Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 146 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 03/Feb/2016 lúc 12:03pm
GIÓ MÙA XUÂN

 





Mười mấy năm trời trôi qua Thắng vẫn tưởng như mới xẩy ra ngày hôm qua. Và anh vẫn nhớ như in từng sự việc. Căn nhà của bà già, đúng hơn là một túp lều nhỏ, bốn phía được quây bởi mấy tấm ni lông và mái lợp bằng lá dừa khô.

Đã mười mấy năm trôi qua mà mỗi lần nhớ lại cái ngày khủng khiếp ấy Thắng vẫn không khỏi rùng mình, nổi da gà. Chẳng bao giờ anh nghĩ còn sống được tới hôm nay, có lẽ do phước đức ông bà để lại. Cái ngày khủng khiếp đó diễn ra sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Trong một trận đánh ở mặt trận Long Khánh, Thắng bị thương nặng và được chuyển về Bệnh viện Cộng Hòa cấp cứu. Sau những ngày mê man Thắng hồi tỉnh mới biết mình bị cụt hai chân trên quá đầu gối và cánh tay phải. Và khi gỡ băng ở mặt ra anh biết thêm mình bị hư một con mắt. Viên đạn pháo của địch đã rớt trúng hố cá nhân của Thắng làm anh bất tỉnh từ giờ phút đó. Sau này anh được một bạn đồng đội kể lại là khi vết thương làm độc, anh mới được chuyển tới Bệnh viện Cộng Hòa.

Rồi ngày 30 tháng Tư ập xuống thành phố Saigon, Thắng chỉ được biết tin tức một cách lơ mơ. Mặc dù vết thương chưa lành vẫn còn băng bó nhưng buổi chiều ngày hôm đó, Thắng còn nhớ như in, người ta vào Bệnh viện xua đuổi anh và các thương bệnh binh khác phải rời khỏi nơi này ngay để họ lấy chỗ chữa trị cho các đồng chí của họ. Thế là tất cả thương bệnh binh Miền Nam Việt Nam dắt díu nhau rời Bệnh viện. Thắng rời Bệnh viện, cũng như mọi người, với bộ đồ bệnh nhân và chân tay còn băng bó. Một anh bạn hạ sĩ may mắn chỉ cụt một cánh tay đã cõng Thắng ra khỏi cổng bệnh viện. Ngoài đường người người nhớn nhác qua lại với tất cả sự hoảng hốt sợ hãi. Một người trông thấy Thắng ngồi bệt bên lề đường, nói to: “Không chạy mau đi còn định ngồi đó ăn vạ sao! Chúng nó giết chết cả lũ bây giờ”. Anh bạn thương binh cõng Thắng, đang ngồi bên cạnh thở mệt, nghe vậy vội vàng đứng lên, nói với Thắng: “Thôi cậu ráng lết đi, tớ phải chuồn đây, hết sức rồi”. Dứt lời anh ta tất tả bước lẫn vào đám đông. Còn lại mình Thắng, anh đưa bàn tay còn lại che mặt khóc rưng rức. Anh không hề buồn trách người bạn bỏ đi, đó là lẽ thường tình của con người trước nguy cơ đe dọa.

Nhưng đây là lần đầu tiên trong đời anh cảm thấy bơ vơ trơ trọi, đơn độc tận cùng. Từ ngày ra trận mạc với bao gian nan nguy khốn anh vẫn coi thường, nhưng lần này bỗng nhiên anh thấy sợ và bật khóc. Biết về đâu bây giờ? Quê anh tận miền Trung xa lắc. Trừ bà mẹ già ra anh không còn một người thân. Anh có một cô bạn gái nhưng hai người chưa hề có lời cam kết sống đời. Nhất là sau trận đại hồng thủy này chắc gì cô còn sống? Mà nếu cô còn sống chắc gì đã có cơ hội gặp lại nhau. Và nếu có may mắn gặp lại nhau chăng nữa chắc gì cô đã nhận ra anh và chấp thuận những rủi ro mất mát anh đang có? Thắng bây giờ mới thấm thía câu “tứ cố vô thân”. Không nhà cửa, không gia đình, không người thân, nhất là không một đồng bạc trong túi, Thắng biết đi về đâu, biết làm gì để sống trong khi thương tật trên thân thể anh vẫn chưa lành lặn, vẫn nhức nhối vô cùng vì sự vận động và xúc động quá mức. Thắng trong lúc suy nghĩ bi quan dẫn đến tuyệt vọng, anh thấy chỉ còn có con đường duy nhất giải thoát sự sống là lao mình vào những xe quân sự của bộ đội cộng sản di chuyển trên đường. Tiếng động cơ rầm rầm khiến Thắng có cảm tưởng như tiếng gầm gừ của con thú dữ đang há miệng nhe nanh sắp sửa ăn thịt mình. Phải chết thôi. Chết để trọn vẹn với cuộc đời người chiến sĩ bại trận: chết bởi quân thù. Nước mắt nơi con mắt độc nhất của Thắng lại tuôn ra. Tại sao mình không chết luôn ngoài mặt trận để khỏi phải nhận lãnh cái nhục bại trận thảm hại này? Giữa lúc Thắng cố lết cái tấm thân tàn tật ra khỏi lề đường thì có một cánh tay níu anh lại. Một giọng nói của người đàn bà nổi lên: “Ô hay, muốn chết hay sao mà bò ra lòng đường đầy xe cộ!”. Thắng quay nhìn lại phía tiếng nói. Đó là một bà già gầy gò, áo quần rách rưới. Thắng nói như trong mê sảng không suy nghĩ: “Phải, tôi muốn chết”. “Đừng có tính bậy nào. Có phải thương binh quân ta không? Vừa bị chúng nó đuổi ra khỏi nhà thương Cộng hòa à?”. Dứt lời bà già dồn tất cả sức lực kéo Thắng vào trong lề đường. Bà hỏi: “Nhà ở đâu?”. Thắng không trả lời chỉ lắc đầu. “Thế còn vợ con?”. Thắng vẫn lắc đầu. Bà già thở dài: “Thế là vô gia cư rồi. Có phải vì vậy mà anh định tự tử?”. Thắng vẫn lắc đầu nhưng khóe mắt anh nước mắt lại trào ra. “Bây giờ về nhà tôi ở tạm ít ngày chịu không?”.

Không đợi Thắng “chịu không” bà già ngoắc một xích lô đạp chở hai người đi.

Mười mấy năm trời trôi qua Thắng vẫn tưởng như mới xẩy ra ngày hôm qua. Và anh vẫn nhớ như in từng sự việc. Căn nhà của bà già, đúng hơn là một túp lều nhỏ, bốn phía được quây bởi mấy tấm ni lông và mái lợp bằng lá dừa khô. Căn lều nằm trong góc sâu của một nghĩa điạ, hình như một nghĩa địa bị bỏ hoang từ lâu. Mấy ngày sau Thắng biết trong nghĩa địa này có nhiều gia đình những người ăn xin. Chính bà già ân nhân của Thắng cũng hành nghề này. Bà sáng sớm đã ra khỏi “nhà”, tới trưa mới về đưa thức ăn cho Thắng xong lại đi. Phần ăn là một tổng hợp pha trộn đủ thứ thuộc loại cơm thừa canh cặn như: cơm, canh, thịt, cá, xương, rau, đậu...Đây là đồ ăn thừa của khách ở các cửa hàng ăn uống. Lần đầu ăn Thắng thấy rờn rợn ghê ghê, nhưng rồi quen dần anh lại thấy ngon miệng. Chính những thức ăn ‘ăn xin’ này đã nuôi dưỡng Thắng, làm cho thương tật của anh mau chóng lành lặn, sức khỏe mau chóng hồi phục vì cơ thể được cung cấp đầy đủ chất bổ.

Một hôm bà già ôm về một đứa bé còn đỏ hỏn. Thắng ngạc nhiên. Bà già nói: “Má thấy nó khóc eo éo nơi thùng rác nên bồng về đây. Kiến với ruồi bu đầy mình nó. Nếu má không thấy thì chỉ vài giờ nữa thằng bé toi mạng”. Bắt đầu từ đó Thắng có bổn phận trông nom chăm sóc đứa bé. Anh tên là Thắng bây giờ trở thành kẻ thua nên để ghi nhớ cái năm thắng định mệnh của đất nước và của cả đời mình, anh đặt tên thằng bé là Nguyễn Thua. Nguyễn là họ của Thắng. Đương nhiên thằng bé trở thành con nuôi của Thắng.

Ngày tháng trôi mau. Khu nghĩa địa ngày càng đông người các nơi đổ tới định cư và biến thành một khu gia cư ồn ào náo nhiệt. Những ngôi mộ được xây cất có mái đúc giờ trở thành tổ ấm của những cặp vợ chồng ăn xin trẻ. Đó là những “căn nhà” của những kẻ chiếm ngụ từ đầu. Còn đa số “nhà” được cất trên khoảng đất chật hẹp giữa hai ngôi mộ. Một nửa dân số trong khu gia cư này thuộc thành phần ăn xin. Số còn lại thì đi làm những công việc nặng nhọc ở các xí nghiệp thủ công nhỏ của tư nhân hoặc quét dọn hốt rác tại các chợ, hoặc trộm cắp cướp giật. Khi trời sắp tối người ta mới về và sự ồn ào náo nhiệt nổi lên từ đây cho tới tận khuya. Người ta nhậu nhẹt, người ta chửi nhau rồi đánh lộn. Thằng bé Nguyễn Thua lớn lên trong môi trường đó. Sáu tuổi nó đã là một đứa trẻ khỏe mạnh và lanh lợi. Nó được cho biết bà già ăn xin là bà ngoại và bố là Nguyễn Thắng, mẹ nó bị chết vì bệnh ngay sau khi sinh nó. Nó càng lớn càng thương yêu “bố Thắng” và bà ngoại. Hàng ngày nó được bốThắng dạy đọc và viết chữ quốc ngữ.

Sau khi thân thể quen với sự tàn tật và cuộc sống mới ổn định, Thắng cố dò la tin tức mẹ mình nhưng vẫn biệt tăm. Anh cho rằng mẹ mình nếu không chết về bom đạn cũng bị chết đói rồi. Trong lúc cuộc sống đang im lìm phẳng lặng trôi thì bà mẹ nuôi của Thắng mắc bạo bệnh qua đời. Bà thường ao ước, mong muốn khi chết được chôn trong áo quan. Bà có dành dụm một số tiền nhỏ không đủ trang trải việc chôn cất. May nhờ bà con sống trong khu nghĩa địa xúm lại giúp đỡ. Xác bà được bao bọc kín bởi những tấm ni lông và ngoài cùng bó chiếu. Phải đợi tới tối khuya người ta mới lén lút đào phần trên của một ngôi mộ đất rồi đặt xác bà già vào đấy vùi đất lại. Thắng và thằng Thua ngày ngày quanh quẩn bên ngôi mộ bà già khóc lóc thảm thiết. Bà chết đi để lại cuộc sống vất vả khốn khó cho hai bố con Thắng. Cuộc đời hai người từ đây rẽ vào một khúc ngoặt mới: phải tự lực mưu sinh. Thắng nhờ người đóng giúp một tấm ván khoảng mét vuông có bốn bánh xe nhỏ. Hàng ngày thằng Thua kéo tấm ván có Thắng ngồi trên tới các ngả tư đường đông người qua lại để hành nghề ăn xin.




Nhiều đêm khuya trằn trọc không ngủ được Thắng nhớ tới những ngày tháng xưa cũ, thời gian anh sống với các bạn bè đồng ngũ. Anh nhớ nhiều tới lão trung sĩ trung đội phó, tuy hay hách sì sằng và nổi nóng chửi thề với anh em nhưng rất tốt bụng. Thắng mới đầu rất ghét lão nhưng một lần trong trận đánh, một anh tân binh bị trọng thương, lão đã vác trên vai người bạn đồng ngũ trẻ này chạy phăng phăng giữa lằn đạn địch. Khi tới chỗ an toàn thì người lính trẻ tắt thở. Lão trung sĩ đã ôm thây người lính trẻ khóc nức nở như chính con lão chết. Rồi nhớ tới thằng Tư móm, một cây hề của trung đội, thằng này không bao giờ biết buồn là gì. Hôm được tin mẹ nó chết, nó vẫn nói năng khôi hài khi mọi người đến chia buồn với nó. Nhưng Thắng đã bất chợt bắt gặp nó ôm mặt khóc khi tưởng không có ai gần bên. Và còn biết bao bạn hữu đồng ngũ thân thiết nữa.

Bây giờ không biết bọn họ ở đâu, sống hay chết. Thắng cầu nguyện cho họ không gặp phải những nỗi đoạn trường như mình. Chiến tranh đã phá hoại thân thể và đời sống anh, anh không oán trách và chấp nhận thân phận kẻ thua trận phải chịu cảnh đọa đầy nhục nhã. Nhưng trong anh vẫn còn lẩn quẩn một nỗi niềm, một uẩn khúc gì đó mà anh chưa gọi tên nó ra được. Anh đã bị các cấp chỉ huy, các bạn đồng đội và tất cả chiến hữu trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa bỏ quên? Anh phải gánh chịu nhục nhã cho tất cả những người thua trận? Anh nghe tin tức thấy nói những quân nhân may mắn chạy thoát khỏi bàn tay trừng trị của kẻ thù giờ đây đang lập nghiệp nơi nước ngoài có một đời sống no đủ, sung sướng. Và họ cũng không quên những chiến hữu trong nước. Họ đã tổ chức lạc quyên nhiều lần gửi tiền về cứu giúp, nhất là trong dịp Tết nhất. Nhưng riêng bản thân Thắng cho tới nay vẫn chưa nhận được một đồng nào. Có lẽ họ tưởng anh chết hoặc không biết địa chỉ. Ở khu đất này chỉ có địa chỉ người chết chứ làm gì có địa chỉ người sống!

Cuộc đời Thắng cứ thế sống trong sự tàn phế tối tăm nhục nhã, không một chút hy vọng, không một chút đợi chờ vào ngày mai. Đời sống ngày càng khó khăn đến nỗi nghề ăn xin cũng phải dùng tất cả mánh lới thủ đoạn mới đánh động được lòng người. Nhiều buổi hai cha con Thắng xin không đủ tiền ăn tối, phải uống nước lã cầm hơi. Thắng chịu đựng được nhưng còn thằng Thua, nó đang tuổi ăn tuổi lớn. Nó nhịn đói một bữa đã xanh mặt muốn té xỉu. Cả bầu trời u ám đen sì đang phủ xuống cuộc sống hai cha con Nguyễn Thắng. Nhiều đêm Thắng nằm mơ thấy mình nhận được tiền bạn bè đồng ngũ từ ngoại quốc gửi về, không nhiều nhưng cũng đủ để hai cha con Thắng sống cầm hơi một thời gian. Ít ra thì hai người khỏi phải hành cái nghề đốn mạt nhất xã hội này. Có được số vốn dù là nhỏ, Thắng sẽ cho thằng Thua đi bán vé số. Nhưng giấc mơ vẫn là giấc mơ. Sáng ra mở mắt thấy đời vẫn tối tăm mù mịt. Một hôm Thắng bị sốt phải nằm nhà để thằng Thua đi xin ăn một mình. Tối về, vừa thấy Thắng nó đã kêu lên: “Thua rồi Bố ơi! Cả ngày nay chẳng có ma nào bố thí một đồng!”. Thắng vuốt tóc thằng Thua an ủi: “Không sao con, ngày mai nhất định sẽ khá! Các bạn đồng ngũ của Bố ở ngoại quốc sẽ gửi tiền về. Con sẽ thoát khỏi cảnh ăn mày ăn xin này. Con sẽ đi bán vé số. Con sẽ có một cuộc sống ổn định có nhân cách”.

Nhưng rồi nhiều năm tháng trôi qua bố con Thắng cứ sống trong mỏi mòn chờ đợi, tuyệt vọng. Anh đã nhờ người viết thư cho các Báo, các tổ chức từ thiện, các hội đoàn ái hữu binh chủng ở nước ngoài, nhất là ở Mỹ...


Chiều Ba mươi Tết, Thắng nằm sốt rên rỉ. Thằng Thua “đi làm” (dân ăn xin trong khu này gọi đi ăn xin là đi làm cho nó sang) từ sáng tới giờ vẫn chưa thấy về. Ngoài cơn sốt lại còn thêm cơn đói hành hạ. Các nhà hàng xóm lăng xăng sửa soạn Tết. Có nhà còn giết cả gà luộc và mùi cơm nếp bốc ra thơm lừng. Thắng kéo chiếc mền rách che kín mặt để khỏi phải ngửi thấy những cái mùi hấp dẫn ấy. Anh đang lo lắng thấp thỏm chờ đợi thằng Thua về thì có tiếng người léo nhéo: “Đấy, đúng chỗ ấy đấy! Bác Thắng ơi có khách Việt kiều tới thăm!”. Khách Việt kiều tới thăm! Một sự việc mà Thắng mong ước, mòn mỏi chờ đợi từng ngày bấy lâu nay! Thắng tung chăn ngồi dậy. Khách là một người đàn bà xa lạ. Thắng trố mắt nhìn. “Ông có phải là Nguyễn Thắng trước ở binh chủng B.?”. Người đàn bà hỏi, giọng nói nhỏ nhẹ lịch sự. “Vâng, đúng là tôi”. Nhìn thân thể đại tàn phế của Thắng khách sững sờ xúc động. Bà quay mặt đi lấy khăn giấy lau vội mấy giọt nước mắt. Thấy khách lạ Việt kiều sang trọng quá bộ tới xóm nhà mả này, một số người hiếu kỳ xúm lại coi và xì xào bàn tán. “Ông có thể cho tôi biết số quân?”.Thắng đọc ngay số quân và tên đơn vị của mình. Anh đã thuộc làu từ khi nhập ngũ. “Ông có còn nhớ Trung sĩ La không?” khách hỏi. Thắng kêu lên: “Ô, lão trung sĩ trung đội phó hách sì sằng, hơi một chút là la lối om sòm! Tôi làm sao quên lão được!”. Khách cười: “Tôi là vợ của lão Trung sĩ ấy đây!”. Thắng trố mắt nhìn khách chột dạ: “Tôi xin lỗi. Tuy ông ấy rất khó tính nhưng anh em trong trung đội đều quý mến ông ấy”. Người đàn bà hạ giọng nói nhỏ cho Thắng đủ nghe: “Hôm nay tôi đem số tiền quyên góp của anh em ở nước ngoài về tặng ông”. Hai tai Thắng ù lên và đầu óc chuếnh choáng. Anh muốn nghe người khách nhắc lại lần nữa để biết chắc là mình không nghe lầm. Khách ngại ngùng đưa mắt nhìn những người đang đứng vây quanh. Thắng biết ý nói to:”Đây là người bà con của tôi ở Mỹ về thăm tôi. Mong bà con cô bác giải tán để chúng tôi được tự nhiên chuyện trò”. Khi mọi người bỏ đi hết, khách lạ mở bóp lấy mấy tờ giấy bạc đô la trao cho Thắng. Hai tay Thắng run lên khi nhận tiền. “Có thư của các bạn ông gửi ông đây. Chẳng bao giờ họ quên ông đâu, chỉ vì không có địa chỉ của ông nên sự cứu trợ hôm nay mới tới. Mong ông đừng buồn phiền oán trách là anh em họ vui rồi. Thôi giờ tôi xin phép. Ít ngày nữa tôi sẽ trở lại thăm ông và nhận thư ông gửi cho bạn bè, nhất là cho ông trung sĩ hách sì sằng thường nhắc tới ông luôn”. Khách vừa đi khỏi thì thằng Thua về. Mặt nó dài ra méo sệch: “Vẫn thua to Bố ơi. Thiên hạ mải lo sắm Tết quên chuyện bố thí. Thế là Tết này bố con mình đành...”. Thằng Thua chưa nói hết câu Thắng đã cất tiếng cười lớn - tiếng cười mà thằng Thua mới nghe thấy lần đầu ở Bố mình. “Bố con mình phen này đổi đời rồi con ạ. Con nghe xem có phải gió mùa Xuân đang tới không?”. Trong lúc thằng Thua còn ngơ ngác không hiểu Bố nó nói gì thì Thắng đưa cánh tay độc nhất còn lại ôm nó vào lòng ghì chặt và nói tiếp qua hai hàng nước mắt rưng rưng: “Gió mùa Xuân bên kia bờ đại dương đã thổi tới nhà bố con mình mang theo tình người, tình đồng ngũ đầy ắp. Nhất định ngày mai Mùng Một Tết sẽ là ngày mở đầu cho những tháng năm tốt đẹp. Thế mà bao năm qua Bố cứ tưởng…”.


THANH THƯƠNG HOÀNG

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23784
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Feb/2016 lúc 8:28am

Vài Câu Chuyện Suy Ngẫm



Những Sự Thực
70% chức năng của một chiếc smart phone là dư thừa vì không được dùng đến.
70% tốc độ và chức năng của một chiếc xe hơi hạng sang là dư thừa.
70% diện tích của một căn biệt thự sang trọng trống trải, dư thừa.
70% một đội ngũ nhân viên phục vụ chỉ làm để kiếm cơm.
70% số giáo sư của một ngôi trường đại học chỉ nói phét.
70% số nhân viên của một tổ chức hoạt động xã hội chỉ ngồi nhàn rỗi.
70% của một căn phòng chứa đầy quần áo thời trang không mấy khi dùng đến.
70% tiền kiếm được của một đời người, cho dù kiếm nhiều bao nhiêu đi nữa, chỉ là để lại cho người khác tiêu xài.

Vậy tại sao chúng ta phí cả đời người để chạy đua với bằng cấp, quyền lực, địa vị, thành tích, lương bổng...
Để cuối đời phải chạy đua với huyết áp, mỡ máu, đường huyết, acid uric, cholesterol.

Tướng tự tâm sinh
Xưa có một người điêu khắc tài giỏi. Mặc dù anh đẹp trai và có duyên, anh lại thích tạc những hình tượng ma quỷ. Những tác phẩm điêu khắc của anh vô cùng đẹp mắt và sống động. Chúng bán rất chạy, và theo thời gian, việc buôn bán của anh càng ngày càng phát đạt.

Nhưng một ngày kia, anh bất chợt nhìn kỹ mình trong gương và vô cùng kinh ngạc khi thấy rằng diện mạo của mình đã trở nên hung tợn và xấu xí. Anh đến gặp rất nhiều danh y nổi tiếng, nhưng không ai có thể giúp được gì.

Một hôm, anh đến một ngôi đền và gặp được một người thợ điêu khắc đã lớn tuổi. Anh kể chuyện diện mạo thay đổi của mình. Ông lão điêu khắc nghe xong, trầm ngâm một lúc lâu rồi nói:

“Tôi nghĩ tôi có thể giúp anh được. Có thể nào anh cùng tôi tạc một số tượng Quán Thế Âm không?”
Người điêu khắc trẻ đồng ý. Anh bắt đầu nghiên cứu tư tưởng và diện mạo của Quán Thế Âm.
Sau sáu tháng nghiên cứu và làm việc chăm chỉ, anh đã khắc được một số tượng Quán Thế Âm, thể hiện được nét từ bi của Ngài. Mọi người đều trầm trồ trước nét sinh động của những pho tượng. Người điêu khắc trẻ thì ngạc nhiên khi nhìn vào gương thấy rằng diện mạo của mình đã hoàn toàn thay đổi. Giờ đây nét mặt của anh thật hiền hòa và đẹp đẽ, thánh thiện.

Nhà hiền triết Socrates
Một trí giả thích ngụy biện đến gặp Socrates nhà hiền triết xứ Hy Lạp và đặt nhiều câu hỏi khó với mục đích làm cho Ngài bối rối. Nhưng nhà hiền triết xứ Milet có thừa khả năng để trả lời. Sau đây là các câu hỏi:
1. – Trong các vật, vật nào đẹp nhứt ?
- Vũ trụ, vì vũ trụ là công trình của tạo hóa.
2. – Trong các vật, vật nào lớn nhứt ?
- Không gian, vì nó chứa tất cả những gì sáng tạo.
3. – Trong các vật, vật gì vững bền nhứt ?
- Hy vọng, vì khi con người mất hết, nó vẫn còn.
4. – Trong các vật, vật nào tốt nhứt ?
- Đức hạnh, vì thiếu nó không có một việc gì tốt đẹp.
5. – Trong các vật, vật chi di chuyển mau nhứt ?
- Tư tưởng, vì trong một giây nó có thể đến tận bên kia vũ trụ.
6. – Trong các đức tính, đức tính mạnh nhứt ?
- Kiên nhẫn, vì nó giúp ta san bằng các khó khăn to lớn nhứt.
7. – Trong các việc, việc chi dễ làm nhứt ?
- Khuyên bảo người khác.
8. – Trong các việc, việc nào khó nhứt ?
- TỰ BIẾT MÌNH
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23784
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Feb/2016 lúc 4:48am

Câu Chuyện Người Con Trai Giàu Có Và Bộ Răng Giả Rẻ Tiền Nhất Của Bà Mẹ

“Bác sĩ làm phiền ngài hãy chọn cho mẹ tôi một bộ răng giả đắt nhất, tốt nhất, nhưng xin ngài đừng cho mẹ tôi biết...”.


Người con trai dẫn mẹ vào một phòng khám răng, sau khi khám bác sĩ nói rằng mẹ anh ta phải thay bộ răng giả và yêu cầu hai mẹ con họ chọn một mẫu răng giả ưng ý. Không một chút do dự, người mẹ nói:

Thay cho tôi bộ răng giả rẻ tiền nhất nhé bác sĩ!
Cậu con trai đứng bên cạnh không một lời phản đối, cậu ta nhìn mẹ gật đầu.

Biết cậu con trai là một người giàu có bởi những bộ đồ anh ta mặc đều là hàng hiệu, vị bác sĩ cố tình giới thiệu sang mẫu răng giả đắt nhất, tốt nhất để xem anh ta phản ứng thế nào.
Như tình hình của bà cụ hiện giờ, tôi nghĩ cậu nên thay cho bà bộ răng giả tốt nhất, bởi bộ rẻ tiền chỉ được một thời gian ngắn thôi
Thế nhưng, mặc kệ bác sĩ nhiệt tình giới thiệu, anh ta vẫn làm ngơ, mải mê gọi điện thoại và hút thuốc khiến ông ta bắt đầu thấy khó chịu.

Một lúc sau, thấy không thể thay đổi được quyết định của anh ta, vị bác sĩ đành chấp nhận thay cho bà bộ răng giả rẻ tiền nhất. Ông hẹn bà một tuần sau đến thay răng, bà mẹ run rẩy rút từng tờ tiền trong túi ra để thanh toán, sau đó bà cùng cậu con trai ra về với vẻ mặt mãn nguyện.

Khi hai mẹ con họ ra về, những người trong phòng khám xì xào bàn tán, họ chỉ trách cậu con trai: “Đúng là đồ con bất hiếu! Ăn mặc đồ hiệu, hút thuốc lá hạng sang, thế mà lại để mẹ chọn bộ răng giả rẻ tiền nhất, lại còn để mẹ trả tiền chứ!

Đúng lúc đó, cậu con trai bỗng quay lại và nói với vị bác sĩ:
Bác sĩ, làm phiền ngài hãy chọn cho mẹ tôi một bộ răng giả đắt nhất, tốt nhất, hết bao nhiêu tiền cũng được, nhưng xin ngài đừng cho mẹ tôi biết. Mẹ tôi là người tiết kiệm nên bà sẽ không vui nếu tôi chọn bộ răng giả đắt nhất. Cảm ơn bác sĩ!
Câu nói của cậu ta khiến bao người trong phòng khám cảm thấy xấu hổ, họ nhìn nhau và thốt lên rằng:
Thì ra, đó là cách hiếu thuận của cậu ta…”
Chúng ta đã hiểu lầm anh ta rồi!
Trong cuộc sống, chúng ta thường hay đánh giá một sự việc, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài mà không chịu đi sâu tìm hiểu bản chất bên trong của nó.

Hãy bao dung hơn một chút, hãy dành cho người khác một chút thời gian, đồng thời cũng dành cho mình một chút không gian để cảm nhận, chúng ta sẽ thấy còn nhiều điều tốt đẹp hơn những gì chúng ta tưởng tượng đấy!
st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23784
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Feb/2016 lúc 11:08pm

Các Vị Tổng Thống Hoa Kỳ


Thưa các bạn độc giả.
Hôm nay nước Mỹ được nghỉ vì là ngày lễ tưởng nhớ các vị tổng thống. Tôi tìm trên Mạng tin tức về ngày quốc lễ chợt thấy bài báo cũ của chính Giao Chỉ viết nhiều năm trước. Bèn đọc lại thấy vẫn Ok, sau khi sửa lại vài chữ, xin gửi tặng các bạn.

Tình tự dân tộc ở đâu?
Tổng thống Hoa Kỳ có phải là tổng thống của chúng ta hay không? Chúng ta đây là người Việt mang quốc tịch Hoa Kỳ. Trên pháp lý thì đúng đấy, nhưng trên thực tế thì dân ta có vẻ lạnh lùng hờ hững lắm. Như vậy có vẻ bất công với đất nước mà chúng ta đã hưởng phúc lợi khá nhiều.

Vẫn còn nhớ khởi đi từ cuối thập niên 70, anh em gặp nhau trên con đường xuôi ngược tìm nơi định cư. Tay bắt mặt mừng, hỏi rằng bây giờ bạn làm gì ở đâu. Câu trả lời nhẹ nhàng lý thú: trước làm hãng Ford, mới đây thì lãnh lương Carter. Check Carter lãnh đủ 4 năm, rồi qua làm việc với tổng thống Reagan. Cho đến bây giờ có nhiều bạn cao niên chúng tôi lãnh tiền già của vị tổng thống mới mà vẫn quen mồm gọi là anh Obama. Hết sức là tự do dân chủ.

Dân ta ở Mỹ đã 10, 20 hay thậm chí 40 năm. Đã đứng lên nghe đọc lời thề vào quốc tịch. Vui vẻ giơ tay thề bỏ hết những giây mơ rễ má với quê hương cũ, sẽ một lòng cầm súng chiến đấu cho Tổ Quốc mới, nhưng thật sự tấm lòng không hề rung động với Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ.

“Lòng quê gởi áng mây tần xa xa”
Người thì làm ăn cật lực để gởi tiền về quê. Mua đất, cất nhà. Người thì đi về như đi chợ. Người thì đốt lửa, thổi gió đấu tranh về quê hương. Hết năm này qua năm khác. Bao nhiêu là đám cưới, bao nhiêu lần khai sinh, bao nhiêu đám ma. Ở trên miền đất đầy cơ hội đã hơn một phần ba thế kỷ mà sao vẫn mang tâm trạng lưu đầy, mãi mãi làm người lưu vong trong hoàn cảnh tạm dung.

Bài học lịch sử và tình tự dành cho Tổ Quốc mới, khi thi xong nhập tịch là buông xuôi hết. Như vậy, phải chăng chúng ta đối xử với nước Mỹ dường như không phải đạo.
Kể từ năm 75 cho đến nay là năm hai không mười sáu. Chẳng mấy chốc mà qua nửa thế kỷ lưu vong. Có lẽ đã đến lúc chúng ta phải dành cho cái đất nước tử tế này một chút tình dân tộc mới.
Xin vui lòng đọc bài giải bầy này với mối chân tình.
Xin đọc lại bài học quốc tịch bằng tấm lòng thành.

Các vị tổng thống Hoa Kỳ
Ghi dấu lịch sử đầu tiên dành cho vị tổng thống thứ nhất George Washington. Ông là vị khai quốc công thần, là cha già dân tộc, là quốc phụ của Hoa Kỳ. Vị tướng chỉ huy cuộc chiến tranh cách mạng chống Anh quốc. Thành lập Hiệp chủng Quốc và lên làm tổng thống 2 nhiệm kỳ. Ông sinh ngày 22 tháng 2 năm 1796. Vì vậy nước Mỹ có ngày President’s Day cũng gọi là Washington’s Birthday. Sau đó người ta cũng ghép chung vào ngày lịch sử này để kỷ niệm thêm ngày sinh nhật của vị tổng thống thứ 16 là Abraham Lincoln. Ông sinh ngày 12 tháng 2-1809. Cho đến nay ngày President trở thành ngày quốc lễ và nước Mỹ chọn ngày Thứ hai của tháng Hai, nằm giữa sinh nhật của hai vị tổng thống vĩ đại. Một người lãnh đạo kháng chiến thành lập quốc gia. Một người chiến thắng cuộc nội chiến, thống nhất đất nước.
Nếu hỏi rằng, ngoài hai vị kể trên trong tất cả các vị tổng thống Hoa Kỳ hơn 200 năm qua thì còn có tổng thống nào xếp hạng cao trong lịch sử. Hoa Kỳ có ngay câu trả lời.

Các tổng thống vĩ đại của nước Mỹ
Câu trả lời không phải bằng văn bản mà bằng cả 1 công viên quốc gia. Không phải là vườn cảnh, tượng đài mà bằng núi đá. Tại tiểu bang South Dakota có hình tượng khắc trên đá. Các hình tượng vĩ đại của 4 ông tổng thống vĩ đại. Trái núi chiếm diện tích 1,300 mẫu tây, với tượng đài cao 60 bộ nằm trên khu đất cao 5,700 feet trên mặt biển. Từ trái qua phải là hình tổng thống Washington, Jefferson, Roosevelt, và Lincoln.

Tổng thống Jefferson là người nhậm chức thứ ba, nhưng là cha đẻ của bản Tuyên ngôn độc lập. Ông đã viết ra những câu bất hủ trong các bản văn lịch sử để làm khuôn vàng thước ngọc cho đời đời. Đó là câu: “Con người sinh ra bình đẳng và ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Vị sau cùng là tổng thống Roosevelt, người đã lãnh đạo nước Mỹ khi nhân loại bước vào thế kỷ 19. Tượng đài khắc trên núi Rushmore là công trình thực hiện cha truyền con nối của gia đình điêu khắc gia Borglum. Ngày nay có hai triệu du khách đến thăm hàng năm.

Tinh hoa của dân chủ
Với hơn 200 năm lập quốc, nền dân chủ của Hoa Kỳ không một lần nào thay đổi người lãnh đạo mà có rối loạn binh đao. Hoàn toàn không có đảo chính, cách mạng, binh biến. Ngay cả những lúc chiến tranh sóng gió hay lúc các vị tổng thống bị truất phế, từ chức thì việc thay đổi cũng tuần tự theo luật lệ hoàn tất rất nhẹ nhàng và an toàn tuyệt đối.

Theo hiến định, khi vị tổng thống tại chức qua đời hay từ chức thì ông phó lên thay. Nếu không có phó tổng thống hay vì lý do gì, ông phó không lên thay thì người thứ ba là chủ tịch hạ viện và kế tiếp là bộ trưởng ngoại giao. Trong thể chế dân chủ, quyền hạn do các chính trị gia nắm giữ nên vai trò bộ trưởng quốc phòng và tham mưu trưởng liên quân thuộc phe quân sự không nằm trong danh sách được giao quyền lãnh đạo đất nước.

Trong hoàn cảnh thuộc về đợt di dân Việt Nam đến Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ thứ 20, nếu chúng ta tìm hiểu về cuộc đời của tất cả các vị tổng thống Hoa Kỳ sẽ tìm thấy rất nhiều chi tiết lý thú. Tuy nhiên, nói đến mối giao tình Việt Mỹ phải kể lại câu chuyện sử liệu từ thời tổng thống thứ 18 của Hiệp Chủng Quốc là ông Grant vào năm 1869.

Việt sử ghi lại rằng vào năm 1870, ông Bùi Viện gốc làng Trình Phố, tỉnh Thái Bình dưới triều Tự Đức được cử đi sứ qua Hồng Kông rồi nhân dịp này theo tàu viễn dương qua Hoa kỳ vào triều đại Tổng thống Ulysses Grant. Tổng thống Mỹ tiếp kiến hứa hẹn viện trợ cho Việt Nam canh tân. Ông Bùi Viện về nước trình lên kết quả và lại trở lại Mỹ quốc lần thứ hai. Tuy nhiên, kỳ này Hoa Kỳ lại đổi ý nên việc viện trợ không thành.

Dù sao thì đây cũng là một ghi dấu về những ngày bang giao Việt Mỹ đầu tiên. Nhưng suốt một trăm năm từ thời kỳ1850 đến 1950 miền Đông Nam Á vẫn trong vòng ảnh hưởng của Pháp nên Việt Nam không có cơ hội liên hệ với Hoa Kỳ. Cho đến năm 1975, cựu đại sứ Bùi Diễm, thuộc giòng họ Bùi Viện, đại diện Việt Nam Cộng Hòa lại thất bại trong lần xin viện trợ cuối cùng.

Tổng thống Hoa Kỳ và chiến tranh Việt Nam
Cho đến thời kỳ 1954 của tổng thống thứ 34 là ông Eisenhower, Việt Nam mới có cơ hội đóng vai trò trong lịch sử Hiệp Chủng Quốc.
Vào cuối thập niên 50, trong chuyến đi Mỹ, chúng ta thấy hình ảnh ông Eisenhower đón chào tổng thống Ngô Đình Diệm và ca ngợi vị nguyên thủ Việt Nam là vĩ nhân của Đông Nam Á. Và chẳng bao lâu sau đó, vị tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ là ông Kennedy đã gián tiếp trách nhiệm về cuộc đảo chánh và việc hạ sát anh em ông Diệm năm 1963 tại Sài Gòn. Ông Kennedy tuy giải tỏa được một chế độ cản đường nhưng cũng rất ân hận về cái chết của ông Diệm. Cả hai ông Ngô Đình Diệm và Kennedy đều là Thiên Chúa Giáo.
Nhưng niềm ân hận cũng không lâu, chỉ sau một thời gian ngắn đến lượt ông Kennedy bị ám sát chết tại Dallas, Texas.

Cái chết của cả hai vị tổng thống đều vẫn còn nhiều bí ẩn cho đến ngày nay. Ông Johnson lên thay trong vai trò tổng thống thứ 36 với gánh nặng chiến tranh Việt Nam. Ông là người quyết tâm nhưng vẫn không thành công và để cho ông Nixon lên thay với chiêu bài Việt Nam hóa chiến tranh, rút quân về bằng mọi giá.

Năm 1974, Nixon, vị tổng thống thứ 37 vì Watergate phải từ chức. Ông Gerald Ford thứ 38 lên thay, thể theo lòng dân và quốc hội, quay lưng cuộc chiến tranh Việt Nam. Từ nay đối với Hoa Kỳ, Việt Nam chỉ còn là vấn đề nhân đạo.

Với 5 vị tổng thống can dự vào chiến tranh Việt Nam, bắt đầu từ Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon và Ford, người Mỹ gọi đây là The War of the Presidents. Ý nói là cuộc chiến riêng tư của các vị tổng thống, không can dự gì vào nước Mỹ và dân Mỹ. Làn sóng chống chiến tranh của dân Mỹ dâng cao với các cuộc xuống đường hàng triệu người. Bây giờ sống tại đây chúng ta mới có thể hiểu được là lòng dân của Mỹ quốc thực sự ảnh hưởng đến chính quyền ra sao. Không cần đúng hay sai, không cần giữ lời cam kết. Đối với dân chúng Hoa Kỳ, lòng kiên nhẫn và sự chịu đựng, hy sinh rất giới hạn. Đánh không xong thì rút, sống chết mặc bay. Từ các quan niệm đó, định mệnh đưa chúng ta đến Hoa Kỳ.

Tổng thống Hoa Kỳ và dân tỵ nạn Việt Nam
Sau ông Ford, dân tỵ nạn lần lượt sống với 5 vị tổng thống của thời hậu chiến. Bắt đầu từ ông Carter, tổng thống thứ 39, ông già hiền lành đạo đức chính là vị ân nhân đầu tiên mở cửa nước Mỹ cho thuyền nhân từ các trại tỵ nạn vào Hoa Kỳ.

Khi đoàn biểu tình Việt Nam thắp nến đi trước Bạch Cung để than khóc cho thuyền nhân thì ông Carter đã mở cửa ban công ngó xuống vẫy tay chào. Nước mắt dân tỵ nạn Việt Nam di tản đợt đầu, nhỏ giọt xuống đại lộ Constitution đã làm động lòng ông tổng thống chuyên cất nhà Homeless. Lệnh tổng thống ban ra từ đây các tàu chiến của hạm đội số Bảy bắt đầu xua đuổi hải tặc và vớt người di tản. Các phái đoàn Mỹ lên đường đến phỏng vấn tại trại tỵ nạn Đông Nam Á. Rồi tiếp đến ông thứ 40 là Reagan suốt 8 năm đưa ra các đạo luật tỵ nạn, khởi sự các buổi thảo luận thả tù, để sau này ông Bush số 41 tiếp tục mở rộng tấm lòng nhân đạo.

Bước qua thập niên 90, triều đại Bill Clinton, tổng thống thứ 42 là thời kỳ của hòa giải và hàn gắn. Clinton mở đường hiệp thương, giải tỏa cấm vận, đưa tay dắt đường cho Hà Nội trở về với thế giới tự do. Sau cùng ông Clinton chấm dứt nhiệm kỳ bằng một chuyến công du cuối cùng dưới hình thức qua Việt Nam để trình diễn một màn Workshop dân chủ đi từ Hà Nội đến Sài Gòn.

Qua đến ông Bush, vị tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ đã đem bài học Việt Nam ra để đánh trận Trung Đông, nhưng đã gặp nhiều cay đắng. Bây giờ đến lượt tổng thống Obama, với hoàn cảnh thế giới điên đảo, nợ nần chồng chất, ông có quá nhiều mối bận tâm. Hồ sơ Việt Nam và hồ sơ di dân tỵ nạn sẽ còn lâu mới đem ra thảo luận.

Xem như vậy, lịch sử cận đại của Hoa Kỳ từ 1954 đến nay có 11 vị tổng thống. Năm vị tham dự vào cuộc chiến Việt Nam. Ba triệu lính lần lượt tham chiến. 58 ngàn người chết. Mỗi vị tổng thống khi nhắc đến Việt Nam đều mang một kỷ niệm cay đắng khôn nguôi.

Kể từ 1975 đến nay, 5 vị tổng thống liên quan đến dân Việt Nam hậu chiến, qua các lãnh vực di dân tỵ nạn và nhân đạo. Cả 5 người đã mang một quan niệm mới mẻ về hai chữ Việt Nam. Đã bớt phần đau thương cay đắng. Trong những năm gần đây, sự thành công của người Việt tại Hoa Kỳ trong tất cả các lãnh vực đã đem đến cho các ứng cử viên tổng thống một ý niệm mới mẻ tốt đẹp của chúng ta tại quê hương mới. Riêng tổng thống Obama, trong bài diễn văn nhậm chức đã nhắc đến Việt Nam qua trận Khe Sanh.

Bây giờ sẽ đến lượt con cháu chúng ta sẽ làm quen với vị tổng thống da mầu đầu tiên thứ 44 với niềm tự hào của một thế hệ di dân gốc Việt góp phần xây dựng đầy hưng phấn trong tương lai. Mặc dù ngày đó có thể còn rất xa, nhưng bây giờ xin vui lòng nhận chấp nhận tổng thống của chúng ta. Trong niềm tin mới, chúng ta cùng ghi dấu ngày lễ tổng thống 2016. Dù rằng nghĩa trang Việt Nam tại Los Gatos có treo đôi câu đối: “Trăm năm xác tục gửi quê người, Vạn dặm hồn thiêng về cố quốc.” Tôi cũng xin nhắc lại hai bài học trăm năm của các di dân đến trước chúng ta. Một văn hào Nga đã nói rằng: “Nơi nào tôi sống có tự do, nơi đó chính là quê hương.” Một chính khách Ba Lan tỵ nạn lại nói rằng: “Muốn đấu tranh hữu hiệu cho quê hương cũ, hãy làm một công dân tốt trên quê hương mới.”

© Giao Chỉ
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23784
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2016 lúc 7:54am

Nơi Nào Lạnh Nhứt?

Desert%20Sunrise%20wallpapers

 

Theo bạn, nơi lạnh nhất trên đất chúng ta là nơi nào? Bạn sẽ nói là Bắc cực hay Nam cực? Không đâu, người ta vẫn có thể sinh ra, lớn lên và trưởng thành  tại đó cơ mà? Có một nơi, lạnh nhất trên thế gian này, nó khiến cho ai bước vào vùng đất đó đều đau khổ, tiếc nuối thậm chí từ bỏ cả cuộc sống của chính mình. Đó là nơi không có tình yêu thương!
 
Tình yêu thương sưởi ấm tâm hồn băng giá của mọi người, có nó dù đói khổ bao nhiêu, dù nhọc nhằn đến thế nào họ vẫn cố gắng để vượt qua tất cả. Nhưng thiếu vắng tình yêu thương, thì mảnh đất màu mỡ cũng trở nên cằn cỗi, ngôi nhà ấm áp cũng trở nên hoang tàn, lạnh lẽo. Không ai có thể sống mà thiếu vắng tình yêu thương.
 
Người xưa từn nói: gieo việc tốt để gặt  yêu thương. Bởi có ai biết được ngày mai đây mình sẽ ra sao? Liệu còn ai bên cạnh để vỗ về an ủi? Liệu có thể sống mãi trong ngôi nhà hạnh phúc và không vướng bận bởi sự cô đơn? Cho đi, hạnh phúc hơn nhận về. Vậy nên, hãy cho đi khi bạn có thể. Đừng để đến một ngày nào đó bạn mới nhận ra mình nghèo “tình yêu thương” đến nhường nào.
 
Nơi lạnh nhất không phải là bắc cực mà là nơi thiếu vắng tình yêu thương. Có những người già, sống cô quạnh trong viện dưỡng lão. Những ánh mắt mỏi mệt tìm kiếm bóng dáng người thân, chờ đợi một sự quan tâm, chăm sóc hiếm hoi của con cái… Nhưng, họ chờ mãi, chờ mãi… bởi con cái bận rộn với cuộc sống thường ngày, với những mối quan hệ xã hội! Và cha mẹ, trở thành gánh nặng của chúng.
 
Đến một ngày, khi họ già đi, vào viện dưỡng lão và sống một mình với  sự cô đơn, quạnh quẽ liệu họ có nhớ ngày xưa, cha mẹ mình cũng bị mình đối xử như thế?
 
Làm người, xin đừng giữ yêu thương cho riêng mình, đừng chỉ biết quan tâm đến con cái mà quên mất cha mẹ già bên cạnh. Thời gian họ bên bạn không nhiều, vậy nên, đừng bao giờ để họ phải cô đơn. Đừng để họ sống trong sự buồn tủi lạnh lẽo của tình người. Đừng biến ngôi nhà thành địa ngục, hãy sưởi ấm tâm hồn của những người bên cạnh bằng yêu thương, sẻ chia và thông cảm.
 
Có người nói rằng: trên thế gian này, có nhiều người đói tình yêu hơn đói cơm áo. Nhưng không phải ai cũng biết được điều này. Có lúc nào bạn suy nghĩ trước câu nói của người già: tao buồn lắm. Bạn thấy buồn cười, hay xem đó là một sự hiển nhiên? Không đâu bạn, ai cũng có lúc buồn và ai cũng cần một người để san sẻ nỗi buồn đó. Người già cũng vậy. Thế nên, khi có ai đó nói với bạn: Mình buồn lắm – hãy dành một chút thời gian để lắng nghe họ nói, bạn nhé.
 
Đừng biến cuộc sống của mình trở nên lạnh lẽo và cô đơn. Hãy trao yêu thương để làm cuộc sống của bạn trở nên ấm áp hơn, ý nghĩa hơn.
  st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23784
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Mar/2016 lúc 9:45am


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Mar/2016 lúc 9:57am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23784
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Mar/2016 lúc 7:28am

Đối Xử Tốt Với Mọi Người Trước Khi Muốn Người Khác Đối Xử Tốt Với Mình


Mười năm sau ngày ba tôi mất, cuối cùng thì mẹ cũng chấp thuận đến ở với chúng tôi sau rất nhiều lần thuyết phục. Lúc đó tôi đã 40 còn mẹ tôi thì 70 tuổi.

Gia đình tôi có 4 anh chị em, ba con gái và một con trai; tôi là con út.
Vào ngày bà chuyển đến, bà khăng khăng đòi mang theo hai túi bột mới xay. Hóa ra bà đã giấu 2.000 Nhân dân tệ trong các túi bột đó; bà đã tiết kiệm số tiền đó để mua một cái xe cho con trai tôi. Sao bà có thể tiết kiệm được số tiền lớn như vậy mà tôi hoàn toàn không biết gì.
Sau khi chuyển đến, bà lo toan tất cả mọi việc nhà, bao gồm cả việc nấu ăn. Tôi không cần ra ngoài mua đồ ăn nữa; với sự giúp sức của bà, chúng tôi đã có không khí gia đình thoải mái và ấm cúng

Tụ họp
Hai tuần sau ngày bà đến, bà muốn chồng tôi mời bạn cùng lớp, đồng nghiệp và bạn bè tới nhà dự một bữa tiệc gia đình. Vào thời điểm đó, mọi người thường tụ tập ở nhà hàng thay vì ở nhà do cuộc sống quá bận rộn.
Chồng tôi đã chiều lòng bà, dù bà đã phải dành suốt hai ngày trời để chuẩn bị đồ ăn nhẹ, bánh ngọt, và các đồ ăn khác cho buổi tiệc.

Mọi người đều thích các món ăn bà nấu, nhiều người trong số họ đã không được thưởng thức đồ ăn ngon như vậy từ rất lâu rồi. Mẹ lại mời tất cả mọi người một bữa khác. Bữa tiệc thật tuyệt vời; chúng tôi đã nói chuyện rất nhiều, và chỉ uống một chút. Chúng tôi có cơ hội để nói về nhiều chủ đề mà thường không được nói đến ở nơi công cộng hoặc ở nhà hàng.

Nhà chúng tôi đã trở thành một điểm hẹn thường xuyên cho mọi người sau đó. Mẹ tôi thật sự thích thú, bà nói: “Cuộc sống lẽ ra phải như thế; mọi người cần gắn bó với nhau.”


Nhà chúng tôi đã trở thành một điểm hẹn thường xuyên cho mọi người sau đó. Mẹ tôi thật sự thích thú, bà nói: “Cuộc sống lẽ ra phải như thế này; mọi người cần gắn bó với nhau.”(Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)

Những người hàng xóm
Một hôm tôi ra mở cửa sau tiếng gõ. Tôi hơi ngạc nhiên khi thấy trước cửa là người hàng xóm nhà đối diện với một một đĩa anh đào tươi rói trên tay. Chúng tôi đã có một cuộc cãi vã vài năm trước và không nói chuyện với nhau từ đó.

Cô nói: “Tôi mua một vài thứ cho mẹ cô và hy vọng bà thích chúng.” Tôi cảm thấy hơi lạ, và cô ấy đỏ mặt và nói tiếp: “Lũ trẻ nhà tôi thích những thứ mà mẹ cô làm.”

Tôi đã nhận ra rằng những việc nhỏ của mẹ tôi đã giúp chúng tôi xây dựng mối quan hệ thân thiện với hàng xóm. Sau đó chúng tôi đã làm bạn trở lại và bọn trẻ nhà cô ấy từ đó qua lại nhà chúng tôi thường xuyên hơn và coi mẹ tôi như bà ngoại của chúng vậy.

Người hàng xóm mà chúng tôi đã không trò chuyện trong nhiều năm, bất ngờ tới thăm chúng tôi với một đĩa anh đào chín mọng. (Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)

Mẹ tôi không chỉ quan tâm tới người hàng xóm đối diện bên kia đường, bà cũng quan tâm đến những người khác trong khu. Bà làm bạn với bố mẹ của những người bạn của chồng tôi, và trông nom những đứa cháu nhỏ của họ.

Thăng chức
Khi mẹ tôi biết con trai đồng nghiệp của chồng tôi có bệnh u lympho, bà đã đề nghị chúng tôi giúp họ một khoản tiền. Dù họ không mấy thân thiết với chồng tôi, nhưng mẹ tôi rất cương quyết về việc này.
Bà nói: “Khi người khác đang gặp lúc khó khăn, chúng ta cần phải làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ. Chúng ta phải biết cho trước khi có thể nhận được.”

Sau khi bà chuyển đến được sáu tháng, chồng tôi được thăng cấp thông qua khuyến nghị từ các đồng nghiệp – bằng phiếu bầu phổ thông. Chồng tôi nói: “Mẹ đã bỏ những lá phiếu đó cho anh.” Sau đó chúng tôi đã nhận ra rằng chúng tôi đã thực sự có các mối quan hệ ấm áp hơn nhiều với những người quanh.
Mẹ tôi, một người phụ nữ không biết chữ từ một ngôi làng ở nông thôn, lặng lẽ thu phục trái tim của mọi người mà chúng tôi có nằm mơ cũng chẳng thể có, bởi vì bà luôn sẵn lòng cho đi.
Tôi nhớ bà từng nói:
Con phải đối xử tốt với mọi người trước khi muốn họ đối xử tốt với mình.
Một lý lẽ đơn giản, nhưng nó thật khó để thực hành.


Viếng sở thú
Mẹ tôi bị say xe, vì vậy bà không thể đi bằng xe hơi. Một ngày cuối tuần, tôi quyết định làm cho dành cho bà một niềm vui là đưa bà đến sở thú, vì bà chưa bao giờ thấy một con voi.

Bà muốn đi bộ, nhưng tôi nghĩ rằng quá xa để đi bộ ở tuổi của bà. Cuối cùng bà chấp thuận để tôi chở bà bằng xe đạp. Tôi đạp xe qua một ngã tư và chúng tôi đã bị chặn lại bởi một cảnh sát trẻ.
Anh ta sắp ghi cho tôi một phiếu phạt vì vi phạm luật giao thông. Thấy vậy mẹ tôi đã không muốn tiếp tục đi bằng xe đạp nữa. Tôi xin lỗi viên cảnh sát và giải thích rằng mẹ tôi không thể đi xe hơi.
Viên cảnh sát chợt nhận ra rằng pháp luật chỉ cấm trẻ em khi đi xe đạp như thế này, mà không áp dụng đối với người già. Anh ta liền chào chúng tôi, ra hiệu tất cả những chiếc xe phải dừng lại để xe của tôi qua đường. Oa, tôi đã rất xúc động – Tôi chưa bao giờ nhận được sự tôn trọng nhiều như thế này trong đời.
Một chút quan tâm chăm sóc cho mẹ làm tôi có được rất nhiều niềm vui!

Bà muốn đi bộ, nhưng tôi nghĩ rằng quá xa để đi bộ ở tuổi của bà. Cuối cùng bà chấp thuận để tôi chở bà bằng xe đạp. (Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)

Cuối đời
Sống chung với chúng tôi được ba năm, mẹ tôi được chẩn đoán bị ung thư phổi. Một người bạn bác sĩ của chúng tôi cho rằng ở tuổi của mẹ tôi thì không nên phẫu thuật, và nên để căn bệnh diễn tiến tự nhiên.
Chồng tôi và tôi đã thảo luận về điều này và đồng ý rằng đó là lựa chọn tốt nhất cho bà. Chúng tôi đưa bà về nhà, và nói với bà sự thật. Bà bình thản chấp nhận, và nói: “Đó là điều đúng đắn phải làm.”

Tuy nhiên, bà muốn được quay trở về làng mình.
Tôi đã về quê ở với mẹ tôi những tháng ngày cuối cùng của bà. Tôi đưa mẹ ra ngoài trời để hít thở không khí trong lành mỗi khi mặt trời lên. Bà luôn mỉm cười mỗi khi bà tỉnh táo. Tôi để bà dùng thuốc chỉ đủ để kiểm soát cơn đau.
Một ngày, bà nói với tôi rằng cha tôi đang mong chờ bà. Tôi nắm chặt lấy bàn tay gầy gò của bà và nói thật khó để chấp nhận cho bà rời xa tôi.
Nhưng mẹ tôi mỉm cười và nói: “Hãy để cho mẹ đi”!
Khi bà rút bàn tay khỏi tay tôi, trái tim tôi tan vỡ!

Sau ba năm sống với chúng tôi, Mẹ bị ung thư. Tôi nắm chặt lấy bàn tay gầy gò của mẹ và nói thật khó để chấp nhận cho bà rời xa tôi. Nhưng mẹ tôi mỉm cười và nói: “Hãy để cho mẹ đi” (Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)

Lễ tang
Vào ngày tang lễ của mẹ tôi, đã có một đám rước lớn – bao gồm tất cả mọi người trong làng, bạn bè của chúng tôi và hàng xóm trong khu tôi ở.

Đám rước chầm chậm ra khỏi làng, và nhiều người qua đường thắc mắc đây phải chăng là một đám tang của một quan chức cao cấp hay cha mẹ của một quan chức nào đó.

Không, mẹ tôi chưa từng được đến trường cũng chẳng hề có chức tước. Bà chỉ là một người nông dân giản dị với một tấm lòng rộng mở.



Vào ngày tang lễ của mẹ tôi, đã có một đám rước lớn – bao gồm tất cả mọi người trong làng, bạn bè của chúng tôi và hàng xóm trong khu tôi ở. (Image:Pixabay/CC0 Public Domain)





Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23784
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Mar/2016 lúc 10:16am

Vợ Rao Bán Chồng Trên Facebook Và Kết Quả Bất Ngờ


Chị đăng luôn một tin rao bán lên tường. Cần bán gấp chồng. Say xỉn suốt thế này em nản quá rồi, chị em nào có nhu cầu em nhượng lại cho. 

Sau 5 năm cưới nhau hôm ấy chị định bỏ nhà đi vài hôm cho anh biết thân, chừa cái tật nhậu nhẹt liên miên ấy đi, nhưng nghĩ đến hai đứa con nhỏ chị lại không đành. Đưa con đi theo thì không được, chán nản chị ngồi phịch xuống ghế. 9 giờ tối rồi mà vẫn chưa thấy mặt chồng đâu. Gọi điện cả chục cuộc anh vẫn không bắt máy, nhắn tin cũng không trả lời. Rõ ràng là sáng nay trước khi chồng cắp cặp đi làm chị đã dặn dò anh kỹ lưỡng rồi: “Tối anh về sớm đưa em qua chỗ gì Mai thăm cháu mới sinh với. Hai vợ chồng cùng đi cho em nó vui, chồng nó ở xa vợ đẻ không về được nên nó buồn. Vậy mà…”. Chắc chắn là anh lại bù khú với bạn bè đây. Đầu xuân năm mới mà. Cả tuần trước ngày nào anh về nhà cũng lướt khướt rồi. Anh vốn uống không được nhiều, nhưng mà cả nể, ai mời cũng uống, cũng nhiệt tình. Rồi hậu quả về đổ hết lên đầu vợ, mấy lần sưng đầu gối, trầy xước mặt mày vì rượu rồi mà vẫn chưa chừa. Chị nản lắm rồi. 

10 giờ tối, vẫn chưa thấy anh về. Chị sốt ruột, cho hai con đi ngủ trước định bụng dắt xe đi tìm chồng. Vừa ra đến cổng thì thấy anh lò dò về. Anh dựng xe trước nhà nhưng không hạ chân chống, cái xe đổ rầm. Anh bước thêm vài bước và cũng đổ theo luôn. Chị lại phải lấy hết sức cõng chồng vào nhà. Uống đến mức này thì có khổ vợ khổ con không chứ. Chẳng nhẽ ngày mai chị nhốt chồng ở nhà. Đang loay hoay đưa chồng vào giường thì cô em gái mới đẻ lại gọi điện sang trách: “Sao tối chị bảo qua với em mà không qua. Có mỗi em với con, buồn quá đi mất”. Chị giận chồng thêm gấp bội phần. 

Chị vào facebook đăng luôn một tin rao bán lên tường. “Cần bán gấp chồng. Say xỉn suốt thế này em nản quá rồi, chị em nào có nhu cầu em nhượng lại cho”, kèm theo là hình ảnh anh say rượu nằm dài ra giường. Lúc đăng trạng thái đó chỉ là nhằm mục đích trút giận thôi, xong xuôi chị quay ra thay quần áo cho chồng và cũng lên giường nằm. Nhưng nằm mãi không ngủ được, chị lại vào face thì thấy vô số comment hỏi giá, hỏi hiện trạng sử dụng… của mặt hàng “chồng” mà chị đang bán. Chị như được xả stress vui vẻ comment lại. Cứ ngỡ anh chồng của chị nhiều thói hư tật xấu như thế chả bà vợ nào ưa nổi vậy mà khối chị vẫn hỏi khá kỹ cứ như đi mua hàng thật khiến chị không bấm được bụng cười. 

Sáng hôm sau chị dậy sớm nấu nướng cho các con ăn, anh vẫn còn ngủ. Chị định sau khi cho con ăn xong sẽ đưa chúng sang nhà cô em gái chơi, còn chồng thì mặc kệ thích ngủ tới bao giờ thì ngủ. Chẳng ngờ lúc chị định lên lấy túi đồ thì chồng đã dậy vào nhà vệ sinh. Chị tìm chiếc điện thoại để đi nhưng tìm mãi không thấy điện thoại đâu. Rõ ràng tối qua chị để ở đầu giường mà. 
Đang ngó nghiêng dưới gầm giường thì chồng chị bước ra. - Em tìm cái gì thế? - Em tìm điện thoại. Anh dậy sớm gớm, lại có cuộc nữa à. - Ừ, một cuộc hẹn bất ngờ sáng nay. Chị ấy hẹn anh ra đó để xem hàng. - Hàng gì, chị nào hẹn? - Hàng em rao bán ấy. 

Nghe đến đây thì chị ngã ngửa người. Chẳng lẽ cái bà tối qua gọi lại cho chị sáng sớm nay thật sao. Chồng chị đặt điện thoại của vợ xuống giường, đúng là có cuộc gọi đến lúc 7 rưỡi sáng. - Em chán anh rồi nên rao bán đúng không. Thế anh đi cho chị kia định giá nha. - Vớ vẩn, không đi đâu hết, ở nhà. Anh có biết mấy mụ đó là mấy mụ thừa tiền, thiếu tình không. - Anh bị em đem bán chứ anh có biết gì đâu. Giờ thì anh nổi tiếng rồi, không cần kiếm gái gái cũng tự gọi cho anh. - Anh, anh thích thì đi luôn đi… tôi với các con cũng đi luôn chẳng cần ở cái nhà này nữa. 

Chị cũng chẳng hiểu sao lúc đó vừa nói chị lại vừa chu lên khóc nức nở. Hóa ra chị sợ mất chồng thật. Người chồng mà vừa mới tối qua chị còn oán trách giận hờn, ghét không muốn nhìn mặt giờ thấy có người gọi muốn xem mặt anh chị lại thấy lo. Tất cả cũng vì chị đã rao bán chồng. - Thôi nín đi. Anh xin lỗi. Anh hứa sẽ không uống rượu nữa đâu. Anh biết em lo cho anh nhiều mỗi khi anh say. Không có bà nào gọi cho anh đâu, đó chỉ là thằng bạn gọi đi uống tiếp nhưng anh từ chối. Sáng tỉnh dậy vô tình đã vào face của em nên anh đọc được những gì em viết trong ấy. 

Nghe chồng nói mà chị ngớ người, hóa ra anh trêu chị. Nhưng mà ít ra nhờ cái việc rao bán chồng của chị mà anh đã nhận ra được lỗi của mình. Bao nhiêu lần chị khuyên nhủ chưa lần nào chị thấy anh thành khẩn muốn bỏ rượu như lần này. Mọi khi anh toàn lấy lý do nọ lý do kia và đổ lỗi cho hoàn cảnh. 

Từ hôm đó đến giờ đã 1 năm trôi qua, ngày nào chồng chị cũng về đúng giờ và không còn say sưa như trước nữa. Bạn bè hồi đầu thấy anh cai rượu thì cũng kích bác ghê lắm, nhưng khi anh nhất quyết từ chối thì họ lại nể anh. Giờ thì anh cai hẳn rồi, chị mừng vui khỏi biết và chẳng bao giờ còn ý định bỏ nhà đi hay rao bán chồng thêm lần nào nữa.
st.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Mar/2016 lúc 10:19am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23784
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Mar/2016 lúc 10:34am

Buồn vui cùng những “thùng quà Mỹ” xa xưa



WESTMINSTER, Calif. (NV) - “Thùng quà Mỹ” một thời là niềm vui, là kỷ niệm, là nhung nhớ, là nụ cười và cũng là nước mắt, mồ hôi của người tị nạn bên này lẫn người thân yêu bên kia.

“Thùng quà Mỹ” của những năm 80, 90 lại càng là một “cứu cánh” để người ở lại nuôi thêm những ước mơ tính chuyện “tìm đường đi”, tìm đường sống.

Những mẫu chuyện nhỏ dưới đây chính là ký ức một thời của nhiều người từng viết thư xin đồ Mỹ, từng đi lãnh đồ Mỹ và cũng từng đi gửi đồ Mỹ về quê nhà. Ký ức đó, dù bao thập niên trôi qua, vẫn mãi là những dấu ấn đậm nét yêu thương cho một dân tộc luôn hứng chịu nhiều nghiệt ngã này.

thungqua%20my%201
Những thùng quà từ Mỹ chuẩn bị gửi về Việt Nam tại một công ty 'cargo.' (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Kỷ niệm viết thư xin quà Mỹ


Anh La Quốc Tâm, hiện là kỹ sư cao cấp của hãng Amway, nhớ lại:

“Mấy anh tôi đi vượt biên tới Mỹ chừng 1, 2 năm, một hôm có người đưa thư báo tin 'đi Sài Gòn lãnh đồ từ Mỹ.' Chưa bao giờ tôi thấy cả nhà năm đứa nhỏ cùng reo mừng, nhưng người mừng nhất chắc chắn là mẹ tôi vì thùng quà này sẽ giúp gia đình tôi khỏi cảnh cơ cực.

Hôm đó một mình mẹ từ Cần Thơ đi Sài Gòn tuyến xe tài nhất sáng sớm để nhận quà. Cả ngày mấy anh em tôi chờ mẹ về để coi thùng hàng từ Mỹ. Nhưng đứa nào cũng bất ngờ vì... mẹ về tay không! Những ổ bánh mì Sài Gòn to lớn với bồ câu quay mẹ mua ở bến phà Mỹ Thuận cùng trái cây, những cao lương mỹ vị của chúng tôi thời ấy, đã không làm đám con nít tụi tôi không quan tâm, tụi tôi chỉ mong thấy quà từ Mỹ mà thôi. Nhưng mẹ chỉ nói ngắn gọn, “Mẹ bán rồi.”

Sau này, mẹ kể lại cho biết thùng quà đó anh tôi được người ta chỉ dẫn nên gởi cái gì có thể bán được giá ở Việt Nam, nên thùng quà đó toàn vải và thuốc Tây.

Tôi không biết anh tôi mua hàng tốn bao nhiêu tiền và gởi tốn bao nhiêu tiền, chỉ biết rằng thùng quà đó là cứu cánh cho cả gia đình tôi, là cái vốn để mẹ tui đi buôn bán để rồi dành dụm và lo cho những chuyến vượt biên kế tiếp của tụi tôi.

Tôi nhớ khi cuộc sống có vẻ khá hơn, một lần mẹ kêu mỗi đứa viết vài hàng hỏi thăm anh tôi. Cùng một lá thư, đứa lớn viết trước, rồi chuyền xuống cho đứa kế tiếp, mỗi đứa vài dòng. Tôi thấy ai cũng hỏi thăm thì ít mà xin quà thì nhiều. Sợ mất phần, tôi cũng ráng chu mõ nắn nót viết xin quà. Lúc đó đang là con trai mới lớn, tôi thích đeo đồng hồ. Tôi xin anh cho tôi cái đồng hồ để lấy le. Rồi như thấy còn ít quá, tôi xin thêm cái quần jeans. Mà chả lẽ bận quần mà không bận áo, thế là tôi nhét vô thêm vài chữ xin luôn cái áo thun. (Cái thư đó mà giờ anh đem ra đọc cho cả nhà, trước mặt vợ và con tôi thì có nước tôi chung xuống lỗ trốn quá!)

Thư gửi đi có vài ngày, mà mỗi buổi đi học về là tôi cứ ngóng ông đưa thư còn hơn là trông chờ thư tình.

Đến ngày nhận được giấy báo đi lãnh đồ ở Sài Gòn, đêm đó tơi cứ trằn trọc không ngủ được (không phải để lo vận nước) mà chỉ vì không biết anh có thương tôi mà gởi về những thứ tôi xin.

Khi thùng quà được mẹ tôi và người cậu đi Sài Gòn lãnh và được cẩn thận khiêng vô nhà, cả nhà xúm xít vây quanh chờ đón. Vừa mở thùng ra, chu choa quà Mỹ nó thơm gì đâu. Không có đồng hồ, không có áo thun, nhưng tôi được cái quần jeans, mừng vô hạn! Lần đầu được mặc cái quần jeans của Mỹ, tôi thấy nó oai gì đâu!”


Kỷ niệm đi nhận đồ Mỹ

Cô Trần Nguyễn Kim Chi, một kỹ sư hiện sống ở Sài Gòn, cho biết:

“Thùng quà Mỹ đầu tiên mà mà và tôi đi nhận có trọng lượng khoảng 1.2 kg (tức khoảng 3 pounds). Đêm đó tôi trằn trọc suốt, không ngủ được vì nôn nao ngày mai đi lãnh hàng từ Mỹ. 5 giờ sáng, hai má con đã đi xếp hàng ở Bưu điện Chợ Lớn. Thùng hàng lãnh ra gồm một lon sữa ca cao, và 2, 3 cái áo vải xoa. Tôi nhớ lúc đó nhân viên Bưu điện hay Hải quan kiểm tra đồ rất kỹ. Họ cứ cầm cái lon ca cao lắc lên lắc xuống, nhưng không phát hiện gì.

Thế nhưng về đến nhà, tôi cầm cái lon ca cao và nhận ra nó bất thường. Thì ra là có một cái la bàn được giấu trong đó. Những người bạn đi vượt biên trước đã tìm cách gửi nó cho cậu tôi.

Cậu tôi đi vượt biên đến lần thứ bảy mới đến Thái Lan, sau khi trải qua hai lần bị cướp biển tàn bạo. Những ngày đầu qua Mỹ với hai bàn tay trắng, cậu vừa đi học vừa đi phụ rửa chén, lại dành dụm gửi tiền mua quà gửi về Việt Nam lo cho những người thân còn lại...”

thungqua%20my%202
Hình minh họa: Họa sĩ Nguyễn Thanh Vân/Người Việt

Bà Châu Hà ở Oregon cũng bâng khuâng nhớ lại kỷ niệm ngày đầu đi lãnh quà Mỹ:

“Trong xóm có ông đưa thư, mỗi khi nhà nào có giấy báo nhận quà Mỹ là ông to miệng la lớn như mừng dùm, nên ai cũng biết nhà trong góc cách nhà tôi hai căn có quà nhiều nhất. Mỗi lần họ khệ nệ ôm thùng quà về là cả xóm xôn xao, ồn ào vui cùng. Tôi nhớ nhất là những viên kẹo chocalate M&M nhiều màu được nhà đó chia cho.

Mỗi lần như vậy, ba mẹ tôi lại thở dài như có chút tủi thân vì nhà mình có con gái lớn theo chồng đi từ 1975, mà sao im re không có thùng quà nào hết.

Nhưng một năm sau, nhà tôi cũng có giấy nhận quà Mỹ từ chị tôi gửi về. Tôi được đi cùng ba ra bưu điện lãnh quà.

Đứng ngoài cửa lưới nộp giấy tờ, ba tôi thở dốc hồi hộp nhìn các nhân viên bưu điện bê thùng quà có tên của ba, rồi đổ tung thùng ra cái bàn để khám. Tôi nhìn vào chỉ mong làm sao khám lẹ lẹ để được ôm quà Mỹ về.

Không biết có phải lúc đó thuốc lá bị cấm hay không mà họ tịch thu cây thuốc lá ba số 555 màu đỏ. Nhớ mãi khuôn mặt buồn của ba lúc đó...”

Chị Trần Thị Hoàng, một cư dân Quận Cam, hồi tưởng:

“Quà Mỹ tôi nhận đầu tiên từ chị tôi là không phải 'thùng' mà là 'gói'. Gói nhỏ gồm một gói bột ngọt và một cây thuốc lá. Bột ngọt để lại dùng, còn thuốc lá thì bán. Trong nhà còn lại mấy đứa thì được mấy gói như thế. Vì chị tôi nói lần đầu gởi về Việt Nam, không biết có tới được tay người nhận hay không, nên chị không dám gởi thùng mà chia thành từng gói nhỏ.

Thời đó bột ngọt là mặt hàng hiếm nên nhận được mừng lắm.

Nhớ 'thùng' quà đầu tiên, tôi và người chị phải thức lúc 3 giờ sáng đón xe ra Lăng Cha Cả để xếp hàng vào phi trường Tân Sơn Nhất lãnh. Cứ tưởng mình đi sớm, không ngờ đến nơi thấy cả rừng người đến sớm hơn. Thôi thì rồng rắn để được thấy 'quà Mỹ.'

Vào được phi trường 'ôm' được cái thùng, rồi lại phải ngồi chờ tới phiên mình 'được' khui thùng để hải quan kiểm tra. Khi nghe các anh kiểm tra nói rất nhẹ nhàng rằng 'Ồ! Chai thuốc (trụ sinh) nầy tốt lắm', thì chị tôi bảo 'Nếu anh muốn thì lấy đi.' Các anh không ngần ngại 'Cám ơn'. Vậy là 'thùng' quà tôi được vội vàng chất lại, và thủ tục được làm với ba từ 'Nhanh-Gọn-Lẹ.'

Chị em tôi rời khỏi nơi nhận hàng, lên xe của phi trường đưa ra nơi buổi sáng xếp hàng thì mặt trời đã tắt nắng. Vất vả cả ngày, niềm vui buổi tối của chúng tôi được là 'ngắm' hàng Mỹ, dù biết rằng sáng mai mọi thứ sẽ lần lượt đem đi bán để thay thế cho nhu cầu cuộc sống gia đình.”

Cô Vân Nguyễn, một lập trình viên máy tính ở Arizona, kể:

“Thùng quà đầu tiên gia đình tôi nhận được từ người thân ở nước ngoài gởi về không phải là quà Mỹ, mà là quà Pháp. Trong thùng quà toàn là thuốc, hộp lớn hộp nhỏ hộp to hộp bé. Khi thùng thuốc về tới nhà thì cũng có rất nhiều người về theo để mua thuốc, họ ngồi dưới đất, nói nhiều cười ít, thì thầm thầm thì.

Trong thùng quà dường như còn có hai cuộn phim màu, cả nhà bàn tán sẽ chụp hình chung bao nhiêu tấm, chụp riêng mỗi người bao nhiêu tấm. Cái gì cũng ít ỏi hiếm hoi cho nên thấy quý vô cùng.

Thùng quà thứ hai là do anh tôi mang từ Mỹ về thăm nhà hồi năm 91. Đó là lần đầu tiên tôi được ăn kẹo M&M, viên tròn tròn, đủ màu đủ sắc, có đậu phộng bên trong. Nhà đông anh em nên mỗi người chỉ được chia cho một nắm. Nhớ cái cảm giác giấu vài viên, gói cẩn thận, đem chia cho bạn. Nhớ cũng từ thùng quà này, anh tôi cho tôi cái áo thun có hai hàng chữ ‘Don’t worrry, Be happy!’. Đó là lần đầu tiên được mặc áo thun Mỹ, áo rộng thùng thình, mặc áo đóng thùng, đi theo anh ra ngoài Sài gòn chụp hình, đẹp lé mắt!”


Kỷ niệm đi gửi quà Mỹ


Một độc giả có nick name Trùm Sò, hiện sống ở San Jose, cũng mênh mang nhớ lại thưở chắt chiu dành dụm gửi quà về cho gia đình còn ở quê nhà:

“Nhớ mỗi lần cuối tuần tới tiệm AA Mini Fabrics bên hông Phước Lộc Thọ để đóng thùng quà gởi về Việt Nam là mỗi lần cháy túi.

Hồi còn đi học, làm 'work study,' lúc nào có vài đồng rủng rẻng rủng rỉnh là chạy tới tiệm nầy gởi quà. Bà chủ 'tư vấn' món nào bán được giá ở Việt Nam, món nào cần cho gia đình xài, mình chỉ việc 'ừ' là họ bỏ vô thùng. Lần nào cũng vậy, thấy thùng người ta bự tổ chảng đầy ắp mà thùng mình thì nhỏ xíu lại còn lưng lưng, bà chủ biểu bỏ hàng thêm cho đầy, mình cũng ái ngại thùng nhỏ nên gật đầu và lần nào cũng 'vung tay quá trán,' thủng túi, phải chạy ra ngân hàng gần đó lấy thêm tiền để trả.

Gởi xong thì thấy túi nhẹ, đầu nhẹ, mà người cũng nhẹ. Túi nhẹ là vì 'mậu lúi'. Đầu nhẹ vì làm xong bổn phận làm con. Người nhẹ vì dạ dày trống rỗng. Còn ít tiền lẻ, đi ăn tô phở cầm hơi, rồi ghé qua tiệm sách bên kia đường đọc lóm vài trang, nghe ké vài bản nhạc mà không còn tiền để mua mặc dầu trước đó định mua vài cuốn sách, vài CD nhạc thưởng thức.”

Cô Jennifer Nguyễn ở Garden Gorve chia sẻ:

“Khi tôi định cư ở Mỹ, mỗi lần chị Hai tôi đi gửi quà về Việt Nam là luôn kêu tôi đi theo phụ giúp. Nơi gửi giúp ý kiến gửi gì về bán được, cái nào thông dụng ở Việt Nam. Thường quà gửi về cho gia đình là thuốc tây, quần áo, vải vóc…

Chị tôi là người đã hy sinh quá nhiều cho gia đình, “lén” chồng con để gửi quà về giúp đỡ ba tôi nuôi các em. Thời đó tình trạng 'giúp gia đình em thì cũng phải giúp gia đình anh' luôn là vấn đề đau đầu của nhiều gia đình di tản năm 75. Ai cũng muốn gửi cho gia đình mình, nhưng tài chánh lại có hạn nên muốn gửi cho gia đình đôi khi phải giấu chồng giấu vợ.

Do được người khác bày mà dần dần chị em tôi biết cách giấu tiền trong thùng quà gửi về bằng cách vo tròn tờ $100 cho thật nhỏ, xong lấy băng keo dán kín và mở ống thuốc Bengay đút vào đó. Tiền bỏ thêm này là để ba tôi có tiền để đóng thuế nhận thùng quà kế tiếp. Sau khi đi gửi hàng về thì lập tức phải gửi thư để báo cho gia đình ở Việt Nam tìm những món đồ 'đặc biệt' đó, dĩ nhiên là phải nói bóng nói gió để chỉ có mình và gia đình biết thôi.”

Chị Bình Trịnh, hiện đang sống tại New York, bồi hồi:

“Ngày thứ ba khi vừa đặt chân tới Mỹ, tôi được bạn của người bà con dắt đi interview và bắt đầu làm công trên đất Mỹ này cho đến ngày hôm nay. Nhớ lúc đó ở nhà 'share' với bạn, nấu cơm để dành ăn suốt ngày, ăn sáng cũng ăn cơm luôn, nên chỉ vài tháng sau là gởi một thùng đồ to đùng về nhà. Bên tôi không có ai chỉ bảo nên mỗi cuối tuần đều đi mua nào là thuốc, đồ dùng trong nhà, búp bê cho nhỏ cháu, quần áo giày dép cho mấy đứa em, ai cũng có nhiều món hết.

Nhớ lúc sắp xếp đồ vô thùng chuẩn bị mang đi gửi thì nước mắt đoanh tròng, tôi biết mình gởi hết cả niềm thương yêu vào đó…” (N.L)

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2016 lúc 1:49am

Đã Quên Sao? 


Tết qua đã hơn nửa tháng rồi mà những người Úc gốc Việt đi Việt Nam ăn tết vẫn chưa trở về. Chợ búa lưa thưa ế ẩm buồn hiu như chợ chiều 30. Tiếng rao hàng dẽo nhẹo có kèm theo câu pha trò của mấy anh bạn hàng bán trái cây thường khi vẫn vang inh ỏi gọi mời bây giờ im thin thít khiến người ta có cảm tưởng đây là một khu shop hết thời sắp closing down dẹp tiệm.

Đứng chờ mua bánh mì, tôi nghe hai bà Việt Nam nói chuyện với nhau rôm rả. Bà này hỏi bà nọ:
    - Lâu quá không thấy bà đi chợ, bộ đi Việt Nam hả?
Bà nọ cười toe tóet trả lời:
    - Ờ, tui về VN trước tết cả tháng lận. Đáng lẽ chưa trở qua đâu nhưng mới đây con nó kêu về nói bộ An sinh xã hội gởi giấy “hỏi thăm sức khỏe”. Tui về ló cái mặt ra cho nó thấy rồi vài bữa trở qua bển nữa. Ở đây buồn quá, về bển chơi cho vui cái tuổi già. Việt Nam bây giờ tiến bộ lắm, nhà cửa đầy đủ tiện nghi, xe cộ có máy lạnh, khách sạn 5 sao, sang còn hơn ở ngọai quốc, cái gì bên Úc có là ở bển cũng có. Ăn uống cũng vậy, nhà hàng lềnh khênh, đồ tây, đồ tàu, Mỹ, Úc, Hàn, Nhật, Thái, Ấn vv... không thiếu nước nào. Đặc biệt đồ biển tươi chong, tôm cá nhảy soi sói chớ không phải đông đá như bên này.

Nghe bà ta nói mà tôi cảm thấy bất mãn lẫn chua xót dùm cho chính phủ Úc ân nhân, đã làm ơn còn mắc oán. Tôi không hiểu sao bà lại có thể hiu hiu tự đắc nói như vậy mà không chút áy náy ngượng miệng.
Chẳng lẽ bà đã quên là bà từ đâu chạy tới đây rồi hay sao? Chẳng lẽ bà không còn nhớ tại vì sao, nguyên do nào bà có mặt ở nước Úc này?

Chẳng lẽ bà đã quên hết những kinh nghiệm xương máu dưới chế độ cộng sản phi nhân, những thống khổ đọa đày, những áp bức kềm kẹp, bóc lột tận cùng xương tủy của bọn độc tài đảng trị khiến bà không chịu đựng nổi nên phải liều mình vượt thoát ra đi bất kể sống chết thế nào.

Chẳng lẽ bà không còn nhớ gì đến chuyến vượt biển kinh hòang, những ngày đêm đói khát lênh đênh trên biển cả bao la mịt mùng vô tận, giữa bao hiểm nguy rình rập bủa vây, nào là sóng gió bão bùng, nào là hải tặc cướp bóc hết lần này đến lần nọ tưởng chừng như không còn mạng tới bờ.

Nhưng may mắn thay cho bà, cuối cùng bà đã cặp bến tự do. Nước Úc đã nhân đạo mở rộng vòng tay đón tiếp bà, đã cưu mang bà, cho bà hưởng mọi quyền lợi như người dân bản xứ, cho con cái bà có cơ hội phát triển, vươn lên và thành đạt như tất cả những con dân được sinh ra và lớn lên trong một thế giới tự do, một xã hội có luật pháp, có nhân quyền.
Và giờ đây khi bà tới tuổi hưu trí, chính phủ Úc lại còn tử tế phụng dưỡng bà trọn đạo như bà là mẹ già của họ bất kể bà có đóng góp gì cho nước Úc này hay không trong đời tị nạn của bà.

Quê hương ai chẳng nhớ chẳng muốn về, nhưng nếu về thăm thân nhân, bằng hữu, cảnh cũ làng xưa vì tình quê nung nấu trong lòng thì còn có thể hiểu được, thì còn rán dày mặt bấm bụng mà về một vài lần cho thỏa lòng thương nhớ đất tổ quê cha. Nhưng đàng này bà cứ đi đi về về như đi chợ, ở Việt Nam nhiều hơn ở Úc chỉ vì muốn du hí muốn hưởng thụ, vô hình chung bà đã tiếp tay làm đầy thêm túi tiền cho bọn chóp bu cộng sản vốn không thể đội trời chung với bà. Mỉa mai thay! một nơi mà ngày xưa bà cho là địa ngục trần gian không thể sống, bất cứ giá nào cũng phải cao bay xa chạy thì giờ đây bà lại hớn hở quay đầu về ca tụng, coi đó là thiên đường. Dĩ nhiên là thiên đường vì bà đang có đồng đô Úc trong tay. Nếu như chính phủ Úc cúp trợ cấp cho bà thì bà sẽ ra sao? Ở xứ này, bệnh họan vô nhà thương không tốn một đồng xu từ A tới Z. Còn thiên đường cộng sản từ A tới Z đều phải nộp thủ tục đầu tiên. Tội cho dân nghèo, tiền đâu mà làm thủ tục đầu tiên để được chữa bệnh!

Nếu bà cho là Việt Nam ngày nay đáng cho bà sinh sống thì bà hãy ở hẳn bên đó đi và đừng lợi dụng quốc tịch Úc, dùng đồng tiền cấp dưỡng của chính phủ Úc để thủ lợi mua vui cho bà. Như vậy mới không hổ mặt bà và công bằng cho nước Úc.   

Bà chỉ thấy cái vỏ hào nhoáng mị dân bề ngoài chớ có biết đâu thực chất bên trong trống rổng. Cả một bè lủ gọi là chính quyền, lãnh đạo chỉ giỏi đàn áp, tham nhũng vơ vét làm của riêng, mạnh ai nấy đầu tư ở nước ngoài thủ thân dọn đường chạy. Dân đói mặc dân. Chẳng ai có lòng thương nước thương dân, đặt lợi ích của tòan dân trên hết để cải thiện công bằng trật tự xã hội, ổn định đời sống cho dân nhờ. Dân giàu thì nước mới mạnh. Đàng này, cái nghèo đói đã khiến con người chỉ nghĩ đến làm sao kiếm miếng ăn, từ chỗ đó sinh ra lương lẹo mánh mung, trộm cướp, giựt giọc, giết người một cách ác độc vô cảm vô nhân tính. Xã hội càng ngày càng lọan, luân thường đạo lý càng xuống dốc thì đất nước càng sớm đi đến chỗ diệt vong nhứt là từ vua tới dân, mạnh ai có tiền cũng chỉ biết ăn chơi hưởng thụ mà không biết xây dựng, củng cố hay bảo vệ giữ gìn thì sớm muộn gì cũng vào tay ngọai bang thôi.

Người trong nước đã thấy vận mạt của Việt Nam cho nên ai có khả năng cũng tìm đủ mọi cách để ra khỏi nước thì tại sao bà lại lội ngược dòng. Cái vị thế của bà, một công dân Úc ai thấy cũng ao ước thèm thuồng nhưng sao bà không biết quý, có phải là nghịch lý lắm hay không? 

Mỗi người có quyền tự do riêng, muốn làm gì thì làm nhưng cũng nên lựa chọn, lựa chọn đạo lý làm người hay lựa chọn vong ân bội nghĩa, vô ý thức!

 Người Phương Nam
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 146 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 1.477 seconds.