Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công  
Message Icon Chủ đề: GÒ CÔNG...VỀ TẤT CẢ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 210 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23118
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Feb/2010 lúc 5:46am

Các giai thoại, sự tích ở Gò Công


Nói tới Gò Công, ai ai cũng từng nghe địa danh "Vàm Láng" nhưng nguồn gốc hai chữ đó còn rất mơ hồ. Theo dân cố cựu đất Gò Công thì "Vàm Láng" là chỗ con Rạch Cần Lộc ăn thông ra biển. Phía ngoài con Rạch (VAM) rộng và sâu, còn gọi "Vàm họng". Chữ "Vàm" nguyên thuỷ là chữ cổ của người Chân Lạp, đọc là "Peam hay Giám" (theo bác học Trương Vĩnh Ký). Cách họng Vàm một khoảng có một mái hà lãng (chỗ nước rộng mênh mông), nhiều rừng cây dày dac hai bên bò, có chỗ có nước ngọt, nên ban đêm heo rừng, nai thường đến nước uống. Vì thế chỗ này hồi xưa còn gọi "lang lộc". Vì ở gần Vàm "Láng lộc" nên dân địa phương gọi tắt "Vàm Láng".
Vàm Láng là nơi Chúa Nguyễn Ánh và đoàn tòng vong trên biển lâm nạn, được cá ông hộ tống, đưa vào bờ. Vì thế khi lên ngôi, vua Gia Long sắc phong cho loài cá ông chức "Nam Hải Đại Tướng quân". Hiện nay, trên bờ Vàm Láng có miêu thờ "thuỷ thần" trong có sắc phong này.
Hàng năm đến ngày rằm tháng 6 âm lịch, các chủ ghe đánh cá các người sống về nghề thuỷ sản (đóng đáy, cào, xếp ...) góp tiền, tổ chức "Lễ nghinh ông" rất trọng thể. Tại "Lăng ông" chỗ thờ bộ xương cá ông), có tổ chức hát bộ ba ngày ba đêm liền cho công chúng lân cận đến xem. Ngoài ra, còn các trò chơi khác như múa lân, đơn ca, võ đài, đốt pháo bông, cờ bạc, ăn nhậu thả giàn. Từ các nơi xa xôi, mọi người dùng đủ phương tiện như ghe, tàu, xe đò, xe du lịch tới đậu nghẹt một khúc sông, và đường chật dẫn đến "Lăng ông". Lễ "nghinh ông" chính tổ chức vào đêm rằm. Người la chọn một chiếc ghe đánh cá đẹp Nhựt, có buồm, chèo (sau này dùng ghe gắn máy), trang hoàng màu sắc lộng lẫy, trên ghe, chỗ giữa có đặl bàn hương án, cò treo, kết hoa. Ngoài ra còn có ban nhạc lễ, đào kép, ban khánh tiết ... đều xuống nghe lúc 9 giờ đêm, chèo (hoặc chạy máy) ra khơi để làm lễ "Nghinh ông".
Khi chiếc ghe chủ lễ thỉnh thần (cá ông) trở về, vừa đến cửa Vàm Láng, thì mấy trăm chiếc thuyền đánh cá khác, lớn nhỏ đủ cỡ ra nghinh đón. Ghe nào cũng có bàn hương án, treo cờ, kết hoa từ trên chót VOT cột buồm dẫn xuống mạn thuyền đủ thứ màu sắc trông rất vui mắt. Mỗi chiếc thuyền là một cộ đèn, Dậu hai bên sông kề nhau chạy dài đến bến "lăng", ánh sáng, màu sắc lung linh một khúc sông. Đoàn thuyền nghinh ông tới dâu, dân chúng đốt pháo mừng tới đó. Khí sắc thần được một vị vào lăng, đoàn hát bộ khai mạc, trình diễn. Cuộc chơi tiếp diễn suất đêm, tôi, náo nhiệt vô cùng. Lễ hội "nghinh ông" là ngày lễ văn hoá địa phương ở Gò Công.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Feb/2010 lúc 5:49am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23118
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Feb/2010 lúc 5:51am

Nam Kỳ đất lành chim đậu


 
Hoi năm 1918, nhà văn Phạm Quỳnh có vào thăm Nam Kỳ. Ông viết bài "Một tháng ở Nam Kỳ" đăng liên tục nhiều kỳ trên báo Nam Phong. Tuy có thái độ tự tôn, nhưng nhà văn Phạm Quỳnh cũng ngạc nhiên thấy mức sống của các ông Cai tổng, điền chủ, Hội đồng trong Nam quá cao, quá sung túc hơn những ông Tổng đốc, Tuần phủ, án sát ngoài Bắc . Các điền chủ lớn trong Nam là những ông vua nho nhỏ tại địa phương. Điền chủ có vài ngàn mẫu ruộng như một ấp riêng, có chợ riêng, hàng chức ngôi nhà nền đúc, có máy điện, máy lạnh, xe du lịch, ca-nô và tôi tớ hàng chức người phục dịch trong gia đình. Trong khi đó, nông dân, tá điền, những người làm góp phần cho họ giàu có chỉ có mỗi căn chơi lá op ẹp và chiếc xuồng ba lá ... Chúng tôi không có thành kiến như cộng sản ", ông nhà giàu thì bóc lột, là ác ôn, là tróc phú bất Nhơn" Giới nào cũng có người tốt kẻ xấu.. Nhiều điền chủ có vài ba trăm công ruộng, đối đãi thân mật với tá điền như anh em, chỉ những người quá giàu thỉnh thoảng mới có người khắc khe.
Thói thường "phú quý thì bất Nhơn, còn ban cung sanh đạo tặc gian trá" Tá điền., Muon lam nông dân đáng thương mà các điền chủ cũng có khi không đáng trách. Lỗi ấy tại chế độ thực dân dung dưỡng. Thực dân muốn cho một số ít người thật giàu để họ trung thành và áp bức kẻ nghèo thay họ, giúp họ một cánh tay đắc lực trong việc nội trị. Bây giờ, dưới chế độ cộng sản, người nông dân Nam Việt còn nghèo khổ hơn vì nhà nước độc quyền mua sản phẩm, độc quyền bán phân bón, thuốc trừ sâu còn lại thu thuế rất cao. Nếu giàu quá lúc không khỏi mang tiếng bóc lột, mà con cháu của sẵn, ăn không ngồi rồi, sinh lắm thói hư tật xấu, cũng là một khía cạnh khác của xã hội đương thời.
Các đại điền chủ ở Nam Kỳ hồi trước đều có hàng chức lâm lúa. Mỗi là làm một dãy nhà liên kế, rộng 4, 5m, bề dài từ vài chức đến hàng trăm mét. Nhiều gia đình giàu quá, không biết xài cách nào cho hết tiền, con cái nên phung phí cũng là chuyện dĩ nhiên. Ông cha kiếm tiền dễ thì con phải xài phá. Đó là định luật. Ít khi, nhưng vẫn có những người giàu biết nhân nghĩa thiện, làm việc. Hội đồng Đoàn Hữu Nhơn ở Bến Tre tặng nguyên một ghe chài lúa cho làng để cất trường học. Bà Huyện Xây ở Vũng Liêm, cứ mỗi ngày rằm lớn thường làm chay, phát chẩn, dựng rạp trước nhà để đãi người nghèo, khát hành ... Không phải ông phú quý thì tàn ác mà nghèo khổ là đạo đức, đáng thương hại tất cả.
Trung thành với chủ trương từ trước tới nay, chúng tôi không phê phán công việc làm ăn của họ mà chỉ liệt kê, tìm hiểu. Một nguồn gốc của sự giàu sang phú quý khác, được cắt nghĩa bằng thuyết phong thuỷ. Tuy mơ hồ, nhưng hồi trước ai cũng tin vào thuyết này. Con người sống nhờ đất. Đất tạo ra của cải nuôi sống loài người. Con người không thể tồn tại nếu thiếu đất. Lịch sử Đông Tây kim cổ chứng minh rằng vấn đề ruộng đất là nguồn gốc mọi sự bất hoà trong mỗi gia đình, sự xích mich giữa dòng họ, sự tranh chấp trong xóm làng, Lạng giếng và là nguyên nhân của các cuộc chiến tranh . Nói cho cùng, nguyên nhân gây ra hai cuộc thế chiến hồi đầu thế kỷ 20 này cũng chỉ là cuộc tranh chấp đất đai mà ra. Đất nào sinh ra người nấy. Thuyết phong thuỷ giải thích tại sao có "địa linh nhân kiệt sinh,? Theo quan niệm cổ, ông bà ta cho rằng cuộc đất linh thiêng sông núi làm Un đúc, đã sản sinh những anh hùng, hào kiệt. Đó là thế đất kết tụ khí thiêng sông núi, đồng bằng như một sự kết hợp hài hoà, mà những người am hiểu địa lý không thể được biết?

Ngày nay, khoa học chưa tìm ra mối quan lương ấy. Tuy vậy các nhà doanh nghiệp, nhút là ở Á Châu, mỗi khi tìm đồng sở thiết lập hãng xưởng, Nội mở văn phòng, luôn luôn nhờ thầy địa lý tìm thế đất vượng phát. Cũng có khi gặp thế đất xấu, nhưng do nhu cầu làm ăn, họ phải "cải tạo bằng cách trấn yếm. Quan niệm về địa lý phong thuỷ còn giải nghĩa tại sao có những người hồi hàn vi lao đao khổ sở, không có cục đất chọi chim, mà chỉ trong một thời gian ngắn trở nên giàu có, trở thành những thế gia vọng tộc, dòng họ nhiều đổi hưởng phú quý. Trái lại, có những người đang giàu có, hưởng vinh hoa phú quý, làm ăn phát dạt, phút chốc sup đổ, trở thành trắng tay.
Viết được loạt bài này tôi mắc nợ ơn nghĩa nhiều người. Trong số đó có nhà văn và bạn đồng hương cũ Hồ Trường An, giúp chúng tôi rất nhiều tài liệu để bài viết được sống động, phong phú. Tôi xin chân thành cám ơn nhà văn Hồ Trường An.

Chúng tôi xin bắt đầu từ tỉnh Gò Công.
Trọng bộ Nam Kỳ lục tỉnh, chúng tôi có nhắc đến Gò Công là nơi phát tích các dòng họ quý tộc. Bài này chỉ kể đến các nhà giàu xưa. So với các tỉnh nằm trong lưu vực giữa hai sông Tiền và Hậu Giang, Gò Công là tỉnh nhỏ, đất hẹp, nhiều phèn và nước mặn, mỗi năm chỉ làm ruộng có một mùa. Tuy nhiên theo nhiều ông già bà cả kể lại đó là một cuộc đất quý, một thế đất "Long đầu phượng y" (đầu rồng, đuôi phượng). Ở đây người ta thường truyền tụng hai câu ca dao:
Đầu rộng đuôi Phụng le này,
Mùa xuân ấp trứng, mùa hè nở con.
Đối với người bình dân, đó là hai câu "Thái đố" (xuất quả) tức Buồng cau. Thực vậy, ít có nơi nào trên đất nước có nhiều địa danh "long phung" như vùng Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre. Nào là Côn Rồng (cù lao Rồng) trước chợ cũ Mỹ Tho, Côn Phụng (nơi hành hương của ông Đạo Dừa). Theo thuyết phong thuỷ đã cắt nghĩa vị trí địa lý đắc lợi của tỉnh Gò Công như sau:
"Đất Gò Công sở dĩ sản sinh nhiều bậc công hầu khanh tướng (Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng, Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào, bà Từ Dụ Thái hậu, bà Đinh Thị Hạnh, thứ phi của vua Thiệu Trị ... ) thì phía Nam Gò Công là nơi tiếp giáp với Mỹ Tho, Bến Tre có Vàm Rồng ở làng Hữu Vĩnh, Long Uông Rạch ở xã Tăng Hoà, Rạch Long Trọng trên có cầu Ngang. Rạch này làm ranh giới giữa hai làng Thạnh Nhựt (Gò Công) và Hoà Bình (Chợ Gạo). Hồi trước có nạn xét giấy thuế thân, ông bà kề lại, khi ông hương chức xét làng, dân nghèo trốn qua làng Hoà Bình, còn phía Mỹ Tho xét thì đàn ông trốn qua làng Thạnh Nhựt như trò chơi cút bắt. Chỗ Rach Long Tượng, nối từ Thạnh Nhựt ăn ra Tiền Giang, được gọi là "đầu Rồng", theo kiểu "long đầu hí thuỷ" Còn đuôi. Rồng nằm về phía Bắc. Vùng phía Bắc tỉnh ly Gò Công, có địa danh "vườn Phụng" làm ông Thôn Cửu lập ra giữa thế kỷ 19, với Gò Lân ở làng Sơn Quy. Thế đất đó gồm đủ "Long Lân Quy Phụng" tức "tứ linh," nên làng nào nằm trong cuộc đất "tứ linh", sẽ vượng phát phú quý. Các làng Sơn Quý, Q. Tân Niên Đông, Tân Niên Tây, Bình Thành ... chính là nơi phát tích các thế gia vọng tộc của Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ này. Đây là quê hương của các ông Phủ hàm Khiêm (Huỳnh Đình Khiêm), Phủ Bảy Lê Quang Liêm, Phủ Hải cùng nhiều nhà giàu lớn khác. Hôi mươi mấy năm trước vùng, ở Gò Công có lưu truyền mấy câu hát:
Bóng lân đã hiện Gò Đông,
Rùa về quy tụ bên sông Đài Tây.
Phụng trương cánh Bắc lố mày,
Rồng thiêng uốn khúc Nam Nhai ẩn mình.
Dưới con mắt của các nhà địa lý phong thuỷ, chính đây là thế đất có các huyệt Trước Châu, Thành Long, Bạch Hổ ... ai có hài cất tổ phụ được an táng vào những nơi đó, con cháu sẽ trở nên giàu sang phú quý. Thế đất "Gò Sơn Quy" nằm ven một con sông nhỏ, nối Rạch Hàng chảy qua chợ Gò Công, là nơi có nước ngọt, phù sa bồi tân, là Nội lập vườn, làm ruộng đều tươi tốt. Đất linh sinh người tài tuấn. Phụ nữ ở đây nhiều người xuất sắc, quê của thân phụ Nam Phương Hoàng hậu, hay những người dân giã như cô Nguyễn Thị Kiêm (Mạnh Mạnh nữ sĩ), bà Nguyễn Đức Nhuận (nhũ danh Cao Thị Khánh), chủ nhiệm tuần báo Phụ Nữ Tân Văn nổi tiếng ở Nam Kỳ (1928-1933), bà Phan Thị Bạch Vân, sáng lập "Nữ Lưu Thơ Quán" xuất bản nhiều sách kêu gọi lòng yêu nước, đến nỗi thực dân lo sợ, phải cấm và bắt bà đưa ra toà ... Một thiếu nữ khác, học giỏi, yêu nước, thuộc hạng thượng lưu xã hội là bà bác sĩ Nguyễn Thị Sương. Bà Sương sinh năm 1910, được gia đình cho qua Pháp du học rất sớm lúc mới 17 tuổi. Tại đây, bà Sương học các trường Lycee de Varsailles (Nice), rồi qua Aix En Provence, tốt nghiệp Tú tài Triết học. Sau đó bà lên đại học ban Lý Hoá và đỗ vào trường thuốc. Năm 1940, bà Nguyễn Thị Sương là người phụ nữ đầu tiên lục tỉnh đậu Y khoa bác sĩ. Bà là lãnh tụ Thanh nữ Tiền phong hoạt động mạnh ở Sài gòn năm 1945, nhưng sau bị Việt Minh giết vì uy tín của bà đối với quần chúng quá lớn. Chồng bà, bác sĩ Hồ Vĩnh Ký thuộc nhóm Trotskyist, cũng chịu chung số phận với bà. Thuộc hàng thế gia vọng lộc bậc nhut tại Gò Công là gia đình họ Phạm Đăng. Xuất phát từ Quảng Ngãi, dòng họ Phạm Đăng theo đoàn người di dân trong đợt Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh chiêu mộ, đã đến Gò Công, cất nhà ở tại Giồng Sơn Quy. Phải đợi hai thế hệ sau họ Phạm Đăng có người ra làm quan cho Tân Triều tới chức Thượng Thư, một trong tứ trụ của Triều đình. Phạm Đăng Hưng có con gái là Phạm Thị Hàng, ga cho vua Thiệu Trị tức Từ Dụ, mẹ ruột vua Tự Đức. Gò Sơn Quy cũng là quê hương của cô Đinh Thị Hạnh, thứ phi của Thiệu Trị. Đinh Thị Hạnh sinh con trai trước bà Từ Dụ, đặt tên Hồng Bảo, tuoc Công An Phong, nhưng không được nối ngôi, mặc dầu là con trưởng. Việc này đã lao ra cuộc đảo chính vua Tự Đức bất thành. Hồng Bảo bị bức tử trong ngục. Các con của Hồng Bảo phải đổi theo họ Đinh của mẹ (Đinh Đạo). Ông Nguyễn Hữu Hào và vợ là bà Lê Thị Bính (con gái ông Huyện sĩ Lê Phát Đạt) đã sinh ra Nguyễn Thị Hữu Lan tức Nam Phương Hoàng hậu sau này. Nhà giàu xưa thuộc hàng dân giả có nhiều người có tiếng tam nhu Phủ ông Huỳnh Đình Khiêm ở làng Đồng Sơn, ông Hội đồng Nguyễn Văn Hạc, ông Phủ Hải ... Theo nhà văn Hồ Trường An cho biết:
"Người giàu nhut tỉnh Gò Công là" Bà Tư Nói ", tên trong khai sinh là Lâm Tố Liên. thuở hàn vi, cô Tố Liên bán Trầu cau tại chợ Gò Công Tây hồi mới qua. Cô Thiên không chồng con. Cô nhóp góp tiền mua một mẫu ruộng. Sau đó, lần hồi cô có thể mua bán đắt, lại có Huê lợi của mẫu ruộng, nên cô sắm thêm ruộng. Công cuộc làm ăn vượng càng lúc càng Thạnh, cô bỏ nghề bán Trau cau, mở tiệm bán tơ lụa nho nhỏ. Vào tuổi ngũ tuần, Lâm Tố Liên có lợi tức 400 mẫu ruộng tốt, giàu bực nhì ở Gò Công, ăn đứt ông Phủ Huỳnh Đình Khiêm (Phủ hàm) ở Đồng Sơn, ông kiêm tổng Cai Hội đồng Nguyễn Văn Hạc, ông Huyện Quái, ông Phủ Hải, ông Hội đồng Đinh Nhựt Chu ...
Khi lớn tuổi, cô Lâm Tố Liên được dân Gò Công kêu bang "Bà Tư Nói". Tiệm của bà bán đủ thứ lãnh: lãnh Bưởi ngoài Bắc, lãnh Nam Vang, lãnh Tân Châu, lãnh Thượng Hải (lãnh trơn, lãnh bông). Ngoài ra, bà còn bán những hàng sản xuất trong nước như lụa lụa Hà Đông ở ngoài Bắc, lụa Duy Xuyên ở Quảng Nam, Cai La, xuyến và đất Diên Khánh, Cẩm hàng ở Châu Đốc, lụa Tân Châu, cùng các loại cẩm nhung, cẩm vân, tự cẩm, cẩm trước, cuốn cẩm, cẩm quét, cẩm kim ... (cẩm là loại hàng lụa, còn gọi là "Gấm").
Cẩm Nhung có nhiều loại màu, đem ra ánh sáng mặt trời thì thấy có vạch sáng Ron Ron. Cẩm vân, màu trắng, màu vàng, là hàng khô nền dệt bông mây mướt cụm hình. Cẩm tự màu đen nền ướt bông khô, dệt hình chữ thọ, Cẩm trước màu đen hay trắng, nền ướt bông khô, dệt hình lá trúc. Cuốn cẩm dệt bông hình tròn quyển cuốn sách, có buộc không có. Cẩm quyết dệt bông hình trái Quýt có đeo hai chiếc lá. Cẩm dệt kim hình mũi kim nhỏ, thuộc loại nền khô bông ướt. Lại còn cẩm sen loại nền khô bông ướt, dệt hình bông sen. Nếu kêu cho đúng nghĩa phải gọi là cẩm Quýt "cẩm quất", cẩm kim là "cẩm châm", "cẩm sen" là "cẩm liên", cuốn cẩm là "cẩm thư" để tránh tiếng vào ghép tiếng Hán Nôm.
Hàng cẩm tự chỉ để dành có thể quần. Còn các loại hàng cẩm vân, cẩm cúc, cẩm kim, cẩm sen ... để dành có thể áo. Ngoài ra còn dùng để có thể lẫn áo quần cẩm nhung là, cuốn cẩm, trước cẩm, cẩm Quýt. Cẩm vân còn có thứ màu tím. Cẩm nhung ngoài màu đen màu trắng, còn có màu tím, Hương màu, màu mắm Ruốc, màu khói nhang. Về sau, có thứ cẩm Phụng chim mình dệt khô Phụng đang bay, thường có màu đen trắng hay màu. Người hay chữ thời trước gọi là cẩm "Gấm". Ở Tây Ninh, chỗ gần ngã rẽ vào chợ Long Hoa, có một địa danh gọi là Cẩm Giang (Sông Gấm). Cắt nghĩa hiện tượng này có người lớn tuổi hiểu biết chuyện xưa nói rằng: "Cách nay non một thế kỷ, chỗ này là mát con Rạch rau đầy (còn gọi là lục bình, hay bèo Nhựt Bản) trợ bông màu tím như? Gấm nên mới đặt tên là Cẩm Giang. Tại tỉnh Tứ xuyên (chỗ hợp lưu 4 con sông, gần ngay tỉnh lý) bên Trung Quốc, cũng là quê hương của các loại lụa cẩm. Tương truyền lụa sản xuất tại Tứ Xuyên, đem giặt dưới sông này thì trở nên trong sáng, đẹp hơn, nên họ đặt. tên sông ấy là "Cẩm Giang".
Về sau, bà Tư Nói nhờ một ông thầu khoán ở chợ Gò Công gọi là ông Tư Bảy, cất cho bà một cái nhà ba căn hai chai, nền cẩn đá da quy (giống như rùa vảy), nền cao tới ngực, mái lợp ngói lưu ly. Để có thứ ngói này, ông thầu khoán Tư Bảy phải đặt mua Lái Thiêu. Ngói lưu ly là ngói móc (có người gọi là ngói vảy cá, vì có cái móc để cày vào sườn nhà khi lợp giống như lớp vảy cá, vảy rồng hoặc người đàn ông được tráng bóng lộn Ông Tư Bảy mua. Ngói tráng men lưu ly vàng và ngói lưu ly tráng men lục để lợp nhà bà Tư Nói Ngói vàng., dưới ánh mặt trời, thì người đàn ông có màu chậu xứ Giang Tây Vào mùa gạt lúa vào giữa tháng Chap tới giữa tháng Giêng,. mỗi ngày hàng chức chiếc xe bò chớ lúa tới làm (vựa lúa) của bà Tư Nói để đong lúa cho bà Tuy có nhà đẹp,. nhưng bà Tư Nói căn thích ở tiệm bán lãnh LUP Xup của mình, còn ngôi nhà nguy nga tráng lệ của bà, dành cho gia đình bà Bảy em (em gái ruột của bà. Khi bà qua đời, bà Bảy em (chớ không phải Em) làm cái nhà mồ cho bà Ngôi nhà. mồ nguy nga đồ để không thua phủ thờ (nơi thờ bà Từ Dụ Thái hậu, cách chợ Gò Công 4 cây số) Khi bà. Từ Dụ mất, được an táng tại Vạn Niên Cơ (Khiêm Lăng) ở ngoài Huế, nhưng con cháu của Phạm Đăng Hưng ở Gò Công thích hàng thuộc quốc, xum lại lập đền thờ bà, gọi là "Phủ thờ" Hồi trào Tây lẫn trào Bảo Đại, các con cháu của dòng. họ Phạm Đăng khỏi đóng thuế thân lẫn thuế điền cho nhà nước.

Người giàu thứ hai là ông Tri phủ Huỳnh Đình Khiêm ở làng Đồng Sơn. Đất Đồng Sơn thuộc vùng có mùa nước mặn lẫn mùa nước ngọt, nên có thể lập vườn. Lập vườn có Huê lợi bán quanh năm, còn làm ruộng chỉ được một mùa lúa. Dân Gò Công ở vùng Tân Niên Đông, Tân Niên Tây, Kiểng Phước vì gần biển, nên có nước ngọt khi có mưa già, nên khó lập vườn. Họ chỉ làm ruộng được vào đầu mùa mưa. Ông Phủ Khiêm nhờ có ruộng vườn nên lẫn mau giàu. Ông là ông ngoại của luật sư Nguyễn Hữu Châu, nguyên Bộ trưởng dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông Châu là tái của luật sư Trần Văn Chương, chồng trước của bà Trần Lệ Chi, là anh em cột chèo với ông Ngô Đình Nhu.
Người thuộc hàng dân giã, giàu thứ nhì ở Gò Công là ông Hội đồng Nguyễn Văn Hạc (tên một loài chim). Ông có một người con gái đầu lòng, tên là cô Hai Én. Mấy người em trai của cô Hai Én, đều có tên thuộc loài chim ở miền đồng bang sông Cửu Long. Đó là cậu Bà Nhạn, cậu Tư Quắc, cậu Năm Sắt, cậu Sẻ Sáu, Bảy và Tám Trích Diệc. Cô Hai Én kết hôn với quan thầy thuốc, tức bác sĩ Nguyễn Như Ánh. Cô có mở một tiệm có thể thiệt lớn ngoài chợ Gò Công. Cậu Bà Nhạn mua chức hương hào, một chức nhỏ trong ban hương chức hội tề. Hồi tiền chiến, các cậu dân ở miệt vườn, tuy có tiền của, nhưng chẳng có chức phận chi, thường bỏ tiền ra mua chức hay hào hương hương thân. Nhờ đó mà hai chức mai sau, họ có thể leo tới chức hương trưởng, hương sư, hương cả.
Vào năm 1945, gặp lúc phong trào Việt Minh nổi dậy, thầy hương hào bị ghép tội Việt gian, tội địa chủ bóc lột tá điền, nên Việt Minh xử bắn thầy. Năm Sắt ôm mối thù không đội trời chung với Việt Minh, nên tình nguyện Điềm chỉ cho Tây những ổ kín của Việt Minh (khi Tây làm chủ được lục tỉnh), những cơ quan bí mật của Việt Minh trong lãnh thổ Gò Công để báo thù cho anh mình ... Về sau, Năm Sắt lên Sài gòn, làm phóng viên nhiếp ảnh cho Nhựt báo Thần Chung. Ông ta giỏi phong cầm, được quái kiệt Trần Văn Trạch mời trình diễn phong cầm (accordéon) trong các buổi phụ diễn tân nhạc cho hai rạp hát bóng Văn Cầm (Chợ Quán) và rạp Nam Việt (Chợ Cũ).
Ông Đốc phủ Hải, ngoài ruộng đất ra, còn là người lập hãng nước đá đầu tiên ở Gò Công. Người con trai của ông là cậu Bé Sáu, được du học bên Tây, ăn học thành tài. Ông Huyện Quái có người con trai là ông huyện Hải. Về sau, ông Huyện Quái có nạp một người vợ góa của một anh tá điền để làm thiếp. Chị này đẻ một đứa con trai, đặt tên là Bà Huệ. Cậu Huệ được cha mẹ cưng, được anh trưởng chuông chiều. Cậu đi học, có tài xe lái xe nhà đưa rước. Người thiếp của ông Huyện Quái có nhan sắc, được chồng sung ái. Trong đám tôi tớ có đứa ghen tức, đặt điều là ông Huyện Hải thông dâm với dì ghẻ, cho nên Bà Huệ là con của ông Huyện Hải với người thiếp. Nói như vậy tức là bề ngoài Huyện Hải là anh Bà Huệ, nhưng thiệt ra là cha của Bà Huệ. Hư thực ra sao chỉ những kẻ trong cuộc mới biết. Ông Hội đồng Đinh Nhựt Chu có người con trai là hương quản Dương (Đinh Nhựt Dương) ở Tân Niên Tây. Ruộng đất của ông đều ở vùng nước mặn (biển ruộng). Nhưng các ruộng lúa ở Biên (biển ở đây có nghĩa là bưng Biên) như lúa tiêu, nàng cơ lúa, lúa nàng quot ... đều cao hơn lúa ở vùng khác, lại thường nặng hơn hột lúa hột. Thầy hương quản Dương giữ chức thấp trong 12 vị hương của ban chức hương chức hội tề, nhưng tía thay giữ chức hội đồng địa hạt, thầy quen biết các quan tai to mặt bự ở ngoài tỉnh. Vào thời thái bình thịnh trị, tuy giữ an ninh cho làng Tân Niên Tây, nhưng thầy vẫn ngồi xe máy đi đá gà, đi hột tôi. Thầy là người đầu tiên mua máy đèn, mua giàn máy hát Columbia, Mua đĩa hát nhạc Tây ... Sau đó, thầy cũng là người đầu tiên mua xe hơi, chiếc Renault Celt 4. Bởi thầy giàu, giao thiệp rộng, quen biết nhiều nên các ông hương chức hội tề từ cả hương xuống xã trưởng, thầy không dám lớn khỉnh. Còn các ông Phủ, ông Huyện, thầy Cai tổng, thầy Bàng biển, không dám cậy oai hùng thầy Hiệp.
Thầy Thôn Thọ, trước làm thầy giáo. Vì thầy là nhà giàu, nên nghề gõ đầu trẻ chỉ là nghề để giải muộn thầy, chớ không phải việc mưu sanh chánh của thầy. Được ít năm, thầy nghỉ việc chỉ giữ công việc nho cho làng. Đó là chức "thôn", công nho là tiếng xưa, có nghĩa là công quỹ ngân quỹ hay. Thầy Thôn Thọ có tiệm sửa xe đạp, bán đồ phụ tùng xe đạp. Ngoài ra, thầy còn bán đèn Ti để Landy của Tây bằng xăng đốt, sau đó bán đèn dầu lửa Ai da bằng, và đèn Pétromax của Đức hai loại này thuộc loại người đàn ông chon. Về sau, thầy dẹp tiệm sửa xe, lập một cái đề bô (depot) rượu, xéo xéo chợ Gò Công. Nhà giàu chót là ông Hội đồng Lợi nhờ làm ruộng và lập vườn mà giàu có, chớ không có nguồn lợi nào khác. Ngoài ra còn thầy Ba Vị, có nhà máy chà gạo ở Vĩnh Trị, cách chợ Gò Công 7 cây số, cách Giồng ông Huê 3 cây số cũng là một nghiệp chủ đáng kể. Năm 1945, khi Việt Minh cướp chính quyền, thì ông Huyện Hải (con ông Huyện Quái), hương hào Nhạn, Thôn thầy Thọ, ông Hội đồng Lợi, thầy Ba Vị cùng hai đứa con trai mới 15, 16 tuổi của thầy đều bị xử bắn. Lúc đó trong đám Việt Minh ở chợ Gò Công, có chủ tịch Côn, là thợ hot tóc ở tiệm Minh Hồng, làm chủ tịch Uỷ ban Nhân dân, ban giữ chức trưởng Quốc gia tự vệ cuộc (Công an). Thầy giáo Philippe (thủ lãnh Thanh niên Tiền phong), Trần Thanh Liêm bí thơ uỷ ban Nhân dân và tên chủ tiệm tạp hoá Vạn Lợi (không giữ chức vụ gì). Khi Tây tới chiếm tỉnh Gò Công, có khuyên dân chúng ai lỡ theo Việt Minh trong thời kỳ Việt Minh cướp chính quyền, hãy ra đầu thú, sẽ được ân xá để làm ăn như xưa. Chỉ trừ chủ tịch Côn, tên thợ hot tóc tiệm Minh Hồng, thầy giáo Philippe, tên Trần Thanh Liêm, tên chủ tiệm Vạn Lợi, là 4 tên tội phạm đầu như vậy, cần phải bắt giết để trừ hậu hoạn.
Về sau thầy giáo Philippe, ban đêm băng qua con lộ Giây thép, bị lính du kích đi tuần tiểu bắn chết. Tên thợ hot tóc tiệm Minh Hồng, ban đêm lên về thăm vợ ở làng Vĩnh Trị cũng bị lính ở đồn Vĩnh Trị phục kích bắn chết tại trận. Họ cột thây hắn treo lên cây ở lộ Giây Thép để cho thân nhân của những kẻ chết đến nhòm mặt. Còn chủ tịch Côn thoát chết trong một trận ruộng bố, ăn cảm thấy nan tội cũ, nên cùng tên chủ tiệm Vạn Lợi trốn lén núi Thiên Giải ở Bà Rịa để tu hành. Từ năm 1946 trở về sau, cả hai không bao giờ chương mặt ở lãnh thổ đất Gò Công nữa. Trải qua bao cuộc biển dâu, không ai còn nhắc tới họ nữa ".
Ngoài ra, trong Gò Công tỉnh cũng còn nhiều nhà giàu xưa, kẻ ở phía Bắc tỉnh ly, người ở phía Nam như ông Phủ Bảy Lê Quang Liêm, ông huyện Hiền, ông Hội đồng Nguyễn Minh Chiếu (có tên đường ở Phú Nhuận ).
Nhà giàu trước lớp nữa, thuộc thế kỷ 19, được người đời nhắc tới là ông Mai Tấn Huệ, một cự phú đã khai thác nhiều sở ruộng, lập vườn, xây đập để ngăn nước mặn tràn vào ruộng. Nghe đâu hồi trước ông làm quan võ dưới Triều Nguyễn tới chức Chưởng cơ, nên dân chúng nhớ ơn gọi chỗ đó là "đập ông Chưởng", nay vẫn còn. Gò Công còn là quê hương của một chàng công tử ăn chơi Khet tiếng được dân chúng tôn cậu là dân "" hay "công tử" tiền phong của Nam Kỳ. Cuộc đời của công tử Hải Miếng, con lãnh binh Huỳnh Công Tấn, chúng tôi có viết lại trong bài Gò Công, nơi phát tích các dòng họ quý tộc. Làng Đồng Sơn, trù phú nhut trong tỉnh, ruộng sâu, đất cát Phì nhiêu, tuoc nhiều vườn cây trái tươi tốt. Đó là cuộc đất của nhiều bậc cự phú trong tỉnh. Đồng Sơn cũng là quê quán của người viết tiểu thuyết tiên phong ở Nam Kỳ là Lê Sum, tự Trường Mậu (Viết báo Nông Cổ Mạn Đàm). Chỗ này là trung lâm văn hoá của Gò Công hồi giữa thế kỷ 18. Từ miền ngoài, các vị khoa bảng lỡ vận, các ông đồ theo đoàn người di dân đến đây lập nghiệp. Lớp người có căn bản Nho học đầu tiên ấy, đã đào tạo các ông Phan Nhiêu, Nhiêu Chánh ở địa phương.
Tới đây chúng tôi xin nói thêm về nguồn lợi kinh tế Trầu cau ở Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ này để độc giả thấy sự quan trọng của nó trong các thứ Huê lợi của miền Nam. Người đời nay khó hình dung được nhu cầu của trâu, cau, thuốc hút, thuốc Hạ hồi trước quan trọng thế nào trong đời sống. Thế hệ sinh ra và lớn lên vào cuối thế kỷ 20 có thể không biết gì về tập quán xã giao hồi trước: "miếng Trầu là đầu câu chuyện". Nhiều bà già xưa thường nhắc câu "cơm ăn không đắng, ăn Trầu giải khuấy". Trai gái gặp nhau mời trâu. Khách tới nhà, việc đầu tiên là mời ăn trâu, bất luận đàn bà hay đàn ông. Hồi đó, ông ra đường người ta luôn luôn có gói Trấu, bịt đựng thuốc đem theo như vậy bất ly thân. Những bà nhà giàu xưa, mỗi lần đi đâu có tôi tớ bưng ô Trầu đi theo. Chẳng những ở Gò Công mà còn nhiều nơi tại Nam Kỳ như Gia Định, Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long ... nguồn lợi về Trầu cau chiếm hàng đầu, theo tài liệu địa phương chí Nam Kỳ trong năm 1903. Hồi trước, ông bà ta ít ăn trái cây như cam, bỏ thuốc lá, dừa, chuối nhưng bắt buộc phải ăn Trầu luôn miệng. Nói theo tiếng bình dân "miếng nông này chưa hạ, tới miếng kia động quan". Điều đó cũng chứng tỏ rằng nghề bán Trầu cau đem lại một món lợi lớn cho bà Tư Nói để khởi đầu sự nghiệp làm giàu của bà. Cũng thuyết "địa linh nhân kiệt" đã cắt nghĩa tại sao làng Điều Hoà ở Mỹ Tho lại có nhiều vị Đốc phủ sứ nhut Nam Kỳ. Đó là quê hương của các ông Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Thâm, Phủ Lê Minh Tiên, Phủ Lê Văn Mầu, Phủ Lê Công Sung (thân phụ công tử Phước George). Ông Phủ Nguyễn Văn Kiên sinh năm 1878 lại làng Điều Hoà Mỹ Tho, thuở nhỏ theo học trường Lê Myrle de Vilers, rồi sau tiếp tục lên Sài gòn theo học trường thông ngôn tức "College des Stagiaires". Những thập niên cuối thế kỷ 19, Pháp mở trường thông ngôn có mục đích đào tạo lớp công chức người bản xứ, họ hàng nên nâng đỡ, cấp học bổng để theo học. Nhiều gia đình nghèo, nhưng có con hiếu học, chỉ vài năm sau trở thành thầy ký, thầy thông, rồi từ từ leo lên hàng phủ, huyện cũng dễ dàng. Tốt nghiệp năm 1898, ông Kiên lần lượt thăng huyện, rồi phủ và từng ngồi chủ quận ở các quận Thủ Thừa, Bình Phước (Tầm Vu) thuộc tỉnh Tân An và Ô Môn thuộc tỉnh Cần Thơ.
Ông Nguyễn Văn Thâm Phủ sinh năm 1882, sau khi tốt nghiệp tại trường Mỹ Tho, ông lên Sài gòn, thi vô trường lớn Ch***eloup Laubat. Năm 1900, ông ra trường làm thư ký tập sự tại dinh Thống đốc (còn gọi Soài Rạp phủ), rồi đổi ra làm đại lý hành chánh (như Quận trưởng) tại các tỉnh Sa Đốc, Tân An, Trà Vinh ... tới năm 1935 thì về hưu với quan nac thang chót của trường ngạch thuộc địa: Đốc phủ sứ.
Các ông Lê Minh Tiên, ông Lê Văn Mầu, dân cố cựu ở Mỹ Thọ, Vĩnh Long đều nghe danh tiếng về sự giàu có. Riêng ông Phủ Lê Văn Mầu, đương thời làm chủ trọn cù lao Rồng trước chợ Mỹ Tho. Cù lao Rồng, tên chữ là Long Châu, làm vua Gia Long đặt ra, nằm án ngữ trước châu thành Mỹ Tho, dài 2 cây số. Thời Pháp thuộc, chỗ này là nơi một người trí binh cùi. Sáu Trần Bá Lộc, ông Đốc phủ Mâu có lẽ là người giàu nhut nhì trong tỉnh Mỹ Tho. Theo dư luận những vị cao niên kể lại cho biết giai thoại "ác lai ác báo". Đó là sự nghiệp của hai cha con Tổng đốc Trần Bá Lộc và con là Trần Bá Thọ (Hội đồng quản hạt, kiêm Tổng đốc hàm). Nguyên vào năm 1876, Trần Bá Lộc có mua trọn cù lao Dài, còn gọi là cù lao Ngũ Hiệp hay cù lao "Năm Thôn" (sau này là xã Quái Thiện, quận Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long). Sở dĩ gọi "Cù lao Năm Thôn" vì trên cù lao này có 5 ấp: Thanh Bình, Thanh Lương, Phù Thới, Thới Bình ... Cù lao này, hồi Pháp mới chiếm được Nam Kỳ (1872) có bán cho hai Đại uy Hải Quân giải ngủ là Brou và Taillefer với giá tượng trưng chỉ có 3.000 quan (Francs). Hàng năm Taillefer và Brou phải trả thêm 3.180 quan (Francs) như tiền thuế và phải trả mãn đời. (Xin xem thêm bài "Cù Lao Năm Thôn và lãnh chúa Taillefer", sách Nam Kỳ lục tỉnh, tập I, Văn Hoá xuất bản).

Tân An là một tỉnh nhỏ, đất phèn nhiều, nhưng là chỗ khởi nghiệp của ông Huyện Sĩ (Lê Phát Đạt), nhà giàu nhut Nam Kỳ, được dư luận gọi là "Thiên hạ đệ nhút gia". Tân An cũng có nhiều người giàu lớn như ông Cai Nguyên, ông Hội đồng Vận, và nhút là gia đình họ Nguyễn tại làng Tân Trụ, người dược địa phương gọi là "gia đình danh giá nhut" trong tỉnh. Dưới con mắt của người dân quê, ai giàu có, may mắn có nhiều con trai, gái ăn học thành tài, không đạt ra làm quan, cũng nhờ phước đức ông bà kiếp trước ăn ở hiền lành:

Khen ai kiếp trước khéo tu,
Ngày sau con cháu võng dù ngang nghinh.

Gia đình họ Nguyễn làng Tân Trụ gồm có các ông:
Người anh cả là Nguyễn Văn Ca, làm Quận, tốt bực trong ngành hành chánh tức Đốc phủ sứ, từng ngồi ghế chủ quận Ô Môn.
Người thứ hai là Nguyễn Văn Vinh, cũng học trường Ch***eloup Laubat, làm thơ ký trước Phủ Thống đốc Nam Kỳ, roi được thăng huyện, đốc phủ sứ từng ngồi chủ quận nhiều nơi khắp lục tỉnh.
Em trai thứ ba Nguyễn Văn Duyên, giáo sư, du học Pháp, đỗ bằng brevet Superieur, từng giữ nhiều chức vụ cao trong ngành giáo dục.
Hai em kế là Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Văn Phan đều là dược sĩ, tốt nghiệp trường Dược Hà Nội. Người em út Nguyễn Văn Khát, y sĩ Đông Dương, cùng khoá với các bác sĩ Phương Hữu Long, Nguyễn Bính (thân phụ nhà văn An Khê) ông là thân phụ của luật sư Nguyễn Văn Huyền, nguyên chủ tịch Thượng Nghị Viện thời Việt nam Cộng hoà.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Feb/2010 lúc 6:24am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23118
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Feb/2010 lúc 8:50am
Hoàng Tố Nguyên và những vần thơ về quê hương Gò Công

Hoàng Tố Nguyên có tên thật là Lê Hoằng Mưu, sinh năm 1929, tại Gò Me, xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Sau khi học hết bậc tiểu học ở Gò Công, ông lên Sài Gòn học trung học. Ngày 23-9-1945, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Bộ bùng nổ. Theo tiếng gọi của non sông, ông gia nhập bộ đội chiến đấu ở nội thành Sài Gòn, rồi hoạt động văn nghệ và tuyên truyền. Từ năm 1949-1951, ông phụ trách Tỉnh đoàn Thanh niên cứu quốc Thủ Dầu Một. Sau đó, ông làm Biên tập viên báo Cứu Quốc Nam Bộ rồi báo Vì Tổ quốc.

Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, làm Biên tập viên báo Văn Nghệ. Năm 1956, ông là Ủy viên thường trực Ban đại diện Văn nghệ Nam bộ ở miền Bắc. Năm 1957, ông công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1959, ông trở lại với nghề báo, làm Biên tập viên báo Độc Lập. Năm 1969, theo sự phân công của Ủy ban Trung ương các hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, ông nhận nhiệm vụ xây dựng phong trào văn nghệ ở tỉnh Hà Tây; và sau đó là tỉnh Thái Bình.

Thời gian này, ngoài việc tích cực gầy dựng hoạt động văn hóa văn nghệ ở địa phương, ông đã lao vào sáng tác một cách miệt mài và bền bỉ. Các tập thơ của ông liên tiếp được ra đời, như Đất nước (1955), Gò Me (1957), Từ nhớ đến thương (1960), Quê chung. (1962), Gởi chiến trường chống Mỹ (1966), Tên quê hương. Nếu như hai tập thơ đầu là tiếng lòng và nỗi nhớ khôn nguôi của ông về quê hương miền Nam thân thương và anh dũng; thì các tập thơ còn lại là lời ca tự hào về công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và niềm tin tất thắng của dân tộc trong cuộc trường chinh chống Mỹ.

Trong những tập thơ ấy, Gò Me là tập thơ nổi tiếng nhất. Và trong tập thơ Gò Me, bài thơ Gò Me là bài thơ hay nhất; mở đầu bằng những câu thơ:

          Quê tôi đó, mặt trông ra bể,

          Đóm hải đăng tắt lóe đêm đêm.

          Con đê cát đỏ cỏ viền,

          Leng keng nhạc ngựa, đường lên chợ Gò.

Qua thơ của ông, Gò Me-Gò Công hiện lên vô cùng tươi đẹp, thanh bình, dung dị và chân chất:

          Ruộng Gò Công, có bay thẳng cánh,

          Ao Gò Me, nước gánh không vơi.

          Ruộng vây quanh, bốn mùa gió mát,

          Lúa Nàng Keo chói rực mặt trời.

          Ao làng trăng tắm mây bơi,

          Nước trong như nước mắt người tôi yêu.

Không chỉ thế, trong thơ ông còn có cả những cô gái Gò Me xinh xắn, giỏi giang và yêu đời:

          Những chị, những em, má núng đồng tiền,

          Nọc cấy tay tròn, nghiêng nón làm duyên.

          Véo von điệu hát cổ truyền,

          Tre thôi khúc khích, mây chìm lắng nghe.

Nhìn chung, thơ của ông có thể gom vào ba chủ đề lớn: thứ nhất, thơ viết về Bác Hồ, vị cha già dân tộc; thứ hai, thơ viết về miền Bắc xã hội chủ nghĩa, về những con người đã sản xuất và chiến đấu vì đồng bào miền Nam ruột thịt; thứ ba, thơ viết về miền Nam, trong đó có quê hương Gò Me biết mấy thân thương của ông, đang quật khởi vùng lên, chống ách bạo tàn của bọn giặc ngoại xâm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Tháng 6-1975, ông mất tại Hương Canh, Thái Bình sau một cơn bạo bệnh. Một năm sau, trong lời đề tựa tập thơ Từ thương đến nhớ, nhà thơ Chế Lan Viên viết: "... Tôi nhận được tin anh mất ở Sài Gòn, ngẩn ngơ vì thương tiếc một cây bút, những dòng thơ...Tôi tiếc cho Hoàng Tố Nguyên (Lê Hoằng Mưu) đã có một quê hương Gò Me-Nam bộ lúc ra đi, đã có một quê hương Hương Canh-miền Bắc lúc trở về, có cả một Tổ quốc thống nhất xã hội chủ nghĩa, giữa ngày sắp được đoàn tụ, thế mà không sống đến phút đoàn tụ ấy. Tôi cũng tiếc cho Gò Me, Gò Công quê anh đã không có anh trở về... Trong mấy nhà thơ Nam bộ tập kết ra Bắc hồi ấy, phải nói rằng anh là một trong mấy người có tài hơn cả...Lần đầu tiên khi thơ anh xuất hiện ở Thủ đô, nó đã được nhiều người yêu mến và giới sành thơ trân trọng."

NGUYỄN PHÚC NGHIỆP
Địa chỉ: Trường Đại học TG, 119, Ấp Bắc, P 5, TP Mỹ Tho, Tiền Giang


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Feb/2010 lúc 8:50am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23118
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Feb/2010 lúc 1:03am
Tản mạn Gò Công
  Nuôi yến sào trong nhà
 

Sau khi VietNamNet đưa thông tin về việc phát hiện chim yến làm tổ trong rạp chiếu phim ở Quảng Ngãi, chúng tôi được đơn vị chủ công trình nuôi yến là trung tâm Eka Vietnam đưa đi tham quan mô hình nuôi chim yến trong nhà do đơn vị này khởi xướng.

Nhiều nơi nuôi được yến sào trong nhà


Theo anh Lê Danh Hoàng, Giám đốc Trung tâm Eka, chim yến sào sinh sống ở hầu hết dọc biển duyên hải miền Trung và Nam bộ. Từ trước đến nay người ta vẫn quan niệm rằng yến sào chủ yếu sinh sống, làm tổ ở các đảo khơi, còn việc chim yến làm tổ trong nhà rất hiếm và ngẫu nhiên. Nhưng theo anh Hoàng không hẳn là như vậy, chim yến không nhất thiết phải bay đi kiếm ăn ở khơi xa, mà có thể làm tổ trong nhà, sống thành bầy đàn ngay trong đất liền. Vì vậy, việc nuôi chim yến trong nhà là khả thi.

Một bằng chứng là Trung tâm Eka có nhà nuôi yến ở khá nhiều nơi thuộc hầu hết các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào. Eka Vietnam có địa chỉ tại 68F Ngô Tất Tố, phường 22 quận Bình Thạnh, TP.HCM. Eka Vietnam là trung tâm kinh doanh trực thuộc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Chấn Hưng được ủy nhiệm độc quyền cung cấp các tài liệu, thiết bị chuyên ngành nuôi yến trong nhà mang thương hiệu Eka thuộc tập đoàn Eka Indonesia. Chủ đơn vị này là hai anh em Lê Danh Hiển - Lê Danh Hoàng. Eka Vietnam chính là đơn vị đã phát hiện ra chim yến vào sinh sống trong rạp Hòa Bình vào tháng 10/2005, và đã thuê căn nhà bên cạnh với giá 2,3 triệu đồng/tháng để dụ chim yến vào.

Căn nhà đầu tiên Eka gọi yến vào làm tổ ở Phan Rang tỉnh Ninh Thuận và đã thành công, được thực hiện cách đây 1 năm. Hiện nay ngoài những căn nhà tự đầu tư để nuôi, Trung tâm Eka đã hợp tác với cư dân là những nhà đã có chim yến vào làm tổ ngẫu nhiên hoặc những vùng có chim yến quần tụ, đầu tư gọi yến vào nhà. Đến nay ở hầu hết các tỉnh đều có nhà nuôi chim yến của Trung tâm Eka hoặc cùng hợp tác đầu tư, gồm: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai, TP.HCM, Tiền Giang. Ngay tại TP.HCM, Trung tâm Eka cho biết có chim yến vào làm tổ trong nhà ở cảng Ba Son, Ngân hàng Nhà nước, sân vận động Tao Đàn. Eka đã đầu tư cho một ngôi nhà khu vực quận 3, hiện có hàng trăm con vào sinh sống, làm tổ.

Đến giờ này, tổng đầu tư của Eka cho các cơ sở nuôi yến khoảng 3 tỷ đồng. Khách hàng của Eka khoảng trên 30 người. Một số trong số này yến đã vào ở nhiều năm qua, đã có khai thác, nay Eka đầu tư trang thiết bị mở rộng thêm như gỗ làm giá để chim yến làm tổ, máy dụ chim yến vào nhà… Một số khác mặc dù chưa có chim yến vào làm tổ, nhưng bằng kinh nghiệm quan sát, Hoàng và Hiển dự báo khu vực làm tổ và đầu tư cho các chủ nhà trong khu vực để dụ chim vào.

Nghề “độc”!

Năm học đại học thứ hai, Lê Danh Hoàng gặp ông E. Nugroho, tiến sĩ người Indonesia, sang tiếp thị các chương trình và vật tư cho việc nuôi yến trong nhà. Lê Danh Hoàng đã xin theo học kỹ thuật, kinh nghiệm. Hoàng được hai Tiến sĩ là Nugroho và When Drato dẫn dắt, và tham gia học hỏi ở nhiều nước khu vực Đông Nam Á. Sau khi tiếp thu được nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm, Lê Danh Hoàng cùng anh là Lê Danh Hiển thành lập Trung tâm Eka Vietnam.

Ở Việt Nam, phải nói nghề nuôi chim yến là nghề độc nhất vô nhị. Lúc Trung tâm Eka thành lập, chưa ai biết nuôi chim Yến. Sau căn nhà đầu tiên nuôi yến ở thị xã Phan Rang tỉnh Ninh Thuận thành công, Trung tâm mới dám nhân rộng ra khắp các tỉnh. Bắt đầu từ việc bỏ tiền ra tự đầu tư, sau đó kêu gọi tham gia. Khi số người tham gia đã khá đông, Trung tâm Eka làm luôn các dịch vụ như cung cấp thông tin, tổ chức các khóa học kỹ thuật nuôi yến, kiêm tư vấn, thiết kế xây dựng nhà yến, cung cấp trứng yến, vật tư, thiết bị, tài liệu nuôi và chế biến yến sào.

Tại huyện Gò Công tỉnh Tiền Giang, Eka mua một căn nhà 4 tầng đối diện chợ đặt chi nhánh. Chỉ có tầng trệt để ở và làm việc, còn lại 3 tầng trên nuôi chim. Đây không phải là nhà có chim vào làm tổ sắn, mà mới vừa xây dựng xong và anh em Hoàng - Hiển dụ vào. Gần kề là hai căn nhà khác của khách hàng, được Eka đầu tư hơn 2 tháng, đã có trên 80 con chim vào làm tổ. Chủ căn nhà này đặt 10 camera quan sát. Đối diện những căn nhà này, ngay tại khu chợ cũng có một văn nhà với gần 100 chim yến đang làm tổ.

Cách chợ Gò Công 5km, tại ấp Khương Thượng, xã Long Bình, có một ngôi nhà yến vào làm tổ đã trên 20 năm qua. Hiện tại trong ngôi nhà này có trên 1.000 con, mỗi mùa làm khoảng 400 cái tổ. Bình quân mỗi tổ yến 10gr, tức mỗi mùa chủ nhà thu được 4kg. Thời giá hiện nay 24-25 triệu đồng/kg, vậy cứ mỗi mùa chủ nhà thu được ngót 100 triệu đồng. Theo kiến thức của Lê Danh Hoàng, yến ở đảo khơi do phải đi ăn xa, không đủ sức nên mỗi năm chỉ có một mùa làm tổ, và tổ mỏng. Còn yến nuôi trong nhà cho tổ dày, và mỗi năm có thể cho tới 4 đợt làm tổ.

Mong muốn phát triển làng nghề

Sau khi các khách hàng của Eka biết phương pháp dẫn dụ và nuôi yến, đã tự đầu tư theo hướng kinh doanh tương tự Eka, nhưng hầu hết không thành công. Mặc dù là lộc trời cho, nhưng không phải ai cũng có thể khai thác.

Vì vậy, hiện giờ chỉ có Eka là thành công nhất trong lĩnh vực nuôi chim yến sào trong nhà. Gần đây, Eka kết hợp với khách hàng ấp và nuôi chim với số lượng lớn tại Nha Trang. Ngoài ra trung tâm còn tư vấn xây dựng và cung cấp thiết bị cho hàng chục nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Mặc dù vậy, Hoàng và Hiển luôn mong muốn chuyển giao kỹ thuật để phát triển rộng rãi nghề nuôi yến ở Việt Nam. Quan điểm của Hoàng và Hiển phải phát triển hoạt động nuôi yến thành một ngành nghề. Từ đó, nghề nuôi yến ở Việt Nam mói có thể gia nhập vào phong trào trong khu vực và thế giới, và sẽ mang lại giá trị, lợi ích nhiều hơn cho người nuôi yến. Hiện tại trong khu vực đã có nhiều nước nuôi yến trong nhà là Indonesia với hơn 200.000 căn nhà. Tiếp theo là Malaysia và Thái Lan với hơn 5.000 căn nhà đã được xây dựng tại mỗi nước. Kế đến Ấn Độ, Srilanka…

Để hỗ trợ cho việc phát triển rộng rãi chương trình này, Hoàng và Hiển đã khảo sát các tỉnh dọc bờ biển từ Bắc vào Nam, lập ra bản đồ đánh dấu những vùng có thể nuôi yến trong nhà. Trung tâm Eka thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, tài liệu cho người nuôi yến và cả người muốn kinh doanh. Bên cạnh đó hai anh em lập ra website http://www.ekavietnam.com/, giới thiệu các thông tin và kiến thức cho người nuôi yến.

Cũng với ý nghĩ phát triển chương trình này, Hiển và Hoàng đã mua một khu đất tại xã Long Bình huyện Gò Công, lập dự án xây dựng thành làng yến với 100 căn nhà. Phương pháp thực hiện dự án ngoài một phần vốn bỏ ra, Trung tâm sẽ mời gọi tham gia. Nếu trước đây nói đến yến sào, người ta chỉ biết có Khánh Hòa, sau đó là vài tỉnh khác của duyên hải miền Trung, thì nay theo nhận định của hai anh em Hiển - Hoàng, khu vực phía Nam mà tập trung là Tiền Giang mới là vùng đất có đông đảo chim yến. Đây là điều kiện thuận lợi để khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển nghề nuôi yến trong nhà.

IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23118
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2010 lúc 6:11am

Lịch sử phát triển Gò Công 

Thời Pháp thuộc

Năm 1876 Gò Công, vốn trước kia thuộc tỉnh Định Tường thời "Nam Kỳ lục tỉnh", trở thành một hạt tham biện (arrondissement) thuộc khu vực (circonscription) Mỹ Tho do thực dân Pháp đặt ra. Hạt tham biện (còn gọi là Tiểu khu hành chính, trị sở được dân gian quen gọi là tòa Bố) Gò Công gồm 4 tổng: Hòa Đồng Thượng (có 8 làng), Hòa Đồng Hạ (có 10 làng), Hòa Lạc Thượng (có 10 làng), Hòa Lạc Hạ (có 12 làng).

Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Gò Công trở thành tỉnh Gò Công, với số tổng và số làng không đổi. Tỉnh lị là thị xã Gò Công.

Từ ngày 9 tháng 2 năm 1913 đến ngày 9 tháng 2 năm 1924, Gò Công trở thành quận thuộc tỉnh Mỹ Tho. Sau đó lại tái lập tỉnh Gò Công với 5 tổng, thêm tổng Hòa Đồng Trung, số làng cũng thay đổi.

Thời kỳ 1945-1954

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ bỏ cấp tổng, còn làng thì thống nhất gọi là xã.

Năm 1946 Gò Công là một trong 21 tỉnh của Nam Bộ.

Thời Việt Nam Cộng Hòa

Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sáp nhập tỉnh Gò Công vào tỉnh Định Tường mới thành lập trên phần đất tỉnh Mỹ Tho. Ngày 20 tháng 12 năm 1963, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập tỉnh Gò Công, tách từ tỉnh Định Tường.

Gò Công là một tỉnh nhỏ, phía bắc với giáp hai tỉnh Long An và Gia Định, phía đông là biển Đông, phía nam giáp tỉnh Kiến Hòa, phía tây giáp tỉnh Định Tường. Ranh giới phía nam của Gò Công là sông Cửa Đại, ranh giới phía bắc là sông Vàm Cỏ Tây, còn ranh giới phía đông bắc là sông Nhà Bè đổ ra cửa Soài Rạp.

Khi mới tái lập tỉnh Gò Công gồm 2 quận Châu Thành (đổi tên từ quận Gò Công) và Hòa Đồng với 4 tổng 31 xã. Ngày 6 tháng 4 năm 1965, chia quận Châu Thành (tỉnh Gò Công) thành 2 quận: Hòa Tân, quận lỵ tại xã Tân Niên Tây với 9 xã; Hòa Lạc, quận lỵ tại xã Tăng Hòa với 9 xã; chia quận Hòa Đồng thành 2 quận: Hòa Đồng, quận lỵ tại xã Vĩnh Bình với 8 xã; Hòa Bình, quận lỵ tại xã Bình Luông Đông với 5 xã. Như vậy tỉnh Gò Công có 4 quận.

Đến tháng 8 năm 1968, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cũng tách quận Gò Công khỏi tỉnh Mỹ Tho để lập lại tỉnh Gò Công.

Sau năm 1975

Tháng 2 năm 1976 tỉnh Gò Công nhập với Mỹ Tho thành tỉnh Tiền Giang. Hiện nay địa bàn tỉnh Gò Công cũ tương ứng với thị xã Gò Công và các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Mar/2010 lúc 6:13am
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 03/Mar/2010 lúc 6:18am
Chuyện về Quốc Mẫu TỪ DŨ THÁI HẬU
 
hoangthaihauTuDu.jpg%20TH&Aacute;I%20H&#7852;U%20T&#7914;%20D&#7908;%20picture%20by%20nqtuan2910

Đêm nay, Từ Dũ Thái Hậu thấp thỏm lo âu, cũng chỉ vì bên ngoài trời tối mịt, có lẽ đã canh hai, mưa vẫn rả rích rơi đều… Suốt từ trưa đến giờ, tin tức về thuyền ngự vẫn bặt tin. Ngày mai, sáng sớm là làm lễ kỵ ở đền Phụng Thiên rồi, mà nhà vua vẫn chưa về. Vua đã trình trước với Thái Hậu là hôm nay tuần hành ở cửa biển Thuận An. Lúc đi, trời quang mây tạnh, không ngờ xế chiều trời nổi cơn giông, thuyền ngự chắc bị ngược gió nên không tiến được.

Cũng đúng vào lúc Thái Hậu đang hồi hộp mong ngóng như vậy, thì ở ngoài cửa Thuận, trên chiếc thuyền ngự, Vua Tự Đức cũng đang đứng tì mình trong khoang thuyền, dán mắt nhìn ra ngoài trời mưa gió, những ngón tay dài run run, gõ dồn từng nhịp trên khung cửa mạn thuyền. Mỗi đợt sóng bập bềnh đập vào mạn thuyền, làm cho thuyền chòng chành, lại khiến ngài lo sợ.

Cửa sổ khoang trong hé mở, viên quan chỉ huy thuyền ngự khẽ nói với viên hiệu úy đứng canh:

 

- Xin tâu lại với Ngài Ngự, chỉ độ ba khắc nữa là thuyền cập bến, bão đã yên, nhưng sức nước vẫn còn chảy xiết, đã tăng thêm nhiều tay chèo, nên không còn lo gì nữa.

 

Quả nhiên không mấy chốc, thuyền ngự đã cập bến. Nhà vua cùng tả hữu thở phào trút nỗi lo âu, vội kéo nhau đổ bộ về cung. Kiệu rồng đang chờ sẵn, nhà vua ra lệnh cho phu kiệu gia tăng tốc lực. Ngài đang sợ. Sợ vì nỗi lo âu của Thái Hậu trong hành cung.

Kiệu rồng nhanh chóng dừng lại trước cửa; Mặc cho cơn mưa chưa ngớt, Tự Đức hấp tấp đội mưa, lao vội vào cung của Thái Hậu. Bà Từ Dũ vẫn nằm im trên sập, thoáng thấy bóng nhà vua, liền bỏ sách và kính xuống, xoay mình quay mặt vào trong tường. Tự Đức rón rén lại gần,quỳ xuống:

 

- Kính tâu Thái Hậu, con đã về.

 

Bà vẫn nằm im không đáp. Cả gian phòng hoàng cung im ắng, ánh bạch lạp tỏa sáng lạnh lùng. Tự Đức càng thêm kinh sợ. Nhà vua đưa mắt ra lệnh cho cung nữ hầu Thái Hậu. Hình như đã quen với nề nếp quy định, thỉnh thoảng vẫn diễn ra trong chốn thâm cung này, người cung nữ vội vàng bưng mâm son nhỏ, trên là cây roi mây ngắn, dâng lên vua Tự Đức. Nhà vua đỡ lấy mâm, cung kính đặt lên sập, ngay sau lưng Thái Hậu, Đoạn lùi lại nằm xấp xuống sàn nhà, úp mặt chờ đợi. Thái Hậu vẫn nằm quay lưng ra, không cử động. Mọi người im lặng gần như nín thở.

 

Vài ba phút qua đi, Từ Dũ Thái hậu mới trở mình, ngồi dậy, thong thả phán:

 

- Thôi! Con đứng dậy đi. Con đã làm ta bồn chồn suốt một buổi trời. Bao nhiêu quân quan vì con mà chịu giông tố khó nhọc. Liệu mà ân thưởng cho người ta. Rồi sắp đặt để mai hầu kỵ. Tự Đức lồm cồm ngồi dậy, lạy tạ mẹ rồi lui vể cung điện riêng của mình. Ngay đêm ấy, bữa ngự thiện không kéo dài. Ông ăn qua loa vài miếng rồi vội đến án thư, dùng bút son phê lên một tờ chỉ dụ, giao cho các quan lập tức trong ngày mai, ban thưởng cho quân sĩ và tùy tùng hộ tống thuyền vua trong chiều mưa hôm trước.

 

Câu chuyện trên đây xảy ra đã đến gần 150 năm, nhưng ngày nay nhiều người trong hoàng tộc nhà Nguyễn ở Huế vẫn còn nhớ rõ. Sách báo chép lại khá nhiều (Các sách liệt truyện viết bằng chữ Hán, sách báo quốc ngữ thì có bài của ông Thân Trọng Huề, Trần trọng Kim, Trần Thanh Mại, Tạ Quang Phát v.v…) và đều ca ngợi Thái Hậu Từ Dũ, một bà mẹ xứng đáng ở nước ta vào cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX.

 

Từ Dũ là tên hiệu tôn phong. Thật ra, tên bà là Phạm Thị Hằng, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1810, con gái ông Phạm Đăng Hưng ở Gò Công, huyện Tân Hòa, Gia Định. Cô gái vùng quê miền Nam đã được tuyển vào cung làm vợ Vua Thiệu Trị và sinh hạ hoàng nam là Nguyễn Hồng Nhậm.

Vào cung từ khi còn ít tuổi, theo quy định của triều Nguyễn, không lấy Trạng Nguyên, không lập Tể Tướng, không tấn phong Hoàng Hậu, nên khi Vua Thiệu Trị băng hà, bà vẫn chỉ là Quý Phi. Nguyễn Hồng Nhậm lên ngôi lấy hiệu là Tự Đức, nhiều lần cùng quần thần, muốn tấn tôn cho bà là Hoàng Thái Hậu, song bà viện mọi cớ từ chối, bà nói với con:

 

- Tăng thêm hư danh cho đẹp đẽ trong hoàn cảnh nhân dân mất mùa yếu kém, thì cũng làm tăng cái thất đức của ta mà thôi… Ta chỉ mong các công khanh và bề tôi hãy hết sức giúp vua ở chức vụ mình, làm cho ta ngày ngày thấy được sự thái bình của đất nước thì không còn cái vui nào hơn thế.

 

Cho đến năm 1870, bà tròn sáu mươi tuổi mới được tổ chức lễ tấn phong Hoàng Thái Hậu. Từ Dũ còn buộc phải tiến hành thật đơn giản, ít tốn kém… Tiếng tốt của bà vì thế mà được lưu truyền.

 

Nhắc tới Từ Dũ thái hậu, ai cũng phải thừa nhận rằng bà là một con người khiêm cung, kiệm ước. Uy tín của bà ngày càng lớn, bà càng nghiêm khắc với người trong họ mình. Thói thường một người làm quan cả họ được nhờ, huống chi bà là Hoàng Thái Hậu;  Trong họ Phạm, có thân tộc bà, từ Gò Công ra Huế, cầu xin vua Tự Đức ban cho chức tước. Bà ân cần bảo nhà vua:

      

- Người trong họ mẹ, không có công lao gì thì không được ban cho tước lộc. Hễ có ai làm điều gì trái phép nước thì cứ nghiêm trị như thường để làm gương công minh cho dân trong nước biết.

 

Thái hậu Từ Dũ vốn là người thích sử sách. Bà khuyến khích Vua Tự Đức phải đọc sách nhiều ,và cùng con suy nghĩ, bàn luận không những kinh thư, Hán sử, để rút ra bài học trị nước, mà còn luôn luôn quan tâm đến hiện tình đất nước. Bà thường nhắc nhở con:

 

- Nhân bất học bất tri đạo (Người không học thì không biết đạo lý); Làm vua thì phải cảnh giác với những tham quan ô lại; Từ xưa đến nay, quan lại, một chữ tham là chưa trừ được. Mọt nước hại dân chẳng qua là như vậy… Quan bổ ra tỉnh ngoài, khi về thì vị nào cũng giàu có. Của cải ấy không lấy của dân thì lấy ở đâu?

 

Bà rất hài lòng khi trong triều có những vị quan mẫu mực, văn võ kiêm toàn như Nguyễn Tri Phương, công bình như Vũ trọng Bình.

 

Đức Từ Dũ, không chỉ có những lời dặn dò chỉ bảo nhà vua trong những buổi tâm sự riêng tư hay bàn bạc về sách vở. Nhiều lần, bà đã trực tiếp uốn nắn những việc làm sai trái của nhà vua. Như việc ông Phạm Phú Thứ, dám dâng sớ chỉ trích nhà vua, lơi là việc quốc sự, lúc vua Tự Đức mới lên ngôi, còn trẻ chưa chú tâm vào việc triều chính lắm; nhà vua bực bội cách chức Phạm Phú Thứ, đuổi về làm lính ở bên bờ sông Lợi Nông. Câu chuyện đến tai Thái Hậu. Bà chờ dịp thuận tiện trò chuyện với nhà vua, Bà lựa lời hỏi Tự Đức:

 

- Ông Phạm dâng sớ khuyên con, ông ta được cái gì?

 

Vua Tự Đức trả lời:

 

- Dạ, ông không được cái gì cả. Nhưng con thấy làm bề tôi mà trách vua như vậy là quá đáng.

 

- Thế khi về làm lính, ông ta có oán hận gì không?

 

- Con không nghe chuyện ấy.

 

Bà Từ Dũ gật đầu tỏ vẻ hài lòng:

 

Thế thì người này đáng trọng lắm. Dâng sớ trách vua là vì thương vua, yêu dân, giúp vua lại bị nạn mà không hề hờn giận. Theo mẹ đấy chính là người chính trực và trung thành. Con nên nghĩ lại nghe con.

 

Được mẹ khuyên nhủ rõ ràng và thỏa đáng, Tự Đức liền ân xá cho Phạm Phú Thứ, mời ông về kinh, giao chức vụ mới. Quả thực sau này Phạm Phú Thứ đã giúp nhà vua rất nhiều, đề xuất những ý kiến mới xây dựng đất nước.

*

*      *

Đức Từ Dũ đã sống trong thời kỳ nước nhà gặp nhiều biến cố. Quân Pháp xâm lược nước ta, lấn chiếm hết nơi này đến nơi khác. Bà rất đau lòng trước những thất bại đắng cay. Khi tin miền Nam bị mất, bà đã khóc lóc thảm thương và nhịn ăn ba ngày; Rồi đêm 23 tháng 5 kinh thành Huế thất thủ, bà cũng theo Vua Hàm Nghi trốn ra ngoài để đi Quảng Trị. Do tuổi già sức yếu không thể chịu đựng gió sương, và không muốn cản trở bước đường của đội quân xuất bôn, bà cùng với tam cung lại trở về Huế, sống một cuộc sống âm thầm, lặng lẽ cho đến khi bà qua đời, thọ 93 tuổi.

 

Tại Sài Gòn, từ lâu đã có một bệnh viện mang tên bà được đặt tại 284 đường Cống Quỳnh, Quận Ba. Đó là Bệnh Viện Từ Dũ.

sưu tầm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
mai phan
Newbie
Newbie
Avatar

Tham gia ngày: 21/Dec/2009
Đến từ: France
Thành viên: OffLine
Số bài: 17
Quote mai phan Replybullet Gởi ngày: 03/Mar/2010 lúc 10:52am
 
                                  medium_dangHoa_02.JPG
 
   CÔNG TỬ GÒ CÔNG : CẬU HAI MIÊNG
                        ( 1858 - 1899 )

 

 


Cuộc đời Huỳnh Công Miêng, con trai Lãnh binh Huỳnh Công Tấn có nhiều nét độc đáo. Huỳnh Công Miêng là người có máu giang hồ mã thượng, thích ngao du và làm việc nghĩa, tính tình hào phóng, dám ăn thua đủ với kẻ mạnh hiếp yếu. Các hành vi nghĩa hiệp ấy được dân chúng Nam Kỳ ưa thích, truyền tụng và tôn làm “cậu” và gọi “cậu Hai Miêng”. Công tử Hai Miêng xuất hiện trước tiên ở Nam Kỳ, là “công tử” tiên phong lớp trước, mệnh danh là “miễn tử lưu linh”, có nghĩa là được miễn sưu thuế, đi đâu mặc tình, không ai được phép “hỏi giấy”... Thừa hưởng sự nghiệp đồ sộ của cha để lại, cậu Hai Miêng ăn xài huy hoắc, phá phách, coi tiền như rác. Đương thời cậu Hai Miêng ăn chơi khắp trong lục tỉnh. Ai cũng nghe danh cậu. Nếu cậu có phạm tội gì nhỏ, cũng không bị truy tố vì Pháp còn nhớ ơn thân phụ cậu. Truyền thuyết về cậu Hai Miêng kể lại rằng: “Có một lần cậu vào thăm quan tham biện Mỹ Tho (Tỉnh trưởng bây giờ) với thái độ hống hách khác thường:
Bước vô trường án(1), vỗ ván cái rầm,
Búa xua(2) ông tham biện, bạc tiền ông để ở đâu?

Hai câu trên được dân chúng truyền tụng, chứng tỏ hành vi ngang tàng của cậu, không nể bất cứ ai, kể cả viên Tỉnh trưởng người Pháp.
Năm 17 tuổi, Huỳnh Công Miêng, Trần Bá Hựu (em ruột Trần Bá Lộc) Lê Công Phụng, con nuôi của Lãnh binh Tấn, được qua Pháp du học trường La Seyne gần Toulouse. Sau 4 năm, cả ba không đỗ đạt bằng cấp gì cả, nhưng nói trôi chảy tiếng Pháp, về nước được Pháp cho làm thông ngôn, sau thăng ông Phán, Tri huyện... hàm. Đợt sau cậu Hai Miêng có Lê Công Hoàng, Nguyễn Quang Nghiêm (cô cậu với Lộc) đều đậu Tú tài, hồi hương liền được bổ làm Tri huyện ngay. Trường hợp cậu Hai Miêng lúc mới về nước, Pháp cho cậu phục vụ dưới trướng Tổng đốc Trần Bá Lộc, hy vọng cậu nối nghiệp cha, thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa lập công. Khi Lộc đem quân ra Bình Thuận, Khánh Hoà, cậu Hai Miêng cũng có mặt trong đoàn quân thứ đó. Lần này Lộc lập kế bắt mẹ của lãnh tụ nghĩa quân tra khảo, đe doạ giết để Mai Xuân Thưởng về hàng. Kế sách ấy tuy cũ, dã man nhưng hiệu quả. Pháp kích động cậu Hai Miêng lập công, nhưng công việc ấy không hợp với bản tính hào phóng của cậu. Cậu vốn ghét những kẻ ỷ mạnh hiếp yếu, binh vực người cô thế, và rất oán ghét bọn cường hào ác bá. Chán nghề chém giết, cậu Hai Miêng xin xuất ngũ để sống cuộc đời của một kẻ “miễn tử lưu linh”, ngồi ghe hầu chu du khắp Nam Kỳ lục tỉnh. Cậu Hai Miêng sống cuộc đời ngoại hạng, vượt xa các công thức đương thời. Nghe đồn rằng cậu được Pháp cấp cho tấm giấy “miễn tử lưu linh”, đi tới đâu cũng không bị ai làm khó dễ, miễn dòng thuế thân, miễn sưu dịch, miễn lính tráng. Tuy nhiên, một nhà văn chuyên sưu tầm truyện xưa tích cũ là cụ vương Hồng Sển cũng cho biết “chỉ nghe đồn như vậy, chớ chưa thấy tận mắt tấm giấy “miễn tử lưu linh” của cậu Hai Miêng”.
Cậu Hai Miêng cũng cờ bạc cầu vui, hút thuốc phiện, bao em út ăn xài không tiếc của. Dư luận Gò Công hồi trước thường kể giai thoại về cậu Hai Miêng như sau:
Lúc mới về nước, cậu chỉ thích võ nghệ, luyện côn quyền (một loại võ khí cổ, chỉ dùng sức mạnh), múa kiếm. Cậu nổi tiếng anh hùng khắp xứ. Vì không muốn bị ràng buộc, làm tay sai cho Pháp. Cậu trả chức tước Pháp ban cho. Hàng ngày cậu đi đá gà, uống rượu, hối me (một thứ cờ bạc) thả giàn. Có lần cậu đi xuống Giồng Tháp để hốt me, nhiều đàn em theo để mang một bao bạc giấy, thứ bạc con cò, rất có giá trị hồi cuối thế kỷ 19. Cậu Hai Miêng cầm chén hốt me, có các thủ hạ là Bảy Danh, Ba Ngà, Tám Hổ lo vừa tiền và chung tiền. Sòng me nào có cậu cũng ăn thua rất lớn. Lúc sòng bạc tan, cậu ra về, đi ngang qua một vườn xoài, thấy nhiều trái xoài vừa chín ửng vàng, trông rất ngon lành, cậu kêu chủ nhà hỏi mua. Chủ nhà bằng lòng, đi lấy cây sào tới hái. Cậu cười, nói:
- Để tôi hái cho, khỏi cần sào!
Nói xong, cậu giậm chân, nhún mình, nhảy lên rứt một lượt mấy trái xoài chín cây. Ai nấy đều khen ngợi.
Trong “Thơ Cậu Hai Miêng” có đoạn mở đầu như sau:
Nam Kỳ có cậu Hai Miêng,
Con quan lớn Tấn ở miền Gò Công.
Cậu Hai là bực anh hùng,
Ăn chơi đúng bực anh hùng liệt oanh!
Nam Kỳ lục tỉnh nổi danh

Khác với cha hống hách, cậu Hai Miêng ăn ở rộng rãi với mọi người, hay chia xẻ tiện nghi với anh em, bè bạn và những kẻ dưới tay, cho nên du côn khắp xứ đều kiêng nể cậu, kính phục cậu Cậu tới đâu cũng được đồng bào ủng hộ, thương mến:
Xóm làng ai cũng đều thương,
Cậu Hai trung hậu, lòng nhân ai bì?
(Thơ Cậu Hai Miêng)

Hồi đó, trong những đám giỗ, đám cưới có dịp thức khuya, đồng bào Nam Kỳ hay kể nhiều giai thoại về cậu Hai Miêng: “Khi Pháp cho đào Ao trường đua (xung quanh là đường vòng đua ngựa), bắt dân phu trong tỉnh Gò Công phục dịch, làm sưu cực khổ. Họ cưỡng bách lao động như tù khổ sai: ban ngày đào đất, đắp lộ ban đêm ăn ngủ tại chỗ. Hết toán này tới toán khác thay phiên, còn bị cặp rằn (tức giám thị) đánh đập như súc vật vì muốn công việc mau xong. Một buổi sáng, cậu Hai Miêng đi ngang qua đó, thấy cảnh làm việc quần quật mà còn bị đánh như trâu ngựa. Nổi máu anh hùng, cậu liền thộp ngực một tên cai mã tà (cảnh sát bây giờ) hung ác, đấm đá luôn. Cai Phi, cặp rằn đều bị cậu cho ăn mấy bạt tay, rồi cậu bắt họ đội đất chạy lên chạy xuống như mấy người dân đang bị hành hạ. Ngoài ra cậu còn quất cho họ mấy roi.
- Tao đánh chúng bây coi tụi bây có đau như dân phu hay không?
Cũng từ đó, dân phu đào Ao trường đua bớt bị hà hiếp, đánh đập như từ trước đến nay. Đi ngao du tới đâu, cậu Hai Miêng cũng trừng trị bọn cường hào ác bá tới đó. Đối tượng trừng trị của cậu là bọn nhà giàu, điền chủ hống hách, các ông làng, cai tổng chuyên môn bắt nạt dân địa phương. Ngay đến cả Tây, cậu Hai Miêng cũng ương ngạnh, cứng đầu, không khuất phục. Khi hết tiền, cậu ghé dinh tham biện, chủ tỉnh “mượn đỡ” để xài. Nể tình cha cậu, các quan Tây cũng giúp đỡ ít nhiều. Hồi trước ở miền Nam, thấy ai ăn ở tánh nết ngang tàng, ông bà ta thường nói:
Cậu Hai, cậu chớ có lo,
Hết tiền, cậu cứ xuống kho lấy xài(3)

Tôi được nghe một giai thoại chính cụ Nguyễn Văn Vực kể lại: “Có một lần đoàn ghe hầu mấy chiếc của cậu Hai Miêng ngao du tới xứ Bạc Liêu. Lúc đó nhằm mùa khô, nhiều ghe chài đến “ăn lúa” tại nhà các đại điền chủ. Lúc đó, dưới bến sông, trước nhà anh em ông chủ Thời, chủ Vận diễn ra cảnh vác lúa xuống ghe rộn rịp như cái chợ. Ở địa phương này, dân chúng ai cũng ngán hai anh em chủ Thời, chủ Vận. Ông chủ Thời có một cô con gái tên là “Cô Hai Sáng”. Dân chúng khắp trong vùng này không ai dám nói đến chữ “Sáng” như “buổi sáng”, “hồi sáng mai”, mà phải nói lại “buổi sớm”, “sớm mới”... thì đủ biết thế lực hai ông ấy ra sao.
Khi mấy chiếc ghe hầu của cậu Hai Miêng do thủ hạ chèo đi ngang qua, vô tình ông chủ Thời trông thấy, kêu một đứa bạn (người ở đợ) gần đó, hỏi lòn:
- Ghe của ai đi dưới sông đó bây?
Nghe câu hỏi phách lối ấy, cậu Hai Miêng tức giận. Cậu cho ghe ghé lại. Thấy cô Hai Sáng đang đứng chơi dưới bến, cậu Hai Miêng liền cho tay chân bộ hạ bắt cô ta trói lại, và kéo lên cột buồm. Khi biết đó là cậu Hai Miêng, quan tham biện Pháp còn nể, ông chủ Thời xuống nước nhỏ, năn nỉ. Ông thương lượng với cậu Hai Miêng “xin chuộc” cô Hai Sáng bằng một bao cà ròn giấy bạc. Bao cà ròn đơn bằng đệm bàng, đáy rộng, miệng túm, hồi trước thường dựng gạo, dung lượng khoảng 10 lít (hay 1 yến), rất thông dụng ở Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ 20. Lúc đó nhiều Hoa kiều từ miền Hoa Nam nhập cư vào miền Nam, chịu khó buôn bán lẻ. Hàng ngày, họ vác một bao cà ròn trên vai đựng cốm, kẹo, thuốc cảm mạo, kim, chỉ, thuốc hút, bánh in... đi len lỏi vào các miền quê bán dạo. Người dân quê gọi “cái chợ nhỏ lưu động ấy” là “chệt cà ròn” (cà ròn khị). Khi ông chủ Thời năn nỉ xin tha cho cô Hai Sáng, cậu Hai Miêng bằng lòng, mở trói cho cô Hai Sáng, rồi gia nhân ôm bao cà ròn đầy nhóc giấy bạc xuống ghe, chèo đi. Từ đó, ông chủ Thời, chủ Vận bớt hống hách với dân làng.
Bình thời, cậu Hai Miêng có tác phong của người bình dân, thân với tá điền, lối xóm quen lạ. Gặp lúc đương đầu với ai, cậu rất hung dữ vì có võ nghệ, dám chấp cả bọn du côn, đàng điếm chuyên ăn hiếp kẻ cô thế. Có lần cậu Hai Miêng xuống điền ông La Bách (Labast) ở Sóc Trăng, trừng trị bọn cặp rằng hà hiếp các nông dân tá điền, dân chúng địa phương còn nhắc tới cậu như một cử chỉ biết ơn.
Tuy có học bên Tây, nhưng cậu Hai Miêng cũng có ít nhiều tác phong của bọn du côn do ảnh hưởng của Thiên địa hội. Ông Cai tổng Lê Quang Chiều, người Phong Điền, Cần Thơ, là thúc phụ của bác sĩ Lê Văn Hoạch(?), có soạn quyển “Quốc âm Thi Hiệp Tuyển”, trong đó, có bài thơ ca ngợi cậu Hai Miêng:
Số hệ ai làm hỡi cậu Miêng?
Ba mươi tám tuổi du huỳnh tuyền. (1857-1895)
Sao lờ Bến Nghé xiêu người ngó,
Khói toả Cầu Kho thăm vợ hiền.
Đúng bực phong lưu trời vội dứt
Những trang hào kiệt đất không kiêng.
Cho hay khuất bóng danh còn tạc,
Nhựt báo đòi nơi đã khắp truyền.

Huỳnh Công Miêng mất năm 1895, được an táng trong một ngôi mộ lớn ở đường Nguyễn Tấn Nghiệm (nay là Trần Đình Xu). Thơ Cậu Hai Miêng là một trong những tập thơ có sức phổ biến rất mạnh ở Nam Kỳ. Thấy dân chúng hâm mộ con người ngang tàng ấy, người Pháp tìm cách ngăn cấm, nhưng không ngặt nghèo như các bài thơ khích động tinh thần yêu nước khác.
Nhiều người lớn tuổi vẫn thuộc lòng từng đoạn khác nhau. Quyển “Thơ Cậu Hai Miêng” do tác giả Văn Phước Nguyễn Bá Thời Sáng tác, nhà in Tín Đức Thư xã ấn hành năm 1928, lưu truyền lai rai, mãi đến năm 1954 mới tuyệt bản. Hai vợ chồng Huỳnh Công Tấn chỉ có 3 người con: một trai là Huỳnh Công Miêng, hai gái đều tu theo dòng kín. Thay vì sống cảnh đời trần tục để hưởng phú quý do tài sản của cha để lại, cả 3 người đều tìm một cuộc sống riêng tư. Tuy không phải là con đường phục vụ dân tộc để trả món nợ tội lỗi của cha, nhưng họ cũng không làm điều gì đáng chê trách. Vì lẽ đó, trong dư luận miền Nam có người nói rằng trường hợp Huỳnh Công Tấn “cây đắng sanh trái ngọt” không biết có đúng không?
Chú thích:
(1) Trường án: cái bàn dài; bua-rô ông chánh tham biện
(2) Búa xua: Bonjour, câu chào tiếng Pháp.
(3) Kho bạc, tức ty ngân khố
Lạ một điều là: hiện nay tại đình Nhơn Hòa tại vùng Cầu Muối Quận 1 TPHCM có bài vị thờ Huỳnh công Miêng. Phải chăng lúc sanh thời cậu Hai Miêng là tay anh chị , nên được những tay anh chị khác của vùng Cầu Muối các thời đại sau, tôn trọng , thờ tự  ( theo Cựu giáo Phan Thanh Sắc.Gò Công.....)
                           Trích ngang sách truyện của Hứa Hoành  
maiphan
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23118
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Mar/2010 lúc 2:43am
Đặc sản xứ Gò
 
 Vọp nấu canh chua

Ở Gò Công, Tiền Giang có món đặc sản là vọp nấu canh chua với lá me non (cách nấu tư ơng tự canh gà lá giang) chấm với nước mắm đâm hay mắm ruốc Gò Công, con vọp chỉ có ở vùng nước mặn ven sông Gò Công (hình dáng tựa con nghêu nhưng to hơn 4 - 5 lần và thịt to dầy, ăn dai và ngọt).
Mời bạn xuống ÐBSCL để thử món ốc bươu hấp lá gừng. Chọn khoảng 20 - 30 con ốc bươu lớn ngâm nước vo gạo một đêm cho nhả hết nhớt rồi chà sạch vỏ, lấy dao chặt bỏ đít, bỏ khúc ruột cùng phía sau, cạy miệng rồi xả nước để ráo. Nhấn cho thịt ốc lỏng ra rồi lót một chiếc lá gừng vào. Nhồi vào miệng ốc thịt ba chỉ băm với lá gừng non, lá chanh, nấm hương, bột ngọt, tiêu, muối, nước mắm... (nếu cầu kỳ cho thêm trứng vịt trộn nhuyễn). Ðem ốc hấp cách thủy, nước sôi cũng là lúc ốc chín. Món này vớt ra ăn liền, nước chấm là nước mắm chanh pha đường, tỏi, ớt xaỵ...



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Mar/2010 lúc 3:09am
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 07/Mar/2010 lúc 5:38pm
 
 

Đất Gò Công: mắm làm nên danh


Dấu tích xa xưa

Gần sát mũi Cà Mau về phía Tây nam có một vịnh biển mang tên là vịnh Gò Công. Ngay trung tâm vịnh, nơi con sông Bảy Háp đổ ra, có một xóm chài trù mật cũng có tên là xóm Gò Công. Theo ông Tư Tua, một kỳ lão đã 74 tuổi, thì dòng họ ông từ vùng Gò Công của tỉnh Tiền Giang ngày nay, đến đây định cư đã đã hơn 200 năm. Ngoài cái tên nguyên quán mà những người di cư xa xưa mang theo, thì dấu vết nguồn gốc còn nhìn thấy được của người dân ở đây, đó là nghề làm mắm. Những loại mắm làm từ con tôm hiện còn ở quê gốc Gò Công, thì ở đây không thiếu món nào. Nhưng chủ yếu là sản xuất tự cung tự cấp chứ không bán. Duy chỉ có mắm còng thì không, dù ở đây cũng không thiếu con còng. Vì sao thế thì cũng không ai biết.

Con còng là một loài cua nhỏ, sinh sôi đông đúc trên đất sa bồi bờ biển. Khác hơn các loại mắm làm từ con cua (như mắm ba khía của Rạch Gốc, Cà Mau chẳng hạn), mắm còng Gò Công làm từ con còng trong chu kỳ vừa lột vỏ, nên con mắm rất mềm và có mùi thơm rất đặc biệt. Chu kỳ còng lột chỉ xảy ra đồng loạt vào ngày mùng 5 tháng năm âm lịch hàng năm. Người già Gò Công còn kể, cách nay chưa xa, tới mùa này, từ cù lao Tân Thới, còng lột vô bao cà ròn (đan bằng sợi bàng) chất đầy xe ngựa dập dìu chở về các lò mắm quanh vùng ngoại ô chợ Gò Công. Đi khắp Nam bộ, ngoài Gò Công chỉ thấy có mắm còng ở vùng biển Ba Tri của Bến Tre, nhưng số lượng rất ít.

Nhưng nổi tiếng nhất nghề mắm Gò Công là mắm tôm chà. Chữ chà ở đây là chà xát. Con tôm tươi khi vừa đánh bắt được rửa sạch, để ráo, cắt bỏ phần đầu từ mắt trở lên, ướp rượu muối rồi quết nhuyễn, đem phơi nắng 3 ngày. Sau đó chà qua rây (lưới lỗ li ti) để ép lấy phần thịt tôm, cho gia vị vào, đem phơi nắng tiếp độ nửa tháng, lại để tiếp trong mát chừng nửa tháng nữa thì ăn được. Nhưng muốn thật ngon, phải để từ hai tháng trở lên. Từ 3 ký rưỡi đến 4 ký tôm thì làm ra được 1 ký mắm. Thực chất mắm tôm chà là một món thức chấm cao cấp được làm từ thịt tôm. Khi ăn chỉ cần cho vào chút chanh, tỏi, ớt đánh đều lên (không cần bột ngọt). Thịt luộc, tôm luộc hay cá nướng với rau sống, xoài chua bằm cuốn bánh tráng, chấm mắm tôm chà là hết ý. Không cần cầu kỳ đến thế thì một trái khóm (thơm), vài trái ổi chua hay cóc xanh chấm mắm tôm chà nhắm rượu cũng có thể làm cho khối bợm nhậu say quắc cần câu.

Từ cung đình đi ra hay từ dân gian đi vào?

Ngoài loại mắm tôm chà, Gò Công còn nổi tiếng loại mắm tôm chua nguyên con. Dân Gò Công gọi loại mắm tôm chua này là mắm bà Từ Dũ. Ngày nay trên đường ngược Bắc, khi vừa qua đèo Hải Vân, đến khu vực Lăng Cô, du khách sẽ gặp loại mắm này bày bán trong các lọ thuỷ tinh trông rất đẹp mắt. Và khi ăn, hương vị của nó chẳng khác gì loại mắm tôm chua của Gò Công. Đọc trong Khâm định đại nam hội điển sự lệ, thấy món mắm tôm này cũng có trong thực đơn của triều đình Huế (gọi là tôm chua). Tương truyền đây là món mắm do bà Từ Dũ chế ra cho nhà bếp cung đình và từ đó đã chỉ dạy lại cho những người cùng quê. Tuy nhiên, nếu tính về mặt thời gian, thì món mắm này cùng với những người Gò Công di cư vào Cà Mau còn trước hơn cả bà Phạm Thị Hằng - con gái của Quốc sử quán Tổng tài Phạm Đăng Hưng được tiến cung và sau đó trở thành đức Thái hậu Từ Dũ, vợ của vua Thiệu Trị, mẹ của vua Tự Đức. Khác hơn mắm tôm chà, vị mặn của mắm tôm chua là từ loại nước mắm ngon, chất gây men tạo nên vị chua là từ rượu, tỏi giã nhuyễn và đường mía.

Ngày nay, nghề mắm Gò Công vẫn được duy trì và đang trên đà làm ăn phát đạt. Nổi tiếng và cũng lâu đời nhất ở đây là lò mắm Bà Hai. Bà Hai - người làm ra thương hiệu của lò mắm này đã qua đời từ lâu. Kế nghiệp hiện nay là con gái bà và người cháu ngoại là anh Huỳnh Hiếu Nghĩa, một thầy giáo dạy hoá của trường trung học địa phương. Lò mắm của anh Nghĩa mùa Tết 2006 vừa rồi bán ra được hơn 70 triệu đồng. Hiện thời cả mắm còng, mắm tôm chà và mắm tôm chua của lò Bà Hai được bà Tuyết Nga của khu du lịch Một Thoáng Việt Nam bao tiêu gần như toàn bộ.

Được hỏi đang đà làm ăn khấm khá thế, sao cơ sở không mở rộng, không tăng năng suất? Anh Nghĩa cho biết, nhà anh quyết tâm giữ nghề bằng cách giữ lấy chất lượng là chính nên chỉ làm với con tôm, con còng nguyên liệu của vùng Gò Công mà thôi.

(Theo SGTT) 


IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 10/Mar/2010 lúc 11:17am
Những chiến tướng của Trương Định qua tư liệu dân gian ở Gò Công

1. ĐẶNG KHÁNH TÌNH

Đặng Khánh Tình chưa rõ năm sinh năm mất, người thôn Vĩnh Hựu, huyện Kiến Hòa, trấn Định Tường (nay thuộc xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang).

Năm 1859, khi Trương Định phất cờ khởi nghĩa, ông gia nhập nghĩa quân, đầu tiên giữ chức Đội. Về sau, do có chiến tích nên được thăng lên làm Đốc binh. Sau khi Trương Định mất (1864), ông trở về quê nhà, chiêu tập nghĩa sĩ, sắm sửa lương thực, vũ khí, lập căn cứ, tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp. Để có danh nghĩa và uy tín tập hợp, chỉ huy nghĩa quân, ông tự xưng là Phó Lãnh binh và được nhân dân quen gọi là Phó Lãnh binh Tình. Ông có một người phụ tá rất đắc lực là Nguyễn Văn Chung (Được biết, ông Nguyễn Văn Chung là ông nội của nhà cách mạng nổi tiếng ở Gò Công là Nguyễn Văn Côn). Giữa hai vị thủ lĩnh nghĩa quân này có tình bạn chiến đấu rất gắn bó với nhau. Cho nên, ở địa phương có câu ca:

Chừng nào hạc nọ xa đình,

Hạc xa hương án, Chung Tình mới xa.

Và:

Vĩnh Hựu Tình Chung, chân chánh khí,

Tân Niên Hòa Quới, thị anh hùng. (1)

Dưới sự chỉ huy của ông, hoạt động của nghĩa quân dần dần được mở rộng. Lo sợ ảnh hưởng của phong trào kháng chiến ngày càng sâu đậm trong nhân dân, thực dân Pháp ra lệnh cho Huỳnh Văn Tấn huy động lực lượng mạnh tấn công vào căn cứ Vĩnh Hựu. Sau ba ngày bao vây, quân giặc đồng loạt mở cuộc tiến công. Ông chỉ huy nghĩa quân kiên quyết đánh trả; nhưng do thế yếu, ông bị địch bắt.

Sau đó, bọn chúng giam giữ ông ở khám đường Gò Công. Tại đây, bọn cai ngục vừa giở trò mua chuộc, dụ dỗ; vừa tra tấn hết sức dã man nhằm buộc ông phải đầu hàng. Nhưng, ông vẫn giữ vững khí tiết, thà chết chứ không cam chịu làm tay sai cho kẻ thù ngoại bang. Cuối cùng, thực dân Pháp đã hèn hạ xử chém ông tại chợ Gò Công. Tàn bạo hơn, bọn chúng đã cho bêu thủ cấp của ông trong nhiều ngày để đe dọa nhân dân. Nhưng chính điều đó đã khiến cho quần chúng càng thêm căm thù thực dân Pháp và cảm thương vị anh hùng đã vì nước quên thân.

Hiện nay, phần mộ của ông ở ấp Thới An, xã Long Vĩnh, huyện Gò Công Tây vẫn được nhân dân hương khói quanh năm.

2. ĐỖ TRÌNH THOẠI

Đỗ Trình Thoại chưa rõ năm sinh, người thôn Yên Luông, huyện Kiến Hòa, trấn Định Tường (nay là xã Yên Luông, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang).

Thuở nhỏ, ông nổi tiếng thông minh và học giỏi. Năm 1843, ông thi đỗ Cử nhân tại trường thi Gia Định; được triều đình bổ làm Tri huyện Tân Hòa (bao gồm khu vực Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang ngày nay); nên được mọi người quen gọi là Huyện Thoại. Về sau, chưa rõ vì lý do gì mà ông bị triều đình cách chức.

Năm 1859, giặc Pháp tấn công thành Gia Định. Với lòng yêu nước nồng nàn của một trí thức chân chính, ông tham gia công cuộc chống Pháp ở mặt trận Chí Hòa (Gia Định, nay là thành phố ************). Tháng 2 1861, đại đồn Chí Hòa bị thất thủ, ông trở về Gò Công, mộ nghĩa dũng và kết hợp với Trương Định nổi lên kháng chiến chống bọn thực dân xâm lược.

Sau khi hạ thành Mỹ Tho vào trung tuần tháng 4 1861, quân Pháp tiến đánh Gò Công; sau đó, bọn chúng đã cho thiết lập nhiều đồn bót ở đây nhằm kiểm soát và bình định vùng đất vừa mới chiếm được. Với quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi đất nước và bảo vệ chủ quyền dân tộc, ông đã chỉ huy nghĩa quân tiến hành nhiều trận tập kích táo bạo vào các vị trí chiếm đóng của quân viễn chinh Pháp ở Gò Công, gây cho chúng những thiệt hại đáng kể.

Tiêu biểu là trận tập kích đồn Gò Công ngày 22 6 1861. Vào lúc tờ mờ sáng, ông trực tiếp điều động nghĩa quân bất ngờ mở cuộc tấn công. Với cương vị là tướng chỉ huy, ông đã dũng cảm xông lên phía trước, bất chấp hiểm nguy mặc dù súng của địch từ trong đồn bắn ra hết sức dữ dội.

Sau khi vượt qua những vòng rào phòng thủ kiên cố, nghĩa quân đã đột nhập được vào bên trong đồn. Một trận giáp chiến kịch liệt giữa quân ta và quân Pháp đã diễn ra. Hàng ngũ của quân địch trở nên rối loạn. Bằng võ nghệ cao cường, ông đã dùng gươm giết chết tên lính thủy quân lục chiến Bodiez và đâm trọng thương tên trung úy Paulin Vial, Trưởng đồn kiêm Giám đốc bản xứ sự vụ Gò Công. Nhưng, thật không may, ông bị trúng đạn; và anh dũng đền nợ nước, để lại bao niềm thương tiếc của sĩ dân Gò Công.

3. MẠC BẢO ĐƯỜNG

Mạc Bảo Đường chưa rõ năm sinh, người thôn Yên Luông, huyện Kiến Hòa, trấn Định Tường (nay thuộc huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang).

Năm 1859, ông gia nhập lực lượng nghĩa quân Trương Định; tham gia nhiều trận đánh ác liệt với quân Pháp, lập được những chiến công oanh liệt, nên được Trương Định phong chức Thống quản cơ với trọng trách là chỉ huy nghĩa quân bảo vệ phòng tuyến phía tây (thuộc địa bàn huyện Gò Công Tây hiện nay) của căn cứ Gò Công.

Năm 1862, quân Pháp tiến đến xóm Nhà Dài (nay là ấp Hòa Bình, xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây). Nhận được tin cấp báo, mặc dù là ngày mùng 5 Tết, ông vẫn lên yên ngựa, nhanh chóng tập hợp và chỉ huy nghĩa quân bất ngờ bao vây, tấn công quân địch. Trận chiến đã diễn ra rất quyết liệt. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp đã tập trung mọi loại hỏa lực bắn mạnh vào lực lượng nghĩa quân. Giữa lúc đó, ông bị trúng đạn của đối phương. Do vết thương quá nặng, ông đã anh dũng đền nợ nước.

Phần mộ của ông, do sự thay đổi của các khu dân cư trong những thế kỷ qua, nên chưa biết đích xác ở đâu; chỉ biết rằng, nơi chôn cất ông tọa lạc tại một khu đất thuộc ấp Chợ Mới, xã Long Hòa, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

4. NGUYỄN NGỌC CHẤN

Nguyễn Ngọc Chấn chưa rõ năm sinh, người thôn Tân Niên Tây, huyện Kiến Hòa, trấn Định Tường (nay là xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).

Năm 1859, ông tham gia khởi nghĩa Trương Định, lập được nhiều chiến công, nên được phong chức Đốc binh, do đó, mọi người quen gọi là Đốc binh Chấn. Trong quá trình chiến đấu, ông là một trong những cộng sự thân tín nhất và được Trương Định đặc biệt tin cậy. Ngày 20 8 1864, trong trận đánh trả cuộc tập kích bất ngờ của quân địch do Huỳnh Văn Tấn chỉ huy, ông đã cố sức bảo vệ Trương Định; nhưng sự việc không thành; và cuối cùng, vị chủ tướng anh hùng đã ngã xuống trong vòng tay của ông. Bản thân ông cũng bị trọng thương. Giặc Pháp đưa ông về giam giữ ở Gò Công. Bọn chúng giở thủ đoạn vừa mua chuộc, dụ dỗ; vừa đánh đập, tra tấn dã man, hòng buộc ông phải quy hàng. Nhưng, ông vẫn một lòng trung thành với đất nước và dân tộc. Bất lực trước ý chí kiên cường của vị Đốc binh yêu nước, thực dân Pháp đã đày ông ra Côn Đảo. Mãi chín năm sau, ông mới được trả tự do. Về lại quê nhà, ông mở trường dạy học nhằm truyền dạy tinh thần đấu tranh bất khuất cho môn sinh và lập đền thờ hương khói thờ phụng Trương Định và những nghĩa quân đã vì nước quên thân.

Năm 1907, do tuổi cao sức yếu, ông qua đời tại Giồng Tháp (Gò Công). Mộ của ông được xây bằng đá xanh theo lối 'Ngưu phanh', tọa lạc tại xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

5. TRẦN VĂN HIỀN

Trần Văn Hiền chưa rõ năm sinh năm mất, người thôn Long Thạnh, huyện Kiến Hòa, tỉnh Định Tường (nay thuộc huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang).

Năm 1859, ông tham gia cuộc khởi nghĩa Trương Định. Do lập được nhiều chiến công, ông được Chủ tướng Trương Định phong chức Đốc binh. Tháng 8 1864, Trương Định bị giết hại, cuộc khởi nghĩa tan vỡ, ông bị thực dân Pháp đày đi Côn Đảo. Sau đó, ông vượt ngục trở về Gò Công, chiêu tập nghĩa sĩ, chuẩn bị khởi binh chống Pháp. Phong trào ngày một lớn mạnh. Để gây thanh thế, từ căn cứ Long Thạnh, ông chỉ huy nghĩa quân tấn công đồn Chợ Giồng (nay thuộc thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây), gây cho địch nhiều thiệt hại.

Sau trận này, chính quyền thực dân huy động lực lượng mạnh từ Mỹ Tho và Gò Công đến đàn áp. Cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Ông bị thực dân Pháp bắt, đày đi Cayenne (Trung Mỹ); và qua đời ở tại đó.

6. TRẦN VĂN THIỆN

Trần Văn Thiện, chưa rõ năm sinh, người thôn Đồng Sơn, huyện Kiến Hòa, tỉnh Định Tường (nay là xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang).

Năm 1859, ông tham gia cuộc khởi nghĩa Trương Định, được Bộ Chỉ huy nghĩa quân phong chức Phòng, nên còn được gọi là Phòng Thiện. Do có chiến tích nên ông được Trương Định tin tưởng giao cho nhiệm vụ trấn giữ mặt trận Đồng Sơn. Sau khi Trương Định bị giặc Pháp sát hại (1864), ông vẫn chiêu mộ nghĩa sĩ, tích trữ quân lương, tiếp tục cuộc kháng chiến chống bọn thực dân xâm lược. Để buộc ông phải ra hàng, địch giở thủ đoạn hèn mạt là bắt thân phụ của ông tra tấn rất dã man. Nhưng thân phụ của ông chẳng thà chịu cảnh tù đày, chứ nhất định không gọi ông ra đầu thú. Nghĩa quân của ông hoạt động đến năm 1875 thì mới bị quân Pháp tiêu diệt hẳn. Ông bị địch bắt tại Thạnh Nhựt (nay thuộc huyện Gò Công Tây) và nhận án tử hình một cách ung dung. Trước lúc lên đoạn đầu đài, ông vẫn lạc quan bày tỏ lòng yêu nước và nói câu: 'Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục'; nghĩa là 'Thà chịu chết chứ không chịu nhục'. Giặc Pháp đã chém đầu ông tại lầu Bà Tám Huê Chín Đào (nay thuộc ấp Lợi An, xã Đồng Thạnh).

Hiện nay, phần mộ của ông vẫn còn tại ấp Hòa Bình, xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.

7. TRƯƠNG CÔNG LUẬN

Trương Công Luận chưa rõ năm sinh năm mất, người huyện Kiến Hòa, trấn Định Tường (nay là Gò Công, Tiền Giang).

Ông tham gia cuộc khởi nghĩa Trương Định, có thừa tài trí và lòng dũng cảm, lập được nhiều công trạng trong chiến đấu, nên được phong làm Phó tướng. Sau khi Trương Định hy sinh (20 8 1864), ông tiếp tục chiêu mộ nghĩa quân đánh Pháp tại vùng Gò Công. Với lối đánh phục kích, khi ẩn khi hiện, nghĩa quân do ông chỉ huy là nỗi ám ảnh thường xuyên đối với quân địch. Sau đó, thực dân Pháp tổ chức lùng sục, bố ráp nghĩa quân. Cuối cùng, ông sa vào tay giặc. Dụ hàng không được, bọn chúng đã hèn hạ chém đầu ông.

Hiện nay, phần mộ, miếu thờ và nhà lưu niệm của ông tọa lạc tại thị trấn Tân Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

8. TRƯƠNG ĐIỀN

Trương Điền chưa rõ năm sinh năm mất, tương truyền là con của quan Lãnh binh tỉnh Gia Định Trương Cầm và là anh của Trương Định, quê quán ở thôn Tư Cung, phủ Bình Sơn, trấn Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi).

Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm thành Sài Gòn (tháng 2 1859), ông chiêu mộ nghĩa quân, lập căn cứ ở Đường Tranh (nay thuộc huyện Cần Giờ, TP ************), khởi binh đánh bọn giặc xâm lược. Bị quân Pháp đàn áp, ông rút quân về Gò Công, dự định gia nhập lực lượng của Trương Định; nhưng mới vừa đến nơi thì vị Bình Tây Đại tướng quân đã bị giặc sát hại (tháng 8 1864); nên ông đành tạm dừng quân ở Gò Tre (nay thuộc thị xã Gò Công).

Quân Pháp hay tin được vội truy đánh. Ông chỉ huy nghĩa quân chiến đấu rất dũng cảm. Nhưng do thế giặc quá mạnh, ông phải cho nghĩa quân di chuyển về Rạch Già (nay thuộc xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông) để củng cố lực lượng. Quân địch lại bám theo tấn công. Ông đành phải mở đường máu chạy thoát về vàm Kỳ Hôn (Chợ Gạo). Sau đó, giặc Pháp tiến hành cuộc truy nã rất gắt gao nhằm bắt sống ông. Thế nhưng, bằng sự mưu trí và dũng cảm, một lần nữa, ông lại thoát khỏi vòng vây của địch; lần về Long Bình (nay thuộc Gò Công Tây) ẩn náu. Tại đây, được sự giúp đỡ chí tình của nhân dân, ông lập căn cứ Bưng Sen, tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp. Trước tình hình đó, thực dân Pháp huy động lực lượng lớn tổ chức cô lập, phong tỏa vùng căn cứ này. Do bị chặn đường tiếp tế, nghĩa quân dần dần lâm vào tình thế vô cùng khó khăn; lương thực, vũ khí, thuốc men thiếu thốn nghiêm trọng. Giữa lúc đó, do phải trải qua nhiều gian khổ, ông bị bệnh nặng và qua đời.

Hiện nay, phần mộ của ông tọa lạc tại ấp Ninh Quới, xã Long Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.

9. VÕ ĐĂNG ĐƯỢC

Võ Đăng Được chưa rõ năm sinh, người thôn Đồng Sơn, nay là xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.

Năm 1859, ông tham gia cuộc khởi nghĩa Trương Định, từng theo Chủ tướng đánh nhiều trận với quân đội viễn chinh Pháp. Trong một trận đánh ác liệt ở Tân An (Long An), do quân địch có hỏa lực mạnh nên nghĩa quân tạm thời rút lui. Lúc đó, tuân theo mệnh lệnh của Trương Định, ông chỉ huy một cánh quân lui về Đồng Sơn, củng cố lực lượng, xây dựng căn cứ, tích trữ lương thực và vũ khí nhằm tạo thành một phòng tuyến, bảo vệ căn cứ Gò Công từ hướng tây bắc. Năm 1863, thực dân Pháp mở cuộc tiến công đại quy mô vào chiến lũy Đồng Sơn. Mặc dù có sự chênh lệch lớn về quân số và vũ khí, nhưng ông đã cùng với nghĩa quân chiến đấu rất kiên cường, dũng cảm, nhằm chặn bước tiến của địch. Sau đó, quân giặc phải sử dụng pháo hạng nặng để công phá. Cuối cùng, căn cứ bị tan vỡ; ông đã anh dũng hy sinh tại trận tiền.

Ngưỡng phục và kính thương người anh hùng nông dân đã ngã xuống vì đại nghĩa, nhân dân ở đây đã lập một ngôi miếu thờ ông (được gọi là Dinh Ông). Đồng thời, đồng bào ở trong vùng cũng kiêng kị không gọi tên của ông, từ 'Được' được gọi trại thành 'Đặng'. Hiện nay, phần mộ và miếu thờ của ông tọa lạc tại xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.

NGUYỄN PHÚC NGHIỆP

CHÚ THÍCH:

(1) Ở thôn Tân Niên Trung (nay thuộc huyện Gò Công Đông) có hai ông Hòa và Quới đều tham gia cuộc khởi nghĩa Trương Định và lập được nhiều chiến công.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 210 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.363 seconds.