Người gởi |
Nội dung |
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 09/Apr/2013 lúc 12:20am |
MẮT CỦA TRÁI TIM
Celine
Dion có một bài hát Because You Love Me, lời ca viết rằng: "Nếu em
không nhìn thấy, anh sẽ làm mắt em, nếu em không thể nói, anh sẽ là
tiếng em". Lời bài hát đã khiến tôi nhớ đến một đôi vợ chồng mù ở trong
thôn của bà ngoại.
Đôi
vợ chồng mù trong thôn bà ngoại tôi năm nay đã sắp sửa tám mươi tuổi,
đã có một đống con cháu. Nghe bà ngoại kể lại, khi cưới nhau, chồng ngồi
xe bò đi đón vợ. Tuy cô dâu chú rể đều không nhìn thấy màu sắc, song
chú rể vẫn sai người cuốn đầy lụa điều lên xe bò và đầu bò. Đón cô dâu
về nhà, chú rể dắt tay vợ rà mò từ nhà trên xuống nhà bếp, rà mò khắp
lượt các ngóc ngách trong gia đình. Việc khó hơn cả là múc nước ở cạnh
giếng, lần nào cũng thế, hai người dắt nhau đi, vợ sờ thấy cây gỗ ở cạnh
giếng, một tay ôm chặt cây, cón tay kia níu chặt bàn tay chồng. Chồng
quỳ trên sàn giếng thả gầu xuống múc, kéo
nước
lên. Trong thôn có người ra giúp, hai người thường từ chối, họ bảo:"Các
anh giúp được chúng tôi một giờ, không giúp được chúng tôi một đời".
Cứ
như thế, hai vợ chồng luôn luôn tay dắt tay nhau gánh nước cho đến khi
đứa con đầu lòng có thể gánh nổi một gánh nước. Dân làng cảm thấy lạ
lùng, đã có mười mấy trai gái trẻ trong thôn đã từng vì đất trơn, trượt
chân ngã xuống giếng, nhưng hai vợ chồng mù chưa bao giờ bị như vậy.
Càng lạ lùng hơn là chuyện, mặc dù có đông người đang cùng nhau nói
chuyện hỉ hỉ hả hả, hai người mù vẫn có thễ
nhờ vào
tiếng hít thở dài dài mà tìm ra nhau.
Bởi
không nhìn thấy, dù mưa dù gió, người ta thường trông thấy hình ảnh hai
người dắt tay nhau. Dù làm việc gì, họ cũng tay trong tay. Tay trong
tay, hình tượng để nhiều nhà văn viết đi viết lại ấy, đã xuất hiện suốt
nửa thế kỷ ở cái thôn nhỏ bé chẳng ai biết đến này.
Ông
chồng là tay thổi kèn trong ban nhạc ở thôn quê, thường đến các đám
cưới của người khác thổi nhửng bài:"trăm con chim phượng hoàng", "niềm
vui đầy nhà" ... mặc dù đi thổi kèn ở đâu, ông cũng chỉ có một yêu cầu,
cho người vợ mù cùng đi. Để vợ ở nhà một mình, ông không yên tâm thổi
kèn. Khi chồng thổi kèn, vợ ngồi bên chồng lặng lẽnghe, dường như những
điệu nhạc vui nhộn này đều là ông thổi cho bà. Trên khuôn
mặt người vợ mù thường hay đỏ ửng lên, khiến ai nấy cũng cảm thấy người
đàn bà mù đang ngồi lặng lẽ kia xinh đẹp biết chừng nào.
Về
sau này, hai vợ chồng đều đã già, không bao giờ đi ra ngoài nữa, chỉ
quanh quẩn trồng nhiều hoa trong sân to nhà mình, tất cả đều là những
giống hoa tươi rực rỡ, đến kỳ hoa nở, cả sân đỏ rực.
Một
lần, ông sơ ý bị ngã què chân. Trong những ngày ông nằm bệnh viện, bà
bốn ngày liền không ăn một hột cơm vào bụng, bà bảo, không sờ thấy bàn
tay quen thuộc kia, bà chẳng còn lòng dạ nào mà ăn nữa.
Con
cái sáng mắt cũng từng hỏi đùa bố mẹ :"Nếu trời giành cho bố mẹ một cơ
hội, liệu bố mẹ có định dùng mắt nhìn nhau không?" Bà mẹ mù trả lời:
- Các con nhìn người bằng mắt, bố mẹ nhìn người bằng trái tim, tim sáng hơn mắt, thật hơn mắt.
Ông bố mù thì bảo:
-
Dắt tay nhau một đời, có bao nhiêu đường vân trong lòng bàn tay mẹ con
đều đã in trong trái tim bố. Bố chưa bao giờ trông thấy một người đẹp
nhất, trong trái tim bố thì mẹ con là người đẹp hơn cả. Cần mắt để làm
gì, mắt là thứ tham lam nhất trên trần đời, nhìn cái gì cũng chia ra tốt
hay xấu, xinh hay không xinh, nhìn cái gì muốn có cái đó, trên mặt
người ta có một cái rỗ cũng có thể để trong tim suốt đời. Cũng
có người nêu ra ví dụ, nếu vợ mù trông thấy mặt chồng
bị bỏng
sẽ có cảm tưởng thế nào. Lại có người đặt già thiết, nếu chồng nhìn
thấy hai tròng mắt vợ lõm hẳn xuống, liệu có hối hận lời mình nói không?
Bởi vì chúng ta có mắt, cho nên khi chúng ta nhìn người, chỉ dựa vào
cảm giác của mắt mà quên dùng trái tim. Đúng như người vợ mù đã nói, con
mắt của trái tim mới là sáng nhất, thật nhất.
(Nguồn : INTERNET)
|
mk
|
IP Logged |
|
lo cong
Senior Member
Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
|
Gởi ngày: 09/Apr/2013 lúc 12:23pm |
Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ Thong dong tự tại vậy mà vui
|
Lộ Công Mười Lăm
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 15/Apr/2013 lúc 8:29pm |
Lá thư và chiếc nút áo
|
Bạn có biết ai đã đơm lại nút cho những chiếc áo của bạn không? |
Giật mình thức giấc. Cảm thấy khát khô ở cổ, tôi lồm cồm ngồi dậy mở tủ lạnh nốc một hơi.
Nước
lạnh làm tôi tỉnh người. Nhìn đồng hồ đã hơn 4g sáng. Tôi đến bên máy
vi tính bật máy lên. Mở chương trình Nhật Ký định nhập vào những việc
mình đã làm hoặc những suy nghĩ về một ngày đã qua. Nhưng chương trình
lại bật lên thông báo nhấp nháy màu đỏ chói: "Tuần sau là đến ngày đầu
tiên quen M". Tôi chỉnh chương trình để xem lại cái ngày đầu tiên đó và
mỉm cười khi thấy lúc đó mình trẻ con hết sức.
Tôi quyết
định sẽ lục tung hết Internet để tìm ra một cái thiệp độc chiêu gửi
nàng. Cuối cùng tôi cũng mãn nguyện với một cái thiệp nhiều ý nghĩa.
Tôi kéo ngăn tủ ra để lấy cái đĩa CD hình
mình để ghép vào thiệp, nhưng
chợt nhìn thấy trong đó có một gói quà xinh xắn. Biết là của M tôi hồi
hộp mở gói quà. Bên trên là một tấm thiệp to, còn bên dưới là một chiếc
đồng hồ để bàn rất dễ thương và một cái nút áo. Hơi ngạc nhiên khi nhìn
cái nút áo, tôi vội mở thiệp ra xem. "Anh thân mến!
Thế là chúng mình quen nhau đã 3 năm rồi. Trong 3 năm qua em rất vui vì đã quen được anh. Em đã học được rất nhiều điều từ anh.
Anh
là người rất giỏi, làm được rất nhiều việc lại sống rất tốt với mọi
người. Anh sống hết sức chan hoà không câu nệ giàu nghèo, chức vị. Anh
hết lòng với mọi người và được rất nhiều anh em bè bạn mến yêu, kính nể.
Tối nay, cũng như bao ngày em đến nhà anh, đã 9g tối anh vẫn
chưa về nhà. Khi đến nhà anh, em nhìn thấy mẹ đang khâu lại chiếc áo bị
bỏng thuốc lá của anh. Nhìn mẹ chợt em nhớ đến anh, rồi nhớ đến những
gì em đã thấy ở nhà anh.
Em xin phép được tặng cho anh cái đồng
hồ với lời nhắn: "Thời gian luôn trôi đi lạnh lùng. Có những thứ ngày
mai làm được, nhưng có những thứ ngày mai không thể nào làm được".
Và
một cái nút áo với lời nhắn chân tình: "Đôi khi người ta biết được rất
nhiều điều nhưng lại không biết một điều đơn giản là áo mình đang mặc
có bao nhiêu cái nút!". Anh đã sống vì mọi người nhưng trong mọi người
lại thiếu một người quan trọng nhất. Anh hãy xem tờ giấy bên dưới. Chúc
anh luôn vui vẻ và thành đạt".
Tôi cầm đồng hồ và cái nút
lên, bên dưới có một tờ giấy xếp làm tư nằm ngay ngắn, tôi mở ra xem và
thấy ngẩn ngơ với những dòng chữ dưới đây: Em
thấy anh rủ bạn về nhà cùng vui vẻ, làm xả láng mấy thùng Ken, anh em
bàn tán chuyện đời, chuyện cơ quan, chuyện nhà sếp, chuyện quan trường,
đủ thứ chuyện nhậu hoài bàn hổng hết.
Em thấy mẹ cặm cụi dọn
dẹp thức ăn dư, lom khom nhặt từng vỏ lon xếp lại, sáng mai ra chợ đổi
lấy chục chanh pha nước, cho thằng con tỉnh rượu mỗi khi say.
Em
thấy anh sáng ra sạp gom gần hết báo, đọc ngấu nghiến từng bài từng
mục. Ngẫm chuyện đời, chuyện quan liêu, chuyện cửa quyền, chuyện Mỹ,
chuyện I rắc, chuyện SEA Games...
Em thấy mẹ cẩn thận sắp từng tờ báo, lựa riêng ra những phần quảng cáo rồi ngập ngừng hỏi cái này cân ký bán được hông con?
Em thấy anh chơi hết lòng với bạn, chẳng bỏ về dù tăng 4 hay tăng 3...
Em thấy mẹ cứ trằn trọc ra vô mãi, 2g rồi mà phòng nó vắng tanh
Em thấy anh sau một ngày làm mệt mỏi, về nhà bật máy lạnh, bật quạt, ngã lưng nằm thẳng chân, chẳng muộn phiền.
Em thấy mẹ ra hiên nằm những ngày trời nóng, rồi lẩm bẩm xem điện tháng này có quá định mức chưa.
Em thấy anh ghiền chơi vi tính, cứ băn khoăn hoài chuyện nâng cấp CPU lên 2 hay 3 Gb.
Em
thấy mẹ rất ghiền xem cải lương, cứ chặm nước mắt, cứ cười vui thoải
mái khi xem hoài cái tivi cà giật, cái Tivi từ lúc anh tắm mưa.
Em
thấy anh chuyên viên vi tính, viết phần mềm để quản lý công ty, xem
công nợ, lãi lỗ, bấm một phát là có ngay. Thế mà chẳng thể nào tính đúng
được tình thương của người mẹ.
Em thấy mẹ chẳng cần vi tính,
vẫn âm thầm lập trình cá, cơm, rau. Biết chị Hai cái áo ủi không ngay,
còn anh nữa đôi giày cả tuần chưa chịu đánh!
Em thấy anh chuyện làm chuyện lớn mà quên đi những chuyện nhỏ xung quanh.
Em thấy mẹ suốt đời vụn vặt mà dạy con mình những bài học lớn lao...
_o O o_
Có bao giờ các bạn nghĩ rằng mình đã thật sự quan tâm đến ai đó chưa?
Có bao giờ các bạn đã quan tâm đến những chuyện dù chỉ là nhỏ nhặt?
Có bao giờ các bạn tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác?
Hi vọng qua câu chuyện này tôi và các bạn có thể tìm lại được những bài học về sự quan tâm mà các bạn đã lỡ đánh mất.
Hãy
dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho những người người mẹ, người cha,
những người luôn ở bên các bạn, luôn hướng sự quan tâm về phía các bạn
mà không cần đòi hỏi điều đó từ các bạn!
Nguồn: Vườn ươm tâm hồn
____________________________________________________________________________________________
|
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 15/Apr/2013 lúc 8:35pm
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 01/Jun/2013 lúc 5:53pm |
Chuyện trong quán phở ngày 1/6 ở Sài Gòn
- Thằng
bé bán vé số không nhìn vào bát phở mà nhìn vào đứa bé cùng trang lứa
một cách thèm thuồng. Có lẽ nó muốn được sống trong vòng tay ôm ấp của
mẹ nhưng mẹ nó đã không còn...
Tô
phở vừa được người phục vụ bưng ra đặt trước mặt tôi. Hơi nóng bốc lên
nghi ngút. Bên trên những miếng thịt đặc kín che khuất bánh phở bên
dưới…
Quán
không sang trọng nhưng đông khách. Mùi phở thơm lừng bay khắp quán. Mọi
người ai cũng tranh thủ ăn xong để còn đi vào công sở bắt đầu một ngày
làm việc mới. Tôi cũng thế. Cắm đầu ăn, không để mắt nhìn chung quanh.
Được
lưng tô, tôi ngước nhìn về phía trước. Một thằng bé trạc 10 tuổi, nước
da ngăm đen, tóc cháy nắng đeo chiếc túi nhỏ trên tay, cầm xấp vé số
lặng lẽ bước vào. Nó đến từng bàn. Chìa xấp vé số ra mời. Chiếc áo kaki
màu cà phê sữa rộng thùng thình so với hình hài bé nhỏ của nó. Gương mặt
hiền lành, nói năng lễ độ nhưng nó chỉ nhận được cái lắc đầu nhã nhặn
của nhiều người.
|
Trong quán phở (Ảnh: Đăng Lê) |
Thằng bé tiếp tục đến bàn kế bên chỗ tôi ngồi. Nó mời. Người phụ nữ
trung niên vừa nhai vừa đưa mắt nhìn xấp vé số trên tay nó. Dường như
không ưng ý với những hàng số trên tấm vé nó đang cầm trên tay, bà hỏi :
“Có số 28 không?”. Nó vẫn lặng yên. Bà tiếp tục ăn và chờ đợi nó. Nhưng
nó vẫn im lặng. Bà phải hỏi đến câu thứ 3, giọng hơi lớn thằng bé mới
giật mình: “Dạ có, dì để con lấy”...
Thì
ra, nó mải nhìn bé trai đồng trang lứa ngồi cạnh người phụ nữ. Thằng bé
đang ăn bát phở một cách hững hờ. Nó không nhìn bát phở mà nhìn người
ăn một cách thèm thuồng. Bé trai đó quần áo tinh tươm, thời trang, sạch
sẽ, gương mặt sáng sủa, da thịt hồng hào... Người phụ nữ nhận từ tay
thằng bé tờ vé số rồi rút 10.000 đồng đưa cho nó. Nó cúi gập đầu: “Con
cám ơn dì” rồi bước đi nhưng đôi mắt không rời đứa bé trai đầy diễm
phúc.
Tôi
cũng vừa ăn xong bát phở. Nó tiến đến nơi tôi ngồi. Chú ơi mua dùm con
vé số. Tôi nhìn nó. Nó nhìn tôi. Người phụ nữ cũng vừa xong bữa đứng dậy
đi ra cùng đứa con trai. Nó nhìn theo. Dường như trong ánh mắt nó gợn
lên một nỗi niềm.
Tôi cầm xấp vé số rồi bảo nó ngồi xuống. Thằng bé khép nép ngồi cạnh
tôi. “Con ăn sáng chưa?”. Tôi hỏi và không đợi nó trả lời. Tôi vẫy tay
gọi phục vụ… Tô phở được mang ra.
Nó nhìn tô phở trước mặt bằng
đôi mắt thèm thuồng nhưng đầy ái ngại. “Con ăn đi, chú mời con đó”. Nó
trố mắt tỏ vẻ ngạc nhiên rồi lẳng lặng lấy muỗng đũa ăn tô phở một cách
ngon lành.
Nó ăn rất điềm đạm. Không vội mà cũng không hững hờ như những đứa
trẻ khác. Tôi để yên lặng cho nó thưởng thức mùi vị của tô phở. Nó húp
đến giọt nước cuối cùng rồi đưa tay quẹt miệng.
Ăn xong nó đứng
dậy. Xấp vé số của nó tôi vẫn cầm trên tay. Mỗi ngày con bán được bao
nhiêu tờ? Dạ con lấy 100 tờ hôm nào bán hết thì được 100.000 đồng, nều
không hết thì trả lại. Nhưng ít khi hết lắm chú ơi. Được 70 – 80 tờ là
cùng.
Hỏi về hoàn cảnh, nó cho biết trước đây được sống trong sự chăm sóc
và nuông chiều của bố mẹ. Bố là một thợ cơ khí bậc cao trong một xí
nghiệp, còn mẹ là giáo viên tiểu học. Cuộc sống không khá nhưng không
thiếu thốn. Khi học đến hết lớp 4, tai họa ập xuống. Mẹ nó bị liệt nửa
người sau một tai nạn giao thông. Căn nhà đang ở bố nó phải bán để chạy
chữa cho mẹ nhưng cũng không bình phục được. Rồi mẹ nó mất, bố nó sa sút
tinh thần và không thiết tha đến công việc...
Hiện giờ, kinh tế trong gia đình phụ thuộc trong tay hai đưa trẻ -
nó và thằng anh trai hơn nó một tuổi. Cả hai lăn lộn suốt ngày khắp các
nẻo đường trong thành phố để bán vé số kiếm tiền nuôi cha và nuôi bản
thân mình.
Bây giờ tôi mới hiểu cái ánh mắt thèm thuồng của nó khi nhìn thằng
bé trai cùng trang lứa đi cùng mẹ vào ăn sáng. Cùng một lứa tuổi nhưng
hai số phận, hai cảnh ngộ. Có lẽ nó muốn được sống trong vòng tay ôm ấp
của mẹ nhưng mẹ nó đã không còn.
Tôi mua giúp nó 5 tờ vé số. Nó lững thững bước ra cửa tiếp tục lao
vào cuộc mưu sinh. Nhìn tờ lịch trên tường, hôm nay Tết thiếu nhi. Biết
bao giờ những trẻ em có cảnh đời nghiệt ngã, có thân phận hẩm hiu trong
xã hội này cảm nhận được cái đầm ấm của ngày tết thiếu nhi 1/6 này?
Trần Chánh Nghĩa
|
mk
|
IP Logged |
|
lo cong
Senior Member
Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
|
Gởi ngày: 01/Jun/2013 lúc 8:54pm |
|
Lộ Công Mười Lăm
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 14/Jun/2013 lúc 8:23pm |
Sao phải đợi một nụ cười mới trở nên thật xinh tươi?
Trên đời khoảng cách xa nhất không phải là sống và chết mà là gần nhau mà không hiểu nhau.
Trên đời khoảng cách xa nhất không phải là ở ngay trước mắt mà là mến nhau nhưng không giữ được.
Khoảng cách xa nhất trên đời không phải mến nhau không giữ được mà là tình thương không được đáp trả…
Khoảng
cách xa nhất trên đời này không phải là tình thương không được đáp trả
mà là đem trái tim lạnh giá để đối xử với người yêu thương mình.
Người sống bên cạnh mình mà không thể hiểu
mình, lại không thể yêu mến nhau hay yêu mến nhau lại không thể nói ra được, đó mới là xa.
Vậy thì…
Sao phải đợi một nụ cười mới trở nên thật xinh tươi?
Sao phải đợi đến lúc cô đơn mới nhận ra giá trị của một người bạn?
Sao phải đợi được yêu rồi mới đem lòng yêu người?
Sao phải đợi có một chỗ làm tốt mới bắt đầu công việc?
Sao phải đợi có thật nhiều rồi mới chia sẻ một chút?
Sao phải đợi thất bại mới nhớ đến một lời khuyên?
Sao phải đợi một nỗi đau rồi mới nhớ đến một lời ước nguyện?
Sao phải đợi có thời gian mới đem sức mình ra phục vụ?
Sao phải đợi người bỏ ta đi mới thấy luyến tiếc… Sao phải đợi mà không tự rút ngắn khoảng cách ấy
lại một chút, hiểu nhau một chút, thương nhau một chút…
Bạn ơi, sao phải đợi? Bởi có thể bạn không biết sẽ phải đợi đến bao lâu…
-ST- |
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 14/Jun/2013 lúc 8:25pm
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 20/Jun/2013 lúc 1:12am |
Bộ quần áo cũ.
Minh sống chung với một ông bố
chồng già yếu, bướng bỉnh là chuyện không dễ. Ông hay than phiền, hỏi
những câu không đúng lúc và từ chối các món ăn cần thiết. Ông hãnh diện
về thời trai trẻ, cứ kể đi kể lại các câu chuyện của thời vàng son. Minh
biết ông là người tốt, nhưng có cảm giác ông sống vì khối óc chứ không
vì con tim, thiếu sự thông cảm. Hôm nay đưa ông đi lễ ở nhà thờ, một
lần nữa ông lại mặc bộ đồ vest cũ sờn rách. Minh nhẹ nhàng:
-Bố nên thay bộ đồ con mua hôm trước, bộ quần áo này cũ quá.
-Nhưng bố thích mặc bộ này! Minh bắt đầu cau có:
-Nhưng mặc như vậy đi chỗ đông người rất kỳ, người ta sẽ nghĩ con bỏ bê không chăm sóc bố.
Ông già buồn rầu, lập lại:
-Bố thích bộ quần áo này lắm.
Minh cũng cương quyết:
-Bố nên thay ngay kẻo trễ, con không thấy có lý do gì để bố thích nó.
Ông già trả lời rất gọn ghẽ, chân thành, lâu nay ít khi nào Minh thấy ông minh mẫn như vậy:
-
Chính mẹ đã tặng bố bộ quần áo này để mặc ngày kỷ niệm thành hôn. Khi
chồng con ra trường, bố cũng mặc bộ quần áo này. Ngày đưa mẹ con ra
nghĩa trang, bố cũng mặc bộ đồ này, bố thấy thật vui và xúc động khi mặc
nó.
Nước mắt ông già hoen trên mi, rơi xuống gò má nhăn nheo. Minh hụt hẫng
và hết sức bối rối. Bố chồng tôi sống tình cảm và có lý hơn tôi nghĩ.
Trước khi quyết đoán người nào đó khô khan không có trái tim, mình nên xét lại trái tim mình đã.
(st)
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 20/Jun/2013 lúc 1:13am
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 02/Jul/2013 lúc 1:29am |
Một câu chuyện thật về tình yêu thương, niềm tin và hy vọng
Trên
đời, những câu chuyện cảm động về tình mẹ có rất nhiều và bàng bạc
trong văn chương. Tình mẹ cao thượng hy sinh tất cả cho con là điều
không thể chối cãi. Lâu lâu vớ được một câu chuyện về tình cha, xin
chia sẻ cùng các bạn.
Dick Hoyt đáng được tôn vinh là một người cha vĩ đại. Nếu ai đã
trải qua cảm giác phải chăm sóc một người tật nguyền lâu năm, ắt sẽ thấy
rằng không có một tình yêu nào có thể lớn hơn tình yêu của ông bố Hoyt
với cậu con trai chưa sinh ra đời đã bị chẩn đoán mắc bệnh bại não
(cerebral palsy), một loại bệnh tĩnh với các tổn thương não đã định
hình khó có thể thay đổi.
Khởi đi từ bất hạnh
Năm 1962, Dick Holt đau xót nhìn đứa
con trai chào đời trong tình trạng bị dây rốn quấn cổ và được chẩn đoán
liệt não, sẽ phải sống như thực vật cả đời. Vì tình trạng đó, các bác
sĩ khuyên vợ chồng Dick và Judy nên đưa con vào một trung tâm bảo trợ xã
hội đặc biệt. Tuy nhiên, với lòng thương con vô bờ, Holt cha từ chối
lời khuyên đó. Người cha trẻ mới 22 tuổi để ý thấy đôi mắt của Rick,
tên đứa con, biết hướng mắt nhìn theo ông khi ông di chuyển quanh phòng.
Vì vậy Dick hy vọng và tin tưởng rằng Rick vẫn có thể suy nghĩ và nhận
thức được mọi sự việc xảy ra chung quanh.
Thế rồi vợ chồng Dick tìm đủ mọi
cách để giúp đứa con tham dự vào mọi sinh hoạt của gia đình.Khi làm bất
cứ điều gì, họ cũng tâm niệm rằng Rick đang dõi theo và cố gắng nhận
biết tất cả mọi việc, như bất cứ một đứa trẻ nào khác. Đôi vợ chồng nuôi
dưỡng niềm tin một ngày con họ có thể giao tiếp được trong một chừng
mực nào đó.
Họ đưa con đến những trung tâm phục
hồi chức năng, đến cầu cạnh những nhà nghiên cứu y khoa, cho con tham
gia vào tất cả các hoạt động gia đình, vui chơi trong vườn, giúp con tận
hưởng niềm vui được bơi dưới nước mà đứa trẻ nào cũng khao khát hoặc
đưa Rick đi cùng trong các kỳ nghỉ của gia đìn Nói cách khác, cặp vợ
chồng trẻ Dick và Judy đối xử với Rick như đối xử với một đứa trẻ bình
thường. Để làm được điều đó, họ phải hy sinh hầu như tất cả những thú
vui trong đời, dành hết thì giờ bên Rick, tìm hiểu Rick và tiếp tục
nuôi hy vọng.
Các bác sĩ, dù đã cố thuyết phục bố
mẹ Rick rằng họ chẳng có chút hy vọng nào, dù có cố gắng đến đâu. Tuy
nhiên, năm 11 tuổi, trong nỗ lực không thể tả được bằng lời, cha mẹ Rick
đã thuyết phục các nhà khoa học Trường Đại học Tuft, bang M***achusetts
kể cho Rick nghe một câu chuyện hài. Trước sự ngạc nhiên của họ, Rick
đã cười. Các nhà khoa học thừa nhận rằng họ đã lầm, Rick vẫn nhận biết
được thế giới sinh động quanh cậu và cậu rất muốn được tham gia và khám
phá thế giới ấy.
Cuối cùng, người ta làm riêng cho
Rick một chiếc máy tính đặc biệt, có thiết bị gắn vào đầu Rick, bộ phận
duy nhất trên người cậu có thể cử động được đôi chút. Thiết bị này giúp
Rick mã hóa những điều não cậu muốn nói và chuyển thành âm thanh điện
tử. Điều đầu tiên mà cậu bé Rick nói với bố mẹ là một môn thể thao. Bậc
phụ huynh đáng kính ấy giờ đây biết thêm một điều, niềm đam mê của con
trai họ là thể thao.
Khi chiếc máy mang tên Hi vọng được
gắn vào đầu Rick, cậu đồng thời được chấp nhận đến trường học. Cũng
trong thời gian này, cậu bé bộc lộ niềm đam mê với môn điền kinh. Năm
1977, khi trường cậu bé có chương trình chạy marathon để quyên góp cho
một học sinh bị tai nạn xe hơi, Rick đã nói với bố rằng: “Bố ơi, con
muốn chạy để quyên tiền cho bạn ấy!”. Một nguồn tin khác cho biết Rick
đã nảy ra cảm hứng muốn tham dự vào các cuộc chạy thể thao sau khi xem
một bài báo. Dick, một trung tá thuộc Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia Hoa
Kỳ, sửng sốt trước ý muốn bất ngờ hầu như không tưởng của đứa con 16
tuổi. Lòng ngập tràn vui mừng lẫn lo âu, người cha ôm con nói: “Được rồi
con. Chúng ta sẽ chạy thi.” Thế rồi người cha 37 tuổi mà trước đó chưa
hề chạy marathon bao giờ phải khổ luyện tập dợt để sẽ đẩy con chạy.
Thể hiện tình cha
Dick bắt đầu tập luyện chạy mỗi ngày với một bao xi măng đặt trong
chiếc xe lăn thay cho trọng lượng của Rick vì Rick bận học ở trường.
Dick đã có thể cải thiện sức khỏe của mình rất nhiều mà ngay cả khi đẩy
con, ông đã có thể tạo được một kỹ lục cá nhân là 5km trong 17 phút.
Sau khi hai cha con kết thúc cuộc đua đầu tiên dài năm dặm, Rick
mừng rỡ nói: “Thưa cha, khi chúng ta đang chạy, con cảm thấy như con
không còn tật nguyền nữa.” Dù đang mệt muốn kiệt sức, Dick sung sướng
rưng rưng nước mắt trước niềm vui của con.
Từ đó, vì niềm đam mê điền kinh và thể thao nói chung của đứa con
tật nguyền, Dick chocon mượn thân xác để tham gia vào những cuộc thi
triền miên được tổ chức tại nhiều nơi suốt năm trong và ngoài nước Mỹ
với danh hiệu tham dự viên là “Team Holt”.
Năm 1984, Dick trở thành một vận động viên điền kinh nổi tiếng và
được mời tham dự các cuộc thi ba môn phối hợp (bơi, đạp xe, chạy bộ). Đó
vốn là cuộc thi dành cho những người có sức khỏe tốt và dẻo dai. Ban tổ
chức muốn Dick tham gia và chỉ mình ông mà thôi, không có Rick. Ông từ
chối. Năm kế tiếp, họ lại đưa ra lời mời tương tự, nhưng một lần nữa ông
lại từ chối nếu không có con trai của mình cùng tham gia.
Dick nói với các nhà tổ chức, “Rick chính là lý do tôi tham gia các
cuộc thi này; tôi không muốn thi đấu một mình. Rick là động lực thúc
đẩy tôi. Hơn nữa, nếu không có Rick, tôi không biết phải làm gì với hai
cánh tay của mình”. Sau khi miệt mài thiết kế cho con những phương tiện
an toàn như ban tổ chức yêu cầu, đội Hoyt được tham gia và về đích trong
số 50% những người về đầu.
Sau khi hoàn tất cuộc đua Boston
Marathonlần thứ 15, cuộc đua mà họ đã bị từ chối vào năm 1981 khi lần
đầu tiên đăng ký tham gia, họ đã được tôn vinh như những Anh hùng của
nước Mỹ nhân kỷ niệm lần thứ 100 môn marathon.
Năm 2003, Dick bị một cơn trụy tim,
tuy nhiên, bác sĩ cho biết chính tình trạng sức khỏe tốt nhờ tham gia
thể thao thường xuyên đã cứu sống ông. Sau khi hồi phục, hai cha con
Dick và Rick lại tiếp tục những cuộc đua mới. Dick vẫn khăng khăng rằng
chính con trai mình mới là vận động viên điền kinh, chứ không phải ông.
Dick nói: “Tôi không biết phải giải thích thế nào, nhưng mỗi khi đứng
đằng sau chiếc xe lăn của con trai, tôi cảm thấy lâng lâng khó tả. Rick
là cỗ máy hoạt động của cả hai chúng tôi. Tôi cho Rick mượn thân thể
mình, nhưng chính tinh thần của Rick mới là động lực thúc đẩy chúng tôi
tiến về phía trước”.
Thành tích 36 năm kiên trì
Mặc dù người ta nhìn thấy Dick và
Rick Hoyt trên trường đua nhiều lần, nhưng không lần nào khán giả ngừng
ngưỡng phục người cha đáng kính vừa chạy vừa đẩy con mình đang ngồi
trong xe lăn, gò lưng đạp xe kéo theo một chiếc xe lăn lên dốc xuống
đồi, hay vừa bơi vừa kéo đứa con tật nguyền.
Rick cũng đã chứng tỏ mình hơn cả
một vận động viên “đặc biệt” khi lấy xong bằng tốt nghiệp Đại học Boston
và trở thành người khuyết tật bại não đầu tiên tốt nghiệp đại học. Rick
làm việc tại phòng thí nghiệm máy tính của trường, nơi anh có thể hỗ
trợ phát triển một hệ thống giúp những người khuyết tật có thễ giao tiếp
thông qua các cử động của đôi mắt. Rick nói: “Tôi đã chứng minh cho
những người khuyết tật thấy rằng họ không nhất thiết phải suốt đời ngồi
yên một chỗ và nhìn cuộc sống trôi qua trước mắt. Họ cũng có thể tới
trường, có việc làm và tham gia vào các hoạt động hàng ngày trong xã
hội”.
Tính đến hết năm 2009, Team Holt đã tham gia cả thảy 1.009 cuộc
thi, trong đó có đủ các môn, từ marathon đến ba môn phối hợp và thậm
chí cuộc chạy bộ vòng quanh nước Mỹ. Đội Holt luôn về đến đích
trong các cuộc đua, có khi bỏ lại phía sau hơn một nửa số vận động viên
khác và đôi lần về nhất.
Đội Hoyt được tôn vinh tên tuổi vào Viện Người Thép Danh Tiếng (Ionman Hall of Fame) vào năm 2008.
Tính đến tháng Tư năm 2013, hai cha con Hoyt đã tham dự tổng cộng
1,077 cuộc chạy gay go đòi hỏi sức chịu đựng bền bỉ, trong số đó gồm có
70 cuộc đua chạy việt dã (marathon) và sáu cuộc đua tam hợp Người Thép
(Ionman triathlon). Họ đã tham dự cả thảy 30 lần trong giải Boston
Marathon. Ngoài ra, để bổ sung vào danh sách những thành tựu của họ, năm
1992 cha con Dick và Rick đạp xe và chạy vòng quanh nước Mỹ, hoàn thành
khoảng đường dài 3,735 dặm (6,011 km) trong 45 ngày.
Khi dự thi ba bộ môn thể thao phối
hợp triathlon, Dick bơi với giây cột quanh eo để kéo Rick nằm trên một
xuồng phao. Qua phần đua xe đạp, Rick ngồi phiá trước một chiếc xe đạp
dọc được thiết kế đặc biệt. Đối với phần chạy bộ, Dick đẩy Rick ngồi
trên xe lăn.
Năm nay 2013, Dick đã là một người
già 73 tuổi và Rick đã 51 tuổi nhưng mãi mãi vẫn là một đứa con tật
nguyền. Mỗi lần chuyển đổi giữa các bộ môn thi từ bơi sang đạp xe đạp,
từ đạp xe đạp đổi qua chạy bộ, người cha già phải thao tác thật nhanh tự
tay bồng con đặt vào ghế, nai nịch an toàn, xong tiếp tục cuộc thi.
Thú thật cùng các bạn, cứ mỗi lần xem đoạn video này, tôi không khỏi
nghẹn lòng, phải ngưng gõ bàn phím chữ và ngồi thừ ra một lúc. Đây quả
là một trong những đoạn video về tình cha gây xúc động nhất).
Ngày nay, hai cha con Holt -hay nói
cho đúng hơn là người cha Dick Holt đã già- mỗi năm dự đua ít hơn và
dành thì giờ cho các cuộc nói chuyện trước công chúng nhiều hơn. Thuở
bắt đầu sự nghiệp thể thao, họ tham gia 50 cuộc đua mỗi năm nhưng bây
giờ chỉ nhắm mục tiêu tham dự còn khoảng phân nửa số lượng đó mỗi năm mà
thôi. Holt cha cho biết chưa có ý định hoàn toàn rút lui các cuộc thi.
Ngày 08 tháng Tư năm 2013, một bức
tượng đồng vinh danh cha con Hoyt đã được khánh thành gần khởi điểm của
cuộc chạy đua Boston Marathon tại Hopkinton, M***achusetts.
Do vụ khủng bố đặt bom nổ ngày 15 tháng Tư, Đội Hoyt chưa kịp hoàn
tất cuộc chạy đua Boston Marathon năm 2013. Lúc vụ nổ xảy ra, họ còn
cách lằn mức đích khoảng một dặm và đã bị giới hữu trách cuộc đua chặn
lại cùng với hàng ngàn vận động viên khác. Họ an toàn và được một người
lái xe SUV ngang qua chở họ đến khách sạn Sheraton tạm trú.
Kết luận
Tình yêu vị tha thực sự giúp con người có được sức mạnh để làm
những điều không tưởng. Sở dĩ ông Dick Hoyt có đủ kiên nhẫn và nghị lực
trải qua tất cả những cuộc đua đầy thử thách là vì ông đã tìm thấy mục
đích cao cả trong đời là đem lại niềm vui và hạnh phúc của con trai ông.
Ông không muốn để cho con mình bị xem là người thừa trong xã hội. Ông
muốn cho con tham gia vào các hoạt động xã hội để giúp con cảm thấy hạnh
phúc. Vì lẽ đó, ông đã luôn cố gắng hơn bao giờ hết.
“Nếu trong tim ta có một tình yêu vô điều kiện, ta có thể tìm thấy
cho mình một nguồn năng lượng to lớn để thực hiện những điều không
tưởng. Ta có thể vượt qua những giới hạn của bản thân và chuyển hóa mọi
giới hạn đó thành điều kỳ diệu.”
Khẩu hiệu của Đội Hoyt đó là “bạn có thể ” và họ chính là sự minh
chứng sống khẳng định bạn có thể khi bạn quyết định làm. Thông điệp của
đội Hoyt đã làm rung động mọi người.
Dù có mang trên người những khiếm khuyết về mặt thể chất hay không
đi chăng nữa, chúng ta có thể học được rất nhiều từ câu chuyện của họ,
hãy cho ước mơ của chúng ta một hy vọng, một cơ hội thứ hai để sống mặc
cho tuổi tác có như thế nào đi chăng nữa, và hãy nhìn thế giới một cách
rộng mở hơn. Câu chuyện của Rick và Dick cũng khiến cho chúng ta phải
suy nghĩ lại về những gì chúng ta cho rằng “không thể” cho tới giờ và
hãy thử cố gắng hết sức một lần nữa xem.
Tóm tắt về thành quả giúp con vượt lên trên số phận, Dick Holt nói:
“Tôi yêu gia đình và chỉ muốn trở thành một người cha tốt nhất trong
khả năng của tôi. Chỉ cần có được niềm vui khi ở bên cạnh con, được tận
hưởng những giây phút đó, chúng tôi sẽ tiếp tục vượt qua được những khó
khăn trở ngại phía trước”.
Qua 36 năm dài sống cho con và hy sinh cho con, ông quả xứng đáng là một trong những người cha tốt nhất thế giới.
Phan Hạnh sưu tầm.
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 02/Jul/2013 lúc 1:34am
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 04/Jul/2013 lúc 11:25pm |
NHỮNG MẨU CHUYỆN NGẮN, CŨNG LÀ THẬT NGOÀI ĐỜI
Quà sinh nhật
Trong
năm đứa con của má, chị nghèo nhất. Chồng mất sớm, con đang tuổi ăn
học. Gần tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà họp bàn xem nên chọn nhà
hàng nào, bao nhiêu bàn, mời bao nhiêu người. Chị lặng lẽ đến bên má: "Má ơi, má thèm gì, để con nấu má ăn?" Chưa tan tiệc, Má xin phép về sớm vì mệt. Ai cũng chặc lưỡi: "Sao má chẳng ăn gì?" Về nhà, mọi người tìm má. Dưới bếp, má đang ăn cơm với tô canh chua lá me và dĩa cá bống kho tiêu chị mang đến... (ST)
Sầu Riêng
-
Mẹ, sầu riêng rộ. Mẹ mua cho Nội một trái đi Mẹ. Nội nói cả chục năm
rồi Nội chưa ăn múi nào hết. - Bên đây sầu riêng mắc như vàng, của đâu
mà cho Nội mày ăn cho đủ. Tao hầu Ba mày mệt rồi, thêm Nội mày nữa có
nước đem chôn tao sớm. Thằng Tí như bị hụt hẫng trước câu trả lời của Mẹ
nó. ... Mùa sầu riêng năm sau, Nội nó mất. hôm giỗ đầu, Mẹ nó mua một
trái sầu riêng thật to để trên bàn thờ. Mẹ nó nói với mọi người: - Má
chồng tôi hảo sầu riêng lắm. Mắc cách mấy tôi cũng ráng mua để cúng Má
tôi. Mọi người khen Mẹ nó là dâu thảo. Chỉ có thằng Tí biết. Nó lặng lẽ
đến cạnh bàn thờ thì thầm: - Xin Nội tha lỗi
cho Mẹ con
Bông điển điển
Xưa, em sống ở quê. Mùa lũ, em ngâm mình mò củ ấu, hái bông điên điển . Tuổi mười lăm ngai ngái mùi bùn.
Em tìm về thành phố. Học đi, học nhảy, học liếc mắt cười tình. Tuổi thiếu nữ đôi mươi vành vạnh, thơm phức và kiêu hãnh.
Một bữa, em chạy ra từ trong khách sạn. Chiếc giày cao gót lật quai lăn
tõm xuống cống đen ngòm để lộ đôi chân phèn tứa máu. Em khóc tức tưởi.
Nước mắt ân hận làm trôi những thứ bôi trét giả tạo. Khuôn mặt lộ dần
những nét quê xưa.
Em chợt nhớ những cánh hoa điên điển sắp tàn còn kịp ửng vàng trước lúc hoàng hôn.
Nguyễn San
Em tôi
Bám đất Sài Gòn sau 3 năm ra trường, tôi vẫn không xin được việc. Đôi cua dạy kèm, khi chẳng đủ trang trãi lại phải nhờ nguồn “trợ cấp” ở quê. Vừa rồi, đau ruột thừa, nằm viện. Mẹ vượt ngàn cây số vào thăm. Ngày về, dúi vào tay tôi chỉ vàng, bảo: “Của
cái Lan, nó dặn con dùng để hồi sức, viện phí và tiền gởi vào cho con
trước đây cũng một tay nó cả. Tội nghiệp! Dạy thêm tít mù, còn nuôi thêm
cả lợn”.
…Nhớ ngày Lan trượt đại học, thư về tôi mắng chẳng tiếc lời…
Cầm món quà của em, tôi chỉ còn biết nuốt nước mắt vào trong.
Ngày xưa
Huỳnh Văn Dân -
Thuở
nhỏ, nhà tôi nghèo lắm. Mỗi chiều, anh em tôi thường tụ lại bên nồi cơm
độn khoai sắn, ríu rít như đàn chim về tổ. Thiếu thốn nhưng chúng tôi
nhường nhau phần thức ăn ngon nhất, mẹ tôi rất vui lòng.
Khi chúng tôi khôn lớn, có gia đình riêng, ai cũng khá giả. Hôm giỗ ba,
có mặt đông đủ, anh Hai tôi phàn nàn với mẹ cây xoài của anh Ba mọc chồm
qua sân nhà anh. Chị Ba trách anh Tư đào ao lấn qua phần đất của chị
hai tấc. Mẹ tôi trầm ngâm: "Mẹ ước gì được trở lại thời nghèo khó ngày xưa."
Ca dao thương mẹ
- Trung Dung -
Ba bị tai nạn mất khi mẹ chưa bước vào tuổi bốn mươi. Mẹ ở vậy nuôi con.
Con lêu lổng chơi bời, mẹ khóc.
Con ngoan, học giỏi... Mẹ cũng khóc khi đốt nhang cho ba.
Hồi đó, con đâu hiểu sao ít thấy mẹ cười.
Lớn lên, nghe câu hát "... Mẹ đi lấy chồng con ở với ai..." Con lại khóc vì thương mẹ.
Tính cách
Mẹ
tôi buôn bán, chai lỳ trước cái cân cơm áo nhưng mẫn cảm trong nghệ
thuật. Những nước mắt tình buồn phim ảnh, những sụt sùi số phận cải
lương, bà đều hồn nhiên "ăn theo" một cách ngon lành. Có lần, cha tôi giỡn:
- Coi chừng trôi ti vi....
- Còn sách ông chưa viết ra đã hóa đá - Mẹ tôi trả miếng - Thế cũng mang danh nhà văn này, nhà thơ nọ...
Một hôm, đang bữa ăn, bỗng nhiên mẹ tôi chạy vụt ra đường chận đường con bé bán trứng vịt lộn.
- Mày biến đâu tài thế. Hì! có chui xuống đất rồi cũng gặp tao - Bà vừa nói vừa giằng mủng trứng, đếm lấy trừ nợ.
- Dì ơi, cho con khất, mẹ con còn ốm!
- Nhà này cũng đang ốm đây - Mẹ tôi cười bù - Khỏi bẻm mép.
Con bé chưng hửng, lã chã nước mắt nhìn cải mủng không, rồi bưng lên, xiêu vẹo bước đi....
Cha tôi cám cảnh, quay mặt, rút mùi soa chấm mắt.
Lâu sau, ti vi phát vở kịch "Cô bé nghèo bán trứng bị xiết nợ". Lúc ấy, mẹ tôi lại khóc, còn cha tôi thì cười.
(tác giả Nguyễn Thị Hoài Thanh)
Nước mắt chảy xuôi...
Tin
báo : Chồng chết sớm, mẹ ở vậy, buôn thúng bán bưng chắt chiu 3 thứ rau
trái, lại bán thêm vé số buổi tối, cố nuôi đứa con trai đến trưởng
thành. Thằng con bê tha rượu chè cờ bạc, về hạch xách tiền, đến khi mẹ
không còn tiền nữa, nó đánh bà máu me be bét. Lối xóm gọi công an. công
an hỏi bà về thằng con. Bà hỏi ngược lại :
- Nếu tôi nói, con tôi có bị tù không ?
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 11/Jul/2013 lúc 8:46pm |
Khi người Việt chịu chơi và chịu chi
Cập nhật 11-07-2013 - Goc Nhin Alan
|
Lễ công bố đại lý chính thức của Rolls-Royce tại Việt Nam. |
Trong
tình hình kinh tế đầy biến động, các doanh nghiệp đồng thanh kêu khó,
nợ xấu gia tăng, bất động sản đông cứng… thì thị trường hàng tiêu dùng
Việt Nam vẫn đang là “miền đất hứa” của các nhãn hàng hiệu siêu sang.
Sự đổ bộ của những thương hiệu siêu sang
Vượt qua các tên tuổi lớn trong hàng
thời trang thế giới như Louis Vuitton, Versace, Chanel, Hermes trở thành
hãng thời trang xa xỉ nhất do Hiệp hội hàng xa xỉ thế giới bầu chọn.
Những sản phẩm từ túi xách cho đến quần áo thời trang của Hermes đều là
lựa chọn yêu thích của những người nổi tiếng. Năm 2008 cửa hàng Hermes
đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện ở Hà Nội. Đến nay, cửa hàng này luôn
tăng trưởng doanh thu hằng năm từ 20-30%, với các sản phẩm có giá dao
động từ 10.000-150.000 USD/sản phẩm…
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường
khiến Hermes luôn muốn đẩy mạnh phát triển tại Việt Nam. Đầu năm 2013,
Hermes đã mở cửa hàng thứ hai tại Việt Nam nhằm cung cấp những chiếc túi
với thông điệp: “Tôi là người giàu có và đầy quyền lực”.
Bên cạnh Hermes, có một điều đặc biệt là
dù thị trường xe hơi hiện nay gần như đóng băng nhưng các dòng xe cao
cấp vẫn được ưa chuộng và duy trì được doanh số. Các hãng xe sang như
BMW, Mercedes, Audi… đều đạt mức tăng trưởng cao tại Việt Nam, cho thấy
xu thế tiêu dùng hàng xa xỉ, đắt tiền của người Việt Nam đang lũy tiến.
Cuối tháng 6 vừa qua, tại Hà Nội,
Rolls-Royce đã chính thức công bố đại lý chính thức của hãng tại Việt
Nam. Rolls Royce là một thước đo vị thế xã hội, thể hiện sự tột đỉnh
trong văn hóa tiêu dùng ngay tại những đất nước phát triển nhất. Tại khu
vực châu Á, Hà Nội là thành phố thứ 22 mà Rolls-Royce có mặt. Lựa chọn
Hà Nội là nơi đầu tiên đặt tổng hành dinh, Rolls-Royce đã thể hiện định
hướng trước mắt tập trung vào thị trường phía Bắc.
Ở một đất nước đang phát triển với thu
nhập bình quân đầu người mới chỉ ở mức 1.400 USD/năm, việc hãng xe hơi
siêu xa xỉ có giá từ 1,2-1,7 triệu USD/chiếc đặt đại lý đã chứng tỏ tiềm
năng thực sự của thị trường xe hơi hạng sang Việt Nam.
Độ chịu chơi và chịu chi của người Việt đã khiến cho các thương hiệu danh tiếng thế giới phải để mắt đến thị trường mới nổi này.
Ông Đoàn Hiếu Minh, Chủ tịch Hội đồng
quản trị Công ty Regal Motor Cars, đơn vị phân phối Rolls-Royce tại Việt
Nam, cho biết ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, phân khúc khách hàng của
Rolls-Royce đều rất hẹp. Họ là những người thành đạt trong các lĩnh vực
và ngành nghề mà họ đại diện, đạt được nhiều thành công và muốn tưởng
thưởng riêng cho bản thân một chiếc xe đặc biệt mang dấu ấn cá nhân.
Tuy nhiên, lạc quan về thị trường trong
nước, ông Minh tin rằng trong năm 2013 và 2014, mức độ tăng trưởng về
sản lượng bán Rolls-Royce tại Việt Nam trong vòng 3 năm tới ít nhất sẽ
là hai con số.
Các “tín đồ” hàng hiệu không chỉ dừng ở
các cửa hàng trong nước mà họ sẵn sàng đầu tư một chuyến xuất ngoại để
mua sắm thỏa thích. Bên cạnh việc các “sao” trong giới showbiz lên báo
khoe sang nước này, nước khác để sắm sanh đồ hiệu thì một thực tế trong
giới “nhà giàu” Việt Nam là họ luôn đi máy bay như “đi chợ” để lùng mua
những thứ đồ mà mình thích ở các thiên đường mua sắm như Hong Kong,
Singapore hay các nước thuộc Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.
Anh Q.C, một doanh nhân trung tuổi, vừa
có chuyến mua sắm kéo dài 1 tiếng rưỡi ở khu phố hàng hiệu Orchard Road
của Singapore. Máy bay hạ cánh lúc 1 rưỡi chiều, đủ để anh kịp sắm 1
đồng hồ Rolex nạm kim cương, 1 đôi giày Louis Vuitton kiểu dáng mùa hè, 1
thắt lưng nam hiệu Gucci… Danh sách hàng hóa xa xỉ anh mua được trong
90 phút còn dài nhưng cũng vừa vặn thời gian để anh lên máy bay về Hà
Nội vào lúc 15 giờ đúng.
Thuê đồ hiệu để… sướng (!)
Với giới thượng lưu, nhà giàu, việc họ
bỏ tiền ra để sở hữu những thương hiệu xa xỉ là việc làm trong tầm tay.
Còn với những người bình thường, cơ hội sử dụng các mặt hàng xa xỉ là
điều không tưởng. Vậy tại sao không thuê một lần khi bạn cần tới nó? Và
thế là dịch vụ cho thuê đồ hiệu đã và đang phục vụ không hết khách.
Muốn thuê một món đồ của các thương hiệu
đắt giá như Louis Vuitton, Gucci, Burberry, Dior, Chanel,Pierre Cardin… các khách
hàng phải đặt cọc tiền, chứng minh thư và trả tiền thuê hằng ngày bằng
3% giá bán lẻ của sản phẩm đó.
Nhu cầu thuê đồ hiệu để thỏa mãn sự
“sang chảnh” của giới trẻ đang rất cao. Các cửa hàng cho thuê này mặc dù
có giá trị hàng hóa rất lớn nhưng thường nằm trong ngõ nhỏ ở các khu
Chùa Bộc, Nghĩa Tân… Quần, áo, váy và các loại phụ kiện như đồng hồ,
giày, túi… của các thương hiệu lớn có giá từ 1.000 USD đến vài nghìn
USD/chiếc luôn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng.
Nga, khách quen của một hàng cho rằng,
được sử dụng hàng hiệu để thấy mình đẹp và sang trọng hẳn lên mà chỉ mất
có 200.000-400.000 đồng/ngày thì cũng đáng.
Hiện nay, nhiều cửa hàng điện thoại ở
khu Cầu Giấy, Hà Nội đang có dịch vụ cho thuê iPhone5 với giá
600.000-800.000 đồng/ngày để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận giới trẻ
sính hình thức, thích xài hàng hiệu nhưng không đủ tiền để sắm. Người
thuê phải đặt cọc đi kèm nhiều điều khoản ràng buộc như nếu lỡ máy bị
một vết xước nhỏ hoặc bị rơi bể viền thì phải bồi thường tới tiền triệu.
Bạn Huy Khoa, sinh viên một trường ĐH
tại Hà Nội, nói: “Xài đồ xịn để thể hiện đẳng cấp và được bạn bè coi
trọng, bỏ gần triệu bạc mà được sở hữu kiệt tác iPhone 5 lấy le vào dịp
gì quan trọng nào đó thì cũng đáng tiền”.
Bên cạnh iPhone5, tiền thuê các loại
điện thoại khác như các dòng cảm ứng của Nokia, Samsung có giá rẻ hơn,
dao động từ 100.000-300.000 đồng/ngày.
Những chiếc xe tay ga đắt tiền và ô tô
cũng thu hút được nhiều người đến thuê. Tùy thuộc vào từng loại xe mà
chủ hàng hét giá. Với những xe tay ga như SH, LX… thì giá cho thuê
thường là 500.000 đồng/ngày. Đối với các loại ô tô bình dân như Morning,
Vios, Innova… có mức giá cho thuê dao động từ 500.000-1 triệu
đồng/ngày. Các loại xe sang trọng hơn như Altis, Camry… có giá từ 2
triệu đồng/ngày.
Những câu chuyện từ sự khát khao được sử
dụng hàng hiệu bằng cách đi thuê đã thể hiện rõ căn bệnh sính hình
thức, thích chơi trội của giới trẻ. Có phải rằng các bạn không đủ điều
kiện để khẳng định thương hiệu, giá trị của bản thân, nên phải thể hiện
bằng những món đồ hiệu đi thuê?
Một người hàng hiệu từ đầu tới chân
nhưng thiếu sức sống thì chẳng hơn gì một ma-nơ-canh trong cửa hàng thời
trang. Giới trẻ cần phải xác định lại rằng ta đầu tư gì cho giá trị bản
thân trước khi đầu tư cho bề ngoài? Sự đắt tiền của vẻ bề ngoài không
bao giờ thay thế nổi sự kém cỏi của bên trong!
Nguồn: Gocnhinalan |
__._,_.___
|
mk
|
IP Logged |
|