Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Coi nhiều chuyện lắm đó à nghen... Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 34 phần sau >>
Người gởi Nội dung
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 24/Oct/2010 lúc 7:34am

Home » Ảnh vui » Tại sao phụ nữ sống thọ hơn đàn ông

Tại sao phụ nữ sống thọ hơn đàn ông 

No need for scientific explanations, here is why women live longer than men, with 6 pictures.

It is not that women live longer, it’s just that men die younger


IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 25/Oct/2010 lúc 8:51pm

Phở Sài Gòn xưa và nay

Phan-Nghị

 

Cũng như thịt chó, phở là một đặc sản của miền Bắc. Người ta cho rằng nó chỉ mới xuất hiện ở Saigon vào những năm 1951-1952, cùng một thời gian với hai nhà hát ả đào, một ở xóm Monceau và một ở xóm Đại Đồng.

Cả hai thứ ấy đều rất xa lạ với người Saigon thuở đó. Kiếm được một quan viên biết cầm trống chầu không phải chuyện dễ. Cho nên họ chỉ cầm cự được một hai năm rồi dẹp tiệm, mặc dù họ đã biến nó thành một hình thức như ''kem sờ'' ở Bờ Hồ (Hà nội) vào những năm 30 hoặc như ''bia ôm'' của Saigon hôm nay. Và phở cũng chịu chung một số phận với nó. Người ta chỉ thích hủ tíu, hoành thánh, bánh xếp nước... Chỉ có độc một tiệm phở được gọi là ''Phở Tuyệc'', nằm trên đường Turc (nay thuộc khu vực Đồng Khởi) là kiên trì bám trụ.

Phải đợi tới sau năm 1954, phở mới thực sự thực hiện một bước nhảy vọt từ Bắc vào Nam. Phở khởi đầu sự bành trướng của nó vào giữa thập niên 50 tới giữa thập niên 60. Có cả một dãy phố phở nằm trên hai con đường Pasteur và Hiền Vương.

 

THƠ PHỞ... 

 

Những nhà hàng phở ngon của Saigon thuở ấy nhiều vô số. Nhưng được người ta chiếu cố nhất chỉ có bốn hoặc năm tiệm, trong đó có phở Trần Minh ở hẻm Casino. Trong cái ngõ cụt ấy, ê hề các hàng quà: phở, bún ốc, bún ốc sườn... Từ đầu ngõ, người ta đã chạm trán với khách ẩm thực, kẻ ra người vô tấp nập. Phở Minh ngon thiệt là ngon. Nó không giống như kẹo kéo "ăn một lại muốn ăn hai, ăn ba ăn bốn lại nài ăn năm". Người ta chỉ có thể ăn một bát để cho nó thòm thèm rồi mai lại ăn nữa ! Có một người nghiện phở của ông ta, và nghiện luôn cả truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Đó là ông X, chủ một tiệm giày ở đường Lê Thánh Tôn. Ông vừa ăn phở vừa theo dõi cuộc tình của Triệu Minh - Vô Kỵ, hoặc của Doanh Doanh - Lệnh Hồ Xung trên mặt báo. Và tình bằng hữu giữa ông chủ tiệm giày với ông chủ tiệm phở đã thắm thiết hơn lên nhờ một bài thơ phở của ông chủ tiệm giày. Gọi là thơ phở vì đọc lên nghe thấy... toàn mùi phở. Tuy nhiên nó được làm theo thể Đường thi, và chữ nghĩa đối nhau chan chát. Rất tiếc, người viết chỉ còn nhớ được có bốn câu:

 

Nổi tiếng gần xa khắp thị thành

Trần Minh phở Bắc đã lừng danh

Chủ đề: tái, chín, gầu, gân, sách

Gia vị: hành, tiêu, ớt, mắm, chanh...               

 

Sau đó, ''mông xừ'' Trần Minh đã nhờ một người nhái những nét chữ rồng bay phượng múa của Vũ Hoàng Chương để viết bài thơ ấy và treo ở trong tiệm.

 

...VÀ CÂU ĐỐI PHỞ 

 

Saigon thuở ấy chỉ có một tiệm duy nhất ở đường Võ Tánh, gần Ngã Sáu, có món tái sách tương gừng và phở tái sách: tiệm Y. Thịt tái mềm, sách ròn nhai gau gáu, chấm với tương Cự Đà thì tuyệt cú mèo. Người ta bèn đổ xô tới để thưởng thức một món ăn lạ miệng. Và tiệm Y phất lên như diều. Từ ngôi nhà lụp xụp, ông đã sửa sang lại cho khang trang và mua thêm một nhà khác để ở cho thoải mái. Phú quí sinh... máu văn nghệ, ông bắt đầu giao du thân mật với cánh nhà văn, nhà báo.

Sau cuộc đảo chính của Dương Văn Minh, trong làng báo có hiện tượng "trăm hoa đua nở", hễ có tiền là có quyền làm chủ một tờ báo. Thế là ông chủ tiệm phở Y bèn ra báo. Từ tái, chín, nạm, gầu, sụn, nhảy sang địa hạt chữ nghĩa, ông hoàn toàn bỡ ngỡ. Cho nên báo của ông chỉ có thể đến với độc giả bằng con đường ve chai. Dĩ nhiên nó phải chết. Và ít lâu sau ông cũng chết theo nó. Người vợ góa trẻ đẹp kế tục ''sự nghiệp'' của ông chồng quá cố. Tiệm Y phát đạt trở lại. Những người bạn văn nghệ của ông Y vẫn lui tới ăn phở như xưa, nhưng mục đích chính của họ là... ngấp nghé ngôi vị chủ tiệm. Sau mấy năm trời theo đuổi mà chẳng đi tới đâu, một người trong bọn họ, tức cảnh sinh tình, bèn mượn danh nghĩa bà quả phụ để ra một vế câu đối như có ý thách thứcthiên hạ rằng:"Nếu ai đối được thì em xin nguyện lấy làm chồng''

 

"Nạc, mỡ nữa làm chi, em nghĩ chín rồi không tái giá ''

 

Câu đối sặc sụa mùi phở, nhưng hắc búa nhất là cụm từ ''tái giá'', nó vừa có nghĩa là ''đi bước nữa'' lại vừa có nghĩa là ''phở tái giá''. Cũng như ''da trắng vỗ bì bạch'' của bà Điểm đố Trạng Quỳnh vậy. Hơn ba mươi năm trôi qua, câu đối ấy hiện nay vẫn chỉ có một vế.

 

PHỞ GÀ TRỐNG THIẾN 

 

Ngay cả Nà Nội - quê hương của phở - từ trước đến nay cũng chưa bao giờ có phở gà trống thiến, cho dù ở phố Huyền Trân Công Chúa, vào đầu những năm 50, đã có một hàng phở gà ngon nổi tiếng khắp Hà thành, đến nổi cụ Nguyễn Tuân khi theo đoàn quân về tiếp quản Thủ đô, ăn xong đã phải khen rằng ''tuyệt phở !''. Người bán phở tên là Chí. Ông ta mới hồi cư, không có đủ tiền để mướn mặt bằng, phải làm phở gánh. Con đường mang tên vị công chúa nhà Trần bé bằng cái lỗ mũi, với cái vỉa hè rộng hơn một mét, khách ăn kẻ đứng, người ngồi, húp xì xụp.

Phở gà trống thiến  xuất hiện ở Saigon vào những năm 60, ở phía chợ Vườn Chuối - tuy chưa được liệt vào loại tuyệt phở, nhưng cũng được khách ẩm thực đặc biệt chiếu cố. Phở ngon là một lẽ: thịt gà trống thiến thơm và mềm như gà mái tơ, nước phở trong hợp với khẩu vị của những người kén ăn, nhưng cũng còn một lẽ khác: người ta vừa ăn, vừa ngắm cái vẻ thướt tha yêu kiều của con gái ông chủ tiệm, thỉnh thoảng đi ra đi vô, mỉm cười với người này, gật đầu chào người kia, giơ tay 'bông rua' người nọ, tự nhiên như một cô đầm non. Đó là nữ ca sĩ Y.V, một giọng ca lả lướt của các phòng trà. Ban ngày, nàng giao thiệp với phao câu, đầu cánh, thịt đùi ; ban đêm, chìm đắm trong ánh đèn màu. Thế rồi, không kèn không trống, nàng tuyệt tích giang hồ. Người ta bảo rằng nàng đi Tây. Đi Tây thật chứ không phải Tây Ninh. Tiệm phở vắng khách dần và ít lâu sau thì phải dẹp.

 

PHỞ KHÔNG RAU KHÔNG GIÁ 

 

Tiệm này nằm trên đường Công Lý- cách ngã tư Công Lý-Yên Đỗ (nay là ngã tư Nam K Khởi Nghĩa-Lý Chính Thắng) khoảng 100m - trong một cái hẻm rộng. Người ta gọi là phở Bà Dậu. Nó có những đặc điểm không giống bất cứ một tiệm phở nào: không rau, không giá và rất sạch, và nhất là không có cái mùi phở kinh niên. Thịt thái mỏng và bánh phở to bản thích hợp với cái gu của người Hà Nội. Vì ở sâu trong hẻm, nên thoạt đầu khách tới ăn uống rất lơ thơ tơ liễu buông mành, chỉ có dăm bảy mống. Sau đó, nhờ sự cổ động của người Hà Nội, người ta mới bắt đầu chiếu cố tới hương vị không rau không giá đó.

Trải qua hơn 30 năm, Phở Bà Dậu hiện nay vẫn tồn tại và có phần phát đạt hơn xưa. Có thêm một món mới: tái bắp, thịt mềm và nhai sần sật như sụn. Giá cả cũng tăng, từ 10đ/ bát trong những năm 60 đến 10.000đ/ bát, năm 1996. Nhưng khách ăn vẫn nườm nượp.

 

TỪ PHỐ PHỞ ĐẾN... BẮC HUỲNH 

 

Hà Nội, quê hương của phở, và thời bao cấp đã sản sinh biết bao thứ phở: phở vịt, phở ngan, phở lợn (thậm chí có cả phở chó), vậy mà chưa có một phố nào chuyên bán phở, trong khi ấy Saigon lại có cả một dãy phố phở. Đó là khu Hiền Vương (Võ Thị Sáu - Pasteur). Hiền Vương chuyên bán phở gà, còn Pasteur, phở bò. Nhưng dù gà hay bò, các tiệm phở ở khu này chưa có một tiệm nào - nếu nói về phở bò - có thể so với phở Tàu Bay ở Lý Thái Tổ, còn nếu nói về phở gà, thì thua xa phở Vọng Các (đường Võ Văn Tần) và phở Bưu Điện hôm nay.

Những tiệm phở bò nổi tiếng thời ấy còn có phở Tàu Thủy ở Nguyễn Thiện Thuật, phở Quyền và phở Bắc Huỳnh ở miệt Phú Nhuận. Sau khi ông Tàu Thủy qua đời, người con trai không có đủ khả năng kế nghiệp ông bố, bèn dẹp tiệm để chuyển sang nghề khác. Còn phở Bắc Huỳnh nguyên là phở Ga Đà Lạt một thời nổi tiếng; Sau 75 ông mò về Saigon, mở tiệm phở Bắc Huỳnh trên đường Võ Tánh góc Trương tấn Bửu đối xéo góc với nhà thờ Nam. Chỉ mấy tháng sau, Bắc Huỳnh lại nổi tiếng như cồn. Hàng ngày, từ 6 giờ sáng khách mộ điệu phở đã nườm nượp nối đuối kéo vào. Và chỉ tới 10 giờ là bánh, thịt, nước phở đã láng cóong. Phải công nhận phở Bắc Huỳnh hết chỗ chê. Nuớc trong vắt thơm lừng; Miếng thịt chín mùi thơm như pa-tê, thái tay vừa đủ dầy để cắn ngập răng. Miếng gầu sữa trắng toát mịn như miếng thạch, vừa thơm vừa bùi lại ròn tan; Không một chút hoi. Đặc biệt tiệm BH không bán phở toàn tái. Thế mới là chính thống. Phở bò mà lại ăn phở tái thì đúng là nhà quéo.

Đang phát đạt như thế, chẳng biết sao khoảng năm 82 bỗng dưng ông dẹp tiệm. Dân ghiền phở cứ tiếc hùi hụi. Trong số này có ông cao thủ bóng lông Trần K., khi đó đang chủ trì sân quần vợt đuờng Lê Duẩn. Ông này ghiền phở BH không thua gì mấy anh ghiền thuốc phiện. Sáng sáng, sau khi dợt cho đệ tử mà không được bồi dưỡng hai tô phở BH là ông ngáp lên ngáp xuống. Ông bèn gạ một người bạn ông để người bạn này yêu cầu cô con gái ông BH mượn nồi niêu soong chảo bát đũa của ông già ra sân quần vợt mở một tiệm phở xe. Dân ghiền phở lại kéo tới ăn đông như chẩy hội. Hồi đó nữ ca sĩ Thái Thanh và nữ ca sĩ Tấm Vấn ở tít trong chợ lớn, sáng nào cũng ngồi xích lô ra sân quần vợt - không phải để đánh banh lông - mà là để đớp phở.

Cao thủ Trần K. có ông anh cũng tên Trần K. và cũng là cao thủ bóng lông, còn mê phở hơn cả ông em. Sáng nào ông K. anh cũng gò lưng đạp chiếc xe đạp ọp ẹp chở người tình 200 pao từ Chợ Lớn ra sân quần với mục đich cao quý duy nhất là đớp phở của con gái ông BH. Có nhiều lần, có lẽ tại tối trước ông K. anh chơi bóng lông hơi nhiều và hơi khuya, sáng ra chân chùn gối lỏng, ông đạp xe hơi chậm, tới hơi trễ, đã thấy cái thùng nước phở chổng mông lên trời. Phở chính thống là thế: bao nhiêu thịt là bấy nhiêu nước. Hết nước là hết thịt, hết thịt là hết nước. Và hết là hết, chứ không có cái trò đổ vài lon nước lèo hộp, hay ném mấy cục bouillon vào nước, thêm tí mắm tí bột ngọt, đun sôi lên bán với thịt tái. Sau mấy lần đạp xe phờ râu tôm tới nơi lại hụt ăn, ông K. anh đành thương lượng với cô chủ phở như thế này:

Mỗi sáng cô cứ vui lòng để riêng ra hai tô, cất đi cho tôi. Tôi tới kịp để ăn hay không tới ăn được cũng kệ cha tôi. Tôi vưỡn cứ trả tiền như thường. Ấy thế mà, chỉ được hơn năm, chả biết lý do gì, tiệm phở xe này cũng bỗng mất tích. It lâu sau thấy tiệm Bắc Huỳnh lại tái xuất giang hồ. Được ít năm rồi lại dẹp không kèn không trống. Ngày nay nghe đâu ông Bắc Huỳnh và cô con gái đẹp như mơ đã mở hai tiệm phở bên Calgary, Canada. Chả biết còn giữ tên Bắc Huỳnh nữa không.

 

...PHỞ NGẦU PÍN

 

Dạo ấy, cả Saigon chỉ có độc một tiệm của chú Woòng ở đường Lý Thái Tổ bán phở ngầu pín. Chú là người Quảng Đông, trước khi di chuyển vào Nam đã mở tiệm phở ở phố Huế, Hà Nội. Vào đầu thập niên 50, phở ngầu pín đối với dân thủ đô, thật hoàn toàn xa lạ. Có mà nhử thính các tiểu thư Hà Nội cũng không dám tới ăn.

Phở ngầu pín vào tới Saigon cũng chả khấm khá gì hơn. Vẫn cái tiệm xập xệ tối thui, như ở phố Huế. Khách tới ăn toàn những ông râu ria xồm xoàm hoặc lún phún râu dê hoặc nhẵn nhụi bảnh bao chẳng có một sợi râu nào. Nhưng tuyệt nhiên không hề có bóng dáng đàn bà.

 

PHỞ SAU 75 VÀ CƠN SỐT PHỞ BẮC HẢI

 

Phở leo lên tới tột đỉnh vinh quang bắt đầu từ cuối thập niên 80. Phở tràn ngập thành phố, ngoại trừ khu vực Chợ Lớn, bởi nó không thể địch lại được với hủ tíu, hoành thánh, bánh bao, xíu mại. Nhưng đặc biệt nhất là cơn sốt phở Bắc Hải. Ở thành phố có chí ít vài ba chục tiệm mang cái tên ấy. Tại sao người ta lại không chọn một bảng hiệu khác ? Cũng có nguyên nhân đấy.

Số là vào thời bao cấp, ở phố Thuốc Bắc, Hà Nội có một tiệm phở chui mà ông chủ tên là Bắc Hải. Đó là bí danh, biệt hiệu hay tên thật của ông ? Chả có ai rỗi hơi tìm hiểu. Chỉ biết cứ thế mà gọi. Tiệm của ông dĩ nhiên là đông khách, nhưng toàn khách quen. Những cái mặt lạ hoắc đừng có hòng bước vào. Trong khi phở quốc doanh "chạy qua hàng thịt", thì phở Bắc Hải cả bánh lẫn thịt đều có chất lượng. Ngoài ra lại còn cái thú uống rượu quốc lủi nhắm với món "bốc mả" (xíu quách). Thịt do dân''bờ lờ'' (buôn lậu) từ Phú Xuyên, Thường Tín hoặc ngả Gia Lâm đi theo xe khách thành, đưa vào bán cho các mối. Còn quốc lủi do ngoại thành cung cấp.

Ông Bắc Hải đựng quốc lủi trong cái bong bóng trâu, giấu ở trước bụng, cái áo phủ bên ngoài. Khách nào muốn uống, giơ cái ly xây chừng ra, ông cởi khuy áo, tháo cái nút vòi bong bóng rồi xịt một phát vào ly. Rượu vừa đúng tới mép ly, không tràn ra một giọt nào. Ông bảo đó là cả một nghệ thuật, phải tập mất một tháng mới thực hiện thành công thao tác ấy. Nói cũng đáng tội, phở của ông cũng chả ngon lành gì. Chẳng qua là vì ''trong xứ mù thằng chột làm vua''. Vả lại, nó có đầy đủ chất béo, chất cay. Với một người ''thích đủ thứ'', như vậy là đúng tiêu chuẩn. Từ đó, anh hùng nhất khoảnh, phở Bắc Hải danh trấn giang hồ.

Sau 75, một số đệ tử của ông Bắc Hải vào Nam. Họ kiếm một đầu hẻm, dựng một quán phở lộ thiên. Một trong những đệ tử nổi bật nhất của ''mông xừ'' Bắc Hải là Ch. Râu. Gọi như thế là vì trên mặt anh có cả một rừng râu. Trẻ con trong khu phố, mỗi khi thấy anh xuất hiện lại chạy theo trêu chọc: ''Ơ cái râu lồm xồm, ơ cái râu loàm xoàm, cái râu mọc quanh cái mồm''.

Lại vừa may mắn lại vừa có sẵn ít vốn, Ch. Râu kiếm được một mặt bằng ở đường Nam K Khởi Nghĩa. Phở Bắc Hải của anh ra đời, trội hơn các tiệm Bắc Hải khác với món áp chảo nước, áp chảo khô, và đặc biệt là rượu rắn-bìm bịp, tráng dương bổ thận.

Hiện nay, phở Bắc Hải không những bành trướng trong thành phố mà còn xuất hiện tại các vùng ngoại ô, nhất là khu Tân Sơn Nhất.

 

PHỞ ĐUÔI BÒ VÀ NGẦU PÍN 

 

Khoảng giữa thập niên 80, tại Bến Sỏi, mé trái cầu Điện Biên Phủ, có một tiệm phở đuôi bò và ngầu pín do một người đàn bà đứng bán. Quán hàng thiết lập trên một vùng đất lổn nhổn sỏi đá. Khách ăn, kẻ đứng người ngồi. Đôi khi cái ghế lùn tịt được dùng thay cho bàn. Và lần đầu tiên trong lịch sử của ỀpínỂ, ngầu pín được các bà các cô chiếu cố. Họ tỉnh queo cắn từng miếng một và nhai sần sật. Đuôi bò của Bến Sỏi cũng tuyệt trần. Mỗi miếng bằng cái nắm tay của trẻ con. Thịt được ninh nhừ nên khi ăn cũng không đến nỗi vất vả.

Phở Bến Sỏi chỉ bán đến 9g30 sáng là hết. Nhưng thông thường, người ta đến sớm hơn. Để tránh cái nắng như đổ lửa xuống đầu. Trông các bà vừa ăn vừa thấm mồ hôi, phấn son nhòe nhẹt, thấy mà thương !

Vài năm sau khấm khá, bà chủ tiệm tậu được một miếng đất rộng lớn ở phía xa lộ rồi chuyển cửa hàng ra đó. Bây giờ gọi là quán phở N., vừa bán phở vừa bán lẩu ngầu pín đuôi bò. Một cái lẩu 20.000đ hai người ăn căng bụng.

PHỞ...THẦY CÔ 

 

Bởi lương nhà giáo không đủ sống nên 5 cô và một thầy đã hùn nhau mở một tiệm phở ở vỉa hè đường X., phía sau cổng trường M.C.

Phở thầy cô ra đời khoảng gần hai năm nay. Có một dạo nhà nước dẹp lòng lề đường, có lúc họ phải di chuyển vào mé sân sau trường. Tiệm này chuyên bán phở gà và chỉ bán vào buổi sáng. Dĩ nhiên phở của họ không thể nào ngon bằng các tiệm nhà nghề như phở gà Bưu Điện hoặc Vọng Các hay các tiệm ở đường Võ Thị Sáu, nhưng nó lại có một hương vị đặc biệt - hương vị gia đình. Khách ăn có cảm tưởng như người nhà mình nấu cho mình ăn vậy. Phở ở đây rất có ''chất lượng'' và rẻ - rất rẻ là khác: 4.000đ/ tô đầy tú ụ cả thịt lẫn bánh.

Giữa họ đã có sự phân công: mỗi người nấu phở rồi coi phở một ngày. Không có ai trong số họ có sẵn tay nghề. Thoạt đầu thì lúng túng như thợ vụng mất kim, ít lâu mới thành thạo. Nhưng dù sao đối với họ nghề phở cũng là một cái nghề bất đắc dĩ. Đứng trên bục giảng vẫn tốt hơn.

Ở thành phố, ngoài nhóm thầy cô kể trên, còn có một cô giáo nữa cũng đang đứng bán phở, nhưng lại giã từ hẳn cái nghề kỹ sư tâm hồn. Cô nguyên là giảng nghiệm viên của Đại học khoa học, nhà lại sẵn có mặt bằng nằm trên một trục lộ đông đảo người qua lại, bèn quyết định từ bỏ ống nghiệm và các công thức hóa học để ''giao thiệp'' với phở. Vốn là một nội trợ giỏi nên từ nấu thức ăn đến làm phở cũng không đến nỗi khó khăn. Cửa tiệm nằm ở phía chân cầu Bông, khách ăn sẽ dễ dàng nhận ra khi thấy trước cửa đậu một dãy xe gắn máy.

Phở Cầu Bông ngoài các món thường lệ như tái, chín, nạm, còn có món đuôi bò. Phở rất ngon nhưng giá một tô có 5.000đ, chỉ bằng một nửa tiền nếu so với phở H. ở đường Pasteur, tục gọi là phở Việt kiều, với giá chém treo ngành 12.000đ/ tô. Sở dĩ gọi thế là vì khách ăn đa số là Việt kiều. Họ quen ăn phở với giá 8 đôla/ tô, chưa kể tiền ''bo'' 10%, nên với họ, đó là một giá rẻ mạt.

Phở Cầu Bông cũng không làm theo kiểu đại trà với thịt thái sẵn chất đầy một cái khay. Khách ăn tới đâu làm tới đó. Thịt thái mỏng bốc mùi thơm phức. Mỗi miếng thịt mang hình kỷ hà, màu nâu gụ của nó dính với màu mỡ gàu đặt trên nền trắng của bánh trông giống như một bức tranh tĩnh vật.

Cô giáo của trường Khoa học đã đưa cả khoa học lẫn nghệ thuật vào phở.

 

PHỞ T.D Ở ĐIệN BIÊN PHỦ 

 

Phở có bảng hiệu mang tên số nhà, nhưng người ta cứ quen miệng gọi là phở T. D., tên ông chủ, mặc dù anh không đứng bán. Căn nhà đó, xưa kia, anh mở tiệm cơm Tây với hai món đặc sản: chateaubriand và chân giò nấu đậu trắng. Các bằng hữu của anh đa số là những người làm văn nghệ. Anh cũng được liệt vào số đó, bởi giọng ca tuyệt diệu của anh. Nhưng mỗi năm anh chỉ hát có một lần và chỉ hát có một bài vào đêm Giáng sinh: "Đêm thánh vô cùng'' (Silent Night). Một điệu nhạc tắt đèn. Trong lúc tiếng ca thánh thiện của anh vang lên, người ta ôm nhau đi một đường slow.

Sau khi thưởng thức phở Quyền, phở Tàu Bay, phở bà Dậu, nếu muốn đổi hương vị, người ta có thể đến T.D để nếm món ''vú sữa'', tức là khoảng thịt bụng có những núm vú, ăn béo ngậy, thơm và sần sật, nhưng không giống như sụn hoặc nậm của thịt chó. Nhà hàng có mặt bằng rộng, quạt máy quay vù vù, khách ăn không phải chịu cái cảnh mồ hôi mẹ mồ hôi con cùng chảy.

 

PHỞ CÔNG TỬ SAIGON 

 

Đó là tiệm phở gà H. B. ở đường Võ Thị Sáu. Ông chủ tiệm tên là Q., một người thuộc giới giang hồ mà cả hai đạo hắc bạch đều biết... tiếng từ khi Q. ở địa vị một ông chủ. Nghề phở đến với anh một cách tình cờ. Trong một cuộc đọ tài cao thấp với một tay anh chị, anh bị hắn thưa về tội đả thương, và sau đó bị đưa đi cải tạo. Thời gian chém tre đẵn gỗ trên ngàn, anh thường hay giúp đỡ một anh bạn đồng cảnh ngộ. Thấy bạn bị bắt nạt là anh can thiệp ngay. Không phải bằng vũ lực, mà chỉ với một chiêu số thôi: bấm vào huyệt nội quan ở cổ tay và huyệt khúc trì ở khuỷu tay, là địch thủ phải thổi bài kèn ''ông rơ lui'' ngay. Q. lại còn thường giúp anh ta trong các công tác lao động. Để đáp lại ân tình ấy, người bạn kia đã truyền cho anh nghề nấu phở. Anh ta dạy Q. từ cách lựa chọn gà - phải là gà được nuôi ở nông thôn - đến cách pha chế gia vị cho thùng nước lèo, và cách nấu nướng làm sao cho gà khỏi bị vỡ da.

Sau thời gian cải tạo, Q. về đường Võ Thị Sáu mở tiệm phở H. B. - tiệm phở ngon nhất trong khu phố ấy. Chỉ trong vòng ba năm, anh đã phất lên như diều. Và bây giờ, với 8 năm trong nghề phở, anh chỉ giữ vai trò chuyên viên, và để cho một số đệ tử đứng bán. Còn một chàng nữa cũng phất lên như Q., nhờ phở. Đó là anh D., chủ một tiệm phở ở trong một con hẻm đường Nguyễn Thị Minh Khai, cách nhà thương Từ Dũ khoảng 500m. Từ Hà Nội vô thành phố ************, anh chỉ có đủ tiền để làm một gánh phở ở đầu ngõ. Mới đầu, anh chả biết một tí gì về cái nghề này. Toàn đi học mót. Hỏi người này, học người kia, rồi tới ăn ở các tiệm phở danh tiếng để thử nghiệm. Phải mất gần một năm anh mới thành thạo.

Phở D. hôm nay nổi tiếng ngang với phở Quyền ở Phú Nhuận. Tiệm của anh có một món đặc biệt : tái bắp. Muốn ăn món này phải đi sớm, bởi 8 giờ sáng là hết. Có một điều ly kỳ là phở D. ăn vào buổi chiều bao giờ cũng ngon hơn buổi sáng. Cả chủ lẫn khách đều công nhận chuyện đó. Hỏi nguyên nhân tại sao ? Anh lắc đầu vì không giải thích được. ''Sáng và chiều cùng một thùng nước lèo. Nửa thùng buổi sáng còn lại, buổi chiều chỉ việc đun sôi, không pha thêm một chút gia vị nào, thế mà nó lại ngon hơn buổi sáng'', anh mỉm cười nói.

Bây giờ thì phở có bề thế lắm rồi. Anh mới tậu thêm một ngôi nhà ở đầu hẻm. Phở là một đặc sản của Việt Nam. Đó là điều ''quốc tế phải công nhận''. Nhưng ông Tây lại bảo nó là “soupe chinoise”, còn ông Tàu thì lại bảo nó là “ngầu phấn” chỉ là tiếng Quảng Đông, phiên âm ra tiếng Hán Việt là “ngưu” (bò hoặc trâu), ''phấn'' (bột gạo). Một điều nữa, hỏi ông tổ của nghề phở là ai ? Các ông chủ tiệm phở đều lắc, mặc dù nhờ phở, họ đã có của ăn của để.

 

 

Phan Nghị

Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 26/Oct/2010 lúc 8:27am
            CUỘC SỐNG ĐÓ ĐÂY
                   **********
 

Trong Cuộc Sống
TRẺ EM Á CHÂU THÀNH CÔNG NHẤT

Trong xã hội Pháp, trẻ em Á châu thành công vượt bực. Các thiếu nữ còn hơn nam sinh sinh nhiều. Đó là kết quả cuộc nghiên cứu của Viện thống kê Ines, tại Pháp mới công bố. Trên 22 000 người di dân, 50% thiếu nữ Á châu có bằng đại học trong khi chỉ 37% thiếu nữ vùng Phi châu (sub saharienne) có bằng đại học. 47% thanh niên Á châu có bằng đại học . Chuyện này cũng được thấy tương tự trong xã hội Mỹ.

Tại Pháp, những thành công nhận thấy trong các dân tộc Việtnam, Lào, Cam bốt, Trung Hoa. Các thanh thiếu niên gốc từ các dân tộc này vượt trội hẳn cha ông của mình tới đây từ mấy chục năm trước. Ví cuộc di dân nơi nào cũng giống nhau : thế hệ đấu tiên chỉ có tương đương bằng cấp, không có địa vị trong xã hội. Con cái của những người này bắt kịp, tới thế hệ thứ ba mới trội hẳn lên, và hòa nhập vào cộng đồng.

Trong các chủng tộc khác, chỉ có các thiếu nữ Thổ nhỉ kỳ gặp khó khăn hơn cả. Ít người tốt nghiệp hay đi làm : gánh nặng gia đình đè trên vai họ. Đi về bị kiểm soát,” theo như lời của Gaye Petek, một chuyên viên về cộng đồng Thổ.

Các công ty ngày nay mở cửa để mời gọi các thanh niên thế hệ thứ hai, thứ ba của các đợt di dân Á Phi châu trước đây vào làm việc. (Le Figaro)

Lương bổng tại Pháp
TRƯỜNG HỢP CÓ BẰNG MBA

Một trường hợp đặc biệt : Có bằng MBA (Master of Business Administration) được lãnh lương bao nhiêu tại Pháp ? Câu trả lời là tùy theo có bằng MBA của trường nào ? Chỉ có một trường ở Pháp, INSEAD (Institut Européen d’Administration des Affaires), được vào trong số 10 trường trên thế giới có bằng này được số lương cao nhất.

Tại Âu Châu, lương trung bình của người có bằng MBA vào khoảng 62 500 euro (chưa trả thuế) mỗi năm, theo con số của 2 145 công ty tuyển dụng thông tri cho tổ chức điều tra mang tên là QS Intelligent Unit. Cao nhất là 65 900 euro khi làm viêïc với tổ hợp dược phòng bào chế thuốc. Các ngành tài chính (64 947 euro), tham vấn (consulting, 62 590 euro) hay kỷ thuật (61 286 euro) cũng không phải là ít, so với ngành kỷ nghệ, thấp nhất, vào khoảng 58 800 euro.

Điều lạ, do từ tài liệu này là không phải bằng của trường nổi tiếng có lương cao. Những trường lớn như Havard hay Wharton không đem lại lương lớn cho những sinh viên tốt nghiệp mặc dầu đã phải trả học phí rất đắt. Tại trường INSEAD ở Pháp, sinh viên phải trả ít nhất 45 000 euro để có bằng Executive MBA.

MBA ÂU CHÂU CAO GIÁ
Các trường Âu Châu chiếm 8 trên 10 trường cao giá nhất do QS Intelligent Unit xếp hạng. Cao nhất là trường Astridge Business School của Anh, với só lương tính ra là 120 750 euro môït năm. Trường có giá nhất của Mỹ, Duke University, được xếp hạng thứ 10 với số lương là 72 678 euro. Tại Pháp, INSEAD được xếp hạng thứ 6 với số lương là 79 785 euro. (Tuy nhiên, người đọc không rõ đây là lương mới tuyển dụng hay đã thâm niên trong ngành ?)

Với lương cao so với các bằng khác, MBA không gặp khó khăn gì trên thị trường việc làm bất kỳ ở đâu. Sau khi chậm lại trong năm 2009, việc tuyển dụng những người có bằng này tăng lên 3% ở Âu châu, 9% ở Bắc Mỹ và 32% ở Á Châu là nơi kinh tế đang phát triển.

Tại Âu Châu, sinh viên tốt nghiệp từ INSEAD và London Business School rất được các công ty chiếu cố.

Mười trường theo bảng xếp hạng là :

1. Ashridge Business School (Anh) 120 750 euro.
2. Vlerick Leuven Gent Management School (Bỉ) 100 000 euro
3. IMD (Institut du Management de la Distribution, Thụy sĩ) 89 285 euro
4. Rotterdam School of Management (Hòa Lan) 82 428 euro
5. Hong Kong UST (University of Science & Technology, Hương Cảng) 82 357 euro
6. INSEAD (Pháp) 79 785 euro
7. IESE Business School (Instituto de estudios superiores de la empresa, Tây ban nha) 79 071 euro
8. Copenhagen Business School (Đan mạch) 73 571 euro
9. ESMT (European School of Management and Technology, tại Đức) 72 857 euro
10. Duke University Fuqua (Hoa kỳ) 72 678 euro

                                  Từ Nguyên Paris
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 26/Oct/2010 lúc 12:51pm
 
Mời các thân hữu vùng Hoa Thịnh Đốn thử
 
Xe xích lô ở Thủ Đô Hoa Kỳ !!
 



 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 26/Oct/2010 lúc 12:51pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 26/Oct/2010 lúc 11:21pm
 
Bây giờ là XE ĐẠP LẠ nè anh LoCong15 ơi Smile
mk
 
 
 
 
Bánh xe đạp sẽ không còn nan hoa

Chris Boardman, vận động viên người Anh ra mắt một mẫu xe đạp mới mà theo anh, sẽ trở nên phổ biến vào 20 năm sau. Boardman từng đạt huy chương vàng môn đua xe đạp tại Olympic 1992.

Điểm đặc biệt nhất trong chiếc xe của Boardman là xe sẽ không có nan hoa và xích, thay vào đó là một hệ thống vận hành trực tiếp truyền lực từ pedan tới bánh xe, qua các bánh răng hoặc con lăn có độ nhám cao, giúp tăng ma sát khi truyền động.

Phát minh về loại bánh xe này được cấp bằng sáng chế số 4045096, tại Mỹ vào năm 1976, nhưng chưa nhiều phương tiện phổ thông áp dụng phương pháp truyền động này vì công nghệ vật liệu chưa cho phép. Tuy nhiên, tại một số công viên giải trí hiện đại, mọi người có thể thấy cơ cấu này xuất hiện trong một số trò chơi tạo cảm giác mạnh.


Mẫu xe đạp của Boardman.






Cơ cấu truyền động trong thực tế mà Boardman dự định áp dụng cho thiết kế xe của mình.

Ngoài ra, chiếc xe của Boardman có một hệ thống máy tính quản lý hệ thống khóa chỉ có thể mở được bằng vân tay người chủ sở hữu. Để chiếc xe đạt trọng lượng tối thiểu, nhà sản xuất sẽ dùng đến vật liệu làm từ sợi các-bon.

Một máy tính mini lắp trên ghi đông sẽ kiểm soát năng lượng tiêu thụ của từng vòng đạp xe và hiển thị trên màn hình LCD. Sở dĩ, có tính năng này là vì chiếc xe được chế tạo với mục đích ban đầu phục vụ các vận động viên đua xe đạp thành tích cao.

Boardman cho rằng, công nghệ nền tảng cho việc sản xuất chiếc xe đạp đã hội tụ đầy đủ. Tom Bogdanowicz, người quản lý tại Trung tâm huấn luyện xe đạp London, tán thành ý kiến trên. Bogdanowicz cho rằng, những ý tưởng mới hiện diện trên chiếc xe Boardman đáp ứng sự mong mỏi của các vận động viên xe đạp. Tuy nhiên, để có thể sớm đi vào thực tế, Boardman cần nỗ lực làm việc với các nhà sản xuất vì đó mới là ý tưởng.

 
Theo Tiến Trung (tổng hợp)
 
 
 
***********
****************
 
 
 
 
Xe đạp không xích

Trong mẫu hàng của Trek, thế chỗ cho chiếc xích sắt hay cắn gấu quần là một sợi curoa làm từ composite sợi carbon nhẹ và bền.


David Oakley đang xem xét sợi dây curoa trên chiếc xe đạp không xích trong cửa hàng của mình.

Bằng cách làm cho chiếc xe đạp trở nên hoàn thiện hơn, Trek hy vọng ngày càng có thêm nhiều người dân đô thị chuyển từ ô tô sang loại phương tiện không chỉ giúp tiết kiệm tiền xăng mà còn tốt cho sức khỏe và môi trường này.

Theo thống kê chính thức, năm 2007, ngành xe đạp Mỹ có doanh thu 5,4 tỷ USD. Hơn 43 triệu người Mỹ từ bảy tuổi trở lên từng đạp xe ít nhất sáu lần trong năm 2005.

“Người dân nhận thấy rằng xe đạp là một giải pháp đơn giản cho các vấn đề phức tạp mà họ gặp hàng ngày,” Eric Bjorling, giám đốc thương hiệu của Trek, nói.

Bjorling cho biết, việc bảo dưỡng dây curoa đơn giản hơn nhiều so với chiếc xích có đến 3.000 chi tiết. Dây curoa không đòi hỏi phải tra dầu mỡ và có thể làm sạch bằng giẻ và chất tẩy rửa thông thường. Độ bền của dây curoa vào khoảng ba năm – dài gấp ba độ bền của xích sắt.

Theo Bjorling, bên cạnh tiếng xe rất êm, dây curoa còn không bị han gỉ, khó bị đứt, không bị rão và tuột, cũng không làm lấm lem mắt cá chân hay cắn gấu quần người đi xe đạp.

Xe đạp không xích của Trek có giá 930USD đến 990USD, tùy theo có chức năng điều chỉnh tốc độ hay không. Bộ phận đĩa cũng được thiết kế để xe có thể đi trên tuyết hay đất cát.

Cải tiến mới này của Trek chắc chắn sẽ khiến người tiêu dùng hào hứng, có lẽ chỉ giới sản xuất dầu nhớt tra xích không nghĩ như vậy, ông David Oakley, giám đốc một cửa hàng xe đạp gần 100 tuổi ở thành phố
 
 
Richmond, Virginia bình luận.
Thái Thanh (theo CNN)
 
 
 
 
***********
****************
 
 
 
BMW ‘tấn công’ thị trường xe đạp
 

Người tiêu dùng vốn đã quá quen với hãng ô tô nổi tiếng BMW. Nhưng mới đây, tập đoàn này một lần nữa chứng tỏ đẳng cấp của mình tại lĩnh vực hoàn toàn mới khi trình làng bộ sưu tập “ngựa sắt” ấn tượng.

Khi Mercedes - Benz mở rộng phạm vi tấn công thị trường bằng một vài mẫu xe đạp phong cách mới thì BMW, một trong những “ông trùm” ô tô nổi tiếng hành tinh, cũng không chịu thua kém và ngay lập tức dòng sản phẩm xe đạp thương hiệu BMW xuất hiện trên thị trường.

Không trải dài như dòng sản phẩm xe đạp Mercedes - Benz, “ngựa sắt” BMW tạo sức hấp dẫn riêng với bộ đôi sản phẩm xe đạp địa hình cho người lớn, và một thiết kế dành cho trẻ em.

Với mức giá khoảng từ 1.200 đến 1.800 USD khởi điểm, bộ sưu của BWM gây ấn tượng với trọng lượng siêu nhẹ, thuận tiện cho những quãng đường dài.

Bên cạnh những mẫu xe kiểu dáng thông thường cho người lớn, BMW cũng mở rộng đối tượng khách hàng sang các bé thiếu nhi khi cho ra đời tác phẩm đặc biệt, xe đạp không xích, không bàn đạp Kidsbike. Dòng xe này có giá hơn 362 USD.

Dưới đây là những hình ảnh mới của bộ sưu tập này:




Theo Autobloggreen/AutoPro
 
 
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 27/Oct/2010 lúc 7:40am
 
                          XE ĐẠP HIỆU PEUGEOT 
Lọ mọ vào được trang của bọn Peugeot Pháp, xem mấy cái xe đạp của nó thích quá.

Các bác ở Pháp hay đâu đây nghiên cứu đánh ít về VN nhỉ, em đang muốn order. Con này em thích hơn Ipad.

RC - 629 € TTC



399 €

                               Diễn Đàn Thanh Niên
IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 27/Oct/2010 lúc 7:46am

"Xe đạp tự do" ở Pháp - Gặp khó vì nạn trộm cắp

(TT&VH) - Tại Pháp rất thịnh hành các hệ thống cho thuê xe đạp giá rẻ mang tên Vélo’v, Vélib’, V’hello, Vélodi. Nổi tiếng nhất trong số đó là Vélib’ (viết tắt của “Xe đạp tự do”), hoạt động ở thủ đô Paris. Chỉ cần trả một khoản tiền tượng trưng là người ta có thể thuê được một chiếc xe đạp chất lượng tốt để rong ruổi khắp phố phường. Đó cũng là một cách bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, thời gian gần đây Vélib’ gặp khó khăn do nạn trộm cắp và phá hoại xe đạp gia tăng.

Tín hiệu tốt lành

Từ mùa Hè 2007 tại Paris đã xuất hiện hàng trăm điểm cho thuê xe đạp với giá 1 euro/ngày. Đây là phương tiện giao thông sạch về môi sinh và rất tiện trong điều kiện đường sá thường tắc nghẽn. Giá thuê cả năm thì quá “mềm”, chỉ có 29 euro. Tùy theo mùa và thời tiết mà mỗi ngày ở Paris có từ 50.000 đến 150.000 người thuê những chiếc xe đạp với khung sơn màu đồng làm từ loại thép rất chắc chắn.


Cha đẻ của dự án khuyến khích người dân Paris sử dụng phương tiện hai bánh không có động cơ là Thị trưởng Bertrand Delanoe. Trong hơn hai năm qua đã có không dưới 67 triệu lượt người sử dụng xe đạp trong thành phố. Năm nay dự án được mở rộng ra 29 thị trấn vệ tinh của Paris với 4.000 chiếc xe.

Hiện nay nhiều người dân ở hàng chục thành phố của Pháp cũng bỏ xe hơi riêng và các phương tiện giao thông công cộng để chuyển sang dùng xe đạp theo nhiều dự án khác nhau. Thật ra, hệ thống cho thuê xe đạp giá rẻ đã từng xuất hiện ở một số thành phố của Pháp (và vài quốc gia châu Âu khác) từ giữa thập niên 1970. Tuy nhiên, kể từ khi Vélib’ hoạt động ở Paris vào năm 2007 thì đi xe đạp mới trở thành hiện tượng đại chúng. Bí quyết của Vélib’ rất đơn giản: giá thuê rẻ và thuận tiện. Khách thuê xe tại một ga tàu điện ngầm, đi đến nơi cần thiết rồi trả xe ở ga nào tiện nhất.

Chưa đầy một năm kể từ khi Vélib’ khai trương trạm cho thuê xe đầu tiên, Paris đã vươn lên đứng đầu trong số các thành phố lớn ở châu Âu về việc đưa xe đạp vào hệ thống giao thông công cộng. Đến tháng 6/2008, Paris đã có 1.451 trạm giao và nhận xe. Nhà xã hội học Pháp Yankel Fijalkow phát biểu trên tạp chí Sciences Humaines: “Cuối cùng, xe đạp đã được thừa nhận là một dạng phương tiện giao thông hoàn chỉnh. Trước kia có nhiều người thích đi xe đạp nhưng sợ bị ô tô húc hoặc bị người khác chế giễu. Bây giờ việc sử dụng xe đạp trở thành trào lưu và nhiều người dân Paris đã lôi những chiếc xe cũ ra để đi”.

Hiện tại 15 thành phố của Pháp có hệ thống “thuê xe đạp tự do”. Đồng thời người ta đã xây dựng những con đường nhỏ dành riêng cho người đi xe đạp.


Xe đạp đang thịnh hành ở Paris

Trộm cắp và phá hoại

Thời gian gần đây, người Paris và du khách phàn nàn rằng ngày càng khó thuê được xe đạp tốt. Lý do là nạn trộm cắp và phá hoại xe đã vượt ngưỡng được coi là hiện tượng xã hội bình thường. Theo số liệu từ cảnh sát Paris, trong số 20.600 xe của hệ thống Vélib’ có không dưới 8.000 chiếc đã “bốc hơi” và ít nhất cũng có chừng ấy chiếc cần được đại tu.

Tờ Le Monde viết trong mục xã luận: “Biểu tượng nỗ lực của thành phố vì bầu không khí trong lành đã trở thành nguồn thu nhập mới của giới tội phạm”.

Một lượng đáng kể những chiếc xe đạp mất cắp ở Paris đã được các nhóm đạo chích tiêu thụ ở Đông Âu và Bắc Phi. Tuy nhiên, xe đạp bị đánh cắp không chỉ để bán lại. Không ít người sơn lại xe gian và ngang nhiên sử dụng mà không sợ bị phát hiện. Nhiều chiếc xe nằm lăn lóc ở ngoại ô Paris sau khi bị tháo bánh và giỏ đựng hàng hoặc bị đập méo mó. Các nhà tâm lý khẳng định rằng hành động phá hoại này xuất phát từ mối hận thù giai cấp đã trở nên gay gắt hơn vào thời khủng hoảng.

Tại vùng ngoại vi thủ đô nước Pháp có nhiều khu phố nghèo mà cư dân chủ yếu là người gốc Phi. Đối với họ, xe đạp là biểu tượng của giới trung lưu. Một số thanh niên ở đây đập phá xe đạp của hệ thống Vélib’ để biểu thị thái độ phản kháng đối với tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.

Công ty quảng cáo JCDecaux là nhà tài trợ cho dự án “xe đạp môi trường”, với 100 triệu euro đã được chi ra. Sở dĩ kinh phí lớn như vậy là do xe đạp nhập của Hungary có giá đắt. Ngoài ra, người ta cũng phải trang bị hệ thống máy tính cho hàng nghìn trạm giao và tiếp nhận xe. Việc sửa chữa, bảo dưỡng xe cũng ngốn một nguồn kinh phí không nhỏ khi mỗi ngày có khoảng 1.500 chiếc cần được cân chỉnh, thay thế phụ tùng. Cộng lại tất cả các chi phí thì giá thành một chiếc xe đạp của Vélib’ lên tới 2.400 euro. Đổi lại, JCDecaux được chính quyền thành phố cho phép sử dụng 1.600 biển quảng cáo miễn phí trong 10 năm.

JCDecaux đã áp dụng nhiều biện pháp để cải thiện tình hình. Xích và yên xe được gia cố cho chắc hơn, xe ở bãi được khóa chặt vào cột. Khẩu hiệu kêu gọi việc bảo vệ xe đạp được treo ở những nơi có nhiều người qua lại... Tuy thế, nạn trộm cắp và phá hoại xe đạp vẫn không giảm mà ngược lại còn có chiều hướng gia tăng.

Trần Quang Vinh
IP IP Logged
tuavanle
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 30/May/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 335
Quote tuavanle Replybullet Gởi ngày: 27/Oct/2010 lúc 1:57pm

OASIS OF THE SEAS
 Ốc đảo đại dương – Con tàu du lịch số 1 hành tinh
Xem choi

 


Con tàu Oasis of The Seas chính là tàu du lịch lớn nhất thế giới, một" ốc đảo" xa hoa giữa đại dương, ngay cả Titanic huyền thoại cũng không thể sánh bằng. Cùng xem ốc đảo này xa xỉ đến mức độ nào nhé!

Con tàu này được đặt hàng vào đầu năm 2006 và tới tháng 10 năm 2009, nó được hạ thủy tại Na Uy. Nó là con tàu đắt nhất thế giới với chi phí lên tới 900 triệu Euro (khoảng 1,4 tỉ USD). Oasis of The Seas là nhà vô địch trong các con tàu du lịch với chiều dài 360m, rộng 47m và chiều cao tính từ mặt nước biển lên tới 72m. Vận tốc tối đa của nó là 41,9km/h và cân nặng tới 220.000 tấn.

Sức chứa của “Ốc đảo đại dương” cũng thật đáng nể. Thủy thủ đoàn của nó lên tới 2.165 người trong khi số hành khách tối đa có thể lên tàu là 6.296 người. Con tàu được chia thành 16 boong khác nhau với 2.700 cabin. Các cabin được thiết kế theo 30 kiểu khác nhau tùy theo mức giá và sở thích của khách hàng.





Ốc đảo của đại dương – con tàu du lịch lớn nhất thế giới.


Tất nhiên các trang thiết bị trên con tàu cũng ở mức xa hoa đến kinh ngạc. Hành khách đam mê thể thao có thể đánh golf tại một sân mini, chơi bóng chuyền hay bơi lội, lướt ván tại các bể bơi khổng lồ trên boong.

Những ai không thích vận động mạnh có thể dạo bước ở Công viên Trung tâm, nơi toàn bộ cây cối đều là đồ thật 100% hay tới các thư viện đọc sách hoặc thưởng thức âm nhạc tại phòng hòa nhạc trên tàu. Tại đuôi tàu, Oasis of The Seas có một khán phòng đặc biệt được thiết kế theo kiểu Hy Lạp để trình diễn các màn bóng nước, bơi nghệ thuật hay nhảy cầu.





Toàn cảnh con tàu nhìn từ trên cao.







Oasis of the Seas quyến rũ trong màn đêm.







Con tàu nhìn từ phía trước.







Tàu có 4 chân vịt với sức mạnh kinh người. Mỗi chiếc có công suất lên tới 7.500 mã lực.







Quang cảnh từ một sân tàu nhìn ngược lên boong. Oasis of The Seas có 2.700 cabin như trong hình.






Con tàu nhìn từ phía trên, đằng sau. Oasis of the Seas có cả các bức vách lớn phục vụ những người thích leo núi. Các vách này nằm ở sau khán đài tại nhà hát ở đuôi tàu.





Trên boong tàu có sân bóng rổ và cả các bể đặc biệt phục vụ những người thích lướt sóng.







Công viên trung tâm, nơi toàn bộ cây cối đều là thật. Đây là một sự xa xỉ

chỉ có trên những con tàu cao cấp vì chi phí chăm sóc rất lớn.






Nhà hát Aqua ở đuôi tàu rực sáng ánh đèn.


IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 29/Oct/2010 lúc 3:10am

Tôi kiếm tiền tại Canada như thế nào?

         ************************************

Canada có thể phù hợp với bạn có thể không. Người càng học hỏi càng suy nghĩ nhiều thì tiền sẽ càng nhiều. Đồng ý là phải có chút may mắn, nhưng quốc gia này không phát triển dựa trên sự may rủi, bạn cũng đừng than thở mình nghèo vì xui.

Du thuyền tại hồ Ontario, Canada. Ảnh: realadventures.

Đọc nhiều bài viết tôi thấy mỗi người có một cái nhìn riêng về đất nước này, nhưng những ý kiến đó không đủ để có thể nói là đấy là Canada. Có người sống một thời gian và vô cùng thích quốc gia này, nó như thiên đường với họ. Với người khác ờ cả chục năm hơn không thể thích được cái quốc gia thuế thì cao, luật thì nhiều, thu nhập thì khó khăn như Canada. Và cũng có người vừa đặt chân đúng ba tháng lập tức quay về. Với tôi Canada là đất nước:

* Về thời tiết:

Mùa đông – là mùa tôi rất thích. Bạn có thể đi lên phía bắc trượt tuyết, có thể đi đánh khúc côn cầu, có thể đi trượt băng trên những hồ bị đóng băng. Đất nước này không dành cho người dân quen xứ nóng. Đi chơi mùa đông rất vui với điều kiện là quen với nhiệt độ -10 đến -20 độ C. Buồn khi có bão tuyết, ngập cả mét là chuyện thường, đi làm còn chán huống gì đi chơi nhưng không phải ngày nào cũng bão nên mùa đông vẫn vui.

Mùa xuân – quả là hơi buồn khi tết Việt Nam đến nhưng bên này tuyết rơi dày đặc. Mùa này vợ tôi chuyên đi mua sắm. Tôi thì thích ra công viên chơi. Ngắm cây mọc chồi.

Mùa hè – mùa này chơi nhiều nhất, cắm trại, câu cá, chèo thuyền, bơi lội, du lịch, barbecue… kể không hết. Nhưng tôi không thích hè lắm, nóng những 36 độ.

Mùa thu – mùa này đi ngắm rừng lá đỏ, lên các công viên quốc gia, khối thứ để làm.

* Về thu nhập:

Theo trình dộ, làm quét dọn: lương căn bản 10,5 USD/giờ, kỹ sư 50 đến cả trăm ngàn hơn, quản lý 70 ngàn trở lên, bác sĩ: tối đa chính phủ cho phép là 250 ngàn. Luật sư: tuỳ theo danh tiếng và khả năng nữa triệu một năm không phải không thể (luật sư của tôi).

* Về nhà cửa:

Toronto nhà nhỏ xíu, khu xô bồ như Jane & Finch giá rất rẻ. Cũng căn nhà nhỏ như vậy ở trung tâm, hai triệu chưa chắc mua được. Còn bảo Canada không nhà to thì chạy thử qua Bridal Path của Toronto, căn nhà to như giá bán. Muốn to mà rẻ thì qua thành phố Mississauga hoặc Brampton. Vancouver thì còn mắc hơn, căn nhà gần sập có giá 500-600 ngàn, chẳng qua đất mắc chứ không phải nhà.

* Về thuế má, tài chính:

Mọi người đều có nghĩa vụ đóng thuế, đóng thuế thu nhập theo cấp lũy tiến, y hệt tính giá điện của Việt Nam, 40 ngàn đầu tiên 15%, 40 ngàn kế 22%, kế nữa là 26% và 29%. Kế là thuế HST, như VAT của Việt Nam, 13% mỗi món. Và rồi thuế nhà đất, thuế chuyển nhượng, khá nhiều thuế và theo cục thuế vụ cộng toàn bộ các khoản thuế má dân Canada phải chịu là 48% trên thu nhập. Rất là cao, nhưng có khác biệt lớn của người làm công và làm chủ. Người làm công, đóng đủ thuế thu nhập xong còn lại trang trải đủ thứ. Nên còn chẳng bao nhiêu. Làm chủ thì trang trải đủ thứ và khai báo các khoản đó là chi phí và giảm thuế thu nhập.

Ví dụ: người thường sau khi đóng thuế thu nhập còn lại sẽ trả nợ nhà. Làm chủ tuy có tiền mua nhà nhưng cứ mượn ngân hàng, cuối năm tiền lãi ngân hàng khai vào tiền được giảm thuế. Cách làm thì khá phức tạp, nhưng nói chung là thuế phải đóng của người giàu rất ít, thậm chí được giảm trừ gần hết, tiền thay vì đóng vào thuế thì vào căn nhà hay tài sản của bạn. Kế toán và luật sư tôi làm sao không biết nhưng đấy là cách tôi đóng thuế, và tất cả đều đúng theo luật.

* Về y tế:

So với một số các quốc gia châu Âu thì còn lâu mới bằng. Nhưng so với người láng giềng Mỹ thì là tuyệt vời. Sinh con vào viện một xu cũng không tốn. Quan điểm của sở y tế là người bệnh cho dù là thị trưởng hay thứ dân đều hưởng chế độ như nhau. Nhưng giàu hay đi bệnh viện tư, giống khách sạn hơn là bệnh viện, dĩ nhiên phải trả tiền.

* Về giáo dục:

Có nhiều trường nổi tiếng và bằng cấp khá quan trọng. Theo thống kê của sở thuế, nói chung bằng cấp càng cao thu nhập càng cao.

* Về chính trị:

Tôi là người Việt, có bầu hay không lá phiếu không ảnh hưởng các đảng tranh cử nên không quan tâm.

Tóm lại:

Đây là đất nước phát triển về mọi mặt nên trình độ người dân không theo kịp sẽ thấy rất khó sống. Muốn có tiền và thoải mái phải học. Không chỉ học về bằng cấp, phải biết về thuế, về tài chính, ngân hàng về luật pháp, về thủ tục, về quy định. Biết càng nhiều về thuế và tài chính cơ hội đồng tiền ở với bạn rất cao. Toàn bộ ở trên là về quốc gia tôi sống, còn phần sau là về bản thân, nếu không muốn các bạn có thể dừng tại đây.

Về bản thân, tôi là người có thể nói là thế hệ thứ hai bên Canada. Tôi học đại học bên Việt Nam, vào công ty nước ngoài, lương cao. Rồi qua đây định cư, cái bằng đại học xem như giấy lộn, lúc đầu không kiếm ra việc nên đi làm bán thời gian, cầm cây lau nhà, dọn vệ sinh, lương 8,5 USD/giờ. Sau chuyển qua làm contractor, đi sửa nhà, được 12 đến 15 USD/giờ. Nếu ai ra làm chủ và may mắn nhiều khách thì kiếm được 50-60 ngàn/năm hoặc hơn. Nhưng số đó ít, phần lớn người Việt làm thầu xây dựng kiếm được 30 đến 50 ngàn và thế là hết, cứ ngày này qua tháng nọ đi làm công việc như vậy. Sư phụ tôi làm 23 năm như vậy mua được căn nhà 500 ngàn với chiếc Lexus RX 350, và suốt ngày xuống Niagara Falls đánh bài.

Làm ba năm, một ngày có một khách hàng người Tây nhìn và nói: “Anh làm rất tốt, nhưng sao anh vẫn không giàu?”. Tôi trả lời tôi cũng không biết, tôi thực sự không biết vì sao tôi qua đây, chịu cái lạnh thấu xương -30 độ đón xe buýt đi làm và rồi tôi vẫn phải cày vất vả mỗi ngày. Hắn nhìn tôi và bảo: “Work smarter not harder! Mỗi người chỉ có 24 tiếng, lương 15 USD/giờ cày hết 24 tiếng là 360 USD không thể hơn được. Dùng tay kiếm tiền là thế. Dùng đầu kiếm tiền thì nhiều hơn, và nhiều nhất là dùng tiền kiếm tiền!”.

Nghe xong nghỉ làm, lấy tiền để dành đi học. Vào cao đẳng, trình độ tiếng Anh thấp quá phải đóng thêm tiền học tiếng Anh. Cày cục học ra trường, đi làm lương khá hơn. Làm được 2 năm lại nghỉ, vào đại học. Học ba năm ra trường, lại đi làm. Làm có kinh nghiệm nên đi thi bằng điện cấp 1 của Ontario. Rồi cấp 2, khó nhất là cấp 3, Master Electrician. Xong rồi thì đi làm. Thấy rằng có một số thiết bị điện chỉ có bằng của mình mới mua được, và một số công việc phải xin phép của Toronto Hydro, không có bằng đừng hòng đụng được, thế là xin nghỉ mở công ty, dù người chủ năn nỉ ở lại và sẵng sàng tăng lương ngay. Ah, giờ thì biết ai cần ai! Nhưng vẫn nghỉ và tự làm.

Làm một thời gian, một ngày có một người gọi đến thay sợi dây điện chính dẫn vào nhà, điện lực không bao giờ đồng ý cắt điện cho thay nên người thay phải có bằng như tôi, tôi tính 2.000 USD, hắn tròn mắt nhìn. Nhưng không có lựa chọn, trèo lên cột điện phải có giấy phép của điện lực, chọn tôi hoặc người tương đương, sau vài ngày khảo giá, gọi tôi làm, làm trong ba tiếng tiền vật liệu 400 USD, tôi kiếm 1600 USD trong ba tiếng. Giờ thì biết thế nào là “work smarter not harder”. Ngồi nhớ lại thời 10 USD/giờ, một bước lớn với tôi.

Cuối năm thu nhập khá cao, sở thuế gởi cho một thông báo, số tiền thuế tôi phải đóng còn hơn cả lương một năm người thường. Thế là chạy đi gặp kế toán, giảm được một số và hắn bảo năm sau gặp hắn từ đầu sổ sách cứ giao cho hắn. Lo xong sở thuế, có tiền dư ra đành đem vào ngân hàng đem cho người tư vấn đầu tư. Và lại học ra nhiều thứ, tiền lời từ chứng khoán không tính như thu nhập bình thường. Lời 100 đồng thì chỉ có 50 đồng chịu thuế. Và thế là tôi bước vào giai đoạn dùng tiền kiếm tiền. Làm nhiều thế nào cũng xảy ra rắc rối thưa kiện, sau đó thì lại phải kiếm luật sư. Thế là mỗi lần làm đều phải có hợp đồng kỹ càng, và hợp đồng giao cho luật sư viết. Rồi học được bảo hiểm, tôi mua bảo hiểm cho công việc của tôi, cho khách hàng của tôi, có chuyện gì bảo hiểm sẽ chi trả, thế là tôi bảo vệ tài sản của tôi khỏi sự may rủi.

Tôi viết có nhiều người không tin, nhưng có năm không những tôi không đóng mà sở thuế phải trả lại tiền cho tôi. Đơn giản nhất là đem chiếc xe hơi ra khỏi Canada, sở thuế sẽ phải trả lại tiền thuế 13% trên giá trị còn lại của chiếc xe hơi.

Giờ tôi chơi qua tàu, phải nói món này tốn tiền, tiền bến bãi, tiền bảo dưỡng, dầu chạy máy nhưng Canada có những hồ nước ngọt cực lớn nên khá là thú vị khi đi bằng du thuyền.

Tóm lại, Canada có thể phù hợp với bạn có thể không. Người càng học hỏi càng suy nghĩ nhiều thì tiền sẽ càng nhiều. Đồng ý là phải có chút may mắn, nhưng quốc gia này không phát triển dựa trên sự may rủi, bạn cũng đừng than thở mình nghèo vì xui. Có người bảo tôi giàu, nhưng tôi bảo tôi quen biết nhiều người Việt còn giàu hơn tôi rất nhiều. Tôi thấy hạnh phúc chứ tôi không thấy tôi giàu. Bạn có thể sống cuộc sống chúng tôi gọi là “Canadians live paycheck to paycheck”. Đi làm lĩnh lương sống hết tháng là hết tiền, lại chờ lĩnh lương. Không cần nghĩ nhiều, con cái có chính phủ lo, về già chính phủ cũng lo, bệnh tật chính phủ lo và rất đơn giản là chính phủ sẽ thu tiền của bạn để lo còn bạn thì không có tiền. Hay bạn chọn cách sống là bạn chiếm phần lo nghĩ thì bạn sẽ có tiền.

Hãy suy nghĩ, hành động và chọn cho mình cách sống riêng như tôi làm. Tôi chơi đến nỗi vợ tôi than phiền rằng một năm tôi chơi hết nửa năm. Tôi làm đúng 6 tháng còn lại tôi có tiền từ đầu tư, tiền cho thuê nhà, tiền cổ phiếu… Tôi chỉ nói về ý kiến của tôi, còn nhìn nhận tốt xấu là do bản thân mỗi người. Chúc những ai đang hành động sẽ thành công, những ai đang suy nghĩ hãy hành động, và những ai chưa từng nghĩ hãy bắt đầu suy ngẫm.

Richard Lee – VNE

IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 29/Oct/2010 lúc 7:01pm
 

10 địa điểm du lịch "độc nhất vô nhị"

Thứ hai, 25 Tháng mười 2010, 07:01 GMT+7
   

Đây là những địa điểm mà teens nên ghi chú vào sổ tay du lịch nhá! 


1. Địa điểm ghê rợn

Đến với bảo tàng các xác ướp ở Guanajuato, Mexico, bạn sẽ không khỏi rùng mình trước những bộ phận và thân thể con người được trưng bày trong bảo tàng.

10%20dia%20diem%20du%20lich%20doc%20nhat%20vo%20nhi

10%20dia%20diem%20du%20lich%20doc%20nhat%20vo%20nhi

2. Địa điểm bí ẩn

Đó là Winchester Mystery House, ngôi nhà có tất cả 160 phòng và vô số cầu thang cùng lối đi dẫn đến hư không, chủ nhân lập dị của nó là người thừa kế công ty súng trường Winchester có tên Sarah Winchester. Người phụ nữ này đã cho xây dựng công trình suốt ngày đêm trong vòng 40 năm để an ủi những linh hồn của những nạn nhân đã bị giết bởi súng Winchester. Cảm giác của những du khách tới thăm ngôi nhà này là những hành lang dài vô tận và không khí u ám lạnh lẽo bao trùm các phòng trống.

10%20dia%20diem%20du%20lich%20doc%20nhat%20vo%20nhi

3. Địa điểm nguy hiểm

Corbet’s Coulor ở Jackson Hole, Wyoming được coi là đôi kim cương đen trên núi Rendezvous. Đây là một trong những địa điểm trượt tuyết nguy hiểm nhất thế giới với độ cao rơi tự do là 9,14m và nghiêng 55 độ, bao quanh nó là những vách đá lởm chởm.

10%20dia%20diem%20du%20lich%20doc%20nhat%20vo%20nhi
 

4. Địa điểm mất vệ sinh

 
Đó là bức tường bã kẹo cao su ở Seattle. Đây là bức tường gạch được phủ gần như hoàn toàn bởi kẹo cao su nằm trong  1 ngõ hẻm ở Seattle. Đối với nhiều người, đó là tác phẩm của màu sắc và nghệ thuật. Hàng ngàn du khách trong vòng 15 năm qua đã in dấu lên nó. Một từ để miêu tả nó là: “kinh tởm”.

10%20dia%20diem%20du%20lich%20doc%20nhat%20vo%20nhi

10%20dia%20diem%20du%20lich%20doc%20nhat%20vo%20nhi

10%20dia%20diem%20du%20lich%20doc%20nhat%20vo%20nhi

10%20dia%20diem%20du%20lich%20doc%20nhat%20vo%20nhi

5. Địa điểm lạnh lẽo
 

Đỉnh núi Washington trong bão tuyết thuộc dãy New Hampshire và có độ cao 1920m là một trong những đỉnh núi nguy hiểm nhất thế giới. Ngự trị ở nơi các cơn bão hội tụ, núi Washington bị bão tuyết và gió quanh năm “hỏi thăm”. Đến đây nếu bạn không tìm được chỗ trú ẩn thì bạn sẽ chết.

10%20dia%20diem%20du%20lich%20doc%20nhat%20vo%20nhi

6. Địa điểm hôn... tảng đá

Đá Blarney là các tảng đá lớn gần thị trấn Ailen, nơi đây được cho là ban phước cho những ai hôn lên nó. Điều này đang còn gây tranh cãi, nhưng thực tế thì hàng năm có tới 400.000 người hôn lên nó. Trung bình hàng năm có khoảng 300 ngàn người kiên nhẫn xếp hàng để đợi được hôn lên tảng đá. Có lẽ điều duy nhất mà họ nhận được sau việc hôn tảng đá chính là được treo người ở một vị trí đặc biệt để ngắm nhìn các nơi khác của toà lâu đài và đôi môi lành lạnh. Để với tới được tảng đá xanh cổ kính thì bạn phải đu người qua tường thành và điều này dường như là quá nguy hiểm.

10%20dia%20diem%20du%20lich%20doc%20nhat%20vo%20nhi

10%20dia%20diem%20du%20lich%20doc%20nhat%20vo%20nhi

7. Địa điểm đáng sợ  

Kingman Reef là con đường nguy hiểm bởi những mảnh vụn vỡ của các tàu chìm cùng với san hô và xác cá.

10%20dia%20diem%20du%20lich%20doc%20nhat%20vo%20nhi

8. Địa điểm nóng nhất

Vườn Quốc Gia Organ, ngự trị tại Arizona, biên giới giữa Mỹ và Mexico, vườn xương rồng này được biết đến với các loài động vật hoang dã trên sa mạc, rắn độc và cái nóng tới 116 độ C.

10%20dia%20diem%20du%20lich%20doc%20nhat%20vo%20nhi

10%20dia%20diem%20du%20lich%20doc%20nhat%20vo%20nhi

10%20dia%20diem%20du%20lich%20doc%20nhat%20vo%20nhi

10%20dia%20diem%20du%20lich%20doc%20nhat%20vo%20nhi

9. Địa điểm cao chót vót

Không đâu khác, đó chính là đỉnh Everest. Trừ phi bạn yêu và thích nghi được với cái lạnh tê cóng, tình trạng thiếu oxy, tuyết phủ và trò chơi độ cao thì đây là điểm đến dành cho bạn!

10%20dia%20diem%20du%20lich%20doc%20nhat%20vo%20nhi

10%20dia%20diem%20du%20lich%20doc%20nhat%20vo%20nhi

10. Địa điểm cho người liều lĩnh

Tại lễ hội bò ở Pamplona, những con bò sẽ bị đánh thuốc mê và bị giết. Thật nguy hiểm nếu tản bộ trên đường phố vào dịp lễ hội này.


10%20dia%20diem%20du%20lich%20doc%20nhat%20vo%20nhi

10%20dia%20diem%20du%20lich%20doc%20nhat%20vo%20nhi

10%20dia%20diem%20du%20lich%20doc%20nhat%20vo%20nhi

10%20dia%20diem%20du%20lich%20doc%20nhat%20vo%20nhi

Việt Báo ( Theo Kênh 14)

 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 29/Oct/2010 lúc 7:05pm
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 34 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.172 seconds.