Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 146 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23766
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Aug/2014 lúc 11:01am
Hình Ảnh Cũ_  <<<<
Hồng Vân_VOA.mp3


A%20red%20rose%20under%20water


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Aug/2014 lúc 11:01am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 07/Aug/2014 lúc 10:51am
Cưới Mướn
Tác giả: Khuyết Danh
Người đọc: Nam Phong, Phượng Dung

http://www.mediafire.com/?xu486wpfn2c9c69

user%20posted%20image
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23766
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Aug/2014 lúc 9:01am
Tình nhi nữ & Danh ngôn
 http://www.mediafire.com/?r2d5nfw5vy1k57o




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Aug/2014 lúc 9:20am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 09/Aug/2014 lúc 12:45pm

Đi thăm nước Mỹ


 

 

Ông Sĩ ngồi ở bàn, bên ấm chè nóng, ông đang tra thuốc vào chiếc điếu cày và châm lửa hít một hơi, xong khoan khoái ngửa mặt ra thả một làn khói bay mù mịt. Bà Sĩ ngồi dưới đất, cạnh bàn, đang lo gói ghém lại các món qùa trước khi bỏ vào túi xách cho chồng. Bà hài lòng khoe:

-         Toàn là cây nhà lá vườn ông nhá, long nhãn khô, măng khô, bột sắn giây, tự tay tôi làm cả…Những thức này nghe nói ở bên Mỹ quý hiếm lắm, tìm không có, đào không ra đâu…

 

Ông Sĩ ra vẻ hiểu biết:

-         Thiếu giống gì, hàng của ta xuất khẩu sang Mỹ nhiều lắm, đến củ giềng ăn thịt chó cũng có nữa là. Để sang Mỹ tôi sẽ ăn thịt chó Mỹ xem có béo không? Chó tư bản nhà giàu mà.

 

Ông Sĩ hớp một ngụm chè để vài giây cho thấm thía mới gật gù:

-         Chè mộc Thái Nguyên ngon thật. Bà có mua chè này mang sang Mỹ làm quà  không, hử?

-         Sao không chứ. Những gì ông dặn tôi mua tất….

 

Bà Sĩ đứng lên, phủi bụi quần và ân cần bảo chồng:

-         Xong hết cả rồi, ông đi ngủ sớm mai còn ra phi trường Nội Bài, mai tôi cũng dậy sớm nấu cho ông nắm cơm nếp ăn đi đường.

-         Gớm, bà cứ làm như ngày xưa lúc tiễn tôi lên đường trở về đơn vị sau lần tôi hiếm hoi về phép thăm nhà không bằng. Nhưng mà đi xuất cảnh sang Mỹ ai lại mang món cơm nếp nhà quê này chứ?

Bà Sĩ âu yếm gắt:

-         Ăn cho nó chắc bụng, không gì bằng cơm nhà quà vợ.  Ông đừng có mà sĩ diện.

 

Suốt mấy ngày nay, biết tin ông Sĩ sắp đi Mỹ du lịch, họ hàng, làng xóm đã thăm hỏi, chúc mừng không ngớt, và nội bộ nhà ông cũng bận rộn tíu tít, lo sửa soạn hành lý và …tâm lý không ngớt.

 

Đời cứ như là mơ, ông Tượng, người em của ông Sĩ di cư vào Nam từ năm 1954 và di tản sang Mỹ năm 1975 đã mời ông Sĩ chuyến đi du lịch này.

 

Ngày di cư ấy bố ông đã dẫn thằng em 12 tuổi vào Nam trước, ông Sĩ ở nhà với mẹ, sẽ vào Nam sau. Nhưng chuyến đi Nam ấy không thực hiện được, gây ra cảnh chia lìa một gia đình 4 người mà nửa Nam nửa Bắc. Ông Tượng quyết không bao giờ trở về Việt Nam nếu đất nước còn chế độ cộng sản, ông chỉ liên hệ với người anh duy nhất của mình qua thư từ hay điện thoại và thỉnh thoảng gởi tiền về giúp anh chị. Ông Tượng mời anh sang Mỹ chơi, coi như một món quà hào hiệp tặng anh, trước là thăm thân nhân sau là đi cho biết đó biết đây.

 

Hai anh em hai lý tưởng khác nhau, ông Sĩ đi bộ đội miền Bắc suốt một thời tuổi trẻ để giải phóng miền Nam cho đến khi đúng tuổi giải ngũ. Ông Tượng là lính miền Nam , chiến đấu chống lại quân đội Bắc Việt. Sau chiến tranh hai anh em đều sống sót, nhà ông may mắn thế, nhưng biết đâu có những nhà khác, anh em, cha con hay chú cháu đã đối diện nhau nơi chiến trường, xả súng vào nhau để giành phần chiến thắng mà nào hay tình máu mủ liên hệ… 

 

Cha mẹ đều lần lượt qua đời mà chẳng thấy mặt nhau sau lần chia ly vì thời cuộc ấy, chỉ còn hai anh em nên ông Sĩ háo hức muốn gặp lại thằng Tượng em ruột của mình lắm.. 

 

Ngày xưa bố ông rất mê chơi cờ tướng, nên đặt tên các con theo từng quân cờ, người anh cả mang tên Nguyễn vănTướng qua đời khi lên 3 tuổi vì một cơn bạo bệnh, người con thứ hai là ông Sĩ và người kế tiếp là Tượng thì mẹ ông phát bệnh gì đó mà không thể sinh đẻ được nữa, nếu không thì anh em ông còn …kéo dài thêm mấy quân cờ nữa như Xe, Pháo Mã, Tốt, vì thuở ấy nhà nào cũng bảy, tám đứa con là chuyện thường. Ông Sĩ cũng háo hức muốn biết mặt mũi nước Mỹ nó ra làm sao mà ghê gớm thế, có thể làm ảnh hưởng cả thế giới và một thời đã xâm chiếm miền Nam Việt Nam để miền Bắc của ông phải vất vả, bao nhiêu thanh niên nam nữ lên đường thi hành nghĩa vụ quân sự và bao nhiêu người đã gởi thây nơi rừng núi chiến trường miền Nam, mất xác, mất tăm tích cho đến tận bây giờ.


 Tất cả chi phí chuyến du lịch qua Mỹ dĩ nhiên đều do người em lo. Nhà nghèo xác nghèo xơ, chuyện đi Tây đi Mỹ du lịch là một giấc mơ vĩ đại cả đời ông không dám nghĩ tới, thì bây giờ cơ hội trong bàn tay dại gì ông từ chối. 

 

Sáng hôm sau ông Sĩ thức dậy sớm, nhưng bà đã dậy sớm hơn ông từ lúc nào, cơm  nếp nấu xong bà gói trong lá chuối, với một gói muối vừng để tiện mở ra ăn. Đám con cháu  cũng lần lượt đến tiễn ông Sĩ lên đường. Thằng con trai cả sẽ làm nhiệm vụ chở bố ra phi trường Nội Bài. Từ quê ông ra Hà Nội mất gần 1 tiếng, từ Hà Nội ra phi trường Nội Bài mất thêm khoảng 40 phút nữa.

 

Hai bố con đến phi trường Nội Bài, bố con dặn dò nhau xong thì ông Sĩ bước vào trong, ông hoa mắt vì lần đầu tiên trong đời mới được biết  phi trường là gì. Ông cầm cuốn hộ chiếu chìa ra để trình bày và hỏi thăm, người ta chỉ cho ông chỗ xét gởi hành lý trước..

 

Cô hải quan đanh đá thô bạo đưa tay bới túi hành lý, cô định mở từng bọc một thì ông Sĩ biết điều móc túi ra, ông tần ngần suy nghĩ, nó trông phong lưu và đẹp người thế, trong khung cảnh phi trường hoành tráng thế, mà đưa tiền ít chắc không xứng đáng lại thêm rắc rối?

 

Ông đành lấy ra 5 trăm ngàn đồng Việt Nam dúi vào tay cô, kẻo cô mở tung toé ra thì giờ đâu ông xếp lại cho được :

-         Chẳng có gì đâu, ít thực phẩm khô làm quà thôi mà…

 

Nhận được tiền, cô hải quan dịu dàng, tươi tỉnh ngay:

-         Thế mà bác không nói cho cháu biết trước. Thôi, bác yên chí, hành lý này sẽ chuyển lên chuyến bay với bác.

 

Kinh nghiệm lo xa của ông thật hữu ích, ông đã bảo bà để một số tiền mặt cho ông “đi đường”, hễ có giao thiệp với bất cứ nhân viên cấp nào, ngành nghề nào phải có tiền mới giải quyết được sự việc. Tiền có sức mạnh ghê gớm, tiền cất tiếng nói thay người.

 

Xong việc ký gởi hành lý, ông Sĩ thảnh thơi ôm cái xách tay và lại hỏi thăm chỗ đăng ký lên máy bay, lại hết chỗ nọ đến chỗ kia, cuối cùng ông đã tìm ra đúng chỗ, ông đang ngơ ngác chưa biết phải làm gì thì bị anh hải quan ngồi sau chiếc bàn dài, mặt non choẹt, quát xa xả:

-         Ông kia, đưa giấy tờ đây, làm mất cả thì giờ của người khác!!

-         Vâng ạ, có hộ chiếu xuất cảnh đầy đủ đây ạ…người xuất cảnh là tôi Nguyễn Văn Sĩ, sinh năm.…

 

Anh Hải Quan bực mình ngắt ngang:

-         Khi nào cần tôi hỏi, ông không phải khai. Giấy nhập cảnh nữa, xuất khỏi đây ông sẽ đến đâu. Đấy là thủ tục.

 

Ông lại móc túi quần qua hai ba lớp gói, lớp bọc để lôi ra giấy nhập cảnh trân trọng đặt lên mặt quầy cho anh hải quan. Tướng tá sang cả và mặt anh ta lạnh lùng càng làm ông Sĩ cảm thấy mình thấp hèn và hồi hộp như một kẻ đang đợi được ban ơn:

-         Thưa anh, thế đủ chưa ạ ? cần gì nữa không ạ?

 

Anh hải quan lại quát:

-         Ông ạ, ạ..gì mà lắm thế? có im đi không cho người ta làm việc.

 

Ông Sĩ im ngay tức khắc, liếc nhìn sang anh hải quan bên cạnh đang “làm việc” với một người nước ngoài, nhã nhặn, lịch sự, ông ngạc nhiên tự hỏi :” Hai anh hải quan này cùng làm một việc, nhưng tính khí khác nhau? hay chắc tại mình và ông nước ngoài kia khác nhau?  mà hai cảnh đối xử một trời một vực thế nhỉ?”

 

Anh hải quan của ông đã xét giấy tờ xong, anh ta đẩy mạnh mớ giấy tờ về phía ông, suýt nữa thì cuốn sổ hộ chiếu quá đà rơi xuống đất nếu ông Sĩ không nhanh tay đỡ kịp. Anh hải quan không thèm nói một câu, nhưng ông biết là đã xong, vội thu gom giấy tờ của mình bỏ vào bọc, vào túi và bước theo lối có mũi tên chỉ dẫn để ra chỗ cổng vào máy bay, để nhường chỗ cho người khác tiến lên.

 

Tới đây tưởng đã được yên thân, nhưng khi ông cẩn thận và thân ái hỏi một cô mặc đồng phục nhân viên phi trường đang ngược chiều đi đến :

- Có phải lối này ra chỗ máy bay không cháu?

 

Thay vì trả lời 3 chữ “vâng đúng rồi” để tiết kiệm năng lượng trong người, cô gái tốn công cau có, gắt gỏng bằng một câu dài hơn:

- Có một lối này ông còn hỏi gì nữa…?

 

Ông Sĩ bất chấp lối ăn nói “sinh sự” ấy,  vẫn tươi cười và thân ái:

- Thế hả, bác cám ơn cháu.

 

Vừa trả lời ông Sĩ vừa rảo bước thật nhanh, kịp lúc người ta đang gọi loa mời hành khách lên máy bay.


 Vào trong máy bay gặp các cô tiếp viên Việt Nam, ông Sĩ lại…giật mình vì cảm thấy chưa thoát nạn, nhưng ông tự trấn an :  “Đã ngồi vào trong máy bay là chắc ăn rồi, có bị chúng nó gắt gỏng nữa cũng không thành vấn đề”.

 

Các cô tiếp viên hàng không Việt Nam trông ai cũng sáng sủa, trẻ đẹp và sang cả như mấy người  hải quan lúc nãy, ông Sĩ tự kết luận phi trường là chỗ làm việc của những đứa con nhà giàu quyền thế, khác hẳn với mấy đứa cùng trang lứa ở quê ông, mặt mày tối tăm, ngu dốt và đáng thương như miếng thịt ôi trên phản thịt chợ chiều 30 Tết.

 

Các cô tiếp viên hàng không đẹp mà kiêu kỳ xa cách quá, ông lại tưởng như mình không phải là hành khách trên chuyến bay, mà đang đi nhờ họ thì đúng hơn, nên ông không dám làm phiền, biết thân biết phận ngồi gọn gàng và im thin thít tại chỗ, dù có nhiều thứ lạ, ông muốn cất tiếng hỏi han lắm, nhưng chẳng dại gì mở miệng để bị mắng như lúc nãy hỏi đường cô nhân viên..

 

Máy bay rời Việt Nam đến phi trường Nhật Bản, ông lại lạc vào mê cung lần nữa, kinh hoàng hơn vì chung quanh không còn nhiều người Việt Nam . Thà bị mắng, bị gắt như ở phi trường Nội Bài còn là đất nước Việt Nam, con người Việt Nam, còn dễ dàng hỏi thăm, đằng này xứ lạ quê người. Nhưng khi ông chìa vé, chìa hộ chiếu ra chẳng biết nói câu tiếng Nhật nào mà cũng được người ta giúp đỡ rất tận tình, dẫn tay ông ra tận chỗ cổng máy bay mà ông cần. Thế là ông nhẹ cả lòng, ngồi tại chỗ quyết không đi đâu xa, sợ lạc mất cái cổng máy bay này. Bây giờ ông Sĩ mới thong thả mở gói cơm nếp của bà vợ ra ăn trong thời gian chờ máy bay mấy tiếng đồng hồ. Từ phi trường Nội Bài gặp các sự sách nhiễu vô lý, ông thấy gói cơm nếp của vợ thật có lý, có tình.

 

Lên chuyến bay ở Nhật, từ Nhật cách Việt Nam chẳng bao xa, mà không khí, con người đã khác nhau xa, nhân viên trên máy bay ân cần giúp đỡ ông tìm ghế ngồi, chỉ cách cài dây an toàn, và giúp ông để túi hành lý vào khoang tàu với nụ cười và nét mặt tươi tắn..

 

Tiếp viên hàng không Nhật nổi tiếng khắp thế giới về việc phục vụ lịch thiệp, nhã nhặn, chu đáo đối với hành khách trên các chuyến bay. Họ quả là những người có giáo dục rất tốt, rất đáng khâm phục !

 

Lần này ông ngồi gần khung cửa sổ và tâm hồn tự tin thanh thản hơn nên tha hồ làm chủ tình hình, ông ngả đầu ra ghế để nhìn ngắm bên ngoài, từ lúc máy bay từ từ lăn bánh, rồi lấy đà cất cánh lên cao dần, thành phố càng lúc càng xa ở phía dưới, ông sợ lắm, nhưng cũng thú vị lắm, không ngờ trong đời mình có lúc được đặt chân vào phi trường để xuất ngoại, được “đi mây về gió” thế này.

 

Các cô tiếp viên Nhật Bản cũng xinh đẹp, lịch lãm, cao sang không thua gì các cô tiếp viên hàng không Việt Nam nhưng họ thật là thân thiện, họ mỉm cười kiên nhẫn nhìn ông ra dấu chỉ trỏ các món thức ăn, nước uống nào mà ông muốn trên suốt chuyến bay dài từ Nhật đến  nước Mỹ xa xôi. Bây giờ ông thật sự là một hành khách được phục vụ tận tình và trân trọng.

 

Ông náo nức nghĩ đến nước Mỹ, nghĩ đến thằng em và đám con cháu nhà nó, cũng như họ hàng làng nước mà ông có thể sẽ gặp trong thời gian thăm viếng .

 

Xuống tới phi trường Los Angeles tiểu bang California lúc 12 giờ trưa hôm sau, ông Sĩ thêm một phen choáng váng đến hoang mang, phi trường to lớn và náo nhiệt như cả thế giới, toàn thể nhân loại đều tụ họp ở đây, người ta nói đủ thứ tiếng làm ông nghe mà điếc cả tai.

 

Ông lắng tìm nghe tiếng Việt Nam , nhìn khuôn mặt Việt Nam và đi theo họ cho chắc ăn, ông chỉ có một túi hành lý ký gởi nên hải quan Mỹ làm rất nhanh chóng. Họ hỏi, thì có người hành khách Việt Nam bên cạnh dịch lại cho ông, ông trả lời không mang thực phẩm có thịt, cá . Thế là anh hải quan xét hàng tin ngay, chẳng buồn mở ra kiểm tra ông nói thật hay không. Người Mỹ sao mà dễ tin người thế chứ.

 

Xong ông xếp hàng dài chờ trình giấy tờ nhập cảnh vào Mỹ mà lòng vẫn chưa hết kinh ngạc vì anh hải quan Mỹ xét hàng vừa rồi, ông vui lây và tự hào vì đã được người ta tin tưởng vào lời nói của mình.


 Người này tử tế bao nhiêu ông lại nghĩ đến người kia bấy nhiêu, nét mặt câng câng đáng ghét của cô hải quan xét hàng hóa ở phi trường Nội Bài khi lục mở túi hành lý của ông, và bộ mặt ấy bỗng biến thành tươi cười hơn hớn khi nhận được tiền ông đút lót.

 

Bây giờ so sánh hai sự khác biệt, ông mới thấy đau đớn vì tiếc tiền, ông lẩm bẩm chửi  khẽ:

-  Tiên sư con quạ mổ! Tiên nhân con nặc nô ! làm tao mất toi năm trăm nghìn đồng bạc.

 

Đến lượt ông Sĩ đối diện với ông hải quan Mỹ, ông nộp giấy xuất nhập cảnh ra, nhìn ông hải quan Mỹ to béo kềnh càng, ông Sĩ khiếp vía, ông Mỹ chưa quát tháo gì mà ông Sĩ đã hồi hộp, mồ hôi như rịn cả ra dù trong điều kiện không khí mát lạnh.

 

Xem xong các giấy tờ một cách thành thạo và nhanh chóng, ông hải quan Mỹ nhìn ông Sĩ và nói:

-         Welcome to USA .


 Ông Sĩ chẳng hiểu gì, hồn vía lên mây, vội vàng lục túi áo, túi quần, thì chị Việt Nam đứng cạnh bên ngạc nhiên hỏi:

-         Bác tìm gì thế?

 Ông ghé tai chị Việt Nam nói nhỏ:

-         Chẳng biết ông hải quan Mỹ hạch họe gì, giấy tờ tôi đủ cả, thôi cứ biếu tiền cho xong chuyện. Ở đây họ có tiêu tiền Việt Nam không?

 

Chị Việt Nam bật cười như vừa bị ai thọc vào nách:

-         Bác ơi là bác, ai hoạch họe gì bác, ông hải quan nói lời chào mừng bác vào đất nước Mỹ đấy.

 

Ông Sĩ ngạc nhiên kêu lên:

-         Thế à? Ai quen biết gì nhà ông ấy mà chào mừng nhỉ …

-         Thì họ lịch sự xã giao mà bác.

 

Giây phút này ông Sĩ nhớ ngay đến bộ mặt trơ trơ lạnh lùng và cách ăn nói hỗn hào, trịch thượng của anh hải quan ở phi trường Nội Bài, anh ta là người Việt Nam, đáng tuổi con cháu ông mà cư xử với ông còn thua ông hải quan người Mỹ khác giòng, khác giống này nữa.

 

Chị Việt Nam giục:

-         Thôi bác cất giấy tờ kẻo rơi mất và ra ngoài đi, chắc người nhà bác đang đợi bên ngoài đấy…

 

 Ông Sĩ hớn hở khóac túi xách lên vai, tay còn lại xách cái túi lớn và đi theo dòng người ra ngoài…

 

Ông đi từ ngơ ngác này đến ngơ ngác kia khi nhìn cảnh và người xung quanh, cho đến khi cả đám thân nhân chạy ùa ra đón ông:

-         Anh Sĩ đấy à? Em là Nguyễn văn Tượng đây…

-         Chào bác Sĩ, chúng cháu là con ông Tượng.

 

Ông không thể nào nhận ra thằng Tượng em ông ngày xưa, ông từng cõng nó trên vai dù hai anh em suýt soát tuổi nhau, bây giờ nó bệ vệ hồng hào, khiến ông phải thốt lên:

-         Giời ạ, chú Tượng mà tôi cứ tưởng ai, dù nhìn hình rồi mà tôi vẫn không nhận  ra chú, trông cứ như tổng giám đốc hay thủ trưởng cơ quan ở thủ đô Hà Nội. Nhưng sao chú vẫn nhận ra tôi, hở?

 

Ông Tượng thành thật:

-         Dĩ nhiên là qua hình anh gởi, nhưng nhìn thấy một ông Bắc kỳ ngơ ngác giữa phi trường Los. này thì không ai ngoài anh.

 

Ông Sĩ vẫn chưa tỉnh cơn mê:

-  Người ở đâu mà lắm thế ! cứ ồn ào và nhốn nháo như tôm tươi nhảy trong rổ …

 

Mọi người lên xe hơi để về nhà, vì con cháu ông Tượng ra đón đông nên phải đi làm ba xe làm ông Sĩ thầm thán phục khi biết chúng nó đứa nào cũng có ô tô riêng. Ông chợt nhớ ra vội dặn dò con ông Tượng:

-         Này các cháu, chạy xe cẩn thận nhé kẻo xe  bốc cháy như ở Việt Nam đấy.

 

Ông Tượng trấn an lại ông anh:

-  Anh đừng lo, hiện tượng xe gắn máy và xe hơi bốc cháy chỉ có ở Việt Nam , chắc vì xăng dầu bị pha chế do lòng tham của con người mà ra thôi.

 

Xe hơi chở ông Sĩ từ phi trường Los Angeles đi vù vù qua những con đường, lên đến highway 405 song song là 6 hàng xe làm ông Sĩ không tin vào mắt mình, ông cẩn thận đếm đi đếm lại mấy lần. Trên đầu ông cũng là cầu highway, ông nhìn phía trước, những đường cầu highway chạy dài chồng chất hai ba tầng, tạo thành những đường cong uốn lượn, chỗ cao chỗ thấp vừa hoa mỹ vừa hiện đại với dòng xe cộ nườm nượp mà chóng cả mặt.

 

Đường xá ở Mỹ sao mà cao siêu và vĩ đại thế, nơi đâu cũng toàn xe là xe, đông như đi chảy hội, mà tuyệt nhiên ông Sĩ không nghe một tiếng còi xe nào, chả bù cho tại Việt Nam, chỉ phố huyện của ông thôi mà xe cộ ngược xuôi, xe nọ qua mặt xe kia, bất chấp ai trước ai sau và còi xe thì luôn kêu inh ỏi để người ta biết mà tránh né nhau, chứ đèn đường hay dấu hiệu luật lệ giao thông chẳng hiệu quả gì, hình như chỉ để phô trương và triển lãm, đến nỗi người ta có cảm tưởng rằng nếu xe không có còi thì đừng hòng ra đường. 

 

Ông Sĩ phải thốt lên:

- Sao mà nhiều cầu vượt đến thế, sao mà nhiều xe cộ đến thế? chỉ riêng nước Mỹ này đã ngốn hết bao nhiêu xăng dầu của thế giới rồi còn gì !

 

Los Angeles

Qua khỏi cầu highway 405, xe chở ông Sĩ đang đi vào một thành phố, rồi đến những khu đường vắng vẻ dần, khi xe dừng lại trước một bảng hiệu stop màu đỏ khá lâu thì ông Sĩ ngạc nhiên hỏi ông Tượng:

-         Sao ngừng lâu thế?

-         Bảng “Stop” là phải ngừng hẳn xe anh ạ.

-         Ối giời, bảng gì thì bảng, nhưng chỗ này vắng vẻ không có ai thì ta cứ linh động mà đi chứ ngừng làm gì cho phí thì giờ?

-         Luật lệ ở Mỹ ai cũng phải tôn trọng, dù là lúc nửa đêm không một bóng người cũng vậy.

 

Ông Sĩ gật gù khen:

-   Ở Mỹ thật là tự giác, chả bù cho ở Việt Nam ta cứ làm liều cho đến khi bị phát giác.…

 

Những khu nhà cư dân hiện ra, ông Sĩ thất vọng khi nghĩ nhà em trai mình ở một nơi vắng vẻ như thế này chắc không khá giả gì. Ông Tượng như đọc được ý tưởng trong đầu ông anh, bèn giải thích:

-         Nhà em ở trong khu này, một trong những khu vực nhà cửa có giá của California
 

Ông Sĩ hỏi lại:

-         Ở nơi hiu quạnh thế này mà lại đắt đỏ thế kia à?

-         Vâng, ăn thua địa thế, nhà trên đồi, trên núi còn đắt hơn nhà dưới mặt đất. Chỉ những ai tiền triệu trở lên mới mua nổi nhà trên ấy thôi.

-         Lạ nhỉ, ở Mỹ cái gì cũng ngược đời, ở quê mình, đồi núi bỏ không, làng xã phải khuyến khích người dân lên phát quang làm rẫy trồng khoai sắn tăng gia vì lúa gạo không đủ ăn, chứ làm gì có chuyện dọn lên đồi, lên núi mà ở cho hoang lạnh lẻ loi.

 

Ông Tượng kể thêm:

-         Nhà ở càng gần biển càng đắt, nhất là những căn nhà sát ngay bờ biển.

-         Ối giời, ở Việt Nam chỉ những nhà nghèo mới ở sát biển, đối diện với sóng gío làm hao mòn nhà cửa, biển lấn đất liền có ngày nuốt chửng cả nhà và người chứ qúy hóa gì.

 

Ông Tượng hỏi thăm sang chuyện nhà :

-         Nghe nói thằng út nhà anh làm việc ở công ty gì trên huyện, có khá không ?

-         Chỉ “túc tắc” thôi. Được mỗi ưu điểm là khỏi chân lấm tay bùn như làm ruộng.
 

Ông Tượng ngạc nhiên:

-         Anh nói “túc tắc” là gì? Em không hiểu…

-         Là công việc lằng nhằng tạm đủ sống qua ngày. Trước anh có cho nó học tiếng Trung mà không xin được việc làm ở thành phố đành về làm công nhân phố huyện vậy.

 

Ông Tượng lại hỏi và chép miệng than thở:

-         Tiếng Trung là gì? Việt Nam bây giờ nói nhiều từ lạ qúa em không hiểu nổi…

 

Ông Sĩ giải thích:

-         Cuộc sống tất bật qúa nên người ta phải nói tắt và hình tượng cho nhanh hiểu chú ạ. Tiếng Trung là Trung quốc, còn Singapore thì gọi là “Sing” cho ngắn gọn, chú hơi đâu mà lăn tăn. À, hai từ “Lăn tăn” là hình tượng đấy, nghĩa là chú cứ để tâm hồn thanh thản như dòng nước bình lặng, đừng suy nghĩ, thắc mắc như khi dòng nước gợn sóng lăn tăn. Hiểu chưa?

 

Ông Tượng trả lời mà nét mặt vẫn còn hoang mang:

-         Vâng, em sẽ cố gắng hiểu.

 

Về đến nhà, sau vài phút chào mừng thăm hỏi nhau rối rít, ông  Sĩ lại lục đục với mớ hành lý, lôi ra giấy tờ và nghiêm chỉnh nói với em:

 

-         Chú đưa anh  ra công an khu vực khai tạm trú cho xong việc đã….

 

Ông Tượng bật cười không khác gì chị Việt Nam lúc nãy ở phi trường Los Angeles :

-         Ở Mỹ không ai xét hỏi giấy tờ anh đâu.

 

Ông Sĩ không tin:

-         Chú nói thế nào?  Nếu công an khu vực không xét giấy tờ, thì chú cứ dẫn anh ra chào họ một tiếng cho phải lẽ, sau này họ không kiếm cớ bắt bẻ, làm tiền mình chú ạ…với lại chị có dự trù sẵn một ký chè Thái Nguyên để biếu họ đây.

 

Ông Tượng ngưng cười, cũng nghiêm chỉnh để giải thích:

-         Nước Mỹ không có anh công an khu vực, không ai phải khai tạm trú tạm vắng. Họ đã xét giấy nhập cảnh của anh ở cửa  khẩu phi trường, thế là xong.

-         Thế anh đi ngoài đường họ có xét hỏi giấy tờ không?

-         Không tin ngay bây giờ anh cứ ra đường đi khơi khơi xem có ai biết anh mới vừa đến Mỹ không? Ngay cả người hàng xóm bên cạnh cũng không hề biết nữa là…

 

Ông Sĩ vẫn ngơ ngác:

 

- Thật thế ư? Chẳng lẽ người Mỹ lại sơ hở thế? quản lý đất nước và con người lỏng lẻo đến thế?

 

Ông Sĩ  ngồi thừ người vì chưa hết sửng sốt, cả đời ông quen thuộc với nếp sống xã hội chủ nghĩa, đã ngấm vào thịt da xương tủy ông những thủ tục, luật lệ, nên ông tưởng nó theo ông dù ông đi đâu, đến đâu.

 

Hôm nay, ông là một cựu chiến binh cộng sản, cựu kẻ thù của Mỹ, kẻ đã một thời từng mong tiêu diệt những lính Mỹ trên quê hương Việt Nam, theo đúng câu tuyên truyền “Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào” đang chễm chệ ngồi ngay trong lòng nước Mỹ, vậy mà không hề bị họ để ý, nghi ngờ hay làm khó khăn gì cả, quả là chuyện lạ lùng.

 

Buổi chiều, ông Sĩ ăn cơm cùng gia đình ông Tượng, có cả các con ông Tượng ở gần đấy sang chơi, trò chuyện đủ thứ. Gia đình ông Tượng bàn nhau kế hoạch sẽ đưa ông Sĩ đi chơi những nơi trong thành phố, rồi đi thăm thân nhân khác, tại những thành phố hay tiểu bang khác. Thật là nồng nhiệt, thân tình và vui vẻ.

 

Tối hôm đầu tiên nằm ngủ ở Mỹ, trong nhà của em trai mình, trong một căn phòng riêng sạch sẽ đầy đủ tiện nghi, giường nệm, chăn gối thơm tho, phòng tắm, cầu tiêu ngay bên cạnh, ông Sĩ tưởng như mình lạc vào cõi mộng nào.

 

Bao nhiêu năm đời bộ đội nằm bờ bụi, đói khổ, hết chiến tranh thì về quê, cảnh nhà nghèo nàn túng thiếu, ông nào biết có những cảnh đời tiện nghi sung sướng như thế này, ông Sĩ ao ước giá mà bà vợ cùng đi với ông để cùng được hưởng, vì mai kia ông có kể lại chắc gì bà ấy hình dung ra được .


 Ông thao thức mãi chưa ngủ được, phần vì thay đổi giờ giấc, phần vì lạ nhà, lạ cảnh. Ông lan man nhớ lại lúc ở phi trường Los. Anh hải quan đã tin cậy lời ông, một người xa lạ, mới gặp lần đầu một cách dễ dàng mà không xét hỏi thêm gì về hành lý của ông cả.

 

Ông chạnh lòng nhớ đến chuyện xa hơn, sau ngày đất nước hoà bình, ông Sĩ làm đơn xin hưởng lương hưu cựu chiến bình. Từ làng xã, đến các đơn vị đều biết ông bao năm đi bộ đội, vậy mà  người ta hành hạ ông phải chạy từ quê lên huyện, lên thành phố, trở về đơn vị cũ, gặp thủ trưởng xưa, xin bao nhiêu chữ ký, bao nhiêu thứ xác nhận chòng chéo, vòng vo đến dư thừa thì họ mới cho hoàn tất hồ sơ.


 Bao nhiêu công lao và xương máu của ông đã đổ ra trong chiến tranh, mà chút quyền lợi đền bù cho ông sao nhiêu khê, khó khăn đến thế !

 

Lòng ông  lại chập chờn những nỗi vui buồn, vui vì anh em ông có ngày đoàn tụ nhìn thấy nhau, ông sẽ có mấy tháng rong chơi ở nước Mỹ to đẹp này, buồn vì ông thấy hai cảnh đời khác biệt.

 

Gia đình ông Tượng sang Mỹ, 3 đứa con đều ăn học thành tài cả, đứa nào cũng có bằng cấp đại học trở lên, có nhà cửa riêng, còn gia đình ông Sĩ cũng 3 đứa con thì 2 đứa lớn theo nghiệp cha ông làm ruộng, cuộc sống nghèo nàn lam lũ chẳng biết đời nào mới ngóc đầu lên nổi, thằng út đậu xong cái bằng phổ thông trung học, ông đã tìm cách cho nó thoát ly cảnh đồng ruộng, để cuộc đời đỡ vất vả, xin làm công nhân ở một hãng sản xuất đồ gốm trên huyện mà cũng tốn bao nhiêu công phu nhờ cậy giới thiệu và đút lót qùa cáp mới được nhận vào.

 

Ông ngậm ngùi thầm trách bố ông sao ngày xưa không đem cả vợ con đi, mà kẻ trước người sau cho mộng đời dang dở, thì ngày nay cha con ông chắc cũng chẳng thua kém gì cha con ông Tượng.

 

Bố ông yêu thích môn cờ tướng, chơi cờ tướng giỏi, vậy mà ván cờ cuộc đời ông chỉ tính sai một nước cờ mà thiệt thòi cả mấy đời người.

 

Hết nghĩ chuyện nọ đến chuyện kia, ông Sĩ bỗng lo xa khi nghĩ đến 3 tháng du lịch ở Mỹ rồi sẽ trôi qua, ông sẽ trở lại Việt Nam, đối diện với cảnh sống nghèo nàn thường lệ, và  trước mắt là đối diện với cuộc hành trình trở về từ Mỹ. Xưa nay ông đã quen bị đối xử bất công trong mọi tình huống của cuộc sống rồi, có bị quát, bị mắng cũng chai đá rồi. Nhưng từ phi trường ở Nhật Bản đến phi trường ở Mỹ ông đã được đối xử một cách công bằng, lịch sự, hoàn toàn khác biệt ở phi trường Nội Bài, ông chợt thấy một thế giới khác tử tế hơn nơi ông sinh ra và lớn lên cho đến bây giờ.

 

Trời ơi, lượt về ông sẽ gặp lại những bộ mặt từ chuyến bay hãng hàng không Việt Nam ấy, đến phi trường Nội Bài gặp mấy đứa hải quan ấy, mà ông thêm ngao ngán… 

 

Ông chỉ muốn chúng nó biến mất trong đầu óc ông để ông ngủ yên tối nay và thoải mái tận hưởng những ngày du lịch một đất nước lạ đời và thăm lại các người thân sau bao nhiêu năm dài xa cách.

 

Nguyễn Thị Thanh Dương



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 09/Aug/2014 lúc 2:18pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23766
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Aug/2014 lúc 1:24pm
Xin tạ ơn, ngàn lần tạ ơn  <<<<





Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Aug/2014 lúc 1:43pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 18/Aug/2014 lúc 11:25am
MỘT VIỆC NHỎ THÔI !
Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ .Dịp hè  họ cùng đi nghỉ mát ở một
bãi biển.
http://wallpapertoon.com/wp-content/uploads/2014/04/hd-beach-sunset-wallpapers-free-download.jpg
Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây dựng những tòa lâu đài trên cát . Bố mẹ chúng thuê  một cái lều ngồi uống nước trên bờ , dõi nhìn  các con  chơi đùa không quá xa ngoài kia phía trước mặt.

Thế rồi họ trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn ăn mặc xuềnh xoàng , trên  tay  cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại . Tóc bà đả bạc trắng , bị gió biển thổi tóc lên  càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà thêm khó coi . Bà cụ đang lẩm bẩm một điều gì đó , dáo dác nhìn rồi thỉnh thoảng  lại cúi xuống nhặt những thứ  gì đó trên bải biển , bỏ vào cái túi.
Hai vợ chồng không hẹn mà vội chạy ra gọi các con lại , căn dặn chúng phải tránh xa người đàn bà khả nghi kia . Dường như họ cố ý nói to cho bà ta nghe thấy để bà ta nên đi chổ khác kiếm ăn.
Cụ già không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm , chỉ thấy bà cụ cứ từ từ tiến về phía họ . Thế rồi bà cụ dừng lại nhin mấy đứa trẻ  dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình . Bà mĩm cười với họ nhưng không ai đáp lại , chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác . Bà cụ lại lẳng lặng làm  tiếp công việc khó hiểu của mình . Còn cả gia đình kia thì chẳng hứng thú tắm biển nữa , họ kéo nhau lên quán nước phía  trên bờ biển. 
Trong lúc chuyện trò với người phục vụ bàn ăn cùng những khách hàng trong quán , hai vợ chồng quyết định hỏi thăm xem bà cụ khả nghi  kia là ai và họ .... sững sờ . Bà cụ ấy  là người dân ở đây , từng có một đứa cháu ngoại vì bán hàng rong trên bãi biển , vô tình đạp phải một mãnh chai rồi bị nhiễm trùng , sốt cao , đưa đi bệnh viện cấp cứu không kịp và đả chết không lâu vì bệnh uốn ván. 
Từ dạo ấy , thương cháu đến ngẩn ngơ , bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển , tìm nhặt những mảnh chai , mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắt . Mọi người hỏi lý do thì bà đáp mà đôi mắt ướt nhòe ( ồ tôi chỉ làm một việc nhỏ thôi ấy mà , để  các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của tôi).
Nghe xong câu chuyện , người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn  chân thành , nhưng bà cụ đả đi rất xa rồi . Bóng bà chỉ còn là một chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống./.


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 18/Aug/2014 lúc 11:43am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23766
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Aug/2014 lúc 10:36am

Chú Hề Buồn Bã

Tác Giả: Lê Hữu

Robin%20Williams%201
“Our job is improving the quality of life, not just delaying death.” - (Robin Williams)

Khi ấy là buổi chiều ở phòng mạch của một bác sĩ tâm lý, vào lúc gần hết giờ làm việc. Người khách cuối cùng ngồi ở một góc khuất trong phòng đợi, hai tay ôm đầu, gục mặt xuống bàn.


“Ông cần tôi giúp gì?” Bác Sĩ lại gần hỏi.

Người khách không trả lời, dáng bất động.

“Tôi có thể giúp gì được ông?” Bác Sĩ hỏi lại.

“Xin Bác Sĩ cho tôi một lời khuyên,” người đàn ông từ từ ngước lên. “Bất cứ điều gì.”

“Ông nên bỏ rượu. Tôi nghe mùi rượu.”

“Tôi đã bỏ nhiều lần. Tôi không biết làm gì ngoài việc uống rượu.”

“Ông nên bỏ hẳn.”

“Rồi sao nữa?” người đàn ông lại gục đầu, vai rũ xuống.

“Tôi có cảm giác mọi tội lỗi, mọi gánh nặng thế gian này đè nặng lên vai tôi.”

“Không đến nỗi như thế đâu,” Bác Sĩ nói.

“Tôi không còn tin tưởng vào ai, vào bất cứ điều gì.”

“Hãy tin vào Đấng Cứu Thế, ông sẽ được cứu rỗi.”

Bác Sĩ nhập vai một mục sư. “Ông nên tin Chúa.”

“Liệu Chúa có tin tôi không?” Người đàn ông ngước lên hỏi lại, giọng mệt mỏi.

Bác Sĩ nhìn đầu tóc bù xù, đôi mắt đỏ lừ, nhớ mang máng có gặp khuôn mặt này ở đâu đó. “Xin lỗi,” Bác Sĩ nói, “phòng mạch sắp đến giờ đóng cửa. Tôi không còn nhiều thì giờ, ông có thể trở lại ngày mai không?”

“Tôi không có ngày mai. Ngày nào cũng như ngày nào.” Người đàn ông lại gục đầu.

“Ông lại đây,” Bác Sĩ nói, ngoắc tay, và mở rộng cánh cửa sổ. “Tôi chỉ cho ông xem cái này.”

Người đàn ông chậm rãi đứng dậy, chậm rãi bước tới bên cửa sổ, nhìn ra ngoài.

“Ông trông thấy cái rạp hát ở cuối con đường kia chứ?” Bác Sĩ hỏi.

“Ông trông thấy tấm áp-phích quảng cáo lớn vẽ hình chú hề kia chứ? Ông trông thấy dòng người đứng xếp hàng dài dài kia chứ? Tối nay có màn trình diễn độc đáo của một danh hài. Cười đứt ruột.”

“Rồi sao nữa?”

“Thì tới đó coi chứ làm sao nữa. Cười là liều thuốc bổ, làm cho người ta thêm năng lực mà vui sống. Tin tôi đi.”

Người đàn ông trở lại ghế ngồi, cúi mặt, hai tay ôm đầu.

“Tôi đã chỉ cho nhiều người cách ấy,” Bác Sĩ nói.

“Nhiều người đã tìm lại được ý nghĩa của cuộc sống. Khi bước ra khỏi rạp hát, ông sẽ trở thành một con người khác. Mới toanh, tươi rói, giống như là được ‘recharge battery’ vậy. Tin tôi đi.” Bác Sĩ ra sức thuyết phục.

Người đàn ông vẫn im lặng, vẫn hai tay ôm đầu.

“Cả tôi nữa,” Bác Sĩ nói tiếp.

“Sau khi tiếp ông tôi sẽ chạy qua đó để xếp hàng mua vé, phải nhanh chân chứ không là hết vé đấy. Ông có muốn đi với tôi không?”

“Đi đâu?” người đàn ông hỏi, sau vài giây im lặng.

“Thì đi xem chú hề ấy biểu diễn? Nào, ta đi chứ?”

“Không.” Người đàn ông lắc đầu, giọng khô khốc.

“Sao vậy?” Bác Sĩ hỏi, tỏ vẻ thất vọng.

“Chú hề ấy chính là tôi.”

Người đàn ông trong câu chuyện là Robin Williams, diễn viên điện ảnh rất quen thuộc trong các phim Good Morning, Vietnam; Good Will Hunting; Dead Poets Society; Mrs. Doubtfire… Ít ngày sau người ta thấy ông ngồi chết trên ghế trong phòng ngủ của mình với một sợi dây thắt lưng quấn quanh cổ. Người nói ông tự tử, người nói ông chết vì cách này cách khác. Chết cách nào thì ông cũng đã tỏ ra rằng ông không muốn tiếp tục diễn tuồng nữa, cho dù có là một danh hài. Ông đã ngán đến tận cổ những vai diễn vừa không thật lại vừa có vẻ “bất công”, vì trong lúc mọi người cười thì ông lại khóc.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 27/Aug/2014 lúc 1:04pm

Con Vện của anh Tám-ba-xị-đế



__________
Mặc Nhân

Anh Tám-ba-xị-đế đã hẹn với anh em bạn đồng ẩm là mai nầy đến nhà anh để tổ chức một tiệc cầy tưng bừng hoa lá để bù lại một thời kỳ vắng bóng.
Cái tên Tám-ba-xị-đế nầy nổi như cồn không những trong giới giang hồ lấy đế làm thức uống chính thay thế cho nước lả, mà còn lan rộng ra trong giới nấu rượu lậu, vì nếu rượu ai nấu mà được anh Tám khen ngon là bán chạy nhất. Anh Tám hảmh diện với cái biệt danh nầy lắm chỉ trừ vợ con anh. Nhưng anh nói :
- Ối ! Đàn bà con nít biết khỉ gì !

Nhớ lời hẹn, chiều nay anh Tám cho con Vện mà anh xin của người bạn hồi còn nhỏ xíu về nuôi mấy năm nay, ăn một bữa thật no nê. Cơm còn nóng hổi mà anh đã đem trộn với nước cá nước thịt để cho con Vện ăn. Con Vện ăn coi bộ ngon lành lắm, lâu lâu lén nhìn chủ với ánh mắt biết ơn. Ăn xong, Vện khoanh tròn giữa nhà nắm ngủ với nhiều mộng đẹp hy vọng ngày hôm sau, rồi hôm sau nữa sẽ được ông chủ tốt bụng chiêu đãi như vậy nữa. Thế là Vện ngủ một giấc ngủ thần tiên, giá mà đêm đó có ăn trộm đến nhà anh Tám, Vện cũng không biết.
Trời vừa rạng đông, con Vện bỗng giật nẩy mình, chưa kịp la lên thì đã bị một khúc cây ngán cổ để nó kịp nhìn lên thì thầy người ngán cổ mình là ông chủ thân yêu, hằng ngày vuốt ve nó, nựng nịu nó với lời lẽ trìu mến và nhất là mới chiều hôm qua đây đã cho nó ăn một bữa cơm ngon.
Nó chưa kịp hiểu tại sao thì nó đã bị ông chủ lùa nó vào một cái bao bố và ông chủ cẩn thận lấy dây lạt dừa ngoai lại phía ngoài. Con Vện vùng vẫy, tru lên thảm thiết...nhưng không cách nào thoát khỏi cái bao bố oan nghiệt. Thế rồi, kiệt sức Vện nằm im và thở hồng hộc. Anh Tám kéo cái bao bố quăng vào gốc nhà. Anh đến bàn, rót nước uống, lấy thuốc ra hút và chờ....
Anh chờ một chốc thì lần lượt những người bạn có hẹn của anh đến. Chỉ loáng một cái là tất cả nhị thập tướng quân sát cầy đã đến đông đủ không thiếu một ai. Thật là một sự đúng hẹn nghiêm túc, đúng giờ, đủ số. Mọi người hể hả, kẻ mang theo vật nầy người mang theo vật kia...bỏ lên bộ ván dầu một đống nào là sả, riếng, lá cách, khoai lang, rau thơm mọi thứ gia vị cần thiết như tương, chao, đậu khấu, quế, trần bì...và nhất là hai thùng đế 10 lít, mua chịu của thằng cha Tư Khều trên Giồng Quít. Đế nầy mà đi với dồi chó là ...phải nói.
Bảy Sún nhướng mắt ngầm hỏi hỏi Tám ba xi đế. Anh nầy hội ý hất mặt về cái bao bố trong xó nhà. Bảy Sún lấy chân đá đá vào cái bao. Con Vện hực một cái làm anh ta giựt mình, chửi thề một tiếng rồi khen :
- Khá nghen, thằng Tám mầy khéo nuôi à nghen !
Bỗng một tiếng của ai đó như ra lịnh :
- Rồi, khởi đi !
Một đề nghị có vẻ hợp tình hợp lý :
- Của thằng Tám, vậy để nó ra tay cho trọn tình trọn nghĩa phải không ?
- Phải lắm ! Ê Tám ra tay đi mậy.
Tám-ba-xị-đế hăm hở bước đến xách cái bao bố lên, đi ra cầu ao, ngang cửa tiện tay lấy cây song hòng cửa cầm theo. Vài người theo anh ta. Anh xách cái bao bố trong khi con chó vẫy vụa dữ lắm, tru lên những tiếng thống thiết. Anh Tám xách xuống cầu lủi, thẩy cái bao xuống ao, dùng tay nầy nhận cái bao chìm xuống, tay kia lừa cái đầu con Vện để dùng cây song hòng đập xuống.
Anh Tám đập cái trúng cái không, con chó lồng lộn mà không còn tru tréo được nũa vì nước đã vô mòm vô mũi. Vài anh ngồi trên bờ ao chi chỏ cho anh Tám :
- Đó, nện xuống, nện xuống đi.
Có tiếng chê :
- Thằng cha dở thấy mẹ. Nảy giờ mà hổng xong, Gặp tao....
Nhưng con Vện đã bất động. Trong bao ướt sủng không còn dấu hiệu gì động đậy. Tiếng rên rĩ cũng không còn. Mọi người reo mừng:
- Xong rồi, đem lên đi cha nội để lấy tiết canh không nó đặt mẹ hết!
Anh Tám xách cái bao bố lên bờ, thẩy xuống đất và lấy tay mở dây lạt dừa, tay kia anh cầm sẵn một con dao bén ngót, một anh khác thủ sẵn một cái thau. Anh Tám nhanh tay kéo toạt miệng bao để định lôi con Vện ra, cắt cổ lấy máu thì từ trong bao bố một cái tung mình, và nhanh như chớp con Vện phóng ra khỏi bao nhanh chân chạy thoát thân.
Ai nấy tưng hửng không kịp trở tay, không biết phải làm gì, chỉ biết đứng ngây người và trố mắt nhìn theo con Vện đã mất dạng. Một lúc sau lấy lại bình tỉnh trước một sự kiện dở khóc dở cười đáng nguyền rủa nầy, nổi lên những tiếng chửi thề bạc mạng, những tiếng văng tục vang trời, nhừng lời buộc tội thằng cha Tám-ba-xị-đế: “Cái thằng cà chớn, có bao nhiêu đó mà không nên thân đách gì hết”. Mỗi người một câu chửi Tám-ba-xi-đế cho đã giận, cho bỏ ghét, hụt một bữa nhậu nhất là nhậu thịt cầy thì phải nói là điên tiết lên được.
Nhưng nghĩ cho cùng, chửi hoài mỏi miệng, mọi ngưới lủi thủi ra về mà vẫn còn vớt một câu cầu may nên dặn anh Tám: ”Ê, mầy Tám, nếu bắt nó lại được thì hú kêu tụị tao lại nghe mậy”. Anh Tám trả lời ậm ừ mà buồn xo.
Anh Tám vào nhà gom góp, dọn dẹp các thứ mà các bạn nhậu mang lại vào một chỗ, xách hai thùng rượu đem cất vào buồng. Mọi việc xong, anh trở ra nhà trước ngồi vào bàn, chống tay lên cằm nhìn ra sân, rót nước mà không uống, đốt thuốc mà không hút, muỗi cắn mà không đập, như người mất hồn. Trưa lại, chi Tám kêu ăn cơm, anh cũng không ăn.
Anh Tám ngồi thừ như vậy cho tới chiều tối, mắt cứ đăm đăm nhìn ra sân, bỗng anh thấy một cái bóng đi vào cổng, dáng đi loạng choạng, khập khễnh, rụt rè. Thì ra con Vện, con Vện trở về. Nó rón rén muốn vào nhà mà dường như không dám, muốn quay đi mà không đành. Nó cứ thập thò ngoài sân. Anh Tám nảy giờ theo dõi con Vện, bỗng nhiên anh đứng dậy, đi ra sân tiến về con Vện, con Vện ngập ngừng nhưng cuối cùng nó quì hai chân sau xuống, ngóng cổ lên, ngoắt đuôi tỏ dấu mừng anh Tám, như một đứa trẻ đi xa mới về mừng cha.
Anh Tám cúi xuống ôm con Vện vào lòng mà nước mắt anh ròng ròng. Anh ẩm con Vện vào nhà vì dường như nó đi không nổi. Anh gọi vợ bảo đem cơm cho con Vện ăn. Con Vện cúi xuống ăn ngon lành lắm vì từ sáng đến giờ nó có ăn gì đâu. Vừa ăn, con Vện len lén nhìn anh Tám với ánh mắt biết ơn.
Ngày hôm sau, anh Tám kêu chị Tám, bảo:
- Bà đem mấy cái thứ hôm qua đó trả lại cho anh em, còn hai thùng rượu đó bà đem đổ đi rồi đem thùng trả cho thằng cha Tư Khều và trả luôn tiền rượu cho thằng chả.
Chị Tám-ba-xị-đế mừng quá:
- Thôi bây giờ ông bỏ cái tên ba-xị-đế đi nghe không.
Trong khi hai vợ chồng anh Tám nói chuyện, con Vện còn đau đớn với những vết thương, nằm bên ngạch cửa, giương mắt nhìn ra sân để canh chừng người lạ đến nhà hay một con gà hàng xóm qua bươi phá luống rau, dường như nó không nhớ việc gì đã xảy ra ngày hôm trước.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23766
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Sep/2014 lúc 8:09am
Giấy chứng nhận làm người !


Trên đoàn tàu, cô soát vé xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi, hạch sách:

- Vé tàu!

Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người, từ trên xuống dưới, một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra. Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:

- Đây là vé trẻ em.

Người đàn ông đứng tuổi đỏ bừng mặt, nhỏ nhẹ đáp:

- Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?

Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi:

- Anh là người tàn tật?

- Vâng, tôi là người tàn tật.

- Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.

Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp:

- Tôi… không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em.

giay-chung-nhan-lam-nguoi-2jg5-3881-6065 Ảnh minh họa. Cô soát vé cười gằn:

- Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?

Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy rồi vén ống quần lên. Anh chỉ còn một nửa bàn chân. Cô soát vé liếc nhìn, bảo:

- Tôi cần xem chứng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ “Giấy chứng nhận tàn tật”, có đóng con dấu bằng thép của Hội người tàn tật!

Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng, giải thích:

- Tôi không có hộ khẩu của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra sự cố ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định…

Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình. Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật. Trưởng tàu cũng hỏi:

- Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?

Người đàn ông đứng tuổi trả lời anh không có giấy chứng nhận tàn tật. Sau đó, anh cho trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình. Trưởng tàu cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói:

- Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.





Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có bốn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc:

- Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.

Trưởng tàu nói kiên quyết:

- Không được!

Thừa dịp, cô soát vé nói với trưởng tàu:

- Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.

Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý:

- Cũng được.

Một đồng chí lão thành tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên, nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:

- Anh có phải đàn ông không?

Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại:

- Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?

Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không?

- Đương nhiên tôi là đàn ông!

- Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?

Mọi người chung quanh cười rộ lên. Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói:

- Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả?

Đồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói:

- Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông, sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông, không phải đàn ông.

Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao. Cô soát vé đứng ra giải vây cho trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành:

- Tôi không phải đàn ông. Có chuyện gì ông cứ nói với tôi.

Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng:

- Cô hoàn toàn không phải người!

Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé:

- Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì?

Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:

- Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận “người” của cô ra xem nào.

Mọi hành khách xung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.

Chỉ có một người không cười.



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 08/Sep/2014 lúc 7:47pm

BỨC THƠ TÌNH 60 NĂM MỚI HỒI ÂM

kiss%20letter***
_______
Mặc Nhân

                Năm 1944, tôi ra sư phạm tỉnh Mỹ Tho cùng với 19 nam và 6 nữ đồng nghiệp. Thời gian học hai năm chung trong khóa sư phạm đã tạo cho chúng tôi một tình bạn thắm thiết giữa người nầy và người kia, không phân biệt.
          Ra trường tôi được bổ đến một trường bên hữu ngạn sông Tiền còn nàng bên kia tả ngạn. Khi còn học chung, tình bạn học thân thương và ai cũng nghĩ vậy, nhưng khi xa nhau rồi mới tự hỏi có phải tình bạn hay tình yêu ? Tự hỏi rồi đâm ra tiếc, tiếc rồi thương, thương rồi nhớ, nhớ rồi yêu…
          Ngày xửa ngày xưa, đường lộ giao thông còn nhiêu khê lắm. Nhớ chuyện đời xưa có nói tình yêu phân cách chỉ một con sông Tương chàng đầu sông nàng cuối sông. Còn thời của tôi không có sông Tương, nhưng cũng phải mấy chặng đường xe ngựa lộc cộc, hai ba con đò chòng chành sóng gió để có thể gặp người trong mộng.

          Hơn nữa bận với công việc dạy dỗ làm sao mà mấy sông cũng lội mấy đèo cũng leo thôi thì đành... thả lá đề thơ. Thơ tình thì dễ rồi chỉ tốn nửa giờ viết lách bay bướm hoa lá cành, thấm một chút dầu thơm hiệu Chiều Paris (Soir de Paris) dán 2 xu tiền cò, bỏ vô thùng thơ nhà dây thép là xong. Chỉ còn ngồi chờ... tin nhạn hồi âm chớ không dám nói chờ sung rụng.
          Rồi thì sớm tối trưa chiều cứ ngong ngóng đón anh trạm của nhà việc trong làng hỏi thăm có thơ không. Ngày nào cũng hỏi, thét rồi anh trạm thấy thương hại bảo: Thầy đừng nóng, có là tôi đem liền cho thầy mà! Thằng cha trạm nầy có viết thơ tình lần nào đâu mà nóng với hổng nóng!
          Ngày qua ngày, tháng qua tháng…mỏi mòn con mắt, dù mối tương tư chưa đến đổi làm cho bạc mái đầu, nhưng bức thư hồi âm trông đợi lại biền biệt tăm hơi. Cuối cùng nghĩ là mình bạc phận không được người ta thương. Rồi lại nghĩ dù không thương cũng phải viết một bức thơ an ủi chớ! Ai lại vô tình đến thế. Thời gian là liều thuốc an thần tốt nhất…tuy nhiên lòng cũng mgậm ngùi thương hại cho chính mình không có số đào hoa.
         
          Đời người chưa chấm dứt là vở kịch đời chưa kết thúc và bức thơ tình của tôi cũng vậy. Ngày…tháng…năm 2004, nghĩa là đúng 60 năm sau ngày bức thơ tình đầu tiên của tôi gởi đi mặc cho tôi trông đứng trông ngồi bức thơ hồi âm không bao giờ có. Tuổi đã về chiếu không còn hơi sức đâu mà nhớ bức thư tình bị xếp xó nữa. Thì hôm nay đang ngồi ngoài sân vừa đếm lá vàng rơi rụng, vừa nhổ mấy sợi râu mọc vô trật tự, thì chợt  có một người khách nữ vào nhà tự giới thiệu là từ bên Úc về, đến thăm.
          Tôi ngờ ngợ nhìn người khách, cố moi trong ký ức để nhận ra người khách lạ nếu không nhận ra sẽ bị cho là vô tình vô nghĩa. Nhưng bộ nhớ của tôi không bì với bộ nhớ của Gu-gồ, nên tôi vẫn ngẩn tò te ra đó.Khách vẫn nhìn tôi, cười mà không nói, tôi nhìn khách mà bối rối tâm can. Cuối cùng khách hỏi tôi:
          -Nhớ ai hôn?
          Tôi mở tròn đôi mắt, nói mở tròn cho nó lãng mạn một chút chớ thật sự là  đôi mắt tôi còn tròn trịa gì nữa, mà không đáp được. Đợi cho tôi nhìn khách như van lơn, khách mới thân mật nói:
          -Trần Thị Ánh nè.
          -Trời!
          Tôi chỉ biết kêu Trời và nhìn trân trân người con gái mà tôi đã gởi bức thơ tình đầu tiên mà chỉ đáp lại bằng một sự im lặng phũ phàng. Nỗi hận lòng qua 60 năm vẫn còn trong lòng nên tôi quên mời khách ngồi, quên lấy nước đãi khách, quên cả hỏi thăm gia cảnh.
          Chừng lấy lại bình tỉnh, tôi mới hỏi và được biết người bạn đồng khóa, người bạn đồng nghiệp, người yêu trong tâm tưởng nay đã là góa phụ và đã là bà ngoại, bà nội sắp lên bà cố hiện đang định cư tại Úc về thăm quê hương…chợt nhớ đến tôi nên tìm đến thăm tôi.
          Tôi vẫn còn ấm ức về sự vô tình của người bạn cũ nên cuối cùng không dằn được, tôi hỏi:
          -Khi ra trường đi dạy, Ánh có nhận được thơ tôi không?
          Không đợi khách trả lời, tôi tiếp với giọng còn hờn dỗi một chút:
         -Làm gì mà tệ dữ vậy, không thèm trả lời người ta một tiếng. Có chê có ghét thì cũng viết vài chữ chớ. Làm người ta trông lên trông xuống.
          Khách nhìn tôi cười chúm chím và còn trêu chọc tôi:
          -Rồi sao, thất tình phải hôn? Sao không đi tu? Hay nhảy xuống sông tự tử?
          Thấy tôi hầm hầm muốn nổi giận, khách dịu giọng nhìn tôi:
          -Anh biết hôn, được thơ anh, liền ngày chúa nhật đó, tôi đi qua Vang Quới để tìm anh, khó khăn lắm mới đến được nhà anh ở trọ. Nơi đây chị chủ nhà nói anh về Mỹ Tho. Tôi định chờ anh, nhưng chỉ bảo không biết anh có về sớm không. Nhưng tôi vẫn chờ.
          Nói đến đây, khách nhìn tôi và dường như trong ánh mắt có cái gì đó như trách móc. Khách nói tiếp:
          -Ngồi chờ anh nơi nhà chị chủ nhà, tôi nói tôi là cô giáo bạn của anh đi thăm anh vậy thôi chớ... tôi vói ảnh hổng có gì hết. Chị chủ nhà nghe vậy mới kể cho tôi nghe về anh nhiều chuyện nghe phát ghét lắm.
          Nói đến đây khách háy tôi một cái rồi kể tiếp:
          -Chỉ nói nào là anh còn trẻ, bảnh trai mấy ông làng ai cũng muốn gả con gái cho anh, mấy cô trong giồng trong rẩy gì đó cũng vậy đi ra đi vô ngó vô trường kiếm anh hoài.…Mà coi bộ anh cũng khoái lắm. Chúa nhựt thứ năm nào anh cũng đi luồng tuông vô trỏng...hổng biết làm cái giống gì ở trỏng.
           Đó, anh coi nghe thấy ghét hôn! Tôi nghe chị chủ nhà nói xong, xách dù bỏ đi về một nước, cầm theo luôn ổ bánh mì lạp xưởng mua ở chợ Mỹ định đem qua cho anh.
          Khách nói với tôi xong, nhìn tôi cười:
          -Cũng may! Nếu bữa đó gặp anh, chắc hổng biết bây giờ đời tôi ra sao đây.
          Nghe xong, tôi vui vẻ khác thường vì bức thơ tình 60 năm mới được hồi âm, mới được giải mã, nên tôi cũng cười, nhìn khách với lòng tự ái được vỗ về và bắt chước cổ nhân triết lý ba xu với người yêu hụt một chút:
          -Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. Vô duyên đối diện......
          -Thôi ông ơi! Cở ông bây giờ chuẩn bị mua vé tàu suốt là vừa rồi còn ở đó.....mà hữu duyên với vô duyên.
                 Đưa khách ra cổng về, khách nói với tôi:
           -Đừng viết thơ cho tôi nữa nghe ông! Mấy đứa cháu nội cháu ngoại, chúng kè kè bên tôi hoài.
           Tiễn khách ra cổng, gió thổi bồng mái tóc bạc trắng của khách, tôi buộc miệng nói thầm:
          -Viết làm chi nữa.....bà ơi!

Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 08/Sep/2014 lúc 7:48pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 146 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.438 seconds.