Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: TUỔI THƠ NHỌC NHẰN Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Người gởi Nội dung
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2011 lúc 9:24pm

Mấy hôm nay chiều nào đám con nít chúng tôi cũng chộn rộn, vào Bót Cầu Huyện xem các anh lớn vót tre, mua dây kẻm, đến Bác Sáu Ngân mua bao cement tháo giấy dầu, nấu nhựa đường, sơn sơn phết phết, …  À ! thì ra mấy ổng làm Diều, con diều thật là lớn được anh Khoái mượn chiếc xe ba gát của tiệm cám chở xuống tận đám ruộng trước nhà máy xay lúa, trên xe ba bánh mấy anh ngồi ôm diều, ôm đuôi ôm dây nhợ mặt đầy vẽ tự hào như những chiến binh đánh Pháp thắng trận trở về. Lũ con nít chúng tôi chạy theo sau như một đám rước la hét vang trời thiệt là vui hết biết.

 

Con diều hoành tráng làm sao nó to như cái bàn tròn ăn cơm ở nhà Bác Tư Giái, được sơn phết vằn vện nào hai con mắt để nó thấy đường  mà bay, vừa uy hiếp đồng loại nên phải  cho mắt nó có Thần,  phải anh Năm Sơn mới vẽ nổi, hai bên hông tua tủa những thanh kiếm Can Tương, Mạc Dạ loại gươm xịn hơn ngọn đao Truỵ Thuỷ chém sắt như chém bùn của ông Kinh Kha đi hành thích Tân Thuỷ Hoàng ngày xưa, ai có biết trúng trật thế nào các anh nói thế chỉ xin thuật lại.

Nào cánh lái, nào đuôi dài lòng thòng có đến 2 cái đuôi Tả Phù , Hữu Bật hộ tống  hai bên, cánh lái và đuôi phải biết kỹ thuật sắp đặt ngắn dài lớn bè thế nào, cân chỉnh ra sao đễ diều bay đằm không chao lên luyện xuống, khó vô phương !

Có đến 3 sợi dây một dây chánh và hai dây phụ để điều khiển diều né phải, né trái khi bị địch tấn công hoặc lúc tấn công diều lạ

Làm cho diều bọc gió tung cánh bay lên còn khó hơn bắn phi thuyền của cơ quan Nasa bên nước Mỹ, Nầy nhé hai anh cằm con diều đứng tuốt ngoài xa, một anh cằm dây diều đếm 1,2…3 cắm đầu cắm cổ chạy, hai anh kia phải chạy theo bao giờ anh cằm dây nói b..u…ông là hai anh kia buông tay, gió làm con diều chao qua chao lại rồi cắm đầu xuống ruộng, các anh lại tiếp tục … chạy thục mạng bất kể quân thần, dấp lổ chân trâu té bò càng, tróc đầu gối, chảy máu giò, con diều lì lộm chỉ cao hơn mặt đất một chút là chúi xuống. Suốt một buổi chiều quần thảo mấy cây gươm Can Tương Mạc Da chưa chém được ai gảy banh chành, các anh, mỗi người ôm  một đống ra về, đám con nít đi theo hỏi tới hỏi lui mấy anh quạo hết biết!

 

Sự nghiệp làm diều tưởng chết yểu không ngờ một buổi chiều đi gánh nước dưới ao Ông Hộ người ta bu lại coi như đám Sơn Đông mãi võ bán thuốc, già  trẻ bé lớn đầy đủ, lời bình phẩm vang rân, lũ con nít chạy u về nhà xé giấy tập gởi thư cho ông trời, tưởng thư gởi cho ông trời thế nào chứ lấy giấy tập xếp  làm tám xé lở tròn chính giữa, đưa cho anh cầm diều xỏ dây vào, gió thổi miếng giấy bay lên sát dây lèo vậy là một lá thơ gởi đến thiên đình, tưởng gì làm giàu cho Bà Tư quán!.

Đám con nít chúng tôi hoan hô vang dậy. Hai dây lái giựt dây bên trái diều đâm sang bên trái, giựt bên phải diều đăm sang phải, giờ này tôi mới hiểu ra những cây gươm trước mũi và hai bên cánh khi  đá diều mấy anh sẽ sát phạt nhau, thật là lợi hại

 

Mấy vị tiền bối cũng theo các anh làm diều, trước mũi diều mấy vị bô lão uốn một thanh tre cong như cây cung, giây cung là miếng lá dừa khi diều bay phát ra âm thanh ù u ù u ù u suốt, nhà tôi cách xa nơi thả diều hơn trăm thước ban đêm nghe rõ mồn một, canh sao cho diều kêu là một chuyện không phải ai cũng làm được, cử người đi học tận đâu đâu mới được đó, phải chơi sao !

 

Thời gian sau không còn là nghệ thuật nữa các anh ở Gò Tre lên, Cầu Tàu qua thi đá diều mỗi độ cả hai ba chục đồng, chẳng qua dùng tiền mua giấy, mua nhựa đưòng, mua dây … Trên trời nhiều buổi có đến 5- 6 con bự chản bọn trẻ chúng tôi lăng xăng chạy giởn với những con diều cột bằng sợi nhợ may bao cenemt , các vị trưỡng lão ngồi xấp hàng theo bờ lộ cười nói bình phẩm râm rang.

Những trò chơi dân dã chất phát, nhưng cũng nói lên ước vọng cao vời của tổ tiên mong muốn con cháu bay cao, bay xa hơn vào những cung trời xa lơ xa lắc để thực hiện cho được hoài bảo của mình. Với con cháu cha ông ta rất thâm thuý trong phương pháp dạy mà không dạy này !

 

Cao Thệ

IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 25/Aug/2011 lúc 7:36pm

Trước Tết vừa rồi tôi về Bình Phú Đông đi chăn vịt chạy đồng với anh em thằng Quang con Chú Năm Mạnh, Ba thằng chúng tôi ngủ trong chòi y như con nít chơi nhà chòi, cắm mấy cây cột gát lên nóc mấy cọng lá dừa cho thêm ít rơm trên nóc, dưới đất lót một lớp rơm dầy để ngủ, cái mùng , cái mền gối ngủ đen thui, mọi sinh hoạt đều ở bên ngoài chòi.

Mùi phân vịt, mùi mùng mền hôi không chịu nổi, tiếng vịt oan oan suốt đêm ngày thế mà ba thằng đều an nhiên tự tại.

Điều làm tôi thích thú mỗi sáng thức dậy nhìn sang bên chuồng trứng vịt  như những viên cuội trắng đầy mặt đất, vác cần xé qua lượm sắp vào ngay ngắn lát nữa Chú Năm đem cơm ra sẽ gánh đi bán

 

Một buổi chiều Quang nói mai mầy về, tối nay tao đải mầy ăn một món nhớ đời. Sau khi cơm chiều xong, lùa cho vịt vào chuồng, chuồng vịt chỉ là tấm lưới giăng chia căn chòi ra làm hai ngăn giữa vịt với người.

Quang cùng tôi lên lộ, anh Quý ở  giữ chòi.

Đi vòng vo qua mấy bờ móng, trời gấn tết gió lành lạnh nó cầm cây công cúi huơ qua huơ lại lửa rơm bắn tứ lung tung, nó bảo đi đêm phải có đuốc hoặc công cúi nếu không ở trên bót họ bắn xuống  thì nguy.

Lên lộ đi một đổi đến quán, quán tạp hoá gì mà lèo tèo xơ xác, ngọn đèn chong leo lét, trên bàn mấy ông già ngồi hút thuốc uống trà nói chuyện, bác Bảy gái lăng xăng đường tán đây, thuốc Basto đây, bánh chao đây, trà đây. 10 đồng, thằng Quang nói ghi sổ cho con, mai bán hột vịt ổng trả.

                                                                         

Nồi nước sôi sùn sụt Quang bỏ đường tán vào, tôi qua chuồng vịt lượm khoảng hơn chục trứng vịt đẻ sớm nó lấy từng trứng gỏ vào miệng nồi tách ra ….thế là chè hột vịt ! đơn giản vô cùng. Chè hột vịt là loại chè dân gian, người lớn họ nấu nào là đậu xanh, phổ tai thuộc loại chè cao cấp, dân làm ruộng tay lắm chân bùn như chúng tôi được thế này là tuyệt vời rồi

 

Nổi bật trên nền nước chè màu vàng sậm, lòng trắng bềnh bồng như mây lững lờ che lòng đỏ mặt trời. Chất ngọt của mía còn nguyên mật đường nghe mằn mặn, sần sật của lòng trắng bùi bùi của lòng đỏ, bên ánh lửa bập bùng của bếp, trời đen kịch đầy sao, sương ươn ướt trên tóc trên áo, ngoài ruộng ban nhạc dế, vạt sành tỉ tê trong đêm vắng, tất cả hoà quyện lại làm thành món chè độc đáo nhớ đời như thằng Quang nói

Anh Quý phì phò điếu thuốc hai thằng tôi tiếp tục ăn bánh chao uống trà, thỉnh thoảng cắn nhằm miếng tép mở thật là đả, nghe nói bánh Chao là loại bánh trung thu ế họ nhồi thành cục ép ra chiên, đem bán cho dân nghèo nhưng ăn vào bắt ghiền.

Tiếng gà gáy văng vẳng từ trong xóm anh Quý hối chúng tôi chui vào chòi.

Chuyến xe đò chở nhóc rau cải, gà vịt kêu nhức tai, người ngã tới ngã lui nói chuyện huyên náo, mặt trời chưa lên đã về tới bến xe, tôi ôm túi đệm đầy hột vịt quà của anh Quý lòng vui khắp khởi ra về.

 

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 25/Aug/2011 lúc 7:37pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 27/Aug/2011 lúc 4:50pm

BẮT DẾ

 

Đang nằm ngủ trưa mơ màng chợt nghe tiếng trắc của thằng Cai, ( tiếng Trắc được phát ra do người ta uốn cong lưỡi lên đót vọng buông xuống thật nhanh và mạnh, trong vòm họng phát ra âm thanh “ Trắc” rất lớn, như tiếng gỏ song lang trong bản đàn sáu câu vọng cỗ ) là tôi biết đã đến giờ hẹn, vội ra lu ngậm bụm nước xúc qua lại vài cái rồi ôm ngay mớ cây chận ngạch phóng theo.

Qua khỏi nhà Bác Sáu Thợ Hồ vừa quẹo vào xóm Cầu Huyện trong, thằng Tư Néo đứng trước cửa nhà phát hiện, Tư Néo là em của Hai Nhỏ tên này học lớp Tư chuẩn bị lên lớp Ba, Thiếm Sáu cho nó tốt nghiệp ở nhà giữ em, giữ em gì tối ngày với thằng Năm Nhọn em kế nó vào nhà tôi bắn Cu Li miết, Bắn Cu Li còn gọi là Bắn Kè, bắn Bi chi đó, thằng Năm Nhọn miệng nó nhọn hoắc giống như cái mõ của ông Lôi Chấn Tử trong truyện Phong Thần. Cái thằng bắn bi số dách nó có biệt danh là “ bắn đâu trúng đấy “ tầm xa trên thước tây nó nả pháo trúng phóc ngang ngữa với thằng Cai chớ phải chơi ! Nả pháo là bắn bi bỏng trên không rơi xuống trúng viên bi khác, chứ không phải bắn viên bi lăn tà tà dưới đất.

 

Thằng Tư Néo với Năm Nhọn ở nhà tôi tối ngày mà Ba má nó ít ai biết, số là đất phía sau nhà nó với hông đất nhà tôi giáp ranh nhau có cây me to tổ bố, Má nó bán cá ngoài chợ về đến nhà mà hể Thiếm Sáu cất giọng - “ Thằng Tư đâu” là anh em nó phóng ra cây me leo lên khỏi hàng rào cây xương rồng nhảy xuống đất nghe cái phịch là có ngay.

 

Tụi tôi qua khỏi xóm thẳng tiến ra ruộng, thằng Cai chọn ruộng Vàng ( vì đám ruộng này thường bắt được Dế Cồ Vàng, tôi chọn ruộng Than đám ruộng thường bắt được Dế Cồ Mun, Tư Néo một mực đòi theo tôi, nó đi bất ngờ không có cây chận ngạch nên bẻ cây lứt, trời nắng mặt ruộng đất nứt nẻ dế chui xuống sinh sống, lằn nứt nẻ giống như đường phố của dế phải dùng cây cắm xuống để dế không thoát ra được, sau đó nạy đất lên bắt bỏ vào hộp.

Có hai nhóm dế :

-         Cánh dế màu đen gọi là Dế Than hoặc Dế Mun.

-         Cánh màu vàng , gọi Dế lửa

Phân loại dế :

-         Vị nào nhỏ thì gọi là Dế Ốc Tiêu

-         Anh nào to lớn thường có chử lót là Cồ, tỷ dụ như Dế Cồ Mun, Dế Cồ Lửa, Dế Cồ Vàng ( Cồ Lửa cũng nó nhưng màu vàng sậm hơn )

 

Căn cứ vào nơi ở của Dế cũng nói lên tánh khí của nó:

-  Loại nhà quê thì chuôi vào bụi cỏ, đống rơm, ra ruộng chỉ cần dở rơm lên là gặp, loại ở Thành phố thì sống lùm cây, góc kẹt bay vu vơ theo mấy ngọn đèn đường hầu hết là loại thường tình, bọn “ bất tài vô dụng ” loại này bây giờ bò vô nhà hàng với tên gọi Dế Chiên Dòn, phục vụ mấy quan nhậu.

- Loại ở những đường nứt nẻ ngoài ruộng là dân giang hồ tứ chiến, đường nứt giống như phố xá, chúng lập giang sơn riêng, Đại Ca thì nghe tiếng gáy rè rè giọng thổ. Loại gáy giọng kim cao ngất thuộc Nghệ sĩ lang thang, nhóm du ca đường phố, giỏi thì giỏi kinh hồn đa số ở dạng trung bình.

- Loại ở hang đa số là Bố Già, Đại Gia,  ăn ở Vi La khét tiếng nhưng có tiếng mà ít miếng, lủ xôi thịt.

 

Tiếng gáy cũng nói lên nhiều điều:

-  Tiếng gáy khoan nhặt biểu lộ sự khoan khoái trong lòng, ăn uống đầy đủ, thê thiếp rộn ràng.

- Tiếng gáy hùng dũng, từng tiếng vang xa để dương oai với dế đồng hương mấy thằng yếu bóng vía liệu bề tránh xa,

-  Tiếng gáy rộn ràng liên hồi đôi cánh dương lên, kiêu ngạo của kẻ chiến thắng

-  Vừa gáy vừa vuốt râu như Lã Bố vuốt cặp lông Trỉ trên Mủ là tiếng gáy báo công, gáy chọc quê.

-  Tiếng chắc chắc khoan nhặt, từng tiếng một là đang dụ người đẹp, gọi mấy bà dế goá chồng ở quanh xóm

-  Tiếng chắc càng nhanh là cao điểm của dụ dổ đôi cánh xà xà sát đuôi đến nước này thì nó đam mê hết biết, chận ngạch gây tiếng động cở nào cũng chẳng thèm biết, chẳng thèm nghe.

 

Dế bắt được về bán lại cho các Cậu Ấm như Dũng cháu Nội Bà Tư Xông, thằng Tươi thằng Phước con Bác Tư Giái …

Tôi lao động kiếm cơm, thật tình nắng gió đôi khi cũng chùn bước, nhưng nghỉ đến các em và chính cuộc sống của tôi nên cứ phải lao vào, tôi có phá làng phá sớm thật nhưng đó là những ẩn uất sâu kín phản kháng trong lòng  toát ra ngoài thành những hành động rất đời thường và rất thật dể thương chứ chưa dám làm cho ai buồn giận bao giờ. Tôi sợ phải câu người xưa thường nói “ con không cha như nhà không nóc ”, tôi sợ từ “mất dạy” mà người lớn sẳn sàng ban cho các bạn tôi, chỉ bởi vì tôi là thằng bé không ai dạy dổ.  Ở cái tuổi trẻ con chơi đùa tối về chui rút bên mẹ, nhỏng nhẻo đòi này đòi nọ, tôi cô đơn chèo queo trên chiếc giường tre nhiều đêm trăn trở nhớ mẹ, thương em. Mỗi đêm giựt mình thức giấc tôi thường khóc một mình trong căn nhà mênh mong với những lo toan của người lớn, đôi khi tôi muốn ngã khuỵ xuống mặc cho dòng đời đưa đẩy. Nhưng khi nghĩ đến những giọt nước mắt nhọc nhằn của mẹ, đến tương lai mờ nhạt của gia đình, nên tôi phải cố gắng. Gắng sống sao cho xứng phận người !

 

Cao Thệ

Chỉnh sửa lại bởi cao the - 27/Aug/2011 lúc 4:57pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 29/Aug/2011 lúc 9:57pm

Sát Nhà Chú Tư Vinh là nhà Bác Tư Búp, Bác Tư Búp làm thợ Thiếc gò hàn máng xối, thùng gánh nước, thùng tưới cây v.v… thấy trong nhà có đứa con gái tên Nở ?. Bên hông nhà Bác ngày trước là bến đò, đò ông Bảy Tre cập vào thả khách, Cậu Tư và Anh Ba Thọ có đem ngựa đến tắm, sau này Chú Tư Vinh  rào lại

 

Quán bán tạp hoá của Bác Tám Kỷ là cái thum nhỏ dùng để bán tạp hoá, nhà ở bên trong. Điểm đặc biệt là từ đây trở lên những căn nhà  được cất sâu bên trong rất xa đường lộ.

 

Nhà Bác Sáu Điếc, nhà này rất thâm trầm, chắc có lẻ do như anh Thy Lan Thảo đã nói

 

Miếng đất kế bên thật rộng, bờ sông ngay khúc quanh ắt có bên voi bên vịnh, miếng đất này nằm ven sông Cầu Huyện thuộc về bên voi, trong Phong Thuỷ bảo tốt

 

Hai gia đình người Tàu chuyên làm cải muối, phía trên gần nhà Bác Năm Quăn là nhà Ông Cao Văn Báu.

Cây cải người ta muối đem phơi khô gọi là cải Tiều xại ?

Củ cải muối lấy ra phơi khô gọi là cải Xá bấu ?

Không biết Tiều Xại hay Xá Bấu có đúng không nhưng tôi biết có một điều rất là đúng gọi chung là cải muối.

Khi xe bò chở cải đến nơi người ta cắt bỏ bớt rể, có hai cái ao phía trước. Lá cải, rể cải rớt xuống ao lâu ngày màu nước vàng đen, màu nước này là hoa của loài Tảo rất độc do ao tù nước động đáy ao rất dơ,  công nhân quăng cây cải và củ cải xuống ao quậy qua quậy lại rồi lượm lên.

Cây cải phơi trên tấm đệm, hôm nào không đủ đệm phơi tự do trên đất, khi dốt dốt phơi trên những cây sào.

Củ cải người ta xấp  củ cài vào hồ, một lớp củ cải một lớp muối. công nhân thi nhau dậm đạp

Xứ Gò Công nước mặn, nên dùng mái chứa nước mưa,  phát triển người ta đúc hồ chứa nước, một cái hồ chứa mấy chục đôi nước,  xử dụng hồ ít choáng chổ hơn, nhưng xi măng làm cho nước mưa nhạt hơn.

 

Hồ chứa nước, Bác Sáu Ngân thợ hồ xóm tôi đúc sẳn để bán người dân quanh vùng. Hảng cải muối đặt làm nhiều hồ không nắp để muối cải, mấy chị ở xóm tôi là thợ ở hảng cải muối này. Chị nào chị nấy kẻ tay, kẻ chân lở lói vì ghẻ , lý do là suốt ngày đứng trong hồ chất cải, đổ muối xong rồi dậm lên cho cải xọp xuống, da tay da chân tiếp xúc với cải và muối nên ra nông nổi như vậy, Cải muối ăn rất ngon !

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 30/Aug/2011 lúc 7:35pm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 31/Aug/2011 lúc 12:59pm
.
 
Thân gởi Cao Thệ
 
Nếu anh muốn post lại 2 hình tờ bằng khoán nầy thi anh right click hình sau đây và click(left) chỗ copy. Sau đó click paste voa2 chỗ nào anh muốn.
 
 
 
 
 
 
 
 
Chúc anh thành công.
15.
 
 
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 01/Sep/2011 lúc 9:01pm
Chú Mười Lăm kính !
Cháu cám ơn Chú đã Post cho 2 tấm Bằng Khoán khu đất  bên mé sông
Cao Thệ
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 01/Sep/2011 lúc 9:01pm

Cuối xóm nhà nằm dọc theo bờ sông là nhà Bác Năm Quăn anh Thy Lan Thảo đã kể rồi.

Từ tâm người xưa nhiều hơn người bây giờ rất nhiều, đám ruộng ngon lành chỉ hỏi một tiếng là ngôi mã được mọc lên, bây giờ phải cầm tay mầy chục triệu mới được miếng đất 2mx3m để chôn người chết

Nhà Ông Ba Khoa trở xuống toàn là mã lúp xúp dưới những bụi châm bầu , cây lứt, những trãng nước đứng từ ngoài đường nhìn vào cuối nghỉa trang là hàng rào đầy cây keo gai, chúng tôi thường vô đây cạy mủ về ngâm nước nóng để làm keo dán giấy Thủ Công, dính rất tốt.

Nói đến Nghĩa địa này chúng tôi có kỹ niệm, không biết thế nào thuở đó các anh các chị trong xóm khoái chơi Cầu Cơ, tối tối thường tụ nhà tôi nào là mua bánh ngọt, nhang đèn, lải nhải những câu thần chú trời ơi đất hởi

Rồi hai người đặt tay vào Cơ, hai vị này phải còn Zin mới được Cơ chuyển . Làm sao mà biết được zin với không zin, bày đặt bày điều, cứ đặt ngón tay lên đại, không chuyển thì thay người khác đổ thừa tại nặng bóng vía. Đến khi Cơ chuyển mấy đứa tôi ngồi xanh mặt mày, lành lạnh ở sống lưng, thiệt giả bầt phân !

Khi Cơ chạy việc đầu tiên là xưng danh tánh, cho biết thuộc thành phần nào Thần Tiên Ma Quỷ ? Trời người đều bị gạt ! Sau màn chào nhau đúng phép các anh chị đua nhau hỏi thôi đủ thứ chuyện, từ việc học, việc yêu, cho đến nhờ đặt thơ ,hỏi bài thi … hầm bà lằng xắn cấu !

Cơ chạy lăng xăng trên mấy chục chử cái, mấy con số lâu lâu ghé vào ô tròn ghi chử “ uống nước ”, “ hút thuốc ”, khi cơ nhào vào ô có chử “ Thăng “ là tiếp tục cuộc đọc thần chú chờ vị kế tiếp giáng vào, Người nhập cơ khi thì lính tử trận lúc thì chết oan, có người không biết chử chạy lòng vòng phá đám, vậy mà vui !

Không biết vị sư phụ nào dạy phải tìm xương người giủa làm cơ, hoặc miếng ván hòm ởtrên đầu làm cơ mới linh, tụi tôi lùng xục mấy ngày liền được miếng ván, không biết phải ván hòm không vì nó nằm dưới vũng nước trong nghĩa địa, đem về đưa thằng Hai Nhỏ bào cưa đục đẻo, cả chục miếng cơ mài giấy nhám láng cón .

Sau này không cần Cơ, đồng tiền cắc cũng chạy te te, chả hiểu nổi !

Nghi người ngồi cơ, lên giả nhờ tụi ba giá chưa đi học đặt tay lên cơ vẫn chạy nhưng không chử nào ra chử nào!

Phong trào chơi Cơ của đám con nít chúng tôi, bị người lớn phản đối quá chừng, nghe mấy Chú Bác lúc thì nói ở Bình Ân khi thì nói trên Hoà Đồng người chơi cơ bị Ma nhập về đòi dẩn người hạp bóng vía đi cho có bạn. phong trào chơi cơ xẹp xuống thấy rõ.

 

Trở lại mấy căn nhà cuối đường Tổng Đốc Phương,

Khu Nghĩa địa rồi đến Nhà máy nước đá, lúc nhà máy mới cất dân quanh vùng thật là khó ngủ, máy nổ như làm biếng lâu lâu phùm…phùm … phùm đêm thanh vắng nhà tôi tuốt luốt bên đây sông mà nghe mồn một. thật là khó chịu.

 

Cách con hẻm nhỏ gia đình hai vợ chồng ăn xin ? mặc quần áo vá quàng thường ngày dẩn nhau lên chợ, nhớ không lầm bà vợ bị mù ?

 

Nhà Chú Tư Bé

 

Bà Năm bán Khô, tôi nhớ có anh tên là Năm Cao, ông này cao nghệu học võ ba mớ, kết họp với đám con chú Tư Vinh và Chú Hai thợ mộc, trước nhà là khoảng đất trống thanh niên bên sông tụ tập bắn kè, đánh đáo, tạt lon đủ chuyện, đi học về ngangđây phải dè chừng, mấy cha nội rượt mình lúc nào hổng biết, buổi tối các cha thường tụ tập tại đây múa võ, đánh roi đọc thiệu vang trời đất “ ôm roi lập thếbái sư…đánh trên, thọt dưới trúng ngay cái đầu … “. Thằng Nô ở xóm tôi bị mấy cha nội nầy hoạnh hẹ hoài mà phải chết oan khi tuổi đời còn non chẹt

 

Đến căn nhà nữa không biết tên, trước nhà có cái ao đặt cây cầu cá, giáp ranh con rạch vào nhà Thầy Bích.

Bên kia con rạch là nhà cô Ba bán Gà, cô Ba có người con gái gọi bằng chị Ba , chịBa có hai con, gái tên là Vân con trai tên là Nghỉa, mỗi khuya đốt đèn dầu chị ngồiở ngã tư đường Tống Thứ với Tổng Đốc Phương đón những người dân từ Bình Ân, Tân Niên Tây lên bán gà, vịt, Bồ Câu ra ràng lấy tiền đi chợ, sau này chị mua miếng ruộng nằm giữa nhà Chú Hai Cám và Chú Ba sửa xe đạp có cái mã tổ bố, hốt cốt cất nhàđón bạn hàng cho tiện đở phải gánh đi chở về

 

Nhà Bác Bảy Linh, Bác Bảy hình như quê ở Bình Phú Đông, về đây chuyên bán tre lá cất nhà, nên có tên là Bảy Tre, Ông có đò máy chạy từ Chợ Gò Công đi về Cầu Huyện chuyên chở hàng hoá nặng nề, tôi được đi ghe máy mấy lần, đi cho biết sông nước thế nào chứ , ngồi chờ đến giờ đi ghé tới ghé lui về đến nhà, nếu đi bộ đã về đến tám mươi đời vương !

Sau ngày sông Cầu Huyện cầu biến thành cống thì Bác Bảy Tre biến vào biển Tân Thành mở quán bán cũng rất nổi tiếng, chúa nhật người Sài Gòn xuống ăn nhậu cũng đông

 

Dường như kế nhà Bác Bảy Tre là thum hớt tóc,

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 01/Sep/2011 lúc 9:40pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 07/Sep/2011 lúc 12:22am

Vừa ăn cơm xong thằng Cai ghé nhà hỏi muốn ăn xoài không theo tao, lũ chúng tôi mỗi thằng một chiếc xe lon, xe lon được làm bằng một nhánh trúc  cọng sắt 5 ly uốn hình chử chi, một đầu đuợc buộc thật chắc vào thanh trúc trên cọng sắt có một ống chỉ bằng gổ làm bánh xe, chổ này uốn sắt cho vuông góc đàng hoàng nếu cong cong ống chỉ bị dính vào góc cong không lăn được, đỉnh của thanh sắt chỉa thẳng lên trời, lon sửa bò được khui bỏ cả hai đầu. dùi hai lổ vào vách lon rồi xỏ vào thanh sắt khi đầy xe, ống chỉ xoay tròn làm lăn lon sửa bò ở trên kêu lon ton lon ton.

Tiểu đội xe lon chúng tôi hàng một trực chỉ qua Đất Thánh, đất thánh là khu nghĩa địa chôn cất cho những người theo đạo Thiên Chúa

Đoàn xe lon chúng tôi tiến vào căn cứ, Bà Mười tức thì phái mấy chú làm công ra theo dõi đến khu vực Thầy Bính mới thôi.

Mặc dù mấy đóng gạch trước nhà Ông Cai Tổng cao nghệu che chắn. Cho chắc ăn chúng tôi theo lệnh thằng Cai tiến qua khỏi cống, quẹo đi theo con rạch , bên kia rạch là ngôi miểu chúng tôi im lặng lội qua rạch nước, từng đứa tiến lên bờ núp sau Miểu. Bên hông nhà một dãy 5, 6 cây xoài to cở một người ôm, trên cành chi chít trái, cao quá lấy đá 4x6 chọi không tới, thằng Cai lận lưng lấy ra cây ná nhắm bắn từng trái rụng bình bịch.

Cô Thu theo dõi chúng tôi từ đầu đợi đến thời điểm này bèn la lên, anh Cúc nhanh chân chạy lại túm được áo tôi, các chiến hữu băng đồng lội suối vượt qua Phước Thiện ra Ao Trường Đua về nhà an toàn.

Tôi bị anh Cúc la rầy hết biết nào là chọi đá làm bể ngói hư tường, còn hù cột vào cây xoài cho kiến vàng cắn, tái phạm sẽ giao cho Ông Quản Phát. Anh giảng cho một hồi rồi lấy lồng thọt cho mấy trái xoài, căn dặn muốn ăn cằm trái xoài chọi vô tường bể ra ăn thì đở chua hơn là gọt. Tôi chẳng biết trúng không, bởi thời chúng tôi tìm được tấm vách tường để chọi, trái xoài trên tay đã chín rồi ! 

Nhờ vậy tôi quen  với anh, nhiều buổi trốn học đu theo xe ngựa của anh chạy xuống Bình Ân, thâu tiền khách nữa chứ. Trưa không việc gì làm tôi thường theo anh đi cắt cỏ ngựa, anh Cúc thường tìm những loại cỏ ống dài có lông tơ anh bảo đây là cỏ Tây ngựa ăn vào xung lắm. Kỹ niệm cắt cỏ một vết thẹo còn in trên ngón tay cái dài khoảng hai phân bị liềm cắt, chút xíu nữa là đứt gân.

Nhờ bị rượt chạy các chiến hữu tôi phát hiện phía sau nhà nào là trồng Vú Sửa, Mãn Cầu, Ổi thì bạt ngàn. Hảy đợi đấy !

 

Cao Thệ

IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 07/Sep/2011 lúc 6:11pm

ĐÁNH TRỎNG

 

Buổi chiều sau khi cơm nước xong xuôi các anh thường ra ruộng chơi Đánh trỏng

Trò chơi dân gian này bị chết yểu lâu rồi, nên ít ai biết, tôi biết ba mớ xin kể

 

* Dụng cụ cần thiết cho trò chơi này gồm:

- Cây Tán mỗi người một cây, cây tán thường được làm bằng cây Keo Thúi dài khoảng 5-6 tấc đường kính sao cho vừa nắm tay

- Cây Cu , cây nầy ngắn chiều dài khoảng 1 tấc rưởi có dạng cong là tốt nhất đường kính tuỳ theo mình chọn sao cho đồng thanh đồng thủ với cây Tán còn gọi cây trỏng, cây để làm cây Cu thường làm bằng me hoặc nhánh Cây Chùm Lé rất tốt.

- Cây tim, bẻ nhánh cây cắm ở cuối sân sao cho nằm ở trung tâm

- Cách cây tim khoảng hai bước đào một lổ vít dài theo chiều dài sân khoảng 1 tấc tuỳ thích, dùng để đặt cây Cu

- Từ lổ bước ba hoặc bốn bước vạch một đường ngang, người chơi gọi là đường mức

- Từ đường mức khoảng 4 hoặc 5 bước chân người ta cắm một nhành cây cứ thế có thể là 5 đền 10 cây nếu hơn nửa cứ bước mà tính điểm

 

* Bắt đầu cuộc chơi

- Chia số người chơi làm hai phe số người bằng nhau, có thể bên giỏi chấp bên dở 1 hoặc 2 người

- Hai bên cử người ra thi đánh gát Cu, người chơi để cây cu vào lổ sao cho cây Cu ngẩng đầu lên, tay phải cầm cây Tán ( Trỏng ) gỏ nhẹ vào đầu cây cu, sao cho nó tưng lên khoảng 6-7 tấc vừa tầm tay, tay cấm cây Tán đánh mạnh vào cây cu, cây cu qua khỏi đường mức là được, thi xem coi phe nào chơi trước thì không bắt buộc cây cu rớt phải qua khỏi đường mức, bên nào đánh trật thì thua, nếu cả hai phe đều đánh trúng cây cu phe nào xa nhất sẽ thắng và được đi trước.

- Phe thua chia nhau đứng trên đường mức, canh sao bắt được cây cu trên tay thì người chơi bị chết không được đi tiềp, nếu không bắt được cây cu thì phe thua cử nguời cằm cây cu chọi về cây tim có gác cây trỏng nằm ngang, nếu chọi túng cây trỏng thì người chơi bị chết, người chơi kế tiếp

 

* Quy trình chơi:

Người chơi phải trải qua bốn bước như sau

1- Vít :  người chơi đặt cây Cu nằm ngang lổ Vít dùng một cây nhỏ hơn cây trỏng, vít cây cu sao cho qua lằn mức là được, phe đứng trên lằn mức chia nhau chụp, nếu chụp dính thì người vít sẽ ngưng thi đấu ( chết ). Nếu không bắt được thì cử người đến ngay chổ cây cu rớt, chọi về cây trỏng đặt ngang đường tim, nếu Cu trúng trỏng người chơi chết, người khác vào chơi tiếp

 

2- Tán : Người chơi dùng một tay vừa cằm trỏng vừa cằm Cu, tay còn lại phất lên ra hiệu tán, xong tay cắm trỏng tung cây cu lên dùng trỏng tán mạnh vào cây cu sao cho cây cu lên khỏi đường mức, phe đứng trên lằn mức nếu chụp được thì người chơi bị chết, người khác thế chổ bắt đầu làm lại từ đầu. Nếu không bắt dính cây cu thì cử người chọi về cây tim, phải chọi làm sao cây cu với cây tim không xa hơn một cây trỏng , nếu xa hơn cây trỏng dùng cây cu đo hướng về trúng tim, bao nhiêu cây cu tính bao nhiêu điểm

 

3- Gát : Người chơi đặt cây cu vào lổ sao cho cây Cu ngẩng đầu lên, một tay phất lên ra hiệu bắt đầu, tay cầm cây Tán ( Trỏng ) gỏ nhẹ vào đầu cây cu, sao cho nó tưng lên không khoảng 6-7 tấc vừa tầm tay, tay cấm cây Tán đánh mạnh vào cây cu, cây cu qua khỏi đường mức là được, nếu cây cu vượt qua đường điểm bao nhiêu cây tính bấy nhiêu điểm, phe đứng trên đường mức có nhiệm vụ lượm cây cu chọi trở về cho người chơi, để chơi tiếp

 

4- Lòn : Người chơi phất tay ra hiệu bắt đầu,  tay cầm cây trỏng và cây cu, dở chân lên, tay cầm cu quăng cây cu từ dưới  bắp chân văng lên trời độ cao sao cho khi đặt chân xuống đất kịp dùng cây tán đánh trúng cây cu văng qua khỏi đường mức,  nếu cây cu vượt qua đường điểm bao nhiêu cây tính bấy nhiêu điểm

 

* Thắng thua

 

Đội nào đạt được số điểm quy định trước, đội đó thắng

 

Người lớn đánh trỏng ăn tiền, ăn nước, ăn thuốc, ăn vé xem đá banh v.v…

Lủ chúng tôi thường đánh trỏng ăn u,

Bên thua chọn người bên thắng, để họ tán cây cu , nếu tán trật thì kể như huề

Nếu tán trúng thì người thua đứng ngay chổ người thắng lấy hơi chạy đến lượm cây cu và chạy trở lại nơi khởi điểm chỉ trong vòng một hơi, trên đường  nếu lấy hơi vào thì bỏ, bắt đầu phạt lại.

 

Chơi đánh trỏng là một trò chơi dân gian cha ông truyền lại, nhưng rất nguy hiểm, thứ nhất là người đừng trên lằn mức, cu văng trúng u đầu, trúng mắt có thể bị mù, sưng tay, chảy máu đầu gối là thường, đôi khi vì đánh quá mạnh cây trỏng tuột khỏi tay văng ra người đứng gần thường lảnh đủ, người chơi không được bảo hộ gì, nên chỉ chơi có tánh cách gìn giữ di sãn của cha ông thì hay.

Cao Thệ

IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 08/Sep/2011 lúc 9:04pm

LÊN ĐỜI

 

Đang nấu cơm, chợt nghĩ đến ngày xưa má thường ngồi chổ này, bất giác trong màn nước mắt tôi thấy má, em trai tôi đang khổ nhọc xứ người  hai dòng lệ chảy dài lên má

 

Vì sao tôi không sanh ra trong gia đình như anh Tốt, thằng Tươi, con Hoa con của Ông Cò Huề ? mà sinh vào nhà thôn quê bị Giặc Pháp đốt nhiều lần, Chú Cô bị Tây giết thậm chí có người chôn không đầu, gia đình giòng họ bỏ cả ruộng vườn ly tán, người chạy qua Rạch Rô, Bình Công trôi giạt, khổ nghèo.  Đức Phật dạy do Nghiệp dẫn mình đi, Duyên hút nhau mà đến. ( Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu đó mà )

 

Cái nghề giáo viên đến với tôi khi tuổi đời rất nhỏ, lớp ba tôi đã làm “ giáo viên “ dạy cho mấy Bác Thiếm, Cô Dì trong xóm, tôi dạy học rất siêu, “ Học trò “ tôi vừa giặt đồ, nấu cơm, cho con  bú vừa học, bài học thuộc làu làu, trả bài cầm sách đọc vo vo. Phòng học Xoá Nạn Mù Chử  xóm tôi ban đêm nằm tại lớp Nhì của Thầy Phụng ở Trường Nam Tiểu Học, phía sau có hai cây bông Sứ to tổ bố.

Thầy Giáo thấy Bác Tư Lục Lộ bà già sáu mươi mấy tuổi học giỏi quá chừng, bèn gọi lên bảng hướng dẩn cho cả lớp đọc bài, từ chối hoài không được bà đon đả đi lên cầm cây thước dài thòng như Lữ Bố cầm cây Phưong Thiên Hoạ Kích” vun lên chỉ hàng chử được viết trên bảng đọc ro ro.

 

Trong đầm gì đẹp bằng sen

                                                               Lá xanh bông trắng …..

 

Xui cho bác hôm nay bài học mới, trên bảng là :

 

Công cha như núi Thái Sơn

                                                                        Nghĩa mẹ như nước….

Trời Đất, Mẹ ơi !

Thầy giáo chưng hửng, học trò ngơ ngác, dáo dát nhìn nhau, tiếng cười khúc khích đâu đó sau cùng là cả lớp, Bác Tư gái tỉnh rụi như chẳng có gì, chuyện này Thầy Sắc biết, lạy trời cho Thầy còn nhớ !

 

Tôi nổi tiếng từ đó với danh hiệu “ Giáo viên dạy giỏi ”, đừng cà nanh với tôi, báo chí “ lề phải “ đăng rầm rầm đó học sinh lớp 2-3 ở Đồng Tháp không biết đọc, biết viết có sao đâu!. Học sinh lớp 5 ở Bắc Giang Bắc Cạn gì đó chưa làm được toán cộng có sao đâu! Cũng “ nhà giáo ưu tú”, “ giáo viên dạy giỏi “ đầy đất!. Học trò tôi học chưa đầy tuần lể, cầm sách đọc rền trời, được nhân dân xóm tôi phong hàm “ Giáo viên dạy giỏi “ là trúng phóng mà còn xầm xì cái gì ?

 

May mắn cho tôi không hiểu Thầy Cô, Chú Bác nào nghe tiếng giới thiệu… một bửa nọ Anh Kim con Ông Hai Bắc, xóm tôi thường gọi Ông Hai Vó, tài xế của Ông Cò Hiến Binh Ngô Văn Huề đậu xe  “ ríp “ ngoài đường hỏi thăm lối xóm tìm tôi, bà con trong xóm bảo nhau thằng này chơm chỉa cái gì, đánh lộn đánh lạo bị Cảnh Sát xuống tận nhà bắt, tin dữ đồn nhanh khắp xóm trong tích tắc đồng hồ, bạn bè xúm xít đến nhà đưa tôi đi như đi tù biệt xứ, tin đồn nhanh đến nổi sáng hôm sau tôi ngủ chưa thức, chị tôi ở Đồng Sơn đã tới nhà , kể cho chị nghe hai chị em mừng mừng tủi tủi !

Tôi leo lên xe ngồi lọt thỏm trên băng trước, như Đức Ông Đạo Dừa ngự trên ghế của Ngài, chỉ trông thấy ghế không thấy Ngài đâu !. Anh Kim ghé nhà nói gì đó rồi chở tôi thẳng lên Đồn Hiến Binh, cho xe vào Ga ra Anh dẫn tôi lên lầu, tim tôi đập thìn thịt theo những bước chân nặng nề, căn lầu rộng mênh mong gia đình Ông Cò Huề ở tại đây.

Bà Cò Huề mặt đầy đặn, đẹp người nhân hậu hỏi thăm tôi từ đường tơ kẻ tóc, Bà nói :

- “ Ngày mai con đi học về trưa ghé đây ăn cơm với mấy em, buổi chiều con dạy cho em Tươi, em Hoa học giùm Bác, ăn cơm chiều xong chú Kim chở con về nhà, con giúp dùm Bác được không ?“

Tôi từ Địa Ngục lên đến nước Thiên Đàng chỉ có mấy giây đồng hồ. Bởi trước đó cứ suy nghĩ hoài không biết mình bị tội gì, chẳng lẽ chơm mấy nải chuối cúng rằm mà Hiến Binh bắt, Má nghe được, anh chị biết được ăn nói làm sao ôi thôi trăm thứ như chỉ rối trong lòng.

Bác gọi Ngô Văn Tươi ra trình diện ” thầy giáo “, cái thằng nhỏ hơn tôi 2 tuổi, học lớp Nhì với thầy Núi, trắng tươi mập ú, quần áo tươm tất bảnh bao.

“ học trò “ thứ hai Ngô Thị Hoa song sinh với Tươi học lớp Nhì, Cô giáo Sa Bi lai Ấn vợ Thầy Nhãn bên Trường Học Nghề. Bạn Hoa xinh đẹp nhưng Bác Gái bảo em nó bệnh gì đó nên học hành hơi yếu, Bác nói vậy.

 

Tưởng gì chứ dạy học dể ợt, tôi từng có kinh nghiệm dạy học trò thâm niên gần hai tháng chớ phải chơi đâu. Rất tự tin tôi nhận lời ngay.

 

Bà Cò gọi anh Kim đến nói gì đó, xong dẫn tôi xuống lấy xe đạp chở ra chợ mua cho hai bộ quần áo mới, một đôi dép Nhật mới tinh thật tình mang dép vào xốp xộp nhẹ như mây, êm hai bàn chân không thể tả, nhưng khó chịu làm sao nghe nhột nhạt giữa hai ngón chân chịu không nổi cứ phải bỏ dép hoài,  rõ là một cực hình !

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 08/Sep/2011 lúc 9:09pm
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.217 seconds.