Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Feb/2012 lúc 2:28am
Gỏi sầu đâu - Món ăn vị thuốc
 
 
Từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch là sầu đâu thay lá đơm bông, người ta thường hái cả đọt và hoa để dùng như một loài thảo dã quý.

Cây sầu đâu còn gọi là cây xoan ăn gỏi, một loài cây mọc hoang, nhiều nhất ở Châu Đốc và vùng Bảy Núi–An Giang. Lá sầu đâu nhỏ, dài và mỏng. Lúc còn non, đọt có màu tim tím.

Lá sầu đâu được chế biến thành nhiều món ăn, phổ biến nhất là sầu đâu chấm cá kho, thịt kho hoặc ăn kèm với mắm thái, mắm chưng, từng được coi là món ngon hiếm có trên đời.

Chính vị mặn nồng của mắm hòa hợp với vị đăng đắng, hậu ngọt của lá sầu đâu sẽ làm cho vị giác lâng lâng khó tả, càng ăn càng cảm thấy khoái khẩu.

Nhưng thực đơn nổi tiếng nhất ở An Giang xưa nay vẫn là món gỏi sầu đâu. Từ gỏi tôm, gỏi thịt, gỏi cá cho đến gỏi khô, thứ nào cũng tuyệt hảo. Thầy giáo Nguyễn Thanh Vân, quê ở Tịnh Biên, một tay am tường về món gỏi sầu đâu cho biết: gỏi sầu đâu ai mới ăn lần đầu đều cảm thấy rất đắng, nhưng ăn vài lần phát ghiền, nhất là trộn chung với khô cá lóc hoặc cá sặt rằn. Anh nói muốn làm món này, trước hết phải chọn cho được những đọt non kèm với bông. Khô cá lóc sau khi nướng chín, xé ra từng miếng nhỏ rồi trộn chung với đọt sầu đâu.

Bí quyết của món gỏi này là phải trộn với nước me chua (dùng me chín ngâm trong nước ấm cho tan), thêm chút đường, ớt cho thấm độ 10 phút.

Nước chấm cũng là thứ nước mắm me đậm đặc, cay, chua nhưng vừa ăn, không mặn, nhằm làm tăng thêm hương vị đậm đà. Nếu dùng nước chanh hoặc nước giấm sẽ hỏng ngay, chẳng khác nào một bản đàn lạc điệu. Ai thích cầu kỳ và sang trọng hơn có thể trộn với tôm sú và thịt ba rọi xắt mỏng, kèm thêm dưa leo hoặc xoài chua bằm nhỏ sẽ hết chỗ chê. Món này mà có thêm chai rượu nếp nhất định buổi tiệc sẽ hào hứng không thua gì khi đang dùng cao lương mỹ vị.

Thưởng thức gỏi sầu đâu, ta nên nhai chầm chậm để cảm nhận cái vị đắng dìu dịu của sầu đâu và vị mặn, ngọt, dai dai của cá. Cả hai thứ này càng làm cho khẩu vị thăng hoa nhờ mùi đặc trưng, lạ miệng, hoàn toàn không giống với bất cứ loại gỏi nào. Có người bảo rằng khách từ phương xa đến An Giang mà chưa nếm món bò xào lá giang, món gà hấp lá trúc và món gỏi sầu đâu, khi quay về sẽ tiếc đứt ruột.

Sầu đâu không những là đặc sản của An Giang mà còn là món ăn vị thuốc. Nhiều tài liệu về y dược cho biết trong vỏ, lá, quả và gỗ của cây sầu đâu đều có chất khổ vị tố (chất đắng) có tác dụng chữa giun rất tốt. Theo dược sĩ Lê Kim Phụng (Đại học Y Dược TP. ************) thì cây sầu đâu từ lâu đã được người Ấn Độ dùng làm thuốc chống viêm, kháng khuẩn, chữa sốt rét…Riêng nước sầu đâu dùng uống để chữa viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng, viêm khớp…

Còn theo kinh nghiệm dân gian thì đọt sầu đâu có thể làm cho mát gan, chống giun và trị nhức mỏi.

Thanh Tuấn (Theo TNO)



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Feb/2012 lúc 2:28am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Feb/2012 lúc 5:04pm

7 loại thực phẩm tốt nhất cho gan

Chăm sóc gan không có nghĩa là phải thường xuyên “hỏi thăm” bác sĩ. Cách đơn giản nhất chúng ta có thể tự làm là chọn cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh.
Cà%20rốt
Cà rốt
Gan có thể được coi là một cơ quan có chức năng giải độc của cơ thể. Một số các chức năng của gan bao gồm: điều chỉnh lượng chất béo, cân bằng nội tiết tố, và trợ giúp tiêu hóa.
Gan đồng thời cũng là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện một loạt các nhiệm vụ, vì vậy điều quan trọng là chúng ta phải “chăm sóc” hai lá gan hết sức cẩn thận.
“Chăm sóc” gan không có nghĩa là phải thường xuyên “hỏi thăm” bác sĩ. Cách đơn giản nhất chúng ta có thể tự làm là chọn cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh. Có một loạt các loại thực phẩm có thể hỗ trợ chức năng gan. Mục sức khỏe chỉ đưa ra 7 loại thực phẩm tiêu biểu dưới đây:
1. Cà rốt
Cà rốt nằm trong đầu danh sách bởi nó có nhiều chất beta-carotene. Cà rốt giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm chứng viêm trong cơ thể.
Ngoài ra, cà rốt còn là một nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể và dễ ăn uống. Khi chọn các loại thực phẩm làm sạch gan, điều quan trọng là hãy chọn những tươi mới và giàu chất hữu cơ.
2. Tỏi
Tỏi giữ vai trò làm sạch và tăng cường máu. Nó chứa một lượng cao allicin và selen, có tác dụng viện trợ làm sạch trong gan, thận. Tỏi có tác dụng tốt đối với gan thận bởi nó kích hoạt các enzym gan và lần lượt đẩy các độc tố ra khỏi gan.
3. Chanh
Chanh là một trong những loại thực phẩm làm sạch gan nhất. Nhiều người thích dùng chanh ở dạng nước ép. Nước chanh có lượng vitamin C cao, đồng thời chứa chất chống oxy hóa, và là một thực phẩm có tính kiềm mạnh.
Không chỉ vậy, chanh còn có tác dụng làm sạch túi mật, thận, những vùng tiêu hóa, và phổi. Thêm nước cốt của nửa quả chanh với một cốc nước nóng sẽ giúp cho hệ tiêu hóa tốt hơn.
4. Các loại rau lá xanh
Rau lá màu xanh là loại thực phẩm làm sạch tuyệt vời cho gan. Các chất diệp lục vốn có trong rau xanh sẽ làm nhiệm vụ hấp thụ các chất độc ra khỏi dòng máu.
Vậy nên đừng bỏ qua các loại rau như rau bina, rau cải, và rau arugula vào chế độ ăn uống của chúng ta. Rau lá xanh cũng là một nguồn chất xơ, và có thể được chế biến theo nhiều cách: nấu chín, làm nước ép…
5. Rễ củ cải
Củ cải đường có chứa một hóa chất gọi là betain có công dụng kích thích các tế bào gan. Nó cũng bảo vệ gan và ống mật, và đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn.
Củ cải đường là một nguồn giàu các vitamin và khoáng chất khác nhau. Nó không chỉ giúp làm sạch gan, thận và túi mật, mà còn giúp ổn định lượng đường trong máu.
6. Cây ké sữa (Milk Thistle)
Chất chiết xuất từ cây ké sữa có hai công dụng là ngăn ngừa và sửa chữa thiệt hại cho gan. Nó có chứa một chất chống oxy hóa có chức năng ngăn chặn độc tố. Hiện nay đã có những viên ké sữa dạng sẵn rất tiện sử dụng. Loại cây này có thể dùng trong thời gian dài.
7. Trà bồ công anh
Trà bồ công anh có đặc tính chống oxy hóa và là một bộ lọc máu rất tốt. Đã từ lâu, loại thảo dược này được sử dụng nhiều. Rễ bồ công anh kích thích dòng chảy của mật và hoạt động như một chất bổ cho gan. Đó chính là lý do hãy thử thay thế đồ uống hàng ngày của bạn bằng tách cà phê với trà bồ công anh.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên quan tâm tới một trong những phương pháp làm sạch gan quan trọng nhất là uống nhiều nước. Bạn không nhất thiết phải tiêu thụ tất cả các loại thực phẩm bên trên, nhưng ý thức lựa chọn thực phẩm tốt cho cơ thể thì luôn phải được đặt lên hàng đầu.
st
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Feb/2012 lúc 1:09pm
NƯỚC GẠO LỨC.




Trị Sạn Mật, Sạn Gan,Tiểu Đường, Cholesterol,Phong Thấp Bằng Nước GẠO RANG!!! 
Công thức:

- Một chung gạo lức (brown rice bán ở Costco) tức độ 1 ly xây chừng. Rang vàng sẫm có mùi thơm.
- 1 lít rưỡi nước.
- 1 củ gừng tươi cỡ hai ngón tay cái, xắt lát.
- 1 muỗng cà phê vun bột nghệ (của Ấn độ), đừng mua của Tàu!
- 4 muỗng canh mật ong (gia giảm tùy cái...lưỡi).

Cách nấu và dùng:
Gạo lức + nước + gừng + bột nghệ bỏ chung vào nồi hầm độ 8 đến 8 giờ 30 phút. Tối hầm sáng sớm chắc lấy nước, bỏ xác (qua cái rây). Sẽ còn độ 750 ml (3 xị) đổ mật ong vào quậy uống cho hết sau khi đánh răng, lúc bụng đói. Hơn 1 giờ sau mới ăn sáng.
Mùa thu và mùa đông lạnh lẽo dùng rất tốt. Công thức trên rất chính xác, có dược tính ích lợi cho sức khỏe, nhất là người trung và cao niên, do cá nhân phối chế và đã thực hiện trong nhiều năm.
Nhân năm mới Âm lịch, xin phổ biến làm ...quà Tết.

Nước gạo lức

Một nhóm tu sinh họp nhau mỗi tháng trao đổi kinh nghiệm tu tập và sức khỏe dưỡng sinh, một hôm có mấy người đưa ra kết quả phân tích máu sau khi đã thử uống nước gạo lức được mấy tháng. Tất cả mọi người đều lấy làm lạ vì thấy máu họ so sánh với người khác rất sạch tốt, không có độc tố và ký sinh trùng, huyết cầu rất tròn không bị méo mó và huyết thanh rất trong. Đó là vì một người trong nhóm đã theo gương một bạn đạo khác trong vùng Oregon, bác này bị sạn ở túi mật quá nhiều đã tràn sang gan, mặc dù đã mổ nhưng không lấy hết ra được, và gan đã bị chai. Túi mật đã bị mổ lấy ra, bệnh gan cũng không có thuốc chữa nên bác càng ngày càng sa sút, da và mắt vàng như nghệ, tình trạng thật là tuyệt vọng. May sao có người ở Việt Nam mách cho phương thuốc dân gian gia truyền là uống nước gạo lức rang để giải trừ độc tố và thanh lọc gan. Thôi thì đến lúc cùng đường, ai chỉ gì cũng thử, bác uống liền tù tì trong ba năm dùng nước gạo lức thay cho các thứ nước khác như trà, cà phê, nước ngọt v.v... Như một phép lạ! Da và mắt của bác không còn vàng nữa, trong người không còn mệt mỏi và bực bội, nước da càng ngày càng tươi sáng hơn bao giờ! Đi khám bác sĩ lại, tất cả từ bác sĩ cho đến y tá đều ngạc nhiên. Con người của bác như đã được tái sinh!

Thế là nhóm tu đó bèn thực tập ngay phương thuốc tuyệt diệu này, và sau 6 tháng dùng thử so sánh kết quả đã thấy rất nhiều phấn khởi như sau:
- Sức khỏe tăng gia, làm việc nhiều không thấy mệt.
- Bớt mập, bớt cholesterol, tiểu đường.
- Chữa táo bón, bớt bị đau bụng, bệnh hôi miệng.
- Chữa bệnh phong thấp, bệnh ra mồ hôi, đau lưng nhức mỏi.
- Da dẻ tươi sáng, không cần dùng kem dưỡng da.

Thấy có vẻ lý thú quá, tôi bèn thực tập ngay đi mua mấy ký gạo lức về rang và đun nước uống để bình thủy, “sáng vác ô đi tối vác về” đem vào sở uống thay nước lọc. Kết quả: không có gì cụ thể, vì tôi chẳng mấy khi đi bác sĩ nên cũng không có cơ hội thử máu xem “trước và sau” (before and after) như thế nào, nhưng thấy có vẻ như có nhiều năng lực, energy để làm việc hơn, và mọi người khen là trông da dẻ “tươi sáng” hơn trước. Một ngày nọ, một chị bạn đồng sở bỗng nhiên khám phá ra ung thư ruột già, phải vào bệnh viện mổ, chị phải ăn uống rất hạn chế, phải uống nhiều nước trong ngày. Tôi không biết giúp gì cho chị, bèn đem gạo lức rang đến chỉ cho chị cách nấu uống mỗi ngày. Như một phép lạ! Chị có đủ sức để chịu đựng hai lần mổ, nhiều lần chemotherapy mà không bị kiệt sức và không bị mất hồng huyết cầu nhiều tuy ăn rất ít, hầu như không đủ chất bổ dưỡng. Thấy hay, chị chỉ lại cho những người quen, nhất là những người bị yếu và đau gan, kể cả những người bị sơ gan hết thuốc chữa. Tất cả đều báo cáo kết quả rất tốt, chỉ trong một thời gian ngắn, tình trạng của họ đã cải thiện hẳn. Sau này, tôi cũng chỉ cho những người khác ở trong trường hợp tương tự, ngay cả cho “xếp” tôi trong sở, người thì bị tiểu đường, người thì bị chứng phong thấp và đau nhức v.v.. Kết quả đều khả quan, và trông ai nấy đều có vẻ tươi tắn, khỏe khoắn hẳn ra.

Riêng với tôi, nước gạo lức là một thứ nước uống rất ngon, và tuy không thấy công hiệu rõ ràng trước mắt như những người có bệnh và phải đi thử nghiệm định kỳ, nhưng mỗi lần phải làm những việc nặng nhọc tưởng chừng như không làm được, tôi vẫn có thể “p***” được như thường. Và như anh bạn tác giả bài viết đó đã nói, càng uống càng thấy thích, nên tuy phải đun nấu, nhưng món này đã không đi vào dĩ vãng mà vẫn tồn tại một cách bền bỉ và chưa có hứa hẹn gì là sẽ bị bỏ rơi trong một tương lai gần đối với tôi.

Thiết tưởng cũng nên phổ biến phương thuốc thần diệu này rộng rãi, biết đâu sẽ giúp được nhiều người và có thêm được một vài “phép lạ” nào nữa.


Cách nấu:

- Một muỗng canh gạo lức rang cho một lít nước.

Mua gạo lức hột tròn hay dài (brown rice) tại các siêu thị, hay trong những chợ health food. Không nên rửa gạo trước khi rang, vì làm như vậy có thể làm cho người bị nóng hơn bình thường. Dùng chảo rang gạo trên lò, độ nóng medium low. Khi rang nhớ dùng đũa khuấy đều, vì nếu để yên một chỗ khá lâu hạt gạo sẽ bị cháy, hoặc nở bung ra. Rang cho đến khi có mùi thơm và gạo có mầu nâu đậm hay nhạt tùy ý thích. Nên rang mỗi lần vài pounds rồi để vào trong một cái keo dùng dần.



Nấu theo tỷ lệ một muỗng canh với một lít nước trong nồi Slow Cooker, độ nóng low , từ 8 đến 10 tiếng. Có thể nấu vào buổi tối trước khi đi ngủ, như vậy đến sáng trước khi đi làm có thể cho vào bình thủy mang theo, hoặc nấu buổi sáng và đến chiều tối thì xong.

Nên uống nước gạo lức rang với độ nóng thích hợp cho mình từ 2 đến 3 lít mỗi ngày. Nước gạo lức rang không nên để lâu trong nồi quá một ngày, vì sẽ làm nước bị đục và có thể bị thiu. Nếu dùng không hết, nên sớt ra, để nguội cho vào tủ lạnh. Trước khi uống chỉ việc hâm nóng là được.

Xác gạo lức khi nấu xong không nên bỏ, vì có thể ăn như cháo và làm nhẹ bụng. Người mới bệnh dậy, hoặc đầy bụng, hoặc chán không biết ăn gì (vì quá thừa thãi), cứ ăn vài ngày để giúp bao tử làm việc nhẹ nhàng, sẽ thấy thèm và thích ăn.

Tốt nhất là nấu bằng Slow cooker, đừng nấu trên bếp lò vì nước gạo sẽ không được trong.

Được biết, trong gạo lức có nhiều chất fiber có thể làm giảm lượng đường và cholesterol trong máu, đồng thời cũng có thêm những chất mineral như magnesium, manganese, zinc. Uống nước gạo lức phối hợp với thể dục và dưỡng sinh, điều hòa hơi thở bồi dưỡng thể chất cũng như tâm linh sẽ đem lại một đời sống khỏe mạnh, an vui cho chúng ta.

Tuy nhiên, nên nhớ rằng gạo lức chỉ giúp chúng ta điều chỉnh những chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người, chứ không phải là “thuốc tiên” có thể đi ngược lại vòng xoay của tạo hóa mà “cải tử hoàn sinh” hay “cải lão hoàn đồng” được. Con người sanh ra trong sự biến dịch của vũ trụ, trong quy luật tuần hoàn sanh lão bệnh tử của kiếp nhân sinh. Điều quan trọng là sống trong trí tuệ hiểu biết, sẵn sàng chấp nhận những gì đến và đi và buông bỏ không luyến tiếc những gì không thể giữ được nữa, kể cả xác thân vật chất này, như vậy ta sẽ có sự bình an dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Ngọc Bảo
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Feb/2012 lúc 6:02pm

Khế chữa bệnh

Trong đông y, khế được gọi là ngũ liễm, nghĩa là quả có năm múi. Trong dân gian hay truyền nhau câu đố: "Cái gì năm múi, tứ khe/ Cái gì nứt nẻ như đe lò rèn/ Quả khế năm múi tứ khe/ Quả na nứt nẻ như đe lò rèn".
Ở thôn quê, khế thường được trồng cuối vườn, trồng chơi và ăn cũng chơi. Mỗi khi nhà có việc, cần làm các món như rau sống, bóp gỏi, kho cá… khế mới được gọi tên. Bạn có biết tất cả các thành phần, từ lá, cành, hoa, quả khế đều có tác dụng chữa bệnh rất tốt.


Lá khế trị ngứa
Dùng cành, lá khế sắc đặc, tắm hàng ngày sẽ trị được các loại bệnh ngoài da như dị ứng, ngứa, ghẻ, lở loét bên ngoài.
Ngoài ra , lá khế giúp nhổ lông vịt, ngan nhanh và sạch. Ở thôn quê người ta hay nấu lá khế với nước vôi trong, sau đó nhúng vịt, ngan vào rồi mới nhổ lông. Làm như thế vịt, ngan sẽ rất sạch, không còn lông măng.






Hoa khế chữa ho
Hoa khế phơi héo, sau đó mang tẩm nước gừng cho khô. Bỏ lọ dùng dần, mỗi lần dùng hãm với nước nóng như pha trà, uống liên tục trong nhiều ngày sẽ hết ho.


Quả khế chứa nhiều vitamin C
It ai biết rằng trong quả khế chứa nhiều vitamin C và các sinh tố vitamin khác. Trung bình mỗi ngày ăn một quả khế có thể đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.





Quả khế có nhiều chất xơ, nên có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón, chữa trĩ. Nước ép khế ngọt được xem là một vị thuốc giảm sốt hiệu quả.
Khế muốn để dành dùng dần có thể cắt lát mỏng, nhúng nước muối rồi phơi khô mà không sợ mốc.
Ngoài ra khế tươi còn được dùng làm gia vị chế biến món ăn như kho cá, làm các món gỏi…


Hột khế lợi sữa
Những người phụ nữ thôn quê hay cẩn thận giữ lại hạt khế để phòng khi sinh ít sữa có thể giã nát hạt khế, sắc uống, sữa sẽ ra nhiều.


Theo PNO

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Feb/2012 lúc 8:53pm
NẤU CANH HAY CHÁO CẢI CÚC ( LÀ VỊ THUỐC NHÂN GIAN MÙA ĐÔNG)



Cải cúc ( tần ô ) không đơn thuần là một loại thực phẩm mà còn là một vị thuốc hữu dụng.

Cải cúc có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, rất giàu protein, các axit amin và các loại vitamin rất tốt cho phòng chữa bệnh do giá lạnh từ trong và ngoài cơ thể.

Dưới đây là một số bài thuốc trị các bệnh mùa đông:

- Ho ở trẻ em: Lá cải cúc 6g thái nhỏ, thêm ít mật ong hấp cách thủy cho ra nước để uống trong ngày.

- Đau mắt: Rau cải cúc nấu canh để ăn. Ngoài dùng lá rau cải cúc rửa sạch, hơ nóng chườm lên mắt (hoặc cho vào vải mỏng chườm) – rất kiến hiệu (thực liệu kỳ phương).

- Chứng nhức đầu kinh niên: Mỗi ngày uống 10-15g nước sắc rau cải cúc. Ngoài dùng lá cải cúc hơ nóng chườm đắp lên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc mỗi khi thấy nhức đầu.

- Cháo giải cảm cúm (đau họng, ho, sốt) rau cải cúc tươi, lượng vừa đủ cho vào bát to, đổ cháo đang sôi lên trên để 5-10 phút cho đỡ nóng thì trộn rau lên ăn.

- Ho ra máu: Lấy cải cúc, rửa sạch, cắt đoạn ngắn giã nát nhuyễn, thêm ít nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước cốt uống ngay.

- Đau bụng: Dạ dày ruột trong tình trạng lạnh, nếu ăn các loại rau cải nói riêng và rau thuộc loại hàn thì sẽ không thích hợp vì hàn sẽ ngộ hàn. Ở trường hợp đó nên chọn rau cải cúc để ăn.

Sách viết “Cải cúc làm ấm bao tử bằng cách nấu nhừ cải cúc”. Tất nhiên nấu nhừ cải cúc sẽ làm mất thơm và giòn như khi ăn tái.

- Làm tỉnh táo đầu óc chống mỏi mệt, biếng ăn:

Theo Đông y, sở dĩ có tác dụng đối với khí (đó là do thành phần dầu thơm). Ở trường hợp này nên ăn cải cúc tươi sống, ăn tái nóng và nếu ăn canh hoặc xào thì phải cho cải cúc vào khi nước đã sôi, khi canh sôi lại nhắc ra ngay.

Ở Ấn Độ, người ta dùng rau cải cúc phối hợp với hồ tiêu để chữa bệnh lậu và hoa cải cúc được dùng thay thế dương cam cúc (cúc trắng ngọt) như một chất thơm đắng làm lợi tiêu hóa. Còn dùng làm thuốc trị bệnh giang mai.

Ở Trung Quốc, cải cúc có tên đông khai (Chrysanthemun coronarium L. var. spasiosum Bailey) cho toàn cây hoặc hạt làm thuốc trị bệnh về can khí, bệnh thiên trụy (thoát vị bẹn và tiểu tiện bất lợi).

Canh cải cúc là món canh của những ngày giá lạnh ....

Theo Vzone.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2012 lúc 8:48pm
Thay Thận - Kidney Transplant - Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức


 

Thay Thận


Với bệnh nhân bị suy cả hai trái thận và đã trải qua nhiều năm lọc máu nhân tạo, thay thận là một trị liệu nên làm, vì: -Không còn phải phụ thuộc vào lọc máu mỗi tuần lễ ba lần. -Cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh, nhiều sinh lực hơn sau khi nhận thận mới. -Không phải kiêng khem ăn uống và giới hạn hoạt động hàng ngày như trường hợp lọc máu. -Tuổi thọ kéo dài hơn là nếu tiếp tục lọc máu. Tỷ lệ sống sót sau ghép thận là: *92% với 1 năm *80% với 5 năm *54% với 10 năm -Trong lâu dài, chi phí cho thay thận ít hơn so với lọc máu suốt đời. Phẫu thuật thay thận hiện nay rất phổ biến với  kỹ thuật tân tiến, ít biến chứng. Rủi ro chính là: -sự chối từ rejection thận mới, nhưng có thể hóa giải được bằng thuốc ức chế miễn dịch. -nhiễm trùng trầm trọng; -xuất huyết; -phản ứng với thuốc mê… Bình thường thì nhóm máu và mẫu mô bào của người cho và người nhận phải phù hợp để tránh sự chối bỏ cơ quan do tính miễn dịch người nhận tấn công mô mới ghép. Ngày nay, nhờ trị liệu miễn dịch đặc biệt ở người nhận trước khi cấy ghép cho nên trở ngại trên đã được loại bỏ. Sau đây là mấy hiểu biết căn bản cho người muốn ghép thận và người hiến thận. Người bị thận suy, chỉ cần nhận được một trái thận là đủ kéo dài cuộc sống bình thường. Người nhận. 1-Suy thận vì những lý do sau đây đều được ghép thận: -Bệnh tiểu đường -Viêm thận-tiểu cầu (Glomerulonephritis) -Cao huyết áp trầm trọng và không kiểm soát được -Một vài loại bệnh nhiễm. 



   


2-Không được ghép thận nếu:


-Có bệnh nhiễm như bệnh lao. -Không thể uống thuốc mỗi ngày trong suốt cuộc đời còn lại -Đang có bệnh tim, phổi hoặc gan -Có các bệnh khác có thể đe dọa tới tính mệnh. 3-Sửa soạn ghép Bệnh nhân phải sẵn sàng tuân theo các chương trình y tế trước và sau khi giải phẫu,  như là tự chăm sóc và dùng dược phẩm ức chế miễn dịch mỗi ngày,  suốt đời để tránh cơ thể chối từ thận mới. Phải hợp tác chặt chẽ với bác sĩ và các chuyên viên để hưởng lợi ích tối đa và giảm thiểu rủi ro của phẫu thuật. Trước khi nhận thận, bệnh nhân cần được bác sĩ khám tổng quát rất kỹ và làm một số thử nghiệm như: -Thử máu để biết loại máu cùa mình có thích hợp với thận người cho hoặc coi xem có bị bệnh nhiễm như HIV, viêm gan. -Chụp hình tim phổi, đo điện tâm đồ. -Chủng ngừa các bệnh viêm gan, viêm phổi… để tăng cưởng khả năng miễn dịch bảo vệ cơ thể. Đồng thời cũng phải thảo luận với các giới chức liên hệ về chi phí, vì chi phí cho một cuộc thay thận và thuốc men cần uống suốt đời đều khá cao. Phẫu thuật kéo dài khoảng 3 giờ. Thận cho được đặt vào phần dưới của bụng; mạch máu thận người cho nối với mạch máu người nhận; ống dẫn tiểu nối với bàng quan người nhận. Thận cho bắt đầu hoạt động ngay. Trong đa số các trường hợp, thận bị suy không cần lấy ra trừ khi bị nhiễm trùng trầm trọng, ung thư thận, hội chứng hư thận (nephrotic syndrome) hoặc thận đa nang ( polycystic kidney.) 4-Những việc cần làm sau khi ghép thận Ghép thận là một đại giải phẫu, thường là phải ở lại bệnh viện từ 7 tới 10 ngày rồi cần ít nhất 6 tuần lễ để hồi phục. Sau đây là một sồ điều nên lưu ý: a-Để ý theo dõi xem có dấu hiệu cơ thể từ chối thận mới, như là  nhiệt độ cơ thể trên 38C ( 104F), giảm lượng nước tiểu, tăng cân trên 2lb (900gr) trong 1 tuần lễ, tăng huyết áp, cảm giác đau ở vùng thận. b-Uống thuốc theo đúng hướng dẫn: không bẻ nhỏ thuốc, không quên một liều nào, không uống gấp đôi khi quên. 3-Giảm thiểu muối để tránh ứ nước; tránh rượu vì rượu gây tổn thương cho thận đặc biệt là khi dùng chung với thuốc ức chế miễn dịch. 4-Tránh làm công việc nặng nhọc trong 6 tuần lễ. Khi nằm nên cử động hạ chi để tránh máu cục. 5-Giới hạn tiêu thụ các thuốc chống đau trong tuần lễ đầu sau giải phẫu, ngoại trừ  khi có chỉ định khác của bác sĩ. 6-Sinh hoạt bình thường trở lại khi thấy có thể, nhưng không nên cố gắng quá sức, không nâng nhấc vật nặng, không làm tổn thương tới trái thận mới. 7-Đo ghi nhiệt độ, huyết áp trước và sau bữa ăn trưa, tối. Thông báo cho bác sĩ nếu nhiệt độ cao quá 99.6F 8-Cân trọng lượng cơ thể mỗi ngày vào cùng giờ và thông báo cho bác sĩ ngay nếu tăng 2 lb một tuần lễ. Người cho thận Thận có thể được lấy từ: -Người mới mãn phần, không có bệnh thận mãn tính. Đa số thận cho đều do nguồn cung cấp này. -Người cho còn sống có liên hệ với người nhận như cha, mẹ, anh chị em hoặc con cái. Tỷ lệ thành công rất cao ở trường hợp cho này vì không bị chối từ. -Người cho còn sống nhưng không có liên hệ gia đình, như bạn bè. Người cho không nên quá mập, không cao huyết áp, ung thư, bệnh nhiễm mãn tính, bệnh tim, thận. Đôi khi, người cho cũng được yêu cầu làm một trắc nghiệm tâm lý để coi họ có hiểu rõ  ý nghĩa và rủi ro có thể xảy ra khi cho thận. Họ có thể thay đổi ý kiến vào phút chót và họ cũng không nên có ý nghĩ là cho thận tức là có quyền kiểm soát đời sống người nhận. Luật lệ Hoa Kỳ cũng như nhiều quốc gia khác không cho phép người cho nhận tiền khi hiến thận. Chi phí cho các dịch vụ y tế khi cho thận như thử nghiệm, phẫu thuật lấy thận, chăm sóc tại bệnh viện sẽ do bảo hiểm người nhận trả. Tại Hoa Kỳ thẻ bảo hiểm Medicare gánh chịu các phí tổn này. Tuy nhiên người tặng không được bồi hoàn các thua thiệt tài chánh trong thời gian cho và nằm bệnh viện cũng như điều trị các bệnh xảy ra do giải phẫu. Dù thận từ đâu, sự thành công của ghép thật tùy thuộc vào việc tế bào và máu của đôi bên phải càng thích hợp với nhau càng tốt.. Thận người cho được giữ trong nước muối sinh lý lạnh trong vòng 48 giờ để người nhận có thì giờ sửa soạn. Sau khi cho thận, cần thời gian từ 4-6 tuần lễ để hồi sức. Trong thời gian này, tránh những công  việc nặng nhọc. Theo một kết quả nghiên cứu của Đại học Minnesota được phổ biến trên tạp chí y học New Journal of Medicine ngày 29-1-2009, thì người cho một thận sống lâu và khỏe mạnh như người có hai thận.   Tại Hoa Kỳ hiện nay có 77,000 bệnh nhân trong danh sách đợi để được thay thận. Mỗi năm có khoảng 17,000 trường hợp ghép thận trong đó 10,500 thận đến từ người mới mãn phần, 6000 thận từ thân nhân bạn bè cho. Thường thường người cần thận phải đợi khá lâu, có khi cả mấy năm mới đến lượt mình. Vì chờ đợi hơi lâu, có khi cả 5-7 năm, cho nên  mỗi năm 4000 bệnh nhân trong danh sách đành mãn phần, xa lánh cõi trần gian.   Kỹ thuật lấy thận Từ lâu bác sĩ vẫn phải mổ bụng người cho để lấy thận. Vết mổ thường dài, người cho đau nhiều hơn, thời gian nằm bệnh viện và lành vết mổ cũng lâu. Mới đây, các phẫu thuật gia tại Johns Hopkins University School of Medicine, Maryland,Hoa Kỳ đã thành công lấy trái thận lành mạnh của một phụ nữ qua âm đạo người này để tặng một cô cháu gái.  Họ rạch ba vết mổ nhỏ bằng hạt đậu trên bụng để đưa ống nội soi có máy chụp hình và dụng cụ giải phẫu vào trong. Sau khi cắt, thận được bọc trong túi plastic rồi kéo ra ngoài qua một vết mổ nhỏ ở mặt sau âm đạo người cho. Phẫu thuật kéo dài khoảng 3 giờ như trường hợp mổ bụng nhưng sẹo của lỗ mổ vừa mau lành vừa nhỏ hơn, nằm dưới cạp quần bikini, nên không mất thẩm mỹ. Bác sĩ Anthony Kallo, Giám đốc bộ môn Dạ Dày-Ruột của đại học Johns Hopkins, người sáng chế phương pháp này, cho biết: “Giải phẫu với ống nội soi qua các lỗ /cửa mở thiên nhiên của cơ thể giúp bệnh nhân có sẹo nhỏ, ít đau đớn và rất an toàn đối với người mập phì” Thực ra thì các cơ quan bị bệnh như túi mật, thận, ruột dư cũng đã được giải phẫu qua âm đạo hoặc miệng từ lâu, nhưng đây là lần đầu mà thận lành mạnh được lấy qua cơ quan sinh dục người nữ. Mới đây, ngày 6 tháng 6, 2009, nhóm phẫu thuật tại Đại Học Illinois, Chicago đã sử dụng người máy da Vinci Robotic System đưa qua vết cắt dài 4cm trên da bụng để ghép thận cho một phụ nữ quá mập có nhiều rủi ro lây nhiễm. Nếu áp dụng phẫu thuật cổ điển phải rạch dài từ lớn hơn, 12-16 cm vết mổ lâu lành và dễ nhiễm trùng, chảy máu. Thực là mầu nhiệm và nhân đạo vì Y khoa học càng ngày càng tiến bộ để phục vụ sức khỏe con người. Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức
Texas-Hoa Kỳ

www.bsnguyenyduc.com
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Mar/2012 lúc 10:28am
ĐIỀU CĂN BẢN NÊN BIẾT VỀ BỆNH LAO
Khi nói đến bệnh lao người ta thường chỉ nghĩ đến lao phổi, thực ra ngoài phổi, vi trùng Mycobacterium tuberculosis có thể sinh bệnh tại nhiều cơ quan khác, Vi thế ngoài lao phổi còn có lao hạch, lao xương, lao màng óc, lao ruột , lao gan v.v



Bệnh lao hầu như đã biến mất tại nhửng nước kỹ nghệ hoá, nhưng nay đang có dấu hiệu tái xuất hiện
Bài viết dưới đây đúc kết những điều căn bản qúi vị nên biết vể bệnh này
http://tintuccaonien.com/docs/docs_6/6_2_404.htm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2012 lúc 9:16am
Thực phẩm xoa dịu cơn đau khớp




Những cơn đau khớp sẽ không còn là phiền toái của bạn, nếu bạn biết cách chung sống với nó bằng cách bố sung những thực phẩm sau vào chế độ ăn uống.


Theo thống kê, có khoảng 2/3 số bệnh nhân viêm khớp ở dưới độ tuổi 65 và khoảng 3.000.000 trẻ em trên thế giới bị bệnh này, đặc biệt trong những ngày mùa đông lạnh giá thì chứng viêm khớp càng dễ có cơ hội để hoành hành.


Thực phẩm đồng minh

Trong chế độ ăn uống của bệnh nhân khớp cần đa dạng các loại thực phẩm trong số đó cần ưu tiên sự có mặt của những nhóm thực phẩm có chứa những thành phần sau đây.


Omega 3

Thực phẩm xoa dịu cơn đau khớp

Những cơn đau khớp sẽ nhẹ đi nếu bạn có chế độ ăn uống phù hợp

Là chất béo có lợi cho tim mạch và cũng có tác dụng kích thích máu lưu thông hiệu quả. Đặc biệt omega 3 sẽ tham gia tích cực vào quá trình hạn chống lại tình trạng viêm nhiễm trong đó có chứng viêm khớp.

Đáng tiếc là cơ thể không có khả năng tự tổng hợp loại chất béo này mà phải thông qua các loại thực phẩm bên ngoài. Loại chất béo này có thể tìm thấy trong mỡ cá, thịt cá hoặc viên nang dầu cá.


Vitamin C

Đóng vai trò sản sinh là sụn và chất nhờn để bôi trơn các khớp, vì thế nó cũng là “người bạn” với những bệnh nhân mắc viêm khớp.

Một nghiên cứu do các chuyên gia người Canada thực hiện với sự tham gia của 1317 nam giới đã cho thấy rằng những người có thói quen bổ sung 1500 miligram vitamin C mỗi ngày thì sẽ cắt giảm được 45% nguy cơ bệnh gút – một dạng của chứng viêm khớp so với những người chỉ dùng khoảng 250 miligram vitamin C/ngày.

Vitamin C rất dễ kiếm tìm vì nó “hiện diện” nhiều trong các loại rau, củ, quả đặc biệt là loại trái cây thuộc họ nhà cam quýt, ổi, dâu tây, bông cải xanh….


Hành

Là loại gia vị dậy mùi món ăn nhưng lại có chứa thành phần quercetin – một chất chống oxy hóa làm giảm tình trạng viêm nhiễm. Hiệu quả của hành với sức khỏe giống như hiệu quả của thuốc aspirin và thuốc giảm đau ibuprofen.


Trà xanh

Nghiên cứu chỉ ra rằng các thành phần chất chống oxy hóa có trong trà xanh có tác dụng xoa dịu những cơn đau khớp.

Một nghiên cứu do các chuyên gia thuộc trường đại học Michigan thực hiện cho thấy chất EGCG có trong trà xanh sẽ giúp bạn quên đi cảm giác viêm đau khớp. Vì thế mỗi ngày uống 3 – 4 tách trà là cách để phòng ngừa chứng viêm khớp viếng thăm.




Hạn chế ăn hải sản và thịt

Trong thành phần của hải sản và thịt có chứa lượng axit uric lớn có thể gây nên tình trạng “kết tinh” ở khớp là một bất lợi cho những người dễ có nguy cơ mắc bệnh gout.

Ngoài ra thành phần purine là một thành phần phổ biến trong hải sản, thịt, thực phẩm giàu chất béo và bia khi được thu nạp vào cơ thể sẽ tạo thành axit uric.

Thế nên hạn chế ăn thịt gia súc, ít ăn những đồ ăn hải sản nhiều đạm như cua, ghẹ,…sẽ giúp bạn tránh xa các chứng bệnh viêm khớp và chứng bệnh khớp.


Từ bỏ đồ ngọt

Các chuyên gia chỉ ra rằng đường là nguyên nhân gây viêm nhiễm, hơn thế nữa đường còn chứa nhiều calo, dẫn đến tình trạng tăng cân, tăng sức ép đối với khớp, gây nên những bệnh liên quan đến khớp.

Cắt giảm lượng đường trong khẩu phần ăn uống, học cách thay thế đường nhận tạo bằng những loại đường trong hoa quả, tức là bạn đang chăm sóc cho các khớp xương của mình.


Gừng

Là loại gia vị cay nóng có chứa những hợp chất hóa học tương tự như thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau. Ngoài ra gừng còn có tính nóng nên giúp “thông tắc” các mạch máu, lượng máu được đưa đến mọi ngõ ngách trong cơ thể không loại trừ các khớp xương sẽ giúp cho những cơn đau khớp không có cơ hội hoành hành.

Bổ sung gừng vào các món ăn để bảo vệ khớp và ủ ấm cơ thể trong những ngày đông. Ngoài ra, còn có thể dùng gừng để ngâm rượu, xoa bóp cho vùng khớp cũng rất hiệu quả.


Kiểm soát cân nặng

Tăng cân hoặc béo phì là một trong những bất lợi hàng đầu với bệnh nhân khớp. Nó là kẻ “tiếp tay” hàng đầu cho những cơn đau khớp viếng thăm.

Để kiểm soát mức cân nặng bạn cần hạn chế việc thu nạp những chất béo, đường và cần chăm chỉ luyện tập đều đặn.



Theo VTC
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2012 lúc 7:56pm
Sáng xoa mặt, tối xoa chân.




Ðây là phương pháp có thể áp dụng cho tất cả mọi người để giữ gìn sức khỏe. Như chúng ta biết, bộ mặt, vành tai, bàn tay, bàn chân, lưng, ngực là những cơ quan phản ánh toàn bộ tình trạng cơ thể, do đó mỗi sáng và tối, các bạn chịu khó xoa mặt, mũi, chân tay (như hướng dẫn dưới đây) để gián tiếp kích thích các cơ quan hoạt động nhịp nhàng, khai thông kinh mạch.




Nhờ đó, cơ thể có thể tự điều chỉnh để tiến tới làm lành các bệnh lý thường gặp một cách tự nhiên và chống lão hóa.




Sáng xoa mặt


Có 8 động tác, mỗi động tác xoa từ nửa phút đến một phút (30-60 lần). Sáng sớm vừa ngủ dậy, trước khi xuống giường, xoa hai tay vào nhau cho nóng rồi làm 8 động tác sau đây:


Xoa hai ổ mắt:

Úp hai cườm tay lên hai ổ mắt (tay chạm xung quanh mắt, gờ xương, không đè mạnh vào mắt) xoa vòng quanh mắt cho đủ 30 lần. Công dụng: Làm cho mắt tinh và sáng, khai thông khí huyết, đỡ mệt mỏi, nhức tê hai tay.


Xoa mũi:

Ðặt hai ngón tay trỏ miết vào hai cạnh bên mũi lên tới cạnh mắt 30 lần. Sau đó chập hai ngón tay cái và trỏ vuốt từ trên sống mũi xuống 30 lần. Công dụng: Làm cuống phổi, cuống họng, lá mía, sống lưng, mông, háng khỏe lên. Ðặc biệt động tác miết ngược từ hai cánh mũi lên mắt còn chữa được bệnh sa tử cung ở phụ nữ, có tác dụng cường dương đối với nam giới.


Xoa má:

Dùng hai tay xoa toàn bộ má mỗi bên 30 lần. Công dụng: làm cho toàn bộ xương sườn, cánh lưng, thần kinh sườn, hai lá phổi, gan, mật, dạ dày được thông thoáng.


Xoa tai:

Dùng hai ngón tay cái để sau hai tai, các ngón còn lại để ở phía trước tai rồi xoa vành tai và toàn bộ tai mỗi bên 30 lần. Công dụng: Trị ù tai, tai điếc... Ngoài ra còn trị được nhiều bệnh ngoại vi và nội tạng của cơ thể.


Xoa trán:

Úp bàn tay xoa toàn bộ trán, mỗi tay xoa 30 lần. Công dụng: Chữa các bệnh thuộc lục phủ ngũ tạng.


Xoa miệng, cằm:

Dùng cả bàn tay xoa toàn bộ miệng, cằm, mỗi tay xoa 30 lần. Công dụng: Chữa các bệnh lục phủ ngũ tạng.


Cào trên đầu:

Lấy mười đầu ngón tay của hai bàn tay cào từ trước đầu ra sau, xong từ đỉnh tai kéo ra sau gáy 30-60 lần. Công dụng: Giúp máu lưu thông lên não, chữa đau mỏi toàn thân, tốt cho hệ thần kinh não bộ, đặc biệt đối với chân tay người bị liệt.


Xoa sau gáy:

Dùng cả bàn tay xoa sau gáy, mỗi tay xoa 30 lần. Công dụng: Tăng sức chịu đựng của toàn bộ cơ thể.


Tóm lại, xoa mặt buổi sáng có bốn tác dụng:
giúp khí huyết lưu thông toàn bộ cơ thể; da dẻ mịn màng, đẹp đẽ; làm tiêu nám, mụn trên da mặt; giúp mắt tinh, tai thính, tỉnh táo, dễ chịu.


Các bạn nhớ, sau khi thực hiện xong, khoảng 5 phút nên rửa mặt bằng khăn bông nhúng nước ấm, rồi dùng khăn chà xát kỹ mặt, cổ, gáy, nếu nguội có thể nhúng tiếp nước ấm. Ðây là động tác bổ sung cho cách xoa mặt bằng tay nói trên để đạt hiệu quả tốt hơn.






Tối xoa chân


Ngược lại với xoa mặt, mỗi tối trước khi đi ngủ, rửa sạch chân, lau khô và thực hiện 5 động tác sau đây:


Ðộng tác 1:

Ngồi trên sàn, bàn chân trái đặt lên đầu gối chân phải. Bàn tay trái để lên mu bàn chân, bàn tay phải đặt dưới lòng bàn chân. Sau đó vuốt nhẹ bàn chân. Ðổi chân và lặp lại động tác này.

Ðộng tác 2:

Ðặt cổ chân trái lên đầu gối phải. Dùng ngón tay cái ấn nhẹ và xoa đều lên phần mặt trong của gót chân.

Ðộng tác 3:

Ngón tay cái đặt phía dưới lòng bàn chân, sau đó ấn và vuốt nhẹ theo đường rãnh giữa những ngón chân.

Ðộng tác 4:

Động tác 4: Dùng ngón cái của bàn tay trái ấn và miết nhẹ theo đường mũi tên như trong ảnh cho đến ngón cái của bàn chân.

Ðộng tác 5:

Ðặt bàn chân trái lên đầu gối và kéo mũi chân hơi chúi xuống đất. Dùng ngón tay cái xoa lòng bàn chân thành hình những vòng tròn nhỏ.

Ðộng tác 6:

Nắm lấy những ngón chân, bóp và vuốt nhẹ. Sau đó lặp lại động tác 1. Trong suốt quá trình thực hiện các động tác đừng quên thoa một ít dầu m***age.



Kết luận

Trong khi thực hiện các động tác sáng xoa mặt, tối xoa chân nói trên, hãy cố gắng tìm những chỗ đau thốn, khó chịu nhất trên mặt, chân và day ấn chỗ đó nhiều hơn (trừ trường hợp là mụn bọc hay sưng tấy). Day từ nhẹ tới mạnh đến khi nào hết đau mới thôi (nếu cần có thể làm mỗi ngày vài lần). Ðây là những bí quyết rất đơn giản nhưng hữu hiệu vì các điểm đau thốn trên da là những sinh huyệt báo hiệu bệnh sắp hay đang xảy ra. Day ấn các điểm trên sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh làm lành bệnh một cách tự nhiên.



Theo Sức Khỏe & Đời Sống


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 05/Apr/2012 lúc 7:56pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Apr/2012 lúc 10:18pm

Cách chữa bệnh lão thị

Huyệt Minh Nhãn – vừa quan trọng vừa hữu dụng.
Phòng chứng mệt mỏi - đục thủy tinh thể - ngủ ngon

Đây là câu chuyện do một vị Huynh trưởng đã hơn 60 tuổi chia sẻ, Ông ấy vốn có bệnh cận thị và lão thị, sau khi xoa ấn huyệt này được nửa năm, đi kiểm tra lại thì thị lực đạt được 1.2. Hiện ông ấy không phải đeo mắt kính nữa, thỉnh thoảng lại ấn huyệt Minh Nhãn khi rảnh rỗi.
Các vị có công việc luôn phải tiếp xúc với màn hình vi tính cần biết diệu phương này!
Chúc Quý vị sức khỏe!
 
Khi đã có tuổi, chúng ta dễ bị lão thị, hãy thử cách ấn huyệt Minh Nhãn, bảo đảm quý vị sẽ được TAI THÍNH, MẮT SÁNG
Nếu quý vị thường cảm thấy mỏi mắt, nhưng lại không đúng vào giờ ngủ, lúc đó chúng ta hãy vận dụng phương pháp xoa bóp huyệt đạo, để thư giãn mắt.

Trên ngón cái của chúng ta có 3 huyệt tiếp giáp nhau (như hình vẽ) đó là huyệt Minh Nhãn (giáp ngón trỏ), huyêt Phượng Nhãn (phía ngoài ngón cái) và huyệt đại không cốt (ở giữa).
 
Huyệt Minh Nhãn và Phượng Nhãn có thể cải thiện chứng mỏi mắt và viêm kết mạc cấp tính, đại không cốt huyệt thì cải thiện tất cả các triệu chứng bệnh liên quan đến mắt.
Các vị thường gặp chứng mỏi mắt mỗi ngày nên kích thích 3 huyệt này hai lần.  Phương pháp: kẹp ngón cái giữa ngón cái và ngón trỏ của tay còn lại, dùng móng của ngón cái lần lượt kích thích 3 huyệt đạo này, ấn với mức độ có cảm giác hơi đau là được.
Đây là phương pháp ấn huyệt đơn giản, khi đang rảnh rỗi giữa các ca làm việc, hoặc trong lúc đợi xe, đều có thể thao tác.
Các vị thường bị mỏi mắt nhưng lại khó ngủ sử dụng phương pháp này sẽ dễ dàng tìm lại giấc ngủ. Phương pháp trên cũng có thể ức chế chứng đục thủy tinh thể do cao tuổi.

http://www.chanphuocliem.com/Trang_YKhoa/ptq_HuyetMinhNhan_CachChuaBenhLaoThi.asp 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.773 seconds.