Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: HẾT BIẾT NỔi !!! Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 6 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 11/Nov/2010 lúc 9:47am
 



==========

Đình chỉ công tác kẻ đã hành hạ 4 em nhỏ


RFA-11-11-2010

Như tin chúng tôi đã đưa hôm qua về vụ trốn chạy của 4 em nhỏ khỏi nhà mở tỉnh Đồng Nai, sáng ngày 10/11, Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Đồng Nai đã quyết định đình chỉ công tác bà Lê Thị Thanh Lan, phó chủ nhiệm nhà mở

Bà Lê Thị Thanh Lan người bị tố cáo đã đánh đập, hành hạ 4 em nhỏ.
Tính đến thời điểm hiện nay, nhà mở này tạm thời bị đóng cửa.  

Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Đồng Nai cũng gửi công văn đến công an tỉnh và công an TP Biên Hoà yêu cầu tiến hành làm rõ vụ việc.
Sau hai ngày được chăm sóc tại Trung tâm Hỗ trợ Xã hội TPHCM, tình hình sức khoẻ các em đã khá hơn, bớt hoảng sợ và lo lắng.    

Nhà mở Đồng Nai được thành lập năm 1998 với tổng kinh phí đầu tư hơn 200 triệu đồng do cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu niên 7 tỉnh miền Đông Nam đóng góp. Mục đích của nhà mở là chăm sóc, giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tái hoà nhập với gia đình, cộng đồng.
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 11/Nov/2010 lúc 9:50am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 17/Nov/2010 lúc 6:28pm
 
 
Sao lại như thế này !?!?!?Angry
mk
 
 
 
Ngày 17.11.2010, 16:43 (GMT+7)
 

Sau mổ mắt, một cô giáo bị mù

 
 
SGTT.VN – Ngày 17. 11, bà Nguyễn Thị Thanh, một bệnh nhân bị mù sau khi mổ mắt bằng phương pháp phaco ở bệnh viện Mắt TP.HCM đã nhận được văn bản trả lời của sở Y tế TP. HCM.

Theo đó, cơ quan này thông báo đã nhận được đơn và đã chuyển về bệnh viện Mắt TP. HCM để xử lí theo quy định của pháp luật.

Bà Thanh hiện đang thường trú tại phường 3, quận Tân Bình, TP.HCM và nguyên là giáo viên một trường tiểu học. Bà mổ cườm mắt bằng phương pháp phaco ở bệnh viện Mắt TP.HCM. Sau đó hai mắt của bà Thanh bị mù. Hoàn cảnh hiện tại của bà rất khó khăn vì không thể đi dạy được nữa nên đã xin nghỉ hưu sớm.

 
Như báo SGTT đã thông tin, sau khi bệnh viện Mắt TP.HCM mổ phaco, đã có 22 người mù. Bệnh viện này cho rằng nguyên nhân do chất chỉ thị màu trypan blue của hãng Khosla, Ấn Độ sản xuất không đạt tiêu chuẩn.

Bà Thanh là người mổ mắt trước những bệnh nhân kia. Bà Thanh yêu cầu phải bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần cho mình.

 
NGUYỄN THANH
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 17/Nov/2010 lúc 6:31pm
mk
IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 17/Nov/2010 lúc 10:34pm
 
Những điều Mỹ Kiều gửi lên đây làm người đọc rùng mình kinh sợ .
Quái đản hết chỗ nói . Kinh tởm cho bọn người bất lương
Thật thảm thương cho thường dân.


Chỉnh sửa lại bởi Phanthuy - 17/Nov/2010 lúc 10:34pm
PhanThuy-CA
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 19/Nov/2010 lúc 6:39pm
 
HẾT BIẾT !!!
Angry
 
 
 
 

Hai Bà Trưng mà như vậy sao?

Hình ảnh Hai Bà ra trận ở bìa cuốn truyện tranh
 
 
 
Thứ Tư, 29.9.2010 | 09:04 (GMT + 7)

(LĐ) - Nói đến truyện tranh lịch sử VN, nhiều người cho rằng hình ảnh mà các họa sĩ múa bút có thể chưa đẹp lắm, nội dung thì đôi khi hơi dông dài, dù có thể lược giản qua nét vẽ. Tuy nhiên, khi cầm cuốn truyện tranh "Trưng Nữ Vương khởi nghĩa Mê Linh", chính nhiều bậc phụ huynh đã phải giật mình vì hình ảnh Hai Bà Trưng... phản cảm quá mức.

.

Thật khó hình dung cảnh Hai Bà ra trận trên lưng voi với chiếc... yếm đào, váy đụp, đi chân đất! Trưng Trắc khoác chiếc bào màu đỏ cho khác với Trưng Nhị. Chưa hết, tóc Hai Bà đều búi tó chỉ gọn lỏn một chấm đen phía trước, hai bên gần như chẳng có sợi tóc nào, sau và trước cũng gần như... trọc lốc, nên thoạt nhìn, có người còn lầm tưởng là... đàn ông, hoặc đại diện cho một bộ lạc thượng cổ nào đó ở Trung Quốc! Ở nhà cũng vậy, Hai Bà lúc tập võ hay bắn cung cũng đều vận chiếc yếm đào hở lưng, váy xòe, đi chân không, mặt mày dữ tợn. Nếu đây là những hình ảnh ước lệ, thì những hình ảnh hài hước trong tranh Đông Hồ cũng còn ý nhị hơn nhiều khi diễn tả trang phục người phụ nữ trong “Hái dừa”, “Đánh ghen”- cũng yếm thắm, váy đụp, nhưng tóc dài đen phủ ngang vai và dáng vẻ người nữ khá duyên dáng.

Cho đến khi lên ngôi vua, Trưng Trắc cũng vẫn mặc bên trong chiếc yếm thắm, bên ngoài khoác chiếc áo khoác đơn giản (!). Trong truyện tranh này, Hai Bà ăn mặc dân dã là vậy, các nhân vật nam phục trang còn thô sơ hơn- cởi trần, chỉ đóng khố. Tranh vẽ còn không ngại lột tả đoạn quân của Mã Viện... cởi truồng giao chiến với quân của Hai Bà, trong khi đoạn này có thể lướt qua bằng phần chữ, không cần phải “tả thực” thô bạo như vậy. Ở những đoạn cần diễn tả cảm xúc như khi nghe tin Thi Sách chồng mình bị giết hại, nét mặt Trưng Trắc lại vô cảm đến bất ngờ.

Tác giả những hình ảnh này là họa sĩ Nguyễn Đông Hải, lời phỏng theo tác phẩm dự thi của Nguyễn Thị Thu Hương, do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành. Đây cũng chính là một trong số những tác phẩm truyện tranh hưởng ứng cuộc thi biên soạn truyện tranh lịch sử theo SGK, do NXB Giáo dục VN phối hợp với Hội Nhà văn VN và Hội Khoa học lịch sử tổ chức. Điều đáng nói là cả ba đơn vị cùng phối hợp thực hiện, mà để sai sót về hình ảnh đến mức nghiêm trọng như vậy, thử hỏi, khi học sử bằng tranh, học sinh cấp 1 sẽ nghĩ gì khi hình ảnh Hai Bà Trưng oai phong, hùng dũng, lẫm liệt trong trí tưởng tượng lại được tái hiện một cách dung tục như vậy? Liệu tác giả có nghiên cứu trang phục của thời Hai Bà, từ áo bào, kiểu tóc, giày dép cho đến vũ khí và cả trang phục của binh lính hay căn cứ vào đâu để có thể “phăng” những hình ảnh kỳ dị như vậy?

Viết truyện lịch sử đã khó, làm truyện tranh lịch sử lại càng khó hơn - trong lời giới thiệu mở đầu cuốn truyện, nhà sử học Dương Trung Quốc đã viết như vậy. Hơn nữa, truyện tranh cho thiếu nhi luôn đòi hỏi bút vẽ phải khắt khe, cẩn trọng, vì chỉ cần chểnh mảng đã có thể... giết chết một hình tượng, một nhân vật lịch sử. Đây cũng chính là điều mà NXB Giáo dục nên xem lại ở khâu biên tập hình ảnh. 

Minh Thi

 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 19/Nov/2010 lúc 6:59pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 19/Nov/2010 lúc 10:58pm
 
CÒN NỮA !!!
Angry
 
 
 
 
 
Ngón đòn xâm lược thâm hiểm và bẩn thỉu của Tàu Cộng

Giới thiệu vài dòng tiểu sử của GS. Vũ Cao Đàm:

"…. Gần hết cuộc đời, tôi đã nuôi trong lòng tình hữu nghị cao cả với đất nước quê hương của Đức Tổ họ Vũ của tôi.

Tôi có lai lịch là người gốc Trung Hoa. Đức Tổ khai sinh ra dòng họ Vũ của tôi là một người thuộc dòng họ Vũ xã Long Khê, huyện Phúc Điền, tỉnh Phúc Kiến, bên Trung Hoa. Đức Tổ của tôi là Vũ Hồn, được Vua Đường Vũ Tông cử làm An Nam Đô hộ sứ cai trị xứ An Nam trong khoảng thời gian 841-843 theo Tây lịch.

Nhưng rồi vì thất sủng với Nhà Đường, Vũ Hồn đã về sống ẩn dật với người vợ An Nam ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay thuộc tỉnh tỉnh Hải Dương sinh cơ lập nghiệp, dựng nên dòng họ Vũ ở Việt Nam ngày nay.

Tôi nuôi những tình cảm ấm áp với người Trung Hoa từ cuối những năm 1930, khi tôi mới 3-4 tuổi, ở một vùng quê rất xa thành phố. Đó là châu Dực Yên thuộc tỉnh Hải Ninh ngày xưa, mà hôm nay vẫn còn giữ nếp sống bằng lặng, yên bình, ngay sát thành phố Móng Cái, ở đó, vẫn còn dấu ấn của hàng xóm là những người Hoa chất phác, đôn hậu, tắt lửa tối đèn cùng gia đình chúng tôi chia sẻ từng bát cháo hoa ăn với chao và trứng muối …"

Vũ cao Đàm

Lướt nhanh trên mạng những ngày này, chúng ta luôn tìm được nhiều thông tin đắt giá:

-

GS Vũ Cao Đàm

 Thương lái Trung Quốc (dân thường nói ngắn gọn, là bọn Tàu) về các chợ nông thôn Việt Nam, thu mua móng trâu với giá rất cao, thậm chí những cái móng từ 4 chân của một con trâu được bọn Tàu mua với giá hơn hẳn một con trâu. Thế là nông dân Việt Nam và bọn “trâu tặc” ra sức chặt móng trâu đem bán,… vẫn còn lãi một con trâu thịt mang bán ở chợ. Chỉ một thời gian rất ngắn, bọn chúng đã triệt phá tan hoang sức kéo của nông dân nghèo Việt Nam. Tiếp đó, dân loan tin cho nhau, hàng lũ lái trâu từ bên Tàu tràn qua biên giới để “tiếp thị” bán trâu. Trong cái lũ thương lái mới này còn có cả kẻ tiếp thị bán trâu sắt (máy kéo). Dân tình vỡ lẽ: Thì ra chúng thu mua móng trâu là vì như thế!

- Ở một nơi khác, thương lái Tàu đi các chợ thu mua rễ hồi, thế là những bọn “hồi tặc” mở chiến dịch triệt phá rừng hồi, một dược liệu quý hiếm của Việt Nam; chúng mua râu ngô non, xúi giục nông dân triệt phá nương ngô mang bán, đánh vào trúng cái dạ dày của những người mà bọn Tàu gọi là “đồng chí tốt” Việt Nam; chúng thu mua mèo nhằm triệt phá một nguồn trừ chuột cắn lúa; rồi chúng mua ốc bươu vàng, xúi giục nông dân nuôi ốc bươu vàng tràn ngập đồng ruộng phá hoại mùa màng, tấn công vào chiến lược an ninh lương thực của quốc gia “láng giềng tốt” Việt Nam.

- Hàng tốp thương lái Tàu xuất hiện từ Hà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến. Thương lái Tàu mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang bán. Thế là thương lái Tàu đã triệt hạ vùng nguyên liệu cho các nhà máy chè Việt Nam. Không còn con đường nào khác, các doanh nghiệp chè Việt Nam phải sang mua chè nguyên liệu từ Trung Quốc. Đến khi nông dân Việt Nam cần trồng lại đồi chè, thì các “đồng chí tốt” từ bên kia biên giới, vì tình quốc tế vô sản lại lọ mọ xuất hiện, “giúp” mua giống chè từ Trung Quốc chở qua cho nông dân Việt Nam.

- Thâm độc hơn, chúng mở chiến dịch thu mua dây đồng vụn với giá cao “trên trời”, đẩy từng đoàn “đồng tặc” lùng sục chặt trộm dây đồng từ các đường điện cao thế, băm nát mạng lưới điện quốc gia của nước “láng giềng tốt” để nước này đốt đèn dầu đi theo họ “hướng tới tương lai”. Có nơi, bọn “đồng tặc” lẻn vào kho ăn cắp từng cuộn dây đồng mới “coong” mang bán, thì “các đồng chí tốt” lên mặt đạo đức: “Ấy chết, cái ngộ không mua cái cuộn dây tôồng ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa của các tôồng chí tâu lố!” (Chúng tôi không mua cái cuộn dây đồng ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa của các đồng chí đâu nhé).

- Cho đến khi bọn thương lái Tàu đi thu mua cáp quang phế liệu, thì các nhà đương cục của chúng ta mới được phen ngớ ra, không hiểu bọn chúng mua cái “của nợ” này để làm gì. Vì mua dây đồng thì còn có thể hiểu là chúng lấy nguyên liệu, nhưng cáp quang thì thật không thể hiểu được chúng mua để làm gì? Đến khi dân nghèo lặn xuống biển chặt phá mạng cáp quang viễn thông, thì mới “ngã ngửa” ra, là chúng đang phá hoại con đường huyết mạch thông tin của Việt Nam… Chắc là các “đồng chí Việt Nam” nghĩ mãi không biết xử thế nào với những người “đồng chí tốt” bên nước vô sản Trung Hoa, đành phải đưa ra tòa vài thằng dân nghèo “trót dại” lặn xuống biển chặt trộm cáp quang.

“Láng giềng tốt” giúp… xây dựng các công trình thủy lợi

Chính những người cộng sản Trung Hoa đã làm tan vỡ hoàn toàn tình cảm nồng ấm của những người thuộc thế hệ chúng tôi với một đất nước đã sinh ra Đức Tổ Vũ Hồn của dòng tộc của tôi, một đất nước, mà có thời tôi đã coi là Tổ quốc thứ hai của mình.- GS Vũ Cao Đàm 

Sau 1954, Việt Nam được Trung Quốc giúp xây dựng nhiều công trình thủy lợi. Tôi đã tiến hành một cuộc phỏng vấn với Giáo sư TTA, Viện trưởng một viện nghiên cứu thủy lợi ở Hà Nội về sự giúp đỡ thủy lợi của người “đồng chí tốt”, vị Giáo sư kéo tôi vào phòng làm việc và cho xem một video clip quay suốt dọc dòng sông biên giới Việt – Trung.

Trời ơi, chúng ta không thể tưởng tượng được, người “đồng chí tốt” đã làm những trò gì đâu! Các “đồng chí” xây 120 cái kè chắn chéo dòng nước trên các dòng sông biên giới, tạo những luồng nước xoáy để làm sạt lở bờ phía Việt Nam, ăn cắp đất mang về phía đất nước “láng giềng tốt” bên kia biên giới. Đất bồi sang phía bắc đến đâu, các đồng chí xây nhà cao tầng và kéo giai cấp vô sản quốc tế Trung Hoa đến đó.

Xem xong clip của Giáo sư TTA, tôi bàng hoàng… Tất cả các triều đại Đường, Nguyên, Tống, Minh, Thanh, chưa có bất kỳ một triều đại nào trước Triều đại cộng sản Trung Hoa sử dụng những biện pháp tồi tệ như vậy với Việt Nam.

Việt Nam đã đối đầu với những đế quốc lớn, đã đối mặt với đủ loại thủ đoạn tàn bạo của nhiều loại đế quốc, nhưng có lẽ đây là ngón đòn xâm lược thâm hiểm và bẩn thỉu nhất của một loại đế quốc mới nổi: Đế quốc Trung Cộng.

Tôi hỏi Giáo sư TTA: “Ông có thể cho biết, có công trình thủy lợi nào mà Cộng sản Trung Hoa giúp Việt Nam không chứa đựng những “yếu tố đểu” tương tự như vậy không?”. Ông chau mày trầm ngâm suy nghĩ hồi lâu…

“Tôi khó trả lời anh quá”, Giáo sư nói với tôi như vậy.

Đến hành vi gây ô nhiễm môi trường “gien (zen)” Việt Nam

Trên đường phố và sân bay Việt Nam hôm nay tràn ngập người Trung Quốc. Tôi vừa ngồi ở sân bay Đà Nẵng. Tôi đến hơi trễ, hỏi anh bạn ngồi bên phải tôi: “Máy bay Hà Nội gọi vào chưa?”, thì nghe câu hỏi lại bằng tiếng Tàu “Shen ma?” (Cái gì?). Tôi quay bên trái hỏi, thì lại nghe “Shen ma?”. Tôi quay phía sau hỏi, lại thấy “Ni shuo shen ma?” (Ông nói cái gì?)… Tôi ngỡ ngàng, tưởng mình lạc vào sân bay Bắc Kinh.

Làng sinh viên HACINKO (Phố Ngụy Như Kontum) không còn chỗ cho thuê, vì hơn 500 người Trung Quốc đã “trấn” ở đó. Họ chen lấn trong thang máy và trong nhà ăn, thậm chí chiếm đứt thang máy để chơi đùa leo lên leo xuống, không cho bất kỳ ai sử dụng thang máy. Người Tàu đến đó mở hàng ăn, hàng bán quần áo, mua bán tấp nập như một chợ Tàu. Tối tối sinh viên Tàu trượt patin và la ó huyên náo một góc phố… Họ làm cho tôi liên tưởng tới hai mươi vạn quân Tàu Tưởng tràn vào Việt Nam năm 1945,… ghẻ lở, bẩn thỉu, ngông nghênh và láo xược.

Sao mà người Trung Quốc thắng thầu lắm thế? Chuyện bauxite Tây Nguyên đã có quá nhiều người nói rồi. Tôi đơn cử vài chuyện vặt vãnh khác: Chỉ ở một tỉnh ở rất gần Hà Nội thôi, Trung Quốc chưa làm xong Nhà máy điện HB, hàng ngàn công nhân Tàu chưa kịp rút, thì Tàu đã thắng thầu làm Nhà máy điện MK, và hàng ngàn công nhân Tàu lại xuất hiện. Những người Tàu từ các cơ sở sản xuất này lan tỏa khắp nơi để gieo rắc “hạt giống đỏ” cho cách mạng vô sản Trung Hoa, đỡ cho các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam và các công ty môi giới hôn nhân khỏi phải xuất con gái qua Tàu… Tôi có dịp trao đổi với các chị phụ trách hội phụ nữ ở mấy tỉnh Tây Nguyên, thì được biết, các chị đang rất lo ngại, chưa biết xử lý thế nào với nạn con gái Tây Nguyên có bầu với công nhân Tàu (!).

Chúng ta nhìn thấy một cảnh tượng đang đến gần: Đội quân thứ 5 của Trung Cộng đang ngày càng được mở rộng. Cần cảnh báo: Khi Trung Cộng mới sáp nhập Tân Cương vào Trung Quốc, dân Hán ở đây chỉ chiếm chừng 4-5%. Sau nửa thế kỷ, dân Hán đã lên tới 45%. Tôi nhớ đã đọc ở đâu đó, chúng ta có thể rất cần đặt câu hỏi: “Bao giờ dân tộc Việt Nam trở thành dân tộc thiểu số trên chính đất nước mình?”.

Và rồi xoa dịu bằng mấy công trình văn hóa?

Gần đây chắc là Trung Nam Hải đã nhận ra sự phẫn nộ của dân chúng Việt Nam, trước những hành vi xâm lược của họ, họ đã “kỷ niệm” cho dân Việt Nam mấy pha ngoạn mục: Trước hết là 30 triệu USD xây dựng ký túc xá cho Học viện Chính trị Quốc gia HCM, để đào tạo cán bộ cho Đảng. Tiếp đó là Cung Văn hóa hữu nghị Việt – Trung, chắc rồi đến Viện Khổng Tử,… và rồi không biết còn những thứ gì nữa.

***

Viết đến đây, tôi chợt nhớ cái thời lớp thanh niên chúng tôi, say mê theo các nghệ sĩ ca ngợi,… những cánh hoa mộc miên bay tới đâu, tình hữu nghị của dân tộc Trung Hoa lan tỏa đến đó… Sao mà lãng mạn.

Ngẫu nhiên, tôi ngồi để hồi tưởng tâm tình lãng mạn theo những “Cánh hoa mộc miên” với Giáo sư Phạm Huy Tiến, một nhà địa chất, cũng có thời đi tu nghiệp “tiến tu Giáo sư” ở Học viện Địa chất Bắc Kinh (đối diện Học viện Khoáng nghiệp của tôi). Giáo sư Tiến cười rũ ngắt lời tôi: “Các bố nhầm hết rồi. Các nghệ sĩ cũng nhầm rồi.

Cánh rừng mộc miên khi xưa nằm trên đất Việt Nam. Bọn địa chất chúng tôi lăn lộn ở đó quá nhiều. Cả đỉnh thác Bản Giốc nữa, cánh địa chất chúng tôi từng lên đó nấu cơm ăn… Nhưng rồi Trung Quốc lấn chiếm, nuốt toàn bộ cánh rừng mộc miên vào lòng Tổ quốc Trung Hoa”… Và thế là những cánh hoa mộc miên lại hồn nhiên bay “từ đất Trung Hoa”, lan tỏa tình hữu nghị “vạn cổ trường sinh” giữa hai dân tộc.

Ấy thế mà, trong khi tôi được nghe các bạn nghệ sĩ của chúng ta ca ngợi “Hoa mộc miên mọc đến đâu, lan tỏa tình thữu nghị của dân tộc Trung Hoa đến đó”, thì, trong một trang mạng nào đó, tôi lại nghe những người cộng sản Bắc Kinh lập luận: “Hoa mộc miên bay đến đâu gieo hạt đến đó; Cây mộc miên mọc ở đâu, đất trung Hoa ở đó. Việt Nam chỉ có cây tre, làm gì có cây hoa mộc miên!”.

***

Trung Hoa là một đất nước có một đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối. Như vậy có thể suy luận, mà không sợ sai lầm: Tất cả những sự kiện nêu trong bài viết này đều do các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đưa đường chỉ lối.

Chính những người cộng sản Trung Hoa đã làm tan vỡ hoàn toàn tình cảm nồng ấm của những người thuộc thế hệ chúng tôi với một đất nước đã sinh ra Đức Tổ Vũ Hồn của dòng tộc của tôi, một đất nước, mà có thời tôi đã coi là Tổ quốc thứ hai của mình.

Vũ Cao Đàm.



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 08/Dec/2010 lúc 7:42pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Dec/2010 lúc 7:38pm
 
Bài viết này gửi vào đây có lẽ  thích hợp hơn  vào mục "Hệ thống tiền tệ-Ngân hàng-Kinh tế" !?!?!?
 
UnhappyAngry
mk
 
 
 
07:27 GMT - thứ tư, 8 tháng 12, 2010

Chủ nợ không cho Vinashin hoãn trả?

 

Các chủ nợ nước ngoài của Vinashin sẽ không đồng ý cho tập đoàn này hoãn trả khoản 60 triệu đôla vào ngày 20/12 tới, theo thông tấn xã DPA của Đức.

Nếu đúng như vậy và không có giải pháp nào khác thì nhiều khả năng Vinashin sẽ bị coi là mất khả năng chi trả, nói cách khác là vỡ nợ.
Điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề tới uy tín của Chính phủ Việt Nam, nâng chỉ số rủi ro về đầu tư của Việt Nam khiến việc vay tiền quốc tế sau này sẽ rất khó khăn.
Hãng DPA trích nguồn giấu tên thân cận với tập đoàn tài chính Credit Suisse, đại diện cho nhóm chủ nợ, nói họ "sẽ không đồng ý gia hạn cho khoản thanh toán đầu tiên là 60 triệu đôla."
Vinashin vay qua Credit Suisse một khoản tín dụng 600 triệu đôla thông qua phát hành trái phiếu vào năm 2007 và theo kế hoạch sẽ phải trả làm mười khoản, mỗi khoản cách nhau sáu tháng.
 
Ngày 29/11 vừa qua, tập đoàn tàu thủy Việt Nam đã xin gia hạn cho khoản thanh toán đầu tiên mà Vinashin sẽ phải thực hiện vào ngày 20/12.
 
Nguồn tin của DPA bình luận: "Vụ này (vỡ nợ) sẽ rất nguy hại cho một chính phủ đang muốn vay mượn các khoản tiền của quốc tế để chi cho các dự án phát triển hạ tầng".
 
Tuy nhiên, cũng DPA dẫn lời một quan chức của chính Vinashin nói rằng các chủ nợ nước ngoài không có lựa chọn nào khác ngoài chấp thuận cho Vinashin hoãn nợ.
Quan chức cũng giấu tên này nhận xét: "Khoản cho vay này không có gì thế chấp cả".
"Nói thật, nếu chịu đàm phán thì họ (các chủ nợ) còn gỡ gạc được gì đó, chứ nếu không thì họ sẽ không nhận được bất cứ cái gì."

Trả lời chính thức

Nhóm các chủ nợ này đang được trông đợi sẽ có câu trả lời chính thức nay mai.

Nhưng ngay cả trong trường hợp yêu cầu hoãn nợ được chấp thuận, thì vụ Vinashin cũng đã gây ảnh hưởng quá xấu tới môi trường đầu tư.
Tân Đại sứ Anh tại Việt Nam Antony Stokes được dẫn lời nói: "Chắc chắn còn các Vinashin khác nữa".
"Làm sao chính phủ Việt Nam có thể bảo đảm cho cộng đồng thương mại đầu tư quốc tế thấy rằng họ đang nhận diện ra các công ty dạng này?"
 
Nhóm chủ nợ quốc tế cho khoản vay 600 triệu đôla bao gồm Credit Suisse, ngân hàng Standard Chartered Bank Plc của Anh, DEPFA Bank PLC của Đức-Ireland và Ngân hàng Quốc gia Kuwait SAK.
Ngoài các ngân hàng trên, Vinashin còn nợ Ngân hàng Natixis 25 triệu đôla Mỹ và khoản nợ này cũng đã quá hạn.
 
Hôm 29/11, khi xin hoãn nợ, Tổng Giám đốc Vinashin Trương Văn Tuyến còn nhấn mạnh rằng đây chỉ là xin "hoãn" và cam kết sẽ trả đủ khoản vay.
Tổng cộng Vinashin vay nợ chừng 86 nghìn tỷ đồng (4.41 tỷ đôla), tương đương 4,5% GDP của cả nước.
 
 
 
 
 
 
 
Mời tham khảo thêm :
"Đôi điều về nợ nước ngoài"
 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 08/Dec/2010 lúc 8:06pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 10/Dec/2010 lúc 5:48pm
 
AngryCry
 
 
 
 
 
Hãng Tq Bắt Bí Vn: Đổi Rừng, Phải Bồi Thường Mới Chịu Đi   Việt Báo Thứ Sáu, 12/10/2010, 12:00:00 AM
 
Hãng TQ Bắt Bí VN: Đổi Rừng, Phải Bồi Thường Mới Chịu Đi

HANOI (VB) -- Trong khi giới trí thức VN chỉ trích nhà nước CSVN cho thuê rừng đầu nguồn để các hãng Trung Quốc khai thác, phía tư bản Trung Quốc chờ cả năm sau mới nghĩ ra một độc chiêu để phản kích: sẵn sàng đổi đất rừng sang chỗ khác có diện tích tương đương, kèm điều kiện nhà nước VN phải bồi thường “cho doanh nghiệp các chi phí liên quan đến đầu tư làm đường, trồng, chăm sóc rừng đã thực hiện.”
Nghĩa là, phảỉ bồi thường đủ thứ, kể cả công sức “trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng…” Wo Gwo Wei, Tổng Giám Đốc InnovGreen, nói như thế. Ông Wo không nói giá cả bồi thường, nhưng có thể hiểu là sẽ do ông định ra.


Báo SGTT từ VN hôm 10-12-2010 loan tin này như sau:
“InnovGreen đề nghị đổi lại đất rừng “nhạy cảm”
Chiều 9/12, tập đoàn InnovGreen đã phát đi một thư ngỏ gửi Chính phủ Việt Nam và đề nghị bàn giao lại toàn bộ diện tích đất rừng mà doanh nghiệp này thuê nếu những khu đất này được coi là “nhạy cảm, phương hại đến an ninh quốc phòng”.
InnovGreen cũng đề nghị nhà nước Việt Nam cho doanh nghiệp này thuê đất ở khu vực khác với diện tích, thời hạn thuê tương đương, phù hợp để trồng rừng; đồng thời bồi thường cho doanh nghiệp các chi phí liên quan đến đầu tư làm đường, trồng, chăm sóc rừng đã thực hiện.
Tổng giám đốc InnovGreen, Wo Gwo Wei cho biết, gần một năm qua, một số phương tiện thông tin đại chúng, diễn đàn, website đưa tin doanh nghiệp này thuê hàng trăm ngàn ha đất rừng đầu nguồn và các vị trí chiến lược biên giới Việt Nam. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của InnovGreen. Vị tổng giám đốc cho rằng, tập đoàn InnovGreen hoàn toàn không muốn thuê những vị trí đất xa xôi hẻo lánh, địa hình khó khăn, không có đường giao thông mà được cho là vị trí đất nhạy cảm về mặt an ninh quốc phòng.
“Đối với chúng tôi, đó là diện tích đất xấu, vừa phải trả chi phí đầu tư lớn hơn cho làm đường và thi công trồng rừng, vừa khó tuyển lao động, vừa khó cho việc thi công trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng…”, ông Wo Gwo Wei cho biết.
(Theo SGTT)
 
Chưa nghe tin chính phủ VN phản ứng ra sao.
Tuy nhiên, nếu bỏ các đất rừng “nhạy cảm” để lấy đất rừng các nơi khác, hoặc ven biển, hoặc gần thành thị... thì dân VN không còn đất rừng để sống nữa. Nhưng thấy rõ là hãng TQ này muốn bắt chẹt: muốn dời chỗ, là phaả cho chỗ khác, mà phải bồi thường nữa... Nếu là hãng VN, chắc chắn không ai dám đòi ngang ngược như thế, vì nghe nói đất rừng “an ninh quốc phòng” là các hãng VN biết thân, biết phận mà lui rồi.
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 10/Dec/2010 lúc 5:59pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 11/Jan/2011 lúc 6:26pm
 
 
Hãi hùng phụ gia, hương liệu
Thứ hai, 27/12/2010, 03:06 (GMT+7)

Thông tin sa tế có xuất xứ từ Tứ Xuyên (Trung Quốc) dùng cho món lẩu nóng sốt trở nên bắt mắt và ngon miệng có thể gây ung thư đang khiến không ít người ghiền món lẩu hoang mang. Sự thật, lâu nay không chỉ món lẩu mà nhiều thực phẩm khác cũng được người chế biến lạm dụng hóa chất, phụ gia khiến nguy cơ gây ung thư và mắc các bệnh tật khác rất cao. Trong vai một người đang mở quán nhậu, chúng tôi đã thâm nhập thực tế và nhận ra rằng phụ gia hóa chất đang được bán như... rau tại TPHCM.

 

Mê hồn trận hóa chất phụ gia
 
Vừa dừng chân trước sạp hàng ngay góc đường Vạn Tượng của chợ Kim Biên (quận 5), chúng tôi hoa cả mắt bởi vô vàn lọ, bình, bịch ni lông đựng đầy các loại hóa chất, nào hàn the, formon, chất tẩy trắng, phẩm màu, chất tạo bọt cà phê…

Một cô bán hàng dáng đẫy đà chào mời: “Mấy anh mua phụ gia gì, chỗ em đây có đủ. Muốn dùng trong công nghiệp hay thực phẩm, bao nhiêu cũng có”. Vẻ ngơ ngác vì lần đầu mở quán nhậu và muốn tìm một số phụ gia làm giòn, dai cho thịt gà, dê và các loại lòng động vật, cô bán hàng đưa ra một can nhựa trắng 5 lít, đon đả: “Đây, chỉ cần cho một muỗng vào là giòn hết”.

Cầm cái can lên quan sát, chúng tôi chỉ thấy một màu đục nhờ nhờ và mỗi mảnh giấy bé bằng nửa bàn tay được viết nguệch ngoạc dán bên ngoài: “Chất làm giòn, dai”. Mở nắp ra và ngửi, một mùi hăng hắc xộc xuống cổ họng khiến buồn nôn. Lấy cớ mới mở quán ăn nên thử nghiệm, chúng tôi mua 100ml và được tính tới 50.000 đồng.

Hương liệu hóa chất được bày bán tràn lan tại chợ Kim Biên quận 5.

Ghé qua một sạp hàng khác kế bên, hàng đống hóa chất được bày la liệt dưới nền đất và hàng dài lọ, bình hương liệu đựng trên kệ. Bảng hiệu của cửa hàng là chuyên phụ gia công nghiệp nhưng bày bán rất nhiều hương liệu thực phẩm như hương sôcôla, hương thịt bò, hương thịt heo... Than thở vì mở quán bún bò mấy tháng nay mà ế ẩm khách, bà chủ cửa hàng nói chắc nịch: “Chắc mấy chú chưa biết nấu rồi. Người ta nấu xương bò thì ít mà cho phụ gia thì nhiều. Cả phở cũng vậy chú ơi. Có thế mới dậy mùi bò, thơm mà ngọt miệng”.

Nói rồi, bà ta xách ra một bình nhựa chừng 1 lít có ghi 3 chữ “Hương thịt bò” và tỉ tê: “Nói thiệt, mỗi tuần tui bán không dưới 50 lít hương vị này. Mấy quán bún bò, phở tới đây mua nhiều lắm. Khách quen, nếu cần, tui cho người mang đến tận nơi”.Với 250.000 đồng/chai 1 lít, bà chủ cho biết sẽ nấu được 100 nồi bún bò hoặc phở to tướng. Tính ra, mỗi nồi bún, phở bò chỉ cần nêm nếm chừng 2.000 đồng hóa chất phụ gia hương vị là thơm phức. Lợi gấp bộn lần mua vài ký xương bò về hầm!

Dầu đánh bàn ghế thành... gạch cua

Qua chợ Bình Tây (Q6), nhiều sạp hàng bán gia vị thực phẩm cũng rất niềm nở khi chúng tôi hỏi mua bột màu gia vị nấu bò kho, phở, cà ri, lẩu... và cho biết muốn mua bao nhiêu cũng có.

Tại sạp C.T., cô bán hàng đưa ra 2 bịch to đùng đầy các loại gia vị được cho vào các túi ni lông khoảng 15-20gram buộc bằng dây thun. Trong đó có một loại gia vị nấu súp của cơ sở K.N. với thành phần được ghi trên nhãn là đại hồi, thảo quả, bột đinh hương, tiểu hồi, ngò hột, cam thảo, trần bì và quế. Một loại khác là vị nấu súp phở của hãng N.A. cũng với các thành phần tương tự nói trên. Tuy nhiên, khi mở gói gia vị ra xem, chúng tôi có cảm giác như có mùi ẩm mốc lâu ngày và trông rất mất vệ sinh...

Đặc biệt, trước dư luận lo lắng về sa tế nấu lẩu có xuất xứ từ Trung Quốc có thể gây ung thư, chúng tôi hỏi mua thì các chủ sạp đều nháy mắt nhau bảo “hết hàng”. Tuy nhiên, những loại sa tế, phụ gia nấu lẩu như lẩu thái, lẩu chua có xuất xứ Việt Nam với “3 không”: không nhãn mác, không nguồn gốc, không thành phần chất lượng thì nhan nhản.
 
Nghe mấy cô bán bún riêu kháo nhau về gạch cua được nấu bằng phụ gia, trong vai người nội trợ, chúng tôi lại lân la đến chợ Kim Biên (Q5). Hỏi anh giữ xe chỗ nào bán gia vị nấu bún riêu, bò kho, anh ta cười giả lả: “Đầy chợ, muốn mua bao nhiêu cũng có”. Nói rồi, anh ta chỉ đến cổng số 5 là nơi “quy hoạch” hàng loạt sạp hàng bán hương liệu, gia vị, phẩm màu như sạp Ngã Năm, sạp Xuyến, Châu Phát, Cô Tám, Vạn Lợi...

Tại sạp C.P., bà chủ sạp liến thoáng giới thiệu: “Chỉ cần cho một muỗng thôi là nồi nước lèo thơm phức mùi cua, ngọt lừ”. Bà lấy ra một bình nhựa khoảng 250ml đề xuất xứ Singapore nhưng không hề có hạn sử dụng và nhà nhập khẩu, phân phối.  Ở quầy đối diện, một thanh niên đang chiết xuất một loại bột màu đỏ từ bao lớn ra từng bịch ni lông nhỏ khoảng 0,5gram. Khi được hỏi là bột gì, bà chủ sạp nói là phẩm màu công nghiệp dùng cho sơn, dầu đánh bàn ghế...

“Thế có dùng cho thực phẩm được không chị?”, chúng tôi hỏi. Bà chủ nói ngay: “Vô tư đi. Nhiều người mua về nấu bún riêu thì hết ý. Nếu mua màu thực phẩm thì 300.000-400.000 đồng/kg nhưng mua loại này chỉ 50.000 đồng thôi. Chỉ một chút chấm vào đầu đũa là cả một nồi bún riêu nổi váng gạch cua liền”.

Tại sạp C.T. ở chợ Bình Tây, cô bán hàng cũng đưa ra nhiều bịch bột màu đỏ và giới thiệu gia vị nấu bún riêu được rất nhiều hàng bán bún riêu, bún bò sử dụng. Theo cô bán hàng này, để nồi bún riêu có màu đẹp như gạch cua, cọng bún có màu gạch thì dùng đũa chấm một chấm bột rồi hòa vào nồi nước. “Ở chợ này còn nhiều loại gia vị lắm, loại gì cũng có. Mấy chú cần gì cứ đến tìm tui”, cô ta nói.

Minh họa: A.DŨNG

TƯỜNG LÂM

http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2010/12/246939/

 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 21/Jan/2011 lúc 5:16pm
 

Cảnh báo gạo làm từ… nhựa

Tuổi Trẻ Online - Thứ Sáu, 21/1

 

TT- – Ngày 20-1, Tuần báo Hong Kong cho biết có một loại gạo giả làm từ khoai lang, khoai tây, nhựa tổng hợp độc hại đã được bày bán ở thị trường thành phố Thái Nguyên - thủ phủ tỉnh Sơn Tây.

 

Hàng nông sản, và giờ đây là gạo giả Trung Quốc trở thành nỗi ám ảnh cho người tiêu dùng - Ảnh: Green Peace

Tuần báo Hong Kong tại Hong Kong trích nguồn truyền thông Singapore cho biết hỗn hợp trên được tạo hình giống như hạt gạo. Đáng sợ nhất là các loại bột khoai tây và khoai lang được kết dính thành “hạt gạo” bằng loại nhựa resin độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

“Gạo này tất nhiên là khác gạo thường vì nó rất cứng ngay cả khi đã được nấu”, một chuyên gia thực phẩm cho biết.

Một nhà hàng Trung Quốc cảnh báo nếu ai ăn phải lượng “gạo nhựa” tương đương ba bát cơm, họ đã cho vào bụng một túi nilông.

Trong khi đó, giới thương nhân cho rằng vì “gạo nhựa” rất rẻ nên có khả năng nhiều người hám lợi vẫn bán với khối lượng lớn dưới hình thức trộn cùng gạo thật.

Trước đó, truyền hình Trung Quốc từng cảnh báo một công ty ở Tây An, cũng thuộc tỉnh Sơn Tây, đã sản xuất gạo nhái một loại gạo nổi tiếng thơm ngon ở đây bằng cách thêm hương liệu hóa chất.

Hồi tháng 8-2010, tờ Nhật báo Thượng Hải cũng đưa tin Thái Lan tuyên bố điều tra một loại gạo nhái gạo thơm Thái Lan được bán ở Trung Quốc. Quan chức Đại sứ quán Thái Lan cho biết 90% gạo Thái là hàng Trung Quốc làm giả và được sản xuất chủ yếu ở tỉnh Giang Tây. Hai loại gạo này nhìn bề ngoài không phân được nếu chưa nấu.

PHAN ANH

 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 21/Jan/2011 lúc 5:19pm
mk
IP IP Logged
hoangngochungdn
Newbie
Newbie
Avatar

Tham gia ngày: 01/Dec/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 35
Quote hoangngochungdn Replybullet Gởi ngày: 22/Jan/2011 lúc 12:24am

Đào trộm 21 ngôi mộ lấy đất làm cây xăng

Tuổi%20Trẻ%20Online
 

TT- – TT - Ngày 21-1, Công an huyện Phù Mỹ (Bình Định) cho biết đã vào cuộc điều tra vụ đào bới và di dời 21 ngôi mộ tại thôn Vĩnh Bình, xã Mỹ Phong. Vụ việc xảy ra đêm 18-1 và được ông Đỗ Xuân Thống - đại diện dòng họ Đỗ tại địa phương - cấp báo với chính quyền và Công an huyện Phù Mỹ ngay sáng 19-1.

Ông Đặng Văn Diễn - chủ tịch UBND xã Mỹ Phong - cho biết trước đó, Công ty TNHH và sản xuất Đông Tâm (ở địa phương) đã thương lượng đền bù với các hộ gia đình có phần mộ để di dời đến khu vực khác, nhằm lấy mặt bằng mở cây xăng nhưng hai bên chưa đạt được thỏa thuận.

“Cơ quan điều tra bước đầu đã xác định được đối tượng đào bới 21 ngôi mộ là nhóm người do Công ty TNHH và sản xuất Đông Tâm thuê mướn. Đây là vụ việc xâm phạm mồ mả nghiêm trọng” - đại tá Phan Minh Hải, phó giám đốc Công an tỉnh Bình Định, nói.

N.NAM - TR.ĐĂNG

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 6 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.224 seconds.