Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: DANH NHÂN VIỆT NAM Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 3 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Dec/2010 lúc 7:04am

Du Ca Việt Nam    

Cao Thắng



(
Ất Sửu 1865-Quí Tỵ 1893)

Danh tướng của Phan Đình Phùng, đóng góp rất nhiều công lao kháng Pháp. Quê làng Lê Động, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Thưở trẻ ông được anh của Phan Đình Phùng là Phan Đình Thuật nuôi dạy. Đến khi Phan Đình Phùng khởi nghĩa, ông cùng với em là Cao Nữu, bạn là Nguyễn Kiểu tham gia, phục vụ đắc lực, trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nghệ Tĩnh.

Ban đầu làm Quản cơ, ông điều động nghĩa quân đánh đồn giặc rất dũng cảm. Chính ông đã mở xưởng đúc vũ khí theo kiểu âu Tây, nơi chiến khu Vụ Quang.

Khoảng năm 1892, ông dùng mưu bắt sống tuần phủ tay sai Pháp Đinh Nho Quang làm chấn động dư luận Nghệ Tĩnh.

Năm sau (1893) khoảng tháng 10, ông chỉ huy quân cảm tử tấn công mấy tiền đồn ở Nghệ An, đến đồn Nỏ thì bị trúng đạn tử thương, lúc này ông mới 29 tuổi. Nghĩa quân đem xác ông về chôn cất ở Ngàn Trươi (núi Vụ Quang), tại làng Khê Thượng, huyện Hương Khê, có đền thờ ông.

IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Dec/2010 lúc 10:19pm

Du Ca Việt Nam    

Chiêu Văn Đại Vương Trần Nhật Duật






Trần Nhật Duật (1253-1330) con trai thứ tư của Trần Thái Tông, người có công lớn trong việc chỉ huy quân Trần đánh thắng giặc Nguyên, từng được phong Thái úy quốc công với Chiêu Văn dại vương, từ bé đã nổi tiếng là ông hoàng hiếu học và "sớm lộ thiên tri, ham thích hiểu biết về các tiếng nói và các giống người". Có thể nói, tuổi trẻ của Trần Nhật Duật là những năm tháng miệt mài rèn luyện để trở thành tài. Vì vậy, Nhật Duật nổi tiếng hiểu nhiều biết rộng. Uy tín của vị vương còn vang dội cả nước ngoài do sự hiểu biết sâu rộng về các nước láng giềng. Học tiếng Tống và tiếng Chiêm Thành, Nhật Duật chẳng những sử dụng thành thạo các ngôn ngữ ấy mà còn am hiểu nhiều mặt của các nước đó, kể cả phong tục tập quán của họ. Đối với các dân tộc trong nước, Nhật Duật không những hiểu tiếng mà còn hiểu cả người.

Mới ngoài 20 tuổi, Nhật Duật đã được triều đình nhà Trần giao đặc trách những công việc về các dân tộc có liên quan. Vua Nhân Tông thán phục, thường nói đùa: "Chiêu Văn vương có lẽ không phải người Việt mà là hậu thân của giống Phiên, Man". Tiếp xúc với các sứ thần triều Nguyễn, có lần Nhật Duật đã vui vẻ, tự nhiên trò chuyện suốt cả một ngày, khến cho sứ Nguyễn cho rằng Nhật Duật là người Hán ở Châu Định (gần Bắc Kinh) sang làm quan bên Đại Việt. Hiển nhiên, Nhật Duật phải khổ học công phu và hết sức kiên trì mới đạt được kết quả ấy. Câu chuyện sau đây tỏ rõ Nhật Duật chẳng những chỉ giỏi các thứ tiếng mà là một nhà dân tộc học lỗi lạc.

Ngày ấy, vua quan Triều thần được tin chúa đạo Đà Giang (thuộc miền Tây Bắc ngày nay) Trịnh Giác Mật tụ họp phe đảng nổi lên nổi lên cự lại triều đình. Tin dữ trong nước đến cùng lúc nhà Nguyên đang sửa soạn đại binh đánh Đại Việt. Cần phải dẹp ngay mối bất hòa trong nước . Người đảm đang trọng trách này không ai hơn Trần Nhật Duật. Thế là vị vương trẻ 27 tuổi dưới cờ hiệu "Trấn thủ Đà Giang" làm lễ ra quân lên đường.

Hay tin, chúa Đà Giang họp đám hầu mục bàn kế cự chiến. Trịnh Giác mật định ám hại viên tướng trẻ triều Trần nên sai người đưa thư dụ Nhật Duật: "Giác Mật không dám trái lệnh triều đình. Nếu ân chủ một mình một ngựa đến, Giác Mật xin ra hàng ngay". Muốn thu phục được Giác Mật, Nhật Duật mặc các tướng can ngăn, một mình một ngựa đến trại Giác Mật, chỉ mang theo mấy tiểu đồng cắp tráp đi hầu. Thản nhiên đi giữa lớp lớp gươm giáo và đám lính sắc phục kỳ dị cố ý phô trương uy hiếp của Giác Mật, Nhật Duật nói với chúa đạo bằng chính ngôn ngữ và theo đúng phong tục của dân tộc Đà Giang:

-Lũ tiểu đồng của ta khi đi đường thì nóng tai trái, vào đây thì nóng tai phải.

Từ Giác Mật đến các đầu mục đều sững sờ kinh ngạc trước sự am hiểu tiếng nói và tục lệ của Nhật Duật. Rồi mâm rượu được bưng lên. Chúa đạo nheo mắt thách thức, đưa tay mời, Chỉ có quả bầu cắt đôi sóng sánh rượu và dĩa thịt nai muối. Nhật Duật không chút ngần ngại cầm thịt ăn rồi vừa nhai vừa ngửa mặt, cầm gáo rượu bầu từ từ dốc vào mũi hết sức thành thạo.

Trịnh Giác Mật kinh ngạc thốt lên: "Chiêu Văn Vương là anh em với ta".

Nhật Duật từ tốn: "chúng ta xưa nay vẫn là anh em". Rồi sau đấy, theo lệnh Nhật Duật, tiểu đồng mở tráp lấy ra những chiếc vòng bạc sáng lóa trao cho từng đầu mục Đà Giang. Những người cầm đầu đạo Đà Giang chỉ còn biết: hoan hỉ đón lấy tặng phẩm kết nghĩa theo đúng tục lệ của họ từ tay viên tướng triều đình mà họ vừa nhận làm anh em. Chúa đạo Đà Giang đã quy thuận. Sức mạnh của dân tộc như được nhân lên.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Dec/2010 lúc 10:19pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Dec/2010 lúc 12:16am

Du Ca Việt Nam    

Chử Đồng tử







Nhân vật thần thoại, một trong bốn vị bất tử thời Hồng Bàng là ông, vợ ông (là Tiên Dung mị nương), Phù Đổng thiên vương và Tản Viên sơn thần.
Ông là con của Chử Cử Vân, nhà nghèo khó, sinh nhai về nghề chài lưới, rất hiếu thuận với gia đình.

Mẹ mất sớm, ít lâu sau cha cũng qua đời, ông sống cô đơn. Nào hay duyên số lạ thường, ông gặp con gái Hùng Vương III là Tiên Dung mà nên nghĩa vợ chồng, rồi bỏ hết vinh hoa phú quí, vợ chồng ông đến bộ Hoài Hoan ( Nghệ An) theo học đạo với Phật Quang, lên núi lập am Quình, trì chí tu hành. Thỉnh thoảng vợ chồng ông xuống núi; phàm nơi nào dân chúng đói khổ, bệnh tật vợ chồng ông đều nghĩ cách giúp đỡ.

Sau, ông có thêm người vợ tứ là Tây Nương, gia đình vẫn thuận hòa. Tương truyền:"Một đêm ba vợ chồng phi thăng thành tiên. Những dấu vết để lại trên đời trong một đêm đều xóa sạch, biến thành một cái đầm lớn gọi là Đầm Nhất Dạ. Bấy giờ là ngày 17 tháng giêng Quí Mão (318 trước công nguyên).

Dân chúng lập đền thờ ông ở nhiều nơi, xưng tụng ông là Chử tiên, hoặc Chử đạo tổ.

Đền chính thờ ông ở xã Đa Hòa, tổng Mễ Sở, quận Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Hàng năm từ ngày 12 đến 16 tháng 3 là ngày hội.

Khoảng năm Bính Thân 1896, Tri phủ Khoái Châu là Nguyễn Chí Đạo hiệp với án sát Châu Mạnh Trinh trùng tu đền chánh Đa Hòa.

Trong Hồng Đức quốc âm thi tập, có thơ đề vịnh:

Hiền thảo dòng nhà thấu bích niên,

Dành hay phúc thiện máy từ nhiên,

Mấy thu nhem nhuốc rèn gang sắt,

Một phút sang giàu kết bạn tiên.

Triệu Việt nạn xong nên nghiệp cả!

ức Trai mộng tỏ phí lời nguyền.

Anh linh miếu dõi lừng nương khói,

Còn nước còn non tiếng hãy truyền.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 31/Dec/2010 lúc 12:17am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Jan/2011 lúc 10:51am

Du Ca Việt Nam    

Cố Bu



Ngày xưa, vào thời vua Minh Mạng, ở Nghệ An có một người tên là Cố Bu, tài trí khác thường, lại rất giỏi phép độn, bơi lặn tài tình có thể ở dưới nước rất lâu. Bất bình với chế độ đè nén của vua quan, Cố Bu bèn chiếm vùng núi Truông, một địa thế hiểm trở, làm căn cứ xưng hùng. Quan quân không phá vào chốn này được. Cố Bu thường đi lấy của nhà giàu để giúp nhà nghèo, còn lại thì dùng để nuôi bộ hạ. Ai nghèo khó nhờ đến, Cố Bu sẵn sàng giúp đỡ, ai muốn theo thì được đối xử tử tế. Nhờ thế mà Cố Bu được cảm tình của dân.

Một ngày cuối năm, Cố Bu về làng Long Phang viếng mộ cha mẹ, viên lý trưởng hay tin vội vàng đi báo huyện. Huyện báo lên tỉnh, tỉnh phái hai ngàn quân cùng mười voi, lưới sắt bao vây bắt Cố Bu.

Biết chắc Cố Bu còn ở tại làng, vòng vây của quan quân thắt chặt lại, quyết bắt cho kỳ được. Lệnh xuống cho quân tuần lùng xét khắp mọi nhà, hễ gặp Cố Bu thì chém. Ai cũng lo ngại cho Cố Bu chết phen này, nhưng Cố Bu vẫn thản nhiên ngồi cười, nói: "Không hề gì, ta thoát khỏi như chơi". Rồi Cố Bu lấy chiếu bó thành một bó giả làm xác chết, bảo hai người khiêng. Cố Bu cầm cuốc, tên đầy tớ vác thuổng, vừa đi vừa khóc, ra tới ranh làng nhằm phía nghĩa địa. Quan quân thấy vậy tưởng đám chôn người thật, mà không biết mặt Cố Bu ra sao nên để cho đi. Cố Bu ra khỏi vòng vây, kêu lớn: "Cố Bu là ta đây này, đố bắt được ta". Quan quân ùa đuổi theo, Cố Bu nhảy xuống sông lặn mất. Lưới bổ vây cả quãng sông, voi lội xuống nước tìm. Cố Bu gỡ lọt khỏi lưới, trồi lên đầu mặt sông thách quan quân: "Đố bay bắt ta được". Rồi dông tuốt lên rừng.

Một lần khác, Cố Bu xuống làng ăn cưới, lý trưởng báo lên quan. Quan tính Cố Bu có tài độn giỏi nên tìm một thày độn đem theo để giúp sức bắt Cố Bu. Quân vây cả bốn phía nhà có tiệc cưới, Cố Bu mới làm phép độn, múc một bát nước đầy, lấy chiếc đũa gác ngang qua miệng bát, làm phép độn bước qua rồi lên gác trốn. Quân ào vô nhà kiếm không thấy, quan mới bảo thày độn xem thử Cố Bu trốn đi đâu. Thày độn tính một lúc rồi nói: "Cố Bu đã trốn qua cầu sang sông rồi". Quan quân nghe theo bỏ ra về, Cố Bu nằm trên gác thoát chết, nhờ đã gạt được thày độn lấy bát nước làm sông, đũa làm cầu bắc ngang nên thày độn không bắt được.

Từ đó về sau, Cố Bu cứ vùng vẫy một cõi, không ai bắt được, đến già chết mới thôi ngang dọc.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Jan/2011 lúc 10:54am
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 03/Jan/2011 lúc 4:51am

Du Ca Việt Nam    

Đặng Dung

 
Danh tướng đời Hậu Trần, không rõ năm sinh, năm mất, quê huyện Thiên Lộc (nay là Can Lộc), tỉnh Hà Tỉnh.

Thân phụ ông là Đặng Tất bị vua Giản Định nghe lời gièm mà giết chết (Xã Đặng Tất), ông cùng với Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy đem quân vào Thanh Hóa rước Trần Quý Khoách về Nghệ An, lập làm vua tức vua Trùng Quang. Ông được phong làm Tư mã, tiếp tục kháng Minh quyết liệt.

Trải các trận đánh lớn ở Mô Độ, Thiên Quan, Thái Già,ông từng khiến quân Minh khiếp đảm. Về sau lực lượng suy yếu dần, ông uất hận có bài THUẬN HOÀI:

Với tinh thần hiên ngang bất khuất, ông chiến đấu đến cùng. Lúc sa cơ bị bắt, ông giữ lòng bất khuất, khi chúng áp giải ông và các chiến hữu cùng với vua Trùng Quang về Kim Lăng, nửa đường ông gieo mình xuống biển tự tử.

Con cháu ông về sau có lắm người danh tiếng, hầu hết đều đỗ tiến sĩ trong các triều Hậu Lê như: Đặng Đôn Phục, Đặng Công Thiếp, Đặng Tòng Củ, Đặng Minh Khiêm, Đặng Công Thận, Đặng Công Điềm...


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 03/Jan/2011 lúc 5:00am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Jan/2011 lúc 8:34pm

Du Ca Việt Nam    

Đặng Tất

( - Kỷ sửu 1409)

Thân phụ nghĩa sĩ Đặng Dung đời Hậu Trần, người huyện Thiên Lộc (Can Lộc), tỉnh Hà Tĩnh. Ông dòng dõi Thám Hoa Đặng Bá Tĩnh.

Cuối đời Trần sang đời nhà Hồ, ông vẫn được Hồ Quí Li trọng dụng, bổ làm Tri phủ Hóa Châu. Đến khi cha con Quí Li bị Trương Phụ bắt, ông vẫn giữ chức Đại tri châu, cai trị vùng Hóa Châu.

Năm Đinh hợi 1407, tháng 10, Giản Định Đế tức vị ở Trường An, thuộc tỉnh Ninh Bình. Trương Phụ chuyển quân vào đánh, Giản Định Đế chạy vào Nghệ An, ông nghe tin, dấy quân đánh tan quân nhà Minh ở đấy rồi nghinh tiếp vua Giản Định, và tiến con gái vào cung. Vua Giản Định phong ông làm Quốc Công, cùng nhau lo khôi phục đất nước.

Ông ra quân, bắt sống Phạm Thế Căng là người đã đầu hàng Trương Phục để lãnh chức Tri phủ Tân Bình, tại cửa Nhật Lệ. Thừa thắng ông tiến quân thu phục cả vùng Tân Bình, Thuận Hóa, Nghệ An, Thanh Hóa, rồi toan tiến thẳng ra Đông Đô. Chẳng dè giữa lúc ấy, bọn quan hầu cận là Nguyễn Quí, Nguyễn Mộng Trang mật tâu với vua Giản Định:

- Tham mưu Nguyễn Cảnh Chân và Quốc Công Đặng Tất chuyên quyền, sợ sau này khó chế ngự nổi, phải nên trừ đi.

Giản Định nghe theo, sai người đi triệu ông về họp nơi Hoàng Giang. Ông và Nguyễn Cảnh Chân lập tức về ngay, vừa tới nơi, mới bước xuống thuyền thì đám võ sĩ xông ra, giết chết ông và Nguyễn Cảnh Chân, bấy giờ vào khoảng tháng hai Kỷ sửu 1409.

Con ông là Đặng Dung bỏ đi, đem quân bản bộ ra Thanh Hóa rước Trần Quí Khoách vào Nghệ An tôn lên ngôi tức Trùng Quang Đế, rồi tiếp tục kháng Minh (X. Đặng Dung).



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Jan/2011 lúc 8:34pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Jan/2011 lúc 6:42am

Du Ca Việt Nam    

Đặng Thi Nhu






( - Kỷ dậu 1909)

Vợ thứ Trương văn Thám tức Hoàng Hoa Thám (Đề Thám), không rõ năm sinh, năm mất. Tục gọi Bà Ba Cẩn.

Bà sớm mồ côi mẹ,cùng với cha cư ngụ ở vùng Yên Thế (Bắc Giang) rồi gặp Đề Thám mà nên duyên chồng vợ.

Bà có trí dũng, từng xông pha trận mạc, giúp chồng đắc lực trong cuộc kháng Pháp. Khoảng đầu năm 1909 dù binh cùng thế kiệt, bà vẫn cùng chồng oanh liệt chỉ huy nghĩa quân chống địch trong trận đánh ở chợ Gồ, khiến các lực lượng do viên đại tá Bataille đốc xuất phải nể vì.

Ngày 1-2-1909, bà và con gái là Hoàng Thị Thế bị giặc bắt. Chúng đày mẹ con bà sang Guyane (Nam Mĩ). Dọc đường, thừa lúc quân canh sơ ý, bà nhảy xuống biển tự tử.

Bà Đặng Thị Nhu là một tấm gương sáng của phụ nữ nước ta


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Jan/2011 lúc 6:42am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Jan/2011 lúc 6:17am

Du Ca Việt Nam    

Đặng Trần Côn

http://www.youtube.com/watch?v=-Zq-2-VVRuc





Danh sĩ đời Lê ý tông, không rõ năm sinh, năm mất, quê xã Nhân Mục (tục gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Sơn Bình).

Ông thông minh, hiếu học, gặp lúc chúa Trịnh Giang cấm nhân dân Thăng Long không được để đèn sáng, hoặc đốt lửa ban đêm, ông phải đào hầm dưới đất thắp đèn mà học.

Ông thi đỗ hương cống, được bổ Phủ học huấn đạo, rồi làm Tri huyện Thanh oai (Hà Đông) sau tháng Chiến khán ngự sử đài, chẳng bao lâu thì mất, chưa đến 40 tuổi. (Về cái chết của ông có sách chép: hình như ông bị tội, xử án rồi mất trong tù).

Ông là tác giả khúc ngâm Chinh phụ lừng danh. Tương truyền ông làm thơ khá nhiều, lúc còn trẻ có đưa cho nữ sĩ Đoàn Thị Điểm xem. Bị chê thơ dở, ông cố gắng dồi mài, ít lâu sáng tác khúc ngâm Chinh phụ, khiến Đoàn Thị Điểm phải phục rồi phiên dịch ra quốc âm.

Sách Tang thương ngẫu lục ghi: Khoảng năm về già, ông làm ra khúc Chinh phụ ngâm, cả thảy đến mấy nghìn lời. Làm xong, đưa Ngô Thì Sĩ xem, ông Ngô thán phục mà rằng:" Văn này đánh đổ cả lão Ngô này chớ còn gì nữ"a. Khúc ngâm ấy người ta ghi chép, truyền sang đến tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây ở Trung Quốc.

Tác phẩm của ông đều bằng chữ Hán. Ngoài bản Chinh phụ ngâm còn có: Tiêu tương bát cảnh (thơ), Bích câu kì ngộ (truyện thơ), và các bài phú: Trương Hàng tư thuần lô, Trương lương bố y, Khấu môn thanh.

Tùng Niên Phạm Đình Hổ ghi nhận về Đặng Trần Côn:" Tính thích rượu, buông thả không chịu bó buộc trong khoang trường ốc. Văn chương ông nổi tiếng lừng thiên hạ".


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Jan/2011 lúc 6:18am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Jan/2011 lúc 12:00am

Du Ca Việt Nam    

Đào Duy Từ





(Nhâm Thân 1572-Giáp Tuất 1634)

Danh thần thời chúa Nguyễn lập nghiệp mở mang bờ cõi về phía Nam, quê làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phường Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

Ông thông kinh sử, tinh thâm lí số và binh thư đồ trận. Nhưng vì thân phụ ông là Đào Tá Hán xuất thân là quản giáp trong nghề ca hát mà luật lệ thì nghiêm cấm không cho con nhà xướng ca ra thi cử, nên ông không tiến thân được. Bất đắc chí ông bỏ Đông Kinh (Hà Nội) lần vào miền Nam, định theo phò chúa Nguyễn.

Trong lúc bơ vơ nơi phủ Hoài Nhơn (nay là phủ Bồng Sơn) tỉnh Bình Định, ông tạm khuất thân ở ẩn, chăn trâu cho nhà giàu Chúc Trịnh Long ở thôn Tòng Châu.

Tăm tiếng ông dần dần được sĩ phu biết đến, Khán lí Trần Đức Hòa ở Qui nhơn mến tài, gả con gái cho ông và tiến cử lên chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.

Được chúa Sãi trọng dụng phong là Nội tán, ông tận tụy giúp chúa Nguyễn về quân sự, chính trị và văn hóa, đương đầu với chúa Trịnh đến thắng lợi.

Năm Canh Ngọ 1630, ông xướng xuất việc đắp lũy Trường Dục ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình.

Qua năm sau (Tân vị 1631), ông lại đắp thêm một lũy nữa từ cửa bể Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu (ở Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), cao một trượng, dài hơn 200 trượng (tục gọi là lũy Thầy. Đến đời Thiệu Trị mang tên là "Định Bắc trường thành")

Năm Giáp Tuất 1634, ngày 17-10 ông mất thọ 62 tuổi, được phong tặng hàm Tán trị dực vận công thần, Kim tử vinh lộc đại phu, Đại lí tự khanh, tước Lộc Khê Hầu. Đến triều Minh Mạng, truy phong tước Hoằng Quốc Công.

Đào Duy Từ còn để lại một bộ binh thư: Hổ trướng khu cơ và hai khúc ngâm: Ngọa Long cương văn, Tư Dung văn.

Người sau khen ngợi ông:

Kim Thành thiết lũy sơn hà tráng
Nghĩa sĩ trung thần sự nghiệp lưu.

Dịch:

Thành đồng lũy sắt non sông vững
Tớ nghĩa tôi trung sự nghiệp còn.

Và:

Bốt tàm danh sĩ hi Gia Cát

Dịch:

Lộc Khê sánh được tài Gia Cát

Tùng Thiện Vương ca ngợi:

Nhất tự hải sơn Sư lũy tráng,
Lộc Khê di liệt đáo, kim trường.

Dịch

Từ có lũy Thầy non bể vững
Lộc Khê công nghiệp để lâu dài.

Khúc ngâm Ngọa long cương dài 136 câu lục bát, từ lâu nay đã được phổ biến rộng trong lịch sử văn học.

Ông là một trong những danh sĩ nổi tiếng nhất của nước ta vào thời cận đại


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Jan/2011 lúc 12:00am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Jan/2011 lúc 8:22pm

Du Ca Việt Nam    

Đinh Tiên Hoàng - Đinh Bộ Lĩnh



(968 - 980)

Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư, Châu Đại Hoàng (Hoa Lư, Ninh Bình), con Đinh Công Trứ, một nha tướng của Dương Đình nghệ giữ chức Thứ sử Châu Hoan. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, thường đi chơi với kẻ chăn trâu, bắt chúng khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau.

Lớn lên, nhờ thông minh, có khí phách lại có tài thao lược nên khi Bộ Lĩnh dựng cờ dấy nghĩa mong lập nghiệp lớn, dân làng theo ông rất đông. Nhưng vì bất hòa với chú, Bộ Lĩnh cùng với con là Đinh Liễn sang ở với sứ quân Trần Minh Công ở Bồ Hải Khẩu (Kiến Xương, Thái Bình). Thấy Bộ Lĩnh là người khôi ngô, có chí khí, Minh Công trao cho Bộ Lĩnh giữ binh quyền. Khi Trần Minh Công qua đời, Bộ Lĩnh đem quân về giữ Hoa Lư, chiêu mộ hào kiệt, hùng cứ một phương. Năm Tân Hợi (951) đời hậu Ngô vương, Nam Tấn vương cùng Thiên Sách vương đem quân đến đánh nhưng cả hai đều đại bại phải rút quân về. Đến khi nhà Ngô mất, Đinh Bộ Lĩnh dụ hàng được Đỗ Động của Nguyễn Cảnh Thạc. Từ đó, Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu được đấy, được tôn là Vạn Thắng vương. Chỉ trong một năm, Đinh Bộ Lĩnh đã bình được các sứ quân, lập thành nghiệp đế.

Năm Mậu Thìn (968) Vạn Thắng vương lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Đinh Tiên Hoàng xây cung điện, chế triều nghi, định phẩm hàm quan văn, quan võ, phong cho Nguyễn Bặc là Đinh Quốc công, Lê Hoàn làm Thập Đạo tướng quân (Tổng chỉ huy quân đội) và phong cho con là Đinh Liễn là Nam Việt vương.

Về ngoại giao, để tránh cuộc đụng độ với nhà Tống năm Nhâm Thân (972), Đinh Tiên Hoàng sai con là Đinh Liễn mang đồ vật sang cống. Vua nhà Tống sai sứ sang phong cho Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương và phong cho Nam Việt vương Đinh Liễn làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

Từ đó nước ta giữ lệ sang triều cống phương Bắc. Đinh Tiên Hoàng đã dẹp xong loạn sứ quân. Nhưng nhìn chung nhiều nơi vẫn chưa tuân theo luật lệ của triều đình. Bởi vậy để răn đe kẻ phản loạn, Đinh Tiên Hoàng đặt vạc đầu ở trước điện, nuôi hổ báo ở trong vườn, tuyên cáo rằng ai phạm tội thì bỏ vạc dầu hoặc cho hổ báo ăn thịt. Dù chưa phải dùng hình phạt ấy nhưng mọi người sợ oai, phép nước được tuân thủ.

Nhưng rồi Đinh Tiên Hoàng phạm sai lầm bỏ trưởng lập ấu, cho con út là Hạng Lang làm Thái tử. Con trưởng là Nam Việt vương Đinh Liễn đã theo Tiên Hoàng đi trận mạc từ thuở hàn vi, không được kế vị, tức giận, sai người giết Hạng Lang đi. Hoạ loạn gây nên ngay trong hoàng tộc.

Năm Kỷ Mão (979) Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn bị tên Đỗ Thích giết chết. Đỗ Thích trước làm lại, đêm nằm mơ thấy sao rơi vào mồm, tưởng là điềm báo được làm Vua bèn định bụng sát hại minh chủ. Một hôm Đỗ Thích thấy vua Đinh say rượu nằm trong cung bè lẻn vào sát hại rồi tìm giết nốt con cả là Đinh Liễn. Triều thần tìm bắt được Đỗ Thích đem xử tội và tôn Vệ vương Đinh Toàn lên làm vua.

Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm, thọ 56 tuổi.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 20/Jan/2011 lúc 8:22pm
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 3 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.129 seconds.