Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công  
Message Icon Chủ đề: GÒ CÔNG...VỀ TẤT CẢ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 213
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23508
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Mar/2025 lúc 3:48pm

TẢN MẠN XÓM ĐẠO LONG CHÁNH GÒ CÔNG

***

Ao Trường đua.



Cầu%20Long%20Chánh%20-%20Trung%20tâm%20thị%20xã%20Gò%20Công


Cầu Long Chánh Gò Công 


Ở Gò Công, nghe Xóm Đạo hay ở chợ chánh mà nghe “bên Đạo” là biết ở đâu rồi - vì từ chợ Gò Công qua cầu Long Chánh là tới Xóm Đạo; Long Chánh và Xóm Đạo đi cặp nhau. Không hiếm trung niên đến thăm Gò Công khi nghe “Xóm Đạo Long Chánh” lại bùi ngùi liên tưởng về Tha La Xóm Đạo. Thật ra, cũng có người nhận được sự gắn kết gập ghềnh nầy; kể cả người Gò Công sống nhiều và nghe nhiều cũng hiểu là mình  chưa  rành Xóm Đạo, nơi gần về khoảng cách mà lại xa về cái khoảng không im ắng xôn xao, sinh sôi khôn lường, cứ như người khách qua khu quen mà lạ, chỉ thấy phớt qua, phiến diện. Tiếc là ít ai mong hiểu thêm, nắm đủ những gì trầm lắng của những địa danh “chung chung” nhưng “đặc thù” của những miền thương chưa cũ.

***

 

PHẦN I: NHỚ CHUYỆN



Khởi đầu hành trình về Xóm Đạo Gò Công, thử đắm hồn theo bài nhạc phổ thơ “Tha La Xóm Đạo” của Vũ Anh Khanh mà nhạc sĩ Dzũng Chinh tài hoa dệt thành điệu buồn và giọng ca Hoàng Oanh tê tái. Thiệt ra, nhắc tới Tha La Xóm Đạo để về Long Chánh Xóm Đạo là một liên kết dạo đầu của người đang lắm nỗi niềm.


Tha%20La%20Xom%20Dao%20HOANG%20OANH%20-%20YouTube


Lâu nay nhiều người biết danh tính Tha La xóm đạo qua bài thơ của Vũ Anh Khanh từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhiều người thuộc nhiều dòng thơ của bài thơ khá dài ấy, nhưng không biết đích thị xóm đạo Tha La ở đâu. Từ lâu đời, Tha La là một “xóm” đặc biệt, “xóm đạo”, thuộc ấp An Hội, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Họ đạo Tha La thuộc họ đạo Phú Cường, đặt ở huyện Phú Cường, tỉnh Bình Dương...từ Thị Trấn Trảng Bàng..đi sâu vào 3km là đên nghĩa Địa Tha la...(theo internet). Tha La xóm Đạo điêu tàn thời chống Pháp, khách đến thăm thường bịn rịn nghe”Tha La Xóm Đạo” thì thầm:

Khi hết giặc, khách hãy về thăm nhé!
Hãy về thăm xóm đạo
Có trái ngọt cây lành
Tha La dâng ngàn hoa gạo
Và suối mát rừng xanh
Xem đám Chiên hiền thương áo trắng
Nghe trời đổi gió nhớ quanh quanh...

 

Đó!. Phải nhờ sâu cảm như thế để bắt đầu cho Long Chánh Xóm Đạo gần mà xa . Xin nói mau vì nhiều người vẫn nhớ Xóm Đạo hình thành từ cái ngày 26 tháng 10 năm 1945 khi Tây trở lại Gò Công.

Trước đó bảy tháng, một ngày tháng 3 Nhựt phải rời Gò Công để lại cho làng Long Chánh một kho chứa lúa dài mà chúng định thu lúa về đây và kho lúa đó góp phần cấu thành cái trung tâm Xóm Đạo từ mùa Thu năm Ất Dậu 1945 đó.

Nhớ buồn.

Hồi Tây trở lại, các miền quê của Gò Công ngập lửa thiêu rụi, bao làng mạc điêu tàn, dân các làng Tân Bình Điền, Bình Ân và các làng xa khác bỏ nhà tìm nơi lánh nạn. Họ bắt đầu đến một miền hoang lác, tuy cơ cấu đầy đủ của một làng xưa, làng Long Chánh.

Nơi đây  thưa thớt dân bản thôn, cận kề chợ Gò phồn thịnh mà vẫn giữ dáng một làng nông thôn yên ắng…

***

PHẦN II: XÓM ĐẠO LONG CHÁNH

LỄ%20AN%20VỊ%20THÁNH%20TƯỢNG%20THIÊN%20NHÃN%20THÁNH%20THẤT%20LONG%20BÌNH,%20GÒ%20CÔNG%20TÂY%20-%20Hội%20Thánh%20%20Cao%20Đài%20Tòa%20Thánh%20Tây%20Ninh


Thánh Thất Cao Đài Gò Công


Nếu Tha La Xóm Đạo Tây Ninh tan tác vì giặc tràn về thì Long Chánh Xóm Đạo Gò Công hình thành cũng từ lúc giặc tràn vào thôn xóm, dân trốn chạy - chạy về nơi gần giặc mà an toàn. Thời Nhựt Bổn 1940 – 1945, đạo Cao Đài phát triển về Gò Công và phía trước khu đất có cái kho lúa của Nhựt, một số tín đồ đầu tiên của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, hệ phái Toà Thánh Tây Ninh xây cất một thánh thất giáp mặt lộ, ngó chéo thấy nhà việc làng Long Chánh thời Pháp thuộc. Tín đồ Cao Đài từ các miền bất ổn bỏ nhà đem gia đình về sống tá túc ở các căn kho lúa bỏ không. Kho lúa xưa do Nhựt Bổn cất lên với mưu đồ chứa lúa của 40 làng Gò Công vốn sống về nông nghiệp nhưng chưa chứa hột lúa nào là phải ra đi để lại kho làm căn cứ cho lực lượng giáo phái địa phương. Năm 1954, kho lúa (của Cao Đài) thành trường học dạy các lớp sơ cấp chương trình Việt. Dân Đạo từng ở tạm trong kho lúa chuyển ra cất nhà chung quanh kho lúa. Rồi từ đó, trên đất trống mọc đầy năng lác lùm bụi ở khu Đạo và chung quanh lần lần xuất hiện những  nhà tạm bợ, rồi nhà vững chắc.

Có lẽ vài điều giờ ít ai nhớ hoặc biết là cho đến năm 1954, các giáo phái phe Quốc gia cũng được được võ trang và dân gọi có vần là “Cao, Thiên, Hoà, Bình”.

Ở Gò Công có hai giáo phái đều có lực lượng võ trang là Cao Đài và Công Giáo. Lực lượng Cao Đài có đóng “bót” trong một số làng ở Gò Công và đặt Tổng hành dinh tại Kho Lúa; từ đó người dân đạo đến tạm cư dần càng đông đúc. Đó là khu ổn định nhất, có được an toàn nhờ lực lượng vũ trang Đạo Cao Đài che chở. Dân Đạo bèn mở rộng vùng tạm cư thành xóm đông đúc và tự phát gọi tên Xóm Đạo. Xóm Đạo thành danh kèm thêm Long Chánh để chỉ rõ địa điểm..

***

Tới năm 1954 Cao Đài không còn lực lựơng vũ trang riêng. Xóm Đạo chuyển mình hoà nhập thành một miền của khu chợ Gò Công trái ngọt cây lành, không còn là “ốc đảo” cát cứ an ninh mà trở thành đơn vị hành chánh ấp của xã Long Chánh, rồi của xã Long Thuận cho tới năm 1975. Từ khi có đơn vị hành chánh là ấp thì các cơ cấu về an sinh phát triển như các ấp khác của “chợ” Gò Công. Nhưng ấp chánh to lớn giữ số một về phát triển là Ấp Đạo. Diện tích kho lúa và chung quanh thời Nhựt mênh mông đến 1954 được khu biệt dành 3 dãy lớp học và sân chơi; chung quanh hình thành những khu nhỏ nhà ở như ô bàn cờ và duy trì tận đến ngày nay. 


Về giáo dục, Trường Sơ cấp Long Chánh (tại Ấp Đạo) hồi đầu chỉ dạy tới lớp Ba phát triển nhanh thành trường Tiểu học tức dạy tới lớp Nhứt. Trong khu chợ Gò Công có trường Nam, Nữ và rồi sau đó trường Long Chánh là 3 trường Tiểu học lớn từ năm 1960.

Con em Xóm Đạo sanh từ năm 1950 về sau thường học bậc tiểu học ở trường Long Chánh - trường khai tâm của dân Xóm Đạo. Ai là dân Xóm Đạo chắc phải nhớ ngôi trường nầy lắm…Nay trường vẫn còn nhưng chuyển cho ngành học mầm non và đổi thành trường mẫu giáo.

Trường lầu Tiểu học Phường 4 là trường chánh cất sâu bên kia đường phía Bắc, trên đường ngoằn ngoèo ra cống đập Gò Công là nơi ranh giới, bờ Nam là xã Long Chánh, bờ Bắc là xã Tân Trung xưa nay vẫn vậy…. Phường 4 là nằm trên địa bàn cũ của làng Long Chánh. ….

 

PHẦN III: LONG CHÁNH NGÀY XƯA

***

Năm 1756 khi Nguyễn Cư Trinh mang gươm từ Thuận Hoá vào nhận đất Lôi Lạp từ Thuỷ Chân Lạp để sáp nhập vào miền Nam đất Việt thì khu chợ Gò Công bây giờ đã có dân Việt từ các xứ Quảng vào ở đã gần trăm năm. Dân quần tụ trên bờ rạch Gò Công và lập thành thôn. Thế là đã có các thôn Thuận Tắc, Thuận Ngãi, Long Chánh giáp kề nhau thành khu Đông Bắc, Đông Nam và Tây và Tây Bắc.

Thôn Long Chánh nằm ở phía Tây và Tây Bắc so với khu chợ chánh Gò Công các phía còn lại. Thời vua Gia Long, các thôn có sẵn của miệt Gò Công được cho nhập vào tổng Hoà Bình thuộc huyện Kiến Hoà mênh mông. Vì Gò Công thuở ban đầu thuộc huyện Kiến Hoà nên đạo quan gần vạn người của Võ Tánh ở Gò Công khi theo về giúp chúa Nguyễn năm 1788 được gọi là Kiến Hoà Đạo, tức đạo quân Kiến Hoà. Thôn Long Chánh từ các năm đó đã hình thành.

Đến năm Tự Đức thứ 5, 1852, toàn miền Gò Công được lập thành huyện Tân Hoà, thuộc Phủ Tân An, Tỉnh Gia Định và vua ban sắc thần cho trên mười ngôi đình của các thôn huyện Tân Hoà, trong đó có thôn Long Chánh. Sắc thần đình thôn Long Chánh được dân Long Chánh thờ ở ngôi đình xưa rồi đình được cất hồi thuộc Pháp từ sau năm 1864.

Đình Long Chánh được Ban Tế tự làng Long Chánh, thuộc tổng Hoà Đồng Trung, duy trì cúng tế cho đến năm 1954. Từ năm 1956, chính quyền miền Nam cho nhập hai làng Thành Phố và Long Chánh thành xã lớn và nhập tên là xã Long Thuận, do từ tên làng Long Chánh và làng Thành Phố vốn là hai thôn cũ trước 1864, Thuận Ngãi và Thuận Tắc nhập lại.

Từ 1956 nhà việc làng Long Chánh xưa tại đầu đường hẽm 4 Xóm Đạo giờ, trở thành trụ sở của một ấp. Riêng ngôi đình thôn Long Chánh thời mở đất được cất lại qui mô thời làng Long Chánh (1864 -1956) tại vị trí hiện tại là trụ sở Ủy ban nhân dân Phường 4. Trước của đình có cái ao làng và ngôi đình đã biến mất theo thời gian…. Người dân Long Chánh vẫn giữ tờ sắc phong thần đình thôn Long Chánh… để từ năm 2004 quy về Đình Trung Gò Công (vốn là đình làng Thành Phố). Ban tế tự Đình Trung hiện tại cho lọng kiến tờ sắc thần đình thôn Long Chánh, thêm bản âm ra chữ quốc ngữ, treo trên vách phía bàn thờ Tả Văn Ban (đối diện bên kia là sắc thần đình thôn Thuận Tắc, riêng sắc thần thôn Thuận Ngãi, nguyên của đình Thành Phố được đặt trong hòm sắc và long đình.

Khách viếng nếu có đến đình thắp hương các bàn thờ,  bước sang hông phải nhìn vào bàn thờ chánh nếu nhớ xưa xin đọc (âm ra tiếng Việt) - Hồn của làng Long Chánh là đây:

SẮC BỔN CẢNH THÀNH HOÀNG CHI THẦN,

NGUYÊN TẶNG QUẢNG HẬU

CHÁNH TRỰC HỰU THIÊN CHI THẦN HỘ QUỐC TÍ DÂN,

NẨM TRỨ LINH ỨNG,

TỨ KIM PHI ƯNG CÁNH MỆNH MIẾN NIỆM

THẦN HƯU KHẢ GIA TẶNG QUẢNG HẬU

CHÁNH TRỰC HỰU THIỆN ĐÔN NGƯNG CHI THẦN,

NGƯNG CHUẨN TÂN HOÀ HUYỆN LONG CHÁNH THÔN

Y CỰU PHỤNG SỰ THẦN KỲ LƯƠNG HỰU BẢO NGÃ LÊ DÂN.

KHÂM TAI TỰ ĐỨC NGŨ NIÊN

THẬP NHỨT NGUYỆT NHI THẬP CỬU NHỰT.

***

PHẦN IV: XÓM ĐẠO NGÀY NAY

Từ năm 1987 khi tái lập Thị xã Gò Công thì không còn đơn vị hành chánh là Ấp Đạo nữa mà đổi thành Phường 4, nhưng địa danh “Đạo”, “Xóm Đạo” và “Ấp Đạo” vẫn còn được dân Gò Công gọi. Phường 4 gồm trọn Xóm Đạo ngày xưa, nay chia thành 5 khu phố gọi theo 1, 2, 3, 4, 5, thêm một phần rìa phía Bắc của làng Long Chánh xưa. Địa giới Phường 4 dễ nhận.

Đại để mặt Nam thì cập rạch Chợ Giồng đến cầu Long Chánh, mặt Đông cập rạch Gò Công. Còn phía Bắc của đường lộ “dây thép” xưa, nay có con lộ vành đai Bắc của chợ Gò Công, đoạn Tây Bắc tới một cái cầu mới qua rạch Gò Công. Nếu tiếp qua cầu là đất của xã mới Long Hưng. Còn phía Nam của đường lộ dây thép, giáp phía Tây với xã Long Chánh là con lộ mới chạy dọc theo nghĩa trang “Đạo” tới cầu Nguyễn Văn Côn, nếu qua Cầu thì xưa là làng Yên Luông Đông, nay là Phường 5.

Người đi xa về tìm Xóm Đạo Long Chánh xưa thì từ chợ qua cầu Long Chiến (hay Long Chánh), Xóm Đạo chạy dài hai bên đường lộ dây thép ngày trước nay là đoạn quốc lộ 50 lên Mỹ Tho. Đến bến xe Gò Công là rời Xóm Đạo và tiếp là xã Long Chánh; làng Long Chánh nay dang ra. Mặt lộ của Phường 4, xưa là Xóm Đạo, nay chen những con hẻm, nhà cửa rộng hẹp khang trang mang số từ 1 đến 12. Các con hẻm vào các ô bàn cờ phía sau mặt lộ, ở đó dân cư sắp xếp theo một trật tự cũ vẫn còn lạ lẫm đối với khách phương xa.

Qua cầu Long Chánh, bên trái tới, con hẻm số 1 vào kho lúa Nhựt Bổn trước đây, tức trường Long Chánh cũ và vào khu phố 1 đông đúc trên ba trăm hộ. Tới nữa đến con hẻm 10 nổi tiếng vì phía trong là Xưởng nước mắm Nam Phương. Xưởng nay thành nơi hoang phế bên ngôi nhà của người thành lập, ông Chín Phan Văn Thoạt, người từng 3 lần gây hưng thịnh với nghề. Ông mất năm rồi tuổi cũng gần đến 90, chỉ còn các cháu nội, chắc không chấn hưng được xưởng của một thời …Vã lại phía sau xưởng nước mắm, con rạch Chợ Giồng nay đã đắp đập hai đầu, ghe chở cá không còn vào được xưởng. Xưởng nước mắm Nam Phương thôi đành…vang bóng. Từ chợ xuống cầu Long Chánh phía phải gặp liền hẻm 4 dẫn vào một khu phố các ngỏ trái phải trước sau, nhà chật như nêm…

Kế là con hẻm 3, đầu hẻm xưa có nhà việc làng Long Chánh, nay cứ đi sẽ gặp trường Tiểu học Phường 4 và đi nữa vẫn còn đường.. Xưa nhớ có đường ra Rạch Rô, nay hỏi nhiều người không biết, nói chắc hẻm 7 hay 9 gì đó…


Trung tâm Xóm Đạo vẫn là ngôi Thánh thất Cao Đài, bề thế khang trang gồm toà chánh và hai bên là Đông Lang và Tây lang. Đông và Tây đây không phải là Đông Tây theo mặt trời mà theo toà chánh, bên tả của toà chánh là Đông và bên phải là Tây. Vì vậy toà Đông lang của thánh thất lại ở phía Tây lên Mỹ Tho và toà Tây lang ở phía cầu Long Chiến..

Xóm Đạo vẫn là đất lành tín đồ và của những gia đình cố cựu thời làng Long Chánh. Đạo vẫn lo việc đạo và cả việc đời, cứu trợ tai ương và giúp lễ tang ma trang trọng. Trong họ đạo và người ngoại đạo cũng thấy đó là điều quí về mặt xã hội…Còn xã Long Chánh bây giờ tiếp phía Tây của Phường 4 có đoạn 300 mét trên quốc lộ 50 đến ngỏ 3 Bình Công, diện tích lấy thêm phần lớn của làng Bình Công xưa. Theo hành chánh bây giờ thì Xóm Đạo và Long Chánh tách ra nhưng trong lòng dân Xóm Đạo và cả trong lòng dân Gò Công cũ Xóm Đạo Long Chánh là một vậy…

***


Ao%20Trường%20Đua%20-%20Trung%20tâm%20thị%20xã%20Gò%20Công

Ao Trường Đua


Có chuyện mắc cười.

Có ông giáo người Huế về thăm Gò Công lần đầu đã thích thú đi bộ lang thang suốt buổi để ngắm nghía và rồi dừng chân ở Ao Trường đua để uống ly nước mắt quê hương (nước dừa). Sực nhớ địa danh Xóm Đạo bèn gọi một anh xe ôm nhờ đưa đến khu Xóm Đạo. Nào dè!.

NHÀ%20THỜ%20THÁNH%20TÂM%20–%20GÒ%20CÔNG%20|%20Thuyngakhanhhoas%20Blog



Anh xe ôm, là dân Mỹ Tho mới về thị xã Gò Công mần ăn, thả cụ giáo xuống Xóm Nhà thờ (đạo Thiên Chúa) gần Trường trung học Trương Định. Ông giáo phương xa thấy tháp chuông nhà thờ nên yên trí đây là Xóm Đạo (thứ thiệt) của Gò Công bèn tha hồ bấm máy. Mấy hôm sau gọi điện nói với dân Gò Công rằng “Nhà thờ Xóm Đạo Gò Công có tượng Chúa Cứu thế khéo thiệt!” làm người nghe ngạc nhiên quá đổi. Sau khi hỏi đi hỏi lại mấy bận mới vỡ lẽ là cụ giáo (Huế) và anh xe ôm (Mỹ Tho) đã nhầm Xóm Nhà thờ (Thiên Chúa) với Xóm Đạo (Cao Đài) Long Chánh. Rõ khổ.


Phan Thanh Sắc

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23508
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Mar/2025 lúc 3:22pm

Cá Kèo


Thập niên 50 quê tôi thật sự sống trong cảnh thanh bình, gạo trắng nước trong, mức chênh lệnh giữa giàu nghèo của người dân không đáng kể. Gò Công họp chợ trong không khí an lành, chuyện móc túi, giựt dọc hình như không có. Đàn bà con gái trong tỉnh đi chợ đều mặc áo dài. Truyền thống tốt đẹp nầy bị phá bỏ khi Cộng sản may mắn chiếm được miền Nam.


Thuở tôi vừa mới vào trường tiểu học, xóm cầu Huyện tôi ở thật hiền lành, với khoảng gần 10 ngôi nhà trải dài cặp lô bên kia là con kênh, mỗi nhà có rào rấp rạch ròi...Chiều chiều thường có những chiếc xe ngựa có trống có phèn la hai bên hông xe treo bảng quảng cáo tuồng hát rong ruổi chậm chậm khắp các nẻo đường để phát chương trình quảng cáo tuồng hát trong đêm...

Rạp Bình An Gò Công luôn luôn có gánh hát từ Sài Gòn xuống trình diễn... Cứ mỗi lần nghe tiếng trống xe rao hát là tôi được phép chạy ra ngõ chờ xe tới xin cho được tấm chương trình... Chị tôi cùng với mấy người bạn chung xóm chuyền nhau xem tờ chương trình, dĩ nhiên không quên bàn tán về các cô đào cậu kép trong gánh... để rồi cười với nhau vui vẽ...Nhiều lần tôi nhận được tấm chương trình bằng chữ tàu, các chị tôi cười chộ tôi

- Tại em giống chệt đó...

- Tối nay mình mua vé hạng cá kèo đi coi hát ...

Trong trí tôi nhận biết hạng cá kèo là thứ hạng từ bằng tới thấp hơn hạng chót. Ba tôi trong một bữa ăn có nói về chuyện nầy:

- Tháng lúa gần chín miệt làng Tăng Hòa cá kèo đặc ruộng, đứng trên bờ nhìn xuống mặt nước thấy chi chít đầu cá kèo, hạng cá kèo là vậy đó... Không có ghế ngồi đứng sau hàng ghế hạng chót cũng đơm đặc đầu người...

Gia đình tôi thuộc hạng giữa của trung lưu và nghèo, cho nên việc chi tiêu tiền bạc phải hết sức dè sẻn, bữa cơm thường có hai món, món canh và mòn mặn. Cũng có khi thay canh bằng món xào. Con cá kèo rất thường được mẹ hay chị tôi làm món ăn trong ngày. Cứ mỗi lần ngồi vào mâm cơm, ba tôi nhìn thấy dĩa cá kèo, người thường nói:

- Cá kèo nầy là do đất sanh. Mùa khô ruộng đất nẻ đồng, vậy mà mưa xuống vài đám, ruộng nổi nước là có cá kèo.

Nghe ba nói, tôi ghi nhớ mà không thắc mắc...Cho tới khi tôi xin được vào trường đại học khổ sai của Cộng sản tôi mới thấy điều nầy là sai.

Trại tù Hà Tây, thường vào cuối thu các ruộng rau muống bắt đầu cổi, Không phải tát nước vào ruộng mà chờ ruộng khô đào hốc (lỗ khoảng 5 tấc vuông) để trồng su hào, hay bắp cải...

Tôi thuộc đội rau nên thường năm vẫn làm việc nầy, hốc đào sâu xuống khoảng 5 tấc, thỉnh thoảng tôi nhìn thấy lớp đất khô có thấm nước. Nước chỉ hơi ươn ướt, và sau lớp đất mỏng ướt nầy thế nào cũng có một con cá chạch, nó nằm yên trong đất chờ nước tới là lội đi. Tôi nhìn con cá chạch rồi nhớ tới lời ba tôi nhận xét về con cá kèo. Tôi thầm nghĩ chắc là cá kèo cũng ”tỵ thổ’ giống như cá chạch.

Mười lăm năm lưu lạc đất người, thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ đến những món ăn làm từ cá kèo, với bàn tay khéo léo của mẹ tôi, nhớ lại tôi còn thấy thèm... nhiều lần tôi mua cá kèo đông lạnh trong vài chợ Việt Nam... Nhưng dù tôi cũng kho nấu chiên xào giống hệt mẹ tôi nhưng, thịt cá cứng ngắc, ăn chẳng ngọt ngào...

Những thức ăn làm từ cá kèo của mẹ bây giờ tôi chỉ còn được ăn trong mơ... để rồi tỉnh giấc...lau vội giòng nước mắt lén chảy ướt má.

Trời Gò Công tháng gió chướng, ngọn gió độc xứ Gò (Gió nào độc bằng gió Gò Công), gà vịt cũng thường bị toi vào tháng nầy... Có gió chướng là có hoa so đũa, có trái đậu rồng, hai loại nầy chỉ xuất hiện vào những ngày tháng cuối thu.

Tan buổi học về, trời hanh nắng, chén cơm rang buổi sáng lót lòng đã đi chới đâu mất, bụng đói cồn cào... bước vô nhà, bỗng khịt mũi, mùi canh chua từ nhà bếp phưởng phất đâu đây...Nhìn mâm cơm mẹ dọn sẵn, tôi đã thấy cồn cào.

Tô canh chua bông so đũa, lẫn với đậu rồng xắt liễn, nấu với cá kèo, nêm rau tần dày lá với ớt sừng trâu chín đỏ cắt khoanh mỏng xéo, dĩa nước mắm trong dầm ớt chim ỉa, chén cơm bốc khói, mâm cơm chỉ một món nhưng ăn hoài, ăn no cành hông mà vẫn còn muốn ăn nữa...

Tôi ăn luôn 5 chén cơm loại chén có hình rồng, mẹ nêm đường, muối, mẹ dầm me, mùi chua cay, ngọt , mặn thật hòa họp, cá kèo mập tròn, bụng cá béo ngậy với vị đăng đắng của mật cá, ngon khó tả, cho tới bây giờ xứ người nhớ lại, tôi nuốt miệng không mà cũng thấy ngon...Xong bữa cơm bụng căng tròn lưng đẫm mồ hôi, quá đã....

Thuở còn nhỏ, tôi là con út nên thường quẩn quanh bên mẹ, mỗi lần mẹ đi chợ về có mua cá kèo là tôi có phận sự canh mấy con gà cho mẹ làm cá, sơ ý một chút là gà cắp cá chạy te te, rượt theo bắt lại đủ mệt.

Cá kèo mẹ để trong rổ, lựa thế đất bằng ngoài sân mẹ ướp cá với tro bếp rồi cầm từng con chà trên mặt đất cho sạch vảy và nhớt cá, sau đó mới để cá vào rổ, nhận rổ vào chậu nước chà cá nhiều lần...cá kèo đen đúa bây giờ trở nên trắng trẻo. Mẹ dùng dao nhỏ, sau khi liếc sơ vào một cái khu tộ, mẹ bắt đầu cắt bỏ đầu cá, bầy gà sau khi cá làm xong thì bầu diều cũng căng cứng vì đầu cá. Loai cá nầy sống khá lâu trên cạn.

Cũng cá kèo mẹ dùng gắp tre cặp gắp nướng. Cá gặp lửa than hồng liu riu chín tới từ từ cho tới khi da nứt vàng nghín mẹ để cá vào dĩa. Nước mắm chanh đường tỏi ớt, củ cải trắng mẹ xắt lát mỏng rồi xắt lại thành sợi, ngâm cải vào tô giấm có pha chút đường muối và chút nước lã, rau quế mẹ xắt nhuyển. Cá kèo nướng được mẹ đặt nằm khít trên dĩa, mẹ chan ngập nước mắm ớt, trải trên mặt một lớp củ cải ngâm dấm, trên lớp củ cải là lớp rau quế. Bên xứ lạ nầy có tiền biết đi đâu để mua dĩa cá nướng nầy đây?.thêm một món bông bí xào với thịt ba chỉ. Cơm ăn với cá kèo nướng, bông bí xào thêm xị rượu đế Bình Ân, khà một tiếng...quên hết chuyện đời.

Chị Hai tôi thường kho mắm với cá kèo. Mắm cá sặt chị mua của bà thầy Thanh, kho rục lọc bỏ xương. Cá kèo, chị để nguyên con, nêm đường cho mắm dịu, canh sôi hớt bọt, cá vừa chín tới, trái đâu bắp chị cắt mỗi trái làm 3 khúc, cà dái dê chị cắt miếng bằng ngón tay cái...thả hết vào nồi mắm, chờ lửa sôi lại chị nêm thêm hành, ớt...Nhà bếp trống vách vậy mà mùi mắm vẫn bốc thơm lừng, gầy cồn cào bao tử...

Buổi chiều trời mưa rả rít, cảnh trời mưa mùa lúa chín. Mưa không lớn nhưng dai dẳng dễ làm lòng người se lại, dễ gợi nhớ những kỷ niệm êm đềm đã trôi qua...,những cô gái mới về nhà chồng dễ nhớ tới người tình cũ ...gian nhà bếp trống vách, bộ ván cũ nhỏ, vừa dùng để nồi cơm trả cá, đi chợ về bày biện trên ván, vừa dùng làm bàn ăn.

Ba, anh, và tôi ngồi ghế đầu quanh góc ván. Mẹ,chị ngồi trên ván. Mâm nhôm, với một tô nước mắm kho, một dĩa bàn đựng cá kèo, một dĩa dưa leo, khế chua, chuối chát, một tô tai bèo đựng rau thơm, gồm tía tô, rau quế, vấp cá, húng cây, một dĩa đậu bắp hấp cơm ...mấy trái ớt chỉ thiên vừa hườm chín...

Trời nhá nhem tối, ngọn đèn dầu khêu ngọn cao, cơm gạo sóc nâu nóng bốc khói...Anh kể chuyện trường, chị kể chuyện lớp, mẹ kể chuyện ngoài chợ.... Mâm cơm gia đình ấm cúng bên ngọn đèn dầu với đầy đủ thành viên trong nhà... Cảnh nầy, hy vọng kiếp sau tôi mới tìm thấy lại được...

Ngoài trời mưa vẫn còn rả rít.Nồi cơm cạn dần, mẹ lại tủ thức ăn mang ra một dĩa vú sữa mẹ đã cắt sẵn ăn tráng miệng.. Mẹ ơi! bàn tay của mẹ, bàn tay mềm dịu chăm sóc đàn con bây giờ con biết tìm đâu??

Có nhiều hôm cá kèo mẹ không nướng mà chiên tươi. mẹ dầm nước mắm me đường tỏi ớt thật cay, cá kèo chiên tươi ăn kèm với đậu rồng xắt xéo xào với tôm bạc lột vỏ (dân Gò Công phân biệt tôm càng, tôm trứng, tôm đất, tôm bạc, tôm chấu, tôm tích...rồi tới tép rong, tép mòng ...sau cùng là con ruốc, ruốc là loại tép ở biển, nhiều nơi tôi nghe người dân gọi con tôm đất tôm bạc...là con tép đất, tép bạc. Vậy chớ khi con tép đất nầy phơi khô sao không gọi bằng con tép khô.)

Gò Công thuở tôi còn nhỏ, cá kèo rất rẻ. Tôi nhớ có năm, bà con (gia đình chị Phụng, gia đình chị hai E) từ Bến Chùa mang cho nhà tôi mỗi lần hàng mấy trăm con cá kèo. Thuở đó cá kèo được tính bằng đôi (mỗi đôi 2 con)

Từ khi giặc cờ đỏ cưỡng chiếm miền Nam... cá kèo trở nên khan hiếm. Có lẽ cá kèo cũng khiếp sợ lá cờ sao mà kéo nhau bỏ xứ ra đi tìm miền đất bình an để sống

Ngày còn khoác áo nhà binh, mỗi lần về phép, sau khi ghé thăm nhà, tôi thường xuống Cầu Bến Lội. Trong đồn lính gác bên cầu tôi có 2 người bạn thân đi lính nghĩa quân ở đây. Về đây mới thấy cảnh thanh bình dù giặc giã tứ phương nhưng Gò Công vẫn không còn một bóng giặc thù, đó là điểm son của tỉnh quê nhà tôi. Tôi mặc đồ trận dù cho đi sáng đêm từ xã nầy qua xã khác, tôi cũng không bao giờ phải sợ Việt
Cộng.

Về đây nhậu tôi nhớ hoài món khô cá kèo nướng dầm nước mắm me. Cá kèo làm khô, nướng lên thịt ngọt lại thơm, nước mắm me dầm ớt, mùi chua ngọt của nước mắm, hòa với vị ngọt thơm của khô cá...thì cạn ly đầy ta lại rót đầy ly cạn..

Lúc đương thời, đi công tác dưới Sóc Trăng, tôi thường mua khô cá kèo đem về đơn vị nhâu... Khô cá kèo có khuyết điểm là không để lâu được vì thịt khô trở nên gắt dầu, bởi bụng cá có nhiều mỡ.

Lúc trong tù Cộng Sản, nhận quà gia đình, có một gói nhỏ mấy con khô cá kèo, tôi tự dưng ứa nước mắt. Hình ảnh mẹ tôi, bạn bè tôi... cảnh cũ quê nhà như hiện rõ trước mắt tôi. Những con khô cá kèo nầy, trước khi cho vào bọc, chắc là mẹ tôi trải khô trên mặt hồ nước bên hông nhà phơi nắng. Hình ảnh mẹ già đang trăn trở con khô như hiện ra trước mắt tôi.

Những ngày đi huấn luyện trong chiến dịch Kiện toàn an ninh lãnh thổ quân đoàn 4 vào giữa năm 74, công tác tại Sóc Trăng tôi có dịp ăn món bún nước lèo nấu bằng cá kèo. Món nầy quê Gò Công tôi không có... lạ miệng ăn thấy ngon.

Con cá kèo kho nêm hẹ rắc tiêu là món thường ăn của dân miền lục tỉnh. Cá kèo kho khô, cá cong mình lại quyện hẹ tiêu, kèm chút rau thơm khế chua dưa leo...mới nghe nói đã bắt thèm. Nhưng cá kèo kho chỉ, dân Việt lưu vong khó biết làm.

Thời Gò Công thanh bình, thời tôi còn thơ trẻ, chạy chơi quanh nhà, khi bắn kè, lúc đá cầu, nồi cơm chiều gần cạn mẹ luôn luôn chắt cho tôi một chén nước cơm. Gạo thời đó cho nước cơm thật béo. Chén nước cơm để nguội trên mặt đóng một lớp ván.. chạy chơi nhớ tới cử, tôi vô bếp bưng chén nước cơm uống ngon lành.

Con cá kèo kho như bình thường. Khi thấy nước rút gần cạn, cho vào nửa chén nước cơm chắt, chờ sôi lại vài dạo cho nước hơi kẹo, nêm hẹ (cá kèo kho chỉ nêm hẹ mà không nêm hành), dùng đủa dẽ cá. Cá gắp khỏi dĩa sẽ có một sợi chỉ nước cá vương theo, nên gọi là cá kèo kho..chỉ. Thịt cá kèo ăn bị phong, tuy nhiên “Ông Trời” sinh ra thứ độc, ông cũng sinh ra thứ để trừ, mật con cá kèo là thứ giải phong.

Thời cá kèo đơm đầu đặc ruộng, có dịp về Tăng Hòa, hay Bình Luông Đông, bạn bè gặp nhau chén chú chén anh, với mấy món nhậu miền quê. Gà giò xào lá ớt, lòng gà chưng hột vịt... tiệc gần tàn, vợ bạn mình múc đầy một tô lớn...cháo cá kèo. Thường món cháo là phải dùng gạo.
Riêng cháo cá kèo chỉ có nước và thịt cá kèo nhưng vẫn gọi là cháo.

Có ăn qua chén cháo cá kèo mới thấy thấm “món ngon vật lạ miền Nam.” Cá kèo còn nhảy soi sói, nồi nước đang sôi thả nguyên rổ cá sống vào, khơi già lửa, cho tới khi nào cá rục, dung đũa bếp (đũa cái) quậy vài lần cho cá rã thịt, dùng rổ thưa lọc bỏ xương, chụm lửa riu riu, canh hớt sạch bọt, nêm nước mắm, hành xắt nhuyển, tiêu đâm vừa bể... Uống rượu đế, mình mầy nóng hổi, húp một muổng cháo cá kèo vị ngọt lâng lâng từ miệng trôi xuống tận bao tử.. tỉnh rượu ngay...

Vị cay của tiêu, thơm mùi hành, nêm nếm vừa ăn... ngon ngọt làm sao tả hết được, không lẽ ngối đó múc cháo ăn hoài... đâu phải người miền Nam nào cũng được ăn món nầy (Món nầy cũng nấu giống như món cháo cá khoai ở biền Vàm Láng)

Cờ đỏ còn bay tôi còn xa xứ. Nghe cô em đồng hương về Việt Nam kể lại, thực đơn bây giờ có món lẩu cá kèo, và món nầy được dân Hà Nội rất ưa chuộng, chưa được thưởng thức nên không viết rõ được. Có những cái rất tầm thường nhưng khi không tìm thấy mình mới thấy tiếc, thấy nhớ...

Khoảng thập niên 50, 60 cá kèo là loại cá dành cho dân dã miệt ruộng vườn, nhưng với bàn tay khéo léo của người nội trợ, cá kèo được chế biến thành nhiều món ăn rất ngon miệng lại rẻ tiền...làm món nhậu cũng rất bắt mồi.

Đất người khác phong thổ quê mình, có nhiều con cá, cọng rau, tìm đỏ con mắt không thấy. Tiệc tùng sang trọng ai đi đãi khách món cá kèo kho chỉ, món canh chua... Chỉ có trong mâm cơm gia đình, dọn trên bộ ván sơ sài bên ngọn đèn dầu lửa mới thấy hết cảnh ấm cúng của mâm cơm chiều. Cả gia đình sum họp chuyện trò vui vẻ..với đầy đủ hương vị ngon ngọt của cọng rau con cá quê nhà.

Chiều ở đây, đi làm về thui thủi một mình, vợ làm khác ca, con im ỉm trong phòng, cá thịt đông lạnh nhạt phèo, cố ăn mà sống. Tôi vẫn thường nấu canh rau....,ăn cho trơn cổ dễ nuốt chén cơm xứ người, có thèm canh chua cá kèo cũng chỉ để nuốt nước miếng, chứ biết làm sao hơn

Cũng tại bàn tay của mẹ chăm sóc miếng ăn thức uống cho con từ ngày còn thơ trẻ. Những món ăn nhà nghèo nhưng đầy đủ chất ngọt ngào của con cá cọng rau vùng quê. Hương tay của mẹ ủ ấm đời con...cho nên bây giờ sống đời xa xứ con mới thấy thèm hương vị quê nhà.

Đời sống vật chất ở đây đủ đầy... nhưng mẹ ơi!, buổi chiều nào trời mưa, đi làm về, con đứng tựa cửa kiếng nhìn ra sân... mắt của con mờ dần... Con nhìn thấy ngoài sân hàng cây so đủa, trổ trắng bông đang nghiêng mình theo gió trong cơn mưa chiều... Cá kèo ơi ta nhớ...nhớ canh chua cá kèo!

Thủy Lan Vy
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Mar/2025 lúc 10:07am

Gò Công

Peacock%20made%20of%20flowers%20|%20Jardín%20de%20jardinería,%20Arreglos%20florales%20boda,%20%20Arreglos%20florales%20modernos

 
Đâu thuở khai thiên lập địa nào
Gò Công mới chỉ mảnh Gò cao
Đất lành chim đậu Công về múa
Điệu múa xòe hoa... sóng biển trào

Đâu thuở vàng son phút diệu kỳ
Gò Công nức tiếng đất vương phi
Rỡ ràng xiêm áo đâu ngày hội
Nắng lụa hoàng gia luyến bước đi

 
Chỉ thấy Gò Công một nửa trời
Bồi hồi mắc lưới ánh mồ hôi
Thuyền chài ưỡn ngực đâu luồng cá
Cha nổi chìm theo nhịp sóng nhồi
 
Lại thấy Gò Công một nửa đồng
Một đời chua mặn mẹ long đong
Và em mang dáng oằn bông lúa
Một mảnh lưng cong đủ nặng lòng

Biển với đồng chung một sắc xanh
Hòa chan mạch sống máu tim mình
Bóng sơ-ri rợp đâu làn tóc
Nỗi nhớ tha hương đọng dáng hình!
 
Trần Ngọc Hưởng


Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 24/Mar/2025 lúc 8:51am

Nhớ ao làng đầy nước mưa ngày trước,
Nơi tập trung bao sức sống quê mình.
Tập gánh gồng yêu nước như bóng hình,
Không có nước sinh vật nào sống nổi.

ễnh%20ương,%20con%20ếch,%20lưỡng%20cư,%20màu%20xanh%20lá,%20hồ%20nước,%20Nước,%20Thiên%20nhiên,%20ếch%20%20nhái%20|%20Pikist

Tiếng nghiến răng trước mưa của chú Cóc,
« Cậu Ông Trời » đài khí tượng dự trù.
Dàn nhạc kèn đồng ếch nhái ảnh ương,
Ca tụng thiên nhiên lúc hồi sinh kỳ thú.

Loài%20cá%20thích%20sống%20trên%20cạn,%20chết%20đuổi%20nếu%20ở%20dưới%20nước%20quá%20lâu%20-%20Chuyện%20lạ%20%20-%20Việt%20Giải%20Trí

Nước nổi tràn đồng cá bơi trên cạn,
Bờ con trơn trợt « chụp ếch » liên hồi.
Kẽo kẹt hàng tre huơi ngọn hô hào,
Cố đứng lên dù trời còn giông bão

Tả%20cơn%20mưa%20rào%20mùa%20hạ%20|%20Kids%20playing,%20Childhood,%20In%20this%20moment

Ôi mưa quê tôi ướp da thấm thịt,
Gội ưu phiền tẩy mặc cảm hèn quê.
Ngẩng đầu cao cùng trời đất nguyện thề,
Cố xứng đáng làm con người đúng nghĩa !

Các%20tỉnh%20miền%20Bắc%20có%20mưa%20nhỏ%20và%20mưa%20phùn%20rải%20rác%20|%20TTVH%20Online

Trời mưa dai như thử lòng chung thủy,
Giông tố mịt mù rèn luyện kiên trì.
Gầm sét động viên tinh thần tự chủ,
Suối Cam lồ tăng sinh lực diệu kỳ.

Mưa%20rào%20là%20gì?%20Mưa%20rào%20vào%20mùa%20nào,%20vào%20tháng%20mấy?%20-%20META.vn

Mưa mỗi quê có vị sắc tình riêng,
Nét tiêu biểu trong bức tranh tổ quốc.
Ðiều thần kỳ bí ẩn của hồn thiêng,
Cái vô thường của cuộc đời vạn vật.

Dự%20báo%20thời%20tiết%20ngày%204/10:%20&quot;Cầu%20mưa&quot;%20quá%20liều,%20nghe%20tin%20áp%20thấp%20về%20mà%20lạnh%20%20gáy

Cơ trời xưa nay đố ai đoán thấu,
Chuyện mất còn thấy đó lại tiêu tan.
Ơn mưa móc ban ai người ấy hưởng,
Tham lam chi rồi cũng đến ngày tàn.


Người%20xưa%20nhìn%20sự%20vật,%20hiện%20tượng%20“bắt%20bệnh%20ông%20Trời”%20ra%20sao?

Nắng với mưa hai mặt đời phải trái,
Tương phản nhau nhưng bổ túc nhau luôn.
Sau cơn mưa trời quang đảng thới lai,
Sáng hy vọng niềm tin tăng ý sống. !


Trần Thành Mỹ

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 26/Mar/2025 lúc 11:15am

Đò Đã Sang Sông    <<<<<<

Sáng Tác - Lê Dinh


Chùm%20thơ%20tình%20Con%20Đò%20và%20Bến%20Sông%20hay,%20Bến%20bờ%20mãi%20chờ%20đợi%20Thuyền%20về%20|%20IINI%20%20Blog


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 26/Mar/2025 lúc 11:16am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23508
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2025 lúc 7:50am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23508
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Mar/2025 lúc 10:49am

Hoa Sứ Nhà Nàng - Thái Châu    <<<<<<

Hoa%20sứ%20trắngHoa%20sứ%20trắngHình%20ảnh%20hoa%20sứ%20đẹp%20nhất%20-%20Ảnh%20đẹp%20hoa%20sứ


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 31/Mar/2025 lúc 10:50am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23508
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: Ngày hôm qua lúc 8:20am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 213
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.285 seconds.