Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH | |
<< phần trước Trang of 131 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | |||||||
giodocgocong
Senior Member Tham gia ngày: 12/Jan/2011 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 132 |
Gởi ngày: 13/Jan/2011 lúc 6:19am | |||||||
Một tấm gương
Tác giả: Minh Tạo
Sáng nào cũng thấy thằng nhỏ cầm cái lon đứng chầu chực trước quán ăn. Tôi để mắt theo dõi thì hễ thấy thực khách vừa kêu tính tiền thì thằng bé chạy vào nhìn vào những cái tô, nếu còn thức ăn dư mứa thì nó vội vã trút vào cái lon rồi chạy ra ngoài đứng ngóng tiếp. Khi cái lon gần đầy thì nó biến mất, chập sau thấy nó lại có mặt thập thò trước quán tiếp tục. Bàn tôi ngồi thì đứa bé không bao giờ quan tâm tới, vì mỗi sáng tôi chỉ đủ tiền uống 1 ly xây chừng vì tôi cũng nghèo cải tạo mới về sáng nhịn đói ngồi uống cà phê đen như một cái thú hay một cái tật không bỏ được. Cứ thế, mà hơn một năm tôi mới quen được và tìm hiểu chút ít về hoàn cảnh gia đình của đứa bé. Tôi cố tình làm quen với thằng bé nhờ hôm ấy trời mưa, thằng bé đứng nép vào trong quán. Thằng bé đứng nép vào ngày càng sâu hơn trong quán vì mưa ngày càng lớn chỉ cách tôi chừng độ nửa thước. Tôi vói tay kéo nó ngồi xuống bàn và hỏi nó có thích uống cà phê không ? Thằng bé lắc đầu lia lịa và nói không uống. Tôi hỏi nó làm gì ngày nào cũng ra đây? và hiện sống với ai? Thằng bé như đoán được rằng: tôi chỉ là người khách ghiền cà phê nặng nên hàng ngày đóng đô ở đây nên nó cũng trả lời nhanh nhẹn rằng: - “Con sống với ba má con, Ba con đi làm xa còn Má con đi phụ buôn bán ở ngoài chợ…” Tôi hỏi tiếp: - “Còn con có đi học không ?” Thằng bé nói: - “Con không có đi học… con ở nhà phụ với má nuôi heo…”. Đó là lý do để nói lên sự hiện diện hằng ngày của nó nơi quán ăn nầy. Nghe thằng bé nói như thế, tôi nói với chị chủ quán ăn giúp cho nó lấy những cơm và thức ăn thừa, và cũng từ đó nó không còn đứng lúp ló ngoài cửa quán nửa. Và nhờ tánh tình hiền hậu thật thà chị chủ quán cho nó vô phụ dọn bàn đề lấy thức ăn dư mang về và cho nó ăn uống để phụ việc. Từ đó tôi và nó gần gũi nhau hơn và thân với nhau lắm. Có lần thằng bé hỏi tôi: - “Chú làm nghề gì vậy hả chú?” Tôi chỉ trả lời ngắn gọn là ” Chú đang làm thinh”. Đúng vậy mới cải tạo về mà, vợ con thì đã theo bên ngoại vượt biển hết rồi, nghe đâu đã định cư bên Úc, nay về ở với mẹ già ngày 1 buổi cà phê hai bửa cơm độn qua ngày. Thời gian ngột ngạt chậm chạp trôi qua, may mắn vợ chồng tôi đã bắt liên lạc được với nhau. Thế là những bữa cơm không còn ăn độn khoai củ hay bo bo nữa nhưng vẫn quen cử sáng cà phê quán gần nhà. Không biết chị chủ quán có bỏ bùa mê hay tôi ghiền chổ ngồi mà không bữa nào vắng tôi. Một hôm, tôi đề nghị theo thằng bé về nhà nó chơi cho biết vì nó nói ở cũng gần không xa lắm. Thấy nó do dự và tỏ vẻ sợ sệt, tôi biết ngay nó đang dấu diếm điều gì. Thương nó lắm, tôi dúi tiền cho nó hoài. Mấy hôm sau tôi lẳng lặng đi theo nó khi nó mang cơm và thức ăn dư về nhà buổi trưa. Khi thấy nó lủi vô một cái chòi nhỏ xíu thì tôi thật sự không ngờ. Đứng dưới gốc cây Gòn cách nhà nó không xa tôi thầm nghĩ, nhà chút xíu như vậy gia đình 3 người ở thì chổ đâu mà nuôi heo. Tôi đang đứng suy nghĩ đốt cũng hết mấy điếu thuốc thì thằng nhỏ lục tục xách lon xách nồi đi ra quán để thu dọn thức ăn buổi chiều. Đợi thằng bé đi khuất tôi lò mò đến nơi mà hồi nãy nó vào. Đến đó mới nhìn rõ thì thật ra đâu có phải là nhà, một lõm trống được che dựng lên bằng những phế liệu đủ loại muốn chui vào phải khom mọp xuống. Nghe thấy có tiếng chân dừng lại, có tiếng đàn bà vọng ra hỏi. Tôi trả lời là đi kiếm thằng Tuất, thì nghe giọng đàn ông cho biết nó vừa đi khỏi rồi, và hỏi tôi là ai, mời tôi vào…. Vừa khom người chui vào tôi mới thật sự không ngờ những gì hiển hiện trước mắt tôi. Người đàn ông hốc hác cụt hai giò tuổi cũng trạc tôi nhưng trông yếu đuối, lam lũ và khắc khổ lắm. Một người đàn bà bệnh hoạn xác xơ cả hai đang ăn những thức ăn thừa mà thằng bé vừa mới đem về. Vừa bàng hoàng, vừa cảm động vừa xót xa, nước mắt tôi bất chợt tuôn rơi mặc dù tôi cố nén… Từ đó, tôi hiểu rõ về người phế binh sức tàn lực kiệt sống bên người vợ thủy chung tảo tần nuôi chồng bao năm nay giờ mang bịnh ác tính nặng nề thật đau xót. Tôi móc hết tiền trong túi biếu tặng và cáo lui. Về đến nhà tôi vẫn mãi ám ảnh hoàn cảnh bi thương của gia đình thằng bé mà tôi bỏ cơm nguyên cả ngày luôn. Sáng hôm sau ra uống cà phê, thằng bé gặp tôi nó lấm lét không dám nhìn tôi vì nó đã biết trưa hôm qua tôi có tới nhà nó. Nó thì tỏ vẻ sợ tôi, nhưng tôi thực sự vừa thương vừa nể phục nó nhiều lắm. Tôi kêu nó lại và nói nhỏ với nó tại sao không cho tôi biết. Tội nghiệp nó cúi đầu im lặng làm lòng tôi thêm nỗi xót xa. Có khách kêu trả tiền, như có cơ hội né tránh tôi nó chạy đi dọn bàn và tiếp tục công việc thu dọn thức ăn. Hèn gì sau nầy nó để thức ăn dư phân loại đàng hoàng lắm. Tội nghiệp hoàn cảnh của thằng bé mới mấy tuổi đầu mà vất vả nuôi cha mẹ theo khả năng chỉ tới đó. Cha là một phế binh cũ trước 75 cụt hai chân, mẹ thì bị bệnh gan nặng bụng phình trướng to khủng khiếp và cặp chân sưng vù lên đi đứng thật khó khăn, nước da thì vàng mét như nghệ. Thằng bé là lao động chánh trong gia đình, nó có hiếu lắm. Từ đó tôi thường cho tiền đứa bé mua bánh mì cơm gạo về nuôi cha mẹ. Vợ tôi làm thủ tục bảo lãnh tôi sang Úc. Ngày tôi đi tôi đau xót phải để lại hai nỗi buồn đó là để mẹ và em gái lại quê nhà và không còn cơ hội giúp đỡ thằng bé nữa. Sang Úc định cư, tôi sống tại tiểu bang Victoria mấy năm đầu tôi hết sức cơ cực vì phải vật lộn với cuộc sống mới nơi đất mới và đối với tôi tất cả đều mới mẻ và xa lạ quá. Từ ngôn ngữ đến thời tiết đã làm tôi lao đao không ít. Thỉnh thoảng tôi gởi tiền về nuôi mẹ và em gái không quên dặn em gái tôi chuyển cho thằng bé chút ít gọi là chút tình phương xa. Mấy năm sau tôi về thăm gia đình, tôi có ghé tìm thằng bé thì nó không còn lấy thức ăn trong quán đó nữa. Tôi mới kể rõ hoàn cảnh thằng bé cho chị chủ quán biết. Chị chủ quán đôi mắt đỏ hoe trách tôi sao không cho chị biết sớm để chị tìm cách giúp gia đình nó. Tôi chỉ bào chữa rằng tại thằng bé muốn giấu không cho ai biết! Tôi ghé vội qua nhà thằng bé thì mới hay mẹ nó đã qua đời vì căn bệnh ung thư gan. Chỉ còn chèo queo một mình ba nó ở trần nằm một góc trông hết sức thương tâm. Hỏi thăm thì mới biết nó đã xin được việc làm đi phụ hồ kiếm tiền về nuôi cha. Chúa nhật tôi tới tìm thằng bé, chỉ mới có mấy năm mà nó đã cao lớn thành thanh niên rất đẹp trai duy chỉ đen đúa vì phơi nắng để kiếm đồng tiền. Tôi dẫn nó trở ra quán cà phê cũ, thấy nó hơi ái ngại, tôi trấn an là bà chủ quán tốt lắm tại không biết được hoàn cảnh gia đình nó. Ra đến quán ăn chị chủ quán năn nỉ nó về làm với chị, dọn dẹp và bưng thức ăn cho khách nhẹ nhàng hơn đi phụ hồ và chị sẽ trả lương như đang lãnh bên phụ hồ, tối về thức ăn thường bán không hết chị cho đem về nhà dùng khỏi phải mua hay đi chợ. Lần đầu tiên tôi thấy nó khóc, chị chủ quán cũng khóc theo làm tôi phải đứng dậy bỏ ra ngoài để khỏi phải rơi nước mắt vì chịu không nỗi. Thằng Tuất vừa khóc vừa nói: “Sao ai cũng tốt với gia đình con hết đó, nhưng vì con đang làm phụ hồ cho anh Năm, anh ấy cũng tốt lắm giúp đỡ gia dình con nhiều lắm, sáng nào cũng mua cho ba con gói xôi hay bánh mì trước khi tụi con đi làm. Con cũng mang ơn ảnh nhiều nên con không thể nghỉ được, con xin lổi”. Không biết thằng Tuất nó nói thật hay nó ái ngại khi quay về chỗ mà ngày nào cũng cầm cái lon chầu chực trút đồ ăn dư về nuôi cha mẹ. Phải thông cảm nó, phải hiểu cho nó, phải cho nó có cái hiện tại và tương lai tốt hơn, đẹp hơn ngày trước. Chị chủ quán vừa gạt nước mắt vừa nói “Bất cứ lúc nào con cần đến cô thì con đừng ngại, cho cô biết nhé “… Đời nầy cũng còn có những hoàn cảnh bi đát ít ai biết đến, và cũng có những đứa con xứng đáng như thằng Tuất. Ngày về lại Úc, tôi đến biếu hai cha con nó hai triệu đồng, thấy nó và ba nó mừng lắm tôi cũng vui lây. Không biết phải giúp gia đình nó như thế nào, tôi chụp hình ba nó, photo giấy tờ ba nó đem về Úc gởi cho Hội cứu trợ thương phế binh bị quên lãng trụ sở ở Sydney. Mấy tháng sau nhận được thư ba thằng Tuất viết qua, ông quá vui mừng khi được Hội bên Úc giúp đở gởi tiền về, ông cho biết suốt bao nhiêu năm qua lần đầu tiên ông thấy được niềm hạnh phúc khi cuộc đời phế binh của ông còn có người nhớ đến. Không biết ông ấy vui bao nhiêu mà chính tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ. Tôi xin cảm ơn cả hai: người chiến sĩ vô danh sống trong hẩm hiu và Hội cứu trợ thương phế binh đã thể hiện tình người trong công việc hết sức cao cả này. Chỉnh sửa lại bởi giodocgocong - 13/Jan/2011 lúc 6:30am |
||||||||
GIÓ ĐỘC GÒ CÔNG
|
||||||||
IP Logged | ||||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 14/Jan/2011 lúc 11:32pm | |||||||
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Jan/2011 lúc 12:10am |
||||||||
IP Logged | ||||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 15/Jan/2011 lúc 6:36am | |||||||
Hiện giờ, cháu trai Peter đã 3 tuổi. Mùa hè năm nay, con trai đăng ký visa "thăm người thân". Thời gian 3 tháng tôi lưu lại Mỹ, con dâu Tây Susan có cách giáo dục con cái làm tôi đây - người mẹ chồng - phải đại khai nhãn giới.
Phần 1: Không ăn thì cứ nhịn đói Mỗi buổi sáng, sau khi Peter thức dậy, Susan để phần ăn sang lên bàn và bận rộn làm việc khác. Peter sẽ tự mình leo lên chiếc ghế, uống sữa, ăn bánh sandwich, sau khi ăn no, nó sẽ tự về phòng của mình, tự tìm quần áo trên tủ, rồi tự lấy giày, tự mình mặc lên. Bất kể chỉ mới 3 tuổi thôi, vẫn chưa phân biệt rõ ràng mặt trái hay mặt phải của bít tất, giày trái hay giày phải. Có một lần, Peter lại mặc ngược chiếc quần lên người, tôi vội vàng chạy đến muốn thay lại cho cháu, nhưng đã bị Susan cản lại. Nó nói, nếu cảm thấy không thoải mái tự cháu sẽ cởi ra, và mặc lại; nếu nó không cảm thấy không có gì là không thoải mái, vậy thì tùy. Và nguyên ngày đó, Peter mặc cái quần ngược đó chạy tới chạy lui, Susan như không thấy gì hết. Một lần nữa, Peter ra ngoài chơi với cháu nhà hàng xóm, chưa được bao lâu thì nó chạy thở hổn hển về đến nhà, nói với Susan: “Mẹ ơi, Lusi nói cái quần của con mặc ngược rồi, đúng không? Lusi là con nhà hàng xóm, năm nay 5 tuổi. Susan mỉm cười nói: “Đúng vậy, con có muốn mặc lại không?” Peter gật gật đầu, tự mình cởi quần ra, xem tỉ mỉ rồi, bắt đầu mặc lại. Từ lần đó về sau, Peter không bao giờ mặc ngược quần nữa. Tôi đã không kiềm được mà nhớ lại, cháu gái ngoại của tôi lúc 5 - 6 tuổi chưa biết dùng đũa, lúc học tiểu học còn chưa biết cột dây giày, và bây giờ đang theo trung học dạng ký túc xá, mỗi cuối tuần là đem một đống quần áo dơ về nhà. Có một buổi trưa, Peter giận dỗi, không chịu ăn cơm. Susan la rầy mấy câu, Peter giận hờn đẩy khay cơm xuống đất, thức ăn trên khay rớt đầy trên đất. Susan nhìn Peter, giọng nói nghiêm khắc: “Xem ra con đúng là không muốn ăn thật! Nhớ lấy, từ giờ đến sáng mai, con không được ăn gì hết.” Peter gật gật đầu, kiên quyết trả lời: “Yes!” Và tôi chợt cười thầm, hai mẹ con này cứng đầu như nhau! Buổi chiều, Susan bàn với tôi, nhờ tôi nấu món ăn Việt Nam cho bữa tối . Tôi lại thầm nghĩ, Peter đặc biệt thích món ăn Việt Nam, nhất định Susan thấy sáng nay cháu không ăn gì hết, nên muốn buổi tối cháu ăn ngon và nhiều hơn. Tôi bèn trổ tài nấu ăn, làm món sườn chua ngọt mà Peter thích nhất, món tôm, và còn dùng mì Ý để làm món mì kiểu Việt Nam mà Peter rất thích, người nhỏ nhỏ như thế mà có thể ăn được một tô lớn. Bắt đầu bữa cơm tối, Peter vui mừng nhảy lên ghế ngồi. Susan đến lấy đi dĩa và nĩa của con, nói: “Chúng ta giao ước rồi phải không, hôm nay con không được ăn gì hết, chính con cũng đồng ý rồi đó.” Peter nhìn nét mặt nghiêm túc của người mẹ, “òa” lên khóc, vừa khóc vừa nói: “Mẹ ơi, con đói, con muốn ăn cơm.” “Không được, nói rồi là phải giữ lời.” Susan không một chút động lòng. Tôi thấy đau lòng muốn thay cháu cầu xin, nói đỡ lời dùm, nhưng thấy ánh mắt ra hiệu của con trai tôi. Nhớ lại lúc mới đến Mỹ, con trai có nói với tôi: “Ớ nước Mỹ, lúc cha mẹ giáo dục con cái, người ngoài không nên nhúng tay, bất kể là trưởng bối cũng không ngoại lệ.” Không còn cách nào, tôi chỉ còn giữ im lặng mà thôi. Bữa cơm đó, từ đầu đến cuối, Peter tội nghiệp chỉ ngồi chơi với chiếc xe mô hình, mắt trưng trừng nhìn ba người lớn chúng tôi ăn như hổ đói. Đến đó tôi mới biết dụng ý của Susan khi nhờ tôi nấu món Việt. Tôi tin rằng, lần sau, trong lúc Peter muốn giận hờn quăng liệng thức ăn, nhất định sẽ nghĩ đến kinh nghiệm bụng đói nhìn ba mẹ và bà nội ăn cao lương mỹ vị. Bụng đói không dễ chịu tí nào, huống chi là đối mặt với món mình thích ăn. Buổi tối, tôi và Susan cùng đến chúc Peter ngủ ngon. Peter cẩn thận dè dặt hỏi: “Mẹ ơi, con đói lắm, giờ con có thể ăn món Việt không?” Susan mỉm cười lắc đầu, kiên quyết nói: “Không!” Peter nuốt nước miếng, lại hỏi: “Vậy để con ngủ dậy rồi khi mở mắt con được ăn chứ?” “Đương nhiên được rồi”, Susan thật dịu dàng khẽ đáp. Peter đã cười tươi hẳn ra. Sau bài học này, Peter rất tích cực ăn cơm, nó không muốn vì “tuyệt thực” mà lỡ bữa ăn ngon, và chịu cực hình bụng đói. Mỗi lần nhìn thấy Peter ngoạm từng phần lớn thức ăn, lúc miệng và mặt dính đầy thức ăn, tôi lại nhớ đến cháu ngoại, hồi bằng tuổi Peter; mấy người cầm tô cơm dí theo sau đuôi nó, dỗ dành, mà nó còn chưa chịu ngoan ngõan ăn, mà còn ra điều kiện: ăn xong chén cơm mua một kiện đồ chơi, ăn thêm một chén thì mua thêm một kiện đồ chơi… Có một lần, chúng tôi dắt Peter ra công viên chơi. Rất nhanh, Peter đã cùng hai cô bé chơi nấu ăn với nhau. Cái nồi nhỏ bằng mủ, cái xẻng nhỏ, cái thau nhỏ, những cái chén nhỏ xếp đầy trên đường. Bất ngờ, Peter tinh nghịch cầm cái nồi bằng nhựa lên, đập rất mạnh lên đầu một cô bé. Cô bé bần thần một lúc trước khi oà khóc thật lớn. Cháu gái kia thấy tình hình vậy cũng òa khóc theo. Đại khái, Peter cũng không nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng như vậy sẽ xảy ra, đứng qua một bên, trợn mắt nhìn. Susan đi tới. Sau khi hiểu được đầu đuôi sự việc, nó không quát nạt một tiếng, cầm lấy cái nồi ấy, gõ mạnh một cái lên đầu Peter. Peter không phòng bị, té ngã xuống bãi cỏ, khóc nức nở. Susan hỏi Peter: “Đau không? Lần sau có còn làm thế nữa không?” Peter vừa khóc vừa lắc đầu. Tôi tin rằng, lần sau nó sẽ không làm thế nữa. Cậu của Peter tặng cho cháu một chiếc xe đạp nhỏ, Peter rất thích, khư khư giữ làm bảo bối không cho ai đụng vào. Lusi cô bé trong xóm, là bạn thân của Peter, đã mấy lần thỉnh cầu Peter cho chạy thử chiếc xe nhỏ này, Peter không đồng ý. Một lần, mấy cháu đang chơi chung với nhau, Lusi thừa lúc Peter không để ý, lén lén nhảy lên chiếc xe và đạp mau đi. Khi biết ra, Peter rất phẫn nộ, đến méc mẹ. Susan đang ngồi nói chuyện và uống café với mẹ của những đứa nhỏ kia, liền mỉm cười trả lời con: “Chuyện của chúng con thì chúng con tự giải quyết, mẹ không xen vào được.” Peter bất lực quay đi. Một lát sau, Lusi chạy chiếc xe về. Vừa thấy Lusi, Peter lập tức chạy tới đẩy bạn té xuống đất, giật lại chiếc xe. Lusi ngồi bệt dưới đất, khóc ré lên. Susan ẵm Lusi dậy và dỗ dành một lát. Rất nhanh sau đó Lusi đã chơi vui vẻ lại với những bạn còn lại. Peter tự mình chạy xe tới lui một lát thì cảm thấy hơi nhàm chán, nhìn thấy những bạn kia chơi thật vui vẻ với nhau nên nó muốn tham gia chung. Nó chạy tới chỗ Susan, lầu bầu thưa: “Mẹ, con muốn chơi với Lusi và tụi nó.” Susan không đả động gì và trả lời: “Con tự kiếm mấy bạn ấy vậy!” "Mẹ ơi, mẹ đi với con nhen”, Peter thỉnh cầu. “Chuyện này không được rồi, lúc nãy con đã làm cho Lusi khóc, giờ con lại muốn chơi với mọi người, vậy con phải tự đi giải quyết vấn đề". Peter leo lên chiếc xe và chạy từ từ đến chỗ Lusi, lúc gần đến chỗ, thì nó lại quay ngược đi. Chạy tới lui mấy vòng như vậy, không biết từ lúc nào mà Peter và Lusi lại vui vẻ với nhau, hợp thành nhóm ồn ào. Susan cảnh cáo nó mấy lần rồi, rằng không được làm nước văng lung tung trong nhà. Peter để ngoài tai. Cuối cùng Peter đã làm nước đổ hết ra nền. Chưa thấy mình làm sai, Peter còn đắc ý dẫm đạp lên vũng nước, làm ướt hết quần áo. Tôi lập tức chạy đi lấy cây lau nhà để dọn dẹp. Susan giật lại cây lau nhà và đem đưa cho Peter, nói với nó: “Lau sàn cho khô, cởi đồ ướt ra và tự mình giặt sạch.” Peter không chịu vừa khóc vừa la. Susan không nói thêm lời nào, lập tức kéo nó đến phòng trữ đồ, đóng chặt cửa lại. Nghe từ bên trong tiếng khóc hoảng sợ của nó, tim tôi đau thắt lại, rất muốn chạy đến ẵm cháu ra. Bà ngoại của Peter lại cản tôi, nói: “Đó là chuyện của Susan". Một lát sau, Peter không khóc nữa, nó ở trong phòng trữ đồ hét thật lớn: “Mẹ ơi, con sai rồi!” Susan đứng ở ngoài hỏi: “Thế giờ con biết phải làm gì chưa?” “Con biết.” Susan mở cửa ra, Peter chạy từ phòng trữ đồ ra, nước mắt đầy mặt. Nó cầm cây lau nhà cao gấp đôi nó ra sức lau cho khô sàn nhà. Sau đó tự cởi quần áo dơ ra, xách trên tay, trần truồng chạy vô nhà tắm, hí hửng giặt đồ. Ông bà ngoại của nó nhìn vào thái độ kinh ngạc của tôi, thích thú mỉm cười. Sự việc này làm tôi cảm động vô cùng. Sau này, tôi và ông bà ngoại của Peter trong khi trò chuyện có nhắc đến chuyện này, một câu họ nói đã gây ấn tượng sâu sắc cho tôi : “Con trẻ là con cái của cha mẹ chúng, trước tiên phải tôn trọng cách giáo dục của cha mẹ". Đứa bé tuy còn nhỏ, nhưng thường mang tính nghịch ngợm bẩm sinh. Nếu quan sát thấy các thành viên trong gia đình có mâu thuẫn, nó sẽ nhạy bén lợi dụng sơ hở. Việc này không cải thiện hành vi của nó, và chẳng ích lợi gì cho nó. Ngược lại còn làm cho vấn đề càng nghiêm trọng hơn, thậm chí còn gây ra những vấn đề khác. Ông bà ngoại của Peter ở lại một tuần và chuẩn bị về Cali. Hai ngày trước khi đi, ông ngoại của Peter rất nghiêm túc hỏi con gái mình: “Peter muốn chiếc xe đào đất, ba có thể mua cho nó chứ?”. Susan suy nghĩ rồi nói: “Ba mẹ lần này đã mua cho nó đôi giày trượt băng làm qùa rồi. Đợi đến Noel ba hãy mua chiếc xe đó cho nó!” Susan nghiêm khắc với con như vậy nhưng Peter lại yêu thương mẹ hết mực. Khi chơi ở ngoài, cháu hay thu thập một số hoa lá mà cháu cho là đẹp rồi trịnh trọng tặng mẹ. Người ngoài tặng quà cho cháu, cháu luôn gọi mẹ cùng mở quà; có thức ăn ngon, cháu luôn để phần một nửa cho mẹ. Nghĩ đến nhiều đứa trẻ Việt Nam coi thường và lạnh nhạt đối xử đối với cha mẹ, tôi không thể không kính phục cô con dâu Tây này của tôi. Theo tôi, cách giáo dục con cái của bà mẹ Phương Tây này rất xứng đáng để các bà mẹ Phương Đông như tôi học theo... Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Jan/2011 lúc 6:44am |
||||||||
IP Logged | ||||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 18/Jan/2011 lúc 12:13am | |||||||
Tác Giả: ThuongHL
http://saigonecho.com/main/doisong/suytudongdoi/24050-nhin-qua-khung-ca-s.html Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Jan/2011 lúc 12:14am |
||||||||
IP Logged | ||||||||
tuavanle
Admin Group Tham gia ngày: 30/May/2007 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 335 |
Gởi ngày: 20/Jan/2011 lúc 3:26pm | |||||||
BÁNH XÈO, BÒ KHO ***Ý Nga***
Thưa Ba, Đây là lá thư thứ hai con viết cho Ba, viết không bằng ngòi chấm mực để cha con mình nhìn nét chữ nhau mà biết đang mạnh hay yếu, để nghe Ba khen, chê nét chữ xấu, đẹp. Thư này con viết bằng 10 ngón tay gõ trên phím chữ vô tri, như mỗi ngày con vẫn gõ ở văn phòng. Đây cũng là lá thư thứ hai mà con sẽ không được Ba hồi âm, để ngắm nét chữ thật đẹp của Ba trên trang giấy Đêm nay con nhớ Ba quá! Con nhớ chén bò kho cuối cùng của cô Tựu mang sang mà Ba đã thức dậy hâm nóng cho con ăn lúc 3 giờ sáng: -Để 5 giờ con ra phi trường đáp chuyến bay không bị đói, không bị đau dạ dày. Khi con hỏi: -Sao Ba không ngủ thêm cho khỏe? 5 giờ anh Linh mới tới chở con ra phi trường mà sao mới 3 giờ Ba đã lục đục trong bếp rồi? Ba chỉ cười và hối con ăn cho nóng. Hai cha con mình đã chia chung một ổ bánh mì và đùa giỡn thật là vui vẻ. Tưởng chỉ là bữa ăn tạm biệt Ba tiễn con đi Cali, ai ngờ lại là bữa ăn vĩnh biệt đời đời, 2 ngày trước khi Ba giã từ trần thế vì một cơn tắc nghẽn động mạch cơ tim cấp tính (Heart Attack)
Ba ơi! Con đâu có ngờ món ăn thứ hai được Ba săn sóc cho ăn trong đời lại là món ăn cuối cùng như vậy. Ba có nhớ khi xưa ở nhà, mỗi lần con đổ bánh xèo cho cả nhà ăn không? Tuổi con gái, nhà đông em quá nên mỗi lần đổ bánh xèo con cực ơi là cực vì hồi đó làm gì có bột gạo bán sẵn sàng như bây giờ, con phải ngâm gạo trước một đêm cho mềm, rồi hôm sau gánh gạo đi cả nửa tiếng mới tới được nhà dì Cúc bán bánh bèo, để mượn nhờ cái cối đá của dì mà tự tay xay gạo thành bột. Cái cối nặng trình trịch mà tuổi 15 của con chưa bẻ gãy nỗi sừng trâu nên con vật lộn với nó vất vả vô cùng. Dì Cúc cũng người Quảng Nam như mình nên dì ít khi lấy tiền bạc chi cả, chẳng những thế, nhiều khi dì còn xay giùm cho nhanh để con còn khệ nệ gánh bột về nhà, đi chợ mua tôm, thịt, rau thơm và đón những người nông dân gánh cải bẹ xanh đi ngang nhà mua cho tươi. Xong phần ấy, 2 bàn tay nhỏ xíu của con lại phải lo chẻ số củi cho đủ lượng đổ bánh được 10 người ăn và nhiều chuyện vụn vặt khác như giả tỏi, ớt làm nước mắm; xắt thịt, làm tôm, giả nghệ, xắt củ hành.v.v…. nữa mới xong mâm bánh xèo cho tươm tất. Trời nóng hừng hực, mà con cứ phải ngồi hoài trong bếp từ trưa tới chiều mới kịp cho cả nhà. Có lần tụi nhỏ đang ăn giữa bữa, con còn ở trong chái bếp với mồ hôi đang ướt đẩm lưng áo, vừa bưng gáo nước mưa uống cho hạ hỏa bớt thì Ba xuống bếp và ra lệnh: -Con lên nhà trên ăn đi, để đó ba làm tiếp cho. Con đã trố mắt ngạc nhiên nhìn Ba cho đến khi mệnh lệnh được nhắc lại lần thứ 2 con mới mừng quýnh mà tin rằng con được thoát cái lò lửa. Ngạc nhiên là phải, vì Ba có bao giờ làm bếp đâu? Trong nhà mình, chẳng những Ba không bao giờ đụng vô bất cứ chuyện chi của phụ nữ mà Ba còn nghiêm cấm mấy đứa em trai luôn cho nên Má và 2 chị em con phải gồng gánh mọi chuyện của cả nhà trên 3 đôi vai gầy guộc. Thật là bất công cho phụ nữ với một quan niệm hẹp hòi của Á Đông như vậy! Phần vì mệt và khát nước, phần vì những cái bánh Ba làm không hợp với khẩu vị của con (hồi nhỏ con chỉ thích thịt mỡ và nhiều giá trong khi làm cho con ăn, cái nào Ba cũng bỏ thật nhiều thịt nạc với tôm, hành) nhưng con cũng đã vui, được ngồi nghỉ ngơi một chút và được ăn chung với các em, dưới cái quạt máy mát ơi là mát và trên cái mâm sạch sẽ, không bóng loáng những dầu đậu phộng chung quanh.
Nhắc lại chuyện xưa mà con nghe như khói bếp ngày ấy hãy còn… cay mắt con đây nè. Sau này vượt biên, sang Ý, rồi sang Canada tạm cư, sống lênh đênh một mình nơi xứ người, mỗi lần làm bánh xèo cho chồng ăn, con đều nhớ đến Ba. Từ ấy đến nay đã gần 40 năm trôi qua, nếu trí nhớ của con còn tốt thì hình như chưa có phái nam nào làm món ấy cho con ăn cả? Từ hôm ấy, con có thêm món bò kho của Ba cay… nhòe cả mắt.
Con đã từng nói với một người bạn thân nhất của con rằng: điều gì dễ thương và duy nhất cũng giữ hoài nét đẹp vĩnh viễn của nó cả! Hai lần săn sóc ấy đã là 2 dấu ấn để con nhớ đời: tình Ba thương con ngọt ngào thế nào. Bây giờ nhà không nghèo như xưa, con lại chẳng có đứa con nào nên điều kiện để mua tôm, mua thịt nạc dễ hơn hồi xưa và con cũng không còn thích thịt mỡ nữa rồi, sao Ba không làm bánh có tôm, có thịt nạc nhiều cho con được dùng tiếp?
Ba ơi! Đời con từ nay về sau, mỗi lần ăn bánh xèo và bò kho sẽ là một lần ngậm ngùi vì sẽ không còn ai có thể cho con hưởng được vị ngọt ngào như Ba đã cho con nữa và sẽ không có một nhà hàng nào trên thế giới này có thể cho con thưởng thức lại được sự ấm áp của tình phụ tử mà Ba đã gói ghém trong ấy. Thôi Ba hãy ngủ ngon đi nghe Ba! Trong giấc ngủ ngàn thu của Ba sẽ còn hoài niềm nhớ này của con.
Ý Nga, Canada* Viết lại lúc 4 giờ sáng 13-1-2011.
|
||||||||
IP Logged | ||||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 23/Jan/2011 lúc 8:11pm | |||||||
Tôi nhận được lời nhắn vào lúc 2:30 sáng. Tôi dừng xe, xung quanh vẫn tối đen, chỉ trừ ánh đèn hắt ra từ một cửa sổ nhỏ ở tầng trệt. Bình thường, cũng như mọi tài xế taxi khác, tôi chỉ bấm còi một hai lần, đợi một chút, nếu vẫn chưa thấy khách ra thì lái xe đi.
Nhưng không hiểu tại sao lần này, tôi lại ra khỏi xe, bước lên bậc tam cấp. Không khéo người ta cần mình giúp, tôi nghĩ vậy và gõ cửa. Căn phòng phía sau lưng cụ trông như không có ai ở đã nhiều năm.Tất cả đồ đạc đều được phủ ga trắng. - 'Cậu mang đồ ra xe giúp tôi được không?' - bà cụ hỏi. Một tay tôi nhấc chiếc valy lên, nó còn nhẹ bẫng, còn tay kia thì khuỳnh ra cho bà cụ vịn. Chúng tôi đi rất chậm ra xe. Khi chúng tôi vào xe, bà đưa cho tôi địa chỉ cần tới và nói: Mắt bà long lanh: 'Thế cũng tốt! Ðằng nào thì bác sĩ cũng nói rằng tôi không còn sống được bao lâu nữa.' Hai tiếng đồng hồ, chúng tôi đi lòng vòng quanh thành phố. Bà cụ chỉ cho tôi tòa nhà bà từng làm việc, khu chung cư vợ chồng bà đã thuê khi họ mới cưới. Bà bảo tôi dừng lại trước một cửa hàng nội thất nơi trước đây là sàn nhảy, bà vẫn đến khiêu vũ khi còn thiếu nữ. Thỉnh thoảng bà bảo tôi đi chậm qua một tòa nhà hay một góc phố đặc-biệt-nào-đó dừng lại trong bóng tối và im lặng. Khi những ánh mặt trời đầu tiên xuất hiện phía chân trời, bà cụ đột nhiên nói 'Tôi mệt rồi, chúng ta đi thôi.' Chúng tôi tới địa chỉ mà bà cụ đưa cho tôi mà không nói thêm câu nào. Ðó là một viện điều dưỡng dành cho những người già không nơi nương tựa. Hai người hộ lý và một chiếc xe lăn đã chờ sẵn ngoài cổng. Bà cụ dừng bước, vừa rút ví ra, vừa hỏi tôi, dịu dàng: - 'Tôi phải trả cậu bao nhiêu?' - 'Không gì cả, cụ ạ!' - Tôi nói Bất giác, tôi cúi xuống ôm lấy bà cụ. Bà cũng ôm chặt tôi. Tôi siết nhẹ tay bà cụ rồi quay ra. Trời vẫn còn mờ tối. Sau lưng tôi, cánh cửa viện điều dưỡng đã đóng lại. Ðó cũng là âm thanh khép lại một cuộc đời. Cả ngày hôm đó tôi không đón thêm một hành khách nào nữa, tôi lái xe đi lang thang, đắm chìm trong suy nghĩ, rồi băn khoăn tự hỏi: Ðiều gì sẽ xảy ra nếu bà cụ gặp một tài xế dữ dằn, hoặc đang nóng vội trên chuyến xe cuối cùng? Ðiều gì sẽ xảy ra nếu tôi bóp còi rồi bỏ đi hoặc từ chối tuyến đường đặc biệt của bà cụ? Và bất giác tôi cảm thấy mình hạnh phúc xiết bao... Ít ra tôi hiểu rằng sự cô đơn trong trái tim của một người từng bất hạnh như tôi vẫn còn rất nhiều yêu thương. Và vì thế mọi cánh cửa vẫn chưa hề khép lại (Nguồn hình: Nursing Homes, Google) Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Jan/2011 lúc 8:21pm |
||||||||
IP Logged | ||||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 28/Jan/2011 lúc 4:52am | |||||||
NGUYỆN LÀM ĐÔI CHÂN CHO CON
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Jan/2011 lúc 4:53am |
||||||||
IP Logged | ||||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 06/Feb/2011 lúc 8:03am | |||||||
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Feb/2011 lúc 8:09am |
||||||||
IP Logged | ||||||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 09/Feb/2011 lúc 9:25pm | |||||||
Cái nhìn khắc khoảiTruyện Nguyễn Ngọc TưHướng Dương diễn đọchttp://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=400274 Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 09/Feb/2011 lúc 9:42pm |
||||||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||||||||
IP Logged | ||||||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 18/Feb/2011 lúc 5:53pm | |||||||
CHỊ TÔI
TRÂN THỊ ÚT 18 tuổi chị đẹp như hoa phù dung, nhiều nơi hỏi cưới không thèm. 26 tuổi, mẹ sợ chị ế chồng gả vội vàng cho anh bán củi tận Vành Hưng. 30 tuổi, má hóp, da đen, tay xách, nách mang ba đứa nhỏ về quê, mắt chị buồn xa vắng. Ba không chứa vì cái câu Trong nhờ đục chịu , xuất giá tùng phu . 42 tuổi, chị từ giã cõi đời với căn bệnh ung thư, mang vào lòng đất lạnh xa xôi lời ru của mẹ: Má ơi đừng gả con xa... . Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 18/Feb/2011 lúc 5:59pm |
||||||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||||||||
IP Logged | ||||||||
<< phần trước Trang of 131 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |