Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chúc Mừng - Chia Buồn - Cảm Tạ
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Tổng Quát :Chúc Mừng - Chia Buồn - Cảm Tạ
Message Icon Chủ đề: Tin nóng: BÀ NGÔ ĐÌNH NHU ĐÃ VỀ NƯỚC C Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 3 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 27/Apr/2011 lúc 9:36am
 
BÀ NGÔ ĐÌNH NHU
 
 
 
Dù ưa hay không ưa bà, nhưng không thể không công nhận bà là người phụ nữ VN tài ba ,lịch lãm .
Vào cuối đời , bà đã gửi người con trai cả Ngô Đình Trác sang Mỹ đem tro cốt của thân phụ, thân mẫu
của bà ( Ông bà Trần Văn Chương theo đạo Phật )  gửi ở chùa Việt Nam , Los Angeles do HT Thích Mãn Giác 
là Viện Chủ .( HT cũng là cựu du học sinh Nhật Bản ) cùng với lá thư bà xin lỗi các Thầy về biến cố Phật giáo
và việc  HT Thích Quảng Đức tự thiêu  năm1963 mà bà đã có lời lẽ xúc phạm .

Bà qua đời đúng vào ngày lễ Phục Sinh.
Mong  Bà  được yên nghỉ ở cõi vĩnh hằng.

kim yến
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 27/Apr/2011 lúc 5:18pm
mk
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 27/Apr/2011 lúc 8:35pm
 Tiểu sử Bà Ngô Đình Nhu  
Tác Giả: Nguyen Hung Kiet   
Thứ Tư, 27 Tháng 4 Năm 2011 17:00

"Tôi không thể Định cư ở Mỹ, vì Lý do đơn giản chính phủ của Họ đã đâm sau lưng tôi."

 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 27/Apr/2011 lúc 8:43pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 27/Apr/2011 lúc 11:57pm
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 01/May/2011 lúc 10:40pm
 
Thư mời dự Thánh Lễ cầu cho Linh hồn cụ Bà Ngô Đình Nhu,
Viết bởi Nhom cau nguyen   
Thứ bảy, 30 Tháng 4 2011 21:38

 

< = height=268 =10 width=250 ="http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/9f/Madame_Ng%C3%B4_%C4%90%C3%ACnh_Nhu.jpg" align=left>

 

nhủ danh Maria Trần Lệ Xuân

Kinh thưa Quý Ông Bà,  Quý Bác , Quý Anh Chị và  Các Bạn trẻ thân mến,

Ngày 24.04.2011 vừa qua Bà Maria  Trần Lệ Xuân ,đã mệnh chung tại Rom và  Bà  cũng  là  Phu nhân của Ông Ngô Đình Nhu , Cố vấn của cố Tổng Thống  Ngô Đình Diệm bị thảm sát qua cuộc  đảo chánh ngày 01.11.1963 .

Bà Maria Trần Lệ Xuân là người  cuối cùng ra đi , nhân chứng của sự bạo lực đã đưa đến thảm hoạ của đất nước mà nó kéo dài cho đến ngày hôm nay .

Do đó Nhóm Cầu Nguyện chúng tôi xin mời Quý Ông Bà,  Quý Bác , Quý Anh Chị và Các Bạn trẻ cùng với chúng tôi cùng nhau cầu nguyện cho Bà vào ngày thứ bảy 07.05.2011 tại :

Sankt Gertrud Kirche

Gertrudis-Str. 14

40 229 Düsseldorf-Eller

Chương trình :

16.30-17.25 :  Đoc kinh

17.25-17.30 : Chầu Thánh Thể , Cha Joachim Decker

17.30-18.15 : Thánh Lễ , Cha Joachim Decke

Và trong dịp này chúng ta cũng cùng nhau thắp một ngọn nến cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam  sớm Thanh bình, Tự do và Dân Chủ .

Kính mời

Nhóm Cầu Nguyện Đức Quốc

Nguyễn Tiến Sáng

Đàm Mạnh Anh

Nguyễn văn Ngọc

Nguyễn Tấn Năng

 

Mời xem một tác giả nhận định về bà:

danchuahiepthong.com/index.php

 

 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 01/May/2011 lúc 10:41pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 02/May/2011 lúc 10:16am

 

Bà NGÔ ĐÌNH NHU khuê danh TRẦN LỆ XUÂN

Posted by admin on April 25, 2011

Tác Giả: Ngô Đình Châu / Hình Internet   -

 Thứ Sáu, 27 Tháng 8 Năm 2010 11:40

Lời người chuyển bài :Trần Hữu Phái

 Kính thưa quý Diễn Đàn.
 
Tiếp theo nhận định của quý ông Trần Bá Đàm, Vũ Linh Châu, cụ Nguyễn Phước Đáng … về danh từ “Đệ Nhất Phu Nhân: giành cho bà Ngô Đình Nhu. “Ngoài chức vụ dân biểu Quốc Hội, bà Nhu còn là chủ tịch Phong trào “Phụ nữ Liên đới”. Khi tiếp quốc khách, bà Nhu đóng vai trò Đệ nhứt Phu nhân vì Tổng thống độc thân”. Tôi xin phép tác gỉa Ngô Đình Châu được chuyển một số phân đoạn viết về bà Ngô Đình Nhu, có in trong quyển ” Chính Biến 1-11-1963 & Tổng Thống Ngô Đình Diệm” lên các Diễn Đàn với tiêu đề như sau :

Bà NGÔ ĐÌNH NHU khuê danh TRẦN LỆ XUÂN

Bà Trần Lệ Xuân sinh năm 1924, thường được gọi là bà Ngô Đình Nhu.

 Bà Ngô Đình Nhu là một gương mặt phụ nữ then chốt trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, cho đến khi anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bị thãm sát năm 1963, đến nay tên tuổi bà vẫn còn được nhắc đến.

Bà Trần Lệ Xuân sinh tại Huế, nhưng cũng có tài liệu ghi là bà sinh tại Hà Nội. Bà là cháu gái vua Đồng Khánh và là ái nữ của luật sư Trần Văn Chương. Lúc nhỏ bà học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, và đã tốt nghiệp tú tài Pháp.

 Năm 1943 bà kết hôn với ông Ngô Đình Nhu và theo đạo Thiên Chúa giáo.

Bà là dân biểu, là chủ tịch Hội “Phụ nữ Liên Đới”. Các hội viên thường gọi là bà Ngô Đình Nhu là bà Cố vấn và bà được coi như là Đệ nhất Phu nhân (First Lady) của Việt Nam Cộng Hòa, vì Tổng thống Ngô Đình Diệm không lập gia đình.

Khi Quốc Vương và Hoàng Hậu Thái Lan qua thăm Việt Nam, thì bà Nhu đóng vai “tiếp viên của Quốc Gia” (Hotesse) để nghênh đón Hoàng Hậu Thái về Dinh Độc Lập viếng thăm Tổng Thống Việt Nam theo nghi lễ rồi trở về Dinh Gia Long nghỉ.

Tổng Thống Việt Nam cũng đến Dinh Gia Long để đáp lễ, cùng đi theo có bà Ngô Đình Nhu. Lúc trở ra, bà Nhu đi ngay phía sau Tổng Thống, nên bị viên sĩ quan hầu cận cản lại và nói:
- “Bà không được đi cùng. Xin lui bước lại, vì theo nghi lễ bà phải đi sau Tổng Thống 5 phút”.

 Bà Nhu đã nổi giận phản đối. Nhưng viên sĩ quan hầu cận đã dẫn chứng theo “sách” và biện minh:
- “Bà đâu có phải là vợ của Tổng Thống mà được phép trở về Dinh cùng một lúc. Tôi phải theo nghi lễ của ông Hoàng Thúc Đàm đề ra mà thi hành nhiệm vụ. Vậy bà hãy chờ Tổng Thống về Dinh trước, rồi năm phút sau bà mới được ra về”. Bà Nhu nổi giận mà cũng đành phải chịu.

Trong tháng 10 năm 1963, bà Ngô đình Nhu cùng con gái Ngô Đình Lệ Thủy đi Hoa Kỳ và Roma với dự định sẽ vạch trần âm mưu lật đổ Tổng Thống Ngô đình Diệm của chính phủ Mỹ, của Tổng thống Kennedy và CIA trước công chúng Mỹ.

Ngày 1 tháng 11 năm 1963 bà Ngô Đình Nhu và con gái đang trú ngụ tại khách sạn sang trọng Wilshire Hotel ở Beverly Hill, California thì được tin cuộc đảo chính đã xảy ra: chồng và anh chồng bà bị giết chết.

Ngày 15 tháng 11 năm 1963, bà và con gái Lệ Thủy rời khỏi Los Angeles để đi Roma sinh sống, sau khi phát biểu: “Tôi không thể cư ngụ ở Mỹ, vì lý do đơn giản chính phủ của họ đã đâm sau lưng tôi.”

Ngày 9 tháng 5 năm 1975 khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình NBC, bà đã tố cáo chính quyền Kennedy can thiệp vào Nam Việt Nam là “nhằm tạo thanh thế và sự ủng hộ cho Đảng Dân chủ (Hoa Kỳ)”.

Những năm đầu thập niên 1990, bà Ngô Đình Nhu sống tại vùng Riviera Pháp và thường chỉ trả lời phỏng vấn nếu được trả tiền.

Hiện nay, bà đang sống một mình và viết hồi ký tại 1 trong 2 căn hộ thuộc quyền sở hữu của bà, trên tầng 11 trong tòa nhà cao tầng gần tháp Eiffel, quận 15, thủ đô Paris – Pháp Quốc và cắt đứt mọi quan hệ với các nhân vật chính trị. Hai căn hộ này theo bà cho biết là của một nữ bá tước tỉ phú Capici người Ý trao tặng, mặc dù hai người chưa từng gặp nhau.

Dù là phu nhân của Cố Vấn và là em dâu của Tổng Thống. Nhưng bà không ham vui hưỡng thụ, mà luôn luôn dùng thì giờ cống hiến, phục vụ công ích cho Quốc gia. dân tộc trên mọi lãnh vực.

Bà là người ham hoạt động năng nổ, không màng đến chuyện tích lũy tiền bạc làm giàu có. Tôi nhớ có một lần tôi hỏi xin bà tiền để mua máy chụp hình bà trả lời:
- ” Tôi làm gì có tiền dư giả, khi cái máy chụp hình bị hư, tôi cũng phải đưa ra hiệu Hạ Long ở đường Pasteur để sửa, mà chưa có thanh toán đó”.

Xin nói thêm là ông Phạm văn Trước, chủ hiệu bán máy chụp hình Hạ Long rất thân với tôi, ông có bà con với hiệu chụp hình Long Biên.

 Vào khoảng tháng 10 năm 1954, lúc Thủ Tướng Ngô Đình Diệm gặp sự khó khăn với Pháp và bọn tay sai của Pháp, bà đã kín đáo giúp Thủ Tướng giải quyết những cuộc khủng hoảng.

Bà ngấm ngầm tổ chức một cuộc biểu tình đả đảo Pháp và để ủng hộ Thủ Tướng Diệm. Đoàn biểu tình này đã bị công an Bình Xuyên chận lại tại Bùng Binh Sài Gòn (chợ Bến Thành).

 Năm 1956 bà ra ứng cử Dân Biểu Quốc Hội và trúng cử. Tại Hội trường Quốc Hội, bà kêu gọi và vận động các phu nhân của quí ông trong Liên Đoàn Công Chức Cách Mạng hãy tham gia Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới do bà lãnh đạo, để góp phần vào công cuộc chống Cộng Sản, xây dựng quốc gia giàu manh, phồn vinh.

Năm 1957, có một số phụ nữ tham gia ứng cử Quốc Hội, gồm các bà Ngô Đình Nhu, Hồ Thị Chi, Nguyễn thị Minh, Nguyễn Kim Anh, Phan thị Nguyệt Minh, Nguyễn thị Vinh, Ngô thị Hoa, Huỳnh ngọc Nữ, Nguyễn thị Xuân Lan.

 Bà Xuân Lan hiện cư trú tại Maryland, (bà là dì ruột vợ tôi), bà biết rất rõ con người và lề lối làm việc của bà Ngô Đình Nhu).

 Và trong khoảng thời gian này Bà đã tổ chức Thanh Nữ Cộng Hòa và Phụ nữ Bán Quân Sự. Hai tổ chức này được võ trang, huấn luyện quân sự nhằm mục đích bảo vệ xóm làng, nhất là các Ấp Chiến Lược ở nông thôn.

Trong thời gian làm Dân Biểu, Bà đã soạn thảo hai Đạo luật và đưa ra Quốc Hội biểu quyết, đó là:
1 – Luật Gia đình, nghĩa là gia đình chỉ một vợ một chồng, không chấp nhận ly dị.
2 – Luật Bảo vệ Luân Lý và Thuần Phong Mỹ Tục, nhằm giáo dục thanh thiếu niên, chống hút sách, rượu chè, bài bạc, mãi dâm, trong sạch hóa xã hội.

 Kể từ tháng 12-1957, Quốc hội VNCH họp bàn sôi nổi về dự án của Luật Gia đình. Đối với tín đồ Thiên Chúa giáo thì đời sống lứa đôi chỉ có một vợ một chồng và không được ly dị, thì vấn đề đa thê không cần đặt ra.

Nhưng xã hội Việt Nam không phải là xã hội phương Tây và dân chúng Việt Nam không phải tất cả đều là tín đồ Thiên Chúa giáo, cho nên Luật này trên lý thuyết thì hay song thực tế không phù hợp với bản chất và nếp sống của quảng đại quần chúng lúc bấy giờ. Hơn nữa giới âm thầm phản đối chính là giai cấp tướng tá và công chức cao cấp, cũng như những công kỹ nghệ gia giàu có, phần lớn các vị này đều bị kẹt nếu không có vợ bé thì cũng có lén lút giao du với bồ nhí.

Bà Nhu đưa ra lý luận “Đã đến lúc người phụ nữ đứng lên, bình đẳng với người chồng ngay trong phạm vi gia đình, và chỉ chấp nhận một vợ một chồng thôi… những kẻ hư hỏng không ra gì mới lấy vợ nhỏ rồi bỏ phế gia đình”. Bà Nhu vẫn tin là mình đi đúng đường lối với chủ trương cách mạng xã hội, giải phóng phụ nữ của thế giới.

Trước hết “giải phóng” từ gia đình, để từ đó ra ngoài xã hội. Lý luận và chủ trương của bà nghe xuôi tai và hợp lý. Nhưng điều căn bản là cải tạo xã hội, không phải chỉ bằng một biện pháp ban hành ra một vài đạo luật. 

 Bà Ngô Đình Nhu là người có tài thực, có thiện chí, song vì tính chủ quan cũng đã đủ làm cho bà trở thành đối tượng cho bao nhiêu điều phẩm bình, dị nghị đàm tiếu.

 Ngay cả thiện chí và lòng hăng say xây dựng những điều tốt đẹp trong luân lý, cũng đã bị “đồng viện” của bà Nhu trong Quốc hội ngấm ngầm phản đối và dân chúng thì thờ ơ.

 Bộ Luật Gia đình đã gây sôi nổi trong dư luận một thời. Thực tế thì Luật ấy cho đến khi ban hành và thực thi cũng không tạo được một tác dụng lớn lao nào trong tầng lớp dân chúng.

Gia đình ông bà Ngô Đình Nhu 

 Phản ứng của dân chúng đối với Luật gia đình không có gì đáng quan tâm, vì luật pháp hãy còn hết sức xa vời so với quảng đại quần chúng Nam Việt Nam.

Dù có luật hay không luật, đời sống vợ chồng trong giới bình dân đều dựa trên căn bản tình cảm “yêu nhau giá thú bất luận tất”.

Nhưng đối với giới thượng lưu và nhất là giới tướng tá và công chức cao cấp tuy ngoài mặt hân hoan chào mừng Luật Gia đình, nhưng trong lòng đau đớn không ít và chính mấy giới này đã góp công không nhỏ trong việc tạo dựng “dư luận xấu” về bà Nhu.
 
Một số quan tòa xuất thân từ hàng quan lại thuộc địa, trở thành nạn nhân thứ nhất của Luật gia đình. Có ông Tòa hai ba vợ… như vậy thì trách chi không oán ghét bà Nhu.

Bà Nhu thường bàn luận với mấy cộng sự viên của ông Cố vấn chính trị như thế này “Kinh nghiệm trong gia đình nội ngoại của tôi, tôi biết quá rõ. Ai có vợ nhỏ thì đang trong sạch cũng trở thành tham nhũng, gia đình chia rẽ, rồi dòng con này, dòng con kia cứ lung tung lộn xộn”.

 Khởi từ kinh nghiệm này, bà Nhu quyết thanh toán chế độ đa thê, mà bà nghĩ rằng nếu hoàn thành là bà đã giải phóng cho nữ giới cái thảm cảnh gia đình vợ nọ con kia (chém cha cái kiếp lấy chồng chung, kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng

Trước diễn đàn Quốc hội năm 1957, cũng đã có nhiều dân biểu mạnh dạn lên tiếng công kích dự án Luật này.

Bà coi mấy ông dân biểu không đi đến đâu cả. Vì rằng bà cũng biết rõ chân tướng của các ông (Đời tư lẫn đời công cũng chẳng có gì đẹp đẽ).

Trong một phiên họp vào khóa đầu năm 1959, bà Nhu công khai đả kích một số dân biểu ngay tại diễn đàn Quốc hội và cho rằng “Ai chống đối Luật Gia đình chỉ là những kẻ ích kỷ hèn nhát muốn lấy vợ lẽ”.

Cứ vô tư mà xét thì Bộ Luật Gia Đình là một Bộ Luật Văn Minh, đã cởi trói cho Phụ Nữ và đem lại sự bình đẳng giữa Nam và Nữ .

 Bộ Luật này ra đời chính là để Bảo Vệ Hạnh Phúc gia đình , xoá đi cái tục lệ hủ lậu “Trai Năm Thê Bảy Thiếp. Gái Chính Chuyên Một Chồng”, ấy vậy mà thiên hạ cũng xuyên tạc đủ điều.

 Ngoài những việc trên bà Ngô Đình Nhu còn thành lập các Ký Nhi Viện, nhằm giúp đỡ các phụ nữ có nơi gửi con, yên tâm ra việc làm ngoài xã hội.

 Vì các Đạo luật do Bà đưa ra tuy rằng rất tốt đẹp, nhưng không “phù hợp” với một số người có chức quyền, thành thử dư luận đến với bà không được thuận lợi tốt đẹp, trái lại còn nhiều tiếng xấu đến với bà. Từ đó chúng ta phải công tâm nhìn nhận bà là người phụ nữ xuất chúng, can đảm khi hoạt động chỉ nghĩ đến quyền lợi quốc gia.

Bằng chứng là trong lúc Phật giáo rầm rộ đấu tranh, ông bà Trần Văn Chương đã trách cứ con gái là thiếu lễ độ với Phật Giáo, bà đã thẳng thắn trả lời với cha mẹ. Sau đó ông bà Trần Văn Chương đã xin từ chức Quan Sát viên tại Liên Hiệp Quốc, bà đã lên tiếng phê bình Ông bà Trần Văn Chương và cho đó là hành động “đâm sau lưng chiến sĩ”.     

Bà Trần Lệ Xuân là người rất trọng danh dự và đạo lý, luôn luôn tự hào là con gái của một gia đình trâm anh thế phiệt. Lúc ông cố vấn Ngô Đình Nhu bị thảm sát, bà mới 39 tuổi, còn rất xinh xắn trẻ đẹp. Vậy mà Bà đã thủ tiết nuôi con thờ chồng.

Mặc dù đã trải qua hơn 40 năm sống ở trời Âu, nhưng bà vẫn giữ gìn được nền nếp giáo dục cao quý của người phụ nữ Việt Nam, nuôi dạy dỗ con cái lễ độ, biết vâng lời mẹ.

 Bà còn là con người thẳng thắn, không vì tình cảm gia đình mà thiên vị coi thường luật pháp.

Tôi còn nhớ năm 1956 tôi khám phá ra một đường dây chuyển tiền cho Hà Nội do Bà Phan Lệ Quyên, vợ Nha Sĩ Trần Văn Thái, em ruột Đại Sứ Trần Văn Chương, là chú ruột bà Nhu.

Tôi đã bắt hai vợ chồng ông Nha sĩ Thái và bà mẹ đem về giam cùng bà Công Xuân Bách. Ông Công Xuân Bách biết được bèn kêu điện thoại cho ông cố vấn Ngô đình Nhu, ông cố vấn kêu tướng Phạm Xuân Chiểu hỏi:
- Ai bắt vụ này ?

Tướng Chiểu nói là:
- Ông Ngô Đình Châu.

Sau đó, ông Cố vấn có hỏi tôi là tại sao không trình trước khi bắt ? Tôi đáp lúc đó ông Cố Vấn đang ở Đalat, trình lên vụ này e mất thời gian tính nên không kịp trình. Việc bắt giam gia đình người chú ruột của mình là do tôi, bà Nhu biết rất rõ. Nhưng khi gặp tôi, bà vẫn hỏi han như không có chuyện gì xảy ra.

Dư luận còn nóí rằng Bà Nhu chỉ lo cho gia đình riêng mà không lo gì cho công việc chung của đất nưóc là sai. Vì có một  lần khi tôi sang thăm cụ Phủ Thông, thì bà Nhu cũng tới thăm Cụ Phủ ( cụ Phủ là Bà Nội của Bà Nhu ). Trong lúc mọi người đang trò chuyện thì bà Đặng Trịnh Kỳ nhà ở kế bên cũng qua thăm, giả lả chào hỏi bà Nhu rồi bắt đầu nói với bà Nhu :
- Chị làm ơn can thiệp dùm cho tôi lấy lại căn nhà mà nhà nước trưng dụng đã lâu quá rồi. Bà Nhu nghe xong bèn thẳng thắn trả lời:
- Bây giờ thím đã có nhà ở rồi mà thím còn đòi có thêm nhà nữa. Nếu ai cũng như thím thì Chính Phủ lấy nhà đâu để làm việc ?Nói xong câu đó bà Nhu có vẻ giận, bèn vào chào Cụ Phủ Thông và ra xe về. Xem như vậy thì bà Nhu đâu có phải chỉ nghĩ đến gia đình mà không lo việc nước.

Bà Nhu thì ngoài tính tình ngay thẳng, nóng nảy  bà còn rất bạo miệng .Năm 1960 trong ngày  lễ Kỷ Niệm Hai Bà Trưng, được tổ chức tại Vườn Tao Đàn, tôi được lệnh theo bảo vệ và chụp hình lưu niệm. Tôi còn nhớ trong bài diễn văn hôm ấy Bà đọc có câu:
- “Chiếc áo không làm nên thày tu “ 
Và sau buổi lễ đó có Cha vô mách với Tổng Thống cho rằng Bà Nhu đã xúc phạm tới các Cha.Tổng Thống bèn cho kêu Bà Nhu qua để giải thích và bắt Bà Nhu phải xin lỗi các Cha , song Bà Nhu cứng đầu không chịu xin lỗi mà còn đứng giải thích cho đó là câu nói từ ngàn xưa, vả lại không phải chỉ các Cha mới là thày tu mà các Thượng tọa, Đại đức cũng là thày tu mà họ đâu có phản ứng và bắt bẻ gì ? 
Tổng Thống bèn đuổi bà Nhu ra khỏi phòng, bà còn lỳ đứng nói với các Cha nữa, làm Tổng Thống giận lấy luôn chiếc gạt tàn thuốc lá liệng bà Nhu, may lúc đó có Trung úy Đức thuộc Binh chủng Thiết giáp, thường được gọi là Đức đen ( một trong những Tùy viên) giơ tay ra chộp được, lúc đó  bà mới chịu lui ra khỏi phòng .

Nói tóm lại, không riêng gì ông Ngô Đình Nhu đã bị làm cái đinh cho dư luận xuyên tạc, mà bà Ngô đình Nhu cũng không tránh khỏi chuyện đó.

 Vì chính trị có nhiều đòn phép dơ bẩn thâm độc, nên lắm lúc dân chúng cũng không chuẩn đoán được những tiếng đồn đãi xấu xa, được khởi xướng từ bọn Cộng Sản hay từ những chánh khách sa lông xôi thịt, đã tung ra hỏa mù dày đặc về những tiếng đồn không tốt cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Hoàn toàn là những chuyện bịa đặt để đóng góp vào việc hạ bệ chế độ, mà số người tin là có thật không phải là ít, kể cả giới khoa bảng và đại khoa bảng trên toàn cõi cả nước.

Sau đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963, phải sống đời tha hương, bà góa phụ Ngô Đình Nhu đã đủ tư cách chứng minh cụ thể, cho những tin đồn vô đạo đức ấy, chẳng qua là để bôi bẩn gia đình bà, vì mưu đồ chính trị hoặc từ Cộng Sản mà ra.

Như vậy là dư luận đã không nhìn thấy rõ những công việc tốt đẹp của Bà Nhu đã làm. Trái lại còn có ác ý khi tung ra nhiều tin tức nhằm giảm uy tín cùng bôi nhọ danh dự của bà.

Những tin tức do những kẻ đố kỵ phao tin thất thiệt vu khống nhiều chừng nào thì càng làm tăng thêm sự mến phục của những người hiểu biết và bè bạn bà con về sự đứng đắn thanh cao, đã bảo vệ được danh dự bản thân và dòng họ Ngô Đình và thủ tiết thờ chồng, nuôi con cho thành tài ở nơi xứ người.  

      Khi được hỏi cách cư xử của Tổng Thống đối với bà Ngô Đình Nhu, nhủ danh Trần Lệ Xuân, ông Quách Tòng Đức, làm Đổng lý Văn phòng cho Tổng thống Ngô Đình Diệm đã cho biết: “ông cụ có vẻ nể và ủng hộ bà Nhu” trong việc tổ chức Phong trào Phụ nữ Liên đới và vận động Quốc Hội ban hành Bộ Luật Gia Đình cấm ly dị và đa thê.

 Tổng thống cho rằng bà Nhu hành động như vậy là giúp cải tổ xã hội. Tuy nhiên có người lại cho rằng Bộ Luật Gia đình nhằm mục tiêu riêng là ngăn luật sư Nguyễn Hữu Châu ly dị với bà Trần Lệ Chi, chị ruột bà Nhu.   

 Ngoài chức vụ dân biểu Quốc Hội, bà Nhu còn là chủ tịch Phong trào “Phụ nữ Liên đới”. Khi tiếp quốc khách, bà Nhu đóng vai trò Đệ nhứt Phu nhân vì Tổng thống độc thân.

Tuy bất bình về những lời tuyên bố bốc đồng, châm dầu vào lửa của người em dâu trong vụ Thích Quảng Đức tự thiêu ngày 11.6.1963 (đặc biệt với câu “monks’ barbecue”), Tổng Thống không công khai phủ nhận, vì ngại đụng chạm đến ông Nhu trong một giai đoạn đang rối như tơ vò. Chính ông Ngô đình Nhu, với tánh hay nhường nhịn vợ cho yên nhà yên cửa, cũng không kiểm soát nổi lối phát ngôn bốc đồng, thiếu tính toán lợi hại trong phương diện chính trị của vợ mình. 
 
Bà Nhu hiện nay có một cuộc sống kín đáo, đơn sơ, chú tâm về tâm linh trong tinh thần tôn giáo. Bà thường qua lại giữa Paris và Rome và tất cả con cái đều thành đạt. Các con:
Ngô Đình Trác, tốt nghiệp kỹ sư canh nông, 56 tuổi (2008), lấy vợ người Ý, có 4 con (3 trai, 1 gái).
Ngô Đình Quỳnh, tốt nghiệp ESSEC (Trường Kinh tế và Thương mại Pháp), hiện làm cho một công ty Mỹ tại Bruxelles, Bỉ.
Ngô Đình Lệ Thủy, trưởng nữ, mất vì tai nạn giao thông tại Paris năm 1968.
Ngô Đình Lệ Quyên, tiến sĩ Luật Đại học Roma, không nhập quốc tịch Ý tuy có chồng người Ý. Con trai 7 tuổi (2007) mang họ mẹ trên giấy tờ là: Ngô Đình Sơn.

 Như vậy, thực tế đã cho thấy rõ ràng: những kẻ xuyên tạc, bôi bác bà Ngô Đình Nhu chỉ vì mục đích thù nghịch về chính trị, về tín ngưỡng mà thôi. Thực ra nếu vô tư mà xét thì phải dành một chỗ đứng xứng đáng trong lịch sử cho bà Ngô Đình Nhu, khuê danh Trần Lệ Xuân vì tinh thần chống Cộng Sản, chống thực dân Pháp và vì tinh thần tích cực phục vụ nhân dân trong lãnh vực chính trị cũng như xã hội.
 
Trần Hữu Phái xin cảm ơn sự kiên nhẫn đọc của quý vị .
Trân trọng kính chào
 
Trần Hữu Phái
(ĐNQ)

 

http://www.viettop10.com/tincongdong/?p=1010

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 02/May/2011 lúc 10:23am
 

Hồi ký của bà Ngô Đình Nhu sẽ tiết lộ những gì? (TL)

Posted by admin on April 28, 2011
 
 
Tin bà Ngô Đình Nhu, tức Trần Lệ Xuân từ trần vào sáng ngày chủ nhật 24 tháng 4 vừa qua khiến người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới quan tâm

Bà Ngô Đình Nhu và con gái Ngô Đình Lệ Thuỷ trên bìa tạp chí Life số tháng 10-1963.

Cuộc đời bà đối với rất nhiều người vẫn còn là một ẩn số lớn bởi sau ngày đảo chính năm 1963 bà đã gần như lui vào sống ẩn dật, không tiếp xúc với báo chí. Người ta đang mong đợi cuốn hồi ký sắp được xuất bản của bà, liệu bà sẽ nói gì trong đó, có những chuyện thâm cung bí sử nào sẽ được tiết lộ? Việt Hà có bài tìm hiểu và tường trình.

Không là cuốn hồi ký thông thường

Sáng chủ nhật 24 tháng 4 năm 2011, ngày Chúa phục sinh cũng là ngày người phụ nữ từng một thời nổi tiếng nhất Việt Nam với nhiều câu chuyện đình đám hư hư thực thực, trút hơi thở cuối cùng tại một bệnh viện ở thủ đô La Mã nước Ý.

Cái chết của bà Ngô Đình Nhu vào thời điểm này đã khiến cho dự kiến xuất bản cuốn hồi ký của bà vào khoảng tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay phải bị hoãn lại vì theo ông Trương Phú Thứ, người chịu trách nhiệm biên soạn và in cuốn hồi ký cho bà, thì còn quá nhiều chuyện chưa rõ ràng mà ông vẫn chưa kịp hỏi bà để có thể biên soạn bản hồi ký theo đúng ý bà.

Người ta mong chờ hồi ký vì người ta chờ xem bà sẽ cải chính là bà không có 17 tỷ mỹ kim hoặc chửi rủa những người giết chồng bà, thì những chuyện đó không có.

Ô. Trương Phú Thứ

Theo ông Trương Phú Thứ, bà Ngô Đình Nhu đã bắt đầu viết cuốn hồi ký của mình từ khoảng 10 năm trước. Bà dự định sẽ tự tay dịch cuốn sách sang tiếng Anh và tiếng Ý sau khi hoàn tất. Bà nhờ ông Trương Phú Thứ là người dịch cuốn sách sang tiếng Việt vì bà muốn mang tư tưởng của mình đến với nhiều người. Nhưng sau đó, một phần vì thời gian viết sách mất nhiều thời gian, một phần được lời khuyên rằng độc giả của cuốn sách sẽ chủ yếu là người Việt, bà đồng ý chỉ xuất bản cuốn sách bằng tiếng Việt.

Ông Trương PhúThứ cho rằng cuốn sách của bà Nhu không thể coi là một cuốn hồi ký thông thường. Ông nói:

“Sách này không phải là một cuốn hồi ký, thông thường người ta hiểu ta hiểu hồi ký là viết về những chuyện trong cuộc đời người ta, chuyện lớn, nhỏ, vui buồn, nhưng cuốn sách này không phải như vậy.”

Ông cũng cảnh báo những người tò mò muốn biết những chuyện giật gân sẽ phải thất vọng khi đọc cuốn sách:

“Những người mong chờ những tin giật gân hay cải chính này nọ thì không nên mong đợi sẽ được đọc trong cuốn sách đó. Vì cuốn sách đó là của người viết có những suy tư nó cao và xa hơn những cái mà gọi là hồi ký thông thường. Người ta mong chờ hồi ký vì người ta chờ xem bà sẽ cải chính là bà không có 17 tỷ mỹ kim hoặc chửi rủa những người giết chồng bà, thì những chuyện đó không có, những chuyện đó quá tầm thường, và bà không đứng trong các chuyện như vậy.”

Cuốn sách có 3 phần. Phần thứ nhất viết về đời sống tâm linh, những suy tư của bà Ngô đình Nhu trong sự hiện hữu của Thiên Chúa. Phần hai viết về thời thơ ấu và sinh họat gia đình. Phần thứ ba viết về họat động chính trị, và theo nhận định của ông Trương Phú Thứ thì đây cũng chính là phần khiến nhiều người quan tâm nhất.

Bà Ngô Ðình Nhu, tại một cuộc họp báo ở New York, trong chuyến thăm ba tuần tới Mỹ, ảnh chụp ngày 08 tháng 10 năm 1963. AFP PHOTO.

Ngay cả những người đã có một thời gần gũi với bà, nhưng sau này mất liên lạc cũng rất quan tâm đến phần này của cuốn hồi ký. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Lan, vốn từng tham gia phong trào Phụ nữ Liên đới trước kia của bà Ngô Đình Nhu cho biết:

“Tôi chỉ muốn biết bà sống như thế nào, và bà nghĩ về hội phụ nữ như thế nào.”

Vốn là một phụ nữ có học, tân thời, và mạnh dạn, bà Ngô Đình Nhu khi còn là đệ nhất phu nhân đã tích cực tổ chức, tham gia các phong trào phụ nữ như phong trào phụ nữ liên đới, đưa ra đạo luật gia đình. Những họat động chính trị tích cực của bà lúc đó không được nhiều người ủng hộ và thậm chí còn bị phê phán. Có người còn cho rằng bà đã vượt mặt tổng thống Ngô Đình Diệm. Bà cũng nổi tiếng bởi những câu nói nặng nề, có phần quá khích sau vụ tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền tổng thống Ngô Đình Diệm.

Tha thứ tất cả

Vậy người đọc cuốn hồi ký có thể thấy được những điểm gì mới trong cuốn sách của bà Nhu? Ông Trương Phú Thứ nói sẽ có và có thể cuốn sách sẽ gây tranh luận:

“Có nhiều cái theo thiển ý của tôi là mới, thì những cái đó đọc giả sẽ được đọc trong cuốn sách. Đương nhiên là bà nói ra những suy tư, tương tưởng, ý tưởng của bà thì sẽ có người đồng ý, có người ko đồng ý, vì không phải ai cũng đồng ý với tư tưởng của bà, câu văn lời nói của bà. Chuyện đó là chuyện không thể tránh khỏi.”

Ông Trương Phú Thứ cho rằng mặc dù cuốn sách không có các chuyện thâm cung bí sử để người đọc phải giật mình, nhưng lại có thể khiến người ta giật mình về những suy tư của bà Ngô Đình Nhu.

Những suy tư này sẽ được người đọc cảm nhận nhiều nhất trong phần 1 của cuốn sách. Ông Trương Phú Thứ nói:

“Người ta nhìn thấy một con người… nếu theo chữ nhà phật là đã thoát khỏi tham sân si, và sống rất hồn nhiên, bình thản… trong suốt một nửa thế kỷ bà chỉ ở trong một căn phòng rất nghèo nàn, mà bà phải có nghị phi thường thế nào thì bà mới sống đến ngày hôm nay 88 tuổi. còn gặp những người không có nghị lực, không có niềm tin thì tôi nghĩ khó có thể sống đến tuổi như thế.”

Bà tha thứ hết, bà tha thứ cả những người cầm súng bắn vào đầu chồng bà chứ đừng nói gì đến những chuyện người ta nói xấu bà, bà không chấp đến, bà tha thứ hết.

Ô. Trương Phú Thứ

 

Khi tuổi còn trẻ, bà Ngô Đình Nhu đã phải chịu những đau khổ có thể coi là khủng khiếp nhất đối với bất cứ người phụ nữ nào. Đó là chồng bà và anh chồng bị giết trong cuộc đảo chính năm 1963 khi bà và cô con gái cả đang ở Mỹ trong một chuyến thăm ngoại giao. Không lâu sau đó, con gái cả của bà là cô Ngô Đình Lệ Thuỷ bị chết vì tai nạn giao thông ở Pháp.

Bà đã sống những năm tháng cuối đời trong một căn hộ đơn sơ được một nhà hảo tâm ẩn dang tặng, ở trung tâm thủ đô Paris của nước Pháp, trước khi chuyển về Ý sống với gia đình hai người con vào khoảng 3 năm trước, khi tuổi cao sức yếu. Bà đã sống những năm tháng cuối đời lo cho con cho cháu, và chăm chỉ đi lễ hàng ngày. Ông Trương Phú Thứ cho rằng bà đã hạnh phúc trong những ngày cuối đời mình, bởi bà đã hiến dâng mọi sự cho Chúa. Trong bà chỉ còn tình yêu và sự tha thứ. Đó cũng chính là thông điệp xuyên suốt toàn bộ cuốn sách. Ông Trương Phú Thứ nói:

“Bà tha thứ hết, bà tha thứ cả những người cầm súng bắn vào đầu chồng bà chứ đừng nói gì đến những chuyện người ta nói xấu bà, bà không chấp đến, bà tha thứ hết.”

Cũng chính bởi vậy mà trong cuốn sách, người đọc sẽ không thấy những tên người đã gây đau khổ cho gia đình bà Nhu được nhắc tới.

Cuốn hồi ký dù chưa được xuất bản nhưng ngoài ông Trương Phú Thứ là người biên soạn, còn có một người khác đã được đọc các trang viết của bà. Đó là cựu sĩ quan tùy viên của tổng thống Ngô Đình Diệm, cựu thượng nghị sĩ Lê Châu Lộc. Ông nói cảm tưởng của mình về cuốn sách chưa hoàn tất:

“Tôi đọc một phần, thì phần lớn bà ghi lại những giây phút suy tư, cầu nguyện của bà cho đến độ tôi nghĩ là như tôi đang đọc một hồi ký của một nữ tu, nhờ đó mà tôi biết bà là một người rất đau khổ, và chỉ có thể hiến dâng sự đau khổ lên thiên chúa thì vơi chút nào chăng.”

Theo ông thì cuốn sách có thể rất hữu ích đối với nhiều người phụ nữ Việt nam khác đã và đang phải trải qua nhiều khổ đau cũng như bà Ngô Đình Nhu:

“Có thể hữu ích lắm, đối với những người phụ nữ Việt Nam đã qua những khốn khổ cá nhân, mất chồng, con, hay mất gia đình ngoài biển cả hay ở núi xa thì có thể nó sẽ giúp cho những người phụ nữ Việt Nam ở trong hoàn cảnh đau khổ ở trong nước hay ngoại quốc, thất bát nhiều, thiệt thòi nhiều.”

Đến giờ này, cuốn sách mới hoàn tất phần 1 và phần 2. Ông Trương Phú Thứ mới chỉ nhận được một số ít trang trong phần 3 của cuốn sách. Ông cũng không biết bà Ngô Đình Nhu đã viết được hết phần 3 hay chưa. Ông phải đợi thêm vài tuần nữa mới có thể liên lạc với gia đình của bà ở bên Ý để có thể thu thập thêm các trang viết của bà.

Khi được hỏi liệu cuốn sách có thể được xuất bản ở Việt Nam, ông Trương Phú Thứ cho rằng hoàn toàn có thể vì cuốn sách có thể là một cuốn sách bán rất chạy và một nhà xuất bản nào đó ở Việt Nam sẽ muốn in cuốn sách này để bán thu lợi nhuận. Ông cũng không nhìn thấy bất cứ điểm nào gọi là xung khắc về chính trị khiến chính phủ Việt Nam phải cấm cuốn sách.

Người đọc mong chờ cuốn hồi ký chắc cũng sẽ không phải chờ lâu, vì theo lời ông Trương Phú Thứ thì vào khoảng xuân năm 2012 cuốn sách sẽ được chính thức xuất bản. Vì cuốn sách càng sớm được xuất bản thì càng sớm đáp ứng được mong ước của người đã khuất là mang tư tưởng của bà đến với nhiều người Việt nam.

 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 18/May/2011 lúc 7:45pm
 
 
Thursday, April 28, 2011
 
 

Câu chuyện lịch sử - Bà Ngô Đình Nhu

 

image
GS Trần Thừa Dụ
http://baomai.blogspot.com/
BaoMai

Tên thật của bà là Trần Lệ Xuân.  Không biết cái tên có vận vào người không, nhưng hình như có quá nhiều nước mắt đã từng chảy ra trong cuộc đời của bà Trần Lệ Xuân và của cô con gái là Ngô Đình Lệ Thủy.

Dù không phải là vợ của một vị nguyên thủ quốc gia, nhưng người ta vẫn gọi bà là “Đệ Nhất Phu Nhân”, vì tổng thống Ngô Đình Diệm không có vợ, nên bà được phong cái tước vị Đệ Nhất Phu Nhân, để thay mặt T.T. Diệm đón tiếp các vị Đệ Nhất Phu Nhân của các quốc gia khác theo đúng các nghi thức ngoại giao quốc tế.  Bà là vợ của ông Ngô Đình Nhu, bào đệ của T.T. Diệm.  Ông Ngô Đình Nhu là cố vấn chính trị của T.T. Diệm, một nhân vật quyền lực thứ hai của Việt Nam.

image

Bà Ngô Đình Nhu là một phụ nữ nổi nhất đương thời.  Trong thế kỷ 20, ở Việt Nam không có người đàn bà nào hoạt động chính trị mà lại có uy tín và được nhiều người biết tới cho bằng bà Ngô Đình Nhu.  Bà làm chính trị, làm dân biểu, làm công việc xã hội, nên gọi bà là Đệ Nhất Phu Nhân cũng rất xứng đáng.  Bọn tướng lãnh gia nô rất sợ bóng vía bà, vì bà có cái oai của bà, bà dám nói thẳng, dám lên tiếng chỉ trích và chửi mắng những kẻ mà bà cho là phản nước, phản dân.  Bà có cái khí phách, cái can đảm đương đầu với mọi nghịch cảnh bất cứ từ đâu tới.  Bà phát minh ra kiểu áo dài hở cổ và mốt chơi vòng đeo tay bằng ngọc thạch, chứ không mang nữ trang bằng kim cương hay bằng vàng.  Bà thường mặc áo dài màu trắng hay màu hồng nhạt.  Không thấy bà mặc đồ đầm, sơ mi, quần tây, dù là thấy ảnh.  Những năm 1960, áo dài bà Nhu là chiếc áo dài văn minh nhất Sài Gòn.  Phụ nữ chê bai tư cách của bà trong chiếc áo dài hở cổ, nhưng không ai bảo ai, từ giới nữ sinh, sinh viên cho đến các mệnh phụ phu nhân đều ăn mặc theo kiểu áo dài đó.

image
  
Sau khi biết thủ đọan của Hoa Kỳ âm mưu lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, bà đã đơn phương độc mã cùng con gái qua Mỹ, diễn thuyết, họp báo để tố cáo với thế giới ý đồ giết chết anh em ông Diệm hầu dễ bề mang quân Mỹ vô Việt Nam và nắm quyền chỉ huy quân đội.  Bà thừa biết rằng chống Mỹ ngay trên đất Mỹ thì tính mạng của bà coi như được treo bằng sợi chỉ mành.  Coi như liều mạng để cứu nước.  Nhưng sứ mạng của bà đã không thành.

image

Trong lúc bà và con gái đang còn ở Hoa Kỳ, bà được hung tin là chồng và anh chồng đã bị tàn sát một cách tàn nhẫn bởi lũ tướng lãnh tay sai ngu dốt.  Và bà đã ra đi mà không bao giờ được về để thắp lên một nén nhang trên những nấm mồ của hai người thân yêu nhất của đời bà.  Vẫn biết đời là đau khổ và đau khổ như bà Ngô Đình Nhu đến thế là cùng.

image

image

Chiến dịch bôi bẩn bà Ngô Đình Nhu

Điều ghê tởm nhất là người ta đã bịa đặt ra những chuyện vô cùng bẩn thỉu và hạ cấp để bôi nhọ bà.  Người ta bảo bà đã từng “ngủ” với tướng Hinh, đã nói chuyện với nhau trên giường ngủ.  Thử hỏi:  lúc đó, người ta rúc ở chỗ nào mà nghe lén vanh vách như vậy?  Bộ nằm ở gầm giường ư?  Trong khi đó, tướng Nguyễn Khánh đã nói nguyên cái chuyện được nắm tay bà Nhu đã là một chuyện vô cùng khó khăn.

Lại có những kẻ vô lương tâm lấy hình một cô gái khỏa thân, cắt đầu đi, sau đó kiếm một tấm hình bà Nhu ghép đầu bà Nhu vào hình khỏa thân, rồi in ra cả nghìn tấm, tung ra để bôi bẩn bà.  Sau đó họ còn bịa chuyện bà Nhu bắt các bà trong hội Liên Đới Phụ Nữ phải chụp hình khỏa thân để bà Nhu giữ làm hồ sơ.

Và để đối phó với tất cả những điều bôi bẩn này, bà Nhu hòan tòan im lặng, theo đúng cái chủ trương của bậc quân tử:  im lặng là khinh bỉ. 

Tư cách bà Ngô Đình Nhu

image

Bà Nhu không những vừa xinh, vừa trẻ đẹp, mà còn giữ gìn gia phong nề nếp.  Khi theo cha Phước đến thăm ông Nhu cùng vài người khác ngồi ở phòng khách, tôi thấy bà Nhu không dám ngồi mà chỉ đứng chắp tay vào nhau để trước bụng trong lúc chủ khách đàm đạo.  Đó là cử chỉ của những gia đình có lễ giáo nghiêm ngặt.  Tôi không nói thêm cho bà cũng không nói bớt.  Cung cách ấy, cử chỉ như thế, lễ giáo như thế, làm sao tôi có thể nghĩ xấu cho người phụ nữ này?

Cụ Đòan Thêm, một nhân vật rất thân cận với gia đình họ Ngô đã viết về bà Nhu như sau:  Ông cho biết, ông đã làm sĩ quan tùy viên cho ông Cụ, kế cận ông Cụ ngày đêm.  Trong 6 năm đó, ông chỉ gặp bà Nhu trên dưới 10 lần, vì hai ông bà o khu bên kia dinh tổng thống, ít có tiếp xúc qua lại.  Ông nói bà Nhu là người có phong cách, lịch sự và đàng hòang.  Đối với T.T. Diệm, bà không có thái độ lấn quyền hoặc ra vào văn phòng ông Diệm lúc nào thì vào như lời người ta đồn đãi.  Khi ăn thì chỉ có các ông Diệm, ông Nhu, Đức Giám Mục Thục mới ăn ở nhà trên, còn bà thì không.

image
Trần cao Lĩnh sinh nam 1925

Ông Trần Cao Lĩnh, một nhiếp ảnh gia đã được chọn để chụp hình cho gia đình cố T.T. Diệm trong các buổi lễ chính thức, đã kể lại như sau:  Ông nhận xét bà Nhu là loại phụ nữ có ăn học, có giáo dục, mà còn có phong cách quý phái, chừng mực lễ độ trong cư xử.  Bà không phải là người bờm xớp, cớt nhã, dâm đãng, mất nết như những lời bịa đặt của dư luận ác ý.  Bà chẳng những nể nang, khép nép khi giáp mặt với T.T. Diệm, mà còn với Đức Giám Mục Thục và chồng của mình là ông Ngô Đình Nhu. 

Nhưng bao nhiêu người có cơ hội tiếp xúc với bà Nhu, hiểu bà Nhu như ông Lĩnh, cụ Đòan Thêm, để rồi kính trọng nhân cách của bà? 

Hãy nhìn lại kể từ tháng 11-1963 đến nay bà Nhu đã làm gì?  Đã nói gì?  Đã viết gì?  Và đã sống như thế nào? 

image
Cụ Cao Xuân Vỹ

Kể từ sau tháng 11-1963, bà rút lui vào bóng tối.  Không nói.  Cắt đứt mọi liên lạc với mọi người ngay cả những người trước nay từng là những người cộng tác với ông Diệm và Nhu.  Một vài người như các ông Cao Xuân Vỹ, Lê Châu Lộc đã có dịp gặp bà đều nhận thấy bà sống một cuộc đời ẩn dật, sống chết với quá khứ đó.  Kể như bà đã chết cùng với chồng và anh.  Sự im lặng của bà mang nhiều ý nghĩa:  đắng cay và tủi hận.  Không những vậy, bà lại phải chịu đau khổ thêm một lần nữa khi bà mất đi cô con gái yêu quí Ngô Đình Lệ Thủy qua một tai nạn xe hơi ở Pháp.  Ai hiểu được tâm trạng và nỗi buồn, nỗi đau của bà gần 50 năm nay? 

Và trong thời gian đó, bà đã sống đúng nhân cách một người phụ nữ và tư cách của một “Đệ Nhất Phu Nhân”.  Bà sống ẩn dật một thời gian ở Ý, rồi với số tiền do một nhà hảo tâm tặng, bà đã sang Pháp mua hai căn hộ nhỏ, một để ở, một để cho thuê lấy tiền tiêu xài.  Ngày ngày bà đi bộ đi lễ nhà thờ, sau đó ở lại nhà thờ phụ giúp dọn dẹp lau chùi, lấy kinh nguyện làm lẽ sống.  Bà sống như một người tu hành, nằm đất, ăn kiêng, không sa hoa, không ăn diện xe xua.  Niềm vui của bà là nhìn những đứa con lớn lên thành đạt, có cháu nội ngoại, và được thấy chúng giữ đạo, đi lễ hằng ngày.

image

Những năm tháng ấy đã tẩy rửa những điều hàm oan về tiền bạc, con người của bà.  Những ai đã từng kết án bà thì hãy nhớ rằng nếu bà là loại người tham tiền cố vị, không tư cách hay tệ hơn nữa là trăng hoa, mất nết … thì chúng ta đã thấy một bà Nhu sống buông thả, xa hoa, quen biết lung tung sau 11-1963.  Nhưng không, chúng ta thấy một bà Nhu chui vào bóng tối, sống đơn sơ, giản dị, ở vậy thờ chồng, khi bà còn ở tuổi thanh xuân, còn xinh đẹp.  Chỉ cần nhìn lại những tháng ngày sau 1963, tôi nghĩ thật mấy ai đã làm được như bà?  Một con người như thế, tài ba, xinh đẹp, giỏi giang, quý phái, lịch sự, và phải chịu bao điều đắng cay, sỉ nhục, bao điều tệ bạc, phản trắc về thế thái nhân tình, mà vẫn có thể giữ được nhân cách và chọn lối sống ấy không phải là dễ, không phải ai cũng làm được.  Ngay những kẻ thù oán chuyên đặt điều nói xấu bà cũng không có được bằng cớ nhỏ nhoi gì để bôi nhọ bà. 

image

Ai nghĩ xấu thì đó là việc của họ.  Còn tôi thì không.  Ai ghét thì cứ việc.  Còn tôi thì không.  Nói xấu một người thì dễ.  Kính trọng được một người thì mới là điều khó. 

Bà Nhu đã chết, nhưng thật ra thì bà đã chết hai lần:  từ ngày ấy, khi bà chết cho ông Nhu và nền đệ nhất cộng hòa, và bây giờ, bà đã chết cho chính bà, cho cuộc sống hiện nay. 

Nghĩ đến hai người phụ nữ danh tiếng tài sắc trong lịch sử Việt Nam cận đại là Nam Phương Hòang Hậu và bà Ngô Đình Nhu, tôi không khỏi có chút so sánh và ngậm ngùi, thương tiếc cho hai người phụ nữ tài sắc ấy mà số phận dành cho họ thật là đáng thương.

Xin ơn trên phù hộ cho linh hồn bà Nhu sớm được về nước Chúa để được xum họp với chồng, con, anh và những người thân yêu của bà.
 

GS Trần Thừa Dụ
Houston, Texas
 
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 22/May/2011 lúc 11:30pm
 
 

CHIỀU PORTLAND VỚI LINH HỒN MARIA

 

kim thanh

 

 

1. Thứ bảy 14/5/2011, lúc 3 giờ. Buổi chiều thật đẹp, dù trời chưa vào Xuân, có nắng vàng rực rỡ –điều rất hiếm hoi cho tiểu bang Oregon gió lạnh mưa mùa, quanh năm mây mù lãng đãng trôi trên những ngọn thông già xanh biếc, gợi nhắc một Đà Lạt yêu kiều, đầy thơ đầy mộng, của những tháng ngày hạnh phúc mờ xa. Cũng là điềm tốt cho chúng tôi, những người tổ chức và tham dự Lễ Cầu Hồn, trong buổi chiều đó, cho Bà Ngô Đình Nhu, nhũ danh Maria Trần Lệ Xuân tại Thánh đường La Vang, Portland, đã rời bỏ cuộc đời này đúng Ngày Chúa sống lại 24/4 tại Rome, Ý Quốc.

 

Khách, được mời chung trên báo, đã đến dự lễ không nhiều, trên dưới khoảng 60. Nhưng tất cả là những người, dĩ nhiên, còn nặng tình với nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam và cảm thông, nếu không nói cảm thương, nỗi đoạn trường của Bà Nhu, một nữ lưu thông minh, tài sắc vẹn toàn, quyền uy một thuở. Đủ mọi thành phần, tuổi tác. Có một số thanh niên, thiếu nữ mà tôi đoán được sinh ra sớm nhất cũng chỉ vào cuối thập niên 60. Đa số là Công giáo, trong số có cựu Thượng nghị sĩ Bùi Văn Giải và cựu Trung tá Lê Văn Khương, hai cố vấn Cộng đồng Oregon, và nhân sĩ Bùi Phan, trưởng Ban Tổ Chức. Một số Phật tử thuần thành, như họa sĩ Nguyễn Văn Nhớ, nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Hà Tịnh..., hoặc tín đồ Tin Lành như Giáo sĩ Huỳnh Quốc Bình. Có người đến từ Salem, Beaverton. Hoặc từ Troutdale như nữ nhiếp ảnh gia Hoa Azer, hay Vancouver, WA, khá xa như nhà văn Hà Bắc. Tất cả tự nguyện bỏ một buổi chiều cuối tuần đến cầu nguyện cho linh hồn một người mà phần đông, nếu không nói tất cả, chưa có dịp diện kiến, cũng như chưa hề nhận được ân huệ cá nhân nào, dù nhỏ nhoi, từ chính quyền của cụ Ngô. Linh mục Phạm Hữu Đạt, chánh xứ La Vang và chủ lễ cầu hồn (em của SVSQ khóa 2 trường ĐH/CTCT Đà Lạt Phạm Hữu Lý, người bạn cùng đội tù với tôi ở Vĩnh Phú), còn chưa sinh ra khi chế độ sụp đổ, năm 1963.

 

Thánh lễ được cử hành một cách trang nghiêm, trân trọng. Trên vẻ mặt mọi người tôi thấy thoáng vương một nét buồn lặng lẽ, và biết bao âm thầm tưởng tiếc cho Bà, và qua đó, cho vinh quang bèo mây, cho hạnh phúc hư ảo, cho nỗi oan khiên ngút trời của một mệnh phụ vừa ra đi về trong giấc ngủ dài cô đơn –cô đơn như cuộc sống năm mươi năm trên xứ người.

 

Trong bài giảng, cha Đạt nói, đại khái: “Hôm nay, chúng ta bất luận tôn giáo cùng họp nhau trong nhà thờ này để dâng thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn Maria Trần Lệ Xuân, tức Bà Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Và qua hình ảnh của Bà, chúng ta có dịp nhớ lại một thời thanh bình dưới nền Đệ Nhất Cộng Hòa, tuy ngắn ngủi, và cảm tạ Tổng thớng Ngô Đình Diệm về công lao to lớn đối với quốc gia VNCH, qua cuộc di cư vĩ đại năm 1954 đã đưa gần một triệu người từ miền Bắc vào miền Nam Tự Do, qua quyết tâm và kế hoạch chống Cộng hữu hiệu của ông.”

 

2. Cha chánh xứ nói đúng. Công lao ấy không ai có thể phủ nhận. Còn những lỗi lầm, nếu có, hoặc chưa chắc có, của chế độ, và đặc biệt của Bà Ngô Đình Nhu? Những kẻ ghét Bà không nhắc đến những việc tốt đẹp mà Bà, trong tư cách dân biểu và vợ của ông Cố vấn, đã đóng góp, như Luật Gia Đình bảo vệ quyền lợi phụ nữ, Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới, Tổ Chức Thanh Nữ Cộng Hòa, cải tổ xã hội, dẹp bỏ tệ đoan, v.v... làm cho đất nước phú cường và thế giới nể phục. Họ không nhắc đến tinh thần chống Cộng quyết liệt của Bà. Để, sau ngày đảo chánh thành công, chỉ biết mở lại vũ trường, hủy bỏ Ấp chiến lược, mang ra chế giễu chiếc áo dài hở cổ vô tội, đập phá bức tượng Hai Bà Trưng có nét giống Bà, không do Bà nặn ra. Để bịa đặt chuyện phòng the quái dị, rồi viết sách kích thích trí tưởng tượng và sự tò mò bệnh hoạn của đa số quần chúng say men chiến thắng, cốt triệt hạ thanh danh của Bà. Để vẫn chỉ vin vào một câu phát biểu cứng rắn mà họ cho là thiếu ngoại giao, thiếu khôn ngoan, để lên án, chê bai Bà. Nhưng, cũng như báo chí Việt và ngoại quốc, họ cố tình quên câu nói trên đài phát thanh, chẳng hạn, “diễn lại cái trò khỉ”, nặng hơn, của Thủ tướng Trần Văn Hương, khi cũng đám đông ấy, một năm sau đảo chánh, năm 1964, vẫn tiếp tục biểu tình chống đối chính phủ của ông. Phải chăng đó là một trong nhiều bằng chứng cho thấy chính quyền Kennedy chỉ muốn lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm về cái “tội” đã dám từ chối không cho quân Mỹ vào Việt Nam tham chiến, và dùng Bà Nhu như dê tế thần?

 

Nhiều người đã biết, đã nói, đã viết về điều này, trong số có vài sử gia lương thiện Mỹ. Đây không còn là chính trị xu thời. Mà là Sự Thật phải được phơi bày ra ánh sáng. Xin hãy để lịch sử, công lý và thời gian định luận, xét xử Tổng thống Ngô Đình Diệm và Bà Ngô Đình Nhu, dù thời gian phải chờ đợi lâu nữa. Nhà vật lý và thiên văn Galilée, thế kỷ XVII, khi tuyên bố trái đất quay quanh mặt trời đã bị Tòa án Giáo Hội La Mã thời ấy kết tội rối đạo, phải đợi đến hơn ba trăm năm sau mới được Giáo Hoàng John Paul II giải oan, xin lỗi. Chúa Giêsu bị án tử hình đã hơn hai ngàn năm, mà gần đây Tòa án Do Thái mới xử lại, phán quyết Ngài vô tội.

 

Và có một điều ít người để ý: Giờ đây, còn ai nhắc nhở, chứ đừng nói vinh danh, tên  những tướng phản loạn, còn ai gọi biến cố 1/11/1963 là “cách mạng” nữa, hay chỉ là một vụ “đảo chánh” tầm thường, được tiền thưởng của CIA? Nhưng hàng năm, tại các thánh đường Việt Nam hải ngoại có dâng lễ cầu hồn cho hai nhà yêu nước chân chính Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, nạn nhân của âm mưu chính trị do Mỹ giật dây và vụ thảm sát dã man và hèn hạ (hai ông đã đầu hàng, không có vũ khí). Riêng về Bà Nhu, những cáo buộc, công kích Bà nay rõ ràng bị coi là những vu khống, mạ lỵ, ngụy tạo đê tiện, kể cả về đời tư và cá nhân, nhờ vào những tài liệu đã được giải mật và cái nhìn bình tĩnh, công bằng và xuyên suốt của lịch sử, của thời gian, và của các thế hệ trẻ trưởng thành sau này có căn bản học vấn, suy luận đúng đắn, không mù lòa bởi thiên vị, thiên kiến, cảm xúc nhất thời và nhất là có can đảm, dám nói lên sự thật mình thấy, mình biết.

 

3. Tôi ngắm khung ảnh đen trắng của Bà Ngô Đình Nhu, thời còn xuân sắc, đặt trên kệ thờ nhỏ, bên dưới có bình hoa tươi và ánh nến lung linh, mà tưởng về, mà thương cho dung nhan mỹ nhân, phận đời mong manh –cũng chóng phai úa như những bó hoa phủ đầy huyệt mộ trong những nghĩa trang, cánh mỏng cuốn bay theo cơn gió, tả tơi, cùng với khói hương tàn lụn. Rồi chợt nhớ những câu thơ buồn bã của Baudelaire từng tháng từng năm sống trong lẻ loi chờ mong cái chết đến giải thoát những buồn đau, tuyệt vọng –những câu thơ mà tôi thầm đọc lại ngày nào trước quan tài của Mẹ tôi, năm năm rồi:

 

                              Je veux dormir! dormir plutôt que vivre!

                              Dans un sommeil aussi doux que la mort

 

Ngủ, hơn là sống, trong một giấc ngủ cũng dịu êm như nỗi chết, trả hết cho đời những vinh quang và tủi nhục, những thành công và thất bại, những yêu thương và thù hận. Dormir plutôt que vivre. Tôi tự hỏi, giờ này, dưới mộ sâu, Bà cũng đang ngủ, trong niềm mơ của thi sĩ, hay phiêu bồng ở một thế giới khác, tốt đẹp hơn? Một thế giới thảnh thơi, không còn những oán hờn, gian trá, phản bội. Không còn những khổ lụy đeo đẳng suốt bao năm vàng võ. Một thiên đường bình yên, diễm ảo Bà đang trở về, có những thảo nguyên xanh biếc mộng mơ và mây ngàn bát ngát tình người.

 

Tự dưng, một nỗi buồn mênh mang xâm chiếm tâm hồn. Tôi ngậm ngùi nghĩ đến xác thân Bà dưới huyệt mộ một ngày rồi cũng sẽ phai úa như hoa, tàn lụn như hương khói. Như nhan sắc mỹ nhân, như quyền lực, như danh vọng, như tiền tài. Như kiếp con người. Ôi, phù vân của những phù vân! Tất cả là phù vân. Vanitas vanitatum, et omnia vanitas, như lời Cựu Ước. Tất cả là phù vân. Nhưng người ta đã quên, nên lúc nào cũng hối hả, bon chen, đố kỵ, mưu toan triệt hạ, hãm hại nhau. Tệ hơn, lúc nào cũng mang bên lòng mối oán thù nặng trĩu, trái với lời dạy của Chúa, của Phật. Quả vậy, Bà vừa nằm xuống người ta đã thấy xuất hiện những bài báo cả Việt lẫn Mỹ tiếp tục, luân phiên đánh Bà không nương tay, như loài kên kên chờ rỉa xác người quá cố, trong tục “điểu táng” của dân Tây Tạng. Khiến tôi càng thương cảm Bà hơn.

 

Tôi không có một kỷ niệm cá nhân nào về Bà. Ngoài hình bóng bi thương của trưởng nữ Bà, Ngô Đình Lệ Thủy, một hồng nhan mệnh yểu, một bạn học dưới hai lớp và thành viên của Hội Thanh Sinh Công Đại Học Văn Khoa năm 1963, và một trăm đồng mà cô nói maman cho Hội. Bấy nhiêu thôi chưa đủ để tôi còn nghĩ đến, còn đứng đây cầu nguyện trước di ảnh của Bà. Nhưng tôi đến đây, trong chiều Portland, bởi vì trên tất cả, tôi khâm phục Bà về tư cách cao quý, sang cả, cuộc sống thầm lặng, khép kín, thái độ trầm tĩnh tha thứ (một người nếu ăn nói hồ đồ, xốc nổi, như người ta thường phê phán Bà, làm sao một sớm một chiều có thể tự tạo một thái độ trầm tĩnh như vậy?) và tiết hạnh khả phong hiếm quý trong thời đại thượng tôn vật chất, đảo điên về luân thường đạo lý. Tôi thương Bà về bao nhiêu bất hạnh, đớn đau, thử thách Bà phải trải qua, từ sau 1963, đã kết thành một khối u hờn, oan khuất mang xuống tuyền đài chưa tan, như trong câu thơ cổ.

 

4. Xin những bạn bè của tôi, những cựu công bộc của chế độ Ngô Đình Diệm còn sống, những ai yêu chuộng công bằng bác ái –chiều nay đã không thể đến dự lễ cầu hồn chung với chúng tôi– hãy cùng đọc với tôi một lời kinh cho Bà. Nguyện xin linh hồn Maria sớm về nơi Vĩnh Phúc.

 

Với những người con yêu dấu của Bà, tôi xin chia sẻ nỗi buồn đau không còn mẹ, cho mùa Vu Lan này. Cũng như chính tôi, từ năm năm trước.

 

Vĩnh biệt Bà Ngô Đình Nhu, nhũ danh Maria Trần Lệ Xuân. Thôi, Bà hãy ngủ một giấc ngủ thật bình yên, ngàn năm.

 

 

 

 

KIM THANH (Nguyễn Kim Quý)

Portland, 14/5/2011

 

 

 



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 22/May/2011 lúc 11:34pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/May/2011 lúc 8:11am
 
 
 
HÌNH ẢNH BUỔI LỄ CẦU HỒN
MARIA TRẦN LỆ XUÂN
 
tại Thánh đường La Vang, Portland
 
Thứ bảy 14/5/2011, lúc 3 giờ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
(Nguồn: KIM THANH-NGUYỄN KIM QUÝ)
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 23/May/2011 lúc 3:22pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 28/May/2011 lúc 9:05pm
 
 




THÁNG NĂM 28, 2011 · 9:43 SÁNG

VIẾT VỀ BÀ NGÔ ĐÌNH NHU

 
 
 
 
Sau biến cố 1-11-1963, dù bà Ngô Đình Nhu đã từ chối những cuộc phỏng vấn của báo chí qua câu nói khiêm nhường rằng “thời của tôi đã qua” và giữ im lặng suốt gần nửa thế kỷ, nhưng bọn VC và Việt gian vẫn không tha. Dĩ nhiên kẻ gian không bao giờ đội nón cối hay dép râu để nguyền rủa bà, nhưng chúng rất khôn khéo qua cái vỏ bọc tôn giáo, trí thức, hoặc nạn nhân của “gia đình trị” để có thể lăng nhục người đàn bà yếu đuối nầy. Do đó, viết về bà Ngô Đình Nhu thật là khó. Khó là vì nếu ai dám nói lên tiếng nói công chính thì lập tức VC và kẻ gian sẽ sử dụng tất cả loại ngôn từ tàn độc nhất để tấn công người ta. Ai a tòng với VC và Việt gian để chửi rủa bà Nhu thì yên thân, nhưng nếu nhắc đến bà bằng lời lẽ kính trọng thì đương nhiên sẽ chạm nọc kẻ thù của bà. Văn hoá Việt Nam dạy con người Việt Nam rằng: “nghĩa tử, nghĩa tận”, thế nhưng, sau khi bà Nhu qua đời, tôi thấy kẻ gian vẫn không tha người đã khuất. Chúng tiếp tục có những bài viết xúc phạm người quá cố. Tôi thấy mình không thể giữ thái độ im lặng để được yên thân. Tôi quyết định viết đôi lời nhận xét về bà, như một hình thức trả ơn một người Quốc Gia chống cộng.

Tôi có một ông bạn vong niên mà tôi có dịp quen biết từ năm 1982 tại Hoa Kỳ. Ông có thời gian làm việc cho Toà Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn. Ông là người thông thạo nhiều thứ tiếng, nhất là Anh và tiếng Pháp. Ông cho tôi biết bà Ngô Đình Nhu rất bản lãnh khi có những phản ứng, đối đáp với Mỹ và người ngoại quốc. Và ông kết luận rằng: “Đối với tôi, bà Nhu là một người đàn bà Việt Nam thật thông minh, hiếm có vào thời điểm đó…”

Lúc Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị sát hại, tôi, người viết bài nầy mới mười tuổi. Dù vậy, tôi còn nhớ hình ảnh người lớn reo hò vì họ mừng đã lật đổ “chế độ độc tài- gia đình trị”, dù là trước đó không lâu, hạt cơm của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà vẫn còn dính kẽ răng của họ. Tôi cũng có nghe những người nhận mình là trí thức cho rằng: “Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng  đã có công lật đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm”. Họ nói nhờ lật đổ được hai ông Diệm- Nhu nên mới khám phá được bao nhiêu bí mật trong Dinh Độc Lập. Nào là đường hầm bí mật từ Dinh Độc Lập dẫn đến đại lộ Thống Nhất, và xa hơn nữa là Nhà Thờ Cha Tam cách Dinh Độc Lập gần mười cây số. Nào là nhờ tiến được vào Dinh Độc Lập nên họ mới khám phá ra “các quần lót của Bà Nhu”, mỗi cái trị giá trên 30 ngàn đồng, dù thời đó, ai cũng biết lương tháng của ông Trưởng Ấp Tân Sinh, hoặc anh lính Bảo An chỉ khoảng một ngàn, khá đủ để nuôi sống gia đình. (Xin những người thân yêu của Bà Nhu thông cảm cho tôi, khi tôi phải nhắc đến điều vô lý, thật đáng lợm giọng nầy). Ngày xưa, vì còn nhỏ nên tôi đã dại dột tin điều đó là thật. Sau nầy lớn lên tìm hiểu thêm, tôi mới thấy không phải chỉ riêng tôi, mà ngay cả nhiều người lớn cũng mơ hồ về thủ thuật tuyên truyền gian trá của VC.

Theo nhận xét của tôi từ các dữ kiện của cả hai phe thương và ghét, thì bà Ngô Đình Nhu là người phụ nữ Việt Nam đặc biệt của cuối Thập Niên 50 và đầu Thập Niên 60. Thay vì người ta gọi bà là Dân Biểu Trần Lệ Xuân thì họ gọi là bà Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Riêng bọn VC và Việt gian lại “dán nhãn” bà theo kiểu xách mé để cố tình tầm thường hoá bà, qua danh hiệu “đệ nhất phu nhân”. Không ít người nhận mình là Quốc Gia nhưng lại không nhận ra điều đó nên cũng gọi bà là “đệ nhất phu nhân”.

Trong thời điểm của cái gọi là “Cách Mạng 1-11-63” thật sự tên tuổi và hình ảnh bà Ngô Đình Nhu được nhắc đến nhiều hơn cả ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Tổng Thống Diệm. Người ta mô tả bà như thể là một người đàn bà quỷ quyệt, lấn quyền chồng và “khống chế” được cả ông anh chồng là Tổng Thống.

Sau này, khi tìm hiểu về biến cố của ngày 1-11-63 và những tháng năm sau đó để tôi có thể kết luận một cách ngắn gọn như sau: Việt cộng có dốt, nhưng chúng nó không ngu. Việt cộng có dốt nhưng không thiếu gian manh. Và cho đến nay, đã gần nửa thế kỷ mà không ít người Quốc Gia vẫn còn trúng kế VC dài dài. Tiếc thật.

Trở lại chuyện bà Ngô Đình Nhu. Theo thói đời thì đám tang của phu nhân một Thủ Tướng thường to lớn hơn đám tang của ông Thủ Tướng. Ngày nay ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu không còn, Tổng Thống Diệm cũng đã thác; và mới đây bà Nhu cũng đã qua đời, gia đình nầy không còn chính phủ hay có uy quyền gì để có thể khiến cho những ai nói lên lòng ngưỡng mộ họ có thể “dựa hơi” hay “nịnh bợ” giống như những người từng hưởng bổng lộc của chính phủ, từng không dám đứng thẳng lưng trước gia đình họ Ngô nhưng sau đó đã phản lại họ. Qua biến cố 1-11-63 đã cho thấy, các anh em của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã không chết dưới tay kẻ thù VC, nhưng họ đã chết dưới họng súng của những người từng hưởng bổng lộc của chính phủ hay của gia đình nhà Ngô.

Nếu phải viết bài phỉ báng chính quyền Ngô Đình Diệm theo kiểu trả thù giống như tụi VC và Việt gian đã làm, tôi cũng có lý do chính đáng lắm, bởi vì ông Cụ Thân Sinh ra tôi, từng là nạn nhân của mấy ông mật vụ của chế độ nầy. Thời đó vì bọn VC không thể triệt Ba tôi và những bạn hữu của Người nên chúng mượn tay người Quốc Gia thanh toán những người chống cộng. Trước khi Ba tôi qua đời, ông Cụ có nói với Má tôi và các anh tôi là tuy ông Cụ bị mật vụ chính quyền Ngô Đình Diệm bắt tra khảo để cho lòi “cái tội làm cộng sản”, nhưng thay vì thù mấy ông mật vụ thì ông Cụ thù VC, bởi VC mới chính là thủ phạm. Ba tôi chỉ trách mấy ông mật vụ của chế độ quá yếu kém nên đã trúng kế VC bằng cách thay cho tụi VC để triệt tiêu người chống cộng.

Tôi nhắc lại chuyện gia đình tôi để muốn nói rằng: Lỗi lầm của một số cá nhân trong chính quyền thời đó, hoặc sự lộng hành của một số cá nhân thiếu đạo đức trong chính quyền không phải là chủ trương hay chính sách của Quốc Gia. Nhiều bằng chứng cho thấy trong chiến tranh Việt Nam, VC luôn làm công việc “chuyện nhỏ xé cho to”. VC gây ra tội ác rồi đổ lên đầu người Quốc Gia. Rồi cũng chính một số người Quốc Gia vì không phân biệt đâu là bạn, đâu là thù nên đã mang đạn của VC tác xạ vào những người cùng chiến tuyến. Tôi nghĩ, ngày nay nếu người Quốc Gia muốn thắng VC, người Quốc Gia không thể gian manh như VC, nhưng dứt khoát phải khôn ngoan hơn cái gian manh của VC.

Những ai từng lên tiếng bày tỏ lòng ngưỡng mộ bà Ngô Đình Nhu và gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm đều có một số nhận xét khá giống nhau mà tôi ghi nhận được trong thời gian qua tại Oregon, nơi gia đình tôi đang cư ngụ:

 1. Đệ Nhất Cộng Hòa như Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu…  cùng những người trong gia đình này bị hạ sát trong vụ đảo chánh 1-11-1963 là những người thật sự yêu nước.

 2. Bà Nhu, tức Trần Lệ Xuân khi chồng mất, bà còn rất trẻ, bước thêm bước nữa với bà không là điều khó, nhưng bà chọn ở vậy thờ chồng cho đến ngày tạ thế. Với tư cách đó của bà cũng làm cho nhiều người kính phục.

 3. Gần 50 năm cô đơn với sự yên lặng đó là một sức mạnh tâm linh của bà Ngô Đình Nhu mà mọi người cần trân trọng.

 4. Bà Nhu là một Dân Biểu can trường của nền Đệ Nhất Cộng Hoà. Điển hình là thời điểm 1959, chế độ đa thê vẫn còn thịnh hành, mà bà đã dám đưa ra dự luật hôn nhân một vợ một chồng.

 5. Những gì Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà đã làm, mặc dầu chỉ tồn tại ngắn ngủi trong 9 năm; nhưng đã đem lại một cuộc sống an bình và thịnh vượng cho miền Nam Việt Nam. Việc ổn định một xã hội có nhiều sứ quân do Pháp để lại, trợ giúp an cư hơn một triệu người tỵ nan Cộng Sản di cư vào Nam và đưa Nam Việt Nam lên hàng cường thịnh so với các quốc gia trong vùng không phải là việc ai cũng có thể làm được.

 6. Những ai đã từng chỉ trích Việt Nam Cộng Hòa là độc  tài, tham nhũng, đàn áp tôn giáo… thì xin hãy đặt các vấn đề đó với bạo quyền Cộng Sản Việt Nam ngày hôm nay. Những gì Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà và bà Nhu đã làm, họ không cần chúng ta cám ơn; nhưng chúng ta cần nói những điều công chính.

 7. Người ta thật sự ngưỡng mộ người phụ nữ mang tên Trần Lệ Xuân, tức bà cố vấn Ngô Đình Nhu, vì bà là người phụ nữ Việt Nam dám nói, dám làm. Bà là một Dân Biểu có thực tài, bà từng thành lập Đoàn Thanh Nữ Cộng Hoà để đóng góp công sức xây dựng đất nước Việt Nam thời bấy giờ.

 8. Mặc dù có người chưa bao giờ gặp mặt bà Ngô Đình Nhu, chưa từng là công thần của chế độ Ngô Đình Diệm, chưa hề nhận ơn huệ, bổng lộc từ họ, nhưng lại công khai bày tỏ tấm lòng biết ơn đối với nền Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa đã tạo cho nhân dân Miền Nam một thời kỳ, tuy ngắn ngủi, nhưng thanh bình, no ấm. Chính quyền nầy đã bảo vệ một cách hữu hiệu nhân dân Miền Nam, trước sự xâm lăng bỉ ổi của giặc cộng phương Bắc.

 9. Thời điểm năm 1963, người có công tâm phải biết rằng cụ Diệm chống việc chính quyền Kennedy muốn đưa quân Mỹ vào Việt Nam nên họ đã ngụy tạo những “tội lỗi” của Cụ và “khủng hoảng” này nọ và dùng bà Nhu như vật tế thần, mặc dù bà chỉ là phụ nữ, không giữ chức vụ gì chính thức trong chính quyền. Những điều đó ngày nay được xác quyết bởi những tài liệu giải mật. Cho nên dù ai nói đông nói tây, họ vẫn tin bà Nhu là một nữ lưu yêu nước, đạo đức, tiết hạnh… Và họ thương bà.

 10. Riêng nhận xét của tôi (Huỳnh Quốc Bình): Đã sau nửa thế kỷ qua, người dân Việt Nam bị bọn VC lừa nhiều cú nhớ đời, vậy mà số người u mê về bọn VC không phải là ít. Tôi không phải là người Công Giáo, tôi hay gia đình tôi chưa từng hưởng một ân huệ nào của gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ngoại trừ ơn của chính quyền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà đã cho chúng tôi có được những năm tháng thanh bình, tự do, và quyền con người thật sự được chính quyền ấy bảo vệ. Cho nên tôi không thể ngậm miệng để được yên thân mà lại không dám nói lên nhận xét độc lập của mình…

Kết luận: Bà Trần Lệ Xuân hay còn gọi là Bà Cố Vấn Ngô Đình Nhu, đối với tôi là một phụ nữ Việt Nam tuyệt vời. Một người phụ nữ có tài, có học, có nhan sắc, và dĩ nhiên cũng có nhiều cám dỗ của đời từng chờ đón bà, vậy mà bà đã ở vậy thủ tiết thờ chồng theo văn hoá của Á đông, không một lời nguyền rủa kẻ giết chồng bà, thì nếu không là người đàn bà thật sự có lòng nhân đức và tuyệt vời thì là gì? Tôi tin tưởng rằng linh hồn của bà và chồng bà, nhất là Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ở Thiên Đàng dù xác thân của họ không toàn vẹn dưới trần gian. Riêng tư cách và lập trường chính trị của bà Nhu, theo tôi nó đã vượt xa những ai đội lốt tu sĩ của các tôn giáo đã là đang làm lợi cho bọn VC tham tàn, hay những ai chủ trương “không làm chính trị” khi mà có nhiều bằng chứng họ rất chính trị ngay trong những nơi được xem là thiêng liêng. Tôi bày lòng ngưỡng mộ của mình đối với bà Ngô Đình Nhu và nền Đệ Nhất Cộng Hoà, và cũng để lên án những ai tiếp tục làm tay sai cho VC, chuyên lăng nhục những người tử tế và những ai có công với đất nước Việt Nam.

Có một bài Thơ “Khát” do người trong nước sáng tác, đã được Nhạc Sĩ Phan Văn Hưng viết thành một nhạc phẩm đấu tranh. Tôi xin ghi lại vài câu để tặng quý độc giả và cũng để dặn lòng mình rằng: “Viết một câu cho một người. Viết một câu cho hai người. Viết nghìn câu cho bao người. Viết trường thiên cho muôn loài. Mà thề sẽ không viêt, một chữ cho kẻ gian…”

Huỳnh Quốc Bình

P.O. Box 20361, Salem, OR 97307. USA

(503) 568-8565

Email: huynhquocbinh@yahoo.com

 
 

 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 28/May/2011 lúc 9:13pm
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 3 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.160 seconds.