Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 121 phần sau >>
Người gởi Nội dung
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 01/Dec/2009 lúc 5:45pm
 
CẢM XÚC VỀ SÔNG NƯỚC QUA CA DAO, DÂN CA NAM BỘ
 
 
 

Xem%20hình
Sông nước miền Tây . Photo: Trái tim Việt Nam Online
Nam bộ là một vùng sông nước có hệ thống sông ngòi chằng chịt, cho nên từ lâu hình ảnh chiếc ghe, con đò, dòng sông, chiếc cầu... là hình ảnh hết sức quen thuộc với người dân nơi đây. Ngay từ thuở lọt lòng, họ đã được tắm mình giữa trời nước bao la rồi khi lớn lên họ phải đi qua những chiếc cầu tre nối nhịp đôi bờ, những khi buông câu, thả lưới, những lúc chở hàng bông ra chợ... họ cũng gắn chặt cuộc đời mình với dòng nước bao la.

Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, cũng như trong những câu ca dao, hò, vè dù thể hiện chủ đề nào, tâm trạng nào thì ít nhiều hình ảnh dòng sông, chiếc ghe, con đò cũng hiển hiện trong đó. Người Nam bộ thường có thói quen dùng lối nói ví von, mượn các hình ảnh quen thuộc của đời thường gần gũi để thông qua đó nêu lên chủ đề mình định nói. Và các hình ảnh quen thuộc đó, được lặp đi lặp lại trong cách nói của họ cho đến khi thành tiềm thức, để khi có dịp thì tự động bật ra. Như: khi có khách ở xa đến thăm mình thì người Nam bộ nói: từ xa lặn lội tới đây. Mặc dù có thể người đó đi bằng xe đò hay xe Hon-đa. Hay từ "quá giang" vốn dùng cho việc đi nhờ ghe cộ lại dùng cho việc đi nhờ xe hay đi cùng đường. Tất cả đó phải chăng là dấu ấn của vùng sông nước đã ăn sâu vào huyết quản của họ.

Đi liền với hình ảnh sông nước là các hình ảnh: chiếc ghe, con đò, con cá, con cua, cần câu, đăng, đó, nò... Đây là hình ảnh mà ta thường gặp trong ca dao dân ca Nam bộ. Ngay cả việc trông ngóng người yêu, người Nam bộ cũng mượn hình ảnh chiếc ghe để nói lên nỗi lòng của mình, nói lên sự trông ngóng, khấp khởi chờ mong người yêu đến thăm mình:

Ghe ai đỏ mũi xanh lườn
Phải ghe Gia Định xuống vườn thăm em

Ở đây người con gái nhận dạng chiếc ghe của người yêu mình. Chiếc ghe của người yêu cô có đặc điểm: "đỏ mũi, xanh lườn" nên khi thấy chiếc ghe có đặc điểm này thì cô gái mừng thầm, đinh ninh là ghe của người yêu xuống thăm mình. Nhưng cô gái ở đây vẫn cẩn trọng, không hấp tấp vội vã. Vì cả vùng sông nước này có biết bao chiếc ghe có cùng đặc điểm đó, không khéo sẽ bị hớ. Nên cô gái mới đặt lời ướm hỏi. Từ "phải" là một từ để hỏi nhưng ở đây là dạng hỏi tu từ. Không cần người đáp. Hỏi để rào trước đón sau mà thôi. Có phải thì hãy đến nơi hẹn, hãy thẳng nơi mà đến. Còn không phải thì chỉ việc đi ngang qua. Câu ca dao này còn có một dị bản khác:

Ghe ai nhỏ mũi trảng lườn
Ở trên Gia Định Xuống vườn thăm em

Chiếc ghe cũng là hình ảnh của cuộc sống thương hồ, trên đó có chức năng như một ngôi nhà di động. Phía sau là cuộc sống sinh hoạt của cả gia đình. Phía trước là dùng để chất hàng hóa bán. Cứ thế, chiếc ghe vào từng con kinh, con rạch, hết nơi này đến nơi khác. Hết hàng thì quay ra chợ bổ hàng rồi đi bán tiếp. Con người cũng sống trôi nổi cùng chiếc ghe. Nhưng đôi khi chiếc ghe chở hàng chỉ có người chồng đảm nhận. Vợ con ở nhà, người chồng đi buôn bán xa, vài ba ngày mới về một lần. Cho nên trông chồng cũng là hình ảnh chiếc ghe và nhớ chiếc ghe cũng là nhớ chồng:

Ghe lui khỏi vịnh, em thọ bịnh liền
Không tin anh hỏi xóm giềng mà coi
 

Vì cuộc sống mưu sinh mà vợ chồng phải xa cách, vắng nhau bao ngày là bao nỗi lòng nhung nhớ. Về nhà chưa được bao lâu, lửa nồng chưa ấm anh đã vội ra đi. Nhưng vì cuộc sống không thể khác được nên ghe người chồng vừa đi thì người vợ cũng vừa "thọ bịnh". Quả là một tấm tình son sắt, thủy chung.

Hay giữa một đêm trăng thanh gió mát, một chiếc xuồng câu đang lờ lững giữa dòng, bắt gặp chiếc xuồng của cô gái chở hàng bông ra chợ đang chèo tới ở phía sau anh ta liền buông mấy lời chọc ghẹo:

Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi
Kẻo giông khói đèn bờ bụi tối tăm

Cách chọc ghẹo của chàng trai ở đây rất có lý, đồng thời thể hiện được sự quan tâm lo lắng của mình. Giữa trời nước bao la mà chỉ có một mình cô gái chèo ghe chở hàng ra chợ. Anh lo lắng cho cô gái bảo cô chèo mau lên, anh đợi, nếu không giông đến thổi tắt đèn mà cô thì có môt mình biết phải làm sao. Cô gái cũng cảm thấy ấm lòng khi giữa đêm khuya thanh vắng mà lại có người quan tâm đến mình, nên cô cũng hò đáp lại:

Nhứt nhựt tiểu thân chứ nhà của anh đâu mà em không biết,
Chứ gặp anh giữa đường, cái quyết chí mà thương anh.

Có khi họ nên duyên cũng từ đó. Chiếc ghe, chiếc xuồng, dòng sông cũng là những hình ảnh được người dân Nam bộ gởi gắm vào đó những nỗi niềm tâm sự, những cảm nhận của cuộc đời, than thân trách phận, nói lên cuộc sống nghèo khó của mình:

không xuồng nên phải lội sông
Đói lòng nên phải ăn ròng bè môn
 
Như đã nói, Nam bộ có hê thống sông ngòi chằng chịt cho nên phương tiện đi lại của cư dân nơi đây trước kia chủ yếu là ghe, xuồng. Ghe, xuồng là chân đi là phương tiện vận chuyển chủ yếu, nên dù nghèo thiếu đến đâu người ta cũng cố dành dụm sắm cho mình một chiếc xuồng để làm phương tiện đi lại. Tác giả của câu ca dao này có lẽ do quá nghèo túng, nghèo đến nỗi không có chiếc xuồng để đi, mọi việc di chuyển chỉ bằng cách lội sông. Mà không có xuồng cũng có nghĩa là thiếu phương tiện đánh bắt, mà thiếu phương tiện đánh bắt thì làm sao có nhiều cá, tôm cho được. Mà không có nhiều cá, tôm có nghĩa là không có tiền nên phải ăn " ròng bè môn".
 
Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi !
Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê

Đây cũng là lời than, than cho việc buôn bán ế ẩm. Không có người mua nên phải chèo mãi, chèo đến mỏi mêt mà vẫn không bán được hàng. Bìm bịp là loài chim rất quen thuộc ở Nam bộ, hễ nó kêu là nước lớn, cho nên tiếng bìm bịp kêu cũng là lời dự báo cho con nước sắp lên. Ngoài ra tiếng bìm bịp cũng là dùng để chỉ thời gian, thời gian của con nước lớn, nước ròng, cũng là thời gian trong ngày. Lời than của cô gái ở đây phải chăng ngụ ý trong từng tiếng kêu của con bìm bịp. Bìm bịp kêu nước lớn rồi nước ròng, rồi bìm bịp kêu : nước lớn... cứ thế hết ngày mà bán buôn chẳng được gì. Sự ngao ngán của cô gái phải chăng là thế.

Dời chưn bước xuống ghe buôn
Sóng bao nhiêu gợn dạ buồn bấy nhiêu
 

Lại một tâm trạng buồn cho những kiếp thương hồ. Bước xuống ghe buồn cũng đồng nghĩa với việc xa nhà, phải đối mặt với cuộc sống cô đơn, một mình mình đối diện với sông nước đêm đen. Ngoài ra trong chuyến đi này, không biết buôn bán ra sao, lời lãi thế nào. Nhưng trên hết là nỗi nhớ nhà da diết, nhớ vợ, nhớ con... còn buồn nào hơn nỗi buồn chia ly. Ở đây tác giả so sánh nỗi lòng của mình với sóng nước. Sóng có bao nhiêu gợn thì lòng mình cũng buồn bấy nhiêu, nhưng gợn sóng là vô vàn, không sao đếm được. Cho nên tấm lòng của họ nhớ nhà, đau đáu chờ mong, buồn man mác cũng bấy nhiêu, không sao nói hết được.

Bên cạnh đó hình ảnh của cầu ván, cầu tre, các phương tiện đánh bắt cũng được người dân ở đây mượn làm phương tiện để nói nên nỗi lòng của mình:

Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi
Ví dầu mẹ chẳng có chi
Chỉ con với mẹ chẳng khi nào mòn
 

Cầu tre, cầu ván là hai hình ảnh rất quen thuộc đối với người dân Nam bộ. Nó thường được bắc qua những con kinh, con rạch, sông nhỏ. Ở đây, người phụ nữ mở đầu bằng một hình ảnh rất quen thuộc này như là một lời tâm sự của mình đối với con về tình mẫu tử thiêng liêng. Có thể người phụ nữ này đã bị chồng phụ bạc nên cô rất đau buồn, coi như là mất tất cả, cô chẳng còn thiết sống nữa. nhưng may còn được đứa con, nó là nguồn an ủi vô giá đối với cô, níu chân cô lại trên cõi đời này. Vì vậy, mọi tình yêu cô đều dành cho nó, xem như là nguồn an ủi duy nhất trong cuôc đời mình.

Không chỉ là lời than thân trách phận, không chỉ là tình mẫu tử bao la, lời tỏ tình dễ thương, sông nước Nam bộ còn phản ánh những nếp sinh hoạt, những buổi lao động hết sức đời thường của họ. Thể hiện được một cuộc sống đơn sơ, giản dị nhưng đầm ấm tình người, tình mẹ con, vợ chồng:

Cha chài mẹ lưới con câu
Chàng rể đóng đáy, con dâu ngồi nò
 

Đây là một bức tranh sinh hoạt đời thường, đầm ấm không khí gia đình ở Nam bộ gắn chặt cuộc sống của mình với sông nước bao la. Không ai nạnh ai, mỗi người một việc, từ cha, mẹ đến rể dâu ai cũng phải lao động, lao động với một tinh thần hăng say, yêu thích, thể hiện được sự đoàn kết thương yêu lẫn nhau giữa các thành viên trong một gia đình.

Hay:

Chiều chiều ông Lữ đi câu
Bà Lữ đi xúc con dâu đi mò
 

Cảnh mẹ chồng nàng dâu từ xưa đến nay thiên hạ đã nói nhiều. Nhưng ở đây, ta thấy: mẹ chồng nàng dâu hết sức "ăn ý", mặc dù không nói ra, nhưng qua cảnh sinh hoạt ta vẫn thấy được nàng dâu và mẹ chồng rất hợp ý với nhau, ngay cả cha chồng cũng thế. Cả nhà cùng lao động, không khí gia đình thật đầm ấm vui tươi.

Sông nước là một đặc trưng không thể thiếu của Nam bộ, mà gắn liền với sông nước là ghe, xuồng, lưới, câu, hò, cầu tre, cầu ván... tất cả đã trở thành rất quen thuôc với người dân Nam bộ. Cho nên trong ca dao dân ca Nam bộ, để bộc lộ tâm trạng của mình thì người dân nơi đây thường mượn các hình ảnh quen thuộc này để ví von, nhằm bộc lộ những gì mình muốn nói, bởi tất cả đó đã trở thành thị hiếu của người dân nơi đây.

Cùng nằm trong cái nôi văn hóa của quê hương, đất nước, ca dao dân ca Nam bộ đã mang đến cho kho tàng văn học dân gian những vần ca dao ngọt ngào, tình tứ. Ca dao dân ca Nam bộ là sản phẩm của sự suy tư, cảm xúc, sự trải nghiệm của con người, là tiếng nói của người Việt Nam, đặc biệt là của nguời dân vùng đồng bằng Nam bộ, góp phần làm phong phú kho tàng văn học dân gian của dân tộc.



TRẦN PHỎNG DIỀU (Theo báo Cần Thơ)



Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 02/Dec/2009 lúc 9:12am

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 03/Dec/2009 lúc 8:49am
 
Tản mạn ăn đêm Sài Gòn
 
 
 

Ngược về phương Nam, ở xứ xở cách xa Hà nội tới 1726 km, Sài Thành không có mùa đông lạnh nhưng cái thú ăn đêm muôn vẻ của người Sài Gòn như thời gian, không mệt mỏi…

Những năm về trước, ăn đêm chưa phải là cái thú của người Sài Gòn. Dần dà, người ta nhận ra sau những “ồn ào, tất bật”, khi đêm đổ xuống từng con đường, từng góc phố, thành phố của mình dường như đẹp hơn, và ăn đêm có nhiều điều thú vị hơn ban ngày. Ở mọi thời điểm của đêm Sài Gòn, bạn dù là ca sĩ, diễn viên hay chỉ là những người dân tỉnh xa đến làm ăn thì cũng xin an lòng vì đêm Sài Gòn vẫn được ví là “đêm trắng”, bạn không sợ đói, không sợ cô đơn vì dù ở Sài Gòn thứ gì cũng có, Sài Gòn là thành phố “không ngủ”.

alt

Trên trục đường Phan Xích Long (Q11), Nguyễn Tri Phương(Q10), Nguyễn Trãi (Q5), Nguyễn Thái Học, Nguyễn Huy Tự, chợ đêm Bến Thành (Q1)… những hàng, những quán ăn đêm đua nhau mọc lên. Tại đây, khi màn đêm đổ xuống cũng là lúc khách đổ về ngày một đông. Điều thú vị là ở những khu phố ấy có cả những quán bán chịu đêm cho thực khách. Chỉ cần bạn là khách quen, dù không mang tiền theo người, khi đói bụng vẫn có thể ghé quán gọi bất cứ thứ gì lót dạ. Có lẽ vì thế mà người đổ về ăn tại những khu vực trên mỗi ngày một nhiều.

alt

Tuy mỗi khu phố có những loại hình ẩm thực khác nhau, đặc trưng riêng cùng một lượng khách có gu ẩm thực riêng nhưng không nơi nào trên đất Sài Gòn vắng bóng khách ăn đêm. Đêm đến, những khu phố bình dân như Đa kao, Yên Đỗ, Kỳ Hòa sáng trưng đèn, bán đủ loại cháo, mì, phở, hủ tiếu. Vào khoảnh 12h đêm - 1h sáng, trong khi nhiều người đang chìm sâu trong giấc ngủ thì cũng là lúc các quán ở chợ Lớn, chợ Bà Chiểu và hông các chợ đông nghịt khách vào ra vào, đến với những quán ăn đêm giá rẻ.

alt

Bên cạnh những khu chợ đêm bình dân giành cho tầng lớp lao động, Sài Gòn cũng có cả phố ẩm thực đêm sang trọng giành cho những người có thu nhập cao. Tại các khu phố ấy, người ta sẵn sang bỏ ra hàng chục, hàng trăm ngàn để có được một bát cháo sò điệp, cháo tôm, thập cẩm, thịt heo… cùng giây phút thư giãn và “tiếng thơm” khi ngồi tại khu phố ẩm thực sang trọng này.

alt

Những khu phố ăn đêm của Sài Gòn cùng với thời gian cứ dày thêm và không ngừng phân nhánh. Theo đó, những người từ Bắc vào Nam lập nghiệp mỗi khi nhớ hương vị quê hương thường tranh thủ ghé tới khu Cấm Chỉ - Hàm Nghi (đường Hải Triều) mà xì sụp món khoái khẩu. Và những ai muốn khám phá ẩm thực Á Âu, có thể vào những khu phố của người Hoa, hay các khu phố Tây, Giá hơn mắc một chút, nhưng đảm bảo sẽ có một chuyến du ngoạn ẩm thực đáng nhớ…

alt

Hà Nội có một mùa đông lạnh, cái lạnh khô, buốt da người và những khu phố ăn đêm đã đi vào sách vở như Cầu gỗ, Nguyễn Chí Thanh, Hàng Mành, Nguyễn Đức Quý... Ngược về phương Nam, ở xứ xở cách xa Hà nội tới 1726 km, Sài Thành không có mùa đông lạnh nhưng dưới trời đêm trở gió, những nàng thiếu nữ vẫn phải khoác lên mình chiếc áo mỏng và các chàng trai trong lúc đèo nhân tình cũng hạn chế những vòng bánh xe, họ tìm đến với những quán ăn đêm, những đêm trắng say nhân tình, say ẩm thực… Cái thú ăn đêm muôn vẻ của người Sài Gòn như thời gian, không mệt mỏi.


IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23762
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Dec/2009 lúc 9:58pm
Lên đỉnh Thất Sơn
- Thất Sơn, cái tên rất quen mà rất lạ. Quen bởi bất cứ ai sống ở Nam bộ đều biết đó là bảy ngọn núi huyền thoại ở tỉnh An Giang. Lạ vì mấy ai đã thật sự đặt chân tới ngần ấy đỉnh núi.

Sáu giờ sáng khởi hành từ bến xe miền Tây thì đúng 2 giờ chiều tôi đặt chân lên những bậc thang đầu tiên của núi Ông Két hay còn gọi Anh Vũ Sơn. Bước thêm vài trăm bậc thì đến khối đá tròn, có nhiều phiến đá xếp chồng phía trên tạo thành hình đầu chim két trông rất ngoạn mục. Từ đây muốn lên chóp đỉnh phải vượt hàng loạt con dốc toàn đá hòn lớn nhỏ dưới tán lá rừng tái sinh.

Tôi mở máy khởi động GPS thiết bị định vị toàn cầu, sau vài phút chờ dò sóng vệ tinh, trên màn hình hiển thị 252m so với mặt nước biển. Không thể tin nổi vì nhiều tài liệu xác định núi cao 225m.

Chinh phục Cô Tô

Qua đêm tại thị trấn Tri Tôn, rạng sáng chúng tôi phóng xe máy rong ruổi đến khu du lịch Soài So, cửa ngõ duy nhất để chinh phục núi Cô Tô - Phụng Hoàng Sơn. Kế tiếp là thuê xe “đặc chủng” lên Sân Tiên cao điểm 298m. Đây là loại xe gắn máy bình thường song gắn nhông 13 răng và đĩa 47 răng cùng bánh xe đặc biệt nhằm vượt dốc có độ nghiêng gần 40%. Hành trình từ Sân Tiên lên Cấp Nhất địa danh chóp đỉnh Cô Tô qua lối mòn dẫn bước đến nhiều triền núi gối lên nhau dưới vườn cây ăn trái chen lẫn rừng trúc, rừng tre mạnh tông tạo cảm giác bình yên, thanh thản. Và cứ thế cho đến khi chúng tôi chạm tay vào cột mốc bằng bêtông được đúc trên tảng đá giữa bốn bề là nắng gió, đồng thời máy GPS báo kết quả 614m.

Sau hàng giờ lòng vòng thăm hỏi tại thị trấn Ba Chúc, cuối cùng chúng tôi cũng tìm được đường lên núi Tượng qua những vách núi cheo leo, đầy gai rừng. Song dù sao vẫn không đáng ngại bởi từ chân núi đến chóp đỉnh vốn là hai tảng đá chồng chất cao 145m. Duy có điều xung quanh trống trải tiêu điều, ngoài một miếu thờ cụ Thượng đẳng đại thần Nguyễn Trung Trực. Người ta kể vào tháng 4-1978 khi Khmer Đỏ vượt biên giới tàn sát dân làng Ba Chúc, đông đảo người dân kéo nhau lên núi tìm hang đá để ẩn nấp hàng tháng ròng.

Lên%20đỉnh%20Thất%20Sơn,%20Điểm%20du%20lịch,%20Du%20lịch,%20Lên%20đỉnh,%20Thất%20Sơn,%20An%20Giang,%20huyền%20thoại,%20ngọn%20núi

Nhìn từ núi Ông Cấm - Ảnh: T.Thế Dũng

Khám phá Thiên Cấm Sơn

Theo lối mòn về phía tây, chúng tôi lần bước qua nhiều nương rẫy và tìm về núi Nước. Gọi là núi nhưng thật ra chỉ cao 17m và được cấu tạo từ những tảng đá lớn nhỏ chồng chất lên nhau giữa hồ nước mênh mông, chẳng khác hòn non bộ khổng lồ. Tuy nhiên, điều dễ nhận ra nơi đây rất lý tưởng để những ai muốn tìm đến không gian thanh tịnh, chiêm ngưỡng cảnh đẹp xung quanh. Nhìn về đằng tây, mặt trời tựa khối cầu lửa đang xuống dần sau rặng núi.

Núi Ông Cấm tên chữ là Thiên Cấm Sơn, được tôn vinh là ngọn núi hùng vĩ, linh thiêng và kỳ tích nhất bảy núi. Kỳ thực, đứng trên Vồ Bồ Hong, chóp đỉnh Cấm Sơn, ở độ cao 710m người ta có thể ngắm nhìn cả một vùng không gian bao la rộng lớn. Gần thì năm non: Vồ Đầu, Vồ Bò Hong, Vồ Thiên Tuế, Vồ Bà, Vồ Ong Bướm tọa lạc ngay trên núi Cấm, xa hơn một chút là quần thể núi đá xung quanh, xa hơn nữa là khu vực Hà Tiên, miệt Châu Đốc, lãnh thổ Campuchia... Cấm Sơn còn mang trong mình biết bao truyền thuyết kỳ bí: chuyện các vị đạo sĩ tu đắc đạo thành tiên, chuyện những người ngậm ngải tìm trầm, kho báu biến thành “xà niêng” điên dại..

Ở núi Dài Nhỏ - Năm Giếng, do vách núi chia cắt hiểm trở, khó xác định vị trí chóp đỉnh nên sau hơn một giờ hì hục leo trèo, nhìn xa xa nổi bật trên bầu trời chênh vênh mỏm đá khổng lồ ai cũng ngỡ đã đi đúng hướng. Tuy nhiên khi tới nơi, chúng tôi phát hiện thêm cụm đá chồng cao hơn nằm sâu trong rừng và khuất giữa đám rễ cây cổ thụ bám chằng chịt. Và thế là lại tái diễn cảnh chặt cây mở đường và tiếp tục trườn mình trên mặt đá như làm xiếc cho đến tận chóp đỉnh. Trong không gian tĩnh mịch, tranh tối tranh sáng của thời khắc cuối ngày, tôi vẫn thấy GPS định vị 268m.

Lên%20đỉnh%20Thất%20Sơn,%20Điểm%20du%20lịch,%20Du%20lịch,%20Lên%20đỉnh,%20Thất%20Sơn,%20An%20Giang,%20huyền%20thoại,%20ngọn%20núi

Vòm hang trên núi Ông Két - Ảnh: T.Thế Dũng

Di tích lịch sử quốc gia

Núi Dài - Ngọa Long Sơn tuy nằm trong hệ thống Thất Sơn và đang sở hữu căn cứ Điện Trời Gầm Ô Tà Sóc đã được công nhận di tích lịch sử quốc gia, nhưng trong cái nhìn của người làm du lịch An Giang, nó là chốn hoang vu, hiểm trở, ít tiềm năng. Chính nhờ vậy mà núi Dài còn giữ được nét nguyên sơ, hùng vĩ...



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Dec/2009 lúc 9:59pm
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 06/Dec/2009 lúc 7:04am
 
 

Sapa chớm đông

Sapa (Lào Cai) chớm đông thật đẹp, vẻ đẹp hoang sơ và thanh bình của vùng sơn cước với sương giăng bảng lảng...

Sương sớm bảng lảng Nhà thờ Sapa.

Một nhánh cây đóng băng trên đường lên Fanxipan.

Ánh nắng sớm mai dát vàng trên những luống rau.

Nhấp nhô phía xa những đỉnh núi...

Và biển mây che phủ.

Se lạnh một tối đầu đông.


IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23762
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Dec/2009 lúc 5:08am
 

Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

- Trong mùa nước nổi, cuối tháng 9, chúng tôi theo con đường nhựa từ thị trấn Thanh Bình (huyện Thanh Bình) để đến thị trấn Tràm Chim (huyện Tam Nông). Dưới nền đường cao vút, nước đã ngập lé đé những ruộng mạ xanh dờn.

Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông (Đồng Tháp) là điểm du lịch sinh thái rất hấp dẫn của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nó được xếp trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, trở thành “vườn quốc gia” từ năm 1998 nhằm bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước của vùng Đồng Tháp Mười, bảo vệ khu vực di trú cho các loài chim di cư, đặc biệt là sếu đầu đỏ và bảo tồn các loài động, thực vật, các nguồn gen quý hiếm, duy trì những điều kiện thích hợp cho việc nghiên cứu môi trường tự nhiên và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Vào tràm chim bát ngát

Đồng%20Tháp%20Mười%20mùa%20nước%20nổi,%20Điểm%20du%20lịch,%20Du%20lịch,%20Đồng%20Tháp%20Mười,%20mùa%20nước%20nổi

Chèo xuồng tham quan rừng tràm Gáo Giồng

Buổi sáng, chúng tôi thuê chiếc vỏ lãi composite để đi tham quan. Máy nổ bành bạch, vỏ xé nước lao trên dòng kinh đỏ màu tràm, bông súng ma nở cánh thì trắng tinh, cánh lai tim tím, hoặc phớt hồng. Vỏ lướt qua vạt rau tràng nở bông trăng trắng; một vùng tràn ngập, hàng hà sa số những chiếc lá sen xanh, lấm tấm điểm những búp sen hồng hoặc những cánh sen mãn khai.

Đồng%20Tháp%20Mười%20mùa%20nước%20nổi,%20Điểm%20du%20lịch,%20Du%20lịch,%20Đồng%20Tháp%20Mười,%20mùa%20nước%20nổi

Tham quan đồng lúa ma

Vun vút lướt qua mắt chúng tôi là vạt rừng tràm mỏng rồi cánh đồng lúa ma xanh dờn tới chân rừng tràm. Người địa phương gọi đây là lúa trời, còn sử gia Trịnh Hoài Đức viết trong Gia Định thành thông chí là “quỷ cốc”. Hằng năm, vào khoảng tháng Tư Âm lịch, trời bắt đầu mưa, lúa bắt đầu mọc. Đến tháng 4 Dương lịch, lúa nhú cao chừng năm tấc, thân cứng, lá to bản. Mùa nước nổi (từ tháng 8 đến 12 Dương lịch) lúa trổ đòng.

Nước dâng tới đâu, ngọn và hột lúa vươn cao lên khỏi nước tới đó. Một tháng sau lúa chín. Nắng lên thì lúa rụng, tiếp tục nảy mầm... Lúa trời là đặc sản của thiên nhiên, người xưa thu hoạch bằng cách bơi xuồng con, chính giữa căng bức màn. Khi xuồng lướt qua ruộng lúa, người ta dùng sào đập cho lúa chạm bức màn rơi xuống khoang.

Lúa thu hoạch về ngâm nước khoảng ba ngày rồi đem phơi cho rụng đuôi trước khi xay, giã thành gạo nấu ăn. Gạo lúa ma rất ngon cơm, dẻo và thơm. Ngày nay, lúa ma được bảo tồn như sản phẩm độc đáo của đất trời, đồng thời làm nguồn thực phẩm cho chim chóc.

Đồng%20Tháp%20Mười%20mùa%20nước%20nổi,%20Điểm%20du%20lịch,%20Du%20lịch,%20Đồng%20Tháp%20Mười,%20mùa%20nước%20nổi

Đồng%20Tháp%20Mười%20mùa%20nước%20nổi,%20Điểm%20du%20lịch,%20Du%20lịch,%20Đồng%20Tháp%20Mười,%20mùa%20nước%20nổi

Sen mọc tràn mặt kinh Vườn quốc gia Tràm Chim

Tới ruột rừng, nơi có căn nhà sàn nhân viên giữ rừng ở và căn nhà sàn dài làm nơi ăn uống, chúng tôi leo lên một đài cao quan sát cảnh hồng hoang của Vườn quốc gia. Rừng tràm rộng 1.800ha, nuôi dưỡng 100 loài động vật có xương sống, 40 loài cá và 147 loài chim nước.

Các loài chim thường gặp gồm cò trắng, cò bợ, cò lửa, cò lép, vạc, diệc lửa, diệc xám, điên điển, cồng cộc, tu hú, cu ngói, cu cườm, cu... Trong số đó có 13 loài chim quý hiếm thế giới, đặc biệt là hạc, thường gọi sếu đầu đỏ hoặc sếu cổ trụi. Đầu hạc màu đỏ mỏ dài, chân và cổ cao trụi, mình có bộ lông xám tro. Mỗi con hạc nặng tối đa khoảng chục ký.

Đồng%20Tháp%20Mười%20mùa%20nước%20nổi,%20Điểm%20du%20lịch,%20Du%20lịch,%20Đồng%20Tháp%20Mười,%20mùa%20nước%20nổi

Sếu ở Tràm Chim - Ảnh: Đoàn Hồng/Tuổi Trẻ

Hạc về Tràm Chim vào tháng Giêng, tìm bạn tình vào tháng Năm (trước mùa mưa), sau đó di chuyển tìm nơi đẻ trứng, nuôi con. Thực phẩm khoái khẩu nhất của hạc là củ năn nhỏ như hột bắp, giống củ cỏ cú.

Tại “ruột rừng”, trên nhà thủy tạ xây gạch vững chãi, rộng rãi, chúng tôi thoải mái bày bàn nhậu. Thực phẩm mua ngoài chợ Tràm Chim đem theo với bếp, than, củi nhúm, vài lít rượu và thùng trà đá “chữa lửa”. Mâm nhậu là những tờ báo trải trên nền gạch bông, toàn các món nướng cho gọn. Những con rắn bông súng nhỏ cỡ ngón tay cái cuốn tròn như chiếc rế nồi đặt trong vỉ cháy nám đen. Loại này dùng tay bẻ từng khúc ngắn chấm nước mắm me ăn vừa giòn da, vừa ngọt thịt, nhai được luôn xương.

Cá lóc nướng trui ở Đồng Tháp có vẻ “cao cấp” hơn. Ở đây người ta không gói cá lóc, rau rác bằng bánh tráng, mà bằng bẹn sen (những chiếc lá sen non vành lá cuốn quấn vào trong). Những chiếc bẹn sen mọc nhiều theo kênh, phải nhanh tay hái khi vỏ lướt qua. Cầm bẹn sen banh ra, nhét thịt cá lóc nướng trui cùng bún và rau rác, chấm nước mắm me, ăn nghe chát chát mùi hoang dã.

Đến gáo giồng hoang sơ

Đồng%20Tháp%20Mười%20mùa%20nước%20nổi,%20Điểm%20du%20lịch,%20Du%20lịch,%20Đồng%20Tháp%20Mười,%20mùa%20nước%20nổi

Bến xuồng

Rời Vườn quốc gia Tràm Chim, chúng tôi đi trên con đường tắt xuyên ruột tỉnh Đồng Tháp đến Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng (thành phố Cao Lãnh), là một trong vài “lõm” hoang sơ của Đồng Tháp Mười xưa. Con đường đan xuyên qua những xóm làng trù mật, có hai hàng tràm xanh mướt phủ bóng mát rượi. Vào cửa Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng tốn 10.000 đồng/người, nhưng uống trà, ăn hột sen rang, xem phim giới thiệu khu du lịch, nằm võng, câu được cá nhờ nhà bếp nấu nướng đều miễn phí.

Chúng tôi mua vé đi xuồng chèo tham quan rừng tràm, thuê nguyên chiếc hết 30.000 đồng/chuyến (một chiếc chở tối đa bốn người). Có khoảng mười chiếc xuồng ba lá với những tay chèo là thiếu nữ bận bà ba màu thiên thanh, xinh xắn với chiếc khăn rằn quấn cổ và chiếc nón lá duyên dáng choàng ôm mái tóc đen mượt. Mái chèo khua nước, xuồng lướt êm trên con kinh rập rờn bèo cám.

Càng đi sâu, càng thấy bèo cám xanh mượt như tấm thảm phủ kín hàng vạn gốc tràm già chôn chân trong nước trong diện tích hơn 1.600ha. Sân chim rộng khoảng 35ha, có hơn 15 loài lông vũ sinh sống, đặc biệt có diệc lửa và nhan điển - hai loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Xuồng ghé rìa sân chim. Nhìn lên các tán tràm, bao nhiêu cánh chim chao lượn như thuở hồng hoang. Gáo Giồng còn là nơi trên chim dưới cá.

Thủy sản ở đây phong phú, đủ loài như cá lóc, cá bông, cá sặc, cá chốt, cá lăng, cá bống, cá nhái… Mùa nước nổi từ tháng 8 đến tháng 10 hằng năm, nước từ sông Mekong tràn về phủ ngập đồng, Gáo Giồng thật sự là một ốc đảo giữa trời mênh mông và nước cũng mênh mông. Mùa này, cá linh từ Biển Hồ (Campuchia) theo con nước trôi về từng đàn. Đó cũng là lúc điên điển trổ bông vàng.

Cá linh non nấu me non chấm bông điên điển là món ăn đặc trưng mang đậm sắc thái của người dân Nam bộ. Nhưng “ngon nhứt xứ” là mắm kho bằng mắm cá linh xay và cá linh tươi chấm bông điên điển, bông súng, rau dừa... Càng ăn càng thấy thấm câu ca dao: “Muốn ăn bông súng mắm kho/Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm”.

Sau khi ngắm cảnh vật hoang sơ đã mắt, chúng tôi được một thiếu nữ bơi xuồng đưa về bến. Hành trình dài 2,5km mất 45 phút đi về. Dân thành thị mấy ai biết đi xuồng, nên khi đặt chân lên tấm ván mũi xuồng, xuồng lắc lư, bỗng thấy sợ. Loại xuồng này nhỏ, ngắn đòn, mỏng mảnh nên khi ai đó nghiêng mình quan sát cảnh vật là xuồng bị nghiêng, nước mấp mé nhanh chóng tràn vào be nhưng không sợ chìm vì nước kênh cạn.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Dec/2009 lúc 5:09am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23762
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Dec/2009 lúc 6:36am
 
Về động Từ Thức gặp tiên
- Động Từ Thức là danh thắng được xếp hạng quốc gia. Dưới ánh điện mờ, thạch nhũ muôn hình vạn trạng lóng lánh sắc màu được nhân hóa có rất nhiều nhũ đá tạo thành những hình thù độc đáo và được gắn liền với truyền thuyết về Từ Thức và Giáng Hương...

"Khách về Nga Thiện quê tôi
Xem động Từ Thức, thăm người cảnh tiên

Nhìn càng đắm ngắm càng say
Mà xem phong cảnh thắm tình nước non".

Những câu ca dao đầy cảnh vị trong bài Tiễn khách của người dân huyện Nga Sơn, Thanh hóa, càng làm mỗi du khách khi về thăm động Từ Thức một cảm xúc lưu luyến.

Về%20động%20Từ%20Thức%20gặp%20tiên,%20Điểm%20du%20lịch,%20Du%20lịch,%20động%20Từ%20Thức,%20danh%20thắng,%20truyền%20thuyết,%20thạch%20nhũ
 
Cửa động Từ Thức nơi đề thơ của chúa Trịnh Sâm và Lê Quý Đôn

Động Từ Thức thuộc địa phận xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Từ thành phố Thanh Hóa đi khoảng 50km về hướng đông bắc bạn sẽ đến động. Động nằm trong dãy núi Tam Điệp “bên này có động ngược là sông sâu”. Trước đây động động Từ Thức có tên là động Bích Đào nhưng vì gắn với câu chuyện tình Từ Thức gặp tiên nên sau này dân gian đổi gọi là động Từ Thức.

Đường lên động du khách sẽ không cảm mệt mỏi vì phải leo núi, bởi bên lề đầy những cây cổ thụ tỏa bóng râm mát. Những dây leo to vắt ngang qua đường đan vào nhau tạo thành những cái võng, ai tinh nghịch còn leo lên đu đưa chụp vài tấm hình.

Về%20động%20Từ%20Thức%20gặp%20tiên,%20Điểm%20du%20lịch,%20Du%20lịch,%20động%20Từ%20Thức,%20danh%20thắng,%20truyền%20thuyết,%20thạch%20nhũ

Đường lên cửa động

Lên đến cửa động bạn sẽ thấy hai bài thơ chữ Hán, một khắc trên phiến đá đặt dưới nền động và một khắc trên vách đá cao. Bài thứ thứ nhất là của chúa Trịnh Sâm với bút danh Nhật Nam Nguyên. Bài thơ thứ hai do Lê Quý Đôn sáng tác vào thế kỷ 18 được khắc vào đá năm 1905, trong đó có đoạn:

Văn đạo thần tiên sự điểu mang
Bích Đào động khẩu thái hoang lương
Càn khôn nhất hạt cùng Từ Thức
Vân thủy song nga lão Giáng Hương

Động Từ Thức là danh thắng được xếp hạng quốc gia. Dưới ánh điện mờ, thạch nhũ muôn hình vạn trạng lóng lánh sắc màu được nhân hóa có rất nhiều nhũ đá tạo thành những hình thù độc đáo và được gắn liền với truyền thuyết về Từ Thức và Giáng Hương.

Về%20động%20Từ%20Thức%20gặp%20tiên,%20Điểm%20du%20lịch,%20Du%20lịch,%20động%20Từ%20Thức,%20danh%20thắng,%20truyền%20thuyết,%20thạch%20nhũ

Động Từ Thức

Động chính gồm hai phần, phần ngoài rộng, trần động hình vòng cung như chiếc bát úp khổng lồ. Phía dưới vòng cung có một nhũ đá "tỏa" xuống trông như trái đào tiên nên động còn được gọi là Bích Đào. Dưới là nền đá phẳng, nhẵn, là vết tích đền thờ Từ Thức còn lưu lại đến hôm nay. Sau đó là đụn nhũ thạch lấp lánh được ví như những kho chứa vàng bạc, gạo muối... được dân gian lưu truyền.

Về%20động%20Từ%20Thức%20gặp%20tiên,%20Điểm%20du%20lịch,%20Du%20lịch,%20động%20Từ%20Thức,%20danh%20thắng,%20truyền%20thuyết,%20thạch%20nhũ

Kho gạo hấp dẫn hơn bởi những hòn đá mịn được gắn chặt, đều màu nâu bạc

Về%20động%20Từ%20Thức%20gặp%20tiên,%20Điểm%20du%20lịch,%20Du%20lịch,%20động%20Từ%20Thức,%20danh%20thắng,%20truyền%20thuyết,%20thạch%20nhũ

Kho muối là một quần thể thạch nhũ bé, trắng toát

Về%20động%20Từ%20Thức%20gặp%20tiên,%20Điểm%20du%20lịch,%20Du%20lịch,%20động%20Từ%20Thức,%20danh%20thắng,%20truyền%20thuyết,%20thạch%20nhũ

Kho tiền là chuỗi thạch nhũ to nhỏ chảy từ trên xuống như những xâu quan tiên thời xưa

Bước vào phần trong động là một thế giới kỳ bí với nhiều cảnh trí mà chỉ tạo hóa mới tạo ra được. Đầu tiên bạ sẽ thấy những phiến nhũ đá mỏng, màu trắng ngà rủ từ trần xuống những nhũ đá đó được gọi là “đàn đá”, “trống đá”. Bởi vì nếu bạn cầm que gõ nhẹ vào những thanh nhũ, dẽ nghe mỗi thanh vang lên với những cung bậc khác nhau, toàn cảnh này còn được gọi là “phường bát âm”.

Về%20động%20Từ%20Thức%20gặp%20tiên,%20Điểm%20du%20lịch,%20Du%20lịch,%20động%20Từ%20Thức,%20danh%20thắng,%20truyền%20thuyết,%20thạch%20nhũ

Những nhũ đá rũ xuống từ trên nóc đông phát ra âm thanh độc đáo

Càng vào sâu lòng động càng rộng ra. Đầu tiên bạn sẽ thấy ngỡ ngàng khi gặp bàn Cổ tam sinh có đủ lợn, trâu, dê... một mâm cỗ gần giống như thật. Rồi những dấu tích về tình yêu của Giáng Hương và Từ Thức như: buồng tắm của Giáng Hương và thư phòng của Từ Thức bằng đá; những bông hoa, quả đào tiên, vầng trăng và có cả những đôi chim thạch nhũ. Đối diện là cảnh là ao bèo gợi hình tượng quê hương trong sự tưởng nhớ của chàng thư sinh Từ Thức...

Về%20động%20Từ%20Thức%20gặp%20tiên,%20Điểm%20du%20lịch,%20Du%20lịch,%20động%20Từ%20Thức,%20danh%20thắng,%20truyền%20thuyết,%20thạch%20nhũ

Buồng tắm cô tiên

Về%20động%20Từ%20Thức%20gặp%20tiên,%20Điểm%20du%20lịch,%20Du%20lịch,%20động%20Từ%20Thức,%20danh%20thắng,%20truyền%20thuyết,%20thạch%20nhũ

Ao bèo

Cảnh tiếp là một ngã rẽ, một ngả theo tương truyền là đường lên cõi tiên của Từ Thức. Tại đây có quán nghỉ chân bằng đá mà chàng từng nghỉ suốt dọc hành trình và còn đó những mắc treo áo, treo mũ bằng đá. Bên cạnh đường lên tiên là một ngã rẽ hỏm sâu theo đường xoáy ốc vẫn bí ẩn muôn đời nay, nhân dân quen gọi là đường xuống Địa ngục lạ...

Về%20động%20Từ%20Thức%20gặp%20tiên,%20Điểm%20du%20lịch,%20Du%20lịch,%20động%20Từ%20Thức,%20danh%20thắng,%20truyền%20thuyết,%20thạch%20nhũ

Bàn thờ tiên với những nhũ đá nhú lên tạo ra nhiều nhân hình kỳ thú

Một vòng quanh động, giữa cảnh vật hư ảo đẹp như được vẽ, trong tôi cứ vương vấn mãi một câu hỏi: liệu chàng Thức có trở về được cõi tiên để gặp nàng Hương khi động này đúng thật là cõi tiên.

Tích Từ Thức và Giáng Hương

Từ Thức người Tống Sơn (nay là Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa), làm tri huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, nhân đi chơi hội đã cởi áo gấm giúp một cô gái xinh đẹp gặp tình huống éo le. Thời gian sau chàng từ quan, tìm thú vui nhàn tản. Một lần ra cửa biển Thần Phù, Từ Thức đi qua núi và thấy một chiếc động, được bà chủ gả cho Giáng Hương, chính là người chàng đã cứu thuở nào.

Sống với nhau được một năm, dù thuận hòa, êm ấm, Từ Thức chợt nhớ nhà xin được về thăm. Cảm thông nỗi niềm của chồng, Giáng Hương sắm xe và gài sẵn phong thư kín nói lời ly biệt. Khi về quê tất cả đều đổi thay, Từ Thức hỏi một cụ già râu tóc bạc phơ thì mới biết đó là cháu nội của mình. Chàng đã đi quá lâu. Từ Thức muốn trở lại cõi tiên với vợ nhưng chẳng còn dịp may.

Theo: www22.24h.com.vn


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Dec/2009 lúc 6:37am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23762
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Dec/2009 lúc 10:14am
Du lịch Bà Nà

Đà Nẵng đẹp! Chỉ đơn giản vậy thôi bởi từ "đẹp" đã mang trọn vẹn ý nghĩa của nó. Năm nào cũng vậy, có điều kiện là tôi lại đến với thành phố trẻ này. Không một địa danh nào trên đất nước ta lại được thiên nhiên ban cho nhiều đặc ân như Đà Nẵng.

Đà Nẵng có biển, những bãi biển xanh trong với những resort 5 sao nằm nối đuôi nhau trên bờ cát trắng trải dài. Đà Nẵng có sông, sông Hàn với cây cầu quay độc đáo, cầu Thuận Phước văng dây qua cửa vịnh mang bán đảo Sơn Trà lại gần hơn. Và Đà Nẵng có Bà Nà - "viên ngọc khí hậu", nơi con người được hưởng cái không khí châu Âu ngay tại vùng nhiệt đới nóng ẩm. Lần đầu tôi đến đây đã 10 năm...

Những ngày cuối thu, tôi lại có dịp đến với Đà Nẵng. Vừa bước ra khỏi cổng ga nội địa của sân bay Đà Nẵng, du khách được "dí" ngay vào tay một cuốn sách đẹp giới thiệu về Bà Nà Hills với những hình ảnh và lời giới thiệu vô cùng hấp dẫn. Quả thật, du khách nào đã đến đây thì chắc chắn nên thử một lần đi cáp treo Bà Nà. Với 2 kỉ lục Guinness thế giới điều đó thật đáng để bỏ công khám phá. Sau cuộc viếng thăm ngắn gọn đến nhà người thân trong thành phố, tôi quyết định mượn chiếc xe máy để lại đến với Bà Nà.

Hành trình ký ức

Du%20lich%20Ba%20Na

Sự đổi thay của một thành phố điển hình hàng đầu về quy hoạch đô thị được minh chứng bằng con đường đưa du khách lên với Bà Nà. Không còn những cung đường vòng vo bụi mờ mịt, thay vào đó là "con đường 5 sao" chạy dài theo bờ vịnh. Vừa đi, du khách vừa ngắm nhìn từng đợt sóng tung bọt trắng xóa, nhìn lại phía xa xa là bán đảo Sơn Trà như một người khổng lồ xanh vươn mình ra biển. 17km cuối cùng để đến chân Bà Nà lại làm cho du khách ngỡ ngàng bởi cảm giác thu mình, bé nhỏ trong khí núi. Phải nói rằng, nếu bạn có một chiếc xe mui trần thì cung đường này thật đáng để vi vu.

Càng đi càng háo hức, không biết Bà Nà còn đổi thay đến mức nào. Nhớ lại chuyến đi cách đây 10 năm Bà Nà còn heo hút lắm. Để đến được chân Bà Nà gương mặt bạn đã sạm vàng cát bụi, nhưng để lên được đỉnh núi bạn còn phải là một kẻ ưa mạo hiểm. Để tiếp cận được đỉnh núi cao hơn một ngàn bốn trăm mét, du khách chẳng có lựa chọn nào khác ngoài con đường đèo 15km khúc khuỷu men theo sườn núi. Hồi đó, tôi đánh liều phi lên bằng xe máy. Một trải nghiệm thật đáng nhớ trong đời. Phong cảnh hai bên đường làm cho mọi con mắt phải trầm trồ. Một mầu xanh bạt ngàn của rừng nguyên sinh, tô điểm vào đó là những cành hoa sặc sỡ, nhìn xa xa vịnh Đà Nẵng xanh mướt. Điểm đặc biệt của Bà Nà cũng chính là nó chỉ cách biển chừng 20km. Thế nhưng vực thẳm cũng chỉ cách người có một bước chân. Hầu hết du khách lên đỉnh Bà Nà bằng ôtô, những chiếc Toyota cũ kỹ 12 chỗ quả là biết thử thách lòng dũng cảm của du khách, chẳng thế mà khi lên đến nơi qúa nửa trong số họ đều mặt xanh, nanh vàng.

Thế nhưng lần này, mọi chuyện có vẻ hoàn toàn khác. Bà Nà đón tiếp du khách của nó với một nhà ga sang trọng và hệ thống cáp treo hiện đại bậc nhất thế giới.

Xứng đáng đến từng xu

Du%20lich%20Ba%20Na

Đẳng cấp là điều đầu tiên tôi cảm nhận khi đến Bà Nà Hills. Một không gian tiếp đón sang trọng được mở ra như lời chào thân thiện của Bà Nà. Nếu ai đã từng đến Malayxia và du ngoạn lên thành phố giải trí - Genting bằng cáp treo thì có thể tự hào là ta giờ đã hơn bạn. Hệ thống cáp treo Bà Nà có tổng chiều dài 5.042m gồm 22 trụ và 94 cabin. Đây là tuyến cáp treo hiện đại bậc nhất hiện nay và đã được vinh danh 2 kỉ lục trong sách Guiness: cáp treo 1 dây dài nhất và có độ chênh giữa 2 ga cao nhất thế giới (1.291m). Tuyến cáp treo đã làm tăng sự lôi cuốn du khách lên đỉnh Bà Nà. 15 phút trong cabin cáp treo Bà Nà lên đỉnh Núi Chúa là hành trình thơ mộng nhất tôi đã từng đi. Xuất phát từ ga đón của cáp treo nằm ngay sát dòng suối Mơ ngày đêm róc rách, những chiếc cabin nhiều màu sắc đưa du khách từ cảm giác hồi hộp rồi chuyển sang lâng lâng hết sức thú vị trên đường lên đỉnh Vọng Nguyệt.

Cảm giác treo lơ lửng giữa không gian để ngắm nhìn những cảnh đẹp cứ từ từ hiện ra trước mắt thật làm cho con người ta cảm giác khoan khoái vô cùng. Ngước lên trên, một pho tượng trắng cứ thoắt ẩn thoắt hiện, nhìn xuống dưới cánh rừng nguyên sinh với những cây cổ thụ cao có khi đến cả dăm bảy chục mét vươn mình lên kiêu hãnh đầy ấn tượng. Và cabin 8 hành khách lúc nào cũng chực ồ lên mỗi khi dòng suối Mơ trắng muốt, đổ ào ào trên những phiến đá lớn xuất hiện trong tầm nhìn. Trước kia, Bà Nà và suối Mơ là hai điểm du lịch tách biệt nhau. Thế nhưng từ khi hệ thống cáp treo hiện đại này được đưa vào hoạt động từ tháng 3/2009, hai điểm du lịch hấp dẫn của Đà Nẵng đã trở thành một. Chính điều này đã khiến cáp treo Bà Nà ăn đứt Genting trong khoản cảnh quan ngắm nhìn từ cabin.

Du%20lich%20Ba%20Na

Hệ thống cáp treo thứ hai đưa du khách từ Vọng Nguyệt lên đỉnh Núi Chúa (độ cao 1.487m). Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát cả một không gian rộng lớn như một bức tranh hoàn mỹ, nhiều màu sắc giữa bốn bề mây phủ điệp trùng. Chỉ tiếc là cột mốc độ cao này vẫn chỉ là một cột gạch xi măng với những chữ viết nguệch ngoạc của một anh thợ hồ "ít hoa tay", khiến nó chưa thật xứng tầm để tạo thành điểm thu hút.

Cáp treo Bà Nà đã trở thành một đặc trưng của du lịch Đà Nẵng và với 160.000 đồng bỏ ra cho một vé khứ hồi để lên chốn bồng lai tiên cảnh này thì số tiền bỏ ra đó thật xứng đáng đến từng đồng từng xu.

Du%20lich%20Ba%20Na

Quá tam ba bận

Thiên nhiên Bà Nà vẫn đép thế, từ 10 năm trước và đến nay vẫn vậy. Những đóa Cẩm Tú Cầu (chỉ mọc ở xứ lạnh) vẫn nở thắm nơi này. Những đàn khỉ tự nhiên đã thân với con người. Những du khách nhí đến Bà Nà đều rất thích thú khi tận tay đưa cho chúng đồ ăn. Và những làn hơi sương vẫn vương víu du khách chẳng khác nào như Đà Lạt, Sapa hay Tam Đảo. Thế nhưng lần này cũng như 10 năm trước lên đây, "Bà Nà của con người" vẫn chưa đối đãi với du khách một cách nồng hậu.

Trong khi những dự án được tọa lạc trên khu đất có diện tích 605ha, bao gồm các hạng mục: phòng biệt thự, bungalow, nhà hàng, khách sạn...theo kiểu Pháp cùng nhiều dịch vụ vui chơi giải trí theo tiêu chuẩn "6 sao" vẫn còn đang qúa dở dang thì những Lệ Nim, Bà Nà by night...vẫn hoạt động nhưng khâu dịch vụ và lưu trú chất lượng còn qúa kém, vẫn chẳng khác nào cái thời "trăm hoa đua nở" khi Bà Nà bị xẻ nhỏ ra để đầu tư (dù rằng giờ đây tất cả đều đã quy về một mối). Và dù những công trình lớn đang được xây dựng, trông thật đẹp đẽ và thu hút, nhưng vẫn có cái gì đó ái ngại với sự thiếu chuyên nghiệp trong việc thỏa mãn du khách, để níu chân họ lại hay ít nhất không làm phai nhạt hình ảnh một Bà Nà tươi đẹp và thực sự đã đổi thay.

Du%20lich%20Ba%20Na

Tuy phải chờ đến những khâu hoàn thiện cuối cùng của dự án trên đỉnh Núi Chúa để thực sự có thể ở lại Bà Nà dài ngày hơn, nhưng nếu chỉ đi trong ngày, đây vẫn thực sự là một điểm đến lý tưởng để hòa cùng thiên nhiên, để tận hưởng bốn mùa thay đổi trong ngày hay chỉ để ngắm cảnh Bà Nà từ hệ thống cáp treo được ghi vào kỉ lục.

Với người viết, đành hẹn lại lần thứ ba lên Bà Nà để chứng kiến một Bà Nà đẹp hơn và thân thiện hơn với du khách của mình.
 
Theo Tiêu Dùng
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23762
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Dec/2009 lúc 12:36am
Bảng lảng khói sương Hồ Ba Bể
Khỏa đôi chân trần xuống dòng nước mát trên chiếc thuyền độc mộc, tôi với cô bạn tán gẫu về đất trời cho đến khi cuộc nói chuyện bị đứt đoạn bởi tiếng thác nước đổ ầm ào phía trước.
Bang%20lang%20khoi%20suong%20Ho%20Ba%20Be
Ảnh minh họa từ ONE/MILLION's
 
Chiếc thuyền nhỏ như một chiếc lá tre thuôn dài lướt nhẹ trên mặt hồ phẳng lặng. Thảng hoặc, cơn gió khẽ khàng luồn qua tán lá rừng rậm rạp cũng chỉ đủ khiến mặt hồ khẽ lay động. Buổi sớm, cả đất trời vẫn còn đang khoác trên mình màn sương mỏng vẫn còn ngái ngủ. Sương là là gần mặt nước và cái lạnh len lỏi. Bốn đứa chúng tôi ngôi sát lại bên nhau, mỗi đứa hướng về một suy nghĩ vẩn vơ và lặng ngắm phong cảnh giống một thước phim quay chậm qua tầm mắt nhìn. Một chú chim bói cá bất chợt lao xuống lòng hồ và đập cánh rũ nước bay lên ngay sát mép thuyền.
 
Bang%20lang%20khoi%20suong%20Ho%20Ba%20Be

Hừng đông! Sương dần tan khi vầng hồng phía cuối chân trời chầm chậm bò làn khắp bầu trời. Một mầu hồng lấn dần mảng trời tối và chẳng mấy chốc, cả mặt hồ ngợp trong sắc màu ấm áp. Những tia nắng đầu tiên xuyên qua lớp mây mù, tạo nên một đường sáng lấp lánh từ bầu trời xuống thẳng mặt hồ và muôn vàn những tia nắng khác cũng đang cùng lúc nhảy nhót trên mặt hồ. Cho đến khi màn sương mỏng không còn bảng lảng trên mặt hồ thì cũng là lúc mặt trời ló rạng. Nắng ấm thế chỗ cho cái lạnh buổi sớm. Con thuyền đã đi qua giữa lòng hồ xanh biếc và câu chuyện quanh chúng tôi bắt đầu rôm rả.

 Bang%20lang%20khoi%20suong%20Ho%20Ba%20Be

Chúng tôi quyết đinh ghé thăm hồ Ba Bể vào một chiều đông cách đó hai ngày. Sự thèm muốn được vẫy vùng trong khoảng trời đất rộng lớn, bao la và được thỏa sức ngắm nhìn thiên nhiên tươi đẹp đã đưa đến quyết định chóng vánh. Sau hơn 4 tiếng đi đường, mọi bụi bẩn, mệt mỏi, bực bội, bí bức của cuộc sống thường nhật bị thiên nhiên tươi đẹp đóng cửa bỏ lại ngay từ bìa rừng.
 
Bang%20lang%20khoi%20suong%20Ho%20Ba%20Be
 
Được bao bọc bởi một màu xanh vĩnh cửu của rừng núi và hồ nước, Ba Bể ngập tràn một màu xanh đến nhức mắt. Thiên nhiên vòng một bàn tay rộng lớn ôm trọn trời và đất, gói lại, tạo nên một Ba Bể tách biệt, thanh nhã và quyến rũ. Ở đây không có tiếng động cơ xe cộ qua lại, không có những cuộc cãi vã nhỏ to, chỉ có cánh rừng già với những loài động vật đáng yêu chạy theo bước chân người, chỉ có con thuyền xuôi dòng nước và những cánh chim bay lượn trên bầu trời xanh. Một bức tranh thủy mặc diễm tình mà bất cứ ai khi bước vào cũng trở thành một phần trong khung cảnh huyền ảo của chính nó.
 
 Bang%20lang%20khoi%20suong%20Ho%20Ba%20Be
 
Chúng tôi chọn một ngôi nhà sàn của người Tày làm điểm dừng chân. Tiếng xe máy vội tắt vì sợ làm hỏng mất cái không gian không tiếng động này. Sau bữa ăn tối với những món ăn độc đáo đậm chất núi rừng là một buổi đi dạo xuyên cánh rừng, xuyên không gian và thời gian trước giấc ngủ được ru bởi những tán cây rừng không ngớt rì rào.

Một vài ngôi nhà sàn thấp thoáng sau những rặng cây xa xa, mái ngói thâm đen và lẫn với màu của cỏ cây. Những chú dê lấp ló trên núi, nhóp nhép cái miệng râu, ngoái đầu nhìn theo con thuyền. Trên thuyền có đủ cả đồ ăn thức uống vì chúng tôi dự tính sẽ xuôi thuyền trên lòng hồ trọn ngày. Thi thoảng, người lái thuyền khéo léo cập bến sát ven hồ để mấy đứa được thỏa sức chụp ảnh và đùa nghịch với đàn sóc tinh nghịch. Khi cái nắng đã oi ả hơn, chúng tôi trải đồ ăn, thường thức một bữa tiệc ngoài trời giữa thiên nhiên đẹp đẽ và ngả lưng trên những thảm lá khô ngắm nhìn ánh nắng đang nhảy múa dưới tán cây. Thích thú với những câu chuyện xa xôi.

 Bang%20lang%20khoi%20suong%20Ho%20Ba%20Be
Ảnh minh họa từ ONE/MILLION's

Khỏa đôi chân trần xuống dòng nước mát lạnh bên dưới thân chiếc thuyền độc mộc, tôi với cô bạn tán gẫu những câu chuyện linh tinh về đất trời cho đến khi cuộc nói chuyện bị đứt đoạn bởi tiếng thác nước đổ ầm ào phía trước. Thác Đầu Đẳng đầu đông với những dải nước mảnh mai đã ở ngay trước tấm mắt. Lần trước khi đến với thác nước này, tôi đã được ngắm một dòng thác tung bọt trắng xóa ngoạn mục.

Một ngày không xe cộ, không tiếng động cơ, không có những câu chuyện đau đầu. Một ngày chỉ có tiếng chim hót rộn rã, tiếng lá khô xào xạc dưới đôi chân, tiếng dòng nước lách chách dưới mạn chèo khua. Chiều dần buông, một ngày trôi nhẹ nhàng và êm ả trên màu xanh Ba Bể.
 
Bang%20lang%20khoi%20suong%20Ho%20Ba%20Be
Ảnh minh họa từ ONE/MILLION's
 
Lam Linh
(Ảnh mang tính chất minh họa)
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23762
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Dec/2009 lúc 6:17am
 
Đà Lạt mùa đông
Mặt hồ Xuân Hương mờ ảo trong sương sớm, những con đường vắng người qua, biệt thư im lìm... tạo cảm xúc đặc biệt về thành phố Đà Lạt mùa đông. Ảnh do độc giả Phan Trường chia sẻ.
 

Những con đường vắng người qua lại.
Cảnh sắc như những bức tranh thủy mặc.
Mờ ảo trong sương sớm.
Thành phố yên bình.
Cảnh sắc Hồ Xuân Hương.
Những ngôi biệt thự bên sườn đồi.
Khung cảnh thanh bình.
Chờ du khách ghé qua.
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 20/Dec/2009 lúc 9:11am
 
Sắc màu Tây Nguyên

Những thác nước hùng vĩ, cảnh sắc thiên nhiên Tây Nguyên nguyên sơ dưới góc nhìn của độc giả Nguyễn Bảo Châu.

Thác Sraysap.

Một nhà thờ còn lưu dấu.

Hoàng hôn ở Tây nguyên.

Đầm sen.

Bản sắc Tây Nguyên.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 121 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 1.699 seconds.