Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 142 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jul/2011 lúc 7:31am
MỘT CHỔ NGỒI
Vi Phương
Hoàng Tuấn
 


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Jul/2011 lúc 7:31am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Jul/2011 lúc 11:35am
CÂU CHUYỆN CỦA NGƯỜI TÙ CẢI TẠO
Tác Giả: Vĩnh Khanh   
Thứ Bảy, 16 Tháng 7 Năm 2011 05:31
 
Lời nói đầu:
Ngày 15 tháng 12 năm 2007 vừa qua, sau hơn 30 năm lưu lạc sống rãi rác khắp nơi, nhóm tù cải tạo 520 Xuyên Mộc mới có cơ hội qui tụ về thành phố Houston tham dự buổi họp mặt lần đầu tiên. Tôi không phải là thành viên trong nhóm, nhưng hân hạnh được tham dự buổi họp mặt cảm động và tràn đầy tình huynh đệ này. Tôi gặp lại một số bạn cũ cũng như được biết thêm nhiều anh em mới trong dịp này mà tên mỗi người đều kèm theo một biệt danh dí dỏm như: Hoàng "xà lim", Hối "Hilton", Dũng "Sún", Hải "Vờ", Toàn "chí chóe"… Đặc biệt hơn hết trong số người tôi được giới thiệu ngày hôm đó là anh Phạm Văn Thức. Sau đó được nghe chính anh và những bạn bè trong nhóm kể lại câu chuyện độc đáo có một không hai của anh. Thú thật tôi bị cuốn hút vào câu chuyện hấp dẫn này ngay từ đầu nên đã xin phép anh Phạm Văn Thức được viết lại nó. Mời quý vị theo dõi câu chuyện độc đáo sau đây của người tù cải tạo nhóm 520 Xuyên Mộc có tên Phạm Văn Thức mà các bạn tù đã thân thương đặt cho anh cái biệt danh là: Thức " trốn trại".
 

Kể từ sau ngày trình diện tập trung cải tạo, các sĩ quan chế độc cũ đã phải trãi qua nhiều trại tập trung khác nhau như Trảng Lớn, Đồng Pan, Cà Tum, Long Thành, Suối Máu ...v…v… nhưng đến năm 1979, một đợt chuyển trại nữa lại xảy ra. Trong đợt này có 520 sĩ quan cấp úy QLVNCH bị chuyển về trại Xuyên Mộc thuộc Bà Rịa, Vũng Tàu. Trại Xuyên Mộc này từ trước chỉ nhốt tù hình sự, nên nhóm tù sĩ quan cải tạo bị chuyển về đây cũng phải chịu chung sự quản chế rất khắc khe, tàn ác giống như qui chế dành cho các tội phạm hình sự. Mọi qui chế ở trại Xuyên Mộc này đều khó khăn hơn nhiều so với các trại cải tạo mà họ đã ở qua trước đây. Bọn Công An quản giáo trại vì quen thói đánh đập tù hình sự, nên cũng đánh đập tù sĩ quan cải tạo rất dã man mỗi khi có ai phạm vào nội qui của trại, dù là những lỗi rất nhỏ. Những hình phạt khắc nghiệt như cùm giò, nhốt xà lim bỏ đói cả tháng trời... hoặc hình ảnh cả đám cán bộ quản giáo xúm lại đánh hội đồng một anh tù cải tạo vô phúc nào đó là hình ảnh xảy ra hàng ngày… Chính những điều này đã dấy lên sự bất mãn trong nhóm tù cải tạo 520 Xuyên Mộc và càng làm rõ nét thêm sự gian trá láo khoét của cái chính sách gọi là "Khoan Hồng, Nhân Đạo" mà chính quyền cộng sản lúc nào cũng rêu rao.

Một số tù bắt đầu tổ chức trốn trại. Khoảng giữa năm 1979, một vụ tổ chức cướp súng trốn trại nổi tiếng xảy ra ở trại Xuyên Mộc. Tham gia trong kế hoạch cướp súng trốn trại này gồm có 5 người là: Thiên, Tài, Thịnh, Đức và Khanh, trong đó người chỉ huy là Thiên, một sĩ quan Trinh Sát Dù. Sau nhiều lần bàn bạc cũng như theo dõi những thói quen của các vệ binh, cán bộ mỗi ngày khi ra lao động bên ngoài. Tổ chức này quyết định sẽ hành động vào lúc hết giờ lao động trong một ngày đã định sẵn, khi các tù cải tạo sắp xếp chuẩn bị trở về trại. Nhiệm vụ được phân công rõ ràng cho từng người, ai có nhiệm vụ nấy. Nhưng đúng là "Người tính không bằng Trời tính". Câu nói đó xem ra không phải là một câu nói vô duyên cớ… Đến ngay lúc sắp ra tay hành động thì một trục trặc nhỏ xảy ra đã làm đảo lộn hết mọi việc. Như mọi người đã bàn tính từ trước, nếu gặp trục trặc xảy ra trái với dự trù thì kế hoạch phải hủy bỏ ngay lập tức, chờ cơ hội khác an toàn hơn. Sau khi mọi người trong tổ chức nhận được dấu hiệu huỷ bỏ kế hoạch, ai nấy yên chí xếp hàng đi về trại, thì Thiên người đứng đầu tổ chức, vào một phút chủ quan nào đó, hoặc có thể anh ta thấy tiếc cho một cơ hội khó có được lần thứ hai… đã quyết định tấn công và cướp súng của một vệ binh gần đó. Trong lúc hai bên còn đang dằng co thì Thiên bị các vệ binh khác xông lên bắn chết tại chỗ, ngay cả tên vệ binh bị Thiên cướp súng cũng trúng đạn bị thương. Tài ở gần đó bỏ chạy cũng bị bắn chết luôn sau đó. Ba người còn lại trong tổ chức là Thịnh, Đức và Khanh lúc bấy giờ đang ở phía sau hoàn toàn không chuẩn bị gì cho việc này cả, nên không ai trở tay kịp hoặc giúp gì được cho Thiên và Tài. Lúc đó anh nào cũng đang mang trong người một ruột tượng đựng cơm phơi khô, bất thình lình thấy Thiên ra tay hành động… rồi súng nổ… rồi Thiên và Tài bị bắn ngã… sự việc xảy ra nhanh quá! Nghĩ là mọi việc đã bị đổ bể, ở lại thế nào cũng sẽ bị xét bắt nên ba người cũng vội bung ra chạy... Quân vệ binh cộng sản truy lùng ngay sau đó… Kết quả Thịnh và Đức bị bắt lại và bị đánh thê thảm. Chỉ có Khanh may mắn chạy thoát được. Vụ trốn trại này không những làm xôn xao tất cả đám tù cải tạo còn lại, mà cả ban chỉ huy trại và quản giáo cũng xôn xao, rúng động không kém. Ngay sau đó, hệ thống quản lý tù càng siết chặt chẻ hơn... nội qui trại đưa ra càng khó khăn hơn và kỷ luật mới được ban hành để đối phó với bất cứ ai phạm nội qui lại càng tàn bạo hơn trước nhiều…. Tuy thế cũng không làm cho các tù nhân cải tạo sợ hải. Ít ra là đối với một người: Đó là anh Phạm Văn Thức.

Anh Phạm Văn Thức trước đây là Thiếu Úy Phân Chi Khu Trưởng đơn vị đóng tại tỉnh Long An. Anh là người miền Bắc di cư, hiền lành, ít nói và là một tín đồ Công Giáo rất ngoan đạo. Nhưng không ai ngờ rằng với bề ngoài hiền lành, ít nói của anh lại ẩn tàng một ý chí sắt đá với những quyết định táo bạo khó có ai bì được. Sau khi từ trại Suối Máu bị chuyển về Xuyên Mộc, dưới sự quản thúc tàn bạo của đám Công An đã đối xử với anh và các bạn tù cải tạo như thú vật… thì anh đã nảy ra ý định trốn trại. Tuy nhiên anh chưa kịp thực hiện kế hoạch của mình thì đã xảy ra vụ tổ chức 5 người kể trên cướp súng vượt trại thất bại trước rồi. Việc này xảy ra bắt buộc anh phải tạm thời đình hoãn kế hoạch của mình lại, chờ mọi việc yên ổn, lắng dịu xuống hết rồi mới tính được.

Qua năm 1980, chuyện 5 người âm mưu cướp súng trốn trại tương đối đã êm. Mọi sinh hoạt trại trở lại bình thường. Lúc bấy giờ vào mùa thu hoạch bắp nên tất cả công tác lao động của trại chủ yếu là làm việc trên những rẫy bắp nên các vệ binh đi theo canh gác tù chỉ tập trung ở những rẫy bắp. Lợi dụng cơ hội này, Phạm Văn Thức quyết định thực hiện ý định của mình. Anh nhận thấy nếu việc trốn trại có nhiều người tham dự sẽ không được an toàn cho lắm. Tuy rằng với có nhiều người thì sẽ có sự giúp đỡ lẩn nhau trong khi hành động cũng như trên bước đường trốn tránh trong rừng, nhưng đồng thời kế hoạch cũng dễ bị vỡ nếu mọi việc không hoàn toàn ăn khớp với nhau, như trường hợp của 5 người bạn tù trước đây. Do đó Phạm Văn Thức quyết định thực hiện việc đào thoát một mình và không bàn với ai về ý định của mình cả. Theo như sự tính toán của anh, trường hợp nếu bị bắt lại thì không còn gì để nói, phải chấp nhận mọi hậu quả thôi. Còn nếu trốn thoát được thì chỉ cần vài ba ngày lội trong rừng là có thể thoát ra được do thế việc chuẩn bị lương thực, nước uống không cần thiết lắm. Vấn đề mưu sinh thoát hiểm trong rừng 2, 3 ngày không phải là một điều khó khăn lắm đối với một sĩ quan, nhất là điều này anh đã được huấn luyện từ trước. Kinh nghiệm anh đã thấy qua từ vài âm mưu trốn trại bị lộ trước đây ở các trại khác cũng chỉ vì bị cán bộ quản giáo phát giác ra việc dự trử cơm phơi khô để dành… Nên anh quyết định không chuẩn bị gì cả cho phần lương thực. Mỗi buổi sáng đi ra lao động, chỉ cần chút ít thức ăn mang theo trong ngày, bình nước nhỏ và con dao được phát cho việc lao động là đủ. Với tư thế lúc nào cũng sẵn sàng như thế anh kiên nhẩn chờ đợi thời cơ, ngày này không được thì chờ qua ngày khác… Mọi sinh hoạt trong trại vẫn đều đều như bình thường, không ai mảy may nghi ngờ gì đến anh cả. Cuối cùng rồi thời cơ cũng đến. Ba ngày trước, lúc được giao công tác thu hoạch trên rẫy bắp. Mọi người ai nấy đều lui cui bận rộn với công việc, 2 tên vệ binh đi theo canh giữ thì đang ngồi tán gẫu với một tên vệ binh khác ở phía xa. Thừa lúc không ai chú ý tới, Phạm Văn Thức lợi dụng địa thế rậm rạp và thân cây bắp cao che khuất lủi nhanh vào sâu bên trong và biến mất ngay.

Sau khi băng qua mấy rẫy bắp và vào được trong rừng, Phạm Văn Thức cố gắng đi càng xa càng tốt khỏi vùng ảnh hưởng của trại Xuyên Mộc. Sau đó anh nhắm hướng đi theo kế hoạch đã tính từ trước. Anh không đi về hướng Bà Rịa, Vũng Tàu mặc dù từ trại Xuyên Mộc đi về Bà Rịa gần hơn; ngược lại anh đã quyết định chọn con đường về hướng Gia Kiệm, Đồng Nai xa hơn để đi. Có hai lý do khiến anh chọn con đường dài hơn, đồng nghĩa với khó khăn hơn vì: Thứ nhất anh có thể đánh lạc hướng truy đuổi của các cán bộ vệ binh Cộng Sản, ít ai ngờ anh sẽ chọn con đường xa hơn sau khi trốn trại. Thứ hai ở Bà Rịa,Vũng Tàu anh không có ai là thân nhân quen biết để có thể giúp đỡ. Còn nếu đến được Gia Kiệm, thì anh có ông anh đang ở đó, sẽ nhờ ông anh này giúp đỡ cho bước kế tiếp…

Đã quyết định như thế từ trước, nên anh cứ căn cứ vào điểm chuẩn của núi Chứa Chan từ xa lầm lủi đi. Ban ngày thì cứ nhắm hướng mà đi. Đêm đến thì anh tìm cách leo lên một nhánh cây lớn để tránh thú dữ, ngủ chút đỉnh lấy sức chờ trời vừa sáng lại leo xuống tiếp tục cuộc hành trình đào thoát… Một ít lương thực mang theo cho ngày lao động hôm trước và mấy trái bắp bẻ lúc còn trong rẫy cũng giúp anh thoát được cơn đói hành hạ. Tuy nhiên đầu óc lúc nào cũng căng thẳng, mệt đến lã người nhưng anh không dám nghỉ ngơi lâu vì chỉ sợ mệt quá ngủ quên luôn… Chỉ khi nào mệt lắm anh mới dám tìm bụi rậm ngồi nghỉ ngơi chút đỉnh lấy lại sức, còn lại thì anh cứ bươn bả đi miết. Vừa đi anh vừa cầu nguyện và tự nhắc nhở để cổ vũ tinh thần: "Phạm Văn Thức ơi! Mày phải cố gắng lên. Không được nghỉ… Mày đã trốn thì phải trốn cho thoát, thà là chết trong rừng, đừng để bị bắt lại, chúng nó sẽ hành hạ mày thê thảm còn hơn chết nữa…. Chúng nó đang đuổi theo phía sau đó. Không được nghỉ... Cố gắng lên… Cố gắng lên. Qua khỏi khu rừng này là an toàn rồi…" Cứ thế anh vừa len lỏi đi, vừa tự nhắc nhở, khuyến khích mình như thế. Gặp khu gai góc thì dùng dao phát quang xuyên qua hoặc tìm cách né tránh rồi cố gắng giữ theo hướng cũ để khỏi bị lệch quá xa. Một đôi khi gặp suối thì dò tìm chỗ cạn để vượt qua, rửa vội mặt mày cho tỉnh người lại rồi cứ thế vượt suối đi tiếp… cuối cùng sau 3 ngày 2 đêm thì anh đã sắp ra khỏi rừng, gặp đường quốc lộ rồi.

Núp vào một bụi cây rậm rạp, Phạm văn Thức hướng mắt về phía bìa rừng, cẩn thận quan sát kỷ động tịnh chung quanh. Từ nơi đây, thỉnh thoảng anh đã có thể nghe tiếng xe cộ chạy ngang qua nên đoán chắc phía trước là quốc lộ. Theo như vị trí hiện tại chỗ anh đang đứng so sánh với bóng dáng của núi Chứa Chan ở phía trước mặt, thì anh đoán mình còn cách Gia Kiệm, điểm anh muốn đến, không bao xa. Nghe tiếng xe cộ thỉnh thoảng vọng lại từ phía ngoài bìa rừng lòng anh mừng khấp khởi, tuy nhiên anh không dám mạo hiểm đi ra quốc lộ vào lúc này. Trời hãy còn sáng lắm. Nhìn lại quần áo trên người đầy bụi bậm, một vài nơi bị gai góc, cây cỏ móc rách nát te tua lòi cả da thịt bên trong, anh nhủ thầm: "Với bộ dạng thê thảm như vậy, rủi có ai bắt gặp cũng dễ bị nghi ngờ!". Anh kiên nhẩn ngồi dựa người vào trong một góc khuất của bụi rậm nghỉ ngơi chờ mặt trời lặn. Ý nghĩ sắp gặp được người thân và thoát khỏi cảnh tù đày làm anh nôn nao trong dạ, chỉ thầm mong cho mặt trời lặn thật sớm để tiếp tục đi.

******

Khi Phạm Văn Thức lần mò tìm được tới nhà người anh ở Gia Kiệm thì trời đã khuya rồi. Trên đường đi, anh tránh né hết những bóng dáng người di động từ xa nên không ai phát giác ra anh cả. Khỏi phải diễn tả, chúng ta cũng có thể đoán được là ông anh của Phạm Văn Thức sửng sốt như thế nào khi biết được em mình trốn trại trở về. Sau khi trao đổi với nhau vài câu, Phạm Văn Thức cho biết là không thể ở lại đây vì không an toàn. Anh nhờ ông anh cấp tốc chở về Hố Nai nơi anh có một bà cô đang sống. Ở đó an toàn hơn vì ở Hố Nai không ai biết gì về anh trước đây hết. Thế là sau khi tắm rửa, thay quần áo, ăn uống qua loa lấy lại sức, hai anh em chở nhau trên một chiếc Honda lên đường đi ngay trong đêm khuya về Hố Nai.

Như chúng ta đã biết, Hố Nai là một xứ đạo được lập ra sau khi phong trào di cư từ miền Bắc vào Nam năm 1954. Cư dân ở đây hầu hết theo đạo Công Giáo, rất sùng đạo và đặc biệt có tinh thần đoàn kết rất cao. Ngay cả sau năm 1975, khi cộng sản nắm chính quyền cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc cai quản và áp đặt chính sách lên xứ đạo nổi tiếng này. Chính nhờ thế ở tại nhà bà cô, Phạm Văn Thức cảm thấy rất an toàn. Không một ai thắc mắc, để ý gì đến anh hết. Lúc bấy giờ vợ con của anh vẫn còn ở với gia đình bên vợ tại Long An. Anh dặn người anh và bà cô tạm thời không cho vợ con anh biết tin, vì chắc chắn sau khi phát giác anh trốn trại, họ sẽ báo về địa phương truy lùng anh. Cứ kiên nhẩn đợi mọi chuyện lắng dịu đâu đó rồi sẽ cho gia đình biết sau cũng không muộn. Phạm Văn Thức ở nhà bà cô được hơn 2 tháng, mọi việc vẫn yên ắng, thuận lợi. Lúc đó anh mới nhờ người báo tin cho vợ con ở Long An lên Hố Nai gặp mặt.

Vào thời điểm này phong trào vượt biên đã rầm rộ lắm rồi. Gia đình bàn với nhau là trường hợp của anh không thể ở lại VN được, bằng mọi cách phải cho anh vượt biên ra khỏi VN. Nhưng trong khi chờ đợi tìm được đường dây tổ chức vượt biên thì cũng phải kiếm việc gì làm để sống chứ đâu thể ở mãi nhà bà cô được. Cũng may lúc đó có một gia đình người quen đang làm rẫy ở khu kinh tế mới Cây Gáo, Trảng Bom. Gia đình này sẵn lòng giúp đỡ và khuyên anh nên về ở chung với họ làm rẫy trong khi tìm đường vượt biên. Vùng Cây Gáo lúc bấy giờ là một vùng mới khai phá, cư dân hầu như từ khắp nơi đổ về đây lập nghiệp, sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy. Không ai biết quá khứ của ai và cũng chẳng ai thắc mắc gì ai cả. Ngay chính quyền địa phương cũng rất dễ dãi với mọi người vì họ đang có chiến dịch khuyến khích người dân về vùng này khai phá, trồng trọt tăng gia sản xuất thêm... Nơi đây đúng là một nơi lý tưởng để Phạm Văn Thức ẩn thân trong khi chờ đợi vượt biên. Thế là anh bảo vợ con tạm thời ở lại Long An, còn một mình anh đi lên khu kinh tế mới Cây Gáo tá túc ở nhà người quen tốt bụng này, ngày ngày vác cuốc ra rẫy làm lụng che mắt thiên hạ. Trong khoảng thời gian này, anh dò tìm mua được một giấy "Chứng Minh Nhân Dân" giả với một tên họ khác. Nhớ thế chính quyền địa phương ở Cây Gáo, Trảng Bom cũng không thắc mắc gì về anh, mọi sự đi lại của anh nhờ thế cũng dễ dàng.
 
Kéo dài như thế cũng hơn năm trời, anh vừa tiếp tục làm rẫy vừa để ý tìm kiếm đường dây vượt biên. Cuối cùng có người giới thiệu anh với một chủ ghe và cũng là người tổ chức. Sau nhiều lần đi lại tìm hiểu kế hoạch… anh đóng tiền cho chủ ghe và chờ đợi ngày xuất phát. Tuy nhiên chuyến này anh đã bị gạt! Đến ngày xuất phát, chủ ghe âm thầm ra đi bỏ anh lại không thông báo tiếng nào cả. Trời bất dung gian, chuyến vượt biên đó cuối cùng bị đổ bể. Người chủ ghe bị Công An bắn chết còn tất cả những người tham gia đều bị bắt lại hết… cũng may, nếu anh tham dự trong chuyến này thì cũng bị bắt luôn rồi. Thật đúng là số Trời! Không ai có thể nói trước được. Sau lần bị gạt này, tiền bạc mất hết, Phạm Văn Thức không còn đủ khả năng tham gia vào một chuyến vượt biên nào nữa. Anh đành bàn với vợ con gom góp mọi thứ lên khu kinh tế mới Cây Gáo, Trảng Bom an phận làm ăn sinh sống. Gia đình anh tiếp tục làm rẫy thêm một thời gian nữa, sau đó tìm được một việc khác tương đối đỡ hơn: Đó là nghề đi bán và bỏ mối nước mắm lẻ. Tuy nghề này cũng vất vả, chủ yếu chỉ lấy công làm lời, nhưng nhờ tính cần cù nhẫn nại, chịu khó chìu khách hàng… nên mối quen càng ngày càng đông, gia đình anh nhờ thế cũng đỡ vất vả hơn trước.

Năm 1989, chính quyền địa phương Cây Gáo, Trảng Bom có chính sánh cứu xét cho những người địa phương ở "lậu" vào hộ khẩu thường trú. Nhưng muốn được cứu xét người đó phải chứng minh được là mình thuộc diện lao động sản xuất… Theo lời anh Phạm Văn Thức kể lại thì lúc đó gia đình anh không còn làm rẫy nữa mà chuyên hẳn về nghề bán nước mắm lẻ. Công việc này chính quyền địa phương coi như không hợp lệ trong việc cứu xét vào hộ khẩu? Nhưng có lẽ nhờ gia đình anh thường ngày đối xử với bà con xóm giềng rất tốt nên ai nấy đều thương mến. Biết được chuyện khó của anh, một người láng giềng tên Long trước đây là Thượng Sĩ QLVNCH thuộc sư đoàn 5 bộ binh đã giúp cho anh đứng tên đất rẫy của mình để anh có thể chứng minh được với chính quyền địa phương gia đình anh là một gia đình thuộc diện lao động sản xuất… Nhờ thế gia đình anh mới được cho vào hộ khẩu. Mãi tới bây giờ Pham Văn Thức vẫn nhớ tới cái ơn giúp đỡ của ông Thượng Sĩ Long tốt bụng này. (Như chúng đã biết, sau 1975, chính quyền cộng sản áp đặt ra chế độ hộ khẩu như một hình thức kiểm soát người dân về nhiều mặt. Những người không có hộ khẩu thường trú sẽ gặp rất nhiều khó khăn đối với chính quyền địa phương. Ở vào trường hợp những người như anh Phạm Văn Thức, việc vào được hộ khẩu thường trú, cũng đồng nghĩa với việc sống một cách an toàn, hợp pháp, khó có ai có thể truy lùng ra gốc tích trốn trại của anh ngày trước). Từ đó anh và gia đình cứ an phận ngày ngày tiếp tục chở nước mắm đi bỏ mối nuôi sống gia đình…

Nếu câu chuyện của anh Phạm Văn Thức chỉ có thế thì cũng chẳng có gì quá đặc biệt. Chúng ta xem như anh đã thành công trong việc trốn trại, sử dụng giấy tờ giả, tên giả và cuối cùng an phận sinh sống với gia đình ở một địa phương khác không ai hay biết gì hết… Nếu chỉ có thế thì chúng ta có thể chấm dứt ở đây. Tuy nhiên câu chuyện của anh còn nhiều điều ly kỳ và phần kế tiếp mới chính là phần độc đáo, có một không hai trong cuộc đời của người tù nhóm 520 Xuyên Mộc có tên Phạm Văn Thức này. Mời quý vị theo dõi tiếp…

******

Năm 1990 khi chương trình định cư nhân đạo HO của chính phủ Mỹ đưa ra, Phạm Văn Thức lúc đó đang ngày ngày chở nước mắm bỏ mối ở vùng kinh tế mới Cây Gáo, Trảng Bom nên hoàn toàn không hay biết gì cả. Đến khi một người bạn thân của anh thời còn học trung học là Nguyễn Anh Tuấn (hiện đang định cư tại Lafayette, Louisiana) nhắn tin lên báo cho anh biết về chương trình này… Nguyễn Anh Tuấn cũng cho biết là mình đã nộp đơn xong và đang chờ phái đoàn Mỹ phỏng vấn. Anh bạn này thúc dục Phạm Văn Thức nên lo thủ tục cần thiết và nộp đơn sớm để được phỏng vấn sớm...

Tuy nhiên sau khi xem kỹ điều kiện thì Phạm Văn Thức không khỏi thất vọng, vì điều kiện hợp lệ tiên quyết để được nhận đơn phỏng vấn cho những cựu quân nhân, cán chính thuộc QLVNCH là phải chứng minh được mình đã từng bị tù cải tạo trên 3 năm. Oái ăm thay trường hợp Phạm Văn Thức hiện nay lại không có giấy tờ gì chứng minh được điều này, mặc dù anh đã từng ở tù hơn 5 năm và qua mấy trại khác nhau trước khi trốn thoát khỏi trại Xuyên Mộc! Ngoài ra tên và giấy tờ của anh hiện này đang xài là tên giả! Anh không còn giấy tờ gì chứng minh được tên thật của mình.

Tuy thất vọng nhưng anh cũng cố điền đơn cầu may và khai thật hết tất cả mọi việc trong phần khai lý lịch….Kết quả đơn của anh đưa vào không được chấp nhận vì thiếu giấy tờ hợp lệ: Giấy ra trại chứng minh đã ở tù cải tạo trên 3 năm! Nhìn bạn bè và người quen lần lượt được nhận đơn và chờ gọi tên phỏng vấn làm anh càng nôn nóng và tuyệt vọng hơn. Đây là cơ hội cuối cùng ngoài ra không còn cơ hội nào khác có thể cứu vớt anh và gia đình thoát ra khỏi chế độ cộng sản hiện tại cả! Anh nản chí đến độ không còn thiết gì đến làm ăn nữa. Mọi việc nhà đều giao phó cho vợ con lo, còn anh thì cứ đi lên Saigon nghe ngóng tin tức, hy vọng có một cách nào khác để được phái đoàn Mỹ phỏng vấn. Người ta bảo anh về trại cũ xin giấy chứng nhận, nhưng đối với những người được thả về mà bị mất giấy ra trại thì còn làm cách này được. Còn trường hợp trốn trại như anh thì ai mà chứng nhận cho. Vả lại trở về trại cũ thì chẳng khác nào mang thân vào miệng cọp, nguy hiểm quá…

Sau nhiều tháng đi lại, tốn kém đủ thứ mà không được gì cả. Phạm Văn Thức buồn rầu lắm và càng đau lòng hơn khi nhìn thấy vợ con sống lam lũ ở khu kinh tế mới. Nhận thấy mình cũng đã từng ở tù cải tạo 5 năm, chịu biết bao nhiêu đắng cay cực khổ. Chỉ vì bất mãn chế độ đối xử hà khắc của bọn công an trại… và vì muốn sống Tự Do nên anh mới phải trốn trại. Để rồi hậu quả bây giờ không có gì chứng minh được là anh đã ở tù đủ thời hạn yêu cầu để được cứu xét thì đau quá!! Không lẽ vợ con anh phải suốt đời chịu sống lây lất ở khu kinh tế mới Cây Gáo này hoài sao? Rõ ràng anh đã liên lụy đến gia đình, nếu không thì vợ con anh chắc cũng được đi định cư ở Mỹ như những gia đình sĩ quan khác…Càng nghĩ Phạm Văn Thức càng đau lòng thêm. Sau nhiều đêm trằn trọc không ngủ được, anh quyết định trở lại trại cũ Xuyên Mộc trình diện và xin được ở tù lại. Hy vọng sau khi hết hạn sẽ được thả về với một giấy chứng nhận ra trại. Vì tương lai của gia đình vợ con, vì khát vọng được sống trong một xứ Tự Do, thoát khỏi chế độ kềm kẹp của chế độ cộng sản hiện tại… anh đành đi nước bài liều này, chấp nhận hết mọi hậu quả. Anh biết rằng đi nộp mạng như thế, có thể họ sẽ bắt giữ anh lại nhốt triền miên không có ngày ra, có thể bị gông cùm đánh đập và thậm chí có thể mất cả mạng nữa cũng không biết chừng… Tuy nhiên thà là liều như vậy còn hy vọng có được một tương lai sáng sủa cho gia đình, còn hơn là cứ sống lây lất mãi ở khu kinh tế mới Cây Gáo này suốt đời! Anh tự an ủi miễn còn sống thì họ nhốt mãi cũng phải có ngày ra. Lúc đó anh sẽ hợp lệ nộp đơn xin cứu xét đi định cư theo diện HO. Viễn ảnh của một ngày mai tươi sáng nơi xứ Tự Do làm anh quyết tâm hơn!
Tuy đã có quyết tâm như vậy nhưng Phạm Văn Thức không dám bàn với vợ con về ý định của mình vì sợ bị ngăn cản. Anh âm thầm tìm đến một người bạn tù trong nhóm 520 Xuyên Mộc trước đây là anh Nguyễn Văn Vượng (Hiện đang định cư tại California), nói ý định của mình cho Nguyễn Văn Vượng biết và nhờ anh bạn này chở dùm anh lên trại Xuyên Mộc, sau đó trở về báo cho gia đình vợ con anh biết sau.

Nguyễn Văn Vượng cũng kinh ngạc trước quyết định của bạn, lên tiếng khuyên cản anh nên suy nghĩ lại vì ý định này quả thật quá nguy hiểm. Nhưng ý Phạm Văn Thức đã cương quyết như vậy rồi nên người bạn này cũng đành chịu. Sau khi bàn bạc cặn kẻ và chuẩn bị tinh thần cho mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra, hai người bạn chở nhau trên một chiếc Honda đi thẳng lên Xuyên Mộc. Lúc đó là năm 1991, nếu tính từ khi trốn trại ra năm 1980 thì anh Phạm Văn Thức đã ở bên ngoài đúng 11 năm rồi.
Trại Xuyên Mộc lúc bấy giờ hầu như đã thay đổi hết. Nơi đây không còn nhốt tù cải tạo sĩ quan chế độ cũ nữa, mà chỉ còn là trại tù dành cho tội phạm hình sự mà thôi. Kể cả ban chỉ huy trại, công an quản giáo và các vệ binh cũ cũng không còn ở đó nữa. Mấy cán bộ công an mới không biết gì về vấn đề tù sĩ quan cải tạo trước đây. Khi Phạm Văn Thức cho biết mình đã trốn khỏi trại này 11 năm trước, bây giờ vào trình diện để xin được ở tù trở lại, thì tất cả cán bộ công an trại ngẩn người ra nhìn anh như nhìn một người điên. Họ ngạc nhiên cũng phải, vì trước đây đâu bao giờ có trường hợp nào xảy ra như thế này? Họ hỏi anh:

- "Lý do gì anh đã trốn thoát ra ở bên ngoài 11 năm rồi, bây giờ mới trở vào tự thú?"

Phạm Văn Thức trả lời:

- "Đời sống bên ngoài càng ngày càng khó khăn đối với một người sống không giấy tờ như anh. Vả lại anh còn có vợ con nên càng gặp khó khăn nhiều hơn. Cuối cùng chịu đựng hết nỗi nên anh quyết định chọn con đường tự thú để hy vọng sau khi ở tù xong, ít nhất sẽ được trại cấp một giấy chứng nhận và sau khi về cuộc sống sẽ dễ dàng hơn, không phải trốn chui trốn nhủi nữa…"

Họ còn hỏi anh nhiều điều nữa và bắt anh làm bản tự khai. Anh cứ một mực khai sau khi trốn trại về sống vất vưởng ở nhiều nơi khác nhau không giấy tờ gì cả, nên không ai chứng thật được lời khai của anh.

Theo lời anh Phạm Văn Thức kể lại thì ban chỉ huy trại Xuyên Mộc lúc bấy giờ không quyết định được trường hợp của anh nên giữ anh ở lại đó và điện về Bộ Nội Vụ xin chỉ thị. Một lúc lâu sau, bọn công an trại quay lại nói ngay với anh:

- "Anh mà có tinh thần tự giác trở lại thành thật khai báo cái gì? Nói thật đi. Mục đích của anh đến đây chỉ vì muốn xin giấy chứng nhận để được cứu xét đi Mỹ thôi. Có phải thế không??"

Cả bọn xúm lại hỏi anh câu này xong cứ chỉ trỏ cười hoài. Anh cũng cười giả lả trả lời cho qua chuyện với bọn chúng. Anh đoán sau khi điện về Bộ Nội Vụ xin chỉ thị, chắc có lẽ trên Bộ Nội Vụ có nói gì đó về chương trình HO, nên đám công an mới biết được mục đích của anh, chứ trước đó chúng còn ngơ ngác không biết gì cả.
Cuối cùng họ giam Phạm Văn Thức ở chung một buồng với đám tù hình sự. Ban ngày anh không phải làm việc gì hết, ban đêm công an giao cho anh nhiệm vụ "trưởng buồng", điểm danh và trông chừng tù hình sự tìm cách trốn. Anh cười thầm trong bụng:

- "Mình là thằng trốn trại ngày trước, bây giờ lại làm nhiệm vụ canh chừng tù trốn trại. Đúng là khôi hài thật!".

Làm "trưởng buồng" được mấy hôm cứ ở mãi một chỗ tù túng quá, anh xin được ra ngoài lao động. Họ cho anh ra trông coi mấy mẫu điều mới trồng, hàng ngày theo dõi xem có bị hư hại gì không?? Công việc cũng không có gì nặng nhọc và điều đáng nói là không ai cai quản anh cả. Anh muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm miễn ở trong phạm vi đó thôi. Trong khoảng thời gian ở tù lần này, gia đình vợ con anh được phép lên thăm viếng đều đặn thoải mái lắm. Nói chung họ đối với anh lần này rất dễ dãi, ngoài sự tưởng tượng của anh. Cứ như thế Phạm Văn Thức ở gần đúng một năm thì một hôm được gọi về buồng giam nhốt lại, không cho ra ngoài lao động nữa. Ở trong buồng giam khoảng 3 tuần thì anh được gọi lên thả về. Họ cấp cho anh một giấy ra trại chứng nhận từ ngày đầu tiên anh trình diện tập trung cải tạo 28 tháng 6 năm 1975 đến khi thả vào tháng 6 năm 1992 (không nhớ rõ ngày). Như vậy là họ đã chứng nhận anh ở tù liên tục 17 năm không gián đoạn, xem như anh chưa hề trốn trại ra ngoài bao giờ. Anh cũng ngạc nhiên về điều này tuy nhiên cũng chẳng thắc mắc gì cả vì đã đạt được kết quả mong muốn. Phạm Văn Thức cầm tờ giấy ra trại với tên thật của mình trên đó mà lòng vui mừng vô hạn. Lần này thì chắc chắn anh đủ điều kiện nộp đơn theo diện HO rồi. Tuy nhiên anh không ngờ rằng việc chứng nhận anh đã ở tù liên tục 17 năm vô tình lại đưa anh vào một rắc rối khác!

*****

Sau khi về nhà không bao lâu, Phạm Văn Thức xúc tiến ngay việc nộp đơn xin đi theo chương trình HO. Lần này đơn của anh được nhận ngay. Anh vui mừng trở về nhà yên tâm chờ đợi. Cuối năm 1994 anh nhận được giấy mời đi phỏng vấn. Khỏi nói cũng biết là anh và gia đình vui mừng biết chừng nào. Đúng ngày hẹn, hai vợ chồng anh lên Saigon gặp phái đoàn Mỹ. Sau đây là tóm tắt những điểm trong buổi phỏng vấn ngắn ngủi với phái đoàn Mỹ:

Theo đúng thủ tuc, Họ yêu cầu anh giơ tay tuyên thệ những lời khai trong cuộc phỏng vấn là hoàn toàn sự thật. Nếu gian dối thì sẽ chịu mọi trách nhiệm… và hồ sơ sẽ không được cứu xét nữa. Sau đó họ hỏi ngay anh:

- "Xin ông cho biết tên thật của ông là gì? Gia cảnh của ông hiện nay như thế nào?"

Anh trả lời:

- "Tôi tên Phạm Văn Thức. Tôi có vợ và 3 con."

- "Ngoài tên này ra, ông còn sử dụng tên nào khác nữa không?"

- "Có! Sau khi trốn trại về, để tránh tai mắt địa phương và dễ dàng trong việc đi lại, tôi có xài tên giả. Tôi đã có khai chuyện này trong phần tờ khai lý lịch trong hồ sơ..."

- "Hiện ông có đang sống cùng với vợ con của ông không? và đang làm nghề gì?"

- "Vâng, tôi đang sống cùng với vợ và 3 con của tôi ở Cây Gáo, Trảng Bom. Chúng tôi hiện đang sống bằng nghề bán nước mắm"

- "Trước năm 1975, cấp bậc chức vụ của ông là gì? Đơn vị ở đâu?"

- "Trước 1975 cấp bậc của tôi là Thiếu úy. Chức vụ Phân Chi Khu Trưởng, đơn vị ở tại tỉnh Long An"

Người Mỹ trong phái đoàn phỏng vấn nhìn vào hồ sơ của anh một lúc rồi hỏi:

- "Cấp bậc của ông là Thiếu Úy, chức vụ Phân Chi Khu Trưởng, nhưng tại sao ông đi học tập cải tạo đến 17 năm? Ngay cả cấp Tướng trước đây đi học tập cải tạo cũng không lâu đến như vậy? Có gì đặc biệt trong việc ông đi cải tạo trước đây không?"

- "Tôi đã trình bày rất rõ trong phần khai lý lịch là sự thật thời gian ở tù cải tạo của tôi hai lần tổng cộng 6 năm, 3 ngày: Lần thứ nhất hơn 5 năm, sau đó tôi trốn trại ra ngoài ở hết 11 năm. Lần thứ hai họ bắt giữ tôi lại khoảng gần đúng 1 năm "

- "Nhưng tại sao trong giấy ra trại ghi rõ thời gian tính từ ngày ông đi trình diện là 28 tháng 6 năm 1975 cho đến ngày ông được thả ra năm 1992. Như vậy không phải là tổng cộng thời gian đã ở trong trại là 17 năm hay sao?"

Mgười Mỹ đen phỏng vấn Phạm Văn Thức nói thẳng với anh:

- "Mong ông phải khai rõ hơn về chuyện này vì chúng tôi nhận thấy có điều gì đó không ổn trong tờ giấy ra trại này và lời khai của ông?? Có phải giấy ra trại này giả không?"

Đến đây thì Phạm Văn Thức cảm thấy bất an lắm:

- "Giấy ra trại đó dĩ nhiên là thật! Tôi cũng không biết tại sao họ lại chứng nhận trong giấy ra trại như vậy? Lời khai của tôi hoàn toàn là sự thật. Ông có thể liên lạc kiểm chứng với họ"

Người Mỹ đen đóng tập hồ sơ của Phạm Văn Thức lại một cách lạnh lùng:

- "Thời gian trốn trại ở bên ngoài 11 năm của ông nếu là sự thật thì tại sao họ lại không tính đến? Rất tiếc chúng tôi không có nhiệm vụ tìm hiểu tại sao cho vấn đề mâu thuẩn này của ông?"

Rồi không đợi Phạm Văn Thức có dịp trình bày thêm, người Mỹ này tiếp luôn:

- "Rất tiếc chúng tôi từ chối cứu xét hồ sơ này của ông vì những lời khai và giấy tờ của ông đã không chứng minh được rõ ràng và ăn khớp với nhau. Bây giờ xin mời ông bà về và chúc may mắn."

Bước ra khỏi phòng phỏng vấn, phải nói là tinh thần Phạm Văn Thức xuống thê thảm. Mọi hy vọng tan biến hết! Rốt cuộc sau bao nhiêu cố gắng, chịu đựng, liều lĩnh đi trình diện xin ở tù lại lần thứ hai với hy vọng có được giấy ra trại để được phái đoàn Mỹ nhận đơn cứu xét… để rồi kết quả cũng chính tờ giấy ra trại này hại anh… Càng suy nghĩ Phạm Văn Thức càng thấy chán nãn! Đám đông đang đứng tụ tập ở phía trước cửa chờ đến phiên mình được gọi vào phỏng vấn, thấy vợ chồng Pham Văn Thức buồn rầu đi ra thì xúm lại hỏi thăm. Sau khi biết chuyện hồ sơ của anh bị phái đoàn Mỹ từ chối vì không chứng minh được rõ ràng thời gian trốn trại và thời gian anh đã ở tù trước đây…., một người trong đám đông góp ý khuyên anh nên tìm lại những bạn tù biết về chuyện trốn trại của anh và nhờ họ làm đơn xác nhận dùm rồi gởi qua toà đại sứ Hoa Kỳ ở Bankok xin tái cứu xét lại hồ sơ… chuyện này cũng chỉ là hy vọng thôi, tuy nhiên còn nước thì còn tát…

Phạm Văn Thức cũng muốn nghe theo lời khuyên đó lắm, nhưng bây giờ biết đi đâu mà tìm gặp bạn tù cũ nhờ giúp xác nhận dùm việc anh đã trốn trại…? Thời điểm lúc đó là cuối năm 1994 các bạn tù của anh đã đi định cư theo những diện HO trước đó hết rồi!! Số của anh đúng là xui tận mạng! Chẳng lẽ Thượng Đế cố tình thử thách sự chịu đựng của gia đình anh hay sao? Bao nhiêu sức lực ý chí của anh gần như kiệt quệ hết. Vợ chồng anh chỉ còn biết đêm ngày cầu nguyện xin Thượng Đế, Ơn Trên ban phép màu ra tay cứu giúp mà thôi!!

Có lẽ lời cầu nguyện đầy thành tâm của vợ chồng Phạm Văn Thức cuối cùng đã thấu đến tai Thượng Đế và khiến Ngài cảm động nên đã lóe lên cho anh một tia hy vọng mới: Trong khi dò tìm cầu may tin tức những người bạn tù cũ, thì anh nghe nói có một người tên là Đào Văn Long, trước đây cũng là là tù cải tạo ở trại Xuyên Mộc, lẽ ra đã đi định cư theo diện HO lâu rồi, nhưng vì anh này bị bệnh phổi nên phải ở lại uống thuốc chữa trị khi nào hết mới được đi. Tuy thế không ai biết rõ anh Đào Văn Long hiện nay đang ở đâu?

Nhận được tin này Phạm Văn Thức mừng quá. Tưởng ai chứ Đào Văn Long thì anh rất thân, từ lúc hai người còn ở trại Suối Máu. Anh còn nhớ lúc chuyển từ trại Suối Máu về Xuyên Mộc, anh và Đào Văn Long ngồi kế bên nhau trên cùng một chiếc xe. Khi đi ngang qua Bà Rịa Vũng Tàu, anh nhớ Đào Văn Long có kể cho anh nghe rằng nhà ba anh ta ở Bà Rịa, Vũng Tàu từ nhiều đời trước. Gần như những ai ở lâu vùng này đều biết đến ba anh Đào Văn Long cả. Cứ đến đó hỏi tên ông Ba Quạ là sẽ có người chỉ đến ngay. Lúc bấy giờ ngồi trên xe, Đào Văn Long kể cho anh nghe chuyện này cũng chỉ là vô tình khi xe đi ngang qua vùng này vậy thôi chứ không có ý gì khác. Tuy nhìên vì tên thường gọi của ba anh Đào Văn Long là "Ba Quạ" khá đặc biệt nên khiến Phạm Văn Thức còn nhớ tới bây giờ.

Thế là Phạm Văn Thức lên đường đi Bà Rịa, Vũng Tàu hỏi thăm nhà ông Ba Quạ ngay, hy vọng từ đó sẽ biết được tin tức người bạn Đào Văn Long. Sau khi đến nơi hỏi thăm nhiều người, cuối cùng anh được một anh lái xe Honda ôm cho biết ông Ba Quạ đã chết lâu rồi. Nghe tin này Phạm Văn Thức chới với, tuy nhiên anh cũng cố hỏi tiếp:
- "Thế anh có biết con cái của ông Ba Quạ còn những ai và ở đâu không?"

Anh tài xế xe ôm trả lời:

- "Ông ta có người con gái đang mở quán bán hủ tiếu gần đây thôi."

Mừng quá, thế là sẵn xe Honda ôm, Phạm Văn Thức nhảy lên nhờ chở ngay tới chỗ cô con gái ông Ba Quạ. Té ra đây chính là cô em của Đào Văn Long, người bạn tù mà anh muốn tìm. Nhờ cô này chỉ dẫn, sau đó anh đã tìm gặp Đào Văn Long. Cũng may là anh này vẫn còn đang uống thuốc điều trị bệnh phổi nên Phạm Văn Thức mới có cơ hội gặp được, nếu không thì chắc anh ta cũng đã đi Mỹ lâu rồi. Sau khi biết rõ câu chuyện, Đào Văn Long đưa cho Phạm Văn Thức địa chỉ của một người bạn tù khác cũng rất thân với cả hai người từ lúc còn ở trại Suối Máu. Đó là anh Nguyễn Đức Dũng, biệt danh Dũng "Sún", đã đi định cư diện HO và hiện đang sống ở Washington DC. Đào Văn Long khuyên anh nên gởi thơ liên lạc và nói rõ ý định của mình cho Dũng "Sún" biết. Chắc chắc Dũng "Sún" sẽ liên lạc thêm được nhiều anh em khác làm đơn xác nhận cho anh để bổ túc hồ sơ.

Lập tức Phạm Văn Thức gởi ngay một lá thơ qua Mỹ cho Nguyễn Đức Dũng kể rõ mọi chuyện và nhờ anh này giúp đở. Đến đây thì hình như những đại nạn, rủi ro của gia đình anh đã thực sự chấm dứt. Mọi chuyện sau đó xảy ra thật nhịp nhàng, ăn khớp với nhau một cách tuyệt diệu. Sau khi nhận được thơ của bạn, Nguyễn Đức Dũng đã liên lạc được 8 bạn tù cải tạo khác cũng ở cùng trại Xuyên Mộc với nhau trước đây, cùng làm ngay một tờ đơn xác nhận rằng có quen biết với Phạm Văn Thức từ lúc còn ở trại cũ Suối Máu và cùng chuyển sang trại Xuyên Mộc vào năm 1979… tất cả khai biết rõ chuyện trốn trại năm 1980 của anh như thế nào… sau đó mang đi thị thực chữ ký và gởi bản chính qua toà đại sứ Hoa Kỳ ở Bankok, Thailand và một bản sao về cho anh. Năm 1997, phái đoàn Mỹ mở lại hồ sơ Pham Văn Thức, gởi giấy mời vợ chồng anh trở lại tái phỏng vấn và tuyên bố chấp nhận gia đình anh được định cư ở Mỹ theo diện nhận đạo HO 40. Gia đình anh lên đường đi định cư không bao lâu sau đó, chấm dứt một quảng đời dài lận đận tưởng như không bao giờ thoát ra được. Hiện anh Phạm Văn Thức đang sống an lành cùng gia đình tại thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania, Hoa kỳ.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Jul/2011 lúc 11:42am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Jul/2011 lúc 8:16am
VỎ QUÝT DÀY MÓNG TAY NHỌN
 
photo
Toa hạng nhất chẳng có mấy hành khách. Pierre Joli chọn cho mình một cupe trống. Hắn hy vọng sẽ được ngồi một mình, không ai quấy rầy trong suốt cuộc hành trình. Thế nhưng khi tàu bắt đầu chuyển bánh thì cửa cupe bật mở và một cô gái tóc vàng lịch sự, tay xách chiếc va-li da, bước vào.Cô ta cố kiễng chân nâng chiếc va-li lên giá để hành lý, tuy nhiên việc đó rõ ràng là quá sức đối với cộ Pierre đứng dậy nhiệt tình giúp cô gái.

- Rất cám ơn! - Cô mỉm cười và trong một thoáng, mắt họ gặp nhau. Ánh mắt của cô gây cho hắn cảm giác rằng cô có ý ve vãn đôi chút. Nhưng nếu quả như vậy thật thì cô đã không gặp may.

Sau một ngày khá nặng nề, hắn đã mệt rã rời và chỉ mong ước một điều duy nhất: Chợp mắt vài tiếng để trước khi tàu đến Lyon có thể lấy lại sức lực và chỉnh đốn tư thế. Hắn hy vọng Virginia sẽ ra tận ga đón. Đã 5 năm trời họ không gặp nhau và trong suốt thời gian đằng đẵng đó, hắn đã buồn nhớ cô biết bao.

Cô gái tóc vàng ngồi xuống, châm thuốc hút và rút từ túi ra một cuốn sách. Hắn thầm nhận xét rằng cô ta có đôi chân thật đẹp và rõ ràng cô ta cũng rất ý thức được điều đó. Lát sau, hắn cố thu xếp chỗ ngủ sao cho thật thoải mái, đoạn tắt đèn nhỏ đầu giường mình và thiếp đi.

Khi hắn tỉnh dậy, cô gái tóc vàng vẫn ngồi và đang tuyệt vọng lục lọi, tìm kiếm chiếc túi xách của mình.

- Ôi thật kinh khủng, - cô thốt lên, - tôi bị mất ví rồi! Biết làm sao đây? Bây giờ tôi không còn một xu nào hết, mà tôi cần phải có 200 phờ-răng để mua vé máy bay.

Cô gái nhìn vào mắt hắn:

- Anh có thể cho tôi vay 200 phờ-răng được không?

Cô hỏi thẳng thừng, ráo hoảnh cứ như đang hỏi xin vài que diêm vậy. Dù thế nào thì tiền nong trong người Pierre giờ đây cũng chẳng có nhiều nhặn gì. Và tất cả những gì hiện có trong ví hắn, hắn đã phải khó nhọc tích cóp trong suốt 5 năm trời.

- Không, đáng tiếc là không có, - vì thế hắn trả lời.

Cô gái nở một nụ cười quyến rũ:

- Đưa tôi 200 phờ-răng, anh sẽ dễ dàng thoát thân.

Hắn nhìn cô không hiểu:

- Tôi sẽ dễ dàng thoát thân? Cô ngụ ý gì vậy?

- À, đơn giản là tôi muốn nói rằng tôi cần phải kiếm được 200 phờ-răng trước khi tàu chúng ta tới Dijon. Nhưng, có lẽ anh không có đủ 200 phờ-răng.

- Ô không, cô nói gì vậy, - Pierre gật đầu - tất nhiên là tôi có. Nhưng tôi hoàn toàn không biết cô là ai! Thậm chí cô cũng chưa tự giới thiệu. Mà đây là cả một việc...

Thoáng vài giây cô gái ngồi im, không nói lời nào. Sau đó cô hơi cúi người về phía trước, cố nắm bắt ánh mắt của hắn.

- Anh hãy thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra, nếu như bây giờ tôi bắt đầu gào lên, giật cần hãm “đề phòng sự cố” và kể với trưởng toa rằng anh định cưỡng hiếp tôi. Bởi vì trước đây đã từng có những trường hợp các hành khách đàn ông đi đêm một mình trong cùng cupe với phụ nữ trẻ đã giở những trò như thế. Tất cả những chuyện đó sẽ đưa lại cho anh nhiều điều khó chịu đấy. Nào là cảnh sát đường sắt ư, nào là hỏi cung ư, rồi lại còn các nhà báo đang khao khát những tin giật gân nữa chứ! Để thoát khỏi một vụ bê bối kiểu như thế, tôi nghĩ, anh sẽ không tiếc 200 phờ-răng đâu.

- Tôi nghĩ rằng, với tôi, vở diễn đấy của cô sẽ không thành đâu, cô bạn quý mến ạ, - hắn thờ ơ nói và rít thuốc.

- Anh hãy nghe đây này, - cô gái mỉm cười tự tin, - tôi có cảm tưởng anh chưa tính được rằng tôi hoàn toàn không có ý định đùa đâu nhé. Nếu tôi làm bù đầu tóc lên, xé toạc áo ra, rồi chạy ra hành lang gào ầm lên, thì anh sẽ rất khó thuyết phục những người khác rằng anh không dính dáng gì đến chuyện này cả. Mà như tôi được biết, ở đất nước này, người ta trừng phạt rất nghiêm khắc những ai có những hành vi vô lại đối với phụ nữ!

- Cô quả là đê tiện hết sức...

Cô gái cắt ngang lời hắn:

- Chẳng lẽ không đáng trả 200 phờ-răng để thoát khỏi tất cả những điều khó chịu đó sao! Tôi nhìn thấy anh đeo nhẫn cưới. Vợ anh sẽ nói gì khi cô ấy đọc trên báo rằng chồng cô ấy đã...

- Cô thật là ghê tởm.

Cô gái mỉm cười:

- Ồ không hẳn vậy đâu! Tôi rất hiền lành với anh đấy. Bởi tôi chỉ đòi anh vẻn vẹn có 200 phờ-răng thôi, phải vậy không? Có những trường hợp tôi còn moi được nhiều hơn gấp bội cợ Chẳng hạn 500, 1.000, đôi khi thậm chí còn xoay được vài nghìn ấy chứ! Các chính trị gia với tiếng tăm không mấy trong sạch thường vui lòng “ứng” cho tôi những khoản tiền không nhỏ để phòng ngừa những vụ xì-căng- đan. Tôi thường bao giờ cũng nhắm trước cho mình con mồi. Tôi đánh giá anh khoảng 200 - 300, thậm chí có thể tới 500 phờ-răng, nhưng tôi chỉ xin anh có 200 thôi.

- Cô thôi đi được rồi đấy! - Pierre đứng dậy chụp lấy va-li của mình và muốn nhanh chóng thoát khỏi cupe.

- Hãy ngồi xuống đấy! - Cô gái ra lệnh và ngay tức khắc quay ra ngáng đường hắn, - hay là để tôi kêu lên bây giờ! Trong chuyện này thì tôi lão luyện lắm. Anh hãy tin rằng tôi rất lành nghề trong công việc của mình!

Pierre quẳng va-li xuống ghế và ngồi phịch xuống. Hắn tin rằng cô ta rất dám thực thi những lời đe dọa đó nếu như hắn mưu toan chống lại cô tạ Liếc nhìn sang, hắn thấy trên cườm tay cô ta những đồ trang sức đắt tiền. Đó là một bằng chứng hùng hồn cho thấy cô ta không hề cường điệu khi nói rằng cô ta rất lão luyện trong nghề.

Cô gái ngó nhìn đồng hồ đeo tay bằng vàng của mình.

- Còn năm phút nữa chúng ta sẽ tới Dijon, mà tôi thì phải xuống bến đó, - cô nói bằng một giọng hết sức lạnh lùng sự vụ, - tôi cho anh đúng một phút nữa để quyết định. Phanh hãm phòng sự cố nằm ngay dưới cửa cupe đây. Tôi chỉ cần vài giây là đủ để xé áo, vò tóc mình, cào mặt anh và kêu cứu. Tôi có thể gào chói tai đến mức...

- Còn tôi thì sẽ lập tức kể với mọi người sự việc trên thực tế ra sao và cô là kẻ lừa bịp thế nào. Cô đừng tưởng rằng...

Cô gái phì cười khinh bỉ:

- Những kẻ cưỡng dâm bao giờ chẳng nặn ra những điều thanh minh ngu xuẩn, nhưng ai mà tin chúng được. Nhất là trong những trường hợp nghiêm trọng như thế này!

Pierre nhổm dậy, dụi đầu thuốc lá vào chiếc gạt tàn và sau vài giây lưỡng lự tiến đến trước mặt cô gái. Cô ta vẫn đứng chắn ngang cửa, một tay nắm lấy cổ chiếc áo sơ mi trắng của mình để sẵn sàng xé toạc nó trong chớp mắt. Những móng tay nhọn hoắt sơn đỏ của cô ta, rõ ràng chỉ cần vài giây là đủ để làm biến dạng khuôn mặt hắn - để “tự vệ” mà.

- Thôi được, - hắn nói, đồng thời nhún vai khuất phục, rút từ ví ra mấy tờ giấy bạc, - nhưng để bù lại khoản này tôi đề nghị phải trả lại tôi lãi suất bằng hiện vật.

- Bằng hiện vật? Thế nghĩa là thế nào?

- Tôi đề nghị cho phép tôi hôn cô, để sau này còn có thể vỗ ngực khoe khoang rằng đã được hôn một nữ quái tống tiền trâng tráo nhất thế giới! Cô sẽ nhận 200 phờ-răng, còn tôi thì được cái hôn. Như vậy theo tôi, có lẽ công bằng hơn. Cô thấy thế nào, hay là cô có ý kiến khác?

Cô gái tóc vàng thoáng chút lưỡng lự. Sau đó cô chụp lấy mấy tờ giấy bạc, còn hắn thì kéo cô về phía mình, ôm hôn say đắm. Đó là một chiếc hôn rất dài.

- Thôi đủ rồi, - cô gái thốt lên rồi quẫy ra.

Đúng lúc đó đoàn tàu dừng lại. Cô gái lôi va-li của mình khỏi giá và bước ra. Pierre đứng ở cửa cupe dõi theo bước chân cô dọc hành lang cho đến khi cô bước ra khỏi toa tàu. Đoạn, hắn trở lại, ngồi xuống chỗ của mình, châm một điếu thuốc mới và rút ra một tờ báo. Đã vài phút trôi qua, đoàn tàu lại chuyển mình đi về hướng Lyon.

- Cô nhóc thật ranh ma, quỷ quyệt, - hắn lẩm bẩm không giấu vẻ khâm phục, - nhưng thật không may cho cô ta là đã gặp phải mình.

Nói đoạn hắn đút chiếc đồng hồ và chiếc xuyến vàng của cô ta vào túi áo. Lật qua mấy trang báo, hắn cẩn thận cắt ra một mẩu tin, trong đó có nói rằng ngày hôm nay, sau khi hết hạn 5 năm tù, trùm móc túi Pierre Joli vừa được phóng thích./..

Phêrô Giô Ly



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Jul/2011 lúc 8:24am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Jul/2011 lúc 1:21pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 02/Aug/2011 lúc 10:26am
  <>
Một truyện rùng rợn, thú vị  xảy ra ở bên Tàu, với kết cuộc
 "bất ngờ ."
 
Cạm bẫy xinh đẹp


Trong quán bar lạnh tanh. Sau khi ngồi xuống ghế, người đàn bà ngẩng
đầu nhìn quanh một lượt. Đúng lúc ấy, ánh mắt của nàng và ánh mắt của
Cao Đắc Thắng không hẹn mà gặp nhau. Giữa lúc Cao Đắc Thắng sắp phải
rút lui vì ánh mắt của nàng chiếu tướng, thì nàng lại đột nhiên cười.
Một nụ cười đôi chút phiêu lãng.

Cao Đắc Thắng như được khuyến khích. Chàng không chút do dự đứng phắt
dậy, tay cầm cốc, bước thẳng đến trước mặt nàng, nói:

- Nếu không phản đối, tôi có thể ngồi xuống cùng chị nói chuyện không?

- Muốn bao tôi chăng? - Đối phương tung ra một câu hỏi bất ngờ làm Cao
Đắc Thắng bỗng bối rối.


- Hay là thích qua một dem?
 
 

Cao Đắc Thắng cứng họng, lúng túng như gà mắc tóc.

- Tôi là Lâm Đạt! - Đối phương đột nhiên mau lẹ chuyển làn, chốc lát đã
giải vây cho chàng.

- Tôi là Cao Đắc Thắng! - Tim của Cao Đắc Thắng đập bình thường trở lại

- Kết bạn lung tung với người khác giới ở nơi tứ chiếng, lẽ nào đàn ông
không sợ nguy hiểm sao? Đàn bà nguy hiểm lắm đấy!

Nàng hỏi một câu làm cho Cao Đắc Thắng cảm thấy khó hiểu vô cùng.

- Nguy hiểm! Tại sao lại nguy hiểm? Không! Trái ngược một trăm phần
trăm, chỉ có ở bên cạnh đàn bà, những người đàn ông mới có cảm giác an
toàn thật sự. Nếu bàn về nguy hiểm tôi lại cảm thấy rằng đàn ông còn
nguy hiểm hơn đàn bà! Lâm Đạt tình tứ nhìn chàng.
Đến lúc này, Cao Đắc Thắng mới ý thức được mình đã quá lời, vội vàng
lái sang chuyện khác:

- “Chị không định uống chút gì sao? Ở đây tôi rất quen, tôi gọi cho
chị!”
- Một cốc rượu vang đá! Cảm ơn! - Lâm Đạt mỉm cười nhìn chàng.
Cao Đắc Thắng nghĩ bụng, đêm nay rõ ràng lại là một đêm khó quên. Lát
sau, họ vừa uống vừa nói chuyện, tỏ ra rất tâm đầu ý hợp.
Bất giác, Cao Đắc Thắng nhẹ nhàng cầm tay nàng hỏi:

- “Nếu không phật ý, có thể nói c ho tôi hay bàn tay nhỏ xinh xắn này
dùng để cầm cái gì nào?”.
- Dao! - Nàng nói cộc lốc.

- Chị là bác sĩ ngoại khoa ư? - Cao Đắc Thắng ngạc nhiên.
- Nếu nói rõ hơn thì đã từng là một bác sĩ ngoại khoa! Còn nay lại là
một người phụ nữ chủ gia đình một trăm phần trăm! Sao, anh không tin à?
- Xin lỗi! Trong ấn tượng của tôi, bác sĩ ngoại khoa đều là những động
vật máu lạnh. Mà chị …
- Lẽ nào tôi lại không máu lạnh ư?

- Không! Không! Trông chị dịu hiền làm sao, hơn nữa còn rất phong lưu
thanh nhã nữa...
- Anh đã tưởng tượng tôi là một người hoàn mỹ như thế ư? …

- Đúng thế! Từ khi chị vừa bước chân vào cửa, tôi đã bị chị làm cho mê
muội, hoàn toàn bị mê muội! - Cao Đắc Thắng đắm đuối nhìn thẳng vào mắt
nàng, nói.
- Nhưng, tôi đã kết hôn rồi...
- Nói thật lòng, tôi thích những người đàn bà thành thục. Chỉ có đứng
trước người đàn bà thành thục tôi mới cảm thấy mình là một người đàn
ông ra trò.
Người đàn bà áo đen khanh khách cười, má ửng hồng.
Giữa lúc tay Cao Đắc Thắng muốn đưa ra một lần nữa, thì nàng đột nhiên
đứng bật dậy, nói: "Xin lỗi! Muộn quá rồi! Tôi nghĩ tôi nên ra về!".
Nói xong, nàng quay người lướt đi như bay.
Cao Đắc Thắng bỗng như ngây như dại. Chàng cảm thấy đau khổ quá, thậm
chí còn có một cảm giác bị lừa dối, bị bỡn cợt.
Chính giữa lúc Cao Đắc Thắng bải hoải tâm hồn, ngồi ủ dột, thì Lâm Đạt
lại bất ngờ quay lại. Nàng nói: "Sao? Anh không muốn cùng đi với tôi
à?".
Lát sau, hai người cùng ra khỏi cửa hàng...
- Nếu chàng không ngại gì, em mời chàng đến nhà em coi thử!
- Thật thế ư? - Cao Đắc Thắng hơi do dự.
Lâm Đạt cười, nói: "Đừng lo! Chồng em, anh ấy thường không ở nhà!".

- Thế à? - Cao Đắc Thắng nghe vậy mới yên tâm.
- Nhưng trước khi lên xe, em có một điều kiện! - Nàng nói.
- Điều kiện gì nào?
- Trước khi tới nhà, em phải bịt kín hai mắt anh lại!
- Tại sao phải làm như vậy? - Cao Đắc Thắng ngạc nhiên, hỏi.

- Bởi vì, chồng em là một người có địa vị cao. Em không muốn do một sơ
suất nhất thời của mình, mà đem lại bất cứ một phiền phức không đáng có
nào.
- Em sợ sau khi biết nhà của em, biết đâu một lúc nào đó anh lại mò đến
tìm em? - Cao Đắc Thắng có vẻ giận dỗi, nói.

- Em đâu có nói anh đúng là loại người ấy! Song, một người ở vào bối
cảnh gia đình như vậy, thì biện pháp đề phòng nhất định là không thể
thiếu, nếu không, cuối cùng người bất hạnh chỉ có thể là một mình em! -
Lâm Đạt nhẫn nại giải thích.
- Sao không thuê phòng ở khách sạn chẳng hạn.

- Không được! Em thường cùng chồng em xuất đầu lộ diện ở những nơi công
cộng, cho nên số người biết em rất nhiều, nếu bị họ phát hiện ra, thì
em sẽ gay to!

Cao Đắc Thắng vẫn còn do dự.

- Anh Cao! Xin cứ tin vào em! Em làm như vậy cũng là bất đắc dĩ. Nói
thật nhé, tối nay, em cũng như anh, cũng muốn có một người ở bên cạnh,
nếu không thì vừa rồi em đã chẳng quay lại tìm anh nữa. Em biết, em làm
như vậy là rất ngốc, rất manh động, biết đâu chẳng đem lại nguy hiểm
chơi lửa đốt mình. Song, em đã hết cách khống chế được mình...

Vừa nói, Lâm Đạt bất giác nắm lấy tay chàng, nước mắt ngân ngấn. Cao
Đắc Thắng cảm động vô cùng trước câu nói của Lâm Đạt. Chàng đột nhiên
ôm nàng vào lòng: "Anh nguyện hy sinh tất cả vì em!".
Như thế là Cao Đắc Thắng đã lên xe của Lâm Đạt.
Sau khi xuống xe, Lâm Đạt vẫn chưa tháo tấm vải đen che mắt Đắc Thắng,
mà cứ dắt tay chàng đi chầm chậm trên con đường nhỏ trải đầy đá quạ.
Bốn bề im lặng. Trong gió lạnh thoang thoảng mùi hoa thơm. Cao Đắc
Thắng đoán đây là vườn hoa của nhà Lâm Đạt, xem ra nàng đâu có lừa dối
mình.
Lát sau, nàng dẫn chàng leo lên mấy bậc thềm, sau khi qua cổng lớn, lại
đi dọc một hành lang dài, mãi sau mới dừng lại.
- Bây giờ anh có thể mở to mắt rồi! - Lâm Đạt tháo mảnh vải đen che mắt
cho chàng, tủm tỉm cười, nói.
Cao Đắc Thắng dụi dụi mắt, ngẩng đầu lên nhìn, thì ra mình đã ở trong
một phòng ngủ xinh xắn.
Cao Đắc Thắng lớ ngớ không biết làm gì, cứ đứng trơ ra đó.
Đột nhiên, từ phía sau Lâm Đạt đã ôm chặt chàng, mặt áp sát vào tấm
lưng rộng của chàng, nũng nịu:
- Bây giờ, chẳng có ai đến quấy rầy chúng ta được nữa!

Cao Đắc Thắng quay người lại, nâng mặt nàng lên, hôn thắm thiết. Người
đàn bà bất giác thở dài, toàn thân mềm mại, rung động. Tiếp đó, nàng
khẽ khàng cởi áo quần cho Cao Đắc Thắng, từng chiếc một, rất thứ tự
ngăn nắp. Thân thể Cao Đắc Thắng vô cùng tráng kiện, do thường xuyên
vận động thể thao. Lâm Đạt đứng ngây ra nhìn Cao Đắc Thắng đang trần
như nhộng.
- Trẻ trung tuyệt vời! - Nàng nói.

Bây giờ, tay nàng bắt đầu khẽ khàng vuốt ve cơ thể Cao Đắc Thắng, di
chuyển chậm chạp từng điểm một, từng tấc một, rất chi tỷ mẩn, vô cùng
thận trọng, không sót một tí nào. Cao Đắc Thắng cảm thấy thần thái của
nàng như đang kiểm tra tật bệnh cho bệnh nhân. Chàng đoán rằng đó là
thói quen nghề nghiệp trước đây của nàng để lại.
Cuối cùng, tay nàng dừng lại bên cạnh đoạn xương sống ở thắt lưng,
ngẩng đầu nói:
- Lưng anh chắc nịch. Em mê lắm!
Sau một trận mây mưa, người đàn bà tỏ ra khoan khoái như cá gặp nước,
nói:
- Anh thật tuyệt vời! Còn tuyệt vời hơn em tưởng tượng nhiều!
- Đây còn chưa phải là trạng thái tuyệt nhất của anh đâu! Không tin hãy
thử lại lần nữa xem! - Cao Đắc Thắng đắc ý, nói.

- Không được! Hãy nghỉ một lát đã! Anh muốn uống chút gì không? - Nàng
nói.
- Tùy em ! - Chàng đáp.

Lát sau, từ ngoài cửa, nàng bưng vào hai ly nước cam, hai người cầm cốc
trên tay, lặng lẽ uống. Bỗng nhiên Cao Đắc Thắng cảm thấy có cái gì
không bình thường. Đầu tiên óc choáng váng, trời đất quay cuồng, sau đó
bèn bất tỉnh nhân sự ngã gục trên sàn nhà.
Người đàn bà cười lên một nụ cười quỉ quái, vẻ mặt thần bí ranh ma…
Khi tỉnh lại, Cao Đắc Thắng vội vàng kiểm tra xem mình có mất cái gì
không. Song, những thứ quý giá đều còn cả! Chàng khó nhọc cố nhổm lên.
Bỗng nhiên cảm thấy một trận đau điếng khó mà chịu được từ lưng truyền
lên. Cao Đắc Thắng vội lấy tay sờ ra sau lưng. Đến lúc ấy chàng mới cảm
giác thấy trên cơ thể có nhiều vết thương, mà hình như đã được khâu
chỉ. Trái tim của Cao Đắc Thắng bỗng tựa hồ muốn nhảy ra khỏi lồng
ngực, suýt nữa chàng kinh hoàng thét lên.
Mấy giờ sau, Cao Đắc Thắng đã có mặt ở trong phòng hội chẩn của bệnh
viện. Sau khi đã tiến hành kiểm tra xong cơ thể chàng, bác sĩ cơ hồ vô
cùng kinh ngạc:
- Thiếu một quả thận! - Bác sĩ nói.
- Một quả thận? - Cao Đắc Thắng tối tăm mặt mũi, toàn thân suýt đổ gục
xuống đất.
- Ngành cảnh sát nói rằng hiện ở ta đang có một tổ chức tội phạm chủ
yếu đánh cắp các bộ phận trong cơ thể con người. Sau đó chúng bán cho
những bệnh nhân có nhu cầu cấy ghép thể tạng. Cảnh sát đang ra lệnh
truy nã một thủ phạm trong số bọn chúng. Đó là một nữ bác sĩ ngoại
khoa, có biệt hiệu là "nữ sát thủ", tuổi khoảng trên ba mươi. Nghe nói,
ả rất xinh đẹp, khéo léo mồi chài đàn ông...
Nghe bác sĩ nói vậy, Cao Đắc Thắng im lặng không nói được một lời nào.
Bác sĩ ngắm nhìn chàng, an ủi.
- Thật ra, anh cũng không nên quá đau buồn. Ít nhất trong cơ thể anh
vẫn còn lại một quả thận nữa. Nếu lúc đầu cái mà ả nhắm vào không phải
là quả thận, mà là quả tim của anh, thì kết cục sẽ không còn cảnh tượng
như thế này nữa.
- Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể nói cho tôi biết, một quả thận giá bao
nhiêu tiền không?
- Tám mươi vạn nhân dân tệ!
Cao Đắc Thắng bỗng đờ đẫn, đổ oặt người xuống ghế.
ST.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 09/Aug/2011 lúc 8:15am
Mấy Đoạn Đường Đời    
Tác Giả: N. K.   
 

Bài viết sau đây là tự truyện về gia đình người chỉ huy phó Quân Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch tại Phan Thiết sau biến cố 30 Tháng Tư. Tác giả bài viết là một cô giáo, người vợ tù, một mình nuôi con. Sau nhiều năm cơ cực, gia đình định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. và đây là bài viết đầu tiên của bà.

Bây giờ ở Mỹ đang mùa Xuân. Đi đâu tôi cũng gặp hoa muôn màu muôn sắc rực rỡ, chim chóc hót líu lo, gió mát nhẹ nhàng thổi.

Hôm nay tháng tư lại về. Tôi thấy lòng mình chùng xuống khi nhớ lại những ngày sau 30-4-75. Hồi đó, khi còn ở Việt Nam, tôi đã khóc biết bao mỗi khi tháng tư về. Bây giờ hình như không còn nước mắt để khóc nữa, nhưng vết thương lòng qua bao nhiêu năm tháng vẫn chưa lành.

Tôi nhớ sư bà Huyền Không ở Phan Thiết đã từng nói với tôi: "Bao nhiêu đau khổ vây quyện đời con, nhưng dù hòan cảnh nào, con vẫn là một người vợ hiền, một người mẹ tốt nghe con."

Đời tôi, nhờ niềm tin tôn giáo, nhờ Ơn Trên che chở mà tồn tại đến ngày hôm nay. Thuở nhỏ tôi là con bé yếu đuối, đau ốm liên miên, mấy lần suýt chết đuối trên sông Hương, mấy ai ngờ có ngày oằn vai "gánh" cả một gia đình sáu người, rồi cuối cùng vượt đại dương đến Mỹ để sống những ngày cuối đời nơi đất khách quê người nhưng lại đậm tình đậm nghĩa.

1. Những ngày trước 30-4-75

Lúc đó, gia đình chúng tôi ở Phan Thiết, trong khu trại gia binh. Tình hình chiến tranh sôi sục, nhất là những ngày đầu tháng tư. Mỗi ngày tôi hồi hộp theo dõi tin tức thời sự qua đài BBC, hãi hùng với tiếng súng ầm ầm từ những cuộc giao tranh. Ông Chỉ Huy Trưởng Quân Y Viện đã lặng lẽ bỏ đi, để lại cho ông xã tôi, Chỉ Huy Phó, một mình vừa cứu thương, vừa điều khiển Quân Y Viện. Tôi hoang mang, lo sợ.

Để rảnh tay lo việc công, anh ấy cho năm mẹ con tôi di chuyển vào Sài Gòn trước ở tạm nhà người bà con. Tôi hồi hộp trông tin anh từng ngày, từng giờ mà không biết hỏi ai, chỉ biết cầu nguyện Phật Trời che chở. Tôi cứ băn khoăn lo lắng không biết rồi vợ chồng còn gặp nhau không. Thôi thì phó mặt cho số phận đẩy đưa.

Ông xã tôi là người lúc nào cũng hết lòng về công vụ. Hồi mới ra trường, anh đổi ra làm việc ở Quảng Trị. Gặp trận Hạ Lào, anh ấy mỗi ngày phải thường trực giải phẫu 24/24 để cứu thương bệnh binh. Lúc đổi về Quân Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch, Phan Thiết, anh vẫn một lòng tận tụy với nhiệm vụ. Anh không mở phòng mạch tư kiếm thêm tiền, không lươn lẹo ăn bớt thuốc men trong Quân Y Viện. Do đó anh rất được quân nhân các cấp trong QYV thương yêu quý mến.

Sau khi tôi và các con đi rồi, biết tỉnh Bình Thuận sắp thất thủ, anh ấy lo di tản các thương binh còn nằm ở Quân Y Viện vào Vũng Tàu. Vì mặt sau của Quân Y Viện là biển, và lúc bấy giờ các tàu Hải Quân VNCH còn khá nhiều, nên việc di tản được suông sẻ. Đến lúc tỉnh Bình Thuận bị lọt vào tay Cộng quân (19-4-75) thì ông xã tôi mới theo tàu Hải Quân vào Sài Gòn.

Chúng tôi gặp lại nhau. Chỗ ở trọ không tiện chút nào. Người bà con có nuôi hai con chó. Đêm nào chúng cũng leo lên chỗ chúng tôi nằm (vì giành giường của tụi nó) gây tiếng động ầm ĩ, chẳng ai ngủ được. Chúng tôi lại đi xin ở nhờ một người bà con khác. Nhà này có ba tầng. Lúc dọn đến chúng tôi được cho ở tầng ba, còn hai tầng kia Mỹ mướn. Ngày hôm sau, chúng tôi được biết có một tàu Mỹ sắp đi Thái Lan. Nếu chúng tôi lanh trí, ngõ lời xin "quá giang" thì chắc được chấp thuận rồi. Một phần vì lòng yêu quê hương, không muốn rời bỏ quê cha đất tổ, một phần vì chưa sống với Việt Cộng và cũng chủ quan anh ấy thuộc ngành y đâu có tội lỗi gì nên ở lại. Đời mấy ai học được chữ ngờ! Cũng vì không biết chớp lấy thời cơ đó mà cuộc đời xô đẩy gia đình tôi vào hoàn cảnh oan nghiệt.

2. Thời làm vợ tù

Sau lệnh đầu hàng của vị “Tổng Thống ba ngày”, chúng tôi trở lại Phan Thiết và rồi tôi trở thành vợ tù.

Tôi bị rơi vào hoàn cảnh một thân một mình nuôi chồng và bốn con còn nhỏ dại, chưa được chuẩn bị để thích ứng với tình huống này! Thời trước 1975, cả hai vợ chồng sống bằng đồng lương ít ỏi của nhà nước. Lương nhà giáo quá khiêm tốn, ai cũng biết rồi. Còn anh ấy là một bác sĩ quân y thanh liêm, tận tâm với trách nhiệm, không mở phòng mạch tư kiếm thêm tiền mà dành hết thời giờ cho công vụ. Do đó, tôi đã phải tiện tặn hết mức để không mang công mắc nợ. Khi anh đi tù tôi không còn chút tiền dư bạc để. Do đó tôi rơi vào hoàn cảnh đôi vai gầy guộc, ốm yếu của tôi gánh hai gánh nặng thân tình, ngang ngữa nhau, không thể bỏ gánh nào được cả.
Từ khi Việt Cộng chiếm miền Nam, gia đình chúng tôi không còn được ở trong khu gia binh QYV Đoàn Mạnh Hoạch nữa. Tôi phải xin tá túc nhà ông TTP, cũng là sĩ quan của Quân Y Viện. Khi ông xã tôi vào tù, tôi thấy không thể ở nhà người ta mãi nên tìm cách ra ở riêng. Dốc hết tư trang ngày cưới, tôi mua một miếng đất trên động cát thuộc phường Phú Thủy, Phan Thiết. Nơi đó có sẵn một căn nhà lá lợp tôn, để ngoài giờ đi dạy ở trường cấp 2B (tôi được lưu dụng với đồng lương đủ cho chục ngày chơ!), tôi "lao động sản xuất thêm để tự cứu mình và cứu gia đình.

Các con tôi bị xô vào hoàn cảnh nghèo khó. Nhờ vậy chúng trở nên khôn trước tuổi. Con chị mới 9 tuổi đã biết đi chợ nấu ăn, giặt đồ, dỗ em. Khi nào em khóc (thằng út mới 3 tuổi) thì con chị ra chặt mía, róc, chẻ nhỏ rồi đút cho em ăn. Thằng em trai kế nó, mới 8 tuổi cũng đã biết cùng với mẹ đi xin phân heo, cuốc đất, tưới nước để trồng khoai lang, khoai mì, biết xắt lát củ khoai phơi khô để dành thăm nuôi cha nó, biết cất lại một phần khoai để ăn độn với gaọ cho đỡ đói, vì gạo tiêu chuẩn có bao giờ ăn đủ cho 5 người! Hình ảnh đáng thương nhất là con bé H. L. 5 tuổi ngồi đưa võng cho thằng em 3 tuổi, vừa đưa vừa hát à... ơi nghe đau lòng đứt ruột! Khi trái chùm ruột chín, con bé tự ý giã muối ớt, đựng chùm ruột trong chiếc rỗ nhỏ, rồi đem ra đầu hẻm nhà mình mời các bạn nhỏ trong xóm mua.

Tội nghiệp các con tôi! Các con tôi cũng đói lắm, cũng thèm nhâm nhi chùm ruột với muối ớt lắm, vậy mà... Có người mẹ nào tim không quặn thắt, ruột không đứt từng khúc từng đoạn trước những tình cảnh này!

Cuộc sống của 5 mẹ con tôi trong căn nhà lá ấy, không sao kể xiết nỗi thống khổ, vất vả và đói khát. Tôi nhớ một câu văn của Thạch Lam: "Đói như cào ruột, đói như chưa từng thấy bao giờ." Bây giờ thì tôi đã có kinh nghiệm xương máu cái nghèo, cái đói đây! Nghèo đến nỗi khi đổi tiền, tôi không đủ tiền để đổi nữa. Học trò hàng xóm tốt bụng đưa tiền nhờ đổi giùm, sau đó tặng cho chút đỉnh gọi là "để cô mua bánh cho mấy em."

Ông xã vào tù rồi, phải mất mấy tháng sau, tôi mới được giấy cho đi thăm nuôi. Đây là lần thăm nuôi đầu tiên. Thời gian thật ngắn, vui thì ít mà xót xa lại nhiều. Tôi cảm xúc viết vài dòng thơ nói lên nỗi bi ai của tôi sau khi về nhà:

Khóc hết nước mắt đêm thâu
Sáng nay tươi tỉnh em vào thăm anh.
Chân em thoăn thoắt, nhanh nhanh,
Quản chi xách nặng, thênh thênh đường dài.
Ra đi định nói bao lời,
Đến khi gặp mặt hỡi ơi nghẹn rồi!
Bàn ngăn hai đứa ai ngồi
Lù lù một đống, muốn sôi gan mình.
Nói qua quýt, chuyện loanh quanh....
"Mấy con sức khỏe?" Băn khoăn hai người...
Còi huýt: "Năm phút rồi thôi!"
Bây giờ đôi ngã, đôi nơi chia lià!

Có dạo đi thăm nuôi ông xã, tôi gởi cho anh ấy mấy đồng để mua đồ ăn thêm. Nhiều tháng sau, lúc ra thăm trở lại, hỏi anh tiền hôm đó có mua được gì không. Anh nói vẫn còn nguyên. Tội nghiệp cho cả gia đình tôi ! Ở ngoài vợ con nhịn đói để nuôi tù, ở trong nhịn đói vì không nở "nuốt cái đói khát" của vợ con! Còn nỗi chua xót, đau đớn nào cho tôi hơn nữa!!!

Ở tù được hai năm rưỡi thì anh ấy được thả về. Thôi thì hết làm thợ mộc, thợ nề, lại đi bốc, đi vác... khi áo blouse xưa không đươc dùng đến nữa. Được hơn ba tháng thì Ủy Ban Nhân Dân Phường gọi anh ấy đến để "động viên" nhắc nhở "đăng ký" đi kinh tế mới". Anh ấy không chịu, lấy lý do: trong trại cải tạo, anh đã được học tập về đường lối, chính sách của nhà nước là sẽ lưu dụng những thành phần chuyên môn, và anh đang chờ đợi. Không ngờ đó lại là cái cớ để họ bắt anh vào tù lần thứ hai, bị ghép vào tội chống nhà nước. Lần sau này anh bị đưa vào trại biệt giam. Mấy tháng sau họ mới cho thăm nuôi. Khi gặp mặt, tôi thấy anh xanh xao, u buồn. Anh dặn dò: "Lần sau nhớ mua cho anh cây lược dày để chải chí và thuốc Dep để trị ghẻ." Điều kỳ cục là trại này không cho người tù nhận những món như bánh tráng, gạo..., chỉ cho nhận những thứ ăn chơi như: kẹo, bánh, đường, đậu... Lỡ mang đi, bị buộc mang về. Ra về lòng tôi vừa xót xa...

Lão trưởng khóm nơi tôi ở nói với tôi: "Chồng cô sẽ ở tù suốt đời vì tội phản động." Tôi nghe mà bủn rủn tay chân. Thôi chết rồi, biết làm sao đây! Tiếp theo phường lại "động viên" tôi, biểu tôi đi kinh tế mới. Tôi đáp: "Tôi yếu đuối, 4 con còn quá nhỏ, tôi làm được gì nơi đó?" Cũng may, nếu nghe lời họ, bây giờ mấy mẹ con tôi biết còn sống không?

Suốt mấy năm gian khổ, khi không thể cầm cự nỗi nữa (năm 1980) tôi xin thôi việc, bỏ Phan Thiết về Long Xuyên để ở gần cha mẹ tôi. (Lúc bấy giờ ông bà đang sống cùng gia đình người anh của tôi.) Ông xã tôi lúc đó còn trong tù, tôi phó mặc cho Trời, vì tôi không còn sức lực, không còn khả năng đi thăm nuôi nữa.

Trên danh nghĩa, tôi về Long Xuyên để nhờ anh tôi giúp đỡ. Chưa đầy một tháng thì anh ấy đưa toàn gia đình đi vượt biên hết. (Sau này tôi mới biết nhiều lần ông ấy đã đi vượt biên không thoát, nên gợi ý tôi về hòng che mắt công an, phường khóm.) Cha mẹ tôi lúc đó đã già. Anh tôi đi, ông bà mất chỗ dựa, lại thêm địa phương làm khó dễ vì nhà có người vượt biên nên bị khủng hoảng tinh thần, lâu dần sinh bệnh, nhất là mẹ tôi, bà đau ốm liên miên. Cuộc sống ở đây tuy gần cha mẹ tôi, nhưng lúc nào lòng tôi cũng thấp thỏm lo âu, cứ nơm nớp sợ không biết ngày nào người ta sẽ đuổi mình ra khỏi nhà, chừng đó biết đi đâu?

Hơn một năm sau, 1981, thình lình ông xã tôi được thả về. Từ đây, anh đi chích dạo, bán thuốc lá lẻ, bán vé số, làm đủ mọi nghề cho đến ngày nộp đơn đi H.O.

3. Từ giấy ra trại tới cuộc phỏng vấn

Vì bị tù hai lần, ông xã tôi như một con chim bị đạn, cứ lo sợ không biết còn bị bắt lại nữa không. Vì thế, lúc nghe người ta kể về việc nộp hồ sơ đi Hoa Kỳ theo diện H.O., ông xã tôi vô cùng e ngại, lo sợ bị gạt, phải chờ đến khi có người bạn đi trước gởi thư về khuyên nhủ ông mới mạnh dạn làm thủ tục để ra đi.

Giấy ra trại là một vấn đề khiến gia đình tôi không yên tâm chút nào, vì trên giấy ghi rành rành "tội phản động chống chính quyền"! Chúng tôi hỏi thăm nhiều người, không ai có tờ giấy ra trại ghi như thế cả. Chúng tôi cũng được biết chính phủ Mỹ chỉ cho những thành phần quân, cán, chính chế độ cũ ở tù 3 năm trở lên mới được đi định cư ở Mỹ, còn những người chống chính quyền thì không được. Chúng tôi lại hỏi ý kiến bạn bè và được khuyên làm sẵn một tờ tường trình lý do bị tù lần hai. Vậy là có tờ report chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn.

Rồi ngày gia đình tôi vào gặp phái đoàn Mỹ cũng tới. Tôi nhận thấy những gia đình H.O. được phỏng vấn trườc, hầu như đều đựơc giải quyết mau lẹ, không như gia đình tôi. Những đêm trước khi phỏng vấn, tôi đã cầu nguyện cho mọi việc suông sẻ. Vậy mà, khi gặp phái đoàn chúng tôi vẫn run, nhất là khi bà Mỹ nêu câu hỏi: "Tại sao anh là bác sĩ mà phải đi cải tạo cả 5 năm rưỡi?" Ông xã tôi khựng lại. Tim tôi đập thình thịch! Lát sau, bình tĩnh lại, tôi nhắc: "Anh, tờ report." chừng đó anh mới sực nhớ ra và đáp: "Xin bà đọc tờ report." Sau khi đọc xong, họ OK liền. Vậy là thoát nạn. Lúc ấy cả nhà tôi như vừa chết đi được sống lại.

4. Thời qua Mỹ

Gia đình tôi đến Hoa Kỳ năm 1992. Riêng tôi, qua năm sau mới được đi vì phải ở lại điều trị bệnh. Lúc mới qua, chồng và các con tôi đều nỗ lực làm việc và học hành. Con gái, con trai đều đổ ra shop may: con trai thỉ ủi đồ và cắt chỉ, con gái lãnh đồ may. Sau một thời gian, con tôi vào Đại học, nay thì đã tốt nghiệp và đi làm. Ông xã tôi, lúc mới qua, tự thấy lớn tuổi rồi, nếu học lại để lấy bằng thì ai thèm mướn nên cũng đành ra shop may lãnh đóng khuy nút một thời gian, sau đó vô làm ở một hãng Mỹ chuyên sản xuất nữ trang cho đến ngày nghỉ hưu.

Riêng tôi, thời gian vất vả trong những tháng năm cũ đã vắt kiệt sức lực của tôi. Tôi chỉ có thể làm những việc lặt vặt trong nhà, chứ không bươn chải nỗi như người khác được.

Đến Hoa kỳ, không ngờ chúng tôi có cơ duyên gặp lại những người bạn VN thân quen gần nửa thế kỷ, thật là vui! Có hai ông bác sĩ người Mỹ là Colman và Denatale cùng làm việc với ông xã tôi hồi ở Quảng Trị, trước mùa hè đỏ lửa, cũng tìm tới tận nhà thăm chúng tôi. Ai dám nói người Mỹ thực dụng, thiếu nghĩa tình? Vài tháng trước đây, cô con gái của ông bác sĩ Krainick từ Ohio cũng gọi phone qua hỏi thăm và nhắc lại những kỷ niệm xưa của cha mình với ông xã tôi. (Bác sĩ Krainick ngày xưa dạy ở Đại Học Y khoa Huế, là thầy của ông xã tôi, bị Việt Cộng sát hại năm Mậu Thân.) Thật là đậm đà tình người!

Đời tôi, những lúc vui buồn đều có bạn bè chia xẻ. Hôm tôi gởi bài viết của H.L., con gái tôi, kể chuyện thời đi bán vé số ở Long Xuyên bị người ta nhiếc mắng, chị LT người bạn thân ở Phan Thiết, từ Michigan gọi qua nói trong nước mắt: "Tội quá! Sao hồi đó em thiếu thốn, khổ cực thê thảm như vậy mà không chịu nói ra. Em làm chị đang ân hận là đã không giúp em!" Tôi đã câm lặng bao nhiêu năm trời để giữ gìn cái danh dự gia đình của tôi: "Đói cho sạch, rách cho thơm." "Hãy đứng trên đôi chân mình và ngững cao đầu tiến bước."

Nhìn lại những chặng đường đã qua, tôi tự thấy mình đã tận lực trong vai trò người mẹ, người vợ của một quân nhân VNCH trước và sau 30-4-75. Đời tôi sống đơn giản, không đua đòi se sua, không xúi giục chồng làm giàu bằng con đường tắt cong queo. Đó là nguyên nhân tôi nhận lãnh những cay đắng của cuộc đời, và những tủi nhục của tình đời. Tuy nhiên, hạnh phúc nào mà không trả giá bằng đau khổ? Nếm đủ cay, chua, mặn, đắng... chỉ làm cho ta cuối cùng thấy hạnh phúc thêm ngọt ngào hơn.

Cám ơn cuộc đời đã cho tôi và gia dình tôi nếm trải qua đủ mùi vị. Cám ơn nước Mỹ đã đưa gia đình tôi qua đây để đựơc sống những ngày an lành, hạnh phúc.





Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 09/Aug/2011 lúc 8:18am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 19/Aug/2011 lúc 8:59am
 BA HẠT ĐẬU XANH CỦA MẸ
Nguyễn Thị Việt Hà

Nghe
Audio
 


 
Lời Ban Biên Tập:
Vượt qua gần 65.000 bài dự thi gửi về
BTC cuộc thi “Nét bút tri ân” lần II, bài viết “Ba hạt đậu xanh của mẹ” của cô Nguyễn Thị Việt Hà, giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong, Thị Trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau đã xuất sắc giành giải Nhất năm nay. Câu chuyện của cô giáo Việt Hà về người mẹ chịu nhiều khổ đau, một mình nuôi mấy người con khi ba bỏ mẹ con cô ra đi. Với lòng bao dung và nghị lực phi thường mẹ đã dạy cho chị em cách học đối mặt với khó khăn, rèn luyện sựtự lập, không đầu hàng cuộc sống. Xuyên suốt bài viết là những cơn mưa: ngày chị sinh ra mưa tầm tã, ngày cha bỏ mẹ con đi mưa vần vũ và ngày mẹ đi cũng vào một cơn mưa mùa đông. Câu chuyện có thật của người giáo viên có vóc người nhỏ bé, giọng nói dịu dàng về gia đình mình khiến mọi người trong khán phòng của buổi lễ trao giải vừa diễn ra vào tối 2/6 không khỏi bùi ngùi, xúc động. Khi MC TạBích Loan hỏi: Với bài viết trên, nếu được chọn lòng biết ơn hay sự hận thù chị sẽ chọn điều gì? Thay vì trả lời, cô giáo Việt Hà chỉ gói gọn trong câu nói mộc mạc và thấm thía: “Lòng hận thù hãy ghi trên cát, lòng yêu thương hay ghi trênđá”. Dưới đây là toàn văn bài viết của cô giáo Nguyễn Thị Việt Hà gửi mẹ kính yêu: BA HẠT ĐẬU XANH CỦA MẸ

Mình từng kể rằng người đầu tiên dạy mình bài học về lòng tự trọng là mẹ mình. Mình cũng từng kể rằng mẹ mình rất đẹp, gương mặt mẹ luôn tỏa ra ánh hào quang nhân ái của con người đã sống trọn một đời lương thiện. Những câu chuyện đời mẹ, mình sẽ chẳng bao giờ kể hết, những trang đau thương nhưng không hề bi lụy mà ánh lên niềm khát khao cháy bỏng về một cuộc sống bình yên, tốt đẹp.
Mẹ lại bảo mình sinh ra ngay giữa cơn mưa tầm tã, tạt ướt cả chỗ mẹ nằm. Mẹ ghì chặt mình vào ngực, phủ hơi ấm lên tấm thân bé xíu của mình. Cha bỏ mẹ mình và 3 đứa con thơ dại cũng vào một cơn mưa. Mưa đêm như trút nước. Cha hôn hít chúng mình rồi xách valy ra tàu đi cùng với một người đàn bà trẻ đẹp không phải là mẹ mình. Tiếng còi tàu xé đêm nhưng không vang dội như tiếng mẹ gọi cha. Tiếng mẹ gọi, tiếng khóc nheo nhóc của chúng mình, tất cả bị mưa làm mờ đi. Mưa vần vũ cuồn cuộn. Mưa xối xả. Mưa lăn lộn trên không. Cha vẫn đi. Tóc mẹ xổ tung, mưa lặng đi thấm ướt. Tóc mẹ dài chấm gót, đen sẫm, mượt thơm. Mưa ganh tị xới tung tóc mẹ. Mưa dữ dội xối vào 3 chị em mình. Tàu chạy. Cha đi.Mẹ hốt hoảng ôm xiết 3 con vào nhà. Cả mấy mẹ con khóc run lập cập.
Mẹ dắt 3 chị em mình rời bỏ Cà Mau về quê ngoại ở Bắc Giang. Mình không biết mẹ lấy sức lực ở đâu mà nuôi nổi 3 chị em mình trong cái cảnh tay không tấc đất, chỉ có chút vốn liếng còm cõi, mẹ lăn lóc hết chợ xa, chợ gần, làm đủ công việc nặng nhọc và chịu bao nhiêu tủi hổ. Nhà mình nghèo lắm, những vụ giáp hạt mẹ toàn ăn sắn, khoai, nhường cơm trắng cho 3 đứa con. Nhớ lại là rơi nước mắt món canh “ Rửa chân gà”… Mẹ nấu canh bằng rau trong vườn cho thêm một ít mỡ, mẹ bảo canh ngọt lắm vì có cả mùi của thịt gà, chúng con ăn ngon lắm, xì xụp húp rồi tin ngay vì nhìn thấy chân con gà hôm ấy cũng sạch thật…Mẹ vừa ăn khoai vừa rơi nước mắt rồi bảo bụi hôm nay sao nhiều thế… Tuổi nhỏ ngây thơ chưa kịp hiểu đời mẹ nhọc nhằn…
Mẹ hay vắng nhà vì đi hết chợ xa, chợ gần để buôn cá khô, sắn, lạc… Năm 1992 mẹ cho 3 chị em mình 6 hạt đậu xanh và bảo hãy trồng vào trong ống bơ, mỗi ống bơ trồng 3 hạt. Một ống để trong nhà, một ống để ngoài sân. Mẹ bảo chăm sóc cây trong nhà kĩ hơn là cây ở ngoài sân, rồi 4 tuần sau xem chuyện gì diễn ra với 2 ống bơ trồng đậu xanh ấy. Cây đậu xanh trong nhà ban đầu bụ bẫm, xanh tốt rồi yếu dần, dài ra cứ vươn mãi ra phía có ánh sáng và 4 tuần sau 2 cây đậu ấy bỗng dưng héo rũ. Còn 3 cây đậu trong ống bơ ở ngoài sân chậm lớn hơn nhưng vững trãi, 4 tuần sau lá trổ xum xuê và bắt đầu có những nụ nho nhỏ…4 tuần kế tiếp đã thấy những quả đậu xanh xinh xinh rung rinh trên cây. Mẹ bảo chúng mình kể mẹ nghe chuyện hai cây đậu, mẹ luôn mỉm cười khi nghe 3 chị em luyến thoáng sau đó người mới từ tốn bảo : “ Các con là những cây đậu xanh ở ngoài sân, dù không được chăm sóc tốt, không được ở những nơi sung sướng nhưng đã lớn lên vững trãi. Đó là sự tự lập các con hiểu không?”. Thú thực ngay lúc ấy mình chưa hiểu được hết những điều sâu xa trong lời mẹ nói… Nhiều năm sau chúng mình mới hiểu được rằng mẹ đã rèn chúng em sống tự lập, lòng tự trọng bằng chính cuộc đời tốt đẹp của mẹ….
Cuộc sống tươi hồng nhưng luôn nghiệt ngã, cuối năm 1993 mẹ lại dắt chúng mình lên vùng kinh tế mới ở Đạ Huoai- Lâm Đồng. Căn nhà ở xó rừng Madaguil vẹo vọ vì mưa. Mưa ngạo nghễ, nhạo báng mấy mẹ con cô độc. Mưa lạnh lùng nhẩy nhót khắp nhà. Mẹ dắt mình và Hằng băng rừng trốn mưa nhưng không trốn kịp. Mưa ầm ào thác lũ. Mẹ cuí người che mưa cho 3 con, chúng mình vẫn lạnh tê tái. Mưa nhỏ mọn lách qua thân mẹ, chúng mình thâm tím vì mưa. Rồi mình không núp dưới mẹ nữa, đứng thẳng dậy đeo gùi măng lên vai, lì lợm rẽ cỏ tranh và đám cây mây chẳng chịt tìm lối về. Mẹ cũng dắt Hằng, Trung rẽ cây rừng mà đi. Mẹ vượt lên trước cầm dao phạt nhanh những đám cây mây cho chúng mình cất bước. Mưa gầm rú tức giận muốn hất tung 4 kiếp người nhỏ nhoi lên cao nhưng mưa bất lực. Mưa trút roi rát bỏng vào da thịt 4 mẹ con mình.Mình đã học những bài học can đảm từ mẹ mình.
Cách mẹ dạy chúng mình cũng lạ hơn người khác, mẹ có một ngọn roi mây luôn treo ở góc nhà nhưng mẹ không đánh chúng mình bao giờ. Mẹ thủ thỉ kể những câu chuyện đời mẹ khi chúng mình cùng trèo rừng, làm rẫy, lúc mưa trú trong lán… Thế mà quên mệt, thế mà lại thấm thía những phẩm chất tốt đẹp.
Đời người con gái có 12 bến nước, cái bến mẹ sa chân vào có lẽ cái cái bến đục nhất… Một mình nuôi con, quyết chẳng để con thất học nên dắt díu con từ Nam vào Bắc, từ Bắc vào Nam… Thế rồi…thế rồi đến khi xuôi tay nhắm mắt tóc mẹ chưa kịp bạc…mẹ chưa kịp trở về nhà của mẹ con mình…Năm 2004, khi mình và Việt Hằng đã tốt nghiệp CĐSP à xin dạy ở Phú Tân - Cà Mau , út Trung đang học CĐSP Cà Mau cũng là lúc mẹ bị ung thư thận giai đoạn cuối… Mẹ về lại Bắc Giang sau nửa đời người mang con khắp xứ người tìm cớ mưu sinh, nuôi chúng mình ăn học đến nơi, đến chốn. Mẹ đã về lại nơi chôn nhau cắt rốn để thanh thản nằm lại đồng Đống Mối bên dòng sông bốn mùa gió lộng.
Ngày mẹ đi cũng lại vào một cơn mưa mùa đông. Mưa lê thê, não nuột. Mưa hiền hoà bao bọc lấy mẹ, lấy 3 chị em mình. Lạ lùng thay khi 3 đứa mình không khóc được, lủi thủi sau xe tang, mưa nức nở rơi lên khoé mắt tạo thành lệ tuôn để chị em mình khóc mẹ. Mưa nhẹ vỡ thành hàng triệu triệu những giọt sương xốp trắng. Mưa cuộn lên trời cao kéo màn trời ủ dột. Mưa đưa mẹ về nẻo trời xa, nẻo xa xăm mù khơi, nẻo sinh ly tử biệt. Mưa cho cỏ mau tốt tươi phủ kín nấm mộ mẹ nằm lại một mình. Mưa trãi khăn tang vắt ngang bầu trời ngày mẹ đi xa mãi.
Và hôm nay, trong câu chuyện cuối cùng mình viết tham gia cuộc thi Netbuttrian có ngấn nước, có nụ cười, có nỗi nhớ, có niềm tự hào của 3 chị em mình như một nén nhang lòng thắp lên cho mẹ. Có một điều không đổi rằng mẹ vẫn đang còn hiện diện bên chúng mình… Trong mỗi nhịp đập trái tim… Không đếm được bao nhiêu vất vả, bao nhiêu nước mắt 3 chị em đã thành người như điều mẹ mong muốn trăn trối lúc lìa trần. Ba đứa con của mẹ, ba hạt đậu xanh trong cái ống bơ đặt góc sân ngày nào, cùng nắng, cùng gió, cùng bao thử thách đã vững trãi mà lớn lên trong bao bài học làm người mẹ đã dạy chúng mình.
( Bài viết này chúng con : Việt Hà, Việt Hằng, Bảo Trung kính dâng lên mẹ Nguyễn Thị Liêm như một nén hương lòng… )
Nguyễn Thị Việt Hà.
(Tuổi Trẻ)
Nghe Audio



Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Aug/2011 lúc 11:21am

Chọn Vợ Cho Anh

 


Tôi vừa bước vào cửa tiệm thực phẩm Việt quen thuộc thì cô Phước chủ tiệm vui vẻ thông báo:  Chị hên ghê, rau muống tươi mới về. Cô biết tôi dân rau muống vì tôi là khách quen từ lâu của tiệm cô.

Một trong hai người thanh niên cỡ gần 40 tuổi đứng nói chuyện cùng Phước cạnh quầy thâu ngân  chăm chú nhìn tôi rồi bỗng reo lên:  Chị Hân, lâu rồi không gặp chị. Chị khoẻ không? Ngờ ngợ nhìn anh, tôi lục lọi trong trí nhớ vốn đã hao mòn theo tuổi tác của mình dường như thấy anh có nét  quen quen nhưng chưa hình dung nổi quen trong trường hợp nào, song tôi vẫn trả lời theo kiểu không thân không xa: “Cám ơn chú, chị vẫn khoẻ. Chú  khoẻ không”? Biết tôi chưa nhận ra, anh bổ xung vài chi tiết: “Chị không nhận ra em phải không? Em là khách hàng của chị hai năm trước.  Em là Tiến  làm  ở  IBM”?

Ồ Tiến, tôi nhớ ra rồi, anh chàng kỹ sư điện toán làm ở hãng điện tử! Một người có thói quen ăn nói nhỏ nhẹ, lịch thiệp. Cách cư sử, ăn mặc chỉnh tề của Tiến thường để lại cho người đối diện một ấn tượng  đẹp khiến người ta khó quên anh! Nhưng sao hôm nay, trông Tiến có một vẻ gì hơi lạ? Đúng rồi, Tiến đang mặc cái quần jean một cách cẩu thả đi với cái áo T shirt nhăn nhíu! Có phải đó là lý do tôi không nhận ra con người chỉn chu trước kia?

Như đọc đựoc dấu hỏi lớn trong ánh nhìn thắc mắc của tôi, Tiến nhỏ nhẹ: “Chị ngạc nhiên hả? Em thay đổi nhiều  phải không”? Tôi gượng cười chống chế: “Cũng không hẳn, chị có nhiều khách hàng cộng với trí nhớ ngày càng tồi tệ nên nhất thời chưa nhớ ra! À  quên chưa hỏi, em đã có con chưa”? Thật bất ngờ, Tiến cười to một cách khác thường làm tôi bối rối: “Ha, ha … Chị hỏi thật tức cười! Con hả? Con là gì? Em chẳng biết vợ, con là nghĩa  gì trên đời này cả!” Rồi Tiến lại buông một tràng cười lớn một cách không bình thường!

Tôi ngạc nhiên trước tiếng cười và thái độ bất thường  của Tiến. Còn lúng túng chưa biết nói sao cho thoát khỏi không khí gượng gạo này  thì người bạn đi cùng Tiến đập tay vào vai anh: “Thằng này khùng rồi, chị Hân đừng chấp nó, nó đang có chuyện buồn. Thôi, đi mày. Chào chị Hân, xin lỗi chị vì thái độ khiếm nhã của nó. Lỗi tại em, nó đang buồn em lại kéo nó uống bia! Chào chị”. Rồi người bạn lôi Tiến  ra khỏi tiệm sau khi nói với cô chủ: “Xin lỗi Phước nha, tụi anh đi, sẽ nói chuyện sau”.

Miễn cưỡng đi theo đà kéo của người bạn, Tiến vùng vằng giật tay ra nhưng bạn anh quyết không buông mà còn kéo mạnh hơn làm Tiến tức tối. Tiến quay lại nhìn tôi nói lớn: “Chị thấy em khác  xưa hả? Chị đừng chối, nhìn ánh mắt chị, em biết chị đang coi thường em! Đừng nhìn em như vậy! Mày để tao đứng lại giải thích cho chị Hân hiểu. Tao không muốn chị hiểu lầm! Để tao kể cho chị ấy nghe!”Người bạn cương quyết: “ Xin lỗi chị, để bữa khác, bữa nay nó không tỉnh táo! Chị tha lỗi!” Rồi hai người dằng co nhau, Tiến cứ vùng vằng không chịu đi! Mãi rồi  tôi  thấy anh bạn cũng đẩy được Tiến ra ngoài. Những người khách đang có mặt trong tiệm đều ném theo ánh mắt ngạc nhiên  đầy thắc mắc. Cô Phước nói nhỏ với tôi: “ Chị đợi lát rảnh, em kể  chuyện anh Tiến cho chị nghe”.

Thật may, tôi cũng đang tính hỏi Phứoc điều này vì với sự tò mò của mình cùng với thiện cảm dành cho Tiến, tôi cũng muốn biết rõ  nguyên nhân gì đã xảy ra cho anh,  dù trong thâm tâm, tôi cũng lờ mờ đoán được một phần câu chuyện.

Tôi biết Tiến hai năm trước khi anh  vào tiệm áo cưới làm hẹn thử áo cho người vợ  mới được Tiến bảo lãnh từ Việt nam qua. Hai người đã tổ chức đám cưới tại Việt nam  nhưng khi qua đây, cô vợ muốn làm đám cưới lại cho “Sang”.  Kể ra, điều này cũng chẳng cần thiết, nhưng vốn là người tình cảm và thương vợ, Tiến sẵn sàng làm bất cứ điều gì theo sở thích của “người đẹp”. Tiến đã cẩn thận tự mình đến lấy hẹn với tôi kèm lời nhắn gửi:  “Chị giúp vợ em tìm kiểu áo đẹp nhất vì có thể thời trang ở đây không giống gu thời trang Việt nam! Cả tuần nay, em đưa cô ấy đi khắp các tiệm áo cưới trong thành phố mà cô không kiếm được kiểu nào ưng ý. Hường và Hạnh nói em đưa cô tới chị. Nếu không thể kiếm đựoc thì em phải đưa cô đi kiếm ở các tiểu bang khác mà điều này sẽ làm mất rất nhiều thời giờ trong khi em đã lấy gần hết vacation  cho những chuyến đi về Việt nam tìm hiểu, cưới hỏi  theo phong tục bên đó rồi! Tiền nong đối với em bây giờ không quan trọng bằng làm sao cho cô ấy vui!”

Tôi hơi “hoảng” trước lời gửi gắm này của Tiến vì tuy mới biết Tiến nhưng tôi lại có giao tình rất thân thiết với  Hường và Hạnh là hai cô em gái của Tiến vì cả hai  đều là khách hàng của tôi vài năm trước.
Gia đình Tiến có ba anh em đến đây từ lúc còn trẻ. Cả ba đều chịu khó học hành và rất thương nhau. Họ đều là những người có bằng đại học và công việc tốt đẹp. Hai cô em gái lâp gia đình mấy năm trước cũng với những người có trình độ ngang nhau. Nhìn chung, gia đình họ là gia đình  nề nếp  và có cách cư sử  đúng mực làm cho người ngoài phải nể trọng.  Hai cô em gái lúc nào cũng giục  ông anh  phải kiếm vợ cho mình. Tiến xem ra vẫn dửng dưng mà chỉ ham mê với công việc làm cho cả hai cô Hường, Hạnh đều sốt ruột

 Cuối cùng, trong một lần về thăm quê, Hạnh đã tìm được một người “đẹp nết” cho ông anh lừng khừng ngại lấy vợ qua lời giới thiệu đầy nhiệt tình của một người họ hàng xa bên ngoại: “Con nhỏ này được lắm, ít học nhưng hiểu biết và nhanh nhẹn, siêng năng! Lấy gái ở thôn quê ngoan hiền, thuỳ mị hơn gái  phố.  Không nhõng nhẽo,  đua đòi, se sua. Chỉ ngại nó đã 29 tuổi, sợ cậu Tiến chê già!” “Anh Tiến cũng 36 tuổi rồi bác ạ. Chị ấy ở tuổi này thì hợp với anh cháu quá. Cháu nghĩ anh cháu cũng không muốn tìm người quá trẻ đâu”. Về điểm này thì Hạnh nói rất đúng với sự bàn bạc của hai chị em cô.

Cả  hai cô em gái  chỉ muốn anh mình kiếm được người vợ biết thương yêu và chăm lo cho gia đình! Dĩ nhiên Hạnh thừa thông minh để thấy đây là một lựa chọn tốt. Người có đủ tiêu chuẩn như vậy mà không nhanh tay có khi “xôi hỏng bỏng không”. Thế là, hai cô em thúc ép ông anh một cách bắt buộc. Người lo mua vé máy bay, kẻ chạy tìm quà cáp rồi  Hường lại lấy phép  áp tải ông anh cứng đầu về quê xem mặt vợ.

Đúng ra, là người bán hàng,  tôi chỉ cần  giúp Tiến như những người khách  khác là đủ. Nhưng vì tình cảm sẵn có đối  với  hai cô em gái của Tiến cũng như lời gửi gắm đầy ưu ái mà Tiến dành cho cô vợ sắp cưới nên tôi muốn giúp anh bằng tình cảm  hơn chỉ là trách nhiệm của người bán hàng. Mang nặng tâm trạng đó nên tôi cũng hơi băn khoăn lúc sắp tới hẹn bởi không biết có giúp được Tiến như ý muốn không vì qua lời nhắn gửi của Tiến,  tôi biết mọi việc sẽ rất khó khăn khi cô dâu “Đã đi hết các tiệm trong thành phố vẫn không tìm được kiểu ưng ý!”

Những cô dâu loại khó tính này phần lớn rơi vào hai  trường hợp:
Thứ nhất: Cô dâu rất sành về thời trang hoặc cô thích những kiểu áo độc đáo không trùng với bất cứ ai và cách giải quyết tối ưu là khuyên cô tìm người cắt may theo sở thích của cô!

Trường hợp thứ hai là cô dâu không am hiểu thời trang  cũng như không biết kiểu nào hợp với ý mình  vì hầu hết các tiệm áo cưới đều đặt hàng ở những hãng thời trang có nhiều kiểu mẫu bán chạy nhất nên các cửa tiêm đều trưng bày mẫu mã giống nhau tới trên 90%. Nếu cô gái đó đã đi nhiều như vậy mà chưa ưng ý kiểu gì thì quả là vấn đề nan giải vì cửa hàng nơi tôi làm việc không phải cửa hàng may đo nên mẫu mã cũng chỉ là những mẫu như các cửa hàng khác đã có trong cuốn catalog mà thôi.  Không biết cô vợ Tiến thuộc loại nào đây?

Và rồi Tiến mang cô vợ vào tiệm với nụ cười niềm nở trên môi,  anh vui vẻ: “Chào chị  Hân, chị khỏe không? Xin giới thiệu với chị đây là Nguyện, vợ em. Chị có thể gọi tên Nancy cũng được, Nguyện muốn dùng tên này cho dễ. Chị giúp vợ em tìm kiểu áo đẹp nhất chị nhé, vợ em mới qua đây hai tuần nên còn bỡ ngỡ,  nhờ chị giúp chúng em ”.

Trái với nhận xét: “Mới qua, bỡ ngỡ…” của Tiến cũng như trong ý nghĩ của tôi. Cô Nguyện  quay lại nhìn chồng với vẻ mặt hơi bất mãn  rồi cô nói  xẵng: “Anh nói gì nhiều vậy? Anh đi chỗ khác đi. Em biết chọn áo cho em, không phải lo!” Tôi kín đáo nhìn Tiến,  thấy Tiến có vẻ hơi ngượng, tôi cười khỏa lấp; “Đúng đấy, Tiến ra ngoài ngồi đợi đi. Các cô dâu bên đây không muốn chú rể nhìn  áo cô dâu trước hôm cưới đâu, để lấy hên mà”. Tiến nhỏ nhẹ cám ơn tôi rồi âu yếm dặn Nguyện:  Em cứ thoải mái lựa áo, anh đợi em bên ngoài”. Cô vợ im lặng không trả lời vì mắt đang còn  mải mê nhìn cô người mẫu ở khung cửa sổ.

Tôi hỏi cô: “Em có thể cho chị biết em muốn kiểu áo nào”?  Không trả lời tôi, cô hỏi lại : “Ở đây có áo  nhập từ Hồng kông không?” Tôi lắc đầu thì cô ấm ức : “Thật là bực ! Anh Tiến này chẳng biết gì mà ngang! Đã bảo mua  áo  từ Việt nam thì không mua còn nói thời trang bên đây đẹp! Đẹp đâu chẳng biết mà thấy không sang, không đính nhiều hạt cườm  và màu sắc không bắt mắt!”

Bằng kinh nghiệm bán hàng lâu năm với những lựa chọn  khác nhau của nhiều sắc dân, tôi cũng  thoáng  hiểu đôi chút về sở thích thời trang của cô.  Tôi mau mắn dẫn cô vào phòng trong, nơi dành cho áo phù dâu và áo dạ hội.  Cô reo lên vui mừng, hồn nhiên như con nít.  Cô mê mải chọn những chiếc áo đủ màu sắc  đính đầy hạt cườm lấp lánh. Tôi cho cô biết loại này không phải áo dành cho cô dâu nhưng cô nói cô chỉ thích những Xì tin  Style) như vậy!

Là người bán hàng, tôi phải tôn trọng lựa chọn của cô. Mà kể ra  cũng  chẳng sao vì ngày cưới là ngày dành cho cô nên cô muốn mặc gì cũng được. Vả lại, nơi đây, người ta tương đối cởi mở, không ai phẩm bình hoặc thắc mắc gì về  lựa chọn riêng tư của người khác. Hơn nữa, cô đã cưới ở Việt nam rồi nên bây giờ  cô có thể mặc bất cứ màu gì cô muốn vì đám cưới này chỉ mang tính chất tượng trưng như một buổi tiệc nhỏ ra mắt bạn hữu. Và như vậy, cũng không nhất thiết cô phải mặc áo màu trắng tượng trưng cho sự trong trắng của cô dâu mới! Rất may, những áo này  đúng sở thích  nên cô  mê mải chọn và  tấm tắc: “Chị biết chiều ý thích  khách chứ ở những tiệm khác, người ta sau khi nghe anh Tiến nói chọn áo cưới là cứ dẫn vào nơi treo toàn áo  trắng, thật chán!” Thú thực, được cô khen mà tôi không biết nên buồn hay vui!

Rồi cô cũng chọn được ba cái áo với  màu, kiểu  khác nhau. Cô  vẫn còn chê ít hạt cườm! Tôi gợi ý cô có thể đính thêm hạt cườm nếu cô muốn nhưng như vậy sẽ quá nặng nề  vì vóc người cô rất nhỏ bé. Cũng không quên nhấn mạnh cho cô biết những chiếc áo cô đã chọn là áo dành cho phù dâu và dạ hội. Cô thẳng thắn thổ lộ ý nghĩ của mình: “Em không sợ ai cười! Em chỉ cần  nó đẹp và độc!”

Cô hớn hở chạy ra ngoài gọi Tiến vào đặt tiền.  Tiến không hề thắc mắc về số lượng áo mà thản nhiên rút thẻ trả tiền. Tôi cảm thấy áy náy nên nhắc cho cả hai biết thời gian trong bữa tiệc có mấy giờ đồng hồ không đủ cho cô chạy ra chạy vào thay áo! Hơn nữa, thay đổi một cái áo rất rắc rối vì có thể làm hỏng kiểu tóc hoặc phấn son trang điểm bị nhoè… Cẩn thận hơn, tôi nhấn mạnh cho Tiến biết những áo cô chọn không phải là loại áo dành cho cô dâu! Tiến hơi ngạc nhiên nhìn Nguyện  như có ý hỏi. Cô tỏ ra khó chịu: “ Đã bảo anh mua áo ở Việt nam mà anh không mua. Áo cô dâu ở đây không đẹp! Em chỉ thích áo có nhiều hạt cườm !”

 Tiến  ưu tư hỏi tôi: “Chị có thấy cô dâu nào mặc loại áo đó chưa?” Nguyện sốt ruột: “Anh không muốn mua  phải không? Thế thì lấy tiền lại rồi đi về, không cưới nữa!” Tiến cuống quýt: “Anh không có ý đó! Cứ áo nào em thích là anh vui rồi! Thôi, chúng em về, cám ơn chị Hân nhiều.”

Người khách cuối cùng  ra khỏi tiệm. cô Phước chủ tiệm thuật lại cho tôi nghe những việc đã xảy ra với Tiến kể từ sau đám cưới. Phước cho biết cô là bạn học của Hường. Hai người tương đối thân nhau nên cô biết rõ cả ba anh em và  coi họ như những người bạn. Cô kể hôm  cưới, Nguyện đã làm cho khách khứa ngạc nhiên vì cách giao tiếp hết sức dạn dĩ ! Cô tỏ ra  là một người lịch lãm. Nguyện tự nhiên nói nói cười cừơi đi lại trong phòng  với một ly rượu mạnh trên tay để cụng ly với tất cả khách dự tiệc! Cô kéo cả Tiến đi cùng nhưng về sau mọi người  thấy Tiến ngồi lại bàn nói chuyện với phù rể mà không sóng đôi cùng Nguyện. Chỉ tới khi Nguyện có vẻ say và nói năng mất tự chủ, Tiến mới ra dìu vợ về bàn! Lúc đó hơn mười giờ nên khách khứa cũng tự động ra về. “Tại sao mấy cô em gái hoặc phù dâu không giúp cô ta?” Tôi hỏi Phước! “Có chứ, phù dâu, Hường, Hạnh rồi cả mấy bác lớn tuổi  nói cô ngồi nghỉ  vì cả ngày đi chụp hình, nghi lễ đám cưới mệt rồi! Thì cũng chỉ dám nói vậy  nhưng cô không hiểu hoặc không quan tâm nên mọi người cũng hết cách.”

Sau đám cưới, Tiến đưa Nguyện đi học lớp tiếng Anh! Nguyện không hứng thú với điều này. Cô thường bỏ học lang thang ngắm phố và dạo shop! Có vẻ cô không thích nếp sống tĩnh lặng, hoặc cô chưa chuẩn bị làm người phụ nữ của gia đình! 29 tuổi nhưng cô vẫn tung tăng. Tiến bận đi làm từ sớm đến tối mới về nhà. Nhiều khi  chẳng thấy vợ đâu, cũng chẳng có nhắn gửi gì, anh lạ phải  tìm Nguyện để  đón cô về! Thường thường  bữa tối, hai người ăn tiệm vì cô ít khi muốn nấu ăn.  Tiến hơi buồn nhưng anh tự an ủi vợ mình chưa quen.  Ngày qua ngày, quan hệ hai người  trở nên xa cách vì có vẻ như Nguyện không muốn hòa vào cuộc sống gia đình.

Sở thích, trình độ hai bên khá khập khiễng.  Cô kết bạn và hòa đồng với một số  người bạn mới  người Việt ở lớp học tiếng Anh  rất nhanh nhưng với người chồng đầu gối tay ấp thì dường như vẫn là một sự gượng ép! Những buổi đi chơi với bạn cũng như dự các party, sinh nhật của bạn, cô chỉ muốn đi một mình. Tiến rất buồn nhưng chẳng biết cách nào làm cô vui. Anh lành và đơn giản quá. Sống từ nhỏ ở nơi ít bon chen, cạnh tranh nên anh không có bản năng ứng xử với  những tính toán nhỏ nhặt.

Rồi không biết do đâu, Nguyện đòi chuyển đi thành phố khác. Thành phố mà cô mới cùng các bạn đi chơi về. Cô muốn sống ở đó vì nơi đó là thủ phủ của người Việt ! Và những người bạn mới của cô cũng lần lượt chuyển đi nơi đó! Cô dồn Tiến vào thế khó! Anh có công ăn việc làm vững chãi  và có nhà riêng của anh đang trả gần xong mortgage! Vả lại, Tiến vẫn thích nơi đây vì đã quen thuộc với anh từ lâu cũng như còn có gia đình hai cô em gái. Anh kiên nhẫn giải thích nhưng chỉ làm mâu thuẫn vợ chồng thêm sâu. Nguyện lúc này gần như không còn muốn nghe Tiến phân trần, giải thích gì. Cô khăng khăng  bắt Tiến phải chiều theo ý mình. Cô cho Tiến biết cô không thể thích hợp với Hường và Hạnh vì họ có học nên khinh khi cô! Cô muốn sống càng xa họ càng hay!

Tiến rất đau lòng khi nghe vợ nói như vậy! Tiến không bênh em nhưng sự thực, những nhắc nhở chân tình của hai cô em gái về kiểu ăn mặc chưng diện lố lăng của Nguyện cũng như cách cư sử của cô đối với Tiến không giống cách cư sử của người vợ dành cho chồng đã làm anh đau đầu rất nhiều! Chính anh cũng rõ, hai cô em gái anh có bằng đại học và có công việc tốt với đồng lương cao  nhưng họ vẫn  thực sự là những người nội trợ đảm trong gia đình! Họ có nếp sống giản dị, lành mạnh như phần đông những người bản xứ. Họ có lý do chính đáng khi nhắc nhở anh trong việc buộc Nguyện phải đi học tiếng Anh cũng như dành nhiều thời gian cho gia đình …  Mục đích của họ chỉ muốn  anh và Nguyện có cuộc sống hạnh phúc thực thụ thôi. Chính cách sống khác nhau giữa Nguyện và hai cô em gái đã làm cho Nguyện nảy sinh ác cảm là hai cô đã coi thường Nguyện!

Tuy nhiên, anh vẫn nhỏ nhẹ nói vợ đừng chấp những điều đó cũng như anh sẽ hạn chế việc qua lại thăm  hai cô em gái dù anh biết nói cô cũng không  tiếp thu. Dường như anh cũng  mơ hồ nhận thấy  Nguyện đã có chủ đích của riêng cô. Kiên nhẫn mãi rồi Tiến cũng phải buông tay vì tự ái của người đàn ông! Nguyện đã nói thẳng cho anh biết về luật lệ qui định cũng như quyền lợi của người phụ nữ nơi đây nếu như có đủ bằng chứng để chứng minh người phụ nữ đó bị hành hạ về thể chất cũng như tinh thần! Cô cũng  cho anh biết cô có khả năng làm những gì cô muốn nếu anh phản đối  yêu cầu cô đưa ra!

Kể ra, một cô gái vùng quê ít học mới chân ướt chân ráo đến đây mà hiểu rành rẽ quyền lợi ưu tiên dành cho  phụ nữ trong luật hôn nhân  cũng như  cách xếp đặt mọi việc tuần tự một cách khoa học như cô quả là người có bản lĩnh. Cũng không biết do đâu mà cô hiểu  rõ ràng  về luật pháp hiện hành như một luật sư?  Rồi  không hề nói cho Tiến biết, cô tự ý  đi tới nhà người bạn  ở  và phone về cho anh đồng thời nêu những điều kiện cô đưa ra để anh lựa chọn! Theo đó,  cô sẽ không đòi hỏi anh cấp dưỡng hay chia tài sản nhưng bù lại, anh phải hoàn thành toàn bộ thủ tục để cô trở thành công dân chính thức rồi hai người sẽ chia tay nhau êm thắm!

Cô kết luận: “Như vậy, anh chẳng mất gì còn tôi, tôi đã mất cái đáng quý nhất của người con gái! Anh vẫn còn nhà cửa của anh! Nếu tôi “cạn tàu ráo máng”  như người khác, tôi bắt cưa đôi tài sản,  anh làm gì được tôi?”

“Thế Tiến có làm như lời cô ta không?” Tôi hỏi. Phước nói,  “Chị biết đấy, Anh Tiến  là  người sống rất lành,  ít va chạm. Miệt mài vừa học vừa làm lấy được mảnh bằng  rồi lại làm việc! Cái môi trường anh tiếp xúc hoàn toàn lành mạnh nên anh ấy không biết những ngóc ngách khuất khúc của con người! Hình như anh ấy vẫn chưa nhìn ra bộ mặt thật của Nguyện mà còn bị dằn vặt bởi anh không  chăm sóc Nguyện nên cô mới buồn mà bỏ ra đi!”

Rồi Phước nhìn tôi, chặc lưỡi: “Đọc báo cứ thấy nói những cô gái quê mười chín, hai mươi ớ VN lấy chồng Đài loan, Hàn quốc trên bốn mươi tuổi rồi về đó làm nông dân cực nhọc còn bị hành hạ mà vấn  lao vào như thiêu thân! Cô Nguyện này  có phước mà không biết hưởng! Đã 29 tuổi, còn trẻ trung gì nữa! Cô không ế là may vậy mà lấy  được tấm chồng tử tế lại làm màu. Số anh Tiến đen như ruồi! Dạo còn ở đại học anh cũng có mấy cô thương nhưng anh cứ mải lo học nên bỏ lỡ cơ hội.  Buồn cái là lẽ ra, anh phải biết đã bị người phản bội nhưng anh ấy lại cứ tự trách mình!  Giữ  người muốn ở lại chứ giữ sao được người muốn đi! Kể từ đó anh ấy  bị trầm cảm, bất cần đời  và khật khùng như chị thấy đó! Hường và Hạnh cũng tự trách chúng  đã làm khổ anh mình! Phải tay em  thì em sẽ đưa cô ta ra ánh sáng  cho rõ trắng đen! Nhưng thôi, để coi cô ta sẽ làm mưa làm gió được gì ở  đây! Chị có đoán trước  kết cục như thế nào không?”

Tôi không muốn biết đến  cái kết cục dành cho cô Nguyện mà chỉ thấy thương cảm cho những người muốn có cuộc sống bình an như Tiến  mà điều bình thường đó dường như cũng vượt khỏi tầm tay.
 

 

 



Minh Thành




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Aug/2011 lúc 11:40am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Sep/2011 lúc 11:47am
ĐƯÁ CON DÂU
Tràm Cà Mau
 
Bà Năm rất hãnh diện vì Tâm, đứa con trai học hành chăm chỉ. Tâm tốt nghiệp bằng bác sĩ y khoa, thực tâp tại bệnh viện sắp xong, và chuẩn bị đi làm việc.
Tâm thường ôm đàn, búng tưng tưng và hát nghêu ngao.Tâm thường lập đi lập lại những câu hát ca ngợi "người em gái" nào đó. Lời rất dịu dàng, êm ái. Bà Năm nghe Tâm hát mãi, nói rằng:
- Em gái của anh, thì anh la mắng, nạt nộ, sai làm chuyện nầy, bảo làm chuyện kia, còn bắt phạt, bắt quỳ. Còn em gái người ta, thì bốc lên thấu tận trời xanh.
Tâm trả lời yếu đuối:
- Bài hát mà má. Thì rồi em Hương nhà mình, cũng sẽ được mấy anh con trai dại dột khác, bốc lên thấu trời xanh thôi.
- Sao anh không bốc em của anh lên một chút, cho nó vui, sung sướng. Có hơn là đi bốc thiên hạ không?
Bà Năm thường làm hết mọi việc trong nhà ngoài ngõ. Anh con trai chưa bao giờ mó tay vào làm bất cứ chuyện nhỏ nhặt nào trong gia đình nầy, từ rửa chén bát, hút bụi nhà, sửa cái bóng đèn đứt dây, cắt cỏ, quét lá trong vườn. Anh như một người khách thuê khách sạn, trong ngoài, mọi sự đã có người khác lo. 
Một buổi sáng chủ nhật, bà thấy Tâm đem máy ra, cắt cỏ sân trước nhà. Bà ngạc nhiên, há hốc miệng đứng nhìn đứa con trai đang hì hục, vụng về đẩy chiếc xe cắt cỏ. Xưa nay, anh chưa hề đụng đến việc nhà. Anh đã quen thói. Có nhờ được anh cũng khó khăn, và chưa chắc đã làm. Anh cứ lần khân mãi, rồi quên việc người khác nhờ.. Hôm nay bà thấy Tâm cắt cỏ cẩn thận, cắt đi cắt lại, nghiêng đầu nhìn ngắm mãi, cho đến khi vừa lòng mới thôi. Bà Năm đứng chống nạnh, âu yếm nhìn con:
- Sao hôm nay con giỏi thế? Cắt cỏ giúp cho bố mẹ. Lại cắt cẩn thận, cắt đẹp nữa!
Tâm nhìn mẹ cười, và nói tỉnh bơ:
- Tuần trước, Lam ghé đây chơi, thấy cỏ cao, bảo con sao không cắt cho đẹp vườn.
- Lam là ai?
- Là bạn gái của con.
Bà Năm hừ một tiếng nhỏ tức tối. Con của Bà sinh ra, nuôi nấng, thương yêu, bà nhờ không được, bà nói không nghe, thế mà cái con Lam nào đó, mới mở miệng một tiếng, thì nó lại răm rắp làm. Trong lòng bà, bỗng thấy không ưa cái con Lam kia. Bà cảm thấy hơi buồn  
2. 
Sáng chủ nhật, bà pha cà phê cho chồng, và pha luôn cho Tâm một ly. Bà biết hai bố con đều ghiền, buổi sáng không có ly cà phê thì xem như mở mắt không ra. Thấy anh con trai không buồn động đến ly cà phê thơm, bà hỏi:
- Sao con không uống liền đi, để nguội mất ngon, hương cà phê bay đi hết.
- Thôi, con không uống cà phê nữa má à. Con đang tập bỏ cà phê.
- Sao vậy?
- Lam bảo con bỏ cà phê! Uống cà phê không tốt.
Nghe con nói mà bà điên tiết, muốn lộn máu lên. Lam là đứa nào, có quyền lực gì, mà làm cho thằng con trai cưng, thương yêu của bà răm rắp tuân lời? Bà thương con, muốn cho con vui, bà ra lệnh:
- Uống đi. Mẹ đã pha ra rồi. Ðừng uống quá nhiều thì thôi, chứ vừa phải, cà phê cũng tốt cho sức khỏe.
- Anh con trai cưng của bà, đánh trống lảng, rồi bỏ lên lầu, không đụng đến ly cà phê bà đã pha. Bà Năm bực bội, quậy ly cà phê và uống từng ngụm nhỏ. Bà nói với chồng:
- Thằng Tâm nhà mình thế mà dại gái. Cha mẹ nói cho rát họng, thì không nghe, cái con nhỏ vất vơ nào đó, nói ra cái gì, thì nó răm rắp nghe theo như kinh điển. Thiệt là bực. Con mình sinh ra, dạy dỗ, nuôi nấng, mà nó không xem mình bằng ...
Ông chồng bà cắt ngang:
- Thôi bà ơi. Nó cũng đã lớn rồi, khi mới yêu, thì ai cũng vậy, mai mốt sẽ khác. Bà có nhớ không, hồi xưa khi tôi mới yêu bà, tôi cũng nghe theo bà răm rắp ...
- Bây giờ thì ông không thèm nghe theo tôi bất cứ chuyện gì nữa. Lại còn nạt nộ, gầm gừ.
- Có chứ, khi nào bà nói đúng thì tôi nghe theo, chứ bà sai, bắt tôi theo sao được? Ngay cả bà nội tôi, nếu nói sai, thì tôi cũng phải thưa lại cho đúng, chứ huống chi là vợ?
- Ừ, bây giờ anh có tôi rồi, thì xem thường nhé!
- Vẫn quý vợ như thường. Nhưng đúng sai, phải làm cho ra lẽ.
Mỗi lần bà thấy Tâm không hớt tóc theo kiểu cũ, lối tóc xửng ra như rễ tre, mà hớt lối mới trông gọn gàng, lịch sự hơn. Bà khen Tâm. Tâm nói rằng Lam không thích kiểu tóc cũ. Nghe mà bà giận, bực mình. Nhưng bà công nhận kiểu tóc mới, con bà trông đàng hoàng hơn.
Mấy tuần sau, khi Hương đi chơi về, báo cho bà Năm biết:
- Mẹ ơi, Con gặp anh Tâm đang bưng thức ăn cho khách tại tiệm Hương Bình. Anh còn cắt rau, nhặt tôm, phụ bếp nữa.
- Mẹ không hiểu con nói gì.
- Tiệm của bố mẹ chị Lam ấy mà! Anh ấy đến đó làm việc, lấy điểm với ông bà già chị Lam.
Bà Năm mặt mày nhăn nhó, thở dài, thất vọng nói:
- Tiền bạc nó đâu có thiếu. Ở nhà thì chưa bao giờ rửa cái bát. Chưa bao giờ nấu nồi nước sôi giúp mẹ. Chắc cũng làm không công. Thế mà, thế mà ...
Ngay tức thì, bà kêu Hương lái xe cho bà đi xem mặt mũi cái con Lam kia ra thế nào, mà sai khiến được ông con cưng của bà như vậy.  
3. 
Bà Năm hầm hầm đi theo con gái, miệng mím lại. Hương dặn bà đừng vào tiệm, đi ngang qua bên ngoài dòm vô thôi. Hai mẹ con đi qua tiệm nhiều lần. Khi được nhìn thấy mặt đứa con gái tên Lam, bà càng giận hơn. Trở về nhà, bà bứt rứt, đi lui đi tới, chờ anh con trai cưng về; bà sẽ cho một trận tơi bời cho đã giận. Khi Tâm về nhà, chưa kịp thay áo, đã bị bà Năm gào to:
- Khôn nhà dại chợ, việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng. Việc nhà không đụng móng tay vào, ra ngoài thì làm mọi không công cho thiên hạ. Học hành cho giỏi, đỗ đạt bằng cấp nầy nọ, mà vẫn cứ ngu dại như thường.
- Thưa mẹ, mẹ nói gì?
- Thằng ngu! Cái con Lam đó, xấu xí, da ngăm, trán ngắn, mắt hí, mũi xẹp, miệng móm, ngực lép, mông teo. Ðã ăn phải bùa mê thuốc lú của nó chưa, mà đi làm mọi cho gia đình nó? Nếu nó đẹp đẽ, nghiêng nước nghiêng thành, mà mê nó, thì không nói làm chi. Xấu xí như vậy, mà cũng mê muội, mới tức chứ. Cha mẹ nói thì không nghe, lại nghe lời đứa con gái vất vơ đó. Tưởng cành vàng, lá ngọc, con vua, cháu chúa chi cho cam, con nhà tiệm ăn ...
- Mẹ đừng kỳ thị. Mẹ từng nói với con, nghề nào cũng quý. Sao bây giờ mẹ chê nghề tiệm ăn? Mẹ thấy Lam xấu, mà con thấy đẹp thì sao? Tùy theo khiếu thẩm mỹ của mỗi người.
Bà Năm cười chán nản, và chế nhạo. Lặp lại một lần nữa, cái nhận xét của bà về cô Lam:
- Ừ, cái khiếu thẩm mỹ của anh lạ lắm, đen điu, trán ngắn, mắt hí, mũi xẹp, miệng móm, người lép kẹp, là đẹp, đẹp lắm. Ha ha ha ...
- Nhưng tổng hợp tất cả lại, thì nhìn rất có duyên mẹ à. Con gái, có duyên thì thu hút và hấp dẫn hơn đẹp. Con không cần vợ đẹp. Mấy cô đẹp, thì kênh kiệu, vác cái mặt lên, đòi hỏi đủ điều, và tham vọng không bao giờ ngừng. Họ khó khăn, họ tưởng đâu có cái đẹp là có quyền hành như bà hoàng. Lấy mấy cô nầy làm vợ, mệt lắm, và chưa chắc đã được lâu bền.
Bà Năm há miệng ra vì ngạc nhiên, nhìn ông con trai của bà chòng chọc. Bà nói:
- Khiếp, ăn nói như cụ già tám mươi. Ai dạy cho anh những điều đó? Thôi, anh đã khôn đến vậy, thì mẹ chịu thua.
- Thì ba mẹ vẫn thường nói vậy, và kinh nghiệm riêng của con cũng thấy thế.
Thương và cưng con, bà không muốn con bà thương ai hơn, nghe lời ai hơn là nghe lời bà. Cái ác cảm với cô Lam không làm sao vơi được trong lòng bà.  
4. 
Những khi Tâm mời Lam về nhà chơi, bà Năm cố tình làm mặt lạnh nhạt, và để lộ ra rằng, bà không ưa cô. Bà còn nói bóng gió xa gần rằng, đàn bà không có ngực, sau nầy khó nuôi con. Ðàn bà vòng mông nhỏ, sinh con khó, hiếm muộn. Lam vẫn vui vẻ, bình thường, làm như không biết bà Năm đang ám chỉ cô. Thấy thái độ của mẹ, Tâm không dám đem Lam về thăm nhà thường xuyên. Ông Năm khuyên vợ rằng:
- Bà càng tỏ ra chống đối, thì chúng nó càng khắng khít. Tình yêu là một thứ kỳ cục, càng có nhiều trắc trở, thì càng nhiều nồng nàn, cháy bỏng. Tình yêu xuôi chèo thuận mái quá, thì cũng không bền. Bà cứ để cho chúng nó tự do tìm hiểu nhau, đừng gây trắc trở, khó khăn, mà sau nầy có hậu quả không tốt, con dâu nó xa lánh gia đình chồng, và mình cũng mất con luôn.
Bà Năm cũng hiểu thế. Nhưng cái ghét bỏ cô Lam vẫn tiềm tàng trong lòng bà. Có lẽ tại vì Tâm nghe lời cô nầy răm rắp, mà không nghe lời bà, là người mẹ đã dành hết yêu thương cho con. Nó coi người khác quan trọng hơn bà. Ông Năm nói rằng, việc chi mà ganh tị tình thương? Khi còn trẻ, thì ganh với bà mẹ chồng, bây giờ thành bà mẹ chồng, thì lại ganh với con dâu.
Cứ cái vòng luẩn quẩn quay đi quay lại mãi, không được gì, mà chỉ gây thêm sứt mẻ, lộn xộn. Dân Á đông, thì mẹ chồng nàng dâu lục đục.Dân Âu Mỹ, thì mẹ vợ và con rễ không ưa nhau. Có cả ngàn câu chuyện chế giễu bà mẹ vợ do các ông viết ra. Như chuyện diễu về ông Adam, thủy tổ loài người, bảo rằng ông nầy là người đàn ông sung sướng nhất, vì ông không có một bà mẹ vợ.
Dù cho bà Năm có bóng gió, nói xấu cô Lam đến mấy, anh con trai cưng của bà vẫn không suy suyển cái tình si dành cho cô nầy. Bà mẹ có dàn cảnh, giới thiệu cho anh bao nhiêu cô gái khác, đẹp hơn, anh cũng không màng liếc mắt đến.
Bà Năm cắn răng chấp nhận cho Tâm cưới cô Lam. Bà tiếc rằng, từ nay những bà bạn có con gái đến tuổi cặp kê, hết o bế bà , bớt nồng nàn, tử tế như xưa.
    
5. 
Sau đám cưới, bà Năm xuống nước năn nỉ Tâm khoan dọn ra riêng. Anh con trai không trả lời dứt khoát, và cho biết tùy theo ý kiến của vợ. Bà Năm phải nói thẳng với cô con dâu rằng, nếu các con khoan dọn ra riêng, thì sẽ tiết kiệm được một số tiền, mua nhà sớm hơn, và tốt hơn.
Cô con dâu vui vẻ trả lời rằng, nếu ba mẹ cho chúng con ở chung trong thời gian đầu, thì chúng con mừng lắm, được ba mẹ cho ở, cho ăn, và gia đình sum vầy, thì vui hơn là tách biệt ra. Câu nói của đứa con dâu làm bà mát ruột. Sau thời gian đầu bỡ ngỡ, đứa con dâu dần dần thích nghi với sinh hoạt của gia đình. Ban đầu, bà Năm nghĩ rằng, lại phải hầu hạ thêm một cô nương nữa. Bà không ngại, miễn sao giữ anh con trai cưng của bà lại trong gia đình là được. Mỗi khi cô con dâu tự ý làm giúp cho ông bà việc gì, bà Năm nói nhỏ với chồng:
- Cô dâu nầy, ưa làm màu lắm.
Ông chồng bà trả lời:
- Thà có đứa con dâu làm màu, còn hơn là đứa ngang ngạnh, không coi ai ra gì. 
Nhiều buổi sáng rất sớm, bà Năm nghe tiếng thở phì phò, tiếng huỳnh huỵch ngoài phòng khách, bà tưởng hai vợ chồng anh con trai đang làm trò khỉ. Một lần bà hé cửa nhìn xuống lầu, thấy Tâm và Lam đang múa tay, múa chân tập thể dục. Bà lắc đầu. Con trai bà, chưa thấy tập thể dục bao giờ, nay vì vợ mà tập. Bà cho rằng, con trai mà nghe lời vợ quá, cũng không tốt. Bà thử múa tay, uốn éo thân mình theo các cử động của hai người, bà nghe khoái cảm trong bắp thịt, xương cốt, và tiêu tan bớt rất nhiều mỏi mệt. Không lâu sau đó, nhiều buổi sáng, bà tập thể dục theo con, và cả ông Năm cũng tham gia. Trong phòng khách buổi sáng, theo tiếng hô của Lam, bốn người nhịp nhàng múa tay chân, hít thở trong vòng hai mươi phút trước khi ăn điểm tâm và đi làm việc. Mỗi sáng thứ bảy, chủ nhật, Tâm lái xe ra công viên rất sớm, cùng cha mẹ và vợ, chạy bộ vòng quanh sân cỏ, hít thở không khí trong lành, tập những động tác uyển chuyển.
Sau đó, cùng đi ăn sáng. Bà Năm cảm thấy, nhờ có đứa con dâu mà tình mẹ con của bà gần gũi hơn, sau bao nhiêu năm gần như gián đoạn, kể từ ngày anh bước vào tuổi mười tám, hai mươi.
Hai ông bà Năm trở nên mê cái món cháo gạo lức, nấu đặc rền, ăn với cá nục kho khô, mặn, có tiêu ớt. Ăn vào buổi sáng, do cô con dâu nấu. Ban đầu bà Năm cười cái món ăn nầy của người nhà quê. Nhưng cô dâu nói rằng, đây là món ăn vua chúa, chứ không phải món nhà quê. Sử sách có chép rõ, các ông vua triều Nguyễn rất khoái ăn cháo trắng buổi sáng. Ông bà Năm cũng phải công nhận ăn cháo vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe, bớt được chất béo, chất đường. 
6. 
Mỗi buổi chiều, bà Năm về nhà trước con dâu chừng nửa giờ. Bà vào bếp chuẩn bị, cắt rau, cắt thịt. Cô con dâu vất xong cái cặp vào phòng, chạy vội xuống bếp, phụ mẹ chồng sửa soạn cơm tối. Thời gian đầu, cô phụ làm các việt lặt vặt, chỉ làm những chuyện mẹ chồng sai bảo. Cô con dâu phụ bếp, dù không phụ được gì nhiều, nhưng bà Năm thấy vui, tự ái của bà không bị tổn thương. Bà có thể hầu chồng, hầu con, chứ không muốn mang tiếng làm mọi cho cả con dâu. Nhìn thấy cô con dâu vui vẻ, hát hò trong khi làm bếp, bà cũng vui lây. Thì ra, cô làm với tấm lòng, với sự chia xẻ, chứ không phải miễn cưỡng. Cô con dâu múa dao lia lịa, cắt hành, cắt rau, ớt, nhanh như các anh đầu bếp Tàu chiếu trên truyền hình. Thỉnh thoảng, cô con dâu đề nghị bà Năm nấu món ngon cho cả nhà, ăn chơi cho vui, ăn chơi ngon hơn ăn thật, cô lảnh trách nhiệm nấu các món nầy. Cô nấu phở, bún bò, cháo lòng, hủ tiếu, bánh canh, bún riêu, mỗi chiều ăn một món thay cơm. Cả nhà vui vẻ hơn, ông Năm nói rằng, nấu ở nhà ngon như thế nầy, thì đi tiệm làm gì. Bà Năm học thêm được những bí quyết nấu ăn của cô dâu, và cộng thêm kinh nghiệm cũ, bà nấu càng ngon hơn. Bà mời bạn bè chồng đến, trổ tài nấu nướng. Nhiều người khen và khuyến khích bà ra mở tiệm ăn. Bà con, bạn bè đòi hùn vốn mở tiệm. Bà Năm sung sướng và quyết định thôi việc, ra làm kinh doanh. Trong một bữa ăn, cô con dâu nói với ông bà:
- Dì Chính bảo rằng, nếu mình ghét ai thậm tệ, muốn trả thù, thì cứ đem tiền cho mượn, xúi họ mở tiệm ăn, cho họ khổ, bỏ ghét. Làm tiệm ăn, khách ít thì lo, khách đông thì khổ, làm một ngày mười sáu, mười tám giờ cũng không hết việc. Nắng cũng lo, mưa cũng lo. Cực lắm, đầu bếp cũng cực, phụ bếp cũng cực, chủ tiệm còn cực hơn. Dì Thu bạn của mẹ con mở tiệm phở, bị ông đầu bếp bóp cổ, phải kêu cảnh sát can thiệp. Ông đầu bếp mệt và cực quá, mà Dì thì quá lo lắng, thúc hối, hỏi han. Ông nổi khùng, bóp cổ Dì. Bố mẹ con, lỡ mở tiệm, không lui được nữa, cực lắm lắm, ông bà mệt quá, gây gỗ nhau hoài. Nếu mẹ muốn mở tiệm ăn, thì hãy suy nghĩ cho kỹ lại. Ít nhất cũng giả vờ đi làm công cho thiên hạ, phụ bếp hoặc làm đầu bếp vài ba tháng cho biết đá biết vàng. Rồi quyết định.
Nghe con dâu nói bà hoảng hồn. Không dám ra làm kinh doanh nữa. 
7. 
Nhiều hôm, cô con dâu hớt hải chạy về kêu bà Năm thay áo quần ra xe đi gấp, ra phố mua hàng với cô. Vì hàng hạ giá, chỉ còn một hôm nữa là hết hạn. Cô ríu rít khoe rằng có người mách cho biết, hàng hạ xuống trên bảy mươi lăm phần trăm, không mua uổng lắm.
Bà vui vẻ ngồi bên đứa con dâu, cô vừa lái xe vun vút trên xa lộ, vừa nói chuyện vui vẻ. Khi vào tiệm, cô ép bà thử áo nầy, thử váy kia, tíu tít. Rồi cô con dâu dành trả tiền mua áo quần cho mẹ chồng. Để bà khỏi thắc mắc, cô nói:
- Tiền nầy do anh Tâm làm ra, mẹ có quyến xài. Anh Tâm sẽ rất vui, khi biết mẹ dùng tiền nầy.
Sau đó, hai mẹ con rủ nhau đi ăn, ngồi nói chuyện trong quán, và mua thức ăn về cho cả nhà.
Có lần bà Năm giận ông chồng, ngồi khóc. Cô con dâu đến ôm bà, vuốt ve và hôn lên trán bà mà an ủi. Cô kéo bà đứng dậy, đi rủ bà lên San Francisco chơi.
Hai mẹ con đi bộ long rong qua chợ Tàu. Khi đã mỏi chân, cô con dâu cùng bà vào quán cà phê, ngồi ở dãy bàn dọn lấn ra trên lề đường cùng uống trà, ăn kem. Ngồi nhìn thiên hạ qua lại, cô con dâu nói với bà:
- Ngồi đây, đôi khi cũng thấy tâm hồn thư giản. Nhìn cái tất bật của thiên hạ, thấy cái nhàn nhã của mình, rồi biết quý cái hạnh phúc đơn sơ mà mình đang có.
Bà Năm cũng thấy vui vui, và quên bớt đi cái giận hờn ông chồng. Cô dâu nói với bà:
- Trời có khi nắng khi mưa, vợ chồng có khi vui khi buồn. Rồi mọi sự đều qua. Khi nào buồn, con đem mẹ đi chơi, giải trí. Hôm nào hai mẹ con mình rủ nhau đi xem chớp bóng, khuya mới về, để cho các ông ở nhà chờ, và đói một bửa chơi. Như vậy, các ông mới biết quý cái không khí ấm áp của bữa cơm bình thường mỗi ngày trong gia đình. 
Mỗi buổi sáng, ông Năm đều nhắc rằng, nhờ có cái máy cà phê áp suất do cô con dâu mua tặng, nên ông có cà phê ngon mà uống. Đến sở khỏi phải tốn tiền mua cà phê áp suất bên góc đường. Nhiều hôm cô con dâu mua thức ăn ngon bên ngoài đem về. Ríu rít nói là cô ăn ngon quá, mua về cho cả nhà ăn cho vui. Không cần ăn ngon hay dở, nghe thế là bà Năm đã cảm động. Xưa nay, con bà, chồng bà, chưa hề thấy ngon mà mua về cho bà.
Sau một thời gian ở chung với cô con dâu, đi đâu, bà Năm cũng khoe là bà có thêm một đứa con gái, có thêm một người bạn thân để tâm sự khi vui buồn. Bà nói thêm, từ ngày anh con trai có vợ, gia đình thấy vui vẻ, hạnh phúc và thương yêu nhau hơn. Bà khen anh con trai khôn ngoan và khéo chọn bạn trăm năm. Bà không còn chê cô dâu là trán ngắn, mắt hí, miệng móm nữa. 
8. 
Một hôm đã khuya, bà Năm thức giấc xuống lầu uống nước, thấy có bóng người thấp thoáng ở sân sau nhà, bà ghé mắt nhìn. Trăng vằng vặc trải ánh vàng xuống khắp vườn. Bà thấy Tâm quàng tay qua vai vợ ngồi tựa ngữa, chân gác lên ghế. Bà nghe tiếng thì thầm:
- Đôi khi thấy mẹ anh thương, và bênh em, làm anh phát ghen lên. Em làm gì mà mê hoặc được mẹ anh đến thế?
Tiếng cô con dâu trong trẻo đáp lại:
- Thương yêu và thông cảm. Đem hết tấm lòng mình ra mà đãi người, rồi sẽ được đáp lại bằng tấm lòng. Nhờ em biết thương yêu ba mẹ anh như ba mẹ ruột, thì ông bà mới thương yêu em như con ruột. Em có thêm một ông bố, một bà mẹ, một cô em, có thêm nhiều tình thương. Từ đó, vợ chồng mình hòa thuận hơn, thương yêu nhau hơn, và lâu bền hơn, hạnh phúc hơn.
Bà Năm len lén trở lại phòng, chíp miệng và nghĩ rằng, bà đã già một đời mà còn ngu dại, cứ ganh ghét với gia đình chồng, ganh ghét với con dâu. Bọn trẻ con ngày nay, có nhiều đứa khôn nứt hạt.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 08/Sep/2011 lúc 1:50pm
Những người lính Mỹ sau cuộc chiến
 
Nguyễn Duy An là người Á Châu đầu tiên đảm nhận chức vụ Senior Vice President National Geographic tổ chức văn hóa khoa học lớn nhất thế giới.
Bài viết của ông mang theo một thông tin đặc biệt: Truyền hình National Geographic chiếu phim 'Inside the Vietnam War' nhân kỷ niệm 40 năm trận chiến Mậu Thân.
---
 
Tôi rất ngạc nhiên khi bà thư ký dẫn vị sĩ quan an ninh của Sở vào văn phòng với nét mặt hoảng hốt và rụt rè lên tiếng:
- Duy à... Có chuyện rồi! Ðại Úy Morrow cần gặp riêng Duy. Bà ta vội vã quay lưng, với tay đóng cửa và bước nhanh ra ngoài. Tôi vừa bắt tay Đại Úy Morrow vừa hỏi:
- Mời Đại Úy ngồi. Anh tìm tôi có việc gì quan trọng?
- Xin lỗi anh Duy nhé. Ở dưới nhà có 3 người 'homeless' cứ nằng nặc đòi gặp anh cho bằng được. Nhân viên an ninh đã giữ họ lại và báo cáo cho tôi tìm gặp ông để thảo luận. Những nguời này có vẻ không đàng hoàng... nhưng có một nguời tên Norman khai rằng anh là bạn của hắn ta.
- Ồ... Ðó là anh chàng thỉnh thoảng vẫn thổi kèn Saxophone kiếm tiền ở trạm xe điện ngầm Farragut West đó mà. Anh ta đàng hoàng lắm, không sao đâu, để tôi xuống gặp họ.
- Anh chờ chút. Chúng tôi muốn sắp xếp để canh chừng vì hai anh chàng kia trông có vẻ 'ngầu' lắm. Mấy tay này cứ luôn miệng chửi thề và 'càm ràm' với giọng điệu rất hung hăng về cuộc chiến Việt Nam. Tôi đoán chắc họ thuộc nhóm cựu chiến binh Việt Nam mắc bệnh tâm thần... Anh tính sao?
- Tôi nghĩ không cần thiết lắm đâu. Tôi biết tôi không thể dẫn họ lên văn phòng, nhưng có thể mời họ vào 'cafeteria' uống ly nước, chắc không sao chứ?
- Cũng được, nhưng cẩn thận vẫn hơn. Ðể tôi bảo nhân viên để ý trông chừng trong lúc anh gặp họ ở 'cafeteria'. Anh không ngại chứ?
- Cám ơn các anh, nhưng đừng lộ liễu quá, họ tủi thân.
Trong lúc theo với Đại Úy Morrow xuống nhà gặp 'khách', tôi nghĩ về kỷ niệm quen biết Norman từ gần 10 năm trước.
Hồi đó, tôi mới về làm cho National Geographic, vì chưa quen đường xá ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn nên thường đi làm bằng xe 'Metro'. Một buổi sáng thứ sáu, tôi đi trễ hơn bình thường vì phải ghé qua trường học để ký một số giấy tờ cho các con trước ngày tựu trường. Vừa ra khỏi xe điện ngầm ở trạm Farragut West, tôi nghe vọng lại tiếng kèn Saxophone rất điêu luyện đang 'rên rỉ' bài Hạ Trắng:
Gọi nắng... trên vai em gầy đường xa áo bay
Nắng qua mắt buồn, lòng hoa bướm say
Lối em đi về... trời không có mây
Đường đi suốt mùa nắng lên thắp dầy...
Lên khỏi cầu thang ở trạm xe điện, tôi sững sờ khi trông thấy một nguời Mỹ 'homeless' đang 'ngất ngưỡng' thả hồn vào một cõi xa xăm vô định, miệt mài thổi Saxophone. Bài hát vừa dứt, đám đông vây quanh vừa vỗ tay tán thưởng, vừa bỏ một vài đồng bạc lẻ vào cái mũ vải bên cạnh... Tôi tiến đến gần hơn, móc ví lấy tờ giấy bạc $10 bỏ vào mũ biếu anh ta, một người Mỹ có lẽ là cựu chiến binh Việt Nam vì anh ta đang mặc chiếc áo khoác quân nhân, với bảng tên Norman Walker trên túi áo và bên cạnh còn treo lủng lẳng một số huy chương. Tôi chưa kịp bỏ tiền vào mũ, anh ta đã hỏi bằng tiếng Việt:
- Mày Việt Nam hả? Biết bài hát vừa rồi không?
- Ðương nhiên rồi. Ông thổi kèn rất hay và có hồn. Ông nói tiếng Việt cũng giỏi.
- Ðại khái thôi. Kêu mày tao được rồi. Tao đã từng đấm đá gần 8 năm trời trên quê hương của mày, nhung khi trở về bị quê hương tao ruồng bỏ. Nản bỏ mẹ. Tao nhớ Việt Nam nên tập thổi nhạc Trịnh, thỉnh thoảng ra đây biểu diễn kiếm thêm ít đồng mua cơm mua cháo sống qua ngày với đám bạn không nhà không cửa trở về từ cuộc chiến.
- Ông...
- Lại ông nữa. Mày tao cho thân tình. Không phải người Việt tụi mày vẫn nói thế sao?
- Tôi không quen gọi người lạ như thế. Hay gọi nhau là 'anh tôi' được không?
- Tùy mày. Tiếng Việt tụi mày rắc rối lắm. Mày có cần phải đi làm chưa?
Tao phải tiếp tục thổi thêm vài tiếng nữa mới đủ sở hụi. Tao nghỉ lúc 11giờ, mày có thể tới nói chuyện. Nếu bận thì thôi. Thứ Sáu nào tao cũng làm ăn tại đây. Nếu không chê, mày có thể trở lại.
- Tôi sẽ trở lại trước 11 giờ. Văn phòng tôi làm việc cũng chỉ cách đây một quãng đường ngắn.
-Mày không sợ hả?
-Sợ gì?
-Tụi tao là loại nguời bị ruồng bỏ và khinh chê.
- Không có đâu. Tôi sẽ trở lại.
- Ði đi. Hẹn gặp lại.
Tôi đã trở lại gặp Norman và mời anh ta cùng ăn trưa hôm đó. Anh ta rất cảm động, và chúng tôi trở thành 'bạn' từ dạo đó. Tôi thắc mắc tự hỏi không hiểu tại sao hôm nay Norman không gọi điện thoại cho tôi mà lại dẫn theo hai người bạn tới văn phòng tìm tôi, gây xáo trộn cho thêm rắc rối.
Tôi chỉ sợ Norman và bạn của anh ta sẽ buồn và mất cảm tình với National Geographic cũng như cá nhân tôi vì bị những nhân viên an ninh của sở 'hạch hỏi'. Ðã từ lâu lắm rồi, tôi cảm nhận được nội tâm đơn thuần và tính tình chân thật của những cựu chiến binh không nhà không cửa lang thang khắp đường phố thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Có những người đã từ bỏ tất cả để sống kiếp lang thang tại vùng thủ đô để thỉnh thoảng có dịp ghé thăm và tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến được khắc tên trên bức tường cẩm thạch mầu đen ở đài tưởng niệm Binh Sĩ Hoa Kỳ Trong Cuộc Chiến Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial).
Những cựu chiến binh râu ria xồm xoàm, quần áo rách nát và bẩn thỉu, thân thể xâm đầy những bức hình ngổ ngáo hay những dòng chữ ngang tàng để che dấu một nội tâm lúc nào cũng khắc khoải trong đau thương tủi nhục và nhức nhối từng đêm vì những ám ảnh từ cuộc chiến Việt Nam. Tôi cảm thương với hoàn cảnh của họ và trân quý những hy sinh họ đã dành cho Quê Hương Yêu Dấu Việt Nam của chúng ta.
Vừa gặp mặt, Norman xiết chặt tay tôi cười lớn, rồi lên giọng:
- Gặp mày còn khó hơn gặp sĩ quan cao cấp ngoài mặt trận nữa. Hôm nay nói tiếng Anh nhé. Bạn tao không biết tiếng Việt và tao cũng không muốn đám 'cớm dổm' ở đây nghi ngờ, gây thêm phiền phức cho thằng bạn người Việt rất thân của tao.
Norman đổi giọng, nói tiếng Anh:
- Ðây là thằng Duy rất thân của tao. Nó là nguời Việt tỵ nạn nhưng đang làm lớn ở đây. Chắc nó giúp được tụi mình. Còn đây là Bernie và Bob, hai thằng bạn thân 'homeless' của tao.
Norman vẫn không buông tay nên tôi đành bắt tay trái với Bernie và Bob, rồi lên tiếng mời:
- Mời các bạn xuống 'cafeteria' uống nước và nói chuyện.
- Có tiện không? Hay tụi tao chờ mày ở ngoài kia, lúc nào rảnh ra nói chuyện.
- Không sao đâu. Tuy nhiên, Norman đừng đòi cà phê sữa đá, ở đây không có đâu. Norman cười ha hả trả lời bằng tiếng Việt:
- Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi! Ðúng không? Rất đúng. Nghe giống hệt 'một ông già Bắc kỳ' thứ thiệt.
Chúng tôi vui vẻ bước vào gọi cà phê, cùng tiến về một bàn trống phía trong cùng trước bao nhiêu con mắt kinh ngạc của những người đang có mặt trong 'cafeteria' sáng hôm đó. Vừa ngồi xuống bàn, Norman vội vàng lên tiếng:
- Ðể khỏi mất thì giờ của mày, tao vào đề ngay nhé. Hôm qua Bernie đọc thấy ở đâu đó nói tuần này National Geographic sẽ có 'preview' cuộn phim 'Inside the Vietnam War' trước khi trình chiếu vào dịp kỷ niệm 40 năm biến cố Tết Mậu Thân. Ðúng không?
-Ðúng rồi. Chúng tôi sẽ bắt đầu chiếu trên đài National Geographic từ ngày 18 tháng 2 này.
- Ðài của tụi mày chỉ có trên 'Cable' và 'Direct-TV'. Dân 'homeless' tụi tao làm sao xem được. Tao biết họ vẫn mời mày 2 vé 'preview' mỗi khi có phim mới. Mày kiếm thêm vé cho 3 đứa tao đi xem với. Ðược không?
- Chắc được. Mấy lần trước tôi đưa vé cho bạn nhưng có bao giờ xuất hiện đâu!
- Lần này khác... vì họ nói về tụi tao và những bạn bè từng đấm đá trên Quê Hương của mày.

Click this bar to view the original image of 721x478px.

Ðể giữ sĩ diện cho tôi, cả 3 người 'bạn' cựu chiến binh đều ăn mặc quần áo tươm tất, đầu tóc chải gọn gàng đứng chờ ngoài hành lang 'Explorer Hall' cả giờ đồng hồ trước khi tôi xuống dẫn vào xem phim trong hội trường chính của National Geographic. Sau khi cầm trong tay 4 tấm vé 'preview', tôi đã liên lạc nhờ mấy nguời trong nhóm 'Audio & Video' của sở sắp xếp để chúng tôi ngồi trong góc cuối của hội trường, tránh xa những vị 'tai to mặt lớn' trong sở cũng như những vị khách từ Bộ Quốc Phòng, Bộ Cựu Chiến Binh, Quốc Hội, và viên chức Chính Phủ Mỹ.
Sau những lời giới thiệu, những bài diễn văn theo thủ tục, cuộn phim bắt đầu chiếu. Mấy người bạn cựu chiến binh Mỹ của tôi chăm chú lắng nghe, mắt người nào cũng long lanh ngấn lệ, cùng xiết chặt tay nhau để nén lại những cảm xúc đang cuồn cuộn trào dâng trong tim của mỗi nguời.
Thỉnh thoảng tôi nghe thoang thoảng đâu đó một vài tiếng sụt sùi nho nhỏ vang lên khắp hội trường. Ba nguời bạn của tôi vẫn 'án binh bất động' dõi mắt đăm chiêu theo từng tấm hình, từng tiếng súng, từng bước đi, từng câu nói, từng tiếng khóc... trên màn ảnh. Tới đoạn phim chiếu lại cảnh những cựu chiến binh trở về từ Việt Nam bị 'dân Mỹ' và có lúc cả gia đình và bạn bè miệt thị, Bob bật tiếng khóc thật lớn, rồi Bernie, rồi Norman và một vài nguời chung quanh cùng khóc theo!
Ai đó đã ra lệnh tạm ngưng. Ðèn hội trường bật sáng. Tôi vội vã xin lỗi những người chung quanh rồi vội vàng 'kéo' ba nguời bạn cựu chiến binh ra khỏi hội trường. Cả ba vừa đi vừa khóc, lững thững lê gót 'khật khưỡng' bước theo tôi như ba cái xác không hồn!
Mấy ngày sau, tôi nhận được một cú điện thoại từ nhóm thực hiện cuộn phim tài liệu 'Inside the VietNam War' nhờ tôi sắp xếp một cuộc gặp gỡ với 3 nguời bạn cựu chiến binh 'homeless' đã cùng tôi đi xem 'preview' hôm đó, và cũng nhờ họ mời thêm những bạn bè khác vì Bộ Quốc Phòng và Bộ Cựu Chiến Binh cùng một vài viên chức trong chính phủ muốn gặp gỡ và giúp đỡ họ.
Có lẽ đã tới lúc nguời Mỹ nhận thức được 'món nợ phải trả' cho sự hy sinh của những cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam.
Lòng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ai còn? Ai mất?
NGUYỄN DUY-AN.



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 08/Sep/2011 lúc 2:04pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 142 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.527 seconds.