Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Lịch Sử - Nhân Văn | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn |
Chủ đề: Hồ Sơ Hoàng Sa & Trường Sa và Chủ Quyề | |
<< phần trước Trang of 3 |
Người gởi | Nội dung | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 12/Jan/2014 lúc 1:12am | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 6: Không quân Việt Nam Cộng Hòa lên kế hoạch giành lại Hoàng Sa(TNO) Trận hải chiến kết thúc vào trưa 19.1.1974. Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Việt Nam Cộng Hòa lập tức lên kế hoạch sử dụng máy bay để tái chiếm quần đảo thuộc chủ quyền của mình.
Đại tá Nguyễn Thành Trung, "Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân", là phi công được “Việt Cộng” cài vào Không Quân Việt Nam Cộng Hòa thời chiến tranh. Lâu nay người ta thường biết đến ông qua các sự kiện như vụ ném bom Dinh Độc Lập, cuộc không kích phi trường Tân Sơn Nhất vào giai đoạn sắp kết thúc chiến tranh và công lao trong quá trình xây dựng lực lượng không quân cũng như hàng không dân dụng của Việt Nam thời bình. Nhưng bên cạnh những câu chuyện đã trở nên nổi tiếng nói trên, ông còn có một bí mật để kể. Trong căn
nhà yên tĩnh ở quận Gò Vấp, TP.HCM, phi công huyền thoại Nguyễn Thành
Trung kể lại cho chúng tôi câu chuyện mà ông giấu kín suốt 40 năm qua,
từ sau trận Hải chiến Hoàng Sa bi tráng.
Sẵn sàng không kích
“Quay lại
thời điểm năm 1974, Không quân Trung Quốc chỉ có MiG 21 do Liên Xô sản
xuất, là loại máy bay phòng vệ, chứ không phải tấn công. Phòng vệ là
đánh trên đất mình, ai vào thì mình đánh nên tầm bay rất ngắn. Phi công
của mình (miền Bắc) ngày xưa cũng vậy, các anh không bay xa, bay lên
đánh được hay không được khi hết thời gian là phải về, nếu bay quần nữa
là không có dầu. MiG 21 rất hạn chế về dầu. Đó là tôi chưa nói đến phi
công, phi công Trung Quốc lúc đó không thể bay biển được, phi công của
mình ngoài Bắc cũng thế, mấy ảnh ít bay ra biển lắm. Bay ra biển là cả
một vấn đề, môi trường bay biển khác hẳn môi trường bay đất liền. Giữa
trời và biển rất lẫn lộn, phi công rất dễ thao
tác nhầm. Như anh (Bùi Thanh) Liêm, phi công vũ trụ, bay ra biển đâm
xuống biển. Anh (Hoàng Mai) Vượng cùng biên đội với tôi đánh sân bay Tân
Sơn Nhất, đánh xong bay ra biển nhào xuống biển liền. Với phi công phe
XHCN thời đó, bay biển là một vấn đề, nên tôi đánh giá phi công Trung
Quốc năm 1974 không có gì, không thể bay ra biển, không dám chiến đấu
trên biển, trong khi ở miền Nam, chúng tôi bay trong đất liền, bay ra
biển giống nhau, bay ra Hoàng Sa, Trường Sa là bình thường”, Đại tá
Nguyễn Thành Trung dẫn dắt chúng tôi trở lại quá khứ, trước khi kể về kế
hoạch của Việt Nam Cộng Hòa sử dụng máy bay F-5 không kích tái chiếm
Hoàng Sa.
Sau khi
bị mất đảo, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phản ứng như thế nào? Theo ông
Nguyễn Thành Trung, Mỹ chỉ nói kiểu hàng hai, vì lúc đó Mỹ và Trung Quốc
đã thông đồng rồi. “Còn ông Thiệu thì tức và quyết tâm làm một cái gì
đấy để lấy tiếng vang. Lúc bấy giờ, theo tôi làm thế là hoàn toàn đúng.
Mày cướp nước tao thì tao phải đánh mày một trận, còn giữ được hay không
tính sau. Tao phải đánh mày một trận để cho mày bỏ tính hung hăng đi”,
phi công Nguyễn Thành Trung diễn giải.
Vào thời điểm xảy ra Hải chiến Hoàng Sa, ông Trung là phi công của Không đoàn 63 chiến thuật đóng ở Biên Hòa. Có 5 phi đoàn F-5 ở Biên Hòa, 1 phi đoàn F-5 ở Đà Nẵng. Tổng thống Thiệu liền ra lệnh điều 4 phi đoàn F-5 từ Biên Hòa ra Đà Nẵng, chỉ giữ lại 1 phi đoàn ở Biên Hòa. Theo biên chế thời đó, mỗi phi đoàn 24 chiếc; 5 phi đoàn có khoảng 120 chiếc và 150 phi công.
“Khi ra
đến Đà Nẵng, chúng tôi nhận được lệnh chuẩn bị đánh để lấy lại Hoàng Sa
và trước nhất muốn đánh là phải đánh cái hạm đội của Trung Quốc”, ông
Trung nhớ lại. Trong kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa bằng không quân, đại tá
Nguyễn Văn Sỹ làm Không đoàn trưởng, cấp trên chỉ huy là chuẩn tướng
Nguyễn Văn Tường, còn gọi là Tường “Mực”, da đen thui, là Phó sư trưởng
Sư đoàn 3. Ở cấp phi đoàn, phi đoàn 536 có trung tá Đàm Thượng Vũ, phi
đoàn 520 có trung tá Nguyễn Văn Dũng, phi đoàn 540 có trung tá Nguyễn
Văn Thành, phi đoàn 542 có trung tá Nguyễn Ngọc Quang, phi đoàn 538 ở Đà
Nẵng thì có trung tá Nguyễn Văn Giàu làm chỉ huy.
Theo
phương án họp bàn ở Đà Nẵng, trước hết máy bay sẽ tấn công tàu Trung
Quốc vì “họ đi ra Hoàng Sa của mình là bằng tàu thôi, mình mà diệt hạm
đội này là họ cụt ngòi”. Máy bay sử dụng cho chiến dịch là loại F-5 và
F-5E, loại có bình xăng phụ.
“Cất cánh
từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa, tụi tôi thừa sức đánh với họ trong 20 phút,
thừa dầu bay về Đà Nẵng. Cự ly từ Hải Nam ra Hoàng Sa xa hơn Đà Nẵng ra
Hoàng Sa chút xíu, nhưng không quân Trung Quốc chỉ có MiG-21, ra tới
Hoàng Sa thì không còn dầu để quay về. Thế nên, về không quân thì tụi
tôi chiếm ưu thế, Trung Quốc không có gì. MiG-21 không dám bén mảng ra
Hoàng Sa, mà ra đến đấy tụi tôi đánh cũng rớt, hoặc không có dầu về. F-5
vừa mang bom, tên lửa, vừa có súng, hai bên 2 cây 20 li, mỗi bên cánh 2
quả bom và 4 quả ở giữa, hai bên đầu cánh là 2 tên lửa đối không
Sidewinder. Hỏa lực của F-5 hồi đấy là quá mạnh. Về tương quan lực lượng
là chúng tôi chiếm ưu thế, nếu đánh Hoàng Sa thì tôi xem như
một cuộc dạo chơi, không có gì phải lo cả”, đại tá Nguyễn Thành Trung
kể.
Sau khi
các phi đội từ Biên Hòa bay tới Đà Nẵng, máy bay do thám RF-5A được điều
ra Hoàng Sa để chụp ảnh. Đây là loại máy bay có thời gian hoạt động
trên không rất lâu. RF-5A chụp ảnh chi tiết hết địa hình các đảo, mặt
biển trong bán kính 100 km, ghi lại hình ảnh các chiến hạm Trung Quốc.
Hình ảnh thu được cho thấy Trung Quốc tập trung tàu quanh Hoàng Sa khá
nhiều. “Chúng tôi cho phóng to hình ảnh ra và được chỉ huy đơn vị tập
trung hết 120 phi công lại nghe thuyết trình. Chúng tôi đếm từng chiếc
tàu một, thậm chí số hiệu tàu chúng tôi cũng đọc được. Không có tàu lớn,
tàu trung bình thôi, tàu nhỏ thì nhiều”.
“Nhấn hết xuống biển”
Các phi
công đếm được khoảng 40 chiếc tàu, xác định được vị trí và hướng di
chuyển của số tàu đó. Sau khi nắm được tình hình thì đại tá Sỹ chia tấm
bản đồ thành 4 miếng và mỗi miếng được giao cho một phi đoàn, trách
nhiệm của mỗi phi đoàn là làm sạch mảnh bản đồ được chia.
“Ví như ô
của tôi có 15 chiếc, ô của anh có 20 chiếc thì nhiệm vụ của anh và của
tôi là trong một ngày phải cho những chiếc tàu đó chìm hết xuống biển,
không có chiếc nào nổi được nữa”, ông Trung giải thích. “Các phi đoàn
phải làm sạch, nhấn hết xuống biển và tôi đảm bảo là 100% sau một ngày
tất cả 40 chiếc tàu đó không còn chiếc nào sống sót. Máy bay mà đánh tàu
thì quá dễ, tàu nó chạy chậm, tốc độ khoảng 20 hải lý/giờ thì không có
cách nào trốn được. Nói thiệt là xe tăng còn chạy không được huống gì
tàu, xe tăng mà chạy là tụi tôi đánh lật ngửa hết, cho nên tàu trên biển
mà đánh là trong tầm tay”.
Theo trí
nhớ của ông Trung, các phi công lúc bấy giờ cho rằng nhiệm vụ khá dễ,
chỉ trong vòng 12 giờ là tàu Trung Quốc sẽ chìm hết. “Mà việc đó là chắc
chắn đến 100%, không có trận nào mà chắc chắn như thế”, người phi công
kỳ cựu lặp lại.
Lúc bấy
giờ, quyết tâm của Không quân Việt Nam Cộng Hòa, từ lãnh đạo đến chỉ
huy, phi công là rất cao. “Khí thế dữ lắm, các anh có sống ở thời điểm
đó mới biết người Việt Nam chúng ta yêu nước như thế nào”.
Lúc bấy
giờ, ông Trung là một sĩ quan cấp úy. “Mấy ông cấp tá, mấy ông lãnh đạo,
chỉ huy phát biểu trong cuộc họp rằng: Đánh với Việt Cộng là chỉ đánh
chơi thôi, không có sướng. Đánh với Trung Cộng mới là đánh cho nên tôi
nói thật với các ông, đánh trận này, tụi tôi đi đánh trước. Cấp đại tá,
trung tá, thiếu tá đánh trước, đánh cho họ biết người Việt Nam là như
thế nào, đánh một trận cho họ từ bỏ ý định, bớt hung hăng, sau khi chúng
tôi chết hết rồi mới đến cấp úy các ông đi đánh”, ông kể lại và nói
thêm: “Nói thế để biết người Việt Nam yêu nước như thế nào, vì đánh với
Trung Quốc mới là đánh giặc xâm lăng, cho nên mấy ổng bảo chừng nào tụi
tôi chết hết mới đến
các anh”.
Theo lời kể của đại tá Nguyễn Thành Trung, lúc bấy giờ tất cả phi công đều tình nguyện ký vào lá đơn “Thề được chết cho Hoàng Sa”. Tất cả phi công đều tuyên thệ sẵn sàng chết cho Hoàng Sa và ai cũng coi đó là cái chết rất vinh hạnh. “Trận đánh này chúng tôi chuẩn bị rất kỹ và phần thắng là chắc chắn 100%, vì tàu không thể chạy nổi. Mỗi tàu một quả bom là xong và khí thế ấy nó luôn hừng hực trong lòng mỗi người Việt Nam, hừng hực trong mỗi phi công”. Kế hoạch
không kích, theo lời ông Trung, là tuyệt mật, chỉ có những người tham
gia mới biết. Chỉ huy cấp cao trong quân đội, nếu không có nhiệm vụ liên
quan trực tiếp tới việc triển khai chiến dịch, đều không biết được.
Một
kế hoạch phản công được chuẩn bị công phu với “khả năng chiến thắng là
100%”, nhưng rốt cuộc đã không thể diễn ra vì Tổng thống Thiệu đã nhận
được cảnh báo “không hành động khinh suất” từ Mỹ. Lúc bấy giờ, Mỹ đã làm
lành với Trung Quốc và chấp nhận làm ngơ để Trung Quốc cưỡng chiếm
Hoàng Sa.
Đối với
những người như đại tá Nguyễn Thành Trung, 40 năm đã trôi qua nhưng
những kỷ niệm ngày ấy vẫn còn mới nguyên, và trong lòng mỗi một cựu phi
công F-5 thuở nào luôn canh cánh một nỗi niềm, rằng đã không được chiến
đấu và được chết trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa thân yêu.
“Nếu ngày
đó chiến dịch diễn ra đúng kế hoạch thì bây giờ và các thế hệ con cháu
đỡ biết bao nhiêu. Bây giờ Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp ở Hoàng
Sa rồi, cái di sản, cái gánh nặng để lại cho các thế hệ con cháu Việt
Nam thật là quá nặng nề”, ông Trung nói.
Đỗ Hùng - Tấn Tú http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140109/hai-chien-hoang-sa-40-nam-nhin-lai-ky-6-khong-quan-viet-nam-cong-hoa-len-ke-hoach-gianh-lai-hoang-sa.aspx Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 12/Jan/2014 lúc 1:13am |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 17/Jan/2014 lúc 6:31pm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
http://hon-viet.co.uk/ 19-1 Ngày Hoàng Sa: Tiếp nối những trang sử Việt chống Tàu đỏ xâm lược
Mường Giang
Theo sử liệu cũng như nhân chứng xác nhận, ngay từ thời các vị chúa Nguyễn trị vì Đàng Trong, thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ngoài biển Đông đã là đất của Đại Việt.
Trước thềm Tết 2014. Mường Giang |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 23/Jul/2016 lúc 7:57pm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
ĐÃ CÓ SÁCH TRUNG QUỐC KHẲNG ĐỊNH… HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM !!!VIỆT STAR MEDIA: “LỊCH SỬ GHI LẠI…” Trong
quá trình điền dã tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình, tại
gia đình anh Phan Văn Luyện (xã Vũ Chính, Thành phố Thái Bình) chúng tôi
đã tiếp cận được cuốn sách cổ, in vào đời Vua Đức Tông (Tải Điềm) – nhà
Thanh (niên hiệu Quang Tự, 1875-1909). Sách in thạch bản (in đá) bằng
chữ Hán). Anh Luyện đã vui vẻ trao quyển sách này cho chúng tôi sở hữu và nghiên cứu với hi vọng có thêm những cứ liệu để công bố trước công luận và làm bằng chứng để khẳng định chủ quyền biển, đảo Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam. Cuốn sách này có tên “Danh hoàn Chí lược” (Sách ghi chép về địa lý Thế giới), có khổ 20cm x 14,5cm, người giám định sách là hai tiên sinh Bích Tinh Tuyền và Lưu Ngọc Ba. Sách do Nhà xuất bản Hòe Lý Đường in. Ở
trang 2 của sách ghi: “Quang Tự Mậu Tuất Mạnh Thu” (Tháng 7, năm Mậu
Tuất, niên hiệu Quang Tự, triều vua Đức Tông (Tải Điềm -1898). Cũng ngay
ở trang 2 ghi: Thượng Hải Thư Cục Đại Ấn (Thư cục Thượng Hải được cho
quyền in sách này). Bộ sách này được biên soạn vào năm thứ 28 (Kỷ Dậu,
1849), niên hiệu Đạo Quang, triều vua Thanh Tuyên Tông (Mân Ninh,
1821-1851). Ở trang 3, 4 và trang 5 của sách có ghi bài tựa của Lưu Vận Kha, soạn vào năm Kỷ Dậu (1849), mùa hạ tháng 4 – triều vua Thanh Tuyên Tông, niên hiệu Đạo Quang. Bài tựa thứ 2 cũng viết vào năm Đạo Quang thứ 28, triều vua Thanh Tuyên Tông, do Bành Uẩn Chương soạn. Bộ sách này từ khi soạn (vào năm 1849, thời vua Thanh Tuyên Tông) phải mất 49 năm sau mới được in (vào năm 1898), triều vua Đức Tông (Nhà Thanh) – niên hiệu Quang Tự. Bộ sách gồm nhiều tập. Chúng tôi chỉ chú tâm tới các tập 3, 4, 5 (vì 3 tập này đóng gộp thành 1 quyển) và có ghi các đảo thuộc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Sách Danh hoàn chí lược. Dòng chữ nhỏ bên phải ghi người giám định Bích Tinh Tuyền, Lưu Ngọc Ba. Dòng chữ nhỏ bên trái ghi Hòe Lý Đường Bản Dòng chữ bên phải ghi Quang tự Mậu tuất Mạnh Thu. Dòng thứ hai bên trái ghi Thượng Hải thư cục đại ấn Nội dung của sách chủ yếu tóm lược vị trí địa lý, lịch sử… của các nước trên thế giới. Sách còn vẽ bản đồ của các nước trên thế giới: từ Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia … cho đến Ả Rập. Đặc biệt, ở trang 24, 25 của tập sách này có in tấm bản đồ Trung Quốc, mang tên “Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ” (Bản đồ toàn quốc thống nhất đời nhà Thanh). Trên bản đồ này đều có vẽ các nước có chung đường biên giới với Trung Quốc, như: Việt Nam, Mông Cổ, Ấn Độ, Triều Tiên… Đáng chú ý, ở phần biển đảo, Trung quốc chỉ vẽ đảo Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam), Đảo Đài Loan (của Trung Quốc)… sau đó ghi chú là biển nhưng không hề vẽ và ghi chú đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc. (Bản đồ thứ 1, có ghi chú: Hoàng Thanh Nhất thống dư địa toàn đồ). Đặc biệt hơn nữa, ở tấm bản đồ in tại trang 40, 41 của cuốn sách này thì bên cạnh việc vẽ bản đồ đường biển Trung Quốc lại có vẽ eo biển Quảng Nam (và ghi rõ là Nam Việt – tức Việt Nam). Bên cạnh eo biển Quảng Nam, bản đồ này còn vẽ đảo Thất Châu Dương – biển Thất Châu (cả khu vực biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa – Vạn lý Trường Sa. Nếu theo bản đồ Trung Quốc thì Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc biển Thất Châu Dương – một cách gọi tên khác mà người Trung Quốc xưa thường dùng và ghi chú trên bản đồ để chỉ khu vực biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam (không có ghi khu vực biển Thất Châu Dương này thuộc địa giới của Trung Quốc). Bản đồ đã chú thích trong đó có Trường Sa, Hoàng Sa thuộc địa phận biển Việt Nam Ở tấm bản đồ trang 55 và 56 – chủ yếu vẽ về biển, đảo và các nước giáp Trung Quốc: biển Ấn Độ Dương (Trung Quốc gọi là Tiểu Tây Dương) và có cả ghi chú về Ấn Độ Dương. Trên bản đồ này còn cho biết về biển và đảo Trường Sa của Việt Nam giáp với đảo Quỳnh Châu (Hải Nam – thuộc Quảng Châu, Trung Quốc). Vẽ cả hình tượng bãi đá ở quần đảo Trường Sa. Trên bản đồ này còn vẽ khu vực biển đảo Quảng Nam: Trong đó vẽ và ghi Thất Châu Dương (Hoàng Sa, Trường Sa), vẽ cả cửa biển Lộc Nại của Quảng Nam và vẽ đảo Côn Lôn của Việt Nam. Đáng chú ý ở trang 88, 89 giúp cho người đọc hiểu về luồng lạch, hướng gió và các bãi đá ngầm ở trên các đảo Trường Sa, Hoàng Sa và phương hướng, độ dài (tính theo cách tính canh giờ của người xưa) đi trên biển để tới được các nước khác nếu xuất phát từ cửa biển: đảo Trường Sa của Việt Nam. Phần phiên âm của sách được nhà Hán học Nguyễn Tiến Đoàn dịch như sau: “…Sách Hải quốc văn kiến lục có nói: Vùng Nam Dương (biển phía nam) là nơi thuyền buôn của vùng Mân Việt thường đến. Đường biển nơi đây nhiều chỗ nguy hiểm. Người chỉ huy thuyền đi qua biển này cần phải cẩn thận. Nguy hiểm nhất là nơi có hòn đảo Áo Khí. Thủy trình đi khoảng 7 canh giờ từ đảo Áo Khí đến đảo Lạc Tế. Đảo này nhỏ mà bằng phẳng. Ven đảo có nhiều đá ngầm ngổn ngang, thuyền không đến được; thu hút không khí, dòng chảy ở bốn phía. Trên đảo có nhiều cây cỏ mọc cao hơn một trượng, có núi Đông Sư Tượng, nếu muốn đến thì phải theo dòng nước mà đi. Không thể đi ngược lên phía Bắc vì nhiều doi cát nổi chìm, dài khoảng 200 dặm. Đi lên phía bắc thì có đảo và trên đảo có núi Sa Mã Kỳ. Hai ngọn núi này đối mặt vào nhau (ngọn núi Sa Mã Kỳ và Đông Sư Tượng). Theo đường thủy trình trên biển là phải đi bốn canh giờ mới tới địa đầu Sa Mã Kỳ, lại có những doi cát liên tục ở phía nam đến Việt hải (biển Việt) gọi là Trường Sa đầu (địa đầu Trường Sa). Cứ đi về phía nam thì lại thấy nhiều doi cát nổi lên, theo đó mà đi thì đến Vạn Lý Trường Sa. Phía nam Trường Sa có nhiều bãi đá ngầm lởm chởm, đi tiếp là đến biển Thất Châu, gọi là Thiên Lý Thạch Đường. Đây là đất nguy hiểm của vùng Nam Dương, hay có gió bão lớn ở ngoài biển, thuyền đi biển đậu ở ngoài này thường gặp bão gió. Có những thuyền đi lạc đường mà gặp phải nơi đó thì rất nguy hiểm. Một cửa Trường Sa nằm ở phía tây bắc cùng với đảo Nam Áo. Ở phía tây nam là đảo Đại Tinh (Biển bình lặng¬) tạo thành thế chân vạc ở cửa nam bắc, ước rộng phải đi chừng khoảng ngũ canh (đơn vị đo lường thời cổ thường tính theo giờ). Thuyền buôn của người Việt thường đậu ở đó; phía Nam là đảo Lã Tống (Lucson – Philipin), Văn Lai, Tô Lập. Thuyền buôn thường qua mấy nước đó để trao đổi buôn bán, khi xuất phát đều từ cửa Trường Sa mà đi. Nếu gặp gió bắc thì lấy chuẩn từ đảo Nam Áo. Gặp gió Nam, lấy đảo Đại Tinh làm chuẩn để tới Giang Tô, Triết Giang, Phúc Kiến (Quảng Đông). Nếu đi về phía Nam của Nam Dương phải đi từ cửa Sa Mã Kỳ (Đài Loan) đến các nước ở Lữ Tống (Philipin), giáp phía Tây Dương. Muốn đến Chiết Giang, Mân Việt… Nhật Bản phải đi theo hướng phía Tây biển Thất Châu, Côn Lôn rồi đến Vạn Lý Trường Sa ngoại (ngoài Vạn lý Trường Sa), qua cửa biển đảo Sa Mã Kỳ – đi theo đường thẳng dây cung mới an toàn. Từ Trung Quốc mà đến nước Indonesia phải đi phía ngoài Vạn lý Trường Sa. Nơi đây biển mờ mịt, không lấy gì làm chuẩn được cho nên muốn đi phải theo những doi cát ở biển Việt rồi mới đến Thất Châu Dương và từ đó đi tới Indonesia; Vùng biển này nước mênh mông nên giới hạn cũng mênh mông…”. (Trích sách “Danh hoàn Chí lược”). Bản đồ đã chú thích trong đó có ghi eo biển Quảng Nam và đảo Thất Châu Dương cùng bản đồ Việt Nam Thông qua tư liệu đã nêu ở cuốn sách này, giúp chúng ta có thêm những bằng chứng quý giá để góp phần khẳng định ngay từ thời nhà Thanh, các bản đồ của Trung Quốc đã vẽ các đảo trên vùng biển của họ chỉ có đảo Hải Nam, Đài Loan là gần với khu vực biển Việt Nam. Điều đó khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa (biển Thất Châu Dương, theo tên gọi trên bản đồ Trung Quốc thời nhà Thanh) là thuộc chủ quyền biển đảo của Việt Nam. (source from DuyTracAuOanh’s Blog) Phan Nguyên Luân… tổng hợp/thực hiện ĐÃ CÓ SÁCH TRUNG QUỐC KHẲNG ĐỊNH… HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM !!!VIỆT STAR MEDIA: “LỊCH SỬ GHI LẠI…” – Phát hiện cuốn sách cổ của nhà Thanh, in đời vua Quang Tự (1875-1909) khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của Việt Nam. Trong quá trình điền dã tại các địa
phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình, tại gia đình anh Phan Văn Luyện (xã
Vũ Chính, Thành phố Thái Bình) chúng tôi đã tiếp cận được cuốn sách cổ,
in vào đời Vua Đức Tông (Tải Điềm) – nhà Thanh (niên hiệu Quang Tự,
1875-1909). Sách in thạch bản (in đá) bằng chữ Hán). Ở
trang 2 của sách ghi: “Quang Tự Mậu Tuất Mạnh Thu” (Tháng 7, năm Mậu
Tuất, niên hiệu Quang Tự, triều vua Đức Tông (Tải Điềm -1898). Cũng ngay
ở trang 2 ghi: Thượng Hải Thư Cục Đại Ấn (Thư cục Thượng Hải được cho
quyền in sách này). Bộ sách này được biên soạn vào năm thứ 28 (Kỷ Dậu,
1849), niên hiệu Đạo Quang, triều vua Thanh Tuyên Tông (Mân Ninh,
1821-1851). Dòng chữ bên phải ghi Quang tự Mậu tuất Mạnh Thu. Dòng thứ hai bên trái ghi Thượng Hải thư cục đại ấn Bản đồ của nhà Thanh không có đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ ghi đảo Quỳnh Châu (Hải Nam) và đảo Đài Loan Bản đồ Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ (chưa chú thích) Toàn trang chữ Hán (đã dịch trong bài viết) Bản đồ chưa chú thích trong đó có ghi eo biển Quảng Nam và đảo Thất Châu Dương cùng bản đồ Việt Nam
Nhà Hán học Nguyễn Tiến Đoàn dịch sách Danh hoàn Chí lược (source from DuyTracAuOanh’s Blog) Phan Nguyên Luân… tổng hợp/thực hiện
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 23/Jul/2016 lúc 8:19pm |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 23/Jul/2016 lúc 8:17pm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
CHỨNG MINH TRƯỜNG SA, HOÀNG SA… LÀ CỦA VIỆT NAM !!Anh chàng Việt Kiều chứng minh Trường Sa của VN khiến cả nước Mỹ nghiêng mình thán phục! Người Việt thật quá tài năng! Lần đầu tiên những bản đồ cổ giúp chứng minh chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa do Việt kiều Trần Thắng sưu tầm được trưng bày ở Mỹ. Giáo
sư Carl Thayer, chuyên gia người Australia nghiên cứu các vấn đề về
Biển Đông, từng nhận xét bộ sưu tập của ông Trần Thắng cho thấy những
mâu thuẫn trong tuyên bố của Trung Quốc về cái gọi là “chủ quyền không
thể tranh cãi” đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. “Việt Nam được một số học giả quốc tế tranh đấu bảo vệ lợi ích Biển Ðông. Chính phủ Việt Nam cũng cần lập ra quỹ về Biển Ðông để tạo mọi điều kiện phát triển thông tin về Biển Ðông. Từ nguồn ngân sách này, có thể dùng dịch sách, các công trình nghiên cứu, phim tài liệu và tài liệu về Biển Ðông sang tiếng Anh và tiếng Trung Quốc”, ông Thắng nói và cho rằng quỹ Biển Ðông cũng sẽ hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu Biển Ðông. The
Atlas of The World, Johnsons Atlas, New York, 1869. cũng cho thấy chủ
quyền tại quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam. Ảnh: Trần Thắng. Năm 2012, ông Trần Thắng sưu tầm 150 bản đồ cổ Trung Hoa, bản đồ Hoàng Sa và 3 sách atlas Trung Hoa chứng minh chủ quyền biển đảo Việt Nam. Với đóng góp này, ông nhận được bằng khen của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy Ban biên giới – Bộ Ngoại giao, UBND thành phố Ðà Nẵng. CHRIS PHAN… thực hiện https://cuuhocsinhphuyencom.wordpress.com/2016/05/12/chung-minh-truong-sa-hoang-sa-la-cua-viet-nam/ |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
<< phần trước Trang of 3 |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |