Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Đập gương xưa tìm... chút dư hương cũ. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 25/Jul/2010 lúc 9:41pm

 

Mời xem một số hình ảnh phim "The Sound of
Music" trước khi nghe bài nhạc Edelweiss:
 
mk
 
 
Bài nhạc trong phim "The Sound of Music" 
 
Edelweiss
 
Edelweiss, Edelweiss
Every morning you greet me
Small and white, clean and bright
You look happy to meet me

Blossom of snow may you bloom and grow
Bloom and grow forever

Edelweiss, Edelweiss
Bless my homeland forever

 

EDELWEISS
(Dịch bởi: htthientrang)

Edelweiss, Edelweiss
Em chào anh mỗi sáng sớm
Nhỏ nhắn, trắng trẻo, trong sáng
Trông thật hạnh phúc khi gặp anh
Như bông hoa tuyết đang to dần
Không ngừng phát triển
Edelweiss, Edelweiss
Hãy luôn ban phúc lành cho quê hương anh nhé

 
 
1/ Video & Lyrics
Trình bày : Julie Andrews
(trích trong phim The Sound of Músic)
 
 
2/ Trình bày : Yao Si Ting

       http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=FwnMIkq62T

3/ Hòa tấu
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 26/Jul/2010 lúc 12:07am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 10/Aug/2010 lúc 8:30pm
 
Hàn Mạc Tữ
dược giới yêu chuộng thi văn
xem là  thần tượng cũa
thi ca lãng mạn Vietnam
 
 

 

 

Về thăm Thi Nhân Hàn Mặc Tử

 

mohanjh.jpg%20image%20by%20hi-end_2008_2008
       
 

 

 
 
Căn phòng nơi Hàn Mặc Tử nằm chữa bệnh phong tại nhà thương Quy Hòa.
 
 

Chiếc giường, nơi thi sĩ tài hoa Hàn Mạc Tữ dã trút hơi thở cuối cùng ngày 11-11-1940 (tuổi 28).
 
 
 

Nơi mộ Hàn Mặc Tử được chôn cất (lần đầu tiên) tại Quy Hòa.
 
 
 
 
 

Đường lên mộ Hàn Mặc Tử được cải táng trên đồi Ghềnh Ráng , (nay là Đồi Thi Nhân)-Quy Nhơn.
 
 
 
 
 
 
 
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/d/d8/M%E1%BB%99_h%C3%A0n_m%E1%BA%A1c_T%E1%BB%AD.JPG
 

Nhiều khách du lịch đến Quy Nhơn ghé thăm mộ Hàn Mặc Tử và mua quà lưu niệm.
 
 

Ave Maria
Như song lộc triều nguyên: ơn phước cả,
Dâng cao dâng thần-nhạc sáng hơn trăng.
Thơm-tho bay cho đến cõi Thiênđdàng
Huyềnđiệu biến thành muôn kinh trọng-thể.
Và Tổng-lãnh Thiên-thần quỳ lạy Mẹ
Tung-hô câu đường-hạ ngớp châu sa.
Hương xông lên lời ca ngợi sum-hòa:
Trí miêuđuệ của muôn vì rất thánh.

Maria! Linh-hồn tôi ớn lạnh,

Run như run thần-tử thấy long-nhan,
Run như run hơi thở chạm tơ vàng...
Nhưng lòng vẫn thấm-nhuần ơn trìu-mến.

Lạy Bà là Đấng tinh tuyền thánh vẹn
Giàu nhânđdức, giàu muôn hộc từ-bi,
Cho tôi dâng lời cảm-tạ phò nguy
Cơn lâm-lụy vừa trải qua dưới thế.
Tôi cảmđdộng rưng-rưng hai dòng lệ:
Dòng thao-thao như bất-tuyệt của nguồn thơ.
Bút tôi reo như châu ngọc đền vua,
Trí tôi hớp bao nhiêu là khí-vị...
Và trong miệng ngậm câu ca huyền-bí,
Và trong tay nắm một vạn hào-quang...

Tôi no rồi ơn võ-lộ hòa chan.
Tấu lạy Bà, Bà rất nhiều phép lạ,
Ngọc Như-Ý vô-tri còn biết cả,
Huống chi tôi là Thánh-thể kết tinh
Tôi ưa nhìn Bắc đẩu rạng bình minh,
Chiếu cùng hết khắp ba ngàn thế-giới...
Sáng nhiều quá cho thanh-âm vời-vợi,
Thơm dường bao cho miệng lưỡi khong-khen.
Hỡi Sứ-thần Thiên-Chúa Gabriel,
Khi người xuống truyền tin cho Thánh-nữ,
Người có nghe xôn-xao muôn tinh-tú,
Người có nghe náođdộng cả muôn trời?
Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời
Để ca-tụng, -- bằng hương hoa sáng-láng,
Bằng tràng hạt, bằng Sao Mai chiếu rạng,
Một đêm xuân là rất đỗi anh-linh?

Đây rồi! Đây rồi! Chuỗi ngọc vàng kinh.
Thơ cầu-nguyện là thơ quân-tử ý,
Trượng-phu lời là Tôngđdồ triết-lý,
Là Nguồn Trăng yêu-mến Nữ Đồng-Trinh

Là Nguồn Đau chầu lụy Nữ Đồng-Trinh.

Cho tôi thắp hai hàng cây bạch-lạp,
Khói nghiêm-trang sẽ dân lên tràn ngập
Cả Hàn-giang và màu sắc thiên-không,
Lút trí khôn và ám-ảnh hương lòng
Cho sốt-sắng, cho đe-mê nguyền-ước...

Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn-phước,
Cho tình tôi nguyên-vẹn tợ trăng rằm,
Thơ trong-trắng như một khối băng-tâm,
Luôn luôn reo trong hồn, trong mạch máu,
Cho vỡ-lở cả muôn ngàn tinhđdẩu,
Cho đê-mê âm-nhạc và thanh-hương,
Chim hay tên ngọc, đá biết tuổi vàng,
Lòng vua chúa cũng như lòng lê-thứ
Sẽ ngây-ngất bởi chưng thơ đầy ứ
Nguồn thiêng-liêng yêu-chung Mẹ Sầu-Bi
Phượng Trì! Phượng Trì! Phượng Trì! Phượng Trì!
Thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu,
Hồn tôi bay đến bao giờ mới đậu
Trên triều-thiên ngời chói vạn hào-quang ?

Hàn Mặc Tử
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 10/Aug/2010 lúc 8:43pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 10/Aug/2010 lúc 8:36pm
 Xin gửi tiếp trích đọan các bài thơ
của HMT được khắc trên gỗ
tại Đồi Mộng Mơ Dalat 
(Nông Quốc Hà-DaLat, ThuNhan K7)
 
 













 

 
(NQH-DaLat)



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 10/Aug/2010 lúc 8:44pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Aug/2010 lúc 9:21pm
 
 
Đà Lạt
trăng mờ

 

Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu
Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt
Như đón từ xa một ý thơ.


Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để xem trời giải nghĩa yêu.


Hàng thông lấp loáng đứng trong im
Cành lá in như đã lặng chìm
Hư thực làm sao phân biệt được
Sông Ngân Hà nổi giữa màn đêm.


Cả trời say nhuộm một màu trăng
Và cả lòng tôi chẳng nói rằng
Không một tiếng gì nghe động chạm
Dẫu là tiếng vỡ của sao băng.


Hàn Mặc Tử 1933

 

 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 12/Aug/2010 lúc 9:22pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Aug/2010 lúc 10:01pm
 
 
ĐỒI MỘNG MƠ - ĐÀ LẠT
 
 
Đi từ Viện Đại Học DLlat về hướng Thung Lũng Tình Yêu. Trước khi tới TLTY  là Đồi Mộng Mơ ( 1 cụm Đồi MM, TLTY, Dalat XQ - tranh thêu ) 
 
DMM có 1 nhà hàng ăn uống ; sân khấu văn nghệ cồng chiêng, vạn lý trường thành ; hầm rượu Mông mơ tửu ; Khu làng dân tộc; vườn thơ HànMặcTử ; nhà cổ VN+bàn xoay ; khu mini hotel mang tên các lòai hoa , bây giờ mới mở thêm khu mini golf cho du khách. ; các quày bán nước giải khát lẻ ; khu động vật kỳ quái dị dạng ; các quày bán đồ lưu niệm quần áo 
Du khách tới đây chỉ có móc tiền ra, chứ không bỏ tiền vào túi được , đi một vòng vạn lý trường thành thở không nổi, ai đi giày  cao gót , tháo  đi chân không là tiện nhất - chỉ có nước anh cõng nàng, cõng nàng dìa dinh đúng như câu Bất đáo trường thành phi hảo hán . Cõng tới vườn thơ Hàn Mặc Tử thì  "Thả nàng xuống đất, hồn tôi bỗng điên khờ" 
 
(NongQuocHa-ThuNhan.k7)
 
 
 



Tượng Đức Mẹ


Tiểu Vạn Lý trường Thành -





Vườn hoa 


Đàn đá 


Sân khấu văn nghệ cồng chiêng



Hotel mini dành cho vợ chồng mới cưới hưởng tuần Trăng Mật
( nghe nói ở đây có ma ) 
 
 
NQH
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 13/Aug/2010 lúc 4:37am
 
 
Tiền xưa (từ 1953 - 1975)
 
I/ Tiền kim khí:
     










 
 II/ Tiền giấy:


























































































 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 13/Aug/2010 lúc 4:46am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 13/Aug/2010 lúc 4:57am
 
 
Bộ sưu tập tiền xưa
 
 
  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGNSYJNO65UR.jpg

    374 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGR2YMDTHWV8.jpg

    450 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGPW547C0T7Z.jpg

    374 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGCBQR3QOQJE.jpg

    356 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGZPNO14SK3N.jpg

    250 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGCA62DYEJQK.jpg

    218 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGWSB3GUKKI7.jpg

    180 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMG1ZNAFSJE50.jpg

    197 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGOQD4AHS5LN.jpg

    322 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGYF3ASPW0O6.jpg

    246 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGDD0PBKSJ65.jpg

    239 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGUPK8TGMXBU.jpg

    185 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGZECQK58TZ0.jpg

    192 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGZLWU9O1KHK.jpg

    224 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGWHJN6P5482.jpg

    230 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMG5LSSAZT3KR.jpg

    195 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGK7UKZKRRRS.jpg

    180 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGKVP1HXO53M.jpg

    183 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGJO7Q0HT4P2.jpg

    200 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGQO43U3S7XF.jpg

    251 views


  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGAGVMFFZPQZ.jpg

    177 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGGWTUG7210J.jpg

    249 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGNODA1G2X4Z.jpg

    193 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGHDW4Y92P8C.jpg

    210 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMG7JKIJLDBPK.jpg

    148 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGPBS53YO08Q.jpg

    152 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGRFJXF7T68G.jpg

    175 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGWGB0R9C3PJ.jpg

    152 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGUEC5TI9QDV.jpg

    148 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMG6N24QUMNZ4.jpg

    138 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGFO06POBL3L.jpg

    162 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMG4CQ5ZNCMFN.jpg

    151 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGFYULZMC7E1.jpg

    150 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMG5HVTDASF30.jpg

    188 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMG5HQ6EAH28O.jpg

    138 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGLKS46ZU751.jpg

    204 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGPRHYVPQHML.jpg

    151 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMG0VC11FHTYU.jpg

    149 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGRNDRHX3EDM.jpg

    148 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMG03RVCHANK6.jpg

    145 views

 

Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGNVAACWX03X.jpg

  • 168 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMG0KRZC4QF15.jpg

    173 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGT4R448KPUB.jpg

    192 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGLB83SSZO2P.jpg

    176 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGC43INMZSQ7.jpg

    180 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGYBI66EHU4G.jpg

    174 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMG7F7NKH7P23.jpg

    162 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMG4ZMI9BFY65.jpg

    164 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGFQQJNMLZTT.jpg

    197 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGL9UDL8EUL0.jpg

    168 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGMIWJMRI7RG.jpg

    137 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGO46K9KRSHY.jpg

    171 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMG6V8V6I1H89.jpg

    171 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMG9RNPGE5YPC.jpg

    156 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGB0MMJAOFCC.jpg

    170 views

  • Bộ%20sưu%20tập%20tiền%20xưa%20-%20IMGCIU8F0FNJY.jpg

    166 views


« Prev 1 2 3

 
 
Bộ sưu tập tiền xua
(Slide Show)
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/Aug/2010 lúc 1:23am
 

Lễ mừng thọ 40 tuổi (Tứ Tuần Đại Khánh) của vua Khải Ðịnh

Cảnh toàn thành của cố đô Huế khi xưa
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/vue_paronamique_citadelle_Hue.jpg
 
Bên dòng sông Hương
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/riviere_des_parfums.jpg
 
 
Quan cảnh sau cổng thành
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/vue_ensemble_1.jpg
 
Nhìn từ trên cao
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/vue_ensemble_2.jpg
 
 
Một cổng vào
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/arc_de_triomphe_et_tribunes.jpg
 
 
Thêm một cổng khác
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/grande_portique_et_tribunes.jpg
 
 
Một lối đi trong điện Cần Chánh
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/traversee_decoree_palais_CanChanh.jpg
 
 
Nơi trưng bày những lễ vật của quan khách
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/galeries_des_cadeaux.jpg


Những lễ vật

http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/interieur_palais_exposition_des_cadeaux1.jpg



Những lễ vật
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/interieur_palais_exposition_des_cadeaux4.jpg

Những lễ vật

http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/interieur_palais_exposition_des_cadeaux2.jpg


Những lễ vật

http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/interieur_palais_exposition_des_cadeaux3.jpg
Ðoàn hát Nam-Ðịnh
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/troupe_theatrale_de_Nam-Dinh.jpg
 
 
Nhóm nhạc sĩ của một dân tộc thiểu số
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/danseurs_Mois.jpg
Ðoàn vũ công miền Nam
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/danseuses_du_Sud-Annam.jpg
Ðoàn vũ công của Vinh và Thanh Hóa
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/danseuses_Vinh_et_Thanh-Hoa.jpg
 
Phía bên trong cửa Ngọ Môn
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/interieur_porte_Ngo_Mon.jpg

Bá quan lạy khi vào tới điện Cần Chánh
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/LAYs_preliminaires_au_palais_CanChanh1.jpg

Bá quan lạy khi vào tới điện Cần Chánh
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/LAYs_preliminaires_au_palais_CanChanh2.jpg

Bá quan lạy khi vào tới điện Thái Hòa
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/grand_LAYs_au_palais_de_ThaiHoa.jpg
Vua Khải Ðịnh đang dùng cơm trưa ở điện Cần Chánh
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/dejeuner_KD_au_Palais_CanChanh.jpg
 
Vua đãi cơm chiều cho bá quan ở điện Cần Chánh
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/diner_donne_aux_mandarins_Palais_CanChanh.jpg
Ðiện Thái Hòa
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/palais_Thai_Hoa.jpg
Thuyền của Thái Hậu và các bà phi coi đua thuyền
http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/regates_chaloupe_Reines-Meres_et_Reines.jpg

Thái tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Ðại trong tương lai) và một viên quan

http://nguyentl.free.fr/autrefois/quarantenaire-kd/Prince_Bao_Dai_et_ministre_de_la_guerre.jpg


Lễ táng của vua Khải Ðịnh
Vào những ngày 29-30-31 tháng 1 năm 1926 (dựa theo ngày tháng ghi trên hình)

Toàn quyền Pháp đến dự lễ
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Arrivee_de_MM_le_Gouverneur_General_le_Resident_Superieur.jpg


Lễ động quan với sự hiện diện của những nhân vật quan trọng
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Grands_personnages_***istant_a_la_levee_du_corps.jpg


Lễ động quan ở điện Càn Thành
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Levee_du_corps_au_Palais_de_Can_Thanh.jpg

Vua Bảo-Ðại mặc tang phục đứng kế bên quan tài
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Prince_Bao_Dai_en_costume_de_deuil_devant_le_corbillard.jpg

Kiệu tang
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Char_funebre.jpg
Ðoàn đưa đám đi ra cổng thành
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/P***age_du_cortege_funebre_par_le_Mirador.jpg
Ðoàn đưa đám
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Bannieres_funebres.jpg
Kiệu tang
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Corbillard.jpg
 
Tấm triện ghi tên họ và chức tước của Vua
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Panneau_portant_inscription_du_titre_posthume_du_roi.jpg
 
Ðoàn sư dẫn hương linh
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Deux_tours_en_papier_dore_et_argente_avec_avec_les_bonzes.jpg
 
Ðàn voi đi mở đường
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Elephants_precedant_le_cortege.jpg
Ðoàn hát
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Groupe_des_acteurs.jpg
Lồng đèn giấy
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Lanternes_en_papier.jpg
Lồng đèn giấy
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Lanternes_en_papier_representant_la_grande_ourse.jpg
Ðoàn đưa đám đi qua vùng Châu Ê
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/P***age_du_cortege_sur_la_route_Chau-E_1.jpg
Ðoàn đưa đám đi qua vùng Châu Ê
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/P***age_du_cortege_sur_la_route_Chau-E_2.jpg
Cúng bái trên đường đi
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Ceremonie_celebree_a_mi_chemin.jpg
Ðến nhà trạm trước lăng
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Arrivee_au_pavillon_installe_devant_le_tombeau.jpg
Vào lăng
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Entree_du_cortege_au_tombeau.jpg
Chuyển quan tài vào lăng
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Transport_du_cercueil_au_tombeau.jpg
Toàn cảnh lăng
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Vue_general_du_tombeau.jpg
Ðồ mã (xe cộ, nhà cửa,... bằng giấy)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Reproduction_en_papier_des_vehicules_et_chaloupes.jpg
Ðiện Kiến Trung bằng giấy
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Reproduction_en_papier_du_palais_deumeure_de_Kien_Trung.jpg
 
Ðốt đồ mã (cho vua dùng ở thế giới bên kia !)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Incineration_des_objets_de_culte.jpg
 
Dân chúng đi coi trên sông Hương
http://nguyentl.free.fr/autrefois/funerailles-kd/Spectateurs_en_sampan_sur_la_riviere_Huong_Giang.jpg
nguồn: http://nguyentl.free.fr/html/photo_e...aire_KD_vn.htm
 
 
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 02/Sep/2010 lúc 7:53pm
 
 
Phở Sài Gòn xưa và nay
 
Tác Giả : Theo Phan Nghị   
Thứ Năm, 02 Tháng 9 Năm 2010 07:05
 
 
Phở khởi đầu sự bành trướng của nó vào giữa thập niên 50 tới giữa thập niên 60.
Phở Sài Gòn
Cũng như thịt chó, phở là một đặc sản của miền Bắc. Người ta cho rằng nó chỉ mới xuất hiện ở Saigon vào những năm 1951-1952 cùng một thời gian với hai nhà hát ả đào, một ở xóm Monceau và một ở xóm Đại Đồng.
Cả hai thứ ấy đều rất xa lạ với người Saigon thuở đó. Kiếm được một quan viên biết cầm trống chầu không phải chuyện dễ. Cho nên họ chỉ cầm cự được một hai năm rồi dẹp tiệm,mặc dù họ đã biến nó thành một hình thức như ''kem sờ''ở Bờ Hồ ( Hà nội ) vào những năm 30 hoặc như ''bia ôm'' của Saigon hôm nay. Và phở cũng chịu chung một số phận với nó. Người ta chỉ thích hủ tíu, hoành thánh, bánh xếp nước...Chỉ có độc một tiệm phở được gọi là ''Phở Tuyệc'', nằm trên đườngTurc ( nay thuộc khu vực Đồng Khởi ) là kiên trì bám trụ.
Phải đợi tới sau năm 1954, phở mới thực sự thực hiện một bước nhảy vọt từ Bắc vào Nam. Phở khởi đầu sự bành trướng của nó vào giữa thập niên 50 tới giữa thập niên 60. Có cả một dãy phố phở nằm trên hai con đường Pasteur và Hiền Vương.

THƠ PHỞ...
Những nhà hàng phở ngon của Saigon thuở ấy nhiều vô số. Nhưng được người ta chiếu cố nhất chỉ có bốn hoặc năm tiệm, trong đó có phở Trần Minh ở hẻm Casino. rong cái ngõ cụt ấy, ê hề các hàng quà : phở, bún ốc, bún ốc sườn... Từ đầu ngõ, người ta đã chạm trán với khách ẩm thực, kẻ ra người vô tấp nập. Phở Minh ngon thiệt là ngon. Nó không giống như kẹo kéo "ăn một lại muốn ăn hai, ăn ba ăn bốn lại nài ăn năm". Người ta chỉ có thể ăn một bát để cho nó thòm thèm rồi mai lại ăn nữa ! Có một người nghiện phở của ông ta, và nghiện luôn cả truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Đó là ông X, chủ một tiệm giày ở đường Lê Thánh Tôn. Ông vừa ăn phở vừa theo dõi cuộc tình của Triệu Minh - Vô Kỵ, hoặc của Doanh Doanh - Lệnh Hồ Xung trên mặt báo. Và tình bằng hữu giữa ông chủ tiệm giày với ông chủ tiệm phở đã thắm thiết hơn lên nhờ một bài thơ phở của ông chủ tiệm giày. Gọi là thơ phở vì đọc lên nghe thấy...to&224;n mùi phở. Tuy nhiên nó Iược làm theo thể Đường thi, và chữ nghĩa đối nhau chan chát. Rất tiếc, người viết chỉ còn nhớ được có bốn câu :
Nổi tiếng gần xa khắp thị thành
Trần Minh phở Bắc đã lừng danh
Chủ đề : tái, chín, nạm, gầu, sụn
Gia vị : hành, tiêu, ớt, mắm, chanh...
Sau đó, ''mông xừ'' Trần Minh đã nhờ một người nhái những nét chữ rồng bay phượng múa của Vũ Hoàng Chương để viết bài thơ ấy và treo ở trong tiệm.

...VÀ CÂU ĐỐI PHỞ

Saigon thuở ấy chỉ có một tiệm duy nhất ở đường Võ Tánh, gần Ngã Sáu, có món tái sách tương gừng và phở tái sách : tiệm Y. Thịt tái mềm, sách ròn nhai gau gáu, chấm với tương Cự Đà thì tuyệt cú mèo. Người ta bèn đổ xô tới để thưởng thức một món ăn lạ miệng. Và tiệm Y phất lên như diều. Từ ngôi nhà lụp xụp, ông đã sửa sang lại cho khang trang và mua thêm một nhà khác để ở cho thoải mái. Phú quí sinh ...máu văn nghệ, ông bắt đầu giao du thân mật với cánh nhà văn, nhà báo.
Sau cuộc đảo chính của Dương Văn Minh, trong làng báo có hiện tượng "trăm hoa đua nở", hễ có tiền là có quyền làm chủ một tờ báo. Thế là ông chủ tiệm phở Y bèn ra báo. Từ tái, chín, nạm, gầu, sụn, nhảy sang địa hạt chữ nghĩa, ông hoàn toàn bỡ ngỡ. Cho nên báo của ông chỉ có thể đến với độc giả bằng con đường ve chai. Dĩ nhiên nó phải chết. Và ít lâu sau ông cũng chết theo nó. Người vợ góa trẻ đẹp kế tục ''sự nghiệp'' của ông chồng quá cố. Tiệm Y phát đạt trở lại. Những người bạn văn nghệ của ông Y vẫn lui tới ăn phở như xưa, nhưng mục đích chính của họ là ...ngấp nghé ngôi vị chủ tiệm. Sau mấy năm trời theo đuổi mà chẳng đi tới đâu, một người trong bọn họ, tức cảnh sinh tình, bèn mượn danh nghĩa bà quả phụ để ra một vế câu đối như có ý thách thứcthiên hạ rằng :"Nếu ai đối được thì em xin nguyện lấy làm chồng.''
"Nạc, mỡ nữa làm chi, em nghĩ chín rồi không tái giá ''
Câu đối sặc sụa mùi phở, nhưng hắc búa nhất là cụm từ ''tái giá'', nó vừa có nghĩa là ''đi bước nữa'' lại vừa có nghĩa là ''phở tái giá''. Cũng như ''da trắng vỗ bì bạch'' của bà Điểm đố Trạng Qunh vậy. Hơn ba mươi năm trôi qua, câu đối ấy hiện nay vẫn chỉ có một vế.


PHỞ GÀ TRỐNG THIẾN
Ngay cả Nà Nội - quê hương của phở - từ trước đến nay cũng chưa bao giờ có phở gà trống thiến, cho dù ở phố Huyền Trân Công Chúa, vào đầu những năm 50, đã có một hàng phở gà ngon nổi tiếng khắp Hà thành, đến nổi cụ Nguyễn Tuân khi theo đoàn quân về tiếp quản Thủ đô, ăn xong đã phải khen rằng ''tuyệt phở !''. Người bán phở tên là Chí. Ông ta mới hồi cư, không có đủ tiền để mướn mặt bằng, phải làm phở gánh. Con đường mang tên vị công chúa nhà Trần bé bằng cái lỗ mũi, với cái vỉa hè rộng hơn một mét, khách ăn kẻ đứng, người ngồi, húp xì xụp.
Phở gà trống thiến - xuất hiện ở Saigon vào những năm 60, ở phía chợ Vườn Chuối - tuy chưa được liệt vào loại Ềtuyệt phởỂ, nhưng cũng được khách ẩm thực đặc biệt chiếu cố. Phở ngon là một lẽ : thịt gà trống thiến thơm và mềm như gà mái tơ, nước phở trong hợp với khẩu vị của những người kén ăn, nhưng cũng còn một lẽ khác : người ta vừa ăn, vừa ngắm cái vẻ thước tha yêu kiều của con gái ông chủ tiệm, thỉnh thoảng đi ra đi vô, mỉm cười với người này, gật đầu chào người kia, giơ tay Ềbông ruaỂ người nọ, tự nhiên như một cô đầm non. Đó là nữ ca sĩ Y.V, một giọng ca lả lướt của các phòng trà. Ban ngày, nàng giao thiệp với phao câu, đầu cánh, thịt đùi ; ban đêm, chìm đắm trong ánh đèn màu. Thế rồi, không kèn không trống, nàng tuyệt tích giang hồ. Người ta bảo rằng nàng đi Tây. Đi Tây thật chứ không phải Tây Ninh. Tiệm phở vắng khách dần và ít lâu sau thì phải dẹp.

PHỞ KHÔNG RAU KHÔNG GIÁ
Tiệm này nằm trên đường Công Lý- cách ngã tư Công Lý-Yên Đỗ ( nay là ngã tư Nam K Khởi Nghĩa-Lý Chính Thắng ) khoảng 100m - trong một cái hẻm rộng. Người ta gọi là phở Bà Dậu. Nó có những đặc điểm không giống bất cứ một tiệm phở nào : không rau, không giá và rất sạch, và nhất là không có cái mùi phở kinh niên. Thịt thái mỏng và bánh phở to bản thích hợp với cái ỀguỂ của người Hà Nội. Vì ở sâu trong hẻm, nên thoạt đầu khách tới ăn uống rất lơ thơ tơ liễu buông mành, chỉ có dăm bảy mống. Sau đó, nhờ sự cổ động của người Hà Nội, người ta mới bắt đầu chiếu cố tới hương vị không rau không giá đó.
Trải qua hơn 30 năm, Phở Bà Dậu hiện nay vẫn tồn tại và có phần phát đạt hơn xưa. Có thêm một món mới : tái bắp, thịt mềm và nhai sần sật như sụn. Giá cả cũng tăng, từ 10đ/ bát trong những năm 60 đến 10.000đ/ bát, năm 1996. Nhưng khách ăn vẫn nườm nượp.

TỪ PHỐ PHỞ ĐẾN...BẮC HUỲNH
Hà Nội, quê hương của phở, và thời bao cấp đã sản sinh biết bao thứ phở : phở vịt, phở ngan, phở lợn ( thậm chí có cả phở chó), vậy mà chưa có một phố nào chuyên bán phở, trong khi ấy Saigon lại có cả một dãy phố phở. Đó là khu Hiền Vương ( Võ Thị Sáu - Pasteur ). Hiền Vương chuyên bán phở gà, còn Pasteur, phở bò. Nhưng dù gà hay bò, các tiệm phở ở khu này chưa có một tiệm nào - nếu nói về phở bò - có thể so với phở Tàu Bay ở Lý Thái Tổ, còn nếu nói về phở gà, thì thua xa phở Vọng Các( đường Võ Văn Tần ) và phở Bưu Điện hôm nay.
Những tiệm phở bò nổi tiếng thời ấy còn có phở Tàu Thủy ở Nguyễn Thiện Thuật, phở Quyền và phở Bắc Huỳnh ở miệt Phú Nhuận. Sau khi ông Tàu Thủy qua đời, người con trai không có đủ khả năng kế nghiệp ông bố, bèn dẹp tiệm để chuyển sang nghề khác. Còn phở Bắc Huỳnh nguyên là phở Ga Đà Lạt một thời nổi tiếng; Sau 75 ông mò về Saigon, mở tiệm phở Bắc Huỳnh trên đường Võ Tánh góc Trương tấn Bửu đối xéo góc với nhà thờ Nam. Chỉ mấy tháng sau, Bắc Huỳnh lại nổI tiếng như cồn. Hàng ngày, từ 6 giờ sáng khách mộ điệu phở đã nườm nượp nối đuối kéo vào. Và chỉ tới 10 giờ là bánh, thịt, nước phở đã láng cóong. Phải công nhận phở Bắc Huỳnh hết chỗ chê. Nuớc trong vắt thơm lừng; Miếng thịt chín mùi thơm như pa-tê, thái tay vừa đủ dầy để cắn ngập răng. Miếng gầu sữa trắng toát mịn như miếng thạch, vừa thơm vừa bùi lại ròn tan; Không một chút hoi. Dặc biệt tiệm BH không bán phở toàn tái. Thế mới là chính thống. Phở bò mà lại ăn phở tái thì đúng là nhà quéo.
Dang phát đạt như thế, chẳng biết sao khoảng năm 82 bỗng dưng ông dẹp tiệm. Dân ghiền phở cứ tiếc hùi hụi. Trong số này có ông cao thủ bóng lông Trần K., khi đó đang chủ trì sân quần vợt đuờng Lê Duẩn. Ông này ghiền phở BH không thua gì mấy anh ghiền thuốc phiện. Sáng sáng, sau khi dợt cho đệ tử mà không được bồi dưỡng hai tô phở BH là ông ngáp lên ngáp xuống. Ông bèn gạ một người bạn ông để người bạn này yêu cầu cô con gái ông BH mượn nồi niêu soong chảo bát đũa của ông già ra sân quần vợt mở một tiệm phở xe. Dân ghiền phở lại kéo tới ăn đông như chẩy hội. Hồi đó nữ ca sĩ Thái Thanh và nữ ca sĩ Tấm Vấn ở tít trong chợ lớn, sáng nào cũng ngồi xích lô ra sân quần vợt _ không phải để đánh banh lông _ mà là để đớp phở.
Cao thủ Trần K. có ông anh cũng tên Trần K. và cũng là cao thủ bóng lông, còn mê phở hơn cả ông em. Sáng nào ông K. anh cũng gò lưng đạp chiếc xe đạp ọp ẹp chở người tình 200 pao từ Chợ Lớn ra sân quần với mục đich cao quý duy nhất là đớp phở của con gái ông BH. Có nhiều lần, có lẽ tại tối trước ông K . anh chơi bóng lông hơi nhiều và hơi khuya, sáng ra chân chùn gối lỏng, ông đạp xe hơi chậm, tới hơi trễ, đã thấy cái thùng nước phở chổng mông lên trời. Phở chính thống là thế: bao nhiêu thịt là bấy nhiêu nước. Hết nước là hết thịt, hết thịt là hết nước. Và hết là hết, chứ không có cái trò đổ vài lon nước lèo hộp, hay ném mấy cục bouillon vào nước, thêm tí mắm tí bột ngọt, đun sôi lên bán với thịt tái. Sau mấy lần đạp xe phờ râu tôm tới nơi lại hụt ăn, ông K. anh đành thương lượng với cô chủ phở như thế này:
Mỗi sáng cô cứ vui lòng để riêng ra hai tô, cất đi cho tôi. Tôi tới kịp để ăn hay không tới ăn được cũng kệ cha tôi. Tôi vưỡn cứ trả tiền như thường. Ấy thế mà, chỉ được hơn năm, chả biết lý do gì, tiệm phở xe này cũng bỗng mất tích. It lâu sau thấy tiệm Bắc Huỳnh lại tái xuất giang hồ. Dược ít năm rồi lại dẹp không kèn không trống . Ngày nay nghe đâu ông Bắc Huỳnh và cô con gái đẹp như mơ đã mở hai tiệm phở bên Calgary, Canada. Chả biết còn giữ tên Bắc Huỳnh nữa không.

...PHỞ NGẦU PÍN
Dạo ấy, cả Saigon chỉ có độc một tiệm của chú Woòng ở đường Lý Thái Tổ bán phở ngầu pín. Chú là người Quảng Đông, trước khi di chuyển vào Nam đã mở tiệm phở ở phố Huế, Hà Nội. Vào đầu thập niên 50, phở ngầu pín đối với dân thủ đô, thật hoàn toàn xa lạ. Có mà nhử thính các tiểu thư Hà Nội cũng không dám tới ăn.
Phở ngầu pín vào tới Saigon cũng chả khấm khá gì hơn. Vẫn cái tiệm xập xệ tối thui, như ở phố Huế. Khách tới ăn toàn những ông râu ria xồm xoàm hoặc lún phún râu dê hoặc nhẵn nhụi bảnh bao chẳng có một sợi râu nào. Nhưng tuyệt nhiên không hề có bóng dáng đàn bà.

PHỞ SAU 75 VÀ CƠN SỐT PHỞ BẮC HẢI

Phở leo lên tới tột đỉnh vinh quang bắt đầu từ cuối thập niên 80. Phở tràn ngập thành phố, ngoại trừ khu vực Chợ Lớn, bởi nó không thể địch lại được với hủ tíu, hoành thánh, bánh bao, xíu mại. Nhưng đặc biệt nhất là cơn sốt phở Bắc Hải. Ở thành phố có chí ít vài ba chục tiệm mang cái tên ấy. Tại sao người ta lại không chọn một bảng hiệu khác ? Cũng có nguyên nhân đấy.
Số là vào thời bao cấp, ở phố Thuốc Bắc, Hà Nội có một tiệm phở chui mà ông chủ tên là Bắc Hải. Đó là bí danh, biệt hiệu hay tên thật của ông ? Chả có ai rỗi hơi tìm hiểu. Chỉ biết cứ thế mà gọi. Tiệm của ông dĩ nhiên là đông khách, nhưng toàn khách quen. Những cái mặt lạ hoắc đừng có hòng bước vào. Trong khi phở quốc doanh "chạy qua hàng thịt", thì phở Bắc Hải cả bánh lẫn thịt đều có chất lượng. Ngoài ra lại còn cái thú uống rượu quốc lủi nhắm với món "bốc mả" ( xíu quách ). Thịt do dân''bờ lờ'' ( buôn lậu ) từ Phú Xuyên, Thường Tín hoặc ngả Gia Lâm đi theo xe khách thành, đưa vào bán cho các mối. Còn quốc lủi do ngoại thành cung cấp.
Ông Bắc Hải đựng quốc lủi trong cái bong bóng trâu, giấu ở trước bụng, cái áo phủ bên ngoài. Khách nào muốn uống, giơ cái ly xây chừng ra, ông cởi khuy áo, tháo cái nút vòi bong bóng rồi xịt một phát vào ly. Rượu vừa đúng tới mép ly, không tràn ra một giọt nào. Ông bảo đó là cả một nghệ thuật, phải tập mất một tháng mới thực hiện thành công thao tác ấy. Nói cũng đáng tội, phở của ông cũng chả ngon lành gì. Chẳng qua là vì ''trong xứ mù thằng chột làm vua''. Vả lại, nó có đầy đủ chất béo, chất cay. Với một người ''thích đủ thứ'', như vậy là đúng tiêu chuẩn. Từ đó, anh hùng nhất khoảnh, phở Bắc Hải danh trấn giang hồ.
Sau 75, một số đệ tử của ông Bắc Hải vào Nam. Họ kiếm một đầu hẻm, dựng một quán phở lộ thiên. Một trong những đệ tử nổi bật nhất của ''mông xừ'' Bắc Hải là Ch.Râu. Gọi như thế là vì trên mặt anh có cả một rừng râu. Trẻ con trong khu phố, mỗi khi thấy anh xuất hiện lại chạy theo trêu chọc : ''Ơ cái râu lồm xồm, ơ cái râu loàm xoàm, cái râu mọc quanh cái mồm.''
Lại vừa may mắn lại vừa có sẵn ít vốn, Ch.Râu kiếm được một mặt bằng ở đường Nam K Khởi Nghĩa. Phở Bắc Hải của anh ra đời, trội hơn các tiệm Bắc Hải khác với món áp chảo nước, áp chảo khô, và đặc biệt là rượu rắn-bìm bịp, tráng dương bổ thận.
Hiện nay, phở Bắc Hải không những bành trướng trong thành phố mà còn xuất hiện tại các vùng ngoại ô, nhất là trong khu vực Tân Sơn Nhất.

PHỞ ĐUÔI BÒ VÀ NGẦU PÍN

Khoảng giữa thập niên 80, tại Bến Sỏi, mé trái cầu Điện Biên Phủ, có một tiệm phở đuôi bò và ngầu pín do một người đàn bà đứng bán. Quán hàng thiết lập trên một vùng đất lổn nhổn sỏi đá. Khách ăn, kẻ đứng người ngồi. Đôi khi cái ghế lùn tịt được dùng thay cho bàn. Và lần đầu tiên trong lịch sử của ỀpínỂ, ngầu pín được các bà các cô chiếu cố. Họ tỉnh queo cắn từng miếng một và nhai sần sật. Đuôi bò của Bến Sỏi cũng tuyệt trần. Mỗi miếng bằng cái nắm tay của trẻ con. Thịt được ninh nhừ nên khi ăn cũng không đến nỗi vất vả.
Phở Bến Sỏi chỉ bán đến 9g30 sáng là hết. Nhưng thông thường, người ta đến sớm hơn. Để tránh cái nắng như đổ lửa xuống đầu. Trông các bà vừa ăn vừa thấm mồ hôi, phấn son nhòe nhẹt, thấy mà thương !
Vài năm sau khấm khá, bà chủ tiệm tậu được một miếng đất rộng lớn ở phía xa lộ rồi chuyển cửa hàng ra đó. Bây giờ gọi là quán phở N., vừa bán phở vừa bán lẩu ngầu pín đuôi bò. Một cái lẩu 20.000đ hai người ăn căng bụng.

PHỞ...THẦY CÔ

Bởi lương nhà giáo không đủ sống nên 5 cô và một thầy đã hùn nhau mở một tiệm phở ở vỉa hè đường X., phía sau cổng trường M.C.
Phở thầy cô ra đời khoảng gần hai năm nay. Có một dạo nhà nước dẹp lòng lề đường, có lúc họ phải di chuyển vào mé sân sau trường. Tiệm này chuyên bán phở gà và chỉ bán vào buổi sáng. Dĩ nhiên phở của họ không thể nào ngon bằng các tiệm nhà nghề như phở gà Bưu Điện hoặc Vọng Các hay các tiệm ở đường Võ Thị Sáu, nhưng nó lại có một hương vị đặc biệt - hương vị gia đình. Khách ăn có cảm tưởng như người nhà mình nấu cho mình ăn vậy. Phở ở đây rất có ''chất lượng'' và rẻ - rất rẻ là khác : 4.000đ/ tô đầy tú ụ cả thịt lẫn bánh.
Giữa họ đã có sự phân công : mỗi người nấu phở rồi coi phở một ngày. Không có ai trong số họ có sẵn tay nghề. Thoạt đầu thì lúng túng như thợ vụng mất kim, ít lâu mới thành thạo. Nhưng dù sao đối với họ nghề phở cũng là một cái nghề bất đắc dĩ. Đứng trên bục giảng vẫn tốt hơn.
Ở thành phố, ngoài nhóm thầy cô kể trên, còn có một cô giáo nữa cũng đang đứng bán phở, nhưng lại giã từ hẳn cái nghề kỹ sư tâm hồn. Cô nguyên là giảng nghiệm viên của Đại học khoa học, nhà lại sẵn có mặt bằng nằm trên một trục lộ đông đảo người qua lại, bèn quyết định từ bỏ ống nghiệm và các công thức hóa học để ''giao thiệp'' với phở. Vốn là một nội trợ giỏi nên từ nấu thức ăn đến làm phở cũng không đến nỗi khó khăn. Cửa tiệm nằm ở phía chân cầu Bông, khách ăn sẽ dễ dàng nhận ra khi thấy trước cửa đậu một dãy xe gắn máy.
Phở Cầu Bông ngoài các món thường lệ như tái, chín, nạm, còn có món đuôi bò. Phở rất ngon nhưng giá một tô có 5.000đ, chỉ bằng một nửa tiền nếu so với phở H. ở đường Pasteur, tục gọi là phở Việt kiều, với giá chém treo ngành 12.000đ/ tô. Sở dĩ gọi thế là vì khách ăn đa số là Việt kiều. Họ quen ăn phở với giá 8 đôla/ tô, chưa kể tiền ''bo'' 10%, nên với họ, đó là một giá rẻ mạt.
Phở Cầu Bông cũng không làm theo kiểu đại trà với thịt thái sẵn chất đầy một cái khay. Khách ăn tới đâu làm tới đó. Thịt thái mỏng bốc mùi thơm phức. Mỗi miếng thịt mang hình kỷ hà, màu nâu gụ của nó dính với màu mỡ gàu đặt trên nền trắng của bánh trông giống như một bức tranh tĩnh vật.
Cô giáo của trường Khoa học đã đưa cả khoa học lẫn nghệ thuật vào phở.

PHỞ T.D Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ

Phở có bảng hiệu mang tên số nhà, nhưng người ta cứ quen miệng gọi là phở T.D., tên ông chủ, mặc dù anh không đứng bán. Căn nhà đó, xưa kia, anh mở tiệm cơm Tây với hai món đặc sản : chateaubriand và chân giò nấu đậu trắng. Các bằng hữu của anh đa số là những người làm văn nghệ. Anh cũng được liệt vào số đó, bởi giọng ca tuyệt diệu của anh. Nhưng mỗi năm anh chỉ hát có một lần và chỉ hát có một bài vào đêm Giáng sinh : "Đêm thánh vô cùng'' ( Silent Night ). Một điệu nhạc tắt đèn. Trong lúc tiếng ca thánh thiện của anh vang lên, người ta ôm nhau đi một đường slow.
Sau khi thưởng thức phở Quyền, phở Tàu Bay, phở bà Dậu, nếu muốn đổi hương vị, người ta có thể đến T.D để nếm món ''vú sữa'', tức là khoảng thịt bụng có những núm vú, ăn béo ngậy, thơm và ần sật, nhưng không giống như sụn hoặc nậm của thịt chó. Nhà hàng có mặt bằng rộng, quạt máy quay vù vù, khách ăn không phải chịu cái cảnh mồ hôi mẹ mồ hôi con cùng chảy.

PHỞ CÔNG TỬ SAIGON
Đó là tiệm phở gà H.B. ở đường Võ Thị Sáu. Ông chủ tiệm tên là Q., một người thuộc giới giang hồ mà cả hai đạo hắc bạch đều biết... tiếng từ khi Q. ở địa vị một ông chủ. Nghề phở đến với anh một cách tình cờ. Trong một cuộc đọ tài cao thấp với một tay anh chị, anh bị hắn thưa về tội đả thương, và sau đó bị đưa đi cải tạo. Thời gian chém tre đẵn gỗ trên ngàn, anh thường hay giúp đỡ một anh bạn đồng cảnh ngộ. Thấy bạn bị bắt nạt là anh can thiệp ngay. Không phải bằng vũ lực, mà chỉ với một chiêu số thôi : bấm vào huyệt nội quan ở cổ tay và huyệt khúc trì ở khuỷu tay, là địch thủ phải thổi bài kèn ''ông rơ lui'' ngay. Q. lại còn thường giúp anh ta trong các công tác lao động. Để đáp lại ân tình ấy, người bạn kia đã truyền cho anh nghề nấu phở. Anh ta dạy Q. từ cách lựa chọn gà - phải là gà được nuôi ở nông thôn - đến cách pha chế gia vị cho thùng nước lèo, và cách nấu nướng làm sao cho gà khỏi bị vỡ da.
Sau thời gian cải tạo, Q. về đường Võ Thị Sáu mở tiệm phở H.B.-tiệm phở ngon nhất trong khu phố ấy. Chỉ trong vòng ba năm, anh đã phất lên như diều. Và bây giờ, với 8 năm trong nghề phở, anh chỉ giữ vai trò chuyên viên, và để cho một số đệ tử đứng bán. Còn một chàng nữa cũng phất lên như Q., nhờ phở. Đó là anh D., chủ một tiệm phở ở trong một con hẻm đường Nguyễn Thị Minh Khai, cách nhà thương Từ Dũ khoảng 500m. Từ Hà Nội vô thành phố ************, anh chỉ có đủ tiền để làm một gánh phở ở đầu ngõ. Mới đầu, anh chả biết một tí gì về cái nghề này. Toàn đi học mót. Hỏi người này, học người kia, rồi tới ăn ở các tiệm phở danh tiếng để thử nghiệm. Phải mất gần một năm anh mới thành thạo.
Phở D. hôm nay nổi tiếng ngang với phở Quyền ở Phú Nhuận. Tiệm của anh có một món đặc biệt : tái bắp. Muốn ăn món này phải đi sớm, bởi 8 giờ sáng là hết. Có một điều ly k là phở D. ăn vào buổi chiều bao giờ cũng ngon hơn buổi sáng. Cả chủ lẫn khách đều công nhận chuyện đó. Hỏi nguyên nhân tại sao ? Anh lắc đầu vì không giải thích được. ''Sáng và chiều cùng một thùng nước lèo. Nửa thùng buổi sáng còn lại, buổi chiều chỉ việc đun sôi, không pha thêm một chút gia vị nào, thế mà nó lại ngon hơn buổi sáng'', anh mỉm cười nói.
Bây giờ thì phở có bề thế lắm rồi. Anh mới tậu thêm một ngôi nhà ở đầu hẻm. Phở là một đặc sản của Việt Nam. Đó là điều ''quốc tế phải công nhận''. Nhưng ông Tây lại bảo nó là “soupe chinoise”, còn ông Tàu thì lại bảo nó là “ngầu phấn” chỉ là tiếng Quảng Đông, phiên âm ra tiếng Hán Việt là “ngưu” ( bò hoặc trâu ), ''phấn'' (bột gạo ). Một điều nữa, hỏi ông tổ của nghề phở là ai ? Các ông chủ tiệm phở đều lắc, mặc dù nhờ phở, họ đã có của ăn của để.
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 06/Sep/2010 lúc 5:30pm
 
 

Phở ....TRĂM NĂM NHÌN LẠI!


1. Phở là niềm vinh dự của người Việt và đất Việt, nhưng nhắc đến phở là người ta đột nhiên gắn nó với Hà Nội. Người Hà Nội được tiếng thế lấy làm tự hào lắm. Tự hào là một chuyện còn có hiểu biết về phở thì dám chắc trừ mấy ông bên ngành xã hội “nhăn răng” (nhân văn) thì cũng chẳng mấy ai biết rõ. Nguồn gốc của phở đang còn nhiều tồn nghi vì nhiều người cho rằng quê hương của phở là ở Nam Định; nhưng có điều chắc chắn những bước thăng trầm của phở đều diễn ra ở Hà Nội. Người ta có thể viết lịch sử Hà Nội thế kỷ XX thông qua các cuộc chiến nhưng cũng có thể viết song hành lịch sử Hà Nội cùng với phở. Phở không chỉ là món ăn, phở là một kí ức.

 

2. Năm 1909, nhà tư sản dân tộc Bạch Thái Bưởi bắt đầu kinh doanh vận tải đường sông. Với tinh thần dân tộc, ông chỉ tuyển dụng nhân công người Việt. Bến sông Hồng trở nên đông đúc, hệ quả là tạo ra nhu cầu ẩm thực cho người bình dân. Các hàng quán ăn dựng ở bến sông, trong đó có món “xáo trâu”. Hình ảnh gánh “xáo trâu” đầu thế kỷ có thể hình dung được qua gánh đánh đa riêu cua bây giờ. Một bên quang gánh là chiếc thúng ủ kỹ chiếc nồi đất lớn đựng canh xáo trâu giữ nóng bằng ổ bện rơm. Bên kia một chiếc thúng to khác, dưới đựng bún, trên đậy cái mẹt úp chồng bát chiết yêu, đũa, hũ nước mắm, đĩa chanh ớt, gia vị. Nhiều người sẽ thắc mắc: Sao lại là trâu mà không phải là bò từ đầu? Vì hồi đầu thế kỷ, người Việt không khoái ăn thịt bò. Bữa cơm người Việt có cơ cấu gồm: cơm, rau, cá (nhà sang thì thịt lợn) kèm nước mắm hoặc tương. Một thời gian sau, cũng không rõ vì sao người ta lại chuyển sang “xáo bò”? Phải chăng trâu thời đó để kéo cày, đắt đỏ hơn chăng? Thịt bò sẵn hơn, xương bò vốn cho không trước đây, nay lại hữu dụng, ninh lên làm nước dùng.

 

Thấy món quà người Việt đắt hàng, các chú khách (cách gọi người Hoa) cũng quảy gánh bán “xáo bò”. Từ Ô Quan Chưởng lan khắp Hà Nội. Các chú khách gọi món này là “Ngưu nhục phấn” (bánh thịt trâu) nhưng khi rao lên lai Hán Việt thành ra: “Ngầu nhục phắn a!”. Dần dần nó được dân gian hoá, rút gọn thành: “phắn a”! “phớ ơ”! cuối cùng định ra cái tên “Phở”. Điều này có thể đúng, vì người Việt là chuyên nói tắt như Vũng Tàu được người Pháp gọi Cap Saint Jacques nhưng người Việt gọi tắt là Cấp cho nó tiện. Danh từ “Phở” được chính thức hoá ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam tự điển (xuất bản năm 1931) do hội Khai trí Tiến Đức soạn có ghi rõ tên phở bắt nguồn từ chữ “phấn” và giải thích đó là món ăn bằng bánh thái nhỏ nấu với thịt bò.

 

Trên kia là cái thuyết ra đời của phở được nhiều người chấp nhận nhất. Việc tìm chính xác năm ra đời của phở gần như không thể. Chỉ có mấy tư liệu vắn tắt đáng tin cậy:

 

Nguyễn Công Hoan (sinh năm 1904) người được xem là có trí nhớ tốt nhất trong số các nhà văn đã viết: “1913…trọ số 8 Hàng Hài…thỉnh thoảng, tối được ăn phở (hàng phở rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3xu, 5 xu)”. Phở rong đã khá thịnh hành nên bị chính quyền đánh thuế: “…người bán phở phải mua hai hào tem thuế mỗi ngày. Tính ra mỗi năm là 73 đồng”.

 

Đặc biệt, Henri Oger chỉ ở Việt Nam có hai năm 1908 - 1909 đã cho vẽ lại hình ảnh phở gánh trong cuốn sách tranh: “Kỹ thuật của người An Nam” (bản tiếng Việt xuất bản năm 2009).

 

….

 

Vậy phở ra đời chỉ trong khoảng 1900 đến 1910, tính ra vào dịp kỷ niệm Hà Nội nghìn năm cũng có thể kỷ niệm một trăm năm phở.


 

3. Nói kỷ niệm phở cho có không khí long trọng, thêm hoạt động cho đất rồng bay nghìn tuổi chứ phở đã quá nổi tiếng, kỷ niệm chỉ tốn tiền thuế. Và nhất là vui vẻ gì khi phở đang khiến người ta “ăn phở khó thấy ngon”.

 

Lúc sắp qua đời, Nguyễn Tuân có đồng ý với ý kiến của một bạn văn rằng: phở phản ánh trung thực cho bộ mặt xã hội. Nói thế e quá chăng? Hay lại cái bệnh “cường điệu”, “ngoa dụ” từ các ông nhà văn? Thực tế ý nghĩ đó lại hoàn toàn chính xác.

 

Phở ra đời từ nhu cầu cuộc sống của nhân dân đầu thế kỷ. Thời điểm này, Hà Nội là mảnh đất mà các nền văn minh va chạm với nhau. Sau phở nước, có thêm phở xào. Phở xào được xác định ra đời sau thời kỳ kinh tế khủng khoảng (1929 - 1933). Bánh phở cháy cạnh, thịt bò xào cần tây, hành tây với nước sốt xệt thêm rau xà lách búp, cà rốt xu hào ngâm dấm ăn kèm. Rõ ràng ẩm thực Pháp đã ảnh hưởng mạnh như thế nào. Dấu ấn ẩm thực Tàu cũng hiện diện trong phở. Đầu năm 1928, ở con phố Jean De Puis (nay là phố Hàng Chiếu) có món phở có vị hung lìu, dầu vừng, đậu phụ. Thạch Lam đại diện cho khẩu vị người Việt đầu thế kỷ chê thẳng thừng những “phát minh” với cách “nói mát” là “phở cải lương”.

 

Những năm sau, chiến tranh liên miên. Cuộc sống thời chiến là cuộc sống đặc biệt, bất bình thường. Phở cũng thích ứng thời chiến trở nên có nhiều điều kì quái. “Phở không người lái” 3 hào lõng bõng nước và bánh phở, 5 hào có thịt nhưng thời chiến đào đâu ra thịt ngon. Đến cả gia vị là chanh ớt, hạt tiêu bói cũng không có. Tất cả đều phân phối, tem phiếu. Không khí ăn càng tệ hại. Tô Hoài hay ăn phở đêm ở chỗ hàng ông Thìn Hàng Dầu, đang ăn mà máy bay rú ầm lên, lại bưng cả bát phở xuống hầm tránh bom. Phở vẫn sống nhưng dưới mác “phở mậu dịch”. Thực phẩm khan hiếm, dân gian nghĩ ra phở cơm nguội, phở quẩy. Người ta ăn phở để no. Từ cái thời ăn dễ dãi đó di họa không ít cho “gu” phở ngày nay.

 

Phở mang đặc tính linh hoạt mềm dẻo của người Việt. Thời thực dân có lệnh cấm thứ sáu không được bán thịt bò. Trong cái khó ló cái khôn, người ta nghĩ ra phở gà. Bát phở gà với húng láng, gà ta, thêm ít lá chanh… khiến từ sản phẩm “chính thống” phở bò lao đao. Phở gần giống một thứ đạo, đi đâu nó cũng tự biến đổi thành các tùy thể để phù hợp cái “gu” của dân bản xứ. Năm 1954, gần một triệu người miền Bắc di cư miền Nam, phở Bắc chiếm lĩnh dần mặt tiền các khu phố trung tâm Sài gòn đẩy các xe, quán hủ tiếu, mì vằn thắn vào đường hẻm hoặc cứ địa người Hoa trong Chợ lớn. Phở Nam bộ mang một phong cách riêng. Cái phong cách dễ dãi, dễ thích nghi thêm giá sống, rau thơm, thêm sắc ngọt của đường. Tô phở trong Nam đầy nước và cái đến nỗi người Bắc vào chơi ít khi ăn hết một tô.

 

4. Hà Nội – thánh địa của phở, giờ đây luôn đầy rẫy cửa hàng chuyên về phở. Loạn đến độ không biết thế nào là phở ngon. Hồi trước 1954, giới sành ăn đánh giá một bát phở ngon là: Nước dùng ninh từ xương bò đúng 6 tiếng, thịt bò thứ thiệt không lẫn các thứ thịt “giời ơi” khác. Bánh phở không nát. Thịt bò chín thái mỏng. Thường người ta chỉ dùng hạt tiêu không dùng chanh, ớt, đường để được hưởng vị ngọt của nước dùng xương. Nay, có vẻ như sự ngon của phở gắn với sở thích của từng cái nhân. Có vị chỉ chuyên ăn phở gà, độc hơn chỉ ăn phở… phao câu. Có vị ăn phở cho mấy thìa nước tương cay như ăn bún bò Huế… Đến đây, thiết nghĩ, có thể gắn cho phở hiện nay thêm một ý nghĩa nữa theo một câu cách ngôn nổi tiếng: hãy nói cho tôi biết anh ăn phở gì tôi sẽ nói anh là người thế nào!

 

Cũng có những người ở thời hiện đại ăn phở như đặc sản. Họ không ăn hàng ngày mà chỉ thỉnh thoảng thưởng thức. Họ quan niệm: phở ngon là phở do mình nấu. Các hàng phở ngày nay chạy theo lợi nhuận. Nước dùng có thể ninh 6 tiếng nhưng không hẳn chỉ mỗi xương bò. Đã thế lại còn pha chế để bán được nhiều thành thử khiến nước dùng chẳng còn vị ngọt nguyên chất nữa. Họ cứu chữa bằng cách cho mì chính. Chẳng thế mà, lắm khi đến hàng phở cứ phải dặn nhà bếp: “Một bát phở không mì chính”. Không trách các nhà hàng được vì họ kinh doanh thì phải lời, với lại phở xuống cấp mà có ai kêu đâu người ta vẫn cứ ăn phở rào rào, thành thử cần gì phải nghiêm túc học tập các “cụ âm lịch”.

 

Những kẻ ngoan cố cuối cùng có tôn chỉ riêng: Muốn ăn phở ngon hãy tự nấu lấy. Nguyên liệu sẵn và thực ra nấu phở cũng không mất thời gian như người ta hay nghĩ. Về cách nấu phở ngon đã có sách. Nhiệm vụ của bài báo này không phải để dạy cách nấu phở! Mà là thứ “văn chơi” loanh quanh về phở như cách “ăn chơi” phở từ trăm năm nay.

 

Hàm Đan

 
 
 
 

Trăm năm phở Việt "quốc hồn, quốc túy"

Monday, 26. January 2009, 04:15:41

Sinh ra từ những năm đầu thế kỷ 20, phở thăng trầm cùng người Việt xuyên suốt một thế kỷ đầy biến động nhưng hào hùng. Hiện phở không chỉ đơn thuần là món ăn khoái khẩu mà thực sự trở thành “đại sứ ẩm thực” góp phần vinh danh văn hóa Việt.

Thế kỷ 21 chính thức đánh dấu thời kỳ hội nhập, toàn
cầu hoá, công nghiệp hoá phở Việt.
Phở đã được người đời ca tụng bằng đủ các hình thức nghệ thuật: thi văn, hội họa, phim ảnh, kịch nghệ. Một món ăn đầy ắp “bóng dáng, hương vị quê hương”!

Phở "thực lục"

Khoảng năm 1908 - 1909 có khá nhiều tuyến tàu thuỷ chạy hơi nước từ Hà Nội đi Hải Phòng, đi Nam Định, đi Phủ Lạng Thương. Các món quà ùn ùn đổ về bến sông, song món “xáo trâu” được ưa chuộng nhất, càng được các bà tích cực gánh ra bãi sông.
Chẳng mấy chốc món xáo bò mới lan tràn suốt từ Ô Quan Chưởng xuống tới ô Hàng Mắm. Từ bãi sông Hồng, trên những đôi vai gầy guộc “phở gánh” đã lan tỏa khắp “hang cùng ngõ hẻm” Hà Nội rồi lan qua các đô thị khác.
Rầm rộ nhất có lẽ là thành Nam nhằm phục vụ công nhân nhà máy dệt mới mở hồi cuối thập niên 20 thế kỷ trước, đến nỗi nhiều người ngộ nhận, muốn gán cái vinh hạnh “nơi khai sinh ra phở” cho Nam Định.
Theo các gia đình hành nghề phở ở Vân Cù, khoảng năm 1925, ông Vạn là người Nam Định đầu tiên trong làng ra Hà Nội mở quán ở phố Hàng Hành mạn tây bắc hồ Gươm, song phở Hà Nội đã xuất hiện trước thời điểm đó ít nhất 15 năm.
Danh từ phở được chính thức hoá ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam từ điển (trước 1930) do Hội Khai trí Tiến Đức Hà Nội khởi thảo. Nhà thơ tài hoa Tản Đà trong bài “Đánh bạc” (1905 - 1907) đã viết “Có lẽ đánh bạc không mong được mà chỉ thức đêm ăn nhục phơ”.
Ông đã gọi nhục phấn là nhục phơ... và là nhân chứng cho cách gọi “phấn thành phơ”. Sau dân chúng đổi thành phở lúc nào không hay.
Nhà văn lão làng Nguyễn Công Hoan, cây đại thụ trong làng văn đã khẳng định khá chính xác cái tuổi 100 của món ăn độc đáo thuộc hàng “quốc hồn, quốc túy” trong nền ẩm thực Việt.
Ông ghi nhận: “1913... trọ số 8 Hàng Hài... thỉnh thoảng, tối được ăn phở (hàng phở rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3 xu, 5 xu)”. Mặc nhiên, chính Nguyễn Công Hoan đã là người xác định tuổi cho phở trong cuốn biên tự chuyện về đời mình “Nhớ và ghi về Hà Nội”.
Các cửa hàng phở đầu tiên ở Hà Nội phải kể đến một quán phở Tầu bán cả đồ xào nấu trước bến xe điện Bờ Hồ và quán Cát Tường chủ người Việt chuyên bán phở bò ở số 108 phố Cầu Gỗ.
Năm 1918 xuất hiện thêm hai quán phở hàng đầu khác, một ở Hàng Quạt, một ở phố Hàng Đồng trong khu 36 phố phường cổ đất Hà Thành. Phở Trưởng Ca số 24 phố Hàng Bạc từng là một quán phở sớm nổi danh ngay từ thời đầu có phở.
Cuốn biên niên sử “Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20” cho biết “Đền thôn Dũng Thọ... còn gọi là đền Trưởng Ca tên một người vừa làm từ coi đền vừa làm nghề bán phở”. “Đình Phở” này bán tới 4 giờ sáng hàng ngày.
Chỉ trong một thời gian ngắn, cửa hàng phở mở thêm nhiều và đến khoảng năm 1930 hàng phở đã lan tràn khắp phố phường. Thoạt đầu chỉ bán phở chín, sau các hàng phở sáng tạo thêm phở tái và được nhiều người hưởng ứng chấp nhận, chính thức khai sinh thêm một kiểu phở mới. Song phải từ sau 1954, phở tái lấn dần phở chín chiếm lấy vị trí chủ soái.
Khoảng dăm năm sau khi ra đời, nhiều ông chủ phở không ngừng tìm tòi sáng tác “món phở cải lương” muôn màu muôn vẻ. Đầu năm 1928 ở con phố mang tên thực dân Đồ Nghĩa Phổ (Jean De Puis), nay là phố Hàng Chiếu, cho ra đời món phở có vị húng lìu, dầu vừng, đậu phụ.
Anh Phở Sứt chế ra ngón phở giò (thịt bò cuốn lại như dăm bông thái mỏng lừng lát như khoanh giò), Phở Phủ Doãn nhỏ thêm giọt cà cuống, cái hương vị từng làm thăng hoa “anh bún chả”, “bác bún thang” tới cái đỉnh tuyệt trác lại có vẻ giết chết vị của phở.
Nhìn chung trường phái “phở cải lương” đều sinh non chết yểu không thọ với thời gian, song cũng vương vấn đôi nét mờ nhạt trong cuộc hành trình 100 năm của phở.
1939, phở gà xuất hiện, bởi khi ấy một tuần có hai ngày là thứ hai và thứ sáu không có thịt bò bán, các tiệm phở đành bó tay! (Cũng nên nhớ rằng lúc này tủ lạnh chưa ra đời).
Chưa rõ vì sao có sự cố này? Song có lẽ một nguyên nhân khó thể bỏ qua bởi việc giết mổ trâu bò luôn bị hạn chế suốt thời phong kiến do trâu bò vẫn là sức kéo chính của nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam. Song giới hâm mộ phở không thể thiếu nó dù chỉ một ngày! Để đáp ứng thịnh tình ấy, một số quán xoay sang thử nghiệm món phở gà.
Phở xào được xác định ra đời sau thời kỳ kinh tế khủng khoảng (1930). Phở sốt vang, một sản phẩm thử nghiệm của giao lưu ẩm thực Á - Âu khá thành công. Thịt bò thái miếng vuông ướp và hầm với rượu vang chan lên bánh phở.
Gia vị châu Âu kết hợp với gia vị châu Á cho phở sốt vang một hương vị là lạ không món nào có được. Tuy không phổ biến nhưng loại phở này đã khẳng định được vị trí trong “menu phở”, ít nhất cũng đã trên 50 năm trải nghiệm.
Kháng chiến bùng nổ, cả dân tộc tản cư về nông thôn và phở gánh cũng lên đường cùng cộng đồng dân tộc. Cuộc trường chinh ấy mang lại cơ hội để phở phát tán len lỏi, xâm nhập tới mọi nẻo nơi thôn dã Việt Nam. Trong vùng tự do có phở Giơi, phở Đất chất lượng không thua phở trong thành. Vùng căn cứ địa có phở cơ quan.
Phải chờ đến năm 1954, theo chân những người Bắc di cư, mở ra cuộc “Nam tiến lần thứ nhất” đại quy mô của phở Việt. Từ đây mốc son chính thức mở màn cho sự bành trướng của phở trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Phở Nam bộ mang một phong cách riêng. Cái phong cách dễ dãi, dễ thích nghi của vùng đất phương Nam thể hiện ngay trong phở: thêm giá sống, rau thơm, húng quế, ngò gai cho bỗ bã mát ruột, thêm sắc ngọt của đường và các vị tương đen, tương đỏ của người Hoa.
Con cháu của một số gánh phở nổi tiếng Hà Nội đã vào Nam lập nghiệp trong cơ hội lịch sử này trong đó có phở “Tàu bay”. Vốn là quán phở do ông nội mở vào 1950 (chưa có tên) ở Hà Nội khi di cư vào Nam, được người bạn thân tặng cho chiếc mũ bay, ông rất thích nên thường xuyên đội nó, khách thấy lạ, gọi ông “Tàu bay” rồi thành tên quán.
Hiệu phở Nam nổi tiếng Sài Gòn phải điểm danh phở Hoà-Pasteur. Ban đầu lúc ra đời khoảng năm 1960, tiệm mang tên Hoà Lộc, sau khách truyền nhau giảm bớt chữ Lộc chỉ còn lại phở Hoà: Gọn dễ nhớ đúng theo qui luật bất thành văn về loại tên “nhất tự” đặc thù của phở. Đáp ứng thói quen mạnh mẽ, khoáng đạt của hậu duệ lớp người từng khai hoang mở cõi, phở tàu bay, ôtô, xe lửa lần lựợt ra đời.
Cái thủa ăn “phở không người lái” để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm tưởng nhiều thế hệ người Việt. Phở Thìn Bờ Hồ là điểm lựa chọn của nhiều người. Ăn phở Thìn phải xếp hàng, trả tiền trước và tự phục vụ. Bù lại, ông chủ luôn miệng kể chuyện thời sự như một chương trình phát thanh miễn phí.
Năm 1949 vì hoàn cảnh ông Thìn phải bôn tẩu lên Hà Nội chọn kiếm sống bằng gánh phở lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm Thủ đô. Dần có uy tín, năm 1955 ông quyết định dừng chân mở quán ở 41 đường Đinh Tiên Hoàng đối diện đền Ngọc Sơn và sống chết với Thủ đô. Ông có chín người con, có tới 5 đứa kế nghiệp ông mở quán đều mang tên “phở Thìn”.

Phở lầm lũi cùng dân Việt qua suốt thời kỳ gian khó và năm 1975 hoà vào niềm vui thống nhất bất tận của dân tộc, phở lại đồng hành mở cuộc “nam tiến thứ hai”. Từ đây hậu duệ của phở Thìn, phở gia truyền Nam Định, phở Lò Đúc, phở Bắc Hải, phở Hàng Nón... chính thức chinh phục đất phương Nam trên từng cây số.
Sau 1975 cũng là một trang sử mới, mở đầu thời kỳ toàn cầu hoá của phở. Trước tiên, do hoàn cảnh, thời thế, thế thời phải thế. Phở lên tầu cùng các cư dân vượt biên dấn thân vào trường chinh ly hương.
Phở sang kinh đô ánh sáng Paris hoa lệ, trú ngụ quận 13. Phở sang Hợp chủng quốc Hoa Kỳ chọn quận Cam bang California lập nghiệp. Cả một “tiểu Sài Gòn" di cư sang đất Mỹ mà không có phở thì thật phi lý. Rồi dần dần phở có mặt ở nhiều nơi trên thế giới: phở Xichlo xứ sở sương mù, phở chợ Sapa ở Cộng hòa Séc...

Phở thời @

Chính sách mở cửa đã giúp cho kinh tế Việt Nam cất cánh và hội nhập cùng thế giới. Từ sau năm 2000, bỗng xuất hiện các “nàng Phở” thời @ mơn mởn sức xuân, bắt mắt ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Ánh sáng trang nhã, đèn màu kiêu sa, bảng hiệu đồng nhất cho cả hệ thống của Phở 2000, Phở 24, Phở 5 sao, Phở Việt ở Tp.HCM, Phở Vuông ở Hà Nội rực rỡ trên những con đường. Đặc biệt, yếu tố vệ sinh thực phẩm là không thể thiếu ở những “nàng phở thời @”.
Món phở Việt đã được gia đình Tổng thống Mỹ Bill Clinton chọn trong thực đơn khi đến thăm Việt Nam vào năm 2000.
Đại diện nặng kí nhất cho phở thời @ chính là Phở 24. Ánh sáng có gu, trang trí nội thất lịch lãm, máy lạnh mát rượi, các đầu bếp nấu phở đội mũ mặc áo trắng toát khả kính như các vị giáo sư đại học.
Ra đời năm 2003 ở TPHCM, Phở 24 nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường lan toả ra Hà Nội, rồi Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu, tới nay có chuỗi hàng chục cửa hàng bề thế. Phở 24 còn bành trướng sang Philippines, Indonesia, Singapore, Úc, Mỹ và sắp tới sẽ là Âu châu.

Hành trình xuyên thế kỷ của phở đã được các bậc trưởng lão làng phở tổng kết:
*giai đoạn 1908 - 1930 xuất hiện và định hình món phở;
*1930-1954 phở phát triển và đạt đến đỉnh cực thịnh.
*Giai đoạn 1954 - 2000 ghi nhận một thời kỳ đầy biến động mang lại cho phở dung mạo đa sắc như tấm kính vạn hoa.
*Bước sang thế kỷ 21, thời kỳ của thế hệ phở @ chính thức đánh dấu thời kỳ hoà nhập, toàn cầu hoá, công nghiệp hoá phở Việt.

Theo T.Q. Dũng
VnEconomy
 
 
 
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.208 seconds.