Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: NÉT XUÂN Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 2
Người gởi Nội dung
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 21/Jan/2012 lúc 12:05am

hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 21/Jan/2012 lúc 12:09am
Dân dã bánh quai vạt miền Tây


Nguồn: Báo Lao Động


Bánh quai vạt hay còn gọi là bánh quai vạc, bánh xếp. Nó là loại bánh có từ rất lâu ở miền Tây. Với công thức chế biến đơn giản nhưng cần tới sự khéo léo, không chỉ ở khâu chế biến, mà ăn bánh quai vạt cũng cần tới một nghệ thuật.

Có nhiều loại bánh quai vạt khác nhau, tùy thuộc từng miền quê và khẩu vị của từng người như bánh quai vạt nướng, bánh quai vạt trần, bánh quai vạt hấp hay luộc. Các công đoạn nhào bột, nặn bánh và nguyên liệu về cơ bản là giống nhau, chỉ khác ở khâu làm chín bánh.


Vỏ bánh được tạo nên từ các loại bột: bột mì, bột năng, dầu ăn, nước cốt dừa. Nhân bánh gồm tôm, thịt lợn xay, nấm mèo, hành khô, hành lá xanh. Khâu quan trọng nhất quyết định đến chất lượng, sự hấp dẫn của chiếc bánh là khâu nhồi bột và nặn bánh.




Bánh quai vạt nướng giòn xốp, ngọt đậm với màu trắng vàng đặc trưng.


Bột năng, bột mì trộn lẫn với nhau và nhào kỹ với dầu ăn, nước cốt dừa, nhồi nhanh tay và kỹ để dầu ăn và bột quện với nhau thành thứ bột đặc sệt, mịn, dẻo là được. Tôm làm sạch, để cả con hoặc băm nhỏ tùy ý, đem trộn lẫn với thịt xay, hành khô băm nhuyễn và nấm mèo, tất cả đem xào chín.


Nặn bánh đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm của người nội trợ. Công phu nhất là khâu cán bột. Phải cán bột dài ra, trét lên lớp bột ruột, cuốn tròn lại rồi ép dài ra. Sau đó xếp miếng bột lại làm ba, cán dẹp ra, thao tác lặp lại khoảng ba lần. Sau đó cho nhân bánh vào giữa, xếp đôi hình bán nguyệt, bắt viền bánh. Ngoài ra, cái khéo léo còn ở chỗ xếp làm sao cho mép bánh, viền bánh có đường gấp khúc dợn sóng đều và đẹp.






Bánh quai vạt trần với màu sắc bắt mắt sẽ đem đến sự hấp dẫn, ngon miệng.


Sau khi nặn bánh xong tiến hành khâu làm chín bánh. Muốn làm bánh quai vạt trần thì cho bánh vào nồi nước đang sôi luộc chín, khi bột bánh trong là bánh chín, lấy bánh ra cho vào nước nguội và vớt bánh lên cho nguội, sau đó phết mỡ và hành lên trên bề mặt. Bánh có đủ sắc màu: đỏ của tôm, vàng từ thịt, nấm mèo đen, lấm tấm hành lá xanh..., bánh quai vạt trần có thể ăn với nước mắm ớt, chanh, tỏi…


Nếu không muốn luộc có thể cho vào xửng hấp chín hoặc nướng bánh. Những ngày trời se lạnh người ta thường ăn bánh quai vạt nướng. Bánh quai vạt khi nướng chín có màu trắng, hơi ửng màu vàng đặc trưng của bánh nướng. Bánh ăn sẽ xốp, ngọt nhân, vỏ giòn thơm hương vị của nước cốt dừa. Vì thế nghệ thuật khi ăn cần 1 tay hứng, 1 tay cầm để vụn bánh không bị rơi là thế!


Ngày xưa, ở miền Tây người ta thường dùng bánh quai vạt làm bánh dẫn cưới sang nhà gái, nhưng hiện nay do có ít thời gian, làm bánh cầu kỳ, đòi hỏi sự khéo léo, kinh nghiệm và cần nhiều bánh nên tục lệ này đã dần mai một.
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 21/Jan/2012 lúc 12:11am
Tày nồng ệp – món bánh độc đáo của người Sán Dìu




Tên vừa dài, vừa khó nhớ, nhưng chỉ ăn một miếng bánh Tày nồng ệp của người Sán Dìu, đảm bảo người ta sẽ nhớ ngay hương vị. Cũng chỉ từ gạo nếp, đường phên, đồng bào người Sán Dìu không biết từ bao giờ đã làm ra một món ăn độc đáo.



Người Sán Dìu sinh sống đông đúc ở Thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, huyện Vân Đồn… (tỉnh Quảng Ninh) và rải rác nhiều khu vực miền núi phía Bắc. Bên cạnh những đặc sắc khác, văn hóa ẩm thực của người Sán Dìu được yêu thích bởi những món ăn dân dã, nhưng rất dễ ăn và ăn ngon.


Làm bánh Tày nồng ệp lách cách qua nhiều công đoạn, nhưng như những tâm sự của phụ nữ làm bánh, đó mới là một cách thể hiện tấm lòng với trời đất, tổ tiên. Bột nếp 7 phần, bột tẻ 3 phần trộn đều cùng lạc rang giòn, tách đôi. Thiếu bột tẻ, bánh không bao giờ thành công vì nó sẽ quá dẻo, dính. Đường phên (loại đường làm từ mật mía cô đặc thành bánh) phải cạo mỏng rồi đun chảy.


Người làm bánh giỏi phải là người căn đủ lượng nước sẽ nhào đủ số bột để nước đường không thừa, không thiếu. Nước đường muốn thật thơm, cho bánh ngon còn phải có nước cốt từ củ gừng tươi. Công đoạn khó nhất của làm bánh Tày nồng ệp là khuấy bột. Người ta đổ từ từ nước đường đã đun sôi vào nồi bột, quấy mạnh, nhanh tay để bột không vón cục mà phải nhuyễn, thật sánh như bột cho trẻ con ăn dặm.

Bánh tày nồng ệp hấp cách thủy chứ không chiên, nấu. Bột khuấy xong, cho vào khuôn, đưa lên xửng hấp. Người ta lót lá chuối vào xửng, tùy gia chủ thích bánh nhỏ, bánh lớn mà làm khuôn khác nhau. Hấp bánh đến khi thấy xiên đũa vào mà bột không dính, đó là lúc bánh chín.


Từ xửng lấy ra, bánh có màu vàng nâu của đường phên, mặt bánh là lạc, vừng loáng thoáng, nhìn đẹp mắt, chưa cần ăn thử đã có thể đoán cái dẻo, mát của món bánh lạ. Trẻ con thường ngóng chờ nhất lúc xem người lớn lấy bánh. Khói ngào ngạt, nước gừng thơm lừng, những đôi mắt háo hức mong có một chiếc xấu nhất để được cho, rồi cùng tranh nhau nếm thử.


Tày nồng ệp không phải thức quà cho người “nóng ruột”. Bánh không ăn ngay, mà ngon nhất phải sau đó nửa ngày, đến cả ngày. Vì khi nguội, bánh khô lại, ăn mới đưa miệng mà không ngán.


Ngày giỗ chạp, lễ Tết trong nhà người Sán Dìu không thể thiếu bánh tày nồng ệp. Bánh được trẻ em, người già rất thích vì sự dẻo mềm, ngọt ngào. Mùa đông, bánh để cả tuần sau Tết vẫn không hỏng mà cứng đanh lại, người ta cắt tày nồng ệp đem chiên. Trái với cái giòn giòn của vỏ bánh, bên trong bánh là cái mềm, dẻo đặc trưng. Chút cay của gừng, chút bùi của lạc, vừng, sự ngọt đậm của đường phên, món bánh trở thành thức quà khoái khẩu những ngày đông lạnh.


Bánh tày nồng ệp hôm nay trở thành món ăn lạ, hấp dẫn khách du lịch khi đến thăm Hạ Long, đền Cửa Ông, Cẩm Phả. Chẳng bà nội trợ nào hiểu rõ tên gọi lạ kì của món ăn ngon, chỉ biết rằng từ tay người Sán Dìu, món ăn đó đến nay đã chiếm được cảm tình của những người lần đầu thưởng thức.
 
Lao động
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 21/Jan/2012 lúc 12:23am

Cơm nị - cà púa, món ăn truyền thống của dân tộc Chăm Châu Giang (An Giang)




Cộng đồng dân tộc Chăm Châu Giang cuốn hút kỳ lạ bởi ngôi làng mang kiến trúc độc đáo và nét văn hóa ẩm thực đặc sắc. Cơm nị - cà púa là món ăn độc đáo, thể hiện văn hóa ẩm thực đa dạng của người Chăm Châu Giang.

 
Món ăn là sự kết hợp lạ nhưng hài hòa của cơm nị và cà púa, tạo nên hương vị truyền thống của ẩm thực nơi đây. Cơm nị được nấu rất khéo. Gạo sau khi đã tuyển chọn, vò sạch, cho một chút muối rồi xả sạch. Đổ gạo ra rổ lớn, lắc cho bớt nước, để cho gạo ráo. Sau đó xào bơ cùng nụ đinh hương, quế cho dậy mùi thơm rồi đổ gạo vào xào săn cho thấm. Gạo sau khi xào xong trộn cùng bột hạt điều đã rang sẵn.





Đổ gạo vào hỗn hợp nước bao gồm muối, đường, bột ngọt, cà ri đã quấy đều, đem nấu. Khi cơm gần chín rưới nước cốt dừa hoặc sữa vào nồi rồi nấu tới khi chín hẳn. Không cho nước dừa và sữa vào từ đầu vì sẽ làm cơm dưới đáy nồi dễ bị cháy khét, không ngon. Để tăng khẩu vị, người Chăm Châu Giang còn cho thêm nho khô trộn cùng cơm.



Cà púa lại được người Chăm chế biến từ thịt bò. Để món cà púa ngon, người ta khử mùi thịt bò bằng cách đổ rượu và gừng vào. Sau đó chọn quả dừa bánh tẻ đem nạo sợi nhỏ, một nửa để thắng nước cốt dừa, một nửa để rang vàng. Bắc chảo nóng, cho thịt bò vào xào cùng dừa khô, cà ri tự chế biến theo khẩu vị, ớt muối. Sau khi thịt bò thấm đều, rưới nước cốt dừa rồi hầm cho thịt thật mềm. Cuối cùng trộn đều thịt bò cùng dừa nạo, hành củ. Rắc đậu phộng rang giòn lên trên.


Thưởng thức cơm nị - cà púa, cảm nhận được vị ngọt béo của sữa, bùi bùi của đậu phộng, vị ngọt của thịt bò, nho khô, cay nồng của ớt, mang lại cảm giác thơm ngon, lạ miệng. Cơm nị và cà púa kết hợp, bổ sung cho nhau tạo hương vị độc đáo trong cách thưởng thức ẩm thực cầu kỳ của ẩm thực Chăm Châu Giang.
 
Lao động.
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 21/Jan/2012 lúc 8:28am

Mãn nhãn “hàng độc” miền Tây

 
Bưởi hồ lô, dưa hấu thỏi vàng, dưa hấu xe hơi,… Tất cả đã sẵn sàng lên phố phục vụ Tết Nhâm Thìn.
Cả tuần nay, các chủ vườn ở Hậu Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp hối hả thu hoạch “hàng độc” để kịp giao cho các thương lái mang về phố trước Tết. Năm nay, bưởi hồ lô có chữ tài, lộc và dưa hấu thỏi vàng, hình hồ lô, hình vuông được chuyển đi khắp các tỉnh trong nước, nhiều nhất vẫn là thị trường Sài Gòn và Hà Nội.
Riêng sản phẩm bưởi hồ lô ở Châu Thành (Hậu Giang) thuộc CLB khuyến nông Phú Trí A lần đầu tiên được xuất sang China. Đây cũng là điều phấn khởi nhất của bà con nông dân sau bao khổ cực để “nặn” ra sản phẩm thuộc hàng hiếm này.
 
 
 
 
Nhìn chung năm nay do ảnh hưởng của thời tiết, lụt lội nên tỷ lệ thành công trong việc định dạng trái bưởi, quả dưa chỉ đạt khoảng 60%. Do vậy, giá bán các sản phẩm này cũng tăng gần gấp đôi.
Trong đó, bưởi hồ lô nổi chữ tài, lộc, loại đặc biệt có giá 700.000 đồng/cặp, loại 1 có giá 500.000/cặp, loại 2 giá 300.000/cặp. Dưa hấu thỏi vàng, hình xe hơi loại 1 giá đến 10 triệu đồng/cặp. Dưa hấu hồ lô loại 1 năm nay cũng tăng gần gắp đôi, loại từ 2,5 kg trở lên có nổi chữ giá 4.000.000đ/cặp.
Mặc dù quả nào cũng có giá bạc triệu trở lên nhưng các chủ vườn không lo sản phẩm bị ế, vì hiện tại đến giờ này không còn hàng để bán, thậm chí có nhiều thương lái gọi điện đến các chủ vườn hỏi mua thêm hàng nhưng không có.
Cận cảnh các sản phẩm “không đụng hàng” phục vụ Tết ở miền Tây: 
 
 
 
Dưa hấu vuông và dưa hình thỏi vàng. 
 
 
 
 
 
 
Sản phẩm dưa hấu vuông của anh Đức Trí ở huyện Lai Vung, Đồng Tháp sẵn sàng lên phố
  
 
 
 
 
Anh Trần Thanh Liêm (phường Bình Thủy, quận Bình Thủy- TP Cần Thơ) rất vui khi tạo hình thành công 4 cập dưa hấu hình xe hơi 
 
 
 
 
 
 
 
 Phân loại dưa hồ lô dựa vào trọng lượng và chữ nổi nhiều hay ít 
 
Cẩn thận cho dưa hồ lô vào thùng
 
 Chỉ cần một cơn mưa, mỗi công dưa bị hao từ 10 - 20 trái
 
 
 
 Bưởi hồ lô 
 
 
Ông Võ Trung Thành - Chủ Nhiệm CLB Khuyến nông Phú Trí A rất vui khi lần đầu tiền bưởi hồ lô xuất đi China.

__._,_.___


Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 21/Jan/2012 lúc 8:31am
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 2
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.180 seconds.