Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Quê Hương Gò Công | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công |
Chủ đề: GÒ CÔNG...VỀ TẤT CẢ | |
<< phần trước Trang of 210 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | ||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23148 |
Gởi ngày: 15/Mar/2010 lúc 1:30am | ||
Chữ Hiếu Một Vị Vua
Khi nói đến bổn phận làm con phải biết kính hiếu đối với cha mẹ, mà không kể vua Tự Đức có hiếu với mẹ là thiếu sót, cho nên trích dẫn trong quyển Tìm Hiểu Các Danh Nhân từ trang 279 đến trang 281 cùng tác giả Nguyễn Phú Thứ như sau : Để TƯỞNG NHỚ VUA Tự-Đức Là vị vua rất có Hiếu với Mẹ bậc nhứt trong 13 vị Hoàng ĐẾ Triều Nguyễn. Được biết, vua Tự-Đức là con thứ hai của Vua Thiệu-Trị (1841-1847) và Bà Hoàng Thái Hậu Từ Dũ (1810-1901) tức Bà Phạm-Thị-Hằng quê quán làng Tân Niên Đông, huyện Tân-Hòa, Tỉnh Gò-Công (thuộc Gia-Định thành). Để được đầy đủ tiểu sử Bà Hoàng Thái Hậu Từ Dũ, may thay! tôi được giáo sư tiến sĩ Nguyễn-Thanh-Liêm từ nam California Hoa kỳ gởi tặng đặc san Tiền Giang Hậu Giang số 6 phát hành năm 2002, thì thấy từ nơi trang 221 đến 226 có bài viết của Nguyên Minh, xin mạn phép trích dẫn sơ lược như sau : ... Theo tài liệu sưu tập thì nhũ danh của bà là Phạm Thị Hằng. Gia phả dòng Phạm Đăng còn ghi rõ là : "Ngự húy bên tả là chữ Nữ, bên hữu là chữ Càng tức là chữ Hằng". Ngoài ra, ở một phần khác của gia phả lại ghi nhũ danh của bà là Phạm Thị Hằng Nga với lời chú thích "nguyên nhân đặc tên đó là vì lúc thọ thai phu nhân Quốc Công Phạm Đăng Hưng tức bà Phạm Thị Dụ chánh thất nằm mộng thấy trên đỉnh màn một vầng trăng tròn".Bà được triệu về kinh vào năm 14 tuổi và mãi đến khi vua Tự Đức lên ngôi vua, thì bà được tôn phong là Hoàng Thái Hậu hiệu là Từ Dũ... khi bà băng hà, gia phả dòng Phạm Đăng ghi rằng tôn thụy của bà là :"Nghi Thiên Tán Thánh Từ Dũ Bác Huệ Trai Tức Tuệ Dạt thọ Đức Nhân Công Chương Thái Hoàng Thái Hậu" và lăng tẩm của bà tọa lạc tại Xương Thọ Huế". Về ngày sanh và ngày mất của bà như sau : Ngày sanh của bà, theo Thủy Lan Vy cho biết, bà sanh ngày 9 tháng 5 âm lịch năm Canh Ngọ (1810). Về năm tháng thì gia phả dòng Phạm Đăng cũng ghi như vậy, nhưng ngày sanh lại là ngày 19 (mười chín). về điều này, gia phả còn chú thích thêm là ngày Nhâm Thân, giờ Kỷ Dậu. Sách Đại Nam liệt truyện, tập III, trang 25 ghi bà sanh ngày 9 tháng 5 mùa hạ năm Gia Long thứ 9. Điều này cần được soi rọi để biết là ngày 9 hay 19 ? Ngày mất của bà, theo Thủy Lan Vy cho biết, bà mất vào ngày 5 tháng 4 âm lịch năm Nhâm Dần (1902) thọ 92 tuổi. Về ngày tháng thì gia phả cũng ghi như vậy, nhưng thêm chi tiết là giờ Mão ngày mùng 5 (Canh Tý) và năm là năm Tân Sửu, với tuổi thọ 93. Ở đây, có mấy điểm cần xét lại : Về năm Tân Sửu, gia phả dòng Phạm Đăng còn chú thích thêm là năm Thành Thái thứ mười ba. Vua Thành Thái lên ngôi năm 1889. Từ đó suy ra thì năm thứ mười ba của ngài làm vua là năm 1901, đúng là năm Tân Sửu. Đại Nam Liệt Truyện; tập III, trang 64 cũng ghi là bà mất vào năm Tân Sửu (1901). Tuy nhiên, nói đến tuổi thọ thì gia phả dòng Phạm Đăng cũng như Đại Nam Liệt Truyện lại sai. Hai tư liệu này ghi là bà thọ 93 tuổi. Nếu đem hai ngày sanh tử trừ đi sẽ là 91 năm và theo quan Niệm người Việt Nam thì tính là 92 tuổi. Phải chăng người ghi chép muốn tăng tuổi thọ cho tiền nhân để muốn nói lên cái "đại phúc" của bậc tiền bối của mình? sưu tầm |
|||
IP Logged | |||
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member Tham gia ngày: 16/Jan/2008 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1332 |
Gởi ngày: 15/Mar/2010 lúc 3:10am | ||
... gia phả dòng Phạm Đăng ghi rằng tôn thụy của bà là :"Nghi Thiên Tán Thánh Từ Dũ Bác Huệ Trai Tức Tuệ Dạt thọ Đức Nhân Công Chương Thái Hoàng Thái Hậu" và lăng tẩm của bà tọa lạc tại Xương Thọ Huế"... .... Thật ra, ở Huế không có chỗ nào có tên Xương Thọ mà chỉ có gò Thọ Xương do đổi tên từ gò Long Thọ (Long Thọ Cương), tên chữ là «Thọ Khương Thượng Khố» - thời các Chúa Nguyễn gò Thọ Xương là kho thóc, đến các Vua Nguyễn là kho đồ gốm và là nơi làm gạch ngói, quốc sử triều Nguyễn đã xếp gò Long Thọ là thắng tích ở kinh đô Huế.
Xương Thọ là tên lăng của Đức Bà Từ Dụ, gọi kiểu Tàu là XƯƠNG THỌ LĂNG, kiểu Ta là Lăng XƯƠNG THỌ, người Huế gọi là Lăng Đức Bà. XƯƠNG THỌ LĂNG toạ lạc tại làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy - Huế.
|
|||
hoangngochung@ymail.com
|
|||
IP Logged | |||
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 21/Mar/2010 lúc 11:37pm | ||
Nhớ mắm tôm chua
Mắm tôm chua là món ngon bình dị, thường có mặt trong những bữa ăn gia đình nơi quê hương Trương Định. Một món ăn gợi nhớ những chân ruộng phèn có lúa mùa, nghe âm vang tiếng tôm đất tháng mười búng “tóc tách” giòn tan.
Tiện lợi và bổ dưỡng Vùng đất Gò Công xưa nghèo khó, nhiều nhà thường trữ những vại mắm cá đồng, mắm cá biển, mắm tôm chua để ăn quanh năm. Từ giữa tháng mười âm lịch đến ra giêng là mùa tôm đất và cũng là mùa làm mắm tôm chua ngon ngậm mà nghe. Theo mùa, nông phu đi làm đồng có thể mang theo ít mắm và vài trái ớt hiểm trong cà–mèn. Đến lúc nghỉ trưa, họ gạt vội mồ hôi, với tay bứt mớ đọt rau muống đỏ, chồi bông súng, đọt ráng, đọt lộc vừng...dưới rạch hay bên mé kênh. Vậy là họ ăn ngon lành với mắm. Mắm còn giúp cứu nguy khi nhà kẹt tiền chợ lại có bà con khá thân ghé chơi. Những lúc ấy, mẹ tăng cường thật nhiều đọt rau nhà, rau dại: xoài, cóc, choại, sộp, bằng lăng, chuối chát, khế... Rau và mắm tôm chua như cặp đôi tri kỷ, cứ âm thầm hun đúc, dưỡng nuôi bao khí phách quật cường chốn địa linh nhân kiệt xứ đất gò chim công từng đậu lại. Chua dịu, mặn thanh
Cũng xin nói thêm, mắm tôm chua Gò Công phổ biến là dạng mắm mặn, có thể để lâu 7-10 ngày, nếu chưa trộn thêm rau, gia vị. Còn nếu bạn trữ mắm trong tủ lạnh, để 3 - 6 tháng sau vẫn ngon. Nguyên liệu làm mắm ngon nhất là con tôm đất, cỡ gần bằng ngón tay út người lớn. Được biết, cách làm cũng khá công phu: chọn tôm đất tươi rói, ngâm qua nước phèn chua. Vớt ra, đợi ráo, ngâm rượu vừa ngập mình tôm. Vớt ra, cắt râu và đuôi, rửa lại bằng nước rượu vừa ngâm. Sau đó ướp khoảng một muỗng canh muối hột giã nhỏ với nửa ký tôm, đợi ngấm một đêm. Vớt tôm ra, để ráo. Nấu nước mắm và đường cát theo tỷ lệ 2-1, thật sôi, để nguội. Với một ít tỏi đã lột vỏ và ớt sừng trâu giã, thân mía lau (mía đường) chẻ nhỏ và lá chùm ruột. Xếp lá chùm ruột dưới đáy vại hoặc hũ keo. Kế tiếp xếp tôm trộn tỏi và ớt giã vào. Chế nước mắm đường đã đun sôi cho ngập tôm, dùng mía chẻ gài tôm lại thật chặt, đậy kín. Mang phơi nắng từ 7-10 ngày, nước mắm sẽ ngả màu hổ phách, óng ánh. Vậy là ngon ăn!
Hiện nay nhiều nội trợ quê đức bà Từ Dũ có thời gian chăm chút, phối trộn mắm tôm chua thành nhiều món ngon buông đũa còn thèm. Ngon mộc mạc là món tôm chua trộn đu đủ hườm bào sợi nhỏ, dài như que tăm, thêm ít đường cát và tỏi, ớt giã. Hoặc họ trộn mắm tôm chua với ít đường, tỏi, ớt giã và nước cốt chanh, ăn kèm với tai heo luộc hay dưa tai heo. Cái giòn giòn, thanh mát, chua ngọt cứ quấn quýt nơi đầu lưỡi, vòm họng. Tạ Tri Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 21/Mar/2010 lúc 11:37pm |
|||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|||
IP Logged | |||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23148 |
Gởi ngày: 23/Mar/2010 lúc 5:13am | ||
IP Logged | |||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23148 |
Gởi ngày: 29/Mar/2010 lúc 8:01pm | ||
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Mar/2010 lúc 8:01pm |
|||
IP Logged | |||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23148 |
Gởi ngày: 06/Apr/2010 lúc 10:47am | ||
IP Logged | |||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23148 |
Gởi ngày: 06/Apr/2010 lúc 10:52am | ||
IP Logged | |||
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 09/Apr/2010 lúc 11:54am | ||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|||
IP Logged | |||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23148 |
Gởi ngày: 26/Apr/2010 lúc 10:21am | ||
Độc đáo mắm còng lột
Bữa tiệc mắm còng lột cũng chẳng quá cầu kỳ. Đĩa mắm còng lột trắng muốt, bên trên rắc những sợi ớt đỏ tươi, xung quanh xếp mấy miếng khóm chín rim đường vàng ươm, phía dưới lót dưa leo xắt khoanh cùng cải xà lách xanh non mát mắt. Quanh đĩa mắm là bún, thịt ba rọi, lòng heo luộc, xoài sống để nguyên vỏ xắt miếng, rau thơm các loại và có hẳn một đĩa còng chưa lột rang me. Nhập tiệc, gắp một con còng lột kèm với khóm, dưa, rau, bún, thịt luộc đưa vào miệng, vị ngọt, chua cay thấm vào chân răng, lan khắp các gai vị giác của lưỡi.
Ông Cao Văn Hổ, chủ lò mắm tôm chà Kim Sa, ở phường 2, thị xã Gò Công (tỉnh Tiền Giang) nói mắm còng lột của xứ biển Gò Công không phải thèm là có ăn. Cùng với mắm tôm chà, mắm còng lột là đặc sản danh bất hư truyền do ông bà ngày xưa để lại cho con cháu xứ biển nghèo khó. Nhưng, mắm tôm chà có thể làm quanh năm vì tôm bạc đất nhiều vô kể, muốn thưởng thức lúc nào cũng được. Còn mắm còng lột, mỗi năm chỉ có một mùa, kéo dài hai, ba tháng là hết. Bà Năm Sa, một trong những người lớn tuổi còn giữ nghề làm mắm đặc sản từ con tôm, con còng của xứ Gò Công, kể rằng lúc còn nhỏ xíu, con còng ở đất rẫy Gò Công nhiều vô kể. Hồi ấy bà cố, bà sơ của bà làm mắm còng lột chỉ để ăn trong gia đình hoặc làm quà cho sui gia, khách quý chứ không bán. Đám tiệc trong xóm, nhà nào được nể trọng lắm người dự đám mới mang đến một hũ sành mắm còng lột. Hàng năm, đúng vào ngày tết Đoan ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch, ở cù lao Phú Đông nằm giữa sông Cửa Tiểu, Cửa Đại, không biết từ đâu còng kéo nhau về từng bầy, nằm lớp lớp ở các ao nước cạn để lột vỏ. Người ta nói đó là "ngày hội còng lột”. Bà Năm Sa nhớ rằng, vào "ngày hội còng lột”, dân cù lao Phú Đông hoặc thị trấn Tăng Hòa, thị xã Gò Công và nhiều địa phương khác đều đổ xô mang ghe đến bắt còng về làm mắm. Con còng lột mang về rửa sạch, moi bỏ yếm và ruột, để cho ráo nước rồi xếp vào hũ sành. Sau đó đâm tỏi, ớt lấy nước, trộn với nước mắm nhĩ nấu sôi, để thật nguội mới châm vô những hũ còng lột trắng phau, rồi xếp vào chỗ mát. Mười lăm ngày sau con còng lột chín đều thành mắm. Nhưng không giống các loại mắm khác, mắm còng lột chỉ có thể giữ được tối đa 3 tháng, nên sau tháng 7 âm lịch, xứ Gò Công cũng hết mắm còng, muốn ăn phải chờ "ngày hội còng lột” năm sau. Về sau, hàng năm "ngày hội còng lột” vẫn còn xuất hiện trên cù lao Phú Đông nhưng còng càng ngày càng ít. Mắm còng lột trái mùa Năn nỉ mãi bà Năm Sa mới chịu bật mí xuất xứ của hũ mắm còng lột trái mùa. Số là vài năm gần đây, nhiều Việt kiều gốc Gò Công mỗi khi về thăm quê đều nằng nặc tìm ăn cho bằng được đặc sản mắm còng lột quê nhà. Con "còng hội" không còn, mắm còng lột càng quý hiếm. Vậy là những người còn nhớ nghề làm mắm còng lột ở Gò Công nghĩ ra cách thức: cho người qua Cần Giờ (TP.HCM) lùng mua còng sống, sau đó pha vôi Càng Long với nước rồi đổ vào ngâm còng. Sau 24 giờ, con còng lột vỏ, người ta lấy con còng lột "nhân tạo" đó để làm mắm, để thỏa nỗi nhớ quê hương của các Việt kiều. Thế nên giờ đây mắm còng lột gần như có quanh năm. “Nếu nhìn kỹ, con mắm còng lột hiện nay không có hai càng và tám chân, chỉ có trơ trơ cái thân mình. Lý do là con còng lột bằng nước vôi Càng Long chỉ lột được mình, càng và chân mà không lột được vỏ cứng nên phải bỏ. Ngày xưa con còng lột vào ngày hội mùng 5 tháng 5, làm mắm xong xếp ra đĩa càng, chân vẫn còn đầy đủ chớ đâu có trụi lủi như bây giờ”, bà Năm Sa bùi ngùi nhớ lại. Hùng Anh Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Apr/2010 lúc 10:23am |
|||
IP Logged | |||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23148 |
Gởi ngày: 28/Apr/2010 lúc 7:05am | ||
IP Logged | |||
<< phần trước Trang of 210 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |