Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công
Message Icon Chủ đề: BÂNG KHUÂNG BÁNH VÁ GÒ CÔNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 2
Người gởi Nội dung
Nhân Kiệt
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 23/Mar/2013
Thành viên: OffLine
Số bài: 32
Quote Nhân Kiệt Replybullet Gởi ngày: 10/Apr/2013 lúc 5:28pm
Xem người xứ khác ở miền Tây nói như thế nào về bánh giá chợ Giồng.

Ghé ăn bánh giá chợ Giồng  

Câu ca dao: “Một mai em gái theo chồng/Còn đâu bánh giá Chợ Giồng mời anh...” đã khẳng định sức “mê hoặc” của một món ăn khoái khẩu và là đặc sản chợ Giồng. Có dịp đến Gò Công, đừng quên ghé lại hàng bánh dung dị bên đường để thưởng thức bánh giá.

Bánh giá được làm từ bột gạo pha với bột năn. Bột gạo thì dẻo, bột năn thì giòn nên người làm bánh giá pha chế với tỷ lệ sao cho bánh vừa giòn nhưng vẫn dẻo. Nếu nhiều bột gạo thì bánh bị nhão, nhiều bột năn bánh lại bị cứng. Nhưn bánh được làm từ gan heo, thịt bằm và tôm. Tất nhiên không thể thiếu vài cọng giá sống. Có người còn thêm óc heo vào bột để tăng thêm vị béo và bổ dưỡng.


 
 Ảnh: travel247.vn 
 Xong phần pha chế bột, người ta bắt chảo dầu lên bếp than đun cho dầu sôi. Mỗi chảo chiên có 4-5 chiếc vá. Để vá vào chảo dầu sôi cho nóng, lấy vá ra, để nhưn và một ít giá lên vá. Sau đó, rưới thêm bột lên ngập nhưn rồi cho lại vào chảo dầu. Khi bánh vừa chuyển màu vàng thì tách bánh ra trong dầu, trở đều cho bánh vàng rượm, vớt ra để ráo dầu. Người làm bánh khéo léo thì con tôm luôn nằm trọn vẹn trên mặt bánh đỏ au, trông rất bắt mắt.

Bánh giá được ăn kèm với rau sống và bún. Để bánh thật sự ngon, phải có nước mắm chua ngọt: nước chanh, gia vị và nước mắm ngon được pha trộn với tỷ lệ sao cho bớt vị mặn nhưng vẫn giữ được hương vị nước mắm. Tô nước mắm đỏ au màu ớt và lốm đốm màu tỏi trắng ngà mà không quá cay thì mới hấp dẫn. Ăn bánh giá, người ăn phải không ngại bóc bằng tay: bẻ miếng bánh, để lên vài cọng bún cuốn với rau sống rồi chấm vào chén nước mắm chua ngọt. Đưa bánh vào miệng, vị thơm của bánh và nước chấm xông lên mũi, răng chạm vào bánh giòn tan cộng với vị béo của bột, vị ngọt của tôm... Người thưởng thức món ăn này bị kích thích toàn bộ các giác quan.

Cái tên của bánh xuất phát từ cái vá, giống như bánh cống ở miền Tây vậy. Nhưng từ “vá” trại thành “giá”. Có người nói rằng, nhưn bánh có giá sống nên đặt luôn cho tên bánh. Dù nói kiểu nào đi nữa thì món ăn dân dã mà dung dị này khá phổ biến ở miệt Tiền Giang và một số nơi ở ĐBSCL. Nhưng người sành ăn xưa chỉ “tín nhiệm” bánh giá chợ Giồng ở thị trấn Vĩnh Bình (huyện Gò Công Tây, Tiền Giang). Theo lời các cụ, bánh giá ở xứ này ngon bởi có con tép bạc. Ngày trước, tép bạc xứ Gò Công nhiều vô kể. Người ta cho rằng con tép bạc làm nhưn bánh giá lại có vị rất lạ, ngon hơn con tôm. Bánh chiên xong phải gói trong lá chuối... Bây giờ nhưn được chế biến đa dạng theo thị hiếu nhưng nhiều người vẫn đau đáu tìm lại hương vị của cái bánh giá nhưn tép bạc gói trong lá chuối của ngày xưa...

Thụy Du (Baocantho)
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 10/Apr/2013 lúc 6:27pm
 
 
 
 
 
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/Oct/2013 lúc 7:30pm

June 1, 2013 at 11:20 am

Về Gò Công thưởng thức bánh vá (giá) chợ Giồng

by tvduc

Bánh giá là đặc sản của Tiền Giang. Nó có mặt ở nhiều vùng nhưng ngon nhất là ở chợ Giồng, Gò Công, đây là nơi giữ được nét truyền thống của thứ bánh dân dã có từ xa xưa này. Bánh được dùng làm quà biếu, dùng trong những lễ cưới sang trọng… Bánh mang vị béo của bột gạo, vị ngọt của tôm, giá sống, mùi thơm của đậu phộng ăn cùng mắm ớt tỏi thật khoái khẩu.

Người dân Gò Công thường truyền tai nhau câu ca dao:

“Một mai em gái theo chồng

Còn đâu bánh giá Chợ Giồng mời anh”.

Cái tên bánh giá xuất phát từ nguyên liệu làm bánh gồm giá đỗ sống, trứng gà, bột năng, bột gạo, gan heo, thịt, tôm, đậu phộng rang. Tuy nhiên, nhiều người còn gọi bánh giá là bánh vá vì cho rằng khi chiên, bánh được đựng trong những chiếc vá như cái vá múc canh.

Ảnh:%20Trần%20Việt%20Đức%20

Ảnh: Trần Việt Đức

Bánh giá là món ăn dân dã, cách chế biến truyền thống và gắn với một câu chuyện dân gian. Muốn làm bánh trước hết, hòa bột gạo, bột năng, trứng gà và nước lại thành một hỗn hợp bột hơi sệt, rồi đánh đều, đánh bột càng lâu bánh càng nở, xốp. Tỉ lệ bột năng và bột gạo tùy thuộc sở thích của từng người. Nhiều bột năng bánh sẽ giòn, nhiều bột gạo bánh sẽ dẻo. Tôm được cắt bỏ râu, gai; lột bỏ vỏ và để nguyên con, cũng có thể xắt mỏng để khi chiên tôm mau chín. Gan lợn được xắt lát mỏng và giá sống được rửa sạch. Sau đó ướp thịt nạc bằm, gan heo, tôm với tỏi, muối, bột ngọt cho thấm.

Công đoạn chiên bánh là một khâu quan trọng. Chiên không khéo thì hình dạng bánh sẽ xấu, nhìn bánh không hấp dẫn. Muốn chiên bánh giá cần có vá chiên. Cho giá sống, gan heo, tôm, thịt và vài hạt đậu phộng rang vào trong vá tùy thích, rồi múc bột cho ngập các loại nguyên liệu này. Nhúng vá vào trong chảo dầu đang sôi một lát để cho bánh dính kết lại rồi từ từ rút vá ra.

Để tôm vào vá sau cùng trước khi múc bột, để khi chín, hình con tôm nổi rõ trên mặt bánh, vàng ươm trông thật hấp dẫn. Chiên bánh để lửa nhỏ để bánh chín tới, giòn mà không cháy. Khi bánh chín vàng, lần lượt vớt bánh ra theo thứ tự trước sau, xếp trên vỉ tre hoặc vỉ kẽm gác ngang ở miệng chảo cho ráo dầu. Nếu không có vỉ người ta có thể dùng 2 chiếc đũa,  hoặc que tre dài gác ngang qua chảo và đặt bánh lên.

Bánh giá được ăn kèm với bún, rau sống, rau thơm, nước mắm tỏi ớt. Rau sống, rau thơm các loai được xắt nhỏ cho vào tô, từng con bún được gỡ rời ra để lên trên. Kế đến bánh giá được xé hoặc cắt nhỏ ra xếp lên trên cùng, xong tưới nước mắm tỏi ớt cho vừa ăn. Khi ăn trộn đều bánh giá, bún, rau sống, rau thơm lại cho thấm đều nước mắm.

Bên cạnh loại bánh giá truyền thống, người ta còn tạo ra loại bánh giá chay mà nhân được thay thế bằng đậu phụ, nấm rơm, nấm mèo… Nước mắm thay bằng nước tương. Lớp bột chiên giòn giụm bao quanh lớp nhân ngon ngọt với thịt nạc bằm, những cọng giá trắng tinh, mẫm mụp và những con tôm nguyên vẹn lồ lộ trên mặt đã tạo nên những chiếc bánh giòn, thơm, với màu vàng bắt mắt, chỉ nhìn thôi là đã thấy thèm!

Phương Lam


http://thegioif5.com/ve-go-cong-thuong-thuc-banh-gia-cho-giong/





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 16/Oct/2013 lúc 7:32pm
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 2
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.113 seconds.