Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Lịch Sử - Nhân Văn | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn |
Chủ đề: Mai Hoa Dịch Số | |
<< phần trước Trang of 4 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Hoa Hạ
Senior Member Tham gia ngày: 19/Jan/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 968 |
Gởi ngày: 17/Dec/2009 lúc 6:43am |
Bát Quái Thuộc Phương Vị (Phương hướng)
1.- Ly là hướng Nam. 2.- Khảm là hướng Bắc. 3.- Chấn là hướng Dông. 4.- Đoài là hướng Tây. 5.- Tốn là hướng Đông Nam. 6.- Cấn là hướng Đông Bắc. 7.- Càn là hướng Tây Bắc. 8.- Khôn là hướng Tây Nam. Toán Quan Mai Năm Thìn, tháng chạp, ngày 17, giờ Thân, Khang Tiết tiên sinh thình lình dạo xem cảnh bông mai, chợt thấy hai con chim sẻ dành nhau một cành mai mà đậu, bỗng nhiên sa xuống đất. Tiên sinh bảo: "Không động, không chiêm, không có cớ thì không toán; nay thấy hai con chim sẻ dành nhau cành mai mà đậu, lại bị rớt xuống đất, tiên sinh lấy làm quái dị, nhân đó lấy năm, tháng, ngày, giờ nói trên để toán quẻ. - Năm Thìn thuộc hàng thứ 5 trong 12 chi: số 5. - Tháng chạp: số 12. - Ngày 17: số 17. Cộng các số trên được 34 - (4X8=32): số 2 tức là Đoài làm Thượng quái. - Thêm giờ Thân (giờ thứ 9 trong 12 chi): số 9 - Cộng 34 với 9 được 43. - Lấy số 43 - (5X8=40): số 3 tức là Ly làm Hạ quái. - Lấy tổng số 43 - (7X6=42): số 1 tức là Sơ hào động. Tiên sinh đoán: Xét rõ quẻ này chiều mai sẽ có một thiếu nữ tới bẻ trộm bông, người giữ vườn đuổi thiếu nữ đi, thiếu nữ thất kinh bỏ chạy, bị té và bị thương ở bắp vế. - Giải nghĩa: Theo quẻ trên, Đoài là thiếu nữ là Thể quái thuộc Kim. Ly là Dụng quái thuộc Hỏa, khắc Thể (Dụng khắc Thể). Hổ quái lại thấy Tốn thuộc Mộc, Ly hỏa khắc Thể Kim, kim khí thịnh. Đoài là thiếu nữ, cho nên biết thiếu nữ bị thương. Xét Hổ quái thấy Tốn Mộc lại gặp Càn Kim cũng khắc. Đoài cũng Càn Kim đều khắc. Vậy thời Tốn Mộc bị thương, mà Tốn thuộc bắp vế, nên thiếu nữ bị thương ở bắp vế. May thay! Xét đến Biến quái là Cấn thuộc Thổ sinh Đoài Kim là Thể, vì được sinh Thể cho nên biết thiếu nữ bị thương, không đến nỗi nguy đến tính mạng. |
|
Trời mưa không lớn lắm Nhưng đủ ướt đôi đầu Cuộc tình không lớn lắm Nhưng chiếm hết đời nhau. Hoa Hạ |
|
IP Logged | |
Hoa Hạ
Senior Member Tham gia ngày: 19/Jan/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 968 |
Gởi ngày: 17/Dec/2009 lúc 6:44am |
Toán Mẫu Đơn
Năm Tỵ, tháng 3, ngày 16, giờ Mẹo, Tiên sinh cùng bạn qua nhà Quan Tư Mã viếng vườn Mẫu Đơn, đương thời hoa nở rất thịnh. - Khách hỏi: "Hoa nở nhiều như vậy có biết được bao nhiêu bông không?" Tiên sinh thưa rằng: "Chẳng biết được số hoa nở". Rồi nhân sự hỏi Tiên sinh liền lấy năm, tháng, ngày, giờ nói trên để toán quẻ: Năm Tỵ là chi thứ 6 trong hàng chi, tháng 3, ngày 16 tổng cộng được: 6 + 3 + 16 = 25 trừ 24 (3 lần 8 = 24) còn lại 1 tức quẻ Càn đặt làm thượng quái. Kế lấy tổng số 25 gia thêm giờ Mẹo là giờ thứ 4 trong 12 chi nên được: 25 + 4 = 29 trừ 24 (3 lần 8 = 24) còn lại 5 tức quẻ Tốn đặt làm hạ quái. Nên được quẻ Thiên Phong Cấu. Đoạn Tiên sinh lại lấy tổng số 29 - 24 (4 lần 6 = 24) = 5 tức là động hào 5 biến ra Đỉnh Quái (Hỏa Phong Đỉnh). Vì Hổ quái thấy có trùng Càn (2 quẻ Càn) Tiên sinh quay lại bảo với khách: - Quái thay! Vườn hoa này đến ngày mai giờ Ngọ sẽ bị ngựa giày xéo nát hết cả. Khách lấy làm ngạc nhiên nhưng không tin. Đúng ngày, giờ nói trên quả nhiên có 2 quý khách cỡi ngựa đến xem vượn Mẫu đơn. Bỗng nhiên 2 con ngựa cắn nhau quần nhau, dẫm nát cả vườn hoa. Cách Bố Quẻ: Năm Tỵ năm thứ 6 trong hàng chi = 6 tháng 3 = 3 ngày 16 = 16 Tổng số = 25 Lấy tổng số 25 - (3 x 8 = 24) = 1 tức Càn làm thượng quái Lấy tổng số = 25, cộng thêm giờ Mẹo = 4 được = 29 Lấy tổng số 29 - (3 x 8 = 24) = 5 tức là Tốn làm hạ quái Lấy tổng số 29 - (4 x 6 = 24) = 5 tức là động hào 5 Cách Bố Quái: Tiên sinh đoán rằng: Tốn là Thể quái thuộc Mộc, Càn là Dụng quái thuộc Kim là khắc (Dụng khắc Thể). Hổ quái lại thấy 2 quẻ Càn đều thuộc kim hết, cho nên khắc Thể quái. Trong quẻ lại không có sinh khí, nên vườn hoa phải tận diệt hết, vì Càn là ngựa, giờ Ngọ là Ly, tức là quẻ Ly biến ở Dụng ra (như đã nói trước Biến quái chỉ dùng có độc quái của Dụng quái biến ra mà thôi, là kết cục của sự việc, tức là Dụng vậy). (Theo sự nhận xét của Dịch giả trong tất cả các quái làm thí dụ trong quyển Mai Hoa này, những quẻ nằm trên, hay nằm dưới Biến quái, như quẻ Tốn nằm dưới quẻ Ly, trong bài này ít khi đề cập tới - Lời của Dịch giả) Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 17/Dec/2009 lúc 6:45am |
|
Trời mưa không lớn lắm Nhưng đủ ướt đôi đầu Cuộc tình không lớn lắm Nhưng chiếm hết đời nhau. Hoa Hạ |
|
IP Logged | |
Hoa Hạ
Senior Member Tham gia ngày: 19/Jan/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 968 |
Gởi ngày: 17/Dec/2009 lúc 6:47am |
Vật Toán: (Đoán vật) Đêm mùa Đông, lúc giờ Dậu, Tiên sinh còn đương sưởi lồng ấp(1) bỗng nghe tiếng gõ cửa. Thoạt đầu nghe gõ 1 tiếng, lát sau lại nghe gõ tiếp 5 tiếng nữa và nói xin vào mượn đồ. Tiên sinh nghe tiếng nói, bèn bảo con toán quẻ xem người kia muốn mượn vật gì? Người con liền lấy 1 tiếng gõ đầu tiên làm Thượng quái là Càn và 5 tiếng gõ liên tiếp lần sau làm Hạ quái là Tốn, rồi cộng cả 2 quẻ lại được 6, gia thêm giờ Dậu là số 10 (giờ Dậu là giờ thứ 10 trong hàng chi), tất cả được 16 trừ cho (2 lần 6 là 12) còn lại 4, tức là hào 4 động, được tên quái là Thiên Phong Cấu. Hào 4 động biến ra quẻ Tốn, Hổ quái lại thấy trùng Càn. Trong toàn quái có 3 quẻ: 1 quẻ Càn thuộc Kim và 2 quẻ Tốn thuộc Mộc; cho là mượn đồ có cả Kim lẫn Mộc, vì xét thấy Càn là Kim (thuộc về loại ngắn), mà Tốn là Mộc (thuộc về loại dài), nên ông con đoán là mượn cày, vì cho rằng: Kim đoản, Mộc trường (loại Kim ngắn, loại Mộc dài tức là cái cày). Tiên sinh bèn đổi lại: "Chẳng mượn cày, tất nhiên mượn búa". Khi hỏi lại người mượn, quả nhiên anh ta mượn búa. Người con hỏi lại Tiên sinh: "Vì cớ gì cha bảo chắc là mượn búa?" Tiên sinh bèn giảng cho con nghe rằng: "Phàm đoán quẻ, tất phải xét đến lý, theo quẻ đoán cái búa cũng phải, đoán cái cày cũng phải. Còn lấy cái lý mà suy đoán cái búa thì đúng hơn. Vì đêm hôm là giờ nghĩ, ai lại mượn cái cày làm gì? Tất phải mượn búa để chẻ củi thì có lý hơn. Cho nên suy số, tất phải xét đến lý, đó là thiết yếu nhất trong khoa chiêm bốc vậy. Cứ theo số mà suy lại không xét đến lý tất không có hiệu nghiệm nên chi học Số, phải ghi nhớ lấy đó làm đầu". Thượng quái cộng Hạ quái (1 + 5 = 6) cộng thêm giờ Dậu là 10 (giờ thứ 10 trong hàng chi) được số 16. Rồi lấy số 16 trừ (2 x 6 = 12) còn 4 tức hào 4 động. Xin nhắc lại: Ở biến quái Tốn nằm trên, do Dụng quái có hào động biến ra; còn Tốn ở dưới không nói tới, nên trong bài luận trên đây, chỉ bảo có 3 Càn và 2 Tốn, tức là Tốn trên. (Lời Dịch giả) Ghi chú: (1) Là cái lồng đan bằng tre, trong để một cái bồn bằng đồ gốm dùng để chứa than nóng ấp cho ấm về mùa rét. Toán âm thanh: Dùng âm thanh mà toán. Thí dụ: "Kim nhật động, tịnh như hà?", nghĩa là Hôm nay động tịnh ra sao? Một ngày nọ, có khách đến viếng thăm Tiên sinh, ông khách hỏi Tiên sinh: "Kim nhật động, tịnh như hà?" Tiên sinh bèn đem 6 tiếng đó mà đoán, sáu tiếng đó bình phân chia làm hai: - Kim nhật động, lấy ba tiếng trên làm Thượng quái. - Tịnh như hà, tức ba tiếng dưới làm Hạ quái. Ba tiếng trước: Kim nhật động: Kim tức bình thanh là 1; nhật tức nhập thanh là 4; động tức khứ thanh là 3; cộng cả lại được 8, đặt làm Thượng quái là quẻ Khôn. Ba tiếng sau: Tịnh như hà: Tịnh tức khứ thanh là 3; như tức bình thanh là 1; hà tức bình thanh là 1; cộng cả lại được 5, đặt làm Hạ quái là quẻ Tốn. Kế lấy 8 + 5 = 13 trừ 12 (2 lần 6 là 12) còn lại 1 tức là quái Địa phong thăng, động hào 1, biến ra quẻ Địa thiên thái. Hổ quái thấy Chấn, Đoài, bèn quay lại bảo với khách rằng: "Hôm nay có người đến mời, khách chẳng có nhiều, rượu uống không được say, vị thì chỉ có gà, xôi mà thôi". Quả nhiên tới chiều có người tới mời. |
|
Trời mưa không lớn lắm Nhưng đủ ướt đôi đầu Cuộc tình không lớn lắm Nhưng chiếm hết đời nhau. Hoa Hạ |
|
IP Logged | |
Hoa Hạ
Senior Member Tham gia ngày: 19/Jan/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 968 |
Gởi ngày: 17/Dec/2009 lúc 6:48am |
Giải toán:
Quẻ Thăng có nghĩa là thăng giai (lên cấp chức). Hổ quái thấy Chấn, Đoài có nghĩa là Đông, Tây (chia chỗ ngồi Đông và Tây). Trong toàn quái có Đoài là miệng, Khôn là bụng, tức biết có người tới mời ăn. Khách chẳng có nhiều, vì Khôn thuộc Thổ độc lập, không đồng loại với Khí quái. Rượu uống không được say vì trong quẻ không có Khảm (Thủy), Vị ăn chỉ có gà, xôi mà thôi vì Khôn là Thử, Tắc(*) là nếp tức xôi, vả lại trong quái không có khí tương sinh. Vì cớ ấy nên biết rượu chẳng nhiều, đồ ăn chẳng được phong phú cho lắm. Ghi chú: (*) chữ Tàu: Thử là lúa nếp, Tắc là loại kê. Thượng quái cộng Hạ quái: 8 + 5 = 13 trừ 12 (2x6=12) còn 1 tức là hào 1 động. Toán Bức Hoành Phi Chùa Tây Lâm: Tiên sinh thoảng thấy bức hoành phi ở chùa Tây Lâm, có đề hai chữ Tây Lâm 西 林, vì chữ Lâm không có hai nét đá, nhân đó Tiên sinh bèn toán quẻ. Tiến sinh lấy chữ Tây 西 có 7 nét là quẻ Cấn làm Thượng quái, và chữ Lâm 林 có 8 nét là Khôn làm Hạ quái, cả hai số nét cộng lại được 15 trừ 12 (2x6 là 12) còn lại 3, được quẻ Sơn Địa Bác, hào 3 động biến thành quẻ Cấn. Hổ quái thấy Trùng Khôn. 7 nét + 8 nét = 15 - 12(2x6) = 3 tức là hào 3 động. Tiên sinh đoán rằng: Chùa tất phải toàn thể trụ trì là đàn ông; mà nay quẻ lại cho biết toàn âm, tức có đàn bà (Trùng Khôn thuộc âm), ắt có triệu chia rẽ, lấn áp của đàn bà. Tiên sinh dò hỏi ra, quả nhiên có họa đó. Tiên sinh bèn bảo với Sư ông trụ trì trong chùa: "Sao chữ Lâm không thêm 2 nét đá, nếu thêm hai nét đá nữa thì ắt trong chùa không có đàn bà, tất nhiên trong chùa không xảy ra sự lộn xộn nào hết". Sư ông tin lời, bèn cho thêm vào chữ Lâm 2 nét đá nữa, quả nhiên trong chùa vô sự. Giải đoán: Chùa ở phải toàn dương, mà quẻ lại cho biết toàn âm cho nên quẻ không tốt, vì có nghĩa là quần âm bác dương (đàn bà lấn áp, chia rẽ đàn ông). Nếu thêm vào chữ Lâm hai nét đá nữa, thành ra 10 nét (Xem hình vẽ): 10 - 8(1x8) = 2, tức là Đoài, hợp với quẻ Cấn ở Thượng quái. Thì được quẻ Sơn Trạch Tổn, đệ ngũ hào động. Biến quái thì được quẻ Phong Trạch Trung Phu. Hổ quái thì thấy Khôn, Chấn; Tổn giả ích chi (Tổn là có lợi). Dụng quái và quẻ Hổ của Dụng đều sinh Thể cả (Cấn và Khôn thuộc Thổ sinh Thể: Kim) là quẻ rất tốt, ắt được yên ổn. 7 + 10 = 17 - 12(2x6) = 5, tức hòa 5 động. Lưu ý: Từ toán Quan Mai cho tới toán chùa Tây Lâm đều thuộc về số Tiên Thiên, nghĩa là trước tiên dùng số, lấy số đó mà lập ra quái, cho nên gọi là Tiên Thiên số. |
|
Trời mưa không lớn lắm Nhưng đủ ướt đôi đầu Cuộc tình không lớn lắm Nhưng chiếm hết đời nhau. Hoa Hạ |
|
IP Logged | |
Hoa Hạ
Senior Member Tham gia ngày: 19/Jan/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 968 |
Gởi ngày: 18/Dec/2009 lúc 9:24pm |
CHÂN PHƯƠNG CỦA PHÉP CHIÊM BỐC Ông Già Có Sắc Mặt Lo Âu: Ngày Kỷ Dậu, lúc giờ Mẹo, Tiên sinh đang đi, ngẫu nhiên gặp một ông già từ Tốn phương (Đông Nam) đi tới có nét mặt buồn bã. Tiên sinh liền hỏi ông già: "Cớ sao mà cụ buồn?" Ông già trả lời: "Tôi không buồn gì hết". Tiên sinh lấy làm lạ, bèn bố quẻ xem. Tiên sinh lấy Càn là ông già, đặt làm Thượng quái, Tốn phương làm Hạ quái thì được quẻ Thiên Phong Cấu. Lấy Càn là 1, Tốn là 5, gia thêm giờ Mẹo là số 4, tổng cộng là 10 trừ 6 còn 4, tức là hào 4 động, gọi là Thiên Phong Cấu chi cửu tứ. Dịch bảo rằng: "Bao vô ngư, hung", nghĩa là cái bao không có cá, xấu. Ấy là dịch từ chẳng tốt. Lấy quẻ mà bàn Tốn thuộc Mộc là Thể, Càn thuộc Kim lại khắc. Hổ quái lại thấy Trùng Cấn lại cũng khắc Thể, đều vô sinh khí. Vả lại đương thời là đang đi giữa đường ắt sự việc sẽ tới rất mau, bèn lấy số thành của quẻ là 10 chia ra hai phần làm định kỳ. Rồi Tiên sinh bảo ông già rằng: "Chỉ trong năm ngày nữa, Cụ nên cẩn thận ắt có họa lớn". Quả nhiên, trong năm ngày sau đó, ông già đi dự tiệc, nhân đó lúc ăn, bị hóc xương cá mà bỏ mạng. Giờ Mẹo là 4 (giờ thứ 4 trong hàng chi) 1 + 5 + 4 = 10 - (1x6) = 4, tức hào 4 động. Định kỳ: 10/2 (chia cho 2)= 5 ngày Lời bàn: Phàm xem kỳ khắc ứng, tự xem cách động tịnh của mình để quyết đoán sự mau chậm của sự việc, vì lẽ ấy cho nên, đang đi là sự việc ứng tất phải mau, vậy cho nên lấy số toàn quái chia 2 để định lấy ứng kỳ. Nếu ngồi thì ứng chậm, nên gấp đôi thành số của quẻ mà định ký là được rồi. Song le không phải luôn luôn như vậy đâu. Ta cần phải biết cách biến thông sự việc cho tinh tường, ví như hai quẻ Toán Quan Mai và Mẫu Đơn, nên biết rằng các thứ hoa là những vật sáng nở chiều tàn, thì làm sao có thể đoán, theo thành quẻ khá lâu như vậy được, đó là dùng Dịch Lý. Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 18/Dec/2009 lúc 9:25pm |
|
Trời mưa không lớn lắm Nhưng đủ ướt đôi đầu Cuộc tình không lớn lắm Nhưng chiếm hết đời nhau. Hoa Hạ |
|
IP Logged | |
Hoa Hạ
Senior Member Tham gia ngày: 19/Jan/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 968 |
Gởi ngày: 18/Dec/2009 lúc 9:27pm |
Con Bò Rống Tiếng Bi Thảm Ngày Quý Mẹo, giờ Ngọ, có một con bò rống (kêu) một cách bi ai ở Khảm phương (chính phương Bắc), nhân đó Tiên sinh bố quẻ xem: Con bò là Khôn làm Thượng quái, Khảm phương làm Hạ quái. Khôn là 8, Khảm là 5, cộng thêm giờ Ngọ số 7, tổng cộng được 21 - 17(3x6) còn lại 3, được quẻ Địa Thủy Sư, hào ba động (lục tam). Dịch từ bảo rằng: "Sư, hoặc dư thi, hung (Hung), nghĩa là xuất quân bại trận phải lấy xe chở thây ma về là xấu. Quẻ Sư biến Thăng (Địa Thủy Sư biến Địa Phong Thăng). Hổ thấy Khôn, Cấn, mà Khôn là Thể. Hổ, Biến đều khắc hết, chẳng có sinh khí nào cả. Đoán rằng: Con bò ấy ắt trong 21 ngày nữa sẽ bị giết. Sau 20 ngày có người mua con bò ấy về ăn khao (thật quái lạ thay) Giờ Ngọ số 7: 8 + 6 + 7 = 21 - 18(3x6) = 3 tức hào 3 động. Con Gà Gáy Buồn Thảm Ngày Giáp Thân, giờ Mẹo, ở Càn phương (phương Tây Bắc, có một con gà gày cực kỳ bi ai, nhân đó Tiên sinh liền bố quẻ: Con gà thuộc Tốn là Thượng quái, Càn phương là Hạ quái. Được quẻ Phong Thiên Tiểu Súc. Lấy Tốn là 5, Càn là 1, gia thêm giờ Mẹo là số 4, cộng tất cả được 10 - (1x6) = 4, tức là hào 4 động, biến thành quẻ Càn, gọi là Tiểu Súc lục tứ. Dịch từ bảo rằng: "Hũu phụ huyết khử dịch xuất dĩ huyết", nghĩa là nứt huyết ra, kinh ra sợ lấy máu. Suy đó có nghĩa con gà bị giết, quái lại là "Tiểu Súc chi can" (Con vật nhỏ khô kiệt). Hổ thấy Ly, Đoài; Càn thuộc Kim làm Thể, Ly thuộc Hỏa khắc kỵ. Trong quái lại có cả Tốn thuộc Mộc, Ly thuộc Hỏa có nghĩa là củi, lửa ấy là triệu chứng nấu nướng vậy. Đoán rằng: Con gà này nộ trong 10 ngày nữa sẽ bị làm thịt, quả nhiên trong 10 ngày sau, nhà có khách nên đem giết gà đãi khách. Rất nghiệm thay. Giờ Mẹo số 4: 5 + 1 + 4 = 10 - (1x6) - 4 tức hào 4 động. |
|
Trời mưa không lớn lắm Nhưng đủ ướt đôi đầu Cuộc tình không lớn lắm Nhưng chiếm hết đời nhau. Hoa Hạ |
|
IP Logged | |
Hoa Hạ
Senior Member Tham gia ngày: 19/Jan/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 968 |
Gởi ngày: 18/Dec/2009 lúc 9:28pm |
Cành Cây Khô Ngã Xuống Đất Ngày Mậu Tý, giờ Thìn, Tiên sinh đang đi giữa đường, gặp một cây lớn tươi tốt ở cạnh tự nhiên không có gió mà lại có một cành cây khô gãy xuống đất về hướng Đoài. Nhân đó Tiên sinh liền bố quẻ: Lấy cành cây khô là Ly làm Thượng quái. Lấy Đoài phương (chính Tây) làm Hạ quái. Nên được quẻ Hỏa Trạch Khuê. Đoài số 2, Ly số 3, gia thêm giờ Thìn số 5, cộng tất cả là 10 - (1x6) còn 4 tức là hào 4 động, biến ra Sơn Trạch Tổn, gọi là Khuê chi cửu tứ. Dịch từ bảo rằng: "Khuê, cô ngộ nguyên phu", nghĩa là chia lìa và cô đơn, lại gặp phải người to lớn. Quái là Trạch khuê biến Tổn. Hổ thấy Khảm, Ly. Đoài thuộc Kim là Thể, Ly thuộc Hỏa thời khắc kỵ, và lại tên hai quẻ là Khuê Tổn có nghĩa là Thương tàn. Đoán rằng: Trong vòng 10 ngày nữa cây này bị đốn. Quả nhiên trong 10 ngày sau, cây bị thợ mộc đốn để làm nhà cho các quan ở. Thật đúng như chữ nguyên phu vậy Giờ Thìn số 5: 3 + 2 + 5 = 10 - (1x6) - 4 tức hào 4 động Từ quẻ "Ông già có sắc mặt lo âu" đến quẻ "Cành cây khô..." trên đây, trước đều được quái, sau mới có số, cho nên gọi các cách toán ấy là Hậu Thiên. Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 18/Dec/2009 lúc 9:29pm |
|
Trời mưa không lớn lắm Nhưng đủ ướt đôi đầu Cuộc tình không lớn lắm Nhưng chiếm hết đời nhau. Hoa Hạ |
|
IP Logged | |
Hoa Hạ
Senior Member Tham gia ngày: 19/Jan/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 968 |
Gởi ngày: 18/Dec/2009 lúc 9:31pm |
Phong Giác Điểu Chiêm (Thấy gió thì ta đã tự giác, thấy chim thì chiếm quẻ) Danh ngôn nói Phong giác Điểu chiêm, thấy gió thì tâm tự giác, còn thấy chim thì bố quẻ xem. Chớ không phải cả hai đều toán quẻ hết, cho nêm gọi là Phong giác điểu chiêm. Phàm ngụ ý các vật mà ra quẻ, đều nghĩ sai lầm Phong giác Điểu chiêm, cũng như Dịch số, tất cả toàn thư đều gọi chung là Quan Mai Dịch Số, chứ không phải tất cả là Quan Mai. Phong giác là thấy gió thì tâm tự giác, phàm thấy gió nổi lên mà muốn xem hay dở thế nào, cần phải biết gió xuất phát từ phương nào(1), rồi xét đến thời tiết, xem đến sắc gió, suy thanh thế gió để biện cát hung. Thí dụ: Như ta thấy, gió từ phương Nam thổi lại, đó là biết hướng gió, thế là ta có quẻ Gia Nhân rồi, vì phương Nam là Ly thuộc Hỏa, hợp với Tốn là gió, tức đã có sẵn quẻ Phong Hỏa Gia Nhân rồi: _____ _____ __ __ _____ __ __ _____ Nếu gió từ phương Đông thổi tới, tức là đã có sẵn quẻ Phong Lôi Ích, vì Tốn thuộc Phong là gió, mà Lôi tức Chấn mà Chấn ở phương Đông. _____ _____ __ __ __ __ __ __ _____ Bây giờ xem đến thời tiết: - Nếu ta đang ở trong mùa Xuân, tức là trận gió êm dịu mát mẻ, gọi là Hòa sướng chi phong. - Nếu ta ở về mùa Hạ, thể gió có khí nuôi dưỡng mình được, gọi là Trưởng Dưỡng chi phong. - Nếu ta ở về mùa Thu, tức là thể gió tàn sát một cách rất nghiêm khắc, gọi là Túc Sát chi phong. - Nếu ta ở về mùa Đông, tức là thể gió lạnh ngắt, nghiêm ngặt lắm, gọi là Lẫm Liệt chi phong. Xem đến sắc gió: Nếu như trong trận gió có bụi, hơi, như khí của mây mù: - Tự như sắc vàng: gió báo điềm tốt. - Tự như sắc xanh: gió báo nửa tốt nửa xấu. - Tự như sắc trắng: gió độc hại. - Tự như sắc đen tối: ấy là điềm xấu. - Tự như sắc đỏ: sẽ có tai ương. - Tự như sắc hồng tía: lại là điềm tốt. Xem về thanh thế của gió: - Gió thổi như ngựa lâm trận: chỉ sự tranh đấu. - Gió thổi như sóng vỗ: sẽ có hiềm kinh. - Gió thổi như nghẹn ngào, khó thở: chỉ sự lo ưu. - Gió thổi như tấu nhạc: có sự vui. - Gió thổi như ngọn lửa nóng bức: tất có hỏa kinh. - Còn như tiếng gió dịu dàng mà tới, từ từ mà đi, ấy là triệu cát khánh vậy. Điểu Chiêm (Toán loài chim) Điểu chiêm là thấy chim, ta có thể toán quẻ được. Phàm một bầy chim phảiđếm được bao nhiêu con, xem từ hướng nào bay tới, nghe tiếng kêu của chim, xét từ lông lá đều có thể bố quẻ được; lại xét thêm danh nghĩa, xét tiếng kêu để biết tốt hay xấu xin dẫn giải như sau: - Đếm số chim: 1 con thuộc Càn. 2 con thuộc Đoài. 3 con thuộc Ly... - Xem từ hướng nào bay tới: Từ hướng Nam tới là Ly. Từ hướng Bắc tới là Khảm v.v... - Nghe tiếng kêu: 1 tiếng thuộc Càn. 2 thuộc thuộc Đoài. 3 thuộc thuộc Ly.v.v... đều bố quẻ được hết. - Xét đến âm thanh (tiếng kêu) như: a.- Tiếng kêu ồn ào, réo rắt chỉ sự khẩu thiệt. b.- Tiếng kêu như nghẹn ngào chỉ sự lo sầu. c.- Tiếng kêu trong trẻo, ví von chỉ sự cát khánh... Đó là xét âm thanh mà tóan vậy. - Xét danh nghĩa như: Con quạ kêu báo tai ương. Con chim khách kêu báo sự vui mừng. Con chim loan, chịm hạc kêu báo sự điềm lành. Còn như chim bằng, chim thư cưu(2) kêu, ấy là loài yêu nghiệt. Ghi chú: (1) Phương gió thổi đang lúc đó, ta đã nhận thấy rồi, không cần toán tính gì cho nên gọi là giác (Lời của Dịch giả) (2) Chim thư cưu (có lẽ là chim chài chài) cũng gọi là Ngác: mõ ngắn, chân có màng sống ở nước, ăn tôm cá, hay ở từng cặp, đực cái không rời nhau -------------------- Cười với nắng một ngày sao
chóng thế ?
Nay mùa Xuân, mai mùa Hạ buồn chăng! |
|
Trời mưa không lớn lắm Nhưng đủ ướt đôi đầu Cuộc tình không lớn lắm Nhưng chiếm hết đời nhau. Hoa Hạ |
|
IP Logged | |
Hoa Hạ
Senior Member Tham gia ngày: 19/Jan/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 968 |
Gởi ngày: 21/Dec/2009 lúc 8:38am |
Nghe Âm Thanh mà
Toán
Nghe âm thanh mà toán: như ở trong nhà thanh tịnh, tịch mịch, mắt ta không thấy được ngoại cảnh, ắt tai ta nghe được các âm thanh, hoặc đếm được số tiếng; hoặc phân định được các thứ tiếng của các thú vật, thuộc về loài nào, đều bố quẻ được. Xét rõ được sự buồn vui, để giúp cho sự đoán cát hung, đếm rõ từng số mục, như nghe: 1 tiếng thuộc Càn. 2 tiếng thuộc Đoài. Nghiệm xem phương sở nào, Ly Nam, Khảm Bắc, các loại như: - Nghe tíếng người nói chuyện, tiếng các động vật kêu, tiếng từ miệng mà ra là thuộc Đoài. - Nghe tiếng trống, tiếng phách, tiếng đánh, tiếng đập, tiếng gõ, tiếng sanh, của các loại tịnh vật đều là tiếng Mộc thuộc Chấn. - Nghe tiếng chuông, tiếng khánh, tiếng chiêng, tiếng thanh la, tiếng đạc đều là tiếng Kim thuộc Càn. - Nghe tiếng lửa reo, tiếng nổ đều là Hỏa thanh thuộc Ly. - Nghe tiếng đất lở, núi băng, tường đổ, đất sụt đều là tiếng Thổ thuộc Khôn. Ấy là biện rõ tiếng các vật. Hiểu rõ sở thuộc, xét sự vui buồn để giúp cho sự đoán xét, như nghe người nói vui tươi, hay nói chuyện tốt, vui cười là có sự tốt. Trái lại, như nghe tiếng bi ai, than khóc, oán giận, la mắng, than thở, rền rỉ, hoặc nói chuyện buồn là điềm chẳng tốt. Hình Vật Chiêm Hình vật chiêm là thấy vật cũng bố quẻ được. Như thấy: - Vật tròn thuộc Càn. - Vật cứng thuộc Đoài. - Vật vuông thuộc Khôn. - Vật mềm thuộc Tốn. - Vật nằm ngữa thuộc Chấn. - Vật nằm sấp thuộc Cấn. - Vật dài thuộc Tốn. - Vật trong cứng ngoài mềm thuộc Khảm. - Vật ngoài cứng trong mềm thuộc Ly. - Vật héo, khô khan thuộc Ly. - Vật màu vẻ đẹp đẽ cũng thuộc Ly. - Thế trở ngại, vật hư hỏng thuộc Đoài. Chiêm Sắc Mặt, Vẻ Mặt Phàm xem: - Sắc xanh thuộc Chấn. - Sắc hồng, tía, đỏ thuộc Ly - Sắc vàng thuộc Khôn. - sắc trắng thuộc Đoài. - Sắc đen thuộc Khảm. |
|
Trời mưa không lớn lắm Nhưng đủ ướt đôi đầu Cuộc tình không lớn lắm Nhưng chiếm hết đời nhau. Hoa Hạ |
|
IP Logged | |
Hoa Hạ
Senior Member Tham gia ngày: 19/Jan/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 968 |
Gởi ngày: 21/Dec/2009 lúc 8:40am |
Bát Quái Nội Ngoại Động Tinh Đồ
1.- Càn: Huyền, vàng - Sắc đỏ thắm - Kim ngọc - Châu báu - Kiếng soi - Sư tử - Vật tròn - Cây - Trái Quý vật - Mũ - Voi - Ngựa - Ngỗng trời - Vật cứng. 2.- Khảm: Trái có nước - Vật có hột - Heo - Cá - Cái cung - Vòng bánh xe - Đồ đựng nước - Vật ở trong nước - Muối - Rượu - Sắc đen. 3.- Cấn: Đá, đất - Sắc vàng - Cọp - Chó - Vật ở trong đất - Quả dưa - Bách cầm - Chuột - Vật mỏ đen. 4.- Chấn: Tre (cây) - Sắc xanh, lục, biếc - Rồng - Rắn - Cỏ lau - Đồ nhạc khí bằng cây - Cỏ - Cỏ tươi tốt. 5.- Tốn: Cây - Rắn - Vật dài - Sắc xanh, biếc, lục - Loại cầm điểu ở núi, cây - Mùi thơm - Gà - Vật thẳng - Đồ dùng làm bằng cây, tre, nứa - Đồ xảo công. 6.- Ly: Lửa - Văn thơ - Cái mộc, cái mác (đồ binh khí) - Chim trĩ - Rùa - Cua - Cây khô héo - Áo giáp, mũ sắt - Ốc - Trai - Ba ba (con) - Vật sắc đỏ. 7.- Khôn: Đất - Vạn vật - Ngũ cốc - Vật mềm - Tơ , bông - Bách cầm - Con trâu - Vải lụa - Xe - Vàng - Đồ sành, đồ gốm - Sắc vàng. 8.- Đoài: Kim vàng - Đồ bằng vàng - Nhạc khí - Vật ở trong hồ, đầm - Sắc trắng - Con dê - Vật có miệng - Hư, hỏng, bể mẻ. Bát Quái Vạn Vật Loại Chiêm CÀN QUÁI: 1 thuộc Kim, gồm có 8 quái là: Thuần Càn - Thiên Phong Cấu - Thiên Sơn Độn - Thiên Địa Bỉ - Phong Địa Quan - Sơn Địa Bác - Hỏa Địa Tấn - Hỏa Thiên Đại Hửu. Thiên Thời: Trời - Băng - Mưa đá - Tuyết. Địa lý: Phương Tây Bắc - Kinh đô - Đại quân - Hình thắng chi địa (chỗ đất có phong cảnh đẹp - Chỗ đất cao ráo. Nhân vật: Vua - Cha - Đại nhân - Lão nhân - Trưởng giả - Hoạn quan - Danh nhân - Người công môn (chức việc). Nhân sự: Cương kiện vũ dũng - Người quả quyết - Người động nhiều tịnh ít - Người chẳng chịu khuất phục ai (cứng đầu). Thân thể: Đầu - Xương - Phổi. Thời tự: Mùa thu - Cuối tháng 9 đầu tháng 10 - Năm, tháng, ngày, giờ Tuất và Hợi - Năm, tháng, ngày, giờ thuộc ngũ kim. Động vật: Con ngựa - Con ngỗng trời - Con sư tử - Con voi. Tịnh vật: Kim, ngọc - Châu báu - Vật tròn - Cây quả - Mũ - Kiếng soi - Vật cứng. Ốc xá: Đình, công sở - Lâu đài - Nhà cao - Cái nhà lớn - Quán trọ - Ở về hướng Tây Bắc. Gia trạch: - Mùa Thu chiêm thì gia trạch vượng. - Mùa Hạ chiêm thì sẽ có họa. - Mùa Đông chiêm thì suy bại. - Mùa Xuân chiêm có lợi tốt. Hôn nhân: Thân thuộc - Quý quan - Nhà có danh tiếng - Mùa Thu chiêm thì thành - Mùa Hạ, mùa Đông chiêm thì bất lợi. Ẩm thực: Thịt ngựa - Trân vị - Đồ ăn nhiều xương - Gan phổi - Thịt khô - Trái cây - Cái đầu của các vật - Vật hình tròn - Vật cay. Sinh sản: Dễ sinh - Mùa Thu sinh quý tử - Mùa Hạ chiêm thì hao tổn - Lâm sản nên hướng Tây Bắc. Cầu danh: Được danh - Nên tùy cấp trên bổ nhiệm - Hình quan - Võ chức - Chưởng quyền - Nhiệm thì nên hướng Tây Bắc - Thiên sứ - Dịch quan (người giữ chức dịch điếm hoặc công văn). Mưu vọng: Việc thành - Lợi công môn - Có tài trong sự hoạt động - Mùa Hạ chiêm không thành - Mùa Đông chiêm tuy nhiều mưu nhưng ít được vừa lòng. Giao dịch: Nêu hàng quý giá - Lợi về kim ngọc - Thành tựu - Mùa Hạ chiêm không lợi. Cầu lợi: Có tài - Lợi về kim ngọc - Có tài trong việc công môn - Mùa Thu chiêm có lợi nhiều - Mùa Hạ chiêm tổn tài - Mùa Đông chiêm không có tài. Xuất hành: Xuất hành có lợi - Nên vào chốn kinh đô - Lợi đi về hướng Tây Bắc - Mùa Hạ chiêm không lợi. Yết kiến: Lợi gặp đại nhân - Người có đức hạnh - Nên gặp quý quan - Khá gặp được. Tật bệnh: Đầu, mặt - Tật phổi - Tật gân cốt - Bịnh - Thượng tiêu - Mùa Hạ chiêm chẳng được yên. Quan tụng: Việc kiện cáo đứng về phía mình - Có quý nhân trợ giúp - Mùa Thu chiêm đắc thắng - Mùa Hạ chiêm thất lý. Phần mộ: Nên hướng Tây Bắc - Nên chỗ khí mạch chốn Càn sơn - Nên thiên huyệt - Nên chỗ cao - Mùa Thu chiêm xuất quý - Mùa Hạ chiêm xấu lấm. Phương đạo: Chốn Tây Bắc. Ngũ sắc: Sắc đỏ thắm - Sắc huyền. Tính tự (Họ, Tên): Có chữ Kim đứng một bên - Tiếng thương (ngũ âm) - Hàng vị: 1, 4, 9. Số mục: 1, 4, 9. Ngũ vị: Cay - Cay nhiều lắm. |
|
Trời mưa không lớn lắm Nhưng đủ ướt đôi đầu Cuộc tình không lớn lắm Nhưng chiếm hết đời nhau. Hoa Hạ |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 4 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |