Người gởi |
Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
|
Gởi ngày: 30/Apr/2010 lúc 8:04am |
Du Ca Việt Nam
Cái khăn triều Nguyễn
Khi Gia Long lên ngôi, mời các cựu thần nhà Lê ra giúp việc, Trần Danh Án đã kiên quyết từ chối. Ông chỉ nhận một cái khăn của Gia Long biếu, còn thì không chịu quan tước gì cả. Ông rất tự hào về cách xử sự này và làm bài thơ:
Nhân chi dữ vật bất đồng quần Phong nghệ tuy vi thượng hữu quân Huống thị thiếu niên tăng bội phục Kiêm tri tráng tuế dĩ quan thần Bắc song xử sĩ do tri Tấn Đông hải tiên sinh bất đế Tần Tử hậu mộ bàng nhân chỉ điểm Cố Lê triều tiến sĩ tính Trần.
Nghĩa là:
Người và giống vật khác trăm phần Ong kiến còn kia nghĩa chúa quân Huống đã tuổi thơ khuôn lễ giáo Lại thêm hồi lớn vẻ đai cân Bắc song xử sĩ không quên Tấn Đông hải tiên sinh chẳng chịu Tần Người sau bên mộ giơ tay trỏ Tiến sĩ triều Lê cũ, họ Trần.
(Bản dịch của nhóm Hoàng Ngọc Phách)
Bài thơ cũng nói lên được sự tự đắc giữ gìn danh tiết của mình. Nhưng có người vẫn không phục. Người ta bình luận: đã giữ gìn tiết tháo thì sao không từ chối tất cả, mà còn nhận cái khăn của Gia Long? Nhận không phải là vì phép lịch sự, mà là vì... sợ? Hơn nữa, như thế cũng không phải là hoàn toàn trong trắng. Vì vậy, đã có người chữa lại câu cuối thành ra:
Tự hậu mộ bàng nhân chỉ điểm Lê triều tiến sĩ, Nguyễn triều cân.
Nghĩa là:
Bên mộ đời sau người sẽ trỏ Triều Lê tiến sĩ, Nguyễn triều khăn.
Thành ra một sự mỉa mai chua chát. Có lẽ ông Trần cũng thấy sượng sùng khi đọc hai câu ấy. |
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/May/2010 lúc 7:50am
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
|
Gởi ngày: 01/May/2010 lúc 6:53am |
Du Ca Việt Nam
Chả kém gì Lý Bạch
|
|
Một ông quan võ sính thơ nôm ở bên một người hàng xóm khéo tán ăn. Hễ làm được bài thơ nào quan cũng gọi người kia sang đọc cho nghe. Hắn nghe rồi tán tụng khen hay, và bảo quan "chả kém gì Lý Bạch", thế là ông quan lại cho hắn ăn uống lu bù.
Có lần quan cho gọi hắn sang đánh chén, khi ngồi ăn quan nói: "Tôi mới làm cái chuồng chim ở sau vườn, nhân nghĩ được bài thơ tứ tuyệt, tôi thử đọc bác nghe xem sao nhé!".
Rồi quan khề khà đọc rằng:
Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời, Đứa thì bay bổng đứa bay khơi. Ngày sau hắn đẻ ra con cháu, Nướng chả băm viên đánh chén chơi.
Người kia nức nở khen: "Chà! Hay quá, xin quan đọc lại từng câu để cho con được thưởng thức hết cái hay của bài thơ ạ!".
Quan thích chí, hai cánh mũi phập phồng, dõng dạc đọc lại ngay:
Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời,
Người kia tán:
"Tuyệt! Cứ như câu này thì quan phải làm đến chức tứ trụ".
Quan tiếp:
Đứa thì bay bổng đứa bay khơi.
Người kia nịnh:
"Ôi, quan còn thăng chưa biết đến đâu!".
Quan đọc đến câu:
Ngày sau hắn đẻ ra con cháu,
Thì hắn ta lại tán:
"Hay quá! Con cháu của quan còn là vô kể!".
Quan đọc nốt:
Nướng chả băm viên đánh chén chơi.
Đến đây thì người kia ngần ngừ, sau lại tâng bốc: "Tuyệt quá! Cảnh quan lớn về sau thì tha hồ mà phong lưu".
Quan võ mũi nở bằng cái đấu, đắc chí rung đùi, rót rượu mời người kia và nói: "Thơ tôi kể cũng tự nhiên đấy nhỉ? Bây giờ nhân cuộc vui tôi thử làm một bài tức cảnh nữa nhé?". Sau đó, quan nhìn quanh thấy con chó, mới vịnh luôn một bài thơ rằng:
Chẳng phải voi, chẳng phải trâu, Ấy là con chó cắn gâu gâu. Khi ngủ với nhau thì phải đứng, Cả đời không ăn một miếng trầu.
Người kia lại gật gù tâng bốc, quan lại thưởng rượu và gọi thêm đồ nhắm, hắn ta được thể lại càng đưa quan lên chín tầng mây.
Rồi vui miệng hắn cũng xin đọc theo một bài. Được quan cho phép, hắn liền đọc:
Quanh quanh đằng đít lại đằng đầu, Hễ thấy ai vào cắn gâu gâu. Ăn hết của thơm cùng của thối! Trăm năm chẳng được chén chè tầu.
Cứ thế, cuộc ngâm vịnh kéo dài mãi cho đến lúc hai người rượu đã say mềm mới thôi. |
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/May/2010 lúc 6:56am
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
|
Gởi ngày: 03/May/2010 lúc 4:54am |
Du Ca Việt Nam
Châu Sa
Châu sa có nghĩa là nước mắt rơị
Tục truyền rằng đời xưa có một loại người gọi là Giao Nhân, ở dưới biển Nam Hải lên buôn bán với con ngườị Đến cuối năm thì họ phải trở về Thủy Cung. Lúc chia tay loài người, họ quyến luyến nhỏ lệ. Lạ lùng thay, nước mắt họ lúc giọt xuống thì biến thành những hạt châụ Bởi vậy giọt châu còn gọi là giọt nước mắt.
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/May/2010 lúc 4:54am
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
|
Gởi ngày: 05/May/2010 lúc 7:42am |
Du Ca Việt Nam
Châu Về Hợp Phố
"Châu về Hợp (hiệp) Phố" ý nói trùng phùng gặp gỡ, đoàn tụ lạị
Hợp Phố xưa thuộc tỉnh Giao Châu, nay là Quảng Đông. Vào thời Bắc thuộc, miền bể ấy có rất nhiều ngọc châu (ngọc trai). Các quan Tàu cứ bắt dân phải đi mò và nộp cống. Các ngọc châu vì vậy bỏ đi nơi khác.
Về sau có một người tên là Mạnh Thường về làm quan. Mạnh Thường thanh liêm và thương dân nghèọ Những ngọc châu tự nhiên lại trở về Hợp Phố.
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/May/2010 lúc 8:03am
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
|
Gởi ngày: 07/May/2010 lúc 7:42am |
Du Ca Việt Nam
Chế giễu Từ Đạm
Từ Đạm làm quan đến Tuần Phủ thời thực dân Pháp, thường hay tỏ ra ham thích thơ văn, nhưng luôn luôn bị làng văn chế giễu, phản đối.
Muốn lưu danh đời sau, Từ Đạm đã đục lên vách chùa Non Nước bài thơ của mình, rồi đục đến đôi chân để... lưu kỷ niệm. Tản Đà đã làm thơ về việc này:
Năm ngoái năm xưa đục mấy vần Năm nay quan lại đục hai chân Khen thay đá cũng bền gan thật Đứng mãi cho quan đục mấy lần.
Năm mẹ vua Khải Định mừng thọ 50 tuổi, Từ Đạm ra câu đối cho mọi người thi đối lại:
Tiệc thọ năm mươi mừng mẹ nước.
Có người đối:
Túi tham nghìn vạn chết cha dân.
Cũng có bản chép là:
Bạc thuồn chục một chết cha dân.
Một lần, có thầy nho không biết vì cớ gì, bị bắt giam vào ngục. Nằm trong lao, thầy nho chẳng lo lắng gì, cứ ngâm Kiều vang lên, Từ Đạm bảo:
- Anh đã hay Kiều như vậy, thử làm một bài thơ vịnh Kiều xem sao. Nếu hay ta sẽ tha.
Thầy nho đọc ngay:
Khép cửa phòng thu những đợi chờ Mà em mất nết tự bao giờ Chàng Kim dại gái sầu oan uổng Viên ngoại chiều con chết ngắc ngư Nợ trước nhẹ nhàng con đĩ Đạm Duyên sau, dun dủi bố cu Từ Mười lăm năm ấy bao nhiêu sướng Còn trách làm chi đứa bán tơ. |
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/May/2010 lúc 7:49am
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
|
Gởi ngày: 09/May/2010 lúc 7:25pm |
Du Ca Việt Nam
Chim Chắp Cánh, Cây Liền Cành
"Chim chắp cánh, cây liền cành", ý nói đẹp duyên, hai người yêu nhau được lấy nhaụ
Trong Trường Hận Ca, ngày xưa vua Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi yêu nhau, nói với nhau rằng:
"Tại thiên nguyện tác thị đực điểu, Tại địa nguyện vi liên lý chi" (Ở trên trời thì làm con chim liền cánh. Ở dưới đất thì làm cành cây liền thớ)
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/May/2010 lúc 7:25pm
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
|
Gởi ngày: 11/May/2010 lúc 6:52am |
Du Ca Việt Nam
Chim Sa Cá Lặn
Ngày nay, mọi người đều hiểu thành ngữ này là một cách nói ngoa dụ để chỉ người đàn bà rất đẹp, giống như cách hiểu thành ngữ "hoa hờn nguyệt thẹn", tức đẹp tới mức hoa phải hờn vì kém sắc, trăng phải thẹn vì kém tươị Nhưng thật ra ý nghĩa ban đầu của thành ngữ này không phải vậỵ
Trang Chu, hay thường gọi là Trang Tử, người đời Chiến Quốc học thức rất uyên bác, không môn gì không biết. Trong sách "Nam Hoa Kinh", ông chép rằng: Mao Tường và Lệ Cơ là hai người đàn bà đẹp, cá thấy: chìm vào chốn hang sâu, chim thấy: bay cao (ngư kiến chi nhập thâm, điểu kiến chi cao phi). Ý Trang Chu muốn nói rằng mọi sự trên đời đều là tương đối, Mao Tường, Lệ Cơ tuy đẹp, song chỉ đẹp đối với người, chứ biết đâu trông thấy họ, cá chẳng sợ mà lặn sâu, chim chẳng sợ mà bay cao ?
Người sau hiểu khác hẳn nguyên ý ấy của Trang Chụ Sách "Thông Tục Biên" dùng thành ngữ "trầm ngư lạc nhạn" tức "chim rơi cá chìm" để chỉ nhan sắc người đàn bà cực đep
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/May/2010 lúc 6:52am
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
|
Gởi ngày: 13/May/2010 lúc 7:19am |
Du Ca Việt Nam
Chim Xanh
Ngày xưa Hán Vũ Đế đang dạo chơi trong vườn thượng uyển, bỗng có hai con chim xanh bay đến. Đông Phương Sóc tâu rằng: Đấy là sứ giả nước Tây Vương Mẫu đem tin đi trước. Được một lát thì Tây Vương Mẫu đến thật.
Chim Xanh ý nói là kẻ đưa tin.
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/May/2010 lúc 7:19am
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
|
Gởi ngày: 15/May/2010 lúc 6:40am |
Du Ca Việt Nam
Công Dã Tràng
Công dã tràng, ý nói có gắng công cũng vô ích.
Tục truyền có chàng thợ săn tên Dã Tràng, một ngày kia nhìn thấy một cặp rắn. Khi con rắn cái lột da thì rắn đực đi tìm đồ ăn mang về chọ Nhưng khi rắn đực lột da thì rắn cái bèn bò đi tìm rắn đực khác. Dã Tràng bất bình bèn bắn chết rắn cáị Rắn đực đi tìm vợ, gặp Dã Tràng mới hiểu ra vợ mình xấu xạ Rắn đực bèn trả ơn Dã Tràng bằng một viên ngọc lạ, mỗi lần Dã Tràng ngậm viên ngọc này thì có thể nghe và hiểu được tiếng nói của loài vật.
Tin viên ngọc lạ có thể cho cho con người hiểu ngôn ngữ loài vật bay đến tai vuạ Vua cho đòi Dã Tràng tới, mượn viên ngọc của chàng và ban thưởng nhiều của cảị
Một hôm vua xuống thuyền, ngậm viên ngọc, nghe được các loại cá mực hát rất haỵ Vua bật cười, viên ngọc bị rơi xuống biển.
Dã Tràng tiếc viên ngọc, ngày đem ngụp lặn tìm kiếm, kiệt sức chết đị Dã Tràng biến thành một loài cua bể ngày đêm tha cát lấp biển để tìm lại viên ngọc đã mất.
Dã Tràng tha cát lấp bể, sóng biển lại đánh vàọ Cho nên trong dân gian Việt Nam có câu:
"Dã Tràng xe cát biển đông, Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì" |
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/May/2010 lúc 6:40am
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
|
Gởi ngày: 17/May/2010 lúc 7:06am |
Du Ca Việt Nam
Công Tử Bạc Liêu
Tục truyền rằng người giàu nhất Bạc Liêu ngày xưa là ông Hội đồng Trạch, vốn là thư ký làng.
Hội đồng Trạch có cả chục ngàn mẫu ruộng. Theo lời cháu chắt ông kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu bấy giờ có 13 lô ruộng thì hết 11 lô là của ông Trạch. Ông có 3 con trai và 4 con gáị
Trong số 3 người con trai của ông Trạch có cậu ba Trần Trinh Huy là ăn chơi phung phí hơn hết.
Mỗi lần đi xem ruộng, cậu ba Huy mướn máy bay nhẹ có phi công người Pháp chở. Mỗi lần đi đòi nợ, cậu đi một chiếc xe khác. Có lần cậu đi hóng gió, dùng cả chục chiếc xe kéo, mỗi chiếc chở một món đồ của cậu như cái mũ, cây can ... Người ta còn kể nhiều truyền thuyết về cuộc sống đào hoa, phóng khoáng của cậu ba Huy nữa ...
Ngôi nhà của công tử Bạc Liêu nay trở thành bảo tàng tỉnh Minh Hảị
Ngày nay người dùng thuật ngữ "Công tử Bạc Liêu" để ám chỉ người ăn sung mặc sướng, không phải làm lụng cực nhọc. |
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/May/2010 lúc 7:06am
|
IP Logged |
|