Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: Vườn TÂM LINH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 21/Sep/2013 lúc 7:20pm

Ngày 21.09.2013, 16:09 (GMT+7)

Doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo

Tịnh tâm không tự cảnh, không tự người mà tự mình


SGTT.VN - Một doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực địa ốc, nổi tiếng vì sở hữu nhiều ngôi nhà đẹp, từng có những bài viết rất sắc sảo về kinh doanh, thời gian gần đây, chị lại “từ bỏ cuộc chơi” để tìm đến Phật pháp, và chọn Huế là nơi chốn dừng chân của mình. Trong một thời gian ngắn từ 2010 đến nay chị đã xây dựng tại Huế bốn công trình từ thiện, nổi bật là Cát Tường Quân với kiến trúc độc đáo và thanh tịnh đang trở thành điểm đến của nhiều du khách mỗi khi dừng chân ở Huế.

http://sgtt.vn/Uploads/Images/8/c2a/8c2afc0f57b4eb412f0eed589ca6f922.jpg

http://sgtt.vn/Uploads/Images/1/483/148303a533dccba618b50e579ba8746e.jpg

Theo chị, quan niệm về không gian sống của phương Tây và phương Đông có gì khác biệt? Con người ngày nay đang tìm kiếm một không gian sống như thế nào cho riêng mình và gia đình?

Trước đây khi chưa có điều kiện ra nước ngoài, tôi quan niệm rằng, không gian sống của người phương Đông là bên trong ngôi nhà, không gian sống của người phương Tây là bên ngoài ngôi nhà.

Bây giờ tôi hiểu, không gian sống bắt nguồn từ văn hoá dân tộc, văn hoá bản thân và khí hậu. Thực tế cho thấy cùng một kiến trúc sư người Pháp, nhưng ngôi nhà Pháp xây dựng ở Đà Lạt khác với nhà Pháp tại Huế và Hà Nội; càng khác hơn nữa nếu ngôi nhà Pháp đó nằm trên đất Pháp. Ngôi nhà không chỉ khác về kiến trúc mà còn khác về không gian sống, vì vậy dân địa ốc hay nói “căn nhà là một nửa của tâm hồn” hoặc “nhà sao chủ vậy”.

Chị có lo sợ nhiều không, khi xu hướng sống trở về với thiên nhiên đang bị nhấn chìm bởi những đe doạ của môi trường, của phát triển kinh tế và nhiều áp lực khác?

Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu thơ khá phổ biến

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người ở chốn lao xao”.

Thời gian gần đây do cuộc sống nơi đất chật người đông nhiều áp lực, không ít người thèm được “dại”. Thế nhưng, nơi vắng vẻ bây giờ cũng bắt đầu lao xao, vì vậy muốn “dại” cũng không dễ.

Môi trường bị đe doạ từ nhiều nguyên nhân, và nguyên nhân của mọi nguyên nhân là từ con người. Trong cuộc chiến giữa con người và môi trường thì, con người luôn luôn thua!

Chị có thể kể vẻ đẹp của mỗi ngôi nhà mà chị đã sống từ thủa ấu thơ đến giờ ở Sài Gòn, Đà Lạt... Ngôi nhà nào để lại cho chị dấu ấn sâu đậm nhất?

Với những người hoạt động trong thị trường địa ốc, ngôi nhà nào của mình cũng có thể là hàng hoá. Những ngôi nhà mà tôi đã ở và đang sở hữu tôi đều có thể bán, nếu được giá. Khách hàng tôi nhắm đến để mua sản phẩm địa ốc của mình là những người sống chủ yếu nhờ hương hoa, khí trời vì vậy kiến trúc phải thanh thoát, nội thất phải tinh tế và không gian sống phải được chăm chút. Riêng ngôi nhà tôi vừa xây dựng xong ở Huế sẽ không là hàng hoá, bởi tôi quyết định sẽ sống ở đây đến cuối đời.

Tôi đặt tên cho ngôi nhà ở Huế là “Tịnh cư Cát Tường Quân” (CTQ), “tịnh” là thanh tịnh; “cư” là nhà; CTQ là tên do một vị tăng già đặt cho tôi.

Vì sao đến thời điểm này của cuộc đời, chị lại chọn dừng chân ở Huế? Với Cát Tường Quân, chị muốn tạo ra một không gian sống như thế nào cho chính mình và cho du khách?

Trong mắt tôi, Huế như một bức tranh thuỷ mặc hữu tình. Không chỉ thế, Huế còn có thành cổ, có hệ thống chùa dày đặc, có mật độ tăng – ni cao nhất nước; những “cái có” này đã làm Huế huyễn hoặc, thiêng liêng.

http://sgtt.vn/Uploads/Images/3/d09/3d094462b2b0cae7e73c4831f6ed6683.jpg
Vị trí Tịnh cư Cát Tường Quân nằm giữa hai triền đồi thông, trên quần thể đồi Thiên An, nghĩa là điểm giáp cuối của chân đồi này và điểm bắt đầu của ngọn đồi khác. Với thế đất như vậy, thật là một thách thức hấp dẫn cho tôi và kiến trúc sư. Du khách đến đây sẽ bắt gặp lối kiến trúc nhà bậc thang của Đà Lạt, đỉnh của ngôi nhà này là sàn của ngôi nhà khác; tại Huế kiến trúc bậc thang là sự khác biệt của Tịnh cư Cát Tường Quân.

http://sgtt.vn/Uploads/Images/6/dad/6dade28104b22dce4b5b363c7ac58cc0.jpg

http://sgtt.vn/Uploads/Images/2/18c/218c3a7af52fe6cd493bcdfebe281937.jpg

http://sgtt.vn/Uploads/Images/2/6d6/26d66c79f3aaf28db5483cdb0b218000.jpg

Về thiết kế, kiến trúc, Cát Tường Quân có gì khác biệt so với những không gian mà chị đã từng trải qua? Ý tưởng của chị đã được kiến trúc sư thể hiện như thế nào, để có thể tạo nên một không gian tĩnh lặng vừa rất Huế, vừa rất Tạ Thị Ngọc Thảo?

Trong tất cả ngôi nhà tôi đã ở và đang sở hữu, CTQ là khu nhà rường duy nhất tôi có. Kiến trúc nhà rường thật lạ, mái thấp, cột nhiều, phòng ngủ nhỏ xíu, phòng vệ sinh bé tí, muốn gắn máy lạnh phải tính toán đau đầu, muốn ngăn chặn côn trùng vào nhà nghĩ mãi không ra. Thế mà tôi lại say đắm nhà rường Huế từ cái nhìn đầu tiên, và đó chính là động lực giúp tôi hoàn thiện CTQ sau hơn ba năm xây dựng.

Sự tĩnh lặng của CTQ có được nhờ quy hoạch tổng mặt bằng theo chữ khẩu, chỉ có chùa và cung vua mới sử dụng mặt bằng chữ khẩu này. Giá trị kiến trúc của CTQ là do chúng tôi biết giữ nguyên sự tinh tế của nhà rường và biết loại bỏ những điểm cần thiết. Ở Huế, người ta gọi nhà rường là nhà vườn, vì vậy không gian vườn rất được chú trọng.

Chỗ nào của ngôi nhà mà chị yêu thích nhất? Mỗi buổi sáng, chị thường uống trà ở đâu? Đâu là nơi chốn để chị có thể tịnh tâm nhất?

Nơi tôi lẩn quẩn nhiều nhất là vườn rau sạch. Từ nhỏ đến giờ tôi chưa bao giờ có thời gian để gieo bất cứ hạt giống nào xuống đất vì vậy tôi cũng chưa cảm nhận được hạnh phúc khi quan sát sự nảy mầm, đơm hoa, kết trái và cho quả. Sự mãnh liệt của chồi non truyền cho tôi sức sống, nhìn cây vươn lên trong mọi hoàn cảnh thời tiết Huế, nhất là đang mùa gió Lào này, tôi thấy sự nỗ lực của mình chưa nhằm gì.

Có khi tôi ngồi uống trà ở vườn Thanh Trà, phóng tầm mắt ngắm trọn đồi thông trước sân nhà. Cũng có khi tôi cầm chén trà đi lanh quanh trong vườn, lúc ngửi bông hoa mới nở, khi lại vuốt ve một thân cây sần sùi già cỗi, nếu mỏi chân thì ngồi xuống một trong những bộ bàn ghế bày rải rác.

Tịnh tâm không tự cảnh, không tự người mà tự mình.

Chọn sự im lặng với một người đầy trách nhiệm với cộng đồng như chị có khó không? Phật pháp đã mang lại cho chị điều gì, để giúp chị chuyển hướng đời mình, và chuyển hướng kinh doanh?

Kinh có kinh vô tự, lời có lời vô ngôn, im lặng cũng là một cách bày tỏ. Đạo Phật đề cao sự im lặng bởi nó thể hiện sự thanh tịnh trong mọi mối quan hệ và mọi sự việc. Ohso có viết một câu rất hay: “Ta đã im lặng đến như thế mà người không hiểu nữa thì đành vậy”. Lắng nghe lời người nói bằng tai, lắng nghe sự im lặng bằng tấm lòng. Muốn “nghe” được lời vô ngôn thân phải an và trí phải tỉnh. Người im lặng luôn đủ kiên nhẫn để chờ người khác thấu hiểu lòng mình. Khi trả lời câu này tôi muốn đề cập đến mối quan hệ Nhà nước với dân, mối quan hệ gia đình và những người đang phải lòng nhau.

Thương gia Lương Văn Can định nghĩa về kinh doanh như sau: “Thông qua sản phẩm và dịch vụ của mình để phụng sự xã hội, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn”. Nếu hiểu kinh doanh là như thế thì xây nhà để bán hay nấu cơm chay phục vụ khách cũng đều là phụng sự xã hội, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Từng dời đổi nhiều lần, nhưng “vật bất ly thân” của chị dường như là bức tượng đức thiền sư Huệ Khả? Bài học nào từ vị thiền sư này mà chị cho là quý giá nhất, và coi đó như phương châm sống của chính mình?

Tôi “cảm” thiền sư Huệ Khả (487 – 593) từ mẫu đối thoại như sau: Đức Huệ Khả tìm đến Tổ Đạt Ma thưa: “Xin thầy an tâm cho”, ngài Đạt Ma trả lời “Đưa tâm đây ta sẽ an” và, đức Huệ Khả ngộ. Từ đó tôi hiểu, tâm mình tự mình an, chẳng cảnh, vật, người, Phật, Trời nào an giúp được. Sau này đọc kinh Phật tôi còn ngộ thêm “tâm cũng chẳng có, vì nếu có thì tâm trú vào đâu?”

Khu vườn có bức tượng đức nhị tổ Huệ Khả ở CTQ là trường học của tôi mỗi ngày. Tại đây, một thầy, một trò và một bài học duy nhất, đó là nụ cười hỷ xả của ngài; thế mà trò ngày thuộc, ngày không. Bức tượng đức Huệ Khả cũng là nơi giữ chân của nhiều vị khách quý.

Chị có thể kể một chút về con trai mình, người sẽ nối nghiệp chị? Chị muốn để lại điều gì cho con?

Con trai tôi, Lê Gia Khánh sinh năm 1995, tên ở nhà là Nheo. Nheo đi du học Canada từ năm lớp 9, năm nay Nheo vào đại học Toronto ngành kinh tế vĩ mô. Nheo có thể nghe má và các bác (bạn của má) nói chuyện kinh tế cả ngày không chán.

Có thể nói, khi nhắm mắt lìa đời, không có gì trên cõi đời này làm tôi vương vấn ngoài Nheo. Tuy vậy, cho đến bây giờ tôi biết con trai của mình đã trưởng thành và sẽ trở thành người có ích cho xã hội, dù má mất hay còn. Điều này làm tôi thanh thản dù từ năm nay, hai má con chỉ gặp nhau vào dịp nghỉ hè.

Tôi chỉ muốn để phúc lại cho con vì ông bà mình nói, “con trai nhờ đức mẹ”.

Chị có sợ hãi điều gì không?

Phật cũng mình mà ngạ quỷ cũng mình, tôi chỉ sợ chính tôi thôi !



Bài: kim yến - ảnh: ái vân (huế)

http://sgtt.vn/Uploads/Images/9/678/9678cb8a85a0beda6d1a9e1e3d18cf8a.jpg

http://sgtt.vn/Uploads/Images/0/ca9/0ca9b357d2eda2c3755c739420d3d646.jpg

http://sgtt.vn/Uploads/Images/2/299/2299be246ef05d96828c4b65291f09cf.jpg

Nếu ta tìm về thiên nhiên chỉ để "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" là thuận theo lẽ tự nhiên, còn về nơi vắng vẻ với ý đồ "dời sông, lấp biển", đốn cây rừng mà không trồng mới, khai thác tài nguyên mà không có kế hoạch bù đắp lại cho thiên nhiên... thì đó là tuyên chiến với môi trường. Trong cuộc chiến giữa con người và môi trường thì con người luôn luôn thua!

http://sgtt.vn/Uploads/Images/2/57c/257cc8cda412cca1dadeb01c6480fbc3.jpg

http://sgtt.vn/Uploads/Images/0/76f/076f09928f4cece7c8b1f3f31601f312.jpg


http://sgtt.vn/Loi-song/182845/Tinh-tam-khong-tu-canh-khong-tu-nguoi-ma-tu-minh.html







Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 21/Sep/2013 lúc 7:27pm
mk
IP IP Logged
trankimbau
Moderator Group
Moderator Group


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 424
Quote trankimbau Replybullet Gởi ngày: 01/Oct/2013 lúc 1:06pm


Bỏ qua oán hờn



Một thương gia trong một thị trấn nhỏ nọ, có hai người con trai sinh đôi. Hai chàng trai cùng làm việc tại cửa hàng của cha mình. Khi ông qua đời, họ thay ông trông coi cửa hàng đó. Mọi việc đều êm đẹp cho đến một ngày kia, khi một tờ giấy bạc biến mất.

Người em đã để tờ giấy bạc đó trên máy đếm tiền rồi đi ra ngoài với khách hàng. Khi anh quay lại, tờ giấy bạc đã biến mất.

Người em hỏi người anh: - Anh có thấy tờ giấy bạc đâu không ?

Người anh đáp: - Không. Tuy thế người em vẫn không ngưng tìm kiếm và gạn hỏi: - Anh không thể không đụng đến nó. Tờ giấy bạc không thể tự đứng dậy và chạy đi được! Chắc chắn anh phải thấy nó !

Sự buộc tội phảng phất trong giọng nói của người em. Căng thẳng bắt đầu tăng lên giữa hai anh em họ. Sự oán giận cũng theo đấy mà len vào. Không lâu sau một hố ngăn cách gay gắt và sâu thẳm đã chia cách hai chàng trai trẻ. Họ không thèm nói với nhau một lời nào. Cuối cùng họ quyết định không làm chung với nhau và một bức tường ngăn cách đã được xây ngay giữa cửa hàng. Sự thù địch và oán giận cũng lớn lên tiếp theo 20 năm sau đó, lan đến cả gia đình của họ.


Một ngày nọ, một người đàn ông đỗ xe ngay trước cửa hàng. Ông ta bước vào và hỏi người bán hàng: - Anh đã ở đây bao lâu rồi . Người bán hàng đáp rằng anh đã ở đây cả cuộc đời. Vị khách nói tiếp: - Tôi phải nói với anh điều này. 20 năm trước tôi đã đi xe lửa và tạt vào thị trấn này. Lúc đó tôi đã không ăn gì suốt ba ngày. Khi tôi đến đây bằng cửa sau và thấy tờ giấy bạc trên máy tính tiền, tôi đã bỏ vào túi mình rồi ra ngoài. Những năm qua tôi không thể quên điều đó. Tôi biết nó không phải là món tiền lớn nhưng tôi phải quay lại đây và xin anh thứ lỗi .

Người đàn ông lạ mặt ngạc nhiên khi thấy những giọt nước mắt lăn trên má của người bán hàng trạc tuổi trung niên này.

Anh ta đề nghị: - Ông có vui lòng sang cửa bên và kể lại chuyện này cho người đàn ông trong cửa hàng đó được không ? Rồi người đàn ông lạ càng ngạc nhiên hơn khi thấy hai người đàn ông trung niên, trông giống nhau, ôm nhau khóc ngay trước cửa hàng. Sau 20 năm, rạn nứt giữa họ đã được hàn gắn. Bức tường thù hận chia cắt hai anh em họ đã được đập bỏ. 



Trong cuộc sống có những điều nhỏ nhặt vẫn thường xảy ra và vô tình chia cắt con người với nhau, những lời nói vội vàng không suy nghĩ, những lời chỉ trích, buộc tội hay những lời trách cứ oán hờn. Và khi đã bị chia cắt, họ có thể không bao giờ quay lại với nhau được nữa. phương cách tốt nhất để tránh những tình huống gây tổn thương này là bỏ qua những lỗi lầm nhỏ của nhau. Điều này không dễ dàng nhưng cũng chẳng phải là quá khó khăn. Bỏ đi những bực dọc rồi bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy mình chẳng mất bao nhiêu năng lượng để xây dựng sự gắn bó với những người bạn yêu mến


ST



kb
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 01/Oct/2013 lúc 7:02pm

Google tìm cầu tuệ giác của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

17/09/2013   - 21:47
hoa_sen%20%2823%29

Google tìm cầu tuệ giác 
của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Jo Confino
Thích Nữ Tại Nghiêm chuyển ngữ


Các tập đoàn công nghệ toàn cầu đang tìm cách ứng dụng sự thực tập chánh niệm và thiền định vào hoạt động của mình để có được hạnh phúc và sự phát triển bền vững. (Được chuyển ngữ từ bài viết “Google seeks out wisdom of Zen Master Thich Nhat Hanh” của tác giả Jo Confino đăng trên tờ The Guardian ngày 5/9/2013).Tại sao nhiều tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới, trong đó có Google, lại dành sự quan tâm đặc biệt đối với một vị Thiền sư Phật giáo người Việt đã 87 tuổi? Câu trả lời là tất cả các tập đoàn này đều mong muốn tìm hiểu: làm thế nào những lời dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh – thường được hàng trăm ngàn đệ tử trên khắp thế giới gọi một cách thương kính là Thầy – có thể giúp cho tổ chức của họ có thể hoạt động một cách hiệu quả hơn và mang lại nhiều hạnh phúc hơn.

Thầy Nhất Hạnh được mời hướng dẫn một ngày thực tập chánh niệm tại trụ sở chính của Google tại California vào cuối tháng này – đây là một dấu hiệu cho thấy sự thực tập chánh niệm đang bắt đầu trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay. Thầy – tác giả của hơn 2 triệu cuốn sách được bán ra ở Mỹ - sẽ có một buổi gặp gỡ với hơn 20 Giám đốc điều hành (CEO) của các tập đoàn công nghệ có trụ sở ở Mỹ tại Silicon Valley để chia sẻ tuệ giác của Thầy về nghệ thuật an trú trong hiện tại.




Trong buổi gặp gỡ này, Thầy dự định sẽ thảo luận với các Giám đốc điều hành của các tập đoàn công nghệ về cách thức làm thế nào để họ có được một sự hiểu biết sâu sắc về bản chất gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa mọi người và mọi loài. Với hiểu biết đó, họ có thể hiến tặng những công cụ thực tiễn để đưa sự thực tập chánh niệm trở thành một phần thiết yếu trong công việc hàng ngày của họ, trong những sản phẩm mà họ chế tạo ra cũng như trong chiến lược mà họ vạch định để khoa học công nghệ có thể mang lại sự thay đổi cho thế giới này. Buổi gặp gỡ này sẽ kết thúc bằng sự thực tập thiền hành.

Những nỗ lực của Thầy trong hơn 50 năm qua đã được nhiều nhà lãnh đạo thế giới ghi nhận. Giám đốc Ngân hàng thế giới Jim Yong Kim đã nói rằng phương pháp thực tập của Thầy Nhất Hạnh là phương pháp “giúp cho chúng ta có thể cảm thông và thương yêu một cách sâu sắc đối với những người đang khổ đau”. Thầy cũng đã từng đượcMục sư Martin Luther King đề cử cho Giải Nobel Hòa bình vào năm 1967 vì những nỗ lực của Thầy trong việc kêu gọi hòa bình và chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Mục sư Luther King nói rằng việc trao giải Nobel Hòa bình cho Thầy Nhất Hạnh “sẽ một lần nữa làm cho nhân loại thức tỉnh trước bài học lớn về cái đẹp và tình yêu được tìm thấy trong hòa bình. Nó làm sống dậy niềm hy vọng về một trật tự mới mang tính công bằng và hòa hợp cho thế giới này.”

Thầy Nhất Hạnh xuất gia đã được 71 năm. Mặc dù tuổi đã cao, Thầy vẫn liên tục đi hoằng pháp khắp nơi trên thế giới. Thầy hiện đang trong chuyến đi hoằng pháp ba tháng tại Bắc Mỹ với lịch trình khá nặng. Trước đó, Thầy đã có chuyến đi hoằng pháp tại châu Á cũng trong 3 tháng. Tăng thân xuất sĩ của Thầy Nhất Hạnh được đánh giá là tăng thân có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Vé tham dự những khóa tu do Thầy hướng dẫn trong 1 tuần tại Toronto, Canada hay tại New York, Mississippi và California – mỗi khóa tu đều có hơn 1000 tham dự - đều được bán hết chỉ trong vài ngày.



Nền kinh tế chạy theo ham muốn


Thầy Nhất Hạnh cảnh báo rằng nền văn minh của chúng ta đang có nguy cơ sụp đổ trước những thiệt hại nghiêm trọng về xã hội cũng như môi trường sinh thái do nền kinh tế chạy theo ham muốn gây nên. Thầy cũng đồng thời chỉ ra cho chúng ta một hướng đi mới, đó là xây dựng một nền kinh tế lấy hạnh phúc chân thực làm mục tiêu, thay vì hy sinh hạnh phúc của mình để thờ phụng chủ nghĩa vật chất như bấy lâu nay chúng ta vẫn làm. Những lời dạy của Thầy tập trung chủ yếu vào sự thực tập chuyển hóa khổ đau bằng cách buông bỏ những ưu sầu của quá khứ cũng như những lo lắng về tương lai, thông qua thiền định và nếp sống chánh niệm.

Thầy đã chỉ ra rằng tình trạng đam mê tiêu thụ hiện nay là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang cố gắng khỏa lấp khổ đau trong chính mình. Và Thầy đề nghị chúng ta nên đi theo hướng ngược lại, đó là trở về để tiếp xúc trực tiếp với nỗi khổ, niềm đau trong ta để có thể vượt thoát những khổ đau đó. Thầy cho rằng để các doanh nghiệp có thể đóng vai trò quan trọng trong việc chận lại con tàu tư bản đang chạy trật đường ray thì trước tiên các nhà lãnh đạo tập đoàn cần phải nhận ra sai lầm căn bản của mình, đó là cách tư duy hạn hẹp, lấy lợi nhuận làm thước đo duy nhất cho sự thành công của tập đoàn.



Cần có sự thay đổi căn bản trong nhận thức của các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần phải trải qua một quá trình chuyển đổi căn bản về nhận thức. Họ cần phải nhận ra tầm quan trọng của việc đưa những giá trị tâm linh vào trong đời sống hàng ngày. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Guardian vào cuối khóa tu tuần trước tại Catskill Mountains về nghệ thuật chuyển hóa khổ đau, Thầy chia sẻ rằng: "Chúng ta cần phải xem lại quan niệm của chúng ta về hạnh phúc. Chúng ta nghĩ rằng hạnh phúc chỉ có được khi nào chúng ta giành thắng lợi, khi chúng ta giành được vị trí đứng đầu. Tuy nhiên, sự thực thì không cần thiết phải như vậy. Bởi vì ngay cả khi chúng ta kiếm được nhiều tiền hơn, chúng ta vẫn khổ đau như thường. Chúng ta cạnh tranh bởi vì chúng ta không hạnh phúc. Thiền tập có thể giúp cho chúng ta bớt khổ hơn”.

"Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng chúng ta chỉ có thể hạnh phúc khi nào chúng ta vượt lên trên những người khác, khi nào chúng ta trở thành nhân vật số 1. Sự thực là chúng ta không cần phải trở thành “number one” mới có thể hạnh phúc.

"Chúng ta cần phải có một hướng đi tâm linh trong đời sống của mình cũng như trong công việc kinh doanh, nếu không chúng ta không thể nào có thể xử lý những khổ đau do công việc và đời sống hàng ngày tạo ra."

Các kỹ sư Google trao đổi và thực hành thiền



Những cuộc gặp gỡ với Mục sư Martin Luther King


Nhớ lại những lần gặp gỡ với Mục sư Luther King – những cuộc gặp gỡ này có ảnh hưởng rất quan trọng đến quyết định đấu tranh cho hòa bình và chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam của nhà tranh đấu cho dân quyền nổi tiếng thế giới này, Thầy Nhất Hạnh nói rằng Tổng thống Obama đã bỏ sót một yếu tố quan trọng trong bài phát biểu của mình vào tuần trước, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Mục sư Martin Luther King đọc bài diễn văn bất hủ có tựa đề “Tôi có một giấc mơ” (I have a dream).

"Khi Tổng thống Obama kêu gọi hãy để cho tự do được vang tiếng bay xa (let freedom ring), Tổng thống chỉ nói về tự do đến từ bên ngoài như tự do chính trị, tự do xã hội, nhưng thực tế là ngay cả khi chúng ta có rất nhiều tự do về tổ chức, về ngôn luận, về báo chí, v.v. chúng ta vẫn có thể khổ đau như thường bởi vì chúng ta không có tự do ở bên trong chúng ta, đó là sự tự do khỏi những giận hờn và sợ hãi”,Thầy chia sẻ.

Một trong những điều tâm huyết của Mục sư Luther King là xây dựng những cộng đồng, những đoàn thể sống hạnh phúc mà ông gọi là Beloved Community (tạm dịch là Tăng thân yêu quý). Cũng với mong ước đó, Thầy Nhất Hạnh đã dành hết tâm lực của mình cho việc xây dựng hơn một ngàn tăng thân cư sĩ trên khắp thế giới. Tuy nhiên, liệu các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể tạo ra một sự thay đổi tích cực hơn thông qua việc xây dựng tinh thần tăng thân, xây dựng văn hóa tập thể trong doanh nghiệp của mình?



Chánh niệm và thiền tập tại công sở


Thầy Nhất Hạnh cho rằng phương pháp thực tập chánh niệm và thiền tập nếu được áp dụng vào các doanh nghiệp sẽ giúp cho họ thay đổi được cách sống, cách làm việc có tính tiêu cực, đồng thời giúp họ nhận ra được bản chất tương tức và phụ thuộc lẫn nhau giữa mọi người và mọi loài.

"Thiền tập có thể giúp cho các thành viên trong doanh nghiệp vơi bớt khổ đau," Thầy nói. "Chỉ riêng điều này thôi cũng đủ hữu ích rồi, bởi vì nếu nhân viên của một doanh nghiệp có đủ hạnh phúc thì doanh nghiệp đó sẽ làm ăn hiệu quả hơn.”

"Trong trường hợp công ty của anh đang có những hoạt động gây tổn hại môi trường, và bởi vì anh đã thực tập thiền nên anh có thể có được một cái thấy, cái thấy này sẽ giúp anh tìm ra cách thức điều hành công ty của mình theo hướng làm giảm nhẹ những tổn hại đối với môi trường.

"Thiền tập có tác dụng làm lắng dịu nỗi khổ, niềm đau trong ta, đồng thời mang lại cho ta nhiều tuệ giác và một cái thấy chân thực (chánh kiến) về chính bản thân mình và về thế giới. Và nếu ta có được tuệ giác của một tập thể thì chắc chắn là ta sẽ tổ chức và điều hành hoạt động của doanh nghiệp mình theo hướng làm cho thế giới này vơi bớt khổ đau."

Theo Thầy, đem chánh niệm vào công sở, vào các doanh nghiệp còn có tác dụng giúp cho các nhân viên tránh được tình trạng bị quá tải bởi công việc, tuy nhiên để làm được điều này thì các chủ doanh nghiệp, các giám đốc công ty cần phải làm gương trước.


“Tìm kiếm trong tự thân” (Search Inside Yourself)



Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải biết chăm sóc chính mình trước tiên


Thầy cho rằng nhiều lãnh đạo cao cấp của các tập đoàn đã bắt đầu đề cập đến tầm quan trọng của sự phát triển bền vững, tuy nhiên rất ít người trong số đó thấy được mối liên hệ giữa sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp với văn hóa bên trong của doanh nghiệp mà họ đang điều hành.

"Nếu người giám đốc doanh nghiệp dành toàn bộ thời gian của mình cho công việc của doanh nghiệp, người đó sẽ không còn thời gian để chăm sóc cho chính mình hay cho gia đình của mình. Người giám đốc đó cần phải nhận ra rằng doanh nghiệp của mình sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu người đó trở nên lắng dịu, tươi mát hơn, có khả năng cảm thông và thương yêu nhiều hơn" Thầy nói.

Trong điều kiện hiện nay khi mà máy tính trở nên quá phổ biến và tiện dụng với tốc độ xử lý ngày càng nhanh thì các giám đốc doanh nghiệp lại càng khó có được thời gian cho riêng mình, thời gian để nhìn lại bản thân và tìm niềm cảm hứng cho cuộc đời mình.



Sức mạnh của Vô tác


Thầy chia sẻ về tầm quan trọng của sự thực tập vô tác (aimlessness), tức là không chờ đợi kết quả, không mong cầu gì hết khi hành động, không có đối tượng gì để chạy theo. Thông thường chúng ta hay có thói quen chạy theo hết dự án này đến dự án khác, không ngừng nghỉ.

"Chúng ta thường cho rằng hạnh phúc nằm ở tương lai, vì vậy sự thực tập vô tác là dừng lại, không đuổi theo một đối tượng nào nữa cả và tìm hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây", Thầy nói.

"Hạnh phúc chân thực không thể nào có được nếu không có bình an. Nếu ta cứ mãi đuổi theo một đối tượng nào đó thì làm sao ta có thể có bình an. Ta cứ chạy hoài, chạy mãi, ngay cả trong giấc mơ chúng ta vẫn còn chạy. Đó là thực trạng của nền văn minh chúng ta”"Chúng ta phải đi ngược lại xu hướng này.Chúng ta phải trở về với chính mình, trở về với những người thân yêu, trở về với thiên nhiên. Lâu nay chúng ta để cho các thiết bị điện tử kéo chúng ta ra khỏi chính mình. Chúng ta đánh mất mình trong Internet, trong các dự án, các kế hoạch kinh doanh, vì vậy mà chúng ta không có thời gian cho chính mình. Chúng ta không có thời gian để chăm sóc những người mà ta thương yêu và cũng đồng thời không để cho Đất Mẹ có cơ hội trị liệu cho chúng ta. Chúng ta luôn có xu hướng trốn chạy khỏi chính mình, khỏi gia đình và khỏi thiên nhiên xung quanh.”.

Hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều khó nói ra những áp lực mà họ đang phải gánh chịu. Tuy nhiên gần đây một số giám đốc điều hành của những tập đoàn nổi tiếng đã can đảm chia sẻ với công chúng về những áp lực trong công việc của mình, tương tự như những lo ngại của Thầy Nhất Hạnh. Từ chức một vài tháng trước khi tập đoàn của mình bị phá sản, Erin Callan, cựu Giám đốc Tài chính của tập đoàn Lehman Brothers, đã can đảm viết lại những trải nghiệm của mình khi bị công việc lôi kéo hoàn toàn và chia sẻ điều đó với công chúng vào đầu năm nay.

"Khi quyết định nghỉ việc ở công ty, tôi cảm thấy suy sụp và buồn khổ vô cùng”, Erin Callan chia sẻ trên tờ New York Times. Tôi không thể nào lấy lại sức lực và đi tiếp được nữa. Tôi không biết phải dựa vào đâu để khẳng định chính mình nếu không có công việc.”"Vào ngày nghỉ cuối tuần, nếu không phải làm thêm việc của công ty thì tôi cũng dành thời gian để sạc lại năng lượng cho một tuần làm việc kế tiếp. Nói chung, đối với tôi lúc đó, công việc luôn chiếm vị trí ưu tiên số 1, trên cả gia đình, bạn bè và cả việc hôn nhân – chuyện hôn nhân của tôi cũng chỉ kéo dài được một vài năm.”

Bản chất lưỡng nguyên của công nghệ

Mặc dù lo ngại về những tác dụng tiêu cực của công nghệ, Thầy vẫn nhận thấy bản chất lưỡng nguyên của công nghệ, nghĩa là bên cạnh những tác dụng tiêu cực, công nghệ cũng có tác dụng rất hữu ích. Đó là lý do vì sao trong cuộc gặp gỡ sắp tới, Thầy sẽ kêu gọi các Giám đốc điều hành của các tập đoàn công nghệ tập trung phát triển các phần mềm ứng dụng và những thiết bị công nghệ khác để giúp đưa mọi người trở về với một cuộc sống cân bằng. "Chúng ta cần phải có sự tỉnh thức. Khi nói chuyện với Google và các tập đoàn công nghệ khác, tôi sẽ đề nghị họ sử dụng trí tuệ và thiện chí của mình để tạo ra những phương tiện, những công cụ có khả năng giúp cho mọi người trở về với chính mình, để trị liệu cho chính mình”Thầy nói. "Chúng ta không loại trừ hay vứt bỏ tất cả các thiết bị công nghệ này, mà chúng ta có thể hoàn toàn tận dụng được những tiến bộ của công nghệ."

Thầy gợi ý về việc phát triển những phần mềm ứng dụng có khả năng giúp mọi người lắng dịu cơn giận khi nó phát khởi. Thầy cũng đề cập đến loại đồng hồ Now Watch được Thầy thiết kế với mục đích giúp mọi người trở về với phút giây hiện tại: trên mặt đồng hồ, mỗi giờ được đánh dấu bằng chữ “Now” (nghĩa là Bây giờ) thay vì số giờ như thông thường. Google đã mời Thầy chia sẻ về những nội dung như: xây dựng mục tiêu trong công việc, sự sáng tạo và tuệ giác. Thầy nói rằng chúng ta đều có thể đạt được những điều này thông qua sự thực tập chánh niệm.

Thầy đã được mời đến thăm tập đoàn Google vào năm 2011 và kể từ đó, sự thực tập chánh niệm đã được áp dụng nhanh chóng tại tập đoàn công nghệ hàng đầu này. Số lượng người tham gia vào chương trình “Tìm kiếm trong tự thân” (Search Inside Yourself) – chương trình thiền tập chính thức của Google – ngày càng tăng. Các phòng dành cho thiền tập cũng đã được thiết kế bên trong nhiều tòa nhà làm việc của Google.

Thầy nói rằng: "Cũng như mọi người, các nhân viên của Google cũng mong muốn học hỏi cách thức chuyển hóa khổ đau của chính mình”."Đa số các nhân viên ở đây đều còn rất trẻ và tài năng, vì vậy mà họ có thể hiểu và thực tập những điều Thầy dạy một cách nhanh chóng. Họ còn có đủ phương tiện để đem sự thực tập này đến được với rất nhiều người.” "Sẽ rất hữu ích nếu họ biết rằng ai trong chúng ta cũng có ước mong làm những điều đẹp và lành, bởi vì mỗi người trong chúng ta đều có tính Bụt. Khi nhìn vào con đường bất thiện, không chân chính, chúng ta có thể tìm thấy trong đó một con đường ngược lại. Cũng như nhìn vào khổ đau, chúng ta sẽ thấy được con đường đưa tới hạnh phúc. Đây là giáo lý Tứ Diệu Đế trong đạo Bụt, nhưng chúng ta không cần phải là một Phật tử mới có thể hiểu được điều đó.

"Xã hội của chúng ta đang cần một sự tỉnh thức tập thể để có thể cứu chúng ta ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Vì vậy chúng ta cần phải thực tập để chế tác năng lượng tỉnh thức trong từng bước chân và từng hơi thở. Nếu ta có được sự tỉnh thức thì cũng có nghĩa là ta đang đi trên con đường hạnh phúc, ta có thể chuyển hóa được khổ đau trong ta. Và khi đó ta có thể giúp những người khác làm được tương tự."


(Sư cô Tại Nghiêm chuyển ngữ)

Nguồn: http://www.phusa.info/


http://quangduc.com/a50928/google-tim-cau-tue-giac-cua-thien-su-thich-nhat-hanh






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 01/Oct/2013 lúc 7:03pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 01/Oct/2013 lúc 10:56pm

TÁC PHẨM GIÁ TRỊ TRONG MỌI THỜI ĐẠI !

HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ÐÔNG








      Trong cuộc sống vội vã, quay cuồng hiện tại, nhiều người đã mất đi niềm tin. Họ quan niệm rằng sống để thụ hưởng, thỏa mãn các nhu cầu vật chất vì chết là hết. Không có Thượng Ðế hay một quyền năng siêu phàm gì hết. Cách đây không lâu, một tờ báo lớn tại Hoa Kỳ đã tuyên bố:"Thượng Ðế đã chết." Tác giả bài báo công khai thách đố mọi người đưa ra bằng chứng rằng Thượng Ðế còn sống. Dĩ nhiên, bài báo đó tạo nên một cuộc bàn cãi rất sôi nỗi. Một nhà Thiên văn Học tại trung tâm nghiên cứu Palomar cũng cho biết: "Tôi đã dùng kính viễn vọng tối tân nhất, có thể quan sát các tinh tú xa trái dất hàng triệu năm ánh sáng mà nào có thấy Thiên đường hay Thượng Ðế cư ngụ nơi nào?" Sự ngông cuồng của khoa học thực nghiệm càng ngày càng đi đến chỗ qúa trớn, thách đố tất cả mọi sự.

Tuy nhiên, trong lúc khoa học đang tự hào có thể chứng minh, giải thích tất cả thì một sự kiện xảy ra: Một phái đoàn ngoại giao do Tiểu vương Ranjit Singh cầm đầu sang thăm viếng nước Anh. trong buổi viếng thăm Ðại học Oxford, vua Ranjit đã sai một đạo sĩ biểu diễn. Vị đạo sĩ nầy đã làm đảo lộn quan niệm khoa học lúc bấy giờ. Không những ông ta có thể uống tất cả mọi chất hóa học, kể cả những chất cường toan cực mạnh mà không hề hấn gì, ông ta còn nhịn thở hàng giờ đồng hồ dưới đáy một hồ nước. Sau khi để một phái đoàn y sĩ do Bác sĩ Sir Claude Wade khám ngiệm ông ta còn chui vào một quan tài để bị chôn sống trong suốt 48 ngày. Khi được đào lên, ông ta vẫn sống như thường. Ðạo sĩ còn biểu diễn nhiều việc lạ lùng, dưới sự kiểm chứng nghiêm khắc của các khoa học gia. Ðiều này gây sôi nỗi dư luận lúc đó, Hội Khoa học Hoàng Gia đã phải triệu tập một ủy ban để điều tra những hiện tượng này. Một phái đoàn gồm nhiều khoa học gia tên tuổi được chỉ thị sang Ấn Ðộ quan sát, sưu tầm, tường trình và giải thích những sự kiện huyền bí. Phái đoàn khoa học đã đặt ra những tiêu chuẫn rõ rệt để giúp họ quan sát với một tinh thần khoa học tuyệt đối: Không chấp nhận bất cứ một điều gì nếu không có sự giải thích rõ ràng, hợp lý. Ðể soạn thảo bản tường trình, mỗi khoa học gia trong phái đoàn phải tự mình ghi nhận những điều mắt thấy, tai nghe vào sổ tay cá nhân. Sau đó, tất cả cùng nhau so sánh chi tiết và kiểm chứng cẩn thận. Chỉ khi nào tất cả đều đồng ý thì điều đó mới dược ghi nhận vào biên bản chính. Ðiền này đặt ra để bảo đảm cho sự chính xác, không thành kiến đến mức tối đa. Tất cả những điều gì xảy ra mà không có sự giải thích khoa học, hợp lý đều bị loại bỏ.

Khi ra đi, họ không mấy tin tưởng nhưng khi trở về, họ đều đổi khác. Giáo sư Spalding đã cho biết: "Phương Ðông có những chân lý quan trọng đáng để cho người Tây Phương nghiên cứu, học hỏi. Ðã đến lúc người Tây Phương phải quay về Ðông Phương để trở về với quê hương tinh thần." Ðiều đáng tiếc là sự trở về của phái đoàn đã gặp nhiều chống đối mãnh liệt từ một dư luận quần chúng đầy thành kiến hẹp hoài. Các khoa học gia bị bắt buộc phải từ chức, không được tuyên bố thêm về những điều chứng kiến. Sau đó ít lâu, Trưởng phái đòan, giáo sư Spalding đã cho xuất bản bộ sách " Journey to the East" và nó đã gây ngay một dư luận hết sức sôi nỗi. Người ta vội tìm đến những người trong phái đoàn thì được biết họ đã rời bỏ Âu Châu để sống đời tu sĩ trong dãy Tuyết Sơn. 


Tuy thế, ảnh hưởng cuốn sách nầy đã tạo hứng khởi cho nhiều người khác trở qua Ấn Ðộ để kiểm chứng những điều ghi nhận của phái đoàn. Thiên ký sự của Sir Walter Blake đăng trên tờ London Scientific cũng như loạt diều tra của ký giả Paul Brunton, Max Muller đã vén lên tấm màn huyền bí của Ðông Phương và xác nhận giá trị cuộc nghiên cứu này...


HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ÐÔNG
Nguyên tác: Spalding.
Bản dịch: Nguyên Phong.
Nhà xuất bản Người Việt ấn hành.
Anh TXH đánh máy.



***

Quí vị nào không có thì giờ đọc, có laptop, computer có thể vào Gogoole gõ link sau để nghe :







mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 01/Oct/2013 lúc 11:58pm

 Hành trình về phương Đông

 

(Lời dẫn nhập: Nhiều người đã say mê những sách của Nguyên Phong dịch và phóng tác, say mê về nội dung cũng như về văn phong của dịch giả. Từ một nguồn internet không biết của thân hữu nào gửi, chúng tôi nhận được bài này trong số những điện thư nhận được hằng ngày. Trộm nghĩ rằng nếu giữ cho mình thì cũng uổng công người đã có lòng gửi. Xin cám ơn thân hữu đó và cũng xin phép tác giả bài viết là PHAN LẠC TIẾP để phổ biến tới độc giả của chúng tôi, mà cũng là độc giả của ông.

TLBT - TNAC - ĐVĐĐ)

 
Cuộc di tản bi thương ngày nào, đối với đại đa số chúng ta, những người trong cuộc, không thiếu những người vẫn coi như mới, đêm ngủ vẫn kéo theo những hình ảnh hãi hùng, kinh khiếp, tiếp nối bằng những kỷ niệm của những ngày bỡ ngỡ trên đất tạm dung. Trong những ngày vừa hoang mang lẫn mừng rỡ nhưng cũng tràn đầy lo âu và buồn bã này, câu hỏi của đa số người di tản chúng ta trước khi đưa chân rời khỏi trại tỵ nạn, rời xa những đồng bào, bè bạn thân quen là: làm sao chúng ta liên lạc, tìm lại được nhau đây. Sống làm sao đây trong cái “bể mênh mông” là nước Mỹ rộng lớn này ? Hình ảnh tiễn đưa nhau bên cổng trại là những bàn tay nắm những bàn tay giữa kẻ đi người còn ở lại, có những mảnh giấy nhỏ viết vội vàng “đây là số điện thoại của người bảo trợ của tôi…”. Xe chuyển bánh, mảnh giấy nhỏ ghi 10 con số, đôi khi nhoè nhoẹt vì những hàng nước mắt.
Trong nỗi băn khoăn này, điển hình là trại tỵ nạn Pendleton, hàng ngày ở cafeteria, nơi gần ngã ba đặt tượng bàn tay khổng lồ xoè ra đỡ, ôm ấp người tỵ nạn, nhóm anh em nhà báo, nhà văn họp mặt. Nơi đây cũng được coi như đài “Radio Catina Di Tản”, phát xuất những tin tức, những tin đồn liên hệ đến mọi vấn đề của cuộc sống mới trên đất tạm dung. Đáng chú ý nhất là nhà báo Nguyễn hoàng Đoan. Anh thăm hỏi mọi người, anh xin những số điện thoại, địa chỉ của những người sắp rời trại. Và cũng chính nơi đây, một số bè bạn trong làng văn, làng báo bàn bạc “phải có một tờ báo để liên lạc với nhau chứ”. Trong số những người này, cuối cùng được ra trại và định cư tại thành phố gần trại tỵ nạn nhất là San Diego, có vợ chồng Nguyễn hoàng Đoan-Khánh Ly, Luật sư Phạm kim Vinh. Tờ Hồn Việt , như một nỗi khắc khoải của người Việt phải đau khổ rời bỏ quê nhà, nhưng lòng không ngớt thương về đất cũ, được ra đời ở đây. Tòa soạn đặt trong một nhà in trong một khu vực nhỏ, lúc ấy được coi như nằm ở ngoại ô thành phố, khu Mission Gorge, của thành phố San Diego. Tờ báo được đón nhận thất nồng nàn. Chỉ một thời gian sau, khi tờ báo đã có tiếng vang, đã được đồng bào khắp nơi biết đến, một số quần hùng từ các nơi tụ về góp mặt, trong đó có nhà văn Lê tất Điều, họa sĩ Văn Mộch, và nhiều bằng hữu bốn phương gửi bài về hỗ trợ. Đó là tờ báo tư nhân đầu tiên của người tỵ nạn, ở cực Nam và cực Tây của nước Mỹ này. Được mời gọi, trong những ngày này, tôi cũng có đóng góp một vài bài như một hành động thân hữu có mặt tại địa phương. Nay sau hơn 30 năm tờ Hồn Việt vẫn tồn tại do Ngọc hoài Phương làm chủ nhiệm, chủ bút phát hành rộng rãi trong cộng đồng người Việt trong thế giới tự do.
Trong khi đó, nơi được coi là đối đầu với vùng Nam Cali, có tờ Đất Mới ở thành phố Seattle, do anh Vũ đức Vinh, tức nhà văn Huy Quang, nguyên Tổng Giám Đốc Nha Vô Tuyến Truyền Thanh của VNCH đứng ra thành lập, được sự tài trợ chính thức của chính quyền địa phương nhằm mục đích thông tin và hướng dẫn người Việt tỵ nạn sớm hoà nhập vào xã hội Hoa Kỳ. Lúc ấy vào cuối năm 1975, gia đình tôi đang chân ướt chân ráo rời bỏ San Diego, đến định cư tại thành phố biển hồ, Salt Lake City, do một số bạn bè kéo gọi. Sau nhiều tháng dài cổ nhận những lá thư từ chối của các hãng xưởng ở Cali, nay có công việc tuy không hay ho gì, nhưng có lẽ nhờ chịu khó và có chút khéo tay, tôi đang làm việc cho một hãng đóng tàu nhỏ, loại tàu đi câu cá, chỉ trong 3 tháng đã được tăng lương 3 lần. Giữa khi ấy thì anh Huy Quang gọi tới: “Lên đây đi ông. Làm báo có lương, nhà cửa xin cũng dễ”, nhưng tôi không dám thả mồi bắt bóng, nhất là bà xã tôi cũng có việc làm trong một nhà may sang trọng trong thành phố này. Hơn thế nữa, bạn bè cùng khoá khá thân ở đây cũng đông, hàng ngày đi lại cũng rất ấm cúng. Nghe anh Huy Quang nói thế, thích lắm, nhưng tôi đành: “Xin cám ơn anh Huy Quang thôi”. Bù lại, tôi viết cho tờ Đất Mới loạt bài về chuyến di tản của tôi trên con tàu Thị Nại, HQ 502, với trên 5000 người rời Sài Gòn giữa đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Khi ông Dương văn Minh ra lệnh cho “anh em quân đội ở đâu ở đó, chờ bàn giao cho quân đội giải phóng” thì con tàu Thị Nại chết máy, chật ứ những người tỵ nạn còn nằm cửa sông Soai Rạp. Con tàu ra được ngoài biển nhập vào đoàn tàu di tản là cả một câu chuyện dài, thiên nan, vạn nan. Nhờ đó hàng tháng tôi đều nhận được mỗi kỳ 2 số báo Đất Mới. Tờ báo lúc này có anh Thanh Nam làm tổng thư ký. Những người viết chủ lực ngoài anh Huy Quang là chủ bút, có chị Tuý Hồng, chị Trần lai Hồng, Nguyễn thanh Trang, anh Nguyễn văn Giang, và sau này có thêm anh Mai Thảo nữa. Thỉnh thoảng thấy có bài của nhà văn, hoạ sĩ Võ Đình và thơ của anh Nhất Tuấn. Dù những bài viết phải bỏ dấu bằng tay, nhưng trang báo vẫn rất sạch và mỹ thuật. Chẳng những thế, mọi tin tức, dù xuất xứ từ đâu, đều được toà soạn viết lại, tránh những ngôn từ trái tai gai mắt phát xuất từ Việt Nam. Cũng trên tờ báo này, lần đầu tiên có bài viết từ trại tỵ nạn ký tên Tưởng năng Tiến.
oOo
Ngoài những bài viết, những tin tức liên hệ đến cuộc sống của người tỵ nạn, tờ báo có hai mục hầu như khác hẳn nhau, mang tên cùng một người viết, đó là mục Trong Lòng Điện Tử, và Hành Trình Về Phương Đông, ký tên Nguyên Phong. Lúc ấy, cách đây gần 30 năm, điện tử là một lãnh vực còn rất mới mẻ, còn trong vòng khai phá, tìm tòi, dự đoán, xa lạ. Giữa lúc ấy thì Nguyên Phong đã trình bày những hiểu biết sâu sắc với những thông tin trong lòng điện tử. Vói tôi, tôi mù tịt, chẳng hiểu gì, nhưng những người bạn của em tôi đang ngày đêm học hỏi về điện tử thì hết lời khen ngợi những bài viết này. Đó là một lãnh vực mới của những người trẻ, của những ngày trước mặt. Một lãnh vực hầu như chỉ tìm thấy vừng đông rạng rỡ phát xuất từ thế giới tây phương.
Trong khi đó, cũng vẫn cùng một người viết, Nguyên Phong, với loạt bài dịch thật lạ lùng, tràn ngập sự huyền bí trước một phái đoàn khoa học lỗi lạc phát xuất từ những trường đại học danh tiếng tây phương, đi tìm những điều bí ẩn của đông phương ở những năm cuối thế kỷ thứ 19. Lúc đó nước Nga chưa bị Cộng Sản cướp chính quyền. Nước Tàu cón là miếng mồi ngon để các quốc gia tây phương sâu xé. Nói chi đến nước Viêt Nam chúng ta, nơi mới bị người Pháp đặt nền thống trị. Đó là cuốn Journey To The East của Blaird Spalding, nhà xuất bản Adyar, in từ năm 1924 tại Ấn Độ, Nguyên Phong đã dịch lại nhan đề là Hành Trình Về Phương Đông, đăng từng kỳ trên nguyệt san Đất Mới. Tôi đã say mê theo dõi loạt bài này. Bây giờ hãy cùng nhau đọc lại vài đoạn trong cuộc đối thoại lạ lùng giữa vị đạo sư Ấn Độ với phái đoàn khoa học tây phương dưới đây:
“Trái đất quay quanh trục của nó với vận tốc 1600 cây số một giờ ở giữa đường xích đạo. Nếu quay chậm 10 lần thì ngày sẽ dài gấp 10 lần và dĩ nhiên sức nóng của mặt trời cũng gia tăng gấp 10 lần. Thế thì cây cối, sinh vật đều bị thiêu sống hết còn gì. Nếu cái gì chống được sức nóng thì cũng chết vì lạnh vì đêm cũng dài gấp 10 lần và sức lạnh cũng tăng lên 10 lần kia mà. Ai đã làm cho trái đất quay trong một điều kiện tốt đẹp như thế?
“Mặt trời nóng khoảng 5500 độ bách phân. Quả địa cầu ở đúng một vị trí tốt đẹp không xa quá và cũng không gần quá. Vừa vặn đủ để đón nhận sức nóng của mặt trời.”
“Trục của quả đất nghiêng theo một tà độ là 23 độ. Nếu trái đất đứng thẳng, không nghiêng bên nào thì sẽ không có thời tiết bốn mùa. Nước sẽ bốc hơi hết về hai cực và đông thành băng giá cả”.
“Babu yên lặng nhìn mọi người. Không ai có thể ngờ nhà chiêm tinh Ấn Độ lại có thể sang sảng chứng minh một cách khoa học và hùng biện trước một cử toạ toàn những khoa học gia nổi tiếng nhất của Âu Châu”
“Babu quay sang nhìn giáo sư Allen, một nhà sinh vật học của trường Havard :“ Nếu toán học có vẻ trừu tượng quá hãy thử quan sát thiên nhiên dưới cái nhìn của nhà Sinh Vật Học xem sao: “Sự sống không có sức nặng hay bề đo mà mạnh mẽ làm sao? Bạn hãy nhìn một rễ cây non nớt, mềm yếu, vậy mà nó có thể soi nứt một tảng đá cứng rắn. Sự sống chinh phục không khí, đất, nước. Nó thống trị mọi nguyên tố, nó bắt buộc vật chất tan rã rồi lại kết hơp thành các hình thể mới”
“Chắc chắn trong 25 năm cuối của thế kỷ này sẽ có nhiều thay đổi và có những cố gắng giúp cho sự tiến bộ của nhân loại, giai đoạn này rất quan trọng.”
“Các ông là người Âu, tôi xin dẫn chứng bằng lịch sử Âu Châu cho dễ hiểu. Các ông có thể coi nó là sự trùng hợp ngẫu nhiên cũng được: Năm 1275, Roger Bacon phát động phong trào phục hưng văn hoá rồi suốt 100 năm sau toàn thể Âu Châu đều thay đổi. Năm 1375, Christian Rosenkreuz phổ biến nền văn hoá này khắp từng lớp dân chúng, đưa Âu Châu thoát khỏi nền tảng hắc ám của thời kỳ Trung Cổ. Năm 1275 và 1375 chả là 25 năm chót của thế kỷ 13 và 14 hay sao?” Và “Việc phát sinh ra máy in, ấn loát vào năm 1473 và các cao trào nghiên cứu khoa học vào năm 1578, sự dùng Anh ngữ thay vì Latin để phổ biến kiến thức khoa học của Francis Bacon. Hai việc này xẩy ra vào 25 năm cuối của thế kỷ 15 và 16. Việc đòi san bằng giai cấp, dẹp chế độ Bảo Hoàng vào năm 1675 và cuộc cách mạng Pháp 1789 đều là những biến cố xẩy ra trong vòng 25 năm cuối của thế kỷ 17 và 18”.
“Năm 1875 đánh dấu một bước tiến quan trọng, đó là sự phát triển khoa học văn minh cơ giới cùng thuyết “Tiến Hoá” của Darwin và phong trào Thiên Chúa giáo tự do. Từ đây bắt đầu một cuộc tranh chấp giữa tinh thần và vật chất. Có hai mãnh lực rất mạnh phát xuất từ hai đầu tinh tú đối cực gây nên phong trào Duy Tâm và Duy Vật. Thế kỷ 20 bắt đầu với sự phát trỉển cực thịnh của thuyết Duy Vật. Con người sẽ bị thúc đẩy vào các sự kiện vật chất, họ sẽ gặp những thử thách mà nhu cầu bao tử, khoái cảm xác thân tranh đấu với nhu cầu tâm linh một cách mãnh liệt. Duy Tâm sẽ phát triển mạnh mẽ và phổ biến sâu rộng để thúc đẩy sự tiến hoá tâm linh. Cuối thế kỷ 20 phong trào Duy Vật sẽ xụp đổ, hiện tượng nghiên cứu các giáo lý bí truyến sẽ bắt đầu.”
oOo
Tôi nghĩ rằng khi đọc đến những hàng chữ trên, quý vị độc giả không khỏi bàng hoàng, tự hỏi : Thật sao? Cuốn sách trên đã viết như thế sao? Đúng thế. Nguyên Phong đã dịch như thế, (Hành Trình Về Phương Đông từ các trang 47 đến trang 62,) mà chúng tôi lược thuật lại đúng như thế. Và trở lại với thời điểm cuối thập niên 70, với đa số người tỵ nạn chúng ta thì con số 75 hay năm 1975 còn quá sâu đậm, nặng nề. Năm 75 đã đánh dấu một biến cố lịch sử đau thương không phải chỉ dành cho Việt Nam Cộng Hoà mà còn là một biến cố đau đớn cho Hoa Kỳ và cả Thế Giới Tự Do nữa. Ngày mà khối Cộng Sản tưng bừng reo vui khi lá cở đỏ của chúng tung bay trên toàn lành thổ Việt Nam. Với sự cai trị tàn độc của Cộng Sản, những mảnh đất nào đã lọt vào tay họ không có mảy may hy vọng thoát ra. Con số 75 đã làm tôi đau đớn, kinh hoàng. Dù chẳng muốn, cá nhân tôi cũng như hầu hết những người trong cùng lứa tuổi đã bị cuốn hút vào cuộc chiến tàn khốc này với kết cục thật vô cùng ê chề. Vậy mà thời điểm ấy đã được tiên tri, được ghi lại như thế cả trăm năm. Nhưng cũng vẫn lời tiên tri ấy nói rằng: “cuối thế kỷ 20 phong trào Duy Vật sẽ xụp đổ”. Thật chăng? Làm gì mà tin được. Cộng Sản như một con bạch tuộc, những cái vòi chằng chịt của chúng bủa ra đến đâu, chúng hút chặt cứng ở đó, không thể thoát ra. Từ 1975, thời gian rơi rụng mỏng dần, 25 năm còn lại của thế kỷ này, mong gì con bạch tuộc kia nhả bớt những miếng mồi mà chúng đã hút chặt, bám vào. Càng nghĩ càng thêm vô vọng. Vậy mà đầu thập niên 90, như một huyền thoại, thành trì đầu não cộng sản Nga Sô và những nước vệ tinh của cộng sản ở Đông Âu tan rã. Tan rã trong hoà bình và thật là mau chóng. Bức tường Bá Linh được san bằng. Người Đông và Tây Bá Linh sau bao năm chia lìa đã ôm nhau đầm đìa những giọt lệ mừng vui. Dù đất nước Việt chúng ta chưa thoát khỏi gông cùm cộng sản, nhưng quả thật chúng ta có quyền mừng vui, và tràn đầy hy vọng và càng thấy những điều Nguyên Phong dịch trong cuốn Hành Trình về Phương Đông đúng là những lời tiên tri, càng lúc càng có những biến cố làm sáng tỏ những lời tiên tri đó . Do đó tôi mong mỏi, ao ước, tìm gặp Nguyên Phong. Người ấy ở đâu, sao anh lại tìm được cuốn sách này, dịch và phổ biến được những lời linh ứng lạ lùng kia. Làm sao tìm được người đó? Tất nhiên tôi có hỏi anh Vũ đức Vinh, báo Đất Mới, anh chỉ cười cười và nói: “Đương sự vẫn ở đây. Môt người rất trẻ, nhưng khiêm tốn, hầu như không muốn gặp ai. Có thể đến một lúc nào đó đủ duyên thì ông sẽ gặp được anh ta.” Nghe thế, tôi biết không thể làm gì hơn, nhưng trong sâu thẳm của lòng tôi, tôi vẫn mong mỏi được gặp gỡ người này.


oOo


Như chúng ta đã biết, thảm nạn thuyền nhân đã xẩy ra sau khi miền Nam sụp đổ, và trong sự ngẫu nhiên tình cờ một nạn nhân của thảm trạng này là nhà văn Nhật Tiến, một người bạn học cũ của tôi từ thời trung học. Từ những lá thư viết từ trại tỵ nạn Thái Lan mà chúng tôi nhận được đã là nguyên nhân thành lập Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển, do GS Nguyễn hữu Xương, một người bạn khác của chúng tôi làm chủ tịch. Từ việc kêu cứu lúc đầu, sau đã chuyển thành các công tác đem tàu đi Vớt Người Biển Đông. Cùng với những tổ chức quốc tế, một công tác đầy nhân đạo, cụ thể nên đã được cộng đồng người Việt chúng ta khắp nơi nhiệt tình hỗ trợ. Để quảng bá công tác này, cá nhân chúng tôi thường thay mặt GS Nguyễn hữu Xương đi đến nhiều nơi để trình bày, giải đáp về hoạt động của Uỷ Ban. Tất nhiên với những giao tình sẵn có, tờ Đất Mới của anh Vũ đức Vinh đã nồng nhiệt cổ võ, và chúng tôi đã có một cuộc gặp gỡ bằng hữu tại Seattle, do thi sĩ Vũ quanh Hân đứng ra tổ chức, trong ngôi chùa của thầy Thích minh Chiếu trụ trì. Thầy Thích minh Chiếu, gốc nhà binh, xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, cùng khoá với anh Phạm Hậu. Do đó, anh Phạm Hậu, một người bạn khác của chúng tôi, một thời cũng đã làm Giám Đốc Nha Vô Tuyến Truyền Thanh, rất sốt sắng làm đầu cầu, dàn xếp, đưa đón và cùng các anh em trong tờ Đất Mới tích cực hỗ trợ cho cuộc gặp gỡ này. Trong buổi nói chuyện này tại chùa, người đến dự không đông lắm, chỉ là một số bằng hữu, những người có liên hệ xa gần với tờ Đất Mới và ban trị sự của chùa mà thôi. Khi tôi chấm dứt phần thuyết trình cùng lúc trên màn ảnh TV, hình ảnh chiếc ghe tỵ nạn chìm dần xuống lòng biển mênh mông thì thầy Thích minh Chiếu đứng lên ôm lấy tôi và nhạt nhoà nước mắt. Thầy nghẹn ngào nói : “ Quý hoá quá. Dù xây chín đợt phù đồ. . .” Và thầy sai một thầy tiểu đưa cho tôi một ly nước và tiếp tục nói : “Đây là một ly sâm, xin tặng ông, ông uống đi cho lấy sức. Xin các ông chân cứng đá mềm, hãy gắng công, gắng sức để công tác Vớt Người Biển Đông thêm kết quả”. Có một số vị góp tiền cho, nhưng quan trọng nhất là có một vị cao niên sau chót đứng lên và nói: “Công việc của quý vị đẹp đẽ quá, cần thiết và đúng lúc quá. Quý vị cần gì nơi chúng tôi, chúng tôi xin hết sức”. Vì những vấn đề liên hệ đã được nói chi tiết trong bài thuyềt trình, nên tôi bỗng nhớ đến tờ Đất Mới, tờ báo xuất bản ở nơi này, nhớ đến Nguyên Phong, nên tôi nói dù rất thật lòng nhưng lại có chút đùa vui “Đến đây chúng tôi chỉ muốn gặp được người dịch loạt bài Hành Trình Về Phương Đông, anh Nguyên Phong mà thôi”. Vị cao niên này bỗng cười vui :“ Dễ quá. Nguyên Phong là con trai lớn của chúng tôi. Hiện Nguyên Phong đang làm việc ở Los Angeles, khá gần ông. . .” Tôi mừng rỡ khôn cùng.
Khi trở lại San Diego, chỉ mấy ngày sau là cuối tuần, anh chị Nguyên Phong và cả 2 cháu, con anh chị đã từ Los đến thăm gia đình chúng tôi. Để đón anh, chúng tôi nấu một nồi phở vì ngoài những cái ngon, cái tiện do phở mang lại mà Nguyễn Tuân và Vũ Bằng đã hết lời ca ngợi, phở còn có một đặc tính mới được ghi nhận sau biến cố 1975 nơi hải ngoại là “món ăn đợi khách”. Nồi phở để đó trên bếp, khách vì bất cứ lý do gì như kẹt xe không đến đúng giờ như dự liệu, không sao. Khách đến lúc nào ăn cũng vẫn ngon. Như một người em trong gia đình, anh chị Nguyên Phong rất xuề xoà và vui vẻ ngay từ phút đầu bước chân vào nhà. Vừa ăn vừa trò chuyện, và tôi bỗng phát hiện ra anh chị Nguyên Phong và cả hai cháu chỉ ăn bánh phở mà bỏ lại thịt trong bát. Thấy thế tôi hỏi, anh Nguyên Phong cho hay: “Thường thì gia đình em ăn chay, nhưng khi đi đâu thì tuỳ hoàn cảnh, không câu nệ. Gặp gì ăn nấy.” Thấy thế, chúng tôi mang mấy đĩa xôi trên bàn thờ xuống, một bầu không khí trên bàn ăn tưng bừng đổi khác. Chúng tôi cười vui tiếp tục trò chuyện và chúng tôi biết rằng anh Nguyên Phong, tên thật là Vũ văn Du, sinh năm 1950, là con trưởng trong một gia đình đông con. Thân phụ nguyên là một vị không xa lạ trong y giới, cụ là một dược sĩ, đồng thời còn là một người có tâm, có tài và đã đóng góp rất cụ thể với Đại Học Vạn Hạnh. Các em anh, dù kẹt lại việt Nam một thời gian, nhưng cũng đã sang được Hoa Kỳ và hoàn tất văn bằng về y khoa. Nhân được biết và liên hệ đến công tác Vớt Người Biển Đông, anh Nguyên Phong cho hay: “Hàng năm ít nhất một lần, anh em trong gia đình em họp mặt. Thay vì mua quà tặng nhau, em bảo, không cần, hãy dùng số tiền này gửi về Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển.” Do đó suốt mấy năm sinh hoạt, Uỷ Ban đều nhận được những chi phiếu trên dưới 4 con số từ gia đình họ Vũ này. Và cũng hàng năm, tôi phải thảo một lá thư riêng cho Giáo Sư Nguyễn hữu Xương, chủ tịch Uỷ Ban ký để trân trọng gửi đến gia đình họ Vũ.
Trở lại với cuốn Hành Trình Về Phương Đông, tôi không quên nhắc đến những điều trùng hợp, tiên tri trong cuốn sách. Tôi có hỏi anh “Nguyên nhân nào đã khiến chú tìm ra tập sách này để dịch ra và phổ biến như thế?” Ngần ngại khá lâu, anh Nguyên Phong cho biết: “Như anh chị biết, em là một người khoa học. Trong thời gian trung học, phải nói là em rất coi nhẹ triết lý Đông phương. Như những người lớn lên trong một quốc gia chậm tiến, em ngưỡng mộ nền học thuật Tây phương, không chỉ ở lãnh vực khoa học, mà em rất khao khát tìm hiểu những triết gia Âu Châu. Nhưng khi đã đi sâu vào sự tìm hiểu em thấy nền tríết học Tây phương không giải đáp hết những nan đề của con người, của khoa học, nhất là trước sự khủng hoảng xung đột giữa Duy Tâm và Duy Vật hiện nay. Từ đó em quay về tìm hiểu những triết thuyết của Đông phương. Nói ra dài lắm, nhưng em thấy mọi việc, như Đức Phật nói: Mọi sự phát xuất từ tâm. Đặc biệt sau khi em vừa trình xong luận án Tiến Sĩ thì cũng là lúc Miền Nam của chúng ta thất thủ. Trong khi đó thì thầy mẹ em, các em của em đều kẹt lại. Lòng em rối như tơ vò. Biết chẳng thể làm gì được lúc này, những ngày cuối tuần và những ngày nghỉ lễ, em lên núi, với một chút thức ăn nhẹ, em ngồi thiền. Có khi cả tuần lễ chỉ uống nước lạnh xuông. Với một tâm hồn thư thản, và một thân hình nhẹ tênh, em nhiều lúc như thấy được thật rõ những ý nghĩ, những hoàn cảnh của những người thân yêu và em yên tâm chờ đợi. Chờ đợi một sự nhiệm mầu tốt đẹp sẽ đến. Tất nhiên trong thời gian ấy em đến thư viện rất thường. Một hôm em đi qua khu sách về tôn giáo, em thấy một cuốn sách nhỏ rơi ở lối đi, em nhặt lên, để lên giá sách, nhưng cũng không nhìn xem đó là cuốn sách gì. Đi một vòng quay lại, lại thấy cuốn sách kia rơi trên lối đi. Em lại nhặt lên và có liếc qua tên cuốn sách trước khi xếp nó vào giá. Sau cả một buổi trong thư viện, khi mọi người đã vãn, ra về, em đi qua khu sách cũ, lại thấy cuốn sách kia nằm giữa lối đi. Em nhặt lên. Cuốn sách mỏng, nhan đề Journey To The East của Baird Spalding, do nhà xuất bản Adyar in năm 1924 tại Ấn Độ. Cuốn sách cũ quá, nhưng bỗng nhiên em không muốn buông ra, em mượn cuốn sách này đem về đọc chơi. Nhưng lạ thay, suốt đêm ấy cuốn sách đã chinh phục em, em đọc một mạch, rồi lại đọc lại. Những điều nói trong cuốn sách như vẽ ra cho em một vùng trời vừa huyền bí, vừa trong sáng, lại vừa như khơi dậy từ sâu thẳm của em niềm tự hào của nền triết học Đông Phương. Chính lúc ấy em gặp các anh Thanh Nam và Vũ đức Vinh với ý định ra tờ Đất Mới. Các anh ấy mời em phụ trách mục giải đáp khoa học. Em nhận lời ngay với loạt bài Trong Lòng Điện Tử. Cùng lúc em dịch cuốn The Journey To The East- Hành Trình Về Phương Đông. Em đưa cho anh Thanh Nam xem, anh Thanh Nam thích quá, bảo em dịch tiếp đi. Thế là trên tờ Đất Mới em có hai mục như đối chọi nhau, nhưng cùng ký tên Nguyên Phong, Một Làn Gió Mới. . .”


Sau chuyến gặp gỡ này chúng tôi liên lạc với nhau luôn và tờ Đất Mới đã không còn ngân khoản để xuất bản nữa, nhưng ám ảnh của loạt bài kia vẫn in sâu đậm trong lòng tôi. Tôi nói với anh Nguyên Phong: “Phải góp lại và in ra đi, bỏ mất phí lắm”. Anh Nguyên Phong ngần ngại mãi, sau cùng tôi đề nghị gửi loạt bài này lên cho người bạn tôi, anh Lê Đình Điểu, báo Người Việt “xem có thể thì in ra cho vui”. Báo Người Việt nhận được, nhưng để rất lâu, cả năm sau mới in ra. Kỳ in đầu tiên là năm 1987. Ai cũng biết rằng sách in ra ở hải ngoại ít khi được tái bản lần thứ hai. Vậy mà trong lặng lẽ, độc giả bốn phương đã đón nhận cuốn sách này thật là nồng nhiệt. Cho đến năm 1993, cuốn sách này đã được in ra đến lần thứ sáu. Và bên cạnh cuốn sách này, có những cuốn sách khác lần lượt xuất hiện do Nguyên Phong dịch hoặc phóng tác, mang nội dung, cảnh trí của những vùng núi non thâm sâu, huyền bí, theo bước chân của những người đi về Phương Động, đặc biệt là Tây Tạng, để tìm thầy, học đạo.
Cuốn Hoa Sen Trên Tuyết, phỏng dịch từ cuốn The Mani Stones của Alan Havey, một BS Y Khoa tốt nghiệp từ Đại Học Michigan. Hoa Trôi Trên Sóng Nước, dịch từ cuốn Journey In Search Of The Way của Satomi Myodo, người Nhật Bản. Huyền Thuật Và Đạo Sĩ Tây Tạng, phóng tác từ cuốn sách Pháp văn, nhan đề Mystiques Et Magiciens Du Thibet của bà Alexandra David Beel. Bên Rặng Tuyết Sơn, phóng tác từ cuốn sách của Swami Amar Jyoti, người Ấn Độ. Ngọc Sáng Trong Hoa Sen, phóng tác từ cuốn The Wheel Of Life của John Blofeld, người Anh. Và những cuốn sách khác nữa của Nguyên Phong, mang cảnh trí và nét huyền bí của Đông phương lần lược xuất hiện đều đặn. Chỉ với những đầu sách nói trên thôi, trên 2000 trang sách, do những người Anh, người Pháp, người Nhật, người Mỹ và người Ấn, nói về những kinh nghiệm của họ khi tiếp xúc với Đông Phương, với Phật Giáo. Không biết có phải đây là một chứng minh mà trong cuốn Hành Trình Về Phương Đông đã nói, như trên chúng tôi đã dẫn: “Cuối thế kỷ 20 phong trào Duy Vật sẽ xụp đổ, hiện tượng nghiên cứu các giáo lý bí truyền sẽ bắt đầu”. Nhưng trong phần phụ lục của cuốn Ngọc Sáng Trong Hoa Sen, nơi trang 356, tác giả John Blofeld đã viết: “Lành thay, lành thay, giáo pháp của đấng Thế Tôn đã được vun trồng một cách tốt đẹp tại phương Tây”. Và một cách cụ thể hãy nhìn vào cộng đồng người Việt ở Nam Cali, chúng ta có hàng trăm ngôi chùa, khó có ai có thì giờ đi thăm cho hết trong một kỳ nghỉ hàng năm, vài tuần. Có những ngôi chùa nhỏ bé, khiêm tốn được tạm dựng trong một căn nhà. Có những ngôi chùa xây cất uy nghi, với đầy đủ tượng Phật, tháp chuông, vườn cảnh không kém gì những cảnh chùa có tiếng tăm ở quê nhà. Và hơn thế nữa, có những Trung Tâm Tu Học chiếm cứ cả một cánh rừng mênh mông mấy trăm mẫu đất. Bước vào đây như xa lánh hẳn xã hội tây phương, như một góc Việt Nam riêng biệt. Đồi núi chập chùng, tiếng chuông ngân toả giữa tiếng tụng kinh, giảng kinh bằng tiếng Việt cũng như tiếng Anh. Có những khoá tu học với hàng ngàn người tham dự, với lệ phí khá cao, mà đa số là những người bản xứ, người Mỹ. Trong đó không thiếu những người nổi tiếng, có danh vị trong xã hội, những tài tử điện ảnh. Ba mươi năm trước đây, ai dám nghĩ cả mấy chục ngàn người, ngồi kín cả một sân vận động, bỗng cùng cúi rạp mình xuống, (năm vóc sát đất, tứ chi và đầu sát đất), thật yên lặng trong nhiều phút để đón một ông già Á Đông, áo vàng hở vai, lù khù đi đội dép mỏng, vừa đi vừa cúi đầu đảnh lễ bốn phương. Đó là một nghi lễ cực kỳ cung kính của tôn giáo Tây Tạng dành cho Đức Lạt Ma khi ngài xuất hiện.

oOo

Song song với những hoạt động của những tu sĩ đi hoằng hoá giáo pháp của Đấng Thế Tôn, những cuốn sách của Nguyên Phong, tên tuổi của tác giả trong lặng lẽ đã được rất đông người biết đến và ái mộ. Ái mộ không chỉ như một tác giả uyên thâm, mà còn hàm chứa hình bóng của một nhà tu hành, một vị đạo sư. Các sách của Nguyên Phong còn được nhiều người đọc vào băng, thu vào dĩa, hoà vào nhạc và phổ biến rất trân trọng và rộng rãi. Một trong những “trung tâm” này là chị Đăng Lan tại Úc. Trong dip gặp chị đến San Diego, chị có tặng chúng tôi mấy cuốn băng đọc sách của anh Nguyên Phong, nhưng chị nói “ Em muốn được gặp ông Nguyên Phong để xin phép mà không biết ông ấy ở đâu”. Chúng tôi có chuyển ý nguyện này tới anh Nguyên Phong, nhưng anh Nguyên Phong chỉ cười và nói: “Không cần anh ạ. Chỉ là cái duyên, mỗi người trong chúng ta, tùy theo hoàn cảnh mà chuyển tải lời dạy của Đấng Như Lai thôi.”. Nguyên Phong không quan tâm đến danh, đến lợi. Ngay cả tác quyền những cuốn sách của anh in ra anh cũng không nghĩ đến. Mỗi khi có sách mới, nhà xuất bản tùy khả năng, họ gửi biếu tác giả một số sách. Những cuốn sách ấy tác giả lại gửi biếu bạn bè, trong đó có gia đình tôi. Thường thì chúng tôi nhận được một thùng sách khoảng mươi cuốn, trong đó mấy cuốn có chữ ký tặng, số còn lại thì tôi cũng tùy nghi, biếu bè bạn thân quen, hay đem lên chùa để ai thích thì thỉnh về đọc. Một năm trung bình anh Nguyên Phong có 2 cuốn sách được in, rất đều hoà như thế. Được hỏi, anh nguyên Phong cho hay, hàng ngày, sau giờ đi làm về, anh ngồi vào máy, viết và dịch. Chưa xong nhà xuất bản đã gọi, đã nhắc, đã vẽ bìa cho cuốn sách rồi. Cứ thế, những cuốn sách của Nguyên Phong in thật đẹp bay đi bốn phương trời. Những lời dạy của Đấng Như Lai qua những trang sách của Nguyên Phong đã thấm đượm tới những ai, làm nhẹ được những nhọc nhằn, phiền muộn của thế nhân tới mức độ nào, không ai lường được. Những hàng chữ ấy, với tôi, tôi coi như những giòng suối mát, êm ả chảy đi, thấm đượm, nuôi sống bao nhiêu cây trái của cuộc đời này. Con suối không cần ai biết mà vẫn cứ miệt mài tuôn chảy.

oOo

Mối giao tình giữa chúng tôi mỗi lúc mỗi thêm sâu đậm. Trong niềm khát ngưỡng tìm hiểu những lời dạy của Đấng Như Lai, anh Nguyên Phong có sách mới, hay những tài liệu mới, anh không bao giờ quên gửi cho gia đình chúng tôi và cả các em của chúng tôi nữa. Đáng chú ý nhất là Thông Điệp của Những Người Anh, trích từ bài Elder Brothers Warning của Alan Ereira, nguyên Phong đã dịch ra Việt ngữ và giới thiệu như sau:
“Tháng 10 năm 1993, đài BBC tại Luân Đôn và đài PBS Hoa kỳ đã cho phát hình một tài liệu đặc biệt ghi lại nếp sống của một bộ lạc thiểu số tại Nam Mỹ. Cuốn phim này đã gây chấn động dư luận thế giới và hiện là một đề tài được bàn cãi rất nhiều trong giới khảo cổ, môi sinh và nhân chủng học. Lần đầu tiên được trình chiếu trong kỳ đại hội tôn giáo hoàn cầu tại Chicago, nó đã gây xúc động lớn cho toàn thể cử toạ. Cuốn phim ấy đã cho chúng ta thấy bên cạnh thế giới được gọi là văn minh là thế giới của chúng ta, trên trái đất này còn có một nền văn minh khác của người Kogi sống trên giãy núi Sierra ở nam Mỹ. Họ sống biệt lập với thế giới của chúng ta, rất đơn giản nhưng thật hoà bình và hạnh phúc, đặc biệt họ chỉ ăn chay, không sát sinh. Tuy sống cách biệt nhưng họ vẫn có khả năng theo dõi và quan tâm đến chúng ta, đặc biệt là quan tâm đến sự an nguy của quả đất này do những hành động vô ý thức của chúng ta tiếp tục gây ra. Bởi thế, đã đến lúc họ phải lên tiếng cảnh cáo chúng ta trước khi quá muộn. Họ nói: “Nhân loại sắp bước vào một thảm hoạ rất lớn mà từ trước tới nay chưa hề sẩy ra (…). Chúng ta đều là con cùng một mẹ nhưng tiếc là các em đã không chú ý đến điều này (…). Mẹ của chúng ta là ai? Chính là trái đất này, lòng mẹ chính là biển cả và trái tim của mẹ là những dãy núi cao cả có mặt khắp nơi. Này các em, đốt rừng, phá núi, đổ đồ ô uế xuống biển chính là chà đạp lên thân thể của mẹ đó. Mẹ là nguồn sống chung và con người không thể sống mà không có mẹ, nếu trái đất bị huỷ hoại thì chúng ta sẽ sống ở đâu ?”(…) Làm sao các em có thể tự hào rằng mình đã văn minh khi nhân loại và mọi sinh vật mỗi ngày mỗi đau khổ nhiều hơn xưa? Làm sao có thể nói rằng nhân loại đã tiến bộ khi con người càng ngày càng thù hận, chỉ thích gây chiến tranh khắp nơi?”.
Cuốn băng hình và bài thuyết trình của ký giả Allan Ereina là kết quả của phái đoàn ký giả của đài BBC tại Luân Đôn và PBS tại Hoa Kỳ, sau 3 ngày được phép sinh hoạt với người Kogi. Phái đoàn này rời rặng núi Sierra vào tháng hai năm 1993, và người Kogi đã ân cần nhắc nhở: “Xin các ông hãy mang thông điệp này gửi ra cho thế giới bên ngoài để nhân loại biết rằng tình trạng đã nguy kịch lắm rồi. Nếu họ không chịu thức tỉnh thì đợi đến bao giờ đây?”.
Theo đúng lời yêu cầu, Allan Ereira đã mang cuốn phim “Elder Brother’s Warning” trong đại hội tôn giáo họp tại Chicago vào tháng 9 năm 1993. Cuốn phim này cũng được trình chiếu trên các băng tần của đài truyền hình BBC tại Anh và PBS tại Hoa Kỳ. Và anh Nguyên Phong đã gửi cho tôi bài viết của ký giả Allan Ereira cùng với cuốn phim tài liệu này. Càng xem, càng đọc bài viết về những lời nhắc nhở của người Kogi, tôi càng thấy rằng những điều người Kogi biết rất chính xác về những lợi dụng quá đáng của loài người, làm ô nhiễm môi sinh, làm huỷ hoại môi trường sống không chỉ đối với loài người, mà với cả muông thú, cỏ cây. Nếu những điều này đã đúng thì: “loài người sắp bước vào một thảm hoạ rất lớn từ trước đến nay chưa hề xẩy ra” chắc cũng sẽ đúng. Vậy thảm hoạ đó là gì, khi nào sẽ diễn ra? Đó là nỗi ám ảnh không rời trong lòng tôi. Rồi biến cố 911 ào đến là kết quả của những hận thù giữa con người với nhau. Rồi sóng thần Sunami từ biển đổ vào bờ biển Thái Lan và Ấn Độ, cuốn đi nhà cửa và hàng trăm ngàn người, giữa lúc họ đang an hưởng sự phong phú của thiên nhiên, của cuộc sống. Rồi bão tố và cuồng phong Katrina ập vào bờ biển nước Mỹ, gây nên cảnh lụt lội rộng lớn cuốn đi bao nhiêu nhà cửa, ruộng vườn, tàu bè, xe cộ. Tai biến đổ lên nước Mỹ, vùng đất tượng trưng cho sự giàu mạnh và văn minh nhất của nhân loại, như một cảnh báo cụ thể, một sự trừng phạt trước sự hung hăng, kiêu mạn về “văn minh” của con người.
Phải chăng đó là những thảm hoạ mà “Những Người Anh” đã cảnh báo. Như thế đủ chưa, hết chưa hay hãy còn có những tai hoạ nào sẽ diễn ra trong tương lai? Hãy nhìn những đoàn xe nối đuôi nhau bất tận trên xa lộ, mỗi xe ít nhất là 5 chỗ ngồi, thường chỉ có 1 người trong xe. Vì muốn có tự do tuyệt đối, tiện nghi tối đa, con người đã phung phí tài nguyên của quả đất như thế nào? Những tờ báo hàng ngày hàng trăm trang, với rất nhiều bài viết về những lãnh vực khác nhau, thường chỉ được người đọc xem qua loáng thoáng ở những phần mình ưa thích. Các mục khác, hầu như cả tờ báo còn nguyên vẹn, được liệng vào thùng rác. Để có những trang báo ấy, bao nhiêu cánh rừng đã bị khai quang. Và ai cũng biết, rừng cây không chỉ cho chúng ta gỗ, lá, mà chính rừng cây là nơi sản xuất dưỡng khí làm tươi mát, nuôi sống cho cuộc đời này. Rừng là lá phổi của muôn loài trên hành tinh này. Mới chỉ thoáng nghĩ như thế, chúng ta càng kinh hoàng trước những lời nhắc nhở kia. Sự suy nghĩ đó càng sâu, tôi càng thấy giữa anh Nguyên Phong và chúng tôi như có chung một mối lo đượm nhiều sự huyền diệu, lạ kỳ.
Từ đó, nhân hôm anh Nguyên Phong xuống thăm chúng tôi, một số bạn bè trong nhóm tu học, cùng đến. Chúng tôi nài nỉ anh Nguyên Phong cho chúng tôi một cuộc đàm thoại. Anh ngần ngại mãi mới khiêm tốn nhận lời. Vấn đề trên lại được mang ra thảo luận. Người nghe không chỉ có những người lớn tuổi như chúng tôi, mà còn có cả thành phần trẻ, những người được sinh ra, lớn lên và trưởng thành ở Mỹ này. Anh nói bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Vì “vấn đề bao quát quá, xin được thu hẹp trong phạm vi thực phẩm mà chúng ta dùng hàng ngày”. Sau nhiều thí dụ rất cụ thể, anh kết luận rằng: “Xã hội Mỹ làm gì cũng muốn đốt giai đoạn, làm thật nhanh để mau có lợi. Trong việc chăn nuôi, để mau có kết quả, người Mỹ đã trộn nhiều hoá chất vào thực phẩm gia súc, nhất là trong kỹ nghệ nuôi bò. Sau đó khi chúng ta ăn thịt những gia súc ấy, đương nhiên chúng ta cũng tiếp nhận những ảnh hưởng của những hoá chất kia. Những con trẻ dùng thực phẩm này, cũng lớn nhanh hơn bình thường. Thân xác các em phát triển sớm, nhưng trí tuệ thì không phát triển kịp, do đó đưa đến những xáo trộn nếp sống, xáo trộn xã hội…”. Nghe anh nói đến đây, tôi nghĩ đến một danh từ thường được sử dụng trong xã hội này: terrible teenager và những chuyện phiền hà, bi thảm, những cuộc thảm sát tại các trường học do trẻ nhỏ gây ra; những “bà mẹ-trẻ con” bất đắc dĩ khi mới vừa xong tiểu học . . .
Cũng trong dịp này, nhà văn Nguyên Phong cũng kể một câu chuyện của một người mê nhậu nhẹt như sau :“…anh ta rất khoái nhậu món lươn um. Như thường lệ, trước khi làm sạch nhớt, anh ta bỏ con lươn vào một chậu nước sôi, rồi dùng cái que nhỏ dìm con lươn xuống nước. Con lươn cố vùng vẫy để cái bụng trồi lên khỏi mặt nước nóng. Dìm nhiều lần như thế, nhưng cái bụng con lươn vẫn cứ trồi lên. Sau vớt con lươn ra, mổ bụng nó ra mới hay là con lươn đang có mang. Có lẽ nó đã cố gắng trồi cái bụng lên để con nó trong bụng khỏi chết chăng?” Sau câu nói này, anh Nguyên Phong đã ngồi im, mọi người nghe cũng ngồi im, nhưng rất nhiều người đã đầm đìa những lệ. Trong giây phút ngập tràn xúc động này, anh Nguyên Phong đã nói: “Mọi sinh vật đều tham sống, sợ chết, chúng cũng có tình thương, tình mẫu tử chứa chan. Con bò trước khi bị đẩy vào lò sát sinh cũng đã cố ghì bước lại và hai hàng nước mắt chảy. Những giờ phút đó, nỗi oán hận ngập tràn. Nỗi oán hận đó tiêu tán đi đâu? Nỗi oán hờn đó thấm vào từng tế bào của thân thể nó. Khi chúng ta ăn những miếng thịt mang nỗi oán hận này, nỗi oán hận nhiều hay ít đã tạo nên những độc tố chống lại cơ thể chúng ta. Phải chăng đó là nguyên nhân gây nên những chứng bệnh hiểm nghèo mỗi lúc mỗi lạ trong cuộc sống của xã hội chúng ta? Tuy chưa có một cuộc nghiên cứu khoa học nào chứng minh đầy đủ điều này, nhưng cứ lấy cá nhân mình mà suy xét, tôi tin rằng mình dùng sự khôn lanh, tàn bạo để ăn thịt những động vật khác là một sự không công bằng. Oán oán chập chùng, muôn loài bị con người tàn sát, chắc không để chúng ta yên đâu. Đức Phật, một vị toàn giác, cũng đã khuyên chúng ta nên ăn chay. Trong tinh thần ấy, cá nhân tôi, gia đình tôi, cũng như đại gia đình của chúng tôi từ song thân tôi, anh em tôi, hầu như tất cả đều ăn chay. Chúng tôi ăn chay từ ngày còn bé.”
Nghe thế, những người lớn, những người có tuổi, từng lên chùa, tìm đọc kinh Phật thì đồng ý rất dễ dàng. Nhưng có một vài thanh niên đặt câu hỏi: “Tôi thấy chú nói như thế thật hay. Nhưng có lẽ chú làm được, các bác làm được. Chúng cháu còn trẻ, học hành và chơi thể thao, cần rất nhiều nhiệt lượng, sợ ăn chay không đủ chất bổ, khó theo được cách ăn uống này.” Anh Nguyên Phong tươi cười đáp: “Đừng lo. Nhiều người cũng đã lo như thế. Hãy lấy cá nhân tôi để chứng minh. Tôi làm việc cho Boeing ít nhất 10 tiếng một ngày. Cuối tuần nhiều khi phải cùng ông giám đốc công ty đi thăm viếng các nơi. Tối về nhà tôi đọc và dịch sách, hoặc soạn bài giảng hay xem xét các bài vở cho các sinh viên làm luận án với tôi. Đặc biệt, không ngày nào tôi không phải nghiên cứu và học thêm. Những dữ kiện mới lạ tràn ngập. Không học, đứng yên là bị đào thải ngay, còn mong gì chỉ huy được ai nữa. Thường tôi không bao giờ ngủ trước 12 giờ. 6 giờ sáng tôi đã dậy, ôn tập các bài võ.”
Anh Nguyên Phong chỉ nói đơn giản thế thôi, nhưng trên thực tế, anh là một trong số rất ít nhân vật quan trọng, đã có những đóng góp cụ thể và to lớn vào sự canh tân và phát triển của hãng Boeing, hãng đóng máy bay lớn nhất hoàn cầu này. Trong bản tin nội bộ của công ty, ISSUES, phát hành thàng 1 năm 1996, có đặc biệt vinh danh 2 người như sau : “Two people, one the architech of the Boeing’s Intranet and the other an expert in the field of software process improvement, have named ***ociate Technical Fellows of the Boeing Company for 1997.” Bài báo do Paul Swortz viết, nói rõ hơn về những phát minh quan trọng của khoa học gia Nguyên Phong như sau: “Vu joined Boeing in 1987 working as a senior computing analyst on CATIA systems supporting the development of the 777. He now works in sofware Engineering Research and Technology, leading companywide sofware improment process and consulting in sofware engineering disciplines.(…) He was lead engineer on the Tomahawk cruise missile navigation system and was technical manager of avionic systems for the F-15 fighter and AH-64 Apache helicopter.
During his time at Boeing, Vu has gained a reputation as one of the world s expert on the Capability Maturity Model, a tool used to measure the effectiness of sofware processs. He also coauthor of the company s Advanced Quality System, which helps Boeing identify, select and estblish relationships with suppliers and the standard used by BCG for subcontractor management.
Vu lives with wife and two children. He also works with the terminally and is a fourth-degree black belt in karate”.
Một người thành đạt như thế, hữu hiệu như thế, và lành mạnh như thế, thường thì, dù cố gắng, không khỏi có những sự tự tin, tự mãn và kiêu hãnh, nhưng ở anh Nguyên Phong thì không, hoàn toàn không. Bởi hàng ngày anh đều nghiêm khắc và trân trọng làm lễ sám hối. Anh nói: “Và một điều nữa tôi không bao giờ quên trước khi đi ngủ là để tâm rất thanh tịnh làm lễ sám hối.. Sám hối những sai lầm dù vô tình hay cố ý mà ta đã gây ra trong ngày. Lễ với tâm thanh tịnh còn là để giải trừ lòng kiêu mạn của chính ta. Nếu ta xét trong ngày chúng ta đã không có lỗi gì, thì lễ sám hối để tiêu trừ những lỗi lầm từ ngàn vạn kiếp của chúng ta từ vô thuỷ đến nay. Trong mịt mù của tiền kiếp, biết bao lỗi lầm chúng ta đã gây ra. Chính sự kiêu mạn là nguyên nhân của những hiểu lầm, oán ghét, hận thù, tạo ra những tranh chấp trong cuộc sống. Chiến tranh cũng từ đó mà phát sinh. Nỗi thống khổ của loài người phải chăng cũng từ lòng kiêu mạn mà bành trướng?” Nói rồi, sau một phút lặng yên, không có ai có ý kiến gì thêm nữa, anh Nguyên Phong nghiêm trang thỉnh ba tiếng chuông. Tiếng chuông trong veo ngân toả. Anh Nguyên Phong chấp tay, cúi đầu sát đất, xá tất cả mọi người, khiến ai nấy đều cung kính xá lại, tạo cho sự kết thúc buổi sinh hoạt một vẻ trang trọng, khiêm cung, tương kính và thương yêu bao trùm tất cả mọi người và cảnh vật xung quanh. Ai nấy bỗng như vừa tìm thấy một hạnh tu thật đẹp đẽ, giản đơn và cũng thật là bình đẳng, phù hợp với nếp sống hiện tại, mà vẫn không hề đi ngược lại những lời giáo huấn của Đấng Như Lai.

oOo

Hơn 20 năm quen biết một người. Đọc trên dưới 2000 trang sách của người ấy dịch, phóng tác và viết ra, chính cá nhân tôi đã học được từ người ấy nhiều lắm, từ những kiến thức hiện đại cũng như cách ứng xử trong cuộc sống, khiến tôi không thể không viết về người ấy. Đành rằng sau cuộc đổi đời chua chát năm 1975, quanh ta biết bao nhiêu những điều trái tai gai mắt làm cho chúng ta chán ngán, buồn lòng; nhưng trong lặng lẽ, chúng ta cũng đã chứng kiến biết bao nhiêu nghĩa cử đẹp đẽ, bao nhiêu nỗ lực bền bỉ và âm thầm từ những gia đình, từ những cá nhân cố gắng làm nên. Nói về cái xấu thì đã có nhiều người viết, bây giờ có ai nói thêm tưởng cũng chẳng ích chi. Riêng tôi, tôi muốn nói về cái hay, cái đẹp, như những viên ngọc quý trong cộng đồng chúng ta, tuy lặng lẽ nhưng đáng trân quý biết là bao nhiêu. Dù biết rằng viết như thế là phạm vào một lỗi lầm, làm sứt mẻ một phần nào tính khiêm cung của những người ấy, nhất là của tác giả Nguyên Phong. Nguyên Phong, một luồng-gió tinh-khôi lành mạnh đã và đang thổi vào nếp sinh hoạt của chúng ta nơi hải ngoại và lặng lẽ thẩm thấu đến mọi phương trời, làm mới những suy nghĩ cho những ai tìm đọc được sách của anh, thấy được lời chỉ dạy của Đấng Như Lai. Bài viết này như khêu lên một ngọn đèn tuy nhỏ bé nhưng hy vọng lần lượt sẽ có những ngọn hải đăng sáng rỡ hơn được thắp lên làm tan đi bóng tối hận thù, độc ác và lừa dối, cũng như bớt đi những hệ lụy thấp hèn từ bao lâu nay đã bao phủ lên dân tộc và cộng đồng chúng ta. Bao lâu còn có những luồng gió lành mạnh ấy thổi lên, còn có nhiều người đón nhận, còn những kẻ “khêu đèn, tiếp lửa” thì tôi vững tin rằng dân tộc chúng ta chắc chắn sẽ hồi sinh. Trong tinh thần ấy, tôi cũng xin cúi đầu đảnh lễ bốn phương trời, mười phương đất, xin tất cả chư vị độc giả cũng như bằng hữu xa gần, đại xá cho những vụng về, thiếu sót khi tôi viết bài này. Cũng mong anh Nguyên Phong xin đừng phiền trách.
---------------------------------------------------------------------------------
Biography:
John Vu is senior principal scientist at Boeing s Sofware Enginering Reseach anh Technology. He has more than 20 years of experience as software engineering and project manager; he is currently the lead on software process improvement in Boeing.
Ngoài công việc chính tại Boeing, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và là khoa học gia (Senior Scientist) tại đại học Carnergie Mellon University và Seattle University. Ông còn đi dạy tại một số đại học quốc tế khác tại Trung Hoa, Nam Hàn, Nhật Bản, Ấn Độ về lãnh vực Softwave Engineer.
Ông cũng vừa cho xuất bản cuốn sách giáo khoa Software Engineer bằng Hoa ngữ, (do nhữnng một số học trò của ông soạn, dịch từ những bài giảng của ông.). Cuốn sách này là tài liệu giáo khoa chính của rất nhiều đại học Trung Hoa hiện nay.

 
Phan lạc Tiếp
16 tháng 5 - 15 tháng 8, năm 2006.
_________________________________
Links:
Hành trình về phương Đông (Nguyên Phong dịch)
Thông điệp của những Người anh (Elder Brother s Warning - của Alan Ereira –
Nguyên Phong dịch


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 07/Oct/2013 lúc 5:56pm


--
image
 
 
image
 
       
 
Hãy Buông Ra
 
 
Đời người như hạt sương rơi .
Lung linh một thoáng mặt trời chiếu tan .

Tôi nghe buổi Thuyết Pháp tại chùa Thiên Môn. Xin thuật lại để quí vị cùng nghe. Sau phần thuyết giảng, đến phần Pháp đàm. Thầy mời quí Phật tử đặt câu hỏi để cùng thảo luận.

Tận cuối hội trường, có một ông già, đứng dậy chắp tay cung kinh xin hỏi:
- Kính bạch thầy. Con hiện đang bị bệnh. Hết đau đầu đến đau khớp, đau thận, tiểu đường, cao huyết áp. Bây giờ lại bị bại một chân nữa ạ! Suốt đêm qua con trằn trọc mãi không sao ngủ được do bệnh nó hành hạ xác thân… Cúi xin thầy thương xót chỉ bảo cho con làm sao cho hết đau bệnh? Xin thầy cầu nguyện Đức Phật gia hộ cho con được hết bệnh, khỏe mạnh như xưa…

Thầy lên tiếng nhỏ nhẹ, thong thả nói: - Thưa bác, thưa đạo hữu. Đức Phật đã dạy: Cõi thế gian tràn đầy đau khổ! Trong đó có định luật: SINH, LÃO, BỆNH, TỬ thì đau khổ vô cùng mà bác thì đang đi vào giai đoạn “Bệnh tật”, tức giai đoạn “Hư hoại”.
 
Vạn vật là thế; tất cả đều bị luật “Vô Thường” chi phối. Chẳng hạn như cái áo bác đang mặc, khi mới mua về, vẻ đẹp đẽ, mềm mại, óng mướt, tươi thắm… Nhưng nay bác mặc đã lâu rồi; màu đã bạc, gấu đã sờn, vai đã rách và vải đã mục. Nó đang ở tiến trình hư hoại! Không có gì có thể còn mãi được, vì bản chất tự nhiên là như vậy, mà thân xác bác cũng đang như vậy. Ngay khi bác mới sinh ra thì bác xinh đẹp, rồi bác lớn lên khỏe mạnh. Giờ đây bác đang già yếu và đang ở thời kỳ bệnh hoạn (Sanh, Trụ, Hoại, Diệt). Vậy bác phải chấp nhận điều đó, bác hãy thấu hiểu bản chất của nó, để bác phải chấp nhận nó mà sống an lạc với nó, dù nó ở bất cứ giai đoạn nào.

Bây giờ thân thể của bác đang bắt đầu suy yếu, hư hoại theo tuổi đời chồng chất. Thì bác đừng cưỡng lại điều đó, vì đó là qui luật tự nhiên của thân xác. Chân lý không bao giờ thay đổi đó là: Sinh ra > Già cỗi > Bệnh hoạn > Rồi chết đi! Không cách chi làm khác đi được. Thời gian vận hành của định luật đã chín mùi rồi đấy bác ạ! - -

Ông già đó nói tiếp: - Bẩm thầy, nhưng con chưa muốn chết vội, vì con và cháu của con chưa khôn lớn. Nhất là còn nhiều công việc con đang làm dở dang chưa hoàn tất, con cần giải quyết cho xong đã.

- Ồ! Tất cả chỉ là vậy, bác chẳng làm gì khác hơn khiến bác phải lo lắng. Công việc của thề gian, bác hãy để mặc thế gian cho họ tự giải quyết lấy. Bác nên hiểu rằng: Giầu hay nghèo, già hay trẻ, đẹp hay xấu, người hay vật. Bất cứ ai, bất cứ vật gi, bất cứ ở đâu cũng không thể giữ mãi tình trạng nguyên thủy như lúc ban đầu được. Mọi người, mọi vật đều phải thay đổi khác đi theo một định luật:
Sinh, Trụ, Hoại, Diệt, mà không cách chi sửa đổi được. Điều mà bác có thể làm được là bác tự quán chiếu, soi rọi về thân xác và tâm thức của bác, để bác thấy tính: “Vô ngã” của vạn vật. Để không thấy có cái gì là “Tôi” hoặc là “Của tôi”, mà chỉ là giả có, tạm có mà thôi (Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. = Cái gì có hình có tướng, đều là giả có, chứ không thật có). Ngay như nhà cửa, sự nghiệp, danh vọng, vợ, chồng, con cái của bác cũng chỉ là: “Của bác trên danh nghĩa, chúng không thực sự thuộc về bác. Chúng thuộc về tự nhiên!!! Như lời bác vừa cầu mong, chẳng những không đạt được. Thân bác vẫn đau đớn như thường và cách suy nghĩ sai lầm của bác còn đau khổ hơn nhiều nữa. Vì cầu mong mà không được là khổ (Cầu bật đắc khổ). Bởi vậy, bác phải nhìn mọi thứ đúng theo bản chất của nó và đừng níu kéo nó, đừng tiếc thương nó: “HÃY BUÔNG NÓ RA”. Bác hãy rũ sạch mọi thứ bên ngoài. Bác hãy “Buông ra!”. Bác đừng bám víu vợ, chồng, con cái, quyến thuộc, tài sản, công danh… Vì nhưng thứ đó bác không thể mang theo được, hoặc bác không “buông”, thì nó cũng phải “buông” bác mà thôi. Cho nên bác “Hãy Buông Ra!”, bởi mọi thứ đều Vô Ngã: “Không tôi và Không của tôi”. Tất cả rồi sẽ biến mất; chẳng còn gì. Bác phải nhận biết cho bằng được điều này, và sau khi biết rồi thì bác hãy ‘buông’ tầt cả. Đừng bận tâm về con cái, bây giớ chúng còn trẻ. Rồi mai này chúng cũng sẽ già cả y như bác ngày hôm nay. Không ai trên thế gian này có thể trốn thoát được định luật: sinh tru hoại diệt... Nếu bác “Buông ra” được mọi thứ thì bác mới thấy được chân lý. Vậy bác đừng lo lắng và đừng ôm giữ bất cứ điều gì thì bác sẽ thanh thản trong mọi tình huống bác ạ!

Ông già hỏi nữa: - Bẩm bạch thầy, nghe thầy dạy dễ quá, nhưng làm sao con ‘buông ra’ cho được?

- Nếu bác ‘buông ra’ không được thì bác sẽ vô cùng đau khổ. Vì không ‘buông ra’ cũng chẳng được. Bởi mọi thứ nó không thuộc về của bác, kể cả chính xác thân bác nữa. Lúc này bác hãy tập trung tâm tưởng, để cho nó được an nhiên tự tại, còn mọi việc đã có người khác lo. Bác hãy tự nhủ lòng rằng: “Chung sự” (Tôi hết việc rồi)- Tư tưởng ham sống lâu sẽ làm bác đau khổ. Cho dù bác mong muốn thiết tha tới đâu cũng chẳng được. Muôn sự đều vô thường và luôn luôn không cố định…
“Sau khi sinh ra > Nó biến hoại > Sau khi sinh ra > Nó diệt đi !”. Đức Phật cũng thế, bác và cả bàn dân thiên hạ cũng đều như thế. Vậy mà bác muốn xác thân bác còn mãi sao được?
Bác hãy nhìn vào hơi thở thì biết. Nó đi vô rồi lại đi ra, bản chất của nó là vậy. Bác chẳng thể ngăn cản sự đi ra và đi vô của nó được. Bác thử nghĩ coi:
“Có thể nào bác thở ra mà không thở vào được chăng?”. Tức là hơi thở nó đi vào, rồi nó lại đi ra. Khi nó ra rồi thì nó lại phải đi vào. Tự nhiên là như vậy, không cách chi làm khác được. Y chang sự quá trình bác sinh ra > rồi già nua > rồi bệnh tật > rồi chết đi! Đó là điều hoàn toàn tự nhiên và bình thường…
Nếu bác không sinh ra, thì lấy gì bây giờ bác bị đau bệnh! Và lấy gì để mai mốt bác chết! Bác có hiểu điều đó không ???

- Kính bạch thày, con ngộ được những gì thầy vừa dạy, nhưng con vẫn lo sợ quá chừng!

Thầy cầm ly nước uống nhấp giọng, đoạn thày nói thêm:
- Bác nên hiểu rằng: Vạn sự ở đời là như vậy, khi bác nhận thức được đúng đắn thì bác đừng do dự:
“Hãy buông ra tất cả, hãy dẹp bỏ tất cả”. Dù bác không buông nó ra thì mọi thứ nó cũng bắt đầu buông bác ra đó. Này nhé! Như những bộ phận trong cơ thể của bác nó cũng đang muốn rời xa bác đấy. Vì những bộ phận ấy nó đã sống đủ thời hạn với bác rồi, nên nó sắp ra đi đó. Bản chất của nó là: “Đã đến, thì phải ra đi”. Bởi thế gian là không có sự bình thường hay mãi mãi, dù bất cứ ở đâu, bất cứ thời nào, bất cứ thành phần giai cấp nào; người giầu có, kẻ nghèo khó, người lớn cũng như trẻ nhỏ, người có học cũng như người thất học…v.v. Cũng không thể có sự bình thường được. Ai ai cũng phải xoay vần theo luật “Vô Thường” chi phối. Quán triệt được điều đó, bác sẽ chả còn quyến luyến bất cứ sự gì. Bác hãy ‘Buông ra” chứ không còn nắm giữ được nữa, ví có giữ cũng chẳng đặng. Bác buông ra, thì tâm bác sẽ thảnh thơi; không buồn mà cũng chẳng vui, không khiếp sợ và cũng chẳng liều lĩnh. Lúc bấy giờ lòng bác sẽ an ổn với trí tuệ hiểu biết: “Vạn vật không bao giờ có thể thường còn mãi mãi được”.

“ĐẶC TÍNH PHẢI ĐỔI THAY CỦA VẠN VẬT, KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI”.

Nếu bác có nhiều thứ, bác sẽ phải bỏ lại nhiều thứ. Nếu bác có ít thứ, bác sẽ bỏ lại ít thứ; giầu có là giầu có, nổi danh là nổi danh, sống lâu là sồng lâu… chẳng có gì khác biệt, mọi sự cũng thế thôi! Vậy bác hãy buông nó ra, buông cho đến khi nào tâm trí bác an lạc! Mọi sự bác không còn cảm thấy khổ đau hay sung sướng. Mọi- thứ bác không còn thấy là của bác nữa; Sung sướng và khổ đau cũng đểu Hoại, Diệt và Mất tiêu như nhau… Duy chỉ có một thứ là còn và còn vĩnh viễn là của bác. Đó là “Phật tánh” là vĩnh cửu của bác mà thôi.

- Kính bạch thầy, con đã ngộ!!!

- Vậy sao! Bác giải thích xem nào ?

- Thưa thầy, chỉ có định luật: “Vô Thường” là bất biến, là vĩnh cửu, là thường còn. Ngoài ra, tất cả các Pháp; muôn vàn vạn sự ở đời này đều luôn luôn biến đổi không bao giờ ngừng. Chẳng hạn như:

*THÂN VÔ THƯỜNG: Nay khỏe mạnh, mai ốm đau. Nay đang sống, mai đã chết…

*TÂM VÔ THƯỜNG: Nay đang mến thương nhau, mai chuyển sang hận thù ân oán nhau…

*TÀI SẢN VÔ THƯỜNG: Của cải nay còn, mai hết. Tức là tiện nghi vật chất không thể tồn tại mãi được… Vật thể này biến đổi chất liệu thành ra vật thể khác. Sự vật không bao giờ cố định cả.

Thầy cười hoan hỷ, đoạn thầy hỏi:

- Đúng, bác hiểu khá đấy, như vậy bác sẽ làm gì khi bác hiểu như vậy?

- Kính bạch thầy, con sẽ buông ra tất cả mà không bám víu vào bất cứ điều gì trên thế gian này. Để mọi sự chảy suôi như dòng nước. Tính của nước luôn chảy xuống chỗ chũng (thủy lưu tại hạ), dù chỗ đó là đất hay cát, hoặc ruộng vườn. Bản chất của nước là như vậy, con cũng phải giữ tâm như vậy. Tại sao? Bẩm thưa thầy, bởi nước luôn chảy một cách tự nhiên xuống chỗ thấp mà không có cách nào cho nó chảy một cách tự nhiên lên trên cao được. Đó là định luật của càn khôn vũ trụ mà thầy vừa chỉ dậy cho con.

- Vâng! Bác hiểu được như thế, tức là bác đã thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ của bác rồi đấy. Bây giờ chỉ còn một điều là bác đưa vào thực hành những gì bác vừa chứng ngộ là đạt quả Phật rồi đó.

Ông già ngạc nhiên thưa:
- Kính thưa thầy, con ngỡ là thành Phật khó lắm chứ! Đâu đơn giản như thầy vừa nói ? -

- Phật đã có sẵn ngay trong bác rồi. Nguời đời thường mang ông Phật thật, đi tìm kiếm ông Phật ơ ngoài, ở chốn xa xôi không sao thấy được, để cầu xin van vái… Trong lúc ông Phật ở ngay trong mình thí lại bỏ quên.

- Bạch thầy, con vốn ngu tối xin thầy khai thị cho con được rõ ràng hơn, chứ thầy nói như thế làm sao con hiểu được.

-
Có khó gì đâu: “Phật Tức Tâm”. Mọi người trong chúng ta đã có sẵn một ông Phật ở trong ta rồi. Nhưng vì u mê tăm tối, nên tham lam: Sắc, Tài, Danh một cách vô độ mà không hiểu rằng những thứ đó do nhân duyên giả hợp tạm có. Hợp rồi tan, sinh rồi diệt! Ngay như xác thân bác cũng tạm có đó. Rồi trở thành không đó có bao lâu! Tựa hồ như bóng phù du, như ào ảnh, như khói sương… Nhưng vì si mê chạy theo níu kéo nó. Nên thành chúng sinh mà thôi. Bây giờ bác đã giác ngộ và bác buông ra những thứ mà trước đây bác bám víu vì ngỡ là thật… Vậy là bác đã thành Phật rồi. Bởi Phật và Chúng sinh chỉ khác nhau có một bước:

MÊ LÀ CHÚNG SINH, GIÁC NGỘ LÀ PHẬT

Phật và chúng sinh, chỉ khác nhau có vậy. Ví dụ: Ông bà thân sinh ra bác, cho bác ăn học tới nơi tới chốn; là con người trí thức đàng hoàng... Nhưng vì u mê! Bác ham chơi, đàn đúm với chúng bạn, sa đà say sưa trác táng, hưởng thụ thú vui vật chất, dẫn đến sa đọa hư hỏng. Khi ấy, bác là kẻ tồi tệ xấu xa… Nay gặp duyên may bác giác ngộ. Thấy được lẽ thật. Bác bỏ con đường hư thân mất nết, trở lại con người thật của mình… Với bằng cấp và kiến thức có sẵn của mình. Bác tận tụy làm ăn, liêm chính, giữ uy tín đạo đức… Là bác trở thành người cao sang, quí phái… Như vậy, một con người của bác có hai giai đọan:

a) Giai đoạn 1: Bác là kẻ xấu xa, cho dù bác có bằng cấp là người học thức.
b) Giai đoạn 2: Bác là người cao quí. Do bác giác ngộ được chân lý đạo Pháp…

Tức là trước thì bác kà kẻ xấu xa do u mê! Sau bác thành người cao quí do bác giác ngộ. Nghĩa là xấu xa hay cao quí chỉ khác nhau có u mê hay giác ngộ mà thôi. Và Phật hay chúng sanh cũng chỉ khác nhau có thế…
Đoạn thầy đọc bài kệ

Chiều nay lộng gió thu về
Lá vàng tơi tả tràn trề khắp nơi.
Đời người như hạt sương rơi .
Lung linh một thoáng mặt trời chiếu tan .
Thân em như đóa hoa lan
Ngươì đời yêu thích muôn vàn đắm say
Nhưng rồi chẳng được bao ngày
Cánh hoa tàn úa đổi thay hoàn toàn.

Phạm Đà Giang


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/Oct/2013 lúc 8:06am


Oct 15 at 8:43 PM
  
50 DANH NGÔN CỦA ĐỨC DALAI LAMA 14  
Thích Nhật Từ sưu tầm và dịch


Trong thời gian làm trưởng Ban tổ chức Pháp hội đức Dalai Lama 14 thuyết giảng cho cộng đồng Việt Nam tại Tu viện Namgyal, Dharmasala, Ấn Độ, từ ngày 1-3/7/2013, tôi có cơ hội đọc các danh ngôn của đức Dalai Lama được viết thành thư pháp trong Phòng phát hành của tu viện. Tìm thêm trên trang Wikiquote và Ineedmotivation.com, tôi tuyển chọn thêm, phân loại và dịch sát nghĩa 50 câu danh ngôn dưới đây. Hy vọng, các danh ngôn này soi sáng và giúp chúng ta sống hạnh phúc bây giờ và tại đây.
 

TRIẾT LÝ SỐNG BÌNH DỊ
1- Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn. Hạnh phúc đến từ hành động của chính ta 
(Happiness is not something ready-made. It comes from your own actions).

2- Nếu có thể, hãy giúp người khác. Nếu không có thể thì ít nhất không nên hại ai 
(If you can, help others; if you cannot do that, at least do not harm them).

3- Nếu bạn muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu bạn muốn được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi
 (If you want others to be happy, practice comp***ion. If you want to be happy, practice comp***ion).

4- Tôn giáo của tôi rất đơn giản. Tôn giáo của tôi là sự tử tế 
(My religion is very simple. My religion is kindness).

5- Hãy nhớ rằng khi không đạt được những gì bạn muốn, đôi lúc, lại là sự may mắn tuyệt vời 
(Remember that not getting what you want is sometimes a wonderful stroke of luck).

6- Thẩm quyền tuyệt đối luôn dựa vào lý trí và sự phân tích nghiêm túc (The ultimate authority must always rest with the individual’s own reason and critical analysis).

7- Chúng ta có thể sống thiếu tôn giáo và thiền định, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu không có tình người 
(We can live without religion and meditation, but we cannot survive without human affection).

8- Chúng ta không bao giờ đạt được hòa bình trên thế giới, ngoại trừ chúng ta phải thực sự có hòa bình trong chính mình 
(We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves).

9- Hãy trở nên tử tế bất cứ khi nào có thể. Trên thực tế, ai cũng có thể trở nên tử tế
 (Be kind whenever possible. It is always possible).

10- Nếu bạn có sợ hãi về nỗi khổ niềm đau, bạn nên quan sát xem bạn có thể làm được gì với nó. Nếu bạn có thể, không có gì phải lo lắng về nó. Nếu bạn không thể làm được, lại càng không nên lo lắng về nó 
(If you have fear of some pain or suffering, you should examine whether there is anything you can do about it. If you can, there is no need to worry about it; if you cannot do anything, then there is also no need to worry).
 

LỜI VÀNG

11- Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác(If you don’t love yourself, you cannot love others. If you have no comp***ion for yourself then you are not able of developing comp***ion for others).

12- Tiềm năng con người vốn bằng nhau ở mỗi người. Cảm giác: “tôi không có giá trị” là sai lầm. Hoàn toàn sai lầm. Bạn đang lừa dối chính mình. Chúng ta có năng lực tư duy, do vậy, thử hỏi ta thiếu cái gì đây? Nếu ta có năng lực ý chí, bạn có thể thay đổi mọi thứ. Bạn có thể nói rằng: “Bạn là chủ nhân của chính bạn.”
 (Human potential is the same for all. Your feeling, “I am of no value”, is wrong. Absolutely wrong. You are deceiving yourself. We all have the power of thought – so what are you lacking? If you have willpower, then you can change anything. It is usually said that you are your own master).

13- Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại. 
(We must recognize that the suffering of one person or one nation is the suffering of humanity. That the happiness of one person or nation is the happiness of humanity).

14- Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời, bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.
 (Through violence, you may ‘solve’ one problem, but you sow the seeds for another).

15- Khi con người còn sống, chúng ta phải nghĩ đến các thế hệ tương lai: Một môi trường sạch được xem là nhân quyền giống như bao quyền khác. Vì vậy, một phần trách nhiệm của chúng ta về người khác là đảm bảo rằng thế giới mà ta đang sống là khỏe mạnh, nếu không nói là khỏe mạnh hơn cái ta đã thấy
 (As people alive today, we must consider future generations: a clean environment is a human right like any other. It is therefore part of our responsibility toward others to ensure that the world we p*** on is as healthy, if not healthier, than we found it).
 
16- Danh ngôn Tây Tạng có câu: “Bi kịch nên được sử dụng như nguồn sức mạnh”. Bất luận là khó khăn nào, kinh nghiệm đau khổ ra sao, nếu chúng ta đánh mất hy vọng thì đó là thảm họa đích thực 
(There is a saying in Tibetan, “Tragedy should be utilized as a source of strength.”No matter what sort of difficulties, how painful experience is, if we lose our hope, that’s our real disaster).

17- Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là con người hay con vật, là để cống hiến, theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới
 (The creatures that inhabit this earth-be they human beings or animals-are here to contribute, each in its own particular way, to the beauty and prosperity of the world).

18- Cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó chứa đựng. Tương tự, người ngu không thể hiểu được trí tuệ của người khôn, dù cho có thân cận bậc thánh 
(A spoon cannot taste of the food it carries. Likewise, a foolish man cannot understand the wise man´s wisdom even if he ***ociates with a sage).

19- Trong cuộc chiến vì tự do, chân lý là vũ khí duy nhất mà chúng ta sở hữu 
(In our struggle for freedom, truth is the only weapon we possess).

20. Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực ra là biểu hiện của sức mạnh  
(Comp***ion and tolerance are not a sign of weakness, but a sign of strength).
 

HÃY TẬN HƯỞNG HẠNH PHÚC

21. Mỗi ngày, khi thức dậy, bạn hãy nghĩ rằng hôm nay tôi may mắn còn sống, tôi có cuộc sống con người quý giá, tôi sẽ không phí phạm cuộc sống này 
(Everyday, think as you wake up, today I am fortunate to be alive, I have a precious human life, I am not going to waste it).

22. Tâm con người giống như sự nhảy dù. Nó chỉ trở nên tốt đẹp nhất khi nó ở trạng thái mở bung ra 
(The mind is like a parachute. It works best when it’s open).

23. Nếu bạn nghĩ rằng bạn quá nhỏ bé để tạo ra sự khác biệt, hãy thử ngủ với loài muỗi [rồi bạn sẽ biết] 
(If you think you are too small to make a difference, try sleeping with a mosquito).

24. Cần ghi nhận rằng tình thương vĩ đại và các thành tựu to lớn thường dính líu đến các rũi ro lớn 
(Take into account that great love and great achievements involve great risk).

25. Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm tuột mất các giá trị mà bạn có
 (Open your arms to change but don’t let go of your values).

26. Hãy nhớ rằng im lặng đôi khi là câu trả lời tốt nhất 
(Remember that silence is sometimes the best answer).

27. Hạnh phúc con người và sự thỏa mãn con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi các thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc từ máy vi tính 
(Human happiness and human satisfaction must ultimately come from within oneself. It is wrong to expect some final satisfaction to come from money or from a computer).

28. Thật cần thiết trong việc phát khởi thiện chí và thái độ tốt, càng nhiều càng tốt. Với thiện chí và thái độ tốt, hạnh phúc, ngắn hạn và dài hạn, cho chính ta và tha nhân sẽ hiện hữu 
(It is very important to generate a good attitude, a good heart, as much as possible. From this, happiness in both the short term and the long term for both yourself and others will come).

29. Chúng ta cần hơn một chút nữa từ bi. Nếu chúng ta không thể có từ bi thì không có chính trị gia hay ảo thuật gia nào có thể cứu nguy hành tinh này
 (We need a little more comp***ion, and if we cannot have it then no politician or even a magician can save the planet).

30. Giới truyền thông cần có các lỗ mũi dài như con voi để ngửi thấy các chính trị gia, thị trưởng, thủ tướng và nhà kinh doanh. Chúng ta cần biết thực tại, cái tốt lẫn cái xấu, không đơn thuần chỉ là các biểu hiện bên ngoài 
(Media people should have long noses like an elephant to smell out politicians, mayors, prime ministers and businessmen. We need to know the reality, the good and the bad, not just the appearance).
 

VÌ MỘT THẾ GIỚI AN BÌNH

31. Tha thứ không có nghĩa là quên đi tất cả những gì đã xảy ra. Nếu điều gì đó xảy ra quá nghiêm trọng thì bạn cần phải tiến hành các biện pháp đối phó. Bạn cần có các biện pháp đối phó 
(Forgiveness doesn' t mean forget what happened. … If something is serious and it is necessary to take counter-measures, you have to take counter-measures).

32. Hạnh phúc đích thực có được từ sự biết hài lòng và hòa bình nội tại. Sự hài lòng và hòa bình nội tại chỉ có thể đạt được thông qua sự phát triển tinh thần vị tha về tình thương, từ bi và sự diệt trừ vô minh, ích kỷ và tham lam
 (True happiness comes from a sense of inner peace and contentment, which in turn must be achieved through the cultivation of altruism, of love and comp***ion and elimination of ignorance, selfishness and greed).

33. Đã đến lúc cần giáo dục quần chúng ngừng lại các tranh cãi dưới danh nghĩa tôn giáo, văn hóa, quốc gia và các hệ thống chính trị và kinh tế khác nhau. Đấu tranh như thế là vô dụng và tự tử
 (The time has come to educate people, to cease all quarrels in the name of religion, culture, countries, different political or economic systems. Fighting is useless. Suicide).

34. Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì chúng chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều trị tâm. Khi tâm trở thành sự thực tập, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo
 (Religion does not mean just precepts, a temple, monastery, or other external signs, for these are subsidiary factors in taming the mind. When the mind becomes the practices, one is a practitioner of religion).

35. Tôi cảm nhận rằng tinh hoa của thực tập tâm linh là thái độ của ta đối với tha nhân. Khi bạn có động cơ chân thành và trong sáng, lúc ấy bạn sẽ có thái độ đúng với tha nhân, trên nền tảng từ bi, tình thương và sự tôn trọng. Thực tập Phật pháp sẽ mang lại cho bạn sự nhận thức rõ ràng về tính chân như của mỗi con người và tầm quan trọng của người khác, làm lợi lạc bởi các hành vi của bạn
 (I feel that the essence of spiritual practice is your attitude toward others. When you have a pure, sincere motivation, then you have right attitude toward others based on kindness, comp***ion, love and respect. Dharma Practice brings the clear realisation of the oneness of all human beings and the importance of others benefiting by your actions).

36. Tâm bồ-đề là dược liệu, có khả năng làm mới và cung cấp sự sống cho mỗi  chúng sanh, những ai chỉ cần nghe đến nó. Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, lúc ấy các nhu cầu của bạn đang được hoàn thiện như một phó phẩm 
(Bodhicitta is the medicine which revives and gives life to every sentient being who even hears of it. When you engage in fulfilling the needs of others, your own needs are fulfilled as a by-product).

37. Từ bi không phải là một phản ứng cảm xúc, mà là sự cam kết chắc chắn được xây dựng trên lý trí. Do vậy, thái độ từ bi thực sự đối với tha nhân sẽ không thay đổi, ngay cả trong tình huống bị người khác ứng xử tiêu cực. Từ bi đích thực không dựa trên các đề án hay sự mong đợi, mà thực ra là dựa trên nhu cầu của tha nhân 
(Comp***ion is not just an emotional response but a firm commitment founded on reason. Therefore, a truly comp***ionate attitude towards others does not change even if they behave negatively. Genuine comp***ion is based not on our own projections and expectations, but rather on the needs of the other...).

38. Các vấn nạn chúng ta đối diện ngày nay như xung đột bạo lực, sự hủy hoại thiên nhiên, nghèo đói v.v... đều là các vấn nạn do chính con người gây ra. Các vấn nạn cần được giải quyết bằng sự hiểu biết và nỗ lực của con người, cũng như sự phát triển ý thức về tình huynh đệ. Chúng ta cần phát huy tính trách nhiệm phổ quát vì nhau và vì hành tinh mà chúng ta đang chia sẻ 
(The problems we face today, violent conflicts, destruction of nature, poverty, hunger, and so on, are human-created problems which can be resolved through human effort, understanding and the development of a sense of brotherhood and sisterhood. We need to cultivate a universal responsibility for one another and the planet we share).

39. Vì chúng ta chia sẻ hành tinh nhỏ bé này, chúng ta phải học cách sống hài hòa và hòa bình, vì nhau và vì thiên nhiên. Đó không phải là giấc mơ, mà là sự cần thiết. Chúng ta tương thuộc nhau bằng nhiều cách. Chúng ta đã không thể sống trong cộng đồng cô lập và không thể bỏ qua những gì đang xảy ra ngoài cộng đồng. Chúng ta nên chia sẻ các may mắn mà chúng ta đang hưởng được
 (Because we all share this small planet earth, we have to learn to live in harmony and peace with each other and with nature. That is not just a dream, but a necessity. We are dependent on each other in so many ways, that we can no longer live in isolated communities and ignore what is happening outside those communities, and we must share the good fortune that we enjoy).

40. Mặc dù tôi nhận ra rằng đạo Phật của tôi [có giá trị] giúp ta phát khởi tâm từ bi, ngay cả đối với những ai chúng ta xem là kẻ thù, tôi tin chắc rằng mọi người có thể phát triển thiện chí và ý thức trách nhiệm phổ quát, cùng với hay không cùng với tôn giáo 
(Although I have found my own Buddhist religion helpful in generating love and comp***ion, even for those we consider our enemies, I am convinced that everyone can develop a good heart and a sense of universal responsibility with or without religion).
 

TÔN GIÁO VÀ THẾ GIỚI CỦA TÔI

41. Đây là tôn giáo đơn giản của tôi. Không cần tu viện; không cần triết học phức tạp. Bộ não và trái tim của chúng ta là chùa chiền của chúng ta; triết học là lòng tử tế
 (This is my simple religion. There is no need for temples; no need for complicated philosophy. Our own brain, our own heart is our temple; the philosophy is kindness).

42. Từ một góc nhìn, Phật giáo là một tôn giáo. Từ phương diện khác, Phật giáo là khoa học về tâm và không phải là tôn giáo. Phật giáo có thể là cây cầu giữa hai phương diện vừa nêu 
(From one viewpoint, Buddhism is a religion, from another viewpoint Buddhism is a science of mind and not a religion. Buddhism can be a bridge between these two sides).

43. Tôi không muốn cải đạo người khác theo đạo Phật. Tất cả các tôn giáo lớn, khi hiểu một cách đúng đắn, đều có tiềm năng phục vụ cái tốt 
(I don' t want to convert people to Buddhism — all major religions, when understood properly, have the same potential for good).

44. Năm tháng trôi đi, càng ngày tôi càng tin rằng, bỏ qua các dị biệt về triết lý, các tôn giáo có thể làm việc cùng nhau. Mỗi tôn giáo đều nhắm tới việc phục vụ nhân sinh. Vì thế, các tôn giáo khác nhau có thể làm việc cùng nhau để phục vụ nhân loại và đóng góp cho hòa bình thế giới 
(As time p***es I have firmed my conviction that all religions can work together despite fundamental differences in philosophy. Every religion aims at serving humanity. Therefore, it is possible for the various religions to work together to serve humanity and contribute to world peace).

45. Các bạn cũ ra đi, các bạn mới xuất hiện. Cũng giống như ngày tháng. Khi ngày cũ trôi qua, ngày mới lại đến. Điều quan trọng là hãy làm cho mọi thứ có ý nghĩa: một người bạn có ý nghĩa, hoặc một ngày có ý nghĩa 
(Old friends p*** away, new friends appear. It is just like the days. An old day p***es, a new day arrives. The important thing is to make it meaningful: a meaningful friend — or a meaningful day).

46. Giúp đỡ tha nhân là cần thiết, không chỉ trong thời khóa cầu nguyện của ta, mà phải trong đời sống thường nhật. Khi ta nhận chân rằng chúng ta không thể giúp người khác thì điều tối thiểu ta có thể làm là dừng ngay các hành động thương tổn họ 
(It is necessary to help others, not only in our prayers, but in our daily lives. If we find we cannot help others, the least we can do is to desist from harming them).

47. Chúng ta cần tự phê bình. [Chẳng hạn như] tôi đã làm được gì trong việc vượt qua giận dữ, chấp dính, hận thù, hãnh diện và ganh tỵ? Đây là những điều chúng ta cần kiểm tra trong đời sống thường nhật bằng kiến thức của lời Phật dạy 
(We must criticize ourselves. How much am I doing about my anger? About my attachment, about my hatred, about my pride, my jealousy? These are the things which we must check in daily life with the knowledge of the Buddhist teachings).

48. Chủ nghĩa cực đoan là kinh hãi vì nó dựa trên cảm xúc thuần túy, hơn là sự thông minh. Nó ngăn tín đồ không thể suy tư với tư cách là các cá nhân và không vì lợi ích của thế giới 
(Fundamentalism is terrifying because it is based purely on emotion, rather than intelligence. It prevents followers from thinking as individuals and about the good of the world).

49. Ngày nay, chúng ta thực sự là một gia đình toàn cầu. Những gì xảy ra trong một phần của thế giới có thể ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Điều này dĩ nhiên không chỉ đúng với sự việc tiêu cực, mà còn đúng cả với các phát triển tích cực 
(Today, we are truly a global family. What happens in one part of the world may affect us all. This, of course, is not only true of the negative things that happen, but is equally valid for the positive developments).

50. Ngày nay, chúng ta đối diện với nhiều vấn nạn. Vài vấn nạn do chính chúng ta tạo ra, do các phân biệt về ý thức hệ, tôn giáo, sắc tộc, tình trạng kinh tế, hoặc do các yếu tố khác. Vì thế, đã đến lúc chúng ta cần suy nghĩ dưới góc độ sâu sắc hơn, dưới lăng kính con người, và từ góc độ này, chúng ta nên ghi nhận và tôn trọng tính tương đồng của người khác với tư cách là nhân loại
 (Today we face many problems. Some are created essentially by ourselves based on divisions due to ideology, religion, race, economic status, or other factors. Therefore, the time has come for us to think on a deeper level, on the human level, and from that level we should appreciate and respect the sameness of others as human beings).




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 19/Oct/2013 lúc 7:50pm

CHỈ LÀ MỘT NẮM TRO
Ni sư Thích Nữ Hạnh Chiếu
 

 “Chỉ là nắm tro” không phải là một bài kinh trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế. Thực tế ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó được. Từ đó tôi có một cảm nhận riêng, xin được chia sẻ với tất cả các bạn đồng tu nắm tro này.
Vì là nữ nên Hòa thượng sắp xếp ở thiền viện ni tức Linh Chiếu. Cụ lớn tuổi nên không nhập chúng, mà ở cái thất trong khuôn viên thiền viện do Hòa Thượng cất cho. Vì thế chúng tôi xem cụ như một thiền sinh ni của viện. Cụ rất siêng tu, không bao giờ lơi lỏng, tự lực lo cho mình mọi việc, ít làm phiền đến chư Ni. Năm 91 tuổi cụ vẫn tự quét nhà, rửa chén, giăng mùng, không phải nhọc nhằn ai, sáng suốt minh mẫn và rất dễ thương. Đến 92 tuổi cụ mất, ra đi hết sức nhẹ nhàng, không giật mình giật mẩy, không làm kinh động đến đại chúng.
Khi được tin cụ yếu, tôi sang thăm. Cụ nhìn tôi quá đổi hiền lành rồi khép nhẹ đôi mắt, đi hồi nào tôi không hay. Thiền viện lo hết chuyện hậu sự. Hỏa táng xong, buổi chiều tôi cùng chư ni đi lấy cốt. Phần xương cho vào hủ đem về nhập tháp Liên Hoa tại Thường Chiếu, còn lại phần tro quý cô hốt vô bao ni lông đem đến cầu Long Sơn – Bà Rịa.
Tại đây tôi được chư huynh đệ chỉ cho dãy núi Long Sơn thật trầm mặc nằm sâu lắng bên trong. Dòng sông trước mắt cũng trôi chảy yên ả quá chừng, làm như không có chuyện gì phải buồn phải vui. Sạch và trong văng vắt. Tôi thật bất ngờ về một miền đất gần gũi với mình. Ở đó có một dòng sông tinh khiết, yên tĩnh, như không hề bận tâm tới chuyện phố thị rộn ràng bên ngoài.
Huynh đệ chia nhau nắm tro sau cùng của người pháp lữ cao niên rải xuống dòng sông. Nắng chiều óng ánh chiếu xuống màu áo lam, màu xám tro, màu sông nước, màu trái tim huynh đệ lần chia tay. Đẹp và cảm động vô cùng. Khi tôi bốc nắm tro rải xuống, bụi tro bay bay trong hư không, từ từ tan loảng rồi hòa vào sông nước. Về đến thiền viện, ngồi lặng lẽ trong phòng, tôi như ngộ ra một điều: đời người chỉ là nắm tro.
Thật ra chuyện này chúng ta ai cũng biết. Tôi cũng biết. Nhưng mãi đến khi chính bản thân mình cầm nắm tro của bà cụ, mà trước đó mình ngồi một bên, còn nhìn, còn nói, còn cười gọi tên… bây giờ lại là nắm tro, cũng do chính tay mình đem gởi xuống dòng sông. Bỗng dưng tôi cảm nhận sâu sắc về một đời người, chung cuộc của chiếc thân tứ đại, ai cũng như ai, chỉ là nắm tro. Đã là nắm tro thì không có nắm tro nào sang hơn nắm tro nào, không có nắm tro nào vinh quang hơn nắm tro nào, không có nắm tro nào ti tiện hơn nắm tro nào. Tự nhiên bao nhiêu muộn phiền, toan tính trong lòng rớt xuống. Bởi vì mình đã là nắm tro thì không có lý do gì đi phiền não các nắm tro khác.
Chúng ta ít nhiều đã đánh mất cả một quãng đời của mình trong phiền lụy, khổ đau. Cuối cùng tứ đại này không mang theo được vì nó chỉ là nắm tro, chỉ mang theo nghiệp mà thôi. Sao ta không tự hỏi vì cái gì mà ta tạo nghiệp, vì ai mà ta tạo nghiệp? Vì nắm tro mà tạo nghiệp! Có vô lý không. Phải chi vì vàng vì ngọc mình tạo nghiệp cũng được đi, nhưng vì nắm tro mà tạo nghiệp thì oan uổng quá. Tạo nghiệp để mưu cầu hạnh phúc, không ngờ lại chuốt quả khổ đau. Bởi vì ranh giới giữa hạnh phúc và khổ đau nằm ở chỗ nào, chúng ta không biết được.
Chẳng hạn trời đang nóng mình thèm ăn kem. Ăn được một cây kem thật tuyệt vời, có thể gọi là hạnh phúc. Ăn thêm một cây nữa, cũng còn hạnh phúc. Thêm một cây nữa thì… hết hạnh phúc, bởi vì nó sắp nôn ra đây nè. Nếu ăn kem là hạnh phúc thì càng ăn càng hạnh phúc, ăn một cây hạnh phúc chỉ có một, ăn hai cây hạnh phúc nhân đôi, ăn ba cây hạnh phúc nhân ba. Tại sao ăn ba cây lại hết hạnh phúc? Thì ra chúng ta đã hiểu lầm về hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Là vừa lòng. Tạm định nghĩa ngắn gọn như vậy đi.
Mình cho rằng cái gì vừa lòng, thích thú, thỏa mãn là hạnh phúc, mà không biết rằng cơ thể chúng ta, tâm tư chúng ta không bao giờ thỏa mãn được hết. Khi tham là cứ muốn thêm, mà sự tiếp nhận của thân tứ đại có chừng mực. Đến lúc nó không tiếp nhận được nữa, mà nghiệp tham vẫn lôi kéo, thế là có sự xung đột giữa thân và tâm. Như vậy là mất hạnh phúc.
Phật dạy các pháp chỉ là duyên sinh thôi, chứ không có cái gọi là chân thật trong đó. Chúng ta luôn mong muốn mình sống thì phải được vừa lòng hoài, nhưng các duyên không biết chuyện ấy. Nó cứ đến cứ đi, cứ họp cứ tan theo cách của nó. Mình không vừa lòng thì thôi, nó không chiều mình. Cho nên rốt lại hạnh phúc không có thật. Nó chỉ là ảo giác của cảm thọ.
Cảm thọ có ba: 
 Một là thọ khổ. Khi gặp những cảnh trái ý, nghịch lòng chúng ta không thích, gọi là thọ khổ. 
Hai là thọ lạc. Gặp những cảnh vừa ý thuận lòng, chúng ta thích thú sung sướng, gọi là thọ lạc. 
Ba là thọ không khổ không lạc. Khi gặp cảnh bình thường, chúng ta cũng thấy bình thường, gọi là thọ không khổ không lạc.
Trong ba cái thọ này, có một số người thích thọ bình thường. Tại sao? Vì họ bảo có vui thì có khổ. Do sợ khổ nên không dám nhận vui, Lo xa như thế. Thì ra vì né cái khổ mà tránh cả cái vui, chớ không phải giác ngộ cái vui tạm bợ của thế gian vốn không thật. Do đó mà chọn thọ bình thường. Nhưng Phật nói rõ thế này: Ba cái thọ đó đều vô thường, ngay cả thọ bình thường cũng không thường.
Tóm lại, có thọ là có khổ. Chẳng hạn bây giờ mình không buồn cũng không vui, nhưng có chuyện buồn tới mình sẽ buồn. Chúng ta chọn cái bình thường, nhưng ngoại duyên không mãi bình thường được, nó luôn thay đổi.
 
Ngoại duyên đến từ bên ngoài, chúng ta không thể chủ động được. Trong toàn bộ đời sống, con người chỉ chủ động một phần, còn lại phần lớn là bị động bởi các duyên bên ngoài. Như thời tiết tốt chúng ta thấy bình thường, dễ chịu, nhưng nếu nước lụt lên thì sao? Khổ liền. Các tỉnh miền Trung, miền Tây Nam bộ lụt hoài, dân mình cứ phải sống theo con nước, hoàn toàn không thể chủ động được. Đâu có ai muốn lụt, nhưng nước vẫn cứ dâng. Đó là duyên bên ngoài. Đến duyên bên trong lục phủ ngũ tạng của chúng ta cũng thế. Có ai muốn bệnh đâu, mà sao vẫn cứ bệnh. Già có bệnh của già, trẻ có bệnh của trẻ. Ngày nay trẻ đã bệnh ké những bệnh của người già. Như vậy thân của mình mà mình nói nó không nghe, biểu đừng bệnh mà vẫn cứ bệnh. Rõ ràng chúng ta mất quyền tự chủ đối với thân tứ đại này rồi. Cho nên Phật bảo thân này không phải của mình.
Đã không phải của mình, tại sao người ta nặng nhẹ một chút mình lại nổi sùng? Chúng ta khổ vì chúng ta lầm. Đơn giản vậy thôi. Hàng xóm mích lòng nhau là vì hiểu lầm. Phật nói thân này là duyên sinh, do bốn chất đất nước gió lửa hợp thành, đó là phần thân, còn phần tâm là do nghiệp dẫn. Chúng ta tạo nghiệp, rồi nghiệp quay trở lại lưu dẫn chúng ta thọ sanh. Cho nên đời quá khứ chúng ta tạo nghiệp gì nhiều, đời sau sanh ra rất quen thuộc với nghiệp ấy. Thương ai nhiều, ghét ai nhiều, nhắc ai nhiều thì đời sau được gặp lại thôi.
 Nếu đời quá khứ ta đã là người tu, đời này sanh ra thấy chùa muốn tu ngay. Đời quá khứ là ca sĩ, đời này nghe nhạc là hát. Hát rất hay mà không cần ai chỉ vẽ, vì đã huân tập rồi. Nhiều thiên tài xuất hiện dưới dạng thần đồng, người ta bảo là thiên tư, thật ra nó là dòng nghiệp được nối tiếp từ đời trước.
Tuy nhiên, đạo Phật bảo nghiệp cũng không thật, có thể thay đổi được. Bởi vì nó do duyên tạo tác, luôn thay đổi sinh diệt. Nếu thật thì nó còn hoài và không thể sửa đổi. Song nó luôn biến dịch nên chúng ta có thể thay đổi được. Khi mê chúng ta tạo nghiệp xấu, nhưng tỉnh rồi không tạo nghiệp xấu nữa, mà tạo nghiệp thiện. Ví dụ chúng ta mê nên có tham sân si, nếu sáng suốt tỉnh táo ta sẽ không thèm tham sân si nữa. Điều đó có người đã làm được, như các bậc thánh nhân, cao tăng xưa cũng như nay. Nhờ thế chúng sanh mới có thể tu thành Phật.
Có người thấy tiền thích, có người thấy tiền không thích vì họ không có nhu cầu. Nhu cầu thường không nhất định, do quan niệm và sở thích của mỗi người mà phát sinh. Muốn bớt tham thì bớt nhu cầu. Muốn không tham thì không có nhu cầu. Vậy thôi. Cho nên tham tiền hay không tham tiền, chúng ta làm được, nếu muốn. Giữa hai nghiệp thiện và ác, mình muốn làm ác cũng được, muốn làm thiện cũng được. Làm ác thì nghiệp ác dẫn đi trong đường ác. Làm lành thì nghiệp thiện dẫn đi trong đường lành. Tất cả đều do chúng ta quyết định.
Có người thắc mắc, khi chết rồi đi về đâu ai mà biết được?  
Về vấn đề này, chúng ta có thể lý giải sự có mặt của nghiệp qua những gì mình thấy biết trong đời hiện tại. Như một gia đình, cha mẹ sanh ra ba đứa con. Chúng được chăm sóc như nhau, mà ba đứa không đứa nào giống đứa nào. Chúng khác nhau trên mặt mày, trên tánh tình. Tại sao cùng cha cùng mẹ, cùng sống trong một môi trường, cùng nhận sự yêu thương chăm sóc như nhau mà lại khác nhau? Nhiều đứa bé mới hai ba tuổi đã thể hiện những đường nét riêng của nó. Đường nét riêng này ở đâu ra? Đâu có chuyện khơi khơi mà ra, chứng tỏ nó có chủng tử nghiệp từ đời trước.
Thêm điều này nữa, chúng ta vừa thấy người nào đó thì mến liền, mặc dù chưa nói chuyện với nhau lần nào. Người ấy có thể dễ mến với mình, nhưng chưa hẳn dễ mến với người khác. Cũng thế, trong trường hợp đối nghịch. Vừa thấy người đó lần đầu, bỗng nhiên ta dị ứng ngay, thì biết oan nghiệp tới rồi. Cho nên lúc ra đi, tâm mình bình an không vấn vương việc gì, không sợ hãi việc gì, không lưu niệm việc gì thì đi thanh thản, theo phước duyên thọ thân sau tốt đẹp. Ngược lại, trước lúc ra đi chúng ta sợ hãi, hoảng loạn, lo nghĩ đến con cháu thì thọ thân sau trong sự trói buộc của nghiệp lực đời trước.
 
Người Phật tử hiểu đạo rất sợ tạo nghiệp. Thân này không giữ được vì nó là nắm tro, nhưng nghiệp sẽ quyết định cho vận mệnh nhiều đời của mình. Chúng ta không đầu tư vào chuyện chăm chút nắm tro, mà lo chuyển hóa tu tập ba nghiệp của mình. Hơn thua nhau từng tiếng là tạo nghiệp bất thiện. Từ đó lưu vào tâm thức những hình ảnh căm tức sân hận, nguyện gặp lại để trả thì rất nguy hiểm. Đó là một trở ngại trong tiến trình tái sinh, nếu chúng ta chưa giải thoát được.
Ở đây mục đích của người tu thiền là giải thoát sanh tử, nhưng chúng ta không dám đi quá xa với mức độ tu tập thực tế của mình, chỉ mong quý Phật tử chuyển được nghiệp bất thiện thành nghiệp thiện, định tĩnh trước phút lâm chung để có được hướng đi tốt. Sức mạnh của nghiệp rất đáng sợ. Ví dụ người nữ có tật hay cằn nhằn. Thật ra họ không muốn cằn nhằn nhưng khi đã thành nghiệp rồi, vừa gặp chuyện không hài lòng thì cằn nhằn. Cằn nhằn mà không hay mình đang cằn nhằn. Cho nên mới nói bị nghiệp lôi, không kiềm chế được. Cũng như bên nam có tật uống rượu. Uống quen không uống thấy buồn, thấy thèm. Đặc biệt những lúc căng thẳng, bức xúc là đi kiếm rượu uống. Nhiều vị dư biết uống rượu là uống chất độc mà đã nghiền rồi thì không cưỡng lại được.
Thế nên vị nào lỡ nghiền rượu mà muốn bỏ thì xin đừng đi ngang quán rượu. Quán rượu đâu có tay mà kéo quý vị, nhưng cái nghiệp nó sẽ kéo. Nghiệp là gì? Là thói quen. Thật đơn giản mà không đơn giản chút nào. Tại sao? Như nghiệp uống rượu, nghiệp đánh bài, nghiệp hút thuốc… muốn bỏ không phải là chuyện đơn giản.
Lại nữa, chúng ta không ai thích phiền não nhưng luôn luôn sống trong phiền não. 
Tại sao? Tại quen rồi, bỏ không được. Ai bắt chúng ta phiền não? Ta không có câu trả lời vì ta không dám nhận lỗi về mình. Bây giờ muốn giải trừ phiền não, nhất định phải truy nguyên cho ra nguồn gốc của nó. Phiền não từ mình mà ra. Do si mê tăm tối nên ta tạo nghiệp, nghiệp quay trở lại làm tăng trưởng vô minh. Cứ thế xoay vần gốc vô minh càng lớn, nghiệp lực càng mạnh, chúng ta càng bị nó sai sử, chớ không ai bắt mình cả. Đối với phiền não, nhà Phật gọi nó là giặc. Muốn trừ giặc, trước tiên ta phải phát hiện nó thật sớm, sau đó kiên quyết đuổi sạch, không khoan nhượng mới yên ổn được. Vừa nổi nóng lên ta phát hiện ngay, một tên giặc vừa ló đầu ra, dùng gươm trí tuệ chém nhanh. Tự nói giận làm gì cho mệt, không thèm giận. Đó chính là tu tập, là chuyển hóa nghiệp. Việc này cũng phải có lực, nhà Phật gọi là đạo lực. Muốn có đạo lực mạnh phải liên tục huân tu, không đợi gặp cảnh mới tu.
Cái gan của chúng sanh lớn tợn lắm, rất sợ khổ mà chuyên lao vào nhân khổ. Phật nói Bồ-tát sợ nhân chúng sanh sợ quả. Nếu thấy phiền não mệt quá thì đừng thèm phiền não. Thí dụ hồi xưa mình nói chuyện với ai, bất đồng ý kiến là bắt đầu nổi sùng trong bụng, tức thiệt là tức. Bây giờ thấy tức mệt quá mình không tức nữa. Vậy thôi. Ngoài cách đó ra không còn cách nào hữu hiệu hơn. Có người bảo làm không được. Được chứ! Cứ không thèm tức thử coi ai làm gì mình. Thật ra chúng ta không chịu buông cái sân giận mà lại đuổi theo nó, chơi với nó, hòa nhập làm một với nó. Trong tâm cứ bám cứng theo đối tượng làm nhân cho sự tức tối thì làm sao hết tức được.
Như có vị ngồi đây trong lòng đang buồn bực chuyện riêng. Lẽ ra hôm nay không đi nghe pháp mà tại sùng bà hàng xóm quá, đi cho khuây khỏa. Nếu chúng tôi chia sẻ với quí vị rằng đừng thèm sùng bà hàng xóm đó nữa, bỏ đi. Quí vị đồng ý thực tập như vậy. Bà ta đâu có nhảy vô bụng của quí vị cản lại điều ấy. Thành thử do ý chí, do quyết định sáng suốt, do sự thực hành của chúng ta thôi.
Tất cả trạng thái tâm khổ đau là do ta tạo ra, ta lầm chấp. Người kia có quyền thích ngọt, mình có quyền thích mặn, không thể bắt buộc người kia thích giống mình. Cũng không vì người kia thích ngọt, mà ghét người ta. Điều này vô lý. Tất cả các pháp do duyên sinh, không có duyên nào giống duyên nào, chỉ giống nhau ở chỗ chúng đều là tướng sinh diệt. Tướng sinh diệt thì không chân thật, có gì ta lấn cấn với nhau hoài, cuối cùng không ai hơn ai, cũng không ai tồn tại.
Chỉ một thứ tồn tại gây khó cho mình, đó là nghiệp ta đã tạo. Thế mà ta lại quên, cứ tạo hoài. Chính nghiệp tham sân si quyết định cuộc đời tiếp tục của chúng ta. Trong một đời này mình khổ đã ngán rồi, bây giờ gieo nhân để thọ thân nữa thì được khổ nữa. Một lần có thân là khổ, Phật bảo bốn thứ khổ cơ bản của thân là sanh lão bệnh tử, không ai tránh khỏi. Đó là chưa kể tới thành bại hơn thua trong cuộc đời. Thật ra cái chết không đáng sợ, nhưng vì mình mê thân nên sợ chết. Sống thì khổ mà lại không muốn chết. Vậy chớ sống để làm gì? Sống để khổ. Có lạ lùng chưa!
Trở lại vấn đề nắm tro. Khi đang sống đây, dù chúng ta thành công vinh quang cách mấy, cũng không giữ được. Vì sự thành công ấy phải gắn liền với chủ nhân, mà chủ nhân sẽ không còn nữa để nhận sự vinh quang kia. Chủ nhân theo vô thường mà trở thành nắm tro. Tội gì vì một nắm tro mà ta khổ triền miên như vậy. Sao không ngay đây thanh thản, hạnh phúc, bình an, để khi trở về với cát bụi, ta chỉ còn lại sự thanh thản, bình an chớ không phải là nghiệp thức mênh mang. Giả như còn nghiệp chúng ta cũng thọ nghiệp lành, tái sanh vào cõi lành. Nếu hết nghiệp chúng ta không còn đi trong sanh tử, vĩnh viễn thoát khỏi khổ đau.
Chúng ta cũng nên như thế, sống giữa trùng trùng duyên sinh tương đối, thân này còn không giữ được huống là mọi việc chung quanh. Cho nên người tỉnh ngộ sớm chừng nào thì khỏe chừng đó. Tỉnh ngộ chậm hoặc không khéo tỉnh ngộ thì sẽ khổ đến nhắm mắt. Chẳng những khổ đến nhắm mắt mà cho tới lúc tái sinh vẫn tiếp tục khổ.Chúng ta buông xuống hết những buồn phiền, giận hờn, thương ghét để sống đúng trở lại bản vị của mình. Bên cạnh chùm duyên sinh còn có tánh giác.
Tánh giác ấy chúng ta hiện có đủ, bình đẳng như nhau và vĩnh cửu bất sanh bất diệt. Chúng ta luôn luôn nghe, luôn luôn thấy rõ ràng, đó là tánh Phật thường biết nơi mỗi chúng sanh. Tánh này không ưu tư, không lao lự toan tính, thường tại như vậy. Chỉ khi buông hết các duyên, ta mới nhận ra mình có tánh giác hiện hữu. Bấy giờ còn thân tứ đại cũng vui mà không còn thân tứ đại cũng vui, sống cũng vui mà chết cũng vui.
Trong nhà Phật, người tu giỏi là người buông xả giỏi. Buông tới lúc trong lòng trống rỗng, không còn gì để buông nữa thì sống chết tự tại, vĩnh viễn an vui. Đó là những gì chúng ta cần chia sẻ với nhau.
Ni sư Thích Nữ Hạnh Chiếu Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức Ni
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/Oct/2013 lúc 8:43pm

Khả năng kỳ lạ của những thiền sư thuộc thiền phái cổ xưa nhất VN

  22/10/2013 19:29

Trong nhiều giai thoại về những bậc thiền sư của thiền phái Diệt Hỷ, có tên tuổi của nhiều bậc thiền sư nổi danh sở hữu "thân thủ phi phàm" tới mức bị giam trong ngục tù nhưng vẫn tự thoát ra bên ngoài. Có vị, nội công thâm hậu, một tay nhổ chiếc đinh sắt dài 5 tấc được đóng sâu vào cột điện. Thậm chí, có thiền sư dùng nội công phóng gậy chạy ngược dòng nước xiết nhưng gậy vẫn lao nhanh như tên bắn.


Dấu ấn của thiền phái Diệt hỷ với võ học Việt

Hiện nay, trong giới võ học Việt đã ghi nhận vai trò truyền bá võ học cổ truyền Ấn Độ đến Việt Nam là của các vị thiền sư từ Tây Trúc mà tên tuổi của vị thiền sư Ti ni đa lưu chi được nhiều võ sư thừa nhận, là người mang đến một luồng gió mới đối với võ học Việt.

Giáo sư Vũ Đức - Trưởng môn phái Võ lâm Việt Nam, từng công bố trong một công trình nghiên cứu về lịch sử võ học cổ truyền: "Vào thế kỷ II, song song với việc du nhập các tôn giáo Phật, Khổng, Lão vào Việt Nam, ngành võ học từ Ấn Độ và Trung Hoa cũng được các vị thiền sư, đạo sĩ mang đến qua hai con đường thủy và đường bộ. Nhưng mãi đến năm 580, thế kỷ thứ VI, vị thiền sư Ti ni đa lưu chi từ Tây Trúc đã chính thức mang thiền tông truyền bá vào nước ta, tại chùa Pháp Vân (nay Chùa Dâu, tỉnh Bắc Ninh), truyền được 19 đời (580 - 1216). Năm 820, vị sư Trung Hoa là ngài Vô Ngôn Thông đến chùa Kiến Sơ (hiện thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) lập nên thiền phái thứ hai, truyền được 14 đời (820 - 1221). Kể từ đó, các môn võ lâm cổ truyền từ Ấn Độ cũng như các môn Thiếu Lâm Nam và Bắc phái của ngài Bồ Đề Đạt Ma từ Trung Hoa bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam".


Tọa thiền cũng là tu luyện võ công.


Trong cuốn sách Thiền Uyển tập Anh - sách cổ nhất viết về Phật giáo Việt Nam cho rằng, thiền sư Ti ni đa lưu chi đến chùa Pháp Vân truyền pháp vào năm 580. Tại đây, ông đã nhận Pháp Hiền (người Long Biên, Hà Nội) làm đệ tử chân truyền. Chuyện xưa kể rằng, Pháp Hiền thân cao 7 thước 3 tấc. Sau khi nhận được ý chỉ của thiền sư Ti ni đa lưu chi, Pháp Hiền vào rừng thẳm, chọn chốn thanh tịnh để tu luyện. "Mỗi lần Pháp Hiền đọc kinh thì chim bay đến chầu, dã thú vây quanh. Tên tuổi của Pháp Hiền vang danh khắp nơi, đệ tử theo học không sao kể xiết, thiền học nước Nam từ đó hưng thịnh". Từ đó, thiền phái Diệt Hỷ đã ăn sâu bám rễ vào mảnh đất Việt Nam.

Trao đổi với PV báo ĐS&PL liên quan đến mối quan hệ giữa võ học và thiền trong Phật giáo, võ sư Nguyễn Văn Thắng - Trưởng môn của môn phái Thăng Long Võ Đạo cho biết: "Võ học chính là phương tiện để tiếp cận tâm linh, hỗ trợ cho tâm linh. Do đó, các thiền sư giỏi về võ thuật không có điều gì bất ngờ". Võ sư Nguyễn Văn Thắng lý giải, theo quan niệm của phương Đông, con người gồm 3 thể, thể vật lý, thể năng lượng và thể tâm linh. Quan trọng nhất luyện võ để mở thể vật lý mạnh cơ bắp tức là lực. Lực phải có kình. Kình tức là khí tức phải có qua khí công. Cơ thể con người, ngoài thể vật lý, trong thể năng lượng thì thể tâm linh làm chủ. Vì vậy, muốn giỏi võ, đa số tất cả các thầy võ có danh tiếng đều ngồi thiền (để làm chủ được thể tâm linh). Ngược lại, thầy có tâm linh ngày xưa đều phải dùng đến khí công hoặc yoga luyện võ học nhằm tiếp cận và làm chủ thể tâm linh.


Tuyệt kỹ tàng hình của thiền sư Ma Ha

Lần giở những trang sử ghi lại tài năng xuất chúng của những thiền sư trong môn phái này, những tên tuổi của các thiền sư như Pháp Hiền, Vạn Hạnh, Ma Ha, Đạo Hạnh... cũng đủ nói lên được vai trò của các vị chân sư đối với lịch sử dân tộc. Họ không chỉ là những nhà sư đức độ, mà còn là những người có công đóng góp lớn đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc. Thậm chí, họ còn là những vị quân sư nức danh, hiến kế sách trị quốc cho nhiều đời vua, xây dựng nền thái bình thịnh trị của dân tộc dưới thời Tiền Lê, Lý, Trần.

Riêng về võ học, đến nay, vẫn lưu truyền nhiều giai thoại liên quan đến tài năng võ học bậc thầy của các vị thiền sư. Trong đó, không ít người đạt đến ngưỡng giới cao nhất của võ học với những chiêu thức vi diệu, thân thủ biến hóa. Trong số những bậc thiền sư mà tài năng võ học được ghi nhận thì Thiền sư Ma Ha - đệ tử đời thứ 11 của thiền phái Diệt Hỷ được lưu truyền là người có khả năng tàng hình phi phàm mà người đời sau vẫn không ai đạt đến ngưỡng giới trên.

Theo sách Thiền Uyển tập Anh ghi lại, thiền sư Ma Ha là người gốc Chiêm Thành, thuở nhỏ bản tính thông minh, năm 24 tuổi nối nghiệp cha đi tu. Ông là đệ tử đời thứ 11 của thiền phái Diệt Hỷ, người có khả năng tàng hình. Tương truyền, vua Lê Đại Hành vì nghe danh của thiền sư Ma Ha, có ý mời thiền sư vào triều hỏi việc. Tuy nhiên, thiền sư không thuận ý, vua 2 lần cho người đến mời nhưng không được. Lần thứ ba, thiền sư Ma Ha đành phải vào chầu vua. Khi vua hỏi, thiền sư Ma Ha tự xưng mình là "cuồng tăng tu tại chùa Quán Âm". Câu trả lời ngông cuồng của vị thiền sư này khiến vua cả giận, sau đó sai người bắt giam thiền sư vào chùa Quán Tri (Ninh Bình).

Biết trước, thiền sư Ma Ha là người có võ học uyên thâm, tài năng ảo diệu nên vua sai khóa cửa ngục cẩn thận, bố trí đông lính canh gác nghiêm ngặt nhiều tầng để vị sư này không thể thoát thân. Tưởng rằng, sư Ma Ha vì khinh vua nên phải chịu kết cục bi thảm, cuộc đời bị giam trong ngục tù. Nhưng, qua một đêm, khi trời sáng mọi người đã thấy thiền sư Ma Ha đang ngồi ở phòng Tăng trong khi cửa ngục vẫn bị khóa. Lính canh không thể hiểu tại sao vị thiền sư này có thể thoát ra ngoài, khi họ chạy vào phòng giam thì cửa vẫn khóa cẩn thận. Sự việc khiến vua cho rằng, thiền sư Ma Ha có phép lạ và cuối cùng đành thả sư Ma Ha.

Chùa Thầy nơi thiền sư Đạo Hạnh tu luyện.


Tuyệt kỹ kungfu của thiền sư Đạo Hạnh và đệ tử

Thiền sư Đạo Hạnh (? - 1117), tu tại chùa Thiên Trúc, núi Phật Tích (chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội ngày nay) nổi tiếng với khả năng phóng gậy ngược dòng nước chảy xiết nhưng gậy vẫn lao nhanh vùn vụt như mũi tên bắn vào không trung.

Tương truyền, từ nhỏ ngài vốn thông minh, tính tình phóng khoáng, thích giao du kết bạn. Khi lớn lên, gia đình không may gặp họa, cha ngài bị đạo sĩ có tên là Đại Điên (ở Dịch Vọng, Từ Liêm, Hà Nội) đánh chết, vứt xác xuống sông Tô Lịch. Ngài vô cùng căm giận, tự thề với bản thân, tìm mọi cách phải giết chết tên đạo sĩ trả thù. Lúc đầu ngài tìm cách đánh lén nhưng giữa chừng có "thần nhân" can ngăn. Bởi năng lực của ngài lúc đó mà đi trả thù chỉ có vào đường chết. Sau đó, thiền sư Đạo Hạnh quyết chí đi sang Ấn Độ học phép thuật, nhưng giữa chừng vì đường sá khó khăn nên đành trở về. Cuối cùng, ngài lên chùa Phật Tích (thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ngày nay) sống ẩn dật tu luyện, hàng ngày chuyên tụng chú Đại bi Tâm đà la ni. Sau thời gian tu luyện, khi năng lực đã đạt đến độ uyên thâm, thiền sư Đạo Hạnh quyết định đi trả thù kẻ đã giết chết cha mình.

Sách Thiền Uyển tập Anh chép rằng: "Sư biết đạo pháp của mình đã thành, có thể trả thù cha nên mới đến bến Quyết, cầm gậy thử ném xuống dòng nước xiết, gậy trôi ngược dòng như con rồng rồi đến cầu Tây Dương (tức khu vực Cầu Giấy, Hà Nội ngày nay) dừng lại. Sư thấy thế mừng mà nói rằng: "Pháp ta thắng rồi", sau đó đi thẳng đến chỗ Đại Điên. Đại Điên thấy sư đến liền nói rằng, người không nhớ ngày trước sao - có ý dọa Đạo Hạnh. Đạo Hạnh ngửa mặt lên trời xem như không nghe thấy gì, nhân đó đánh mạnh, Đại Điên bị đòn sau đó lâm bệnh mà chết".

Trong sách Lĩnh Nam chích quái, viết về thiền sư Đạo Hạnh như sau: "Ngài có khả năng đi trên mặt nước, bay trong không trung, hàng rồng phục cọp, lên trời rút đất, muôn quái nghìn kỳ, xuất quỷ nhập thần, chẳng lường hết được màu nhiệm". Tài năng võ học của thiền sư Đạo Hạnh càng được thừa nhận khi đệ tử của ngài là thiền sư Minh Không cũng được biết đến là người có nội công thâm hậu.

Tương truyền, sau khi sư Vạn Hạnh chết, đệ tử là thiền sư Nguyễn Minh Không về quê cày cấy 20 năm, không màng tiếng tăm. Khi nghe tin vua Lý Thần Tông mắc bệnh lạ, không ai có thể chữa được, cho người đi khắp thiên hạ mời người có tài năng vào kinh chữa trị. Sách Thiền Uyển tập Anh chép: "Sư Minh Không liền vào kinh, trị bệnh cho vua. Khi sư đến, mọi người thấy bộ dạng của sư quê mùa có ý xem thường, sư liền đem một cái đinh lớn dài 5 tấc, dùng tay không đóng vào cột điện và nói, ai có tài dùng tay không nhổ cái đinh này ra trước thì đáng tôn trọng". Nói đến ba lần chẳng ai dám đứng lên, sau đó thiền sư Minh Không chỉ dùng hai ngón tay trái là nhổ chiếc đinh ra, bá quan văn võ trông thấy khiếp đảm"...

Mối quan hệ giữa võ học và thiền định

Theo võ sư Nguyễn Văn Thắng thì thực tế đương nhiên các thiền sư nổi danh cũng là những cao thủ võ lâm. Bởi, bản chất tọa thiền cũng tức là luyện khí công, một khi đã đạt đến đỉnh cao của thiền định, tức người đó cũng đạt đến ngưỡng giới cao nhất của khí công.

Trinh Phúc

http://www.baomoi.com/Kha-nang-ky-la-cua-nhung-thien-su-thuoc-thien-phai-co-xua-nhat-VN/122/12233970.epi



mk
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 24/Oct/2013 lúc 9:42am
Khổ !
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.203 seconds.