Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: CẦU HUYỆN QUÊ HƯƠNG TÔI Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 18 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 13/Aug/2011 lúc 8:02pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ ThuyLanVy

 

Bên này sông là nhà Ông Trần Công Phát thường gọi Năm Phát chuyên nấu , bán Muối.
Chị Hai Ngà, anh Ba Lực, Tư Điệp, Năm Rạng, Sáu Tươi, Bảy Sáng, Bé Lớn và Bé Nhỏ. Chị Hai Ngà là Nữ Quân Nhân, Doanh trại làm việc nằm giữa Liên Đoàn Phòng Vệ Tổng Thống Phủ thời Đệ Nhất Cộng Hoà và Nhà Thờ Hầm, đối điện với Nha Sổ Số Kiến Thiết và Toà Đại Sứ Anh trên đường Thồng Nhất.
Đám cưới Chị Hai Ngà lớn nhất xóm tôi thời đó, người lớn làm heo, bọn nhóc chúng tôi làm vịt cả đêm
Trần Công Điệp rất chịu chơi, bản tánh anh hùng, trong chuyến đi Gò Công lên Sài Gòn nhập ngủ, qua ngã Cầu Nổi gần cầu Cổ Cò ?  chỉ có nhánh cây gát  giữa đường, xe cộ dừng lại không dám qua, đã trưa không thấy lính đến giải toả, hành khách mệt nhoài, con nít khóc lóc vì nắng nóng với bản tánh anh hùng Nam bộ “Ra đường gặp chuyện bất bằng, chẳng tha” Điệp từ phía sau dảy xe tiến tới dọn dẹp trở ngại thì bị việt cộng núp bắn lén.
 
Đối diện nhà Bác Năm Phát là Đồn lính Địa Phương Quân, ngày trước gát cầu, giữ an ninh trật tự và đây cũng là điểm trọng yếu.
Cuối năm 1959, một đêm việt cộng lẻn về, kêu gọi dân chúng giết chó, lần sau về nhà ai để chó sủa quân đội giải phóng sẽ bắn vào nhà đó, trước khi ra đi chúng còn cắm súng Ngựa Trời giữa đường, hướng về Bót bắn thị uy, lính gát trên tua bắn trả lại như vãi thóc, bọn chúng chạy thục mạng, súng Ngựa Trời làm bằng ống nước, một đầu cưa xéo uốn cong 90 độ làm 2 chân cắm xuống đất, bên trong ống nước chúng nhét sắt hình tam giác có lưu huỳnh và gắn dây cháy chậm, châm lửa nổ cái  x…à, chẳng ăn nhậu đến ai.
 
Sáng hôm sau người ta đem chó cho những gia đình Công Giáo, nhất là nhà Ông Sáu Mắm chó bỏ vô bao bố trấn nước đến chết rồi thui lông xẽ thịt.
 
Trong xóm nhà nhà bắt đầu đấp “ trản xê “ . Trản xê là hầm trú ẩn, nhà tôi đào đất dưới bộ ván sâu khoảng 0,5m, lấy đất đấp chung quanh có chừa cửa chui ra chui vào, an toàn hay không chẳng biết nhưng an tâm.
 
Khởi đầu giải phóng, là bầy chó chết. Từ đó, thanh bình trên quê hương tôi không còn nữa, máu đổ chết chóc khổ đau,  nước mắt ly tan …ngất trời.
 
Cao Thệ
 
…..
 
Thiếm Năm Phát vẫn thường gánh muối ra chợ bán, buổi sáng gánh đi ngang qua nhà tôi, gánh muối của thiếm ngồi trong hàng trái cây, trước chợ cá.
            Trần Công Điệp sinh khoàng năm 46, 47 gì đó, là cựu học sinh khóa 5 trường Gò Công, suốt thời đệ nhất cấp Điệp học lớp đệ thất B, ngồi bàn áp chót dãy từ cửa bước vào… Khóa 5 có tất cả 157 trò, có 3 trò tên Điệp : Nguyễn Hồng Điệp, xuất thân từ khóa 3/69 Thủ đức, Thiếu Úy Tiểu đoàn 5 Hắc Long TQLC, giải ngũ năm 1972 , Trần Thị Điệp, gốc người Tân tây, cô giáo sư phạm cấp bổ túc, là vợ của bạn cùng khóa 5 là trò Trần công Hiệp, Điệp dự thi Trung Học đệ nhất cấp vào tháng 5 năm 1963, một khóa thi có nhiều bàn cải, dự định năm nầy sẽ mở chỉ một khóa thi, nhưng bài toán chánh lại là bài toán hình học không gian trong sách toán đệ nhị của giáo sư Nguyễn văn Phú, dù là bài toán dễ của lớp đệ nhị.. nhưng sẽ là bài toán khó của lớp đệ tứ…, lại thêm đề Việt Văn, phân tích bài thơ Con Muổi của Phan Bội Châu …bài thơ có nghi vấn không phải của tác giả họ Phan.. Để xoa diệu dư luận, câu hỏi giáo khoa toán tăng lên 13 điểm, và mở thi kỳ hai ..
 Dự 2 khoa Điệp đều .." không ăn ớt thế mà cay" Và Điệp cũng quyết định mau lẹ, không nghiệp văn thì chọn nghiệp võ.
            Điệp lên đường bằng xe đò, thuở đó bọn quỷ rừng chưa mạnh lắm, chỉ lén lúc ám sát, đào đường, rải truyền đơn…xe đò bị mấy nhánh cây cản đường, Đoàn xe phải dừng lại chờ lính Ông Quản Phát ra mở đường… Nóng lòng đi, Điệp chạy lẹ tới đám cây, bên trong xóm, tiếng súng bá đỏ cắc bùm, Điệp chạy trở lại đoàn xe, vô sự, nhưng hai chân chỉ còn một chiếc dép, thấy êm êm, Điệp trở lại tìm dép, và viên đạn cầu âu đã kết liễu đời một thiếu niên còn quá trẻ… Điệp là trò khóa 5 chết đầu tiên vì đạn VC.
            Nơi làm việc của chị hai Ngà thuở đệ nhất Cộng Hòa gọi là Nha Chiến Tranh Tâm Lý, Giám Đốc là Trung Tá Châu, Ông Châu còn là Quân Ủy của đàng Cần Lao Của Ông Nhu, Sau ông Châu Là Đại Tá Trần Tử Oai .. Thời đệ nhị Cộng Hòa nâng cấp thành Tổng Cục Chiến Tranh Chình Trị .. Vị trí nằm tại số 2 ter Đường Thống Nhất Sài Gòn Quận Nhất, Thời Pháp là đường Norodom, Thời mạt vận là tên của một người trưởng ga xe lửa thời Tây …
 Đồn lính bảo an, từ thời Tây đã trưng dụng ngôi nhà của kiến họ Huỳnh Đình, Trước cổng có chòi gác.
Trong gia đình nầy tôi chỉ biết vài người, Năm Rạng,cở lứa tuổi tôi, vốn người lanh lợi, Năm 83, tôi được giặc thả vể, lúc đó thấy Năm Rang buôn thuốc tây, nghề nầy sau ngày bể dỉa ai cũng khá giả, vài năm sau, Năm Rang nối duyên chồng vợ với Anh Chìn Thôn, nhà cạnh cầu Xóm Sọc, Anh Chín Thôn là chú út của Đại Úy Chấp ( Tiểu Khu GC) và Trung Úy Lý ( Phượng Hoàng Gò Công), thuộc kiến họ Đoàn
Sáu Tươi, là nữ sinh Trung Học Gò Công hình như khóa 7 hay 8 gì đó, Tôi không rõ sau khi ra trường làm gì, chỉ biết khi tôi thả về, thì Tười và chồng con có nhà chung xóm với tôi, nhà sát cầu Tây ban Nha, chồng là sĩ quan Cộng Hòa cấp Trung úy, tù về sớm, có mở tại nhà lò ấp vịt, đời sống khá giả, rảnh rỗi,Anh Chồng có dạy kèm anh văn cho con cháu, giọng nói của Anh rất khỏe, đi ngoài đường nghe tiếng giảng bài lồng lộng của anh .
Thả về Gò Công tôi bị quản chế gần 3 năm, tuần nào sáng thứ hai cũng phải đến đồn Công An trình diện với bản báo cáo việc làm hàng ngày trong tuần… Cuối năm 83, tôi gặp 2 anh em mới ra tù vượt biên đi trình diện, lân la nói chuyện mới biết 2 cậu nầy là em của Trần Công Điệp. Có lẽ là bé lớn bé nhỏ như Cao Thệ viết trên. Trí là thiếu Úy Thủy Quân Lục Chiến, có gương mặt trầm tư, đầy nét cương nghị.. Em là Lễ ( nhớ mang máng), gương mặt thư sinh trông rất vô tư… Biết tôi là bạn học với Điệp .. Trí cho biết là phải đi thôi dù cho phải chết… Quả nhiên chỉ mấy tháng sau Trí đi mất, còn Lễ tôi thấy ra phụ với chị phơi trứng lựa vịt.. Trí bây giờ ở đâu, đọc mấy dòng nầy … liên lạc với đồng hương nha Trí

(còn tiếp) (http://phorum.vietbao.com)
 
Thủy Lan Vy
 
 
 
 

 

 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 14/Aug/2011 lúc 3:21pm
mk
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 13/Aug/2011 lúc 10:40pm

Qua Mỹ Kiều, Xin chân thành cám ơn Thuỷ Lan Vy bổ túc :

-         Anh Điệp bị rớt chiếc dép vô cùng chính xác, làm tôi nhớ đến vết thẹo ở gò má anh

-         Chị Hai Ngà làm việc Nha Chiến Tranh Tâm Lý vô cùng chính xác. Rất gần quả bom Phạm Phú Quốc đã thả xuống trong ngày đảo chánh năm xưa

 

Kính tặng anh bài thơ “ Con Muỗi “ để làm quen

 

Vo ve tiếng muỗi réo đầy tai

Thao thức năm canh nghĩ vắn dài !

Nhà, nước đục ngầu, sanh lũ nhặng

Phên tan dậu nát, muỗi vây bầy

 

Lòng đau tợ xé, kim châm chích

Dạ xót như dần, đập rát tay

Hút máu người người, no ấm cật

Thân tàn, chết bón chẳng xanh cây !

 

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 14/Aug/2011 lúc 9:24am
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 15/Aug/2011 lúc 9:34pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ cao the

Kề bên nhà Bác Năm là nhà Bác Hai Thi, có biệt danh ít người biết “ Hai Tém” sau này tôi mới biết vì Bác Hai rất có duyên với mấy bà goá, trước nhà cũng có cổng giống như nhà Ông Thân Bính nhưng bằng gổ lợp lá, kề bên đặt lu nước và cái gáo bằng dừa cán rất dài, để người đi đường giải khát, gần ranh nhà với Bà Tư có cây táo, nơi hấp dẫn bọn nhóc chúng tôi . 

Bác Hai làm gì đó trong Ty Công Chánh, nhà có bán cá Lia Thia bọn con nít chúng tôi  lui tới hằng ngày

Anh Nhì là con Bác Hai, đẹp trai giống như Bác đầu tóc lúc nào cũng láng mướt, cuộc sống khép kín ít chơi với các anh trong xóm, vào độ tuổi đi lính thì anh vào Thánh Thất Tây Ninh tu, sau 75 có đem vợ con về ở với ba má

 

Tiếp theo là nhà Bà Tư Xông, bà Tư có 1 trai một gái.

Chú Hai Thố làm việc trong Dinh Độc lập, Thiếm Hai Thố ở nhà nuôi con, Con Trai đầu lòng tên Dũng, đàn giỏi đi lính nằm trong tiểu Đoàn Chiến Tranh Chánh Trị

Cô Tư Là, giáo viên sau làm hiệu trưởng trường Nguyển Tri Phương, nhà ở đường Ngô Quyền, chồng là Nguyễn văn lễ trước làm việc ở trại giam Côn Đảo, thời Đệ Nhị Cộng Hoà là Hạ Nghị Sĩ ông này với Dương văn ba ở Bạc Liêu là “ ăn cơm Quốc Gia, thờ ma của việt cộng “. Trong trận đánh Bình Long có phần công sức của ông ta vẽ bản đồ chuyển tài liệu cho giặc. Sau ngày cờ đỏ lên đời, ông làm vỏ ruột xe đạp tại nhà, cho hai đứa con trai sinh đôi Đồng và Đăng vượt biên, nghe nói hiện đang ở Canada

Nhà này có một người rất đặc biệt tên Tư Còn gọi Bà Tư Xông bằng Cô, ông này lang bạt kỳ hồ, quy tụ một số anh chị trong xóm thành lập Thi Văn Đoàn lấy tên Hồn Thu Thảo, Thi sĩ phải có thơ túi, rượu bầu, sau này thêm thuốc phiện để lầy cảm hứng mà gieo vần, nhưng văn chương bị rượu thuốc hoành hành nàng thơ cũng sớm chia tay, bản thân người thi sĩ ôm ấp nàng Tiên vội vã qua đời trong khổ nghèo bệnh tật

 

Nhà Bác Ba thợ mộc, Bác có 3 người con anh Hai Cầm, Chị Bé Lớn và Bé Nhỏ.

Anh Hai Cầm cũng là dân Lang bạt kỳ hồ, nhà chuyên môn nuôi gà nòi đá độ, có con gà dữ còn hơn bầy Ngổng và đàn gà Lôi ở nhà ông Phán Đờn, bọn nhóc trong hẻm mỗi lần đi học ngang qua  phải có người lớn mới dám đi, còn không thì cấm đầu chạy trối chết, nhiều đứa có cả tôi bị gà đá gà mổ đến chảy máu lưng, máu chân

Chị Bé Lớn, lấy chồng là Sĩ Quan thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh “ Sao không chết người trai chiến sĩ mà chết người gái nhỏ hậu phương” Vợ chết để lại đàn con, tái giá với Bé nhỏ, cô em vợ

Sau ngày buông súng tản hàng, được đi học tốt nghiệp trở về đoàn tụ gia đình

 

Kề bên nhà Bác Ba thợ mộc là con hẻm dẫn vào nhà tôi.

 
 
Nhà bà Tư Xông còn có Bác Năm. Bác Năm có người con trai là anh Nguyễn văn Tư. Anh Tư lúc xưa là Huấn luyện viên (moniteur). Mỡi sáng anh lội (thể dục) từ Cầu Huyện lên đến nhà bà Phước. Anh thuật lại là anh phải lội gần bờ sông phía bên kia xóm anh (phía đường Trưng nữ Vương bây giờ mà lúc đó tôi gọi là đường bờ sông). Lý do là vì lúc đó chỉ có nhà bên bờ sông phía bên xóm anh ở thôi còn phía kia đường không có nhà vì họ cắt đường sát bờ sông (kinh Salicetti) nên không có nhà bên nầy. Lúc đó miếng đất bên bờ sông còn thuộc về gia đình chúng tôi. Có một người thuê chỗ đó để cột chiếc xuồng. Từ đó tôi và người em họ Lê Ngọc Mạnh lấy xuồng chèo đi lên đến Cầu Đúc trên (cầu Huyện Chi bây giờ, chỗ nhà máy Trần Công Đáng) để thăm chị Mười Bốn tôi đang ở nhà dì Bảy tôi. Có lần có anh Mạc Thủy đi cùng như tôi đã nói trong một bài trước đây.
Trở lại chuyện anh Nguyễn văn Tư lội bên kia bờ sông là vì bên nầy bờ sông có nhiều nhà cửa mà nhà nào cũng có làm cầu tiêu trên sông. Do đó nhiều khi đang lội, ngóc đầu lên thấy "vàng nổi lều bều"!!!...
Về sau anh Tư cưới chị Mười Hai tôi, dọn lên Saigon ở xóm Cây Quéo. Anh chi Mười Hai có người con gái hiện đang sống tại vùng Hoa Thịnh Đốn.
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 15/Aug/2011 lúc 10:56pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 17/Aug/2011 lúc 7:49pm

Chú Lộ Công Mười Lăm Kính !

Cám ơn Chú đã bổ xung thêm một chi tiết nữa mà cháu không hề biết

Rất mong được nhận nhiều sự đóng góp quý báu của Chú

Cám ơn Chú thật nhiều

Cao Thệ

IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 19/Aug/2011 lúc 9:51pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ THỦY LAN VY

]
 
 
Trích bài của Cao Thệ:
 
Kề bên nhà Bác Năm là nhà Bác Hai Thi, có biệt danh ít người biết “ Hai Tém” sau này tôi mới biết vì Bác Hai rất có duyên với mấy bà goá, trước nhà cũng có cổng giống như nhà Ông Thân Bính nhưng bằng gổ lợp lá, kề bên đặt lu nước và cái gáo bằng dừa cán rất dài, để người đi đường giải khát, gần ranh nhà với Bà Tư có cây táo, nơi hấp dẫn bọn nhóc chúng tôi .  
Bác Hai làm gì đó trong Ty Công Chánh, nhà có bán cá Lia Thia bọn con nít chúng tôi  lui tới hằng ngày
Anh Nhì là con Bác Hai, đẹp trai giống như Bác đầu tóc lúc nào cũng láng mướt, cuộc sống khép kín ít chơi với các anh trong xóm, vào độ tuổi đi lính thì anh vào Thánh Thất Tây Ninh tu, sau 75 có đem vợ con về ở với ba má
 
Tiếp theo là nhà Bà Tư Xông, bà Tư có 1 trai một gái.
Chú Hai Thố làm việc trong Dinh Độc lập, Thiếm Hai Thố ở nhà nuôi con, Con Trai đầu lòng tên Dũng, đàn giỏi đi lính nằm trong tiểu Đoàn Chiến Tranh Chánh Trị
Cô Tư Là, giáo viên sau làm hiệu trưởng trường Nguyển Tri Phương, nhà ở đường Ngô Quyền, chồng là Nguyễn văn lễ trước làm việc ở trại giam Côn Đảo, thời Đệ Nhị Cộng Hoà là Hạ Nghị Sĩ ông này với Dương văn ba ở Bạc Liêu là “ ăn cơm Quốc Gia, thờ ma của việt cộng “. Trong trận đánh Bình Long có phần công sức của ông ta vẽ bản đồ chuyển tài liệu cho giặc. Sau ngày cờ đỏ lên đời, ông làm vỏ ruột xe đạp tại nhà, cho hai đứa con trai sinh đôi Đồng và Đăng vượt biên, nghe nói hiện đang ở <ST1:COUNTRY-REGIoN w:st="on">Canada</ST1:COUNTRY-REGIoN>
Nhà này có một người rất đặc biệt tên Tư Còn gọi Bà Tư Xông bằng Cô, ông này lang bạt kỳ hồ, quy tụ một số anh chị trong xóm thành lập Thi Văn Đoàn lấy tên Hồn Thu Thảo, Thi sĩ phải có thơ túi, rượu bầu, sau này thêm thuốc phiện để lầy cảm hứng mà gieo vần, nhưng văn chương bị rượu thuốc hoành hành nàng thơ cũng sớm chia tay, bản thân người thi sĩ ôm ấp nàng Tiên vội vã qua đời trong khổ nghèo bệnh tật
 
Nhà Bác Ba thợ mộc, Bác có 3 người con anh Hai Cầm, Chị Bé Lớn và Bé Nhỏ.
Anh Hai Cầm cũng là dân Lang bạt kỳ hồ, nhà chuyên môn nuôi gà nòi đá độ, có con gà dữ còn hơn bầy Ngổng và đàn gà Lôi ở nhà ông Phán Đờn, bọn nhóc trong hẻm mỗi lần đi học ngang qua  phải có người lớn mới dám đi, còn không thì cấm đầu chạy trối chết, nhiều đứa có cả tôi bị gà đá gà mổ đến chảy máu lưng, máu chân
Chị Bé Lớn, lấy chồng là Sĩ Quan thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh “ Sao không chết người trai chiến sĩ mà chết người gái nhỏ hậu phương” Vợ chết để lại đàn con, tái giá với Bé nhỏ, cô em vợ
Sau ngày buông súng tản hàng, được đi học tốt nghiệp trở về đoàn tụ gia đình
 
Kề bên nhà Bác Ba thợ mộc là con hẻm dẫn vào nhà tôi.


Chỉnh sửa lại bởi cao the - 28/Jul/2011 lúc 5:40pm
 …..
 
 
 
Đầu thập niên 50, tôi vẫn hàng tháng đi hớt tóc tại chòi của chú ba Tân Lợi ( nếu gọi tiệm thì e trật vì quá nhỏ, nóc và cách đều bằng lá, có 1 cửa sổ và hai cửa trước và sau.)  Tôi vẫn đi bộ , chị tôi dẫn đi lúc tôi còn nhỏ, đi trên cầu Huyện, lần nào ngang nhà chú hai Thi tôi cũng ghì tay chị tôi dừng lại trước cổng nhà chú Hai, cổng cất 2 mái lợp gì thì tôi quên , nhưng trong trí vẫn còn nhớ là rất nhỏ so với cổng nhà bác Hương Thân Bính, bên trong cổng có 1 lồng nuôi con trích, hơn 50 năm, chỉ còn nhớ mài mại, con trích có bộ lông màu xanh dương đậm, tôi thường bứt cỏ cho vào lòng, trích lấy chân kẹp cọng cỏ và nhúng vào tô nước rửa trước khi ăn, tôi rất thích và lần đi hớt tóc nào tôi cũng ghé ngồi chơi với Trích, ba tôi biết chuyện nầy và ân cần dặn tôi đừng ngồi sát lồng quá coi chừng bị trích mổ trúng mắt... Cở 9, 10 tuổi, cuối tuần tôi vẫn thường xuống sân nhà chú Năm Quăn ( Có lẽ Ông là dân Mai Liên nên tóc quăn, da ngăm đen, chòm xóm vẫn gọi ông bằng tên năm Quăn) để xem khi thì đá cá lia thia, khi thì đá gà, thường khi độ cá và gà gần kết thúc là tôi bỏ ra về, vì thấy chúng cắn nhau te tua, thấy thương quá
" sao không nhớ lại bởi con nòi
Một khi lông cánh tơi bời hết
 Chi khỏi sa vào chảo nước sôi"
 
 Tôi ưa nói sang đàng, đang chuyện cầu Huyện bắt qua đá gà, dù sao cũng trên đất cầu Huyện, ở trường gà nầy tôi thường hay gặp chú hai Thi, chú đi chiếc xe đạp sườn ngang, xe được chùi lau cẩn thận, chú có gương mặt rộng rãi, trán cao...tới ót ( hơi sói) mặt trông tươi vui. Ở chòi hớt tóc tôi cũng thường gặp chú đến ngồi chơi nói dóc với khách.
Riêng chú Năm Quăn có người con trai thứ ba tên là ba Hóa, thanh niên Gò Công khoảng đầu thập niên 60…đều có thể biết nhân vật nầy.. Vì Ba Quá là chủ một lầu hồng nằm trên Xóm Cỏ.
 
            " con trai đầu lòng tên Dũng đàn giỏi đi lính tiểu đoàn Chiến Tranh Chính Trị."
Năm 1969, tôi là trưởng toán Chiến Tranh Chính Trị/ hành quân, dẫn một toán về tăng phái cho tiểu khu Gò Công, thời đó chỉ có khối CTCT, do Đại Úy Vũ Văn Hào làm trưởng khối ( chung trại tù Mỹ Phước Tây với tôi), tôi phối hợp với toán dân sự vụ do Thượng Sĩ Tốt làm trưởng toán, trong toán có Anh Lâm ( khóa 4 Trường Gò Công)- Tám Móc nhà trước Ao Trường Đua, bạn học với tôi thời tiểu học, Bé, Dũng đều là lính, Dũng còn trẻ kém tôi vài ba tuổi, lúc đó Dũng có vợ là cô Hồng, nhân viên dân chính ( Nữ huấn đạo)…sau nầy thành lập Đại đội CTCVT, Đại Úy Tuyền, đại Úy Phước và cuối cùng là Đại Úy Võ Hiếu Để… toán dân sự vụ nầy nhập vào đại đội, và gọi là Trung Đội Chính Huấn do Trung Úy Trần Tới làm trung đội trưởng Tiểu đoàn CTCT chỉ có ở cấp quân khu, mỗi vùng có 1 tiểu đoàn, riêng Tiểu Đoàn 50 là đơn vị tổng trừ bị , thường tăng phái cho các binh chủng trừ bị như Dù, Thủy Quân Lục Chiến , Biệt Động Quân..
 
            "Cô Tư Là nhà ở đường Ngô Quyền.."
Năm 67, tôi lên Sài Gòn đi học, tôi ở nhà ngoại tôi cách nhà cô Tư là khoảng 3 căn, nhưng day mặt về 2 hướng khác nhau, Cô Tư Là ở đường Ngô Quyền hồi nào thì tôi không biết.
 Con đường Triệu Đà bắt đầu từ cơ thể học viện nằm trên đường Trần Hoàng Quân ( đệ nhất Cộng Hòa là đường Nhân Vị), kéo dài  tới đường Trần Quốc Toản, lại cũng nhớ mài mại, Triệu Đà cắt mấy ngã tư là Đường Tân Phước, đường Da Bà Bầu, Đường Vĩnh Viễn, Đường Nguyễn Tiểu La…
 Từ Trần Hoàng Quân qua khỏi ngã tư Vĩnh Viễn 1 block phố khoảng 6 căn, có 1 con hẽm rất rộng, hai chiếc taxi chạy song song được, bên kia hẽm là thánh thất Cao Đài, quẹo vô hẽm, căn thứ ba hay thứ tư, trước nhà có cây mận là nhà cô Tư Là, cửa sơn màu xanh ..  tôi nhớ như vậy
 
            " Chị Bé Lớn, Bé Nhỏ…"
Chị Bé lớn là gái lầu hồng, một sĩ quan cấp Đại Úy là Đại Úy Sào  ( hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa), cưới về làm vợ, và chị Bé trở thành người vợ hiền thục,. Anh Sào lên Thiếu tá, Anh tù không biết mấy năm nhưng tôi biết anh về trước tôi khoảng 3,4 năm gì đó, Anh không đi Mỹ theo diện HO. Không tiền làm hồ sơ hay lý do nào khác ??? Lúc tôi về, gặp anh làm đủ nghề, kể cả nghề coi tay bói bài.. vẫn nghèo xơ xác
 Chị Bé lớn qua đời anh tục huyền với Bé nhỏ.
 
(Còn Tiếp)
 
 THỦY LAN VY
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 19/Aug/2011 lúc 9:54pm
mk
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 19/Aug/2011 lúc 10:51pm

Chào Thủy Lan Vy !

Cám ơn Chị Mỹ Kiều rất nhiều đã thay mặt Anh Thủy Lan Vy gởi bài viết bổ sung phần thiếu xót của Cao Thệ

1-    Con chim Trỉ vô cùng chính xác, xem bài anh viết tôi thấy trước mặt  bộ lông màu xanh két và cặp giò cao lêu nghêu màu hồng xậm của Trỉ ở nhà Bác Hai.

2-    Dũng là con trai trưởng của chú Hai Thố, học tiểu học ở Gò Công, trung học là học sinh trường Chu Văn An Sài Gòn, lấy Cô Hồng chung đơn vị, nhà cha mẹ có tiệm hót tóc trên đường Lê Văn Duyệt đối diện với Đình Chí Hoà, Dũng Hồng đã ly dị.

3-    Nhà Cô Tư Là đúng là ở đường Triệu Đà ( bây giờ là đường Ngô Quyền) bỏ căn nhà đầu hẻm là tới , nhà con gái lớn ở cách Cô vài căn, xéo hẻm phía bên kia đường là Thánh Thất và có tiệm Thuốc Bắc nữa.

4-    Về chuyện Chị Bé Lớn, Bé Nhỏ thì không sai chút nào, sống trong cảnh thiếu trước hụt sau tội nghiệp mấy cháu quá chừng !

 

Trí nhớ của anh thật tuyệt vời, Xin chân thành cám ơn anh đã bổ sung

 

Cao Thệ

IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 19/Aug/2011 lúc 11:42pm
.
 
Đúng rồi chị Tư Là có một lúc ở đường Triệu Đà khu Nguyễn Tri Phương. Lúc đó tôi ở đường Bà Hạt gần đường Tân Phước. Có một lần chúng tôi cùng về Gò Công trên chiếc xe Traction và bị tai nạn lật xe như đã nói trong một bài trước. Cách đây khá lâu (20 năm?) tôi có gặp con trai chị Tư Là tên Đăng từ Toronto đến Montreal nhân dịp một kỳ đại nhạc hội có các ca sỉ Khánh Ly, Lệ Thu và Giao Linh. Cháu Đăng giới thiệu và nhờ tôi làm giấy tờ để Giao Linh được đi hát bên Úc. Sẽ nói tiếp sau.
 
 
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 20/Aug/2011 lúc 10:08pm

Chào Chú Mười Lăm !

 

Dạ thưa Chú, trước 75

Đường Triệu Đà ,  khởi đầu từ đường Trần Quốc Toàn có nhà thờ Hội Thánh Tin Lành cuối đường Hồng Bàng, bệnh viện chuyên khoa Phổi, Hồng Bàng, bên này là trường Trung Học Chu Văn An

 

Bây giờ đường Trần Quốc Toản thành đường 3 tháng 2

Triệu Đà thành Ngô Quyền

Bệnh viện Phổi Hồng Bàng thành BV chuyên khoa Phổi Phạm Ngọc Thạch

 

Đồng, Đăng là hai anh em sanh đôi đi vượt biên rất sớm hiện ở cùng Quốc Gia với Chú

 

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 20/Aug/2011 lúc 10:12pm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 21/Aug/2011 lúc 8:42am
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Mặc Thủy

 

 

Trích dẫn nguyên văn từ anh Lộ Công Mười Lăm :

" …… Từ đó tôi và người em họ tên Lê ngọc Mạnh lấy  xuồng chèo đi lên Cầu Đúc trên ( Cầu Huyện Chi bây giờ, chỗ nhà máy Trần công Đáng) để thăm chị Mười Bốn tôi đang ở nhà Dì Bảy tôi. Có lần có anh Mặc Thủy đi cùng  như tôi đã nói trong một bài trước đây …. "

 

 

 
Mơ về Cầu Huyện

            *Tặng anh em Xóm Cầu Huyện.

            
 Tôi về  trong một giấc mơ,
          Nhìn ai mặc áo tiểu thơ qua cầu
   Giờ em cá lặn phương nào.
                     Tôi con xuồng nhỏ trôi vào tiếc thương…

 

                      Mặc Thủy

 
 
 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 22/Aug/2011 lúc 8:46pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 21/Aug/2011 lúc 12:18pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Thy Lan Thảo

 
 
 
 
 
 
 
         CẦU  HUYỆN  NGƯỜI  XƯA
              -=-
 
          Bước đời như một giấc mơ
Tháng tư thay áo tiểu thơ qua cầu
          Người xưa giờ ở phương nào
Xóm Cầu Huyện đó dạt dào nhớ thương
 
                   thy lan thảo
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 21/Aug/2011 lúc 6:26pm
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 18 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.211 seconds.