rộng, ai muốn vô coi thì vô, khỏi mua giấy. Khi thả giàn thì bọn thanh niên và trẻ con nãy giờ chơi lẩn quẩn theo mấy hàng quà lại kéo vô đứng đầy rạp. Vãn hát, mọi người lần lượt ra về. Một số còn nán lại ăn cháo vịt, cháo trắng hột vịt muối, cháo trắng tôm khô, củ kiệu. Anh bán quán trong tuồng hát cũng ra ăn cháo, ngồi chung với anh kép chánh đóng vai tướng trung hồi nãy. Còn anh kép “Thừa Tướng” ngồi ăn hột vịt lộn mà cái mặt cũng còn thấy ghét! Ba theo mấy chị Năm đi thẳng về nhà, không ghé ăn cháo, vì trời đã khuya lắm rồi, ai nấy buồn ngủ quá chừng. Ban hát bội này diễn tại rạp An Nhơn bốn đêm rồi dọn đi. Sau bữa hát chót, bà con ở chợ An Nhơn xôn xao bàn tán chuyện một cô gái trong làng lén bỏ nhà theo kép hát bội. Dưới bến đò, bà Bảy bán trầu cau lại có chuyện nói với bà Ba bán cá: – Chị Ba ơi! Chị có hay chuyện con Lành bỏ nhà đi theo kép hát bội không? – Ối! Sáng nay ngoài chợ người ta đồn rùm, ai mà không hay. Mà con Lành là con nhà ai vậy hả chị? – Con Lành nhà ở gần Bộng Dầu đó! Nó mồ côi cha mẹ, ở với ông Hai Minh, kêu ông Hai bằng bác đó! Con nhỏ nhu mì, dễ thương hết sức, ai dè lại trốn nhà, theo kép hát, hư thiệt là hư! – Mà nó theo ai vậy chị Bảy? – Nghe nói nó theo thằng Sửu. – Thằng Sửu nào vậy chị? – Cái thằng kép đóng vai Triệu Tử Long đó! Tối, nó giồi phấn, vẽ mặt, bận quần áo hát bội vô, đội mão coi lịch sự hết sức. Mà tiếng của nó tốt, múa hát cũng hay, không nói ra chớ nhiều đứa con gái mê nó lắm! Còn con Lành nghe nói bốn đêm nó đi coi hát đủ bốn. – Chèn đéc ơi! Mà cái thằng kép Sửu gì đó, nó bao nhiêu tuổi, có vợ con chưa vậy hả chị Bảy? – Ai mà biết! Mà thằng đó hả chị, ban đêm coi nó lịch sự vậy, chớ sáng ra nó xấu hoắc hà, chị Ba ơi! Sáng bữa nào tôi cũng thấy nó ra ăn cháo huyết của chú Keo, mặt mũi nó đen đúa, lại bị lác đồng tiền trên cổ nữa, vậy mà con Lành mê cái nỗi gì không biết nữa! – Chị nhắc tới chú Keo. Mà chú Keo nấu cháo huyết ngon quá hả chị? Có hai xu một tô mà có gan, có lòng, lại có mấy miếng dầu chao quảy, để thêm mấy cọng gừng non, rắc tiêu, bỏ thêm hành lá … – Nghe chị nói mà tôi phát thèm! Trong lúc bà Bảy, bà Ba nói chuyện thì mấy bà, mấy chị đang chờ đò cũng bàn vô, mỗi người một câu về chuyện cô Lành theo kép hát Sửu. Một bà già thở ra, ứ hự một cái, rồi nói: “Trồng trầu thả lộn dây tiêu Đò cặp bến, ai nấy lần lượt cắp thúng, quảy gánh xuống đò. Trời xanh ngắt, nước trong leo lẻo, chiếc đò êm đềm trôi qua phía An Lộc. Coi hát bội quen rồi cũng ghiền lắm. Nhà ở gần rạp hát nên ba thường được đi coi hát. Có những tuồng coi đi, coi lại cũng còn hay, như mấy tuồng này: – Trảm Trịnh Ân Lúc đó ba còn nhỏ xíu mà có những màn hát bội làm ba nhớ hoài. Thí dụ như cảnh một ngưới con cõng mẹ chạy giặc, băng qua một khu rừng. Bà mẹ khát nước, người con để mẹ ngồi trên một tảng đá, chạy xuống suối để lấy nước. Bà mẹ đang ngồi ca, than thở, thì trong bụi có cái đầu cọp ló ra, làm ba sợ quá! Rồi con cọp nhảy ra vồ người mẹ, tha tuốt vô rừng sâu, làm ba sợ muốn khóc luôn! Hoặc cảnh “Ngọc Kỳ Lân xuất thế”, pháo nổ một cái “đùng”, Ngọc Kỳ Lân miệng ngậm pháo bông, múa may rất ngoạn mục! Thường thì cảnh hai tướng đánh nhau, đánh theo “quy ước” của hát bội, không phải đánh võ thiệt. Nhưng có lần ông Tám Thưa, một thầy dạy nghề võ, đóng vai Quan Vân Trường. Ông Tám Thưa hóa trang giống hệt hình “Ông” ba thấy thờ trong Chùa Ông. Ông Tám cầm Thanh Long Đao, múa một đường siêu tuyệt vời. Ông “loan” siêu nghe tiếng gió vù vù, tưởng như tên bắn cũng khó lọt vô mình ông được. Ai nấy coi đều thán phục. Nhắc tới ông Tám Thưa, ba lại nhớ tới ông Bảy Phúc, nhà ở sau nhà ông nội mấy con, cũng là một thầy dạy “nghề”. Năm 1945, những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, ông Bảy tập luyện võ nghệ cho đám thanh niên trong làng, thay vì chỉ tập đi “một! hai!” như nhiều làng khác. Nói chuyện về hát bội, ba lại nhớ tới những buổi cúng đình. Có thể nói ở trong làng vui nhứt là mấy ngày Tết, kế đó là những ngày cúng đình. Đình An Nhơn lúc đó tọa lạc dưới vòm cây cổ thụ. Trước Đình có sân rộng, có trồng một hàng sao cây to, bóng mát. Bên kia đường là một khoảng đất rộng, mùa mưa trồng lúa, mùa nắng trồng thuốc lá hoặc đồ rẫy: bầu, bí, khổ qua, dưa leo, khoai mỡ, cà chua, cà tím, v.v… Rằm tháng Tám âm lịch là ngày cúng đình. Trước đó, Ban Hội Tề cùng với vài vị tai mắt trong làng và Ban Trị Sự Hội Đình đã nhóm họp, bàn việc cúng đình. Người ta dựng trước sân đình một cái “võ” rộng rãi, cột tre, lợp lá dừa nước, sân khấu đối diện với bàn thờ Thần, cốt ý để Thần coi hát. Trước sân khấu có sắp ghế, hai bên có đóng giàn, đủ chỗ ngồi cho vài trăm khán giả. Năm đó trúng mùa thuốc lá, tiền quỹ của Đình còn dư khá, Đình rước hát bội tới hát ba ngày, ba đêm liền. Ngày đầu tiên là lễ “thỉnh Sắc”, tức là thỉnh “sắc lịnh” của vua Tự Đức ban năm 1852, phong Thần cho “Thành Hoàng bổn thổ”, có câu “ĐẠI CÀN QUỐC GIA NAM HẢI TỨ VỊ TÔN THẦN”, chứng tỏ Đình An Nhơn thờ bốn vị thần. Thường ngày, Sắc vẫn thờ ở Công Sở, tới ngày cúng mới thỉnh Sắc đưa về Đình. Sắc vua đựng trong một cái hộp bằng gỗ trầm, đặt trên một cái kiệu sơn son thếp vàng, hai thanh niên ăn mặc chỉnh tề khiêng xuống Đình. Có mấy vị hương chức áo dài, khăn đóng đi theo “hộ Sắc”. Đoàn thỉnh Sắc đi chẫm rãi theo tiếng trống và tiếng chiêng, cứ ba tiếng trống là ba tiếng chiêng tiếp theo: – “Thùng!… Thùng!… Thùng!…” – “Beng!… Beng!… Beng!…” Dân làng nghe tiếng chiêng, trống thì biết ngày mai cúng đình, ai ai cũng sắp đặt để đi cúng và coi hát bội luôn thể. Theo bản Lý Lịch Di Tích Đình An Nhơn thì Thần Đình An Nhơn là một bà Thái Hậu (mẹ đức vua) và ba vị công chúa gốc ở Trung Hoa. Lúc giặc Nguyên chiếm đất Trung Hoa thì các vị này chạy lạc đến biển Nam Hải vào năm 1276. Bốn vị này không chịu đầu hàng quân giặc nên đồng nhảy xuống biển trầm mình tuẫn tiết. Từ biển Nam Hải, thi thể bốn vị trôi lần qua bờ biển Bắc Trung Phần Việt Nam, cuối cùng tấp vào xã Hưng Cần, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đồng bào cư ngụ tại đây vớt bốn thi thể lên, quần áo còn đủ, chỉ mất một chiếc hài (giày), bèn tâu báo với triều đình. Vua Trần Thánh Tôn phái Khâm Sai cử hành lễ an táng rất trọng thể. Từ đó, hồn thiêng bốn vị hiển hách oai linh, nên đồng bào lập đền thờ “Đức Thánh Mẫu”. Một chiếc hài trôi lạc vào làng lân cận. Dân chúng nơi đó vớt hài lên và lập một đền thờ gọi là đền thờ “Đức Thánh Mẫu Phủ Giày”. Từ đó địa phương này có tên là “Phủ Giày”. Từ năm 1776 đến năm 1801, chúa Nguyễn Phúc Ánh nhiều phen tẩu quốc, mượn con kinh tắt xã An Nhơn thoát nạn Tây Sơn. Đến khi lên ngôi năm 1802, vua sai vị Tổng Trấn Gia Định thành là Đại tướng Đoàn Hùng và Quận công Nguyễn Văn Trương đến lập đền thờ tại An Nhơn Xã, nơi Đức Thánh Mẫu hiển linh. Sử tích của bốn vị thần này có chép lại trên một tấm bảng sơn đỏ, chữ vàng, để trong chánh điện Đình, và có in ra phát cho khách viếng Đình. Tối hôm thỉnh Sắc, ban hát bội hát “xây chầu”. Ba có đi coi xây chầu một lần, ba không hiểu cái gì hết, nhưng nghe tiếng trống, tiếng đờn và kèn “tò le” cũng thích! Ba ngày cúng đình vui lắm. Trước sân đình, tràn qua bên kia đất rẫy, người ta bày bán đủ thứ quà vặt. Cũng những món ăn bình dân như hột vịt lộn, khô mực, khô hố, rượu đế, rượu thuốc, chuối nướng, chuối sấy, chuối chiên, mía ghim, chùm ruột muối, mứt chùm ruột, mứt me, trái cóc, ổi, mận, nước đá xi-rô, xá xị “Con nai”, chè đậu, bánh tráng nướng, bắp nướng, bắp nấu, đậu phộng nấu, đậu phộng rang, v.v…, không thể kể hết. Người nhà luân phiên nhau bán suốt ngày đêm vì hát bội cũng hát suốt ba ngày, ba đêm luôn. Coi hát khỏi mua giấy, ai muốn vô coi lúc nào cũng được. Còn ghế trống thì ngồi, chỉ chừa hai hàng ghế đầu cho Ban Hội Tề và các vị nhân sĩ, hào phú trong làng. Hết ghế thì ngồi giàn, giàn chật hết thì đứng. Coi tới đói bụng thì về ăn cơm rồi trở lại coi tiếp. Người đi cúng đình, đi coi hát, tới lui nườm nượp. Cũng có người bận việc, chỉ đi cúng, không coi hát. Có thể nói không có nhà nào không đi cúng đình, vì ai cũng tin tưởng nhờ thần thánh phò hộ cho nên làng An Nhơn được thanh bình, yên ổn, ai nấy lo làm, lo ăn, ít lo trộm cướp. Những vị chức sắc chia phiên nhau cầm chầu suốt cả ba ngày đêm. Không có điện, không có mi-cờ-rô, nên đào kép phải rán sức mà hát lớn, người cầm chầu phải thưởng chầu đúng lúc cho đào kép họ vui. Về việc cúng đình, từ Bắc chí Nam nhiều sách vở đã tả kỹ, đầy đủ và hay lắm, nên ba chỉ nhắc sơ cho mấy con biết qua một khía cạnh đặc sắc của phong tục Việt Nam. Trở lại cái rạp hát An Nhơn. Ngoài hát bội, đôi khi có đoàn hát cải lương về. Hát cải lương dễ hiểu hơn, ít nói chữ Nho. Lại hay có những màn “mỹ thuật” đánh phép, phi thân bay lên cao, hoặc đấu “boa-nha” (poignard), v.v… Hấp dẫn nhứt của hát cải lương có lẽ là bài ca vọng cổ! Có thể nói không có vọng cổ thì không phải là cải lương! Ngoài hát bội và cải lương, lâu lâu cũng có đoàn xiệc “Lạc Hồng” về An Nhơn diễn. Đoàn này có nhiều màn ảo thuật rất hay. Diễn viên hầu hết là người Bắc. Ba và các bạn học của ba ưa đi coi đoàn hát xiệc này lắm. Rạp An Nhơn cũng có “hát bóng”. Lúc đó An Nhơn chưa có điện, đoàn hát bóng này có máy đèn riêng. Chiếu phim câm, vì thời đó chưa có “hát bóng nói”, cũng chưa có phim màu. Nhơn vật trong phim đi cà giựt, cà giựt. Phim câm, nhưng có tiếng động như tiếng kèn xe hơi, tiếng xe lửa chạy xình xịt, Tây kêu là “cinéma sonore”, tức là hát bóng có âm thanh lồng vô. Cái đoàn hát bóng này nghèo quá! Chỉ có hai ba phim chiếu đi, chiếu lại. Mỗi lần tới An Nhơn hát chừng hai ba đêm, kiếm một mớ bạc cắc, rồi dọn đi êm! Đặc biệt, có lần Đoàn Xiệc thú Tạ Duy Hiển về dựng lều ở miếng đất trống, chỗ cái đồn đất gần Gò Vắp ngó qua. Đoàn Tạ Duy Hiển này có những màn diễn thú với ngựa, voi, gấu, cọp, khỉ thật là đặc sắc. Tới màn cọp nhảy vòng lửa thì có kéo rào sắt ngăn cách chỗ thú biểu diễn và khán giả. Ông Tạ Duy Hiển mặc áo dài gấm, đội khăn đóng màu vàng, cầm roi điều khiển cho ba con cọp vừa gầm gừ, vừa nhảy qua vòng lửa cháy rực. Lại có những màn “đu bay” trên cao xem thật rùng rợn. Người Việt Nam mình cũng ngộ, không có môn nào mà mình không học được, và làm được, chẳng kém các nước khác. Chỉ tiếc là mình nghèo quá, khó tranh đua với người … Tiền Vĩnh LạcChỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Aug/2022 lúc 9:01am |
|||||||||||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: 09/Aug/2022 lúc 8:58am | ||||||||||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: 16/Aug/2022 lúc 3:04pm | ||||||||||||
Song Thao
1 -
Gỏi Đu Đủ :
Tôi bị gỏi đu đủ bò khô nắm cẳng, cho tới bây giờ. Đĩa đu đủ bò khô đầu tiên tôi ăn là ở cổng trường Dũng Lạc, bên hông Nhà Thờ Lớn Hà Nội, khoảng đầu thập niên 1950. Ngày đó trước cửa trường có nhiều hàng quà vặt, điểm đặc biệt là hầu hết người bán là đàn ông. Ừ thì là trường con trai nhưng sao người bán lại cùng dòng giống, chuyện cho tới nay tôi vẫn cứ thắc mắc. Ông nào cũng có tên không phải do cha mẹ các ông ấy đặt. Bánh mì giò chả có ông Lý Toét, ông Đại Quấy bán cái chi chi tôi quên béng mất. Nhưng ông được tôi mến mộ nhất, ngày nào cũng dúi cho ông ấy ít tiền là ông bán món đu đủ bò khô thì lại không có tên. Tay ông cầm cái kéo cắt thịt bò dập tanh tách không ngừng, như một cách rao hàng. Khi có khách, hai tay đó cầm hai chai, một nước tương đen đen, một dấm trắng có pha chút ớt hồng hồng xịt lia lịa xuống chiếc đĩa nhôm đu đủ bò khô có vương chút rau thơm rau răm xanh xanh trên mặt. Chỉ nhìn hai cánh tay khua khua đã thấy nước bọt túa ra đầy miệng. Tôi đã chết mệt với món đu đủ bò khô từ những ngày non dại đó. Cho tới ngày nay tôi vẫn…non dại. Vẫn mê món đu đủ bò khô. Vào nhà hàng nào có bán là tôi ít khi bỏ qua. “Bệnh” này bắt nguồn từ những ngày Hà Nội nhưng nặng thêm từ khi di cư vào Sài Gòn, khi nếm mùi gỏi đu đủ của ông già áo đen trước cửa tiệm nước mía Viễn Đông nơi góc đường Lê Lợi và Pasteur. Thời sinh viên, đậu chiếc xe Goebel hai màu vàng và cam bên lề, anh chàng tuổi trẻ ngày đó nhào vào hàng ông già áo đen, bưng chiếc đĩa nhôm ra ngồi trên yên xe đắm đuối với cái vị mằn mặn, chua chua, cay cay, nồng nồng không thể có trong các món ăn khác. Đĩa gọi đĩa, thường phải ít nhất hai đĩa mới dứt áo ra đi được. Có những ngày nặng túi, hai đĩa còn chưa ra đâu vào đâu, hai đĩa tiếp nữa mới…đủ. Còn tiếc rẻ húp hết nước trong đĩa. Báo hại bữa cơm chiều đó sao thờ ơ uể oải khiến bà già đưa mắt dò hỏi. Anh bạn trẻ tuổi Phạm Công Luận, quen trên giấy bút nhưng chưa bao giờ giáp mặt, nhắc nhớ tới ông già áo đen của thời đó. “Những anh chị tôi, lứa tuổi nay đã bước vào tuổi 60, 70 rất quen thuộc với hàng bò khô, nay gọi là gỏi khô bò của ông già áo đen bán trên đường Pasteur. Họ vẫn nhớ những buổi chiều chưa tắt nắng của Sài Gòn nửa thế kỷ trước, tan trường Sư Phạm, trường Luật là phóng xe ra ngay góc ngã tư Lê Lợi – Pasteur, ngồi trên xe gọi mấy đĩa khô bò đu đủ cùng một lúc. Từ xa đã thấy bóng ông chủ xe khô bò, luôn luôn bận áo đen nên chết tên. Phải canh làm sao để ăn được gỏi khô bò của “ông già chemise noire” hay “ông già áo đen” này dù khu đó có tới bốn người bán gỏi khô bò đu đủ bào. Không mấy ai biết tên gì, chỉ gọi biệt danh như vậy”. Món khô bò đu đủ bào ngon như thế nào phải nghe ông tổ sư ẩm thực Vũ Bằng tán : “Có ai một chiều nào nhàn tản trên con đường Pasteur, ở ngã ba Lê Lợi, có thấy hàng toán người tề tựu ở trước chùa Chà như dự một cuộc mết tinh vĩ đại? Không, họ không phản đối gì hết mà cũng chẳng yêu cầu gì hết. Khẩu hiệu của họ căng lên ở trong lòng: họ ăn, họ uống, và uống và ăn để làm thỏa mãn cái dạ dầy nhiều đòi hỏi. Có người đứng ăn; có người ngồi ghế ăn; có người ngồi ở xe máy dầu gác chân lên hè để ăn; có người ngồi xổm trên hè để ăn; lại có người hãm xe hơi lại, thò đầu ra ngoài kêu ăn. Họ ăn gì vậy? Ăn bánh tôm; ăn bì bún; ăn bánh mì phá lấu; ăn ốc; ăn bánh canh giò heo; nhưng muốn gì thì gì, món được người ta thưởng thức nhiều nhất, nồng nhiệt nhất và thành tín nhất vẫn là món đu đủ bào, rưới rất nhiều giấm ớt lên trên. Ở cái đất quanh năm nắng chói như đây, tạng người ta nhiệt lắm, lòng lúc nào cũng cứ xót như cào: ăn cái món ấy vào mát ruột. Các ông ưa quá, mà các bà các cô lại ưa hơn; ăn một đĩa rồi lại muốn ăn đĩa thứ hai, thứ ba…thứ sáu. Chính tôi đã thấy có một bà ăn chơi sơ sơ một lúc sáu đĩa như thế rồi xuýt xuýt xoa xoa, chảy cả nước mắt nước mũi mà có vẻ như vẫn còn thèm ăn nữa. Ờ, cái món đu đủ bào trộn giấm ớt đó là gì vậy? Thưa, đó là khô bò. Đu đủ bào, trên đặt mấy miếng khô bò, tưới giấm ớt rồi rắc mấy lá ngò lên trên đó, chỉ giản dị có thế thôi, vậy mà ăn vào…phải biết! Ngon chết người đi được!”. Cái món ngon chết người đi được này là món ta hay món tầu, nhiều người cắc cớ đặt câu hỏi. Tác giả Lưu Khâm Hưng có vợ người Tàu thắc mắc. Ông cũng nghĩ đây không phải là món của người Hoa nên hỏi vợ cho chắc ăn. Ai ngờ bà vợ trả lời tỉnh queo: “Hồi đó đi học ăn hoài, dường như món này của người Tàu. Mấy xe bán gỏi đu đủ khô bò ở Chợ Lớn đều do mấy ông Tiều bán. Bởi vậy ăn gỏi khô bò đâu có chan nước mắm mà là chan nước tương pha giấm ớt”. Thiệt hôn? Cái món làm say đắm nhiều người Việt này là một món ngoại lai sao? Tác giả Minh Lê trong bài “Gỏi Khô Bò” đã cất công tìm kiếm. Theo ông, thành phần chính của món ăn hớp hồn này là đu đủ và bò. Đu đủ có gốc ở châu Mỹ, được mang sang trồng tại châu Á từ đầu thế kỷ 19. Trong từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhode, xuất bản năm 1651, chưa có từ đu đủ. Nhưng trong cuốn Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của, xuất bản năm 1895, từ “đu đủ” đã có ở trang 327, chứng tỏ khi đó đu đủ đã khá phổ biến ở Việt Nam. Về thịt bò, dân Việt chuộng nuôi trâu hơn nuôi bò. Nhưng tới năm 1915, cụ Phan Kế Bính đã liệt kê trong cuốn “Việt Nam Phong Tục”: “Về thứ đồ ăn thì nhất là hay dùng những thịt trâu, bò, dê, lợn, gà ,vịt, chim, ếch, tôm, cá, cua, ốc..v..v..mà thịt lợn là thứ cần dùng hơn hết”. Tác giả Minh Lê viết: “Vậy vào thời điểm cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, điều kiện “cần và đủ” cho gỏi khô bò đã có, chuyện còn lại là khoảng năm nào và có ở đâu trước? Nói về miền Bắc, tôi “chộp” được câu này: “Hà Nội 1953 đã thay đổi khác đi nhiều rồi…bây giờ phố xá Hà Nội có những món ngon mới, như món thịt bò khô gồm đu đủ thái nhỏ, mùi và giấm, “lạp chín chương”, ăn vào thấy đủ vị cay chua mặn chát. Tác giả Nguyễn Duy Hảo, bút hiệu Ba Lăng, ăn gỏi khô bò từ 1948: “Thú thật là tôi không được biết rõ món đu đủ bò khô có từ bao giờ và nguồn gốc của nó cũng như do ai sáng chế ra món ăn đáng nhớ này. Riêng cá nhân tôi đã được thưởng thức món quà đặc biệt này từ năm 1948 tại cổng trường tiểu học Hàng Than Hà-Nội”. Khô bò có cách chế biến giống với món phá lấu chiên của người Tiều nhưng người Tiều ăn phá lấu với cơm chứ không làm gỏi đu đủ. Ngoài khô bò, xì dầu là dấu ấn của người Hoa. Nhưng đu đủ bào và đậu phọng lại tương tự như món tam maak hung của người Lào và món som tam của người Thái. Không biết có nên kết luận là một người Việt nào đó đã kết hợp hài hòa các món trên để chế ra món gỏi đu đủ khô bò thần sầu mà tôi là một đệ tử không. Tôi đã một phen thất vọng với món som tam của Thái Lan. Trong một lần tới Bangkok vào cuối năm 2019, trước khi có dịch covid, tôi đã háo hức thử món gỏi đu đủ phổ biến của Thái Lan. Tới Thái Lan mà không thưởng thức som tam, một di sản văn hóa ẩm thực của đất nước hiền hòa này là một thiếu sót to lớn. Món này được bán khắp các nhà hàng và xe bán rong tại Bangkok. Tôi order và thích thú chờ đợi. Cô hàng khá xinh bắt đầu chế biến. Nhìn mà chóng mặt với cái tay thoăn thoắt vứt nguyên liệu vào một chiếc cối. Đu đủ xanh, đậu đũa, xoài xanh, cóc Thái, cà chua, chanh, nước mắm, đậu phọng, tỏi, tôm khô, đường thốt nốt và ớt. Hình như có cả ba khía nữa. Đĩa gỏi được tôi khới khới cố ăn vài miếng rồi chịu thua. Cay xé lưỡi, cũng chua chua, chát chát, mặn mặn, ngọt ngọt nhưng đó là một thứ hầm bà lằng giã nát trong cối. Nhìn đĩa gỏi dở dang mà không dám nói năng chi. Lỗi tại tôi không biết tiếng Thái. Nếu biết som có nghĩa là chua và tum có nghĩa là giã thì tôi đã không tốn vài chục baht! Som tum là một hóa thân tồi của gỏi đu đủ khô bò của ta. Cái miệng đã nếm qua gỏi khô bò sẽ không bao giờ rời được cái vị chua chua, cay, ngọt, mằn mặn bùi bùi của món ăn đường phố hấp dẫn này. Vét hết những sợi đu đủ, nhai xong những miếng khô bò nho nhỏ, người sành điệu phải húp cho bằng hết phần nước còn sót lại. Đây là một hậu vị, kết thúc hoàn chỉnh một thức ăn làm mê mệt những cái miệng sành sỏi. Tôi bao giờ cũng dành miếng gan nướng sém cạnh bùi, béo, cho những miếng cuối cùng. Chính miếng gan này đã gọi đĩa thứ hai, rồi thứ ba, thứ... Hình như đã lậm món ăn dân dã nhưng ngon chết người này thì chẳng bao giờ có thể rời xa được. Không lẽ lại ví cái nghiện gỏi đu đủ khô bò này với mấy ông hít tô phe ôm ấp nàng tiên nâu nhưng tôi e rằng cả hai đều chung một quyến rũ. Phạm Công Luận, người tương đối trẻ, sống thời nay nhưng miệt mài đi tìm những dấu vết xưa của Sài Gòn đã có duyên gặp được anh Nguyễn văn Tuynh, con trai của ông già áo đen. Anh Tuynh, người phụ cha bán đu đủ bò khô suốt 9 năm trước khi đi quân dịch, nhớ lại: Sài Gòn thời ấy không có nhiều hàng quán cầu kỳ như bây giờ. Không chỉ giới bình dân, giới có học không câu nệ phải ăn hàng quán sang trọng mắc tiền. Do đó các xe bán hàng ăn trên lề đường rất đông khách, có đủ cả sinh viên, thầy cô giáo, tiểu thương, công tư chức và quân nhân. Anh Tuynh tiết lộ cách làm khô bò của ông già áo đen: “Nhà tôi làm khô bằng lá lách bò, thịt thì bằng thịt ở má bò vì má bò có gân nên vừa mềm vừa dai, khi chín tới ăn rất thơm ngon. Lá lách bò dài như miếng gan heo, luộc chín, khứa từng khứa để khi xào nấu thì gia vị thấm vào bên trong mới ngon. Xong đem xào với sả, ngũ vị hương, muối, đường, gừng (để khử mùi nồng của lá lách bò) rồi đổ nước vào cho ngập mặt, đun hơn một giờ cho sệt lại. Sau đó vớt ra cho vào chảo chiên. Qua ba công đoạn luộc, xào rồi lại chiên nên mới có miếng sém cạnh, vừa bùi vừa giòn, ngon vô cùng”. 2 - Nước mía Viễn Đông: Khu nước mía Viễn Đông thời của chúng tôi là một khu ăn hàng số một ở Sài Gòn. Ngày đó chúng tôi tấp vào ăn, thấy có đủ các…bộ môn: gỏi khô bò, hủ tiếu, bò viên, bánh cuốn, bò bía, phá lấu. Người bán tấp nập, người ăn cũng tấp nập. Thấy khu bán hàng quà vặt này đông vui, chẳng ai trong chúng tôi thắc mắc. Nhưng nay anh Tuynh cho biết chính cha anh, ông già áo đen bán gỏi bò khô là người đứng ra tổ chức khu ăn uống nhộn nhịp được đặt tên không chính thức là “bến nước mía Viễn Đông”. Bến nằm trên đường Pasteur, khúc từ đường Tôn Thất Đạm đến Lê Lợi. Cha anh Tuynh đã từng dừng xe bán ở trường Chu văn An, góc đường Lê Thánh Tôn và Tạ Thu Thâu quanh chợ Bến Thành và đều bị đuổi chạy trối chết. Khi ông tới bán ở góc đường Pasteur và Lê Lợi, xế cửa hàng nước mía Viễn Đông, cảnh sát ở bót Lê văn Ken cũng đuổi. Sau khi bàn bạc với các bạn hàng cùng bán tại địa điểm này, ông đến bót Lê văn Ken xin thành lập một “bến” tập trung buôn bán, đóng thuế đàng hoàng. Ông sẽ là người thu thuế nộp lại cho cảnh sát. Vậy là khu ăn hàng của Sài Gòn thành hình. Có bốn người bán gỏi bò khô, tất cả đều là dân di cư. Ngoài ông già áo đen, còn có các ông Thung, ông Chiếu và ông Dần. Tôi luôn luôn là khách trung thành của ông già áo đen, chưa bao giờ biết các ông khác. Ông bác sĩ Lê văn Lân ngày đó có một bài thơ về “bến” Viễn Đông mang tên “Quà Rong” được nhiều người biết. Người đi trăm nhớ ngàn mong Người về còn nhớ quà rong năm nào Đầu đường nghe thoáng lời rao Là tha hồ biết quà nào rẻ ngon Dăm bông, thịt nguội, mì giòn Hai đồng một ổ bà con mua giùm Anh ơi, nước mía Viễn Đông Hai ly chưa đã, mát lòng em luôn Thêm đĩa bò bía chấm tương Ăn kèm phá lấu, em thương anh nhiều Ốc sò, muối ớt, chanh tiêu La ve, củ kiệu càng nghèo càng ham Cóc chua, tầm ruột, ổi dầm Thua gì xoài tượng, mới dầm đã chua. Bài thơ đã ghi lại một thời Sài Gòn nhộn nhịp ăn uống xôn xao. Có điều tại Bến Viễn Đông có tới bốn ông bán gỏi bò khô mà ông bác sĩ không nhắc tới món này. Thiệt là một người đãng trí! Tôi phải nói thêm là, những ngày hoa mộng đó, chúng tôi thường không bỏ về sau khi vét hết vài đĩa gỏi bò khô mà còn một chuyện luôn luôn chẳng bao giờ đãng trí. Đó là phải xếp hàng uống bằng được một ly nước mía Viễn Đông. Ly nước mía mát lạnh, vắt thêm trái tắc, uống vào tới đâu biết tới đó. Đó là một kết thúc hoàn hảo cho một buổi rong chơi với quà rong. Tôi muốn kết thúc bằng một tiết lộ nho nhỏ. Bà chủ nước mía Viễn Đông hiện sống ở thành phố Montréal chúng tôi. Tôi có gặp bà một lần, chưa tiện hỏi về cửa hàng nước mía huyền thoại ngày đó thì mất liên lạc với bà. Thiệt đáng tiếc! Tiếc như gan ruột cồn cào khi nhớ lại những ngày hoa mộng đẹp đẽ đó. Song Thao |
|||||||||||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: 23/Aug/2022 lúc 9:27am | ||||||||||||
Những Ký Ưc Về Cuộc Sống Sài Gòn Xưa Trước 75: Cho Tôi Lại Ngày Nào…Trước 1975 tại
Sài Gòn (Và chắc chắn là tại cả miền Nam), nếu tôi nhớ không nhầm, tất cả
các loại xe hơi đều bị bắt buộc phải phết sơn màu vàng lên 1/3 phía trên của
mặt kính 2 đèn trước, với dụng ý ngăn các bác tài khi pha đèn ban đêm sẽ làm
bớt chói mắt người hay xe chạy ngược chiều. Lại nữa, nơi các ngã tư gần mọi
bệnh viện đều có treo bảng “Cấm nhấn còi” để giúp các bệnh nhân ở đó được nghỉ
ngơi thực sự. Rồi các xe đỗ trên các phố cũng đều phải tuân theo bảng “Ngày
chẵn lẻ”. Tất cả xe taxi – Lúc đó là loại 4 chevaux – đều sơn tuyền một màu xanh hoặc nửa
vàng nửa xanh, nhằm giúp khách nhận biết từ xa để gọi mà không nhầm với mọi thứ
xe chạy “dù” khác. Của đáng tội, thời ấy còn lạc hậu, tôi còn nhớ mỗi khi ngồi
trong xe mà muốn mở cửa bước xuống, thì người ta đã không tìm thấy tay nắm đâu
cả mà phải cầm vào một sợi dây thép căng hết bề ngang cánh cửa để kéo thật
mạnh. Ấy thế mà những chiếc taxi cũ kỹ ấy vẫn đã làm nên một phần chân dung Sài
Gòn thuở ấy. Chúng phải có phần đèn hộp bắt chết trên mui xe, mà về đêm, hộp đó
sẽ sáng lên.
Xe buýt cũng phải sơn một màu đặc trưng để dễ phân biệt với các loại xe đò chạy
tuyến dài. Ví dụ như khi đó, tại gần khu Bà Quẹo, vẫn có bến xe buýt vàng (Gọi
là tô-buýt vàng) mà nếu muốn cầm lái, tức là khi họ rong ruổi mà ngồi sau lưng
họ sẽ là sinh mệnh của mấy chục người vô tội, các bác tài phải trải qua bao
nhiêu năm mướt mồ hôi mới giật được bằng chuyên dụng. Từ 18 – 20, anh đã có thể
học và thi lấy bằng xe 4 chỗ; sau đó vài ba năm, mới lên được một hạng, rồi cày
vô-lăng thêm vài năm nữa, mới cho sờ tới xe tải nhẹ dưới 1 tấn, lại phải thêm
vài niên, mới đủ sức lên xe tải lớn hơn chứ chưa nói là cho phép lái xe chở
khách. Còn muốn lấy dấu “khửa” để lái xe đò thứ thật, tài xế ít nhất cũng đã
trên dưới 40, tức là vào độ tuổi hết “máu” mất rồi, chả còn mấy hứng thú gì
trong chuyện nhấn ga vượt ẩu.
Chuyện đó cũng rõ ràng hệt như chuyện nơi các ngã tư, mọi loại xe đều phải dừng
sau “đường đinh”, là phần kẻ vạch sơn trắng dành cho người đi bộ. Anh cứ thử đỗ
sai làn, hay vượt vạch kẻ xem?
Ngày ấy, người ta còn nhớ vẫn có cụm từ “Nhà thuốc gác” để chỉ các pharmacie
bán thường trực, khác với “nhà thuốc Tây” chỉ mở cửa vào một số giờ cố định
trong ngày và dù là “gác” hay không, trước tiệm nào cũng phải có một hộp đèn
vuông có in hình một chữ thập treo lồi hẳn ra ngoài mặt tiền – Chữ thập này
không nhất thiết phải nguyên màu sơn đỏ khi đèn tắt, mà có thể là màu xanh lá
cây sẫm nữa, nhưng dứt khoát khi thành phố lên đèn, từng hộp đèn mang ký hiệu
quy định ấy cũng phải sáng lên, cho khách đi từ xa biết chỗ mà tìm tới. Tôi
nhớ, khi ấy gần như tất cả đều là nhà thuốc tư, mà hình như tiệm nào cũng đều
có cửa sắt kéo cả. Còn tiệm nào bán thuốc Bắc thì đều có chữ “Đường” ở cuối tên
(Vĩnh Sanh Đường, Thiên Hòa Đường, Thông Tán Đường, Tín Nhân Đường) rất đặc
trưng kiểu người Hoa như trong các phim quyền cước, với các ô ngăn kéo đựng
thuốc đã sấy khô nằm sau quầy, từ sát đất chất lên tới trần nhà, còn trên mặt
quầy thì nào là cân, là bàn dao cầu, là các vuông giấy dầu hay giấy bản màu
vàng có in sẵn chữ Nho trên đó. Nó cũng đặc trưng như khi người ta đi trên phố,
thấy nhà nào có treo trước cửa kính của mình một cái ống đèn hình trụ đứng với
hai màu trắng đỏ, mà khi cắm điện vào, thấy các vạch hai màu ấy quay theo hình
trôn ốc vĩnh cửu, là biết nhà ấy mở tiệm uốn tóc cho phái đẹp.
Người ta khi rủ nhau mở tiệm vàng là phải có chữ “Kim” đứng đằng trước tên tiệm
(Kim Hưng, Kim Xuyến, Kim Hoàng, Kim Thẩm, Kim Ngân, Kim Hoa…) giống như mở
tiệm vải là phải có chữ “Tân” (Tân Hòa, Tân Hương, Tân Mỹ…) hoặc các tiệm hủ
tíu mì, qua mấy chục năm đánh chết cũng phải có chữ “Ký” ở đuôi (Phát Ký, Huỳnh
Ký, Sanh Ký, Nguyên Ký…) trước khi kết bằng hai từ “Mì gia” mà nếu gọi đủ, phải
là “X ký mì gia” gì đấy thì nghe mới ra mùi Trú khách.
Những cái tên làm người ta nhớ nôn nao, như Trưng Vương hay Gia Long là giúp
nghĩ ngay tới những tà áo dài trắng (và tím) tinh khôi trước mọi cổng trường nữ
sinh. Như Võ Trường Toản hay Pétrus Ký là quần xanh áo trắng quanh các cánh
cổng thép nan hoa, che từng khuôn viên mấy trường nam sinh luôn rợp bóng phượng
đỏ ối cả mùa Hè. Còn Colette hay Saint-Exupéry là phải nhớ ra, các bức tường
dài quét vôi màu đỏ không thể lẫn vào đâu được của mấy ngôi trường Tây chắc
chắn là dành cho con nhà giàu, mà số thầy cô người Pháp dạy ở đó chiếm đến một
nửa. Họ sống ở mấy tòa nhà sơn màu cà-phê sữa thanh nhã, mặt tiền có kẻ ô, cao
4-5 tầng, gọi là “khu chuyên gia” nằm quanh khu sân quần trên đường Bà Huyện
Thanh Quan, gần ngã tư Phan Đình Phùng thuở ấy.
Kỷ niệm với bản thân tôi ở trường Saint Ex là thầy Alain Pesqué cao
tới 1,85m, rất đẹp trai, dạy Math Moderne ngày xưa, tức là dạy Tân Toán học,
khác với Math Cl***ique, là Toán Cổ điển. Còn là thầy Albert Moreau dạy Sử Địa
thế giới (Khi đó học sinh học cả Sử Địa Việt Nam, do thầy cô người Việt dạy, và
Sử Địa năm châu do thầy người Pháp dạy), ông có biệt tài xuất chúng là không
cần dùng compas, mà vẽ Quả đất bằng phấn ngay trên bảng, trăm cái đều tròn xoe như
nhau hệt đúc khuôn. Còn là thầy Jean Baud chỉ cao có 1,68m mà tát rất đau, khi
học trò quên vở Science Naturelle (Vạn vật học). Còn là cô Stéphanie Meyer dạy
Français cũng khẻ tay đau điếng người khi trò không thuộc bài, trong khi phía
Văn chương Việt lại có một cô giáo khác. Phải đi qua tất cả những thầy cô ấy
tại Saint Exupéry suốt 2 năm 6ème hay 5ème trước khi sang Marie Curie, vào
4ème.
Ký ức không hề mờ nhạt nơi những gì chính mình biết, hoặc chỉ biết loáng thoáng
nơi các trường Tây khác, dù chính cống hay chỉ “giả cầy”, như Fraternité (Gọi
là trường Bác Ái) trên đường An Dương Vương ngày đó, như Aurore (Rạng Đông) mà
tôi đi hết tiểu học trên phố Phan Đình Phùng, như Couvent Des Oiseaux hay Jean
Jacques Rousseau. Ký ức càng không mờ nhạt đi khi mình đi qua thời tiểu học vào
những năm 1950 – 1960, học chung với hai anh em nhà Tạ Thạch và Tạ Thái, con
ông Tạ Ký lúc đó là thầy giáo dạy Toán tại trường Pétrus Ký, mà cũng là một nhà
thơ, cùng trong làng cầm bút và là bạn với bố tôi. Nếu để đo về độ khá giả của
gia đình bạn bè học cùng trường, tôi sẽ không quên mất Lê Thị Đạt, vẽ rất đẹp
mà học cũng rất giỏi, con bà chủ tiệm bánh mì Hà Nội nức tiếng phố Nguyễn Thiện
Thuật; hay Trần Thu Trang, con bà chủ tiệm bánh mứt Bảo Hiên Rồng Vàng khét
tiếng nơi phố Gia Long – Cửa Bắc.
Những kỷ niệm ấy đến giờ vẫn nồng nàn như tên các rạp hát, cứ nhớ đến Rex là
phải nhớ Omar Sharif, Julie Christie hay Géraldine Chaplin trong Docteur Zhivago;
nhớ tới Eden là nhớ Đại Sát Tinh với Vương Vũ, Tiêu Dao và Điền Phong; nhớ Việt
Long là nhớ Django không cầu nguyện của Franco Nero; hay nhớ Victorama Quốc
tế là nhớ Liz Taylor, Richard Burton cùng Rex Harrison trong Cléopâtre. Nhớ
từng lần ngồi xe taxi cùng ông bô mình ra khu trung tâm, ăn bò kho ở tiệm bà
Phạm Thị Trước hay nhai nhồm nhoàm bánh pâté-chaud ở nhà hàng Xinh
Xinh, rồi khi lớn hơn, chạy xe đạp ra phố Lê Lợi, ngồi chơi cùng thằng bạn
nghèo để bán giúp nó từng tờ nhạc Tinh Hoa Miền Nam hay từng quyển nhạc in ronéo lem
nhem, bày trên cái sạp bằng tre gấp, dựng trước cửa rạp Mini Rex hay trước cửa
tiệm bán đồ lưu niệm Vân Anh khét tiếng thuở nào. Nhớ rằng mình vẫn sướng hơn
bao bạn bè cùng trường, còn có cha mẹ đầy đủ, được ăn học tử tế, biết chút ít
ngoại ngữ dắt lưng, trong khi chúng nó phải từ trường tốt, lui về trường nghèo
vì cha mẹ hết tiền. Và chúng nó phải kiếm sống hàng ngày, bán nhạc, bán sách cũ
quanh khu Khai Trí, bán thuốc lá trước cửa rạp Casino mà không ít lần, mình đi
xem phim lại thấy chúng vất vả đứng đó, chìa tay thu tiền từ từng điếu thuốc
thơm bán lẻ.
Nhớ từng ngày ngồi nhìn thành phố lên đèn trong tuổi thanh niên, qua ô kính cửa
La Pagode hay Givral, nhất định lắc đầu khi mấy thằng bạn lớn hơn, huých khuỷu
tay vào cạnh sườn mình, chìa cho mình từng điếu More màu nâu thon dài. Mà cũng
không cưỡng mãi được, tuổi 22 là biết cầm điếu thuốc Bastos Luxe đầu đời.
Nhớ cả tiệm Cảnh Hưng cho thuê sách nằm đối diện trường Rạng Đông mà bà chủ
tiệm, và nhất là ông chồng bà ấy, thuộc vanh vách từng tựa sách nằm ở đâu, ngăn
kéo nào, tầng kệ nào trong bát ngát cả chục nghìn quyển chất chật cứng cả mặt
tiền tiệm. Nhớ những tối thầm đọc Duyên Anh và Kim Dung trong màn, nhớ cả lần
ngu ngốc hỏi ông già nghĩa của từ “Đốn mạt” là gì khi đọc trộm quyển Anh hùng
đốn mạt của Nguyên Vũ để bị xơi đòn quắn đít. Nhớ cả những bạn văn lẫy lừng của
ông già mình ghé nhà chơi, như Nguyên Sa, Vũ Hạnh, Minh Quân, Võ Phiến và cả
Mai Thảo, Nguyễn Mạnh Côn.
Nhớ cả những cây xăng có vòi bơm bánh xe, gắn đứng giữa hai trụ xăng, phải lấy
tay mình quay cây kim hơi về số theo ý muốn rồi từ tốn ngồi xuống, mở nắp vòi,
lắp đầu bơm vô để cho nó tự bơm, khi nào nghe kêu cái “keng”, đủ hơi, là máy tự
động ngừng. Rồi nhớ cả chiếc Vélo Solex của ông già mình, do đi nhiều
quá, bị xóc trên yên cũng quá nhiều qua các ổ gà, ông đã bị sai cột sống.
Nhớ những château d’eau (Tháp nước xây bằng bê-tông) là đặc trưng của
Sài Gòn thuở đó mà theo thời gian, chúng biến mất theo các ngôi nhà cao tầng.
Nhớ các vòi nước phun, người ta ra đó giặt quần áo hay gánh nước vào từng đôi
thùng tôn vuông mà quẩy về nhà. Rồi nhớ cả mùi thuốc phiện mà ông Tư thợ mộc,
làm liên gia trưởng hồi ấy, đêm đêm vẫn thầm đốt bên bàn đèn, loang qua cửa sổ
nhà bên mà vào nhà mình. Nhớ những mầu áo cũ, cặp kính cũ của vài cô bạn trẻ
đầu đời. Nhớ cả làn lông măng sẫm mầu nằm trên mép của Khánh Ly, mặc
áo dài, đi chân đất, hát nhạc Trịnh tại sân trường đại học.
Bà Mai Liên đọc chương trình thời sự trên màn hình chiếc TV National 19 inch;
bà Túy Hồng với các vở kịch trồi lên từ ngày cũ; bà Kiều Hạnh với chương trình
Tuổi xanh; ông Lê Văn Khoa với chương trình Thế giới của em; ba bốn anh em nhà
họ Phạm với ban Hợp ca Thăng Long; tòa soạn tờ Bách Khoa của ông Lê Ngộ Châu
trên phố Phan Đình Phùng; các bức minh họa kiệt xuất của họa sĩ Phạm Tăng, rồi
các bức vẽ chân dung tuyệt tác theo kiểu cubisme của họa sĩ Tạ Tỵ; vở kịch Khói
lửa Kinh thành của Lâm Ngữ Đường qua bản dịch của Vi Huyền Đắc. Nhớ cả dáng gầy
của nhà văn Nguyễn Ngu Í khi ngồi uống cà-phê với bố tôi để cùng tranh luận
không bao giờ có hồi kết về một thứ tiếng Việt kiểu mới do ông ấy sáng tác. Nhớ
từng nốt nhạc mà ông bác Phạm Duy đàn lên từ bài Giọt mưa trên lá… Và nhiều
nữa. Nhiều nữa như từng chữ quá tuyệt trong bài Back To Soriento mà
ông ấy đã chuyển lời. Nhớ cả từng bức ảnh đen trắng của 2 bậc thầy Nguyễn Cao
Đàm và Trần Cao Lĩnh.
Nhớ từng chiếc bánh tôm trong tiệm kem Mai Hương trên phố Lê Lợi, từng ly nước
mía Viễn Đông nơi góc phố Pasteur, từng trang báo Salut Les Copains với Stone
và Éric Charden hay Sylvie Vartan trên đó. Nhớ bài Le seul bébé qui
ne pleure pas hay Laisse aller la musique thấm đầy tính tự sự trên từng cuộn
băng c***ette Anna quen gọi nôm na cho dễ nhớ. Nhớ cả cái bóng ma đi lang thang
trong nghĩa địa mà người ta dàn dựng trên TV với giọng đọc rền rĩ “Tôi chết vì
ma túy” nghe rợn cả tóc gáy ngày ấy. Nhớ bộ ria mép của Trần Quang dẫu nó không
dày và trứ danh như của Omar Sharif…. Nhớ cái đầu trọc của Yul Brynner trong
The Magnificent Seven (Bảy tay súng oai hùng), và nhớ dáng gầy không giống ai
của Audrey Hepburn cùng cái cằm nổi tiếng với hố lõm vào của Kirk Douglas… Nhớ
mang máng cả những người thực ra chẳng cần nhớ làm gì như Hoàng Đức Nhã, người
đã tìm đủ cách để rũ sổ bố tôi từ Nha Báo chí Phủ Tổng thống.
Tại sao tôi đang ở trong những ngày này, mà lại không nhớ gì mấy về chúng cả,
để cứ phải ăn mày vào một thời từng quá cũ và xa? Tại sao bây giờ, mình cứ nhớ
chỉ về những bức bối thực tại, mà lại phải bấu rất đau vào chuỗi ngày cứ ngỡ đã
phôi pha rất lâu?… Tại sao?
Đâm ra lại như nghe loáng thoáng đâu đây, giai điệu buồn bâng khuâng từ bài Kỷ
niệm: “Cho tôi lại ngày nào, Trăng lên bằng ngọn cau, Me tôi ngồi khâu áo, Bên
cây đèn dầu hao… Cha tôi ngồi xem báo, Phố xá vắng hiu hiu, Trong đêm mùa khô
ráo, Tôi nghe tiếng còi tàu…”. Để thấy mình hệt như một con ốc bò thầm trên
đường trăng.
Trịnh Anh Khôi
|
|||||||||||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: 03/Sep/2022 lúc 1:09pm | ||||||||||||
CÂU HÁT ĐƯA EM
Ngoài Bắc gọi là hát ru: người mẹ hát để ru cho con ngủ. Trong Nam kêu là hát đưa em: hai chị em cùng nằm trên một chiếc võng, con chị đưa võng và hát dỗ cho em ngủ. Sau đây là một vài câu hát đưa em thường nghe ở làng An Nhơn từ sáu, bảy mươi năm về trước: Chiều chiều vịt lội, cò bay Vô rừng bứt một sợi mây Đi buôn không lỗ thì lời Má ơi! Con vịt chết chìm Má ơi! Đừng đánh con đau Má ơi! Đừng đánh con đau Con mèo mà trèo cây cau Con mèo, con mẽo, con meo Má mong gả thiếp về vườn Ví dầu bầu bí nấu canh Ba tiền một khứa cá buôi Chiều chiều lại nhớ chiều chiều Chiều chiều lại nhớ chiều chiều Áo vá vai, vợ ai không biết Trồng trầu thì phải khai mương Trồng trầu thả lộn dây tiêu Chuột kêu chút chít trong hang Ví dầu cầu ván đóng đinh Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc? Đố anh con rít mấy chưn? Chợ Dinh bán áo con trai Gió đưa, gió đẩy, về rẫy ăn còng Một mình lo bảy, lo ba Còn duyên, kẻ đón người đưa Ví dầu nhà dột, cột xiêu Gió đưa bụi chuối sau hè Con thơ tay ẵm, tay bồng Con mèo, con chuột có lông Bậu nói với qua bậu không bẻ mận, hái đào Đến đây dầu đói giả no Cúc mọc dưới sông kêu bằng cúc thủy Em tôi khát sữa bú tay Tưởng giếng sâu nối sợi dây dài Má ơi, đừng gả con xa Trắng da vì bởi phấn giồi Thôi thôi buông áo em ra Hoa tàn vì bởi mẹ cha Nói đẩy đưa cho vừa lòng bạn Thiếp than phận thiếp còn thơ Em tôi buồn ngủ buồn nghê Em tôi buồn ngủ buồn nghê Cu kêu ba tiếng cu kêu Tiền Vĩnh Lạc Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Sep/2022 lúc 1:13pm |
|||||||||||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: 09/Sep/2022 lúc 2:02pm | ||||||||||||
12 con giáp
Tuổi Tý, con chuột lông xù Tiền Vĩnh Lạc |
|||||||||||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: 13/Sep/2022 lúc 3:20pm | ||||||||||||
|
|||||||||||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: 14/Sep/2022 lúc 8:06am | ||||||||||||
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Sep/2022 lúc 8:14am |
|||||||||||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: 16/Sep/2022 lúc 12:14pm | ||||||||||||
Nhìn lại khoảng thời gian những năm 60 của thế kỉ trước, hình ảnh những con người Việt nghèo khó ở miền Nam Việt Nam. Cùng với đó là những chiếc xe đạp, xe hơi chở khách, xe đò, xe lam, những bức ảnh cho chúng ta thấy các phương tiện giao thông ở Việt Nam hồi những năm 1960 rất đa dạng. Nhưng đó là những con người sống thật nhất, không có cảnh chen lấn xô đẩy như cuộc sống hiện tại. |
|||||||||||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: 16/Sep/2022 lúc 12:16pm | ||||||||||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||
<< phần trước Trang of 12 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |