Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Linh tinh lượm lặt Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Người gởi Nội dung
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 19/Jun/2011 lúc 8:26am

        CHÚC NHỮNG NGƯỜI CHA LUÔN KHỎE MẠNH AN VUI

 19 JUNE 2011
 
*****
BON WEEK-END
 
EM VÀ RƯỢU
 
Em hỏi thật anh , giữa em và rượu?
Thì anh ơi, anh sẽ chọn bên nào?

Câu hỏi buồn nghe đơn giản làm sao!
Trong một phút anh đi vào bối rối.
Nếu chọn em , nghĩa là anh nói dối!
Còn rượu ư?…Anh thấy thật sai lời.
Rượu và em là nắng rớt mưa rơi.
Mà mưa nắng suốt đời luôn tiếp nối,
Rượu trong chiều , còn em thì trong tối
Rượu và em là gạch nối của đời anh
Nếu bây giờ em lại hỏi anh!!
Thì anh bảo: em đừng cho anh ngốc nghếch
Nếu vì men lắm cuộc đời chấm hết!??
Thì trong yêu, thiên hạ chết cũng nhiều
Rượu và em là hai nỗi nhớ đáng yêu!
Nếu được chết:
Anh sẽ chết một chiều bên em và có rượu.
*****
 BỒ và VỢ 

Bồ là phở nóng ' tuyệt vời ' .
Vợ là cơm nguội đáy nồi hẩm hiu .
Bồ là nơi tỏ lời yêu .
Vợ là nơi trút bao nhiêu bực mình .
Bồ là rượu ngọt trong bình .
Vợ là nước ở ao đình nhạt teo .
Nhìn bồ đôi mắt trong veo .
Dòm vợ đôi mắt trông sao gườm gườm .
Bồ tiêu thì chẳng tiếc tiền
Vợ tiêu một chút , thì liền kêu hoang .
Bồ giận thì phải xuống thang .
Vợ giận bị mắng , bị phang , dzập mình .
Một khi túi hảy còn tiền
Thì bồ thắm thiết kề liền bên anh .
Một mai hết sạch sành sanh .
Bồ đi , lại vợ đón anh về nhà .
Bồ là lều , vợ là nhà

Gió to , lều sập , mái nhà còn kia .
Vợ là cơm nguội của ta .
Nhưng là đặc sản , thằng cha " láng giềng " .

*****

Viết Tắt Cùa Bác Sĩ

Anh chảng nọ đi khám bệnh trên đơn thuốc bác sĩ chẩn đoán và viết tắt bệnh trạng anh bẳng 4 mẫu tự "RLTH "
( Rối loạn tiêu hóa )...anh chàng không dám hỏi vì sợ bị chê dốt , nhưng bước ra khỏi phòng khám, cầm đơn thuốc đọc hoài mà chẳng biết mình bị bịnh gì .Đi được một khúc thấy có cô y tá đang đứng dựa vào lan can anh ta liền đưa giấy chuẩn bệnh và hỏi cô y tá ...cô y tá đọc xong hốt hoảng hét lên :
- Trời ơi ! anh bị " Ruột Lòi Tới Háng " rồi  !!!

Một cô gái đi đăng ký kết hôn. Cán bộ tư pháp hỏi:
- Lấy chồng lần đầu hả?
- Dạ, lần đầu.
Cán bộ: - Tên gì? Ở với nhau từ bao giờ?
Cô gái: - Dạ, Nguyễn Thị Chim, mới ở với nhau tối hôm qua.
Cán bộ: - Mới ở với nhau tối hôm qua à? Chim có ê không?
Cô gái đỏ mặt không nói gì.
Cán bộ bực mình gằn giọng: - Tôi hỏi chị : Chim có ê không?
Cô gái thẹn thùng: - Dạ lúc đầu cũng hơi ê ê.
Cán bộ bực tức quát lên: - Tôi hỏi chị tên Chim không có chữ ê hay là tên Chiêm có chữ ê ? Mắc mớ gì đến lúc đầu với lúc sau  !!!

CHÚC PAPA VUI VẼ  19/6/2011
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 20/Jun/2011 lúc 4:56am

PHÁP : GƯƠNG THÀNH CÔNG CỦA NGƯỜI VIỆT Ở TỈNH LẺ

 
 
 
Chị%20Lý%20Minh%20Nguyệt%20trong%20khuôn%20khổ%20cuộc%20triển%20lãm%20ảnh%20chụp%20về%20cộng%20đồng%20Việt%20Nam%20ở%20Lorient%20%28Tuấn%20Thảo%20/%20RFI%29
Chị Lý Minh Nguyệt trong khuôn khổ cuộc triển lãm ảnh chụp về cộng đồng Việt Nam ở Lorient (Tuấn Thảo / RFI)

Thành phố Lorient ở vùng Bretagne, miền Tây Bắc nước Pháp chỉ có khoảng 58 ngàn dân tính luôn cả các vùng phụ cận. Số người Việt định cư ở trung tâm thành phố này có thể được đếm trên đầu ngón tay, mở rộng ra hơn nữa với các vùng ngoại ô, thì chỉ có gần 30 gia đình Việt Nam.

Đa số những gia đình này thuộc dạng người tỵ nạn vượt biên đến lập nghiệp tại Lorient từ những năm 1979 - 1980, thời mà nước Pháp mở cửa tiếp đón làn sóng thuyền nhân. Hầu hết những người Việt đến Pháp vào thời này đều chọn ở lại các thành phố lớn để tiện bề làm ăn buôn bán. Những gia đình người Việt nào chọn về sinh sống ở các tỉnh lẻ, tuy rất được chính quyền địa phương ưu đãi, nhưng vẫn cảm thấy thiếu thốn : từ chuyện có đủ gia vị để nấu các món Việt Nam, cho đến việc sinh hoạt với cộng đồng, gần gủi với người đồng hương. Phải chăng vì thế mà ở tỉnh lẻ, người ta cảm thấy các gia đình người Việt thường lui tới và đùm bọc nhau nhiều hơn.

Nhân dịp đến thành phố Lorient để tham dự chương trình Tháng văn hóa Việt Nam, chúng tôi đã có dịp tìm hiểu thêm về nếp sinh hoạt của những người Việt tại chỗ. Ở đây, chúng tôi có dịp gặp mặt gia đình chị Lý Minh Nguyệt, người đầu tiên cách đây gần 30 năm mở cửa hàng bán thức ăn và thực phẩm Việt Nam tại trung tâm thành phố Lorient. Điều này sau đó mở đường cho các gia đình khác kể cả người Lào và người Miên gốc Việt ở xung quanh thành phố Lorient khai trương các siêu thị bán thực phẩm Á Đông.

Khi hỏi người dân Lorient, ở đâu người ta có thể mua nước mắm, gạo nếp, trà xanh, dầu hào và các loại gia vị khác, họ đều chỉ đến cửa hàng của chị Lý. Báo chí địa phương đều nhắc đến gia đình của chị như một trường hợp khá tiêu biểu cho sự hội nhập thành công trên đất Pháp. Ngoài việc tảo tần buôn bán, nuôi em ăn học, chị Minh Nguyệt còn tham gia khá nhiều vào các sinh hoạt để giúp đỡ những người đồng hương, từ các bác sĩ Việt Nam đến Lorient để thực tập, giới sinh viên đi du học hay những gia đình đến từ Việt Nam sang tận vùng Bretagne đi làm theo diện xuất khẩu lao động. Vì cũng như chị nói : người đồng hương không có là bao, thấy người ta gặp khó khăn như mình thuở nào, chẳng lẽ khoanh tay đứng nhìn hay ngoảnh mặt làm ngơ.

* Năm 1971 ở trường THGC cũng có nữ Giáo Sư toán : Lý Minh Nguyệt



Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 22/Jun/2011 lúc 3:57am
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 20/Jun/2011 lúc 7:29am

MỜI THÂN HỮU ĐỌC CHO VUI

 
                         NÓI VỚI VIỆT KIỀU
 
 

Tác giả Chung Mốc hiện đang cư trú tại Thủ Đức, Việt Nam, gửi bài qua một thân hữu chuyển đến. Trước 1975, tại miền Nam, ông là một nhà giáo, một huynh trưởng sáng giá. Bài viết của ông, như tựa đề, viết theo cách nhìn của bà con quê nhà nhìn những Việt kiều Mỹ khi họ về thăm lại quê quán.


Tháng Năm, nóng toé khói.
Ai đã từng đi xa quê hương đều ước mong có dịp trở về, hoài niệm làm người ta xao xuyến đến cháy lòng. Tìm về từ vật chất đến tinh thần, để thấy những cái tưởng mất đi vĩnh viễn nay lại tìm gặp, cái xưa tầm thường nay trở nên quí giá.
Tôi may mắn thường có dịp đón tiếp thân nhân cùng bạn bè về thăm nhà, nhận thấy song song với nỗi vui mừng khi tái ngộ, còn có vài điều tưởng giữa chúng ta, TA và TÂY tự điều chỉnh, để ngày sum họp niềm vui thêm trọn vẹn.
Tôi nhận thấy có mấy dạng Việt Kiều:
- Người giàu (Có lẽ là giàu thật) quan niệm đi 5 về 10, xênh xang áo gấm về làng, họ hàng cũng được thơm lây. Hàng xóm có lòng đố kỵ cho là nổ : Hồi xưa nghèo không có đôi dép mà đi, giờ tha đi đâu cũng kè kè chai nước lọc, vô nhà ai cũng không dám uống nước dù là nước trà; nước giếng, nước mưa thì chê hôi. Họ đâu còn nhớ tới những ngày kinh tế mới, những ngày đi đào kinh thuỷ lợi nghiêng nón múc một ít nước đục ngầu mà uống. Bây giờ cứ đòi vào nhà hàng máy lạnh sang thiệt là sang để ăn uống cho an toàn khỏi sợ đau bụng, nhưng nếu họ chịu quá bộ ra chỗ đang rửa chén tô, nơi nhà bếp đang lặt rau, làm cá băm thịt, thì tưởng chưa có nơi nào mất vệ sinh hơn thế nữa !
Tôi lấy làm ngạc nhiên và hãnh diện khi người mình mới qua tới xứ người, người lâu thì vài ba chục năm, người mới thì chỉ năm hay mười năm mà nay ai cũng là bác sĩ, kỹ sư, chủ hãng chủ tiệm, tiếng Tây tiếng Mỹ phun phèo phèo, mà hình như không có ai làm thợ hết cả (?).
Nếu quả thực như thế thì Mỹ trắng Mỹ đen quá kém, nay họ lại phải xin đi làm công cho người mình nhiều quá, chứ như ở VN mà mấy anh Campuchia qua đây lập nghiệp, không chịu làm cu ly khuân vác từ đời cha tới đời con thì cũng còn khuya mới ngóc đầu lên nổi.
Có người qua Mỹ đã lâu nhưng còn e ngại vì tài chánh eo hẹp chưa muốn về thăm quê, vì ngoài tiền vé máy bay ra, còn tiền quà cáp, xe cộ tiêu xài. Nhưng họ đâu biết rằng có tiền cho thân nhân đã quí, nhưng gặp lại người thân sau bao nhiêu năm xa cách còn quí hơn nhiều lắm.
Vẫn biết rằng trong đám thân nhân "yêu vấu" kia thế nào cũng có người nói xấu sau lưng: "Việt Kiều về quê mà Trùm Sò thế thì về làm quái gì". Cũng may số người này không nhiều.
- Người nghèo (Có thể là nghèo giả) than van quá trời vì sợ người nhà vòi tiền, mà có người vòi tiền thật, mè nheo đủ thứ. Họ không chờ cho đến khi gặp mặt mà thư, điện tới tấp khiến mẹ cha, anh em con cái phát chán, vì người ta biết tiền gửi về sẽ bị tiêu pha một cách lãng nhách bởi những người chuyên vô công rỗi nghề, từ sáng tới tối xách xe chạy vòng vòng.
Thái độ và cử chỉ bên TÂY thì lịch sự nhã nhặn, cưng chiều vợ con hết mức (theo kiểu nịnh nghề bà lắm nạc) khiến phe TA ở quê nhà xốn con mắt lắm. Nhưng khốn nỗi TA lại cộc cằn thô lỗ, gia trưởng y như xưa, y như cách đây hàng thế kỷ. Hôm nay nhà có cơm khách, khách hỏi:
- Còn các cháu đâu, không ra dùng cơm luôn thể?
- Các bác cứ xơi tự nhiên, các cháu đã có rồi.
Các bác đang xơi, các cháu thập thò ở cửa, Bố quát:
- Xuống bếp ăn với mẹ!
Đứa con giơ tay lên trời:
- Xin thề là dưới bếp hết cả nước lẫn cái rồi bố ạ!!!
*
Bên TÂY gặp nhau ôm hôn chùn chụt, bên TA mà làm thế có ngày chả còn răng ăn cháo. Hôm anh tôi về, thấy mấy trự Việt Kiều gặp người đi đón ở phi trường, lợi dụng cơ hội ôm hôn tùm lum, ảnh nói có nhiều người làm trò khỉ quá.
Rồi sau đó ít hôm ảnh lại nói sao Việt Kiều về cứ phải chứng tỏ mình là Việt Kiều cho oai, lúc nào cũng thấy đeo cái túi mề gà trước bụng, đàn ông lại còn mang quần có dây đeo vai cứ như mấy anh bồi nhà hàng. Họ nói chuyện với nhau hay với con cái cứ xổ tiếng Mỹ làm người nhà phải nghệt mặt ra. Mà làm như thế nghĩ cũng chả ích lợi gì, chỉ tổ cho nhà hàng chém thẳng tay.
Việt Kiều thường phê bình người trong nước đổ đốn, không chịu làm gì cả chỉ ăn nhậu. Nói của đáng tội, cái đó cũng có nhưng vì họ chưa có cơ hội tiếp xúc với những Giám Đốc trẻ không rượu bia thuốc lá; có trách nhiệm, năng lực và lòng tự trọng; những người thợ quần quật với công việc nặng nề; những nông dân chân lấm tay bùn đã làm nên những thay đổi và ấm no hơn những ngày cũ.
*
Việt kiều lớn đã thế còn Việt Kiều con, tụi nhỏ về đây gặp khí hậu, thời tiết khác lạ, ăn ngủ trái múi giờ dễ sinh ra dị ứng ốm đau, làm ông bà cha mẹ lo sốt vó.
Thái độ tụi nó cũng kỳ dị lắm, hình như nó không thích được nâng niu âu yếm, đụng vào người là nó co rúm lại, mà người mình có thương thì mới rờ rẫm bóp mông, bóp đít khen nó mập, trắng hồng coi dễ thương hết sức. Ban đầu tôi tưởng tụi nó chê mình ở bẩn, nhưng sau này mới biết là làm vậy không nên, nếu là ở Mỹ có thể bị kết tội child abuse gì đó.
Tụi nhỏ nói tiếng Việt không rành, nó ú ớ bảo là đau bụng, đưa thuốc cho uống cả tiếng sau mới nói là nó "wrong", nó bị đau cổ họng cơ. Có nhiều đứa lý sự và phá trời thần, trẻ con VN mà nói tay đôi với người lớn thế thì có mà nát đít, còn trẻ Việt Kiều nó được tự do tranh luận nếu nó nhận thấy người lớn nói sai. Về VN mà nó làm cứ như ở nhà nó, cái máy quay phim, dàn máy hát ở quê nhà quí lắm, dành dụm biết bao lâu mới mua được, nhưng con cháu Việt Kiều về xài rồi nó quăng vất tứ tung, chọc ghẹo nhau chạy tới chạy lui làm đổ dàn am-pli, cả nhà thấy xót quá mà không ai dám nói gì!
Nói sang cái ăn mới ngộ, đãi Việt Kiều ở nhà hàng, TA ép TÂY ăn thịt.
TÂY than thở: "Tại sao lại ép chúng tôi những thứ mà hàng ngày phải ăn mấy chục năm nay?"
Không lẽ kêu măng luộc, rau đay cua rốc, cà pháo mắm tôm, rau muống xào đập tỏi v.v...
Những thứ đó quê tôi có đầy ra, bước ra đàng sau vườn loáng một cái có cả rổ, bây giờ thường để cho heo ăn mà thôi, ai nỡ lòng nào đem ra đãi Việt Kiều.
Việt Kiều con thì khác hẳn, vào bàn nó ngồi im như tượng, mặt buồn như Đức Mẹ Sầu Bi ngồi dưới chân thánh giá, hỏi ăn gì thì chỉ lắc đầu. Thấy mấy ông kêu đồ nhậu rắn rùa, chim chuột ... đặc sản, nó chỉ con thạch sùng (thằn lằn) trên tường mà hỏi: "Con đó có ăn không ?"
Người lớn thích ăn tiết canh, mua con heo, con vịt về cắt tiết hay thọc huyết, nhìn thấy cảnh đó nó kinh hãi ôm nhau khóc thét lên.
Còn về thịt cầy, nó dặn là đừng bao giờ đánh lừa nó ăn một miếng, bởi vì ăn thịt chó, tim sẽ đau đớn như phạm tội vậy.
Về tới SG thả tụi nó vào khu siêu thị thì như cá gặp nước, tụi nó hoạt bát hẳn lên, nói líu lo vì trong đó có bán đồ ăn khoái khẩu của nó.
Ở quê tôi còn có một thứ mà mỗi nhà có Việt Kiều về thăm thì phải lo trước, đó là cái bàn cầu ngồi theo lối Mỹ, nhà cầu kiểu cũ trẻ con ngồi không quen cứ ngã bổ chửng ra. Nhớ hồi cách đây hơn 10 năm, cầu cá dồ chưa bị cấm, có ông Việt Kiều đang ngồi thì bị cầu sập, ông đứng giữa đìa khóc ầm lên kêu Trời kêu Phật, kêu cả thánh quan thầy.
Một cái đáng sợ nữa cho Việt Kiều là muỗi. Xưa kia muỗi chỉ có mùa, bây giờ nhờ kinh tế thị trường nên có quanh năm, nó lại theo trào lưu khủng bố của thế giới nên không kêu vo ve nữa mà chuyên âm thầm đánh du kích, cắn xong một phát là chỗ đó ngứa không chịu nổi. Đối với người trong nước không hiểu vì đã chịu muỗi chích hoài nên cơ thể quen nọc ngứa, hay là tại vì thịt Việt Kiều thơm (tắm bằng xà bông Dove), hay tại muỗi vẫn còn thù dai đối với Đế Quốc, mà cho dù là ban ngày sáng sủa đàn muỗi không cắn ai, lại cứ xà quần bên Việt Kiều như đàn trực thăng sắp đổ quân vậy.
Đi với Việt Kiều nhí thì thật là thê thảm, cho dù bôi thuốc chống muỗi rồi đó, nhưng dính mũi nào là làm độc mũi đó, có khi mưng mủ sưng to như trái chùm ruột. Tôi có đứa cháu kiên nhẫn ngồi đếm được 108 mụn trên một cái chân nhỏ bé !!!
Còn trục trặc ngôn ngữ Việt giữa người trong và ngoài nước nữa chứ. Có nhiều Việt Kiều nghe không hiểu được những từ ngữ "mới". Hồi sau 75 tôi có dịp tiếp xúc với cán bộ hay người miền Bắc mới vô, nghe họ nói tôi buồn cười lắm mà không dám cười, sau đó nhái chơi, rồi dần dần nó ngấm vào giọng nói lúc nào không hay, bây giờ có những chữ mà loay hoay mãi không nhớ ra chữ cũ để thay thế.
Thí dụ: Hôm nay tôi tranh thủ đến thăm anh (cố gắng). TV hôm nay bị sự cố kỹ thuật (trục trặc). Nhưng đến câu "Họ có mặt bằng cho thuê" thì tôi đành chịu không tìm ra chữ nào để thay.
Có anh về nước cầm máy chụp hình hay quay phim thì thấy cái gì hơi lạ là bấm máy liên hồi, thấy người ta nói đi xe khách chất lượng cao (high quality); xe tham quan (tourist); cửa hàng chuyên bán ổn áp (survolter) là cười khinh khỉnh, nhưng chúng tôi thấy họ nói pha tiếng Mỹ lại càng kỳ quái hơn: Đem cái xe tới tiệm để estimate, anh thợ sửa xe dốt nát đâu biết tiếng Tây tiếng U gì đâu, nghe vậy bèn tháo tung chiếc xe ra; bảo tun-ấp thì nghe giống như "ốc" nên lấy đồ nghề ra siết tất cả những con ốc lại. Đàn bà con gái gì mà nói giữa chốn đông người "Tôi không có khe" (care); "Vẫn còn ở chỗ cũ đây, chứ tôi đâu có mu (move)".
Cười, bởi vì khe và mu là những chữ dùng để chỉ cơ quan sinh dục của đàn bà.
Có lần được tháp tùng về thăm quê cũ của mẹ tôi ngoài Bắc, gặp đứa em họ đang phụ trách một đoàn thể trong xứ đạo, nó hỏi xin cái máy kích. Tôi hỏi cần đẩy hay kéo cái gì, nó giải thích thì ối giời ơi! đó là cái am-pli và cặp loa để phát thanh, ở ngoài Bắc gọi là cái máy kích âm !!!
Bây giờ họ còn hay nói tắt. Hỏi gia đình thế nào? Trả lời dạo này gia đình chúng em VẤT lắm (vất vả); Món này ăn ngon CỰC (cực kỳ); Thợ xây quát phu hồ: "Lấy cho tao bao Xi (xi măng) !!!
Chữ "bị" ở thế thụ động (p***ive voice) lại được nói: "Ông ta hơi bị giỏi đấy" ; Món này ăn hơi bị ngon v.v... Ban đầu tôi tưởng chỉ là cách dùng chữ cho khôi hài, không ngờ có những nhà văn lớn dùng trong văn chương nghiêm túc nữa đấy. Thật quái đản !!!
Hôm xem lậu cuốn băng Thuý Nga, thấy ông Nguyễn Ngọc Ngạn nói xỏ người ở nước ngoài hay nói chữ là, thay vì nói "Rất đẹp" thì lại nói "Rất là đẹp". Tôi thì tiếng Anh dốt nát, đành dịch ra là "Very is beautiful"!
Ngày xưa còn đi học mà làm luận văn xài chữ: thì, là, mà, bị v.v... lung tung như kiểu này chắc thầy vã cho rách mép.
Ở VN bây giờ từ quan cho tới anh cùng đinh khố rách đều nghiện chữ "Nói chung" cũng như mấy anh Việt Kiều hay dùng chữ "You know" vậy.
Hỏi thăm gia đình khoẻ không thì được trả lời: "Nói chung cũng tốt. Mẹ tôi còn đang nằm bệnh viện còn vợ tôi thì mới chết tuần rồi".
Hãy nghe đài BBC phỏng vấn mấy quan chức, hay đọc trong bản báo cáo của mỗi cơ quan, đoàn thể, mỗi ngành không bao giờ thiếu chữ "Nói chung":
- Tình hình chỗ nào cũng vậy, nói chung là tốt, nhưng trong đó còn có một vài bộ phận yếu kém tồn tại ...
Tôi tới thăm gia đình người bạn mới từ nước ngoài về, bố bảo con gọi mẹ ra đây. Thằng con chạy vào trong hét toáng lên: "Momy, dady muốn momy bây giờ". Hồi lâu sau nó lại chạy ra bảo: "Momy đang rửa he".
Tôi ngạc nhiên ngẫm nghĩ mãi mới hiểu là má nó đang gội đầu (hair).
Tháng rồi có mấy đứa cháu từ Úc về chơi, tôi dẫn đi ăn nghêu ở Ngã Sáu, trong đĩa nghêu luộc chín há vỏ ra, có con thịt rớt ra ngoài chỉ còn cái vỏ không, đứa bé cầm cái vỏ ngắm nghía một hồi rồi tặc lưỡi: "Không có ai".
Ôi ngôn ngữ Việt của Việt Ta và Việt Tây sao mà rắc rối, biến hoá làm vậy!
Ngày vui qua mau rồi cũng đến ngày tiễn đưa người nhà ra phi trường. Người còn ở VN khoái tiễn đưa lắm, lý do là lúc đó người đi rất ngậm ngùi, còn bao nhiêu tiền trong túi cũng móc ra cho hết, thương lắm cơ.
Việt Kiều con ra tới phi trường thì mừng lắm, chúng nhảy cỡn lên múa máy tay chân rồi la to:
- Thoát khỏi Việt Nam rồi! Thoát Việt Nam rồi!
Vậy thì tôi còn mong gì khi chúng to lên, học hành thành tài rồi về giúp đỡ quê hương?      
                                                                               ... he he he !!!
                                 

__._,_.___


Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 20/Jun/2011 lúc 7:52am
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 23/Jun/2011 lúc 7:17am
  
                   CHUYỆN TÌNH 2500 CHỮ T
 
 
Trần Thị Thu Thủy tên thật Trần Thị Thỏ, trú tại thôn Tám, Trảng Tranh, Tỉnh Thừa Thiên. Thuở thiếu thời, trí tuệ thì thường thôi, tuy thế, tính Thủy thật thà, thủ thỉ thù thì, thỏn thà thỏn thẻn, thật thương! Tới tuổi trăng tròn, Thủy tròn trặn, tươi tắn, trắng trẻo, tay tròn trĩnh, tóc thơm thơm, thật tuyệt!

Thủy tuyệt trần, tôi tả thì thô thiển. Thôi thì tàm tạm thế.

Trai tráng trong thôn Tám, từ trai tơ tới tuổi tứ tuần, từ tuổi tứ tuần tới tuổi thất thập, thoạt trông thấy Thủy, tất thảy tấm tắc trầm trồ:

"Trời! Trắng tựa tuyết!"

"Thon thả thế!"

"Tóc thật thướt tha!"

"Ti to thế! Tròn thế!"

"Trác tuyệt! Trác tuyệt!"

Trai tơ thổn thức, tứ tuần tơ tưởng, thất thập thẫn thờ. Thấy Thủy thấp thoáng, tất thảy táo tác, thập thà thập thò, thật tội. Tứ tuần thách trai

tơ: tán thắng Thủy thì thua tam trâu. Thất thập thách tứ tuần: tán thắng Thủy thì thua tám thúng tiền. Thách thì thách thế thôi, thua Thủy tất tần tật. Thủy tựa thần tiên, trai tráng trong thôn thì thô thiển, tiền tài trắng trơn, thân thế thấp tè, thế thì tán tới trăm tuổi!

Tiếng tăm Thủy truyền trong toàn tỉnh.Thư từ tới tấp tới tay Thủy. Thư thì thủ thỉ tâm tình. Thư thì tranh thủ trình thêm thân thế, tiền tài. Thư thì than thở tức tưởi. Thư thì thêm thơ, thêm tranh, trang trí thật trang trọng... Trong tám tháng trên tám trăm thư, thật thế!

Trai tráng trong tỉnh tìm tới tán tỉnh Thủy tới trăm thằng. Tám thằng thân

tôi: Thằng Thịnh, thằng Tâm, thằng Thông, thằng Thìn, thằng Thỉ, thằng Trung, thằng Tuy, thằng Tuấn tán tỉnh tài thế, tí ta tí tởn tới tán Thủy, tốn tiền trăm tiền triệu, tiêu tiền tới trắng tay, thua tiếp tục thua. Tám thằng thất thểu tìm tới tôi than thở:

"Thôi! Tiền thế, tài thế, tập tễnh tới tán Thủy thêm thiệt thòi."

Tôi thích Thủy, tuy thế tôi tỉnh táo tự thấy: trí tuệ tôi tầm thường, tiền tài thiếu thốn, thân thế tiếng thì to, thực tình thanh thế tổ tiên thôi, thân thế tôi thấp tẹt. Tôi trù tính: thư từ tán tỉnh, trật! Tiền tài: trật!

Thân thế: trật. Tổ tiên ta từng truyền tụng: tham thì thâm. Thư từ, thân thế, tiền tài... trật trật trật! Thua thua thua! Thủy thích tinh tế, trung thực, thật thà, thế thôi. Tôi tính toán thật tình tiết: từ thị trấn Tân Tiến tận tụy tới thôn Tám tìm Thủy tâm tình, từ từ, từ từ, tránh trắng trợn, tránh thô thiển, thỉnh thoảng thêm tí tranh, thêm tí thơ tặng Thủy, trời thương trời trợ thủ thì tất thành.

Trời thương tôi thật. Tới thôn Tám, thấy Thủy trơ trọi, thui thủi trên thềm, tôi thích thú thấy tôi tính toán trúng.

Tôi trấn tĩnh, từ từ tiến tới tận thềm, thì thầm:

"Thủy! Tôi tên Trí, Trần Trọng Trí, thầy thuốc Tây..."

"Trần Trọng Trí!", Thủy trầm trồ, "Thầy thuốc trị tim, trị thận, trị toàn thân thể, tiếng tăm truyền tám tỉnh!Trời, trẻ thế! Trẻ thế!" Thủy tấm ta tấm tắc.

Tôi trùng tên thầy Trí, thầy thuốc thiên tài trên tỉnh. Thủy tưởng thế, thật trúng tủ, trời toàn thương tôi!

Thấy tình thế thật thuận tiện, tôi tiếp tục thủ thỉ:

"Thủy, tôi trốn thầy, trốn thủ trưởng, trốn tránh tất thảy, từ thị trấn Tân Tiến tới tìm Thủy!"

Thủy trao tôi tách trà, thẹn thùng:

"Thủy thật tầm thường, tìm Thủy thật trớ trêu..."

Tôi tíu tít:

"Thủy! Thủy! Thủy tránh tự ti. Thủy thật tuyệt trần, tiếng thơm truyền từ tỉnh Thanh tới tỉnh Thừa Thiên, thật thế!"

"Thầy Trí tưởng thế thôi...", tiếng Thủy trong trẻo, thánh thót.

Tôi thủng thẳng tán tỉnh, thầm thầm thì thì, tu từ thật tốt, thỉnh thoảng thêm tí thán từ. Thấy Thủy thinh thích, tôi tấn tới, thả từng tiếng thật tha

thiết:

"Tháng tư, tôi trông thấy Thủy tha thướt trong thị trấn. Tôi thảng thốt:

Trời, tiên từ trên trời tới thị trấn! Từ tháng tư tới tháng tám, tối tối tôi thao thức, trằn trọc. Tâm thần tôi trục trặc, thân thể tiều tụy. Tưởng tượng thấy Thủy trẻ trung, tươi tắn, tôi thổn thức: Thiếu thủ trưởng thì thảnh thơi, thiếu trời thì tổn thọ, thiếu Thủy thì tắc thở! Thủy! Trái tim tôi tràn trề tình thương Thủy.

Tôi tìm tới Thủy trao trọn trái tim thật thà, trái tim trong trắng, trái tim thân thương, trái tim trẻ trung, trái tim trung thực... Tôi thề, tôi trao trọn!"

Thấy tôi thề thốt thật tha thiết, thật tận tình, Thủy thấy thương thương, thẹn thò túm tóc thỏn thẻn:

"Thôi thôi, Trí thôi thề thốt..."

Thủy tin tôi, thật tuyệt! Thế thì tôi toàn trúng tủ, thật tuyệt! Tôi từ thủ thỉ tâm tình tiến tới thề thốt trầm trọng, toàn từ to tát:

"Thủy tin tôi, thương tôi thì tôi thôi thề thốt. Thủy thiếu tin tưởng thì tôi tiếp tục thề. Tôi thương Thủy, tha thiết trao trọn tình tôi tới Thủy.

Thủy tuyệt tình tôi thì tôi tự tử. Tôi theo Thủy tới trăm tuổi, tôi tuyệt tình Thủy thì tôi tắc tử!"

"Trí!", Thủy thổn thức, "Thủy tin Trí, thương Trí..."

Tôi trúng to, trúng to!

Trăng tròn tháng tám thấp thoáng trong tre, trời thu tươi tốt, tiếng thu thánh thót. Tôi tấn tới tìm tay Thủy. Tay Thủy trong tay tôi.

"Thủy... Trí thương Thủy, thương tới tận tim...", tôi thì thầm, từ từ thơm tay Thủy.

Thủy thẽ thọt từng tiếng, từng tiếng thật thương:

"Tính Thủy thật thà, thương thì thương thật. Trí tâm tình thế, Thủy tin. Tất thảy tình thương, Thủy trao trọn. Thủy tin: tình ta thắm thiết!"

Trời tối, Thủy tin tưởng trao thân. Tôi thơm tay Thủy, thơm tóc Thủy, thơm tới tận tai, thơm thơm thơm  ........ 

Thủy thất thần túm tay tôi, thét:

`

"Thôi, Trí! Trí thương Thủy thì thương từ từ. Tình ta tránh trần tục. Trí...

thụt tay!"

Trí tôi, tên trác táng, tha Thủy thì thua thiệt, tốn tiền tàu từ thị trấn Tân Tiến tới thôn Tám. Thành thử tôi tiếp tục trổ tài tán tỉnh. Tôi thủ thỉ tâm tình:

"Thủy thương Trí thì thương thật tình. Thủy trao trọn tình thì Trí trân trọng. Thủy thủ thế, trốn tránh, thiết tưởng thiếu tin tưởng Trí."

Thủy thật thà tin tôi, thả tấm thân trinh trắng tùy tôi thao túng. Thân thể Thủy trắng trẻo, thơm tho ......

Tôi tả thế thôi, tả thêm thì thô tục, tùy toàn thể tưởng tượng.

Tiếp tục trò trác táng trên thân thể Thủy thêm tám tháng, tôi trâng tráo tuyệt tình Thủy. Tôi trốn tránh Thủy. Thủy tất tả tìm tôi từ tháng tám tới tháng tư, từ tỉnh Thừa Thiên tới tỉnh Thanh thì thấy tôi. Thủy túm tay tôi tấm tức:

"Trí! Thủy tìm Trí..."

"Tìm tôi? Tôi tiền thì thiếu, tài thì thấp. Tìm tôi thật trớ trêu."

"Trí!", Thủy tức tưởi thét to.

Tôi thong thả từng tiếng:

"Tình ta thế thôi. Thương tôi, Thủy tất thiệt thòi."

"Trí!’’, Thủy thút thít, "Thủy trúng thai...’’

"Trúng thai?’’, Tôi trơ tráo tủm tỉm. "Thông tin thật trơ trẽn!’’

"Trời, thằng tráo trở! Thật tởm!" Thủy tức tối thét.

Thủy tát tôi tới tấp, thụi tôi tứ tung, toàn thân tôi thâm tím. Tóc tai Thủy tơi tả, tay túm tóc tôi, tay thụi trúng thận tôi.

"Thôi!", Tôi trợn tròng, thét. "Tôi thế thôi, Thủy trách tôi thì trách!

Tránh!" Tôi tức tốc thúc Thủy tránh tôi.

Tránh thoát Thủy, tôi túc tắc tới tám tư - Tô Tịch tìm Thanh Trà.

Thanh Trà thanh tú, thon thả, thơm tho... trên tài Thủy. Trà tiền tấn, tôi thì thiếu tiền, tán thắng Trà thì tiền từ túi Trà tới túi tôi tức thì. Tôi tin tôi tán Trà tất thành.

Tính Trà thận trọng, tôi tỉa tót từng từ, thêm thắt tính từ, trợ từ, thỉnh thoảng thêm trạng từ thật tốt. Trà thích thơ. Thơ Ta, thơ Tây, thơ Tàu Trà thích tất. Trà thích tính tân tiến trong thơ Tây, tính thâm trầm trong thơ Tàu, tính trong trẻo trong thơ Ta, tuy thơ Ta thừa tính thép thiếu tính thành tâm. Thấy thế, tôi truy tầm thơ tặng Trà, toàn thơ tình, từ thơ Thâm Tâm tới thơ Thanh Thảo: trăm tập.

Trà thích thú trầm trồ:

"Trời, toàn thơ tình! Trí tặng Trà thế thì tốn tiền Trí thật..."

Tôi tìm từ thật thành thật:

"Trà, tí ti tiền, thiết tưởng thấm tháp tình Trà thân thiện tiếp tôi..."

Trà thầm thì:

"Trí thật tận tâm..."

Trà tỏ thân thiện trước tôi. Tai Trà tim tím, tức Trà thẹn thùng trước tôi, tức trà thích tôi. Trà thích tôi thế thì tôi tiếp tục trúng to, trúng to!

Tôi trộm thơ thằng Thiều, thơ thằng Thái tặng Trà. Thơ thằng Thiều trúc trắc tựa thơ Tây, tuy thế thơ thật thanh tao. Thơ thằng Thái thì thâm thúy tựa thơ Tàu. Trà tưởng thơ tôi, tấm tắc:

"Thanh tao, thâm thúy thật! Thơ Trí trên tài thơ Trọng Tạo!"

Tôi thành thật tâm tình:

"Thơ tôi thường thôi. Trọng Tạo tài thơ từ thuở thiếu thời tới tuổi tứ tuần.

Tài thế thật trân trọng. Trọng Tạo tháp tùng thủ trưởng Thỉnh, trực tờ Thơ, thân thể tiều tụy, tóc trán thưa thớt, tiền thì teo tóp, thê thiếp tứ tung, thêm trà tửu trầm trọng... Thế thì tắc thơ thôi."

"Thật tội Trọng Tạo!", Trà thở thườn thượt. "Trà thích thơ Trọng Tạo từ thuở thiếu thời. Trọng Tạo tìm tứ thơ thật tài!"

"Thế thơ Thanh Thảo, thơ Trúc Thông?" Tôi thử trí tuệ Trà.

"Thanh Thảo thông tuệ, Trúc Thông tìm từ thật tinh tế!"

"Trà thật thạo thơ!" Tôi tán.

Trà tươi tắn thỏ thẻ:

"Trước tám tư, thơ Thanh Thảo thật tuyệt. Từ trẻ thơ tới thất thập, tất thảy thích thơ Thanh Thảo. Tuy thế, Thanh Thảo thích thể thao, toàn tường thuật thể thao, thành thử từ tám tư thơ Thanh Thảo tịt từ từ, thật tiếc!"

"Trời, Trà thạo thơ thế thì thôi!" Tôi tiếp tục tán. "Thế thơ Trúc Thông?"

"Trúc Thông tìm từ thật tài. Từ trong thơ Trúc Thông thanh tao, tinh tế. Tuy thế, Trúc Thông tham từ, thiếu tình, thiếu tứ, thành thử thơ thiếu thanh thoát. Thơ toàn từ, thiếu tính thơ, thơ thế tựa thơ tắc tị!"

"Tuyệt! Trà thật thẳng thắn!" Tôi trầm trồ. "Thế thơ thủ trưởng Thỉnh?"

"Thơ thủ trưởng Thỉnh trác tuyệt, tài thủ trưởng Thỉnh trên tài tất thảy.

Tuy thế, thủ trưởng Thỉnh thôi thơ từ thời thủ trưởng thành thủ trưởng. Tiếc thế! Thủ trưởng Thỉnh thích trọng trách, tìm tòi trọng trách thì thôi tìm tòi thơ. Thủ trưởng Thỉnh tiếp tục theo trên thì thơ tiếp tục thả thủ trưởng Thỉnh."

"Trúng! Trúng!" Tôi tán thành tư tưởng Trà. "Thơ trọng tình, tránh tham tiếc. Thủ trưởng Thỉnh thấy trên thương, tưởng trúng thế, thiếu tỉnh táo, thành thử tính toán trật."

Trà than thở:

"Thủ trưởng Thỉnh tính trật từ tháng tư - tám tám. Tự trong thâm tâm, Trà thương thủ trưởng Thỉnh. Tiếc thay tài thơ!"

"Tiếc thay tài thơ!" Tôi than tiếp theo Trà.

Tôi thấy trái tim Trà từ từ tròng trành.

Tôi tìm tay Trà thẻ thọt thơ:

"Tương tư từ thuở thấy Trà.

Thấy Trà trong trẻo thướt tha tôi tìm

Thương Trà thương tận trái tim

Trái tim trong trắng, trái tim thật thà

Trái tim thao thức tình ta..."

"Trời! Thơ toàn ‘T’, Trí tài thế!" Trà thành thật tán thưởng.

Tôi thơm tay Trà, thủ thỉ:

"Trà..., thơ Trí tức tình Trí..."

Trà thôi trùng trình, thành thật tỏ tình thân:

"Trà thấy Trí tính tình thì thật thà, trung thực, tận tâm; tri thức thì thông tuệ, từng trải, thành thục trăm thứ. Toàn thể trai tráng trong tỉnh ta thua Trí tất."

Tôi tì trán tận.... ( xin bỏ tiếp 1 đoạn nhạy cảm )

Thích thế!

Trà từ thận trọng tới thân tình, từ thích thú tới thẫn thờ, từ trao tâm tình từng tí tới tin tưởng trao toàn thân, tròn tháng.

Tôi thấy tôi thật tài, tán tỉnh thế trời thua!

Thấm thoắt tới tuần trăng tròn thứ tám. Trời thu thăm thẳm, trăng thanh thanh, tràn trề tinh tú. Trà theo tôi tình tự trên tấm thảm tím. Trà thơm tóc, thơm tay tôi. Tôi thẫn thờ, tự thấy tâm thần trì trệ, thiếu tỉnh táo, thấp tha thấp thỏm.

Trà trườn trên tôi:

"Trí... Trà thèm Trí..."

Trà thò tay thức tỉnh "thằng thao tác tình". "Thằng thao tác tình" thõng thượt, teo tóp, trông thật thảm thương.

Tôi thơm Trà, thì thầm:

"Trí thấy thiếu thích thú..."

Trà thở thườn thượt, tìm tờ "Tuần tin tức" trong túi, tìm tin trong tỉnh.

Tôi tựa tay Trà thiêm thiếp...

Trà thúc thúc tôi, thảng thốt:

"Trí, thím Trà tự tử!"

"Thím Trà?"

"Thím Trà tên Thủy..."

"Thủy?"

"Thu Thủy thôn Tám - Trảng Tranh..."

"Trời!"

Tôi túm tờ "Tuần tin tức" tìm tin tự tử: "Trần Thị Thu Thủy thôn Tám, Trảng Tranh, theo thằng trác táng, trúng thai.

Thằng tráng táng tráo trở, Thủy thất tình tự tử!". "Tuần tin tức" truyền tin thống thiết!

Thôi thế thì thôi! Thủy trong trắng thế, trẻ trung thế, tại tôi Thủy tự tận!

Thảm thương thay! Thê thảm thay!

"Trí! Trà thấy Trí thất thần...", Trà túm tay tôi thì thầm.

Tôi thấy tôi thậm tồi tệ, thậm thiếu tử tế, thậm thiếu thật thà, thậm thiếu trung thực. Trời, tôi thiếu toàn tính tốt! Tội tôi thật trầm trọng. Tôi túm tay Trà thổn thức thú thật tội tôi tráo trở Thu Thủy, thú tội tất thảy...

                              Tác Giả bài viết nầy quá tài ... ( không biết tên )


Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 23/Jun/2011 lúc 11:28am
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 25/Jun/2011 lúc 4:54am

12.000 NGƯỜI DỰ DẠ TIỆC BẰNG MÀU TRẮNG Ở PARIS  ĐÊM 16 JUIN 2011 ( Le Diner en blanc s’est offert le Louvre et Notre-Dame )

 Convivialité%20garantie%20-%20Le%20dîner%20blanc%20à%20Paris%20en%20images%20-%20ParisMatch.comDes%20convives%20ravis%20-%20Le%20dîner%20blanc%20à%20Paris%20en%20images%20-%20ParisMatch.com Ambiance%20détendue%20-%20Le%20dîner%20blanc%20à%20Paris%20en%20images%20-%20ParisMatch.comA%20la%20tombée%20de%20la%20nuit%20-%20Le%20dîner%20blanc%20à%20Paris%20en%20images%20-%20ParisMatch.com          Des%20convives%20ravis%20-%20Le%20dîner%20blanc%20à%20Paris%20en%20images%20-%20ParisMatch.com 
Notre-Dame%20de%20Paris%20illuminée%20-%20Le%20dîner%20blanc%20à%20Paris%20en%20images%20-%20ParisMatch.com


Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 25/Jun/2011 lúc 8:18am
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 27/Jun/2011 lúc 1:50am

.

Giọng ca vàng Hữu Phước theo lời kể của soạn giả Nguyễn Phương
 
 
Nghệ%20sĩ%20Hữu%20Phước%20%28trái%29%20và%20Út%20Bạch%20Lan
Nghệ sĩ Hữu Phước (trái) và Út Bạch Lan
DR

Mở đầu loạt bài cổ nhạc : Soạn giả Nguyễn Phương từ Canada giới thiệu giọng ca vàng của cố nghệ sĩ Hữu Phước. Vào năm 1966, Hữu Phước từng đoạt giải Diễn Viên xuất sắc nhất nhân kỳ trao Giải thưởng Thanh Tâm, nhờ vai bác sĩ Vũ trong vở tuồng Đôi Mắt Người Xưa của Nguyễn Phương.

 

Năm 1955, tôi là soạn giả của đoàn hát Kim Thoa của ông bà bầu Ngô Thiên Khai và nữ nghệ sĩ Kim Thoa. Ngày 19 tháng 12 năm 1955, khi đoàn hát Kim Thoa khai trương vở tuồng dã sử Lấp Sông Gianh của soạn giả Kinh Luân tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo, đoàn Kim Thoa bị kẻ xấu liệng lựu đạn lên sân khấu, làm chết nghệ sĩ Ba Cương, nhiếp ảnh viên Nguyễn Mai khi hai ông đang đứng bên cánh gà, ngoài ông Mai và Ba Cương ra còn có em vệ sĩ đóng quân tên Phiên chết một tuần lễ sau đó. Nghệ sĩ Duy Lân bị cắt đứt tiện một bàn chân từ mắt cá, các nghệ sĩ Sáu Thoàng, Hữu Phước, hề Minh, Văn Sa, nữ nghệ sĩ Đoàn Thiên Kim bị thương nhẹ. Vì đoàn hát bị liệng lựu đạn nên khán giả không dám đến xem hát, muốn thu hút khán giả nên mỗi đêm trước khi mở màn, đoàn hát thêm chương trình phụ diễn ca vọng cổ ngoài màn, giới thiệu hai giọng ca trẻ: đó là nghệ sĩ Hữu Phước và hề Minh.

Năm 1956, đoàn Kim Thoa rã, tôi và Hữu Phước về cộng tác với đioàn Thanh Minh, hát thường trực tại rạp Thành Xương ở đường Yersin quận nhứt và sau đó là đoàn Thanh Minh Thanh Nga cho đến đầu năm 1969 tôi mới chia tay với Hữu Phước để sang cộng tác với đoàn Dạ Lý Hương. Lúc còn ở đoàn Thanh Minh Thanh Nga, khi tôi viết tuồng Đôi Mắt Người Xưa, Bóng Chim Tăm Cá, Chuyện Tình 17, Hai Hình Bóng Một Cuộc Đời, Sông Dài, Mộng Đẹp Nửa Đời Hoa, tôi đến nhà Hữu Phước ở vài ngày. Khi tôi viết đoạn nào đắc ý hoặc các bài vọng cổ cho vai tuồng của Hữu Phước, tôi thường nhờ nhạc sĩ Ba Thu và Ba Tý, hai nhạc sĩ này ăn ở thường xuyên trong nhà Hữu Phước, đàn cho Hữu Phước ca để xem các câu vọng cổ đó có đủ mượt mà để Hữu Phước ca lấy nước mắt của khán giả chưa? Tôi cũng đã sáng tác nhiều vai em bé trong các tuồng của tôi để cho Hương Lan đóng. Lúc đó Hương Lan mới có 6 tuổi.

Nghệ sĩ Hữu Phước
DR

Cố nghệ sĩ Hữu Phước tên thật là Henry Trần Quang, sanh năm 1932 tại quận Châu Thành tỉnh Sóc Trăng. Cha là ông Trưởng Tòa Trần Quang Cảnh, nhạc sĩ cổ nhạc đờn vĩ cầm, thân mẫu là bà Tám Kiều, một nữ nghệ sĩ trong gánh hát Thầy Thuốc Minh ở SócTrăng.

Hữu Phước khởi nghiệp cầm ca từ năm 1954, được ông Trần Hữu Lương, tức nhạc sĩ Mười Lương, chồng của nữ danh ca Năm Cần Thơ dạy ca và đặt nghệ danh Hữu Phước thay cho tên Henry Trần Quang. Nhạc sĩ Mười Lương dẫn Hữu Phước đến quán ca nhạc Họa Mi của cô Năm Cần Thơ để ca vọng cổ và cổ nhạc. Hữu Phước đã ru hồn biết bao khách mộ điệu và được chủ của các hãng dĩa Hoành Sơn, Hồng Hoa, Tứ Hải tranh nhau mời thu diã hát. Hũu Phước nổi danh qua các dĩa hát thu đầu tay như Mặt Trận Ái Tình của soạn giả Thu An, dĩa Tình Huynh Đệ và bộ dĩa Tỉnh Mộng, dĩa Đội Gạo Đường Xa, Gánh Nước Đêm Trăng, Tàu Đêm Năm Cũ, Đời Vũ Nữ, Tình Là Giây Oan của các tác giả Viễn Châu, Kiên Giang, Quy Sắc làm tăng thêm danh tiếng của danh ca Hữu Phước. Danh vị trong làng dĩa nhựa của Hữu Phước lên cao, vượt qua các danh ca đương thời như Việt Hùng, Tám Bằng, Thành Công, Chín Sớm, Văn Chung…có thể nói là danh ca Hữu Phước sóng đôi với vua vọng cổ Út Trà Ôn nhờ vào giọng ca vàng của Hữu Phước.

Minh họa hai câu vọng cổ trong bài Cao Tiệm Ly tiển Kinh Kha qua sông Dịch.

Cao Tiệm Ly ( Hữu Phước )

Hãy uống nữa đi anh để rồi sau khi anh sang tận bên kia bờ Dịch Thủy, Ly ở đây sẽ vắng bóng người tri kỷ đêm từng đêm rũ rượi tiếng tiêu… sầu, Mưa gió thê lương nhỏ lệ xuống chân cầu,…khóc người đi không bao giờ trở lại, để nơi này nhớ mãi hận ngàn thu. Biết lấy gì để tiển đưa nhau, thôi thì mượn tiếng trúc với bầu rượu nóng, tiếng tơ trúc nói lên tình tri kỷ, rượu hoàng hoa sưởi ấm dạ anh hùng.

Kinh Kha: Đa tạ, xin cám ơn Cao Tiệm Ly hiền hữu. Vâng, Kha uống cạn chung này và xin vĩnh biệt.

Cao Tiệm Ly: Hiển hữu ơi, rồi đây mang lưỡi gươm thề vào tận đất Hàm Dương, bạn sẽ trả được thù quân quốc. Hãy cho tôi lau dòng nước mắt, bởi cạn chung này mình sẽ chia tay. Lạnh lùng trời lả tả tuyết sương bay, sầu tang tóc đất trời còn nhỏ lệ. Ly tiẽn bạn bằng tiếng tiêu nức nở và ngâm câu nhất khứ bất lai hoàn. Nhổ neo rồi thuyền đã ra khơi, mưa hay lệ mịt mờ vương khói sóng. Kha ơi, Kha đã đi rồi, tận chốn phương trời tôi nhớ thương anh.

                                    ...còn tiếp
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 28/Jun/2011 lúc 1:42am

.HỮU PHƯỚC GIỌNG CA VÀNG...

 

Hữu Phước có giọng ca thật rõ ràng, âm sắc đẹp, đậm chất bi ai, nghe sâu lắng mượt mà. Giọng ngâm thơ ngọt như mật, êm như nhung như tơ. Hữu Phước có biệt tài sắp chữ ca, làm nổi bật từng ý từng lời, anh ca vuốt nhẹ khi đến chữ Hò vô vọng cổ, tiếng ca như quyện chặt vào tiếng đàn, nghe thật êm tai, thật mùi. Trong lòng câu ca, với một làn hơi dài, Hữu Phước chạy lả lướt với tốc độ ca dồn chữ, từng đợt từng đợt như những lượn sóng triền miên xô đưổi nhau, một kỷ thuật ca khiến cho người nghe có cảm giác là Hữu Phước bất chấp cả nhịp nhàng, bất chấp trường canh, khán giả e sợ Hữu Phước sẽ hụt hơi hoặc ca rớt nhưng không, trăm lần như một, khi đến dứt câu ca thì Hữu Phước dứt câu rất đúng nhịp và còn có một làn hơi ngân dài, nhỏ dần, nhỏ dần rồi như tan biến vào không gian vô tận. Lối ca của Hữu Phước không chỉ là một kỷ thuật ca điêu luyện, nhịp nhàng vững chắc mà còn có khả năng chuyễn tải nội dung bài ca một cách xúc động nhất đến cho khán giả thưởng thức.

Khán giả đã khóc với những số phận của nhân vật tuồng khi xem đoàn Thanh Minh Thanh Nga nhờ vào giọng ca vàng của Hữu Phước và của các nghệ sĩ danh ca như Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Thành Được, Thanh Nga, Ngọc Giàu, Hồng Nga…vân vân. Hữu Phước đã được Giải thưởng Thanh Tâm tặng huy chương vàng Diễn Viên xuất sắc nhất năm 1966 qua vai bác sĩ Vũ trong tuồng Đôi Mắt Người Xưa của Nguyễn Phương.

Nghệ sĩ Hữu Phước (trái) và Út Trà Ôn
DR

Hữu Phước cũng được báo chí kịch trường tặng cho mỹ hiệu Giọng Ca Vàng và là một trong các nghệ sĩ danh ca được các bầu gánh hát, các chũ hãng dĩa ký contrat với số tiền cao nhất.

Thời còn làm việc chung ở đoàn Thanh Minh Thanh Nga, tôi biết Hữu Phước có ba người con, cô con gái đầu lòng Trần thị Ngọc Ánh. Ngọc Ánh có giọng ca trong suốt, lời ca rõ từng chữ, nhịp nhàng vững chắc. Lúc 6 tuổi, Ngọc Ánh xuất hiện đầu tiên trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga trong vai bé Lệ, con của bác sĩ Vũ tuồng Đôi Mắt Người Xưa của Nguyễn Phương. Soạn giả Kiên Giang đề nghị lấy hai tên cuối của hai nữ danh ca Thanh Hương và Út Bạch Lan để đặt nghệ danh cho Ngọc Ánh, đó là chữ Hương chót của Thanh Hương ghép với chữ Lan chót của Út Bạch Lan thành tên Hương Lan.

Hương Lan được thừa hưởng di truyền của danh ca Hữu Phước và được cha rèn luyện nên cô đã thành danh mấy chục năm qua trên địa hạt ca tân nhạc lẫn cổ nhạc. cô cũng là một diễn viên xuất sắc của nghệ thuật sân khấu cải lương. Làn hơi ca của nữ nghệ sĩ Hương Lan mang âm hưởng giòng nước chảy, nhẹ tỏa như làn khói lam, lướt êm như cánh chim, tiềm ẩn chất giọng cổ nhạc ở miền đất phù sa trù phú của đồng bằng sông Cửu Long.

Cô con gái kế tên là Hương Thanh, Hương Thanh cũng có giọng ca quyến rũ trong các cuộc biểu diễn văn nghệ của Công đồng người Việt ở thủ đô Paris, Pháp quốc. Các bạn của tôi ở Pháp cho biết Hương Thanh họp cùng ca sĩ Nguyên Lê thực hiện nhiều chương trình ca nhạc mới, mang âm hưởng ngũ cung, một dòng nhạc đẹp của thời đại tân tiến ngày hôm nay.

Người con trai thứ ba của Hữu Phước tên Sáng. Tôi không được biết hiện nay cháu Sáng làm gì, ở đâu…

Sau năm 1975, Hữu Phước có quốc tịch Pháp nên cả gia đình được trở về quê hương Pháp Quốc. Hữu Phước xa rời sân khấu cải lương như con cá bị vớt ra khỏi nước, hết phương vùng vẫy. Năm 1986, Hữu Phước quy tụ những nghệ sĩ cải lương đã được định cư ở nước Pháp Minh Đức, Kiều Lệ Mai, Phương Thanh, Hà Mỹ Liên, Kim Chi, Minh Thanh, Hoàng Long để mong làm sống lại nghệ thuật cải lương ở hải ngoại.

Một nhóm nghệ sĩ cải lương khác gồm có Minh Tâm, Tài Lương, Ngọc Lựu, Mỹ Hòa, Hùng Tiến, Chí Tâm cũng lập đoàn cải lương. Ý muốn của Hữu Phước và các nghệ sĩ khác muốn làm sống lại nghệ thuật cải lương ở Pháp là một ý rất hay nhưng không dễ gì thành công.

Hữu Phước thương tiếc cái thời vàng son đã qua, nhiều đêm mơ về quê cũ, thấy mình vẫn còn đứng hát trên sân khấu với các bạn ngày xưa, Hữu Phước viết bốn câu vọng cổ, tự ca lên để nói nỗi niềm xa xứ và nhớ ánh đèn sân khấu.

Minh họa bài vọng cổ “Nhựt ký đời tôi’’của Hữu Phước:

Hữu Phước : Mười mấy năm rồi biệt cố hương
Dòng thơ ghi lại giữa đêm trường
Nữa đêm thức giấc, sầu xa xứ
Vọng hướng chân trời, để nhớ thương.
Trải hết tâm tư lên từng trang giấy mõng, hình ảnh thân thương chập chờn như giấc mộng, kỷ niệm ngày xưa ghi lại giữa…

( Câu 1 ) … đêm tàn…nhật ký đời tôi là tiếng hát cung đàn… mỗi khi chiều xuống là thấy lòng mình rạo rực, mong đến gặp bạn bè nơi hí viện từng đêm. Say đắm lòng mình qua lớp phấn son, mà sân khấu cải lương như có một linh hồn, nên mới khiến cho kẻ ly hương đêm từng đêm gục đầu tưởng nhớ.

( Câu 2 ) Ôi ! Nhớ vai Lý Quảng trong vở Hoa Mộc Lan bên cạnh một Thanh Nga, một chiến binh kiều diễm, mà đôi bạn tâm tình đã bao phen vào sanh ra tử, trtước làn tên mủi đạn giữa chốn sa trường, …Kỷ niệm ngày xưa vương vấn mãi trong lòng… một Nam tước Bảo Sinh trong Cung Đàn Trên Sông Lạnh, một bác sĩ Vũ nhân từ trong Đôi Mắt Người Xưa, Rồi từ huy chương vàng diễn viên xuất sắc giải Thanh Tâm, cùng một lượt với Bạch Tuyết, trong năm sáu mươi bảy, những lúc canh khuya bồi hồi nhớ lại, nước mắt trào ràng rụa giữa làn mi.

( nói lối ) Có những lúc mơ màng trong giấc ngủ
Tôi cứ ngỡ mình đang sống giữa quê hương,
Chợt nhớ ra mình là kẻ tha phương
Giữa đêm lạnh ngập ngừng bông tuyết trắng.
Ôi ! Nhớ giọng ca trầm ấm của nghệ sĩ Tám Thưa, nhớ tiếng cười vui của lão độc Hoàng Giang và giọng ca nức nở bi thương của Út Bạch Lan sầu nữ, những người anh người chị thân yêu đã dìu dắt từng bước tôi đi trên bước đường sân khấu, suốt bao năm biết mấy …

( câu 5 )…. ân tình… ơn nghĩa ngày xưa ghi đậm giữa tim mình… tiếng đờn của mười út Trần Hữu Lương như còn văng vẳng trong những đêm buồn nơi đất lạ trời xa, nhớ ngày nào mới tập tễnh học đờn ca, đứng trước khán giả sao lạ lùng bở ngở, lần đầu tiên tôi bước ra sân khấu, vở Lấp Sông Gianh, tôi nhớ mãi đến bây giờ.

(câu 6 )… Ôi ! Nhớ làm sao tiếng nhạc lời ca, nhớ khán giả, nhớ ánh đèn sân khấu, có ai còn nhớ vai Tấn trong Tấm Lòng Của Biển, hay vở Con Gái Chị Hằng trong vai cậu Tư Kiên, có đêm nằm mơ tôi thấy mình đang đứng cạnh Thanh Nga và hai tôi đang diễn vở Người Vợ Không Bao Giờ Cưới. Sơn Nữ Phà Ca gục đầu nức nở và nước mắt người yêu nghe ràng rụa thấm vai mình….Chuông giáo đường bổng vọng tiếng ngân nga, tôi tỉnh giấc ngoài trời tuyết đổ, nơi đất khách những đêm không ngủ, tôi cứ ngở là mình đang diễn tuồng trên sân khấu quê hương.

Tâm trạng của Hữu Phước có thể đại diện cho tâm trạng của những nghệ sĩ định cư ở hải ngoại. Không có đông đảo khán giả như ở Việt Nam, không có bạn diễn đồng sức đồng tài, không có soạn giả, không tác phẩm mới, nhịp điệu âm nhạc tân tiến và lối sống văn minh công nghiệp của nước ngoài cũng không phải là môi trường thuận lợi cho nghệ thuật sân khấu cải lương, tài năng như Hữu Phước và nhiều nghệ sĩ vang bong một thời ở Việt Nam, đến xứ lạ quê người cũng phải khô cạn dần như con cá mắc cạn chờ chết khô, có vùng vẫt đôi chút, mòn mõi nhớ thương biển rộng sông dài.

Hữu Phước mất ngày 21 tháng 2 năm 1997 tại Paris. Khi nhắc đến giọng ca vàng Hữu Phước, các bạn nghệ sĩ cải lương Việt Nam còn nhớ lời nhà học giả Vương Hồng Sển khi nói về giọng ca của Hữu Phước, Ông Vương Hồng Sển đã nói: “ Mấy mươi năm trước chưa ai ca vọng cổ hay hơn Hữu Phước, e rằng mấy mươi năm sau cũng chẳng có ai ”.

  CHŨ NHẬT 26/6/2011 RFI
IP IP Logged
tuavanle
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 30/May/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 335
Quote tuavanle Replybullet Gởi ngày: 28/Jun/2011 lúc 10:22pm

Miss USA In June 2011


Amber Marie Collins, Miss New York, introduces herself at the start of the Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.



Miss USA hosts Andy Cohen, left, and Giuliana Rancic introduce the contestants in the Miss USA 2011 pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Kaylin Reque, Miss Georgia, is introduced as one of the 16 quarterfinalists during the Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Ashley-Lynn Marble, Miss Maine, competes in the Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Jamie Lynn Crandall, Miss Utah, competes in the Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Jillian Wunderlich, Miss Indiana, competes in the Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Ana Christina Rodriguez, Miss Texas, is introduced as one of the quarterfinalists during the Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Angela Byrd, Miss Hawaii competes in the Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Hope Driskill, Miss Missouri, is introduced as one of the quarterfinals at the start of the Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California, is introduced as one of the quarterfinals in the Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Allyn Rose, Miss Maryland, competes in the Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Spectators supporting Miss Missouri cheer during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Kaylin Reque, Miss Georgia competes in the swim suit competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Brittany Dawn Brannon, Miss Arizona, competes in the swim suit competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Ashley-Lynn Marble, Miss Maine, competes in the swim suit competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Ashley Elizabeth Durham, Miss Tennessee, competes in the swim suit competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Ana Christina Rodriguez, Miss Texas, competes in the swim suit competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Courtney Hope Turner, Miss South Carolina competes in the swim suit competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Lissette Garcia, Miss Florida, competes in the swim suit competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California, competes in the swim suit competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas. Campanella was crowned Miss USA 2011.
Alyssa Campanella, Miss California, competes in the swim suit competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas. Campanella was crowned Miss USA 2011.
The quarterfinalists stand at the end of the swim suit competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
From left, Miss Alabama, Miss Hawaii, Miss California and Miss Maryland react after being named as four of the semifinalists during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Miss USA hosts Andy Cohen, left center, and Giuliana Rancic introduce the semifinalists during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas. From left, they are Miss Maine, Miss Tennessee, Miss Texas, Miss South Carolina, Miss Alabama, Miss Hawaii, Miss California and Miss Maryland.
Courtney Hope Turner, Miss South Carolina competes in the evening gown competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Madeline Mitchell, Miss Alabama, competes in the evening gown competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California, competes in the evening gown competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California, second from left, reacts after being announced as a finalist during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California,, right, has her make-up touched up as Ashley Elizabeth Durham, Miss Tennessee, waits her turn during a break at the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California, competes in the evening gown competition during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
From left, Miss California, Miss Tennessee, Miss Texas and Miss Alabama, the four finalists wait to be asked questions during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
From left, Alyssa Campanella, Miss California, Ashley Elizabeth Durham, Miss Tennessee and Ana Christina Rodriguez, Miss Texas, have their sashes replaced during a break at the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Kelly Osbourne, left, and Susie Castillo during the 2011 Miss USA pageant, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Madeline Mitchell, left, Miss Alabama, walks away as Alyssa Campanella, Miss California, right, and Miss Tennessee, Ashley Elizabeth Durham react as they are annouced as the two remaining finalists in the 2011 Miss USA pageantSunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California, reacts as she is announced as the 2011 Miss USA as Miss Tennessee, Ashley Elizabeth Durham looks on, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California, is crowned as the 2011 Miss USA by Miss USA 2010 Rima Fakih, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California, reacts after being crowned the 2011 Miss USA, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California, reacts after being crowned the 2011 Miss USA, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California, reacts after being crowned the 2011 Miss USA, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California, reacts after being crowned the 2011 Miss USA, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.
Alyssa Campanella, Miss California, center, is congratulated by other contestants after being crowned as the 2011 Miss USA, Sunday, June 19, 2011, in Las Vegas.

IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 29/Jun/2011 lúc 7:04am

Hè về.. mùa Hoa Phượng Đỏ lại đến!

Không hiểu sao cứ mỗi năm độ thời gian này dù rằng đã già , xa rời trường lớp sách vở đã từ rất lâu rồi , nhưng chẳng hiểu sao trong lòng cứ bồi hồi và rung cảm khi mỗi lần thấy hoa Phượng nở trên đường về ! Nếu tôi là nhạc sĩ hay nhà thơ ( chứ không phải anh nông dân như bi giờ ).. chắc tôi đã cho ra hàng tá bài bài hát bài thơ về hoa phượng thời tuổi cắp sách đến trường ! Sau đây là một vài hình ảnh để gợi nhớ cho tất cả chúng ta về một thời để nhớ và đã quên ...trong bạn và trong tôi.

( Nói nhỏ anh em nhớ nhẹ tay vì em là nông dân nên lời văn chưa chau chuốt được.)








- Hoa Phượng đẹp bao giờ cũng kèm theo là những tà áo dài thật dễ thương






















      ành :Xuan Chinh , bài : TrunghongMon



Chỉnh sửa lại bởi huong cerise - 29/Jun/2011 lúc 7:11am
IP IP Logged
huong cerise
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 23/Mar/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 244
Quote huong cerise Replybullet Gởi ngày: 01/Jul/2011 lúc 7:05am

.

Thứ phi Mộng Ðiệp qua đời tại Paris
Wednesday, June 29, 2011 7:00:54 PM Bookmark%20and%20Share < =text/ ="http://s7.addthis.com/js/250/addthis_widget.js?pub=quangp">
< = ="anmjs.aspx?a=133286&z=157">


Thọ 87 tuổi, vợ vua Bảo Ðại

 

PARIS (NV) - Thứ phi của Cựu Hoàng Bảo Ðại, bà Bùi Mộng Ðiệp qua đời lúc ngày 26 tháng 6 tại thủ đô Paris của Pháp, thọ 87 tuổi, Hoàng Tử Bảo Ân cho báo Người Việt biết.

Thứ phi Mộng Ðiệp. (Hình: Báo Ðất Việt)

Theo Hoàng Tử Bảo Ân, ông vẫn thường xuyên liên lạc bằng điện thoại với bà Mộng Ðiệp và được biết bà phải nhập viện vì đau bệnh tim và thận, hai ngày trước khi qua đời.

Bản tin của báo Ðất Việt trích lời nhà nghiên cứu Nguyễn Ðắc Xuân cho biết: “Bà Mộng Ðiệp gặp cựu hoàng Bảo Ðại tại Hà Nội năm 1945, khi ông đang làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Lúc đó, bà Mộng Ðiệp mới 21 tuổi, còn ông vua vừa từ giã ngai vàng ở tuổi 32 và họ đã phải lòng nhau. Cựu hoàng Bảo Ðại xem bà là thứ phi phương Bắc.”

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Ðắc Xuân, buổi đầu gặp nhau, bà Mộng Ðiệp đang là một vũ nữ khá nổi ở Hà thành, có tiếng xinh đẹp lại biết cách ăn nói nên dù đã có một đời chồng nhưng bà vẫn làm cựu hoàng say đắm.

Theo nhiều tài liệu, sau Nam Phương Hoàng Hậu, bà Mộng Ðiệp là người phụ nữ được gần gũi Bảo Ðại nhiều nhất, thậm chí được cho là người được cựu hoàng yêu quý hết mực.

Sau năm 1949, khi Bảo Ðại từ Hong kong về nước, bà luôn luôn được gần gũi cựu hoàng đế. Thậm chí, ở Ðà Lạt, Bảo Ðại còn dành tặng cho bà một tòa nhà riêng, gần biệt điện hoàng đế. Khi tháp tùng cựu hoàng sang Pháp về sống ở Cannes, bà cũng tậu một biệt thự riêng gần lâu đài Thorenc của hoàng gia.

Sau này, khi Bảo Ðại lên Buôn Ma Thuột, trông nom văn phòng Hoàng triều Cương thổ (vùng đất trên cao nguyên mà Pháp dành riêng cho triều Nguyễn) bà cũng được tháp tùng.

Ông Bảo Ân, con của bà Thứ Phi Lê Phi Ánh, từng phục vụ trong Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa, năm nay 59 tuổi hiện sống ở Quận Cam cho biết: “Cựu hoàng còn có một thứ phi nữa người gốc Hoa tên là Jenny hiện còn sống ở Hawaii.” Ông nói bà bà thứ phi thương ông như con ruột, và ông vô cùng đau buồn trước tin bà thứ phi từ trần.

Trước khi lấy vua Bảo Ðại, bà Thứ Phi Mộng Ðiệp đã có một đời chồng, là thầy thuốc-Bác Sĩ Phạm Văn Phán nổi tiếng ở Hà Nội lúc đương thời và có một con với bác sĩ Phán.

Thứ Phi Mộng Ðiệp có một con trai với Bác Sĩ Phán và ba con, hai trai một gái với vua Bảo Ðại. Con trai lớn của bà, ông Bùi Minh Hưng, đã mất tại Việt Nam. Hai con trai của bà với vua Bảo Ðại, là Bảo Hoàng và Bảo Sơn, cũng đã qua đời. Bà còn một con gái là công chúa Phương Thảo, sinh năm 1946, hiện sống tại Paris, theo lời ông Bảo Ân.

Tin của ông Bảo Ân cho biết, Thứ phi Mộng điệp sẽ được an táng tại nghĩa trang Thiais (Paris, Pháp) ngày 1 tháng 7 và cùng ngày sẽ có lễ cầu siêu cho bà tại phủ Kiên Thái Vương ở Huế.

 Bà Mộng Điệp còn lưu giữ nhiều tài liệu quý về cựu hoàng Bảo Đại. Dù xa quê hương bà vẫn lo hương khói cho Đức Từ Cung và vua Bảo Đại trong chính căn nhà của mình trên đất Pháp".
                      ba%20Mong%20Diep
Bà Mộng Điệp được đức Từ Cung trao áo mũ đảm nhận việc lo hương khói cho Hoàng tộc.




                                ba%20Mong%20Diep%202
Bà Mộng Điệp tại phòng khách của mình ở quận 12 Paris, phía trên là bức tranh vẽ cựu hoàng Bảo Đại khi mới lên ngôi.
ba%20Mong%20Diep%203
Bà Mộng Điệp trước bàn thờ của gia đình thờ Đức Từ Cung, vua Bảo Đại và hai con trai của mình.
 
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.204 seconds.