Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: HOA KHÔI, HOA HẬU NAM KỲ NGÀY TRƯỚC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 2
Người gởi Nội dung
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 30/Jun/2008 lúc 3:23am

~::Trích Dẫn nguyên văn từ Hoang_Ngoc_Hung

Thứ nhất là "cô Ba xà bông" con thầy thông Chánh được nhiều người ngưỡng mộ. ...

cho biết cô Ba là "người đã dám cầm súng bắn chết tên biện lý Jaboin, bị Tòa đại hình Mỹ Tho kết án ngày 19.6.1893 và bị xử tử ngày 18.1.1894 tại Trà Vinh". Người đẹp lừng lẫy Sài Gòn một thời, người mẫu đầu tiên của thương hiệu Việt nổi tiếng, đã có một kết cục cuối đời như thế? 
 

 
Về vụ "người đã dám cầm súng bắn chết tên biện lý Jaboin, bị Tòa đại hình Mỹ Tho kết án ngày 19.6.1893 và bị xử tử ngày 18.1.1894 tại Trà Vinh", có thể coi thêm bản tin sau đây của tác giả Nam San - Ðặc San Xuân 2001, do Hội Ái Hữu Trà Vinh xuất bản tại California, Hoa Kỳ.
 

 

Nhân Vật Bãi-Xan

Ông Nguyễn Trung Chánh (Thầy Thông Chánh)


Ông Nguyễn Trung Chánh là người gốc Bãi-Xan. Vợ Ông là Bà Ngô Thị Ðen (xin xem gia phả họ Ngô). Vì tức giận Ông chánh án Trà Vinh tên là Jaboin cứ theo ve vản vợ mình nên trong dịp lễ Chánh Chung (Lễ Ðộc Lập của Pháp) năm 1896, ông bắn chết Ông Biện Lý Pháp nên bị kết án tử hình. Ông bị chém đầu vào ngày 19 tháng chạp năm Quý Tỵ 1896. Ngôi mộ của Ông nằm trong khu họ Ngô tại đất thánh Bãi-Xan.

 


Nếu ở Gò Công có Thơ Cậu Hai Miên, "Nam Kỳ có cậu Hai Miên, con quan lớn Tấn ở miền Gò Công" thì dân miệt Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh, hay đọc "Thơ Thầy Thông Chánh".

Nhựt trình Vĩnh Ký đặt ra
Chép làm một bổn để mà xem chơi
Trà Vinh nhiều kẻ kỳ tời
Có Thầy Thông Chánh thiệt người lớn gan
Ðêm nằm chua xót can tràng
"Tao oán Biện Lý chẳng an tấm lòng"
Lang Sa bày cuộc Châu Thành
"Cách-to-du-dích" lễ mà chánh chung (14-7)
Ngoài đường xe ngựa dầm dề
Trát đòi hàng Tổng tư bề đến đây
Bốn giờ đua ngựa cuộc nầy
Phủ Hơn Biện Lý đứng ngoài coi chơi
Có Thầy Thông Chánh hẳn hòi
Nai nịt cấp súng đi coi Châu Thành
Phủ Hơn tới mới hỏi rằng
"Do Hà Thông Chánh đi rình bắt ai""
Thông Chánh: "Thưa thiệt vớI Ngài,
Tui bắn Biện Lý trả thù một khi"
Thầy Thông thiệt lạ như ghi
Bắn quan Biện Lý tức thì mạng vong.
Phủ Hơn thấy bắn thất kinh,
Nắm tay Thông Chánh giựt thì súng đi.
Thuốc đạn nạp rồi một khi,
Vậy thời súng nổ đạn đi giáp vòng
Ðạn nhằm ông Chánh Vĩnh Long
Trúng ngay bắp về điệu về nhà thương.
Các quan vở chạy rần rần,
Ðua nhau mà chạy ra đường ngẩn ngơ.
Ðạn nhằm Ông Ðốc Cần Thơ
Ðặng thêm đạn trúng Chánh Toà Bạc Liêu
Khéo khen cây súng dị kỳ,
Y Nam không trúng, trúng thì người Tây
Các Quan Phủ Huyện đông vầy,
Do hà không trúng, trúng Tây cũng kỳ.
Trại lính kè thổ vang vầy
Nhà việc hồi trống dãy đầy thôn hương
Ðông tây nhụ hội Tầm Dương,
Cháo bồi chè đậu đổ đường sạch trơn
Nước canh nước đá đổ nhào,
nem bì chả gói ráo trơn chẳng còn
Ði coi lạc vợ mất con
Cũng vì Thông Chánh phá rầy cuộc chơi
Ngoài chợ hàng xén kêu trời
Mất tiền mất chuổi điếm đàng no nê
Bài cào, bông vụ, xổ đề
Thùng, quày giựt hết chẳng còn một xu
Ðề lao, cai đội canh tù
Lúc nầy lộn xộn không coi mất còn
Mấy thằy trở lại lầu son
Cảm thương Thông Chánh bầm mình nát gan
Vợ con Thông Chánh lụy tràn
Bây giờ phu phụ hai phang rả rời
Thông Chánh cắn lưởi kêu trời
"Ta mần tội nặng làm sao bây giờ"
Bây giờ biết tính làm sao"
Giả đò đi tiểu nhảy ào xuống sông
Trong mình mắc bận áo bông
Móc sắc nó kéo Thầy Thông lên tàu.
Thầy Thông mình ước bàu nhàu,
Tự vận không được làm sao bây giờ"
Mã tà, phú lích Ký Hoà,
Một lần Thầy gạt biết khôn tới già.

Thứ nầy thứ tới Cô Ba,
Mới vừa mười sáu lấy người chồng Tây.
"Cha tôi mắc phải nạn nầy"
Tay cắp cây súng miệng thời kêu xe
Mình va vỏ nghệ ai bì
Bước qua tới đó lóng nghe sự tình
Khấn đầu cúi lạy trưởng huynh.
Xin thầy xét lại sự nầy cho tôi.
Tôi xin ra lại giữa Toà,
Ðặng tôi ngó thấy mặt cha tôi vời.
Như Soái xữ hiếp cha tôi,
Tôi bắn Nguơn Soái ngày rày chẳng thôi.
Phủ Hơn lạy với Phủ Bình,
Cô Ba bèn đá té nhào gãy tay...

        Và đây là đoạn lúc giải về kinh, thầy Thông Chánh tâu thuật với Vua:

Trước sau thần hạ bệ tâu
Bởi thằng Biện Lý ve rầy vợ tôi
Sàigòn làm việc đã xong
Biện Lý đổi lại Sàigòn ve con
Làm cho tôi bỏ Sàigòn
Giận đồ lục súc vợ con ve hoài
Thôi thôi tôi cũng nhịn thua
Tôi bèn chạy nó đổi về Tân An.
Biện lý nó cũng vô đoan,
Theo tôi đổi lại trở về Tân An.
Hại tôi mắc phải gian nan
Tôi bèn chạy nó đổi về Nam Vang
Biện lý nó cũng dị kỳ,
Theo tôi đổi lại trở về Nam Vang
Thiệt tôi chịu những cơ hàn
Gia tài chẳng đặng ở an chổ nào.
Biện Lý trở lại báo đời,
Nên tôi tức giận trở về Trà Vinh.
Ðặng gần bàn hữu đệ huynh,
Biện lý xin phép Trà Vinh đổi về.
Từ tôi dựng nghiệp gia tề,
Rước chưn thợ mộc làm nhà cho tôi...

          Nhưng tên thợ mộc không theo đúng giao ước, nên thầy Thông Chánh đệ đơn kiện lên Biện Lý Jaboin, tên Biện Lý mê đắm ve vãn vợ và con thầy Thông Chánh, quyết chiếm cho bằng được, nay lại có cơ hội trã thù, xử ép thầy Thông Chánh.

Quá tức giận, thầy vác súng bắn chết tên Biện Lý ngay trong ngày lễ "Ðộc Lập" của Pháp. Thầy bị Tòa tuyên án tử hình. Nhưng nhờ phản ứng mạnh mẻ của đồng bào, Tây phải giao nội vụ chi triều đình xử.
 
Trong phiên xử, người Pháp cho bà mẹ của Biện Lý Jaboin ra tòa ra Tòa gào khóc để làm áp lực.
 
Triều đình lúc nầy dù muốn bênh vực thầy Thông Chánh,cũng không thể nào lànm khác hơn là y án. Thầy Thông Chánh bị xử bằng máy chém năm 1893. Người Pháp kính nể và ghi chú dưới tấm hình chụp là "Chánh, ******in de M. Jaboin, Procureur de la Républic à Trà Vinh" (Chánh, kẻ ám sát Ông Jaboin, Biện Lý ở Trà Vinh). Và trong một tấm ảnh lúc hành hình củng có ghi: "Exécusion de L' Annamite Chánh" (Cuộc xử tử người An Nam tên Chánh) mà không ghi là tội phạm hay tù nhơn.
 
 
Vua Nam nghe nói châu mày
Khen thầy Thông Chánh thiệt người khôn ngoan.
Bay giờ lấy hết bốn khoan
Trẫm nay còn phải ăn lương nó rày.
Phải như hồi cửu bằng nay,
Trẫm tha không chém, khen thầy to gan.
 
 
           Ðọc thơ thầy Thông Chánh, ta được biết vợ thầy Thông Chánh rất đẹp và đặt biệt là Cô Ba Thiệu, con gái, là hoa khôi một thời. Răng trắng, da hồng, tóc dài chấm gót xức dầu dừa thơm phứt, bới ba vòng  một ngọn, bận áo "bà ba" vải ú, quần lãnh Mỹ-A bông chanh "đáy giữa" thon gọn dịu dàng, võ nghệ lại cao cường thật là một trang tuyệt sắc tiêu biểu thời bây giờ.
 
vận động viên Mỹ Đức

          Vẻ đẹp của Cô Ba còn được Nhà Dây Thép Ðông Dương họa hình để in thành tem thơ. Cũng như hãng xà bông lớn nhứt Việt Nam xin phép được in hình Cô Ba làm nhãn hiệu tượng trưng cho sự trong sạch thơm tho  Xà Bông Cô Ba với hình thiếu nữ đẹp tuyệt trần đeo chuỗi ngọc trai trong khung hình bầu dục cạnh tranh với xà bông Cadum nổi tiếng thời bấy giờ. (Hết)

                                            

 _______________________________

 
Phần mở đầu bài viết, tác giả Nam San đã ghi:

Nhớ Chuyện Xưa
(Trong Bến Miểu Lộ Ðình)
Kính Tặng nguyên Ðại tá Nguyễn Văn Sơn
và Anh Chị Lý Chánh Mỹ

"Hăm mốt năm sau ngày Pháp rút
Thôi hết rồi hăm mốt Tỉnh xưa"

(thơ Hoàng Châu)

          Nhơn đọc bài thơ "Hăm Mốt" của Hoàng Châu trong tập thơ "Những Kẻ Cắn Bùn" gởi tặng Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Huy vào năm 1978, thi sĩ đã vô tình gợi cho tôi nhớ lại các bài thơ bình dân nhưng rất phổ cập trong dân gian.

Thơ thường in trong giấy đen như loại giấy súc mỏng, khổ bề ngang như tập "cahier de devoir" nhưng chiều dài thì như khổ "legal pad" ở Mỹ.
  • Như thơ "Nàng Út" thì lại có vẻ hình lúc nàng út ăn mót dưa gặp Thái Tử nhìn thấy,
  • Thơ "Tấm Cám" thì vẽ hình lúc trèo lên hái cau bị mẹ ghẻ thọt cho té xuống,
  • Thơ "Lâm Sanh Xuân Nương" thì vẽ cảnh mẹ chồng hành hạ nàng dâu,
  • Thơ "Thoại Khanh Châu Tuấn" thì vẽ cảnh Thoại Khanh lóc thịt cho mẹ chồng ăn,
  • Thơ "Bạch Viên Tôn Các" thì vẽ cảnh Bạch Viên bay về trời giả biệt các con,
  • Thơ "Phạm Công Cúc Hoa" thì vẽ cảnh Thạnh Sanh khải đờn,
  • Thơ "Mục Liên Thanh Ðề" thì vẽ cảnh thập điện với tời thơ như trong cảnh "Có chồng mà còn lấy trai, thác xuống âm phủ cưa hai nấu dầu",
  • Thơ "Tiên Bửu Lão Trượng" thì vẽ cảnh Lão Trượng về trời,
  • Thơ "Quan Âm Thị Kính" thì vẽ cảnh Thiện Sĩ hoá thành chim ngậm chuổi hầu kề,
  • Thơ "Nam Kinh Bắc Kinh" thì vẽ cảnh kinh thành xa xa trong mây phủ,
  • Thơ "Vân Tiên" thì vẽ cảnh Vân Tiên gặp Tử Trực, dưới có hai câu thơ "Chinh chinh vừa xế mặt trời, hai người tìm quán nghĩ ngơi đợi kỳ" v.v...
  • Còn có các thơ vè như "Ông Lão Bán Khoai" ,Thơ Ông Lão Chèo Ðò" Thơ "Ông Ðạo Khùng", Dặm "Bùi Kiệm Thi Rớt", Thơ "Cậu Hai Miêng Gò Công", Thơ "Thầy Thông Chánh Trà Vinh" v.v...

          Hoàng Châu, với phần chú thích ngắn gọn, nhưng đã cho biết một móc lịch sử quan trọng.

Một thí dụ đơn giản để biết Tỉnh cũa mình ở thuộc thứ mấy trong Nam Kỳ Hăm Mốt Tỉnh thì cứ nhìn các mũi ghe chài lưu thông ở miệt Hậu Giang, thấy bảng số HF dính liền và con số là biết ngay.
 
Như là HF 2 Châu Ðốc, HF 3 Hà Tiên, HF 5 Trà Vinh, HF 6 Sa Ðéc, HF 10 Sóc Trăng, HF 17 Vĩnh Long, HF 19 Cần Thơ,... và vẫn được duy trì cho tới ngày 30 tháng 4 năm 1975.

          đây, tôi xin đóng góp cùng Hoàng Châu những gì tôi cònh nhớ được qua ký ức dù trải qua năm sáu mươi năm chinh chiến, nhứt là đã qua hai lần ‘hăm mốt’ như Hoàng Châu đã nuối tiếc trong câu:

"Nhắc càng thêm thiếc thêm tha
Biết rồi hăm mốt là ba bảy sầu"

          Hoàng Châu đã tính từ ngày Pháp rút đi đễ trao chủ qyuền Ðông Dương cho Mỹ thay thế từ năm 1954 cho tới ngày 30 tháng 4 năm 1975. Phật lịch 2519, là đúng hăm mốt tháng năm; Hăm mốt tỉnh Nam Kỳ cũng lui dần trong quên lảng, các tập thơ ‘giấy súc’ với lời lẽ thanh cao cũng không dược Bộ Quốc Gia Giáo Dục đưa vào học trình!

Hoang Châu xót xa đau đớn như muối xác, như ‘ba nhơn cho bảy’ lần sầu, và chỉ mới kể có hăm mốt Thơ Vè mà thôi, chắ không thể cầm lòng mà kể tiếp. Nay thì thêm ‘Hăm Mốt’ năm nữa tứ 1975 đến 1996, có biết bao là đau khổ.
 
Hoàng Châu có còn bình tâm để viết lại cảnh lộng giả thành chơn, tướng lãnh ngồ tù chung với binh sĩ, chánh án ngồi tù chung với những tên vô loại, đốc phủ sứ ngồi tù với lao công tuỳ phái, mệnh phụ biến thành tôi đòi, kẻ ma cô đàn điếm, cướp cạn biến thành giới lãnh đạo, nhà cửa đất đai vườn tược bị chiếm đoạt, chùa chiền đình miếu bị phá huỷ, mồ mã nghiã trang bị đào xới...

          Tôi xin góp nói với Hoàng Châu về giai thoại "thơ nói" trong dân gian, chưa hẳn là thất truyền nhưng rất ít người nhớ hết, nếu ai đọc lên thì mình mớI nghĩ ra "à nhớ rồi"  hoặc đã nghe qua nhưng không biết xuất xứ hay tác giã là ai, trong khi văn học sử và Bộ Quốc Gia Giáo Dục không có tài liệu!

          Nếu ở Gò Công có Thơ Cậu Hai Miên, "Nam Kỳ có cậu Hai Miên, con quan lớn Tấn ở miền Gò Công" thì dân miệt Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh, hay đọc "Thơ Thầy Thông Chánh".

Nhựt Trình Vĩnh Ký đặt ra
Chép làm một bổn để mà xem chơi

...
(phần tiếp theo cho đến hết - như đã post ở trên)

 



Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 30/Jun/2008 lúc 4:28am
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 01/Jul/2008 lúc 12:30am
Thầy Hùng ơi , 3 mục Hoa khôi,  hoa hậu báo hại PT mê mẩn xem mất 4 tiếng đồng hồ mà vẫn chưa hết. Có những câu chuyện thật lý thú , hấp dẫn vô cùng và quí nhất là được mở mang thêm kiến thức.  Tính ra công của thầy Hùng sưu tầm và post lên còn hao tốn biết bao thì giờ và sức khỏe. Cám ơn thầy thật nhiều và thật nhiều .

Chỉnh sửa lại bởi Phanthuy - 01/Jul/2008 lúc 12:31am
PhanThuy-CA
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 01/Jul/2008 lúc 5:23am

Nên cảm ơn ai đã có sáng kiến đưa ra vụ "Thập đại mỹ nhân Trung quốc" ở đây; vì nhờ cú hích đó mới gợi thêm ý về “HOA KHÔI, HOA HẬU NƯỚC NAM”.

 

Quả thật, quanh sự kiện "hoa khôi, khoa hậu" xứ mình không chỉ có chuyện du lịch vui chơi mà còn nhiều điều đáng ngẫm.

 

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 01/Jul/2008 lúc 9:20am
 
 
PT phải mất đến 4 giờ để đọc thì chắc chắn là người gởi bài lên diển đàn phải mất 5 lần nhiều hơn. Mấy ngày nay chắc là ông Hùng phải làm việc suốt ngày để đưa các bài nầy lên đây.
Khâm phục, khâm phục.
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 2
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.109 seconds.