Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 146 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Mar/2015 lúc 7:03am

Chờ Vợ


Nàng bảo 5 phút nữa sẽ ra!...
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Mar/2015 lúc 9:41am

Sống Ý Nghĩa


Hãy chia nhau những gì mình biết
Đừng khư khư ích kỷ giữ riêng
Mai chết đi sẽ bị thất truyền
Đời ý nghĩa là khi chia sẻ 


Hãy cứ thương đi dù ai ghét
Dù ai ganh, bôi bác thị phi
Thói đời vẫn vậy chấp mà chi
Đời ý nghĩa là khi tha thứ


Hãy giúp đỡ đi nếu có thể
Đừng nệ hà cân nhắc thiệt hơn
Cũng đừng mong ai đó trả ơn
Đời ý nghĩa khi làm thiện nguyện


Hãy cứ cho đi, đừng tiếc rẻ
Mai ta về chẳng thể mang theo
Thế gian biết bao kẻ khó nghèo
                             Đời ý nghĩa là khi cống hiến
st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 25/Mar/2015 lúc 8:02am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2015 lúc 2:19pm

Chuyện Dài Bảo Lãnh Và Cho Tiền


 Ông bà ta thường nói 
“Trên đời có 4 cái ngu
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”

Ở Mỹ, tôi xin phép được sửa lại 4 cái ngu theo ý của riêng tôi:
“Trên đời có 4 cái ngu
Làm mai, bảo lãnh, co-sign, cho tiền ”
Làm mai, co-sign thì chắc nhiều người biết tại sao ngu rồi, tôi không bàn thêm nữa. Hôm nay tôi xin được phép góp vài ý kiến cá nhân về chuyện dài bảo lãnh và cho tiền làm từ thiện ở Việt Nam.

Người Việt Nam ta thường có tình cảm gia đình rất sâu nặng, người đi trước giúp người đi sau. Sau khi được sang định cư ở nước thứ ba là bắt đầu lo giấy tờ bảo lãnh người thân. Các văn phòng lo dịch vụ di trú, đoàn tụ mọc ra như nấm và không bao giờ thiếu khách hàng . Hết lo bảo lãnh người thân ruột thịt như cha mẹ, vợ chồng, con cái xong, thì đến bảo lãnh anh chị em, con cháu, họ hàng, bạn bè xa gần. Nhiều người bảo lãnh thân nhân sang Mỹ xong, chỉ một thời gian ngắn sau đó là gây gỗ, cha mẹ anh em không thèm nhìn mặt nhau, có khi chính gia đình vợ chồng người bảo lãnh cũng gãy đổ vì những người thân từ Việt Nam sang đâm thọc. Người ở Việt Nam bây giờ nếu biết làm ăn buôn bán, tham nhũng, hối lộ, chạy chọt thì cũng có tiền bạc rủng rỉnh, nên khi có giấy tờ bảo lãnh của thân nhân về, họ đi Mỹ định cư mà cứ như là đi du lịch dài hạn, ở được thì ở, không được thì về. Khi qua Mỹ, họ tưởng đâu ở Mỹ là thiên đàng, việc làm dễ kiếm, đủ loại trợ cấp nhà nước nên khi đụng vào thực tế phủ phàng sau mấy tháng qua Mỹ ăn ở không chẳng có đồng nào trợ cấp, người bảo lãnh cũng không khá giả gì hơn, họ bất mãn và tháo lui về lại Việt Nam, nhưng vẫn không quên để lại con cái ở Mỹ nhờ anh em, bà con chăm sóc giùm cho mấy đứa nhỏ có tương lai !

Có người Việt Nam mới qua Mỹ có mấy ngày, đi ăn nhà hàng Việt Nam ở khu Little Saigon, khẩu vị khác với ở Việt Nam, đã không ngần ngại chê bai “đồ ăn Việt Nam ở Mỹ dở ẹt, thịt cá đều là đông lạnh, ăn không vô !”. Ban ngày ở nhà khu yên tịnh, chủ nhà đi làm hết, không có xe cộ ở nhà để xuống phố Bolsa, thì rên rỉ “nhà gì đâu mà ở khu vắng vẻ như chùa Bà Đanh, ở nhà suốt ngày giống như ở tù bị giam lỏng !”. Có nhiều anh Việt kiều về Việt Nam lấy vợ, rước nàng về Mỹ, được một, hai tháng, thấy nàng suốt ngày gọi điện thoại về Việt nam vì nhớ cha nhớ mẹ, bill điện thoại mỗi tháng không dưới 200 đô. Ban đêm hay cuối tuần thì bắt anh chồng chở đi shopping, tiêu xài thoải mái, cà thẻ tín dụng không cần biết bao nhiêu. Anh chồng kêu đi học Anh văn, học nghề thì viện đủ lý do để khỏi đi, ở nhà để chồng nuôi cho sướng. Không biết một hai năm sau, anh chồng có còn chịu nổi nữa không ?

Có một cặp vợ chồng đang êm ấm, rước bà mẹ chồng và cô em chồng qua thì trong nhà bắt đầu lục đục. Bà mẹ chồng thấy con trai mình đi làm về vào bếp phụ vợ nấu cơm thì khó chịu, chì chiết con dâu là không làm bổn phận làm vợ, làm dâu đúng tiêu chuẩn Việt Nam của bà. Cô em chồng thì luôn nói xấu chị dâu với anh mình những khi chị dâu đi làm. Như vậy thì ai mà chịu đời cho thấu.

Có một gia đình người bạn mà tôi được biết, bảo lãnh cả gia đình người chị chồng từ Việt Nam qua. Qua Mỹ được vài tháng, bà chị chồng xúi dại người chồng mượn tiền ngân hàng cho bà ta để mua nhà vườn ở Riverside để làm rẫy, trồng rau bán cho các chợ Việt Nam. Gia đình người em tan nát khi chủ nợ ngân hàng, credit card gửi thư đòi nợ ráo riết vì công việc làm rẫy không được thuận lợi như ý muốn.
Ông bà ta thường nói: 
“Cứu vật, vật trả ơn
Cứu nhân, nhân trả oán”
Câu này tôi thấy rất là đúng. Người Việt Nam được thân nhân bảo lãnh sang Mỹ bao nhiêu năm nay,  có mấy ai còn biết nói tiếng cảm ơn người đã đùm bọc cưu mang gia đình mình từ những ngày đầu mới đến Mỹ. Có mấy ai còn liên lạc, còn gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe, chúc Tết “khổ chủ” ngày xưa. Hay đã giận hờn nhau, không thèm nhìn mặt nhau từ lâu lắm rồi ?

Bây giờ, xin được nói qua chuyện cho tiền làm từ thiện ở Việt Nam. Thấy có nhiều hội đoàn sốt sắng làm các công tác từ thiện giúp đỡ người nghèo khó ở Việt Nam, tôi rất là cảm phục. Tôi chỉ xin lưu ý các cá nhân đã và đang đóng góp cho các công tác từ thiện ở Việt Nam, có nhiều người còn dấn thân về Việt Nam, đem tiền tận tay giao cho các tổ chức cứu trợ ở Việt Nam. Với kinh nghiệm cá nhân, tôi không còn tin tưởng nhiều các tổ chức cứu trợ từ thiện ở Việt Nam dưới sự quản lý của nhà nước. Nếu có cho tiền xin đừng để lại tên tuổi, chỉ gây phiền phức cho mình sau này. Người đại diện ở Việt Nam, có khi tay mặt nhận tiền, nhưng tay trái bắt đầu ghi tên Việt kiều vào sổ phong thần, để điều tra lý lịch, công ăn việc làm của mình ở hải ngoại, để sau này dễ dàng chụp mũ khi cần. Họ làm báo cáo chi tiết nhưng không bao giờ báo cáo huê hồng ít nhất 10 % cho người kêu gọi đưọc tiền đóng góp từ hải ngoại, gọi là tiền “bồi dưỡng”. Nhiều khi các hội đoàn ở hải ngoại biết rất rõ việc này, nhưng vẫn phải nhắm mắt làm ngơ để quà cứu trợ được đến tận tay đồng bào nghèo khó.
Muốn qua sông phải lụy đò
Muốn thương dân Việt phải “dò” mới  tin

Xin hãy “dò” kỹ nguồn tin trước khi trao tiền, và đừng tin tưởng quá đáng vào tổ chức từ thiện của nhà nước như Hội Phụ Nữ Từ Thiện chủ trương giúp phụ nữ nghèo tạo dựng lại cuộc sống. Xin hãy tìm hiểu kỹ càng hoạt động của họ trước khi bỏ tiền ra giúp họ.
Vài hàng góp nhặt, hy vọng mọi người đọc xong sẽ suy nghĩ và thông cảm với tác giả.

Phong Lan
2007
-- 
Viết thêm 2015

Đến năm 2015, tôi lại muốn viết thêm về cái ngu CHO TIỀN ở hải ngoại. Mỗi năm, ở Mỹ,  tôi đều cố gắng trích một phần ngân quỹ gia đình để giúp các tổ chức từ thiện  làm công tác xã hội. Nhiều tổ chức gây quỹ mỗi năm ở nhiều tiểu bang để giúp cho người tị nạn, nạn nhân buôn người, công nhân lao động xuất khẩu, người tàn tật ở Việt Nam, cô nhi, người nghèo, nạn nhân bão lụt, xây giếng, cất chùa, v.v… Mỗi người một tay, của ít lòng nhiều, $50, $100, người Việt Nam ta rất giàu lòng nhân ái. Nhiều tổ chức đã gây quỹ được mấy trăm ngàn đô la từ đồng hương Việt Nam với khẩu hiệu : 
“Dù xây chín bậc phù đồ
Không bằng làm phước cứu cho một người”

Có điều sau khi thâu tiền mọi người xong, thì ít khi thấy tổ chức đó ra một báo cáo chi tiết tài chánh chi thu rõ ràng cho mọi người được biết là số tiền thu được đã được chi như thế nào. Bao nhiêu phần trăm được trả cho nhân viên hành chánh làm nhiệm vụ sổ sách ? 10 % hay 90 % ?  Bao nhiêu phần trăm được trả cho chi phí di chuyển, đi máy bay, ở khách sạn, ăn uống cho nhân viên ? Và cuối cùng bao nhiêu phần trăm thật sự đến với người khốn khổ để giúp đỡ họ ? Có hay không danh sách người nhận được giúp đỡ ? Làm sao kiểm chứng được ? . Chẳng có ai dám hỏi và ban tổ chức gây quỹ cũng ít khi công khai tài chánh chi thu.  Tiến thu thì  nói gây quỹ thành công lắm, nhưng tiền chi ra thì dấu rất kỹ.
Tiền vô như nước sông Đà
Tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin

Ai mà hỏi thì họ cho là người phá đám và tỏ thái độ khó chịu ra mặt. Có khi họ còn hăm dọa kiện thưa người cho tiền vì thắc mắc việc điều hành của họ hơi nhiều. Tôi mong rằng các hội đoàn có tổ chức gây quỹ thì cũng nên báo cáo chi tiết rõ ràng chi thu không cần phải đợi người ta hỏi mới trả lời. Các báo cáo thành tích thì cũng phải rõ ràng có hình ảnh chứng minh là nhân viên của tổ chức mình làm, chứ không phải lấy hình sinh hoạt của tổ chức khác làm rồi nhận vơ là tổ chức mình làm, không ai kiểm chứng được. Tôi rất hoang mang khi đọc những báo cáo thành tích chung chung, rất ấn tượng nhưng chỉ có ông chủ tịch hay bà chủ tịch biết rõ, ngoài ra không ai biết hết. Ban ngân sách, ban giám sát, ban điều hành chỉ là bù nhìn , không ai biết gì hết.

Nói tóm lại các tổ chức người Việt nên hoạt động dân chủ và rõ ràng minh bạch về chuyện tiền bạc ngân sách thì mới mong lấy lại được lòng tin của người Việt Nam cho các công cuộc gây quỹ làm việc xã hội hay chính trị, giúp đỡ đồng bào mình. Nếu không thì sẽ chẳng ai còn dám tin ai, và các cuộc gây quỹ sẽ không có kết quả tốt đẹp trong tương lai.
Mong lắm thay!


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Mar/2015 lúc 2:53pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Mar/2015 lúc 11:21pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Apr/2015 lúc 8:20am











Hôm nay tôi đọc chuyện tình Phi-Việt, chút gì đó buồn man mác. Có phải tình yêu khi hai tâm hồn đến với với nhau, người ta vượt qua hàng rào ngôn ngữ, màu da, phong tục, tạp quán, vượt qua những cười chê, những dị nghị, những đàm tiếu của xã hội,... bởi vì hai tâm hồn yêu nhau, đến với nhau trọn vẹn khi nhịp tim nhịp nhàng đồng bộ một khi những người trẻ yêu nhau. Xin gia đình và xã hội hãy nhìn họ với ánh mắt bao dung, từ tâm và vì họ vốn có nhân bản tính, tình yêu họ đáng ca ngợi. Hãy đọc...

“Jean Bedel Bok***a đi lính cho Pháp từ năm 18 tuổi, lúc nước Trung Phi còn là thuộc địa của Pháp. Bok***a trong đội quân lê dương có mặt tại nhiều quốc gia trước khi đến Việt Nam vào năm 1953, lúc ấy ông 32 tuổi, mang lon trung sĩ nhất và đóng tại Chánh Hưng, Sài Gòn (quận 8 bây giờ). Có thời gian Bok***a được tăng cường về Biên Hòa làm nhiệm vụ gác cầu ở Cù Lao Phố (cầu Gành). Hồi đó, những làng mạc xa xôi hẻo lánh, người dân rất sợ các toán quân “Tây đen”, phụ nữ không may gặp họ trên đường họ hành quân là coi như hết thời. Nhưng ngay giữa thành phố hay những nơi thị tứ đông đúc thì dân chúng không sợ đám lính đánh thuê này. Những ông lính “Tây đen” có nhiệm vụ canh gác cầu Gành tại Cù lao Phố không dám giở thói côn đồ mà ngược lại, lại có vẻ hiền từ. Bok***a là người hiền nhất trong đám lính gác cầu. Hồi đó, ở gần cầu Gành có một cái máy nước công cộng để dân chúng trong vùng đến hứng, gánh về dùng. Trong xóm gần cầu có cô gái nghèo tên là Nguyễn Thị Huệ, chuyên gánh nước mướn cho các gia đình, hết sức cực nhọc mặc dầu cô rất xinh xắn.

Sau giờ gác cầu, Bok***a thường la cà đến bên chiếc phông-tên nước công cộng đó để tán gái theo bản năng đàn ông. Các phụ nữ khác thấy Bok***a tới thì trốn biệt không dám đến gần. Lúc đầu, cô Huệ cũng trốn, nhưng sau đó vì chén cơm manh áo, cô đành liều, cứ đến gánh nước. Anh lính lê dương không làm gì cả, đã vậy lại còn giúp cô hứng nước và tập tành nói tiếng Việt nghe rất tức cười. Dần dà, những cử chỉ ngô nghê, vụng về của anh lính da đen làm cho cô Huệ thấy có cảm tình. Rồi cô dạy cho Bok***a nói tiếng Việt. Cô không còn cảm thấy ngại ngùng mỗi khi đối diện với anh lính Phi châu này nữa, mà những lúc nghỉ ngơi cô còn có ý muốn gặp anh. Lương của lính Pháp tương đối rất khá, Bok***a cũng biết cách lấy lòng phụ nữ, lúc thì anh mua tặng cô xấp vải, chiếc khăn, lúc thì chai dầu thơm, có khi anh còn cho cô cả tiền nữa, những số tiền này cô phải gánh nước oằn lưng cả tuần mới có thể có được. Hai bên dần dần yêu nhau, những ngày cuối tuần Bok***a rủ cô Huệ về Sài Gòn chơi…



Kết quả của mối tình Phi-Việt đó là cô Huệ mang thai. Ngày ấy con gái chửa hoang là một điều hết sức nhục nhã, nhất là lại có chửa với một gã lính da đen. Cha cô không chịu nổi lời đàm tiếu, đánh cô một trận rồi bỏ nhà ra đi. Mẹ cô nước mắt lưng tròng, phần thì thương con, phần cũng giận con. Bà nói: “Đấy, mày muốn tính sao thì tính, đi đâu thì đi, đừng làm cho tao thêm nhục…”. Bok***a đưa người tình về Tân Thuận Đông, quận Nhà Bè, nơi đơn vị anh đóng quân gần cầu Tân Thuận. Anh thuê nhà cho người yêu ở. Hai người sống với nhau như vợ chồng. Tình nghĩa đang mặn nồng thì đơn vị của Bok***a được lệnh về Pháp. Anh trao tất cả số tiền dành dụm được cho vợ và dặn ít nữa nếu sinh con trai thì đặt tên là Martin, nếu sinh con gái thì đặt tên là Martine, sau này nếu có dịp anh sẽ sang Việt Nam tìm hai mẹ con. Cô Huệ khóc hết nước mắt..."




Đấy là chuyện tình thương tâm của chàng trung sĩ nhất Jean Bedel Bok***a (32 tuổi, trong đội lính Lê dương (Légion étrangère của Pháp sang tham chiến tại Việt Nam) yêu nàng Nguyễn Thị Huệ với làn da trắng muốt như bông bưởi của xứ Biên Hòa. Jean Bedel bản tính hiền lành vì thương Huệ, anh chịu khó học tiếng Việt từ người yêu. Nhưng khổ nổi người cha của Huệ đánh đập nàng vì không chấp nhận mối tình dị chủng, mẹ nàng đau khổ khóc sướt mướt đành để nàng theo người yêu vì thân phụ nhất quyết không nhìn nhận Jean Bedel. Thời gian trôi qua 19 năm sau chàng đăng quang vua của xứ Cộng Hòa Trung Phi, chàng tìm kiếm Huệ và đứa con rơi, bởi vì khi quân đội Pháp rút về xứ, Jean Bedel biết Huệ mang thai, chàng ra đi về Pháp trong ray rứt, áy náy. Việc tìm lại con như sự nhìn nhận vì lương tâm, tôi cho rằng việc này nói lên một phần nào trách nhiệm của ngài vua Jean Bedel của xứ phi châu, xứ sở vốn giàu kim cương, đá quý, quặng mỏ...


FRANK MICHAEL ( Je t ' attendais )  <<<<





Trong tình yêu tìm đến nhau vì tình cũ, những ràng buộc tâm hồn, tôi bỗng nghe bài tình ca cũ "Je t'attendais" vang lên:

"Et que Dieu me pardonne,
Je t'aime plus que je n'ai aimé,
Ceux que j'abandonne,
Aux amours p***és,
Aujourd'hui je comprends, enfin,
Mes défaites et mes chagrins,
Ne m'ont pas blessé pour rien,
Car je le sais,
Pour une p***ion éternelle,
Je t'attendais,..."

Một cuộc tình đã qua, xin Thượng đế tha thứ cho con. Em à, anh yêu em nhiều hơn anh đã yêu em. Những điều anh bỏ cuộc trong quá khứ yêu thương. Giờ đây sau hết anh thấu hiểu. Những mất mát của anh, những nỗi buồn của anh vẫn còn đó. Em, bởi vì anh biết đối với một niềm yêu thương miên viễn và anh vẫn chờ đợi em... Đại để như vậy, bài nhạc nói lên nỗi lòng của nhiều người, tình dở dang, không trọn vẹn. Với trường hợp của Jean Bedel và nàng Huệ xứ Bưởi. phải chăng quá ray rứt vì chiến tranh, sự chia tay của họ như bao sự chia tay của các biến cố 1954 hay 1975 giống nhau, giống nhau lắm, buồn vơi và ray rứt... “Je t'aime plus que je n'ai aimé, ceux que j'abandonne, aux amours p***és,...” ?

Tôi làm việc chung với Danny và Josephine, họ yêu nhau thật lòng dù khác màu da. Danny da trắng, Josephine đa đen, họ may mắn hơn vì xứ Mỹ sau biến cố Martin Luther King, nước Mỹ cởi mở hơn, phóng khoáng hơn như nơi tôi ở miền viễn tây nắng ấm của California. Cha mẹ Danny vốn thương mến Josephine, không như Jean Bedel bị chối từ, bị khinh miệt chỉ vì làn da, làm sao xã hội xưa hiểu được tình yêu cao hơn màu da mà Thượng đế ban cho chúng ta.

“Aujourd'hui je comprends, enfin,
mes défaites et mes chagrins.
Ne m'ont pas blessé pour rien, car je le sais,...
Je t'attendais.
Ma vie s'était attendre pour apprendre à t'aimer...”



Trường hợp khác, đau khổ không kém của đầu thế kỷ 21. Chàng trai Việt Nam gia nhập hải quân Hoa Kỳ, tàu lênh đênh lâu ngày James Le khôi ngô gặp Rosemary thượng cấp da đen của chàng, họ yêu nhau chân tình, tình yêu vượt biên cương của chủng tộc, của màu da, của văn hóa gốc, tình yêu đáng được trân trọng, họ chia sẻ mộng hải hồ, tình yêu đẹp như đại dương xanh ngát, bao la như sóng biển Thái Bình dương. Một ngày kia chàng đưa nàng về gặp thân mẫu mình. Bà mẹ từ chối ngay, viện lẽ màu da không phù hợp, tình yêu phải đồng chủng. Cả hai đau khổ, ngỡ ngàng. Tại sao con người lại áp đặt những định kiến, những khó khăn, những trắc trở cho một tình yêu thiêng liêng, một tình yêu chân chính như vậy?

Chàng là con duy nhất của bà mẹ góa chồng. Là người con hiếu thảo nên James và Rosemary vẫn giữ vững tình yêu khác chủng tộc không được gia đình nhìn nhận, giữ kín đáo, và riêng tư. Một ngày nọ Rosemary nhận biết mình lâm chứng bệnh ung thư, nàng đã vĩnh viễn ra đi. James đau khổ tuyệt vọng, đời sống và tình yêu thượng đế sao khe khắt với họ, màu da không ai muốn. Nó chỉ là sự tiền định được đặt để, định luật của thiên nhiên sắp xếp kiếp người như thế. Cuối cùng chàng đã không lập gia đình vì những nhung nhớ tình yêu đôi bạn đã trót yêu và trót hứa. Và cũng cuối cùng người mẹ cảm nhận sự hối hận, nhưng duyên tình nay đã không trọn vẹn, đã lỡ làng....

Từ ba cuộc tình tiêu biểu, Jean Bedel và Huệ của xứ Bưởi, Danny và Josephine, cùng James Lê và Rosemary, cho ta thấy có vui, có buồn, tình yêu chịu đinh luật khắc nghiệt, có duyên nghiệp, có tình được, và có tình không thành đôi. Dù yếu tố chung thủy hay chân thành quyết định bởi số phần, bởi đấng tối thượng trên cao kia.

"Je t'aime depuis trop peu de temps,
et pourtant j'y croyais depuis si longtemps.
Aujourd'hui je comprends, enfin,
qu'il me fallait souffrir,
Avant de te dire un matin, d'un sourire,
pour une p***ion éternelle,
je t'attendais,...
Pour une symphonie nouvelle, je t'attendais,
Sans le savoir, sans le comprendre,
je t'attendais, ma vie s'était attendre,
pour apprendre à t'aimer..."

Đối với một tình yêu vĩnh cửu, anh đã chờ đợi em, như với một bản giao hưởng mới, anh quyết chờ đợi em,... làm sao biết được cuộc đời sẽ ra sao. Nhưng anh nguyện chờ đợi em. Em, cuộc sống này đã được sắp sẵn rồi, để anh thử thách để yêu em hơn. Anh chờ đợi em nhé...



Việt Hải



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Apr/2015 lúc 8:24am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Apr/2015 lúc 3:46pm
TRẢ THÙ

Chiếc xe với bảng số Victoria ngưng lại trước văn phòng điạ ốc của Tuấn. Không cần nhìn kỹ, Tuấn cũng hiểu rõ chủ nhân là người lạ tại cái thành phố nhỏ bé này.

Khi người lạ mặt vừa bước xuống xe, Tuấn nói với cô thư ký đang ngồi đọc sách một cách say mê:
- Cô Hoa, có lẽ mình có khách.
Hoa suýt giật mình, bỏ vội quyển sách vào ngăn kéo, lấy một tờ giấy đặt vào máy chữ giả vờ đánh lách cách.
Người lạ, với tờ báo cặp dưới nách, tiến tới trước cửa kiếng đứng nhìn những tấm hình quảng cáo.
Đó là một người đàn ông mập mạp trong bộ đồ lớn lợt màu, mồ hôi lấm tấm trên trán. Ông ta vào khoảng trên dưới năm mươi tuy nhiên tóc vẫn còn dầy và đen nhánh. Khuôn mặt ông ta hồng hào - có lẽ vì nóng - với đôi mắt ti hí lạnh lùng. Rồi ông ta xô cửa bước vào, liếc nhìn cô thư ký đang bận rộn đánh máy trước khi gật đầu chào Tuấn:
- Ông Tuấn?
Tuấn cười thật tươi:
- Dạ! Mời ông ngồi.
Người đàn ông ngồi xuống, giơ tờ báo lên:- Tôi thấy có mấy căn nhà trong báo coi cũng tàm tạm.
- Dạ, chúng tôi thường đăng những căn nhà tốt với giá rẻ trên báo này với kết quả rất tốt. Dạ thưa quí danh ông là...
- Tôi là Chiến.
Rồi Chiến móc túi lấy khăn tay ra lau mặt:
- Hôm nay trời nóng quá!
Tuấn lắc đầu chắc lưỡi:
- Dạ, hôm nay trời nóng một cách bất thường. Ở đây trời ít khi nóng lắm. Nhiệt độ trung bình chỉ vào khoảng trên dưới 20 độ... Dạ, mời ông hút thuốc.
- Cám ơn ông, tôi không hút. Tôi muốn coi căn nhà ông quảng cáo trong báo.
- Dạ, thưa ông ông muốn coi căn nào?
- Tôi cũng chưa quyết định... Nhưng có một căn nhà cũ ở gần ngoại ô, có lẽ khá yên tĩnh.






                                                              Ành minh họa (Gơogle)
- Dạ thưa chắc là căn nhà màu trắng giá $420,000?
- Dạ đúng.
Tuấn lắc đầu:
- Thành thực mà nói với ông, đây là một căn nhà rất đặc biệt. Đáng lẽ chúng tôi không nhận bán nhưng chủ nhân nhất định năn nỉ và còn tự trả tiền quảng cáo nữa,thành ra... Chiến ngắt lời:
- Căn nhà đó có gì mà ông gọi là đặc biệt. Tuấn cười gượng:
- Dạ có lẽ tôi dùng chữ đặc biệt không được chính xác lắm. Đúng ra phải nói là căn nhà đó... mắc quá! Có lẽ ông sẽ không chấp nhận cái giá quá cao như vậy đâu!
- Tại sao?
Tuấn lục tìm trong tập hồ sơ, rút một tấm giấy ra đưa cho Chiến:
- Xin ông coi đây thì rõ.
Chiến cầm tờ giấy ghi một vài chi tiết của căn nhà “Nhà fibro 3 phòng ngủ. Phòng khách, phòng ăn, nhà bếp, phòng tắm và nhà vệ sinh riêng.
Đất 12mx32m. Cách ga 5 cây số. Cách trường 8 cây. $420,000”. Bên dưới là ghi chú bằng mực đỏ “Nhà cũ, cần sửa chữa nhiều. Chỉ đáng $100,000”là cao tay.
Chiến gật gù:
- À thì ra thế! Nhưng tại sao chủ nhân lại đòi cao quá như vậy?
Tuấn nhún vai:
- Có lẽ bà ta tưởng đất của bà là vàng chắc.
Chiến có vẻ ngạc nhiên:
- Chủ nhân là đàn bà? Bà ta ở với ai?
- Từ khi con bà ta chết cách đây khoảng trên ba năm, bà ta ở một mình.
Chắc ông không muốn mất thì giờ đâu nhỉ? Ông muốn mua khoảng bao nhiêu, chúng tôi còn nhiều căn rất tốt và rất rẻ.
Chiến có vẻ ngần ngừ:
- Thực ta thì tôi rất thích vị trí của căn nhà này. Có lẽ mình có thể
trả giá với bà chủ.
Tuấn lắc đầu:
- Bà ta đòi đúng giá, không bớt một xu.
Chiến lấy khăn lau mồ hôi:
- Hay ta cứ thử tới coi xem sao.
Rồi Chiến đứng dậy:
- Tôi đi bây giờ.
Tuấn có vẻ ngạc nhiên:
- Ông quyết định mua căn nhà đó hay sao?
- Dạ thì cứ tới thử xem sao, có mất mát gì đâu.
Tuấn thở dài, hỏi lại:
- Ông có tới đó ngay bây giờ không? Ông biết địa chỉ không?
- Dạ biết. Tấm bảng của ông cắm ngay sân trước ai mà chả thấy.
- Để tôi điện thoại cho bà chủ. Bà ta tên là Đào.
Mười lăm phút sau Chiến ngừng xe trước căn nhà cũ kỹ. Sân trước cỏ dại mọc đầy, tường nhà tróc sơn loang lổ. Rõ rệt là căn nhà không được chăm sóc từ nhiều năm qua.
Chiến xuống xe, leo lên mấy bực thềm, gõ mạnh vào cánh cửa cũ kỹ.
Người đàn bà ra mở cửa ốm yếu và thấp bé với mái tóc bạc phơ. Đôi mắt của bà như sáng lên khi hỏi Chiến:
- Ông là ông Chiến?
- Dạ.
- Chắc ông muốn coi nhà? Ông Tuấn vừa điện thoại cho tôi.
- Dạ.
Bà chủ nhà bước lui vài bước:
- Mời ông vào.
Vừa bước qua ngưỡng cửa, Chiến vừa lấy khăn tay lau mồ hôi:
- Nóng quá!
Bà chủ thản nhiên:
- Tôi có pha sẵn một ít nước chanh để trong tủ lạnh. Chỉ có điều là
ông không nên hi vọng là tôi sẽ bớt một xu cho ông.
Trong nhà tối tăm ẩm thấp với những cánh cửa sổ cũ kỹ đóng kín. Đồ đạc trong nhà có lẽ cũng cùng tuổi với chủ nhân. Bà chủ lặng lẽ bước tới ngồi lên cái ghế bành cũ, nét mặt hoàn toàn không cảm xúc.
Chiến nhìn quanh trước khi lên tiếng:
- Tôi vừa nói chuyện với ông Tuấn...
Bà chủ ngắt lời:
- Tôi biết! Chắc ông ta lại nói là căn nhà này không đáng giá $420,000 phải không? Nếu ông không đồng ý, xin ông cứ tự nhiên ra khỏi nhà. Tôi không bớt một xu.
Chiến hắng giọng:
- Dạ, tôi không biết là tôi có nên trả giá hay không. Tuy nhiên mình
có thể thảo luận một chút.
Chủ nhân ngửa mình vào lưng ghế:
- Ông muốn thảo luận điều gì xin cứ tự nhiên, nhưng đừng trả giá.
Chiến lại lau mồ hôi ướt đẫm trên mặt:
- Dạ... Tôi là dân buôn bán, còn độc thân. Tôi dành dụm được chút đỉnh và rất thích thành phố này sau khi có dịp đi ngang hồi mấy năm về trước nên tôi có ý định sẽ hồi hưu ở đây. Hôm nay nhân chạy ngang đây, tôi ghé vào văn phòng ông Tuấn hỏi xem ông có căn nhà nào vừa túi tiền hay không và ông ta gởi tôi tới đây. Không hiểu tại sao tôi cảm thấy thích căn nhà này ngay khi vừa bước vào cửa. Bởi thế tôi đề nghị bà nên bán với giá phải chăng.- Giá phải chăng! Hừ, tôi đã nói ngay từ đầu là không có vấn đề trả
giá rồi mà! Nếu ông không trả nổi giá tôi đòi, ông có thể tìm mua nơi khác.
Rồi chủ nhân đứng dậy lạnh lùng:
- Chào ông.
Chiến lúng túng:
- Thưa bà...
Chủ nhân vẫn lạnh lùng:
- Tôi xin nhắc lại là không có vấn đề trả giá. Tôi đã dặn đi dặn lại
ông Tuấn hàng trăm lần rồi.
Chiến có vẻ bối rối:
- Thực ra thì... tôi không biết phải nói sao, nhưng... tôi đồng ý trả
giá bà muốn.
Chủ nhân nhìn sững Chiến:
- Ông có chắc không?
- Chắc chắn! Tôi có đủ tiền. Nếu bà nhất định muốn bán với giá đó, tôi trả giá đó.
Khuôn mặt chủ nhân như dịu lại, nhưng đôi mắt bà như sáng lên:

- Có lẽ nước chanh đã đủ lạnh rồi. Để tôi lấy mời ông uống một chút cho đỡ khát.
Chiến đang lau mồ hôi khi chủ nhân trở lại với ly nước chanh mát lạnh.

Image%20result%20for%20image%20a%20gl***%20of%20iced%20lemonadeChiến đỡ lấy uống một hơi gần nửa ly.
Chủ nhân lại ngồi xuống cái ghế bành. Lần này bà nói với vẻ trầm ngâm:
- Căn nhà này của gia đình tôi từ hơn một trăm năm nay. Tất cả những người trong nhà, ngoại trừ Long con trai tôi, đều ra đời trong căn phòng nhỏ kế bên nhà bếp. Chỉ có tôi là nhất định sanh Long tại nhà bảo sanh.
Bà chớp chớp đôi mắt, lúc này không còn trong sáng nữa:
- Tôi biết căn nhà này rất cũ. Ông Tuấn nói rằng căn nhà này còn bị mối xông nữa.

Nhưng tôi vẫn thương căn nhà này. Chắc ông cũng hiểu? 
- Dạ!
- Ba của Long mất khi nó mới lên chín. Long bỏ thành phố này lên ở Sydney trái ý muốn của tôi! Nhưng nó cũng giống như các thanh niên thời nay, đầy tham vọng nhưng không biết hướng đi.
Tôi không biết nó làm gì ở Sydney. Nhưng có lẽ nó thành công vì nó gởi  tiền cho tôi đều đặn.
Bà đưa tay lên lau mắt:
- Tôi không gặp con tôi trong chín năm trời. Tôi buồn khổ lắm! Nhưng khi nó trở về, tôi còn buồn hơn... Nó về nhà vào lúc nửa đêm, mặt mày hốc hác, già hơn đến năm mười tuổi! Nó về nhà với một cái valise nhỏ màu đen. Khi tôi tính đỡ cho nó, nó hất mạnh khiến tôi suýt té. Tôi đưa nó vào giường như khi nó còn nhỏ, và tôi nghe nó rên rỉ suốt đêm.
Sáng hôm sau nó nói rằng nó phải ra khỏi nhà trong vài tiếng đồng hồ để làm một cái gì rất quan trọng. Nó không cắt nghĩa gì thêm, chỉ xách chiếc valise đi. Chiều hôm đó nó trở về tay không, không có cái valise đen.
Đôi mắt Chiến như mở rộng:
- Thế nghĩa là gì?
- Tôi không biết. Nhưng tôi được người ta cho biết... Đêm hôm đó có người vào nhà tôi. Tôi không biết làm sao ông ta vào được. Tôi chỉ biết khi nghe tiếng ồn ào trong phòng con tôi. Tôi lắng nghe xem con tôi bị lôi thôi vì việc gì, nhưng chỉ nghe tiếng la hét và đe doạ...
Rồi...Bà già ngưng lại, đôi vai bà như xệ xuống: ... súng nổ.
Khi tôi chạy sang, cửa sổ phòng con tôi mở toang, người lạ đã biến mất, và con tôi... thằng Long của tôi nằm dưới đất... Chết rồi!
Bà lắc đầu: 
- Chuyện đó cách đây hơn ba năm rồi. Cảnh sát cho tôi hay rằng con tôi và người lạ mặt dính líu tới một vụ cướp... lên tới bạc triệu. Thằng Long ôm trọn số tiền toan chiếm lấy một mình. Nó giấu trong căn nhà này, mà cho tới bây giờ tôi vẫn không biết ở đâu. Người lạ mặt tới tìm nó đòi phần chia. Khi nó từ chối, ông ta bắn chết nó... thằng Long, con tôi ...
Rồi chủ nhà ngước lên, nói thật chậm rãi: 
- Đó là lý do tại sao tôi đăng bảng bán nhà đắt gần gấp đôi thực giá, vì tôi biết một ngày nào đó kẻ giết con tôi sẽ trở lại. Một ngày nào đó ông ta sẽ mua căn nhà mục nát này với bất cứ giá nào.
Bà ngưng lại một chút rồi nói bằng một giọng vô cùng thanh thản:
- Tôi chỉ cần kiên nhẫn đợi chờ với một ly nước chanh có pha thuốc độc...
Rồi bà tựa ngửa vào ghế nhìn Chiến với ánh mắt chợt như bừng sáng.
Chiến run rẩy đặt cái ly không còn một giọt xuống bàn. Hắn không nghe rõ những lời nói cuối cùng của chủ nhân vì đôi mắt hắn đã trợn trừng, đầu hắn bật ngửa, tuy hắn vẫn cố lắp bắp :
 - Nước... chanh... của bà... đắng quá!

 
                                        +++++

< title="tìm kiếm" name="search" =" gsc-" size="10" autocomplete="off" ="text">


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Apr/2015 lúc 3:47pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 16/Apr/2015 lúc 4:04pm

HÀNH TRÌNH TÌM CON

NƠI BIỂN ĐÔNG

 

Ông Trương Văn Hào ở thành phố Rochester, bang New York là một trong những người hiếm hoi tự nhận mình là người hạnh phúc nhất thế gian.

*Thảm cảnh vượt biên

Người đàn ông 54 tuổi này lúc nào cũng niềm nở, hoà nhã và dường như đối với ông quãng đời còn lại chỉ để cám ơn cuộc đời vì niềm mong mỏi cuối cùng của mình đã đạt được:

“Nguyện vọng cuối cùng của tôi đã đạt được, tôi rất vui mừng”.

Cách đây hơn một năm, ông Hào đã tìm được người con thất lạc 34 năm của mình. Chính xác là vào ngày 29 tháng 6 năm ngoái. Đó là ngày ông tìm được anh Trương Văn Khai, đứa con trai bị thất lạc từ năm 1977:

“Cảm xúc lúc đó nằm trong lòng nhiều hơn. Tôi là đàn ông nên không thể khóc ở đó nhưng mắt tôi ướt”.

Trương Văn Khai là tên người con trai thất lạc của ông. Lúc gặp được nhau, Khai đã là một thanh niên 34 tuổi, có gia đình với cái tên Thái Lan là Samart Khumkham. Thế nhưng trước khi có được giây phút hội ngộ đầy hi hữu này, ông Hào đã trải qua một câu chuyện dài.

Tháng 12 năm 1977, ông Hào cùng vợ và đứa con trai sáu tháng tuổi lên đường từ ngả Phú Quốc đi vượt biên. Chưa đầy một tuần sau, gia đình của ông và tất cả những người có mặt trên tàu phải sang một chiếc tàu khác của người Thái tại Songkhla do tàu bị hỏng.

Và nơi đây, cuộc chia ly của gia đình ông bắt đầu:“Trong thời gian chúng tôi ở trên tàu khoảng 4-5 ngày thì họ (thuyền trưởng) rất thích thằng bé, nâng niu và cho nó ăn”.

 

 

Bốn ngày sau, người thuyền trưởng lặng lẽ bỏ đi bằng một tàu khác cùng đứa con của ông Hào, bỏ lại ông và vợ với nỗi đau đớn thảm thiết. Sau đó, tất cả người Việt Nam trên tàu cũng bị yêu cầu nhảy xuống biển. Trước khi một số người còn gắng gượng và được một tàu khác cứu thì một số người trên chiếc tàu ấy đã bỏ mạng nơi biển khơi. Một trong những người vĩnh viễn nằm lại ở biển tỉnh Songkhla là vợ ông Hào.

Sau hơn năm tháng ở trại tị nạn trên đất Thái, ông Hào đến được Hoa Kỳ- xứ sở mà cả gia đình ông gọi là “của tự do”, là nơi mà ông và vợ đã mơ ước rằng sẽ được nhìn thấy đứa con nhỏ lớn lên từng ngày.

Ước mơ cũ bị bỏ lại nơi biển khơi, ông Hào sau một thời gian cũng bắt đầu cuộc sống mới với một gia đình nhỏ mới. Ông Hào cũng dần quên câu chuyện đau buồn năm xưa cũng như các chi tiết về cuộc chia ly. Tuy nhiên, nỗi nhớ về con và ước nguyện đi tìm đứa con thất lạc thì chưa bao giờ bị cuộc sống xóa mờ.

Chính vì việc người lái tàu năm xưa yêu quý đứa con trai mình mà ông Hào tin rằng đứa con không bị giết như những nạn nhân xấu số trên con tàu cách đây hơn 30 năm:“Nhờ vào đó mà tôi tin rằng họ không giết thằng bé. Cho nên lúc nào cũng vậy, trong suốt hơn 30 năm qua tôi chưa bao giờ nghĩ là thằng bé đã chết”.

Trước khi tìm được anh Trương Văn Khai vào năm ngoái, ông Hào đã không biết bao nhiêu lần đến các Hội Hồng thập tự để tìm tung tích về con. Nhưng lần nào cũng nhận được cái lắc đầu và trở về với nỗi buồn khó tả. Cuối tháng 5 năm ngoái, ông Hào quyết định trở về tỉnh Songkhla năm xưa để bắt đầu cuộc hành trình tìm con của mình với tất cả những gì ông còn nhớ được về con tàu Thái Lan đã chở ông năm xưa:

“Cái đó thì không thể nào tôi quên được hết. Lúc đó tôi nhớ rằng chiếc tàu có chữ viết nhìn giống số 21. Vô tình, lúc đó khi lên tàu thì tôi hỏi và được trả lời đó là số 21. Tôi cũng không nhớ được cái tỉnh vị trí con tàu đang ở. Tôi chỉ nhớ rằng lúc đó tàu chúng tôi cách bờ biển khoảng 40 dặm Anh. Ban đêm chúng tôi có thể thấy ánh đèn xa xa của đất liền. Tôi có hỏi thì người ta trả lời đó là Songkla. Đó là tất cả những gì tôi nhớ được”.

 

*Hành trình tìm con

Với chút thông tin ít ỏi, cuộc tìm con của ông Hào đã khá gian nan. Nó không chỉ là sự vất vả và hiểm nguy mà còn là “sự quyết tâm” – ông chia sẻ.

Vừa đặt chân đến Bangkok trong cái nắng gay gắt của mùa hè năm 2011, ông Trương Văn Hào tìm đến Hat Yai, nơi cách Songkhla khoảng 1 giờ lái xe để tìm một nhà thờ. Ông Hào chia sẻ, lúc còn ở trong trại tị nạn tỉnh Songkhla, ông thường thấy có một linh mục hay đưa thư cho người tị nạn trong trại. Tuy nhiên, vị linh mục năm xưa nay đã hơn 80 tuổi và không còn phụng sự tại đây nữa.

Mặc dù trước đó ông Hào đã lên mạng học một số câu giao tiếp bằng tiếng Thái và tham gia các diễn đàn để dò hỏi đường đi nước bước ở Songkhla nhưng việc này dường như không làm bớt đi những khó khăn của cuộc hành trình. Càng đi về miền nam Thái Lan, ông Hào càng thấy khó khăn trong giao tiếp vì người Thái ít nói tiếng Anh.

Lúc đó, ông được một người bạn biết nói tiếng Việt lẫn tiếng Thái bay từ Lào sang để giúp. Ông Hào và người bạn này đã lái xe đi dọc bờ biển tỉnh Songkhla và không nhớ nổi mình đã phải dừng lại bao nhiêu lần để dò hỏi tin tức với dân địa phương. Ông cũng không nhớ mình đã bao nhiêu lần đến các trụ sở cảnh sát và cơ quan nhà nước địa phương, bao nhiêu lần đến các nhà xác để tìm thông tin về vợ và con. Ông chỉ nhớ rằng mỗi lần trở về là mỗi lần ông thất vọng. Càng bế tắc hơn khi người bạn Lào phải bay về nước.

Lúc đó, ông Hào vẫn ở Hat Yai và nghĩ ra một cách mới: “Tôi viết ra các tờ rơi và in ra rất nhiều. Sau đó tôi phát những tờ rơi đó ra tại một khu ăn uống sầm uất với hy vọng trong số họ sẽ biết được tin tức liên quan đến con tôi”.

Ông Hào viết câu chuyện của mình ra và lên google dịch ra tiếng Thái. Ông hy vọng với số tiền thưởng ông hứa hẹn sẽ giúp những tờ rơi này đến được tay người biết câu chuyện năm xưa cũng như tung tích con trai ông.

Hơn ba tuần ở Thái, ông Hào quen biết nhiều nhân viên xã hội, nhiều cơ quan truyền thông nhưng có lẽ cơ duyên chỉ bắt đầu đến khi ông bắt đầu biết được một vài người làm nghề lái tàu và đánh cá. Lúc đó, ông mới thật sự dấn thân sâu hơn vào cuộc tìm kiếm và đôi lúc phải đối đầu với nguy hiểm.

Thông qua dân làm biển, ông biết được tung tích con tàu mang số 21 năm xưa. Đó chính là con tàu mà người lái tàu đã bỏ đi cùng với đứa con mới sáu tháng tuổi của ông. Được sự trợ giúp của các nhân viên xã hội Thái Lan ông Hào biết rằng có ba địa điểm có con tàu như ông diễn tả. Tuy nhiên, những người bạn Thái cũng không thể cùng ông đi tìm con tàu vì lúc đó nhằm mùa bầu cử, bạo loạn xảy ra ở miền nam Thái Lan.

Lúc này, ông vẫn quyết tâm đi tìm con tàu số 21, với tấm visa chỉ còn hơn 3 ngày là hết hạn. Tuy nhiên, ông lại một lần nữa bế tắc và quyết định dừng cuộc tìm kiếm. Nhưng đó chưa phải là kết thúc của câu chuyện:"Tôi nghĩ việc đầu tiên cũng phải do Trời trước. Theo tôi nghĩ thì Trời đã nhìn thấy được sự cố gắng của tôi và cảm động nên đã giúp tôi gặp lại con”.

Khi đến tạm biệt nhân viên xã hội để về Mỹ vì visa sắp hết hạn thì ông được cho biết họ tìm được người chủ mua chiếc tàu số 21. Ông Hào lại lóe lên tia hy vọng trong lòng và đi tìm người chủ tàu. Tuy nhiên, đó không phải là con tàu số 21 năm xưa mà ông từng đi.

 

*Điều kỳ diệu

Ông Hào chỉ biết ngẩng mặt nhìn Trời cao mà băn khoăn về một cuộc hành trình không biết bao giờ mới chấm dứt.

Thế nhưng, điều kì diệu bắt đầu khi trong lúc ông Hào nói chuyện với người chủ tàu thì một thanh niên vô tình nghe được câu chuyện của ông Hào. Người thanh niên cho biết trước kia xóm anh có một “đứa trẻ Việt Nam”. Người thanh niên đã gọi cho mẹ của mình để biết chắc chắn rằng mình nhớ chính xác.

Ông Hào cùng bốn nhân viên xã hội lập tức đi về ngôi làng mà người thanh niên trên cho biết. Sau bốn giờ đồng hồ lái xe, ông đến được ngôi làng và nghe người dân nói rằng “cậu bé người Việt Nam” nhìn rất giống ông Hào. Tuy nhiên, người dân trong làng cũng cho biết là gia đình nuôi cậu bé người Việt Nam đã dọn đi khỏi làng cách đây 15 năm.

Không bỏ cuộc, ông tìm đến cảnh sát địa phương và tìm được tin tức của gia đình “có nuôi cậu bé người Việt Nam”. Lúc này, visa của ông chỉ còn một ngày là hết hạn.

Ông Hào và các nhân viên xã hội lại tiếp tục lái xe để đến một ngôi làng nơi mà ông tin rằng con trai ông đang ở. Vừa ngồi trên xe, trong lòng ông vừa thấp thỏm:

“Đúng 30 ngày, khi visa tôi vừa hết hạn là tôi gặp được con tôi luôn. Trước lúc gặp con thì tôi nghĩ rất nhiều không biết đó có phải con mình không. Tuy nhiên trong lòng tôi đến 80% nghĩ nó là con tôi. Cảm xúc lúc đó vừa hồi hộp vừa mừng. Trong lòng cứ mong muốn gặp nó để thấy mặt mũi nó như thế nào. Và khi mà bắt đầu nhìn thấy nó khi nó đang đứng ngoài sân thì tôi rất mừng. Không ngờ nó vẫn còn sống như mình đã nghĩ”.

Sáu tiếng sau, ông Hào và các nhân viên xã hội đến được một ngôi nhà của một thanh niên Thái mang tên Samart Khumkham. Nhìn thấy Samart Khamkhum, ông đã gọi tên Trương Văn Khai mà nghe cay nồng nơi sóng mũi như thấy chính mình trên gương mặt của mình trên người thanh niên 34 tuổi:

"Cái mặt nó giống y chang tôi hồi còn trẻ”.

Kể lại cảm xúc lúc đó, Khai cho biết anh cũng quá bất ngờ. Cảm xúc lẫn lộn vui mừng và cũng không biết phải làm gì:“Trước đó tôi không hề biết câu chuyện thật về tôi nhưng tôi thật sự rất vui khi gặp cha ruột tôi lần đầu tiên. Khi gặp ông ấy, tôi không biết phải làm gì cả”.

Anh Khai chia sẻ, khi nhìn hình ông Hào thời trẻ, anh thấy có nhiều điểm giống anh bây giờ nên không nghi ngờ khi ông Hào nhận con. Vả lại, khi còn trẻ, anh cũng thường nghe người trong làng nói rằng mình không phải người Thái.

Tuy nhiên, anh đã không muốn biết nhiều hơn vì anh rất yêu thương cha mẹ người Thái của mình:“Trước kia khi còn nhỏ, tôi cũng phần nào đó biết là mình không phải người Thái mà là người Việt. Bởi vì những người chung quanh có nói rằng tôi không phải là người Thái. Tuy nhiên tôi đã không muốn biết thêm về điều đó”.

Và như có một sợi dây ràng buộc tự nhiên, hai cha con ông Hào đã tìm được nhau như thế:“Đó là những giọt nước mắt vui mừng chứ không phải những giọt nước mắt đau buồn. Tôi chỉ biết ôm nó, không ngờ đây là đứa con đã mất từ lâu của tôi”.

Cha mẹ nuôi của anh Khai không phải là vợ chồng người lái tàu năm xưa. Mẹ nuôi anh Khai nói rằng khi xưa vợ chồng bà được cho một thằng bé người Việt với điều kiện không được hỏi tung tích đứa trẻ.

Vốn tiếng Anh của anh Khai đã khá lên nhiều sau hơn một năm nói chuyện với cha ruột của mình. Khai chia sẻ, anh yêu thương cả cha mẹ người Thái và người cha đã sinh ra mình. Và như ông Hào, anh cũng cho rằng mình là người hạnh phúc nhất thế gian.


QUỲNH CHI



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 16/Apr/2015 lúc 4:10pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Apr/2015 lúc 10:50am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Apr/2015 lúc 9:11am
Lục Bình Trên Dòng Kinh Đen
Vũ Đông Hà
Kim Oanh diễn đọc
http://www.mediafire.com/listen/bic068jy8h...DongKinhDen.mp3



Hoa%20lục%20bình%20mênh%20mang%20sắc%20tím%20|%20hoala.vn
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 146 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.587 seconds.